Tài chính doanh nghiệp- Nhóm 6, lớp Kinh tế vận tải Thủy bộ K53
LỜI MỞ ĐẦU
1.
Lí do chọn đề tài
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, sự hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta cùng
sự phát triển, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên gay gắt hơn.
Điều này làm cho các nhà đầu tư cần phải cân nhắc kỹ lưỡng hơn khi quyết định
đầu tư vào một kênh kinh doanh hay doanh nghiệp nào đó, và họ mong muốn với
sự đầu tư này sẽ đem lại lợi nhuận cao nhất với doanh thu tốt nhất. Vậy để làm
được điều này ngoài việc bỏ nguồn vốn ra các nhà đầu tư, các doanh nghiệp luôn
luôn phải tìm hiểu về tình hình tài chính, đánh giá hoạt động, phát hiện các vấn đề
cần tháo gỡ cũng như dự đoán về tình hình tài chính tương lai của doanh nghiệp
mình muốn đầu tư cũng như doanh nghiệp mình để từ đó đưa ra những giải pháp,
chiến lược, chính sách đưa ngành nghề kinh doanh, doanh nghiệp đến thành công.
Ngoài các chiến lược, chính sách đưa ra các nhà đầu tư, doanh nghiệp cũng phải
xác định và nắm bắt được dòng tiền của doanh nghiệp lưu chuyển ra sao. Vì vậy
các doanh nghiệp, nhà đầu tư cần phải phân tích tình hình tài chính của doanh
nghiệp một cách đầy đủ và đúng đắn.
Báo cáo tài chính là tài liệu chủ yếu dùng để phân tích tài chính doanh nghiệp vì nó
phản ánh một cách tổng hợp nhất tình hình tài chính tài sản, nguồn vốn các chỉ tiêu
về tài chính cũng như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, những thông tin mà báo cáo tài chính cung cấp là chưa đủ vì nó không
giải thích cho người quan tâm biết rõ về hoạt động tài chính, những rủi ro, triển
vọng và xu hướng phát triển của doanh nghiệp. Phân tích báo cáo tài chính sẽ bổ
sung những khiếm khuyết này. Phân tích báo cáo tài chính là con đường ngắn nhất
để tiếp cận bức tranh toàn cảnh tình hình tài chính của doanh nghiệp mình, thấy
được cả ưu và nhược điểm cũng như nguyên nhân của những nhược điểm đó để có
thể định hướng kinh doanh đúng đắn trong tương lai.
Xuất phát từ thực tế đó, bằng những kiến thức quý báu về phân tích tài chính
doanh nghiệp tích lũy được trong thời gian học tập môn Tài chính doanh nghiệp
chúng em đã chọn đề tài: “Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần tập đoàn
Mai Linh” làm đề tài thảo luận và với hy vọng có thể tìm hiểu rõ hơn việc quản lý
tài chính, sử dụng tài sản và nguồn vốn công ty từ đó có cách nhìn tổng quan hơn
về tình hình tài chính của công ty vận tải nói riêng và các công ty khác nói chung.
1
Tài chính doanh nghiệp- Nhóm 6, lớp Kinh tế vận tải Thủy bộ K53
2.
3.
4.
5.
6.
7.
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
• Tìm hiểu về Công ty cổ phần tập đoàn Mai Linh
• Phân tích và đánh giá thực trạng tài chính tại Công ty cổ phần tập đoàn Mial
Linh
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
• Đối tượng nghiên cứu:
- Công ty cổ phần tập đoàn Mai Linh
- Báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần tập đoàn Mai Linh
• Phạm vi nghiên cứu: Báo cáo tài chính năm 2013 đã được niêm yết của
Công ty cổ phần tập đoàn Mai Linh
Phương pháp nghiên cứu
• Phương pháp so sánh
• Phương pháp tỷ lệ
• Phương pháp phân tích tương tác các hệ số
Bố cục bài thảo luận:
• Chương I: Tìm hiểu chung về Công ty Cổ phần Tập đoàn Mai Linh
• Chương II: Phân tích bảo cáo tài chính của Mai Linh trong năm 2013
Phụ lục:
• Bảng cân đối kế toàn tổng hợp – Mai Linh năm 2013
• Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh – Mai Linh năm 2013
• Báo cáo lưu chuyển tiền tệ - Mai Linh năm 2013
• Bảng 1: Phân công công việc
• Bảng 2: Phân tích sự biến động tài sản, nguồn vốn
Nguồn tài liệu:
•
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp – Bộ môn Kinh tế Vận tải và Du lịch –
Trường Đại học Giao thông vận tải
• Trang wed: mailinh.vn
luatminhkhue.vn
tailieu.vn
…
Chương I: Tìm hiểu chung về Công ty Cổ phần Tập đoàn Mai Linh
2
Tài chính doanh nghiệp- Nhóm 6, lớp Kinh tế vận tải Thủy bộ K53
1. Tìm hiểu chung về công ty
1.1. Lịch sử hình thành
Công ty Cổ Phần Tập Đoàn Mai Linh là đơn vị kinh tế tư nhân được thành lập
ngày 12/07/1993, khi mới thành lập là Công Ty TNHH Vận tải hành khách và Du
lịch Mai Linh, theo QĐ số 788/QĐ-UB do UBND Thành Phố Hồ Chí Minh cấp.
Sau đó chuyển đổi thành Công Ty Cổ Phần Mai Linh theo quyết định số
4103001038 ngày 06/06/2002 do Sở Kế Hoạch Đầu Tư TP.Hồ Chí Minh cấp phép.
Ngày 01/11/2007, Công Ty đổi tên thành Công Ty Cổ Phần Tập đoàn Mai Linh.
Từ 1 cơ sở nhỏ bé với tài sản đầu tư ban đầu chỉ có 300 triệu đồng, 20 đầu xe và 25
lao động giới hạn trong phạm vi thành phố Hồ Chí Minh, đến nay công ty đã phát
triển với số vốn đầu tư 980 tỉ với gần 10.500 đầu xe. Mai Linh đã mở rộng tại 54
tỉnh thành trong cả nước với trên 100 công ty thành viên, và đã thu hút được trên
27.000 cán bộ nhân viên làm việc trong cả nước và nước ngoài.
