Tải bản đầy đủ (.doc) (97 trang)

THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (512.89 KB, 97 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - GIÁO DỤC CÔNG DÂN
----------

HOÀNG THỊ THU HIỀN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG Ở
VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ

Hà Nội, 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - GIÁO DỤC CÔNG DÂN
----------

HOÀNG THỊ THU HIỀN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG Ở
VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ

Người hướng dẫn khoa học: Th.S Nguyễn Gia Thiện

Hà Nội, 2014



LỜI CẢM ƠN
Khóa luận được hoàn thành tại Khoa Lý luận chính trị - Giáo dục công
dân, trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất
đến thầy giáo Th.S Nguyễn Gia Thiện, cô giáo Th.S Ngô Thái Hà - giảng
viên bộ môn Kinh tế chính trị, khoa Lý luận Chính trị - Giáo dục công dân,
trường Đại học Sư phạm Hà Nội, người đã tận tình giúp đỡ, cho em những lời
khuyên, chỉ bảo quý báu trong suốt thời gian nghiên cứu và viết khóa luận tốt
nghiệp đại học.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả các thầy giáo, cô giáo trong
tổ bộ môn Kinh tế chính trị, khoa Lý luận chính trị - Giáo dục công dân,
những người thầy, người cô đã giảng dạy, dìu dắt, sát cánh cùng em trong
suốt bốn năm học vừa qua.
Lời cảm ơn này em cũng xin được gửi tới gia đình và bạn bè em, những
người luôn ở bên, động viên, giúp đỡ em trong những lúc khó khăn nhất để
em có được thành quả ngày hôm nay.
Khóa luận là kết quả bước đầu của quá trình nghiên cứu khoa học, song
do điều kiện, năng lực và thời gian còn hạn chế, khóa luận không tránh khỏi
những sơ suất, em rất mong nhận được sự góp ý, bổ sung của các thầy, cô và
các bạn để công trình hoàn thiện thêm.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 22 tháng 04 năm 2014
Sinh viên

Hoàng Thị Thu Hiền


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU – CHỮ VIẾT TẮT
TNCs:


Các công ty xuyên quốc gia

CNTB:

Chủ nghĩa tư bản

CNXH:

Chủ nghĩa xã hội

KHCN:

Khoa học và công nghệ

FDI:

Đầu tư trực tiếp

DN;

Doanh nghiệp

DN FDI:

Doanh nghiệp nhận đầu tư trực tiếp



MỤC LỤC



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Một quốc gia mạnh là một quốc gia có nền kinh tế vững chắc. Vì vậy nên
có được một nền kinh tế vững chắc luôn là mối quan tâm hàng đầu của mọi
quốc gia. Và Việt Nam cũng vậy, năm 1986, khi Việt Nam ta tiến hành đổi mới
nền kinh tế đất nước, mở cửa nền kinh tế, chuyển từ nền kinh tế tập trung, quan
liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng và
nhà nước ta đã thực hiện chủ trương đó theo phương châm: ‘‘Đa dạng hóa các
quan hệ chính trị, kinh tế, đối ngoại, kết hợp chặt chẽ giữa việc khai thác có
hiệu quả nguồn nhân lực trong nước là chính với việc huy động tối đa các
nguồn lực bên ngoài"[20, tr 405].
Trong nền kinh tế thế giới, sự phát triển liên tục của sức sản xuất xã hội,
sự phân công lao động xã hội trên toàn thế giới cùng với sự phụ thuộc lẫn
nhau về mọi mặt ngày càng lớn giữa nhiều quốc gia. Bởi thế mà xu hướng hội
nhập, toàn cầu hóa là đặc trưng cơ bản. Một trong những biểu hiện của nó là
sự hình thành và phát triển của các công ty xuyên quốc gia. Các công ty
xuyên quốc gia đang ngày càng chứng tỏ vị trí của mình, nó thúc đẩy thương
mại thế giới, thúc đẩy đầu tư nước ngoài, nó có vai trò to lớn đối với sự phát
triển nền kinh tế toàn cầu tạo ra những thời cơ và thách thức mới cho các
nước tiếp nhận sự hoạt động của các công ty xuyên quốc gia này.
‘‘Với khoảng 60.000 công ty mẹ và 500.000 nghìn công ty chi nhánh, các
công ty xuyên quốc gia đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới.Trong
đó có 500 TNCs lớn nhất thế giới trong lĩnh vực ngân hàng, công nghiệp, dịch vụ,
nắm những vị trí then chốt trong nền kinh tế thế giới. Hiện chúng đang kiểm soát
40% sản lượng công nghiệp, 60% ngoại thương, 80% kỹ thuật mới của thế giới tư
bản chủ nghĩa"[21, tr2].
Có thể nói các công ty xuyên quốc quốc gia tác động mạnh mẽ tới đời
sống kinh tế xã hội thế giới.



