Tải bản đầy đủ (.doc) (117 trang)

Quan niệm về người phụ nữ trong giáo lý đạo Phật và ảnh hưởng của nó đến cuộc sống của người phụ nữ Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (502.54 KB, 117 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những tôn giáo tồn tại trên thế giới, có thể nói rằng Phật giáo là
một tôn giáo có tính thực tiễn. Thực tiễn ngay từ khi Phật giáo ra đời. Chứng
kiến cảnh khổ đau của con người, sinh - lão - bệnh - tử như một quy luật vô
thường của thế gian, đức Phật hiểu rằng cần phải làm gì để con người nhận ra
sự vô thường ấy, giải thoát con người khỏi vòng khổ đau do chính con người
gây ra. Giáo lý của đức Phật xuất phát từ con người, nhằm mục đích vì con
người. Ngài đưa ra Tứ đế, Nhân duyên, Luân hồi nghiệp báo, Thiền định, Niết
bàn...tất cả vì con người. Trong những lời thuyết giáo đó, Ngài đã dành một
phần nhỏ để nói về người phụ nữ - người phụ nữ trong xã hội Ấn Độ cổ đại
bấy giờ. Nhưng những giáo lý, quan niệm đó có phải chỉ dành cho phụ nữ Ấn
Độ cách đây 2600 năm hay không?
Khi nghiên cứu, tìm hiểu giáo lý Phật giáo ta thấy dường như có sự mâu
thuẫn khi một mặt Ngài đề cao, coi trọng người phụ nữ trong cuộc sống đời
thường. Mặt khác Ngài cho rằng nền chánh pháp đáng lẽ trụ thế 1000 năm hoặc
lâu hơn nữa nhưng vì cho hàng nữ xuất gia nên nền chánh pháp bị giảm bớt chỉ
trụ thế 500 năm. Đức Phật đã lý giải ra sao trong giáo lý của mình. Điều đó có
mâu thuẫn không? Vấn đề này đã làm cho nhiều người hiểu sai giáo lý của
Ngài. Tuy nhiên vào thời gian đó, khi xã hội Ấn Độ có sự phân biệt đẳng cấp
khá nặng nề. Người phụ nữ bị coi là đẳng cấp thứ tư trong hệ thống bốn đẳng
cấp. Đức Phật đã làm một điều phi thường đó là nâng cao địa vị người phụ nữ
lên so với các đẳng cấp khác. Ngài được coi là người khởi xướng cho phong
trào giải phóng phụ nữ và phong trào bình đẳng giới hiện nay.
Sự phát triển của kinh tế, xã hội đã nâng cao vai trò của người phụ nữ
trong mọi lĩnh vực của đời sống. Những biến động xã hội và những luồng tư
tưởng mới ảnh hưởng khá nhiều đến đời sống của người phụ nữ. Trong
khoảng 40 năm trở lại đây, phong trào giải phóng phụ nữ không ngớt làm sôi
động dư luận. Năm 1952, Liên Hợp Quốc long trọng tuyên khai bản Tuyên

1




ngôn về quyền chính trị của Nữ giới. Năm 1975 được coi là năm Quốc tế Nữ
quyền. Năm 1995, Liên Hợp Quốc tổ chức Đại hội nữ quyền thế giới tại Bắc
Kinh... Sự phát triển của kinh tế, xã hội cũng có những mặt trái của nó như tệ
nạn xã hội ngày càng gia tăng, sự xuống cấp trong đạo đức lối sống của một
bộ phận giới trẻ, con người đang dần trở thành một hàng hóa đặc biệt là phụ
nữ và trẻ em... Những vấn đề này phải chăng đức Phật đã có sự cảnh báo
trước trong những lời thuyết giảng của mình không chỉ riêng với phụ nữ mà
với toàn xã hội. Ngài đã gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh từ hàng ngàn
năm trước mà ngày nay nhân loại đang bắt đầu nếm trải.
Bản thân là một người phụ nữ, tác giả nhận thấy những vấn đề đức Phật
đưa ra trong giáo lý của mình có ý nghĩa rất thiết thực và tác động mạnh đến
xã hội hiện nay.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn vấn đề “Quan niệm về
người phụ nữ trong giáo lý đạo Phật và ảnh hưởng của nó đến cuộc sống của
người phụ nữ Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu luận văn của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Phật giáo ra đời rất sớm trên đất nước Ấn Độ cổ đại. Không lâu sau khi ra
đời, nó đã phát triển rộng khắp các nước thuộc khu vực Châu Á và trên thế giới.
Phật giáo trở thành một nguồn đề tài bất tận cho giới nghiên cứu. Có rất nhiều
công trình nghiên cứu tìm hiểu các vấn đề trong giáo lý đạo Phật như Tứ diệu đế,
Duyên khởi, Nhân quả... Trong đó có một số công trình nghiên cứu về con
người, về người phụ nữ của các tác giả trên thế giới và Việt Nam như:
Mở đầu công nguyên trong tác phẩm Lý hoặc Luận, Mâu Tử đã đề
cập đến nhiều vấn đề của Phật giáo trong đó có vấn đề về người phụ nữ.
Ở Việt Nam thời phong kiến có những tên tuổi nghiên cứu Phật
giáo như Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Tuệ Trung... đã có nhiều tác
phẩm nghiên cứu về giáo lý Phật giáo nhưng chủ yếu nghiên cứu Phật
giáo nói chung và vấn đề thiền định chưa đi sâu vào vấn đề con người hay

người phụ nữ.
Chương trình Phật học cơ bản- Giáo hội Phật giáo Việt Nam - NXB
TP Hồ Chí Minh, đã đưa ra những vấn đề bao quát trong giáo lý Phật giáo và
ảnh hưởng của Phật giáo đến xã hội hiện nay.
2


Cuốn sách Giáo lý cơ bản, dịch giả Hòa thượng Thích Hân Hiền - NXB
TP Hồ Chí Minh. Trong tác phẩm này nói về một số vấn đề như Tam bảo, Thập
nhị nhân duyên, Tứ đế, Giới luật... đây là những giáo lý cơ bản và là nền tảng
Phật pháp giúp ích cho mọi người trong quá trình đến với đạo Phật.
Nữ học giả Isaline Blew Horne (1896- 1981) với tác phẩm Vai trò nữ giới
trong Phật giáo nguyên thủy- xuất bản 1930 đã trình bày những kiến thức rộng rãi,
sinh động về vai trò của người phụ nữ trong xã hội Ấn Độ thế kỷ VI. TCN.
Tác giả Diana Mary Paul với công trình Địa vị người đàn bà trong
đạo Phật nguyên thủy (1980) đã nghiên cứu quan niệm của đức Phật về vị trí
người phụ nữ chủ yếu trong gia đình, tuy nhiên tác giả chưa đề cập đến địa vị
người phụ nữ trong xã hội, những quan điểm chủ yếu nói về người phụ nữ
phương Tây.
Tác phẩm Lời Phật dạy trong kinh tạng Nikaya - NXB Tổng hợp TP
Hồ Chí Minh đã khái quát những luận điểm cơ bản của đức Phật về nhiệm vụ,
bổn phận của người vợ, người mẹ trong gia đình và cuộc sống đời thường.
Trong Phật học quần nghi - tác giả Hòa thượng Thích Thánh
Nghiêm, dịch giả Thích Minh Quang, tác giả có bài viết “Phật giáo có quan
niệm thế nào về địa vị người phụ nữ”, chủ yếu nói về địa vị của người phụ nữ
xuất gia ở phương Tây và phương Đông, đề cập quyền bình đẳng của họ.
Tiến sĩ, hòa thượng Sri Dhammananda trong cuốn Những viên ngọc
trí tuệ Phật giáo với bài viết “Địa vị người phụ nữ trong Phật giáo” đã đề cập
một cách cơ bản những vấn đề của người phụ nữ trong cuộc sống đời thường
theo quan niệm Phật giáo như vai trò, địa vị của người vợ, người mẹ, người

con dâu trong gia đình... Tác giả cũng chủ yếu nhấn mạnh quyền tự do, bình
đẳng của người phụ nữ. Tác giả cũng nhìn thấy những trở ngại, thành kiến của
người phụ nữ ở khắp nơi trên thế giới đều giống nhau tuy nhiên lại chưa tìm
ra lối thoát cho họ.
Trong cuốn Xã hội học Phật giáo, Nandasena Ratnapala đã dành một
chương để nói về người phụ nữ. Chương VI: Phụ nữ và xã hội, trong đó đề
cao phẩm giá và địa vị người phụ nữ.
Cuốn Phật giáo và nữ giới, Nữ giới và Phật giáo, biên soạn Ellison
Banks Findly - NXB phương Đông 2011. Cuốn sách tập hợp nhiều bài viết
3