1.2.
Sơ lược về công ty
Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Mai Linh được thành lập vào ngày 12/07/1993. Giấy
phép thành lập số 788/GP-UB do Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh cấp.
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Mai Linh số
4103001038 lần đầu ngày 06/06/2002 và thay đổi lần thứ 19 ngày 10/08/2009 do
Sở kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp.
Giấy phép kinh doanh vận tải hành khách công cộng Taxi và xe Buýt số 811/GPBS-UB ngày 29/04/1995 Của Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hồ Chí Minh cấp.
- Vốn điều lệ: 980.000.000.000VNĐ
- Tên đầy đủ: CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN MAI LINH
- Tên viết tắt: MLG
- Trụ sở chính: 64 – 68 Hai Bà Trưng –
P. Bến Nghé – Quận 1
- ĐT: (08) 3829 8888 FAX: (08) 3822 5999
- Email:
- Web: www.mailinh.vn
3
Tài chính doanh nghiệp- Nhóm 6, lớp Kinh tế vận tải Thủy bộ K53
1.3.
Thương hiệu
Ngày nay, Mai Linh được mọi người biết đến không còn đơn thuần là tên của một
công ty, mà nó đã là tên của một thương hiệu nổi tiếng trên đất nước Việt Nam. Về
ý nghĩa của thương hiệu Mai Linh, thì từ "MAI" nói lên hình ảnh của hoa mai
trong ngày tết cổ truyền, của sự may mắn và niềm hạnh phúc đầu Xuân, đồng thời
cũng là một từ dùng để chỉ về tương lai, về một ngày mai tốt đẹp. Còn từ "LINH"
là mang ý nghĩa của từ tinh nhanh, sự linh hoạt, linh động trong giải quyết công
việc.
1.4.
Bồi dưỡng đào tạo cán bộ, nhân viên và lao động
Xác định con người là vốn quý của doanh nghiệp, doanh nghiệp luôn chú ý đào tạo
về văn hóa doanh nghiệp, nghiệp vụ, quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO, ...
Ngoài việc thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn cho cán bộ nhân viên,
công ty còn khuyến khích và tài trợ kinh phí để cán bộ nhân viên tham gia khóa
đào tạo chuyên môn dài hạn tại các trường đại học ở nước ngoài. Những cán bộ
nhân viên sau khi được đào tạo ở nước ngoài về được bố trí đảm nhiệm những
chức vụ quan trọng trong hệ thống tập đoàn Mai Linh.
1.5.
Chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà Nước
Công Ty là đơn vị luôn nghiêm chỉnh chấp hành và thực hiện tốt các chủ trương
chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước. Các chủ trương lớn của Đảng và nhà
nước đều được tuyên truyền trong toàn thể cán bộ nhân viên hệ thống Tập Đoàn
Mai Linh thông qua các buổi học nghị quyết, các buổi nói chuyện chuyên đề hoặc
thông qua bản tin nội bộ hàng tuần của công ty.
1.6.
Công tác chăm lo việc làm và đời sống của cán bộ nhân viên
Lãnh đạo công ty luôn chú trọng công tác chăm lo đời sống cho cbnv lao động
trong công ty. Bảo đảm được công ăn việc làm đầy đủ với mức thu nhập cao so với
các doanh nghiệp cùng lĩnh vực. Hiện nay, hệ thống Tập Đoàn Mai Linh đã tạo
công ăn việc làm cho hơn 27.000 CBNV trên toàn quốc. Công ty thực hiện chủ
trương “mỗi CBNV đều là 1 người chủ thực sự của công ty” là nhà đầu tư và chủ
xe thương quyền.
Tất cả CBNV khi vào làm việc tại công ty đều được kí kết hợp đồng lao động đầy
đủ, phù hợp với luật lao động. Công ty thực hiện xây dựng nội quy lao động và
thỏa ước lao động tập thể đầy đủ, đăng kí với sở Lao động Thương Binh & Xã Hội
4
Tài chính doanh nghiệp- Nhóm 6, lớp Kinh tế vận tải Thủy bộ K53
trước khi phổ biến áp dụng trong toàn công ty. Thỏa ước lao động thường xuyên
được xem xét và chỉnh sửa cho phù hợp với tình hình mới.
Thu nhập bình quân của CBNV công ty đạt mức cao so với các doanh nghiệp cùng
lĩnh vực hoạt động, bình quân trên 3.5 triệu /tháng/người. Một điểm mạnh của
công ty mà đã trở thành truyền thống và phát huy tác dụng rất tốt đó chính là tinh
thần đoàn kết nội bộ của toàn thể CBNV đã được gìn giữ và phát huy. Tinh thần
tương thân tương ái được tập thể CBNV thực hiện thường xuyên. Tất cả những tâm
tư nguyện vọng của CBNV đề được lãnh đạo lắng nghe và giải đáp, giải quyết thỏa
đáng.
1.7.
Công tác an toàn, bảo hộ lao động và PCCC:
Công tác bảo hộ lao động, cải thiện điều kiện và môi trường làm việc, chăm lo sức
khỏe cho CBNV được công ty rất quan tâm. Hàng năm công ty tổ chức khám sức
khỏe cho toàn thể CBNV. Ngoài ra công ty còn mua bảo hiểm tai nạn 24/24 cho
CBNV, đề phòng những rủi ro, bất trắc cho CBNV trong cuộc sống hàng ngày.
Công tác an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy và xây dựng môi trường làm việc
xanh sạch đẹp cũng được chú trọng quan tâm đúng mức
2. Nhóm ngành nghề kinh doanh và phương châm hoạt động
2.1. Nhóm ngành nghề kinh doanh
Hiện nay Mai Linh phát triển ở các nhóm ngành kinh doanh:
•
Mai Linh Vận Tải: Taxi, Xe cho thuê, Xe khách liên tỉnh chất lượng cao Mai
Linh Express, Trung tâm sửa chữa trùng đại tu ô tô.
•
Mai Linh Du Lịch: Lữ hành, Đại Lý bán vé máy bay, Dịch vụ VIP
•
Mai Linh Thương Mại: Kinh doanh Xuất nhập khẩu, Đại Lý ô tô, đại lý
hàng hóa, kinh doanh bán lẻ xăng dầu.
