1
Sinh viên: Bùi Văn Thiêm
Lớp: CQ45/15.01 – Học viện Tài Chính
Luận văn tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẨU
Sau gần 4 năm gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, Việt Nam
đã có những bước tiến nhảy vọt, từ một nước có hoạt động sản xuất nông
nghiệp là chủ yếu, dần chuyển sang hoạt động công nghiệp và dịch vụ.
Ngành ngân hàng, chuyên cung cấp các dịch vụ liên quan đến tài chính, là một
trong những ngành có tốc độ phát triển nhanh trong thời gian qua, góp phần
vào sự phát triển của đất nước. Trong mấy năm trở lại đây, đặc biệt là hai năm
vừa qua, lĩnh vực ngân hàng có những thành tựu to lớn: mạng lưới mở rộng,
nhiều chi nhánh và phòng giao dịch được thành lập và phát triển, đồng thời
ngành ngân hàng cũng là ngành thu hút lượng lao động lớn, đòi hỏi chuyên
môn nghiệp vụ.
VPBank – Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng là một ngân hàng
có uy tín trên trị trường với thị phần không nhỏ, mạng lưới giao dịch rộng
khắp, đang từng ngày chứng tỏ sức mạnh của mình, phấn đấu vươn lên chiếm
lòng tin của khách hàng….
Trong mấy năm gần đây, VPBank đã thành lập nhiều chi nhánh lớn,
hoạt động có hiệu quả. Trong đó có chi nhánh VPBank Thăng Long, là một
trong những chi nhánh ra đời sớm, có quy mô lớn trong hệ thống, tốc độ tăng
trưởng cao. Mặc dù phát triển nhanh và mạnh nhưng không thể tránh khỏi
những rủi ro trong kinh doanh, trong khi đó, ngành ngân hàng là một trong
những ngành được đánh giá là có mức độ rủi ro lớn nhất, và hậu quả ảnh
hưởng đến toàn bộ nền kinh tế của một quốc gia.
Qua tìm hiểu lý thuyết và thực tế, cùng với sự giúp đỡ của quý thầy cô
trong khoa Ngân hàng - Bảo hiểm, Học viện Tài Chính, đặc biệt là cô giáo,
Th.s Đặng Thị Ái, và sự giúp đỡ của các anh chị làm việc trong ngân hàng
TMCP VPBank – Chi nhánh Thăng Long, em xin trình bày ý kiến của mình về
Các giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro tín dụng tại VPBank Thăng Long
2
Sinh viên: Bùi Văn Thiêm
Lớp: CQ45/15.01 – Học viện Tài Chính
Luận văn tốt nghiệp
vấn đề rủi ro tín dụng trong ngân hàng thông qua đề tài: “ Các biện pháp
phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại cổ
phần Việt Nam Thịnh Vượng ( VPBank ) – Chi nhánh Thăng Long.”
Kết cấu của đề tài ngoài phẩn mở đầu và kết luận, nội dung của đề tài
bao gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về rủi ro tín dụng trong hoạt động
của ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Việt
Nam Thịnh Vượng - Chi nhánh Thăng Long.
Chương 3: Các biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro tín
dụng tại VPBank Thăng Long.
Trong quá trình thực hiện đề tài không thể tránh khỏi những thiếu xót,
kính mong được sự đóng góp chân thành của quý thầy cô, quý ngân hàng và
độc giả giúp đề tài được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 23 tháng 04 năm 2011
Sinh viên thực hiện
Bùi Văn Thiêm
Các giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro tín dụng tại VPBank Thăng Long
3
Sinh viên: Bùi Văn Thiêm
Lớp: CQ45/15.01 – Học viện Tài Chính
Luận văn tốt nghiệp
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG
HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1
Khái quát về ngân hàng thương mại.
1.1.1
Khái niệm ngân hàng thương mại.
Ngân hàng ra đời gắn liền với sự vận động và phát triển của vốn
trong quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa. Nền sản xuất hàng hóa phát
triển nhanh chóng đã thúc đẩy quan hệ hàng hóa – tiền tệ phát triển ngày càng
sâu sắc, phức tạp, kéo theo sự vận động của vốn, là cơ cở cho sự ra đời những
tổ chức kinh doanh tiền tệ đầu tiên. Cho đến thế kỉ XVII, các nghiệp vụ kinh
doanh tiền tệ bắt đầu phát triển nhanh chóng và phong phú, tác động tích cực
tới quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa. Từ đó đến nay, ngành ngân hàng
không ngừng phát triển và mở rộng.
Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của
nền kinh tế. Ngân hàng bao gồm nhiều loại, tùy thuộc vào sự phát triển của
nền kinh tế nói chung và hệ thống tài chính nói riêng, trong đó ngân hàng
thương mại thường chiếm tỷ trọng lớn nhất về quy mô tài sản, thị phần và số
lượng các ngân hàng.
Thuật ngữ ngân hàng ( banque – bank ) gắn liền với hình ảnh những
người gửi tiền xếp hàng dài trên những chiếc ghế băng ( bancus - banco –
theo tiếng Italia ) chờ được gửi tiền.
Khi nghiên cứu về NHTM các nhà kinh tế đã đưa ra rất nhiều quan điểm
khác nhau về NHTM. Có ý kiến cho rằng: “ NHTM là tổ chức tài chính nhận
tiền gửi và cho vay “, có ý kiến lại cho rằng: “ NHTM là trung gian tài chính
Các giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro tín dụng tại VPBank Thăng Long
4
Sinh viên: Bùi Văn Thiêm
Lớp: CQ45/15.01 – Học viện Tài Chính
Luận văn tốt nghiệp
có giấy phép kinh doanh của chính phủ để cho vay tiền và mở tài khoản tiền
gửi, kể cả các khoản tiền có thể dùng séc”. Sở dĩ có nhiều quan điểm khác
nhau về NHTM là do các nghiệp vụ của ngân hàng rất đa dạng, các thao tác
của từng nghiệp vụ ngân hàng lại phức tạp và vấn đề này luôn biến động theo
sự thay đổi chung của nền kinh tế. Mặt khác, do tập quán, luật pháp của mỗi
quốc gia, mỗi vùng khác nhau đã dẫn đến những quan niệm khác nhau về
NHTM.
Còn theo Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 ( luật số 47/2010/QH12 )
ban hành ngày 16 tháng 06 năm 2010 thì: “ NHTM là loại hình ngân hàng
đựợc thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh
khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận “.
Như vậy, NHTM là một doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh trên lĩnh vực
tiền tệ. Thông qua nghiệp vụ huy động vốn để cho vay, đầu tư và thực hiện các
nghiệp vụ tài chính khác. Thông qua các nghiệp vụ đó, NHTM đã chưng tỏ
được sự cần thiết của hệ thống ngân hàng trong phát triển nền kinh tế thị
trường, ngân hàng là đòn bảy của nền kinh tế.
1.1.2
Chức năng của ngân hàng thương mại.
Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh trên
lĩnh vực tiền tệ. Chính vì thế, ngân hàng thương mại có những chức năng cơ
bản sau:
Chức năng trung gian tín dụng:
Đây được coi là chức năng cơ bản và quan trọng của bất cứ ngân hàng
thương mại nào khi tồn tại và phát triển. Các ngân hàng thương mại thực hiện
chức năng này thông qua hoạt động huy động vốn, từ nguồn vốn tạm thời nhàn
rỗi trong xã hội, và sử dụng vốn ( chủ yếu là họat động cho vay đối với các chủ
thể cần vốn trong xã hội), nghĩa là ngân hàng vừa đóng vai trò là người đi vay,
vừa đóng vai trò là người cho vay.
Các giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro tín dụng tại VPBank Thăng Long
5
Sinh viên: Bùi Văn Thiêm
Lớp: CQ45/15.01 – Học viện Tài Chính
Luận văn tốt nghiệp
Chức năng trung gian thanh toán:
Với chức năng này, ngân hàng đứng ra làm người trung gian thanh toán
giữa các chủ thể với nhau trong nền kinh tế. Khi nền kinh tế thị trường ngày
càng mở rộng thì chức năng trung gian thanh toán ngày càng phát triển và
đóng vai trò quan trọng với các hoạt động kinh tế.
Chức năng này có mối quan hệ mật thiết với chức năng trung gian tín
dụng. Việc mở tài khoản của khách hàng, nhận tiền gửi, thanh toán hộ… đã tạo
cho ngân hàng thêm lượng vốn đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng.
Chức năng tạo tiền:
Hai chức năng trên của ngân hàng thương mại là tiền đề phát sinh
chức năng “ tạo tiền” của NHTM. Quá trình tạo tiền của hệ thống ngân hàng
thương mại là quá trình mở rộng nhiều lần một lượng tiền gửi. Quá trình này
được thực hiện thông qua hoạt động tín dụng và thanh toán không dùng tiền
mặt trong hệ thống ngân hàng thương mại.
Nếu chỉ xét thuần túy khả năng tạo tiền thì với một khoản dự trữ mới
được cung cấp thêm, toàn bộ hệ thống ngân hàng thương mại có thể tạo ra
được một lượng tiền gửi qua các ngân hàng gấp nhiều lần dự trữ ban đầu mà
họ nhận được. Lượng tiền này tỷ lệ nghịch với tỷ lệ dự trữ bắt buộc và tỷ lệ
thuận với lượng dự trữ mới được cung cấp ban đầu.
Tuy nhiên, việc mở rộng lượng tiền gửi như trên chỉ xét về mặt lý
thuyết. Thực tế, mức độ mở rộng tiền gửi của ngân hàng thương mại lên bao
nhiêu lần còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: tỷ lệ rút tiền mặt của
khách hàng, mức độ sử dụng số vốn khả dụng của ngân hàng để cho vay…
chức năng này đã tạo thêm nguồn vốn cho các ngân hàng để mở rộng khả năng
cho vay.
Các chức năng của ngân hàng thương mại có mối quan hệ bổ sung, hỗ
trợ lẫn nhau, trong đó chức năng trung gian tín dụng là chức năng cơ bản taọ
cơ sở cho việc thực hiện các chức năng khác. Đồng thời thực hiện tốt chức
Các giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro tín dụng tại VPBank Thăng Long
6
Sinh viên: Bùi Văn Thiêm
Lớp: CQ45/15.01 – Học viện Tài Chính
Luận văn tốt nghiệp
năng trung gian thanh toán và chức năng tạo tiền góp phần mở rộng hoạt động
của chức năng trung gian tín dụng.
1.1.3 Hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại.
Hoạt động huy động vốn:
Đây là một trong những nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng thương mại và
thông qua nghiệp vụ này các ngân hàng thực hiện chức năng tạo tiền. Ngân
hàng đã huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội dưới các hình thức như:
nhận tiền gửi tiết kiệm, trong đó có tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và không kỳ
hạn, tiền gửi thanh toán…. Ngoài ra, ngân hàng thương mại còn phát hành
thêm chứng chỉ tiền gửi, giấy tờ có giá của ngân hàng hay đi vay từ các ngân
hàng và tổ chức tín dụng khác.
Hoạt động sử dụng vốn:
Trong nền kinh tế thị trường, ngân hàng thương mại thực chất cũng là
một doanh nghiệp. Vì vậy, khi kinh doanh phải coi lợi nhuận là mục tiêu hàng
đầu và cuối cùng. Để tạo ra lợi nhuận và thu nhập thì các ngân hàng phải biết
sử dụng và khai thác nguồn vốn một cách triệt để và hiệu quả nhất.
Hoạt động cho vay là hoạt động cơ bản và chủ yếu trong hoạt động sử
dụng vốn, đem lại phần lớn lợi nhuận cho các ngân hàng thương mại. Các
ngân hàng dùng nguồn vốn đã huy động được để cho vay từ đó thu lợi nhuận
trên cơ sở chênh lệch giữa chi phí đầu vào và chi phí đầu ra, hay phần lãi
chênh lệch mà ngân hàng sẽ được hưởng. Thực hiện nghiệp vụ này, các ngân
hàng thương mại không những đã thực hiện được vai trò của mình thông qua
việc mở rộng vốn đầu tư, gia tăng sản phẩm xã hội, cải thiện đời sống nhân
dân mà còn có ý nghĩa rất lớn đến toàn bộ đời sống kinh tế - xã hội, thông qua
các hoạt động tài trợ cho các ngành, các lĩnh vực, phát triển công nghiệp, dịch
vụ, nông nghiệp… trong nền kinh tế.
Các giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro tín dụng tại VPBank Thăng Long
7
Sinh viên: Bùi Văn Thiêm
Lớp: CQ45/15.01 – Học viện Tài Chính
Luận văn tốt nghiệp
Ngoài hoạt động cho vay là hoạt động chủ yêu, các ngân hàng thương
mại còn thực hiện các hoạt động đầu tư, hùn vốn liên doanh, liên kết, kinh
doanh chứng khoán trên thị trường tài chính. Hoạt động này vừa mang lại lợi
nhuận cho ngân hàng, giảm chi phí huy động vốn và sử dụng vốn, vừa góp
phần điều hòa lưu thông tiền tệ trong nền kinh tế.
Hoạt động khác:
Ngoài hai hoạt động chủ yếu là huy động vốn và sử dụng vốn, ngân
hàng thương mại còn có hoạt động trung gian khác.
Ngân hàng làm trung gian thanh toán thực hiện thanh toán theo yêu
cầu của khách hàng bằng cách cung cấp các công cụ thanh toán an toàn, thuận
tiện cho khách hàng như: séc, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, thẻ thanh toán, thẻ
tín dụng…
Hoạt động này góp phần làm tăng lợi nhuận thông
qua việc thu phí dịch vụ thanh toán và đồng thời làm tăng nguồn vốn để mở
rộng hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại thể hiện trên số dư có của
tài khoản tiền gửi của khách hàng.
Ngoài các hoạt động trên, ngân hàng thương mại còn cung cấp cho
khách hàng nhiều loại dịch vụ như: Dịch vụ ủy thác, quản lý tài sản, vốn của
các tổ chức, cá nhân theo hợp đồng, dịch vụ mua bán ngoại tệ, dịch vụ tư vấn,
đầu tư chứng khoán cho khách hàng, tham gia bảo lãnh phát hành chứng
khoán.