của nhiều tác giả là nữ giới và ni giới nghiên cứu về phụ nữ ở khắp nơi trên
thế giới, giới thiệu một số nét về những công việc mà người phụ nữ đương
thời đang tham gia trong các nghi thức, hệ phái, tu viện Phật giáo... tuy nhiên
cũng chưa phản ánh được thái độ, tâm lý nữ giới trong môi trường đương đại.
Luật Tứ phần tỳ kheo ni giới bổn hội nghĩa- Sa Môn Đức Cơ, dịch
giả Thích Nữ Diệu Sơn - NXB Tôn giáo. Tác giả đã đề cập những giới luật
mà người nữ xuất gia phải tuôn theo.
Ngoài ra còn có nhiều công trình trên các tạp chí, website khác nhau
cũng đề cập đến vấn đề về người phụ nữ trong Phật giáo như: Phụ nữ với một
hệ thống giáo dục đúng (Thích Nữ Minh Bảo tham luận tại Hội nghị Nữ giới
Phật giáo lần thứ XI), Phật giáo và nữ quyền (Trần Khải), Kinh nghiệm phụ
nữ qua đạo Phật (Diệu Anh Quỳnh Trâm dịch), Nẻo về đạo Phật của người
phụ nữ Việt Nam (Trịnh Thanh Thủy dịch) trên website: Thuvienhoasen.org.
Địa vị người phụ nữ trong giáo lý đức Phật (Thích Nữ Huệ Hướng),
Tusachphathoc.com.vn...
Qua các công trình nghiên cứu trên có thể rút ra một số kết luận sau:
- Vấn đề Phật giáo đã thu hút được nhiều sự quan tâm, nghiên cứu.
Trong đó vấn đề người phụ nữ ngày càng được làm sáng tỏ hơn.

- Mỗi tác giả có cái nhìn, hướng phân tích riêng về quan niệm của Phật
giáo với người phụ nữ.
- Các công trình nghiên cứu đều đề cập đến địa vị và quyền bình đẳng
của người phụ nữ.
Như vậy có thể nói, trong các công trình nghiên cứu chưa có được sự
khái quát sâu sắc và hệ thống vấn đề quan niệm về người phụ nữ trong giáo lý
đạo Phật và ảnh hưởng của nó đến cuộc sống của người phụ nữ Việt Nam
hiện nay. Vì vậy, tác giả luận văn muốn thông qua đề tài của mình góp phần
làm sáng tỏ thêm vấn đề trên và những công trình nghiên cứu của các tác giả
đi trước là cơ sở cho tác giả tiếp thu và nghiên cứu đề tài của mình.
3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Luận văn nghiên cứu, tìm hiểu những quan niệm của đức Phật về
người phụ nữ trong cuộc sống đời thường và người phụ nữ xuất gia.
4


- Phân tích ảnh hưởng của những quan niệm trên đối với cuộc sống
của người phụ nữ ở Việt Nam.
- Ý nghĩa của những quan niệm về người phụ nữ trong đạo Phật với
việc xây dựng hình tượng người phụ nữ trong xã hội hiện đại.
3.2.Đối tượng nghiên cứu
- Quan niệm về người phụ nữ trong giáo lý đạo Phật và ảnh hưởng của
nó đến phụ nữ Việt Nam hiện nay.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài nghiên cứu quan niệm về người phụ nữ trong những giáo lý,
những lời thuyết giảng của đức Phật được tập trung trong một số kinh sách và
ảnh hưởng của những quan niệm đó đến phụ nữ Việt Nam hiện nay về một số
mặt trong gia đình và ngoài xã hội.
4. Những luận điểm cơ bản và đóng góp mới của luận văn

4.1. Những luận điểm cơ bản của luận văn
- Khái quát những vấn đề lý luận cơ bản của Phật giáo về người phụ nữ.
- Phân tích ảnh hưởng, những mặt tích cực và hạn chế của những vấn
đề đó với phụ nữ Việt Nam.
- Rút ra ý nghĩa phương pháp luận với việc xây dựng hình tượng người
phụ nữ Việt Nam trong xã hội hiện đại.
4.2. Đóng góp mới của luận văn
- Luận văn góp phần làm rõ hơn quan niệm của Phật giáo về người
phụ nữ như địa vị, vai trò, trách nhiệm, bổn phận của họ trong gia đình và
ngoài xã hội.
- Luận văn phân tích ảnh hưởng của những quan niệm đó với cuộc
sống của người phụ nữ Việt Nam hiện nay.
5. Phương pháp nghiên cứu của luận văn
- Luận văn sử dụng phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử cùng một số phương pháp khác như phương pháp
logic - lịch sử, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp...
6. Kết cấu của luận văn
- Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm 2 chương 4 tiết.

5


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: QUAN NIỆM VỀ NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG GIÁO LÝ
ĐẠO PHẬT
Đức Phật là một chúng sinh, một nhà tư tưởng, một diễn giả có tài
thuyết phục, một người làm việc đầy nghị lực, một nhà cách mạng thành
công, một vị đạo sư có lòng từ bi và khoan dung. Đặc tính quan trọng nhất
của đức Phật là sự thanh tịnh tuyệt đối và đức tính hoàn hảo. Trí tuệ, từ bi,

thiện chí, phục vụ, từ bỏ thế tục, sống cuộc đời mô phạm, phương pháp truyền
bá giáo pháp hiệu quả đã đưa đến sự thành công cuối cùng của Ngài, những
yếu tố đó đã góp phần tôn vinh đức Phật - bậc Đại Sư vĩ đại!
Trong giáo lý đạo Phật, chúng ta thấy Ngài quan tâm tới tất cả chúng
sinh và vạn vật trong vũ trụ. Trong đó có những quan niệm về người phụ nữ
khá sâu sắc, có ý nghĩa không nhỏ với chúng ta ngày nay.

6


1.1. Cơ sở thực tiễn và lý luận của quan niệm về người phụ nữ
trong giáo lý đạo Phật
1.1.1. Cơ sở thực tiễn
Ấn Độ vừa là một đại lục, vừa là một bán đảo, tiếp giáp với nhiều nơi
của nhiều quốc gia như Tây Tạng, Tây Khang, Vân Nam Trung Quốc,
Afghanistan, vịnh Bengan, Srilanka...chính điều đó đã tạo cho Ấn Độ trở
thành cái nôi văn hoá lớn thời bấy giờ. Ấn Độ có đến hàng trăm tộc người
nhưng có 5 tộc người chính là người Vecldas là loại người nguyên thuỷ nhất
phân bố ở vùng cực Nam xa xôi, người Dravidian là tộc người từ 5000 năm
trước ở miền Bắc và Trung Ấn Độ, người Aryan đến Ấn Độ từ những năm
3000- 1500.TCN đánh đuổi người Dravidian, người Hồi giáo đến từ Thổ Nhĩ
Kỳ xâm nhập vào chừng năm 700.TCN, người Mông Cổ ở vùng Tây Bắc. Ấn
Độ có khoảng 200 thứ ngôn ngữ trong đó chủ yếu là tiếng Phệ Đà, tiếng Phạn
phát triển thành chữ Sankit, ngoài ra còn có tiếng Pali đức Phật hay dùng.
Lịch sử Ấn Độ bắt đầu với thời kỳ văn minh lưu vực sông Ấn từ năm
3300- 1700.TCN. Nền văn minh thời đại đồ đá này được tiếp nối bởi thời kỳ
đồ sắt thuộc thời kỳ Vê-đa, thời kỳ đã chứng kiến sự nở rộ của những vương
quốc lớn với cái tên Mahajanapadas. Ấn Độ cổ đại hình thành hai thời kỳ đó
là thời kỳ văn hoá Ha - ra - pa và thời kỳ văn hoá Vê-đa.
Các di chỉ khảo cổ và cổ vật tìm thấy có thể thấy rằng thời kỳ Ha - ra pa có trình độ phát triển không hề thấp, qua khai quật thì đây là một thành

phố được xây dựng theo quy hoạch khá hợp lý, có dãy phố ngang dọc, nhà
cửa lớn nhỏ khác nhau, cung điện, đền đài... Văn hoá Ha - ra - pa bắt đầu xuất
hiện giai cấp, nhà nước - thời kỳ đầu của nhà nước Phương Đông cổ đại. Chủ
nhân của văn hoá Ha - ra - pa là người Đra - vi - a. Thời kỳ văn hoá Vê-đa
được phản ánh qua bộ sách Vê - đa. Văn hoá Vê - đa (1600- 600.TCN) được
chia thành hai thời kỳ là tiền Vê - đa (1600 - 1000.TCN) và thời hậu Vê-đa
(1000- 600.TCN). Toàn bộ sinh hoạt, phong tục, tập quán, tư tưởng của người