•
Mai Linh Tài Chính: Phát triển thẻ thanh toán, thẻ đa năng liên kết với các
ngân hàng, kinh doanh chứng khoáng, thu đổi ngoại tệ và các dịch vụ tài
chính khác.
5
Tài chính doanh nghiệp- Nhóm 6, lớp Kinh tế vận tải Thủy bộ K53
•
Mai linh Xây Dựng: Xây dựng các công trình dân dụng coogn nghiệp, kinh
doanh bất động sản.
•
Mai Linh Công Nghệ Thông Tin và Truyền Thông: Kinh doanh vật tư thiết
bị thông tin, viễn thông và ứng dụng CNTT vào quản lý thông tin.
•
Mai Linh Tư vấn và Quản lý: Tư vấn, quản lý chất lượng thương hiệu, thiết
kế in ấn quảng cáo, dịch vụ bảo vệ an ninh.
2.2. Phương châm hoạt động
Trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, với phương châm: “ An toàn, chất lượng,
mọi lúc, mọi nơi”, Mai Linh đang nỗ lực từng ngày, từng giờ, tiến dần đến mục
tiêu lớn là phát triển bền vững, trở thành tập đoàn kinh tế tư nhân đa ngành nghề,
ngang tầm khu vực và đạt chuẩn quốc tế.
Mai Linh tự hào khi được chọn là nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển cho nhiều
khách hàng khó tính với những yêu cầu nghiêm ngặt, những sự kiện quan trọng của
quốc gia như đưa đón Tổng Thống Pháp Francois, Mitterrand, đón đoàn của Tổng
thống Mỹ Bill Clinton, đón đoàn Tổng Thống Mỹ George Bush, Tổng thống
Slovakia, phục vụ hội nghị cấp cao ASEM 5, cuộc thi Hoa hậu Hoàn Vũ 2008…
6
Tài chính doanh nghiệp- Nhóm 6, lớp Kinh tế vận tải Thủy bộ K53
1.
2.
Chương II: Phân tích bảo cáo tài chính của Mai Linh trong năm 2013
Các báo cáo tài chính phân tích
1.1. Bảng cân đối kế toán tổng hợp
1.2. Báo cáo kêt quả hoạt động kinh doanh
1.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Phân tích báo cáo tài chính
2.1. Phân tích Bảng cân đối kế toán tổng hợp
2.1.1. Phân tích biến động và cơ cấu tài sản
Qua bảng cân đối kế toán ta thấy, tổng tài sản của công ty có thay đổi so với năm
2012. Tổng tài sản của công ty năm 2013 là 2,910,116,883,600.00 đồng giảm
69,515,621,126.00 đồng (tương đương 2.33%) so với năm 2012.
Trong đó:
Tài sản ngắn hạn năm 2013 giảm 167,092,842,829.00 đồng (16.07%) so với
năm 2012.
• Tài sản dài hạn năm 2013 tăng 97,577,221,703.00 đồng (5.03%) so với năm
2012.
Tỷ trọng các khoản mục trong tài sản ngắn hạn:
•
Tài sản ngắn hạn chiếm 29.98% tổng tài sản giảm so với năm 2012 (tương ứng với
34.89%).
Trong tài sản ngắn hạn:
•
•
•
Các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất là 94.34% (thấp hơn so
với năm 2012 - chiếm 94.86%) trong tổng tài sản ngắn hạn.
Năm 2013 phần tài sản ngắn hạn khác chiếm 4.56% tăng so với năm 2012
(chiếm 3.87%) trong tổng tài sản ngắn hạn.
Tiền và các khoản tương đương tiền trong năm 2013 chiếm 1.05% tài sản
ngắn hạn (giảm so với năm 2012- chiếm 1.17%)
7
Tài chính doanh nghiệp- Nhóm 6, lớp Kinh tế vận tải Thủy bộ K53
Hàng tồn kho trong năm 2013 chiếm 0.07% tài sản ngắn hạn (giảm so với
năm 2012- chiếm 0.09%)
Tỷ trọng từng khoản mục trong tài sản dài hạn
•
Tài sản dài hạn chiếm 70.02% tổng tài sản tăng so với năm 2012 (tương ứng với
65.14%).
Trong tài sản dài hạn:
•
•
•
•
Tài sản dài hạn khác chiếm 41.07% tăng so với năm 2012 (tương ứng
36.04%)
Các khoản đầu tư dài hạn chiếm 34.58% giảm so với năm 2012 (tương ứng
35.07%)
Tài sản cố định chiếm 24.34% giảm so với năm 2012 giảm 4.55%.
Các khoản phải thu dài hạn và bất động sản đầu tư chiếm 0%.
2.1.2. Phân tích biến động và cơ cấu nguồn vốn
Tổng nguồn vốn của công ty trong năm 2013 đạt 2,910,116,883,600.00 đồng giảm
69,515,621,126.00 đồng so với năm 2012 (đạt 2,979,632,504,726.00 đồng).
Trong đó:
•
•
Nợ phải trả là chủ yếu đạt 2,010,814,103,593.00 đồng (tương ứng 69.1%)
giảm 192,773,134,733.00 đồng so với năm 2012 ( chiếm 73.96% tổng nguồn
vốn)
Nguồn vốn chủ sở hữu đạt 899,302,780,007.00 đồng (tương ứng 30,9%)
tăng 123,257,513,607.00 đồng so với năm 2012 (chiếm 26.04% trong tổng
nguồn vốn)
Kết luận: Như vậy tình hình tài chính của công ty có những thuận lợi và
khó khăn nhất định. Thuận lợi: Vốn chủ sở hữu tăng chứng tỏ công ty có
sự tự chủ tài chính và chỉ phải dựa vào phần nhỏ của vốn đi vay. Các
khoản nợ phải trả của công ty cũng giảm, giúp công ty bớt đi được các
khoản phải trả ngắn hạn và dài hạn.