Với tiềm lực kinh tế lớn mạnh, với hệ thống chi nhánh rộng khắp, các
công ty xuyên quốc gia vừa tạo ra thời cơ vừa tạo nên thách thức cho các
nước tiếp nhận các công ty xuyên quốc gia. Nó như một con dao hai lưỡi, có thể
giúp các nước đi sau rút ngắn khoảng cách một cách nhanh hơn, nhưng nó cũng
đặt ra những thách thức lớn có thể dẫn tới tụt hậu xa hơn hay sự phụ thuộc của
các nước tiếp nhận vào các thế lực độc quyền dưới hình thức tinh vi.
Các nước đang tiếp nhận TNCs nói chung hay Việt Nam nói riêng đang
trong quá trình hiện đại hóa, hội nhập với nền kinh tế thế giới, lại chịu sự tác
động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại nên càng
quan tâm đến chính sách thu hút các công ty xuyên quốc gia nhằm khai thác
nguồn vốn, công nghệ, khả năng tạo việc làm... của các TNCs.
Việt Nam đang quá trình đổi mới nền kinh tế đất nước, với xuất phát
điểm thấp, thiếu, yếu về vốn, khoa học hiện đại, nhân lực chất lượng cao... thì
vấn đề quan tâm thu hút các TNCs vào Việt Nam là điều rất cần thiết. Bởi nó
chính là lực lượng chính để phân phối nguồn lực, chuyển giao công nghệ, đẩy
mạnh quan hệ hàng hóa tiền tệ, nâng cao trình độ phát triển kinh tế, biến đổi
cơ cấu ngành kinh tế... các TNCs tạo nên nguồn lực giúp Việt Nam thực hiện
thành công đổi mới và phát triển nền kinh tế đất nước.
Với ý nghĩa như vậy, tôi đã chọn vấn đề:‘‘Tác động của các công ty
xuyên quốc gia đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay‘‘ làm nội dung khóa
luận tốt nghiệp.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Các công ty xuyên quốc gia đang có vai trò to lớn đối với sự phát triển
của cả hệ thống kinh tế toàn cầu tạo ra những thời cơ và thách thức mới cho
các nước tiếp nhận sự hoạt động của các TNCs này, vì thế TNCs đã trở thành
chủ đề thu hút sự quan tâm của nhiều học giả, doanh nhân và chính khách hầu
hết của các quốc gia cũng như làm đề tài khóa luận của nhiều anh chị sinh
viên khóa trước.



Giáo trình “Các công ty xuyên quốc gia” giáo trình dạy và học cho môn
học Các công ty xuyên quốc gia của Khoa Kinh tế, Đại học Quốc gia của các
tác giả PGS.TS. Phùng Xuân Nhạ; Thạc sĩ Nguyễn Việt Khôi. Đối tượng
nghiên cứu của cuốn sách này là các TNCs. Cuốn sách bao gồm 6 chương đi
từ lý thuyết đến thực tiễn hoạt động của TNCs. Chương 1 làm rõ các khái
niệm, bản chất, đặc điểm và các chiến lược phát triển của TNCs. Chương 2
tập trung phân tích các lý thuyết và quan điểm giải thích, dự đoán sự hình
thành và phát triển của TNCs. Các chương sau đánh giá tác động của TNCs
đối với các yếu tố quan trọng của tăng trưởng kinh tế, như thương mại quốc tế
(chương 3), đầu tư quốc tế (chương 4), chuyển giao công nghệ (chương 5) và
tạo việc làm, phát triển nguồn nhân lực (chương 6).
PGS.TS Hoàng Thị Bích Loan (2005), “Công ty xuyên quốc gia với vai
trò tạo việc làm ở các nước đang phát triển”, Tạp chí kinh tế và dự báo, số 1,
bài báo này của tác giả Hoàng Thị Bích Loan đưa ra nhiều đánh giá về vai trò
của công ty xuyên quốc gia đối với vấn đề tạo việc làm cho các nước đang
phát triển mà cụ thể trong đó là tạo việc làm tại Việt Nam
PGS.TS. Phùng Xuân Nhạ (Chủ biên), Đại học quốc gia Hà Nội, khoa
kinh tế “Các công ty xuyên quốc gia Lý thuyết và thực tiễn” bàn về bản chất,
đặc trưng, hoạt động, tác động của các công ty xuyên quốc gia.
Luận văn: “Tác động của công ty xuyên quốc gia đối với quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam” (Nguyễn Như Quảng, Đại học sư phạm
Hà Nội, 2011) đề cập đến tác động của các công ty xuyên quốc gia đối với
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam. Trình bày những vấn đề
lý luận về công ty xuyên quốc gia và công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt
Nam, đi vào phân tích thực trạng hoạt động của các công ty xuyên quốc gia
tại Việt Nam, và tác động đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở
nước ta. Luận văn cũng nêu lên những tác động trái chiều của công ty xuyên
quốc gia đối với quá trình công nghiệp hóa ở nước ta như gây ô nhiễm môi