7


Ấn Độ cổ đại đều được thể hiện trong kinh Vê-đa và hai bộ sử thi là
Mahabharata và Ramayana. Đây cũng là thời kỳ người A - ri - an xâm nhập
vào Ấn Độ. Vào khoảng thế kỷ XVI.TCN các bộ lạc du mục của người A - ri
- an từ Trung Á xâm nhập vào Ấn Độ đem theo những phong tục, tập quán,
tín ngưỡng và bắt người bản xứ làm nô lệ. Đây là thời kỳ hình thành các quốc
gia chiếm hữu nô lệ đầu tiên của người A - ri - an trên lưu vực sông Ấn và
sông Hằng.
Với văn hoá Vê - đa, văn minh Ấn Độ chuyển từ lưu vực sông Ấn sang
sông Hằng. Cùng với sự phát triển về kinh tế, về mặt xã hội thời kỳ này có
những chuyển biến quan trọng. Đây là thời kỳ tan rã hẳn của chế độ thị tộc và
hình thành nhà nước hoàn chỉnh. Trong giai đoạn tiền Vê - đa, Ấn Độ phát
triển khá mạnh về mọi mặt, chưa có sự phân chia đẳng cấp, gia đình là nền
tảng của xã hội. Xã hội A - ri - an là xã hội gia trưởng, cha là người đứng đầu
trong gia đình và được gọi là Grabapathi. Kinh Vê - đa cũng nhấn mạnh sự
thiêng liêng trong hôn nhân và cuộc sống gia đình. Sự phân tầng xã hội cũng
diễn ra nhưng chưa sâu sắc và gay gắt như sau này. Nhà nước bắt đầu được đề
cao. Các gia đình theo chế độ phụ hệ và cầu nguyện cho sự ra đời của con
trai, người phụ nữ cũng có một vị trí nhất định. Việc tổ chức các cuộc hôn
nhân được diễn ra dưới những hình thức đơn giản, việc tái hôn và cưới hỏi lần

nữa với goá phụ cũng được thực hiện trong thời kỳ này. Phụ nữ khá bình đẳng
với nam giới, họ có quyền được giáo dục, được nghiên cứu kinh Vê - đa, chế
độ một vợ một chồng được thành lập mặc dù chế độ đa phu, đa thê cũng được
biết đến. Có những phụ nữ chiếm những vị trí đáng nể trong xã hội, họ có
quyền tự do chọn chồng... Tuy nhiên đến thời kỳ hậu Vê - đa vị trí của họ bị
thay đổi một cách nhanh chóng.
Thời kỳ hậu Vê - đa đã xuất hiện đẳng cấp góp phần quyết định cơ cấu xã
hội và ảnh hưởng đến hình thái tư tưởng Ấn Độ cổ đại. Đó là chế độ xã hội dựa
trên sự phân biệt chủng tộc, màu da, dòng dõi, nghề nghiệp, tôn giáo, quan hệ
giao tiếp, tục cấm kị trong hôn nhân...được hình thành trong thời kỳ người A - ri
8


- an chinh phục và thống trị người Đra - vi - đa cũng như cả quá trình phân hoá
xã hội ngày càng sâu sắc giữa quý tộc và thường dân A - ri - an. Bên cạnh quá
trình phân hoá giai cấp và hình thành nhà nước, ở Ấn Độ xuất hiện đạo Bà - la
-môn, hình thành chế độ phân chia đẳng cấp còn gọi là chế độ Vác-na.
Đạo Bà - la - môn ra đời vào thời kỳ hậu Vê - đa. Kinh sách của đạo Bà
- la - môn là bốn tập sách Vê - đa (Rich Vê - đa, A - tác - ta Vê - đa, Ya - jua
Vê - đa, Xa - ma Vê - đa). Đạo Bà - la - môn thờ Phạm thiên Thượng đế. Họ
quan niệm thế giới do Phạm thiên sáng tạo nên. Con người có thể xác và linh
hồn, con người sau khi chết linh hồn vẫn tồn tại để được đầu thai vào kiếp
khác, chịu sự chi phối của quy luật luân hồi- nghiệp báo. Việc cúng lễ của đạo
Bà-la-môn rất nhiều và rườm rà, mang yếu tố ma thuật. Đạo Bà-la-môn phát
triển khá mạnh vào giữa thế kỷ I.TCN.
Chế độ phân chia đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ hình thành bốn giai tầng
với thành phần xuất thân khác nhau. Đứng đầu là tầng lớp Bà - la - môn gồm
giới tăng lữ của đạo Bà - la - môn là những người hoạt động tôn giáo chuyên
nghiệp. Đây được coi là đẳng cấp có địa vị cao nhất. Đẳng cấp này thực hiện
chức năng thần quyền và một phần chức năng thế quyền. Mặc dù đạo Bà - la

-môn không tổ chức giáo hội song sự kết hợp của nó với thế quyền làm cho
đẳng cấp này có địa vị cao nhất. Thứ hai là Sát - đế - lị đây là tầng lớp bao gồm
vua quan cai trị và tầng lớp võ sĩ. Theo sự phân công của xã hội thì đẳng cấp
này thực hiện chức năng thế quyền. Song một phần quyền lực đã bị đẳng cấp
Bà - la - môn lấn lướt, nắm giữ. Thứ ba là tầng lớp Vệ - xá bao gồm dân tự do
đó là những người làm nông nghiệp, buôn bán, thợ thủ công. Dân tự do ở Ấn
Độ cũng như ở khu vực châu Á khác với dân tự do ở phương Tây, vì ở các
nước này dân tự do là lực lượng sản xuất chủ yếu, do vậy họ cũng là bộ phận
đông đảo nhất có vai trò nhất định trong xã hội chiếm hữu nô lệ hay phong
kiến. Thủ - đà - la là đẳng cấp thứ tư gồm những chiến binh bại trận trong các
cuộc chiến tranh, những người ở tầng lớp trên bị phá sản, họ không có tư liệu
sản xuất, đứng ngoài tổ chức công xã. Là đẳng cấp nô lệ, song nô lệ ở đây
không phải là lực lượng sản xuất chủ yếu mà là nô lệ có tính gia đình, làm công
9


việc hầu hạ, phục dịch cho các đẳng cấp trên. Bên cạnh bốn đẳng cấp trên,
trong xã hội Ấn còn có đẳng cấp Pa - ri -a là người có bố là một trong ba đẳng
cấp trên với mẹ là Thủ - đà - la. Đẳng cấp này tuy ít nhưng mang thân phận của
những người cùng khổ. Các đẳng cấp này theo chế độ thế tập cha truyền con
nối nên giai cấp nô lệ cứ đời đời phải làm nô lệ, tạo thành một xã hội bất công.
Sự phân hoá đẳng cấp như trên bị đẳng cấp Bà - la - môn thần thánh
hoá, tuyệt đối hoá làm cho mâu thuẫn ngày càng thêm sâu sắc. Điều này dẫn
tới các đẳng cấp thấp đấu tranh chống lại đẳng cấp cao với mong muốn xoá
bỏ bất bình đẳng giữa các đẳng cấp, tuy nhiên điều đó không đạt kết quả trong
hiện thực.
Sự phân chia đẳng cấp thể hiện ở nhiều mặt không chỉ ở quyền lợi, địa
vị chính trị, kinh tế, xã hội mà cả trong quan hệ giao tiếp, đi lại, ăn mặc, sinh
hoạt thậm chí cả trong những việc nhỏ nhặt như đặt tên cho con, sử dụng màu
sắc... Ba đẳng cấp trên là lực lượng bóc lột và thống trị xã hội trong đó nổi bật

là Bà - la - môn đẳng cấp được coi là cao quý, trong sạch nhất sánh ngang với
thần thánh, được hưởng mọi đặc quyền, đặc lợi. Đẳng cấp Thủ - đà - la chiếm
đại đa số và ở vị trí tận cùng của xã hội, làm nô lệ cho ba đẳng cấp trên.
Chế độ phân chia đẳng cấp nghiệt ngã như vậy được luật pháp nhà
nước - luật Manu và tôn giáo - đạo Bà - la - môn bảo vệ. Sau khi ra đời, đạo
Bà -la - môn nhanh chóng trở thành tôn giáo chính thống của xã hội Ấn Độ.
Với vị trí độc tôn, đạo Bà - la - môn dùng giáo lý thần quyền để bảo vệ và
bênh vực đẳng cấp cao nhất là đẳng cấp Bà - la - môn. Hầu hết những người
phụ nữ trong xã hội Ấn Độ thời đó được coi là đẳng cấp thứ tư Thủ - đà - la.
Còn trong mỗi giai cấp lại phân biệt người đàn ông là chúa, người đàn bà là
tôi. Một văn hào Ấn - Hemacondra khinh rẻ và xem nữ giới như những “ngọn
đuốc soi sáng con đường dẫn xuống địa ngục”. Người phụ nữ bị khinh rẻ và
chỉ là những món đồ tiêu khiển của đàn ông thuộc giới quý quyền. Sự bắt cóc,
cưỡng ép, buôn bán phụ nữ thường xuyên xảy ra. Trong đời sống thường
nhật, người phụ nữ phải chịu khá nhiều thiệt thòi họ không được ra khỏi nhà
mà không che mặt, không có quyền tham gia các hoạt động xã hội, không có
10


