MỤC LỤC
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
1.1
1.1.1
1.1.2
1.1.3
1.2
1.2.1
1.2.2
1.3
Nội dung
Trang
MỞ ĐẦU
6
Lý do chọn đề tài
6
Tổng quan vấn đề nghiên cứu
7
Ý nghĩa của nghiên cứu
9
Đối tượng và khách thể nghiên cứu
9
Phạm vi nghiên cứu
9
Câu hỏi nghiên cứu
10
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
10
Giả thuyết nghiên cứu
10
Phương pháp nghiên cứu
10
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU
11
Cách tiếp cận trong nghiên cứu
11
Tiếp cận dựa trên thuyết về nhu cầu con người
11
Tiếp cận dựa trên thuyết hệ thống
12
Tiếp cận dựa trên thuyết vai trò
13
Một số lý luận về trẻ em, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
14
Khái niệm trẻ em, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và các khái niệm liên quan. 14
Nhu cầu của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
15
Quan điểm quốc tế và của Việt Nam về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ
19
em, trong đó có TECHCĐB
1.4 Công tác xã hội, CTXH với TECHCĐB
1.4.1 Công tác xã hội
1.4.2 Công tác xã hội với TECHCĐB
1.5 Hoạt động của NVCTXH trong trợ giúp TECHCĐB
1.5.1
1.5.2
1.5.3
1.5.4
1.6
1.6.1
1.6.2
1.6.3
1.6.4
1.7
Khái niệm hoạt động
Khái niệm NVCTXH
Khái niệm hoạt động của NVCTXH trong trợ giúp TECHCĐB
Các hoạt động cụ thể của NVCTXH trong trợ giúp TECHCĐB
Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của NVCTXH trong trợ giúp
TECHCĐB
Nhận thức xã hội về nghề CTXH, vai trò, vị trí NVCTXH trong trợ giúp
TECHCĐB
Trình độ chuyên môn (kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm nghề nghiệp và đào
tạo) của NVCTXH
Chính sách, chế độ đối với NVCTXH
Điều kiện cơ sở vật chất
Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
Chương 2
THỰC TRẠNG VỀ TECHCĐB VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NVCTXH
TRONG TRỢ GIÚP TECHCĐB Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
1
20
20
21
22
22
22
23
24
28
28
28
29
29
29
32
2.1.1 Khái quát về tình hình TECHCĐB ở nước ta hiện nay.
2.1.2 Các chính sách, chương trình trợ giúp TECHCĐB.
Viết đầy đủ
Viết tắt
Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em
BVCSGDTE
Bảo vệ, chăm sóc trẻ em
BVCSTE
2.2
Tổng
hợp
các
nghiên
cứu
vê
mô
hình
và
hoạt
động
của
NVCTXH
Bảo vệ trẻ em
BVTE trong
trợ
giúp
TECHCĐB
Bảo hiểm y tế
BHYT
2.3 bộ
Thực trạng nghiên cứu, khảo sát về nhu cầu của TECHCĐB
Cán
CBtại Trung
Tưhội
vấn và Dịch vụ truyền thông và Trung tâm CTXH
bảo vệ,
Công tâm
tác xã
CTXH
chăm sóc trẻ em tỉnh An Giang
Cộng tác viên
CTV
2.3.1
Thực
trạng
về
nhu
cầu
của
TECHCĐB
Chất độc hóa học
CĐHH
2.3.2 Thực
Đồng
bằng trạng sự đáp ứng nhu cầu của trẻ TECHCĐB.
ĐB
2.3.3 Các
tố ảnh
hưởng
Nhân
viênyếu
công
tác xã
hội tới sự đáp ứng nhu cầu của TECHCĐB NVCTXH
Nặng
nhọc, trạng
nguy hiểm,
hạikhảo sát về hoạt động của nhân viên
NN,công
NH, tác
ĐH
2.4 Thực
nghiênđộc
cứu,
xã
hội
trong
trợ
giúp
TECHCĐB.
Nhà xuất bản
NXB
2.4.1động
Hoạt–động
thambinh
vấn, và
tư vấn
cho trẻ em và gia đình
Lao
Thương
Xã hội
LĐTB&XH
Trẻ
TE
2.4.2em
Biện hộ bảo vệ chính sách
Trẻ
có hoàn
cảnh
biệtxây dựng kế hoạch trợ giúp (Quản lý ca)
TECHCĐB
2.4.3em
Đánh
giá nhu
cầu,đặc
cùng
Vi
phạm
pháp
luật
2.4.4 Vận động, kết nối, giới thiệu nguồn lực dịch vụ trợ giúp trong VPPL
xã hội
2.4.5 Truyền thông giáo dục cộng đồng
Thực trạng nghiên cứu, khảo sát các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động
2.5
của NVCTXH trong trợ giúp TECHCĐB
Chương 3
KHUYẾN NGHỊ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG CỦA NVCTXH TRONG TRỢ GIÚP TECHCĐB
3.1 Đào tạo nâng cao kiến thức kỹ năng nghề
Giải pháp về luật pháp, chính sách liên quan tới hoạt động nghề nghiệp của
3.2
NVCTXH
Giải pháp về truyền thông nâng cao nhận thức về nghề CTXH, CTXH với
3.3
TECHCĐB
3.4 Cải thiện các điều kiện làm việc của NVCTXH trong trợ giúp TECHCĐB
KHUYẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN
1 Khuyến nghị
2 Kế luận
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
22
34
37
43
43
44
49
52
53
55
56
58
59
60
68
68
70
71
73
75
75
75
77
80
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
2
DANH MỤC CÁC BẢNG
TT
Bảng 2.1
Bảng 2.2
Bảng 2.3
Bảng 2.4
Bảng 2.5
Bảng 2.6
Bảng 2.7
Nội dung
Trang
Số liệu TECHCĐB giai đoạn 2011-2013
33
Đánh giá về nhu cầu của TECHCĐB
44
Đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu của trẻ em có HCĐB
46
Những yếu tố ảnh hưởng tới sự đáp ứng nhu cầu của TECHCĐB
50
Các loại hoạt động của NVCTXH trong trợ giúp TECHCĐB
53
Kết quả hoạt động tham vấn, tư vấn cho trẻ em và gia đình
54
Kết quả hoạt động biện hộ, bảo vệ chính sách
55
Bảng 2.8
Kết quả hoạt động Quản lý ca
Bảng 2.9 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của NVCTXH
trong trợ giúp TECHCĐB
3
57
61
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
TT
Nội dung
Trang
Biểu đồ 2.1
Mô tả ĐTB kết quả hoạt động của NVCTXH trong biện
hộ, bảo vệ chính sách
56
Biểu đồ 2.2
Mô tả ĐTB kết quả hoạt động của NVCTXH trong vận
động, kết nối, giới thiệu nguồn lực dịch vụ trợ giúp trong
xã hội
58
Biểu đồ 2.3
Mô tả ĐTB kết quả hoạt động truyền thông, giáo dục
cộng đồng
60
Biểu đồ 2.4
Mô tả ĐTB yếu tố trình độ chuyên môn của NVCTXH
63
Biểu đồ 2.5
Mô tả tỷ lệ giữa các nhóm tuổi của cán bộ
64
4
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Bảo vệ, chăm sóc trẻ em là mối quan tâm hàng đầu của tất cả các quốc gia
trên thế giới, có rất nhiều thông điệp liên quan đến bảo vệ, chăm sóc trẻ em như:
“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”; “Hãy dành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em”;
“Trẻ em là trên hết”. Cũng vì mục tiêu bảo vệ, chăm sóc trẻ em mà Công ước quốc
tế về quyền trẻ em của Liên hợp quốc được ban hành vào ngày 2/9/1990. Việt Nam
là nước đầu tiên ở Châu Á và là nước thứ hai trên thế giới đã phê chuẩn Công ước
này vào ngày 20/02/1990. Ngày 16/8/1991, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ
em có hiệu lực thi hành. Điều này thể hiện sự cam kết mạnh mẽ của nước ta với
cộng đồng quốc tế về thực hiện quyền trẻ em, bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
Thực hiện đường lối đổi mới kinh tế, bên cạnh những kết quả thu được từ lĩnh
vực kinh tế, xã hội lại có những hạn chế do cơ chế thị trường gây ra, trong đó có
nhóm trẻ em yếu thế gia tăng, sự tồn tại và phát triển của nhóm trẻ em có hoàn cảnh
đặc biệt. Sự thiếu hiểu biết và thiếu trách nhiệm trong việc chăm sóc con cái của
một số cha mẹ, gia đình; bản thân một số trẻ không chịu được sức ép của môi
trường sống, sức ép kinh tế, không chịu học tập, tu duỡng, rèn luyện dẫn đến
chơi bời, đua đòi, bỏ nhà đi lang thang, mắc các tệ nạn xã hội, vi phạm pháp
luật; Sự đầu tư không đồng bộ giữa các vùng, các địa phương, sự bất cập trong
chi tiêu công cũng là những vật cản trong việc thực hiện chính sách xã hội và
chính sách đối với trẻ em. Tất cả những vấn đề trên đã làm gia tăng số lượng
trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
Để bảo vệ và chăm sóc tốt hơn cho trẻ TECHCĐB thì NVCTXH cần thể hiện
tốt hơn vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình. Từ thực tiễn cho thấy, TECHCĐB là
5
đối tượng cần được nhận sự quan tâm, chăm sóc hơn bao giờ hết từ phía chính
quyền cũng như các tổ chức chính trị, xã hội đặc biệt là NVCTXH.
