Tải bản đầy đủ (.doc) (107 trang)

Phát triển nông nghiệp vùng ven biển Nam Định và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sự phát triển nông nghiệp vùng ven biển Nam Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 107 trang )

Khóa luận tốt nghiệp
Nội

Khoa Địa Lý _ Trường ĐHSP Hà

PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nông nghiệp là một ngành quan trọng trong sự phát triển nền kinh tế quốc
dân. Nông nghiệp giúp cung cấp nguồn lương thực cho đời sống, cung cấp nguyên
liệu cho sản xuất và đồng thời cũng làm hoàn thiện cơ cấu kinh tế. Nông nghiệp
ngày càng phát huy được lợi thế của những nhân tố phát triển, đặc biệt đối với vùng
ven biển, bên cạnh những lợi thế về tự nhiên, kinh tế - xã hội thông thường còn có
sự ảnh hưởng rất lớn của biển và các động thái vùng biển. Vùng ven biển đã phát
triển nền nông nghiệp toàn diện về cơ cấu nông – lâm – ngư – diêm nghiệp, đóng
góp lớn cho giá trị sản xuất kinh tế chung của vùng.
Cùng với đó trong quá trình phát triển, Thế giới đang đứng trước rất nhiều
thách thức. Bên cạnh những điểm nóng về kinh tế, chính trị, xã hội,... thì biến đổi
khí hậu (BĐKH) đang là một vấn đề tự nhiên được nhiều người quan tâm nhất.
Biến đổi khí hậu - có thể nói có sức ảnh hưởng rất lớn đến hoạt đông sản xuất nông
nghiệp, BĐKH đang diễn ra trên quy mô toàn cầu khiến con người có nhiều nghi
ngại. Khi con người phải chịu sự trả giá của tự nhiên cho những hành động của
mình, con người phải biết được sự trả giá đó khủng khiếp như nào và có kế hoạch
ứng phó với nó kịp thời nhất.
Việt Nam cũng là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng
của BĐKH. Với đường bờ biển dài, nếu như kịch bản BĐKH vẫn diễn ra như dự
tính thì có thể rất nhiều vùng lãnh thổ trên đất liền sẽ không còn trên bản đồ hình
thể. Những tỉnh thành phố giáp biển là những nơi đầu tiên chịu sự tác động của
biến đổi khí hậu sâu sắc nhất, trong đó có Nam Định – tỉnh phía nam Đồng bằng
sông Hồng với 72km đường bờ.
Là một người con của mảnh đất Thành Nam, em thấy cuộc sống của người
dân ven biển đang chịu ảnh hưởng rất nhiều. Hoạt động sản xuất nông nghiệp đang


phải đối phó với nhiều khó khăn, thách thức lớn. Nhận định vấn đề này, em đã
quyết định chọn đề tài cho khóa luận tốt nghiệp là “Phát triển nông nghiệp vùng
ven biển Nam Định và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sự phát triển nông
nghiệp vùng ven biển Nam Định”.
Mai Thị Tuyết Nhung _K60TN

1


Khóa luận tốt nghiệp
Nội

Khoa Địa Lý _ Trường ĐHSP Hà

Với đề tài khóa luận, em mong muốn có thể nâng cao hiểu biết cho bản thân
về những kiến thức liên quan đến địa phương mình đang sinh sống. Mặt khác đó là
sự bổ sung rất lớn những kiến thức chuyên môn cũng như phương pháp nghiên cứu
làm khoa học. Hơn hết em mong đây sẽ là tài liệu có ý nghĩa giúp cho mọi người
đặc biệt là những người dân đang hoạt động nông nghiệp vùng ven biển có thể hiểu
được những khó khăn mà mình đang gặp phải, từ đó có những giải pháp tích cực để
ứng phó với nó nhằm ổn định nền kinh tế cũng như ổn định cuộc sống con người.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
2.1.

Mục đích
Đề tài tập trung đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố

nông nghiệp vùng ven biển Nam Định, phân tích thực trạng phát triển nông nghiệp
vùng ven biển tỉnh Nam Định.
Phân tích những biểu hiện và tác động của BĐKH đến sự phát triển nông

nghiệp vùng ven biển.
Đề xuất những định hướng và giải pháp phù hợp góp phần đẩy mạnh sản
xuất nông nghiệp của tỉnh.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài.
Đề tài tập trung và giải quyết các nhiệm vụ chính sau:
Phân tích và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố
nông nghiệp của vùng.
Phân tích thực trạng phát triển nông nghiệp theo ngành và sự phân hóa theo
lãnh thổ của vùng trong giai đoạn 2000 – 2012.
Nêu những biểu hiện của BĐKH. Phân tích làm rõ nguyên nhân, những
nguyên nhân chủ quan, khách quan.
Đánh giá tác động của BĐKH tới nông nghiệp vùng ven biển của Nam Định
Đưa ra một số định hướng và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát
triển nông nghiệp của tỉnh hiệu quả và bền vững trong điều kiện BĐKH ảnh hưởng
đến phát triển nông nghiệp.
2.3. Giới hạn của đề tài
Mai Thị Tuyết Nhung _K60TN

2


Khóa luận tốt nghiệp
Nội

Khoa Địa Lý _ Trường ĐHSP Hà

Về nội dung: đề tài tập trung nghiên cứu địa lí nông nghiệp tỉnh Nam Định
theo nghĩa rộng (Nông nghiệp – lâm nghiệp – thủy sản – muối) trên các khía cạnh:
-


Phân tích và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển nông
nghiệp vùng ven biển tỉnh Nam Định.

-

Phân tích thực trạng sản xuất, cơ cấu ngành, và một số hình thức tổ chức
lãnh thổ nông nghiệp của vùng ven biển.

Phân tích những biểu hiện của BĐKH ở Nam Định và những tác động của
BĐKH đối với phát triển nông nghiệp vùng ven biển
Đề xuất một số phương hướng và giải pháp phát triển nông nghiệp trong
điều kiện BĐKH ảnh hưởng đến sản xuất.
Về phạm vi lãnh thổ: đề tài nghiên cứu trên phạm vi 3 huyện ven biển: Nghĩa
Hưng, Giao Thủy, Hải Hậu.
Về phạm vi thời gian: phân tích thực trạng phát triển nông nghiệp, các biểu
hiện của BDKH và tác động trong giai đoạn 2000 – 2012 và các định hướng phát
triển ngành nông nghiệp của tỉnh từ 2012 đến năm 2020.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu là tổ hợp các thao tác, biện pháp thực tiễn để giải
quyết một vấn đề nghiên cứu. Do còn nhiều hạn chế về thời gian và kinh phí nên
trong đề tài khóa luận này chủ yếu sử dụng nhóm phương pháp nghiên cứu lý
thuyết gồm: phân tích, tổng hợp… và phương pháp thực địa.
3.1.

Phương pháp thu thập và xử lý số liệu.
Đây là phương pháp quan trọng xuyên suốt quá trình thực hiện đề tài. Các tài

liệu, số liệu được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau: sách báo, thông tin từ các
trang web, các tài liệu được cung cấp từ Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn
tỉnh Nam Định, Cục Thống kê tỉnh Nam Định. Trên cơ sở đó tiến hành các phương

pháp nghiên cứu trong phòng với các phần mềm xử lí số liệu để có được hệ thống
các số liệu có đủ độ tin cậy để phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tài.

Mai Thị Tuyết Nhung _K60TN

3


Khóa luận tốt nghiệp
Nội

Khoa Địa Lý _ Trường ĐHSP Hà

Trên cơ sở tập hợp, thu thập các tài liệu liên quan đến đề tài, tác giả đã tiến
hành phân tích,tổng hợp có chọn lọc các nguồn tư liệu, từ đó có những nhận xét,
phân tích và rút ra kết luận cần thiết.
3.2.

