Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

So sánh sự khác nhau giữa triết học phương đông và triết học phương tây thời cổ đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.72 KB, 30 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Triết học ra đời vào khoảng thế kỉ thứ XIII – VI trước công nguyên do
kết quả của sự tách biệt giữa lao động trí óc và chân tây và do tư duy nhân
loại đã phát triển ở trình độ cao – trình độ hệ thống hoá, khái quát hoá, trừu
tượng hoá. Sự ra đời của triết học gắn liền với sự ra đời của các nền văn minh
cổ đại như Trung Quốc, Ấn Độ ở phương Đông, Hy Lạp ở phương Tây. Đây
được coi là nhũng cái nôi của triết học nhân loại. Nhìn chung, dù ở phương
Đông hay phương Tây, triết học cổ đại đều được coi là đỉnh cao của trí tuệ, là
sự hiểu biết, sự nhận thức chung của con người về thế giới.
Đại diện tiêu biểu cho triết học phương Đông cổ đại là triết học Trung
Quốc và Ấn Độ cổ đại. Đây đồng thời là chiếc nôi cho sự phát triển triết học ở
cả phương Đông và phương Tây. Trong quá trình đi sâu giải quyết vấn đề cơ
bản của triết học, triết học phương Đông đặt trọng tâm nghiên cứu những vấn
đề chính trị, xã hội, đạo đức, tôn giáo, vấn đề con người và xây dựng con
người, xây dựng một xã hội lý tưởng và con đường trị quốc.
Bên cạnh đó, ở phương Tây thời cổ đại với nền triết học Hy Lạp cổ đại
từ khi ra đời đã đạt những thành tựu rực rỡ và sau này được các triết gia đánh
giá rất cao Ăngghen đã nhận xét: “Từ các hình thức muôn vẻ của triết học Hy
Lạp, đã có mầm mống và đang nảy nở hầu hết tất cả các loại thế giới quan sau
này” (C.Mac và Ph.Ăngghen Toàn tập, Nxb CTQGHN, 1994, tập 20, tr491).
Triết học Hy Lạp cổ đại chủ yếu bàn về các vấn đề bản thể luận, nhận thức
luận, đề cao con người và coi con người là chủ thể, chinh phục tự nhiên và
làm chủ tự nhiên.
Như vậy, có thể thấy triết học phương Đông và phương Tây cổ đại đều
mang những nét chung nhất định của triết học thời cổ đại. Nhưng bên cạnh

Tiểu luận triết học


Nguyễn Thị Ngà – Toán giải tích K16Đ2


2

đó, da rất nhiều nguyên nhân khác nhau, đặc biệt là nguyên nhân kinh tế, xã
hội nên giữa triết học phương Đông và phương tây cổ đại cũng có những nét
rất khác biệt rất rõ về đối tượng, qui mô, tư tưởng về nhận thức, tư tưởng biện
chứng, vấn đề con người, sự phân chia các trường phái triết học và tiến trình
phát triển, hệ thống thuật ngữ. Sự khác biệt trong triết học tạo cơ sở cho
những khác biệt trong xã hội, văn hoá của phương Đông và phương Tây.
Xuất phát từ những lí do nêu trên nên em đã chọn đề tài: “So sánh sự
khác nhau giữa triết học phương Đông và triết học phương Tây thời cổ đại”
làm đề tài cho bài tiểu luận của mình.
2. Thực trạng đề tài:
Triết học phương Đông và triết học phương Tây ra đời gần như cùng
thời điểm, nhưng giữa chúng có những sự khác nhau căn bản. Những khác
biệt này bắt nguồn từ sự khác nhau về điều kiện tự nhiên, điều kiện lịch sử
văn hóa, xã hội; sự khác nhau về quan niệm sống, cách sống của người
phương đông và phương tây...
Việc tìm hiểu sự khác nhau giữa triết học phương Đông và triết học
phương Tây thời cổ đại cũng đã được đề cập ở các mức độ và quy mô khác
nhau. Vì vậy đề tài chỉ tập trung vào phân tích, so sánh sự khác nhau giữa hai
nền triết học ở một số khía cạnh: đối tượng, qui mô, tư tưởng về nhận thức, tư
tưởng biện chứng, vấn đề con người, sự phân chia các trường phái triết học và
tiến trình phát triển, hệ thống thuật ngữ.
3. Mục đích nghiên cứu:
Đề tài nhằm mục đích so sánh để tìm ra những điểm khác nhau giữa
triết học phương Đông và phương Tây cổ đại. Nhằm giúp chúng ta hình dung
được rõ nét bộ mặt của hai nền triết học được xem như là cái nôi triết học

nhân loại, đồng thời chỉ ra được mặt tích cực, hạn chế, một quan hệ giữa triết
học phương Đông và phương Tây, đánh giá thoả đáng vị trí của chúng trong

Tiểu luận triết học

Nguyễn Thị Ngà – Toán giải tích K16Đ2


3

lịch sử triết học. Qua đó, hình thành cho ta phương pháp luận và nhận thức
đúng đắn khi nghiên cứu về lịch sử triết học. Do vậy, đây cũng chính là vấn
đề được rất nhiều người quan tâm nghiên cứu.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Để nghiên cứu vấn đề này một cách sâu sắc và toàn diện, em đã sử
dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát, so sánh dựa trên lập trường
của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của triết học
Mác – Lênin.
5. Kết cấu tiểu luận:
Trong khuôn khổ của một bài tiểu luân, với mục đích khái quát nhất
vấn đề thấy rỗ được điểm khác biệt giữa triết học phương Đông và phương
Tây cổ đại, ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung của tiểu luận được
em trình bày theo hai ý chính như sau:
1. Khái quát chung về triết học phương Đông và phương Tây.
2. Những điểm khác nhau giữa triết học phương Đông và phương Tây
thời cổ đại.

Tiểu luận triết học

Nguyễn Thị Ngà – Toán giải tích K16Đ2



4

NỘI DUNG
Chương 1:
KHÁI QUÁT VỀ TRIẾT HỌC PHƯƠNG ĐÔNG VÀ PHƯƠNG TÂY
Từ xa xưa, con người đã muốn khám phá về thế giới và bản thân mình.
Khi khoa học còn chưa phát triển và trí tuệ con người còn hạn chế, công cụ để
nhận thức thế giới của họ lúc đầu là huyền thoại và thần thoại, tức là giải tích
các hiện tượng tự nhiên bằng các yếu tố thần thoại. Nhưng từ khi xã hội
chiếm hữu nô lệ ra đời thay thế xã hội nguyên thủy, sự giải thích thế giới bằng
huyền thoại, thần thoại không còn đáp ứng nhu cầu hiểu biết ngày càng cao
của con người. Một công cụ nhận thức mới của loài người xuất hiện, đó là
triết học.
Triết học ra đời vào khoảng thế kỉ VIII – VI trước Công nguyên gắn
liền với sự ra đời của các nền văn minh cổ đại như Trung Quốc, Ấn Độ, Hy
Lạp. Đó là kết quả của sự tách biệt giữa lao động trí óc và lao động chân tay,
cùng với sự phát triển ở trình độ cao (trình độ hệ thống hoá, khái quát hoá,
trừu tượng hoá) của tư duy nhân loại.
Có rất nhiều quan niệm khác nhau về triết học. “Triết” theo nghĩa chữ
Hán là trí - sự hiểu biết của con người, là truy tìm bản chất của đối tượng
trong quá trình nhận thức thế giới. “Triết” theo nghĩa tiếng Ấn Độ là
“Darshna”, là sự suy ngẫm con đường đến chân lí, là sự hiểu biết nói chung
“Triết học” theo tiếng Hy Lạp là “Philosophya” - sự ham mê hiểu biết cộng
với sự thông thái. Như vậy, dù là Trung Quốc, Ấn Độ hay Hy Lạp, dù ở
phương Đông hay phương Tây, triết học thời cổ đại đều có nghĩa là sự hiểu
biết chung, sự nhận thức chung của con người về thế giới.
Do nghiên cứu những qui luật chung nhất của thế giới nên triết học với
tư cách là một khoa học đề cập tới nhiều vấn đề. Trong những vấn đề ấy, nổi


