Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

tiểu luận lịch sử làm rõ vai trò hạn chế và xu hướng vận động của chủ nghĩa tư bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.27 KB, 13 trang )



NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
………………………………………………… …………………………………
………………………………………………… …………………………………
………………………………………………… …………………………………
………………………………………………… …………………………………
………………………………………………… …………………………………
………………………………………………… …………………………………
………………………………………………… …………………………………
………………………………………………… …………………………………
………………………………………………… …………………………………
………………………………………………… …………………………………
………………………………………………… …………………………………
………………………………………………… …………………………………
………………………………………………… …………………………………
………………………………………………… …………………………………
………………………………………………… …………………………………
………………………………………………… …………………………………
………………………………………………… …………………………………
………………………………………………… …………………………………
………………………………………………… …………………………………
………………………………………………… …………………………………
………………………………………………… …………………………………
………………………………………………………………………………………
_________________________________________________________________________________
Hãy làm rõ vai trò hạn chế và xu hướng vận động của Chủ Nghĩa Tư Bản


MỞ ĐẦU
Chủ nghĩa là một học thuyết có lý luận chủ trương cách


thức sinh hoạt của xã hội hay con người.
Tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư bằng cách bóc lột lao động làm thuê.
Chủ nghĩa tư bản là một hình thái kinh tế – xã hội của xã hội loài người, xuất
hiện đầu tiên tại châu Âu phôi thai và phát triển từ trong lòng xã hội phong kiến
châu Âu và chính thức được xác lập như một hình thái xã hội tại Anh và Hà Lan ở
thế kỷ thứ XVII. Sau cách mạng Pháp cuối thế kỷ 18 hình thái chính trị của "nhà
nước tư bản chủ nghĩa" dần dần chiếm ưu thế hoàn toàn tại châu Âu và loại bỏ dần
hình thái nhà nước của chế độ phong kiến, quý tộc. Và sau này hình thái chính trị –
kinh tế – xã hội tư bản chủ nghĩa lan ra khắp châu Âu và thế giới.
Ngay từ khi xuất hiện cho đến ngày nay chủ nghĩa tư bản luôn là đối tượng
nghiên cứu và đánh giá của môn xã hội học của thế giới và đến tận hôm nay vẫn chưa
thể có đánh giá nhất quán về vai trò và tương lai của chủ nghĩa tư bản.
Khi đề cập đến vai trò, hạn chế và xu hướng vận động của chủ nghĩa tư bản thì
V.I.LêNin nhận xét rằng: “Sự phát triển nhanh chóng và sự trì truệ là hai xu thế cùng
song song tồn tại trong nền kinh tế độc quyền. Đó cũng chính là một biểu hiện quan
trọng thuộc chủ nghĩa tư bản độc quyền. Hai xu thế phát triển nhanh chóng và trì truệ
được thể hiện rõ qua vai trò và hạn chế của chủ nghĩa tư bản.”
Để tìm hiểu, đánh giá, nhận xét đúng đắn về chủ nghĩa tư bản ta cần nghiên cứu
cả hai mặt ưu và nhược, tích cực và hạn chế, thành tựu và hậu quả để hiểu vấn đề một
cách toàn diện.
Tuy bản thân đã rất cố gắng trong việc học tập và nghiên cứu song bài viết
không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của
các thầy cô giáo và các bạn sinh viên để giúp em hoàn thiện được tiểu luận này.
Em xin chân thành cảm ơn!
_________________________________________________________________________________
Hãy làm rõ vai trò hạn chế và xu hướng vận động của Chủ Nghĩa Tư Bản


