Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

vận mệnh của chủ nghĩa tư bản xét từ giác độ chính trị xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.97 KB, 27 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu.................................................................................1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài......................................................................2
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài........................................................3
5. Đóng góp của đề tài............................................................................................................3
6. Kết cấu của tiểu luận...........................................................................................................3
CHƯƠNG 1................................................................................................................................4
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN HÌNH THÀNH................................................................4
NHẬN THỨC CỦA ĐẢNG TA VỀ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN
NAY............................................................................................................................................4
1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về sự tiến bộ của phương thức sản xuất tư bản
chủ nghĩa - cơ sở lý luận hình thành nhận thức của Đảng ta về tiềm năng phát triển của
CNTB......................................................................................................................................4
1.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về chế độ tư bản chủ nghĩa - tiền đề lý luận hình
thành nhận thức của Đảng ta về bản chất chính trị - xã hội và tính tất yếu bị phủ định của
chủ nghĩa tư bản......................................................................................................................5
1.3. Sự vận động của chủ nghĩa tư bản trong thời đại ngày nay - cơ sở thực tiễn cho đổi mới
tư duy của Đảng ta về bản chất chính trị - xã hội và vận mệnh của chủ nghĩa tư bản............7
CHƯƠNG 2..............................................................................................................................10
BẢN CHẤT CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CỦA CHỦA NGHĨA....................................................10
TƯ BẢN HIỆN ĐẠI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY........................................................10
2.1. Chủ nghĩa tư bản còn tiềm năng phát triển nhưng về bản chất vẫn là một chế độ áp bức,
bóc lột, bất công....................................................................................................................10
2.2. Mâu thuẫn giữa tính xã hội hoá của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân
tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất ngày càng phát triển....................................................12
2.3. Khủng hoảng kinh tế - chính trị - xã hội vẫn tiếp tục diễn ra........................................14
CHƯƠNG 3..............................................................................................................................17
VẬN MỆNH CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN............................................................................17
XÉT TỪ GIÁC ĐỘ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI............................................................................17


3.1. Sự phát triển nhất thời của bản thân chế độ tư bản chủ nghĩa.......................................17
3.2. Tính tất yếu bị phủ định của chủ nghĩa tư bản...............................................................19
KẾT LUẬN...............................................................................................................................25
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................................26


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Định hướng xã hội chủ nghĩa và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở
nước ta là vấn đề lý luận, thực tiễn rất cơ bản, trọng yếu, chi phối các hoạt
động tư tưởng và lý luận của chúng ta hiện nay. Tuy nhiên, nó đang đặt ra rất
nhiều vấn đề phải nghiên cứu, phải làm sáng tỏ cả trên định hướng chung
cũng như những giải pháp cụ thể cho từng lĩnh vực. Lôgíc biện chứng của con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam cần thiết được luận chứng từ nhiều
góc độ. Trong đó, việc cắt nghĩa về tính tất yếu của chủ nghĩa xã hội - xét từ
bản chất và tiền đồ của chủ nghĩa tư bản đã thực sự trở thành minh chứng xác
đáng cho bản chất khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin sau sự
sụp đổ mô hình xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu.
Trong giai đoạn hiện nay, trước những điều chỉnh và sự thích ứng nội
tại của chủ nghĩa tư bản ở phạm vi quốc gia cùng với sự phát triển lực lượng
sản xuất quốc tế của chủ nghĩa tư bản hiện đại, không ít người đã có biểu hiện
dao động lập trường tư tưởng. Họ thiếu niềm tin vào con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội và cho rằng: người ta có thể dễ dàng tìm thấy ở chủ nghĩa tư bản
những lời giải đáp đầy đủ cho vấn đề phát triển, dân chủ, tiến bộ - vốn được
xem là hệ giá trị tốt đẹp mà con người hướng tới. Xét đến cùng, đây là biểu
hiện chệch hướng xã hội chủ nghĩa trong thái độ, tư tưởng cần thiết được điều
chỉnh, đấu tranh loại bỏ không phải bằng tư duy chủ quan, áp đặt hay mệnh
lệnh giáo điều mà bằng những luận chứng khoa học về bản chất chính trị - xã

hội của chủ nghĩa tư bản hiện đại.
Nhận thức sâu sắc, thấu đáo vấn đề lý luận, thực tiễn phức tạp này,
Đảng ta đã nhận định: “Chủ nghĩa tư bản còn tiềm năng phát triển, nhưng về
bản chất vẫn là một chế độ áp bức, bóc lột và bất công. Những mâu thuẫn cơ
bản vốn có của chủ nghĩa tư bản, nhất là mâu thuẫn giữa tính xã hội hoá ngày


2
càng cao của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ
nghĩa về tư liệu sản xuất chẳng những không giải quyết được mà ngày càng
trở nên sâu sắc. Khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội vẫn tiếp tục xảy ra.
Chính sự vận động mâu thuẫn nội tại đó và cuộc đấu tranh của nhân dân lao
động sẽ quyết định vận mệnh của chủ nghĩa tư bản”. Trong giai đoạn hiện
nay, khi nước ta đang kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế
độ tư bản chủ nghĩa thì việc luận giải làm sáng tỏ quan điểm nêu trên của
Đảng không chỉ có ý nghĩa lý luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục tiêu nghiên cứu:
Trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về chủ nghĩa tư bản,
từ thực tiễn vận động của chế độ áp bức bóc lột đó, đề tài làm rõ quan điểm
của Đảng ta về bản chất, vận mệnh và tính tới hạn của chủ nghĩa tư bản - xét
từ góc độ tất yếu tự phủ định của nó.
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Chứng minh khả năng thích ứng, tiềm năng phát triển về kinh tế của
chủ nghĩa tư bản.
- Phân tích bản chất áp bức, bóc lột, bất công, mâu thuẫn nội tại cùng
với những khủng hoảng về kinh tế, chính trị, xã hội của chủ nghĩa tư bản.
- Luận giải tính tất yếu tự phủ định của chủ nghĩa tư bản với tư cách là
kết quả tất yếu của sự vận động mâu thuẫn nội tại và cuộc đấu tranh của nhân
dân lao động.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình vận động, điều chỉnh,
thích ứng, tồn tại, phát triển của chủ nghĩa tư bản.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Với hệ qui chiếu từ góc độ chính trị xã hội, phạm vi nghiên cứu của đề tại là vấn đề bản chất chính trị - xã hội và


3
vận mệnh của chủ nghĩa tư bản hiện đại được xem xét trong mối tương quan
với tính tất yếu bị phủ định của nó.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
- Cơ sở lý luận của đề tài là những quan điểm có ý nghĩa phương pháp
luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về chủ nghĩa tư bản.
- Phương pháp nghiên cứu của đề tài: phương pháp duy vật biện
chứng là phương pháp luận chung được sử dụng kết hợp cùng với phương
pháp lôgíc - lịch sử và các phương pháp có tính liên ngành như phân tích,
tổng hợp, so sánh.
5. Đóng góp của đề tài
Tiểu luận góp phần chỉ ra vận mệnh của chủ nghĩa tư bản và tính tất
yếu bị phủ định của nó
6. Kết cấu của tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm
3 chương, 8 tiết.


