Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Nội dung cơ bản của triết học cổ điển đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.5 KB, 28 trang )

1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Triết học cổ điển Đức là một giai đoạn lịch sử tương đối ngắn trong
lịch sử triết học nói chung nhưng nó lại có một ý nghĩa to lớn trong lịch sử
triết học nhân loại. Tuy vẫn tồn tại những mặt hạn chế, bảo thủ trong nội dung
triết học nhưng triết học cổ điển Đức với những nội dung cách mạng (thế giới
quan duy vật, phép biện chứng) đã có ảnh hưởng lớn và là một trong những
tiền đề lý luận quan trọng cho sự ra đời của triết học Mac sau này.
Nhận thấy tầm quan trọng của triết học cổ điển Đức trong lịch sử triết
học nhân loại, đồng thời thấy được sự cần thiết của việc nghiên cứu, khẳng
định những nội dung cơ bản của triết học cổ điển Đức nói riêng và lịch sử
triết học nói chung trong thực tiễn học tập; tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề
tài: “Nội dung cơ bản của triết học cổ điển Đức”.
2. Mục đích nghiên cứu
Với đề tài “ Nội dung cơ bản của triết học cổ điển Đức ”, tác giả triển
khai theo cấu trúc bốn phần như sau:
Chương 1: Điều kiện ra đời của triết học cổ điển Đức
Chương 2: Một số đại biểu của triết học cổ điển Đức
Chương 3: Đặc điểm cơ bản của triết học cổ điển Đức
Chương 4: Triết học cổ điển Đức đề cao vai trò của con người
Từ đặc điểm cơ bản của triết học cổ điển Đức, tác giả muốn chỉ ra cái
nhìn khái quát, toàn diện nhất về một giai đoạn tiêu biểu trong lịch sử triết
học nhân loại.
3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu
Trong tiểu luận này, tác giả tập trung chủ yếu khai thác triết học cổ
điển Đức với tư cách là một giai đoạn tiêu biểu của lịch sử triết học nhân loại.
Từ đó đi đến khẳng định những nội dung cơ bản của triết học cổ điển Đức.

Tiểu luận Triết học



Nguyễn Hương Giang. K16 - TGT


2

Với đề tài “ Nội dung cơ bản của triết học cổ điển Đức ”, tác giả tiểu
luận đi sâu nghiên cứu và phân tích những nội dung cơ bản của triết học Đức
thời kì này.
4. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng kết hợp các phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu, tham
khảo các tiểu luận của các khoá trước, qua các sách báo, các giáo trình lịch
sử, triết học và qua mạng internet. Dưới sự hướng dẫn khoa học của tiến sĩ VI
THÁI LANG đã giúp đỡ tác giả hoàn thành tiểu luận này.

Tiểu luận Triết học

Nguyễn Hương Giang. K16 - TGT


3

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1.
ĐIỀU KIỆN RA ĐỜI CỦA TRIẾT HỌC CỔ ĐIỂN ĐỨC
Khái niệm “triết học cổ điển Đức” dùng để chỉ sự phát triển triết học
của Đức nửa cuối thế kỷ XVIII và nửa đầu thế kỷ XIX, được mở đầu từ hệ
thống triết học của I.Cantơ đến triết học duy tâm khách quan của Ph.Heghen
và triết học duy vật nhân bản của L.Phoiơbắc. Cũng như triết học ở mọi thời
kỳ, triết học cổ điển Đức được xây dựng trên những nền tảng chính trị, kinh tế

- xã hội nhất định.
Thời kỳ cận đại, ở Tây Âu, giai cấp tư sản đã giành được thắng lợi
trong cách mạng ở Hà Lan (1560- 1570), ở Anh (1642- 1648), ở Pháp (17891794). Các dân tộc, quốc gia tư bản được hình thành. Phương thức sản xuất tư
bản chủ nghĩa đã trở thành phương thức sản xuất thống trị, thay thế cho
phương thức sản xuất phong kiến tồn tại hàng ngàn năm. Xã hội tư bản thể
hiện tính ưu việt hơn hẳn xã hội phong kiến, phản ánh tính quy luật của sự
phát triển xã hội.
Trong khi cả thế giới đang rung chuyển, đang thay da đổi thịt trong
cách mạng tư sản và cách mạng công nghệ, thì nước Đức vẫn ì ạch trong chế
độ chuyên chế phong kiến, kém phát triển cả về kinh tế lẫn chính trị. Năm
1822, nước Đức mới chỉ có hai máy hơn nước. Nông nghiệp bị đình đốn. Nền
kinh tế về cơ bản vẫn là nền kinh tế thủ công, lạc hậu, trình độ thấp kém. Liên
Bang Đức chỉ tồn tại về hình thức. Còn trên thực tế, nó thực ra là một giang
sơn phong kiến điển hình, gồm khoảng 300 tiểu vương quốc cát cứ với những
tàn tích của chế độ nông nô, chúa đất. Mỗi tiểu vương quốc là một lãnh địa
cha truyền con nối. Tình trạng cát cứ đó gây nhiều trở ngại đối với sự phát

Tiểu luận Triết học

Nguyễn Hương Giang. K16 - TGT


4

triển của nước Đức… Sự tồn tại của nhiều tiểu vương quốc phụ thuộc lẫn
nhau với chế độ chính trị phản động không chỉ kìm hãm sự phát triển của
nước Đức mà còn làm tăng mức độ lạc hậu của nó so với các nước đang phát
triển theo con đường TBCN.
Cả nước Đức nửa cuối thế kỷ XVIII- đầu XIX bao trùm một bầu không
khí vô cùng căng thẳng. Quần chúng bất bình. Trong khi triều đình vua Phổ

PhriđricVinhem (1770- 1840) vẫn ngoan cố tăng cường quyền lực và duy trì
chế độ phong kiến thối nát, cản trở đất nước phát triển. Ph.Angghen đánh giá
đây là một trong những thời kỳ hèn kém nhất của nước Đức trong lịch sử
phát triển của chính nó. Bởi trong thời kỳ này “dân tộc Đức thậm chí còn
không đủ sức vứt bỏ cái thây ma rữa nát của chế độ đã chết rồi” [754, 2].

Tiểu luận Triết học

Nguyễn Hương Giang. K16 - TGT


5

CHƯƠNG 2.
MỘT SỐ ĐẠI BIỂU CỦA TRIẾT HỌC CỔ ĐIỂN ĐỨC
2.1. Imanuen Cantơ (1724- 1804)
I. Cantơ là người sáng lập nền triết học cổ điển Đức. “Triết học Cantơ
là nền tảng và điểm xuất phát của triết học Đức hiện đại” [116,7]. Ông được
xem là một trong những nhà triết học vĩ đại nhất trong lịch sử tư tưởng
phương Tây. Ông đã để lại cho nhân loại một trong những hệ thống triết học
độc đáo và sâu sắc nhất.
Sự phát triển của triết học I.cantơ được chia làm hai thời kỳ: Thời kỳ
trước phê phán (trước 1770) và thời kỳ phê phán (sau 1770).
Thời kỳ trước phê phán, I.Cantơ chủ yếu tập trung nghiên cứu khoa học
tự nhiên (trong đó có Toán học). Học thuyết mà ông đưa ra thời kỳ này chứa
đựng nhiều yếu tố duy vật, mang tinh thần lạc quan của một nhà khoa học
chân chính.
Sau 1770, I.Cantơ chuyển sang nghiên cứu các vấn đề xã hội- con
người, về nhận thức và tư duy của con người. Triết học của ông thời kỳ này
tuy đã có những tác phẩm đạt tầm nhận thức luận nhưng yếu tố duy tâm, tín

