Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

tÌm hiểu các tư tưởng về nhà nước pháp quyền trong lịch sử tư tưởng phương đông và phương tây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (261.58 KB, 37 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
PHÒNG SAU ĐẠI HỌC
===== o0o =====

TIÓU LUËN triÕt häc
TÌM HIỂU CÁC TƯ TƯỞNG VỀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN
TRONG LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG PHƯƠNG ĐÔNG VÀ
PHƯƠNG TÂY

Người hướng dẫn khoa học : TS. Vi Thái Lang
Học viên

: Nguyễn Thị Duyên

Lớp

: K18 - Lý luận văn học

Hà Nội - 2015


MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU.................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài.............................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu .....................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................2
5. Nội dung nghiên cứu......................................................................................................2
PHẦN II: NỘI DUNG............................................................................................................4
I. Tư tưởng về Nhà nước pháp quyền ở phương Đông......................................................4
1.1 Tư tưởng về “đạo”, “lý” và học thuyết “tính ác” - tiền đề lý luận cho sự ra đời của tư


tưởng về Nhà nước pháp quyền..........................................................................................5
1.2 Tư tưởng về Nhà nước pháp quyền và các tác phẩm của một số nhà triết học tiêu
biểu như: Thân Bất Hại, Thận Đáo, Dương Chu, Hàn Phi Tử. .........................................9
1.2.1 Tư tưởng về Nhà nước pháp quyền của Thân Bất Hại.........................................9
1.2.2 Tư tưởng về Nhà nước pháp quyền của Thận Đáo.............................................11
1.2.3 Tư tưởng về Nhà nước pháp quyền của Thương Ưởng......................................13
1.2.4 Tư tưởng về Nhà nước pháp quyền của Hàn Phi Tử..........................................16
1.2.5 Tư tưởng về Nhà nước pháp quyền của Hồ Chí Minh........................................18
II. Tư tưởng về Nhà nước pháp quyền ở phương Tây .....................................................20
2.1 Tư tưởng về Nhà nước pháp quyền giai đoạn cổ - trung đại......................................20
2.2 Tư tưởng về Nhà nước pháp quyền giai đoạn cận - hiện đại.....................................25
PHẦN III. KẾT LUẬN........................................................................................................34
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................35


1

PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Chính quyền là vấn để cơ bản nhất của các cuộc cách mạng. Như chủ
tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: giành chính quyền đã khó giữ chính quyền
còn khó hơn. Chính vì lẽ đó trong giai đoạn hiện nay khi mà chúng ta đã
giành được chính quyền về tay giai cấp công nhân và nhân dân lao động, việc
xây dựng và phát huy nó như thế nào để cho con người được sống hạnh phúc,
tự do, bình đẳng, dân chủ,…lại là vấn đề đã và đang đặt ra cấp bách hiện nay.
Tư tưởng về Nhà nước pháp quyền đã hình thành từ rất lâu đời từ trong
lịch sử nhân loại (cả phương Đông và phương Tây); tuy nhiên hiện nay để
phân định và đánh giá rạch ròi các tư tưởng này thì rất khó khăn với nhiều
luồng ý kiến khác nhau.
Bước sang thế kỷ XXI, thế giới với sự thay đổi, phát triển nhanh chóng

về nhiều mặt như: công nghệ nhà Nano đã biết đến, nhiều phát minh quan
trọng về sinh học, hoá học, sinh học và thiên văn học,.. đã đặt ra vấn đề cần
nhìn nhận lại thế giới, những phát minh này nó đã ảnh hưởng tất cả các nước
mà Việt Nam không nằm ngoài tần ảnh hưởng đó. Ở Việt Nam chúng ta đang
tiến hành xây dựng là Nhà nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam – lấy
pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) làm nền tảng - lấy luật pháp là tiêu chí
tối cao để mang lại sự giải thoát cho con người. Nhưng trước sự biến đổi
nhanh chóng của tính hình kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa, giáo dục của thế
giới, đòi hỏi chúng ta để xây dựng thành công xã hội xã hội chủ nghĩa
(XHCN) và xã hội cộng sản chủ nghĩa (CSCN) thì buộc chúng phải quan tâm
đến vấn đề đổi mới Nhà nước theo chiều sâu, đồng thời càng đòi hỏi phải xây
dựng, kiện toàn bộ mày Nhà nước trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu
lực, hiệu quả, đảm bảo cho Nhà nước mãi giữ vững được bản chất cách mạng,
bản chất giai cấp, thực sự là công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của


2
nhân dân. Chính vì vậy mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định:
“Đẩy mạnh cải cách tổ chức và hoạt động của Nhà nước, pháp huy dân chủ,
tăng cường pháp chế với những nội dung chủ yếu sau: xây dựng Nhà nước
pháp quyền XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng; cải cách thể chế và phương
thức hoạt động của Nhà nước; phát huy dân chủ, giữ vững kỷ luật, kỷ cương,
tăng cường pháp chế; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có
năng lực; đấu tranh chống tham nhũng” 1
Nghiên cứu vấn đề này trong thời điểm hiện nay không chỉ có ý nghĩa
về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa lớn lao trong thực tế để xây dựng Nhà nước
pháp quyền XHCN ở Việt Nam.
2. Mục đích nghiên cứu
Vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn để nhận thức
được tư tưởng, quan niệm về nhà nước pháp quyền trong giai đoạn hiện nay.

Hình thức tồn tại và vai trò của nhà nước pháp quyền ở cả phương
Đông và phương Tây, từ đó cải cách thể chế xây dựng nhà nước pháp quyền
XHCN ở nước ta.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu tư tưởng nhà nước pháp quyền ở phương
Tây và Phương Đông và đặc biệt các tư tưởng pháp quyền đó ảnh hưởng như
thế nào tới việc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp sưu tầm tài liệu là chủ yếu, kết hợp phương pháp nghiên
cứu lịch sử.Phương pháp phân tích tổng hợp và tư duy suy luận để vấn đề
được sáng rõ.
5. Nội dung nghiên cứu
Bài tiểu luận chia làm 2 phần:
1

Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2001, tr. 131


3
I. Tư tưởng về Nhà nước pháp quyền ở phương Đông
1.1. Tư tưởng về “đạo”, “lý” và học thuyết “tính ác” - tiền đề lý luận
cho sự ra đời của tư tưởng về Nhà nước pháp quyền.
1.2. Tư tưởng về Nhà nước pháp quyền và các tác phẩm của một số nhà
triết học tiêu biểu như: Thân Bất Hại, Thận Đáo, Dương Chu, Hàn Phi Tử.
II. Tư tưởng về Nhà nước pháp quyền ở phương Tây
2.1. Tư tưởng về Nhà nước pháp quyền giai đoạn cổ - trung đại
2.2. Tư tưởng về Nhà nước pháp quyền giai đoạn cận - hiện đại
KẾT LUẬN