Nhìn chung, các hoạt động của ngân hàng thương mại có quan hệ chặt
chẽ với nhau. Cụ thể, hoạt động huy động vốn quyết định quy mô, phạm vi
hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại, hoạt động sử dụng vốn ảnh
hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại và nó chỉ
có thể thực hiện chủ yếu trên cơ sở nguồn vốn được huy động, hoạt động trung
gian thanh toán phát triển sẽ thu hút thêm được nhiều khách hàng, tạo điều
kiện mở rộng hoạt động huy động vốn và cho vay. Mỗi hoạt động của ngân
hàng đều là tiền đề, điều kiện để duy trì và phát triển các hoạt động khác và
Các giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro tín dụng tại VPBank Thăng Long
8
Sinh viên: Bùi Văn Thiêm
Lớp: CQ45/15.01 – Học viện Tài Chính
Luận văn tốt nghiệp
cũng dựa vào các hoạt động khác để phát triển, mở rộng phạm vi cho chính
mình. Tuy nhiên, trong các hoạt động kinh doanh của ngân hàng, hoạt động tín
dụng vẫn là hoạt động quan trọng, quyết định kết quả kinh doanh của chính
ngân hàng thương mại đó.
1.2 Tín dụng ngân hàng.
1.2.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng.
Tín dụng là một quan hệ giao dịch giữa các chủ thể trong đó một bên
chuyển giao tiền hoặc tài sản cho bên kia sử dụng trong một thời gian nhất
định, đồng thời bên nhận tiền hoặc tài sản cam kết hoàn trả theo điều kiện đã
thỏa thuận.
Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với các tổ chức
kinh tế và cá nhân thể hiện dưới hình thức nhận tiền gửi của khách hàng, cho
khách hàng vay, tài trợ thuê mua, bảo lãnh hay chiết khấu….
1.2.2 Các hình thức tín dụng của ngân hàng thương mại.
Theo luật các tổ chức tín dụng thì: Hoạt động tín dụng của ngân hàng
thương mại đuợc hiểu là việc tổ chức tín dụng sử dụng nguồn vốn tự có, nguồn
vốn huy động để cấp tín dụng.
Cấp tín dụng là việc tổ chức tín dụng thỏa thuận để khách hàng sử
dụng một khoản tiền với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay,
chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác.
Có thể nói các hình thức tín dụng của ngân hàng thương mại là: nhận
tiền gửi của khách hàng dưới hình thức tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh
toán…, các hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá
khách, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức khác.
Các giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro tín dụng tại VPBank Thăng Long
9
Sinh viên: Bùi Văn Thiêm
Lớp: CQ45/15.01 – Học viện Tài Chính
Luận văn tốt nghiệp
1.2.3 Vai trò của tín dụng ngân hàng.
Ở Việt Nam, hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại là hoạt động
tín dụng, cung cấp vốn cho nền kinh tế. Vì vậy tín dụng có vai trò hết sức quan
trọng không chỉ với ngành ngân hàng mà còn với cả nền kinh tế.
Thứ nhất, tín dụng ngân hàng thúc đẩy sự ra đời và phát triển của các doanh
nghiệp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh.
Với các ngành sản xuất, chế biến, khai thác… để đảm bảo sản xuất ổn
định, cần thiết phải có vốn để dự trữ nguyên vật liệu, thành phẩm, bù đắp chi
phí sản xuất…. Đồng thời để không ngừng nâng cao năng xuất lao động, chất
lượng sản phẩm, tìm kiếm lợi thế cạnh tranh, các doanh nghiệp buộc phải
thường xuyên cải tiến máy móc, thiết bị, đổi mới công nghệ đặc biệt trong thời
đại khoa học kĩ thuật phát triển “ bùng nổ “ như hiện nay. Tất cả những công
việc đó sẽ không thể thực hiện được nếu thiếu sự hỗ trợ của ngân hàng thông
qua hoạt động tín dụng.
Trong lĩnh vực lưu thông, để đảm bảo đưa được hàng hóa từ nơi sản
xuất tới nơi tiêu thụ, các doanh nghiệp cần có vốn để dự trữ khối lượng hàng
hóa cần thiết, trang trải các chi phí vận chuyển, thuế… Hơn nữa, để mở rộng
sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải đầu tư nhà xưởng. máy móc,
trang thiết bị, dự trữ khối lượng hàng hóa lớn với chủng loại phong phú, nhưng
thông thưởng các doanh nghiệp này không có nhiều vốn. Vì vậy, để tồn tại và
phát triển, các doanh nghiệp này cần đến sự hỗ trợ của tín dụng ngân hàng.
Với các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ như vận tải, kinh doanh nhà
hàng, khách sạn, du lịch… sẽ hoạt động ra sao khi không có vốn của ngân
hàng tham gia vào đầu tư xây dựng trang thiết bị vật tư, phương tiện vận tải…
Khi bước vào kinh doanh trong lĩnh vực này đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn và thời
gian sử dụng vốn dài nên hầu hết các doanh nghiệp đều cần đến tín dụng ngân
Các giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro tín dụng tại VPBank Thăng Long
10
Sinh viên: Bùi Văn Thiêm
Lớp: CQ45/15.01 – Học viện Tài Chính
Luận văn tốt nghiệp
hàng và xem nó như là một trong những nguồn vốn lớn có thể huy động cho
mục đích kinh doanh của mình.
Nói chung, một trong những nguồn vốn quan trọng và ổn định đối với
các chủ doanh nghiệp là vốn tín dụng ngân hàng. Nếu các doanh nghiệp chỉ
dựa vào số vốn tự có “ ít ỏi “ sẽ không đủ sức cạnh tranh và phát triển bền
vững trên thương trường.
Thứ hai, tín dụng ngân hàng là đòn bẩy kinh tế để thực hiện tái sản xuất
mở rộng, ứng dụng khoa học công nghệ, từ đó nâng cao năng suất và hiệu quả
kinh tế, tạo điều kiện cho sản xuất phát triển, gia tăng sản phẩm hàng hóa tiêu
dùng trong nước và xuất khẩu, cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu.
Thứ ba, tín dụng ngân hàng là công cụ tài trợ cho các dự án tạo việc làm,
tăng thu nhập, thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, và các chương trình, dự
án mang tính xã hội khác.
Muốn nâng dần thu nhập bình quân đầu người, giải quyết vấn đề việc làm
chỉ dựa vào quỹ ngân sách Nhà nước hoặc trông chờ vào các khoản vay nước
ngoài là không đủ. Vì vậy, tín dụng ngân hàng giúp hỗ trợ phần còn thiếu, từ
đó, đảm bảo cho sản xuất phát triển, tạo việc làm, hạn chế thất nghiệp, nâng
cao mức sống vật chất và tinh thần cho người dân.
Thứ tư, tín dụng ngân hàng thúc đẩy quá trình tích tụ, tập trung vốn sản
xuất, mở rộng quá trình phân công lao động xã hội và hợp tác kinh tế trong
nước và quốc tế. Các doanh nghiệp, các công ty làm ăn có hiệu quả và uy tín
được ngân hàng tập trung đầu tư vốn tạo đà mở rộng quy mô sản xuất và thị
trường tiêu thụ. Tín dụng ngân hàng sẽ thúc đẩy nhanh chóng quá trình tập
trung và tích lũy vốn, tạo cho các doanh nghiệp đủ điều kiện hợp tác liên
doanh với các tập đoàn kinh tế nước ngoài đưa nền kinh tế nước ta hoà nhập
vào nền kinh tế thế giới.