trường, du nhập máy móc, công nghệ lạc hậu và cũng nêu lên một số giải
pháp cơ bản nhằm thu hút các công ty xuyên quốc gia vào Việt Nam.
Cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu cơ bản, hệ thống về tác
động của các công ty xuyên quốc gia theo hai chiều cả tích cực và tiêu cực
một cách sâu sắc. Vì vậy, tác giả tập trung đi nghiên cứu vấn đề này.
3.Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
3.1. Mục đích
Trên cơ sở trình bày lý luận và thực trạng của các công ty xuyên quốc
gia đối với nền kinh tế Việt Nam từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm đưa ra
các giải pháp thu hút các TNCs ở Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ
- Làm rõ lý luận về TNCs ở Việt Nam
- Phân tích thực trang của các TNCs ở Việt Nam hiện nay
- Đưa ra một số phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và
thu hút các TNCs vào Việt Nam
4. Đối tượng nghiên cứu
Tác động của các công ty xuyên quốc gia đối với nền kinh tế.
5. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm cơ
sở và định hướng tư tưởng.
Khóa luận sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau
nhưng chủ yếu là: Phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp trừu tượng
hóa khoa học, phương pháp logic kết hợp với lịch sử, phương pháp phân tích
và tổng hợp…
6. Đóng góp của khóa luận
6.1 Về mặt lý luận
- Khóa luận sẽ cung cấp cơ sở lý luận về các TNCs đối với nền kinh
tế Việt Nam.



- Qua nghiên cứu khóa luận sẽ rút ra được thực trạng hoạt động của các
TNCs đối với kinh tế của mỗi quốc gia.
6.2 Về mặt thực tiễn
Qua nghiên cứu khóa luận sẽ đề xuất những giải pháp góp phần nâng cao
hiệu quả thu hút TNCs đối với nền kinh tế Việt Nam.
7. Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận
gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về các công ty xuyên quốc gia.
Chương 2: Thực trạng của các công ty xuyên quốc gia tại Việt Nam.
Chương 3: Một số quan điểm và giải pháp thu hút các công ty xuyên
quốc gia vào Việt Nam.


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CÁC
CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1.1. Khái niệm
Có nhiều quan niệm khác nhau về các công ty xuyên quốc gia, đồng thời
để chỉ các công ty này người ta cũng dùng nhiều thuật ngữ không giống nhau.
Ví dụ như các công ty xuyên quốc gia (Transnational Corporations); các công
ty đa quốc gia (Multinational Corporations); các công ty toàn cầu; các công ty
độc quyền quốc tế…Tuy nhiên độ phổ biến của các thuật ngữ này là khác
nhau và nội dung của chúng cũng có phần khác nhau.
Năm 1960, các thuật ngữ “công ty quốc tế” (International Enterprise/
Firm) và “công ty đa quốc gia” (Multinational Enterprise) được sử dụng với ý

nghĩa như nhau nhưng nhìn chung thuật ngữ “công ty quốc tế” được sử dụng
phổ biến hơn. Theo học giả Jenkins thì các thuật ngữ này nói đến sự lớn mạnh
của công ty đã vượt ra khỏi phạm vi một quốc gia và có các hoạt động sản
xuất, kinh doanh ở nhiều nước trên thế giới. Đặc điểm cơ bản của hai loại
công ty này là quy mô lớn, sở hữu đa quốc tịch và có phạm vi hoạt động ở
nhiều nước. Mặc dù hai thuật ngữ trên có ý nghĩa tương đối giống nhau
nhưng xét về cách tiếp cận, thuật ngữ “công ty quốc tế” xem xét công ty từ
góc độ kinh doanh quốc tế, trong khi thuật ngữ “công ty đa quốc gia lại đề cập
đến cả tính sở hữu đa quốc gia của công ty (Richard E. Caves, 1986). Vì thế
thuật ngữ hai phản ánh đầy đủ hơn đặc điểm của hai loại hình công ty này.
Sang đến đầu những năm 1970, thuật ngữ “công ty đa quốc gia” (MNE) được
sử dụng nhiều hơn thuật ngữ “công ty quốc tế”. Quá trình ra quyết định các
hoạt động của các công ty không còn độc quyền từ một chủ sở hữu ở chính
quốc mà quyền tham gia quản lý cũng được trao cho những người bản địa ở