4

PHẦN II: NỘI DUNG
Bàn về Nhà nước pháp quyền hiện nay có rất nhiều quan điểm khác
nhau, đồng thời nó là đối tượng nghiên cứu của nhiều khoa học, tuy nhiên
khẳng định quan điểm nào đúng, sai? Và lịch sử phát triển của khái niệm này
như thế nào? Tại sao nó lại tồn tại như thế? Để hiểu rõ được những vấn đề đó
chúng ta sẽ đi tìm hiểu về Nhà nước pháp quyền trong lịch sử phương Đông
và phương Tây.
I. Tư tưởng về Nhà nước pháp quyền ở phương Đông
Khi tiến hành nghiên cứu bất kỳ vấn đề gì, trước hết chúng ta phải tìm
hiểu nguồn gốc, tiền đề xuất phát tư tưởng đó như thế nào? ở đâu và do ai
khởi xướng,…Tư tưởng về Nhà nước pháp quyền cũng không nằm ngoài cách
làm này.
Tư tưởng về Nhà nước pháp quyền được ra đời vào thời Xuân thu
Chiến quốc, đây là thời kỳ xã hội Trung Hoa đang trải qua những biến động
lịch sử lớn lao. Thực chất của những biến động ấy là bước chuyển hoá từ hình
thái kinh tế - xã hội nô lệ đang suy tàn sang hình thái kinh tế - xã hội phong
kiến trung ương tập quyền, sự thay đổi này làm cho trật tự trong xã hội bị đảo
lộn, đạo đức luân lý suy đồi, xã hội loạn lạc. Để giải thích, đánh giá hiện
tượng trên do có các quan điểm khác nhau, cách đánh giá xã hội khác nhau,
chính vì vậy mà hiện tượng đó có nhiều luận giải. Nếu Nho gia chủ trương
dùng Nhân trị hay “Đức trị” để lấy “nhân nghĩa làm gốc” để cải tạo xã hội, để
xoá bỏ tình trạng loạn lạc; Mặc gia lấy “Kiên ái”, “Thượng đồng”, “Thượng
hiền” để xoả bỏ tình trạng đó; Đạo gia thì lại chủ trương “Vô vi nhi trị”,
“thuận theo tự nhiên”,… Còn riêng đối với pháp gia, để trị nước họ đã dùng
các căn cứ, thực tiễn lịch sử xã hội và những tiền đề lý luận của mình và có
chủ trương dùng pháp luật của Nhà nước làm công cụ quan trọng để thúc đẩy



5
sự phát triển của đời sống xã hội và củng cố, cải tạo trật tự xã hội phong kiến
Trung Hoa lúc bấy giờ.
Để hình thành được các tư tưởng về dùng pháp luật về cai trị đất nước
và tư tưởng pháp quyền sau này đối với các nước phương Đông, có nhiều
cách lý giải khác nhau, thứ nhất, tư tưởng về “đạo”, “lý” và học thuyết “tính
ác” là tiền đề lý luận dẫn đến sự ra đời của tư tưởng về Nhà nước pháp quyền;
Thứ hai, tư tưởng về Nhà nước pháp quyền và tác phẩm của một số nhà triết
học tiêu biểu như: Dương Chu, Thân Bất Hại, Thận Đáo, Châu Diễn, Hàn Phi
Tử
1.1 Tư tưởng về “đạo”, “lý” và học thuyết “tính ác” - tiền đề lý luận cho
sự ra đời của tư tưởng về Nhà nước pháp quyền.
Tư tưởng Nhà nước pháp quyền là sự kết tinh và kế thừa nhiều tư tưởng
triết học của các bậc tiền bối lúc bấy giờ, đặc biệt là tư tưởng “tôn quân”,
“chính danh” của Khổng Tử, tư tưởng “thượng đồng”, “công lợi” của Mặc gia
và kế thừa quan điểm “đạo”, “đạo vô vi” của Đạo gia, tư tưởng “tính ác” của
Tuân tử. Tư tưởng về “đạo”, “lý” của pháp gia là sự kế thừa tư tưởng duy vật
vè thế giới của Lão tử. Học thuyết về “đạo” có một vị trí cực kỳ quan trọng –
nó là nền tảng xuyên suốt các vấn đề trong triết học của ông. Kế thừa và phát
triển các yếu tố đó (đạo và đức) khi giải thích về sự phát sinh, phát triển của
vận vật, pháp gia cho rằng mọi vật đều tuân theo “đạo” và “lý” của chúng,
điều này đươc thể hiện rất rõ trong tư tưởng của Hàn Phi Tử, ông nói “Đạo kà
cái khởi đầu của vạn vật”, “biết then chốt của việc đúng sai”. Cho nên nhà
Vua chỉ cần nắm được “Đạo” là muôn vật thành ra như nó tồn tại hiện nay, là
chỗ dựa của muôn lý lẽ, “là cái lý của vạn vật”. Nói chung cái thực chất của
không bị hình thức hạn chế, mềm yếu theo thời, cùng tương ứng với lý. Muôn
vật cảm được nó mà sống, mà bại , mà thành, phải biết cách dùng đạo cho
đúng: “Đạo cũng giống như nước, kẻ chết đuối uống nó nhiều quá mà chết,



6
người khát uống nó sống ngay. Nó giống như thanh kiếm, mũi giáo, người
ngu làm việc phẫn nộ mà cái hoạ sinh ra. Bậc thánh nhân dùng nó để trừng trị
kẻ bạo ngược mà cái phúc được thực hiện”. Đạo ít thấy nhưng có thể biết
được hình dáng. “con người ta ít khi thấy con voi sống nhưng nếu khi có được
xương của con voi chết thì dựa vào hình dáng của xương mà tưởng tượng ra
được hình dáng của con voi sống”2. Đạo là vĩnh viễn không thay đổi: “chỉ có
cái gì cùng sinh ra cùng với lúc trời đất chia tách nhau, cho đến khi trời đất
tiêu tan cũng không chết, không suy giảm thì mới gọi là vĩnh viễn. Nhưng cái
vĩnh viễn thì không thay đổi”3. Đạo là quy luật chung, theo đạo không phòng
bị mà chắc chắn vô hại, đó mới là cái đạo của trời đất thành vạn vật, là cái
phận biệt vuông tròn, ngắn với dài, thô với tinh, cứng với mềm. Cho nên vật
có cái lý xác định hoặc còn hoặc mất, hoặc chết hoặc sống, hoặc thịnh hoặc
suy. Những vật có cái lý thì không thể bức bách nhau cho nên không thể
không biến hoá. Như vậy “lý” là cái quy tắc, quy luật riêng của sự vật trong
điều kiện hoàn cảnh riêng, có biến đổi, sinh động, như ngắn – dài, lớn - nhỏ,
vuông – tròn, cứng - mềm, nặng - nhẹ, trắng – đen,…tạo nên sự phong phú về
sự vật, hiện tượng và có những biến đổi khác nhau. Vì biến đổi là quy luật, là
không thể không tiến hành cho nên việc sống chết là bản tính của sự vật.
Như vậy, “đạo” vừa là nguồn gốc của vạn vật, vừa là quy luật phổ biến
của chúng, vì vậy nó không thay đổi. Còn “lý” là quy luật riêng, nên nó “bất
thường” luôn biến hoá không ngừng. Chính vì thế, để nhận thức được sâu sắc
các sự vật và các hoạt động có kết quả, mọi hoạt động của con người phải
tuân theo quy luật, tuân theo “đạo”, tuân theo “lý”.
Vận dụng tư tưởng về “đạo” và “lý” này khi áp dụng nó vào để trị nước
– phép trị nước, Hàn Phi cho rằng: ngày nay cái “lý” (thời thế hoàn cảnh, điều
kiện của xã hội) đã thay đổi, thì đạo trị nước phải thay đổi. Đây cũng chính là
2, 3
3