Trong thời gian qua, mặc dù nghề CTXH đã được xã hội và Nhà nước quan
tâm, tuy nhiên hoạt động nghề nghiệp này vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn do một
số người chưa nhận thức được vai trò nghề nghiệp cũng như chưa có nhiều quy định
cụ thể rõ ràng về nghề cũng như đội ngũ NVCTXH làm việc trong lĩnh vực này.
Điều này tác động không nhỏ đến kết quả hoạt động của NVCTXH trong trợ giúp
đối tượng, cộng đồng yếu thế nói chung và trong trợ giúp TECHCĐB nói riêng.
Hiệu quả hoạt động trợ giúp TECHCĐB còn nhiều hạn chế do đội ngũ nhân
viên công tác xã hội chuyên trách các cấp làm việc với trẻ em, gia đình và cộng
đồng chưa có hoặc còn rất thiếu, năng lực chưa đáp ứng được yêu cầu; hầu hết các
xã, phường trên địa bàn các tỉnh/thành phố chưa có đội ngũ nhân viên công tác xã
hội được đào tạo cơ bản về bảo vệ, chăm sóc trẻ em nói chung và nhóm trẻ em có
hoàn cảnh đặc biệt nói riêng. Một số địa bàn, NVCTXH làm việc trực tiếp với trẻ
em lại không được đào tạo từ ngành CTXH, điều này cũng ảnh hưởng đến kết quả
hoạt động trợ giúp. Số lượng NVCTXH làm việc trong lĩnh vực này ở tuổi đời còn
khá trẻ nên không có nhiều thâm niên công tác trong lĩnh vực. Chính sách đối với
đội ngũ NVCTXH chưa được quan tâm đúng mức; công tác xã hội mới được công
nhận là một nghề; chưa có các nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp cũng như
thiếu phương pháp tiếp cận mang tính lý luận và toàn diện để phòng ngừa và có
những dịch vụ can thiệp, hỗ trợ kịp thời, phù hợp.
Xuất phát từ thực tế trên, tôi đã chọn đề tài: “Hoạt động của Nhân viên Công
tác xã hội trong trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam hiện nay” làm nội
dung nghiên cứu luận văn cao học của mình.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu.
Trong những năm qua, có rất nhiều đề tài, công trình nghiên cứu, các bài báo
khoc học, luận văn nghiên cứu về trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt cũng như nhấn
mạnh đến vai trò của ngành CTXH và NVCTXH như:
-
Đề tài: “Điều tra thu thập thông tin ban đầu nhằm xác định đối tượng hưởng
lợi của dự án lao động trẻ em tại 05 tỉnh Việt Nam” của Viện khoa học Lao động xã
hội. Thực hiện năm 2011. Đề tài đã chỉ ra các đối tượng trẻ em có HCĐB, tập trung
vào nhóm trẻ em lang thang, trẻ em lao động trong điều kiện nặng nhọc, độc hại và
6
những thay đổi trong việc hưởng lợi từ dự án lao động trẻ em trong đó có yếu tố
trung gian là hoạt động kết nối của NVCTXH.
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: “Tình hình lao động trẻ em – thực trạng và giải
pháp” của Nguyễn Hải Hữu. Thực hiện năm 2010. Đề tài đã đánh giá được tình
hình lao động trẻ em hiện nay, đưa ra được những giải pháp để hạn chế tình trạng
này, đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của CTXH và NVCTXH.
-
Đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của gia đình đến giáo dục trẻ lao động sớm”
của Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, năm 2009. Những nội dung của đề tài tập
trung nghiên cứu ảnh hưởng của gia đình đến việc giáo dục trẻ em lao động sớm.
Một trong những yếu tố tác động tích cực đến gia đình và tạo ra thay đổi nhận thức
từ phía gia đình là hoạt động của NVCTXH.
-
Đề tài: “Đánh giá nhu cầu của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt” của Viện Khoa
học giáo dục Việt Nam, năm 2006. Đề tài tập trung nghiên cứu về các nhu cầu của
trẻ TECHCĐB và đánh giá việc đáp ứng các nhu cầu của trẻ. Một trong những yếu
tố để nhu cầu của trẻ được đáp ứng tốt hơn đó chính là hoạt động của NVCTXH.
-
Đề tài: “Xây dựng mạng lưới bảo vệ trẻ em và người chưa thành niên dựa
vào cộng đồng” của Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em, Bộ Lao động – Thương binh và
Xã hội, Đề tài cấp Bộ, năm 2008. Nội dung của đề tài tập trung vào việc nghiên cứu
mạng lưới bảo vệ trẻ em, sự cần thiết của việc hình thành mạng lưới bảo vệ trẻ em
và người chưa thành niên dựa vào cộng đồng và trong mạng lưới này có vai trò
quan trọng là đội ngũ NVCTXH tại cộng đồng.
-
Đề tài: “Đánh giá nhu cầu sử dụng dịch vụ CTXH và đề xuất kế hoạch phát
triển mô hình và hệ thống cung cấp dịch vụ CTXH từ trung ương đến địa phương”
của Cục Bảo trợ xã hội, Bộ LĐTB&XH, năm 2012. Đề tài đã chỉ ra các nhóm đối
tượng yếu thế trong đó có trẻ em có nhu cầu rất lớn với dịch vụ CTXH. Song hiện
nay các dịch vụ chưa đáp ứng được nhu cầu của trẻ, một trong những lý do là trình
độ của NVCTXH còn hạn chế.
-
Đề tài “Giải pháp nhằm hạn chế bạo lực gia đình với phụ nữ và trẻ em”
(2009) của Bùi Thị Xuân Mai: Đề tài đã chỉ ra hiện tượng bạo lực gia đình với phụ
nữ và trẻ em và nhu cầu các biện pháp can thiệp, trong đó có đề cập đến vai trò của
CTXH và NVCTXH trong phòng, chống bạo lực gia đình với phụ nữ và trẻ em.
7
Các đề tài và công trình nghiên cứu trên đã đưa ra cách nhìn chung về tình
hình trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, vai trò của NVCTXH trong trợ giúp TECHCĐB.
Song nhiều vấn đề được đề cập trong các đề tài nghiên cứu trên chưa đánh giá được
kết quả hoạt động của cán bộ làm công tác xã hội đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc
biệt. Vì hiện nay, các nhân viên công tác xã hội mang đến một phương pháp khác
biệt cho các hoạt động xã hội, bổ sung cho phương pháp tiếp cận của các nhóm
khác (ví dụ, so với các nhà tâm lý học hoặc những người được đào tạo về các ngành
khoa học xã hội lý thuyết). Công tác xã hội tập trung vào con người trong bối cảnh
môi trường xã hội của họ, làm việc với cả hai mặt của vấn đề, tức là với cả cá nhân
và môi trường xã hội để thúc đẩy sự thay đổi cần thiết. Chính vì vậy, TECHCĐB là
nhóm đối tượng cần có sự hỗ trợ đặc biệt cả về thể chất và tinh thần nên hoạt động
trợ giúp của NVCTXH đối với TECHCĐB là rất quan trọng và cần thiết.
3. Ý nghĩa của nghiên cứu.
3.1. Ý nghĩa lý luận: Đề tài đã hệ thống được lý luận về: trẻ em, trẻ em có
hoàn cảnh đặc biệt, các nhu cầu của TECHCĐB; CTXH, CTXH với trẻ em,
NVCTXH, vai trò của NVCTXH trong trợ giúp TECHCĐB và các hoạt động cơ
bản của NVCTXH trong trợ giúp TECHCĐB.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn: Thông qua các nghiên cứu tài liệu thứ cấp, đánh giá kết
quả khảo sát về thực trạng nhu cầu và việc đáp ứng nhu cầu trong đó có vai trò của
NVCTXH. NVCTXH đã hoạt động như thế nào để đáp ứng các nhu cầu của trẻ, các
nhu cầu này đã được đáp ứng hay chưa và từ đó đưa ra khuyến nghị về giải pháp.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu.