ngưỡng đã xen vào cùng với tinh thần yếu thế, tiêu cực, đôi khi ngụy biện.
2.2. Gioocgiơ Vinhem Phriđich Hêghen (1770- 1831)
Hêghen là một nhà triết học duy tâm khách quan, đại diện tiêu biểu của
nền triết học cổ điển Đức. Ông được đánh giá là một nhà biện chứng lỗi lạc.
Ph.Ăngghen coi ông “không chỉ là một thiên tài sáng tạo mà còn là một nhà
bác học có tri thức bách khoa nên những phát biểu của ông tạo thành thời đại
[397, 3]. Triết học của Heghen thể hiện một cuộc cách mạng vĩ đại trong sự
trừu tượng của tư tưởng triết học.

Tiểu luận Triết học

Nguyễn Hương Giang. K16 - TGT


6

2.3. Lutvich Phoiơbắc (1804- 1872)
L.Phoiơbắc được biết đến với tư cách là nhà duy vật lớn nhất của nền
triết học cổ điển Đức.
L.Phoiơbắc sinh ra trong một gia đình luật sư nổi tiếng ở Đức. Sau khi
Heghen qua đời, những người theo học thuyết của Heghen phân hóa thành hai
nhóm là “Heghen trẻ” và “Heghen già”. Phái “Heghen già” luôn bám lấy mặt
bảo thủ của hệ thống Heghen, bảo vệ chế độ nhà nước Phổ đã lỗi thời về mặt
lịch sử. Trái lại, phái “Heghen trẻ” lại nắm lấy tinh thần của phép biện chứng
trong triết học Heghen, phát triển triết học Heghen trên lập trường của giai
cấp tư sản, giai cấp cấp tiến và dân chủ.
Cùng với C.Mác và Ph.Ăngghen, L.Phoiơbắc cũng thuộc nhóm
“Heghen trẻ”. Tư tưởng của L.Phoiơbắc thể hiện nhiều khía cạnh tiến bộ, đặc
biệt là cái nhìn duy vật về thế giới và nhân bản về con người. Ông được đánh
giá là người có công lao lớn trong việc khôi phục và phát triển chủ nghĩa duy

vật, là người không úp mở tuyên bố địa vị thống trị của chủ nghĩa duy vật. Cả
C.Mác và Ph.Ăngghen đều tự coi mình là môn đồ của Phoiơbắc.

Tiểu luận Triết học

Nguyễn Hương Giang. K16 - TGT


7

CHƯƠNG 3.
NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC CỔ ĐIỂN ĐỨC
3.1. Cách mạng triết học Đức đi trước cuộc cách mạng chính trị.
Như đã trình bày ở trên, nước Đức cuối thế kỷ XVIII- đầu XIX là một
quốc gia phong kiến điển hình với sự trì trệ chưa từng có trong lịch sử về kinh
tế và chính trị. Đất nước này đã duy trì trên mình nó một chế độ mà theo
Ph.Ăngghen là một chế độ chết rồi. Cả nước Đức như mộ cái thê ma đang dần
thối rữa trong sự tù hãm của phương thức sản xuất phong kiến đã tồn tại hàng
ngàn năm và đang tỏ ra già nua so với sức phát triển sung mãn của phương
thức sản xuất tư bản hiện tại.
Những tấm gương lớn của cuộc cách mạng tư sản ở Tây Âu và thực tại
đau buồn như trên của nước Đức đã thức tỉnh tinh thần cách mạng của giai
cấp tư sản Đức. Họ đã phẫn nộ vùng lên chống lại sự trì trệ và bất công của xã
hội, thể hiện nguyện vọng muốn đấu tranh vì một trật tự xã hội mới. Tuy
nhiên, khá với giai cấp tư sản Pháp vốn triệt để cách mạng, giai cấp tư sản
Đức sống rải rác ở những vương quốc nhỏ tách rời nhau, nhỏ bé về số lượng,
yếu kém về kinh tế và chính trị nên không đủ sức làm một cuộc cách mạng
trong thực tiễn, đành phải tiến hành một cuộc cách mạng về tư tưởng. Vì thế
mà cuộc cách mạng triết học đã đi trước cuộc cách mạng chính trị. C.Mác đã
nói một cách rất hình ảnh về đặc điểm này của triết học cổ điển Đức. Người

coi “triết học của Cantơ là lý luận Đức của cách mạng tư sản Pháp” [131, 1].
Định nghĩa này cũng hoàn toàn đúng với triết học của Phrichtơ, Senlinh và
Heghen.
Tuy lạc hậu về kinh tế và chính trị, nhưng nước Đức thời kỳ này lại đạt
được sự phát triển chưa từng có trong lịch sử văn học nghệ thuật và triết học

Tiểu luận Triết học

Nguyễn Hương Giang. K16 - TGT


8

với các đại biểu lỗi lạc như Hecđơ, Letxinh, Sinlơ, Gơtơ, Cantơ, Phichtơ,
Senlinh, Heghen, Phoiơbắc…họ đã tiếp thu những di sản tư tưởng của văn
hoá Đức truyền thống và kế thừa tinh hoa của triết học Tây Âu trước đó. Trên
một ý nghĩa nhất định “triết học cổ điển Đức không chỉ là sự phản ánh những
điều kiện kinh tế - chính trị và xã hội nước Đức mà còn cả của các nước châu
Âu lúc đó. Nói cách khác, nước Đức không chỉ bằng tồn tại của chính nó mà
bằng tồn tại của cả châu Âu” [158, 9].
3.2. Triết học cổ điển Đức là thế giới quan và ý thức hệ của giai cấp tư
sản Đức cuối thế kỷ XVIII- đầu XIX.
Các đại biểu của triết học cổ điển Đức như I.Cantơ, Heghen…đều xuất
thân từ tầng lớp thượng lưu trong xã hội. Họ thể hiện nguyện vọng tiến bộ của
giai cấp tư sản Đức đấu tranh vì một trật tự xã hội mới nhằm đem lại sự phồn
vinh và thống nhất cho đất nước Đức. Nhưng khác với giai cấp tư sản Pháp
vốn triệt để cách mạng, giai cấp tư sản Đức ngay từ đầu đã muốn thoả hiệp
với tầng lớp quý tộc Phổ, giữ lập trường cải lương trong việc giải quyết
những vấn đề phát triển đất nước. Điều này được thể hiện rõ nhất trong hệ
thống triết học của Heghen. Ông đã bất chấp phương pháp biện chứng của

mình - phương pháp khẳng định sự phát triển tất yếu của hiện thực - vẫn ca
ngợi nhà nước phong kiến Phổ thối nát, coi nước Đức Cơ đốc giáo trung cổ và
cận đại với tất cả những bất công và tệ nạn xã hội của nó là đỉnh cao của lịch sử
nhân loại. Nhìn chung, trong thế giới quan của các nhà triết học cổ điển Đức
thể hiện khá rõ mâu thuẫn giữa tính cách mạng khoa học về tư tưởng và
phương pháp với sự bảo thủ, cải lương trong lập trường chính trị - xã hội của
họ. Tuy nhiên, đó không phải là đặc điểm lớn nhất của triết học cổ điển Đức.
Hạn chế đó không làm lu mờ sứ mệnh lịch sử mà triết học cổ điển Đức thực
hiện là đem lại cách nhìn mới về thực tiễn xã hội và tiến trình lịch sử nhân loại.

