Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC SAU ĐẠI HỌC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: PHÁP LUẬT BẬC ĐẠI HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.52 KB, 7 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Khoa Luật

ĐỀ CƯƠNG
MÔN HỌC SAU ĐẠI HỌC

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
PHÁP LUẬT BẬC ĐẠI HỌC

HÀ NỘI – 2015
1


1. Thông tin giảng viên
1. 1. Nguyễn Ngọc Chí
Chức danh khoa học, học vị: Giảng viên cao cấp, Phó giáo sư, tiến sỹ
Thời gian làm việc: Giờ hành chính của các ngày làm việc trong tuần (từ thứ 2 đến thứ 6)
Địa điểm làm việc, địa chỉ liên hệ: P206, Nhà E1,144 Xuân Thủy, Hà Nội - Khoa
Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội
Điện thoại: CQ: 043.7547512; DĐ: 0903408336
Email:
Hướng nghiên cứu chính:
• Luật hiến pháp, Luật hình sự, Luật tố tụng hình sự, Tội phạm học, Luật
nhân quyền
• Phương pháp nghiên cứu, giảng dạy luật học.
1. 2. Nguyễn Đăng Dung
Chức danh khoa học, học vị: Giáo sư, Tiến sĩ
Thời gian làm việc: Giờ hành chính của các ngày làm việc trong tuần (từ thứ 2 đến thứ 6)
Địa điểm làm việc, địa chỉ liên hệ: P205, Nhà E1,144 Xuân Thủy, Hà Nội - Khoa Luật
- Đại học Quốc gia Hà Nội
Điện thoại: NR: 04 37566605; CQ: 04 3754 7913; DĐ: 0904250244


Email:
Hướng nghiên cứu chính:
• Luật hiến pháp, Luật hành chính, Luật nhân quyền
• Phương pháp nghiên cứu, giảng dạy luật học.
1.3. Ngô Huy Cương
Chức danh khoa học, học vị: Giảng viên, Phó giáo sư, tiến sỹ
Thời gian làm việc: Giờ hành chính của các ngày làm việc trong tuần (từ thứ 2 đến thứ 6)
Địa điểm làm việc, địa chỉ liên hệ: P205, Nhà E1,144 Xuân Thủy, Hà Nội - Khoa Luật
- Đại học Quốc gia Hà Nội
Điện thoại: CQ: 043.7548516; DĐ: 0916895859
Email:
Hướng nghiên cứu chính:
• Luật hiến pháp, luật dân sự, luật kinh doanh

2


• Phương pháp nghiên cứu, giảng dạy luật học.
1.4. Nguyễn Hoàng Anh
Chức danh khoa học, học vị: Phó giáo sư, Tiến sĩ, GVC
Thời gian làm việc: Giờ hành chính của các ngày làm việc trong tuần (từ thứ 2 đến thứ 6)
Địa điểm làm việc, địa chỉ liên hệ: P205, Nhà E1,144 Xuân Thủy, Hà Nội - Khoa Luật
- Đại học Quốc gia Hà Nội
Điện thoại: 0989676886
Email:
Hướng nghiên cứu chính:
• Luật hiến pháp, Luật hành chính
• Phương pháp nghiên cứu, giảng dạy luật học.
2. Thông tin chung về học phần
- Tên học phần: Phương pháp dạy học pháp luật bậc đại học

- Học phần: Bắt buộc
- Mã học phần:
- Số tín chỉ: 02
- Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:
+ Nghe giảng lí thuyết:
+ Thực hành:
+ Tự học:
- Đối tượng học và điều kiện tiên quyết

18
06
06

+ Đối tượng: Học viên cao học ngành Luật
+ Điều kiện tiên quyết: có bằng Cử nhân Luật
3. Chuẩn đầu ra của môn học:
Sau khi học xong môn học học viên phải và có thể:
- Về kiến thức:
a. Giải thích được khái niệm phương pháp dạy học.
b. Phân tích được vị trí, vai trò của phương pháp dạy học trong quá trình
dạy học
c. Lựa chọn, phối hợp được các phương pháp dạy học tích cực nhằm đạt
mục tiêu dạy học một các hiệu quả.
- Về kĩ năng:

3


a. Tổ chức được quá trình dạy học các môn pháp luật một cách tích cực,
hiệu quả

b. Sử dụng được các phương pháp dạy học cho các mục tiêu, nội dung,
hình thức tổ chức dạy học khác nhau một các hiệu quả
c. Sử dụng được các hình thức kiểm tra đánh giá như một phương pháp
dạy học tích cực và hiệu quả
- Về thái độ:
a. Yêu thích môn học, nhận thức được tầm quan trọng của môn học đối
với nghề dạy học
b. Coi trọng khoa học giáo dục.
- Các mục tiêu khác:
a. Rèn luyện kĩ năng hợp tác, kĩ năng giao tiếp
b. Rèn luyện kĩ năng khai thác công nghệ thông tin trong dạy học
4. Tóm tắt nội dung môn học
Môn học cung cấp những vấn đề cơ bản về phương pháp dạy học và mối
quan hệ qua lại, qui định lẫn nhau của phương pháp dạy học với các thành tố khác
của quá trình dạy học. Đồng thời môn học cũng trang bị cho học viên những kiến
thức lí luận về các phương pháp dạy học khác nhau, cách lựa chọn, phối hợp các
phương pháp dạy học nhằm đạt mục tiêu dạy học một các hiệu quả nhất. Môn học
còn giúp học viên rèn luyện những kĩ năng cơ bản của nghề dạy học, cách thức tổ
chức quá trình dạy học, sử dụng hiệu quả các phương pháp dạy học tích cực, đặc
biệt biết sử dụng các hình thức kiểm tra đánh giá như một phương pháp dạy học
tích cực.
5. Nội dung cơ bản của môn học:
Phần 1: Những vấn đề chung về phương pháp dạy học
Chương 1. Một số vấn đề lí luận về phương pháp dạy học
1.1 Bản chất và cấu trúc của phương pháp dạy học
1.2 Vị trí, vai trò của phương pháp dạy học trong quá trình dạy học
1.3 Phân loại phương pháp dạy học
1.4 Những nguyên tắc lựa chọn và phối hợp các phương pháp dạy học.
Chương 2. Một số mô hình dạy học hiệu quả
2.1 Dạy học trực tiếp