Tiểu luận triết học

Nguyễn Thị Ngà – Toán giải tích K16Đ2


5

lên vấn đề cơ bản là mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại. Vấn đề cơ bản của
triết học có hai mặt. Mặt thứ nhất trả lời câu hỏi giữa tư duy với tồn tại, giữa ý
thức với vật chất, giữa tinh thần và tự nhiên thì cái nào có trước cái nào có
sau; và cái nào có vai trò quyết định đối với cái nào? Mặt thứ hai trả lời câu
hỏi con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không? Trong lịch sử
triết học, có rất nhiều quan điểm khác nhau, thậm trí đối lập nhau khi giải
quyết vấn đề cơ bản của triết học. Đây chính là tiêu chuẩn để phân biệt lập
trường tư tưởng của các nhà triết học, hình thành nên các trường phái triết học
khác nhau. Đi sâu giải quyết vấn đề cơ bản của triết học, các nhà triết học
phương Đông và phương Tây thời cổ đại có nhiều quan điểm không giống
nhau. Điều này đã một phần tạo nên sự khác biệt giữa triết học phương Đông
và phương Tây nói chung và thời cổ đại nói riêng.
Dù lịch sử triết học là quá trình hình thành, biến đổi, tác động và ảnh
hưởng lẫn nhau giữa các trào lưu, tư tưởng triết học nhưng nó có tính quy
luật. Sự hình thành và phát triển triết học có những đặc điểm chung như sau:
Thứ nhất, tư tưởng triết học là một hình thái ý thức xã hội được hình
thành và phát triển trên cơ sở kinh tế - xã hội trong một giai đoạn lịch sử xã
hội nhất định là sự phản ánh của tồn tại xã hội và chịu sự quy định của tồn tại
xã hội. Như vậy, sự phát triển của lịch sử triết học gắn liền với điều kiện tự
nhiên, kinh tế - xã hội, gắn với sự biến đổi, thay thế nhau giữa các chế độ xã
hội… Điều này hình thành nên tính giai cấp trong triết học. Từ đó, tạo nên sự
khác nhau giữa các trào lưu, tư tưởng triết học, giữa triết học phương Đông và

phương Tây.
Thứ hai, lịch sử triết học là quá trình thống nhất và đấu tranh của hai
trường phái triết học duy vật và duy tâm, hai phương pháp biện chứng và siêu
hình.

Tiểu luận triết học

Nguyễn Thị Ngà – Toán giải tích K16Đ2


6

Thứ ba, lịch sử triết học luôn gắn bó chặt chẽ không thể tách rời với các
thành tựu khoa học tự nhiên và khoa học xã hội cùng với các thành tựu khoa
học tự nhiên và khoa học xã hội cùng sự thâm nhập tác động, ảnh hưởng lẫn
nhau giữa các trào lưu, tư tưởng triết học cùng sự tác động của các hình thái ý
thức xã hội khác như: Tôn giáo, chính trị, nghệ thuật, văn hoá,…
Thứ tư, chiến tranh là một tác nhân quan trọng ảnh hưởng đến sự biến
đổi của tư tưởng triết học.
* Tóm lại:
Triết học là một khoa học bao gồm hệ thống tri thức lí luận chung nhất
về thế giới của con người và vị trí, vai trò của con người trong thế giới đó.
Triết học là một hình thái ý thức xã hội, phản ánh tồn tại xã hội và chịu sự qui
định của tồn tại xã hội. Đồng thời, triết học là một yếu tố của kiến trúc thượng
tầng, là sự phản ánh cơ sở hạ tầng, chịu sự qui định của cơ sở hạ tầng. Đây
cũng là nét chung của triết học mọi thời đại cũng như triết học phương Đông
và triết học phương Tây cổ đại.
Tuy nhiên, do điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, văn hoá, bối cảnh
lịch sử, khác nhau nên triết học phương Đông và phương Tây cổ đại có những
nét đặc thù, riêng biệt, tạo nên thiên hướng riêng của nó. Dựa vào phần khái

quát chung làm cơ sở nền tảng, sự khác nhau giữa triết học phương Đông và
triết học phương Tây thời cổ đại được phân tích cụ thể ở mục tiếp theo.

Tiểu luận triết học

Nguyễn Thị Ngà – Toán giải tích K16Đ2


7

Chương 2:
NHỮNG ĐIỂM KHÁC NHAU GIỮA TRIẾT HỌC PHƯƠNG ĐÔNG
VÀ TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY THỜI CỔ ĐẠI
2.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế- xã hội của phương Đông và
phương Tây thời cổ đại.
Triết học là một hình thái ý thức xã hội, phản ánh tồn tại xã hội và chịu
sự chi phối của tồn tại xã hội. Sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã
hội và văn hoá của phương Đông và phương Tây chính la cơ sở qui định sự
khác biệt giữa triết học phương Đông và triết học phương Đông và phương
Tây.
2.1.1. Về điều kiện tự nhiên.
Phương Đông là một vùng đất rộng lớn, có điều kiện tự nhiên hết sức
đa dạng và phong phú. Địa hình với nhiều dãy núi, cao nguyên đồ sộ và
những đồng bằng ruộng lớn khí hậu giữa các vùng miền rất khác nhau, nhưng
đặc điểm chung là nóng ấm với nhiệt độ cao, số giờ nắng lớn và lượng mưa
dồi dào. Đây cũng là khu vực chảy qua của rất nhiều các dòng sông lớn như
Trưởng Giang, Hoàng Hà, Ấn, Hằng,… đã bồi đắp nên những đồng bằng
châu thổ hết sức màu mỡ. Trong khi đó phương Tây là vùng đất giáp biển,
bao gồm nhiều bán đảo, đảo và quần đảo. Khí hậu có sự phân mùa ro rệt, có
một mùa đông lạnh giá có băng tuyết rơi. Đồng bằng khá rộng lớn nhưng chủ

yếu có nguồn gốc hình thành từ băng hà, vì vậy không màu mỡ bằng đồng
bằng ở phương Đông.
Điều kiện tự nhiên khác nhau đã qui định các hoạt động sản xuất khác
nhau của dân cư phương Đông và phương Tây. Phương Đông và những đồng
bằng màu mỡ và khí hậu nóng ẩm là điều kiện thuận lợi phát triển nông
nghiệp, chủ yếu là trồng trọt. Trong khi đó, ở phương Tây, chăn nuôi, thủ
công nghiệp và thương nghiệp, đặc biệt là hàng hải là nghề chính Kinh tế