Tiểu luận Triết học

Nguyễn Hương Giang. K16 - TGT


9

3.3. Triết học cổ điển Đức mang nội dung cách mạng trong một hình thức
bảo thủ
3.3.1 Nội dung cách mạng
3.3.1.1 Thế giới quan duy vật
* Quan niệm của I.Cantơ
Tư tưởng triết học của I.Cantơ không tĩnh tại mà có sự chuyển biến
theo thời gian. Lúc đầu, I.Cantơ chịu ảnh hưởng lớn các quan điểm duy tâm
thần bí của Lépnhit và Vônphơ, về sau chuyển sang quan niệm duy vật máy
móc của Niutơn và Đềcáctơ, rồi đi đến xây dựng thế giới quan độc lập cho
riêng mình là điều hoà giữa chủ nghã duy tâm và chủ nghĩa duy vật. Điều đó
có ý nghĩa là, bbên cạnh nhiều quan niệm duy tâm thần bí, về cơ bản I.Cantơ
là một nhà duy vật. Ông có cái nhìn duy vật, khoa học khi nhìn nhận thế giới
tự nhiên. Luận điểm nổi tiếng làm nên tên tuổi của I.Cantơ, đó là: “Hãy cho

tôi vật chất, tôi sẽ xây dựng thế giới từ nó”, có nghĩa là hãy đưa cho tôi vật
chất, tôi sẽ chứng minh cho mọi người thấy thế giới ra đời từ vật chất thế nào.
Đây là một luận điểm vô cùng tiến bộ, được rút ra từ chính sự nghiệp nghiên
cứu khoa học tự nhiên hết sức nghiêm túc của một nhà khoa học chân chính.
Thế giới của chúng ta, theo I.Cantơ, được cấu tạo từ vật chất luôn vận
động và biến đổi không ngừng, mọi vật đều liên hệ, tương tác lẫn nhau thong
qua một lực hút và lực đẩy. Thế giới là kết quả của quá trình phát triển lâu dài
theo hướng ngày càng hoàn thiện của giới tự nhiên.
I.Cantơ cho rằng, không chỉ mọi vật trong thế giới mà cả vũ trj nói
chung đều năm trong quá trình phát sinh, phát triển và diệt vong như một quy
luật của tự nhiên. Từ đây, ông xây dựng học thuyết “tinh vân học” nổi tiếng
về nguồn gốc và sự hình thành của vũ trụ.
Trong cuốn “Lịch sử tự nhiên đại cương và lý thuyết về thiên hà” (1755),
I.Cantơ đã nêu lên giả thuyết thiên tài về nguồn gốc thái dương hệ. Theo đó,

Tiểu luận Triết học

Nguyễn Hương Giang. K16 - TGT


10

từ buổi nguyên sơ xa xưa nhất, vũ trụ tồn tại ở trạng thái những khối tinh vân
gồm vô vàn các hạt vật chất. Nhờ lực vạn vật hấp dẫn, các hạt vật chất đang
khuyếch tán trong không gian dần dần tụ lại thành những đám mây khổng lồ.
Thông qua lực hút và lực đẩy, trong lòng các đám mây đó xuất hiện các luồng
gió xoáy làm cho các hạt vật chất xoáy trò với tốc độ cực lớn. Do vận tốc lớn,
ma sát khi va chạm làm cho các đám mây đó nóng lên rồi kết đông lại thành
các khối hình cầu. Vì lực hút chiếm ưu thế hơn nên các hạt vật chất kết hợp
lại với nhau tạo thành mặt trời và các hành tinh có độ nóng khác nhau tuỳ

thuộc vào mức độ ma sát. Vì khoảng không vũ trụ quá lớn và do ảnh hưởng
của lực đẩy nên lực hút không đủ sức hút tất cả lượng vật chất của vũ trụ
thành một khối mà tồn tại nhiều hành tinh độc lập với nhau. Do lực hấp dẫn tỉ
lệ thuân với khối lượng nên các hành tinh ở gần mặt trời thì nặng hơn các
hành tinh ở xa và nhân của các hành tinh thi nặng hơn lớp vỏ của chúng. Theo
I.Cantơ, trong vũ trụ thường xuyên diễn ra một cách tự nhiên quá trình sinh ra
và biến đi của các hệ thống vũ trụ. Dự đoán ấy cho rằng, ngoài phạm vi ngân
hà của chúng ta còn có những thế giới khác nữa cững giống như thế giới của
chúng ta về nguyên tác cấu tạo lẫn sự phát triển. Dự đoán đó sau này được
khoa học xác minh. Khoảng 50 năm sau, ở Pháp, từ những học thuyết toán
học, Laplan cũng đưa ra học thuyết tương tự nên học thuyết tinh vân đi vào
lịch sử với tên gọi là lý thuyết vũ trụ Cantơ - Laplan.
Giả thuyết của Cantơ về hệ thống mặt trời đã đột phá vào sự khẳng
định siêu hình về “cái hích đầu tiên”. “Vấn đề cái hích đầu tiên đã bị loại bỏ.
Trái đất và tất cả hệ thống mặt trời hiện ra thế giới như như một cái gì đã hình
thành trong thời gian”[466,3]. Học thuyết tinh vân của Cantơ không chỉ chứa
đựng nhiều tư tưởng duy vật và hoàn chỉnh hơn so với các giả thuyết vũ trụ
trước đó mà còn đem lại một cách nhìn mới – cách nhìn phát triển lịch sử về
thế giới. Nó khẳng định không chỉ trái đất mà cả vũ trụ là kết quả của toan bộ

Tiểu luận Triết học

Nguyễn Hương Giang. K16 - TGT


11

quá trình phát triển và tiến hoá lâu dài của vũ trụ, phê phán quan niệm siêu
hình thống trị thời đó cho rằng tgé giới là không có sinh, không có diệt, một
khi nó tồn tại thì nó cứ tồn tại mãi như thế.