4


2.2 Dạy học dựa trên giải quyết vấn đề
2.3 Dạy học dựa trên nghiên cứu
2.4 Dạy học theo dự án
Chương 3. Các môn học pháp luật trong chương trình đào tạo bậc đại học
3.1 Vị trí, vai trò của các môn học pháp luật
3.2 Mục tiêu, nội dung các môn học pháp luật
3.3 Đối tượng học các môn học pháp luật
3.4 Điều kiện tổ chức dạy học các môn học pháp luật
Phần 2: Hệ thống phương pháp dạy học các môn pháp luật bậc đại học
Chương 4. Nhóm phương pháp thông tin
4.1 Phương pháp dùng lời
4.2 Phương pháp trực quan
Chương 5. Nhóm phương pháp nhận thức
5.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu
5.2 Phương pháp thảo luận nhóm
5.3 Phương pháp Graph
5.4 Phương pháp nêu, giải quyết vấn đề
5.5 Phương pháp dạy học theo dự án
Phần 3: Tổ chức quá trình dạy học các môn học pháp luật
Chương 6: Biên soạn đề cương môn học và kế hoạch bài học
6.1. Biên soạn đề cương môn học
6.2. Xây dựng kế hoạch bài học
6.3. Thiết kế bài học với sự hỗ trợ của các phương tiện công nghệ
6.4. Xây dựng hố sơ dạy học (teaching Portfolio)
Chương 7: Rèn luyện phương pháp học cho sinh viên
7.1 Phương pháp nghe giảng và ghi chép
7.2 Phương pháp tự học

7.3 Phương pháp thảo luận, tranh luận
7.4 Phương pháp thuyết trình
Chương 8: Các hình thức kiểm tra đánh giá có thể dùng như các
phương pháp dạy học tích cực
8.1 Kiểm tra đánh giá truyền thống
8.2 Đánh giá thực (authentic assessment)
5


6. Hình thức tổ chức dạy học
STT
1
2
3

4
5
6
7
8

Nội dung
Nhập môn
Một số vấn đề lí luận về phương pháp dạy học
Một số mô hình dạy học hiệu quả
Các môn học pháp luật trong chương trình đào tạo bậc đại
học
Nội dung từ 1-3
Nhóm phương pháp thông tin
Nhóm phương pháp nhận thức

Biên soạn đề cương môn học và kế hoạch bài học
Nội dung từ 4-6
Rèn luyện phương pháp học cho sinh viên
Các hình thức kiểm tra đánh giá có thể dùng như các
phương pháp dạy học tích cực
Nội dung từ 7-8
Cộng giờ tín chỉ


thuyết
2
2
2
2

Thực
hành

Tự học

2

2
2
2
2
2
2
2
18


2
2
2
6

6

7. Kiểm tra đánh giá
Phương pháp dạy học pháp luật bậc đại học là môn học nghiệp vụ, chủ yếu
rèn luyện các kĩ năng nghề nghiệp đặc thù cho các giảng viên dạy các môn học đặc
thù. Do vậy các hình thức kiểm tra đánh giá phải nhằm mục đích tạo động lực,
khích lệ người học chủ động rèn luyện các kĩ năng này, đồng thời vẫn đảm bảo
đánh giá được mức độ đạt chuẩn đầu ra của môn học.
Môn học có các hình thức kiểm tra đánh giá sau:
1. Kiểm tra đánh giá sự chuẩn bị ở nhà (tương ứng 40 giờ cho các giờ lí
thuyết và 20 giờ cho các giờ thực hành) bằng các hình thức khác nhau, như bài
viết, các sản phẩm minh chứng cho việc học ở nhà.
Hình thức này chiếm 20% tổng điểm môn học.
2. Đánh giá bằng hồ sơ (Portfolio), bao gồm:
Đề cương 1 môn học pháp luật có trong chương trình bậc đại học
Kế hoạch bài học (cho 1 tuần)
Hình thức này chiếm 80% tổng điểm môn học
Danh mục các tài liệu tham khảo
1. Đỗ Thành Hưng, Dạy học hiện đại, Nxb ĐHQGHN 2001
2. Phùng Thúy Phương. Học tập phục vụ cộng đồng – Phương pháp dạy học

6



và cải tiến tại Trường ĐH KHTN Thành phố HCM. Hội thảo khoa học
“Tính chủ động của tư duy, phương pháp và tinh thần đại học”, ĐH Hoa
Sen Tp Hồ Chí Minh, 2008
3. Tô Diệu Lan (dịch), 9 nguyên tắc vàng trong giảng dạy đại học, Bản tin
ĐHQGHN số 245, tháng 7/2011
4. TS Nguyễn Văn Tuấn, Tài liệu bài giảng Lý luận dạy đại học, Trường
ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh, 2009
5. Phan Huy Ngọ, Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, Nhà
xuất bản ĐHSP, 2005
6. Allan.C Omstein. Strategies for Effective Teaching NY 1990
7. Richard I Arrends Learning to Teach

Mc. Graw Hill 1998

8. J.Marc Denome & Madlein Roy Tiến tới một sư phạm tương tác, Nxb
Thanh niên 2000.

7



×