4

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN HÌNH THÀNH
NHẬN THỨC CỦA ĐẢNG TA VỀ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về sự tiến bộ của phương thức
sản xuất tư bản chủ nghĩa - cơ sở lý luận hình thành nhận thức của
Đảng ta về tiềm năng phát triển của CNTB
Khách quan nhận thấy vai trò tích cực của giai cấp tư sản với tư cách
là một tiến bộ của lịch sử, C.Mác và Ph. Ăngghen đã khẳng định rằng, giai
cấp tư sản, trong quá trình thống trị chưa đầy một thế kỷ, đã tạo ra những lực
lượng sản xuất nhiều hơn lực lượng sản xuất của tất cả các thế hệ trước kia
gộp lại. Điều này được chứng thực bởi khả năng chinh phục lực lượng thiên
nhiên bằng máy móc hiện đại, bằng việc sáng chế và áp dụng những thành tựu
của khoa học, kỹ thuật hiện đại vào lĩnh vực sản xuất, đời sống xã hội.
“Tập trung, mở rộng những tư liệu sản xuất phân tán, nhỏ bé ấy thành
những đòn bẩy hoạt động một cách mạnh mẽ của nền sản xuất hiện nay, đó
chính là vai trò lịch sử của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và kẻ đại
biểu cho nó - tức giai cấp tư sản” [ 3, 379 ]. Chính điều này đã đem lại văn
minh công nghiệp và tạo ra sự tập trung về chính trị. Giai cấp tư sản đã hoàn
thành sự nghiệp ấy như thế nào trong lịch sử từ thế kỷ XV, qua ba giai đoạn
khác nhau: hiệp tác giản đơn, công trường thủ công và đại công nghiệp, điều
đó C.Mác đã mô tả tỉ mỉ trong phần thứ tư của bộ “Tư bản”.
Những quan điểm nêu trên là cở sở lý luận quan trọng để rồi cùng với
thực tiễn điều chỉnh, thích nghi của giai cấp tư sản trong giai đoạn hiện nay,
Đảng ta đã tiếp tục khẳng định rằng, chủ nghĩa tư bản vẫn còn tiềm năng phát
triển.


5
1.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về chế độ tư bản chủ nghĩa tiền đề lý luận hình thành nhận thức của Đảng ta về bản chất chính
trị - xã hội và tính tất yếu bị phủ định của chủ nghĩa tư bản
C. Mác luôn gắn chế độ tư sản với cơ sở kinh tế tư hữu của nó. Theo
C. Mác, chế độ tư bản chủ nghĩa có năm vị thần canh cửa. Trong đó, thuế
khoá là ông thần thứ năm, bên cạnh chế độ tư hữu, gia đình, trật tự và tôn

giáo.
Trong tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, C.Mác- Ph.
Ăngghen đã khẳng định: “Điều kiện căn bản của sự tồn tại và sự thống trị
của giai cấp tư sản là sự tích luỹ của cải vào tay những tư nhân, là sự hình
thành và tăng thêm tư bản. Điều kiện tồn tại của tư bản là lao động làm thuê”
[4, 612]. Đây chính là cơ sở kinh tế phản ánh bản chất chính trị - xã hội bóc
lột, bất công của chủ nghĩa tư bản ngay từ khi ra đời, mà trong giai đoạn hiện
nay, dù giai cấp tư sản đang thực hiện điều chỉnh, che đậy bằng nhiều thủ
đoạn tinh vi vẫn không thể phủ nhận được thực tế khách quan này. Tìm hiểu
nguyên nhân của tình trạng áp bức, bất công trong xã hội tư bản, C.Mác- Ph.
Ăngghen đã lý giải chế độ tư hữu chính là nguồn gốc và là xuất phát điểm.
Vạch trần bản chất vô nhân đạo trong nhân quyền tư sản, C.Mác- Ph.
Ăngghen phê phán mạnh mẽ: “Nhân quyền không làm cho người ta thoát
khỏi tôn giáo, mà chỉ làm cho người ta có tự do tín ngưỡng tôn giáo; rằng
nhâ quyền không làm cho người ta thoát khỏi tài sản mà chỉ làm cho người ta
có tự do chiếm hữu tài sản; nhân quyền không làm cho người ta vứt bỏ hành
động xấu xa là chạy theo của cải, mà chỉ làm cho người ta có tự do kinh
doanh. Ở đây, pháp quyền đã thay thế cho đặc quyền” [ 5, 172- 177].
Ph. Ăngghen bác bỏ những quan điểm lý luận tôn sùng chế độ tư hữu,
chế độ sở hữu tư sản, vạch trần chế độ bóc lột, áp bức, chế độ cạnh tranh vô
chính phủ dẫn đến khủng hoảng, thất nghiệp, nạn bần cùng đói khổ. Ông


6
khẳng định, trong chế độ sở hữu này, lực lượng sản xuất công nghiệp đã phát
triển và tạo ra nhiều của cải nhưng lại tồn tại “nạn nghèo nàn đau khổ do sự
thừa thãi đẻ ra”.
Nghiên cứu chủ nghĩa tư bản trong giai đoạn đã phát triển cao, trong
tác phẩm “ Bàn về nhà nước”, V.I.Lênin kịch liệt phê phán hình thức thống trị
của nhà nước tư sản vì thực ra chính quyền vẫn ở trong tay tư bản. Xét đến

cùng, chế độ cộng hoà càng dân chủ bao nhiêu thì sự thống trị của chủ nghĩa
tư bản càng tàn bạo, càng vô liêm sỉ bấy nhiêu. Người kết luận: “ Chủ nghĩa
đế quốc là sự chuẩn bị vật chất đầy đủ nhất cho chủ nghĩa xã hội, là phòng
chờ đi vào chủ nghĩa xã hội…Chủ nghĩa xã hội đang hiện ra trực tiếp, trên
thực tiễn, trong mỗi biện pháp quan trọng tạo thành một bước tiến trên cơ sở
chủ nghĩa tư bản hiện đại ấy” [ 7, 258].
Những quan niệm của C.Mác- Ph. Ăng ghen và V.I.Lênin về tính hạn
chế cố hữu và biểu hiện tiêu cực không thể chấp nhận của chế độ tư bản chủ
nghĩa cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Nó đặt nền móng và tạo tiền đề lý
luận trực tiếp để Đảng ta nhận định rằng, bản chất của chủ nghĩa tư bản vẫn là
chế độ áp bức, bóc lột, bất công.
Với tư duy biện chứng, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lênin
không những chỉ ra sự phát triển cao hơn của chủ nghĩa tư bản so với các chế
độ xã hội trước đó, mà còn khẳng định rằng, những thành tựu của chủ nghĩa
tư bản không phải là đỉnh cao nhất không thể vượt qua. .
"Luận chứng về sự diệt vong của chủ nghĩa tư bản, Mác, Ăngghen và
Lênin căn cứ vào những điều kiện và qui luật phát triển bên trong của chính
nó để đi đến kết luận rằng, không có sức mạnh nào bên ngoài phủ định chủ
nghĩa tư bản hơn chính sự phát triển của những mâu thuẫn trong lòng chủ
nghĩa tư bản” [13, 20].