Một cống hiến vĩ đại khác của I.Cantơ là từ những công trình nghiên
cứu về trái đất và đại dương ông là người đầu tiên khám phá ra ảnh hưởng của
lực hấp dẫn giữa trái đất và mặt trăng với hiện tượng thuỷ triều. Trong công
trình “Sự ma sát của thuỷ triều”(1754), I.Cantơ đã chứng minh rằng, tác động
qua lại lẫn nhau giữa mặt trăng và trái đất đã tạo nên sự “lên”, “xuống” của
thuỷ triều. Và chính sự lên, xuống của thuỷ triều đã ảnh hưởng tốc độ quay
của cả trái đất và mặt trăng.
Giả thuyết khoa học về sự hình thành vũ trụ từ những hạt bụi vũ trụ và
sự lên, xuống của thuỷ triều là 2 công trình quan trọng nhất của I.Cantơ thời
kỳ trước phê phán. Có thể thấy, trong thời kỳ này, thế giới quan triết học của
Cantơ mang yếu tố tích cực, thiên về chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng
tuy còn tự phát. Triết học của ông đã bác bỏ tư tưởng kinh viện hay những tư
tưởng tôn giáo trước đây.
* Quan niệm của L.Phoiơbắc
L.Phoiơbắc đứng trên lập trường duy vật, phủ nhận học thuyết của
Heghen coi tự nhiên là “một tồn tại khác” của ý niệm tuyệt đối. Ông cho rằng,
vật chất có trước ý thức, tự nhiên tự nó tồn tại và con người chỉ có thể giải
thích thế giới tư nhiên xuất phát từ bbản thân nó, rằng “quan hệ thực sự của tư
duy đối với tồn tại là tồn tại – cụ thể, tư duy – thuộc tính”.
L.Phoiơbắc coi thế giới trong đó có con người, đều tồn tại khách quan.
Tự nhiên là hữu hình, là vật chất, là có thể cảm giác được. Tự nhiên là ánh
sáng, điện, từ tính, không khí, nước, lửa, đất, con vật, cây cối, con người - ở
một khía cạnh nào đó như là một sinh vật đang hoạt động. Thế giới tự nhiên
là thực thể nguyên thuỷ đầu tiên và cuối cùng.

Tiểu luận Triết học

Nguyễn Hương Giang. K16 - TGT



12

Ông cho rằng vật chất có những thuộc tính như quán tính, sức nặng,
hình dạng. Vật chất luôn vận động và vận động là thuộc tính bên trong của vật
chất, không cần một cái hích nào của thượng đế. Không gian, thời gian tồn tại
khách quan, không có vật chất tồn tại ở ngoài không gian, thời gian.
Ông thừa nhận sự tồn tại khách quan của các quy luật tự nhiên, tính
khách quan của quan hệ nhân quả, thừa nhận sự vận động và phát triển của
giới tư nhiên diễn ra một cách khách quan dẫn tới sự xuất hiện của đời sống
hữu cơ con người.
3.3.1.2 Phép biện chứng
* Phép biện chứng tự phát của I.Cantơ
I.Cantơ là người đầu tiên nêu lại tư tưởng biện chứng. Nếu như Niutơn
khẳng định sự tồn tại của lực hút trái đất, thì I.Cantơ lại phê phán quan điểm
đó. Ông cho rằng đó là một kkết luận phiến diện và một chiều. Bởi nếu trái đất
chỉ có lực hút thì vạn vật ắt hẳn sẽ dính vào nhau thành một khối. Điều đó là
phi thực tế. I.Cantơ đưa ra quan điêm về lực đẩy. Theo ông bên cạnh sự tồn tại
của lực hút thì còn có sự tồn tại của lực đẩy – một loại lực đối lập với lực hút.
Từ việc khẳng định sự tồn tại biện chứng của lực đẩy và lực hút,
I.Cantơ đã đưa ra những giải thích khoa học về sự sinh ra và phát triển của
các hành tinh, trái đất và mặt trời, giải thích một cách khoa học về hiện tượng
lên, xuống của thuỷ triều.
I.Cantơ cũng là một trong những người đầu tiên đưa ra vấn đề mâu
thuẫn trong nhận thức của con người. Lý tính được I.Cantơ coi là khả năng trí
tuệ cao nhất của con người. Khả năng của tư duy lý tính là khả năng suy nghĩ
về những ý niệm và suy nghĩ trên những ý niệm đó. Lý tính thể hiện khát
vọng của con người muốn đạt tới những tri thức tuyệt đối. Tuy nhiên, trong
khi tìm hiểu tri thức tuyệt đối con người lại gặp phải nhiều trở ngại, những
nghịch lý không thể giải quyết. I.Cantơ gọi những trở ngại, những nghịch lý


Tiểu luận Triết học

Nguyễn Hương Giang. K16 - TGT


13

không thể giải quyết được đó của lý tính thuần tuý là luật tương phản hay là
biện chứng tiên nghiệm. Đó là những luận đề luôn luôn tồn tại hai mặt tương
phản nhau. Trong đó, mặt này đối lập mặt kia nhưng đồng thời lại vừa có thể
lập luận phù hợp với mặt đó một cách logic. Ông cho rằng có 4antinomi(mâu
thuẫn, nghịch lý) cơ bản, mỗi antinomi được kết cấu từ hai luận đề đối lập,cụ
thể:
Chính đề
Phản đề
Thế giới có điểm đầu trong thời Thế giới là vô cùng tận cả về không
gian và có hạn trong không gian
gian và thời gian
Thế giới như một chỉnh thể phức Thế giới là không thể phân chia, không
tạp được cấu thành từ những bộ có cái gì trong thế giới là đơn giản cả.
phận giản đơn.
Trong thế giới tự nhiên tồn tại cả Không có tự do: mọi sự vật đều diễn ra
quan hệ nhân- quả và tự do.
theo những quy luật tất yếu
Trong thế giới có một thực thể Không có thực thể tuyệt đối tất nhiên,
tuyệt đối tất nhiên, có nguyên không có nguyên nhân đầu tiên.
nhân đầu tiên.
Bốn antinomia đó là kết quả khái quát của I.Cantơ trên những vấn đề
chủ yếu nhất của triết học mà xưa nay các nhà triết học vẫn bàn đến. Đó cũng
chính là các mâu thuẫn mà toàn bộ triết học xưa nay mắc phải. Trong đó,

chính đề chủ yếu thể hiện lập trường của cã nhà duy tâm và quyết định luận,
còn phản đề thể hiện lập trường của các nhà duy vật và vô định luận. I.Cantơ
coi các atinomia trên là các dạng đối lập biện chứng
* Phép biện chứng của Heghen
Triết học Heghen, xét theo hệ thống, là triết học duy tâm khách quan.
Tuy nhiên, không vì thế mà nó không có gía trị. Bởi trong nó vẫn chứa đựng
một hạt nhân hợp lý là phép biện chứng. Có thể đánh gía phép biện chứng
chính là một phát hiện thiên tài của Heghen về thế giới (tuy là thế giới ý niệm).
Tiểu luận Triết học