4.1 Đối tượng nghiên cứu: Nhu cầu của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và
các hoạt động trợ giúp của nhân viên công tác xã hội đối với trẻ em có hoàn
cảnh đặc biệt.
4.2 Khách thể nghiên cứu: Tổng số khách thể tham gia khảo sát gồm 120
người, trong đó:
- NVCTXH: 60 người.
- Trẻ em (từ 6 đến dưới 16 tuổi) hoặc cha, mẹ, người giám hộ (trong trường
hợp trẻ không tự trả lời được): 60 người.
5. Phạm vi nghiên cứu.
8
- Phạm vi về nội dung: Tập trung vào đánh giá nhu cầu của trẻ và hoạt động
của NVCTXH trong trợ giúp TECHCĐB.
- Địa bàn nghiên cứu: Các nghiên cứu tài liệu thứ cấp về hoạt động của
NVCTXH trong trợ giúp TECHCĐB sẽ được tổng hợp từ các nghiên cứu, báo
cáo chung trên toàn quốc, tuy nhiên khảo sát phiếu hỏi điều tra, chỉ tập trung ở
2 địa bàn sau:
+ Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ truyền thông, thành phố Hà Nội.
+ Trung tâm CTXH bảo vệ, chăm sóc trẻ em tỉnh An Giang.
- Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2011-2013
6. Câu hỏi nghiên cứu.
- Thực trạng nhu cầu TECHCĐB ở nước ta hiện nay như thế nào?
- NVCTXH đã có những hoạt động gì trong việc trợ giúp TECHCĐB?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng tới hoạt động của NVCTXH trong trợ giúp
TECHCĐB?
7. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
7.1. Mục đích nghiên cứu:
- Đánh giá khái quát hoạt động của NVCTXH và các yếu tố ảnh hưởng đến
hoạt động của NVCTXH tại một số cơ sở xã hội/trung tâm CTXH và nghiên cứu
điểm tại cơ sở của hai tỉnh ở Việt Nam.
7.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Hệ thống hóa các lý luận và khái niệm liên quan đến trẻ em, TECHCĐB,
NVCTXH, hoạt động của NVCTXH...
- Đánh giá thực trạng về hoạt động của NVCTXH và các yếu tố ảnh hưởng
đến hoạt động của NVCTXH.
- Đưa ra những khuyến nghị giải pháp để nâng cao kết quả hoạt động của
NVCTXH trong trợ giúp TECHCĐB.
8. Giả thuyết nghiên cứu.
Hoạt động của NVCTXH trong trợ giúp TECHCĐB là rất đa dạng nhằm đáp
ứng các nhu cầu của trẻ và chịu ảnh hưởng của nhiều tố chủ quan và khác quan.
9. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp tổng hợp, phân tích: Tổng hợp các nguồn tư liệu, số liệu liên
quan đến TECHCĐB; các văn bản pháp lý liên quan đến công tác BVCSTE qua các
9
báo cáo hàng năm; văn bản, thông tư, quyết định và số liệu đã công khai trên các
phương tiện thông tin.
- Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi với 120 phiếu hỏi, trong đó 60 phiếu
hỏi cho NVCTXH, 60 phiếu hỏi cho trẻ em hoặc cha, mẹ, người giám hộ cho trẻ
(trong trường hợp trẻ không tự trả lời).
- Phương pháp phỏng vấn sâu: 5 TECHCĐB, 5 NVCTXH
- Phương pháp chuyên gia.
- Phương pháp thống kê toán học.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU
1.1. Cách tiếp cận trong nghiên cứu.
1.1.1 Tiếp cận dựa trên thuyết về nhu cầu con người.
Là con người xã hội, mỗi người đều có những nhu cầu, nhu cầu về vật chất và
nhu cầu về tinh thần. Các nhu cầu của con người thường rất đa dạng, phong phú và
phát triển. Nhu cầu của con người phản ánh mong muốn chủ quan hoặc khách quan
tuỳ theo hoàn cảnh sống, yếu tố văn hoá, nhận thức và vị trí xã hội của họ. Để tồn
tại, con người cần phải được đáp ứng các nhu cầu thiết yếu cơ bản cần cho sự sống
như: ăn, mặc, nhà ở và chăm sóc y tế,…Để phát triển con người cần được đáp ứng
các nhu cầu cao hơn như: nhu cầu an toàn, được học hành, được yêu thương, được
tôn trọng và khẳng định.
Theo thuyết động cơ của Abraham Maslow [42, tr.23] con người là một thực
thể sinh học – tâm lý xã hội. Do đó, con người có nhu cầu cá nhân cần cho sự sống
(nhu cầu về sinh học) và nhu cầu xã hội. Theo đó, ông chia nhu cầu con người
thành 5 thang bậc từ thấp đến cao: 1/ Nhu cầu sống còn, bao gồm: nhu cầu về
không khí, nhu cầu thức ăn, quần áo, nhà ở, nghỉ ngơi,…;2/ Nhu cầu an toàn: sống
trong một thế giới hoà bình, không có chiến tranh, không có bạo lực, kể cả trong
trường hợp bị mất kế sinh nhai được Nhà nước và xã hội bảo vệ và giúp đỡ. 3/ Nhu
cầu thuộc vào một nhóm nào đó: là con người xã hội, con người có các nhu cầu giao
tiếp, nhu cầu sự yêu thương, chia sẻ. Họ không muốn sự cô đơn, bị bỏ ra ngoài lề xã
hội, họ mong muốn hạnh phúc gia đình, sự tham gia và thuộc vào một nhóm nào đó
(gia đình, bạn bè, cộng đồng). 4/ Nhu cầu được tôn trọng: sự tôn trọng là giá trị của
10
chính cá nhân mỗi người; được người khác tôn trọng là sự mong muốn được người
khác thừa nhận giá trị của mình. 5/ Nhu cầu hoàn thiện: mong muốn khẳng định
mình và được xã hội tạo điều kiện để hoàn thiện và phát triển cá nhân.
Trong thực hành CTXH với trẻ em, NVCTXH cần hiểu rằng TECHCĐB
thường gặp rất nhiều vấn đề. Trong can thiệp trợ giúp giải quyết vấn đề cho trẻ, nếu
tiếp cận theo phương pháp này NVCTXH cần trả lời câu hỏi: Nhu cầu của thân chủ
xuất phát từ vấn đề này là gì? Sau đó xác lập bảng vấn đề theo thứ tự ưu tiên và
chuyển vần đề thành nhu cầu. Tiếp cận theo nhu cầu trong làm việc trực tiếp với trẻ
sẽ giúp NVCTXH hiểu rằng, với mỗi trẻ khác nhau lại nảy sinh những nhu cầu khác
biệt. Thậm chí, có những em gặp phải vấn đề giống nhau, song nhu cầu của các em
có thể là khác nhau.
Mỗi trẻ em là một cá nhân độc lập, có những cá tính riêng, hoàn cảnh riêng và
nguyên nhân dẫn đến vấn đề là khác nhau. NVCTXH cần lắng nghe để tìm hiểu nhu
cầu của từng em để có những hỗ trợ phù hợp [19, tr. 34]. Tiếp cận theo nhu cầu đỏi
hỏi NVCTXH cần thực hiện tốt kỹ năng lắng nghe tích cực để khám phá những nhu
cầu hợp lý của mỗi cá nhân mà các em chưa được thỏa mãn, ẩn sau những hành
động mà xã hội cho là không hợp lý [15, tr.25]. Ví dụ: Trẻ em mồ côi thường hay cá
tính, quậy phá nhưng thực ra chỉ là vì các em thiếu đi nhu cầu được yêu thương nên
nhiều em tỏ ra quậy phá như vậy để được mọi người quan tâm. Ví dụ như nhóm trẻ
em phải làm việc trong điều kiện nặng nhọc có nhu cầu về an toàn; trẻ em bị xâm
hại tình dục có nhu cầu trợ giúp tâm lý và xử lý khủng hoảng.
Tóm lại, TECHCĐB có rất nhiều nhu cầu và các nhu cầu cần đáp ứng một
cách hợp lý trong từng hoàn cảnh cụ thể.