2.1.3. Các hệ số phân tích tài chính doanh nghiệp
Nhóm các hệ số về khả năng thanh toán của doanh nghiệp
8
Tài chính doanh nghiệp- Nhóm 6, lớp Kinh tế vận tải Thủy bộ K53
Bảng: Khả năng thanh toán của doanh nghiệp:
Chỉ tiêu
ĐV
đầu năm
cuối năm
Chênh lệch
T
Đồn 2,979,632,504,726.0 2,910,116,883,600.0
(69,515,621,126.00)
g
0
0
Đồn 2,203,587,238,326.0 2,010,814,103,593.0 (192,773,134,733.0
g
0
0
0)
Đồn 1,039,660,778,300.0
(167,092,842,829.0
872,567,935,471.00
g
0
0)
Đồn 1,081,265,632,548.0
(187,428,744,866.0
893,836,887,682.00
g
0
0)
Đồn
980,976,126.00
179,024,902.00
(801,951,224.00)
g
1. Tổng tài
sản
2. Nợ phải
trả
3. Tài sản
ngắn hạn
4. Nợ ngắn
hạn
5. Hàng tồn
kho
6. Tiền và
các khoản
Đồn
tương
g
đương tiền
8. Khả năng
thanh toán
Lần
hiện thời
(3/4)
9. Khả năng
thanh toán
Lần
nhanh (35)/4
10. Khả
năng thanh
Lần
toán tức thời
(6/4)
•
12,136,575,929.00
9,180,426,322.00
(2,956,149,607.00)
0.961522078
0.976204884
0.014682806
0.96061483
0.011224417
0.976004596
0.010270807
Hệ số thanh toán tức thời
Hệ số thanh toán tức thời =
9
0.015389766
-0.000953609
Tài chính doanh nghiệp- Nhóm 6, lớp Kinh tế vận tải Thủy bộ K53
Hệ số thanh toán tức thời của doanh nghiệp đã giảm 0.0009lần. Ở thời điểm đầu
năm, 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 0.0112 đồng tiền mặt nhưng ở thời
điểm cuối năm 1 đòng nợ ngắn hạn chỉ được đảm bảo bằng 0.0103 đồng tiền mặt.
Kết luận: Hệ số thanh toán tức thời của doanh nghiệp rất kém, các khoản nợ
có rủi ro lớn.
•
Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Hệ số khả năng thanh toán nhanh =
Hệ số khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp tăng 0.015lần. Ở thời điểm đầu
năm 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 0.961 đồng tài sản quay vòng nhanh,
ở thời điểm cuối năm 1 đồng nợ ngắn hạn đã được đảm bảo bằng 0.976 đồng tài
sản quay vòng nhanh.
Kết luận: Hệ số khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp tốt, các khoản
nợ ngắn hạn của doanh nghiệp có khả năng hoàn trả cao không phụ thuộc
vào việc bán tài sản dự trữ.
•
Hệ số thanh toán hiện thời
Hệ số thanh toán hiện thời =
Hệ số thanh toán hiện thời của doanh nghiệp tăng 0.2lần. Ở thời điểm đầu năm 1
đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 0.96 đồng tài sản lưu động nhưng ở thời
điểm cuối năm 1 đồng nợ ngắn hạn đã được đảm bảo bởi 0.98 đồng tài sản lưu
động.
Kết luận: hệ số thanh toán hiện thời của doanh nghiệp rất tốt, khả năng thanh
toán ngắn hạn của doanh nghiệp tốt.
Nhóm các hệ số về khả năng cân đối vốn của doanh nghiệp
• Hệ số nợ (tỉ suất nợ trên tổng tài sản)
Hệ số nợ =
10
Tài chính doanh nghiệp- Nhóm 6, lớp Kinh tế vận tải Thủy bộ K53
Hệ số nợ của doanh nghiệp giảm 0.05lần. Ở thời điểm đầu kì 1đồng vốn doanh
nghiệp đang đưa vào sản xuất kinh doanh thì có 0.74 đồng từ số nợ của doanh
nghiệp nhưng ở thời điểm cuối kì thì 1 đồng vốn của doanh nghiệp đưa vào sản
xuất kinh doanh chỉ còn 0.69 đồng từ tổng số nợ của doanh nghiệp. Cả thời điểm
đầu năm và thời điểm cuối năm thì các khoản nợ phải trả đều chiếm tỷ trọng cao
trong tổng nguồn vốn.
Kết luận: Điều này chứng tỏ công ty kinh doanh chủ yếu bằng vốn đi chiếm
dụng bên ngoài bằng nhiều nguồn khác nhau như vay ngân hàng, trả chậm
người bán, thanh toán chậm lương công nhân viên, thuế nhà nước. Hệ số nợ
của công ty cao chứng tỏ doanh nghiệp không đủ khả năng đảm bảo về mặt
tài chính, mức độ độc lập của doanh nghiệp đối với ngân hàng và các nhà
cung cấp chưa cao. Hệ số này giảm ở cuối kì do các khoản nợ phải trả của
công ty giảm nhưng tổng nguồn vốn của công ty lại giảm xuống nhiều hơn
(từ 2,979,632,504,726.00 đồng xuống còn 2,919,116,883,600.00 đồng)
•
Hệ số nợ dài hạn
Hệ số nợ dài hạn =
Hệ số nợ dài hạn của doanh nghiệp tăng 0.12 lần. Ở thời điểm đầu kì trong 1 đồng
vốn thường xuyên của doanh nghiệp thì chỉ có 0.26 đồng nợ dài hạn nhưng ở thời
điểm cuối kì thì trong 1 đồng vốn doanh nghiệp đã có 0.38 đồng nợ dài hạn.
Kết luận: Hệ số này cũng khá cao, giống như phần trên đã nói, do tiềm lực
tài chính của công ty không mạnh, phải phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn vay
để kinh doanh. Hệ số nợ dài hạn cuối kì tăng do tổng số nợ dài hạn cuối kì
thay đổi so với tổng nợ dài hạn đầu kì nhưng việc nợ dài hạn giảm nhỏ hơn
so với thay đổi tổng nguồn vốn hay có thể nói là tổng số nợ dài hạn giảm
chậm hơn với tổng nguồn vốn.