Nguyễn Hương Giang. K16 - TGT


14

Khác với quan niệm truyền thống coi phép biện chứng là nghệ thuật
tranh luận, Heghen coi phép biện chứng là khoa học về sự phát triển của các
khái niệm được ông đồng nhất với bản chất sự vật. Phép biện chứng theo
Heghen “nói chung là nguyên tắc của mọi vận động, mọi sự sống và mọi hoạt
động trong phạm vi hiện thực. Cái biện chứng còn là linh hồn của mọi nhận
thức khoa học chân chính” [206,5].
Heghen có sự phát triển không chỉ là sự lên xuống đơn thuần về lượng
hay sự dịch chuyển vị trí của sự vật về không gian. Ông hiểu sự phát triển là
một quá trình phủ định biện chứng, trong đó lien tiếp diễn ra sự thay thế cái
cũ bằng cái mới, đồng thời kế thừa những yếu tố tích cực của cái cũ mà vẫn
có khả năng thúc đẩy phát triển. Ví dụ như : nụ hoa biến mất khi hoa nở, nó bị
hoa phủ định; và tương tự như vậy quả là sự phủ định của hoa
Những khai thác trên đây không chỉ khác nhau mà còn bài trừ, không dung
hợp nhau. Tuy nhiên, bản chất sống động làm chúng trở thành những yếu tố
của một chỉnh thẻ hữu cơ, trong đó chúng không những không mâu thuẫn

nhau mà cái này cũng tất yếu như cái kia.
Theo Heghen, mọi sự vật trong thế giới đều phát triển theo những quy
luật biện chứng. Phát triển là quy luật khách quan không gì cưỡng lại nổi :
“mọi cái xung quanh chúng ta có thể được xem như kiểu mẫu của phép biện
chứng”. Heghen nhấn mạnh : “phép biện chứng có một uy quyền không gì
ngăn nổi … có hiệu lực trong mọi lĩnh vực, mọi sự vật của thế giới vật chất và
tinh thần”[205,5].
Trong chương trình “logic học”, Heghen không chỉ trình bày các phạm
trù như chất, lượng, độ, phủ định, mâu thuẫn… mà còn nói đến cả các quy
luật như :”quy luật lượng đổi làm cho chất đổi và ngược lại”, “quy luật phủ
định của phủ định” và một phần về quy luật mâu thuẫn. V.I.Lênin đánh giá
cao tư tưởng biện chứng của Heghen về mối quan hệ lượng – chất và về sự

Tiểu luận Triết học

Nguyễn Hương Giang. K16 - TGT


15

phát triển. Sự phát hiện quy luật lượng – chất là một trong những cống hiến to
lớn của Heghen.Ở đó dã thể hiện rõ tinh thần cách mạng của phép biện chứng
duy tâm khi Heghen cho rằng,quá trình tích luỹ dần dần về lượng dẫn đến sự
thay đổi về chất, đồng thời cũng là quá trình phủ định của giai đoạn sau đối
với giai đoạn trước. Heghen phân biệt phủ định trừu tượng (phủ định sạch
trơn) với quá trình phủ định cụ thể. Phủ định cụ thể không chỉ đơn giản là xoá
bỏ cái cũ mà còn giữ lại những yếu tố mầm mống, tạo khả năng sống cho sự
vật, tức là phủ định có kế thừa và chọn lọc. Sự phát triển tất yếu đưa tới sự
phủ định bởi phủ định không phải là sự gán ghép từ bên ngoài mà là kết quả
của quá trình phát triển tất yếu của sự vật. Nó là một nấc thang trong quá trình

phát triển nên bản thân nó cũng phải chịu sự phủ định trong quá trình tiếp
theo của sự vật. Đó là phủ định của phủ địnhmà kết quả dường như quay về
cái cũ nhưng trên cơ sở mới cao hơn. Bản thân sự giải quyết mâu thuẫn cũng
chính là sự phủ định của cái mới với cái cũ, là sự phá vỡ để dẫn đến sự hình
thành chất mới.
Trong học thuyết về bản chất, Heghen đã đề cập đến lý luận về mâu
thuẫn. Ông coi mâu thuẫn là nguồn gốc, là cơ sở của sự vận động và phát
triển, nhấn mạnh đến các mối quan hệ nội tại, những mâu thuẫn nội tại.
V.I.Lênin đánh giá cống hiến vĩ đại của Heghen là ở chỗ : xem “ mâu thuẫn
nội tại là nguồn gốc của tất cả mọi vận động và của tất cả mọi sức sống, chỉ
trong chừng mực một vật chứa đựng trong bản thân nó một mâu thuẫn thì nó
mới vận động, mới có xung lực và hoạt động”[147-148,10]. Mâu thuẫn là
nguyên tắc của mọi sự vận động. Vấn đề này được Heghen trình bày qua một
hệ thống các phạm trù khác nhau như:
Đồng nhất & Mâu thuẫn
Bản chất & Hiện tượng

Tiểu luận Triết học

Nguyễn Hương Giang. K16 - TGT


16

Nội dung & Hình thức
Khả năng & Hiện thực
Tất nhiên & Ngẫu nhiên
Nguyên nhân & Kết quả
Theo ông, mỗi vật là một sự đồng nhất cụ thể, hàm chứa trong nó cái
đối lập, cái phủ định của nó, hàm chứa trong nó cái sẽ có. Heghen cho rằng,

nhận thức về quan hệ giữa đồng nhất và khác biệt sẽ phát hiện ra mâu thuẫn
chứa trong cơ sở của sự đồng nhất và khác biệt ấy. Ông nhấn mạnh rằng,
không nên coi mâu thuẫn là một cái gì xấu đối với các sự vật, phải coi mâu
thuẫn là mối quan hệ qua lại, là sự lệ thuộc, quy định lẫn nhau của các mặt đối
lập, là nguyên tắc của mọi sự tự thân nận động. Mâu thuẫn tồn tại ở mọi sự
vật hiện tượng chứ không chỉ dừng lại ở 4 antinomia như I.Cantơ hiểu. Mâu
thuẫn là bản chất của mọi sự vật hiện tượng, mọi tư tưởng và khái niện. Mâu
thuẫn làm cho thế giới vận động và phát triển. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, tất
cả chỉ là những quy luật vận động, phát triển của tư duy, của khái niệm. Đó là
phép biện chứng duy tâm – tức là phép biện chứng của những khái niệm được
ông đồng nhất với bản chất sự vật.
Có thể rút ra điểm tổng quát về phép biện chứng của khái niệm trong
triết học Heghen bằng các luận điểm sau:
Một là: Những khái niệm không những khác nhau mà còn làm trung gian cho
nhau, tức là có lien hệ với nhau.
Hai là : Mỗi khái niệm đều phải qua một quá trình phát triển được thực hiện
trên cơ sở của 3 nguyên tắc:
- Chất và lượng quyết định lẫn nhau
- Sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập
- Phủ định của phủ định

Tiểu luận Triết học

Nguyễn Hương Giang. K16 - TGT


17

Như vậy, logic học của Heghen là logic biện chứng trong hình thức
duy tâm mà nhà triết học Đức trình bày các quy luật và các cặp phạm trù cơ

bản của phép biện chứng một cách đầy đủ và minh bạch nhất. Phương pháp tư
duy biện chứng của triết học Heghen được C.Mac, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin và
các nhà duy vật mác xít sau này tiếp thu và phát triển. Theo ý nghĩa đó,
V.I.Lênin nhấn mạnh, không thể hiểu được “Tư bản” của C.Mac và nói chung
triết học Mac nếu như không đọc Logic học của Heghen.
Trong triết học tự nhiên mặc dù có nhiều hạn chế ở tính chất duy tâm
nhưng Heghen cũng đã đề ra một loạt những tư tưởng biện chứng tài tình về
sự thống nhất của vật chất và vận động, về tính mâu thuẫn của những phạm
trù không gian, thời gian và vận động, về sự phụ thuộc của những đặc tính
hoá học vào những thay đổi về lượng.
Trước khi có sự xuất hiện của Mac, Heghen chính là người đầu tiên
xây dựng phép biện chứng thành một hệ thống lý luận chặt chẽ bao gồm các
nguyên lý, các quy luật và các cặp phạm trù, đồng thời trong mỗi nội dung đó,
Heghen đều có nhận định hết sức sắc sảo, có tính trừu tượng và khái quát cao.
Heghen cũng là người làm cho phép biện chứng logic học và lý luận nhận
thức gắn bó, hỗ trợ nhau.
3.3.2 Hình thức bảo thủ
Triết học cổ điển Đức mang nhiều yếu tố cách mạng, có xu hướng xoá
bỏ cái cũ, thể hiện khát vọng của giai cấp tư sản Đức muốn thiết lập một trật
tự xã hội mới. Tuy nhiên, do nó phát triển trong điều kiện bần cùng của các
tiểu vương quốc Đức nhỏ bé, mang dấu ấn của sự lạc hậu về kinh tế - chính trị
nên nó không thể vượt qua được tất cả các hạn chế của thời đại. Biểu hiện của
tính chất bảo thủ thể hiện rất rõ trong bản thể luận của chính I.Cantơ (thời kỳ
phê phán) và đặc biệt là trong hệ thống triết học duy tâm của Ph.Heghen.
3.3.2.1 Duy tâm chủ quan của I.Cantơ