mặt trong các lĩnh vực tôn giáo, những ngày vô tận của họ chỉ là chờ đợi
trong thầm lặng sự viếng thăm của người đàn ông cho đến khi người này chết
thì phải chịu sự thiêu sống để đi theo người đã chết (tục lệ Sati). Sự đau khổ,
bất công tràn ngập khắp xã hội Ấn Độ, các nhà triết lý, lịch sử chỉ bàn luận
những vấn đề siêu hình, bản thể vũ trụ, sự hiện hữu hay không hiện hữu của
linh hồn mà quên đi sự bất bình đẳng con người đang gánh chịu đặc biệt là
người phụ nữ.
Ở Ấn Độ cổ đại, vị trí của người phụ nữ không mang lại cho họ một đời
sống hạnh phúc. Phụ nữ bị coi là thấp kém hơn nam giới. Đôi khi họ được xếp
vào hạng tương tự như người làm thủ công, đầy tớ và thợ thuyền, tự do bị hạn
chế cực độ. Cuộc đời người phụ nữ có thể thấy rằng khi nhỏ họ sống dưới sự

chăm sóc của cha mẹ, khi lấy chồng nghe theo sự sắp đặt của chồng, khi về
già chịu sự kiểm soát của con trai. Vì vậy xã hội Ấn Độ không chấp nhận rằng
phụ nữ xứng đáng với bất cứ sự tự do nào. Vai trò chính của họ là nội trợ,
quản lý các công việc theo ý muốn của chồng. Điều này càng đúng khi họ
phải chịu cảnh chung chồng với những người phụ nữ khác. Sự ghen tị và
những cuộc xung đột giữa các bà vợ là một đặc trưng phổ biến trong xã hội
Ấn Độ cổ đại. Cảnh ngộ của người goá phụ cũng tồi tệ hơn khi họ không
được phép tái hôn. Người goá phụ phải chứng minh sự chung thuỷ của mình
bằng cách nhảy vào giàn hoả thiêu trong lễ tang của chồng mình. Phụ nữ
không có sự tự do trong giáo dục. Giáo dục được xem là không có bất kỳ ý
nghĩa gì với phụ nữ. Tự do tôn giáo của họ cũng bị hạn chế trong các nghi lễ
tôn giáo.
Một người phụ nữ được xem là gánh nặng gia đình vì những người đàn
ông phải chịu trách nhiệm chăm sóc họ. Bên cạnh đó họ không được thực
hiện các nghi lễ tôn giáo khi bố mẹ qua đời và do đó họ không mang lại lợi
ích gì cho gia đình. Đây là lý do tại sao sự ra đời của một bé gái được coi là
một dấu hiệu bất hạnh trong gia đình. Cha mẹ cầu nguyện sinh ra những đứa
con trai, vừa để mang tên họ gia đình vừa để thực hiện các nghi thức tôn giáo
11


cần thiết cho lợi ích của họ. Người cha sẽ vô cùng đau khổ khi nhìn thấy một
bé gái ra đời. Một trong những nghi lễ quan trọng nhất của Ấn Độ là tang lễ.
Con trai được xem là thiết yếu khi thực hiện các nghi thức tang lễ và thờ cúng
trong gia đình. Từ đó đã nảy sinh việc ngăn chặn sinh con gái. Vai trò người
phụ nữ là làm mẹ và làm vợ, người vợ phải phục tùng chồng và cha mẹ
chồng. Mặc dù trong một số kinh thư có đề cập đến một vài nữ khổ tu nhưng
khổ tu vẫn được xem là đặc quyền của nam giới. Một tâm lý thường tình là
các nhà khổ hạnh của tất cả mọi tôn giáo đều xem phụ nữ là những cám dỗ
cần tránh xa.

Cũng trong thời kỳ này, các tín ngưỡng đang tồn tại ở Ấn Độ từ học
thuyết vạn vật hữu linh, phong tục thờ ngẫu tượng, thuyết nhất thần luận...
đều sùng bái các nhân vật siêu nhiên, thần thánh. Nhưng con người cũng đã
dồn mọi nỗ lực tìm kiếm về sự sinh tử, bệnh tật, sự già nua, những phương
pháp loại trừ sự ham muốn, hận thù, vô minh. Điều đó đã đưa đến sự ra đời
của Phật giáo - hướng đến con người, vì con người.
Phật giáo khởi thuỷ trong bối cảnh văn hoá, xã hội Ấn Độ còn tồn tại
sự bất bình đẳng nên Phật giáo chia sẻ với Bà - la - môn một số khái niệm nền
tảng tuy rằng đức Phật đưa ra những lối giải thích khác nhau. Điểm quan
trọng chính là ở chỗ đức Phật không chấp nhận những nghi lễ của Bà-la-môn
trên nền tảng của hệ thống giai cấp. Điều này đã đóng góp cho quan điểm của
đức Phật về vị trí của người phụ nữ.
Vị giáo chủ sáng lập ra đạo Phật - Đức Bản Sư Thích Ca Mâu Ni (624544.TCN). Ngài sinh ra thuộc tầng lớp Sát - đế - lị, con vua Tịnh Phan, với
bản tính thông minh, sự nỗ lực rèn luyện nên Ngài tinh thông mọi học thuật.
Sau bốn lần ra ngoài thành thấy cảnh sinh - già - bệnh - tử và hình ảnh người
Sa - môn, Ngài nhận ra cuộc sống không có gì là thường định, không màng
tới cuộc sống xa hoa, Ngài nảy sinh tư tưởng xuất gia và đã dấn thân từ bỏ tất
cả để đi vào con đường tu khổ hạnh tìm cầu chân lý giải thoát. Khi đắc đạo,
Ngài đã thuyết giảng cho toàn chúng sinh thoát khỏi bể khổ của tham - sân si trong cuộc sống hàng ngày hướng đến sự giải thoát hoàn toàn trong tâm.
12


Trước sự phân chia đẳng cấp và sự bất công với người phụ nữ như vậy đã
khiến Ngài lên tiếng bảo vệ người phụ nữ.
Khi còn tại thế, được sống trong sự nuôi dưỡng của người dì, đức Phật
đã nhận ra vai trò to lớn của người phụ nữ trong cuộc sống gia đình. Bà Go
-ta - mi với tinh thần tận tụy, đức hi sinh, ý chí và nghị lực phi thường đã
khiến cho đức Phật nể phục. Khi hoàng hậu Maya băng hà, bà Go - ta - mi đã
chấp nhận hi sinh tình mẫu tử, giao con đẻ của mình cho người khác nuôi
dưỡng để gánh trọng trách chăm sóc, dưỡng dục hoàng tử Siddhattha vừa

được bảy ngày tuổi. Khi đó bà đâu biết rằng bà đang nuôi dưỡng vị Phật tổ
tương lai - người góp phần làm thay đổi đời sống tinh thần của nhân loại. Bản
thân đức Phật được nuôi dưỡng, lớn lên trong tình mẫu tử bao la của bà Go ta - mi, một người không phải mẹ đẻ của mình, lớn lên Ngài được chứng kiến
nỗi đau khổ và nhiều bất công trong xã hội đối với người phụ nữ, chứng kiến
ý chí quyết tâm và nghị lực phi thường của họ. Như vậy, lòng biết ơn, tình
yêu thương, niềm tin vào phẩm hạnh, tài năng và nghị lực của người phụ nữ
đã đưa đức Phật tới quyết định sáng suốt để nói về người phụ nữ như một sự
đền đáp công lao của người phụ nữ. Lòng biết ơn là một trong những phẩm
hạnh chính yếu của đức Phật.
Người phụ nữ trong cuộc sống đời thường và cả khi xuất gia cũng có
khả năng như nam giới nên không lẽ chi họ phải chịu những tập tục hà khắc
như vậy. Với lòng yêu thương con người và muôn vật, đức Phật đều trân
trọng và trong lời thuyết giáo của mình phải chăng Ngài muốn nhắc nhở nhân
loại sự bình đẳng, kiến tạo mọi vật, những lời truyền chỉ đó của Ngài ngay
nay đã vang khắp thế giới. Nhân loại đang tìm về đạo Phật bởi đâu? Thế giới
kêu gọi xoá bỏ giai cấp, giải phóng con người, giải phóng phụ nữ, vấn đề bình
đẳng giới được đề cập thường xuyên... Có thể thấy, đức Phật nói về người phụ
nữ qua bối cảnh Ấn Độ cổ đại nhưng Ngài không dừng lại ở đó mà muốn
hướng đến một nền văn minh hiện đại. Nam giới cũng như phụ nữ, ai cũng
phải trải qua sinh - lão - bệnh - tử, Ngài nhận thấy sự bình đẳng giữa người