Thứ năm, thông qua hoạt động tín dụng ngân hàng, Nhà nước có thể kiểm
soát các hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế để đề ra các biện
Các giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro tín dụng tại VPBank Thăng Long
11
Sinh viên: Bùi Văn Thiêm
Lớp: CQ45/15.01 – Học viện Tài Chính
Luận văn tốt nghiệp
pháp, các chính sách quản lý kinh tế, các thành phần kinh tế thông qua các
chính sách về tín dụng như: chính sách ưu đãi về lãi suất và các điều kiện cho
vay mở rộng đối với các doanh nghiệp đầu tư sản xuất theo mục tiêu định
hướng phát triển kinh tế của Nhà nước.
1.3 Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng
thương mại.
1.3.1 Khái niệm rủi ro tín dụng.
Rủi ro là sự kiện xảy ra ngoài ý muốn và ảnh hưởng xấu tới hoạt động
kinh doanh của các lĩnh vực khác nhau. Mỗi ngành nghề kinh doanh đều có thể
gặp phải rủi ro, có thể là rủi ro từ phía bên ngoài hay rủi ro tiềm ẩn trong chính
lĩnh vực kinh doanh đó.
Trong lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng thương mại, rủi ro là tất yếu,
nhưng do đối tượng kinh doanh chủ yếu đến tiền tệ, nên rủi ro trong ngân hàng
nằm ở mức cao hơn, có thể gấp nhiều lần so với các ngành nghề khác và ảnh
hưởng to lớn đến hệ thống tài chính.
Rủi ro tín dụng là rủi ro phát sinh khi một hoặc các bên tham gia hợp
đồng tín dụng không có khả năng thanh toán cho các bên còn lại.
Thông thường, trong lĩnh vực ngân hàng, rủi ro tín dụng phát sinh khi
khách hàng không trả được nợ cho ngân hàng, nguyên nhân có thể là do không
có khả năng trả nợ hoặc phát sinh do hành vi cố ý.
Khi tiến hành cấp tín dụng các ngân hàng thương mại đều mong muốn
khoản tín dụng được hoàn trả đầy đủ và đúng thời hạn như đã thỏa thuận trong
hợp đồng tín dụng. Chính vì vậy, sau khi cấp tín dụng cho khách hàng, các
ngân hàng phải thực hiện theo dõi, giám sát việc sử dụng vốn vay của khách
hàng. Nếu thấy khách hàng có biểu hiện sử dụng vốn vay sai mục đích hoặc có
dấu hiệu khác thường có thể dẫn đến việc không hoàn trả được vốn vay của
Các giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro tín dụng tại VPBank Thăng Long
12
Sinh viên: Bùi Văn Thiêm
Lớp: CQ45/15.01 – Học viện Tài Chính
Luận văn tốt nghiệp
khách hàng, ngân hàng phải tìm ngay các biện pháp ngăn ngừa, can thiệp kịp
thời để thu hồi lại vốn của mình. Các biểu hiện thường gặp là:
* Khách hàng trì hoãn nộp báo cáo tài chính hoặc không cung cấp được
những thông tin mà ngân hàng yêu cầu.
* Sử dụng vốn sai mục đích ban đâu như đã thỏa thuận trong hợp đồng tín
dụng giữa khách hàng và ngân hàng.
* Số tiền gửi giảm sút.
* Lưỡng lự, chậm trễ khi dàn xếp những cuộc viếng thăm cơ sở sản xuất
kinh doanh của cán bộ ngân hàng, có sự suy giảm trong bầu không khí tin cậy
và hợp tác, có sự lạnh nhạt với ngân hàng ngay sau khi nhận đuợc vốn vay.
* Khách hàng có ý xin hoãn nợ hoặc khất nợ, gia hạn nợ, chậm trả trong
việc thanh toán lãi hàng kì, hoàn trả nợ vay ngân hàng chậm hoặc quá kì hạn,
không trả được như cam kết trong hợp đồng tín dụng.
Các dấu hiệu trên đây là biểu hiện những khó khăn về mặt tài chính
từ phía khách hàng. Khi các dấu hiệu này xuất hiện nghĩa là khả năng khách
hàng khó hoàn trả được các món vay. Vì vậy, chúng là cơ sở để ngân hàng tìm
các biện pháp điều chỉnh và ngăn chặn kịp thời, tránh những khoản nợ quá hạn
có thể phát sinh rủi ro tín dụng, gây tổn thất cho ngân hàng.
1.3.2 Chỉ tiêu đánh giá mức độ rủi ro tín dụng.
Rủi ro trong kinh doanh là một tất yếu, nó có thể xuất hiện ở khâu này
hay khâu khác dưới nhiều dạng thức khác nhau. Chỉ cần xảy ra một sơ suất
nhỏ hoặc một quyết định thiếu kịp thời: ví dụ như nên tiếp tục đầu tư hay rút
vốn ra… cũng có thể đưa đến cho ngân hàng những bất trắc khó lường. Vì vậy.
trong kinh doanh ngân hàng cần thiết phải đo lường rủi ro, vì như vậy mới có
thể có những biện pháp khắc phục kịp thời, hạn chế tổn thất với ngân hàng.
Có rất nhiều chỉ tiêu dùng để đo lường mức độ rủi ro tín dụng, trong
đó ngân hàng có thể sử dụng một số chỉ tiêu sau:
Kết cấu dư nợ tín dụng.
Các giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro tín dụng tại VPBank Thăng Long
13
Sinh viên: Bùi Văn Thiêm
Lớp: CQ45/15.01 – Học viện Tài Chính
Luận văn tốt nghiệp
Dựa vào kết cấu dư nợ tín dụng có thể xác định mức độ rủi ro tín dụng
của ngân hàng cao hay thấp. Nếu kết cấu dư nợ quá tập trung vào một số
doanh nghiệp hoặc thành phần kinh tế chuyên sản xuất kinh doanh trong một
hoặc một số lĩnh vực nhất định sẽ có mức độ rủi ro lớn do tập trung vốn nhiều.
Ví dụ, tại chi nhánh của một ngân hàng trong thành phố, tỷ lệ nợ quá hạn cao,
trong tổng dư nợ, nguyên nhân là do ngân hàng này đã tập trung chủ yếu vào
cho vay đối với một vài doanh nghiệp chuyên sản xuất các mặt hàng xuất khẩu
sang thị trường các nước Đông Âu. Khi thị trường này biến động vào những
năm 1990, nhiều doanh nghiệp bị mất thị trường, không tiêu thụ được sản
phẩm, phá sản khiến cho ngân hàng không thu hồi được nợ.
Như vậy, dựa vào kết cấu tín dụng ( theo thành phần, đối tượng, ngành
nghề, thời hạn ) kết hợp với việc phân tích các yếu tố liên quan tới khách hàng,
thị trường của ngân hàng và của khách hàng thì có thể đánh giá được mức độ
rủi ro tín dụng là cao hay thấp.
% Khách hàng có NQH/ Số KH có dư nợ.