Tiểu luận Triết học

Nguyễn Hương Giang. K16 - TGT



18

I.Cantơ chia tri thức của loài người làm 2 loại là tri thức kinh nghiệm
và tri thức tiên nghiệm. Mọi sự vật trong thế giới đều tồn tạt dưới dạng đơn
nhất, cá biệt và hỗn độn. tri thức kinh nghiệm do cảm giác mang lại chỉ phản
ánh được các hiện tượng riêng biệt, lộn xộn. Còn tri thức tiên nghiệm có sẵn
trong ý thức đem lại trật tự cho mớ tri thức kinh nghiệm cảm tính lộn xộn ấy
và mang lại những mối lien hệ nhân quả tất nhiên, tính phổ quát, tính tất yếu
của thế giới hiện tượng. Như vậy, tgế giới tồn tại là khách quan nhưng quy
luật của thế giới lại là sản vật của ý thức.
Trên cơ sở khẳng định “vật tự nó”, I.Cantơ khẳng định triết học và
khoa học phải dựa trên tri thức tiên nghiệm mang tính phổ quát và tất yếu.
Trong tác phẩm “Phê phán lý tính thuần tuý”, I.Cantơ cho rằng, con người với
tư cách là chủ thể nhận thức vốn có tri thức tiên nghiệm. Trí tuệ là một cơ
quan năng động có sẵn khả năng hiểu biết. Nhờ trí tuệ tiên nghiệm đó mà
chúng ta nhận thức thế giới có hiệu quả. Nhận thức là việc chủ thể dùng tri
thức tiên nghiệm để xem xét sự vật, hiện tượng. Nhận thức trải qua 3 giai
đoạn : trực quan cảm tính, giác tính và lý tính. Trực giác cảm tính là cấp độ
đầu tiên, là giai đoạn một của nhận thức gắn liền với lý thuyết về không gian
và thời gian. Ở giai đoạn này, I.Cantơ xây dựng lý thuyết duy tâm chủ quan
về không gian và thời gian. Theo quan điểm duy vật, không gian và thời gian
là những hình thức tồn tại của vật chất, gắn liền với vật chất. Nhưng I.Cantơ
lại cho rằng, không gian và thời gian chỉ tồn tại trong ý thức của con người,
nó là các hình thức chủ quan có trước kinh nghiệm, là cái tiên thiên, vốn có
trong năng lực nhận thức của con người. Nó là hình thức tiên nghiệm của cảm
giác. Khi “vật tự nó” tác động lên giác quan của con người sẽ mang đến một
mớ cảm giác hỗn độn. Mớ cảm giác hỗn độn này sẽ được các hình thức không
gian, thời gian tiên thiên của trực quan cảm tính sắp xếp, đưa vào những trật
tự nhất địnhtrở thành các tri giác. Chính nhờ không gian và thời gian mà con


Tiểu luận Triết học

Nguyễn Hương Giang. K16 - TGT


19

người biết rằng vật này ở sau vật kia, cái này bên cạnh cái khác. Ông cho rằng
việc nhận thức được các hiện tượng trong không gian và thời gian chỉ là kết
quả của các hoạt độngcủa ý thức con người. Rằng : thong qua các giác quan,
con người chỉ biết được những gì mà sự vật biểu hiện ra bên ngoài (tức hình
tượng). Từ đó, ông kết luận rằng con người không bao giờ có thể nhận biết
được bản chất đích thực của sự vật trong thực tế, tức là “vật tự nó”.
I.Cantơ đã xây dựng nên 4 antinomia mà con người không thể khắc
phục được. Từ đó, chứng minh lý tính cũng giống như cảm tính và giác tính
đều bất lực trong việc nhận thức thế giới.
Về thực chất, thuyết bất khả tri này của I.Cantơ chính là một biểu hiện
của chủ nghĩa duy tâm chủ quan trong nhận thức thế giới.
3.3.2.2 Duy tâm khách quan của G.V.P.Heghen
Nếu phép biện chứng là hạt nhân hợp lý, là mặt tiến bộ của triết học
Heghen, chứa đựng tư tưởng thiên tài về sự phát triển thì ngược lại,hệ thống
triết học của ông lại duy tâm siêu hình phủ nhận tính chất khách quan của
những nguyên nhân bên trong,vốn có của sự phát triển của tự nhiên – xã hội.
Tư tưởng là điểm xuất phát đồng thời là nền tảng của triết học Heghen.
Ông cho rằng khởi nguyên của thế giới không phải là vật chất mà là “ý niệm
tuyệt đối” hay “tinh thần thế giới”, được hiểu như đấng tối cao sáng tạo ra thế
giới tự nhiên và con người. Tính phong phú và đa dạng của thế giới hiện thực
là kết quả của sự vận động sáng tạo của “ý niệm tuyệt đối”. Ys niệm tuyệt đối
tồn tại vĩnh viễn. Mọi sự vật hiện tượng đều chỉ là hiện thân của ý niêm tuyệt

đối được hiểu như là thực thể sinh ra mọi cái trên thế gian. Con người là sản
phẩm và cũng là giai đoạn phát triển cao nhất của ý niệm tuyệt đối. Tư duy là
nguồn gốc duy nhất của mọi cái đang tồn tại. Giới tự nhiên là tư duy đã tha
hoá, là “tư duy tồn tại dưới dạng vật chất”. Ông nhấn mạnh rằng tư dut là tiền
đề của mọi sự vật hiện tượng. Và trong mỗi sự vật đều có sự đồng nhất giữa