13


nam và người nữ, phụ nữ cũng có thể làm được những việc như nam giới,
cũng có khả năng giải thoát. Vậy tại sao lại có sự bất bình đẳng?
Như vậy, xuất phát từ xã hội Ấn Độ lúc đó với sự phân chia đẳng cấp
khắc nghiệt, khinh rẻ người phụ nữ, hạ thấp địa vị người phụ nữ, tư tưởng
trọng nam khinh nữ xuất hiện cùng những tập tục, lễ nghi mang lại bất công
hơn với người phụ nữ. Chính vì vậy trong giáo lý của mình, đức Phật luôn

mong muốn giải thoát cho hết thảy chúng sinh, mang lại sự bình đẳng cho tất
cả mọi người đặc biệt là người phụ nữ bởi họ phải chịu quá nhiều thiệt thòi,
Ngài hiểu được những khó khăn mà người nữ phải trải qua.
1.1.2. Cơ sở lý luận
Trong xã hội Ấn Độ, sự phân chia đẳng cấp, bất công và coi thường
người phụ nữ không được một tôn giáo nào lên tiếng bảo vệ. Đạo Phật ra đời
và đức Phật đã đưa ra quan niệm để bênh vực người phụ nữ. Những quan
niệm này dựa vào những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực trong
giáo lý của đạo Bà - la - môn và bộ luật Manu.
Với vị trí độc tôn, Bà - la - môn dùng giáo lý thần quyền để bảo vệ và
bênh vực cho chế độ đẳng cấp nhất là đẳng cấp Bà-la-môn. Khi người Ari - an
vào đất Ấn, phần kinh Vê - đa được họ mang theo chỉ là những câu thơ theo
truyền thống thi ca ở Ba Tư. Tới khoảng năm 1200.TCN, một số nhóm tư tế
Ari - an mới phối hợp với các nghi thức và kinh lễ bản địa, sau định để ghi
nhớ và sử dụng trong các cuộc cúng tế. Tới năm 800.TCN những tụng thi ấy
được gom thành bốn cuốn đó là: Rich Vê - đa đây là cuốn quan trọng nhất
cung cấp hầu hết những giảng huấn cốt tuỷ, là bộ xưa nhất trong bốn bộ kết
tập năm 1200.TCN, Sama Vê - đa bao gồm các giai điệu và các thánh ca, gồm
585 khổ thơ tương ứng với các giai điệu được dùng trong những tụng ca, hiến
tế, Yaju Vê - đa cung cấp những chi tiết cần thiết khi thực hiện các tế lễ và
một chuỗi các công thức hàm chứa các nghi lễ khác nhau, Arthava Vê - đa
bao gồm các thần chú và bùa chú. Đây có thể là những sản phẩm gốc bản địa
có từ trước khi người Ari - an xâm lăng. Mỗi Vê - đa có ba phần ca tụng, nghi
14


thức và giáo điều. Triển khai ý nghĩa ba phần này gồm các bài thuyết giáo có
nội dung triết học thiết thực. Các bài thuyết giáo chứa đựng nội dung tâm linh
căn bản của Hin - đu giáo. Arthava Vê - đa được lấy tên từ các vị tư tế xưa
chuyên lo việc cúng thần lửa gọi là các Arthava. Những gì phù hợp với kinh

Vê - đa thì được coi là chính thống, không phù hợp thì bị coi là không chính
thống.
Theo kinh Vê - đa các đẳng cấp được sinh ra từ những bộ phận khác
nhau của Phạm thiên, Bà - la - môn được sinh ra từ mồm, Sát - đế - lị được
sinh ra từ tay, Vệ - xá được sinh ra từ đùi còn Thủ - đà - la được sinh ra từ bàn
chân. Do sinh ra từ bốn chỗ khác nhau của Phạm Thiên nên các đẳng cấp có
số phận khác nhau. Đạo Bà - la - môn còn lập luận rằng trong các loài sinh vật
ưu tú nhất là con người, trong con người ưu tú nhất là Bà - la - môn. Phụ nữ bị
coi là Thủ - đà - la. Kinh Vê - đa cũng như kinh điển khác đã phỉ báng phụ
nữ. Kinh Vê - đa nói rằng tình bạn của người nữ không bền lâu, bản chất của
họ giống như con linh cửu. Manu miêu tả phụ nữ như đồ trang sức, họ có
những mong muốn nhơ bẩn, nhiều sân hận, không tử tế, hiểm độc và đạo đức
tồi. Trong Arthava Vê - đa có đoạn nói rằng: Thượng đế trao người vợ cho
người chồng để họ phục vụ chồng và sinh con. Hơn nữa cô ấy bị quy là kẻ lệ
thuộc và nô lệ. Các vị thần trong Ấn giáo đã nói “giống như người đồ tể
không thoả mãn với việc sát hại không biết bao nhiêu động vật, cũng giống
vậy phụ nữ có thể có nhiều người nam”. Các tín đồ Bà - la - môn căm ghét
người phụ nữ, gọi họ là kẻ cắp, thổ phỉ, hải tặc... Một đoạn kinh thánh nói: có
tám phẩm chất của người phụ nữ đó là nói láo, trắng trợn, cẩu thả, ngu xuẩn,
tham lam, dơ bẩn, tinh quái và hấp tấp.
Trong Mahabharata, sử thi nổi tiếng về tôn giáo Ấn có nguyên một
chương trong đó Apsara mô tả chi tiết về đặc tính người phụ nữ và nói về các
căn nguyên của vấn đề như thế nào, họ tìm kiếm những người đàn ông khác
ra sao cho dù chồng họ có tốt đi chăng nữa. Nên một người phụ nữ không
đáng được tự do vì họ chưa bao giờ trung thực. Có thể thấy được những điều
15


này ở khắp nơi trên đất Ấn cổ đại. Thật khó khăn cho phụ nữ phải chịu đựng
mặc cảm tự ti, căn bệnh tâm lý để đến gần đấng tối cao. Họ bị giới hạn trong

suy nghĩ tôi sinh ra trong thân phận thấp hèn, không có nhân quyền, làm thế
nào để có thể đến gần đấng tối cao. Những nhà cơ hội tuyên bố rằng phụ nữ
không được cứu rỗi nếu muốn điều đó họ phải tái sinh là một người nam. Đây
là một điều phi thực tế và vi phạm vào tính nhân quyền của con người. Hơn
5000 phụ nữ bị giết mỗi năm vì không đưa thêm tiền hồi môn. Phụ nữ Ari - an
có thể thiêu sống bởi người chồng bất cứ lúc nào bởi bất cứ lý do gì. Nếu cô
ấy bị nghi ngờ không chung thuỷ thì các chức trách trong làng buộc họ phải đi
qua ngọn lửa. Họ bị trừng phạt bằng cách cho chó cắn trước chứng kiến của
công chúng. Thân phận người phụ nữ bị hạ thấp phẩm giá một cách tệ hại qua
hàng ngàn năm. Đến khi Phật giáo ra đời, người phụ nữ mới được thừa nhận
có vai trò, địa vị như người nam. Mặc dù chưa thể giải thoát phụ nữ ngay khỏi
những định kiến, bất công nhưng đức Phật đã có quan niệm giúp cho xã hội
nhìn nhận lại người phụ nữ ở những khía cạnh khác nhau trong cuộc sống.
Nếu cho rằng các kinh thư của Ấn giáo nói chung chỉ đưa ra những
quan điểm tiêu cực có tính kỳ thị phụ nữ thì cũng không công bằng. Bởi vì
suốt lịch sử Ấn Độ lúc nào cũng có sự hiện diện của các nữ thần và các thầy
dạy đạo phái nữ được các tín đồ hết sức tôn sùng. Nói cách khác, các kinh thư
hàm chứa những quan điểm đa dạng về phụ nữ, có nhiều đoạn nhấn mạnh về
tầm quan trọng của nghi lễ không thể thi hành hoàn hảo nếu không có sự trợ
giúp của người nữ. Tuy nhiên, địa vị của người nữ vẫn hoàn toàn dưới nam
giới, họ luôn cần được cha, chồng hay con trưởng bảo vệ, không bao giờ nên
để cho người phụ nữ được độc lập.
Bên cạnh các cuốn kinh Vê - đa phục vụ cho giai cấp thống trị thì tầng
lớp này còn được bảo hộ bởi bộ luật Manu. Bộ luật Manu vừa là sách kinh
điển tôn giáo đồng thời một bộ sách luật. Đây là bộ luật hoàn chỉnh nhất trong
tất cả các luật lệ cổ ở Ấn Độ được xây dựng vào thời kỳ hậu Vê - đa bởi các
giáo sĩ Bà - la - môn. Thực chất đó là những luật lệ, những tập quán pháp của
16