I. VAI TRÒ CỦA CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỐI VỚI SỰ PHÁT
TRIỂN CỦA NỀN SẢN XUẤT XÃ HỘI.

Chủ nghĩa tư bản phát triển qua hai giai đoạn: chủ nghĩa tư bản cạnh tranh tự do
và chủ nghĩa tư bản độc quyền, mà nấc thang tột cùng của nó là chủ nghĩa tư bản độc
quyền nhà nước.
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, chủ nghĩa tư bản đã gây ra những
hậu quả nghiêm trọng cho thế giới loài người, nhưng nó vẫn có những mặt tích cực
đối với sản xuất, làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt đời sống xã hội.
Đầu tiên là:
- Tạo ra lượng của cải vật chất khổng lồ:
Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản đã giải phóng loài người khỏi "đêm trường
trung cổ" của xã hội phong kiến, đoạn tuyệt với nền kinh tế tự nhiên,tự túc, tự cấp
chuyển sang phát triển kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa,chuyển sản xuất nhỏ thành
sản xuất lớn hiện đại. Dưới sự tác động của quy luật giá trị thăng dư và các quy luật
kinh tế khác của cỏ chế thị trường. Một mặt, giai cấp tư sản tăng cường bóc lột, làm
giàu nhanh chóng, mặt khác, những nhân tố đó có tác động mạnh mẽ thúc đẩy lực
lượng sản xuất phát triển, tiến bộ khoa học – công nghệ dẫn tới:
 Tăng năng suất lao động xã hội, kéo theo đó là tạo ra lượng của cải
vật chất khổng lồ (Mác và Angghen khẳng định : Chủ Nghĩa Tư Bản ra đời trong
chưa đầy 100 năm đã tạo ra lượng của cải vật chất bằng tất cả các thê hệ trước cộng
lại)
- Phát triển lực lượng sản xuất:
Quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản đã làm cho lực lượng sản xuất phát
triển mạnh mẽ với trình độ kỹ thuật và công nghệ ngày càng cao: từ kỹ thuật thủ công
lên kỹ thuật cơ khí, từ giai đoạn cơ khí hóa sang tự động hóa, tin học hóa và công
nghệ hiện đại. Cùng với sự phát triển của kỹ thuật và công nghệ là quá trình giải
phóng sức lao động, nâng cao hiệu quả khám phá và chinh phục thiên nhiên của con
người. Nguyên nhân là do:
Thế giới đã trải qua hai cuộc cách mạng kỷ thuật. Cuộc cách mạng kỷ thuật lần
thứ nhất diễn ra đầu tiên ở nước Anh vào 30 năm cuối của thế kỷ XVIII và hoàn thành
vào những năm 50 đầu của thế kỷ XX và cuộc cách mạng kỷ thuật lần thứ hai còn gọi
là cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, xuất hiện vào nhưng năm 50 của

thế kỷ XX .
_________________________________________________________________________________
Hãy làm rõ vai trò hạn chế và xu hướng vận động của Chủ Nghĩa Tư Bản


 Khoa học kĩ thuật thành nhân tố chủ đạo của sự phát triển nền sản
xuất xã hội, thành lực lượng sản xuất trực tiếp, dẫn đến sự biến đổi cách mạng trong
cơ sở vật chất kĩ thuật của xã hội, trong tính chất và phân công lao động xã hội.
Thứ hai, Chú trọng đến giáo dục nâng cao tri thức, sự hiểu biết cho người lao
động.
Cuối cùng, kinh tế phát triển nhảy vọt, năng suât lao động tăng cao.
Dẫn đến hệ quả:
+ Về tự động hóa: Sử dụng ngày càng nhiều máy tự động, máy điều khiển,
robot…(Máy móc thay thế cơ bắp).
+ Về năng lượng: Ngoài những dạng năng lượng truyền thống (nhiệt, thủy điện)
còn sử dụng năng lượng “sạch” của mặt trời, gió, thủy triều….
+ Về vật liệu: Đã xuất hiện với nhiều chủng loại rất phong phú và có nhiều tính
chất đặc biệt mà vật liệu tự nhiên không có được. Ví dụ: vật liệu tổ hợp (composit),
gốm zincôn hoặc cacbonsilit chịu nhiệt cao…
+ Về sinh học: Được ứng dụng nhiều trong công nghiệp, nông nghiệp, y tế, hóa
chất, bảo vệ môi trường…như công nghệ vi sinh, kỹ thuật cuzin, kỷ thuật gen và nuôi
cấy tế bào.
+ Về tin học, điện tử: Với sự ra đời của máy tính điện tử thế hệ mới được sử dụng
trong mọi hoạt động kinh tế và đời sống xã hội, về vật liệu mới, về những dạng năng
lượng mới và công nghệ sinh học, về phát triển tin học. Máy tính diễn ra theo bốn
hướng: nhanh (máy siêu tính), nhỏ (vi tính), máy tính có xử lý kiến thức (trí tuệ nhân
tạo), máy tính nói từ xa (viễn tin học).
+ Về giáo dục: năm 1999 có tỉ lệ trên đại học của người dân trên 25 tuổi từ 14%
đã tăng lên 50%.
+ Về kinh tế: Tăng trưởng GDP: 1820-1898 đạt 2,21%.