Phương pháp chuyên gia
Tham khảo ý kiến của những chuyên gia trong các lĩnh vực thuộc nội dung

đề tài nghiên cứu về nông nghiệp và BĐKH như: Các cán bộ thuộc chi cục Muối,
chi cục Nuôi trồng và Đánh bắt thủy sản ( Trực thuộc Sở Nông nghiệp phát triển
Nông thôn Nam Định), Chi cục trưởng chi cục Biển trực thuộc sở Tài nguyên Môi
trường Nam Đinh – ông Mai Văn Quyền.
Khi tham khảo ý kiến của những chuyên gia, có thể rút ra những kết luận có
giá trị, những đánh giá về chuyên môn cho đề tài nghiên cứu
3.3.

Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh

Đây là phương pháp sử dụng các số liệu thống kê và các tư liệu liên quan để

tiến hành so sánh, đánh giá và phát triển làm rõ các vấn đề đưa ra.
Trong nghiên cứu địa lí nông nghiệp vùng ven biển tỉnh Nam Định cần phân
tích, so sánh và đối chiếu với các địa phương khác trong tỉnh để thấy rõ bản chất
chung nhất, xu hướng phát triển cũng như mối quan hệ giữa chúng. Nhờ so sánh
mà có thể thấy được sự thay đổi giữa các ngành trồng trọt, chăn nuôi, giữa các
huyện trong tỉnh qua các năm. Sau khi phân tích, so sánh cần tiến hành bước tổng
hợp để có được các nhìn tổng quát về đối tượng nghiên cứu và đưa ra được những
đánh giá đúng đắn theo mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
3.4.

Phương pháp bản đồ, biểu đồ.
Bản đồ là phương tiện hữu hiệu trong việc cụ thể hóa đối tượng địa lí, thể

hiện sự phân bố không gian của đối tượng. Vì thế mà quá trình thực hiện đề tài đã
sử dụng bản đồ như một nguồn tự liệu quan trọng và cũng sử dụng bản đồ như một
phương tiện phản ánh các kết quả nghiên cứu về các yếu tố của nông nghiệp vùng
ven biển tỉnh Nam Định. Do đó, dựa trên cơ sở dữ liệu đã thu thập được, tiến hành
thành lập một số bản đồ thể hiện trực quan hơn kết quả nghiên cứu dưới sự hỗ trợ
của phần mềm Mapinfo, Arcgis.
Mai Thị Tuyết Nhung _K60TN

4


Khóa luận tốt nghiệp
Nội

Khoa Địa Lý _ Trường ĐHSP Hà


Bên cạnh đó em đã xây dựng một số biểu đồ để phản ánh quy mô, động thái,
cơ cấu,… của các hiện tượng kinh tế theo không gian và thời gian. Từ đó phân tích,
đánh giá về thực trạng cũng như đưa ra những nhận định về hướng phát triển trong
thời gian tiếp theo.
3.5.

Phương pháp thực địa
Trực tiếp đi tìm hiểu tình hình sản xuất của người dân ven biển tỉnh Nam

Định. Thông qua quá trình này có thể tìm hiểu được những đặc trưng của quá trình
sản xuất đồng thời có những đánh giá khách quan mức độ tác động của BĐKH đến
kinh tế nông nghiệp vùng ven biển của tỉnh.
Có thể đi vào đánh giá thực tế những nhận định của chuyên gia mà bản thân
đã có điều kiện tham khảo trước đó để nhận biết sâu sắc vấn đề.
4. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI
Đề tài “Phát triển nông nghiệp vùng ven biển Nam Định và ảnh hưởng của
biến đổi khí hậu” ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung gồm 4 chương chính:
Chương I: Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp vùng ven biển
Nam Định
Chương II: Hiện trạng phát triển nông nghiệp vùng ven biển Nam Định
Chương III: BĐKH ở Nam Định và tác động của BĐKH đến phát triển nông
nghiệp vùng ven biển Nam Định
Chương IV: Định hướng và giải pháp phát triển nông nghiệp vùng ven biển
Nam Định trong bối cảnh chịu tác động của BĐKH.

Chương 1:
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
VÙNG VEN BIỂN NAM ĐỊNH


Mai Thị Tuyết Nhung _K60TN

5


Khóa luận tốt nghiệp
Nội

Khoa Địa Lý _ Trường ĐHSP Hà

Vùng ven biển Nam Định gồm các huyện giáp biển: Nghĩa Hưng, Hải Hậu, Giao
Thuỷ với 76 xã và 6 thị trấn. Diện tích tự nhiên của vùng khoảng 712,7km2 chiếm
43,6% diện tích của tỉnh và chiếm 31,4% diện tích dải đất ven biển Đồng bằng
sông Hồng. [19]

Hình 1: Bản đồ hành chính Nam Định và vị trí của vùng ven biển trong bản đồ
hành chính
[Nguồn: Bản đồ tự thành lập]

Mai Thị Tuyết Nhung _K60TN

6


Khóa luận tốt nghiệp
Nội

Khoa Địa Lý _ Trường ĐHSP Hà

I. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế nông nghiệp vùng ven

biển Nam Định [12,13,16]
1. Vị trí địa lý [13]
Vùng ven biển Nam Định nằm ở phía đông nam của tỉnh, tiếp giáp với các
huyện: Xuân Trường, Trực Ninh, Nam Trực, Vụ Bản, Ý Yên; giáp với 2 tỉnh là
Thái Bình và Ninh Bình. Tiếp giáp với nhiều huyện và địa phương trong tỉnh giúp
cho vùng có được những lợi thế về thị trường, nguồn lao động, công nghệ, kĩ
thuật…
Với sự hỗ trợ của giao thông vận tải, các tuyến đường: Quốc lộ 21, đường
tỉnh lộ 55,56; các cảng sông, cảng biển… đã giúp cho hàng nông sản của vùng
ven biển được trao đổi buôn bán với những huyện, tỉnh thành lân cận, tạo điều
kiện thúc đẩy mạnh mẽ hơn sức sản xuất và là điều kiện cho đa dạng cơ cấu sản
phẩm phục vụ cho thị trường xung quanh.
Có một điểm đặc biệt trong vị trí của vùng: đây là vùng giáp biển với 72 km
đường bờ. Vị trí này chính là điều kiện quan trọng giúp Nam Định nói chung và
vùng ven biển Nam Định nói riêng có những định hướng trong phát triển kinh tế.
Vùng biển với những lợi thế về tài nguyên và những động thái biển sẽ có ảnh
hưởng rất lớn đế phát triển nông nghiệp. Tiêu biểu là ảnh hưởng đến cơ cấu ngành
nghề sản xuất, với sự xuất hiện của một số ngành có đóng góp của biển: Ngành
thủy sản, ngành muối. Trong cơ cấu sản xuất, vai trò của những ngành này cũng
khác hơn so với những vùng không có tác động của biển.
2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
2.1. Địa hình [12,13]
Vùng ven biển Nam Định có địa hình bằng phẳng, với bờ biển dài 72 km, bị
chia cắt khá mạnh mẽ bởi các cửa sông lớn là cửa Ba Lạt (sông Hồng), cửa Đáy
(sông Đáy), cửa Lạch Giang (sông Ninh Cơ) và cửa Hà Lạn (sông Sò). Hàng năm
có lượng phù sa bồi lắng của sông Hồng và sông Đáy với tốc độ nhanh.
Địa hình là điều kiện rất tốt cho cư trú và phát triển các vùng trồng trọt chăn
nuôi. Nếu như một số vùng ven biển miền Trung, đồi núi thường ăn lan ra sát biển,
Mai Thị Tuyết Nhung _K60TN