giai cấp thống trị do các giáo sĩ Bà - la - môn tập hợp lại dưới dạng trường ca
gồm 2615 điều chia thành 12 chương. Nội dung của bộ luật không chỉ là
những quan hệ pháp luật mà còn là những vấn đề khác như chính trị, tôn giáo,
thế giới và vũ trụ. Xét trên phương diện pháp lý, luật Manu được chia thành
các chế định cụ thể như chế định quyền sở hữu, chế định hợp đồng, chế định
hôn nhân và gia đình, chế định thừa kế, chế định tội phạm và hình phạt, chế
định tố tụng... Trong đó có thể thấy rõ sự phân biệt đẳng cấp và kỳ thị phụ
nữ.Chẳng hạn như bộ luật này quy định khung hình phạt cho mỗi tội danh sẽ
tăng với những đẳng cấp thấp, đặc biệt là đối với đẳng cấp Thủ - đà - la. Việc
vay mượn cũng vậy, đẳng cấp Bà - la - môn không phải trả lãi, Sát - đế - lị
2%, Vệ - xá 4%, Thủ - đà - la 16%. Luật Manu còn quy định, đẳng cấp Thủ đà - la không được tham gia các cuộc hội họp, không được tham dự và hưởng
lễ vật trong các buổi tế lễ, không được sờ vào người Bà - la - môn khi họ chết,
không được đi đưa mai táng. Đẳng cấp Thủ - đà - la không được mặc quần áo
kiểu dáng đẹp mà phải mặc kiểu dáng xấu và màu sắc tối xỉn. Họ không được
đặt những tên biểu hiện sự cao quý, hùng tráng hay thanh lịch mà phải đặt
những tên thể hiện sự ngu dốt, thấp hèn. Trong chế định hôn nhân gia đình,
hôn nhân mang tính chất mua bán, người vợ được chồng mua về, tất cả của
hồi môn của người vợ thuộc quyền sở hữu của người chồng. Thừa nhận sự bất
bình đẳng trong quan hệ vợ chồng, lúc nào người phụ nữ cũng phải chịu sự
bảo hộ của người đàn ông (tam tòng). Người vợ không được ly dị chồng trong
mọi trường hợp. Người chồng dù tàn bạo, ngoại tình thì người vợ cũng phải
tôn trọng và coi như thánh nhân của đời mình. Ngược lại người chồng có
quyền ly dị nếu người vợ không có con hoặc sinh toàn con gái, ngoài ra người
chồng có quyền đánh đập, hành hạ vợ con mà không bị tội. Bộ luật này còn
quy định chỉ được kết hôn trong cùng đẳng cấp. Tuy nhiên đàn ông vẫn có thể
lấy vợ thuộc đẳng cấp dưới. Những quy định như vậy đã khiến người phụ nữ
gặp phải không ít những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống.

17



Không chỉ ở Ấn Độ đưa ra những luật lệ như vậy mà hầu hết các quốc
gia cổ đại đều có những chế định, những bộ luật để bảo vệ vị trí thống trị của
giai cấp mình. Trong đó hầu hết đều có những kỳ thị với người phụ nữ, có
những quy định khá rõ dành riêng cho phái nữ. Ở vùng Lưỡng Hà của
Babilon có bộ luật Hamurabi nổi tiếng, công khai khẳng định hôn nhân mua
bán, trước khi kết hôn bên nam giao nộp cho bên nữ tiền sính lễ và bán thân.
Babilon thực hiện chế độ một vợ một chồng cũng chỉ đối với nữ. Vợ không có
con, chồng có thể lấy vợ lẽ nhưng địa vị người vợ lẽ không thể bằng với
người vợ chính. Nếu vợ lẽ sinh con, không được bán vợ chính những có thể
đưa vào đội ngũ nô lệ. Nếu vợ lẽ không sinh con thì vợ chính có thể bán. Ly
hôn không có sự bình đẳng giữa vợ và chồng. Người vợ nếu có tình ý khác
hay lãng phí làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài sản gia đình chồng, người
chồng có thể bỏ mà không cấp cho khoản tiền nào. Người chồng cũng có thể
lấy vợ khác, giáng vợ cũ xuống làm nô lệ trong nhà. Người vợ chỉ được phép
bỏ chồng khi thực sự bị chồng ruồng rẫy, nhưng khi con cái còn nhỏ, dù
chồng có chết nếu chưa được phép thì không được tái hôn.
Pháp luật cổ La Mã tuy có điểm khác với các quốc gia cổ đại phương
Đông nhưng cũng biểu hiện chuyên chế gia trưởng phụ quyền trên hết. Quyền
người cha do tập tục đương thời thừa nhận bao gồm quyền lực chi phối cả
nhà, quyền bán con cái, quyền phán xét tư pháp nội bộ, quyền quản lý thờ
cúng trong nhà. Trong hôn nhân cũng có chi tiết phu quyền như phụ quyền
vậy. Nhưng cũng có một số điểm bảo vệ người phụ nữ trong hôn nhân và
cuộc sống gia đình.
Có thể thấy đạo Phật ra đời trong xã hội Ấn Độ cổ đại bắt nguồn từ
những nguyên nhân chính trị xã hội sâu xa, là trào lưu xã hội chống lại đẳng
cấp và đạo Bà - la - môn. Đạo Phật ra đời xét về mặt tư tưởng là sự kế thừa
tiếp nối các học thuyết tư tưởng đương thời. Ấn Độ cổ đại có nền triết học rất
phát triển, không kể giáo thuyết Bà - la - môn còn có sáu trường phái triết học


18


khác nhau. Các trường phái này cũng có những quan niệm về con người và
người phụ nữ nói riêng.
Đức Phật ra đời trong bối cảnh xã hội như vậy nên Ngài mong muốn
tìm ra một chân lý để giải thoát chúng sinh, giải thoát người phụ nữ. Giải
thoát ở đây không phải là xa rời trần thế về cõi cực lạc mà Ngài muốn con
người tự nhận ra bản ngã của mình, tu tập, rèn luyện trong cuộc sống. Giải
thoát người phụ nữ khỏi những bất công của chế độ phân biệt đẳng cấp khắc
nghiệt, cho nhân loại thấy được vị trí, vai trò của người phụ nữ. Đem lại sự
bình đẳng cho tất cả mọi người, góp phần đấu tranh loại bỏ giai cấp và sự
phân biệt tôn giáo, đẳng cấp.
Toàn bộ những lời thuyết giáo của đức Phật được các đệ tử của Ngài kết
tập lại và thể hiện trong Tam tạng kinh điển gồm Kinh, Luật, Luận. Kinh tạng
là những sách ghi những lời Phật Thích Ca giảng về giáo lý do đại đệ tử A-nan
kết tập gồm Trường Bộ kinh, Trung Bộ kinh, Tương Ưng Bộ kinh, Tăng Bộ
kinh và Tiểu Bộ kinh. Ngoài ra còn có những cuốn khác như Hoa Nghiêm kinh,
Diệu Pháp Liên Hoa, Bát Nhã, Lăng Nghiêm, Kim Cương, Di Đà... Luật tạng
là sách ghi những giới luật do Phật chế định làm khuôn phép cho việc sinh
hoạt, tu học của đệ tử nhất là với những người xuất gia tu hành. Luận tạng là
những sách được các vị Bồ Tát biên soạn sau khi đức Phật nhập diệt. Nhằm
mục đích giới thiệu giáo lý Phật giáo một cách có hệ hống, uốn nắn những
nhận thức sai trái và chống lại những quan điểm đả kích, xuyên tạc giáo thuyết
Phật giáo. Với một số tác phẩm như Đại thừa khởi tín luận của Mã Minh, Đại
thừa không tôn của Long Thọ, Duy Thức của Vô Trước và Thế Thân.
Giáo lý của đức Phật đề cập đến nhiều vấn đề về thế giới và nhân sinh,
tập trung ở một số giáo thuyết chủ yếu như Pháp, Bản thể, Tâm, Vô thường,
Nhân duyên, Sắc không, Vô ngã, Nhân quả, Luân hồi nghiệp báo, Thập nhị
nhân duyên, Tứ diệu đế... Quan niệm về người phụ nữ được đức Phật nhắc

đến chủ yếu trong Tăng Bộ kinh, Trường Bộ kinh, Trung Bộ kinh và trong
Luật tạng.
19