1950-1973 đạt 4,91%
1973-1998 đạt 3,01%
 Giải phóng sức lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng cường
khả năng chinh phục thiên nhiên của con người, đưa nền kinh tế nhân loại bước vào
thời kì mới: nền kinh tế tri thức .
- Thực hiện xã hội hóa sản xuất:
Quá trình xã hội hóa biểu hiện ở sự phát triển phân công lao động xã hội, hợp tác
_________________________________________________________________________________
Hãy làm rõ vai trò hạn chế và xu hướng vận động của Chủ Nghĩa Tư Bản


lao động, tập trung hóa, liên hiệp hóa sản xuất…làm cho các quá trình sản xuất phân
tán được liên kết vào một hệ thống sản xuất, một quá trình sản xuất xã hội. Chủ nghĩa
tư bản đã thúc đẩy nền sản xuất hàng hóa phát triển mạnh và đạt tới mức điển hình
nhất trong lịch sử, cùng với nó là quá trình xã hội hóa sản xuất cả về chiều rộng và
chiều sâu. Đó là sự phát triển của phân công lao động xã hội, sản xuất tập trung với
quy mô hợp lý, chuyên môn hóa sản xuất và hợp tác lao động sâu sắc, mối liên hệ
kinh tế giữa các đơn vị, các ngành,các lĩnh vực ngày càng chặt chẽ làm cho các quá
trình sản xuất phân tán được liên kết với nhau và phụ thuộc lẫn nhau thành một hệ
thống, thành một quá trình sản xuất xã hội.
→ Quá trình sản xuất được liên kết với nhau thành một hệ thống, thành
một quá trình sản xuất xã hội.
+ Ví dụ: Sản xuất máy bay Boeing: là hãng sản xuất máy bay lớn nhất thế giới có
tổng hành dinh tại Chicago, Illinois, Hoa kỳ…Việc sản xuất ra một chiếc boeing là sự
liên doanh của nhiều công ty, mỗi linh kiện được sản xuất ra ở nhiều quốc gia khác
nhau, việc sản xuất trải qua nhiều công đoạn khác nhau, nếu như chỉ một nhà tư bản
đảm nhận cả thì đầu tư về vốn, thiết bị, con người là rất lớn, thay vào đó một nhà tư
bản chỉ tập trung vào một hoặc một vài công đoạn và sản xuất tập trung, mức độ
chuyên môn hóa cao và tuần hoàn tư bản nhanh hơn.
- Xây dựng tác phong công nghiệp cho người lao động Lần đầu tiên tổ chức lao