7


Khóa luận tốt nghiệp
Nội

Khoa Địa Lý _ Trường ĐHSP Hà

khó khăn cho sản xuất nông nghiệp thì nhìn lại, vùng ven biển Nam Định có lợi thể
rất to lớn. Với địa hình bằng phẳng và đất đai màu mỡ, vùng ven biển Nam Định đã
trở thành vùng trọng điểm lương thực của cả tỉnh với những vùng trồng lúa cao sản,
vùng trồng cây công nghiệp, cây ăn quả có giá trị cao, đóng góp tỉ trọng lớn trong
giá trị sản xuất chung của toàn tỉnh.
Một thế mạnh nổi bật của vùng là có những dạng địa hình bờ biển: vũng
vịnh, đầm phá… giúp cho phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản. Vùng ven
biển Nam Định đã phát triển những mô hình nuôi ngao, nuôi tôm rất thành công
giúp tăng chất lượng và sản lượng thủy sản. Bên cạnh đó, vùng ven biển với những
ô trũng tạo điều kiện thuận lợi đặc biệt cho phát triển diêm nghiệp. Sản xuất muối
theo phương thức phơi cát đã trở thành một đặc trưng cho dải ven biển này, giúp
cho diêm dân có thêm thu nhập lao động và ngành nông nghiệp có khả năng mở
rộng, đa dạng hóa cơ cấu sản xuất, tăng giá trị sản xuất nông nghiệp chung.
Địa hình bờ biển với những bãi triều rộng còn giúp cho phát triển rừng ngập
mặn: Cồn Lu, Cồn Ngạn (Giao Thủy), khu vực Nam Điền (Nghĩa Hưng). Việc phát
triển diện tích rừng ngập mặn không chỉ có giá trị sản xuất nông nghiệp mà còn có
giá trị về sinh thái, đa dạng sinh học và môi trường.
Như vậy địa hình đã tạo rất nhiều điều kiện cho phát triển nông nghiệp vùng
ven biển Nam Định. Ở những vùng địa hình khác nhau sẽ quy định tính chất của
nền sản xuất khác nhau: Vùng đồng bằng trũng sẽ phát triển trồng cây lương thực,
thực phẩm, cây công nghiệp, cây ăn quả và phát triển chăn nuôi; vùng ven biển sẽ
phát triển ngư nghiệp, lâm nghiệp… Tuy vậy bên cạnh những thuận lợi, địa hình

cũng khiến cho sản xuất nông nghiệp gặp một số khó khăn: Địa hình vùng ven biển
bị ảnh hưởng rất lớn bởi thủy triều, nước biển dâng do BĐKH nên diện tích sản
xuất sẽ bị thay đổi, không ổn định thường xuyên. Định hướng phát triển cho vùng
trong những năm tới cũng phải có những sự điều chỉnh thích hợp khi địa hình vùng
ven có những thay đổi theo động thái biển và những biến đổi của khí hậu.

Mai Thị Tuyết Nhung _K60TN

8


Khóa luận tốt nghiệp
Nội

Khoa Địa Lý _ Trường ĐHSP Hà

2.2. Khí hậu [13]
Vùng ven biển Nam Định nằm trong miền khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa,
cùng chung tính chất khí hậu với vùng đồng bằng bắc bộ với diễn biến của thời tiết
khá phức tạp. Chế độ bức xạ dồi dào, với lượng bức xạ tổng cộng trung bình năm
khoảng 110-118 Kcal/cm2. Cán cân bức xạ 80 – 85 kcal/cm 2/năm. Số giờ nắng
thuộc loại trung bình ở nước ta khoảng 1.600 – 1.700 giờ/năm, trong đó tháng bảy
có số giờ nắng nhiều nhất (190-230 giờ/ tháng) và tháng hai và tháng ba có số giờ
nắng ít nhất (chỉ khoảng 35-47 giờ/ tháng). Với tính chất này, vùng ven biển có thể
phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới điển hình với những cây trồng vật nuôi phong
phú đa dạng, sản xuất được quanh năm không bị gián đoạn.
Nhiệt độ không khí trung bình năm tương đối cao ( khoảng 22.5-24 0C). Tổng
nhiệt độ năm 8.500-8.6000C. Chế độ nhiệt cũng phân hoá thành hai mùa khá rõ:
mùa nóng từ tháng năm đến tháng chín với nhiệt độ trung bình 28-290C; mùa lạnh
từ tháng mười đến tháng tư năm sau với nhiệt độ trung bình dưới 20 0C. Biên độ

nhiệt trong năm dao động khoảng 10 0C.
Tổng lượng mưa khoảng 1650-1850mm/năm. Mùa mưa thường kéo dài 6
tháng và trùng với thời kỳ hoạt động của gió mùa đông nam, lượng mưa của toàn
mùa mưa chiếm tới 84-92% tổng lượng mưa của cả năm.
Độ ẩm không khí bình quân trong năm 82-85%, những tháng đầu mùa đông
độ ẩm không khí xuống rất thấp khoảng 75-82% gây ra hiện tượng khô hanh.
Về gió thường thổi theo hai hướng vào hai mùa tương đối phù hợp với
hướng hoàn lưu chung của khu vực. Mùa đông chủ yếu theo hướng Đông Bắc và
Bắc, mùa hè chủ yếu theo hướng Đông Nam và Nam. Vận tốc gió trung bình năm
dao động từ 2-5m/s, vào sâu trong đất liền có xu hướng giảm dần.
Khí hậu rất thuận lợi cho cây trồng vật nuôi sinh trưởng và phát triển,
đảm bảo năng suất, chất lượng và sản lượng nông sản. Khí hậu mang tính chất
chung của khí hậu Việt Nam có một mùa đông lạnh giúp cho việc đa dạng hóa
cơ cấu cây trồng. Ngoài những cây trồng truyền thống của miền nhiệt đới, vùng

Mai Thị Tuyết Nhung _K60TN

9


Khóa luận tốt nghiệp
Nội

Khoa Địa Lý _ Trường ĐHSP Hà

còn phát triển những loại cây rau, củ quả cận nhiệt và ôn đới tạo thành vùng
chuyên canh cây vụ đông.
Vùng ven biển ngoài những đặc điểm khí hậu chung còn có những yếu tố
thời tiết đặc trưng do sự tác động của biển. Với sự tác động của biển, khí hậu có sự
điều hòa hơn. Độ ẩm nhìn chung cao hơn so với vùng trong đất liền.

Về mây và mù biển thường có nhiều, lượng mây tổng quan năm dao động
trong khoảng 7.3-7.7/10 bầu trời. Tháng hai và tháng ba là những tháng có nhiều
mây nhất. Ngoài ra còn có mù biển mang theo hơi nước mặn xảy ra vào mùa đông.
Những đặc điểm khí hậu của vùng ven biển Nam Định giúp cho vùng có khả
năng sản xuất một nền nông nghiệp nhiệt đới điển hình. Người dân ở vùng ven biển
luôn biết tận dụng những lợi thế này cho phát triển kinh tế cho vùng. Kinh nghiệm
sản xuất lâu năm đã chỉ ra cho người dân hướng đi phát triển đúng nhất, đón đầu cả
được những công nghệ cũng như xu hướng hiện nay.
Tuy vậy, những năm gần đây, khi BĐKH đang ngày càng diễn biến phức
tạp, sản xuất của người dân vùng ven biển đang gặp phải rất nhiều khó khăn. Tính
dị thường của thời tiết cùng với các hiện tượng thời tiết cực đoan đã làm cho năng
xuất mùa màng và tính thường xuyên liên tục trong sản xuất bị xáo trộn, gián đoạn.
Do vị trí địa lý của vùng (như một cửa ngõ đón bão) nên luôn chịu ảnh
hưởng của bão, theo số liệu thống kê của cục khí tượng thuỷ văn trung bình mỗi
năm ở đây có 2.2 cơn bão đổ bộ vào. Bất thường xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 11,
nhiều nhất là vào tháng 6 đến tháng 9. Bão là hiện tượng thời tiết đặc biệt, đổ bộ
vào gây mưa to, gió lớn, ngập úng, hại nhà cửa, hại mùa màng.
Không chỉ có bão, trong những năm gần đây, rét đậm, rét hại, mưa lớn và
hạn hán luôn phiên diễn ra với tần số và cường độ mạnh. Đúng vào sản xuất mùa
vụ, người nông dân sẽ khó để có thể ứng phó với những thay đổi trong khí hậu như
hiện nay.
2.3. Đất đai [13]
Do đặc trưng vùng ven biển nên đất đai có sự đa dạng, ngoài đất phù sa ở
vùng trong đê biển còn có những nhóm đất chịu ảnh hưởng trực tiếp của vùng biển.
Mai Thị Tuyết Nhung _K60TN