7
Trong quá trình vận động và phát triển, chủ nghĩa tư bản đang đi
ngược lại những nguyên lý đã tạo ra tiền đề cho chủ nghĩa xã hội. Bàn về điều
tất yếu này, C.Mác- Ph. Ăngghen đã đưa ra quan điểm nhất quán cho rằng, “
chế độ tư hữu tự đẩy mình đến chỗ tiêu diệt bản thân mình” [ 8, 55]. Chính
nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa đã sản sinh ra giai cấp vô sản với tư
cách là lực lượng xã hội có khả năng tiến hành cách mạng thủ tiêu chủ nghĩa
tư bản. C.Mác khẳng định: “Giai cấp tư sản càng phát triển thì cũng phát

triển lên trong lòng nó một giai cấp vô sản mới, một giai cấp vô sản hiện
đại” [ 9, 202]
Với linh hồn sống là phép biện chứng duy vật, với những phát kiến vĩ
đại về chủ nghĩa duy vật lịch sử, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lênin
quan niệm chủ nghĩa tư bản là một chế độ, vốn là một trong những thành tựu
của lịch sử văn minh chính trị, phát triển cao hơn các chế độ xã hội trước đó,
nhưng đó không phải là đỉnh cao nhất không thể vượt qua. Mặt khác, C.MácPh. Ăngghen và V.I Lênin đã từng bước vạch trần bản chất bóc lột, bất công
của chủ nghĩa tư bản, từ đó khẳng định tính tất yếu bị phủ định của chế độ đó
- xét theo lôgích vận động khách quan của lịch sử. Đây là cơ sở lý luận quan
trọng để hình thành tư duy của Đảng ta về vận mệnh của chủ nghĩa tư bản
cũng như triển vọng của chủ nghĩa xã hội trong giai đoạn hiện nay.
1.3. Sự vận động của chủ nghĩa tư bản trong thời đại ngày nay - cơ sở
thực tiễn cho đổi mới tư duy của Đảng ta về bản chất chính trị - xã
hội và vận mệnh của chủ nghĩa tư bản.
C.Mác và Ph. Ăngghen đã đưa ra một dự báo có sức thuyết phục cao
về tính chất không vĩnh hằng của chủ nghĩa tư bản ngay khi nó đang còn non
tre và tràn đầy nhựa sống. V.I.Lênin cũng đã có những phát kiến mới về sự
phát triển tột cùng của chủ nghĩa tư bản vào thời điểm chế độ tư bản bộc lộ
đường nét đầu tiên của sự rạn nứt. Nhưng chủ nghĩa tư bản ở những năm đầu


8
thế kỷ XXI đã nổi lên những hiện tượng mới. Nó đòi hỏi phải cắt nghĩa vấn
đề vận mệnh của chủ nghĩa tư bản trong mối tương quan với chủ nghĩa xã hội
một cách thấu đáo, biện chứng và toàn diện.Trong đó, cần thiết phải cân nhắc
cả hai mặt: Đúng là những khuyết tật, mâu thuẫn của chủ nghĩa tư bản vẫn
chưa mất đi. Nhưng mặt khác, năng lực phát triển và tự điều chỉnh, thích nghi
của nó với điều kiện mới rõ ràng là không nhỏ.
Có thể nói, ngay từ đầu thập niên 80 của thế kỷ XX đến nay, sự phát
triển ngày càng mạnh mẽ của xu thế toàn cầu hoá thúc đẩy chủ nghĩa tư bản

hiện đại chuyển sang giai đoạn độc quyền quốc tế. Bản chất bóc lột không
thay đổi nhưng chủ nghĩa tư bản đang che đậy bằng nhiều chính sách lợi ích,
đang ra sức điều chỉnh và tìm cách thích nghi trước sự biến đổi nhanh chóng,
phức tạp của các mối quan hệ kinh tế, chính trị quốc tế. Thực tiễn này đã hối
thúc việc cần thiết phải hình thành nhận thức mới về chủ nghĩa tư bản ở giác
độ chính trị - xã hội.
Sự chuyển nhanh sang nền kinh tế tri thức và toàn cầu hoá là một sự
kiện nổi bật biểu hiện quá trình vận động của chủ nghĩa tư bản. Chính sự tới
hạn của nền công nghiệp tư bản chủ nghĩa đã đòi hỏi phải đổi mới công nghệ,
hướng tới thể chế kinh tế thị trường và toàn cầu hoá. Điều này lại dẫn đến yêu
cầu xã hội hoá lực lượng sản xuất và kết quả kéo theo là thị trường ngày càng
mở rộng, vấn đề lợi ích quốc gia, nhân quyền ngày càng nổi lên với tư cách là
những yếu tố cơ bản trong đời sống chính trị xã hội của chủ nghĩa tư bản.
Chiến tranh lạnh kết thúc, trật tự thế giới mới theo hướng đa cực hình
thành. Vì vậy, chủ nghĩa tư bản không thể không thay đổi, điều chỉnh chính
sách và cơ chế phát triển của mình
Sự thất bại của “ chủ nghĩa tự do mới” và những cuộc đấu tranh kích
thích dân chủ hoá, cùng với hàng loạt các vấn đề chính trị trở nên gay gắt,
phức tạp trong lòng xã hội tư bản đã tất yếu đòi hỏi giới cầm quyền phải tự


9
điều chỉnh cơ chế, chính sách để thích nghi. Theo đó, chính trị - xã hội của
chủ nghĩa tư bản cũng bộc lộ nhiều biểu hiện mới lạ.
Trước tình hình đó, không ít người đã sai lầm gắn nó với tính chất tiên
nghiệm của quan điểm mác xít. Họ cho rằng, sự dự báo về tính tất yếu bị phủ
định của chủ nghĩa tư bản là quá sớm, những sự giải thích về sự tiêu vong của
nó là sai lầm. Cũng có người lại coi những biến động của chủ nghĩa xã hội
cũng như những thay đổi của chủ nghĩa tư bản hiện nay là “ngẫu hứng lịch
sử”. Thực ra, nếu căn cứ vào thực tiễn đang diễn ra của thời đại , thì mọi biểu

hiện của chủ nghĩa tư bản hiện đại đều có thể cắt nghĩa. Chủ nghĩa tư bản vẫn
còn tồn tại. Bởi vậy thái độ nôn nóng, mong đợi sự diệt vong chóng vánh của
chế độ tư bản là thiếu căn cứ lịch sử.
Như vậy, sự vận động của chủ nghĩa tư bản trong bối cảnh hiện nay
với những hiện tượng mới đang nổi lên, được xem là cơ sở thực tiễn để Đảng
ta bổ sung, phát triển quan niệm về bản chất cũng như vấn đề vận mệnh của
chủ nghĩa tư bản.