nơi mà công ty đặt chi nhánh. Hơn nữa, những người này còn có quyền điều
chỉnh tỉ lệ góp vốn và quyết định hình thức hợp tác (FDI) với MNE ở nước
chủ nhà. Chính vì thế, cơ cấu tổ chức và hoạt động của MNE không chỉ có
tính quốc tế mà còn mang đậm nét đa quốc gia. Có rất nhiều tiêu chí khác
nhau để xem xét một công ty là MNE. Các học giả Mỹ thường căn cứ vào
phạm vi kiểm soát và quản lý các hoạt động sản xuất ít nhất từ hai nước trở
lên; họ cũng thường sử dụng thuật ngữ “doanh nghiệp” (Enterprise) hơn là “
công ty” (company) và nhấn mạnh mức độ kiểm soát và quản lý trực tiếp của
các hoạt động ở nước ngoài của công ty (Richard E. Caves, 1986). Một số học
giả khác lại cho rằng một MNE phải có quy mô tài sản đạt mức trên 100 triệu
USD (Raymond Vernon, 1971) hoặc được xếp vào danh sách 500 công ty lớn
nhất về tài sản trên thế giới được công bố hàng năm (Harvard Business
School, 1974). Ngoài ra còn có tài liệu định nghĩa MNE dựa trên dựa trên các
tiêu chuẩn như số lao động sử dụng ở nước ngoài hoặc tỷ lệ tài sản trên thế

giới được công bố hàng năm (Harvard Business School, 1974). Ngoài ra còn
có tài liệu định nghĩa MNE dựa trên các tiêu chuẩn như số lao động sử dụng ở
nước ngoài hoặc tỷ lệ tài sản ở nước ngoài trên tổng giá trị tài sản của công ty
(Jenkins, 1987). Các MNE tăng trưởng mạnh mẽ cuối những năm 1980 do sự
nới lỏng các quy chế đầu tư nước ngoài ở các nước đang phát triển và xu
hướng tự do hóa thị trường vốn quốc tế. Trong thời gian này, trào lưu các
công ty mẹ (parent firms) mở rộng các chi nhánh ra nhiều nước
(transnational) đã trở nên nổi bật và thuật ngữ “công ty xuyên quốc gia”
(TNCs) được sử dụng rộng rãi. Theo định nghĩa, TNC là doanh nghiệp có sở
hữu và kiểm soát tài sản như nhà máy, hầm mỏ đồn điền và các cơ sở bán
hàng ở hai hoặc nhiều nước (Colman and Nixson, 1994). Định nghĩa này cũng
được đưa ra bởi nhiều học giả như Jenkins, Rasiah hay Dunning and Sauvant.
Như vậy, theo định nghĩa đã nêu, bản chất của TNCs và MNEs là giống
nhau: chúng đều là những công ty có quy mô lớn về tài sản, phạm vi hoạt
động ở nhiều nước và tìm kiếm lợi nhuận trên phạm vi toàn cầu. Sự khác


nhau về tên gọi chỉ phản ánh đặc điểm phát triển trong từng thời kỳ tăng
trưởng của TNC hoặc thói quen sử dụng từ ngữ của các học giả.
Đến năm 2003, Hội nghị của Liên Hiệp Quốc về thương mại và phát triển
(UNCTAD) đã đưa ra định nghĩa chung như sau: “TNCs là các công ty liên
doanh hoặc độc lập bao gồm các công ty mẹ và các chi nhánh nước ngoài của
chúng. Công ty mẹ là công ty thực hiện quyền kiểm soát toàn bộ tài sản của
các thực thể kinh tế khác ở nước ngoài thuộc quyền quản lý của chúng thông
qua hình thức sở hữu vốn tư bản cổ phần. Có tỷ lệ góp vốn cổ phần là 10% so
với cổ phần gốc hoặc cao hơn, hay mức cổ phần khống chế đối với các công ty
liên doanh, hoặc tương ứng đối với các công ty độc lập, thường được xem là
ngưỡng để giành quyền kiểm soát tài sản của các công ty khác” [ 19, tr3].
1.1.2 Nguồn gốc hình thành các công ty xuyên quốc gia
Thứ nhất, sự tích tụ và tập trung sản xuất được đẩy mạnh