1.1.2 Tiếp cận dựa trên thuyết hệ thống.
Thuyết hệ thống ra đời năm 1940, do nhà sinh vật học Ludwig Von
Bertalanffy phát hiện. Ông đưa ra quan điểm rằng tất cả các cơ quan đều là các hệ
thống, bao gồm những hệ thống nhỏ hơn và là phần tử của các hệ thống lớn hơn. Ý
tưởng này có ảnh hưởng đến nhiều ngành khoa học, trong đó có cả Công tác xã hội.
Von Bertalanffy [42, tr. 21] đã xác định một vài quy tắc quan trọng trong việc
hiểu thế nào là một hệ thống: 1/ Mọi hệ thống đều nằm trong một hệ thống khác lớn
hơn có ảnh hưởng tới những hệ thống nhỏ nằm trong nó. 2/ Mọi hệ thống luôn bao
gồm những hệ thống con, cho đến đơn vị nhỏ nhất là phần tử. Mỗi hệ thống con có
11
nguyên tắc riêng, có biên giới và đặc tính thống nhất. Như vậy, hệ thống có thể mở
ra tới một tập thể và thu nhỏ là bản thân mỗi cá nhân. 3/ Hệ thống có tính phụ
thuộc: Có ba loại tính phụ thuộc trong hệ thống đó là: tính phụ thuộc trong hệ thống
(các phần tử trong hệ thống luôn có quan hệ tương hỗ); tính phụ thuộc giữa các hệ
thống (mọi hệ thống đều có tương tác với các hệ thống khác); tính phụ thuộc vào
môi trường (mọi hệ thống đều cần năng lượng bên ngoài để tồn tại). 4/ Tổng thể có
nhiều đặc tính hơn tổng cộng các đặc tính của tất cả các thành viên (sự tương tác
giữa các phần tử trong hệ thống tạo ra những đặc tính mới cho tổng thể). 5/ Hệ
thống có tính tương tác vòng: Một thành viên tác động vào thành viên khác sẽ nhận
được một sự phản hồi.
Khi làm việc với trẻ em, NVCTXH cần xem xét bản thân trẻ là một hệ thống,
hệ thống này nằm trong hệ thống lớn hơn là gia đình và hệ thống gia đình lại là một
hệ thống phần tử nằm trong hệ thống cộng đồng nhất định chứa gia đình đó. Khi
xác định vấn đề của trẻ, NVCTXH cần đặt trong mối tương tác giữa các hệ thống để
phân tích sâu hơn nguyên nhân dẫn đến vấn đề. TECHCĐB thường phụ thuộc và
cần sự trợ giúp từ các hệ thống như họ hàng, người thân, trường học, cơ sở xã hội,
chính sách,…nhưng đôi khi trẻ và gia đình trẻ không tiếp cận được những hệ thống
trợ giúp này để vượt qua khó khăn. Vì vậy, nhiệm vụ của NVCTXH là kết nối nhu
cầu của trẻ với các hệ thống hỗ trợ bên ngoài. [19, tr. 54].
Khi tiếp cận theo thuyết hệ thống, NVCTXH sẽ sử dụng và phát huy tối đa
khả năng của trẻ trong sự tương tác với các hệ thống khác để giải quyết vấn đề (ví
dụ: hệ thống y tế, hệ thống giáo dục, hệ thống gia đình); xây dựng mối quan hệ mới
giữa trẻ, gia đình trẻ với các hệ thống trợ giúp trong xã hội (ví dụ: trợ giúp trẻ tàn
tật tương tác thân thiết hơn với các cơ sở chăm sóc để các em thấy rằng các em
không bị phân biệt đối xử); giúp tăng cường khả năng tương tác giữa trẻ, gia đình
trẻ và các hệ thống; cải tạo mối quan hệ tương tác giữa các thành viên trong cùng hệ
thống (ví dụ phá bỏ hệ thống đóng gia đình; phát triển, hoàn thiện hệ thống chính
sách xã hội; hệ thống cung cấp dịch vụ xã hội).
1.1.3 Tiếp cận dựa trên thuyết vai trò.
Vai trò là những khuôn mẫu ứng xử khác nhau do xã hội áp đặt cho mỗi chức
vị của con người trong xã hội đó. Ví dụ bố phải thương con, mẹ phải hiền, chồng
12
phải biết chăm sóc vợ, vợ phải đảm đang, con cái phải nghe lời bố mẹ, học trò phải
chăm chỉ, thầy cô giáo phải nghiêm túc,… [13, tr. 34]
Những vấn đề liên quan tới vai trò như mơ hồ vai trò, mâu thuẫn/xung đột vai
trò hay quá tải với vai trò,… thường có thể xảy ra với cá nhân. Một người có thể có
nhiều vai trò khác nhau, những khuôn mẫu ứng xử do xã hội áp đặt có thể mâu
thuẫn với nhau, tạo ra khó khăn.
NVCTXH cũng có thể đóng nhiều vai trò khác nhau khi triển khai các hoạt
động trợ giúp cho TECHCĐB hay gia đình của trẻ. Những vấn đề này đòi hỏi
NVCTXH cần nắm rõ để có thể giải quyết những khó khăn trong quá trình tác
nghiệp như một NVCTXH chuyên nghiệp. Có lúc NVCTXH đóng vai trò nhà tham
vấn, có lúc đóng vai trò nhà giáo dục, có lúc đóng vai trò người kết nối. Ứng với
mỗi vai trò, NVCTXH lại có những nhiệm vụ chức năng riêng biệt. Không ít trường
hợp họ phải đóng nhiều vai trò cùng một lúc, có nghĩa là có rất nhiều nhiệm vụ
gánh trên vai họ. Vì vậy, NVCTXH cần biết xác định đâu là vai trò chính, hoạt
động chính để thực thi trước mắt.
Đối với trẻ em, NVCTXH cũng cần giúp các em nhận biết được vai trò của
mình trong mỗi tình huống để có hành vi ứng xử phù hợp. Ví dụ khi tới trường học,
với vai trò là học sinh, các em cần tuân thủ kỷ luật lớp học; khi về nhà với vai trò
người con, các em cần nghe lời bố mẹ; trong một nhóm xã hội, có thể đóng vai trò
là trưởng nhóm cần nêu gương. NVCTXH phải cho trẻ thấy được những vai trò
khác nhau, các em có thể đóng tùy theo hoàn cảnh cá nhân và tài nguyên có thể huy
động được. Thông qua việc đóng vai, các em có thể nhận thấy được trách nhiệm của
mình và có suy nghĩ, hành động tích cực để thực hiện tốt hơn vai trò, trách nhiệm
đó. [24, tr.35].
1.2. Một số lý luận về trẻ em, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
1.2.1. Khái niệm trẻ em, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
Khái niệm trẻ em.
Công ước quốc tế về quyền trẻ em định nghĩa về trẻ em: Trẻ em được xác
định là người dưới 18 tuổi, trừ khi pháp luật quốc gia công nhận tuổi thành niên
sớm hơn (Điều 1) [34]. Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam quy
định: Trẻ em quy định trong Luật này là công dân Việt Nam dưới mười sáu tuổi
(Điều 1) [35].
13
Trẻ em là những người chưa phát triển đầy đủ về thể chất và tinh thần, trẻ em
cần được chăm sóc, bảo vệ, được giáo dục trở thành những công dân tốt, những
người chủ tương lai của đất nước.
Khái niệm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 của Việt Nam: Điều 3,
khoản 1 có ghi: “Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh không bình
thường về thể chất hoặc tinh thần, không đủ điều kiện để thực hiện quyền cơ bản và
hoà nhập với gia đình, cộng đồng”.
Điều 40 của Luật BVCSGTE trẻ em quy định: “Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
bao gồm: Trẻ em mồ côi không nơi nương tựa; trẻ em bị bỏ rơi; trẻ em khuyết tật,
tàn tật; trẻ em là nạn nhân của chất độc hoá học; trẻ em nhiễm HIV/AIDS; trẻ em
phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại; trẻ em phải làm việc
xa gia đình; trẻ em lang thang; trẻ em bị xâm hại tình dục; trẻ em nghiện ma tuý;
trẻ em vi phạm pháp luật” [35].
Như vậy có thể thấy trẻ em trong hoàn cảnh đặc bệt là những trẻ em vì lý do
nào đó mà các em sống trong hoàn cảnh có nhưng khó khăn nhất định về thể chất,
tinh thần hayquan hệ xã hội khiến cho các em khó hay không tiếp cận được những
cơ hội đảm bảo cho sự phát triển và hòa nhập.