10

CHƯƠNG 2
BẢN CHẤT CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CỦA CHỦA NGHĨA
TƯ BẢN HIỆN ĐẠI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
2.1. Chủ nghĩa tư bản còn tiềm năng phát triển nhưng về bản chất vẫn là
một chế độ áp bức, bóc lột, bất công
Thực tiễn lịch sử đã chứng minh, trong mấy thập kỷ qua, mặc dù có
những chu kỳ khủng hoảng, chủ nghĩa tư bản, nhất là ở các nước tư bản phát
triển vẫn cho thấy một nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng khá. Chính điều này
đã gây không ít ảo tưởng cho một số người về cái gọi là sức sống trường cửu
của chủ nghĩa tư bản và làm nhoà đi thực chất của vấn đề. Chủ nghĩa tư bản
đã tìm mội cách thích nghi và nhanh chóng tận dụng những thành tựu khoa
học và công nghệ để phát triển. Nó cũng không ngừng tìm cách thực hiện sự
điều tiết kinh tế vĩ mô trong nội bộ mỗi nước và cả trên bình diện quốc tế.
Cách mạng hoá không ngừng lực lượng sản xuất đã và vẫn là điều
kiện tất yếu tạo tiềm năng cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. Điều này
bắt nguồn từ qui luật vận động nội tại của nó, trước hết là qui luật giá trị thặng
dư. Để sử dụng được những lực lượng sản xuất mới do cuộc cách mạng khoa
học mang lại, chủ nghĩa tư bản ở các nước tư bản phát triển phải tìm kiếm
biện pháp làm dịu sự mất cân đối của nền kinh tế và những bất bình đẳng xã

hội có nguy cơ dẫn đến chấn động xã hội làm xói mòn nền tảng sinh tồn của
nó.
Nhờ việc nhanh chóng ứng dụng thành tựu của cuộc cách mạng khoa
học- kỹ thuật, chủ nghĩa tư bản đã điều chỉnh để thích ứng và phát triển trên
hầu khắp các lĩnh vực, đồng thời chế ước được nhiều biểu hiện xấu trong quá
trình vận động của mình. Sử dụng mau lẹ thành tựu của cuộc cách mạng khoa
học- công nghệ được xem là nhân tố chủ yếu của tăng trưởng kinh tế. Đi tiên


11
phong trong lĩnh vực khoa học - công nghệ đã trở thành điều kiện đảm bảo sự
điều chỉnh đạt được mục tiêu mà mỗi quốc gia tư bản theo đuổi.
Chủ nghĩa tư bản đã điều chỉnh mô hình phát triểi nền sản xuất xã hội
theo hướng cấu trúc lại nền kinh tế dựa trên cơ sở vật chất - kỹ thuật mới về
nguyên tắc với đặc trưng tiêu biểu của nó là tiết kiệm đến mức tối đa các
nguồn lực. Chủ trương đề cao chất lượng, hiệu quả và khai thác khả năng
sáng tạo của con người, thân thiện với môi trường thiên nhiên được nhiều
nước tư bản phát triển tiến hành song song với việc ứng dụng mô hình điều
tiết khuyến khích các quan hệ thị trường.
Tác giả Phạm Phú Hồ, trong bài “ Tất yếu chủ nghĩa xã hội – xét từ
bản chất và tiền đồ của chủ nghĩa tư bản” đã nhận định: “Nhà nước tư bản đã
đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế và điều chỉnh sự vận động
của nền sản xuất xã hội mà nhiều khi với sự nỗ lực tới mức quyết liệt của nó,
các nước tư bản đã vượt qua được nhiều cuộc khủng hoảng dữ dội” [3, 396].
Ở góc độ hệ thống chính trị, chủ nghĩa tư bản cũng đã điều chỉnh tạo
tiềm năng phát triển. Dựa trên chế độ phân chia quyền lực với nhiều kênh
khác nhau để tác động vào quá trình chính trị - xã hội – kinh tế là một nhân tố
quan trọng tạo nên bầu không khí chính trị - xã hộ thuận lợi cho chủ nghĩa tư
bản hiện đại thích ứng và phát triển trong điều kiện mâu thuẫn nội tại của nó
ngày càng trở nên sâu sắc. Khẳng định điều này, chính Stephen Smith đã cho

rằng: “ Cơ chế này chính là bộ máy nhào nặn nền văn hoá chính trị tư bản
chủ nghĩa hiện nay. Những yếu tố cấu thành của nó là chế độ phân chia
quyền lực; tinh thần pháp luật và hệ thống tư pháp độc lập; bộ máy công
chức có hiệu quả ; bộ máy cố vấn chính trị có trình độ cao và thâu tóm được
tầng lớp trí thức tinh hoa; quyền tự do ngôn luận ; những nhóm lợi ích đa
dạng; hệ thống an sinh xã hội phát triển” ( Dẫn theo: Chủ nghĩa tư bản đầu


12
thế kỷ XXI do PGS.TS Đỗ Lộc Diệp,TS Đào duy Quát, PGS.TS Lê Văn Sang
đồng chủ biên, NXB Khoa học xã hội, Hà nội, 2003, tr 36).
Mặc dù chủ nghĩa tư bản còn tiềm năng phát triển do sự điều chỉnh và
thích ứng nhưng những mặt tích cự lại gắn liền với những tiêu cực. Thực tế
này chưa và cũng không thể triệt tiêu được những yếu tố thối nát, phản động
vốn có của chế độ tư bản hiện đại. Trong quá trình hình thành và phát triển,
sự bóc lột của các nước tư bản chủ nghĩa đối với thế giới thứ ba, đối với khu
vực chậm phát triển vẫn tiếp tục với một tốc độ thu lợi nhuận ngày càng tăng.
Tình trạnh thất nghiệp tăng cao, đời sống bấp bênh của đông đảo dân cư, bất
bình đẳng trong thu nhập gay gắt hơn trong mỗi nước cũng như qui mô quốc
tế.
Biểu hiện đặc trưng cho bản chất áp bức, bất công của chủ nghĩa tư
bản là sự ăn bám của tư bản tài chính, sự tồn tại thường xuyên của bộ máy
quân sự khổng lồ ngay cả trong thời bình. Ngày nay, những chính sách và
thực tiễn tạo nên bất bình đẳng kinh tế, chính trị, xã hội, chủng tộc, tôn giáo
trong xã hội tư bản đang gia tăng. Việc thực hiện chính sách mang tính bá
quyền trên phạm vi quốc tế cùng với. sự tha hoá chính trị và vấn đề nhân
quyền vẫn là mặt trái đáng phải quan tâm đằng sau việc thừa nhận tiềm năng
phát triển của chủ nghĩa tư bản.
2.2. Mâu thuẫn giữa tính xã hội hoá của lực lượng sản xuất với chế độ
chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất ngày càng

phát triển
Chủ nghĩa tư bản tồn tại và phát triển dựa trên cở sở chiếm hữu tư
nhân về tư liệu sản xuất. Theo đó, bóc lột giá trị thặng dư trở thành quy luật
kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản. Khi mở đường và thúc đẩy lực lượng
sản xuất phát triển nhưng phải thoả mãn được mục tiêu chính là tăng tỷ suất
giá trị thặng dư và lợi nhuận tối đa, nền kinh tế tư bản mang trong nó mâu