1.2. Nội dung của quan niệm về người phụ nữ trong giáo lý Phật giáo
1.2.1. Quan niệm về người phụ nữ trong một số tôn giáo
Để hiểu rõ quan niệm của Phật giáo về người phụ nữ chúng ta cần tìm
hiểu hình ảnh người phụ nữ trong những nền văn hoá khác nhau, trong các tôn
giáo khác nhau. Khi các tôn giáo ra đời, đã có một sức ảnh hưởng không nhỏ
không chỉ đến những người dân ở khu vực nó ra đời mà sức ảnh hưởng đó
còn lan toả khắp các khu vực khác nhau trên thế giới. Mỗi đất nước thường có
rất nhiều các tôn giáo khác nhau. Các học giả đều công nhận rằng tất cả các
tôn giáo đều phát sinh từ sự sợ hãi. Vào những thời kỳ xa xưa, con người
khiếp sợ sấm sét, bóng tối và các hiện tượng mà họ không thể khắc phục
được. Nhằm mục đích mong cầu tránh được nguy hiểm, họ luôn tìm cách để
biểu lộ thân phận nhỏ bé, sự ngoan ngoãn đồng thời tôn vinh những thứ ấy.
Sau khi kiến thức và sự hiểu biết của con người phát triển hơn, sự sợ hãi trước
đây với các hiện tượng thiên nhiên, thần linh và các nhân vật trên trời càng trở
nên khôi hài vì sự sợ hãi đã trở nên tinh tế hơn đó là sợ hãi trước những khổ
đau. Với sự sợ hãi này không có một phương tiện vật chất nào làm cho nó
giảm bớt đi được. Con người bắt đầu cảm thấy sợ hãi trước sinh, lão, bệnh, tử
kể cả những nỗi lo buồn khác bắt nguồn từ sự thèm muốn, giận dữ và vô
minh. Đó là điều mà không có một quyền lực hay sự giàu có nào làm nguôi
ngoai được, các tôn giáo cũng phát sinh từ đó.
1.2.1.1. Người phụ nữ trong Do thái giáo và Ki Tô giáo
Đạo Ki Tô phát sinh từ đạo Do thái do đó mọi quan niệm chính yếu
liên quan đến niềm tin tôn giáo của đạo Ki Tô đều được dập khuôn theo đạo
Do thái. Câu chuyện thần thoại Vườn địa đàng của người Sumerians ở
Babilon đã có từ 3000 năm.TCN, trở thành nòng cốt cho niềm tin của Do thái

giáo, Ki Tô giáo và Hồi giáo sau này. Trong Vườn địa đàng, Thiên Chúa
dựng nên tổ tiên loài người là Adam bằng đất sét sau đó Chúa thấy Adam
sống cô đơn, buồn bã nên Ngài rút một khúc xương sườn cụt của Adam tạo ra

20


Eva. Eva bị con rắn nói tiếng người dụ dỗ ăn trái cấm. Eva dụ dỗ chồng là
Adam cùng ăn và phạm tội chống lại Thiên Chúa nên cả hai trở thành những
kẻ đầu tiên phạm tội. Tội này được gọi là nguyên tội và là tội đầu tiên của loài
người, tội này có đặc điểm là di truyền cho con cháu đến muôn đời.
Câu chuyện thần thoại Vườn địa đàng đã được thánh Augustine khai
thác tạo thành những giáo lý, biến Công giáo La Mã thành một tôn giáo nổi
tiếng về óc kỳ thị phụ nữ.
Câu chuyện thần thoại này đưa đến nhiều hậu quả bất lợi cho người phụ
nữ. Họ phải phụ thuộc vào đàn ông vì đàn bà chỉ là một cái xương sườn cụt
của đàn ông. Eva không được sinh ra từ cha mẹ, không được cưu mang trong
bụng mẹ ngày nào, không được cắt rốn nên Eva là người duy nhất trên thế
giới không có lỗ rốn. Một trong những lý thuyết quan trọng nhất của
Augustine là tội tổ tông được di truyền cho con cháu muôn đời bởi do hành vi
giao cấu tội lỗi của cha mẹ. Ông quan niệm dù là hành vi giao cấu của những
vợ chồng hợp pháp nhưng động lực chính yếu vẫn là sự ham muốn dâm dục.
Vì vậy hành vi này vẫn cấu thành hành vi tội lỗi và làm cho tội tổ tông được
di truyền muôn đời.
Bà Maria có cha là ông Joachin và mẹ là bà Anna. Bà được sinh ra bởi
cha mẹ nên bà được cắt rốn và có lỗ rốn. Cái lỗ rốn của bà là bằng cớ hùng
hồn chứng tỏ bà đã mắc tội tổ tông. Một khi bà đã nhiễm tội thì bà sẽ truyền
tội cho thằng con trai của bà là chúa Giê - su, biến Giê - su thành kẻ có tội.
Hậu quả cuối cùng là Giê - su không thể vừa là một tội nhân, vừa là đấng trí
thánh. Giê - su phải hiện nguyên hình là một người thường chứ không phải

một thứ quái thai nửa người nửa thiên chúa.
Tội ác dã man mà người phụ nữ phải chịu của Công giáo La Mã và đạo
Tin lành dưới chiêu bài dệt nạn phù thuỷ. Trong tác phẩm Búa phù thuỷ của
hai linh mục quan án đạo Heinrich Kramer và James Sprenger xuất bản vào
năm 1468 được làm tài liệu chính thức cho các quan toà án đạo sử dụng.
Trong sách có in sắc lệnh 1482 của giáo hoàng Innocent VIII, sắc lệnh là văn
21


kiện luật pháp tối cao chỉ đạo công cuộc diệt phù thuỷ. Đây là chứng tích
không thể chỗi cãi về một thời kỳ kinh hoàng cho phụ nữ kéo dài hàng trăm
năm. Bất cứ một phụ nữ nào cũng có thể bị ghép vào tội phù thuỷ. Người phụ
nữ có thể bị hàng xóm thù ghét vu cáo cho tội đã dùng bùa phép làm chết con
bò hay con ngựa của hắn. Ngay lập tức, người phụ nữ bị truy tố ra toà án đạo
và bị kết tội phù thuỷ. Một phụ nữ bỗng nhiên bị nổi ở trên mặt vài cái nốt
ruồi hay mụn cơm có hình thù đặc biệt khiến cho kẻ mê tín tin đó là dấu hiệu
của ma quỷ. Trong sắc lệnh này đã đưa ra nhiều kiến thức lạ lùng về phù thuỷ,
thầy cúng, bói toán như các phù thuỷ có thể thông đồng với quỷ đực và quỷ
cái để gây ra bão táp phá hoại mùa màng, giết hại súc vật, phù thuỷ có khả
năng vận dụng sự di chuyển các ngôi sao để gây ra bệnh hoạn. Họ kết ước với
ma quỷ để có thể biết trước tương lai bằng cách đoán mộng... Đó là những
kiến thức tiêu biểu của giáo hoàng về phù thuỷ. Chủ trương diệt nạn phù thuỷ
đã bắt nguồn từ Cựu Ước ít nhất 3000 năm.TCN. Người phụ nữ bị coi là phù
thuỷ, họ phải mang oan ức này suốt nhiều thế kỷ.
Trên bình diện tôn giáo, hình ảnh người phụ nữ được thể hiện theo mẫu
mực của đạo Do thái. Đạo Do thái được hình thành vào thế kỷ XI.TCN gắn
liền với bộ lạc người Do thái. Những người Do thái tôn thờ thần Ja - hơ - vê
và cho rằng kinh Cựu Ước là nguồn gốc của mọi tín ngưỡng, chứa đựng điều
bí mật vĩ đại. Nó là cảm hứng của thánh Ja - hơ - vê được truyền tới cho giáo
dân qua các nhà tiên tri. Kinh Cựu Ước là bộ kinh người Do thái kính trọng