Bên cạnh khái niệm này còn có một khái niệm đó là “trẻ em có nguy cơ rơi
vào hoàn cảnh đặc biệt”. Đó là những trẻ em do sống trong môi trường gia đình
hay cộng đồng có một hay nhiều nguy cơ gây tổn hại khiến các em dễ rơi vào hoàn
cảnh đặc biệt. Trẻ em thuộc nhóm có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt bao gồm:
Trẻ em bị ngược đãi, bạo lực; trẻ em bị tai nạn thương tích; trẻ em bị buôn bán, bắt
cóc; trẻ em bỏ học (chưa học xong chương trình THCS); trẻ em sống trong gia đình
nghèo; trẻ em sống trong gia đình có vấn đề xã hội (cha mẹ ly hôn, bạo lực gia
đình); trẻ em sống trong gia đình có cha hoặc mẹ hoặc người nuôi dưỡng trực tiếp
chết vì HIV/AIDS;... [20, tr.26]
1.2.2 Nhu cầu của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
Nhu cầu là yếu tố tất yếu, cần thiết để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của
mỗi cá nhân [33, tr.22]. Nếu nhu cầu được thỏa mãn thì sẽ tạo nên cảm giác thoải
mái và an toàn cho sự phát triển và ngược lại, nếu không được đáp ứng thì sẽ gây
14
căng thẳng và có thể dẫn tới hậu quả nhất định. Theo từ điển tiếng Việt (2002, NXB
Đà Nẵng): “Nhu cầu là điều đòi hỏi của đời sống tự nhiên và xã hội” [27].
Dựa trên cách tiếp cận theo thuyết nhu cầu của Maslow, TECHCĐB có những
nhu cầu như sau:
- Nhu cầu sinh tồn: Là những yếu tố đảm bảo cho sự phát triển về thể lực của
trẻ như: thực phẩm, nước uống, nơi ở, điều kiện vệ sinh sức khỏe, không khí và môi
trường trong sạch, quấn áo, khám chữa bệnh,…Phần lớn, nhu cầu này của
TECHCĐB chưa được đảm bảo thường xuyên và hợp lý.
- Nhu cầu an toàn: Trong bậc thang nhu cầu của Maslow thì đây là nhu cầu
thiết yếu cho sự tồn tại của một con người, tuy nhiên TECHCĐB chưa được đáp
ứng tốt nhất về nhu cầu này. Trẻ em lang thang, trẻ em làm việc trong điều kiện
nặng nhọc và độc hại phải sinh sống trên đường phố, làm việc tại những nơi có
nhiều mối đe dọa đến tính mạng nên cần được đáp ứng tốt nhu cầu này. Đối với
nhóm trẻ em khuyết tật, trẻ em nhiễm HIV/AIDS và trẻ em bị xâm hại tình dục thì
các em cũng rất cần được đảm bảo trong việc tách các em ra khỏi môi trường nguy
hiểm và có những chăm sóc về mặt y tế và chế độ dinh dưỡng cho các em.
- Nhu cầu về tình yêu thương: TECHCĐB cần có sự yêu thương, quan tâm,
chăm sóc từ gia đình, họ hàng, bạn bè. Mái ấm gia đình đóng vai trò rất quan trọng,
đây là môi trường xã hội hóa đầu tiên và cũng là môi trường tác động lớn nhất của
trẻ [21, tr.22]. Trong trường hợp can thiệp, tách trẻ ra khỏi gia đình là trường hợp
bất khả kháng, không còn một giải pháp nào thay thế nữa. Với trường hợp này thì
NVCTXH và những người chăm sóc luôn cần phải quan tâm và đáp ứng nhu cầu
tình cảm cho các em. Phần lớn TECHCĐB luôn thiếu hụt sự yêu thương, quan tâm
và chăm sóc của gia đình, họ hàng và bạn bè dẫn đến những hậu quả tiêu cực cho sự
phát triển của trẻ. Để đáp ứng nhu cầu này, NVCTXH cần có sự can thiệp tới gia
đình, họ hàng, bạn bè để nâng cao vai trò và nhận thức giúp TECHCĐB được đáp
ứng tốt nhất nhu cầu này.
- Nhu cầu được tôn trọng: Trẻ em nói chung và đặc biệt là nhóm TECHCĐB
thì sự tôn trọng sẽ làm tăng sự tự tin, nghị lực của trẻ. Trên thực tế, một trong
những vấn đề mà các bậc cha mẹ đang gặp phải là luôn coi con mình còn nhỏ và từ
đó áp đặt và đưa ra những quyết định không quan tâm đến suy nghĩ cảm xúc của
các em. Nhiều em luôn tự ti với điều kiện và hoàn cảnh của mình nên thụ động và
15
ngại giao tiếp (trẻ em khuyết tật, trẻ em nhiễm HIV/AIDS, trẻ em vi phạm pháp
luật, trẻ em bị xâm hại tình dục). Việc chúng ta đưa ra sự trợ giúp cho trẻ là rất tốt
nhưng để trẻ thực sự lớn mạnh và phát triển như những đứa trẻ bình thường khác thì
chúng ta cần đối xử với các em như những đứa trẻ bình thường [19, tr.34]. Điều này
sẽ giúp các em trở thành một cá thể độc lập và tự tin xóa bỏ những vấn đề của các
mình để phát triển trong cuộc sống.
- Nhu cầu được phát triển: Là việc đáp ứng các nhu cầu về giải trí, vui chơi,
học tập, được khẳng định mình. Thông qua hoạt động giải trí, vui chơi, học tập
TECHCĐB được hòa mình vào xã hội và tự khẳng định mình. TECHCĐB gặp
nhiều vấn đề nên nhu cầu này gần như bị tước bỏ. Do vậy, mặc dù các em không
tham gia hoặc chưa có điều kiện tham gia các hoạt động vui chơi giải trí, học tập thì
NVCTXH vẫn cần phải biết khích lệ và tạo điều kiện để các em tham gia vào các
hoạt động này.
Nhu cầu của TECHCĐB đang bị xâm phạm, chưa được đáp ứng một cách tốt
nhất. Việc đáp ứng các nhu cầu ở trên cũng chính là nền tảng để giúp các em phát
triển. Do đó NVCTXH cần phải thực hiện các hoạt động nghề nghiệp để đảm bảo
nhu cầu và lợi ích tốt nhất cho các em.
TECHCĐB có những cảm xúc, tâm lý rất khác nhau, đòi hỏi NVCTXH cần có
hiểu biết và có những hoạt động can thiệp phù hợp, ví dụ như:
- Trẻ em mồ côi không nơi nương tựa: Do thiếu thốn tình cảm nên phần lớn
các em có nhu cầu về tình thương rất lớn, điều này chi phối nhiều đến hoạt động
tâm lý của trẻ, có nhiều em thường có tâm lý dễ bị kích động đi vào con đường
phạm pháp hoặc quá tự ti, mặc cảm, sợ sệt, rụt rè [19, tr.17]. Sự thiếu hụt về tình
cảm làm cho trí tuệ chậm phát triển. Tuy nhiên, do ý thức được hoàn cảnh nên
nhóm trẻ này rất trân trọng sự giúp đỡ của mọi người, có ý chí và nghị lực vươn lên.
- Trẻ em khuyết tật: Đa số các em thường bi quan, chán nản, tự ti, mặc cảm,
tủi phận, cho mình là người bỏ đi, là gánh nặng của gia đình, người thân, ngại giao
tiếp với mọi người, hay nghi ngờ mọi người xung quanh [19, tr.17]. Tuy nhiên một
số em giàu nghị lực để vươn lên. Nhóm trẻ này có nhu cầu được tôn trọng, được
chấp nhận như người bình thường khác.
- Trẻ em lang thang: Phần lớn các em rất linh hoạt, thích tự do, tính thích nghi
cao, tính tự lập cao, chăm chỉ, quyết đoán; là người có lòng hào hiệp, tinh thần
16
tương trợ bạn bè cùng cảnh , tinh thần kỷ luật rất cao, biết tự tổ chức cuộc sống
của mình. Phần lớn các em chịu đựng được sự mắng chửi, xúc phạm [19, tr.18].
Tuy nhiên các em hay nói dối (về tên, tuổi, quê quán, gia đình…); chịu sự tác
động rất lớn của các tệ nạn xã hội do kỹ năng sống còn hạn chế. Nhiều em có
tâm lý lo lắng không ai chăm sóc, bị bắt cóc, bị lạm dụng tình dục, bị lừa bán,
lo lắng khi nghĩ về gia đình. Trẻ em lang thang phần lớn với mục đích đi kiếm
sống nên hầu hết các em muốn đủ ăn, đủ mặc, không phải đi đánh giầy, bán báo
và cải thiện được cuộc sống gia đình.