động theo kiểu công xưởng:
Tác phong công nghiệp là một yêu cầu quan trọng đối với người lao động trong
nền sx hàng hóa phát triển cao, đặc biệt là trong chế độ Chủ Nghĩa Xã Hội “làm theo
năng lực, hưởng theo nhu cầu”. Chủ nghĩa tư bản thông qua cuộc cách mạng công
nghiệp, lần đầu tiên tổ chức lao động theo kiểu công xưởng, do đó xây dựng được tác
phong công nghiệp cho người lao động, làm thay đổi nề nếp thói quen của người lao
động sản xuất nhỏ trong xã hội phong kiến.
+ Trong xã hội Phong Kiến: Người lao động quen sản xuất nhỏ lẻ, tự phát.
+ Trong xã hội Tư Bản: Người lao động có tác phong công nghiệp, làm việc
đúng giờ, đúng việc, có hiệu quả cao.
- Lần đầu tiên trong lịch sử nền dân chủ được thiết lập:
Nền dân chủ tuy chưa phải là hoàn hảo, song vẫn tiến bộ hơn xã hội phong kiến.
+ Trong xã hội Phong Kiến: : Người nô lệ không có quyền tự do, bị áp bức,
bóc lột thậm chí đánh đập.
_________________________________________________________________________________
Hãy làm rõ vai trò hạn chế và xu hướng vận động của Chủ Nghĩa Tư Bản


+ Trong xã hội Tư Bản: Tất cả mọi người đều đã có quyền tự do.
 Tóm lại: Những thành tựu của chủ nghĩa tư bản đối với lịch sử, đã đưa loài người
từ xã hội thuần dân sang xã hội công dân là một bước tiến của lịch sử, là sự chuẩn bị
tốt nhất những điều kiện, tiền đề cho sự ra đời của chủ nghĩa xã hội trên toàn thế
giới. Nhưng từ bước chuyển từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội cần phải thông
các cuộc cách mạng xã hội.
II. HẠN CHẾ CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN.
Bên cạnh mặt tích cực trình bày ở trên, chủ nghĩa Tư Bản cũng gây ra hậu quả
nặng nề cho nhân loại:
- Trước hết, Chủ Nghĩa Tư Bản gắn liền với quá trình tích lũy tủ bản:
Tích lũy tư bản là biến một phần giá trị thặng dư thành tư bản để mở rộng sản
xuất, tăng them quy mô bóc lột. Tích lũy tư bản chính là tái sản xuất ra tư bản với quy

mô ngày càng rộng lớn. Như Mác đã phân tích chủ nghĩa tư bản ra đời gắn liền với
quá trình tích lũy nguyên thủy tư bản. Thực chất, đó là quá trình tích lũy tiền tệ nhờ
vào những biện pháp ăn cướp, tước đoạt đối với những người sản xuất nhỏ lẻ và nhân
dân tự do, nhờ vào hoạt động buôn bán, trao đổi không ngang giá qua đó mà thực hiện
sự bóc lột, nô dịch, đối với những nước lạc hậu. C.Mác cho rằng: “đó là lịch sử đầy
máu và bùn nhơ, không giống như một câu chuyện tình ca, nó được sử sách ghi chép
lại bằng những trang đẫm máu và lửa không bao giờ phai”. Nguồn gốc duy nhất của
tích lũy tư bản là tích lũy giá trị thặng dư, là kết quả lao động không được trả công của
giai cấp công nhân. Nói cách khác, toàn bộ của cải của giai cấp tư sản đều do lao động
của giai cấp công nhân làm ra.
 Quá trình đó là một trang lịch sử đen tối nhất của toàn nhân loại.
+ Ví dụ: Một nhà TB đầu tư 100K, sau một chu kỳ sản xuất kinh doanh thu được
một GTTD là 20 M.
Nếu nhà TB tiêu dùng hết 20M thì quá trình tái sản xuất lặp lại với qui mô 100K, đó
là ‘Tái sản xuất giản đơn’
Muốn ‘Tái sản xuất mở rộng’, nhà TB phải chia 20 M thành 2 phần:
Tích lũy (M1): 10
Tiêu dùng (M2): 10
⇒ Qui mô sản xuất : 100 K + 10 M1 = 110
- Cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của chủ nghĩa tư bản là quan hệ bóc lột của các
nhà tư bản đối với công nhân làm thuê:
_________________________________________________________________________________
Hãy làm rõ vai trò hạn chế và xu hướng vận động của Chủ Nghĩa Tư Bản