Tiểu luận triết học

Nguyễn Thị Ngà – Toán giải tích K16Đ2


8

nông nghiệp buộc con người phải định cư, gắn liền với ruộng vườn. Còn kinh
tế thủ công nghiệp, thương nghiệp và chăn nuôi cho phép con người có thể
nay đây mai đó. Chính vì vậy, dẫn đến tâm lí của người phương Đông luôn
muốn sống hoà hợp với tự nhiên. Ngược lại, người phương Tây luôn có tâm lí
làm chủ tự nhiên, muốn chinh phục tự nhiên và khám phá những vùng đất
mới.
2.1.2.Về kinh tế - xã hội.
Ở phương Đông là thời kì chuyển biến từ chế độ chiến hữu nô lệ sang
chế độ phong kiến. Kết cấu kinh tế - xã hội theo mô hình công xả nông thôn
và phương thức sản xuất kinh tế - xã hội châu Á tồn tại từ rất sớm. Trong xã
hội, sự phân chia giai cấp diễn ra mạnh mẽ. Hình thức sở hữu ruộng đất và
những biến động mạnh trong kết cấu giai tầng xã hội đã đẩy mâu thuẫn xã hội
phát triển gay gắt. Sự tranh giành địa vị xã hội của các thế lực đã đẩy các
nước phương Đông cổ đại vào những cuộc chiến tranh khốc liệy triền miên,
tiêu biểu là ở Trung Quốc. Đây là những biến động tất yếu của thời kì lịch sử

đang trong giia đoạn đòi hỏi giải thể chế độ nô lệ gia trưởng chuyển sang xã
hội phong kiến. Trong tình hình đó, một loạt học thuyết chính trị - xã hội và
triết học đã xuất hiện và hầu hết giải quyết những vấn đề thực tiễn chính trị xã
hội. Điêu này trở thành nét đặc trưng chủ yếu của triết học Trung Quốc cổ
đại. Vì vậy, triết học Trung Quốc cổ đại còn có tên gọi khác là triết học chính
trị. Mặt khác, nét nổi bật trong văn hoá phương Đông, đặc biệt là Ấn Độ, là
thường mang dấu ấn sâu đậm về mặt tín ngưỡng, tôn giáo, tâm linh và có các
yếu tố thần bí. Vì vậy, triết học Ấn Độ cổ đại thường được thể hiện dưới hình
thứuc tôn giáo và những tư tưởng tôn giáo cũng chứa đựng trong triết học.
Triết học quan tâm nhiều đến vấn đề tâm linh va giải thoát con người trong
lĩnh vực, tinh thần, tư tưởng. Vì vậy, triết học Ấn Độ cổ đại được coi là triết
học tôn giáo.

Tiểu luận triết học

Nguyễn Thị Ngà – Toán giải tích K16Đ2


9

Còn Thống trị ở phương Tây cổ đại là phương thức sản xuất chiến hữu
nô lệ cao hơn, đầy đủ hơn phương Đông. Đây là giai đoạn có sự phân chia hết
sức sạch ròi giữa lao động trí óc và lao động chân tay trong xã hội. Nhu cầu
thực tiễn của nền kinh tế chủ nô, nhất là nhu cầu phát triển thương mại và
hàng hải đã quyết định sự phát triển những tri thức về thiên văn, khí tượng,
toán học, vật lí học. Những tri thức này ở trạng thái sơ khai được trình bày
trong hệ thống triết học tư nhiên của các nhà triết học cổ đại phương Tây. Các
nhà triết học đồng thời là những nhà khoa học tự nhiên. Khoa học lúc đó chưa
phân ngành, nhà triết học đồng thời là nhà toán học, vật lí học, thiên văn học,
… Triết học phương Tây cổ đại ngay từ khi ra đời đã gắn với khoa học tự

nhiên. Đây là cơ sở thuận lợi để triết học phương Tây cổ đại đi sâu giải quyết
những vấn đề bản thể luận và nhận thức luận triết học. Vì vậy triết học
phương Tây cổ đại, tiêu biểu là triết học Hy Lạp, còn được gọi là triết học tự
nhiên.
* Tóm lại:
Sự khác biệt về tự nhiên, kinh tế - xã hội đã qui định những đặc điểm
riêng biệt trong triết học phương Đông và triết học phương Tây cổ đại. Điều
đó lí giải tại sao, dù hình thành và phát triển cùng một thời kì, cùng tuần theo
những qui luật chung nhưng người ta lại đặt cho các địa diện của triết học
phương Tây và triết học phương Tây cổ đại những tên gọi khác nhau: Triết
học Trung Quốc- triết học Chính trị- triết học Ấn Độ- triết học tôn giáo, triết
học Hy Lạp- triết học tự nhiên. Sự khác biệt này chính là nguồn gốc sâu sa
của những điểm khác nhau trong triết học phương Đông và triết học phương
Tây cổ đại.
2.2. Đối tượng và qui mô
2.2.1. Đối tượng

Tiểu luận triết học

Nguyễn Thị Ngà – Toán giải tích K16Đ2


10

Từ khi ra đời, triết học đã tồn tại va phát triển cùng với sự phát triển
của lịch sử loài người. Dù đa dạng về quan điểm, phong phú về các trào lưu
nhưng triết học đều thống nhất bao gồm hai phần: triết lý bản thế (sự giải
thích về thế giới) và triết lý nhân sinh (quan điểm, tư tưởng về con người,
cuộc sống va hành vi ứng xử của con người trong cuộc sống). Như vậy, các
nhà triết học thời cổ đại đều quan tâm nghiên cứu các vấn đề cơ bản như: bản

nguyên thế giới, vấn đề chính trị - xã hội và đạo đức,… Tuy nhiên, mỗi một
nền triết học lại quan tâm đến một vấn đề nổi trội nào đó.
Ở phương Đông cổ đại, đối tượng của triết học chủ yếu là những vấn đề
chính trị, đạo đức, xã hội và tôn giáo. Trong đó, lấy xã hội, cá nhân làm gốc là
tâm điểm để nhìn xung quanh. Do vậy, xu hướng là hướng nội, lấy trong để
giải thích ngoài, hay còn gọi là đi từ ngọn xuống gốc, từ nhân sinh quan, vấn
đề cách sống, lối sống sau đó mới là vũ trụ quan, bản thể luận.
Chính vì vậy, các hệ thống triết học Trung Quốc cổ đại thường được
thể hiện dưới dạng các học thuyết chính trị - xã hội. Mặc dù các triết gia Trun
Quốc cổ đại cũng có những lí giải khá sâu sắc về những vấn đề bản thể luận
như: quan diểm về “đạo” của Lão Tử, học thuyết Âm Duowng, ngũ hành…
Trong quan niệm của Lão Tử, đạo hiểu như là bản quyền của thế giới, là cội
nguồn sinh ra vũ trụ trời đất vạn vật. Đó là lực lượng vật chất vô cùng rộng
lớn, vận động không ngừng. Từ đó mà sinh ra trời đất, con người, vạn vật. Và
vạn vật luôn ở trong quá trình sinh thành, biến đổi và tiêu vòng. Theo học
thuyết Âm – Dương thì hai thế lực Âm và Dương là khởi nguyên của mọi
hình thành, biến hoá vạn vật trong vũ trụ. Âm – Dương vừa đối lập vừa gắn
kết và luôn vận động không ngừng, dẫn đến sự sự biến đổi tàn lụi, tiêu vong,
sinh trưởng,… của vạn vật. Hay học thuyết ngũ hành thì cho rằng: Kim, Mộc,
Thuỷ, Hoả, Thổ là năm yếu tố vật chất mang tính khởi nguyên của thế giới va
luôn ở trạng thái động… Các lí giải này đều phản ánh thế giới quan duy vật tự