Kết luận chung: Qua việc phân tích các hệ số về khả năng cân đối vốn của doanh
nghiệp, ta thấy được công ty phải chịu ràng buộc hay sức ép khá lớn từ các khoản
nợ vay, nhưng công ty cũng có lợi ích vì được sử dụng một lượng tài sản lớn
nhưng chỉ đầu tư một lượng nhỏ.
11
Tài chính doanh nghiệp- Nhóm 6, lớp Kinh tế vận tải Thủy bộ K53
Nhóm hệ số về khả năng hoạt động của doanh nghiệp
• Hệ số vốn chủ sở hữu
Hệ số vốn chủ sở hữu =
Chỉ số này càng lớn càng chứng tỏ doanh nghiệp có nhiều vốn tự có, có tính độc
lập cao với chủ nợ. Hiện nay tỉ suất này phải lớn hơn hoặc bằng 50% thì công ty
mới được cho là có khả năng đảm bảo về mặt tài chính, chủ động trong kinh
doanh. Hệ số vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tăng 0.05 lần. Ở thời điểm đầu kì
trong 1 đồng vốn của doanh nghiệp đưa ra sản xuất kinh doanh thì chỉ có 0.26 đồng
từ vốn chủ sở hữu nhưng ở thời điểm cuối kì trong 1 đồng vốn doanh nghiệp đưa
vào sản xuất kinh doanh đã có 0.31 đồng vồn chủ sở hữu.
•
Kết luận: Như vậy công ty vẫn chưa có đủ khả năng đảm bảo về mặt tài
chính.
Tỉ suất đầu tư vào tài sản dài hạn
Tỉ suất đầu tư vào tài sản dài hạn =
Tỉ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp là 0.7 tăng 0.05 lần. Ở thời
điểm đầu năm trong 1đồng tài sản của công ty thì có 0.65 đồng đầu tư vào tài sản
dài hạn nhưng ở thời điểm cuối năm thì trong 1 đồng tài sản của công ty có đến 0.7
đồng đầu tư vào tài sản dài hạn. Điều này có là do năm 2013 tổng tài sản của công
ty giảm trong khi tài sản dài hạn của công ty tăng.
•
Tỉ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn
Tỉ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn =
Tỉ suất đầu tư vào tài sản ngăn hạn của công ty giảm 0.05 lần. Ở thời điểm đầu
năm trong 1 đồng tài sản của công ty thì công ty đầu tư vào tài sản ngắn hạn 0.35
đồng nhừn ở thời điểm cuối năm trong 1 đồng tài sản của công ty thì công ty chỉ
còn đầu tư vào tài sản ngắn hạn 0.3 đồng.
•
Chỉ số cơ cấu tài sản
Chỉ số cơ cấu tài sản =
Chỉ số cơ cấu tài sản của công ty giảm 0.11 lần từ 0.54 ở thời điểm đầu năm giảm
xuống đến 0.43 ở thời điểm cuối năm. Chỉ số cơ cấu này thể hiện công ty đang chú
trọng đến hơn đến đầu tư vào tài sản dài hạn.
12
Tài chính doanh nghiệp- Nhóm 6, lớp Kinh tế vận tải Thủy bộ K53
•
Tỉ suất tự đầu tư dài hạn
Tỉ suất tự đầu tư dài hạn =
Tỉ suất tự đầu tư dài hạn tăng 0.04 lần. Ở thời điểm đầu năm trong 1 đồng tài sản
dài hạn thì có đến 0.4 đồng từ vồn chủ sỏ hữu, nhưng đến thời điểm cuối năm
trong 1 đồng tài sản dài hạn thì vốn chủ sở hữu đã đầu tư đến 0.44 đồng. Tỉ suất tự
đầu tư dài hạn của công ty chưa thực sự tốt lắm nhưng đang có dấu hiệu khởi sắc.
Kết luận chung: Từ các tỉ suất trên ta nhận thấy vào cuối kì doanh nghiệp đẩy
mạnh vào đầu tư cho tài sản dài hạn, giảm tài sản ngắn hạn. Tỉ suất tự tài trợ dài
hạn tăng cho thấy vào cuối kì tài sản dài hạn được đầu tư bằng vốn chủ sở hữu
tăng. Nhưng vẫn >1, chứng tỏ khả năng tài chính của doanh nghiệp vẫn chưa được
vững vàng.
2.2.
Phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
2.2.1. Phân tích về doanh thu hoạt động kinh doanh
13
Tài chính doanh nghiệp- Nhóm 6, lớp Kinh tế vận tải Thủy bộ K53
Chỉ tiêu
Doanh thu từ
bán hàng và
cung cấp dịch
vụ
Các khoản giảm
trừ doanh thu
Doanh
thu
thuần từ bán
hàng và cung
cấp dịch vụ
Giá vốn hàng
bán
Lợi nhuận gộp
về bán hàng và
cung cấp dịch
vụ
Doanh thu hoạt
động tài chính
Chi phí tài
chính
Chi phí bán
hàng
Chi phí quản lý
doanh
nghiệp
Chi phí lãi vay
Lợi
nhuận
thuần từ hoạt
động
kinh
doanh
Thu nhập khác
Chi phí khác
Lợi nhuận khác
Tổng lợi nhuận
Năm nay
(VND)
Năm trước
(VND)
901,067,934,787 861,940,206,671
11,880,440,616
Tăng/giảm
Chênh lệch
(VND)
39,127,728,116
%
4.5
10,400,430,475
1,480,010,341
14.2
889,187,494,171 851,539,776,196
37,647,717,975
4.4
717,460,465,483 626,227,250,554
91,233,214,829
14.6
171,727,028,688 225,312,525,642
53,585,497,954
23.8
66,258,603,122
17,112,288,544
-25.8
127,068,634,914 215,572,725,546
88,504,090,632
41,1
49,146,314,578
11,736,750,389
10,270,102,417
1,466,647,972
14.3
57,438,841,924
55,682,877,125
1,800,964,799
3.2
118,379,258,770 210,611,364,102
24,629,116,039 10,045,423,676
92,252,105,332
14,583,692,363
-43.8
145.2
58,086,402,453 164,145,482,261 106,059079,808
69,824,380,885 172,324,407,858 102,500,026,973
19,737,978,432
8,178,925,597 11,559,052,935
4,891,137,607
1,866,498,079
3,024,639,528
-64.6
-59.5
141.3
162.0
14
Tài chính doanh nghiệp- Nhóm 6, lớp Kinh tế vận tải Thủy bộ K53
kế toán trước
thuế
Chi phí thuế thu
nhập
doanh
nghiệp
hiện
hành
Chi phí thuế thu
nhập
doanh
nghiệp hoãn lại
Lợi nhuận sau
thuế thu nhập
doanh nghiệp
Lãi cơ bản trên
cổ phần
•
4,891,137,607
1,866,498,079
3,024,639,528
162.0
52
21
31
147.6
Qua bảng phân tích trên ta thấy tổng doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch
vụ năm trước là 861,940,206,671 VND, doanh thu thuần là 852,539,776,196
VND. Tổng doanh thu từ bán hàng và cung căp dịch vụ năm nay là
901,067,934,787 VND tăng 39,127,728,116 VND so với năm trước, tức là
tăng 4.5%.