C.Mác và V.I.Lênin đã phân tích: “Chừng nào chủ nghĩa tư bản còn tồn tại thì
chừng đó quan hệ bóc lột còn tồn tại và sự bất bình đẳng, phân hóa xã hội vẫn không
thể tránh khỏi”.
- Chủ nghĩa tư bản là thủ phạm gây ra hàng trăm cuộc chiến tranh giành thuộc địa:
Các cuộc chiến tranh thế giới với mục đích tranh giành thị trường, thuộc địa và các

khu vực ảnh hưởng đã để lại cho loài người những hậu quả năng nề: hàng triệu người
vô tội đã bị giết hại, sức sản xuất của xã hội bị phá hủy, tốc độ phát triển của thế giới
bị kéo lùi hàng chục năm. Đặc biệt, là hai cuộc chiến tranh thế giới. Hai cuộc chiến
tranh đã để lại cho nhân loại những hậu quả vô cùng nặng nề:
+ Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918): Đã gây ra những thảm họa hết sức
nặng nề đối với nhân loại: Đã chia lại thuộc địa của các nước đế quốc, lôi kéo 38 nước
trên thế giới cùng tham gia, khoảng 1,5 người bị lôi cuốn vào vòng khói lửa, 10 triệu
người chết, trên 20 triệu người bị thương, nền kinh tế châu Âu bị kiệt quệ. Nhiều
thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy xí nghiệp bị phá hủy. Chi phí cho
chiến tranh lên tới 85 tỷ đôla. Các nước châu Âu đều trở thành con nợ của Mĩ. Riêng
Mĩ được hưởng lợi trong chiến tranh nhờ buôn bán vũ khí, đất nước không bị bom dạn
tàn phá, thu nhập quốc dân tăng gấp đôi, vốn đầu tư ra nước ngoài tăng gấp bốn lần.
Nhật chiếm lại một số đảo của Đức, nâng cao vị thế ở khu vực Đông Á và Thái Bình
Dương.
+ Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945): Chiến tranh kết thúc với sự sụp đổ
hoàn toàn của các nước Phát xít Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản. Hơn 70 quốc gia với 1700
triệu người đã bị lôi cuốn vào vòng chiến, khoảng 60 triệu người bị chết, 90 triệu
người bị tàn phế. Nhiều thành phố, làng mạc và nhiều cơ sở kinh tế bị tàn phá…Chiến
tranh kết thúc đã dẫn đến những thay đỗi căn bản trong tình hình thế giới.
+ Tính từ 1975 đến 1998 trên thế giới xảy ra 150 cuộc chiến tranh cục bộ, làm 30
triệu người chết. Trong thời kỳ hậu chiến tranh lạnh, những mâu thuẫn dân tộc, sắc
tộc, tôn giáo phức tạp phát triển.
 Hậu quả của các cuộc chiến tranh vẫn còn đọng lại cho đến ngày hôm nay
và cả về mai sau.
- Chủ nghĩa tư bản còn phải chịu trách nhiệm về nạn nghèo đói, bệnh tật của hàng
triệu con người, nhất là ở các nước chưa phát triển, tạo ra hố ngăn cách giữa các nước
giàu và các nước nghèo trên thế giới. Theo thống kê của LHQ, 48 nước kém phát
triểnnnhất thế giới chiếm 10% dân số nhưng chỉ chiếm 0,1% GDP thế giới. Trong khi
_________________________________________________________________________________
Hãy làm rõ vai trò hạn chế và xu hướng vận động của Chủ Nghĩa Tư Bản