Tiểu luận triết học

Nguyễn Thị Ngà – Toán giải tích K16Đ2


11

phát và tính biến chứng sơ khai về thế giới. Nhưng mối quan tâm chủ yếu của

họ vẫn la việc lí giải những vấn đề mà thực tiễn xã hội đặt ra như: giải thích
nguyên nhân của xã hội loại, xâu dựng một xã hội lý tưởng, tìm ra con đường
để trị nước.
Tư tưởng về xã hội lý tưởng điển hình là tư tưởng về một xã hội đại
đồng của khổng Tử. Đặc trưng cơ bản của xã hội này la thái bình ổn định, có
trật tự kỷ cương, mọi người được chăm sóc bình đẳng và mọi cái đều la của
chung. Đó la xã hội có đời sống vật chất đầy đủ, có quan hệ người với người
tốt đẹp; là xã hội có giáo dục, mọi người trong xã hội được giáo hoá. Ông cho
răng, muốn có được xã hội ấy, phải lấy giáo dục làm cốt yếu. Chỉ cần lấy
hiếu, để lam gốc, từ một nhà nhân hậu, làm cho cả nước nhân hậu. Xã hội mà
Khổng Tử mong muốn là xã hội của quá khứ, một xã hội có nền tảng kinh tế
của nó đã thay đổi chế độ công hữu với phép tính điền của nhà thu không còn
giá trị thực tế nữa, trong khi đó, chế độ tư hữu ngày càng phát triển. Những
lời răn dạy của Khổng Tử không còn hiệu quả trong đời sống, trở thành
chướng ngại cho sự phát triển.
Về đường lối trị nước, ở Trung Quốc cổ đại có nhiều thuyết về cai trị
đất nước, song có hai thuyết lớn hơn cả là thuyết nhân trị và thuyết pháp trị.
Thuyết nhân trị phát sinh từ học phái Nho giáo được hiểu là sự cai trị
đất nước đặt trên cơ sở bản thân nhà cầm quyền. Thuyết nhân trị còn được
hiểu là cách cai trị, theo đó, nhà cầm quyền phải lấy đạo đức mà giáo hoá, dẫn
dắt dân chúng chứ không phải dùng đến cưỡng chế, trừng phạt. Vai trò của
đạo đức theo Nho giáo là phương tiện chủ yếu để cai trị đất nước; là điều kiện
quan trọng để hình thành và hoàn thiện con người, góp phần củng cố và duy
trì trật tự xã hội. Biện pháp cơ bản để thực hiện nhân trị, là chính danh, lễ, vai
trò tài đức của người cầm quyền và vai trò của dân với ý nghĩa là gốc, là nền
tảng của chính trị.

Tiểu luận triết học

Nguyễn Thị Ngà – Toán giải tích K16Đ2



12

Thuyết pháp trị chủ trương lấy pháp luật làm căn bản trong việc cai trị.
Những người theo học thuyết này cho rằng, bản tính con người là yếu kém, dễ
sai lầm nên phải dựa vào pháp luật. Khác với thuyết nhân trị, pháp trị chủ
trương nhà cầm quyền không phải chú trọng nhiều đến việc tu thân mà cốt là
đặt ra luật pháp cho rõ ràng và ban bố cho mọi người cũng biết để tuân theo
nghiêm chỉnh.
Cùng xác định đối tượng chủ yếu là những vấn đề chính trị, đạo đức,
xã hội và tôn giáo, triết học Ấn Độ cổ đại đã tập trung vào lí giải vấn đề
then chốt nhất, cơ bản nhất, là bản chất, ý nghĩa của đời sống, nguồn gốc
nỗi khổ của con người và con đường cách thức giải thoát cho con người
khỏi bề khổ cuộc đời. Để đạt tới giải thoát, con người phải dày công tu
luyện hành động đạo đức theo giới luật, tu luyện trí tuệ, trực giác thực
nghiệm tâm linh, chiêm nghiệm nội tâm lâu dài. Đạt tới sự giải thoát, vượt
ra khỏi sự ràng buộc của thế tục, hoàn toàn tự do, tự tại.
Khác với tư tưởng triết học ở phương Đông cổ đại, vấn đề bản nguyên
thế giới luôn chiếm một vị trí quan trọng trong các hệ thống triết học phương
Tây từ trước tới nay, đặc biệt là triết học Hy Lạp cổ đại. Ngay từ khi mới ra
đời, triết học Hy Lạp cổ đại đã rất quan tâm đến việc đi sâu giải quyết những
vấn đề bản thể luận (giải thích nguồn gốc, ban chất, cấu trúc của thế giới) và
nhận thức luận triết học (khả năng nhận thức thế giới của con người), đồng
thời có những điểm khác với các nền triết học khác cùng thời.
Quan điểm về bản nguyên đầu tiên là cái đơn nhất được hình thành ở
trường phái Milê. Các đại biểu của trường phái này đều coi bản nguyên của
thế giới là một cái đơn nhất: nước (Talét), không khí (Anaximen), Qpeirôn
(Anaxinmanđrơ). Cơ sở đều hình thành quan điểm của họ là sựt thống nhất
vật chất. Khởi nguyên đầu tiên đó được xem xét dưới dạng một cái đơn nhất

và với tư cách là một sự vật hoàn toàn cụ thể.

Tiểu luận triết học

Nguyễn Thị Ngà – Toán giải tích K16Đ2


13

Quan điểm bản nguyên đầu tiên với tư cách là cái đặc thù đã xuất hiện
trong trường phái “các nhà triết học tự nhiên thế kỷ V trước Công nguyên”.
Anaxago cho rằng bản nguyên đầu tiên của thế giới là những phần nhỏ bé,
siêu cảm giác không nhìn thấy được của nước, đất, khí, lửa, gọi là mầm sống,
là hạt giống của muôn vật. Những hạt giống ấy có những kết hợp khác nhau
tạo thành mọi vật đang tồn tại. Động lực quyết định sự kết hợp và tách biệt
của các hạt giống là Nuxơ (trí tuệ vũ trụ). Êmpêđôclơ cho rằng khởi nguyên
thế giới vật chất là một số yếu tố xác định, có chất lượng khác nhau. Đó chính
là đất, nước, lửa và không khí. Những yếu tố đó luôn vận động, nguyên nhân
của sự vận động là do sự tác động qua lại của hai lực “tình yêu” và “hận thù”.
Quan điểm bản nguyên la cái phổ biến xuất hiện trong trường phái
nguyên tử luận (thế kỷ V – IV trước Công nguyên) Đênôcrit thừa nhận
nguyên tử (tồn tại) và chân không (không tồn tại) là những bản nguyên thế
giới luôn đối lập nhau. Nguyên tử là một yếu tố vật chất có tính quy định và
tính tích cực nội tại, luôn vận động trong chân không vô tận. Nguyên tử vận
động va chạm vào nhau, đẩy nhau rồi xoắn lấy nhau, tan hợp, hợp tan theo
những trình tự nhất định. Vận động của từng nguyên tử trong chân không tuân
theo quy luật khách quan định hình nên một vũ trị sinh động và biến hoá.
* Tóm lại:
Đối tượng của triết học phương Đông cổ đại chủ yếu là xã hội, chính
trị, đạo đức và tôn giáo, trong đó lấ con người, xã hội làm tâm điểm để nhìn

xung quanh. Vì vậy, nếu như triết học Ấn Độ cổ đại luôn lí giải và thực hành
những vấn đề nhân sinh quan ấy dưới góc độ tâm lính tôn giáo nhằm đạt tới
sự giải thoát thì triết học Trung Quốc cổ đại lại giải đáp những vấn đề thực
tiễn xã hội đặt ra bằng các học thuyết chính trị - xã hội. Việc quá tập trung
chú ý đến những vấn đề giải thoát, đạo làm người mà ít chú ý đến những vấn
đề triết học tự nhiên đã là nguyên nhân dẫn đến sự kém phát triển về nhận