10


Khóa luận tốt nghiệp

Nội

Khoa Địa Lý _ Trường ĐHSP Hà

Những nhóm đất này có những ý nghĩa khác nhau trong phát triển nông nghiệp, đặc
biệt là quyết định đến cơ cấu cây trồng phù hợp với từng loại đất khác nhau.
2.3.1. Nhóm đất phù sa
Đất phù sa được hình thành do phù sa của sông Hồng, sông Đáy và sông
Ninh Cơ bồi đắp tạo thành vùng đồng bằng thấp trũng, chiếm diện tích chủ yếu của
của vùng ven biển, phần lớn phân bố trong đê, ít được bồi hàng năm và cũng ít bị
nhiễm mặn. Cùng với địa hình tương đối bằng phẳng, lại có nhiều sông rạch phân
bổ tương đối đồng đều thuận tiện cho việc tưới tiêu. Nhìn chung đất tốt, có màu
nâu tươi, có phản ứng trung tính hoặc ít chua, độ phì tự nhiên khá, độ ẩm vừa đảm
bảo cho cây trồng trong các giai đoạn sinh trưởng. Thành phần cơ giới từ thịt nhẹ
đến trung bình, thích hợp với cây lúa nước và các loại hoa màu cho năng suất cao.
Đất phù sa với những đặc tính tốt đặc biệt phù hợp cho việc hình thành vùng
chuyên canh nông nghiệp. Vùng ven biển Nam Định vì thế mà có điều kiện phát
triển trồng trọt với những giống lúa cao sản, giống cây rau màu mang lại giá trị cao
cho sản xuất kinh tế nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng.
2.3.2. Nhóm đất cát
Đất cồn cát và đụn cát có nguồn gốc biển: phân bổ chủ yếu về phía đông của
các cồn nổi hoặc bãi biển ven bờ, đã thoát khỏi ảnh hưởng của thuỷ triều và chịu
tác động của gió tạo thành các cồn và các đụn cát. Đất có độ pH trung tính ở lớp
mặt kiềm yếu ở lớp dưới; thành phần cơ giới chủ yếu là cát thô chiếm 94 - 96% ở
tất cả các tầng của mặt cắt. Nhìn chung đây là loại đất nghèo chất dinh dưỡng,
nghèo hữu cơ, độ phì kém , thích hợp với trồng cây rau màu, phi lao thành rừng bảo
hộ, tạo môi trường sinh thái thuận lợi cho các đầm hồ nuôi trồng thuỷ sản.
Đất cát biển: Được hình thành trên trầm tích biển, phân bố dọc duyên hải cũ
và mới, có địa hình cao hơn so với độ cao bình quân của đồng bằng ven biển. Đất
có phản ứng kiềm yếu pH từ 7.37 - 7.81. Thành phần cơ giới chủ yếu là cát thô từ

91 - 95%, sét và limon khoảng 4.4 - 5%. Thuộc loại đất nghèo nhưng thoáng khí,
ráo nước, dễ canh tác và thích hợp với nhiều loại cây trồng, nhất là các loại hoa
màu. Để cây trồng đạt năng suất cao trên đất này cần phải bón nhiều phân hữu cơ.
Mai Thị Tuyết Nhung _K60TN

11


Khóa luận tốt nghiệp
Nội

Khoa Địa Lý _ Trường ĐHSP Hà

Đất bãi triều: Là những bãi cát ngập triều ngoài đê được tạo thành chủ do
nguồn gốc biển, bị ngập khi triều lên và lộ ra khi triều xuống. Đất có phản ứng
trung tính ở tầng dưới và kiềm yếu ở tầng mặt, nghèo hữu cơ, lân tổng số có hàm
lượng trung bình và khá. Đất thích hợp với trồng rừng ngập mặn như bần, đước, sú
vẹt để cố định lớp phù sa đã được bồi tụ và lắng đọng. Trước mắt, có thể làm bãi
trăn thả vịt đàn để tận dụng các loại sinh vật nhuyễn thể từ biển vào.
2.3.3. Nhóm đất mặn
Đất bị nhiễm mặn do nước biển từ hai nguồn: Mặn tràn ở vùng ngoài đê ven
biển và cửa sông; loại này đang ở trạng thái bùn nhão, rất mặn. Mặn do nước mạch
mặn ngầm thêm lên; loại này thường bị nhiễm mặn ít và thường phân bố ở trong đê.
Tuỳ theo hàm lượng muối hoà tan và hàm lượng Clo, có thể chia đất này
như sau:
Đất mặn sú vẹt: Là đất mặn nhiều, phân bố chủ yếu ở ngoài đê hoặc trong đê
bối. Đất có phản ứng kiềm yếu ở líp mặt đến kiềm ở líp dưới, hàm lượng chất hữu
cơ trung bình đến khá, lân dễ tiêu vào loại trung bình, nồng độ Clo khá cao. Đất
thích hợp với các loại cây ngập mặn như sú,vẹt, ô rô, cói, lau sậy … và làm các
đầm nuôi trồng thuỷ sản.

Đất mặn nhiều: Là đất ở vùng đã được quai đê ngăn mặn nhưng do gần cửa
sông ven biển nên bị ảnh hưởng mặn của nước biển them thấu còn nhiều. Đất có
phản ứng trung tính và kiềm yếu ở dưới, giàu chất hữu cơ và mùn, lân tổng số giàu,
lân dễ tiêu nghèo, hàm lượng Clo tương đối cao. Thành phần cơ giới: cát pha ở tầng
mặt, thịt nặng ở tầng giữa và thịt trung bình ở dưới sâu. Đất có thể trồng lúa, nếu đủ
nước ngọt để tưới có thể trồng hai vụ lúa, nếu thiếu nước ngọt thì chỉ trồng được
một vụ vào mùa mưa hoặc chăn nuôi.
Về hiện trạng sử dụng đất, toàn vùng hiện có 39.443 ha đất nông nghiệp,
chiếm khoảng 52.64% diện tích tự nhiên, bình quân đất nông nghiệp trên đầu người
590 m2, cao hơn bình quân chung của tỉnh. Đất lâm nghiệp có 3.778 ha, đất chuyên
dùng có 11.131 ha và còn 16.992 ha đất chưa được khai thác sử dụng. Ngoài ra

Mai Thị Tuyết Nhung _K60TN

12


Khóa luận tốt nghiệp
Nội

Khoa Địa Lý _ Trường ĐHSP Hà

trong vùng còn khoảng 22.650 ha đất bãi bồi ven biển, trong đó có 8.500 ha có khả
năng nuôi trồng thuỷ sản (chiếm khoảng 37%).
2.4. Thuỷ văn:
Vùng ven biển Nam Định nằm giữa hạ lưu hai con sông lớn của đồng bằng
Bắc Bộ là sông Hồng và sông Đáy. Sông Hồng chảy vào Nam Định từ xã Mỹ
Trung, huyện Mỹ Lộc qua thành phố Nam Định và các huyện Nam Trực, Trực
Ninh, Xuân Trường, Giao Thuỷ rồi đổ ra biển Đông ở cửa Ba Lạt, tạo thành địa
giới tự nhiên phía đông bắc giữa Nam Định với tỉnh Thái Bình. Cụ thể đối với vùng