- Trẻ em bị xâm hại tình dục: Đa số các em có tâm lý khủng hoảng, sợ hãi,
cảm thấy bất an trong mọi mối quan hệ, trong mọi hoạt động hàng ngày của cuộc
sống [19, tr.20]. Biểu hiện lớn nhất của rối loạn tinh thần ở trẻ em bị xâm hại tình
dục đó là khó khăn của trẻ trong quan hệ với mọi người xung quanh, người lớn hay
bạn cùng trang lứa. Về hành vi, trẻ trở nên lệ thuộc, thụ động, né tránh mọi khó
khăn. Trẻ thiếu tự tin, chủ động, nhiều em có hành vi tự hủy hoại bản thân xem như
tìm sự giải thoát. Về phản ứng, các em có phản ứng bốc đồng, hiếu chiến và có thể
bắt chước hành vi của kẻ xâm hại mình.
- Trẻ em vi phạm pháp luật: Đa số các em luôn muốn tự khẳng định mình
bằng sự thoát lý ràng buộc của gia đình, nhà trường và pháp luật. Không nghe lời,
hay cãi lại, nói năng ngổ ngáo, xấc xược và vô tổ chức kỷ luật trong sinh hoạt, học
tập. Nhiều em muốn chơi trội, gây ấn tượng để mọi người chú ý, nói năng thô tục,
thích tạo ra những trạng thái tinh thần kích động: rượu chè, tiêm chích, đánh lộn, cờ
bạc…Thích được mọi người tôn trọng, đề cao nhưng lại luôn coi thường những
người xung quanh. Về tình cảm, các em là người có tình cảm mạnh mẽ, dễ tự ái,
hay nóng nảy, suy nghĩ thiếu chín chắn, dễ bị kích động, lợi dụng, lôi kéo. Về
trí tuệ, các em thường có tư duy trừu tượng kém, học yếu, hay coi thường học
tập, nhưng lại rất khôn khéo trong những hành vì ranh ma, vi phạm pháp luật.
Động cơ vi phạm pháp luật thường do các em không có sự yêu thương, gần gũi,
bảo ban của cha mẹ, vì vậy trẻ cần hơn bao giờ hết sự nâng đỡ về tình cảm [21,
tr.19]. Nếu không có sự nâng đỡ, chỉ bảo kịp thời các em có thể dấn sâu vào
con đường phạm pháp.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến TECHCĐB, tuy nhiên tập trung vào những
nguyên nhân chính sau [19, tr.33]:
17
Nhận thức về trách nhiệm bảo vệ trẻ em chưa đầy đủ, kiến thức, kỹ năng bảo
vệ trẻ em của gia đình và cộng đồng còn nhiều hạn chế.
Việc ngược đãi, xâm hại, bóc lột đối với trẻ em chưa được cộng đồng chủ
động phát hiện sớm và báo cho các cơ quan chức năng để xử lý, can thiệp kịp thời.
Tình trạng thiếu trách nhiệm của cha mẹ trong việc chăm sóc, giáo dục con
cái hay còn gọi là sự “sao nhãng” còn khá phổ biến ở nước ta.
Thiếu khung pháp lý toàn diện về bảo vệ trẻ em, một số quy định của luật
pháp chưa cụ thể và thiếu tính đồng bộ.
Đội ngũ cán bộ chuyên trách làm việc trong lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc trẻ em
còn thiếu về số lượng cần được cung cấp những kiến thức chuyên sâu về CTXH.
Ngân sách cho việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em còn hạn chế.
1.3 Quan điểm quốc tế và của Việt Nam về bảo vệ, chăm sóc trẻ em, trong đó
có TECHCĐB.
Trẻ em được xem là nhóm yếu thế trong xã hội bởi các em chưa phát triển
đầy đủ về thể chất lẫn tinh thần, chưa có đủ khả năng để tạo dựng cho mình một
cuộc sống và phụ thuộc vào sự quan tâm chăm sóc của gia đình và xã hội. Chính vì
vậy, trẻ em được thế giới rất quan tâm và bảo vệ. Công ước quốc tế về Quyền trẻ
em ra đời năm 1990 đóng vai trò như văn bản pháp lý quốc tế để các nước thành
viên thực hiện các quyền của trẻ. Có 4 nhóm quyền chính của trẻ em được yêu cầu
đảm bảo: nhóm quyền sinh tồn; nhóm quyền được phát triển; nhóm quyền được bảo
vệ; nhóm quyền tham gia
Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và nước thứ 2 trên thế giới tham gia ký
Công ước quốc tế về Quyền trẻ em. Điều này cho thấy sự quan tâm của Đảng và
Nhà nước Việt Nam trong bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, nhất là TECHCĐB.
Ngay sau khi tham gia phê chuẩn Công ước quốc tế về quyền trẻ em, năm 2004,
Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được ra đời. Một loạt các Bộ luật, Luật
có liên quan cũng được ban hành và bao gồm những điều khoản liên quan tới bảo
vệ, chăm sóc trẻ em như: Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân năm 1989; Luật phổ cập
giáo dục tiểu học năm 1998; Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000; Bộ luật Tố tụng
hình sự năm 2003; Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004; Bộ luật Dân dự năm 2005;
Luật Thanh niên năm 2005; Luật Giáo dục năm 2005; Luật Bình đẳng giới năm
2006; Luật Bảo hiểm y tế năm 2008; Bộ luật Hình sự năm 2009; Luật Khám, chữa
18
bệnh năm 2009; Luật Quốc tịch năm 2009; Luật phòng chống bạo lực gia đình năm
2009; Luật nuôi con nuôi năm 2010; Bộ luật Lao động năm 2012 [24, tr.23].
Những chương trình, chính sách về bảo vệ, chăm sóc trẻ em được ban hành
trên cơ sở của các Luật. Các chương trình dịch vụ xã hội được phát triển góp phần
tham gia vào hệ thống bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở các cấp độ phỏng ngừa, can thiệp
và bảo vệ.
Để giúp cho các chính sách và dịch vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em nói riêng và
cho lĩnh vực an sinh xã hội nói chung được triển khai một cách có hiệu quả, ngày
25/3/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ký phê duyệt Đề án 32 về phát triển nghề
CTXH giai đoạn 2010-2020. Mục tiêu chung của Đề án là phát triển CTXH trở
thành một nghề ở Việt nam, với mục tiêu là phát triển hệ thống, mạng lưới dịch vụ
xã hội có chất lượng đi cùng với phát triển mạng lưới NVCTXH có trình độ chuyên
môn nghiệp vụ. Định hướng này không những giúp cho Việt Nam phát triển và hội
nhập quốc tế mà còn là phương thức giúp cho các chính sách an sinh xã hội, an sinh
trẻ em và gia đình mang tính bền vững, giảm chi ngân sách nhà nước, huy động
nguồn lực trong xã hội.
1.4. Công tác xã hội, CTXH với TECHCĐB.
1.4.1. Công tác xã hội.
Có nhiều khái niệm Công tác xã hội được đưa ra ở các góc độ khác nhau:
Theo Từ điển Bách khoa ngành công tác xã hội (1995) có ghi “công tác xã
hội là một khoa học ứng dụng nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của con người,
tạo ra những chuyển biến xã hội và đem lại nền an sinh cho người dân trong xã hội”
[4, tr.12].
Theo Hiệp hội các nhân viên xã hội chuyên nghiệp của Mỹ cho rằng: “công
tác xã hội là một hoạt động chuyên nghiệp nhằm giúp đỡ các cá nhân, gia đình,
nhóm, cộng đồng phục hồi hay tăng cường năng lực và chức năng xã hội để tạo ra
những điều kiện cần thiết, giúp họ đạt mục tiêu” (National Association of Social
Workers, Standards for Social Service Manpower, new York: NASW, 1983, P 4-5).
Bùi Thị Xuân Mai (2010) đưa ra một khái niệm về CTXH như sau: “Công
tác xã hội là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp các cá nhân, gia
đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã
hội, đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ
19
nhằm giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã
hội góp phần bảo đảm an sinh xã hội”.
Từ những khái niệm trên về CTXH, có thể thấy CTXH có những đặc điểm
như sau:
- CTXH là một nghề, một khoa học. Nghề này thực hiện các chức năng:
chức năng phòng ngừa, can thiệp các vấn đề xã hội, chức năng phục hồi và
chức năng phát triển cho những cá nhân, gia đình và cộng đồng bị suy giảm các
chức năng xã hội.