đó nhóm G7 chỉ chiếm 20% dân số thế giới nhưng chiếm 62,5% GDP thế giới. Năm
1997, 20% dân số giàu nhất thế giới chiếm 86% GDP, 82 % xuất khẩu hàng hóa, 68 %
đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong khi đó, 20% dân số nghèo nhất thế giới chỉ chiếm
1% GDP, 1% XK, 1%FDI. Thế kỷ XVIII chênh lệch về mức sống giữa nước giàu nhất
và nước nghèo nhất mới chỉ là 2.5 lần, hiện nay số chênh lệch ấy là 250 lần. Thu nhập
của 358 người giàu nhất thế giới lớn hơn thu nhập hàng năm của hơn 45% dân số thế
giới. Tình trạng công nhân, người lao động thất nghiệp ngày càng tăng. GDP của 550
triệu dân châu Phi chỉ bằng GDP của nước Bỉ (10 triệu dân) . Ở các nước châu Phi và
Mĩ latinh mức sống đang giảm xuống đến mức đáng ngại. Các nước tư bản lớn là
những chủ nợ lớn nhất thế giới mà các con nợ là các nước đang phát triển và chậm
phát triển. Nợ nần khiến các nước này nghèo lại càng nghèo hơn. Hàng năm, các nước
chậm phát triển vay nợ phải trả cho các nước chủ nợ số tiền lãi từ 130 đến 150 tỷ USD
Tình trạng nghèo và chậm phát triển đã dẫn tới nhiều dịch bệnh, tệ nạn xã hội, tình
trạng thất học, xung đột sắc tộc và tôn giáo, tuổi thọ giảm…mà người chịu ảnh hưởng
nhất là người già, phụ nữ và trẻ em. Chủ nghĩa tư bản tăng cường bóc lột nhân công
các nước nghèo và tìm cách khống chế họ trong vòng phụ thuộc thông qua các con
đường xuất khẩu tư bản, viện trợ, cho vay…Kết quả là các nước nghèo đó mắc nợ
không thể trả được.
 Thế giới có những người không biết làm chi cho hết tiền nhưng cũng có
những người không thể tự trang trải cuộc sống của mình.
+ Ví dụ: Ở Braxin, người ta tính ra riêng số lãi mà Braxin phải trả trong năm
1988 là 288 triệu xuất lương tối thiểu hay bằng khoảng xây nhà cho 30 triệu người
trong khi đó ước tính khoảng 2/3 dân Braxin thiếu ăn.
- Tài nguyên ngày càng cạn kiệt đến mức báo động và môi trường bị tàn phá nặng nề:
Các cường quốc tư bản độc quyền hàng mấy thế kỷ nay đã tăng cường vơ vết tài
nguyên. Dầu mỏ được con người biết đến vào khoảng thế kỷ thứ IV và bắt đầu khai
thác quy mô vào thế kỷ XIX là nguồn nhiên liệu quan trọng cho nghành giao thong
vận tải và công nghiệp hóa chất tuy nhiên với việc khai thác bất hợp lí sẽ làm thứ vàng

đen trở nên cạn kiệt. Hậu quả của chiến tranh và cách mạng khoa học-kỷ thuật, sự
phát triển các công ty, nhà máy, xí nghiệp dẫn đến làm ô nhiễm môi trường ảnh hưởng
trực tiếp đến đời sống con người mà các nước chịu ảnh hưởng đó là các nước nghèo
và kém phát triển.
- Giới hạn lịch sử của chủ nghĩa tư bản bắt nguồn từ những mâu thuẫn trong xã hội:
_________________________________________________________________________________
Hãy làm rõ vai trò hạn chế và xu hướng vận động của Chủ Nghĩa Tư Bản