Sự ra đời của TNCs trên thế giới gắn liền với sự ra đời và phát triển của sản
xuất lớn TBCN. TNCs là hình thức phát triển cao của chế độ xí nghiệp tư bản chủ
nghĩa, là kết quả trực tiếp của quá trình tích tụ và tập trung sản xuất qua các giai
đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản dưới sự tác động của các qui luật thị trường:
là sự vận động mở rộng quan hệ sản xuất TBCN thông qua các hình thức tổ chức
sản xuất kinh doanh giản đơn đến kết cấu tổ chức sản xuất kinh doanh quốc tế.
Các TNCs ra đời và phát triển đã đem lại cho CNTB một hình thức tổ chức sản
xuất mới, phản ánh sự thích ứng giữa trình độ phát triển cao của lực lượng sản
xuất và quan hệ sản xuất TBCN ở tầm vĩ mô. Chúng là kết quả của quá trình cạnh
tranh, tập trụng tư bản và sản xuất không ngừng trong suốt quá trình tồn tại của
CNTB, trong đó Tây Âu chính là nơi sớm ra đời phương thức sản xuất CNTB cới
các chế độ xí nghiệp TBCN - phôi thai của các TNCs hiện nay.
Cụ thể sự cạnh tranh giữa các xí nghiệp tất yếu sẽ dẫn đến 2 xu hướng:
Một là, các nhà tư bản với trình độ kỹ thuật cao và lực lượng kinh tế
mạnh sẽ thôn tính các nhà tư bản nhỏ bị thua lỗ phá sản, làm cho quy mô sản
xuất và quy mô tư bản ngày càng mở rộng.


Hai là, cuộc cạnh tranh gay gắt sẽ nảy sinh xu hướng các đối thủ cạnh
tranh phải liên hiệp với nhau, góp vốn để sản xuất kinh doanh chung.
Quá trình này tạo ra những công ty mẹ đứng đầu và các công ty con phụ
thuộc về tài chính, kỹ thuật vào công ty mẹ và rất nhiều các công ty con vừa
và nhỏ hoạt động độc lập hoặc phụ thuộc.
Tóm lại, tích tụ tư bản và tập trung sản xuất lâu dài đã dẫn đến việc hình thành
các TNCs, bởi đó chính là quá trình tạo ra cơ sở vật chất cho sự bành trướng, giúp
cho các tập đoàn tư bản có khả năng vượt ra khỏi biên giới quốc gia, thực hiện việc
đầu tư vào các nước dưới nhiều hình thức và thu được lợi nhuận cao cùng với nó là
sự hình thành nên các tổ chức độc quyền mang nhiều dấu ấn của thời đại cách
mạng khoa học công nghệ. Sự liên kết giữa các xí nghiệp lớn dẫn đến quá
trình liên kết đa ngành. Như từ nông nghiệp với sự tiến bộ khoa học công

nghệ dẫn tới việc xuất hiện các hình thức công ty liên hiệp nông - công
nghiệp, nông - thương nghiệp. Hay từ công nghiệp, mối liên hệ giữa công nông nghiệp ngày càng tăng, đẩy mạnh xu hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp
trong cơ cấu lao động cũng như trong tổng sản phẩm quốc nội. Trong lĩnh vực
du lịch ngân hàng được các tổ chức độc quyền quan tâm và bành trướng
quyền lực.
Thứ hai, xuất khẩu tư bản trở thành một tất yếu kinh tế
Trong thời đại tư bản tài chính, xuất khẩu tư bản trở thành tất yếu. Các
nước tư bản lớn nảy sinh tư bản thừa cần tìm nơi đầu tư có lợi nhuận cao hơn
so với trong nước. Trong khi đó một vài nước lạc hậu về kinh tế, giá cả đắt,
tiền lương, nguyên liệu rẻ nhưng lại thiếu tư bản nên hấp dẫn đầu tư tư bản.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, đã có những thay đổi cơ bản, hàng loạt
các phong trào giải phóng dân tộc diễn ra mạnh mẽ tại các lục địa Á - Âu Mỹ Latinh đã đưa đến sự ra đời của hàng loạt các nước độc lập, thoát khỏi
ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc làm phá sản chủ nghĩa tư bản cũ. Song về
kinh tế, các quốc gia mới giành được độc lập lại gặp rất nhiều khó khăn. Nắm


bắt điều đó, để thực hiện việc “nắm lại” thị phần đã mất, chủ nghĩa đế quốc
thực hiện nhiều biện pháp, trong đó sự thâm nhập bằng cách thông qua hoạt
động của TNCs là một trong những cách mang lại hiệu quả cao nhất
TNCs là tổ chức phù hợp nhất để các tập đoàn tư bản có thể thâm nhập
về kinh tế, xuất khẩu, đầu tư tư bản ra nước ngoài, trước hết là các nước trong
thế giới thứ 3.
Dưới dạng liên minh, hợp tác, thành lập các công ty hỗn hợp giữa tư bản
nước ngoài với tư bản nhà nước hoặc tư nhân, các tập đoàn tư bản từng bước
nắm lấy các ngành kinh tế chủ chốt, có lợi nhuận cao, thiết lập các công ty chi
nhánh ở nước ngoài, đồng thời các nước mới giành được độc lập, dễ chấp
nhận hơn vì thu hút vốn đầu tư, giải quyết được vấn đề lao động và việc làm
và nâng cao một bộ phận trình độ lao động. Trong khi đó, các công ty tư bản
có thể tận dụng được một số lợi thế của nước chủ nhà, như giá nhân công rẻ,
nguồn nguyên liệu dồi dào, thị trường tại chỗ hoặc lân cận…; đồng thời lại