Hàn Phi: Hàn Phi Tử, Nxb Văn học, Hà Nội, 2005, tr. 188; 189


7
cái lý để ông cho rằng trị nước phải phù hợp với điều kiện lịch sử lúc đó, nhà
vua không thể dùng “Đức trị”, “Vô vi nhi trị”, “Kiêm ái”,….mà phải dùng
“pháp trị” để trị nước. Ông nói “Phàm dựa theo đạo lý mà làm thì không viẹc
nào không thành. Không việc nào không thành thì lớn có thể trở thành cái thế
cai quý của thiên tử, nhở dễ được hưởng cái lộc của vị khanh tướng, tướng
quân”4
Ngoài “đạo”, “lý” là nguồn gốc sinh ra tư tưởng pháp trị của pháp gia,
thuyết “tính ác” của Tuân Tử cũng là căn nguyên lý luận cho sự ra đời này.
Tư tưởng về bản tính con người này cho rằng, tính con người là có trước,
những lý thuyết về bản tính con người mới được bàn đến từ thời Mạnh Tử trở
đi mà thôi. Có nhiều thuyết về tính người trong thời kỳ Xuân thu - Chiến quốc
như: thuyết tính thiện của Mạnh tử, thuyết tính không thiện, không ác của Cáo
Tử, thuyết tính Siêu thiện ác của Trang Tử, thuyết tính ác của Tuân Tử. Tuỳ
theo các quan điểm về tính khác nhau mà các nhà tư tưởng, các trường phái
triết học có phương pháp giáo hoá cá nhân, phương pháp trị dân khác nhau.
Là học trò xuất sắc của Tuân Tử, ngoài việc kế thừa có chọn lọc học
thuyết uyên bác của Tuân Tử, Nho giáo, tuy nhiên Hàn Phi Tử là người có
quan niệm khắt khe hơn và ông coi bản tính von người là “đại ác” – đây cũng
chính là tiền đề lý luận vô cùng quan trọng để xây dựng phương pháp trị dân,
trị nước bằng pháp trị của Hàn Phi. Ông nói: “Nói chúng, thích cái lợi và tìm
nó, ghét cái hại và tránh nó, đó là tình cảm của con người” 5. Hơn nữa ông còn
cho rằng, đến tình cha con “Con người khi còn nhỏ nếu bố mẹ nuối nấng qua
loa, thì khi lớn lên sẽ oán cha mẹ. Đứa con nào lớn lên phụng dưỡng cha mẹ
kém, thì cha mẹ giận mắng nhiếc con. Ch với con là chỗ thân thiết nhất mà
còn oán trách nhau, đó đều là vì cho nhau không chu đáo như lo cho chính

mình”, “Cha mẹ đối với con, sinh ra con trai thì chúc mừng, nhưng sinh con
4,5
5

Hàn Phi: Hàn Phi Tử, Nxb Văn học, Hà Nội, 2005, tr.175; tr. 124


8
gái thì giết đi”,… Chính căn cứ trên các thực tiễn xã hội đó mà ông cho rằng
bản tính của con người là “đại ác”, đồng thời ông cũng quan niệm do là bản
tính nên khó có thể thay đổi, vì vậy mà dùng pháp luật để cai trị thì mới làm
cho xã hội thoát khỏi tình trạng đó. Về điều này ông khẳng định: “Muốn trị
thiên hạ thì phải dựa theo tình cảm con người. Tình cảm con người có yêu, có
ghét, cho nên sự thưởng phạt có thể dùng được. Thưởng và phạt có thể đùng
được thì lênh cấm có thể ban hành mà cái đạo trị nước có đủ vậy”
Hàn Phi Tử lý giải việc phải dùng pháp luật nghiêm khắc mới trị được
dân như sau: “Nay có đứa con hư hỏng, cha mẹ giận nó, nhưng không thể làm
cho nó sử đổi; những người làng chê bai nó nhưng không làm nó lay chuyển.
Thầy giáo dạy nó mãi, nhưng cũng không làm chi nó lay chuyển. Lấy tình yêu
của cha mẹ, lấy đức hạnh của người trong làng, lấy cái khôn ngoan của ông
thầy học, cả ba cái tốt đẹp đều thi hành, nhưng rốt cục nó vẫn không lay
chuyển, không thay đổi một sợi tơ, sợi tóc. Quan lại trong châu sai binh lính
thi hành phép công tìm bắt kẻ gian. Lúc đó nó mới hoảng sợ, thay đổi tính
nết, thay đổi tính hạnh của mình. Cho nên cha mẹ yêu con không đủ dạy con,
thế nào cũng phải nhờ cậy hình phạt nghiêm khắc của châu quân mới được”.
Do đó, lấy chính trực mà dẫn dắt, lậy hình phạt mà làm, thiên hạ mới có thể
trị, trị nước dùng đônng mà bỏ ít, cho nên không chuộng đức mà chuộng
pháp. Ông nói “Pháp luật của nước kkhông thế bỏ mất và người cai trị không
chr có một người. Cho nên ông vua có nghệ thuật cai trị không tuỳ theo cái tốt
ngẫu nhiên mà có được, mà thi hành cái đạo tất nhiên”6

Bởi vậy, đối với kẻ thống trị Nhà nước phải căn cứ vào tình thần tranhs
hại, cầu lợi cho con người mà áp đặt ra luật pháp. Ông nói “Nếu bày thứ hàng
rẻ tiền ở nới kín đáo thì dù là Tăng Sâm, Sử Thu cũng có thể bị nghi ngờ.
Nhưng nếu treo một trăm cân vàng ở ngoài chợ thì dù bọn ăn trộm lớn cũng
6

Doãn Chính, Nguyễn Văn Trịnh: Tư tưởng pháp trị của pháp gia với sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp
quyền Việt Nam, Nxb CTQG, Hà Nội, 2007, tr. 33


9
không dám lấy”, vì họ sợ pháp luật và bị pháp luật trừng phạt. Ông còn cho
rằng khi xây dựng pháp luật phải chặt chẽ và minh bạch, được chép vào đồ
thư, bày nơi quan phủ, ban bố cho mọi thần dân biết mà thi hành, thưởng phạt
nghiêm minh thì thiên hạ sẽ trị. Trị nước bằng hình pháp thì việc phân đinh
phải trái, công tôi sẽ vô tư khách quan, tránh rơi vào tính trạng dùng tâm ý
của cá nhân mà định nặng nhẹ, thiếu công minh chính trực.
1.2 Tư tưởng về Nhà nước pháp quyền và các tác phẩm của một số nhà
triết học tiêu biểu như: Thân Bất Hại, Thận Đáo, Dương Chu, Hàn
Phi Tử.
1.2.1 Tư tưởng về Nhà nước pháp quyền của Thân Bất Hại
Thân Bất Hại là người đất Kinh, vốn là người bề tôi thấp kém của nước
Trinh xưa, ông là người dùng thuật để kêu cầu với chiêu hầu nước Hán và ông
đã được làm tương dười triều đại này.
Về tác phẩm ông để lại một số tác phẩm kinh điểm sau: như sách Tư
Mã thiên nói viết sách được 2 chương, tên gọi là sách thân tử. Sách Hán thư
chương nghệ vấn chi có nói ông để lại 3 chương, chương thứ nhất là quần
thần (sách Ngự Lãm); chương hai là Tam phù (sách Hoài Nam Tử); chương
Đại thể. Hiện nay khi nghiên cứu tư tưởng của ông phần lớn dựa vào sử ký
liệt chuyện và Hoài nam tử yếu lược và sách của Tuân Tử và Hàn Phi cuối

thời Chiến quốc.
Tư tưởng Thân Bất Hại có những tiến bộ hơn so với Đặng Tích, Dương
Chu và từ một người giữ lập trường địa chủ kiểu mới, kiêm thương nhân mà
ônng đã đưa ra tư tưởng về “pháp” (pháp luật) tương đối cụ thể. Tầng lớp địa
chủ phong kiến mới hồi đó, không những yêu cầu phải thay đổi chế độ đẳng
cấp cũ cha truyền con nối của bọn phong kiến, mà còn yêu cầu thay đổi biện
pháp kế thừa và chiếm hữu quyền chính trị, quyền tài sản trong chế độ gia
trưởng và chủ nghĩa gia tộc của bọn phong kiến cũ. Do đó một mặt dùng