ven biển, sông Hồng là ranh giới của huyện Giao Thủy và tỉnh Thái Bình.
Sông Đáy chảy vào địa phận Nam Định từ xã Yên Phương, huyện Ý Yên
qua huyện Nghĩa Hưng rồi đổ ra biển ở cửa Đáy, trở thành địa giới tự nhiên giữa
Nam Định với Ninh Bình. Dòng chảy của sông Hồng và sông Đáy kết hợp với chế
độ nhật triều đã bồi tụ tại vùng cửa hai sông tạo nên 2 bãi bồi lớn ven biển.
Ngoài hai con sông lớn, trong tỉnh còn có những chi lưu của sông Hồng chảy
sang sông Đáy hoặc đổ ra biển. Từ bắc xuống nam có sông Đào làm địa giới quy
ước cho hai vùng nam bắc tỉnh, sông Ninh Cơ đổ ra cửa Lác (thường gọi là Gót
Chàng), sông Sò (còn gọi là sông Ngô Đồng) đổ ra cửa Hà Lạn.
Do đặc điểm mạng lưới thuỷ văn ở đây tạo nên nguồn tài nguyên nước mặt
rất phong phú. Ước tính khối lượng nước thuộc hệ thống sông Hồng và sông Thái
Bình hàng năm đưa ra biển khoảng 122.109m3, nước có độ đục lớn, chứa nhiều
phù sa nhất là sông Hồng. Thành phần hoá học của nước đa dạng và biến đổi phức
tạp theo mùa (do nước phụ thuộc vào chế độ dòng chảy sông và chế độ thuỷ văn
vùng biển cùng với những hoạt động mạnh mẽ của con người vùng cửa sông đã gây
tác động ảnh hưởng đên môi trường nguồn nước). Độ pH của nước mang tính kiềm
yếu và tương dối ổn định qua các mùa. Nguồn nước từ các sông mang theo lượng
phù sa lớn đã bồi tụ đồng bằng, giúp cải tạo chất lượng đất cho sản xuất. Đồng thời
mở rộng diện tích cho vùng hướng ra phía biển, kéo dài diện tích bãi bồi.
Nguồn nước mặt là môi trường lý tưởng cho phát triển nuôi trồng thủy
hải sản ở những khu vực chứa nước và vùng ven bờ. Tận dụng được lợi thế
Mai Thị Tuyết Nhung _K60TN

13


Khóa luận tốt nghiệp
Nội

Khoa Địa Lý _ Trường ĐHSP Hà


này, vùng ven biển Nam Định đã đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển
được diện tích nuôi trồng thủy hải sản lớn. Đặc biệt là sự đầu tư cho những
vùng nuôi trồng đặc sản: nuôi ngao, nuôi tôm…
Nguồn nước còn giúp cho sản xuất nông nghiệp và công nghiệp đươc diễn ra
ổn định hơn. Trong những năm gần đây khi hạn hán và xâm nhập mặn có chiều
hướng gia tăng thì địa phương mới thật sự thấy được giá trị của nguồn nước ngọt
cho sản xuất và đời sống như thế nào.
Nguồn nước ngầm trong vùng ven biển khá phong phú và phân bố làm 2
tầng, cách nhau bởi một tầng cách nước. Tầng chứa nước thứ nhất không phong
phú, chiều dày nhỏ, ít có ý nghĩa cung cấp nước, nhưng là tầng nằm ngay trên mặt,
rất quan trọng đối với sinh hoạt, nhân dân thường đào giếng để khai thác nước
trong tầng này để sử dụng. Tầng chứa nước thứ hai nằm ở độ sâu 30 – 100 mét,
chứa nước phong phú nhưng độ khoáng biến đổi từ nhạt đến mặn. Đối với sản xuất
nông nghiệp, nước ngầm có vai trò quan trọng trong cung cấp nước, tưới tiêu, công
tác thủy lợi.
Do ảnh hưởng của biển nên vùng còn có sự tác động của yếu tố thủy triều.
Thủy triều tại vùng biển Nam Định thuộc loại nhật triều, biên độ triều trung bình từ
1,6 - 1,7m, lớn nhất là 3,3m và nhỏ nhất là 0,1m. Thông qua hệ thống sông ngòi,
kênh mương, chế độ nhật triều đã giúp quá trình thau chua, rửa mặn trên đồng
ruộng. Dòng chảy của sông Hồng và sông Đáy kết hợp với chế độ nhật triều đã bồi
tụ vùng cửa 2 sông tạo thành bãi bồi lớn là Cồn Lu, Cồn Ngạn ở huyện Giao Thủy
và Cồn Trời, Cồn Mờ ở huyện Nghĩa Hưng.
Hai bãi bồi này, kết hợp với những đặc điểm địa hình ven biển những vùng
vũng vịnh, đầm, phá đã tạo điều kiện hình thành những vùng nuôi trồng thủy hải
sản nước mặn, lợ… làm phong phú hơn cơ cấu sản xuất cho vùng ven biển.
Như vậy nguồn nước với nước mặt, nước ngầm và thủy triều đã tạo ra rất
nhiều lợi thế cho phát triển nông nghiệp vùng ven biển Nam Định. Tuy vậy, trong
những năm gần đây, khi khí hậu biến đổi, nguồn nước cũng có những ảnh hưởng:
lũ lụt trên các sông, hạn hán vào mùa khô, xâm nhập mặn xảy ra nghiêm trọng trên

các sông… khiến cho nông nghiệp chưa kịp thích nghi và gặp phải những khó khăn
Mai Thị Tuyết Nhung _K60TN

14


Khóa luận tốt nghiệp
Nội

Khoa Địa Lý _ Trường ĐHSP Hà

trong sản xuất. Vùng đang tiến hành ổn định nguồn nước dự trữ cho mùa khô và có
những biện pháp hoàn thiện hệ thống thủy lợi, trạm bơm để kịp thời cung cấp nước
cho mùa khô, thoát nước, tiêu úng cho mùa lũ để không làm ảnh hưởng đến sản
xuất và chất lượng nông sản trên địa bàn.
2.5. Nguồn lợi thủy hải sản
Với nguồn nước mặt phong phú, vùng ven biển Nam Định có được những
nguồn lợi thủy sản từ các sông: cá, tôm, cua… đặc biệt đây lại là vùng hạ lưu của
những con sông nên phù sa đã mang những theo lượng lớn thủy sản về đây, tạo
thành nguồn lợi cho hoạt động đánh bắt trên các sông trong địa bàn vùng ven biển.
Vùng ven biển có lợi thế 72km đường bờ, điều này giúp cho vùng có được
lợi thế từ nguồn lợi cá biển, tôm biển phong phú:
Ngoài khơi ven biển Nam Định có nhiều bãi cá, bãi tôm lớn:
Bãi cá ngoài khơi từ cửa Ba Lạt đến Hải Phòng.
Bãi cá từ cửa Ba Lạt đến ngang Lạch ghép Thanh Hóa.
Bãi tôm lớn từ cửa Ba Lạt đến đảo Cát Bà – Hải Phòng.
Biển Nam Định giáp giữa 2 bãi cá và tôm lớn của vịnh Bắc Bộ. Tổng trữ
lượng ước tính khoảng 157.500 tấn chiếm 20 % tổng trữ lượng cá Vịnh Bắc Bộ,
trong đó: Cá nổi khoảng 95.150 tấn chiếm 24,4 %; cá đáy khoảng 62.350 tấn chiếm
15,6 %. Khả năng khai thác khoảng 70.000 tấn, trong đó cá nổi 38.100 tấn (18.500 tấn

ở độ sâu 30 m nước trở vào, 19.600 tấn ở độ sâu 30 m nước trở ra), cá đáy 31.900
tấn (21.200 tấn ở độ sâu 30 m nước trở vào, 10.700 tấn ở độ sâu 30 m nước trở ra).
Ven biển Nam Định còn là bãi kiếm mồi của các loài tôm, moi, cá từ biển
Đông và cửa vịnh Bắc Bộ vào trong vụ cá từ tháng IV – X. Khu hệ cá trong vùng
bao gồm 233 loài của 71 họ, trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế cao như: cá
vược, cá đớp, cá đối, cá dưa, cá nhệch, cá tráp… chiếm tới 60 – 70 % số loài.
Đối lượng khai thác hải sản chính của vùng biển Nam Định là các loại cá (41
loài), 32 loài thân mềm và giáp xác. Các loài động vật này cùng với rong biển là
thành phần chính tạo nên sản lượng thủy sản của vùng, trong đó các loài có sản
Mai Thị Tuyết Nhung _K60TN