Tỷ lệ này cho chúng ta biết số luợng khách hàng phát sinh nợ quá hạn
trong tổng số khách hàng có dư nợ. Dựa vào tỷ lệ này, chúng ta có thể biết số
nợ quá hạn đang phát sinh ở bao nhiêu khách hàng, từ đó có thể biết được mức
độ rủi ro.
% NQH = NQH / Tổng dư nợ
Tỷ lệ Nợ quá hạn / Tổng dư nợ cho thấy quy mô các khoản vay của ngân
hàng có vấn đề. Nếu tỷ lệ này lớn chúng tỏ chất lượng tín dụng của ngân hàng
thấp, ngân hàng cần phải xem xét, đánh giá lại các khoản cho vay của mình.
% Nợ xấu = Nợ xấu/ Tổng dư nợ.
Tỷ lệ này phản ánh nợ xấu chiếm tỷ trọng là bao nhiêu trong tổng số dư
nợ. Tỷ lệ này cho biết mức độ rủi ro của ngân hàng. Tỷ lệ này càng thấp càng
chứng tỏ ngân hàng quản trị tốt rủi ro tín dụng, chất lượng tín dụng tốt.
Khả năng bù đắp rủi ro = Dự phòng rủi ro / Nợ xấu
Các giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro tín dụng tại VPBank Thăng Long
14
Sinh viên: Bùi Văn Thiêm
Lớp: CQ45/15.01 – Học viện Tài Chính
Luận văn tốt nghiệp
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ trích lập dự phòng rủi ro của ngân hàng
đối với các khoản nợ xấu, nó cho thấy việc ứng phó với các khoản vay có vấn
đề của ngân hàng có tốt hay không.
1.3.3 Nguyên nhân gây nên rủi ro tín dụng.
Rủi ro tín dụng là rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh của ngân
hàng, tồn tại một cách tất yếu khách quan. Vì vậy, có rất nhiều nguyên nhân
gây nên rủi ro tín dụng, đó có thể là nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân
khách quan hay do sai lệch về thông tin, hoặc do rủi ro đạo đức…
Tóm lại, chúng ta có thể phân chia nguyên nhân gây rủi ro tín dụng thành:
Nguyên nhân từ phía khác hàng:
Người vay vốn sử dụng vốn vay sai mục đích, sử dụng vào các hoạt
động có rủi ro cao dẫn đến thua lỗ không trả được nợ cho ngân hàng.
Do trình độ kinh doanh yếu kém, khả năng tổ chức điều hành sản xuất kinh
doanh của lãnh đạo còn hạn chế.
Doanh nghiệp vay ngắn hạn với mức lãi suất thấp để đầu tư vào tài sản lưu
động và cố định.
Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thiếu sự linh hoạt, không cải tiến quy
trình công nghệ, không trang bị máy móc hiện đại, không thay đổi mẫu mã
hoặc nghiên cứu nâng cao chất lượng sản phẩm… dẫn tới sản phẩm sản xuất ra
thiếu sự cạnh tranh, bị ứ vốn trên thị trường khiến cho doanh nghiệp không có
khả năng thu thồi vốn trả nợ ngân hàng.
Do những rủi ro đạo đức như: bản thân doanh nghiệp có chủ ý lừa gạt,
chiếm dụng vốn của ngân hàng, dùng một loại tài sản thế chấp đi vay nhiều
nơi, không đủ năng lực pháp lý.
Nguyên nhân từ phía ngân hàng:
Hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong thời gian qua, cho thấy, rủi
ro tín dụng xảy ra có thể do một số nguyên nhân chủ yếu sau:
Các giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro tín dụng tại VPBank Thăng Long
15
Sinh viên: Bùi Văn Thiêm
Lớp: CQ45/15.01 – Học viện Tài Chính
Luận văn tốt nghiệp
Ngân hàng đưa ra chính sách tín dụng chưa phù hợp với nền kinh tế và
thể lệ cho vay chưa chặt chẽ, tạo điều kiện cho khách hàng lợi dụng, chiếm
đoạt vốn của ngân hàng.
Do cán bộ ngân hàng, chủ yếu là cán bộ tín dụng chưa chấp hành đúng quy
trình cho vay như: không đánh giá đầy đủ, chính xác khách hàng trước khi cho
vay, cho vay khống, thiếu tài sản bảo đảm, cho vay vượt tỷ lệ an toàn. Đồng
thời cán bộ ngân hàng không kiểm tra, giám sát chặt chẽ về tình hình sử dụng
vốn vay của khách hàng.
Do trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng còn hạn chế nên việc đánh giá
các dự án, hồ sơ xin vay còn chưa tốt, dẫn đến tình trạng dự án thiếu tính khả
thi mà vẫn cho vay.
Cán bộ ngân hàng còn thiếu tinh thần trách nhiệm, vi phạm đạo đức kinh
doanh như: thông đồng với khách hàng lập hồ sơ giả để vay vốn, đôi khi còn
nể nang trong quan hệ khách hàng.
Ngân hàng đôi khi quá chú trọng tới lợi nhuận, đặt những khoản vay có lợi
nhuận cao hơn những khoản vay lành mạnh.
Do áp lực cạnh tranh với các ngân hàng khác. Các ngân hàng cùng nhau
chạy đua theo lợi nhuận, mở rộng cho vay, không sàng lọc khách hàng…. Vì
thế, công tác tín dụng có phần chểnh mảng, thiếu điều kiện xét duyệt cho vay.
Do tình trạng tham nhũng, tiêu cực diễn ra trong nội bộ ngân hàng.
Nguyên nhân khác:
Ngoài những nguyên nhân chủ yếu từ phía chủ thể tham gia hợp đồng tín
dụng, là ngân hàng và khách hàng, còn có những yếu tố bên ngoài tác động
như:
Do sự thay đổi bất thường của các chính sách, do thiên tai bão lũ, do nền
kinh tế không ổn định… khiến cho cả ngân hàng và khách hàng không thể ứng
phó kịp thời.
Các giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro tín dụng tại VPBank Thăng Long
16
Sinh viên: Bùi Văn Thiêm
Lớp: CQ45/15.01 – Học viện Tài Chính
Luận văn tốt nghiệp
Do môi trường pháp lý lỏng lẻo, thiếu đồng bộ, còn nhiều sơ hở dẫn tới
không kiểm soát được các hiện tượng lừa đảo trong việc sử dụng vốn của
khách hàng.
Do sự biến động về chính trị- xã hội trong và ngoài nước gây những khó
khăn cho doanh nghiệp dẫn tới rủi ro cho ngân hàng.
Do sự biến động của nền kinh tế như suy thoái kinh tế, biến động tỷ giá,
lạm phát gia tăng ảnh hưởng tới doanh nghiệp cũng như ngân hàng.
Sự bất bình đẳng trong đối xử của Nhà nước dành cho các ngân hàng
thương mại khác nhau thì khác nhau.
Chính sách Nhà nước thay đổi chậm hoặc thay đổi chưa phù hợp với tình
hình phát triển của đất nước.
1.3.4 Sự cần thiết phải phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro tín dụng của
ngân hàng.
Từ khái niệm về rủi ro tín dụng ta thấy rằng rủi ro tín dụng là kết quả
của mối quan hệ tín dụng không hoàn hảo, vi phạm các đặc trưng cơ bản của
tín dụng là sự hoàn trả đúng thời hạn, gây lên sự đổ vỡ lòng tin của người cấp
tín dụng với người nhận tín dụng. Về bản chất, đây là loại rủi ro đa dạng và
phức tạp, rất khó quản lý và thường xuyên là nguyên nhân dẫn đến rủi ro khác.