Tiểu luận triết học

Nguyễn Thị Ngà – Toán giải tích K16Đ2


14

thức luận và sự lạc hậu về khoa học thực chứng của người phương Đông cổ
đại.
Trong khi đó, đối tượng của triết học phương Tây cổ đại rất rộng lớn,
bao gồm toàn bộ tự nhiên, xã hội và tư duy, mà gốc là tự nhiên. Việc các nhà
triết học Hy Lạp cổ đại có xu hướng đi sâu giải quyết những vấn đề bản thể
luận và nhận thức luận được lí giải bởi sự phát triển mạnh mẽ của khoa học tự
nhiên. Các nhà triết học cũng đồng thời là những nhà khoa học tự nhiên. Khoa
học lúc đó chưa phân ngành, nhà triết học đồng thời là nhà toán học, vật lí
học, thiên văn học,… khác với các nhà triết học phương Đông cổ đại thường
là chính trị, nhà giáo dục,.. Sự gắn liền triết học với khoa học tự nhiên của
triết học Hy Lạp cổ đại chính là nguồn gốc sự khác biệt trong đối tượng hai
nền triết học phương Đông và triết học phương Tây cổ đại.
2.2.2. Qui mô
Ở phương Đông cổ đại, những tư tưởng triết học ít khi tồn tại dưới
dạng thuần tuý mà thường đan xen với các hình thái ý thức xã hội khác. Cái
này lấy cái kia làm chỗ dựa và điều kiện để tồn tại và phát triển cho nên ít có

những triết gia với những tác phẩm triết học độc lập. Nói chung, triết học
phương Đông cổ đại thường ẩn giấu đằng sau các khoa học khác như triết học
Trung Hoa đan xen với chính trị lý luận, triết học Ấn Độ lại đan xen với tôn
giáo và nghệ thuật.
Còn ở phương Tây cổ đại, ngay từ thời kỳ đầu, triết học đã là một khoa
học độc lập. Thậm trí các khoa học khác lại thường ẩn giấu đằng sau triết học.
Ta bắt gặp những kiến thức về khoa học tự nhiên trong các học thuyết triết
học của các nhà triết học tự nhiên như Hêraclit, Ta let, Pitago, Đêmocrit,…
* Tóm lại:
Sự khác biệt về điều kiện kinh tế - xã hội, bối cảnh lịch sử, xuất thân
của các nhà triết học và đối tượng của triết học đã dẫn đến sự khôgn giống

Tiểu luận triết học

Nguyễn Thị Ngà – Toán giải tích K16Đ2


15

nhau trong qui mô phản ánh của các nền triết học: Phương Đông và phương
Tây cổ đại cùng phương thức biểu hiện của nó.
2.3. Tư tưởng về nhận thức
Vấn đề về nhận thức được các nhà triết học cổ đại cả phương Đông
lẫn phương Tây đều rất quan tâm. Mặc dù còn ở trình độ tư duy lạc hậu
nhưng tư tưởng về nhận thức của các triết gia cổ đại cũng có những tiến bộ
nhất định. Bàn về vấn đề này, mỗi triết gia lại có những quan điểm riêng.
Các nhà triết học phương Đông thường đề cao tư duy trực giác nhưng
ngược lại, các nhà triết học phương Tây cổ đại lại đề cao tư duy lý tính.
Đây cũng là một trong những điểm khác nhau căn bản giữa triết học
phương Đông và triết học phương Tây thời cổ đại.

Ở phương Đông cổ đại, trình độ tư duy trừu tượng của con người đã
được đánh giá khá cao so với thời đó, đặc biệt khi kí giải các vấn đề bản thể
luận nhận thức luận, lôgíc, về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, Tuy
nhiên, triết học phương Đông cổ đại thường đề cao tư duy trực giác, đẩy được
coi là phương thức tư duy đặc thù của người Trung Quốc trong một thời kỳ
lịch sử lâu dai. Theo nghĩa chữ Hán, trực là thẳng, giác là hiểu biết, trực giác
có nghĩa là đi thẳng đến sự hiểu biết, vào cái sâu thẳm, bản chất của sự vật,
hiện tượn. Mức độ thấp của trực giác gần với giác quan thứ sáu, ví như lần
đầu tiên gặp một người nào đó, chúng ta thường có những linh tinh cảm nhận
đầu tiên. Như vậy, trực giác đạt đến cái mà tư duy lý tính, phân tích, mổ xẻ
không bao giờ đạt. Nó là phương thức tư duy phù hợp với đối tượng vận
động. Trong triết học phương Đông cổ đại, hầu hết các nhà tư tưởng (đặc biệt
là các nhà tư tưởng Trung Quốc) đều sử dụng phương thức tư duy trực giác để
tìm ra chân lí về thế giới, vạn vật và về con người, cuộc đời. Phương thức tư
duy này đặc biệt coi trọng chữ “tâm”, coi “tâm” là gốc rễ của nhân thức, lấy

Tiểu luận triết học

Nguyễn Thị Ngà – Toán giải tích K16Đ2


16

“tâm” để bao quát sự vật. Điều này được biểu hiện trong tư tưởng về nhận
thức của Mặc Tử, Tuân Tử,…
Trong tư tưởng về nhận thức của Mặc Tử, ông coi trọng kinh nghiệm
cảm giác, để cao vai trò của nhận thức cảm giác trong quá trình nhận thức của
con người. Ông cho rằng phàm cái gì mà lỗ tai con mắt không cảm nhận thấy
là không có. Ông đưa ra học thuyết “Tam biểu” nổi tiếng. Trong đó, ông chủ
trương lời nói muốn chính xác tất phải có ba biểu: Có cái gốc của nó, có cái

nguồn của nó, có cái dụng của nó.
Cùng với quan điểm này, Tuân Tử cũng cho rằng quá trình nhận thứuc
của con người trước hết bắt đầu từ kinh nghiệm cảm quan do các giác quan
đưa lại. Mỗi giác quan đều có những tính riêng biệt, phản ánh một mặt hiện
tượng nào đó của sự vật bên ngoài. Do vậy, muốn nhận thức đúng, sâu sắc
còn cẩn phải dựa vào một “khí quan đặc biệt” là tư duy (ở đây Tuân Tử cho là
“Tâm”). Ông cho rằng, chỉ có qua sự duy lí của tư duy thì mới có thể phân
biệt hoặc phán đoán đúng được tính chất của sự vật do các cơ quan cảm giác
phản ánh, nhưng hoạt động của tư duy (Tâm) cũng phải lấy sự hoạt động của
các cơ quan cảm giác làm cơ sở.
Trình độ tư duy trừu tượng của người Trung Quốc cổ đại được đánh giá
cao trong việc xây dựng các khái niệm phạm trù triết học. Các triết gia Trung
Quốc cổ đại tập trung xây dựng và lí giải các cặp phạm trù như: “Danh Thức”, “Tâm - Vật”, “Lý - Khí” bàn đến lôgic trong khái niệm nhưng mới ở
trình độ tư duy thấp.
Mặc dù phương thức tư duy trực giác có những ưu điểm như giữ được
cái tổng thể của sự vật, hiện tượng phù hợp với cả các đối tượng vận động
không ngừng mà tư duy phân tích mổ xẻ không đạt đến những mặt khác, điều
đó lại tiềm tàng những nhược điểm. Mặt hạn chế của phương pháp tư duy trực