Mâu thuẫn giữa tính chất và trình độ xã hội hóa cao của lực lượng sản xuất với
chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Mâu thuẫn nói trên đã
biểu hiện ra những mâu thuẫn cụ thể sau:
Một là, Mâu thuẫn giữa tư bản và lao động: Sự phân cực giàu- nghèo và tình trạng
bất công xã hội tăng lên chứng tỏ bản chất bóc lột giá trị thặng dư vẫn tồn tại, dù được
biểu hiện dưới hình thức tinh vi hơn. Tuy đại bộ phận tầng lớp tri thức và lao động có
kỷ năng đang có việc làm được cải thiện mức sống và gia nhập vào tầng lớp trung lưu,
nhưng vẫn không xóa được phân hóa giàu- nghèo sâu sắc.
Hai là, Mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc vào chủ nghĩa đế quốc:
Ngày nay mâu thuẫn nay chuyển thành mâu thuẫn giữa các nước chậm phát triển bị lệ
thuộc vào những nước đế quốc. Nhiều nước chậm phat triển không những bị vơ vết
cạn kiệt nguồn tài nguyên mà còn mắc nợ không thể nào trả được.
Ba là, Mâu thuẫn giữa các nước tư bản chủ nghĩa với nhau: Chủ yếu là giữa ba trung
tâm kinh tế, chính trị hàng đầu của thế giới tư bản, giữa các tập đoàn tư bản xuyên
quốc gia. Mâu thuẫn này có phần dịu đi trong thời kỳ còn tồn tại sự đối đầu giữa hai
hệ thống thế giới tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, nay có chiều hướng diễn biến
phức tạp. Một mặt, sự phát triển của xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế và đòi hỏi
của cách mạng khoa học và công nghệ khiến các nước đó phải liên kết với nhau. Mặt
khác, do tác động của quy luật phát triển không đều và lợi ích cục bộ của giai cấp
thống trị ở mỗi nước, các nước đó đã trở thành đối thủ cạnh tranh với nhau, tranh
giành quyền lực và phạm vi ảnh hưởng trên thế giới, nhất là giữa ba trung tâm Mỹ,

Nhật Bản và Tây Âu. Biểu hiện của mâu thuẫn giữa các nước ấy trước hết là các cuộc
chiến tranh thương mại, cạnh tranh giữa các công ty xuyên quốc gia dưới nhiều hình
thức, trên thị trường chứng khoán, nơi đầu tư có lợi…
Cuối cùng, Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội: Mâu thuẫn
này là mâu thuẫn xuyên suốt thời đại quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi
toàn thế giới. Chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ khiến chủ
nghĩa xã hội tạm thời lâm vào thoái trào, nhưng bản chất thời đại không hề thay
đổi. Do đó mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội vẫn tồn tại một
cách khách quan.
 Tóm lại: Chủ nghĩa tư bản đã gây nên những hậu quả vô cùng tàn khóc đối với
toàn nhân loại. Ra sức bóc lột nhân dân lao động, gây nên hàng trăm cuộc chiến
tranh trên toàn thế giới với hậu quả hết sức năng nề. Gieo rét sự đói nghèo và bệnh
_________________________________________________________________________________
Hãy làm rõ vai trò hạn chế và xu hướng vận động của Chủ Nghĩa Tư Bản


tật cho xã hội loài người, khắc sâu thêm sự phân hóa giàu-nghèo và nhiều mâu thuẫn
giưa cac giai cấp, khiến các nước chậm phát triển đã nghèo nay lại nghèo hơn.
III. XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN.
Vận động là một phạm trù của triết học Marx-Lenin dùng để chỉ về một
phương thức tồn tại của vật chất (cùng với cặp phạm trù không gian và thời gian),
đó là sự thay đổi của tất cả mọi sự vật hiện tượng, mọi quá trình diễn ra trong không
gian, vũ trụ từ đơn giản đến phức tạp. Theo quan điểm của triết học Mác - Lê nin thì
vận động không chỉ là sự thay đổi vị trí trong không gian (hình thức vận động thấp,
giản đơn của vật chất) mà theo nghĩa chung nhất, vận động là mọi sự biến đổi. Thông
qua vận động, vật chất mới biểu hiện và bộc lộ bản chất của mình.
Chủ nghĩa tư bản trong quá trình phát triển, một mặt đã thúc đẩy lực lượng sản
xuất rất mạnh mẻ, tạo ra cơ sở vật chất – kỷ thuật của nền sản xuất lớn hiện đại, mặt
khác làm cho mâu thuẫn cơ bản của nó - mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa ngày
càng cao của lực lượng sản xuất với tính chất chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về