Rủi ro tín dụng của một ngân hàng thể hiện ra bên ngoài chính là khối lượng
nợ quá hạn mà ngân hàng đó phải gánh chịu.
Khi rui ro tín dụng nảy sinh, tùy theo mức độ mà nó gây ra những tác
hại nghiêm trọng không chỉ với người vay, với hệ thông ngân hàng mà còn cả
với nền kinh tế- xã hội.
Trước hết, đối với người đi vay, thông thường rủi ro tín dụng bắt đầu từ
hậu quả của rủi ro trong hoạt động kinh doanh của khách hàng. Xảy ra hiện
tượng nợ quá hạn người đi vay có thể bị mất nguồn tài trợ từ các ngân hàng,
gây ra hàng loạt những nguy cơ: cơ hội kinh doanh sẽ tuột khỏi tay, tài sản sẽ
Các giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro tín dụng tại VPBank Thăng Long
17
Sinh viên: Bùi Văn Thiêm
Lớp: CQ45/15.01 – Học viện Tài Chính
Luận văn tốt nghiệp
bị tịch thu hoặc phát mại, người đi vay sẽ đứng trước nguy cơ phá sản…. Sự
tồn tại của doanh nghiệp coi như bằng không nếu không có biện pháp ứng phó
kịp thời khác.
Đối với ngân hàng thương mại cho vay, ở mức độ thấp, rủi ro tín dụng
làm mất đi cơ hội, khả năng tích lũy vốn, làm giảm sức mạnh,chất lượng tín
dụng kém, tăng chi phí và làm giảm uy tín của ngân hàng…. Nếu rủi ro tín
dụng ở mức độ cao, không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động riêng của ngân hàng
gặp phải rủi ro mà còn có các ngân hàng khác cùng phải gánh chịu, và rộng
hơn nữa có thể gây ảnh hưởng đến nền kinh tế, do hoạt động của ngân hàng có
mối quan hệ chặt chẽ với nhau và mang tính dây chuyền.
Đối với nền kinh tế, rủi ro tín dụng chứng tỏ người vay vốn đã không
thực hiện được nghĩa vụ của bản thân, hiệu quả đầu tư không đạt yêu cầu như
đã đật ra khi vay vốn từ ngân hàng thương mại. Do đó, lợi ích kinh tế xã hội
như dự kiến nhận được qua các khoản thuế, phí và lệ phí… đã không có, sản
xuất và lưu thông hàng hóa sẽ đình trệ, do một mắc xích bị đứt, chức năng làm
công cụ điều tiết nền kinh tế sẽ bị suy yếu. Quyền lợi của người gủi tiền sẽ
không được đảm bảo.
Lịch sử hoạt động của các ngân hàng thương mại trên thế giới đã chứng
kiến không ít các ngân hang lớn bị phá sản và hậu quả của nó thậm chí không
giới hạn trong một quốc gia mà còn lây sang nhiều nước trong khu vực thậm
chí là cả châu lục, lan sang toàn cầu.Có thể kể ra như: việc Lehman Brothers
tuyên bố phá sản được đánh giá là lớn nhất trong lịch sử.
Chính vì những ảnh hưởng trên của rủi ro tín dụng tới ngân hàng, khách
hàng, nền kinh tế… cho nên việc phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro tín dụng là
rất cần thiết, và được chú trọng, quan tâm.
Các giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro tín dụng tại VPBank Thăng Long
18
Sinh viên: Bùi Văn Thiêm
Lớp: CQ45/15.01 – Học viện Tài Chính
Luận văn tốt nghiệp
Chương 2
THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG ( VPBANK )
CHI NHÁNH THĂNG LONG
2.1 Tổng quan về Chi nhánh VPBank Thăng Long.
2.1.1 Sự ra đời của Chi nhánh VPBank Thăng Long.
Nhằm đáp ứng hơn nữa nhu cầu của khách hàng, ngày 21/10/2005 ngân
hàng TMCP Các Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh ( VPBank ) nay là ngân
hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng, chính thức khai trương điểm giao dịch
thứ 28 của VPBank – Chi nhánh Thăng Long, tại Tòa nhà M3 – M4, số 91
Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội.
VPBank Chi nhánh Thăng Long là chi nhánh đầu tiên tại địa bàn Hà Nội
được khai trương với hệ thống nhận diện thương hiệu ứng dụng một cách hoàn
chỉnh hình ảnh biểu tượng mới của VPBank.
VPBank Thăng Long là một trong những Chi nhánh ra đời sớm nhất
trong hệ thống VPBank. Trong thời gian qua, cùng sự mở rộng mạng lưới giao
dịch của toàn hệ thống, VPBank Thăng Long cũng không ngừng phát triển và
mở rộng với nhiều phòng giao dịch trực thuộc, số lượng cán bộ nhân viên cũng
không ngừng tăng lên, đồng thời kết quả hoạt động có những bước tăng trưởng
ấn tượng.
Các giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro tín dụng tại VPBank Thăng Long
19
Sinh viên: Bùi Văn Thiêm
Lớp: CQ45/15.01 – Học viện Tài Chính
Luận văn tốt nghiệp
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của VPBank Thăng Long.
Bảng 1: Cơ cấu tổ chức.
GIÁM ĐỐC
Phó Giám đốc
Phòng
Phục
vụ
khách
hàng
doanh
nghiệp
Phòng
Phục
vụ
khách
hàng
cá
nhân
Ban
Quản
lý
tín
dụng
Phòng
Giao
giao
dịch
kho
quỹ
Phòng
Tổ
chức
hành
chính
Nguồn: VPBank Thăng Long.
Nhiệm vụ của của các phòng ban:
Ban giám đốc: Gồm giám đốc và phó giám đốc, có nhiệm vụ quả lý toàn
bộ hoạt động của chi nhánh, đưa ra các quyết định, phân công công việc phù
hợp cho toàn thể nhân viên trong chi nhánh.
Phòng A/O doanh nghiệp: hay phòng phục vụ khách hàng doanh nghiệp,
có nhiệm vụ phục vụ khách hàng là các doanh nghiệp, quản lý các khoản vay
và chăm sóc các khách hàng, phát triển khách hàng.
Phòng A/O cá nhân: hay phòng phục vụ khách hàng cá nhân, có nhiệm vụ
phụ trách các khách hàng cá nhân, quản lý các khoản vay cá nhân, chăm sóc,
phát triển khách hàng cá nhân.
Ban quản lý tín dụng: Có nhiệm vụ quản lý, giám sát, thẩm định lại hoạt
động tín dụng trong toàn chi nhánh.
Các giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro tín dụng tại VPBank Thăng Long
20
Sinh viên: Bùi Văn Thiêm
Lớp: CQ45/15.01 – Học viện Tài Chính
Luận văn tốt nghiệp
Phòng giao dịch kho quỹ: Chức năng của phòng này là tham mưu cho ban
giám đốc cỉ đạo điều hành hoạt động ngân quỹ theo quy định, quy chế của
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Tổ chức tốt việc thu chi tiền cho khách hàng
giao dịch tại trụ sở và các phòng giao dịch, đảm bảo an toàn tài sản.