Tiểu luận triết học

Nguyễn Thị Ngà – Toán giải tích K16Đ2


17

giác là không phổ biến rộng rãi được. Bởi lẽ, trực giác mỗi người mỗi khác.
Và không phải lúc nào trực giác cũng đúng.
Ở phương Tây cổ đại, triết học Hy Lạp cổ đại trong khi bàn về vấn đề
nhận thức luận đã đề cao vai trò của tư duy lý tính. Điều này được thể hiện rõ

nét trong các học thuyết của trường phái Êlê và Đêmôcrít.
Trong trường phái Êlê, các nhà triết học cho rằng, việc đối lập tư duy
duy lý về các sự vật với trực quan cảm tính của con người về chúng va các ý
kiến dựa vào tực quan là động cơ nghiên cứu của mình. “ Tri thức” chống lại
“ý kiến” giả dối - tức chân lý chống lại sai lầm cảm tính, đó là phản đề xuyên
suốt triết học Pacmênit và Dênôn. Pacmênit đề cao vai trò nhận thức lý tính,
ông coi trọng việc dùng kí trí để giải quyết các vấn đề khi thảo luận. Còn
Dênôn cho rằng, nếu dùng trực quan cảm tính dễ nhận thực sự vật thì sẽ
không hiểu được bản chất sự vật. Muốn vậy, phải có tư duy trừu tượng. Điều
đó cũng có nghĩa, ông phủ nhận vai trò của nhận thức cảm tính đề cao vai trò
của nhận thức lý tính.
Còn Đêmôcrít thì chia nhận thức ra hai loại nhận thức trong sáng (tư
duy lý luận) và nhận thức mò tối. Ông thừa nhận mối liên hệ qua lại, sâu sắc
giữa hiện thực và chân lý, giữa cảm giác và tư duy lý luận, giữa cảm tính và
lý tính. Theo ông, cảm tính không thể đạt tới nhận thức chân lý về hiện thực,
nhưng chúng ta nhận thức được sức mạnh xác thực từ cảm tính. Như vậy,
Đômêcrít đề cao nhận thức lí tính nhưng không coi thường nhận thức cảm
tính mà coi nó là tiềm đề cần thiết để nhận thức lí tính, là tài liệu để lí tính
nhận thức chân lí.
Như vậy, có thể thất rằng tư tưởng về nhận thức của các triết gia Hy
Lạp cổ đại có nhiều quan điểm tiến bộ. Một số triết gia đã thấy được quá trình
nhận thức của con người đi từ nhận thức cảm tính đến nhận thức lí tính. Tuy
nhiên, hầu hết các triết gia Hy Lạp cổ đại đều đề cao vai trò của lí tính trong

Tiểu luận triết học

Nguyễn Thị Ngà – Toán giải tích K16Đ2


18


quá trình nhận thức mà không hoặc ít thấy được vai trò của cảm giác, của
nhận thức cảm tính.
Việc đề cao tối đa phương thức tư duy lí tính cũng tồn tại những mặt
hạn chế. Đó là việc các nhà triết học có xu hướng cố lập hoá, cách lý hoá làm
mất đi tính tổng thể của sự vật, hiện tượng. Mặt khác mọi vật đều luôn vận
động và biến đổi không ngừng VI Lênin cho rằng, chúng ta không thể biểu
hiện đo lường, hình dung sự vận động mà không cắt đứt tính liên tục của nó,
không tách rời, không giết chết cái gì đang sống. Điều này có nghĩa, việc quá
đề cao tư duy duy lí, phân tích mổ xẻ của các nhà triết học phương Tây cổ đại
là nguồn gốc sâu sa của tư duy siêu hình.
Một điểm khác nhau trong tư tưởng về nhận thức giữa hai nền triết học
phương Đông và phương Tây cổ đại là triết học phương Tây có xu hướng tách
chủ thể với khách thể để nhận thức khách quan còn triết học phương Đông lại
cho rằng người nhận thức và đối tượng nhận thức cùng hoà vào nhau (đặt
cùng trong một hệ quy chiếu) thì nhận thức sẽ dễ dang.
* Tóm lại:
Điểm khác nhau cơ bản về tư tưởng nhận thức của hai nền triết học
phương Đông và phương Tây cổ đại là triết học phương Tây cổ đại ngã về
tư duy duy lí, phân tích mổ xẻ còn triết học phương Đông cổ đại thì ngã
về dung tư duy trực giác.
Hai phương thức này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, không tách rời
mà bổ sung cho nhau. Vì nếu không có phân tích, mổ xẻ thì làm sao hiểu
được đối tượng. Nhưng nếu cho nó là duy vật tuyệt đối thì sẽ phá vỡ tính tổng
thể của sự vật, hiện tượng. Vì vậy, cho nên trong khi nhận thức về sự vật, hiện
tượng, phải kết hợp cả hai phương thức tư duy này.
2.4. Tư tưởng biện chứng:
Trong vấn đề về phương pháp luận, khi trình bày những quan điểm của

Tiểu luận triết học


Nguyễn Thị Ngà – Toán giải tích K16Đ2


19

mình, các triết gia phương Đông cổ đại thiên về tư duy biện chứng là phần
lớn. Ngược lại, do ảnh hưởng của tự nhiên phát triển, đặc biệt là lĩnh vực cơ
học, các nhà triết học phương Tây cổ đại lại thiên về tư duy siêu hình.
Ở phương Đông cổ đại, tư tưởng biện chứng được thể hiện rõ nhất
trong quan niệm của các triét gia về bản thể luận.
Trong triết học Trung Quốc cổ đại, tư tưởng biện chứng được thể hiện
rõ nhất ở phạm trù “biến dịch”. Biến dịch theo quan điểm chung của triết học
Trung Quốc cổ đại la trời đất, vạn vật luôn luôn vận động và biến đổi.
Nguyên nhân của sự vận động,biến đổi là do trời đất, vạn vật vuừa đồng nhất,
vừa mâu thuẫn với nhau: Trời và đất, nước và lửa, âm và dương, trời và
người, đạo và lý, thể chất và tinh thần, chân lý và sai lầm… Lão Tử cho rằng
“trong vạn vật không vật nào mà không cõng âm và bồng dương”. Vương An
Thạch trong học thuyết Bản thể nguyên khí của mình cho rằng mâu thuẫn nội,
ngoại của Ngũ hành là nguyên nhân cơ bản và vô cùng tận sự biến hoá của
vạn vật. Lão Tử cho rằng vũ trụ vận động và biến đổi theo hai qui luật: qui
luật bình quân và qui luật phản phục luật bình quân la luôn giữ cho sự vật
được thẳng bằng theo một trật tự điều hoà tự nhiên, không có cái gì thái quá,
bất cập. Qui luật phản phục là sự phát triển đến cực điểm thì chuyên quay trở
lại phương hướng cũ. Quan điểm về biến dịch của vũ trụ là phép biện chứng
tư phát về thế giới khách quan. Phép biện chứng nay còn nhiều hạn chế như:
đơn giản hoà sự phát triển, có biến hoa nhưng không phát triển, không xuất
hiện cái mới, biến hoá của vũ trụ có giới hạn, bí đóng khung trong hai cực.
Tư tưởng biện chứng cũng thể hiện rõ trong triết học Phật giáo nguyên
thuỷ - một trường phái triết học điển hình của triết học Ấn Độ cổ đại. Trong

lý duyên khởi và lý vô ngã, vô thường của thế giới quan Phật giáo thể hiện
rất rõ tư tưởng biện chứng. Mọi vật đều được cấu tạo bởi yếu tố vật chất (sắc)
và tinh thần (danh). Theo thuyết vô thường, danh và sắc chỉ hội tụ lại với