- Mục đích của CTXH là hướng tới nâng cao năng lực cho các nhóm đối
tượng cá nhân, gia đình và cộng đồng có hoàn cảnh khó khăn; cải thiện môi trường
xã hội để hỗ trợ cá nhân, gia đình và cộng động thực hiện các chức năng, vai trò của
họ có hiệu quả.
- Đối tượng tác động là những cá nhân, gia đình và cộng đồng có vấn đề
xã hội cần sự trợ giúp, đặc biệt là những nhóm người yếu thế như: TECHCĐB,
người cao tuổi, người khuyết tật, người bị nhiễm HIV/AIDS, gia đình và cộng
đồng nghèo,...
- Người thực hiện nghề nghiệp này là người được đào tạo một cách chuyên
nghiệp, được trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp.
1.4.2. Công tác xã hội với TECHCĐB.
Từ những khái niệm trên có thể đi tới khái niệm CTXH với TECHCĐB là:
CTXH với TECHCĐB là hoạt động chuyên nghiệp mà ở đó NVCTXH sử dụng
kiến thức, kỹ năng chuyên môn trợ giúp các TECHCĐB, gia đình trẻ nâng cao năng
lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi
trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ liên quan tới bảo vệ, chăm sóc
trẻ nhằm giúp TECHCĐB, gia đình trẻ giải quyết và phòng ngừa các vấn đề của
mình, góp phần bảo đảm an sinh xã hội.
Từ khái niệm trên về CTXH với TECHCĐB, có thể thấy những đặc điểm cơ
bản của CTXH trong trợ giúp TECHCĐB như sau:
- CTXH với TECHCĐB là hoạt động chuyên nghiệp tham gia vào giải quyết,
phòng ngừa những vấn đề của trẻ và gia đình của trẻ như: HIV/AIDS, vi phạm pháp
luật, lang thang, mồ côi, khuyết tật,... CTXH giúp trẻ và gia đình trẻ phục hồi vượt
qua những khó khăn đó và phát triển, hòa nhập xã hội.
20
- Mục đích của CTXH với TECHCĐB là hướng tới nâng cao năng lực cho
TECHCĐB, gia đình của trẻ; cải thiện môi trường xã hội (pháp luật, chính sách, thái
độ,...) của trẻ; giúp TECHCĐB và gia đình trẻ giải quyết được những vấn đề cũng
như tăng cường khả năng ứng phó vơi vấn đề.
- Đối tượng/người được tác động là những TECHCĐB, gia đình trẻ và cộng
đồng của trẻ, ví dụ như trẻ có HIV/AIDS, khuyết tật,... và cộng đồng kỳ thị với trẻ
hay gia đình trẻ.
- Người thực hiện công tác trợ giúp TECHCĐB là NVCTXH, những người
được đào tạo, trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề CTXH thông qua những
hoạt động trợ giúp can thiệp giải quyết, biện hộ chính sách, tìm kiếm kết nối dịch vụ
hay giáo dục cộng đồng,... để giúp TECHCĐB, gia đình trẻ vượt qua khó khăn,
vươn lên và hòa nhập xã hội.
1.5. Hoạt động của NVCTXH trong trợ giúp TECHCĐB.
1.5.1. Khái niệm Hoạt động.
Theo quan điểm Triết học, hoạt động là quan hệ biện chứng của chủ thể
và khách thể. Trong quan hệ đó, chủ thể là con người, khách thể là hiện thực
khách quan.
Hoạt động được xem như là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người và
con người hay sự vật để tạo ra sản phẩm.
Đặc điểm của hoạt động: Hoạt động bao giờ cũng có đối tượng (tác động tới
ai, cái gì?); có chủ thể (ai thực hiện hoạt động?); có mục đích (hướng tơi điều gì, để
làm gì?).
1.5.2. Khái niệm Nhân viên Công tác xã hội.
Khái niệm: Theo Hiệp hội các nhà công tác xã hội chuyên nghiệp quốc tế IASW định nghĩa: “Nhân viên công tác xã hội là người được đào tạo và trang bị
các kiến thức và kỹ năng trong công tác xã hội, họ có nhiệm vụ: trợ giúp các đối
tượng nâng cao khả năng giải quyết và đối phó với vấn đề trong cuộc sống; tạo cơ
hội để đối tượng tiếp cận được các nguồn lực cần thiết; thúc đẩy sự tương tác giữa
các cá nhân, giữa cá nhân với môi trường, tạo ảnh hưởng tới chính sách xã hội,
các cơ quan, tổ chức vì lợi ích của cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng” [12].
Như vậy, từ khái niệm NVCTXH có thể thấy:
21
- NVCTXH phải là người được đào tạo và trang bị những kiến thức kỹ năng
chuyên môn. Trên thế giới, NVCTXH được đào tạo ở các bậc cử nhân, thạc sỹ và
tiến sỹ. Hiện nay ở Việt Nam, NVCTXH được dùng để chỉ những người thực hiện
nhệm vụ chức năng trong trợ giúp xã hội và yêu cầu cần được bồi dưỡng hay đào
tạo theo các cấp học: Trung cấp; Cao đẳng; Đại học; Cao học.
- NVCTXH phải có các kiến thức kỹ năng, kinh nghiệm: kiến thức hiểu biết
về tâm lý, nhu cầu của trẻ và các luật pháp, chính sách liên quan tới bảo vệ, chăm
sóc trẻ; những kỹ năng, kinh nghiệm trong tạo lập mối quan hệ và đánh giá vấn đề
của trẻ,...
- Nhiệm vụ của NVCTXH là: Trợ giúp cá nhân và gia đình giải quyết các vấn
đề khó khăn; nối kết họ với các dịch vụ và nguồn lực trong xã hội; thúc đẩy sự
tương tác cá nhân và môi trường; tham gia vào xây dựng và hoàn thiện hệ thống
chính sách an sinh xã hội; thực hiện các hoạt động nghiên cứu.
1.5.3 Khái niệm hoạt động của NVCTXH trong trợ giúp TECHCĐB.
Trên cơ sở phân tích những khái niệm về TECHCĐB, hoạt động, CTXH,
CTXH với TECHCĐB, NVCTXH, chúng tôi đưa ra khái niệm về Hoạt động của
NVCTXH trong trợ giúp TECHCĐB:
Hoạt động của NVCTXH trong trợ giúp TECHCĐB là toàn bộ những công
việc mà NVCTXH thực hiện để trợ giúp TECHCĐB bao gồm: các giải pháp để trẻ
em và gia đình giải quyết, tháo gỡ khó khăn, đáp ứng được các nhu cầu của trẻ;
giúp trẻ và gia đình tiếp cận được với dịch vụ và nguồn lực trong xã hội; thúc đẩy
sự tương tác giữa trẻ và gia đình với môi trường xã hội; tạo ảnh hưởng tới việc xây
dựng và hoạch định chính sách của các cơ quan tổ chức vì lợi ích của trẻ và gia
đình trẻ.
Từ khái niệm về Hoạt động của NVCTXH trong trợ giúp TECHCĐB, có thể
thấy khái niệm này bao gồm những ý niệm cơ bản sau:
- Đôi tượng (khách thể ) tác động của hoạt động là nhóm trẻ TECHCĐB và
gia đình trẻ.
- Những hoạt động cụ thể là: hoạt động trợ giúp TECHCĐB và gia đình trẻ
giải quyết các vấn đề khó khăn; nối kết họ với các dịch vụ và nguồn lực trong xã
hội; thúc đẩy sự tương tác TECHCĐB và gia đình với môi trường, hệ thống chính
sách, dịch vụ an sinh xã hội,...
22
- Chủ thể của hoạt động này là NVCTXH, họ là người được đào tạo và trang
bị những kiến thức, kỹ năng chuyên môn qua các hình thức đào tạo chính quy
hay bồi dưỡng nâng cao: các kiến thức về tâm lý và nhu cầu của trẻ, của
TECHCĐB; luật pháp, chính sách liên quan tới bảo vệ, chăm sóc trẻ em; kỹ
năng tạo lập mối quan hệ, đánh giá vấn dề của trẻ; kỹ năng điều phối các bên,
làm việc với các cơ quan tổ chức cung cấp dịch vụ trợ giúp trẻ; kỹ năng biện hộ
quyền lợi của trẻ và gia đình trẻ.