tiết kiệm được chi phí vận chuyển, có điều kiện thuận lợi để giải quyết những
khó khăn về hàng rào thuế quan, phi thuế quan…Tất cả những nhân tố đó góp
phần làm giảm chi phí sản xuất, tăng sức cạnh tranh…
Thứ ba, sự tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ
Cuộc cách mạng KHCN đã tạo ra những ngành mới với tốc độ phát triển
cao và ngày càng chiếm tỉ trọng lớn trong nền kinh tế, đồng thời đặt ra yêu
cầu và tạo điều kiện trẻ hóa các ngành sản xuất lâu đời.
Đặc biệt là cuộc cách mạng công nghệ thông tin đã tạo ra những điều
kiện tiền đề cần thiết cho sự quản lý từ xa. Hơn nữa, rút ngắn thời gian hao
mòn vô hình của tư bản cố định, làm xuất hiện nhiều ngành, nhiều lĩnh vực
kinh doanh mới, đòi hỏi vốn lớn và sự hiệp tác nghiên cứu và triển khai…
đồng thời hứa hẹn nhiều lợi nhuận…đặt ra yêu cầu chuyển dịch ngành truyền
thống sang các nước đang phát triển để giải phóng tư bản đã hao mòn vô hình,
tập trung vào những ngành có sức cạnh tranh và hiệu quả.


Mặt khác, bản thân việc nghiên cứu khoa học cũng như sự xuất hiện của
những ngành mới đó, đòi hỏi phải có sự phối hợp với nhiều quốc gia. Đây
chính là nhân tố làm cho ngành dịch vụ kỹ thuật phát triển, các công ty đầu
đàn có thêm điều kiện bành trướng ra nước ngoài.
Thứ tư, sự điều tiết của các nhà nước tư bản
Đối với quá trình phát triển kinh tế, vai trò của nhà nước như bệ đỡ, chất
xúc tác không thể thiếu đối với sự ra đời của TNCs, đặc biệt là kinh tế đối
ngoại như hỗ trợ về thông tin, ưu đãi tín dụng, thuế, thông qua ngoại giao
kinh tế tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty vượt biên giới quốc gia, thực
hiện kinh doanh quốc tế.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai lợi dụng tình hình khó khăn của Tây Âu, Mỹ
đã thực hiện kế hoạch Marshall, qua đó các công ty Mỹ đầu tư ồ ạt vào khu vực
này, thiết lập các công ty chi nhánh. Sau khi phục hồi, các công ty Tây Âu đã liên
minh với nhau thực hiện cắm nhánh lẫn nhau, nhiều công ty đã được sáp nhập trở

thành những công ty lớn có sức cạnh tranh với các công ty Mỹ và hoạt động kinh
doanh quốc tế (trong nội bộ Tây Âu và kể cả ngay trên thị trường Mỹ).
Vào những năm 1960, khi EC hình thành và có sự phát triển từng bước
của quá trình nhất thể hóa, châu Âu đã tạo ra điều kiện mới cho sự hoạt động
của các công ty của mỗi quốc gia trong nội bộ cộng đồng Tây Âu, là một
bước đệm quan trọng cho các TNCs phát triển.
Thứ năm, lợi nhuận độc quyền từ kinh doanh quốc tế
Thông qua hoạt động của các chi nhánh, các công ty xuyên quốc gia có
thể tận dụng được một số lợi thế của nước chủ nhà như thị trường tại chỗ, dễ
dàng trong hàng rào thuế quan, phi thuế quan. Góp phần tăng sức cạnh tranh,
giảm chi phí sản xuất, mở rộng thị trường của các công ty xuyên quốc gia phù
hợp với từng khu vực.
Tóm lại, TNCs ra đời là một tất yếu khách quan và là sản phẩm của quá
trình quốc tế hóa sản xuất. Chỉ trong điều kiện quốc tế hóa sản xuất cao độ thì
mới có những tiền đề vật chất khách quan để các TNCs ra đời.