Tiểu luận triết học

Nguyễn Thị Ngà – Toán giải tích K16Đ2


20

nhau trong một thời gian ngắn rồi lại chuyển sang trạng thái khác. Bản chất sự
tồn tại của thế giới là một dòng biến chuyển liên tục, không thể tìm ra nguyên
nhân đầu tiên, cũng không có kết quả cuối cùng (vô - thuỷ, vô - chung),
không có gì là tồn tại vĩnh bằng, bất biến, mọi vật đều biến đổi liên tục (vạn
pháp vô thường). Theo quan điểm vô thường, vô ngã, thế giới sự vật hiện
tượng luôn ở trong một chu trình biến hoá không ngừng là: sinh - trụ - dị diệt (hoặc thành - trụ - hoại - không), ở con người là sinh – lão - bệnh - tử. Đó
là quá trình biến hoá theo quy luật nhân quả mãi mãi. Lý thuyết duyên khởi
của Phật giáo đã giải thích thực hất mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả
tron sự vận động, biến hoá của thế giới. Cái nhân nhờ cái duyên mới nảy sinh
ra quả, quả lại do duyên mà tạo thành nhân khác, nhân khai lại nhờ duyên mà
tạo thành quả mới. Quá trình này nối tiếp nhau vô cùng vô tận. Duyên chính
là điều kiện trong mối quan hệ tương tác đó. Như vậy, tư tưởng bản thể luận
trong triết học Phật giáo có tính chất nhị nguyên nhưng chứa đựng những yếu
tố biện chứng sâu sắc.
Trong khi đó, triết học phương Tây cổ đại khi bàn đến các vấn đề của
triết học đã bộc lộ tư duy siêu hình do ảnh hưởng của khoa học tự nhiên gắn
liền với triết học khoa học lúc đó chưa phân ngành, nhà triết học đồng thời
cũng là nhà toán học, vật lí học, thiên văn học,… Tiêu biểu nhất đó là phép
biện chứng “phủ định” của trương phái Êlê.

Với chủ trương vạn vật bất biến, không sinh thành, không diệt vong
được thể hiện sâu sắc trong các học thuyết của Pacmêniit và Dênôn. Vấn đề
lớn trong triết học Pacmênit là quan hệ giữa tồn tại và hư vô, tồn tại và tư duy,
vận động và đứng im. Tư tưởng triết học của Pacmênit được thể hiện ở ba
luận điểm: coi vận động, biến đổi là hư ảo, bác bỏ khái niệm không gian rỗng
thuần tuý, coi tồn tại và tư duy đồng nhất với nhau vừa như quá trình, vừa như
kết quả. Tư duy là tư duy chỉ khi nào có vật thể và vật thể hiện hữu chĩ khi

Tiểu luận triết học

Nguyễn Thị Ngà – Toán giải tích K16Đ2


21

nào ta tư duy được với tính cách nó có như một hiện thể đặc trưng, coi thế
giới không có sinh thành, xuất hiện và diệt vong. Còn Dênôn đã cụ thể hoá và
phát triển nguyên lý “vạn vật đồng nhất thể” và vạn vật bất biến bằng phương
pháp trưng dẫn chứng lý và nghịch lý.
Mặc dù vậy, một số triết gia Hy Lạp cổ đại có tư tưởng biến chứng khá
tiến bộ. Hêraclit coi bản quyền thế giới la lửa và khẳng định bản tính thế giới
là mọi thức đều trôi qua. Tính đặc thù của tư tưởng này chính là ông thừa
nhận sự thống nhất mâu thuẫn của vận động và đứng im sinh thành và hiện
hữu. Đóng góp cơ bản của Hêraclit trong lịch sử phép biện chứng là cách
trình bày đầu tiên về quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập Tư
tưởng về phép biện chứng sau đó tiếp tục được xôcrat va Platon phát triển.
CMác và Ăngghen đều cho rằng những nhà triết học Hy Lạp cổ đại là những
nhà biện chứng tư phát bẩm sinh. Do khoa học thực nghiệm chưa phát triển,
chỉ dựa vào quan sát để tư duy nên phép biện chứng ở giai đoạn nay là phép
biện chứng khách quan tự phát.

* Tóm lại:
Trong vấn đề phương pháp luận, nếu như các triết gia phương Đông cổ
đại thiếu về tư duy biện chứng thì ngược lại, các nhà triết học phương Tây cổ
đại lại thiên về tư duy siêu hình hơn. Điều này được lí giải do sự gắn liền của
triết học phương Tây với khoa học tự nhiên, đặc biệt là lĩnh vực cơ học trong
khi triết học phương Đông lại gắn liền với khoa học xã hội, bên cạnh đó còn
do sự khác biệt về phương thức tư duy, phương Tây duy lý, phân tích mổ xẻ
trong khi phương Đông: tư duy trực giác là chủ yếu.
Mặt khác, dù đều mang tính biện chứng sơ khai, chất phác nhưng trong
phép biện chứng giữa giải thích quy luật của sự vận động – phát triển của hai
nền triết học cũng có nét khác biệt: phương Đông nghiêng về thống nhất hay

Tiểu luận triết học

Nguyễn Thị Ngà – Toán giải tích K16Đ2


22

vận động vòng tròn, tuần hoàn; còn phương Tây nghiêng về sự đấu tranh và
vận động, phát triển theo hướng đi lên.
2.5. Tư tưởng về con người:
Vấn đề con người luôn được rất nhiầu nhà triết học quan tâm. Đặc biệt
đối với triết học phương Đông cổ đại, vấn đề con người và xây dựng con
người la một nét nổi bật. Ở phương Tây cổ đại, con người được cai là trung
tâm, vì vậy bàn đến vấn đề con người đã có rất nhiều quan điểm khác nhau.
Tuy nhiên, trong khi các triết gia phương Đông thường nhấn mạnh mối quan
hệ thống nhất giữa người và trời (“thiên nhân hợp nhất”), người và người, bản
tính người, xây dựng con người; đặt con người trong sự hoà hợp với tự nhiên
và xã hội, quan tâm đến vấn đề giải thoát con người thì ngược lại, các triết gia

phương Tây thời cổ đại lại muốn con người chinh phục tự nhiên, làm chủ giới
tự nhiên.
Triết học Trung Quốc cổ đại khi bàn đến vấn đề con người, cụ thể là
vấn đề nguồn góc con người, nhiều nhà triết học, tiêu biểu là Khổng Tử và
Mặc Tử đều cho rằng trời sinh ra con người và muôn vật. Khi bàn tới quan hệ
giữa trời với người, các triết gia cho rằng có mệnh trời và mệnh trời với
người, các triết gia cho rằng có mệnh trời và mệnh trời chi phối cuộc sống xã
hội, cuộc đời của mỗi con người. Sau đó Đổng Trọng Thư nêu lên thuyết
“thiên nhân cảm ứng”, cho răng trời và người thông cảm với nhau, trời là gốc
của con người, họ coi trời đất là một, do đó đưa ra chủ trương “thiên nhân hợp
nhất”. Tuy nhiên trong quan hệ với trời, con người phải theo trời, con người
lấy phép tắc của trời làm mẫu mực, người đời ăn ở phải hợp với đạo trời, Lão
Lưu khuyên con người sống và hoạt động theo lẽ tự nhiên, thuần phác, không
can thiệp, không làm gì trái với bản tính tự nhiên.
Triết học Ấn Độ cổ đại khi bàn về vấn đề con người thể hiện rõ nhất
trong tư tưởng giải thoát con người của triết học Phật giáo. Phật giáo cho

Tiểu luận triết học

Nguyễn Thị Ngà – Toán giải tích K16Đ2


23

rằng, đời người là bể khổ và đưa ra thuyết tư diệu đế bao gồm: khố đế, nhân
đế, diệt đế và đạo đế Phật giáo đã lí giải những nỗi khổ của con người, giải
thích nguyên nhân của nỗi khổ ấy và chỉ ra con đường, biện pháp để tu luyện,
tiêu diệt nỗi khổ và đạt tới cõi Niết bàn.
Khác với quan điểm về con người trong triết học phương Đông cổ đại,
triết học phương Tây cổ đại luôn coi người là trung tâm của giới tự nhiên.