13
thuẫn ngày càng gay gắt giữa tính xã hội hoá ngày càng cao của lực lượng sản
xuất với tính chất tư nhân tư bản chủ nghĩa của quan hệ sản xuất. “Sự phát
triển của lực lượng sản xuất nhất định sẽ đến lúc đặt ra đồi hỏi phải vượt qua
mục tiêu vì lợi nhuận vị kỷ của giai cấp tư sản. Sự tập trung tư liệu sản xuất
và xã hội hoá lao động đến một mức độ nào đó thì sẽ không còn thích hợp với
quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa” [ 14, 14 ]. Chính nền sản xuất tư bản chủ
nghĩa sẽ tạo ra sự phủ định bản thân nó.
Quá trình điều chỉnh và thích ứng của chủ tư bản vẫn dựa trên nền
tảng chế độ sở hữu tư bản chủ nghĩa và cơ chế cạnh trnh. Đây là cơ sở khách
quan tạo ra khả năng dẫn đến trạng thái vô chính phủ và khủng hoảng chu kỳ,
hạn chế khả năng sử dụng toàn bộ những thành tựu của cuộc cách mạng khoa
học - kỹ thuật- công nghệ và sự phát triển của nền sản xuất mới dựa trên
những thành tựu này tạo ra, hạn chế khả năng thích ứng của quan hệ sản xuất
với lực lượng sản xuất.
Có thể nói, cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại được xem như
một hướng phát triển theo chiều sâu của lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Lượng tri thức khoa học và các thành tựu công nghệ tăng vọt. Lực lượng sản
xuất tư bản chủ nghĩa đã phát triển với tốc độ cao nhờ việc ứng dụng thành
tựu của cách mạng khoa học và công nghệ song khồn còn bị giới hạn, phụ
thuộc tuyệt đối vào tự nhiên. Theo đó, hàm lượng trí tuệ trong sản phẩm cũng
không ngừng tăng lên. Tính chất xã hội của lực lượng sản xuất hiện đại cũng

được qui định từ đặc điểm này. Ưu thế tuyệt đối của sở hữu tư nhân tư bản
chủ nghĩa về tư luệu sản xuất trước đây đang bị đặc điểm này làm giảm dần
vai trò.
Trước sự phát triển của lực lượng sản xuất mang tính xã hội hoá ngày
càng cao buộc chủ nghĩa tư bản phải có chính sách điều chỉnh quan hệ sản
xuất. Sự thay đổi hình thức sở hữu là một biểu hiện điều chỉnh để tìm sự thích


14
nghi của chủ nghĩa tư bản hiện nay. Sự phát triển của cơ chế chiếm hữu tư
nhân từ thời tự do cạnh tranh đã dần thay thế bằng cơ chế kinh tế có mang
những yếu tố kế hoạch. Các hình thức truyền thống của quan hệ sản xuất đã
đan xen với các hình thức độc quyền nhà nước được sản sinh bởi quá trình xã
hội hoá sản xuất.
Trong tiến trình xuyên quốc gia hoá và toàn cầu hoá nền kinh tế, trong
việc các nhà nước tư bản tìm kiếm các biện pháp điều tiết nền kinh tế, hình
thức sở hữu tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất đã có những thay đổi, trong
một chừng mực nhất định, có sự thích ứng hơn với sự phát triển của lực lượng
sản xuất. Ngày nay, mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hoá của lực lượng sản
xuất với hình thức chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa đương nhiên vẫn tồn
tại và có những mặt gay gắt, mặc dù mâu thuẫn đó không còn những đường
nét và ranh giới rõ ràng. Tuy nhiên, cần nhận thức rõ, mặc dù chủ nghĩa tư
bản có những điều chỉnh nhất định trong việc điều tiết kinh tế nhưng mâu
thuẫn cố hữu của nó không hề thay đổi. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu
vừa qua đã khẳng định điều đó. Xét đến cùng, chủ nghĩa tư bản vẫn tồn tại với
bản chất xã hội mang nặng sự phi lý và đầy rẫy bất công, mâu thuẫn. Chính
những thay đổi hiện nay trong lòng chủ nghĩa tư bản cùng những thành công
nhất thời trong việc tự điều chỉnh lại tạo ra những nhân tố và tiền đề mới cho
một xã hội tuơng lai- xã hội phủ nhận chủ nghĩa tư bản.
2.3. Khủng hoảng kinh tế - chính trị - xã hội vẫn tiếp tục diễn ra

Trong chủ nghĩa tư bản, khủng hoảng chu kỳ vẫn là thuộc tính cố hữu
tuy không kéo dài như trước nhưng diễn biến lại phức tạp hơn. Với chu kỳ tái
sản xuất ngắn hơn nên nạn thất nghiệp trở nên thường xuyên hơn, sự bần cùng
hoá tuyệt đối luôn diễn ra với một bộ phận không nhỏ công nhân và lao động
làm thuê. Ngoài khủng hoảng chu kỳ, trong chủ nghĩa tư bản hiện còn song
hành khủng hoảng cơ cấu và thể chế quản tri - điều tiết kinh tế.


15
Mặc dù hiện nay ở các nước tư bản, mức sống của người lao động
được đảm bảo ngay cả trong cả tình hình khủng hoảng, song bất bình đẳng về
giai cấp và thu nhập vẫn sâu sắc. Nạn thất nghiệp thường xuyên vẫn ở mức độ
cao, nạn thất nghiệp công nghệ vẫn là một hiện tượng kinh niên, những người
lao động làm việc không toàn phần gia tăng và ở mức độ cao. Do vậy, những
xung đột xã hội và giai cấp vẫn có nguy cơ nảy sinh khủng hoảng chu kỳ và
những cuộc khủng hoảng khác.
Trong đó, có thể kể đến khủng hoảng nợ công ở các nước đang phát
triển mà cội nguồn nằm chính trong sự phát triển của hệ thống tài chính tư
bản chủ nghĩa trên phạm vi quốc tế. “Tìm kiếm lợi nhuận tối đa và cố gắng
cạnh tranh để mở rộng thị trường tiêu thụ đã khiến các nước công nghiệp
phát triển tăng cường việc cho vay và cho vay quá mức. Hơn nữa hệ thống tài
chính của chủ nghĩa tư bản lại không chứa đựng những cơ chế có hiệu quả để
giải quyết triệt đẻ khủng hoảng một khi nó xảy ra” [ 1, 373].
Khủng hoảng hệ thống kinh tế quốc tế biểu hiện điển hình ở tính bất
ổn của hệ thống tài chính toàn cầu. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản hiện đại
gắn liền với với sự hình thành và phát triển của hệ thống tài chính- tiền tệ
quốc tế. Đây chính là lĩnh vực thể hiện rõ nhất qui mô bành trướng toàn cầu
của chủ nghĩa tư bản cũng như những rủi ro và bất ổn của hệ thống này.
Ngoài ra còn có thể kể đến khủng hoảng môi trường mà nguyên nhân
chính là do sự phát triển vô tổ chức của chủ nghĩa tư bản, đặc biệt là các nước

công nghiệp phát triển. Điều dó được thể hiện rõ nét ở phương thức tiêu thụ
của các nước này. “Với 1/5 dân số thế giới, các nước OECD tiêu thụ gần ½
lượng nhiên liệu tự nhiên. Tổng cộng lại họ gây ra 1/3 ảnh hưởng làm cho
trái đất nóng lên do khí thải hiệu ứng nhà kính” [1, 384].
Khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản còn thể hiện ra dưới các khía cạnh
chính trị - xã hội, mặc dù những biểu hiện này không rõ rệt như khủng hoảng
kinh tế. Tuy nhiên, cần thấy rằng những khía cạnh chính trị - xã hội của chủ