1.1.3. Các loại hình công ty xuyên quốc gia
Cho đến nay, có nhiều cách phân loại công ty xuyên quốc gia song có
thể nói ba cách phân loại thường được đề cập. Đó là:
1.1.3.1.Cách phân loại dựa trên cơ sở phân loại độc quyền quốc gia
Khi mới bắt đầu quá trình độc quyền hóa, các liên minh độc quyền hình
thành theo liên kết ngang, nghĩa là mới chỉ liên kết những doanh nghiệp trong
cùng một ngành, nhưng về sau theo mối liên hệ dây chuyền, các tổ chức độc
quyền đã phát triển theo liên kết dọc, mở rộng ra nhiều ngành khác nhau.
Những hình thức độc quyền cơ bản là: carten, xanhđica, tơrot, concern và
conglomerate..Đây là cách phân loại phổ biến nhất hiên nay, nó là sự phân loại
theo trình độ phát triển, là sự thay đổi về hình thức sở hữu tư bản của các TNCs
- Cartel: Loại hình liên kết giữa các công ty độc quyền trong cùng một
ngành, có thể cùng nhau ký hiệp định lập ra thị trường tiêu thụ, xác định giá

cả hàng hóa và số lượng bán ra nhằm mục tiêu hạn chế cạnh tranh, phân chia
lợi ích cụ thể.
Ví dụ: OPEC (tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa) là một loại Cartel có
quy mô quốc tế, các thành viên OPEC thường thỏa thuận với nhau về số
lượng dầu cung cấp và giá bán trên thế giới. Các công ty này về mặt pháp lý
là những công ty độc lập trong sản xuất cũng như thương mại.
Các nhà tư bản tham gia Carten vẫn độc lập về sản xuất và thương
nghiệp. Họ chỉ cam kết làm đúng hiệp nghị, nếu làm sai sẽ bị phạt theo quy
định của hiệp nghị. Vì vậy, Carten là liên minh độc quyền không vững chắc.
Trong nhiều trường hợp, những thành viên thấy ở vào vị trí bất lợi sẽ rút ra
khỏi Carten, làm cho Carten thường tan vỡ trước kì hạn.
- Xanhđica: Là hình thức tổ chức độc quyền cao hơn, ổn định hơn Carten.
Các xí nghiệp tham gia Xanhđica vẫn giữ độc lập về sản xuất, chỉ mất độc lập về
lưu thông: mọi việc mua - bán do một quản trị chung của Xanhđica đảm nhận.
Mục đích của Xanhđica là thống nhất đầu mối mua và bán để mua nguyên liệu


với giá rẻ, bán hàng hóa với giá đắt nhằm thu lợi nhuận độc quyền cao. Một điều
chú ý là rất nhiều Xanhđica là do Cartel phát triển lên.
- Tơrot: Là hình thức độc quyền cao hơn cả Cartel và Xanhđica, nhằm
thống nhất cả việc sản xuất, tiêu thụ, tài vụ đều do một ban quản trị quản lý.
Các nhà tư bản tham gia Tơrot trở thành những cổ đông thu lợi nhuận theo số
lượng cổ phần.
Các xí nghiệp sau khi đã hợp nhất không còn độc lập về mọi mặt sản xuất,
thương mại và luật pháp. Có hai loại Tơrot cơ bản là công ty cổ phần đặc biệt
(kiểm soát công ty qua việc nắm giữ cổ phiếu) và công ty hợp nhất các xí nghiệp
thông qua M&A (sát nhập và giải thể).
- Concern: Là một trong những hình thức phổ biến của TNCs hiện đại.
Mối liên kết giữa các xí nghiệp trong Concern chủ yếu là liên kết ngang giữa ít
nhất 2 công ty lớn kinh doanh độc lập, có tư cách pháp nhân trong một ngành

sản xuất hoặc giữa các ngành có mối liên hệ chặt chẽ về kinh tế và kỹ thuật.
Đặc điểm nổi bật của TNCs thuộc Concern là sự thống nhất giữa tư bản
sở hữu và quyền kiểm soát. Hình thức kiểm soát được xác lập từ công ty mẹ
với các công ty con, cháu bằng chế độ điều hành trong hội đồng quản trị.
Công ty mẹ chiếm một số cổ phiếu khống chế trong các công ty chi nhánh.
Hội đồng quản trị đứng đầu các Concern, bao gồm những người có sở hữu cổ
phiếu lớn nhất, tiếp theo là Hội đồng các giám đốc quản lý trực thuộc ban
quản trị, có nhiệm vụ trực tiếp chỉ đạo sản xuất và kinh doanh.
- Conglomerate: Là hình thức liên kết công ty theo chiều dọc, công ty lớn
thâm nhập vào công ty, xí nghiệp của các ngành sản xuất khác không có sự ràng
buộc về kỹ thuật sản xuất kinh doanh, mà chủ yếu là liên hệ về tài chính.
Conglomerate cơ bản bành trướng và thâu tóm trên thị trường chứng
khoán. Công ty mẹ thực hiện việc mua cổ phiếu của các công đang hoạt động
tốt ở tất cả các ngành có tỷ suất lợi nhuận cao và thâu tóm dần. Vì thế, cơ cấu
ngành kinh doanh trong Conglomerate luôn biến đổi theo hướng đa dạng, hỗn
hợp và cơ cấu quản lý, điều hành phải linh hoạt.