10
“pháp” để phủ định cái lễ và thay thế lễ. Sự ra đời của “pháp” đã hạn chế cả
địa chủ cũ và mới trong một trật tự nhất định và những tư tưởng này được
tầng lớp địa chủ mới nhất trí cao. Bằng việc đưa ra tư tưởng về “pháp” như
vậy mà ông được coi là “nhà pháp luật”, hơn nữa ông lại cho rằng, chỉ có thể
xác lập được “pháp” thì mới đúng trật tự xã hội cần thiết hồi đó; chủ trương
trong sự quy định của “pháp” mời là tiêu chuẩn khách quan về những sự việc
trong xã hội, trật tự hành chính của Nhà nước, ông nói “Nhà vua phải làm
sáng tỏ pháp và làm đúng đắn lẽ phải, như treo cán cân cân nặng nhẹ, để lấy
đó để thống nhất quân thần”7
Thân Bất Hại (Thân - tử) đã tiến phê phán pháp luật cũ cho rằng pháp
luật không can thiệp vào mối quan hệ giữa các cá nhân con người với con
người, không pháp luật để toàn xã hội noi theo và pháp luật là do chủ quan
con người xây dựng, từ đó mà ông chủ trương xây dựng pháp luật mới – có
tính khách quan và coi là tiêu chuẩn để bảo vệ những quan hệ giữa người và
người trong xã hội, bảo vệ trật ỵư chính trị Nhà nước và các hoạt động kinh
tế.
Về bản chất của pháp luật, ông quan niệm “pháp luật” khác với cái mà
giai cấp tư sản sau này cũng gọi là “pháp luật”. “Pháp luật” của ông là phản
đối quyền thừa kế địa vị quyền, tài sản, quyền chính trị theo chủ nghĩa gia tộc

của bọn chúa phong kiến cũ và thay thế nó bằng quyền thừa kế địa vị, quyền
tài sản, quyền thừa kế chính trị của tầng lớp địa chủ. Cho nên pháp luật theo
ông không những không lấy yêu cầu dân chủ làm tiền đề mà còn thực sự yêu
cầu theo chủ nghĩa chuyên chế tập quyền phong kiến
Những tư tưởng về pháp luật của Thân - tử xét về mặt lịch sử và bản
chất dân chủ và giải phong con người trong xã hội thì cũng có mặt tiến bộ
nhất định
7

Xem Mã Quốc Hàm: Ngọc hàm sơn- phòng tập Đại thư


11
1.2.2 Tư tưởng về Nhà nước pháp quyền của Thận Đáo
Theo Sử ký chương Điền kính trọng thế gia, năm thứ 18 vua Tề tuyên
vương, Thận Đáo được phong là “Thượng đại phu”, (năm 325 trước công
nguyên); Về tiểu sử, của ông thì ít tài liệu xác định được chính xác năm sinh,
năm mất chỉ xác định được ông sinh trước Thân Bất Hại và Hàn Phi. Quê của
ông theo (Tiền Mục khảo cứu) thì ông là người nước Triệu.
Về các tác phẩm của ông, sách Sử ký chương Mạnh, Tuân liệt chuyện
nói Thận Đáo ( Thận - tử) đã viết 12 bài luận. Sách Hán chí cho rằng sách
Thận - tử có 42 chương. Sách Sử ký tập giải có dẫn lời của Từ Quảng: Sách
của Thận - tử nay đã được Lưu Hướng xắp đặt lại, có 41 chương. Sách Phong
tục thông nghĩa cho rằng sách của Thuận - tử có 30 chương. Sách Sùng văn
thông mục đời Tống nho cho rằng, sách của Thận - tử có 37 chương, đã mất 5
chương,…
Tư tưởng về Nhà nước pháp quyền của Thận Đáo căn bản là thống nhất
với tư tưởng của Thân Bất Hại, nhưng tư tưởng của ông tinh tế hơn, tiến bộ
hơn, phù hợp với lịch sử lúc bấy giờ và đặt yếu tố khách quan trong xây dựng
pháp luật là yếu tố quan trọng. Tư tưởng của ông có một số điểm sau:

Thứ nhất, Thận Đáo không những nêu ra sự tất yếu phair xây dựng
pháp luật về chính trị, mà còn nhận thức được sự tất yếu phải đặt ra chế độ đo
lường kinh tế. Ông nói: “Có quả cân và cán cân thì không thể bị ai lừa dối về
sự nặng nhẹ; có thước tấc thì không thể lầm lẫn về chuyện ngắn dài; có pháp
độ thì không ái có thể lấy sự khéo léo mà lừa dối được.
Thứ hai, từ lập trường “pháp luật” ông đã nêu rõ tính khách quan về đã
chống lại những tiêu chuẩn phải trái từ những chủ quan về chính trị. Ông nói:
“Nhà vua bỏ pháp độ, chỉ tuỳ lòng mình mà ước lượng nặng nhẹ thì những
người cùng một công sẽ được ban thưởng khác nhau. Oán hận do đó mà sinh
ra. Thế cho nên lây cái roi ngựa để chia ngựa, dùng cái móc câu để chia


12
ruộng; không phải cho rằng roi ngựa và móc câu lại hơn trí khôn con người,
mà đó chính là để gạt bỏ tư lợi, lấp mối oan thù”.
Thứ ba, từ lập trường pháp trị ông đã cực lực đả kích chủ nghĩa “nhân
trị” (cai trị đất nước theo ý chủ quan của một các nhân con người nào đó) của
bọn bạo chúa phong kiến và những người phát ngôn của họ. Thận Đáo nói:
“Cưỡi rồng đi trên mây, cưỡi rắn đi trong sương mù, mây tan, sương tạnh thì
rồng rắn cũng giống như giun dế là không thể cưỡi được nữa. Người hiền mà
bị luỵ với kẻ bất tài thì quyền ít và địa vị thấp hèn. Kẻ bất tài mà đỡ dầu được
người hiền thì quyền nhiều và địa vị cao sang,…Từ đây ông muốn khẳng định
rằng, cơ sở của chính quyền hoàn toàn là một thứ lực lượng, nhưng vẫn phải
có “pháp luật”. Chỉ có “pháp luật” mới không kể người nắm chính quyền hay
người dân; ngoài ra người nắm chính quyền thiếu tài năng như thế nào, “pháp
luật” kém chặt chẽ thế nào thì chế độ này vẫn hơn chế độ nhân trị. Ông nói:
“Pháp luật không hoàn hảo cũng còn hơn không có pháp luật, vì nó có thể
thông nhất được lòng người”. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh pháp luật đối
với ông vẫn có nguyên tắc chính trị là cao nhất – pháp luật để phục vụ cho
mục đích chính trị, đồng thời ông cũng cho rằng người nắm pháp luật là