15


Khóa luận tốt nghiệp
Nội

Khoa Địa Lý _ Trường ĐHSP Hà

lượng lớn, có giá trị kinh tế cao như: động vật nhuyễn thể: ngao, vọc, hầu, sò, don,
giắt, móng tay…; giáp xác: tôm he, tôm rảo, tôm vàng, tôm bộp, cua rèm, ghẹ; một
số loài cá như cá vược, cá đớp, cá dưa, cá nhụ, cá đối, cá tráp…; nhưng sản lượng
cao nhất vẫn là tôm và cá.
Động vật đáy và đặc sản vùng triều có tới gần 300 loài không xương sống,
trong đó có giáp xác, bộ tôm nhất là tôm he, tôm rảo chiếm tỷ lệ cao và đang được
phát triển nuôi trong vùng. Tôm giống ở đây có mật độ cao, nếu khai thác tốt bình
quân đạt khoảng 2.750-6.800 con/ ha. Ngoài ra còn có cua, ngao, sò huyết, sò lông
và các loại ốc là những đối tượng đáng quan tâm.
Nguồn lợi tôm biển: đã phát hiện 45 loài thuộc họ tôm he trong đó có 9 loài
có giá trị kinh tế là tôm he mùa, tôm hộp, tôm sắt, tôm vàng, tôm rảo ở độ sâu 3 – 5

m nước, tập trung ở Ba Lạt, Vịnh Miều (Hạ Long), ước tính khoảng 3000 tấn, khả
năng cho phép khai thác 1000 tấn.
Mực biển: hiện đã xác định được 20 loài, trong đó có 9 loài có giá trị. Trữ
lượng mực khoảng 2000 tấn, khả năng khai thác khoảng 660 tấn ở độ sâu 30 m
nước trở vào và 310 tấn ở độ sâu 30 m nước trở ra.
Rong biển: trong số 6 loài đã xác định có 2 ngành: rong đỏ và rong xanh,
trong đó chỉ có 2 loài có giá trị kinh tế là rong câu chỉ vàng và rong câu thắt.
Thành phần các loại thức ăn tự nhiên cho thuỷ sản: sinh vật phù du làm thức
ăn cho tôm ở vùng biển Nam Định khá phong phú. Về thành phần làm thức ăn cho
tôm, cá có 65 loại thực vật nổi. Mặt nước và các cửa sông có nhiều tảo trần, tảo
vàng, tảo lục cùng các loài thực vật thuỷ sinh làm thức ăn cho cá, tôm, cua.
Nguồn lợi vùng triều có các loại cây mọc tự nhiên và cây trồng trong đó chủ
yếu là cây mọc tự nhiên khoảng gần 90% gồm: sú vẹt, rễ lồi, đước vòi mắm quăn,
cỏ ngạn bầu chua… Các cây trồng có phi lao, bạch đàn và mộy số cây chịu mặn.
Diện tích rừng ngập mặn vùng ven biển này vừa giúp cho việc cân bằng hệ sinh
thái, vừa là nơi trú ngụ lý tưởng cho những loài thủy hải sản, giúp cho vùng có thể
phát triển khai thác đi đôi với nuôi trồng vùng ven biển.

Mai Thị Tuyết Nhung _K60TN

16


Khóa luận tốt nghiệp
Nội

Khoa Địa Lý _ Trường ĐHSP Hà

Với nguồn lợi biển phong phú, vùng ven biển có điều kiện rất thuận lợi cho
phát triển khai thác, nuôi trồng thủy hải sản… Trong cơ cấu nuôi trồng còn có thể

phát triển những loại thủy hải sản có giá trị kinh tế cao, phù thuộc vào những điều
kiện khác kèm theo.
Vùng biển còn ban tặng cho vùng thế mạnh nổi bật về nghề muối. Với
những điều kiện thuận lợi về thời tiết, độ mặn phù hợp, vùng đã phát triển làm
muối với phương thức phơi cát điển hình mang lại giá trị kinh tế cao, giúp ổn định
đời sống và sản xuất cho người dân.
3. Điều kiện kinh tế - xã hội [1,2]
3.1. Dân cư – lao động
Vùng ven biển Nam Định có số dân là 671.8 nghìn người chiếm 35.5% dân
số toàn tỉnh (năm 2012). Một đặc điểm nổi bật là dân cư nông thôn chiếm tỉ trọng
lớn trong cơ cấu dân số của vùng, mặc dù trong những năm qua tỉ lệ dân nông thôn
đã giảm nhưng vẫn chiếm >80% dân số. Đặc điểm này của dân cư giúp cho vùng
có nguồn lao động dồi dào đặc biệt là lao động phục vụ cho nông nghiệp.
Tính đến năm 2012, vùng ven biển Nam Định có số người trong độ tuổi lao
động đang tham gia lao động chiếm khoảng 60% dân số của vùng. Trong đó lao
động hoạt động nông nghiệp khoảng 281 nghìn người, chiếm 70% lực lượng lao
động của vùng. Lao động trong vùng thường có kinh nghiệm lâu năm trong sản
xuất nông nghiệp. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất. Bên cạnh đó nguồn
lao động cũng thích ứnjg tốt với cơ chế thị trường, có khả năng áp dụng những tiến
bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất làm tăng năng suất và chất lượng nông sản.
Sản xuất nông nghiệp có một đặc thù là sử dụng nhiều lao động tuy nhiên thời
gian lao động lại không cao, thời gian nông nhàn lớn nên tỉ lệ thiếu việc làm của lao
động trong vùng cao. Người dân thường tham gia lao động trong những lĩnh vực khác
hoặc di cư đi đến những thành phố lớn để cư trú và tìm cơ hội việc làm.
Dân số đông còn tạo ra thị trường tiêu thụ tại chỗ rộng lớn. Nông sản cung
cấp cho đời sống trực tiếp, một phần trở thành hàng hóa cung ứng đi các địa

Mai Thị Tuyết Nhung _K60TN

17



Khóa luận tốt nghiệp
Nội

Khoa Địa Lý _ Trường ĐHSP Hà

phương lân cận. Điều này đã thúc đẩy sản xuất phát triển nhanh hơn, là động lực
phát triển kinh tế chung cũng như kinh tế nông nghiệp.
3.2. Cơ sở vật chất kĩ thuật – cơ sở hạ tầng
Cả vùng ven biển Nam Định đều đã được đầu tư về cơ sở hạ tầng rất tốt.
Trong những năm qua, với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, 3 huyện
đã tập trung xây dựng những công trình trọng điểm nhằm góp phần thúc đẩy phát
triển kinh tế, xã hội - văn hoá và nâng cao đời sống cho người dân. Đến cuối năm
2004, 99% đường giao thông nông thôn trên địa bàn 3 huyện đã được nhựa hoá, bê
tông hoá; 99% hộ dân được dùng điện lưới quốc gia, trạm xá được xây dựng theo
tiêu chuẩn của Bộ Y tế, 50% số dân được dùng nước sạch.
Cơ sở hạ tầng đã tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp được thuận lợi hơn.
Đặc biệt là sự đầu tư đồng bộ về các hệ thống thủy lợi, tưới tiêu, các trạm bơm
điện, bơm xăng đến từng xã trong vùng đã giúp cho các diện tích ruộng đồng sản
xuất được cung cấp nước kịp thời mùa vụ, cung cấp nước cho công tác thau chua,
rửa mặn và tiêu úng nước trong mùa mưa lũ.
Sản xuất nông nghiệp vùng ven biển ngày càng được hiện đại hóa với sự trợ
giúp của máy móc, công nghệ cao. Máy móc đã thay thế sức lao động con người,
rút ngắn thời gian lao động, giúp tăng năng suất và chất lượng sản xuất. Sức người,
sức động vật đã được giải phóng, thay vào đó là máy cày, máy bừa, máy gặt
đập liên hoàn được sử dụng đã làm thay đổi bộ mặt nông nghiệp, nông thôn.
Vùng còn liên hết với các ngành để chuyển giao tiến bộ kĩ thuật, dạy kĩ thuật
sản xuất cao cho người nông dân. Những kĩ thuật này sẽ được áp dụng vào sản
xuất, tránh được rủi ro.