16
nghĩa tư bản có liên quan mật thiết đến khủng hoảng kinh tế và trong nhiều
trường hợp có thể xem như biểu hiện của khủng hoảng kết cấu, chẳng hạn
như tình trạng phân hoá xã hội và tình trạng thất nghiệp. Những bất ổn về
chính trị - xã hội của chủ nghĩa tư bản được biểu hiện ở chỗ hệ thống chính
trị ở các nước tư bản có nhiều bất cập thể hiện ở sự suy giảm niềm tin của
dân chúng và khủng hoảng chính phủ. Ở Mỹ, sự suy giảm lòng tin thể hiện rõ
nhất ở số cử tri tham gia bỏ phiếu để lựa chọn những người đại diện cho mình
có xu hướng giảm đi. Trái lại cuộc chạy đua trong hoạt động tranh cử lại diễn
ra gay gắt, mà thực chất là cuộc chạy đua giữa các giai cấp, tầng lớp, các
nhóm lợi ích trong xã hội. Xu hướng thờ ơ với đời sống chính trị cũng như
những bất mãn đối với cơ quan quyền lực cũng gia tăng ở Nhật Bản và châu
Âu. “Hiện nay tỷ lệ người Nhật Bản không ủng hộ đảng phái nào lên tới gần
48 %, tức là gần nửa số dân và tỷ lệ này đang có xu hướng tiếp tục tăng lên”
[1, 388].
Những bất ổn trong hệ thống chính trị tư bản chủ nghĩa còn thể hiện ở
sự bất cập của thể chế chính trị hiện hành, trong nhiều trường hợp là sự bế tắc
của đường lối chính trị và những biểu hiện chính phủ liên tiếp. Ở châu Âu,
khủng hoảng trong đời sống chính trị thể hiện ở sự bất ổn định của các đảng
phái chính trị phản ánh những mâu thuẫn xã hội, sự nổi lên của trào lưu cực
hữu, bài ngoại, sự bùng nổ của chủ nghĩa ly khai. Mặt khác, chủ nghĩa tư bản

hiện đại đang phải đối mặt với hàng loạt các vấn đề nan giải như nạn thất
nghiệp, sự suy giảm các giá trị xã hội thể hiện ở sự đề cao lối sống cá nhân, vị
kỷ, các giá trị gia đình, cộng đồng bị coi nhẹ, tệ nạn xã hội gia tăng. Cuộc
khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay thêm một lần nữa cho thấy, khủng
hoảng luôn là bạn đồng hành của kinh tế tư bản chủ nghĩa với biên độ ngày
càng dầy hơn.Tất cả những biểu hiện này đã và đang trực tiếp tạo nên thách
thức đe doạ sự tồn vong của chủ nghĩa tư bản.


17

CHƯƠNG 3
VẬN MỆNH CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN
XÉT TỪ GIÁC ĐỘ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI
3.1. Sự phát triển nhất thời của bản thân chế độ tư bản chủ nghĩa
Thực tiễn lịch sử đã xác minh tính tất yếu nhất thời của chủ nghĩa tư
bản. Trong mấy thập kỷ qua, mặc dù có những chu kỳ khủng hoảng, chủ
nghĩa tư bản, nhất là các nước tư bản phát triển vẫn cho thấy một thế ổn định
tương đối và tốc độ phát triển nhanh. Chính điều này đã gây không ít ảo
tưởng cho một số người về khả năng tồn tại vĩnh hằng của chủ nghĩa tư bản.
Chủ nghĩa tư bản hiện đại đã tìm mọi cách thích nghi để phát triển. Nhưng
vấn đề đặt ra là sự vận động đó có trở thành chiều hướng phát triển bền vững
và có khả năng giải quyết những vấn đề cơ bản của chính chủ nghĩa tư bản
hay không?
Với mục đích bất di bất dịch là chạy theo lợi nhuận, quy luật tuyệt đối
của chủ nghĩa tư bản là sản xuất ra giá trị thặng dư vẫn đang chi phối toàn bộ
cơ chế vận hành của nó, chủ nghĩa tư bản không bao giờ tạo được sự ổn định
lâu dài cho nền kinh tế và thể chế chính trị của mình. Ngay cả khi có một bề
ngoài phồn vinh thì nguy cơ khủng hoảng vẫn tiềm tàng và sẵn sàng bùng lên
ngay trong lòng nó. Đây là cuộc khủng hoảng của cả hệ thống chứ không phải

chỉ một vài nước trong hệ thống. Dù có vai trò khống chế về kinh tế, song các
nước tư bản vẫn luôn bị lệ thuộc vào những yếu tố bên ngoài, thường xuyên
vấp phải sự phản kháng quyết liệt của “vùng ngoại vi”. Giờ đây, ngày càng
nổi lên trong chủ nghĩa tư bản những đối sách nhằm loại trừ nhau, và do đó,
nó tiềm tàng một tình thế rất không ổn định.
Dù không phủ nhận sự vồn vinh của sự phát triển kinh tế, nhưng
không ai không thấy một cuộc khủng hoảng văn hoá sâu sắc trong xã hội tư


18
bản hiện đại. Nổi bật là việc sinh lợi tài chính lấn át cả phúc lợi con người. Từ
đó văn hoá bị thương mại lấn át.
Mặt khác, chủ nghĩa tư bản vẫn không thể giải quyết được các tệ nạn
cố hữu của nó, nhất là nạn thất nghiệp. Với tỷ lệ phân biệt chủng tộc vốn là
một ung nhọt của xã hội hiện đại, chủ nghĩa tư bản không những không giải
quyết mà trái lại trong nhiều lúc, ở nhiều nơi, vẫn dùng nó để phục vụ cho
quyền lợi vị kỷ của giai cấp tư sản.
Trên bình diện quốc gia và quốc tế, những xung đột giữa tự do và dân
chủ, vấn đề sắc tộc, tôn giáo đang trở thành ngòi nổ của các xung đột xã hội
làm nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp và căng thẳng. Nó phản ánh những mâu
thuẫn tiềm ẩn mà sớm muộn nó cũng sẽ dẫn đến cuộc cách mạng xoá bỏ chế
độ tư bản chủ nghĩa.
Chủ nghĩa tư bản hiện đại trên thực tế, đã đạt được “ sự vĩ đại” nhất
định nào đó, nhưng nó không đủ sức vượt qua mâu thuẫn giữa các nguyên lý
chính trị tư bản hiện đại với vấn đề dân chủ, tự do trong quá trình phát triển.
Xét dưới góc độ văn hoá- văn minh, chủ nghĩa tư bản, ngay trong sự phồn
vinh về kinh tế của nó, đang đặt loài người trước một khủng hoảng sâu sắc;
ngay trong sự điều chỉnh về chính trị, xã hội, nó đang đi ngược lại đòi hỏi của
thời đại đó là hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, đó là tạo ra
các điều kiện cho sự phát triển toàn diện con người chứ không phải sản xuất

ra tư bản - một tham vọng vốn có của chủ nghĩa tư bản.
Nguyên lý chính trị cơ bản, đặc trưng của chủ nghĩa tư bản là chủ
nghĩa đa nguyên với việc thừa nhận sự khác biệt về xu hướng, đa nguyên tư
tưởng và đa đảng tham chính. Tiến bộ chính trị tiệm tiến bằng hành vi dân
chủ trong luật định và theo nguyên tắc nghị trường dẫn đến hình thành thói
quen xã hội tự do cho cá nhân và bình đẳng trong xã hội. Nhưng trên thực tế,
ở các nước tư bản hiện đại ngày nay thì đa nguyên thực chất là vì mục đích