người có quyền thế và quyền thế chỉ ngắn với người làm ra luật và nắm giữ
luật.
Thứ tư, trong tư tưởng của Thận Đáo, còn có một phần khác tương đối
tiến bộ, đó là một luận thuyết về tập quyền thiết lập Nhà nước. Điều đó nói rất
rõ ràng trong chương Đức lập của ông: “Lập ra thiên tử, chớ để cho chư hầu
bị suy bì; lập ra chư hầu, chớ để cho quan đại phu suy bì; lập ra vợ cả, chớ để
cho các vợ suy bì, lập ra con nối dõi, chớ để cho các con khác suy bì,….”
Điều này giải thích cho sự tất yếu tính tập trung, tập quyền của Nhà nước.
Trong Nhà nước tập quyền ấy “chính trị phải theo người trên mệnh lệnh phải
do nhà vua ban ra”, đồng thời không kể thương nhân, đại chủ phong kiến mới


13
hay địa chủ phong kiến cũ, tất cả mọi người đều được hưởng bình đẳng trước
pháp luật.
Thứ năm, ông cũng đưa ra các quan điểm của mình về việc xây dựng
pháp luật. Ông cho rằng, xây dựng pháp luật thì phải “dựa theo lòng người”,
như ông nói: “Đạo giời dựa theo lẽ tư nhiên thì vĩ đại, biến theo ý riêng của
mình thì sẽ nhỏ bé. Dựa theo lẽ tự nhiên là thế nào? Ấy là dựa theo lòng
người vậy. Người ta ai mà chẳng lo cho chính bản thân mình, nếu biến theo ý
riêng và bắt họ lo cho ta, thì chẳng ai theo vậy,.. cho nên theo người ta lo cho
chính bản thân họ, không theo điều người ta lo thì chẳng ai theo vậy. Như thế
gọi là theo lẽ tự nhiên”8.
Về cơ bản tư tưởng về pháp trị của Thận Đáo đã chứa đựng những tư
tưởng tiến bộ, sonng do hạn chế của lịch sử và nhận thức của ông lúc bấy giờ
mà ông đã chưa phân định được tính riêng của lợi ích các nhân và tính chung
của lợi ích tập thể, vì thế mà Tuân Tử đã đánh giá pháp luật của ông là pháp
luật thành văn và tập quán.
1.2.3 Tư tưởng về Nhà nước pháp quyền của Thương Ưởng
Theo sách Sử ký Thưởng Ưởng là hộ Công Tôn, tên là Ưởng, người

nước vệ, chết năm thứ 24 đời Tần Hiếu – Công (năm 338 trước công nguyên),
ngày sinh không khảo cưua được.
Về tác phẩm ông để lại, về Thương Ưởng trong sách Hán thư chương
Nghệ văn chí nói rằng trước tác của ông coa 29 chương. Các sách Hàn Phi
Tử và Hoài nam Tử cho rằng ông trước tác. Sách Quận trai độc thư chí của
Triều Công – Vũ nói rằng: “sách ấy vốn có 29 chương, mất ba chương”…
Tư tưởng về Nhà nước pháp quyền của ông được xây dựng trên quan
điểm lịch sử và chủ trương dùng pháp luật để thay đổi chế độ. Thương Ưởng
phân chia chế độ lịch sử loài người thành 3 giai đoạn Thượng đế, Trung thế
8

Xem Lã Trấn Vũ: Lịch sử tư tưởng chính trị Trung Quốc, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1964, tr. 185 (Trần văn Tấn
dịch)


14
và Hạ thế. Theo sự giải thích đó, cái mà ông gọi mà xã hội “Thượng thế”
tương đương xã hội nguyên thuỷ lấy xã hội làm bản trị. Thời “Trung thế” tức
là thời đại chủ nghĩa “nhân trị” của Nhà nước cổ đại. Thời “Hạ thế” là thời
đại “quan trị” theo chủ nghĩa “pháp trị”. Thương Ưởng đã cho rằng lịch sử có
nhiều biến động, các thời đại biến đổi khác nhau và mỗi xã hội lại có một chế
độ chính trị khác, nên khi xã hội trong mỗi xã hội đó không thể dùng chung
một cách cai trị, đặc biệt là đối với giai đoạn mà xã hội loạn lạc như thời
Xuân thu - Chiến quốc.
Thương Ưởng còn chủ trương, phương châm lập pháp như sau:
Thứ nhất, xác nhận được tính chất hợp pháp của việc chiếm hữu tài sản
dưới chế độ phong kiến, dưới mọi hình thức khác nhau của bọn địa chủ phong
kiến, đặc biệt là việc chiếm hữu rông đất bằng mua bán. Ngoài ra, ông còn
phê phán mạnh mẽ và khắt khe với các hoạt động phá hoại tài sản (gian tà,
trộm cắp…) và hoạt động này được tiến hành thông qua việc lập ra Vua, đăt

ra quan to, nhỏ. Điều này được ông nói: “Điều làm lợi cho nhân dân trong
thiên hạ không gì lớn bằng sự yên trị; mà yêu trị không gì tốt bằng lập ra vua.
Đạo lập ra không gì rộng bằng làm cho pháp luật mạnh, điều gì cốt yếu làm
cho pháp luật mạnh không gì cấp thiết bằng trừ bỏ bọn gian, cái gốc trừ bỏ
bọn gian không gì sâu sắc bằng hình phạt cho nghiêm”.
Thứ hai, xác nhận quyền bình đẳng của bọn địa chủ phong kiến và bọn
chua phong kiến trước pháp luật. Nói một cách khác, là kéo bọn chúa phong
kiến cũ vào vòng hạn chế do luật pháp quy định (luật do bọn phonng kiến mới
xây dựng). Nhưng không phải thế là họ giành cho nông dân những địa vị bình
đẳng trước pháp luật, như ông nói: “Cho nên đặt ra pháp luật và định rõ ranh
phận, thì đối với người đúng mức, phải thưởng cho họ; đối với kẻ bỏ lẽ công
bằng thì phải trách phạt” và “Đặt ra pháp luật và định rõ ranh phận, và không
vì điều riêng tư mà tổn hại đến pháp luật, thì nước sẽ yên trị”