Kĩ thuật cao còn được sử dụng trong sản xuất thủy sản, sản xuất muối. Điều
này giúp cho sản xuất nông nghiệp giảm được rủi ro và tránh được những tác động
của thiên nhiên, thời tiết, khí hậu.
Sản xuất nông nghiệp trong vùng còn được sự hỗ trợ của các cơ sở chế biến
nông sản. Các cơ sở này giúp cho giá trị nông sản tăng lên đồng nghĩa với việc tăng
giá trị sản xuất nông nghiệp cho người dân giúp phát triển sản xuất và đời sống.
Mai Thị Tuyết Nhung _K60TN

18


Khóa luận tốt nghiệp
Nội

Khoa Địa Lý _ Trường ĐHSP Hà

3.3. Thị trường tiêu thụ
Vùng ven biển Nam Định có thị trường tiêu thụ nông sản khá rộng lớn. Đó là
thị trường tiêu thụ trực tiếp từ nguồn dân cư đông đúc trong vùng, nguồn tiêu thụ
cho các cơ sở sản xuất trong vùng và trong toàn tỉnh. Theo đó, nông sản được thu
mua cho các cơ sở chế biến, sau đó sẽ được cung cấp đến các địa phương khác
trong tỉnh và trong toàn quốc. Nói đến thị trường tiêu thụ, có thể kể đến một số
thương hiệu nông sản của vùng ven biển Nam Định: gạo tám Hải Hậu, gạo bắc
hương Giao Thủy, ngao Giao Thủy, muối tinh… Thị trường tiêu thụ rộng lớn đã
thúc đẩy sản xuất tạo động lực cho sản xuất.
3.4. Nguồn vốn và chính sách.
Vùng ven biển được đầu tư nguồn vốn lớn cho sản xuất. Đó là vốn hỗ trợ
nông nghiệp cho từng ngành sản xuất: Nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi), thủy
sản, lâm nghiệp và diêm nghiệp. Nguồn vốn được đầu tư dưới dạng ngân hàng
nông nghiệp và phát triên nông thôn cho vay vốn lãi suất thấp, đầu tư trang thiết bị

nông nghiệp cho các hợp tác xã nông nghiệp, trợ giúp về nguồn giống cây trồng vật
nuôi và vật tư phân bón hóa học cho nông nghiệp.
Nguồn vốn hỗ trợ thiết thực nhất khi sản xuất nông nghiệp gặp những khó khăn
trở ngại của thiên tai, thời tiết. Vốn chính sách được đầu tư cho nông dân giảm những
thiệt hại cho bão, lũ, hạn hán gây ra cho vùng. Giúp cho nhân dân ổn định sản xuất sau
thiên tai, sản xuất không bị đình trệ và khắc phục tổn thất nông nghiệp.
Chính sách khyến khích phát triển nông nghiệp của vùng trong những năm
gần đây với việc hướng tới mục tiêu đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và
cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên cơ sở ưu tiên đầu tư cho các loại cây, con có hiệu
quả cao; thực hiện triệt để dồn điền đổi thửa; phát triển sản xuất hàng hóa; chăn
nuôi tập trung, trang trại quy mô công nghiệp, … Tỉnh đã thực hiện nhiều chính
sách nông nghiệp tích cực như: Chính sách dồn điền đổi thửa tạo điều kiện cho sản
xuất thâm canh các loại cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt thuận lợi cho
phát triển mô hình kinh tế trang trại.Chính sách hỗ trợ giống trong sản xuất vụ
đông, đặc biệt là các cây trồng có khả năng sản xuất dành cho xuất khẩu. Chính
Mai Thị Tuyết Nhung _K60TN

19


Khóa luận tốt nghiệp
Nội

Khoa Địa Lý _ Trường ĐHSP Hà

sách hỗ trợ cho công tác phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm; ứng dụng
các giống mới, năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất.
=> Nhìn chung, sản xuất nông nghiệp vùng ven biển Nam Định có những lợi
thế to lớn để phát triển cả về điều kiện tự nhiên cũng như điều kiện kinh tế - xã hội.
Với những lợi thế đố, nền nông nghiệp đang có những đổi mới và có những định

hướng phát triển phù hợp với điều kiện kinh tế hiện nay. Tuy vậy, nông nghiệp
vùng ven biển đang phải đối mặt với những thách thức từ thiên nhiên, khi BĐKH
ngày càng diễn biến khó lường, nông nghiệp phải có những bước đi để ứng phó với
tác động này.

Mai Thị Tuyết Nhung _K60TN

20


Khóa luận tốt nghiệp
Nội

Khoa Địa Lý _ Trường ĐHSP Hà

Chương 2:
HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
VÙNG VEN BIỂN NAM ĐỊNH
I. Khái quát chung
Trong những năm gần đây, ngành nông nghiệp vùng ven biển có những bước
phát triển rõ rệt. Sản xuất đa dạng và có chất lượng cao về sản phẩm. Giá trị sản
xuất nông nghiệp cũng không ngừng tăng lên và chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu giá
trị sản xuất nông nghiệp toàn tỉnh cũng như tỉ trọng cao trong giá trị sản xuất kinh
tế chung của vùng.
Tính đến năm 2012, giá trị sản xuất nông nghiệp của vùng ven biển Nam
Định đạt 8323.8 tỉ đồng chiếm tới 40.9 % giá trị sản xuất nông nghiệp của cả tỉnh
Nam Định, chiếm 32% giá trị sản xuất kinh tế trong vùng. [2]
Như vậy, ngành nông nghiệp đóng góp vai trò rất lớn trong phát triển kinh tế
vùng ven biển, đồng thời cũng khẳng định được vị thế của mình đối với sự phát
triển ngành nông nghiệp chung của toàn tỉnh.

Bảng 2.1: Giá trị sản xuất nông nghiệp vùng ven biển Nam Định theo giá hiện
hành giai đoạn 2000 – 2012 (Đơn vị: triệu đồng)
Nông nghiệp
GTSX

Tỉ
trọn
g
(%)

180899

72.7

Năm

2000
2005

0
230058

72.6

2

2010 5090292
2011 5132155

72.2

66.6

Lâm nghiệp
GTSX

12005
12554
18942
20483

Mai Thị Tuyết Nhung _K60TN

Tỉ
trọn
g
(%)
0.4
0.3
0.2

Thủy sản
GTSX

644188
751873
183747

Muối

Tỉ

trọn
g
(%)

GTSX

Tỉ
trọn
g
(%)

23.3

99151

3.6

23.7

10230

3.4

0
26.1

97534

1.5


31.8

94616

1.4

4
0.2

245707

Tổng

2764334
3167309
7044240
7704331
21


Khóa luận tốt nghiệp
Nội

Khoa Địa Lý _ Trường ĐHSP Hà

7
2012 5233334

62.2


21012

0.2

306943
6

36.4

86358

1.2

8410140

[Nguồn: 1,2 ]
Trong suốt giai đoạn 2000 – 2012 giá trị sản xuất nông nghiệp vùng ven biển
không ngừng tăng lên. Cùng với công nghiệp và dịch vụ, nông nghiệp đã giúp làm
thay đổi bộ mặt kinh tế vùng ven biển. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng lên không
ngừng từ 2764.3 tỉ đồng (năm 2000) lên đến 8410.1tỉ đồng (năm 2012), trong cả
giai đoạn tăng lên 5645.8 tỉ đồng tăng gấp gần 3.04 lần. Trong đó tăng lên mạnh
nhất là giá trị sản xuất thủy sản, tăng gấp 4.8 lần. Điều này cho thấy, trong cơ cấu
sản xuất nông nghiệp, ngành thủy sản đang ngày càng được đầu tư phát triển và có
vị trí cao. [ Bảng 2.1]