Tiểu luận Triết học

Nguyễn Hương Giang. K16 - TGT


20

tư duy và tồn tại, trong đó tư duy là bản chất còn tồn tại chỉ là “ngoại tại hoá”
của tư duy. Heghen kết hợp tồn tại với tư duy làm một và cho rằng mọi ngọn
nguồn xuất phát đầu tiên, thực thể đầu tiên của thế giới chính là tư duy, ý thức
nhưng không phải là ý thức cá nhân mà là tinh thần vũ trụ hay niệm tuyệt đối.
Tất cả mọi sự vật hiện tượng trong thế giới đều nằm trong ý niệm tuyệt đối, là
sự thể hiện của ý niệm tuyệt đối.
“Thế giới tạo ra, hiện đang được tạo ra và sẽ vĩnh viễn được tạo ra bởi
tinh thần tuyệt đối”(Heghen).
Như vậy, điểm xuất phát của triết học Heghen là tư tưởng về sự đồng nhất
giữa tư duy và tồn tại một cách duy tâm. Ông quy mọi quá trình của hiện thực
về quá trình tư duy, quy lịch sử hiện thực về lịch sử nhận thức. Ngay cả quá
trình thực tiễn của con người cũng bị quy về quá trình nhận thức, quá trình tự
ý thức.
Triết học duy tâm khách quan của Heghen có thể được khái quát như
sau : Ý niệm tuyệt đối là một thực thể tinh thần, tồn tại trước giới tự nhiên, nó
tự thiết định bản thân nó và phân biệt với bản thân nó. Ý niệm tuyệt đối trong
sự vận động biện chứng, đạt tới sự phát triển đầy đủ trước khi giới tự nhiên

xuất hiện. Nó đã mang trong lòng mọi sự quy định say này, giống như các
mầm mang sẵn trong nó tất cả bản chất của cái cây, mùi vị, hình dáng của
quả. Những biểu hiện đầu tiên của ý niệm tuyệt đối cũng mang trong nó toàn
bộ lịch sử ở trạng thái tiềm thế (tiềm năng). Khi ý niệm tuyệt đối phát triển
đầy đủ thì “tha hoá” thành thế giới tự nhiên. Vì sao ý niệm tuyệt đối lại tha
hoá thành giới tự nhiên? Heghen giải thích rằng, ý niệm tuyệt đói là một thực
thể tinh thần thì nó có tính “ham hiểu biết”, muốn biết mình phải tha hoá
mình ra thành cái khác mình nhưng cũng lại chính là mình. Ý niệm tuyệt đối
là cái có trước, sinh ra thế giới tự nhiên. Giới tự nhiên chỉ là sự tồn tại khác
của ý niệm tuyệt đối mà thôi.

Tiểu luận Triết học

Nguyễn Hương Giang. K16 - TGT


21

Dựa vào các thành tựu của khoa học tự nhiên đương thời, Heghen thừa
nhận rằng giới tự nhiên nằm trong quá trình vận động và phát triển từ vô cơ –
hữu cơ – sự vật rồi đến con người. Con người có khả năng phản ánh giới tự
nhiên và khi con người phản ánh được đầy đủ giới tự nhiên thì cũng có nghĩa
là ý thức của con người đã quay trở về điểm khởi đầu của nó là ý niệm tuyệt
đối. Vậy ý thức của con người chỉ là một dạng của ý niệm tuyệt đối.
Heghen cho rằng giai đoạn phát triển cao nhất của ý niệm tuyệt đối là
khi nó kết thúc quá trình tự nhận thức của nó dưới hình thức tôn giáo, nghệ
thuật và triết học. Và triết học của ông chính là đỉnh cao, là chân lý tuyệt đích
không cần sự phát triển nào nữa.
Như vậy, triết học của Heghen, xét theo hệ thống là triết học duy tâm
khách quan và kết cấu hệ thống là siêu hình.

3.3.2.3 Quan điểm về tôn giáo của L.Phoiơbắc
L.Phoiơbắc là một nhà triết học duy vật lỗi lạc. Tuy nhiên, những quan
điểm phê phán tôn giáo của ông lại không triệt để.
Tôn giáo, theo ông là một sản phẩm tất yếu của triết lý cá nhân và bản chất
con người. Người ta ai cũng sợ chết và cần có niềm tin, sự an ủi. Bản chất của
thần học do vậy chứa đựng trong nhân bản học, là sản phẩm của sự tưởng
tượng phong phú của con người. Theo L.Phoiơbắc, tôn giáo không chỉ là sự
phản ánh nỗi sợ hãi của con người trước các thế lực tự nhiên mà còn là niềm
khát khao, hy vọng, lý tưởng của con người. Bỏi vậy, ông coi tôn giáo là sự
phản ánh của đời sống trần gian. Tôn giáo thể hiện sự mềm yếu, bất lực của
con người đối với những điều kiện xã hội. Tôn giáo thực chất là sự thể hiện
của bản chất con người dưới hình thức thần bí. Ông viết : “Tư tưởng và dụng
ý của con người như thế nào thì Chúa của con người như thế. Gía trị của Chúa
không vượt quá giá trị của con người. Ý thức của Chúa là tự ý thức của con
người, nhận thức của Chúa là tự nhận thức của con người”.

Tiểu luận Triết học

Nguyễn Hương Giang. K16 - TGT


22

Như vậy, khi lý giải nguồn gốc và bản chất của tri giác, L.Phoiơbắc dã
chưa đề cập đến những cơ sở kinh tế, chính trị - xã hội, và văn hoá của nó.
C.Mac nhận xét rằng L.Phoiơbắc đã hoà tan bản chất thế giới vào bản chất
người. Và buộc phải xem thế giới một cách biệt lập và giả định một cá nhân
con người trừu tượng, cô lập. Mặt hạn chế khác, L.Phoiơbắc thực tế chỉ phê
phán Cơ đốc giáo. Còn tôn giáo nói chung, theo ông vẫn là cần thiết đối với
đời sống con người. Cho nên, thay vào Cơ đốc giáo, con người cần một tôn

giáo mới, vì chỉ có tín ngưỡng, niềm tin mới an ủi được con người khỏi những
bất hạnh của cuộc đời. Mặc dù sự an ủi trên là giả dối nhưng con người không
thể làm gì khác và phải chấp nhận.
L.Phoiơbắc từ một nhà duy vật lỗi lạc, với quan điểm trên, đã trở thành
một nhà “cải cách tôn giáo”.
3.3.2.4 Sự tách rời của chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng
Phép biện chứng trong triết học Heghen có giá trị lớn nhưng nó lại là
biện chứng duy tâm. Điều này đã tạo ra mâu thuẫn giữa hệ thống và phương
pháp trong triết học của ông. Phương pháp thì biện chứng mà hệ thống thì lại
siêu hình. Hay nói cách khác Heghen đã đi ngược lại phương pháp biện chứng
của mình khi lý giải một cách duy tâm về thế giới, về ý niệm tuyệt đối, về
nhận thức, tư duy và tồn tại.
Phép biện chứng của Heghen mang tính cách mạng. Nhưng hệ thống
triết học của ông lại vô cùng bảo thủ, khép kín, thừa nhận giới hạn của nhận
thức dũng như của sự phát triển xã hội. Heghen đã từng tuyên bố luận điểm
nổi tiếng: “Tất cả cái gì là hiện thực đều là hợp lý và tất cả cái gì là hợp lý đều
là hiện thực”. Luận điểm của Heghen đã thể hiện sự thoả hiệp của giai cấp tư
sản Đức nhỏ bé, hèn yếu về kinh tế và chính trị, không dủ sức làm một cuộc
cách mạng tư sản như giai cấp tư sản Pháp đã làm năm 1789 mà chỉ mong
muốn có những cải cách ôn hoà của giai cấp thống trị mà thôi.