đã lăng mạ người phụ nữ một cách thậm tệ. Những người đàn ông mộ đạo
luôn chống lại những ai tôn thờ nữ thần. Theo nhà tiên tri Ezeliel và Hosea,
chuyện thờ kính nữ thần cổ đại cũng đồng nghĩa với sự bội tín, yêu thuật.
Theo kinh Cựu Ước, người phụ nữ sẽ bị ném đá đến chết nếu mất sự trinh
trắng. Người đàn ông cưỡng hiếp họ chỉ cần bồi thường 50 đồng tiền bạc cho
nạn nhân. Sau đó nạn nhân còn bị ép lấy kẻ đã cưỡng hiếp mình làm chồng để
giảm bớt sự hổ thẹn cho nạn nhân. Cũng trong kinh này, người ta tìm thấy
phần nói về sự ghen tuông của người chồng. Nếu người vợ ghen thì không
22


thành vấn đề nhưng ngược lại, nếu người chồng ghen vợ mình thì anh ta đem
vợ mình tới các nhà tu sĩ, những người này sẽ kiểm tra lòng trung thành của
người vợ bằng cách lấy nước pha với chất dơ dưới đất, nếu người vợ không
phát bệnh sau khi uống thì chứng tỏ cô ta vô tội. Trong thời gian gần đây, các
giáo sĩ Do thái giáo đã so sánh chuyện một người phụ nữ phơi bày tóc của
mình, không dùng khăn che đầu cũng giống như việc phô bày những phần kín
của thân thể. Họ cho rằng tóc của người phụ nữ có thể gây kích thích tính dục,
họ cũng cấm việc cầu nguyện khi có phụ nữ để đầu trần.
Cũng trong bộ kinh này, khi nàng Eva hái trộm trái cấm, Thượng Đế đã
có lời nguyền rằng “Ta sẽ khiến cho nhà ngươi phải chịu đau đớn khi mang
thai và càng đau hơn khi sinh con. Sự ham muốn của nhà ngươi sẽ được dành
cho chồng nhà ngươi và luôn phải chịu sự khuất phục trước chồng nhà
ngươi”. Chúng ta không thể tin rằng Thượng đế lại nói những lời như vậy.
Thậm chí đến ngày nay, những người Do thái mộ đạo luôn lặp lại những lời
cầu nguyện của họ: Kính lạy đức Chúa trời, ngài đã không khiến con trở
thành phụ nữ. Theo truyền thống Do thái giáo, người chồng sở hữu vợ mình
như sở hữu người hầu trong nhà. Người chồng có thể ly dị vợ mình bất cứ lúc
nào họ muốn, nhưng chuyện ngược lại hầu như không cho phép.
Trong đạo Do thái, có khá nhiều nghi lễ do luật Toral đặt ra nhằm phân

biệt cái thanh tịnh với cái không thanh tịnh, cái phàm tục với cái thiêng liêng,
người đàn ông không được mặc quần áo của người đàn bà, chết được xem là
không thanh tịnh. Khi gia đình đi lễ ở lễ đường thì người đàn ông ngồi ở hội
trường lớn, còn phụ nữ ngồi ở một khoảng nhà thờ dành riêng cho họ. Giáo sĩ
Do thái bắt buộc đàn ông Do thái phải có con để tăng dân số. Cùng lúc đó, họ
không dấu diếm việc ưa thích bé trai hơn “thật tốt cho những ai có con trai
nhưng thật tồi nếu có con gái, khi đứa bé trai được sinh ra tất cả đều vui
mừng, khi đứa bé gái được sinh ra tất cả đều đau buồn và khi bé trai chào đời
hoà bình đến với thế giới, khi bé gái chào đời chẳng có gì đến cả...” Con gái bị
coi là gánh nặng vất vả, sẽ gây hổ thẹn cho người cha “con gái của ngươi ương
23


ngạnh? Hãy giám sát cô ta cẩn thận để cô ta không làm cho ngươi trở thành
trò cười của kẻ thù, câu chuyện của thành phố, chủ đề của chuyện tầm phào
tầm thường và đặt ngươi vào cảnh xấu hổ công khai, giữ người con gái ương
ngạnh dưới sự kiểm soát chắc chắn, nếu không cô ta sẽ lạm dụng bất kỳ sự xá
tội nào mà cô ta nhận được. Hãy theo dõi nghiêm ngặt đôi mắt trơ tráo của cô
ta, đừng ngạc nhiên nếu cô ta làm ngươi hổ thẹn”. Việc đối xử với con gái như
nguồn gốc gây hổ thẹn dẫn tới việc người ngoại giáo Ả Rập thời tiền Hồi giáo
có hủ tục giết trẻ sơ sinh gái. Những quan điểm của đạo Do thái đã trở thành vũ
khí tư tưởng gây ra các cuộc chiến tranh của một số nước Hồi giáo.
Tuy nhiên, có những đức tính của người phụ nữ mà Ki Tô giáo đưa ra
được kế thừa từ Do thái giáo được mọi người chấp nhận để làm tròn vai trò,
trách nhiệm của mình trong gia đình. Trước tiên, người vợ Ki Tô giáo phải là
người con gái của Chúa, sức mạnh của nàng chủ yếu là để giúp đỡ cho chồng
nàng. Kinh thánh có mô tả nhiều đức tính phải có của một phụ nữ Ki Tô giáo,
bốn đức tính sau đây luôn được nhắc đến thường xuyên. Một là đức tin,
những phụ nữ được Kinh thánh đề cập đến có một niềm tin vững chắc, sâu xa
vào Chúa, vào lời Ngài hứa với chính họ và gia đình họ. Mỗi khi gặp âu lo, họ

tin tưởng và phó thác cho Chúa, tin rằng lời Chúa sẽ chiến thắng. Trong nền
văn hoá của chúng ta thì ngược lại, người phụ nữ thường hay lo sợ, bất an,
buồn rầu về chồng con, lo cho tương lai, họ có đủ mọi chuyện để âu lo trong
cuộc sống. Nhưng ý Chúa là muốn người phụ nữ không phải lo sợ gì cho
tương lai mà tươi cười khi nghĩ đến tương lai. Cách duy nhất có thể giúp
người ta đọc báo mà không lo sợ gì là tin tưởng vào Chúa. Người phụ nữ Ki
Tô giáo ngày nay cũng phải có đức tin nơi Thiên Chúa cũng giống như những
người phụ nữ trong Kinh thánh, họ cũng phải ghi nhớ lời Chúa hứa trong lòng
và tin tưởng vào những lời hứa đó chắc chắn Chúa sẽ thực hiện. Hai là đức ái.
Đức ái không chỉ khiến cho nàng yêu thương thăm thiết gia đình mà còn thúc
đẩy nàng quan tâm tích cực đến các nhu cầu của dân Chúa nữa. Chúng ta có
thể thấy điều đó trong cách nàng xây dựng tổ ấm, trong những bữa ăn nàng
24


dọn ra, trong việc nàng lưu tâm chăm sóc con cái. Tình yêu đã khiến cho sự
phục vụ của nàng nổi bật lên trong cộng đoàn Ki Tô giáo, là nơi họ tự nguyện
giúp đỡ những người đau khổ và rửa chân cho các tín hữu. Đức tính thứ ba
được Kinh thánh gọi là tinh thần thanh thản. Thánh Phê - rô gọi tinh thần này
là “sự kiều diễm không phai tàn có giá trị trước Thiên Chúa”. Cách hay nhất
để hiểu tinh thần thanh thản là nghĩ về một phụ nữ có đời sống trật tự ngăn
nắp, bình an, niềm tin tưởng rằng mình có tương quan thân thiện với Chúa và
với chồng mình. Nhờ vậy, nàng có thể tập trung mọi năng lực để chu toàn mọi
trách nhiệm của nàng, chứ không hành động theo tính hiếu kỳ, sự lo âu hay
những áp lực tình cảm. Nàng không ăn nói bừa bãi mà ăn nói có chừng mực,
tự chủ được lời ăn tiếng nói của mình, tin tưởng vào sự điều khiển của chồng
mình. Để nói về họ, Kinh thánh dùng những từ ngữ như chừng mực, nghiêm
trang, tinh tế, giản dị... Người phụ nữ có tinh thần thanh thản luôn sống trong
bình an. Nàng sống an hoà với chính mình, với Chúa, với chồng con. nàng có
sức mạnh, nàng làm chủ được sức mạnh đó, điều đó khiến nàng dễ thương vì

nàng biết rằng quyền năng của Thiên Chúa đang hoạt động trong nàng để
giúp nàng thực hiện tất cả. Nàng phục tùng chồng không phải vì nàng có tính
thụ động hay sợ hãi mà vì nàng ý thức được vai trò, trách nhiệm, quyền hành
mà Chúa ban cho nàng. Trong nền văn hoá của chúng ta hôm nay, người phụ
nữ cảm thấy cần phải tỏ ra cứng rắn để có được điều mình muốn nhưng Chúa
lại thích những người phụ nữ nào biết đợi đến giờ Ngài đã ấn định để xem
mọi việc xảy ra. Đó là một thái độ quan trọng mà người phụ nữ nên áp dụng
trong gia đình mình, không lấn át quyền của chồng và Chúa sẽ hoạt động qua
quyền lực của chồng mình. Đức tính thứ tư là thánh thiện. Người phụ nữ Ki
Tô giáo cần phải sống thánh thiện. Kinh thánh nói về những người phụ nữ
biết kính sợ Chúa, luôn sống trong tâm tình cầu nguyện cả ngày lẫn đêm.
Kinh thánh nói đến những đức hạnh đáng nể phục của người phụ nữ. Tương
giao thân thiện giữa người phụ nữ Ki Tô giáo với Chúa tạo nên một phần rất
quan trọng trong tính cách và cuộc đời nàng.
25


×