19
cạnh tranh lợi íchgiữa các phe phái của giai cấp tư sản chứ không vì dân chủ
và càng không mang lại tự do.
Nguyên lý về nhà nước pháp quyền và xã hội dân chủ đang bộc lộ
những mặt trái khó có thể chấp nhận. Thực tiễn ở các nước tư bản hiện nay lại
có biểu hiện đi ngược lại nguyên lý khi xuất hiện sự xung đột sâu sắc giữa tự
do và dân chủ. Nguyên tắc tự do khiến con người có thể làm mọi thứ thể đạt
được lợi nhuận tối đa trong kinh tế, để giành giật thị trường trong tiêu thụ, để
tranh giành quyền lực trong chính trị…Quá nhấn mạnh nguyên tắc bình đẳng
khiến con người luôn thấy bất công. Con người tư sản hiện nay vừa bị cá nhân
hoá cực đoan vừa bị chi phối bởi chủ nghĩa thực dụng. Tự do bị tuyệt đối hoá
đến mức ích kỷ và cuối cùng lại bi phi dân chủ.
Chủ nghĩa tư bản vẫn không nguôi khát vọng xâm phạm nền độc lập
của các quốc gia, chà đạp quyền tự do của các dân tộc bằng đủ hình thức can
thiệp vũ trang thô bạo hay âm mưu “diễn biến hoà bình” với cuộc “chiến
tranh nhung lụa”.Thực tiễn cũng đang chứng thực khối mâu thuẫn ngày càng
lớn và căng thẳng giữa các nước tư bản phát triển trong cuộc xâu xé, tranh
giành vị trí hàng đầu trong “trật tự thế giới” hiện nay.
Tất cả những khuyết tậ trên đay của chủ nghĩa tư bản đang trực tiếp
làm lung lay địa vị và chi phối số phận của chủ nghĩa tư bản.
3.2. Tính tất yếu bị phủ định của chủ nghĩa tư bản

Một là, chủ nghĩa tư bản tất yếu bị phủ định từ chính sự vận động
mâu thuẫn nội tại của chủ nghĩa tư bản.
Mặc dù còn tiềm năng phát triển nhưng chủ nghĩa tư bản không thể tự
giải quyết triệt để những mâu thuẫn vốn có thuộc về bản chất của phương
thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, nhất là mâu thuẫn giữa tính xã hội hoá của lực
lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản
xuất ngày càng phát triển. Khi mâu thuẫn này phát triển sâu sắc đến mức


20
không thể điều hoà, tất yếu nó đòi hổi một cuộc cách mạng xã hội để xoá bỏ
quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa không còn phù hợp với sự phát triển cao
của lực lượng sản xuất. Khi đó, chủ nghĩa tư bản sẽ bị phủ định bằng sự ra đời
một xã hội mới tiến bộ hơn với tư cách là kết quả từ các cuộc đấu tranh chống
áp bức, bóc lột của giai cấp công nhân và những lực lượng xã hội tiến bộ vì
mục tiêu dân chủ, bình đẳng và phát triển của nhân loại.
Trên thực tế, chủ nghĩa tư bản đang có những điều chỉnh để thích
nghi, tồn tại và phát triển nhưng khủng hoảng kinh tế - chính trị - xã hội vẫn
tiếp tục diễn ra. Chính điều này buộc chủ nghĩa tư bản phải biến đổi và hệ quả
tất yếu là làm xuất hiện những yếu tố của một xã hội tương lai phi tư bản chủ
nghĩa. Luận thuyết của Mác về sự thay thế chủ nghĩa tư bản bằng một xã hội
phát triển cao hơn vẫn còn nguyên giá trị phương pháp luận và ý nghĩa thực
tiễn chính trị- xã hội.
Toàn cầu hoá kinh tế cũng đẩy nhanh quá trình tới hạn của chủ nghĩa
tư bản. Sự bành trướng theo bề rộng của chủ nghĩa tư bản hiện đại một mặt
tiếp tục những nỗ lực của chủ nghĩa tư bản, mặt khác nó cũng nằm trong lôgic
phát triển của lịch sử nhân loại. “Từ chủ nghĩa tư bản toàn cầu hoá rồi chủ
nghĩa cộng sản toàn cầu hoá sẽ là một quá trình lịch sử lâu dài, quanh co
song biện chứng đã vạch ra, cái xu thế lớn này là không thể đảo ngược” [12,
19]. Toàn cầu hoá kinh tế đã và đang thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở các nước

còn lạc hậu, lôi cuốn họ tham gia sâu rộng hơn vào quá trình xã hội hoá lực
lượng sản xuất. Từ phương diện này, toàn vầu hoá kinh tế cũng làm rõ dần tất
yếu kinh tế về quá trình tới hạn của chủ nghĩa tư bản. “ Nó khai triển mâu
thuẫn cơ bản của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa tới mọi ngõ ngách
của thế giới qua những biểu hiện xã hội đa dạng” [11, 58]. Đó là mâu thuẫn
giữa giai cấp công nhân hiện đại đang bị chủ nghĩa tư bản toàn cầu bóc lột với
giai câp stư sản “ ngày càng trở nên là giai cấp thừa” trong sản xuất xã hội.


21
Đó là mâu thuẫn giữa nước giàu với nước nghèo, giữa quốc gia- dân tộc với
các tập đoàn tư bản; giữa những nước có trình độ phát triển khác nhau; giữa
chủ quyền quốc gia với xu thế nhất thể hoá…Tất cả đều phản ánh mâu thuẫn
cơ bản của chủ nghĩa tư bản. Sự phát triển của lực lượng sản xuất hiện đại
đang vươn tới qui mô toàn cầu nhưng bị chặn lại. “Từ thực tiễn của sản xuất
hiện đại, nhu cầu có một một toàn cầu trên trình độ mới đang hiện rõ. Mầm
mống của một phương thức sản xuất mới cũng đang lớn dần, chủ yếu theo
cách này” [11, 59].
Dù muốn hay không, sự phát triển của chủ nghĩa tư bản tất yếu tạo ra
những yếu tố mâu thuẫn với chính sự phát triển có tính qui luật vốn có của
chủ nghĩa tư bản. Đó là ở chỗ mục tiêu và phương tiện thực hiện mục tiêu
trong lòng chủ nghĩa tư bản luôn luôn đối chọi nhau. Sự tiến triển này làm
cho tính quá độ của chủ nghĩa tư bản ngày càng bộc lộ một cách rõ rệt hơn.
Từ những biểu hiện nêu trên, có thể kkẳng “Một thời đại kinh tế mới”
đã và đang hình thành tại các nuớc tư bản phát triển. Tại đây những điều kiện
cho một nền sản xuất của cải dồi dào mà Mác đã từng dự kiến đang được hình
thành.Thực chất đó là quá trình phát triển tạo nên sự tự phủ định khách quan
của chủ nghĩa tư bản ở mức độ cao.
Hai là, chủ nghĩa tư bản tất yếu bị phủ định từ kết quả đấu tranh
của nhân dân lao động tiến bộ vì mục tiêu giải phóng nhân loại.