15
Thứ ba, cần đưa ra những điều luật để xoá bỏ chủ nghĩa chuyên chế
trung ương tập quyền. Điều đó, một mặt theo lợi ích của bọn thương nhân và
bọn phong kiến địa phương yêu cầu huỷ bỏ nền chính trị có tính chất phong
toả và phân tán của bọn địa chủ địa phương, một mặt để thích ứng với hình
thức chiếm hữu ruộng đất của bọn địa chủ mới và có quyền trực tiếp sai khiến
và quản lý những nông dân lệ thuộc vào đất đai của họ, gạt bỏ mọi độc quyền
chính trị, kinh tế, tài chính của bọn chúa phong kiến.
Thứ tư, dựa trên các nguyên tắc ứng xử của con người trong xã hội, ông
đã đưa ra pháp lệnh, và ông nhấn mạnh phải ban bố cho thiên hạ. Pháp lệnh
này cần “phải làm cho rõ ràng, dễ hiểu….kẻ ngu, người giỏi đều có thể hiểu
được”. Để thi hành và kiểm tra sự chấp hành của pháp lệnh này, theo ông phải
đặt ra quan lo về pháp luật, người chủ trì pháp luật phải làm gương cho thiên
hạ, khiến cho muôn dân không lâm vào cảnh nguy hiểm.
Thứ năm, trong xã hội cần phải tiến hành thực thi pháp luật dưới hình

thức “dùng hình phạt để từ bỏ hình phạt” tức là “bậc thành nhân được lập lên,
thiên hạ không có tội tử hình, không phải bậc thành nhân không kết tội tử
hình. Thi hành pháp lệnh rõ ràng dễ hiểu, đặt ra các để làm gương, dẫn dắt
thiên hạ hiểu biết, muôn dân đều biết đường lui tới, lui cái hoạ, tới cái phúc,
nên ái đấy đều tự trị lấy mình vậy. Hơn nữa khi xây dựng pháp luật ông cũng
nhắc nhở là cần có sự ủng hộ của nhân dân và phải làm cho dân tin vào các
điều luật đó thì mới có tác dụng. Ông còn khẳng định đối với người lãnh đạo
một quốc gia (vua) cần có 3 điều: một là pháp luật, hai là lòng tin của dân, ba
là quyền lực.
Như vậy, xét về nhiều mặt chúng ta đã thấy Thương Ưởng có nhiều
mặt tiến bộ hơn trong việc xây dựng và thực thi pháp luật, đặc biệt ông nhấn
mạnh, các điều trên chỉ được thực thi khi có sự đồng lòng của nhân dân và
khẳng định pháp luật là cái quan trọng nhất trong việc cai trị đất nước.


16
1.2.4 Tư tưởng về Nhà nước pháp quyền của Hàn Phi Tử
Sách Sử ký chương Lão, Trang, Thận, Hàn liệt chuyện chép rằng: Hàn
Phi là công tử nước Hàn, năm sinh, mất đến nay vẫn chưa khảocứu được.
Theo chương Lão, Trang, Thân, Hàn liệt chuyện còn chép: “Hàn Phi và Lý
Tư đều là học trò của Tuân Tử, Lý Tư tự cho mình không bằng Hàn Phi”, như
vậy Hàn Phi là người cùng thời với Lý Tư và cũng là một học giả ra đời muộn
nhất của thời (Tiên Tần). Ông được người đời đánh giá là người thành công
nhất trong việc tổng kết và xây dựng học thuyết tối cao về “pháp trị”.
Về trước tác của ông, trong sách Hán thư, Nghệ văn chí (bản cổ) nói
sách của Hàn Phi Tử có 55 chương, giống như bản ngày nay. Sách Tuỳ thư
Kinh tịch chí, Bộ lý chép: sách Hàn Phi Tử gồm 20 quyển, có quan điểm lại
cho rằng sách Hàn Phi Tử đời nay không phải hoàn toàn do Hàn Phi Tử viết,
các tập mà ông viết không quá mười vạn chữ,…
Quan niệm của ông trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền thì ông

dựa trên học thuyết về lịch sử, ông cho rằng tiền đồ tất nhiên là phải sửa chữa
chế độ, thay đổi pháp luật. Do đó, đững trên lập trường của bọn địa chủ mới
kiêm thương nhân, ông đã kế thừa những kiến giải của các “pháp gia” trước
đó và tạo ra một hệ thống luận thuyết pháp trị của ông. Ông cho rằng “pháp
trị” là thuyết duy nhất thích hợp với yêu cầu chính trị của thời đại hiện này
(đương kim chỉ thế) và ông tự phong cho mình là một bậc thành nhân mới,
hiểu biết thời thế, ông cũng coi xã hội phải trải qua pháp trị là tất yếu và đó là
nguyên tắc chính trị trong xã hội. Chính vì những quan điểm này ông kịch liệt
phê phán “chủ nghĩa nhân trị” và đặc biệt là chủ nghĩa chủ quan chính trị .
ông nói: “Người đời nay đều nói muốn tôn được làm vua, yên được nước,
phải dùng nhân, nghĩa, tài trí; mà không những sự khinh vua, hại nước tất là
do nhân, nghĩa, tài, trí”


17
Theo ông xã hội được thịnh trị, trật tự thì chỉ cần chúng ta duy trì hiệu
lực của “pháp luật”, cho nên việc làm cho pháp luật không hỏng nát là tiền đê
và mục đích tối cao về chính trị. Nhưng pháp luật tại sao mà “nát” ông luận
giải như sau: đó là do các du sĩ và các học thuyết, ông nói: “Dập tắt văn học
và làm sáng tỏ pháp độ lên. lấp hết đường lợi riêng và chuyên vào một việc
làm ăn, đó là lợi chung vậy”, ông cho rằng, sở dĩ xã hội xuất hiện hiện tượng
đó là do con người trong xã hội đó không nắm được nguồn gốc ra đời của
hiện tượng đó; và không hiểu được tính chất tiến bộ của xã hội, mà ngập chìm
vào ao bùn chủ quan. Và ông cũng chủ trương dùng chính “pháp luật” để dập
tắt các du sĩ và các học thuyết này.
Hàn Phi là người đầu tiên có quan điếm rất rõ ràng về “pháp luật”, ông
nói: “Pháp luật là cái gì, là cái biên soạn thành sách, đặt nơi cung đường và
nói rõ cùng trăm họ…cho nên bậc minh chúa nói pháp luật, thì mọi kẻ hèn
kém trong nước, khôn ai không nghe thấy” và ông chủ trương xây dựng một
thứ pháp luật thành văn công bố khắp thiên hạ.

Ông cũng giải thích phạm vi ứng dụng của “pháp luật” đối với mọi
người đều có tác dụng như nhau, vượt khỏi địa vị, mọi tình thân sơ. Về điều
này ông nói: “Phạt tội không tránh bậc đại thần, thưởng điều không hay
không để xót kẻ thất phu”
Như vậy, quan niệm của Hàn Phi Tử về pháp luật đã làm sáng tỏ quan
điểm pháp luật dùng để làm gì? Mọi người đều được công bằng trước pháp
luật, pháp luật được phổ biến khắp thiên hạ và người có trách nhiệm phải xây
dựng pháp luật thành các sách, điều,…Xét về mặt lịch sử và nhận thức của
con người lúc bấy giờ, những quan điểm và pháp luật như vậy là rất tiến bộ và
nó cũng là tiền đề, điều kiện để hình thành tư tưởng về Nhà nước pháp quyền
ở phương Đông hiện thời.