tư liệu sản xuất thêm gay gắt. Theo sự phân tích của C.Mác và V.I.Lênin , đến một
chừng mực nhất định nào đó, quan hệ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa sẽ bị phá vỡ và
thay vào đó là quan hệ sở hữu mới – sở hửu xã hội về tư liệu sản xuất được xác lập để
đáp ửng yêu cầu phát triển của lực lượng sản xuất. Điều đó cũng có nghĩa là phương
thức sản xuất tư bản chủ nghĩa sẽ bị thủ tiêu và một phương thức sản xuất mới –
phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa sẽ ra đời. Tuy nhiên, những thay đổi của chủ
nghĩa tư bản hiện nay đã nói lên rằng, chủ nghĩa tư bản vẫn đang tiếp tục điều chỉnh
để thích ứng với những biến động , mâu thuẫn bên trong và bên ngoài. Những điều
chỉnh nói trên cho ta thấy chủ nghĩa tư bản trước mắt vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển ,
mặc dù sự phát triển này không phải là vĩnh hằng và vô hạn. Cần chuẩn bị kỷ càng
khả năng cùng chung sống, vừa có hợp tác, vừa có đấu tranh với chủ nghĩa tư bản.
Ngày nay, chủ nghĩa tư bản hiên đại đang nắm ưu thế về vốn, khoa hoc – công nghệ
thị trường, đang có khả năng thích nghi và phát triển trong chừng mực nhất định.
Mặt khác, các quốc gia độc lập ngày càng tăng cường cuộc đấu tranh để tự lựa chọn
và quyết định con đường phát triển tiến bộ của mình. Chủ nghĩa xã hội trên thế giới,
từ những bài học thành công và thất bại cũng như từ khát vọng và sự thức tỉnh của các
dân tộc, có điều kiện và khả năng tạo ra bước phát triển mới. Vì vậy, sớm hay muộn
chủ nghĩa tư bản cũng sẽ bị thay thế bằng một chế độ mới, cao hơn – xã hội cộng sản
chủ nghĩa mà giai đoạn thấp là chủ nghĩa xã hội.
_________________________________________________________________________________
Hãy làm rõ vai trò hạn chế và xu hướng vận động của Chủ Nghĩa Tư Bản


Tuy nhiên, như C.Mác và V.I.Lênin đã nhận định: “ Phương thức sản xuất tư bản
chủ nghĩa không tự tiêu vong và phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa cũng không
tự phát hình thành mà phải được thực hiện thong qua cuộc cách mạng xã hội, trong đó
giai cấp có sứ mệnh lịch sử lãnh đạo cuộc cách mạng xã hội này chính là giai cấp
công nhân “
III. KẾT LUẬN.
Chủ nghĩa tư bản đã mở một trang lịch sử cho nhân loại, nó vừa mang đến

những mặt tích cực cho thế giới, nhưng cũng đêm lại những hậu quả vô cùng nặng nề
cho xã hội, con người, đã đưa loài người thêm bước tiến mới, tiến bộ hơn, thoát khỏi
chế độ phong kiến đầy khắc nghiệt. Nhưng cũng gây nên những hạn chế không thể
nào bù đắp được, gây nên chiến tranh, nghèo đói, bệnh tật…cho nhân loại.
Chủ nghĩa tư bản tạo tiền đề và điều kiện để phát triển một xã hội, một chế độ
mới – chế độ xã hội chủ nghĩa.

– – – 0O0 HẾT 0O0 – – –




_________________________________________________________________________________
Hãy làm rõ vai trò hạn chế và xu hướng vận động của Chủ Nghĩa Tư Bản


TÀI LIỆU THAM KHẢO
 Giáo trình Những Nguyên Lý Cơ Bản Của Chủ Nghĩa Mác – LêNin.
 Giáo trình Kinh Tế Chính Trị Mác – LêNin.
 Giáo trình Triết Học Mác – LêNin.
 Lịch Sử 11
 Hướng dẫn ôn thi Kinh Tế Chính Trị Mác – LêNin của TS.Mai Thế Hởn.
 Các trang web lấy tài liệu:
 www.wikipedia.org
 www.luanvan.co
 www.violet.vn

_________________________________________________________________________________
Hãy làm rõ vai trò hạn chế và xu hướng vận động của Chủ Nghĩa Tư Bản




_________________________________________________________________________________
Hãy làm rõ vai trò hạn chế và xu hướng vận động của Chủ Nghĩa Tư Bản

×