Chủ nghĩa tư bản hiện đại ở các nước tư bản phát triển đã đạt tới giới
hạn mà những khẩu hiệu về tự do, bình đẳng, bác ái, dân chủ và nhân quyền
không thể chỉ dừng lại ở những từ ngữ suông mà phải được thể hiện bằng
hành động đấu tranh trong thực tiễn. “Xã hội tư bản chủ nghĩa vẫn là một xã
hội bóc lột giai cấp. Những lực lượng tiêu biểu cho xã hội sau chủ nghĩa tư
bản chưa chín muồi, song trong lòng nó đang hình thành một chủ thể có ý
nghĩa quyết định của xã hội sau chủ nghĩa tư bản, nhân tố mang tính phủ


22
định rõ rệt chủ nghĩa tư bản – đó là “giai cấp công nhân tri thức” đang hình
thành” [1, 57-58]. Họ là lực lượng tiêu biểu nhất cho cho sự phát triển tiến bộ
của lực lượng sản xuất trong thời đại kinh tế mới.
Nhân tố tác động mạnh đến tính tất yếu bị phủ định của chủ nghĩa tư
bản chính là cơ chế vận hành mới của chủ nghĩa tư bản hiện nay, sự phát triển
đến trình độ cao của lực lượng sản xuất dưới tác động của cuộc cách mạng
khoa học- công nghệ trong giai đoạn mới đòi hỏi phải khai thác khả năng
sáng tạo của con người. Sự điều chỉnh trong lĩnh vực sở hữu, quản lý, phân
phối, việc người lao động trí tuệ ngày nay chiếm tỷ lệ cao trong toàn bộ lực
lượng xã hội đã làm cho các tầng lớp, giai cấp khác nhau trong xã hội có
những biến đổi sâu sắc. Đại bộ phận dân cư trong các nước tư bản hiện đại
đều là người lao động làm thuê và chính những người này lại bao gồm nhiều
tầng lớp, giai cấp khác nhau. Giai cấp tư sản độc quyền vẫn chiếm địa vị chi
phối toàn bộ đời sống xã hội. Sự phân tầng xã hội giai cấp làm cho cuộc đấu
tranh của các lực lượng xã hội muốn thay thế chủ nghĩa tư bản bằng một chế
độ xã hội khác tiến bộ hơn ở các nước tư bản diễn ra ngày càng phức tạp và
khó khăn trong phạm vi mỗi nước cũng như phạm vi quốc tế. Có thể coi đây
là tiền đề cần thiết cho một cuộc cách mạng xã hội để thủ tiêu chủ nghĩa tư
bản trong tương lai.
Hơn nữa, ở các nước tư bản phát triển đang hình thành mâu thuẫn xã

hội giai cấp mới có tính chất tổng hợp, giữa một bên là tất cả những người
làm công ăn lương với một bên là các tập đoàn tư bản độc quyền nhà nước,
độc quyền xuyên quốc gia, đặc biệt là các tập đoàn tư bản tài chính. Vì vậy,
cuộc đấu tranh của đông đảo nhân dân lao động chống lại chủ nghĩa tư bản
đang diễn ra như một thực tế khách quan không thể chối bỏ.
Theo Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế(ILO), các tổ chức công
đoàn thế giới đều cho rằng, thế kỷ XX là thế kỷ của các cuộc cách mạng và


23
điều đó đã tạo nên những biến đổi to lớn trong đời sống nhân loại. Giai cấp
công nhân và tổ chức công đoàn đã lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng.
Vai trò của công đoàn ngày càng tăng. Phong trào đấu tranh của giai cấp công
nhân không hề giảm sút về qui mô lực lượng. Quan điểm cho rằng, do ảnh
hưởng của trào lưu xã hội dân chủ, do chủ nghĩa tư bản tự điều chỉnh nên
phong trào công nhân không còn mạnh mẽ là sai lầm. Ngày nay, tổ chức công
đoàn ngày càng phát triển rộng rãi, không chỉ ở giai cấp công nhân, ở tầng lớp
những người làm công ăn lương, mà còn phát triển cả trong hàng ngũ viên
chức nhà nước, trong tầng lớp trung lưu, trong đó một bộ phận lớn là công
nhân hiện đại.
Thực tiễn các nước đang phản ứng theo những cách khác nhau đối với
tư thế siêu cường của Mỹ. Mặc dù Nhật Bản đã tạo ra được một hình ảnh khá
tốt đẹp nhưng chưa xoá được trong tâm chí nhân dân châu Á một nước phát
xít gây ra bao đau khổ cho các nước trong khu vực thời kỳ chiến tranh thế
giới thứ II và ấn tượng một nước Nhật bòn rút khai thác tài nguyên thiên
nhiên, nhân công lao động rẻ ở các nước chậm phát triển… Những dấu ấn
không tốt đẹp trong quá khứ cộng với những biểu hiện độc quyền, thôn tính
của các nước tư bản hiện nay đang làm sâu sắc thêm mâu thuẫn và tạo ra tiền
đề cho các cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản của nhân dân lao động tiến
bộ vì hoà bình, dân chủ và tiến bộ của nhân loại.

Hơn nữa, mục tiêu đấu tranh của của giai cấp công nhân đã mở rộng
và hoà vào mục tiêu đấu tranh của nhiều giai cấp, tầng lớp trong xã hội. Bên
cạnh mục tiêu kinh tế còn có mục tiêu khác như đòi dân chủ trong quản lý,
bảo vệ nhân quyền, chống phân biệt chủng tộc, chống chủ nghĩa phát xít,
chống toàn cầu hoá, bảo vệ lợi ích của các nước lạc hậu và đang phát triển,
phê phán các nước G7 và các tổ chức tài chính quốc tế, các tập đoàn xuyên
quốc gia. Điều mới mẻ của phong trào là giai cấp công nhân, nhân dân lao


24
động ưa chuộng hoà bình không chỉ đấu tranh chống gia cấp thống trị mà còn
đấu tranh với các tổ chức mang tính chất quốc tế và các tập đoàn xuyên quốc
gia. Mục tiêu đấu tranh cũng đã mở rộng sang nhiều lĩnh vực, không chỉ đấu
tranh cho lợi ích của giai cấp mình mà còn đấu tranh cho dân tộc khác, cho
những mục tiêu chung của loài người.
Xu hướng đấu tranh này sẽ ngày càng phát triển cùng với kết quả của
nó ở những mức độ khác nhau được xem là tiền đề chính trị quan trọng để
phủ định chủ nghĩa tư bản với tư cách là chủ thể gây ra tình trạng áp bức bóc
lột, bất công, chiến tranh và xung đột chủng tộc trên thế giới.


×