18
1.2.5 Tư tưởng về Nhà nước pháp quyền của Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hoà, là người tuyên truyền, truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin sâu rộng
về trong nước. Người đã kế thừa các tinh hoa về tư tưởng xây dựng Nhà nước
pháp quyền của các nước tiên tiến trên thế giới và vận dụng vào tiến trình xây
dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam trên cơ sở thực tiễn xã hội mới; đồng
thời nói đến tư tưởng về Nhà nước pháp quyền của Hồ Chí Minh thì chúng ta
không thể không nhắc đến tư tưởng về xây dựng Nhà nước pháp quyền - pháp
luật phải thực hiện được mục đích là xây dựng một xã hội của dân, do dân và
vì dân.
Trong suốt quá trình lãnh đạo đất nước, Hồ Chí Minh không ngừng
phát triển quan điểm về nhà nước của nhân dân. Khi giải thích tính chất của
Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Nhà
nước của ta là nhà nước dân chủ nhân dân dựa trên nền tảng liên minh công
nông, do giai cấp công nhân lãnh đạo”9.
Qua sự giải thích của Hồ Chí Minh về tính chất của Nhà nước Việt Nam

Dân chủ Cộng hoà, chúng ta có thể thấy rõ quan điểm của Người về tính dân
chủ và tính nhân dân của Nhà nước mà chúng ta xây dựng.
Tính nhân dân của Nhà nước được thể hiện ở chỗ, “tất cả mọi quyền
lực đều của nhân dân”, “chính quyền là của nhân dân”, “nhân dân là ông chủ
nắm chính quyền”, v.v.. Người khẳng định: “Theo điều 4 Dự thảo Hiến pháp
sửa đổi, tất cả quyền lực trong nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đều thuộc
về nhân dân. Nhân dân sử dụng quyền lực của mình thông qua Quốc hội và
Hội đồng nhân dân các cấp do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước
nhân dân”. Nhân dân được Hồ Chí Minh giải thích bao gồm 4 giai cấp, đó là
các giai cấp công nhân, nông dân, tiểu tư sản và tư sản dân tộc. Trong bốn
9

Hå ChÝ Minh. Toµn tËp, t. 9. Nxb ChÝnh trÞ Quèc gia, Hµ Néi, 1996, tr. 586.


19
giai cp y, giai cp cụng nhõn úng vai trũ lónh o, liờn minh cụng nụng l
nn tng. Ngi vit: Trong nc Vit Nam Dõn ch Cng ho ca chỳng ta,
tt c mi quyn lc u l ca nhõn dõn, tc l ca giai cp cụng, nụng, tiu
t sn v t sn dõn tc. Bn giai cp y do giai cp cụng nhõn lónh o, ly
cụng nụng liờn minh lm nn tng, on kt cỏc giai cp dõn ch v cỏc dõn
tc trong nc, thc hnh dõn ch chuyờn chớnh10.
Tớnh nhõn dõn ca nh nc trong t tng H Chớ Minh cú quan h
cht ch vi tớnh dõn ch. Ngi cũn khng nh rng, ch ta l ch
dõn ch, nhõn dõn l ch, nhõn dõn l ụng ch nm chớnh quyn, chớnh quyn
l ca nhõn dõn, do nhõn dõn lm ch. Ngi vit: Nc ta l nc dõn ch,
ngha l nh nc do nhõn dõn lm ch. Nhõn dõn cú quyn li lm ch, thỡ
phi cú ngha v lm trũn bn phn cụng dõn, gi ỳng o c cụng dõn...
v Ch ta l ch dõn ch, tc nhõn dõn l ngi ch, v.v..
Song, cú th duy trỡ c dõn ch, nh nc phi cú chc nng

chuyờn chớnh. K tha quan im ca C.Mỏc, Ph.ngghen v V.I.Lờnin v
chc nng chuyờn chớnh ca nh nc, H Chớ Minh khng nh: Ch
no cng cú chuyờn chớnh. Vn l ai chuyờn chớnh vi ai? Di ch
phong kin, t bn, chuyờn chớnh l s ớt ngi chuyờn chớnh vi a s nhõn
dõn. Di ch dõn ch nhõn dõn, chuyờn chớnh l i a s nhõn dõn
chuyờn chớnh vi thiu s phn ng chng li li ớch ca nhõn dõn, chng li
ch dõn ch ca nhõn dõn 11. V mi quan h gia chuyờn chớnh v dõn
ch, Ngi gii thớch: Dõn ch l quý bỏu nht ca nhõn dõn, chuyờn chớnh
l cỏi khoỏ, cỏi ca phũng k phỏ hoi, nu hũm khụng cú khoỏ, nh
khụng cú ca thỡ s mt cp ht. Cho nờn cú ca phi cú khoỏ, cú nh phi cú
ca. Th thỡ dõn ch cng cn cú chuyờn chớnh gi gỡn ly dõn ch12.
10

Hồ Chí Minh. Toàn tập, t. 7. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996, tr. 217.
Hồ Chí Minh. Sđd., t. 8, tr. 279.
12
Hồ Chí Minh. Sđd., t. 8, tr. 279 280.
11


20
Như vậy việc xây dựng nhà nước pháp quyền để đảm bảo cuộc sống
hạnh phúc cho nhân dân là tư tưởng xuyên suốt và thống nhất trong quan
điểm của Hồ Chí Minh, đó cũng là cái đích để chúng ta xây dựng một nhà
nước kiểu mới mà Hồ Chí Minh là người đặt nền móng.
II. Tư tưởng về Nhà nước pháp quyền ở phương Tây
Tư tưởng về Nhà nước pháp quyền không chỉ hình thành ở phương
Đông, nó cũng đồng thời hình thành, phát triển mạnh ở các nước phương Tây;
nhưng các tư tưởng này ở phương Tây thường nó rõ ràng, cụ thể hơn và đồng
thời nó cũng phản ánh được xu hướng quyền lực, xây dựng pháp luật của các

nước đã, đang và phát triển cùng chủ nghĩa tư bản (CNTB). Hơn nữa, để hiểu
rõ hơn học thuyết về Nhà nước pháp quyền? Ra đời khi nào? Tại sao cần phải
có? Và nội dung cơ bản của nó là gì?.... Để trả lời các câu hỏi này ta đi tìm
hiểu lịch sử ra đời và phát triển tư tưởng này ở phương Tây.
2.1 Tư tưởng về Nhà nước pháp quyền giai đoạn cổ - trung đại
Nhân loại tiếp cận tới lý luận và thực tiễn Nhà nước pháp quyền đã từ
rất lâu trong lịch sử. Thời cổ đại, có nhiều nhà tư tưởng đã đưa những quan
niệm về mối quan hệ giữa người cầm quyền với pháp luật, quan hệ giữa Nhà
nước và pháp luật và tình trạng lộng quyền và chuyên quyền, chuyên chế của
Vua, tình trạng không có trách nhiệm pháp lý của kẻ cầm quyền. Những tư
tưởng đó đã đả phá kịch liệt thuyết đặc miễn trách nhiệm của Vua (không
chụi trách nhiệm gì dù có sai lầm) được thịnh hành trong các triều đại nô lệ và
phong kiến phương Tây. Những ý niệm đó tuy còn thô sơ, mộc mạc nhưng đã
đặt nền móng cho các nhà tư tưởng sau này, tiếp thu, kế thừa và phát triển dần
để hình thành một học thuyết về Nhà nước pháp quyền.
Nhắc đến tư tưởng về Nhà nước pháp quyền ở phương Tây đã có tác
giả cho rằng, cội nguồn của Nhà nước pháp quyền là biểu tượng cổ xưa về
quan toà - nữ thần bịt mắt bằng vải đen, một tay cầm kiếm, một tay cầm cán