Cụ thể: Doanh thu thuần năm nay tăng 14.2% so với năm trước, đồng thời lợi
nhuận sau thuế cũng tăng 3,024,639,528 VND tương ứng tăng 162%.
•
•
Kết luận: Mục đích của công ty là tối đa hóa lợi nhuận vì vậy lợi nhuận được
coi là chỉ tiêu cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh. Qua chỉ tiêu này
ta thấy được sự nỗ lực phấn đấu của công ty trong việc giảm thiểu các chi
phí đê tăng doanh thu với phương chân bỏ ra ít nhất nhưng thu về là cao
nhất.
Năm 2013, chi phí bán hàng là tăng 1,466,647,972 VND tương ứng tăng
14.3%, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 1,800,964,799 VND tương ứng
tăng 3.2% đây là những khoản tăng hợp lý vì khi doanh thu tăng lên sẽ kéo
theo sự tăng lên của những chi phí có liên quan. Lý giả cho sự gia tăng này
là do công ty đang đẩy mạnh các chương trình quảng cáo và khuyến mãi
theo kế hoạch.
Giá vốn hàn bán năm trước là 626,227,250,554 VND đến năm nay là
717,460,465,483 VND, tức tăng 91,233,214,829 VND, tức tăng 14.6%.
15
Tài chính doanh nghiệp- Nhóm 6, lớp Kinh tế vận tải Thủy bộ K53
•
•
Lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp tăng
3,024,639,528 VND tương ứng với tỷ lệ tăng 162%. Lợi nhuận sau thuế tăng
là do lợi nhuận trước thuế tăng mặc dù thuế thu nhập doanh nghiệp cũng
phải nộp cũng tăng nhưng do tốc dộ tăng của lợi nhuận trước tăng nhanh
hơn tốc độ tăng của thuế nên lợi nhuận sau thuế tăng.
Trong giai đoạn từ năm 2012-2013, công ty làm ăn rất có hiệu quả nên lợi
nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tăng rất đáng kể,
tăng 145.2%, hay tăng 14,583,692,363 VND, do doanh nghiệp đã ổn định
được tình hình kinh doanh, kiểm soát được chi phí, uy tín doanh nghiệp
ngày càng vững trên thị trường. Lợi nhuận gộp của doanh nghiệp giẩm
23.8%, tức 53,585,497,954 VND. Thu nhập khác giảm 64.6%, tức
106,059,079,808 VND, chính vì vậy nên chi phí khác cũng giảm 59.5%, tức
102,500,026,073 VND, chính vì thế nó không ảnh hưởng đến lợi nhuận
trước thuế, lợi nhuận trước thuế vẫn tăng 3,024,639,528 VND tương ứng
162%. Nếu ta phân tích theo chiều dọc lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp
năm 2012 chiếm 0.22% và năm 2013 chiếm 0.54% trên doanh thu.
2.2.2. Chỉ số về khả năng sinh lời
Ta có bảng sau:
Chỉ tiêu
ĐVT
2013
2012
1.Doanh thu Đồng
thuần
889,187,494,171
2.Giá trị tài Đồng
sản
2,910,116,883,600
2,979,632,504,726 (89,515,621.126)
3.Vốn
doanh
kinh Đồng
2,910,116,883,600
2,979,632,504,726 (89,515,621,126)
4.Vốn chủ sở Đồng
hữu
899,320,780,007
776,045,266,400
123,275,513,607
5.Chi phí
Đồng
913,704,692,710
506,838,230,730
406,866,461,980
6.Lợi nhuận Đồng
sau thuế
4,891,137,607
1,866,498,079
3,024,639,528
16
851,539,776,196
Chênh lệch
3,764,771,975
Tài chính doanh nghiệp- Nhóm 6, lớp Kinh tế vận tải Thủy bộ K53
7.Tỷ suất lợi %
nhuận trên
doanh thu
0.55
0.22
0.33
8.Tỷ suất lợi %
nhuận
chi
phí
0.54
0.37
0.17
0.54
0.24
0.3
9.Tỷ suất lợi %
nhuận vốn
kinh doanh
10.Tỷ suất %
lợi
nhuận
vốn chủ sở
hữu
Nhận xét:
•
•
•
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu năm 2013 tăng so với năm 2012,
năm 2012 trong 100 đồng doanh thu tạo ra 0.55 đồng lợi nhuận sau thuế của
doanh nghiệp, năm 2013 trong 100 đồng doanh thu tạo ra 0.22 đồng lợi
nhuận sau thuế.
Tỷ suất lợi nhuận chi phí năm 2013 tăng 0.17% so với năm 2012. Năm 2012
bình quân cứ 100 đồng chi phí tạo ra 0.37 đồng lợi nhuận sau thuế, năm
2013 cứ bình quân 100 đồng chi phí tạo ra 0.54 đồng lợi nhuận sau thuế.
Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu năm 2013 tăng 0.3%. Năm 2013 cứ 100
đồng vốn chủ sở hữu tạo ra 0.54 đồng lợi nhuận sau thuế còn năm 2012 cứ
100 đồng vốn chủ sở hữu chỉ tạo ra 0.24 đồng lợi nhuận sau thuế.