Phòng tổ chức hành chính: có chức năng tham mưu cho ban giám đôc về
các lĩnh vực. Tổ chức quản lý tiền lương, công tác phòng tổng hợp thi đua,
công tác hành chính quản trị.
2.1.3 Tình hình hoạt động của VPBank Thăng Long.
2.1.3.1 Lĩnh vực hoạt động của VPBank Thăng Long.
Các lĩnh vực hoạt động chủ yêu là:
* Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của các tổ chưc và cá nhân
trong nước và ngoài nước dưới các hình thức tiền gửi có kì hạn, không kì hạn,
tiền gửi thanh toán. Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các tổ chức
trong nước, vay vốn của các tổ chức tín dụng khác.
* Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu,
giấy tờ có giá khác, hùn vốn và liên doanh với tổ chức khác theo luật định.
* Thực hiện dịch vụ thanh toán giữa các ngân hàng.
2.1.3.2 Tinh hình hoạt động của VPBank Thăng Long.
Cũng giống như các ngân hàng thương mại khác, chi nhánh ngân hàng
TMCP Việt Nam Thịnh Vượng có hai hoạt động quan trọng và thiết yếu là:
hoạt động huy động vốn và hoạt động sử dụng vốn. Ngoài ra còn có một số
hoạt động khác như: hoạt động thanh toán và các dịch vụ khác liên quan. Cụ
thể tình hình hoạt động của VPBank Thăng Long thể hiện trên các số liệu sau:
Tình hình huy động vốn:
Huy động vốn là một hoạt động được VPBank Thăng Long rất chú trọng,
với mục tiêu đảm bảo vốn cho vay, an toàn thanh khoản và tạo cơ sở để tăng
nhanh tài sản Có, nâng cao vị thế của VPBank Thăng Long trong hệ thống
VPBank. Do đó qua nhiều năm, các hoạt động huy động vốn từ khu vực doanh
Các giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro tín dụng tại VPBank Thăng Long
21
Sinh viên: Bùi Văn Thiêm
Lớp: CQ45/15.01 – Học viện Tài Chính
Luận văn tốt nghiệp
nghiệp và dân cư cũng như từ thị trường liên ngân hàng đều được VPBank
Thăng Long chú trọng và khai thác triệt để.
Trong khi việc cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn giữa các tổ chức
tín dụng trong những năm gần đây diễn ra vô cùng gay gắt, đặc biệt vào thời
điểm cuối năm 2010 hiện tượng Techcombank đã gây ra một cuộc chạy đua lãi
suất, sau đó Ngân hàng nhà nước đã phải vào cuộc, can thiệp hiện tượng này,
đưa trần lãi suất huy động về 14%/ năm. Mặc dù có những tác động trên,
nguồn vốn huy động của VPBank Thăng Long vẫn không hề giảm sút mà
ngược lại, vẫn tăng trưởng cao qua các năm. Đó là nhờ vào cách chính sách lãi
suất phù hợp, đa dạng hóa sản phẩm huy động, cùng các chương trình khuyến
mãi với quà tặng hấp dẫn như: ôtô, Shi….Thêm vào đó là sự không ngừng cố
gắng, hăng say làm việc của các cán bộ công nhân viên trong toàn chi nhánh.
Mặt khác trong những năm gần đây, chi nhánh VPbank Thăng Long đã
tích cực mở rộng mạng lưới hoạt động, đồng thời uy tín của ngân hàng cũng đã
chiếm được vị trí vững chắc trong tiềm thức của dân cư và các doanh nghiệp.
Do đó, nguồn vốn huy động cũng nhiều hơn, việc huy động vốn cũng dễ dàng
hơn. Nguồn vốn huy động qua các năm được thể hiện qua bảng sau:
Bàng 2: Tình hình huy động vốn năm 2008 – 2010 của VPBank Thăng Long.
Đơn vị tính: Triệu
đồng.
CHỈ TIÊU
Nguồn vốn huy
động
Phân theo kỳ hạn:
Ngắn hạn
Trung, dài hạn
Phân theo cơ cấu:
Huy động từ TT I
Huy động từ TT II
NĂM 2008
Tỷ
Số dư
trọng
NĂM 2009
NĂM 2010
Số dư
970.269
100%
1.218.635
100%
1.986.375
100%
766.513
203.756
79%
21%
987.094
231.541
81%
19%
1.549.373
437.002
78%
22%
650.08
320.189
67%
33%
877.417
341.218
72%
28%
1.469.918
516.457
74%
26%
Tỷ trọng
Số dư
Tỷ trọng
Nguồn: VPBank Thăng Long
Nhận xét:
Các giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro tín dụng tại VPBank Thăng Long
22
Sinh viên: Bùi Văn Thiêm
Lớp: CQ45/15.01 – Học viện Tài Chính
Luận văn tốt nghiệp
Qua bảng số liệu trên ta thấy, nguồn vốn huy động của ngân hàng liên
tục tăng qua các năm. Đặc biệt năm 2010, nguồn vốn tăng mạnh, tăng 767.740
trđ, tương đương với tỷ lệ tăng 63%. Trong đó có sự gia tăng của nguồn vốn
ngắn hạn là 562.279 trđ với tỷ lệ tăng là 57%, nguồn vốn trung dài hạn tăng là
205.461 trđ với tỷ lệ tăng là 89%.
Nếu phân loại nguồn vốn theo cơ cấu, nguồn vốn huy động được huy
động từ thị trường I chiếm phần lớn trong hoạt động huy động vốn của ngân
hàng chiếm hơn 70%, trong đó chủ yếu là huy động từ tổ chức kinh tế và dân
cư.
Nhìn chung, tổng nguồn vốn của ngân hàng liên tục tăng qua các năm
mặc dù có sự cạnh tranh rất quyết liệt của các ngân hàng trên địa bàn, điều đó
chứng tỏ sức mạnh, uy tín và thương hiệu của ngân hàng trên thị trường, là
một ngân hàng có uy tín, chất lượng. Trong những năm tới, VPBank Thăng
Long tiếp tục mở rộng mạng lưới hoạt động trong địa bàn hoạt động của chi
nhánh, đưa ra thêm nhiều sản phẩm huy động vốn đa dạng, phong phú và thực
hiện các chương trình khuyến mại cho khách hàng gửi tiền nhằm tiếp tục duy
trì và đẩy mạnh hoạt động huy động vốn.
Tình hình sử dụng vốn:
Ngân hàng thương mại là một loại hình doanh nghiệp, kinh doanh tiền
tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng. Vì vậy, vốn sử dụng cho tài sản cố định
không lớn, chủ yếu chỉ dùng cho việc thuê văn phòng và trang thiết bị khác
liên quan và một số dịch vụ khác. Chủ yếu vốn được tập trung, sử dụng vào
hoạt động tín dụng và đầu tư. Bên cạnh đó, những năm gần đây, nền kinh tế
Việt Nam phát triển mạnh mẽ thì nhu cầu vốn đầu tư tăng cao nên hoạt động
tín dụng cũng mở rộng, đã có nhiều ngân hàng cạnh tranh, chạy đua ngầm với
nhau bằng các hình thức, lách luật của Ngân hàng Nhà nước, gây ảnh hưởng
xấu tới uy tín và chất lượng của hệ thống ngân hàng.