21
cân công lý (thể hiện sự kết hợp sức mạnh và quyền lực pháp luật), nó có ý
nghĩa sâu sắc đối với việc thi hành trật tự pháp luật bắt buộc, bình đẳng với tất
cả mọi người. Biểu tượng Nữ thần xét xử, theo quan niệm của người cổ đại
không chỉ là biểu tượng của về toà án công bằng mà còn là biểu tượng cho
một chế độ Nhà nước công bằng nói chung (tổ chức quyền lực công bằng
trong xã hội).
Như mọi người đều biết, trong thời kỳ cổ đại đã tồn tại nhiều quan
điểm ấu trĩ, nguỵ biện cho rằng sức mạnh đẻ ra pháp luật, lẽ phải bao giờ
cũng thuộc về kẻ mạnh. Chính vì vậy mà những người nắm giữ quyền lực

(công quyền) thả sức hoành hành nhân dân. Với vua chúa quyền lực của họ
hầu như không bị hạn chế, khắp nơi thịnh hành quan điểm “đặc miễn quốc
gia”, theo đó Nhà nước làm ra pháp luật thì phải đứng trên pháp luật, không
chịu sự chi phối của pháp luật.
Trước hoàn cảnh đó, xuất hiện một lực lượng những người tiến bộ
trong xã hội đã tìm cách xoá bỏ các đặc quyền đó, dựa trên những quan niệm
thô sơ cho rằng pháp luật là cái vốn có của Trời - Đất (khách quan), từ đó mà
ra đời tư tưởng về Nhà nước pháp quyền – tư tưởng này ra đời nhằm chống lại
sự chuyên quyền, độc đoán, vô chính phủ, vô pháp luật đó.
Vào thể kỷ thứ VI trước công nguyên (Tr.CN), Salon - một trong
những người thông thái của Hy Lạp đã áp dụng tư tưởng kếp hợp sức mạnh
với pháp luật trong việc tổ chức Nhà nước Ai Cập trên nguyên tắc dân chủ.
Ông đã khẳng định tư tưởng đó của mình như sau: “Ta giải phóng tất cả mọi
người bằng quyền lực của pháp luật, bằng sự kết hợp sức mạnh với pháp
luật”. Ông còn nhấn mạnh, chúng ta cần phải giải phóng con người khỏi
những nô dịch về nhận thức và cải cách phải làm sao cho con người sống và
tồn tại công bằng với nhau. Có thể nói nền dân chủ bắt đầu từ đây.


22
Xôcrát (469 – 399 Tr.CN) là một nhà tư tưởng vĩ đại ủng hộ triệt để
nguyên tắc tuân thủ pháp luật, theo đó công lý ở trong sự tuân thủ pháp luật;
sự công minh và sự hợp pháp đều là một. Theo ông, nếu con người không
tuân thủ pháp luật thì sẽ không có Nhà nước và trật tự pháp luật; công dân của
Nhà nước nào tuân thủ pháp luật thì Nhà nước đó sẽ vững mạnh, phồn vinh,
hạnh phúc, bình đẳng - quyền tự nhiên của con người được làm sáng tỏ và tôn
trọng.
Là một trong những người có ý đồ phân loại các hình thức Nhà nước,
ông cho rằng Nhà nước có các hình thức sau: Quân chủ, chế độ quý tộc, nền
dân chủ, nền bạo chúa.

Platôn (427 – 374 Tr.CN), ông đã đưa ra tư tưởng không có chế độ Nhà
nước nào, nếu luật được đề ra vì lợi ích của một số người. Ông khẳng định:
“Tôi nhìn thấy sự sụp đổ nhanh chóng của Nhà nước ở nơi nào mà pháp luật
không có hiệu lực và nằm dưới quyền của một ai đó” . Và từ đó ông đưa ra
chủ trương chỉ có thể gọi là Nhà nước khi có sự công bằng và chỉ có luật mới
là tiêu chuẩn của công bằng. Ông nói: “Ở nơi nào mà pháp luật đững trên các
nhà cầm quyền và các nhà cầm quyền chỉ là nô lệ của pháp luật thì ở đó tôi
thấy sự cứu thoát của Nhà nước”13 Ông còn cho rằng xã hội là một tổng thể
hữu cơ, trong đó lợi ích của toàn xã hội cao hơn lợi ích cá nhân. Ông nói:
“Cầm quyền bởi một con người – đó là chính quyền chuyên chế, bởi một bộ
phận người tốt – đó là chính quyền quý tộc, bởi những người công dân tự do
thành thị - đó là dân chủ”
Aritxtốt (384 – 322 Tr.CN) ông cho rằng, pháp luật là cái quyền lợi
chung nơi nào không có Nhà nước thì không có luật và ngượi lại. Và ông là
người có công lớn trong việc phân loại các cơ quan quyền lực Nhà nước, thứ
nhất, là cơ quan làm luật trông coi việc nước; thứ hai, cơ quan thực thi; thứ
13

Xem Trần Hậu Thành: Khái quát lịch sử tư tưởng và học thuyết nhà nước pháp quyền, Nxb Pháp lý, Hà
Nội, 2002, tr. 11


23
ba, các toà án. Ông cho rằng pháp luật phải thống trị trên tất cả mọi mặt của
đời sống xã hội. Hơn nữa, ông hiểu luật là luật pháp quyền (bất cứ đạo luật
nào cũng bao hàm trong mình pháp luật) – hay nói cách khác là ông đã bắt
đầu nói được tính tối cao của pháp luật trong tổ chức bộ máy Nhà nước theo
đúng nghĩa của nó. Theo ông, khái niệm công bằng gắn liền với quan niệm về
Nhà nước, bởi vì, pháp luật – tiêu chuẩn là sự công bằng, là quy phạm điều
chỉnh sự giao tiếp chính trị.

Xixêrôn (104 – 44 Tr.CN) ông là người phát triển mối quan hệ lẫn nhau
giữa Nhà nước, pháp luật, chính trị và pháp luật theo một cách mới trong việc
lý giải của ông về Nhà nước như một cộng đồng pháp luật – công cộng, ông
đã nói rằng: “Nhà nước là gì nếu không phải là trật tự chung”. Theo ông quan
niệm Nhà nước (respyblica), đó là sự nghiệp và tài sản của nhân dân
(respopuli). Ông giải thích: “Nhân dân không phải là sự tập hợp bất kỳ nào
của nhiều người, tập trung lại với nhau theo kiểu nào đó mà là sự tập hợp
của nhiều người gắn bó với nhau bằng sự thống nhất về pháp luật và lợi ích
chung”14 - Tức là, ông nhấn mạnh pháp luật là cội nguồn tạo ra chế độ, tổ
chức Nhà nước. Pháp luật ở đây được hiểu là pháp luật tự nhiên, pháp luật
được xuất phát từ bản chất lý trí, của con người và của thế giới xung quanh
con người như sự sáng tạo của lý trí thần thánh. Pháp luật tự nhiên có trước
Nhà nước và luật thành văn. Chính vì con người với tư cách là sản phẩm của
tạo hoá, sản phẩm có lý trí, nên pháp luật là sự công bằng là thuộc tinh vốn có
của con người, cộng đồng pháp luật của con người dươci hình thức Nhà nước
mới có thể có được. Ông nói: “Nhà nước là Nhà nước pháp quyền không
phải do Nhà nước tuân thủ pháp luật của mình mà là vì cội nguồn, về bản
chất, Nhà nước chính là pháp luật, pháp luật tự nhiên của nhân dân”

14

Đào Trí Úc (chủ biên): Tìm hiểu về Nhà nước pháp quyền, Nxb pháp lý, Hà Nội, 1992, tr.8


×