Hình 2.1. Biểu đồ cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp vùng ven biển Nam Định
năm 2005 và 2012
[Nguồn: 1.2 ]

Mai Thị Tuyết Nhung _K60TN


22


Khóa luận tốt nghiệp
Nội

Khoa Địa Lý _ Trường ĐHSP Hà

Trong giá trị sản xuất: nông nghiệp vẫn luôn chiếm tỉ trọng cao nhất
trong cơ cấu, năm 2012, nông nghiệp vẫn chiếm đến 62.2% giá trị sản xuất.
Tuy nhiên nông nghiệp đang có xu hướng giảm tỉ trọng. Giai đoạn 2000 –
2012, tỉ trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu giảm từ 72.7% xuống còn
62.2%, giảm 10.5%. [Hình 2.1]
Lâm nghiệp và ngành muối có tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu, tuy nhiên vẫn giữ
được mức tăng thường xuyên về giá trị sản xuất và đóng góp vào sự phát triển
ngành nông nghiệp chung của vùng ven biển.
Bởi đặc trưng địa lí nên sản xuất nông nghiệp vùng ven biển Nam Định
có thể chia thành 3 tiểu vùng: vùng đất liền, vùng cận bờ (hay đới bờ) và vùng
biển xa bờ.
Vùng đất liền là các xã giáp biển thuộc 3 huyện Giao Thuỷ, Hải Hậu và
Nghĩa Hưng. Toàn bộ có 22 xã giáp biển, với tổng diện tích 17.466 ha, bằng 23,3%
tổng diện tích tự nhiên. Đến năm 2012, đất nông nghiệp ở đây có 8354 ha, chiếm
21,3% đất tự nhiên của 3 huyện. Vùng trồng cây hàng năm tập trung chủ yếu ở các
xã Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân, Hải Lộc, Hải Đông, Hải Lí, Hải Thịnh, Nghĩa
Thắng, Nghĩa Lợi, Nghĩa Hải. Đất lâm nghiệp có 475 ha tập trung chủ yếu ở vùng
Cồn Lu, Cồn Ngạn, Giao Xuân, Giao Lâm, Hải Thịnh, Cồn Mờ.
Vùng cận bờ là dải đất ngập mặn ven bờ thuộc 3 huyện. Diện tích này chủ
yếu là phát triển rừng ngập mặn, nuôi thủy, hải sản nước mặn, lợ. Rừng ngập mặn
chiếm toàn bộ vùng Cồn Ngạn, Cồn Lu, ngoài ra còn có một ít ở nam cửa sông

Lạch Giang. Rừng phi lao có ở các vị trí: Cồn Mờ, bắc cửa Lạch Giang, bãi biển
Quất Lâm và vùng đất ngoài khơi phía nam xã Giao Xuân.
Vùng biển xa bờ được giới hạn ở ngoài khơi thuộc vùng vịnh Bắc Bộ. Vùng
này là lợi thế để phát triển đánh bắt hải sản. Với lợi thế về trang thiết bị đánh bắt
ngày càng hiện đại, vùng ven biển đã đạt được những thành công to lớn trong khai
thác thủy hải sản giai đoạn gần đây.

Mai Thị Tuyết Nhung _K60TN

23


Khóa luận tốt nghiệp
Nội

Khoa Địa Lý _ Trường ĐHSP Hà

Trong khu vực nội địa (vùng đất liền) của vùng ven biển, có nhiều tiểu vùng
kinh tế khác nhau: tiểu vùng trồng cây lương thực, cây công nghiệp, tiểu vùng phát
triển rừng, tiểu vùng nuôi trồng và khai thác thuỷ sản…
So với toàn tỉnh, nông nghiệp vùng ven biển Nam Định có sự phát triển
nhanh hơn và đa dạng hơn. Vùng phát triển trọng điểm về nông – lâm – ngư
nghiệp, giá trị kinh tế mang lại rất lớn. Đối với kinh tế của tỉnh Nam Định,nông
nghiệp vùng ven biển có ý nghĩa quan trọng, là một động lực cho sự phát triển của
tỉnh phía Nam ĐBSH này.
II. Hiện trạng phát triển các ngành nông nghiệp vùng ven biển
1. Nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi)
1.1. Tình hình chung
Đối với nông nghiệp vùng ven biển Nam Định, trồng trọt và chăn nuôi vẫn
luôn là môt trong những thế mạnh phát triển nổi bật. Tính đến năm 2012, giá trị sản

xuất ngành trồng trọt, chăn nuôi của vùng đạt 5233334 triệu đồng, chiếm 62.2% giá
trị sản xuất nông nghiệp chung của vùng và chiếm đến 31.7% giá trị sản xuất ngành
trồng trọt, chăn nuôi của cả tỉnh. [2]
Con số này đã cho thấy trồng trọt chăn nuôi có vị thế cao trong phát triển
nông nghiệp. Ngành này có đóng góp to lớn đối với nông nghiệp của vùng nói
riêng và với nông nghiệp của toàn tỉnh nói chung. Ngành trồng trọt và chăn nuôi có
những lợi thế cho phát triển và trên thực tế đã phát huy được những lợi thế này.
Bảng 2.2: Giá trị sản xuất nông nghiệp vùng ven biển Nam Định
giai đoạn 2000 - 2012 (Đơn vị: Triệu đồng)
Nghĩa Hưng

Hải Hậu

%

Huyện
Giá trị

toàn

Giao Thủy
%

Giá trị

vùng

toàn

Tổng


%
Giá trị

vùng

toàn

%
Giá trị

vùng

toàn
tỉnh

2000

703056

34.9

803596

40

502338

25.1


2008990

53.6

2005

789099

34.3

931736

40.5

579747

25.2

2300582

49.6

Mai Thị Tuyết Nhung _K60TN

24


Khóa luận tốt nghiệp
Nội


Khoa Địa Lý _ Trường ĐHSP Hà

2010

1737707

34.1

2072138

40.7

2011

1677598

32.6

2134266

41.6

2012

1698350

32.4

2176980


41.6

128044
7
1320291
135800
4

25,2

5090292

25.8

5132155

26.0

5233334

39.2
33.5
31.7

[Nguồn: 1.2 ]
Trong giai đoạn 2000 – 2012, giá trị sản xuất nông nghiệp của vùng ven biển
Nam Định tăng lên không ngừng từ 2008.9 tỉ đồng lên 5233.3 tỉ đồng, tăng 3224.4
tỉ đồng, tăng gấp 2.6 lần. Trong đó có thể thấy được Hải Hậu là huyện có đóng góp
cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp, năm 2012 tính riêng huyện Hải
Hậu, giá trị sản xuất nông nghiệp đã đạt 2176.98 tỉ đồng, chiếm đến 41.6% giá trị

sản xuất nông nghiệp của toàn vùng. [Bảng 2.2]

Biểu đồ giá trị sản xuất nông nghiệp vùng ven biển Nam Định giai đoạn 2000
– 2012 [Bảng 2.2]
Huyện Giao Thủy có tỉ trọng đóng góp cho sản xuất nông nghiệp của
vùng không cao, tuy nhiên trong những năm gần đây, tỉ trọng trong cơ cấu có
xu hướng tăng lên: năm 2000 là 25.1% đến năm 2012 đã tăng lên 26%. Như
vậy, càng ngày, huyện Giao Thủy càng chứng tỏ được vai trò của mình trong
Mai Thị Tuyết Nhung _K60TN

25


×