2.2.3. Các chỉ số về khả năng hoạt động
Chỉ tiêu
ĐVT
1.Doanh thu Đồng
Năm 2013
Năm 2012
889,187,494,171
17
851,539,776,196
Chênh lệch
47,647,717,975
Tài chính doanh nghiệp- Nhóm 6, lớp Kinh tế vận tải Thủy bộ K53
thuần
2.Hàng
kho
tồn Đồng
179,024,902
980,976,126
(801,951,224)
3.Các khoản Đồng
phải thu
823,222,225,533
986,255,207,726
163,032,982,193
4.Vốn
động
lưu Đồng
872,567,935,471 1,039,660,778,300
167,092,842,829
5.Vốn
định
cố Đồng
2,037,548,948,129 1,939,971,726,426
97,577,221,703
6.Vốn
doanh
kinh Đồng
2,910,116,883,600 2,979,632,504,726 (89,515,621,126)
7.Số
vòng Vòng
quay
hàng
tồn kho
4966.84
868.05
4098.79
8.Vòng quay Vòng
vốn lưu động
1.02
0.82
0.2
0.386
0.388
(0.002)
0.3
0.28
0.02
9.Hiệu suất Lần
sử dụng vốn
cố định
10.Vòng
vòng
quay
vốn
kinh doanh
Nhận xét:
•
•
Năm 2013 số vòng quay hàng tồn kho tăng 4098.79 vòng so với năm 2012.
Sở dĩ như vậy là do doanh thu thuần của công ty tăng còn hàng tồn kho thì
giảm. Tỷ số này tăng là biểu hiện tốt cho công ty giảm bớt chi phí công tác
quản lý hàng dự trữ và lưu kho.
Vòng quay vốn lưu động năm 2013 tăng 0.2 vòng so với năm 2012. Năm
2012 đầu tư bình quân 1 đồng vào vốn lưu động tạo ra 0.82 đồng doanh thu
thuần, năm 2013 đầu tư bình quân 1 đồng vào vốn lưu động tạo ra 1.02 đồng
18
Tài chính doanh nghiệp- Nhóm 6, lớp Kinh tế vận tải Thủy bộ K53
•
•
doanh thu thuần. Vòng quay vốn lưu động bình quân càng lớn thì hiệu quả
sử dụng vốn lưu động càng cao.
Qua số liệu trên hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty năm 2013 tăng
nhưng không đáng kể.
Vòng quay vốn kinh doanh năm 2013 tăng 0.02 vòng so với năm 2012. Năm
2012 trung bình 1 đồng vốn bỏ vào kinh doanh thu được 0.28 đồng doanh
thu thuần, đến năm 2013 tăng lên 0.3 đồng. Nguyên nhân là do doanh thu
thuần tăng nhanh hơn so với sự tụt giảm của vốn kinh doanh, chứng tỏ hiệu
quả vốn kinh doanh của công ty cao.
2.2.4. Kết luận
Hiệu quả kinh doanh:
•
•
2.3.
Khả năng sinh lời cao. Nguyên nhân là do doanh thu từ hoạt động bán hàng
và cung cấp dịch vụ tăng, doanh thu từ hoạt động tài chính và hoạt động
khác giảm nhưng tổng chi phí lại giảm nhiều hơn.
Hiệu quả kinh doanh tốt, doanh thu tăng dần. Trong giai đoạn năm 20122013 doanh thu tăng 4.5%.
Phân tích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
2.3.1. Phân tích khái quát về 3 dòng tiền trong 2 năm 2012-2013.
Đơn vị : VND
Năm 2013
19
Năm 2012
Tài chính doanh nghiệp- Nhóm 6, lớp Kinh tế vận tải Thủy bộ K53
Lưu chuyển TT ròng từ
HĐKD
Lưu chuyển TT ròng từ
HĐ ĐT
Lưu chuyển TT ròng từ
HĐTC
298.853.783.959
95.769.552.329
46.693.787.815
180.911.046.329
348.803.721.381
269.942.733.207
Nhận xét
Qua bảng trên ta thấy:
•
•
•
Lưu chuyển tiền tệ ròng từ HĐKD của năm 2012 là 95 tỉ đồng nhưng đến
năm 2013 đã tăng lên 204 tỉ đồng, kết quả là năm 2013 tăng lên đến 298 tỉ
đồng.
Lưu chuyển tiền tệ ròng năm 2013 vẫn tiếp tục hoàn nhâp dự phòng là 46 tỉ
theo xu hướng của năm 2012 nhưng năm 2012 hoàn nhập dự phòng là 180 tỉ
đồng. Vì vậy năm 2013 hoàn nhập dự phòng thấp hơn năm 2012 là 134 tỉ
đồng.
Lưu chuyển tiền tệ ròng từ HĐTC giũa 2 năm 2012 và 2013 có sự chuyển
đổi mạnh mẽ và trái ngược nhau, sự gia tăng dòng tiền từ hoạt động tài chính
đã nhảy vọt lên đến 617 tỉ đồng thật là 1 con số không nhỏ.
Nguyên nhân
•
•
•
Năm 2013 công ty chủ yếu nhắm vào hoạt động kinh doanh (tăng gần 95 tỉ
đồng) mà không hướng vào hoạt động tài chính (giảm 143 tỉ đồng). Con số
hoạt động kinh doanh gần như gấp 6 lần HĐTC. Nguyên nhân chủ yếu dẫn
đến việc này là do Mai Linh tham gia vào nhiều lĩnh vực sản xuất kinh
doanh.
Năm 2013 giá tiêu dùng bắt đầu tăng mạnh, thu nhập của người tiêu dùng
tăng không đáng kể, chi tiêu theo đó phải hạn chế 1 phần, trong khi đó giá
xăng dầu trên thế giới tăng cao, giá phương tiện, thuế nhập khẩu phương tiện
theo dó cũng tăng dẫn tới giá cước vận chuyển cũng tăng, khiến số lượng
khách hàng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp cũng giảm đáng kể.
Trước tình hình đối phó với tình trạng không mấy thuận lợi như vậy, kết quả
kinh doanh của Mai Linh vẫn tăng trưởng khả quan với khả năng quản lí tốt
và lợi thế thị trường, Mai Linh vẫn duy trì được biên lợi nhuận ở mức cao và
có khả năng vẫn tiếp tục duy trì biên lợi nhuận trong thời gian tới.