Tiểu luận Triết học

Nguyễn Hương Giang. K16 - TGT


23

Chủ nghĩa duy vật của L.Phoiơbắc cũng là một thành tựu lớn nhưng nó
lại không có tính biện chứng, chính vì vậy mà nó thiếu triệt để. I.Cantơ cũng

thế. Tính không triệt để thể hiện trong toàn bộ sự nghiệp của I.Cantơ. Khi
nghiên cứu thế giới tự nhiên, ông tỏ ra là một nhà khoa học chân chính với
những kết luận hết sức duy vật. Nhưng khi phân tích quá trình nhận thức,ông
lại trở nên duy tâm, siêu hình, yếm thế. Ông đã không tin vào khả năng nhận
thức thế giới của con người. Và cho rằng, tri thức tiên nghiệm mang lại hiểu
biết cho con người, rằng con người luôn vướng mắc phải những antinomia, vì
thế mà trở nên bất khả tri đối với thế giới.
Cũng mắc những sai lầm tương tự I.Cantơ, L.Phoiơbắcduy vật về tự
nhiên nhưng lại duy tâm về xã hội. Ông không những không tìm ra được con
đường giải thoát con người bằng cách thay đổi chế độ thông qua cách mạng tư
sản. Mà ngược lại, ông còn khẳng định sai lầm rằng: các xã hội loài người
khác nhau là do thế giới khác nhau. Muốn xây dựng một xã hội mới cần xây
dựng một tôn giáo mới. L.Phoiơbắc đã dừng lại ở nơi mà lẽ ra ông phải bắt
đầu.
Như thế, tuy vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế, bảo thủ như trên
nhưng triết học cổ điển Đức với những gương mặt đại diện tiêu biểu vẫn có
một đóng góp to lớn đối với không chỉ sự phát triển của triết học Đức mà còn
với sự phát triển của lịch sử triết học toàn nhân loại. Nó là một trong những
tiền đề quan trọng dẫn đến sự ra đời của triết học Mac sau này, tức là nó
chuẩn bị cho sự ra đời của hệ thống triết học hoàn bị nhất trong lịch sự triết
học nhân loại.

Tiểu luận Triết học

Nguyễn Hương Giang. K16 - TGT


24

CHƯƠNG 4.

TRIẾT HỌC CỔ ĐIỂN ĐỨC ĐỀ CAO VAI TRÒ CỦA CON NGƯỜI
Triết học cổ điển Đức đã thực hiện bước ngoặt trong lịch sử tư tưởng
triết học phương Tây, đặc biệt đề cao vai trò hoạt động tích cực của con người.
I.Cantơ – người sáng lập ra nền triết học cổ điển Đức cũng là người đầu
tiên coi con người là chủ thể, đồng thời là kết quả của chính quá trình hoạt
động của mình. Học thuyết về thẩm mỹ của I.Cantơ đề cập đến khả năng
thưởng thức và đánh giá sự vật tự nhiên của con người. Hoạt động nghệ thuật
là một trong những lĩnh vực cơ bản để con người gắn lý luận với thực tiễn.
Nghệ thuật là hoạt động tự do của con người, theo chuẩn mực của cái đẹp. Vì
vậy, phạm trù trung tâm của thẩm mỹ học là cái đẹp. I.Cantơ ít quan tâm đến
giải quyết vấn đề nguồn gốc của cái đẹp và việc nó có tồn tại khách quan
trong tự nhiên hay không mà chỉ chú ý xem xét vấn đề của con người với tư
cách là chủ thể hành động với các sự vật tự nhiên (ở đây được hiểu theo nghĩa
“vật tự nó”), nhất là với những thành quả sáng tạo của con người.
I.Cantơ đặc biệt nhấn mạnh tính chủ quan trong việc nhận thức và đánh
giá cái đẹp. Ông có câu châm ngôn nổi tiếng: “cái đẹp không phải ở đôi má
hồng của người thiếu nữ mà ở trong đôi mắt của kẻ si tình”. Ông khẳng định
chỉ có con người mới có thể là lý tưởng của cái đẹp. Khi nói đến cái đẹp và
cái cao cả trong nghệ thuật I.Cantơ chủ yếu đề cập ở khía cạnh tinh thần, cho
rằng chúng thuộc về lĩnh vực văn hoá tinh thần của con người. Trong thẩm mĩ
học, I.Cantơ cho rằng con người dù không nhận thức được “vật tự nó” nhưng
có thể cảm nhận, đánh giá và thưởng ngoạn nó.
Tiếp theo I.Cantơ, Heghen là người phát triển them và khẳng định con
người là sản phẩm của một thời đại lịch sử nhất định. Ông cho lịch sử là
phương thức tồn tại của con người, là kết quả của hoạt động con người của

Tiểu luận Triết học

Nguyễn Hương Giang. K16 - TGT



25

con người nhưng nó diễn ra theo quy luật khách quan và tất yếu. Tiến trình
lịch sử là sự thống nhất giữa tính khách quan và tính chủ quan trong hoạt động
của con người. Vai trò của các vĩ nhân, theo Heghen là ở chỗ họ là “những
người suy nghĩ và hiểu được những gì là cần thiết và hợp thời” [29, 6], tức là
hoạt động phù hợp với thời đại mình. Bản thân mỗi con người là sản phẩm
của một thời đại lịch sử nhất định. Không ai có thể nhảy ra khỏi thời đại mình
tựa như nhảy ra khỏi cửa sổ được. Cũng không ai có quyền phán xét lịch sử
phải diễn ra như thế này hay như thế kia. Không một cá nhân nào, lực lượng
xã hội nào có thể đảo ngược được xu hướng tất yếu khách quan của tiến trình
lịch sử nhân loại. Heghen khẳng định, con người là chủ thể, đồng thời là kết
quả của quá trình lao động của mình. Ông đã tiếp cận được tư tưởng đề cao
vai trò tích cực của hoạt động thực tiễn và nền tảng kinh tế đối với sự phát
triển của đời sống xã hội cũng như tiến trình lịch sử.
Tiếp theo triết học của I.Cantơ, Ph.Heghen, triết học của L.Phoiơbắc
được đánh giá là một hệ thống triết học nhân bản. L.Phoiơbắc quan niệm con
người là sản phẩm cao nhất của giới tự nhiên, là “cái gương của vũ trụ”, thông
qua đó giới tự nhiên nhận thức chính bản thân mình. Và hơn tất cả các sự vật
hiện tượng khác trong giới tự nhiên con người là một thực thể sinh vật có cảm
giác, có tư duy, có ham muốn, hoài bão và khát vọng.Phoiơbắc phê phán
thuyết bất khả tri của I.Cantơ. Ông khẳng định con người có khả năng nhận
thức thế giới tự nhiên. Một người thì không thể hoàn toàn nhận thức được hết
thế giới tự nhiên nhưng toàn bộ loài người thông qua các thế hệ thì có thể
nhận thức được. Đặc điểm của thế giới quan duy vật của Phoiơbắc là lòng tin
vào sức mạnh lý trí của con người. Toàn bộ những nguyên lý mà ông chứng
minh là những nguyên lý về khả năng nhận thức chân lý, về thế giới tự nhiên
là đối tượng của nhận thức, về con người là chủ thể của nhận thức, về mối
quan hệ giữa cảm giác và lý trí.


Tiểu luận Triết học

Nguyễn Hương Giang. K16 - TGT


×