Các giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro tín dụng tại VPBank Thăng Long
23
Sinh viên: Bùi Văn Thiêm
Lớp: CQ45/15.01 – Học viện Tài Chính
Luận văn tốt nghiệp
Tình hình sử dụng vốn được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3: Tình hình sử dụng vốn năm 2008 – 2010 của VPBank Thăng Long.
Đơn vị tính: Triệu
đồng.
CHỈ TIÊU
Tổng dư nợ
Theo thời hạn
cho vay
Cvay ngắn
hạn
Cvay trung,
dài hạn
Theo tiền tệ
Cvay bằng
VNĐ
Cvay bằng
ngoại tệ
NĂM
2008
NĂM
2009
622.41
8
840.26
4
217.846
35%
1.212.965
372.701
44,4%
292.88
8
417.612
124.724
42,6%
649.024
231.412
55,4%
329.53
422.652
93.122
28,2%
563.941
141.289
33,4%
585.073
806.653
221.58
37,9%
1.128.057
321.404
39,9%
37.345
33.611
-3.734
-10%
84.908
51.297
152.60%
S.sánh 08 với 09
Chênh
lệch
Tỷ lệ
NĂM
2010
S.sánh 09 với 10
Chênh
lệch
Tỷ lệ
Nguồn: VPBank Thăng Long
Qua số liệu phân tích trên ta thấy, hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng
liên tục tăng, trong đó chủ yếu là sự mở rộng của hoạt động cho vay. Tổng dư
nợ tính tới 31/12/2010 là 1,212.965 trđ, tốc độ tăng trưởng là 56%, ứng với
327,701 trđ, tăng gấp gần 2 lần so với năm 2008. Dư nợ của VPBank Thăng
Long ngày càng tăng do sự năng nổ, nhiệt tình của cán bộ nhân viên, cùng với
có những chính sách ưu đãi, lãi suất cho vay cạnh tranh.
Trong đó, chiếm đa số là các khoản vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn
chiếm hơn 95% tổng dư nợ. Khách hàng của ngân hàng chủ yếu là các chủ thể
trong nước, hoặc các chủ thể nước ngoài hoạt động tại Việt Nam nên tiền đuợc
sử dụng chủ yếu là đồng nội tệ, chiếm trên 90% tổng dư nợ.
VPBank Thăng Long đã thực hiện các chiến dịch cho vay với các khách
hàng là các doanh nghiệp lớn, khách hàng quan hệ lâu năm với ngân hàng,
nhằm mở rộng hoạt động tín dụng, tăng uy tín và tạo niềm tin cho khách hàng.
Các giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro tín dụng tại VPBank Thăng Long
24
Sinh viên: Bùi Văn Thiêm
Lớp: CQ45/15.01 – Học viện Tài Chính
Luận văn tốt nghiệp
Tình hình các hoạt động khác:
Ngoài hai hoạt động chủ yếu là huy động vốn và sử dụng vốn, VPBank
còn thực hiện một số hoạt động khác như hoạt động thanh toán quốc tế, kiều
hối….
Các hoạt động thanh toán quốc tế và kiều hối đang được VPBank Thăng
Long phát triển và mở rộng. Ngoài ra, VPBank Thăng Long chú trọng tới các
công tác xã hội như: ủng hộ người nghèo, giúp đỡ gia đình khó khăn, ủng hộ
đồng bào lũ lụt… và tham gia các hoạt động đoàn thể, tổ chức các hoạt động
cho CBNV trong chi nhánh tham gia cá buổi giao lưu, tọa đàm với chuyên gia
trong lĩnh vực tài chính.
Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng:
Cùng với sự tăng trưởng của toàn hệ thống VPBank, chi nhánh Thăng
Long đã thu được một số kết quả khả quan trong hoạt động kinh doanh, tăng
cả về tài sản, số lượng tín dụng, lợi nhuận.
Bảng 4: Kết quả hoạt động của VPBank Thăng Long các năm 2008, 2009,
2010.
Đơn vị tính: Triệu
đồng.
Chỉ tiêu
Tổng thu nhập từ hoạt động
Chi phí từ hoạt động
Lợi nhuận trước thuế
Năm 2008
145.237
( 120.192 )
25.045
Năm 2009
216.325
(182.014 )
34.311
Năm 2010
425.301
(362.174)
63.127
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh các năm 2008, 2009, 2010 của
VPBank Thăng Long.
Cùng với sự tăng trưởng của toàn hệ thống VPBank, VPBank Thăng Long
đã gặt hái được một số kết quả khả quan trong hoạt động kinh doanh, tăng
Các giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro tín dụng tại VPBank Thăng Long
25
Sinh viên: Bùi Văn Thiêm
Lớp: CQ45/15.01 – Học viện Tài Chính
Luận văn tốt nghiệp
trưởng cả về tài sản, dư nợ tín dụng và lợi nhuận, đóng góp vào sự tăng trưởng
của toàn hệ thống.
Trong những năm qua, mặc dù nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, nhưng ngân
hàng vẫn duy trì đựoc tốc độ tăng trưởng về nguồn vốn và dư nợ, từ đó tạo ra
doanh thu tăng ổn định và lợi nhuận tăng trưởng nhanh. Năm 2008, lợi nhuận
chỉ là 25,045 trđ, đến cuối năm 2010 lợi nhuận đã là 63,127 trđ, tăng gấp 2,5
lần so với 2008.
Tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của VPBank Thăng Long trong
thời gian qua cho thấy sự vươn lên mạnh mẽ của ngân hàng, năm sau cao hơn
năm trước, hiệu quả hoạt động của VPBank Thăng Long đựợc đánh giá tốt.
Chính vì vậy toàn bộ cấn bộ nhân viên trong toàn chi nhánh luôn cố gắng hết
sức mình để đạt được kết quả cao.
2.2 Thực trạng rủi ro tín dụng tại VPBank Thăng Long.
2.2.1 Tình hình hoạt động tín dụng tại VPBank Thăng Long.
Hoạt động cho vay của VPBank Thăng Long chủ yếu nhằm vào các
khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cá nhân, hộ gia đình có mức thu
nhập khá. Trong đó, phần lớn nguồn vốn huy động đuợc tập trung vào cho vay
ngắn hạn chiếm gần 80% hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Tình hình cho vay của VPBank Thăng Long được thể hiện qua các số
liệu sau:
Bảng 5: Dư nợ cho vay phân theo đối tượng khách hàng.
Đơn vị tính: Triệu đồng.
NĂM
2008
NĂM
2009
CHỈ TIÊU
S.sánh 08 với 09
Chênh lệch
Tỷ lệ
NĂM
2010
S.sánh 09 với 10
Chênh lệch
Tỷ lệ
DN lớn
286.313
344.509
58.196
20,3
418.473
73.964
21,5
DN VVN
Cá nhân, hộ
GĐ
280.088
394.924
114.836
41
612.547
217.623
55,1
56.017
622.41
8
100.831
840.26
4
44.814
80
181.945
81.114
80,5
217.846
35
1.212.965
372.701
44,3
Tổng dư nợ
Nguồn: VPBank Thăng Long
Các giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro tín dụng tại VPBank Thăng Long