20
Tài chính doanh nghiệp- Nhóm 6, lớp Kinh tế vận tải Thủy bộ K53
2.3.2. Phân tích khoảng cách biệt tài chính.
Đơn vị: tỷ VND
EBT- lợi nhuận trước thuế
Tiền ròng
Khoảng cách biệt tài chính
2013
4.899
298.853
-293.954
2012
1.866
95.769
-93.903
So sánh(+/-)
3033
203.084
Lưu chuyển tiền tệ ròng từ hoạt động kinh doanh.
Nhận xét và nguyên nhân:
• Ta thấy có sự chênh lệch giữa EBT (lợi nhuận trước thuế) qua 2 năm đều
nhỏ hơn tiền ròng. Với sự chênh lệch này thì khoảng cách biệt tài chính của
công ty là rất lớn. Năm 2012 khoảng cách biệt giữa EBT và tiền ròng là
-93.905 triệu đồng chứng tỏ lợi nhuận sau khi trừ đi khoản tiền ròng phải chi
cho HĐKD thì đã còn một khoản tiền là 93.903 triệu đồng.
• Nguyên nhân là do các khoản chi sau đây:
-
Năm 2012
Nguyên nhân
Khấu hao TSCĐ
Các khoản dự phòng
Lỗi chênh lệch tỉ giá hối đoái
chưa được thực hiện
Chi phí vay lãi
( Tăng/ giảm) các khoản phải
thu
(Tăng/giảm) hàng tồn kho
(Tăng/giảm) chi phí trả trước
Tiền thu khác từ hoạt động
kinh doanh
Lãi từ hoạt động đầu tư
Tăng / giảm các phoản phải trả
Tiền lãi vay đã trả
Cộng
Tiền ròng > EBT
43.326
Tiền ròng
210.611
279.920
21
0,298.594
248.491
5.489
52.483
787.837
59.369
200.711
2.829
312.563
Tài chính doanh nghiệp- Nhóm 6, lớp Kinh tế vận tải Thủy bộ K53
-475.274
Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy vào năm 2012 có sự chênh lệch giữa tiền ròng và
EBIT. Lượng giảm này không phải do hoạt động kinh doanh giảm mà do hoạt
động đầu tư tăng.
Từ số liệu năm 2012 của tiền ròng là -475.274<0 cho thấy doanh nghiệp ít được tài
trợ từ bên ngoài và phải đầu tư vào việc mua sắm trang thiết bị cho hoạt động
SXKD.
-
Năm 2013
Nguyên nhân
Khấu hao TSCĐ
Các khoản dự phòng
Chi phí lãi vay
Tăng/ giảm các khoản phải
trả
Tiền thu khác từ HĐKD
Lỗ chênh lệch tỉ giá hối đoái
chưa được thực hiện
Lãi từ hoạt động đầu tư
Tăng giảm các khoản phải
thu
Tăng giảm hàng tồn kho
Tăng /giảm chi phí trả trước
Tiền lãi vay đã trả
Tiền chi khác từ hoạt động
kinh doanh
Cộng
Tiền ròng > EBT
30.034
Tiền ròng
118.579
232.517
5.504
(13.602)
188.466
801.951
142.126
123.489
2.515
1.376.851
281.741
-1.095.110
Năm 2013 chênh lệch giữa tiền ròng và EBT rất lớn, cụ thể là giảm 1.095.110 triệu
đồng có nguyên nhân là do khấu hao TSCĐ, chi phí vay lãi, các khoản phải trả, các
khoản phải thu, hàng tồn kho tăng đáng kể, trong khi đó các khoản chi phí trả
22
Tài chính doanh nghiệp- Nhóm 6, lớp Kinh tế vận tải Thủy bộ K53
trước, tiền lãi vay đã trả, tiền chi khác từ HĐKD lại giảm do vậy mà tiền ròng <
EBT rất nhiều, khiến doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn.
Kết luận chung: Từ kết quả phân tích bảng LCTT của công ty qua hai năm 20122013, ta thấy rằng ròng tiền ra và ròng tiền vào của công ty qua hai năm thay đổi
không mấy đáng kể. Công ty đã bớt chi ở hoạt động đầu tư và thu về nhiều từ hoạt
động SXKD. Ở hoạt động tài chính ròng tiền vào ở cả 2 năm đều âm. Từ đó cho
thấy tình hình chi trả của doanh nghiệp vẫn ổn định ở trong mức cho phép
23
Tài chính doanh nghiệp- Nhóm 6, lớp Kinh tế vận tải Thủy bộ K53
KẾT LUẬN
Cũng như ở bất kỳ một doanh nghiệp nào, tình hình tài chính của Công ty cổ phần
tập đoàn Mai Linh là vấn đề đáng quan tâm của chủ doanh nghiệp cũng như nhiều
đối tượng liên quan khác. Tình hình tài chính như quy mô tài sản, nguồn vốn, hiệu
quả quá trình sản xuất kinh doanh và khả năng sinh lợi cũng như tình hình công nợ
và khả năng thanh toán, sự dịch chuyển dòng tiền ra vào công ty của Công ty cổ
phần tập đoàn Mai Linh tuy có nhiều mặt tích cực, đáng khích lệ, song bên cạnh đó
còn có những điểm tồn đọng đòi hỏi cần thiết được khắc phục để từng bước khẳng
định lại vị trí của mình trên thương trường.
Sau một thòi gian làm việc chúng em đã phân tích tài chính trên cơ sở số liệu của
Báo cáo tài chính để đánh giá tình hình tài chính của Công ty. Tuy nhiên với những
hiểu biết còn hạn chế của mình và khó khăn về nguyên nhân nguồn gốc các con số
trên các báo cáo tài chính cũng như quỹ thời gian hạn hẹp nên việc do đó bài viết
không tránh khỏi thiếu sót chúng em rất mong có sự đóng góp và giúp đỡ của cô
giáo để phân tích được hoàn thiện hơn.
MỤC LỤC
24
Tài chính doanh nghiệp- Nhóm 6, lớp Kinh tế vận tải Thủy bộ K53
25