Không giống với tư tưởng hoà hợp vô vị của triết học phương Đông, các triết
gia phương Tây cổ đại luôn muốn con người phải là trung tâm, khám phá giới
tự nhiên, từ đó làm chủ giới tự nhiên. Ở thời Hy Lạp cổ đại, lần đầu tiên
chúng ta bắt gặp thái độ tôn vinh con người nhưng thái quá đến mức vị kì của
Pitago: “Con người là thước đo của vạn vật”. Quan điểm này của Pitago được
Xôcrat tán đồng và làm rõ thêm: “con người với tư cách là kẻ biết duy nghĩ
mới là thước đo của mọi vật”. Với Xôcrat, con người đương nhiên có vị trí ở
trung tâm của thế giới, ông nhấn mạnh năng lực tư duy của con người và cho
rằng thuộc tính tư duy là cơ sở để khẳng định vai trò trung tâm của con người.
Tuy nhiên, đỉnh cao trong quan niệm về con người trong triết học phương Tây
cổ đại là Arixtôt khi ông cho rằng. “Do bản tính, con người là một động vật
chính trị”.
*Tóm lại:
Nếu như triết học phương Đông cỗ đại nhấn mạnh sự thống nhất trong
mối quan hệ của con người với vũ trị theo công thức: thiên - địa – nhân là
một, thì triết học phương Tây cổ đại lại nhấn mạnh tách con người ra khỏi vũ
trụ, coi con người là chủ thế. Theo đó, trong khi các nhà triết học phương
Đông đặt con người trong sự hoà hợp, gắn bó với tự nhiên và xã hội thì các
nhà triết gia phương Tây lại muốn con người chinh phục tự nhiên, làm chủ tự
nhiên.

Tiểu luận triết học

Nguyễn Thị Ngà – Toán giải tích K16Đ2


24

Mặt khác, ở phương Đông cổ đại đặt trọng tâm nghiên cứu mối quan hệ
giữa người với người, và đời sống tâm linh, ít quan tâm đến mặt sinh vật của

con người, chỉ nghiên cứu mặt đạo đức thiện hay ác theo lập trường của giai
cấp thống trị cho nên không thấy quan hệ giữa người với người trong lao
động sản xuất. Trong khi ở phương Tây cổ đại, lại ít quan tâm đến mặt xã hội,
đề cao cái tự nhiên - mặt sinh vật của con người, chú ý giải phóng con người
về mặt nhận thức.
Nguồn gốc của sự khác biệt này chính là do sự khác biệt về điều kiện
kinh tế - xã hội chi phối ở phương Đồng cổ đại, sản xuất nông nghiệp la chủ
yếu nên con người sống hoà đồng với thiên nhiên; khác với sự phát triển
mạnh mẽ của công nghiệp, thương nghiệp và khoa học tự nhiên ở phương Tây
cổ đại đã tạo thuận lợi cho con người chinh phục tự nhiên, có tâm lí muốn làm
chủ tự nhiên.
2.6. Sự phân chia trường phái triết học và tiến trình phát triển.
Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy vật là vấn đề
xuyên suốt trong lịch sử triết học ngay từ khi mới ra đời. Ở mỗi giai đoạn,
mổi lên triết học, cuộc đấu tranh đó lại biểu hiện dưới những hình thức khác
nhau.
Ở phương Đông cổ đại, do xuất phát từ tư duy “hướng nội” và các học
thuyết triết học thường thể hiện dưới các học thuyết chính trị - xã hội hay
dưới hình thức triết học – tôn giáo, nên cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật
và chủ nghĩa duy tâm biểu hiện không rõ. Tư tưởng của các nhà triết học cũng
không thể hiện rõ là đứng trên lập trường duy vật hay duy tâm. Ngược lại, ở
phương Tây cổ đại, các nhà triết học Hy Lạp cổ đại lại trình bày rất rõ ràng
quan điểm trên lập trường duy tâm. Chính vì vậy, cuộc đấy tranh giữa chủ
nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm thể hiện một cách rất rõ ràng. Căn cứ vào
quan điểm của họ có thể xếp họ vào trường phái duy vật hay duy tâm.

Tiểu luận triết học

Nguyễn Thị Ngà – Toán giải tích K16Đ2



25

Điều này lí giải vì sao sự phân chia các trường phái triết học rất khác
nhau giữa triết học phương Đông và triết học phương Tây cổ đại. Ở phương
Đông, đan xen các trường phái, yếu tố duy vật, duy tâm, biện chứng, siêu
hình không rõ bé. Sự phân chia chỉ xét về đại thể, còn đi sâu vào nội dung cụ
thể thường là có mặt duy tâm, có mặt duy vật; sơ kỳ là duy vật, hậu kỳ là nhị
nguyên hay duy tâm, thể hiện rõ thế giới quan thiếu nhất quán, thiếu triệt để
của triết học. Ngược lại, triết học phương Tây cổ đại có sự phân chia các
trường phái rõ nét hơn và các hình thức tồn tại lịch sử rất rõ ràng như duy vật
chất phác thô sơ đến duy vật siêu hình rồi đến duy vật biện chứng.
Ở Ấn Độ, vào thời kì Vê-đa, các nhà triết học thiên về quan niệm duy
tâm, xem xét thế giới là ba bộ phận hợp thành: Thiên giới do thần Mặt Trời
Siđia cai quản, không trung do thần Gió cai quản, hạ giới do thần lửa Acni cai
quản. Nhưng đến thời kỳ sau, các trường phái triết học Ấn Độ cổ đại lại ngã
sang lập trường duy vật, cho rằng thế giới được hình thành từ bốn nhân tố:
đất, nước, lửa, không khí và linh hồn chỉ là tư tưởng ở thể xác nhất định. Đến
giai đoạn hậu kỳ Vê-đa, các trường phái lại hướng theo lập trường nhị
nguyên, quay về với đặc trưng của triết học tôn giáo.
Ở Trung Quốc cổ đại, ngay trong một trường phái tj cũng không phân
chia rõ ngã theo quan điểm duy vật hay duy tâm, tiêu biểu là Nho gia. Thời kỳ
đầu, với người sáng lập là Khổng Tử, trong học thuyết đã chứa đựng nhiều
mâu thuẫn giằng co, đan xen nhau giữa quan niệm duy vật, vô thần với quan
niệm duy tâm, thiên mệnh, hữu thần. Theo quan điểm của ông, “trời” vừa
được hiểu là quy luật, trật tự vốn có của tự nhiên, lại vừa được hiểu là một
thực thể có ý chí. Ống nói: “Trời có nói gì đâu! Bốn mùa vẫn vận hành, vạn
vật vẫn sinh hoá mãi” nhưng lại tin vào “thiên mệnh”. Thích tích không nhất
quán, không rõ là duy vật hay duy tâm trong hệ thống tư tưởng của Khổng Tử


Tiểu luận triết học

Nguyễn Thị Ngà – Toán giải tích K16Đ2


×