- Mục đích của hoạt động này là nhằm giúp TECHCĐB và gia đình trẻ giải
quyết được vấn đề, tiếp cận được chính sách và dịch vụ xã hội nhằm đáp ứng nhu
cầu của TECHCĐB và gia đình trẻ; đồng thời tăng cường năng lực cho hệ thống
chính sách xã hội trong quá trình đáp ứng nhu cầu của trẻ.
1.5.4. Các hoạt động cụ thể của NVCTXH trong trợ giúp TECHCĐB.
Để trợ giúp TECHCĐB, NVCTXH cần thực hiện một hay nhiều hoạt động
trong số các hoạt động dưới dây:
1.5.4.1 Đánh giá nhu cầu, cùng xây dựng kế hoạch trợ giúp (Quản lý ca).
NVCTXH cần phải biết đánh giá các nhu cầu đích thực của trẻ, sau đó xác
định những nguồn lực phù hợp với nhu cầu của trẻ để từ đó kết nối một cách có
hiệu quả những nhu cầu và nguồn lực đó. Đây được xem như nhóm hoạt động rất
quan trọng trong can thiệp giúp trẻ hay gia đình trẻ giải quyết vấn đề và nó bao gồm
những hoạt động đi theo một quy trình giải quyêt vấn đề như:
Tiếp nhận ca, đánh giá sơ bộ ban đầu.
Thu thập thông tin, đánh giá chi tiết.
Xây dựng và thực hiện kế hoạch can thiệp/trợ giúp.
Đánh giá và kết thúc can thiệp, trợ giúp.
1.5.4.2 Tham vấn/tư vấn cho trẻ em và gia đình.
Tham vấn là một quá trình trợ giúp tâm lý, trong đó nhà tham vấn sử dụng
kiến thức, kỹ năng chuyên môn và thái độ nghề nghiệp để thiết lập mối quan hệ
tương tác tích cực với thân chủ, nhằm giúp họ nhận thức được hoàn cảnh vấn đề để
thay đổi cảm xúc, suy nghĩ và hành vi và tìm kiếm giải pháp cho vấn đề của mình.
Tham vấn cũng dược xem như một hoạt động tối quan trọng của NVCTXH. C.
Zastrow (1985; tr. 45) nhận xét: “Có lẽ một trong những kỹ năng cơ bản
nhất mà người cán bộ xã hội cần có là khả năng tham vấn đối tượng có
23
hiệu quả. Nếu ai không làm được điều này thì họ không nên làm việc trong
nghề công tác xã hội”.
Tư vấn là quá trình cung cấp thông tin để thân chủ tham khảo lắng
nghe ý kiến của NVCTXH, cung cấp thông tin thông qua hoạt động tư vấn cho
trẻ và gia đình như: thông tin về chăm sóc sức khoẻ, thông tin về bảo vệ môi
trường, dinh dưỡng cho trẻ nhỏ hay biết bảo vệ mình khi bị bạo lực, xâm hại tình
dục. Hoạt động này cũng thường đi cùng với hoạt động tham vấn, trợ giúp
trẻ và gia đình.
CTXH trong trợ giúp TECHCĐB, các hoạt động can thiệp trợ giúp (tham vấn,
tư vấn) luôn là hoạt động chủ đạo vì nó hướng tới mục đích nâng cao năng lực tự
giải quyết vấn đề cho trẻ. Hoạt động tư vấn chỉ là chất xúc tác, vì bản chất của hoạt
động tư vấn là cung cấp thông tin và đưa ra lời khuyên [19]. Tuy nhiên với nhóm
TECHCĐB thì hoạt động tư vấn có ý nghĩa rất quan trọng và hết sức cần thiết do
các em còn non nớt trong cuộc đời, chưa có hiểu biết đầy đủ về các quy chuẩn luật
pháp và đạo đức, chưa có kinh nghiệm sống và ứng xử, trẻ em luôn cần sự giúp đỡ
và hướng dẫn. Trong các hoạt động can thiệp, trợ giúp này, NVCTXH cần có kiến
thức toàn diện, nhạy cảm và sẵn sàng giúp trẻ xử lý mọi tình huống xảy ra trong
cuộc sống của các em [21]. Tuy nhiên, một điều hết sức quan trọng là NVCTXH
đừng bao giờ đưa ra lời khuyên cho trẻ nếu lời khuyên đó không được cân nhắc kỹ
lưỡng. Mọi sự can thiệp (tham vấn, tư vấn) sai có thể sẽ là những điều không thể
sửa chữa được.
Các hoạt động tham vấn/tư vấn cũng diễn ra theo một quy trình: 1/ Thiết
lập mối quan hệ với trẻ; 2/Tập hợp thông tin, xác định vấn đề và nhận ra thế mạnh
của trẻ; 3/Xác định kết quả; 4/Tìm kiếm các giải pháp thay thế và đối mặt với
những điều phi lý của trẻ; 5/Khái quát và chuyển nội dung; 6/Kết thúc.
1.5.4.3 Biện hộ, bảo vệ chính sách.
NVCTXH phải bảo vệ quyền lợi cho đối tượng để trẻ và gia đình trẻ được
hưởng những dịch vụ, chính sách, quyền lợi của họ, đặc biệt trong những trường
hợp họ bị từ chối những dịch vụ, chính sách lẽ ra họ được hưởng.
NVCTXH cần giúp cho trẻ nói ra được tiếng nói, quan điểm hoặc đại diện cho
trẻ đưa ra tiếng nói và cố gắng đảm bảo rằng quyền của trẻ luôn được tôn trọng và
24
nhu cầu của trẻ luôn được thoả mãn cũng như mang lại những dịch vụ tốt nhất cho
các em. Ngoài ra, để trẻ nói lên được tiếng nói, quan điểm của mình sẽ góp phần
thúc đẩy các cơ quan tổ chức cung ứng các dịch vụ đáp ứng quyền và lợi ích hợp
pháp cho các em.
NVCTXH khi trợ giúp TECHCĐB do các em là nhóm đối tượng yếu thế, do
độ tuổi và trong nhiều trường hợp các em không có người bảo hộ nên các em gặp
rất nhiều vấn đề trong việc đảm bảo các Quyền. Vì vậy, NVCTXH phải đứng như
một người đại diện để giúp các em có được các quyền và đáp ứng nhu cầu thông
qua các hoạt động thúc đẩy các cơ quan cung cấp dịch vụ. NVCTXH cần phải gắn
vai trò tích cực của mình cùng các cơ quan tổ chức trong việc thực thi các quyền,
đáp ứng nhu cầu của trẻ em.
1.5.4.4 Vận động, kết nối, giới thiệu nguồn lực dịch vụ trợ giúp trong
xã hội.
Là hoạt động mà NVCTXH trợ giúp trẻ, gia đình trẻ hay cộng đồng của trẻ
tìm kiếm nguồn lực (con người, cơ sở vật chất, tài chính, kỹ thuật, thông tin, sự ủng
hộ về chính sách, chính trị, quan điểm,...), dịch vụ xã hội cho giải quyết vấn đề.
NVCTXH đóng vai trò trung gian kết nối trẻ và gia đình trẻ với các chính
sách, dịch vụ và nguồn lực cần thiết để họ tiếp cận, có thêm sức mạnh giải quyết
vấn đề.
Vận động, kết nối, giới thiệu nguồn lực dịch vụ xã hội có trong cộng đồng với
TECHCĐB và gia đình trẻ là nhân tố xúc tác để tiến trình hoạt động trợ giúp
TECHCĐB đạt được mục tiêu đề ra. Yếu tố nguồn lực rất quan trọng trong tiến
trình trợ giúp các đối tượng yếu thế. Hiệu quả hoạt động sẽ không có tính bền vững,
lâu dài nếu như NVCTXH không biết cách tìm kiếm và kết nối nguồn lực trong
cộng đồng với họ. Ví dụ, trong quá trình trợ giúp cộng đồng nghèo, nếu NVCTXH
chỉ có tham vấn, tư vấn để giúp họ định hướng, đưa ra những quyết sách để thay đổi
hoàn cảnh, vươn lên làm giàu, nhưng lại không có nguồn lực để giúp họ tăng năng
lực thì cộng đồng nghèo cũng không thể thay đổi chính hoàn cảnh của họ.
NVCTXH trong quá trình trợ giúp TECHCĐB phải tìm kiếm, xác định được
các nguồn lực cho giải quyết vấn đề: cơ sở vật chất, kỹ thuật, tài chính, thông tin,
chính sách,.... Mỗi trẻ lại có những nhu cầu về nguồn lực là khác nhau, nên
NVCTXH cần xác định được vấn đề khó khăn của từng trẻ để xác định chính xác
25