Việc phân loại các TNCs theo các hình thức trên từ Cartel đến
Conglomerate phản ánh sự giảm dần tính chất sở hữu tư nhân và sự tăng lên
tính chất tập thể trong sở hữu tư bản.
Các công ty tư bản độc quyền vốn đã tồn tại dưới hình thức những loại
hình cơ bản này ở phạm vi quốc gia, nhưng do quá trình hoạt động phát triển,
chúng buộc vượt ra khỏi biên giới quốc gia và hoạt động trên phạm vi quốc tế.
1.1.3.2. Cách phân loại các công ty xuyên quốc gia căn cứ vào quá
trình vận động và phát triển của chúng
Theo cách này, người ta phân chia các công ty xuyên quốc gia thành 4 loại:
- Loại hình công ty xuyên quốc gia khai thác nguyên liệu:
Đây là những công ty xuyên quốc gia có ngay từ thời kì tư bản tự do
cạnh tranh. Các công ty này thường hoạt động trong những ngành nông

nghiệp, khai khoáng với mục đích khai thác nguyên liệu phục vụ cho quá
trình công nghiệp hóa tư bản chủ nghĩa.
- Loại hình công ty xuyên quốc gia thương mại:
Bao gồm những công ty mà những chi nhánh nước ngoài chủ yếu là
những “trạm trung gian” thực hiện việc xuất nhập khẩu hàng hóa, hoặc lắp ráp
để thực hiện việc xuất nhập khẩu hàng hóa, hoặc lắp ráp để thực hiện xuất
khẩu tại chỗ
- Loại hình công ty xuyên quốc gia sản xuất:
Nhiều ý kiến của các nhà nghiên cứu cho rằng đây mới chính là công ty
xuyên quốc gia thực thụ vì nó phản ánh một cách khá đầy đủ đặc điểm cơ bản
của quá trình quốc tế hóa. Hầu hết tất cả các công ty xuyên quốc gia cỡ lớn
hiện nay đều thực hiện phân công chuyên môn hóa sản xuất bằng cách chia
quy trình công nghệ thành nhiều công đoạn và mỗi chi nhánh thường chỉ thực
hiện một vài công đoạn có hiệu quả nhất (như sự phân công chuyên môn hóa
của công ty Toyota đối với việc sản xuất xe hơi ở châu Á, hay việc phân công
chuyên môn hóa sản xuất sản phẩm bán dẫn điện tử của Sony, Toshiba…)


- Loại hình công ty xuyên quốc gia kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ, tài
chính, kỹ thuật:
Đây là những công ty có tiềm lực khoa học - công nghệ mạnh và thường
tồn tại dưới hình thức một tổ hợp công nghiệp - ngân hàng trong các độc quyền
tài chính xuyên quốc gia. Ví dụ: tổ hợp công nghiệp - ngân hàng trong tập đoàn
tài chính Rốccophenlo gồm các công ty xuyên quốc gia công nghiệp tầm cỡ như
IBM, Exxon, Mc Donalt Douglas…
1.1.3.3 Cách phân loại theo tính chất phức tạp của sản phẩm
Theo cách phân loại này, có các công ty xuyên quốc gia thuộc loại
A,B,C,D. Tùy theo tính chất đơn hoặc đa sản phẩm.
Ngoài các cách phân loại trên có tài liệu còn phân chia ra các công ty
xuyên quốc gia thuộc tổ hợp công nghiệp quân sự để phân biệt với loại kinh

doanh dân sự, hoặc phân chia các công ty xuyên quốc gia theo lĩnh vực ngành
kinh doanh, như công ty xuyên quốc gia kinh doanh công nghiệp, ngân hàng,
dịch vụ… Trong công nghiệp lại chia nhỏ theo các ngành, như viễn thông,
công nghiệp chế biến, công nghiệp dược phẩm…
Tuy nhiên, sự phân loại trên không mang ý nghĩa tuyệt đối. Một công ty
xuyên quốc gia cũng có thể thuộc nhiều loại khác nhau tùy theo cách phân
loại. Do vậy cần căn cứ vào mục đích nghiên cứu mà lựa chọn cách phân loại
thích hợp.
1.1.4. Bản chất của các công ty xuyên quốc gia
Về bản chất của các công ty xuyên quốc gia, sẽ xét trên 4 khía cạnh
cụ thể:
- Về sở hữu của các công ty xuyên quốc gia:
Do tác động của cuộc cách mạng KHCN đã diễn ra hai sự thay đổi quan
trọng về sở hữu của các công ty xuyên quốc gia.
+ Một là, sở hữu xuyên quốc gia vì các công ty này có nhiều chi nhánh ở
các nước và sự đầu tư rộng lớn trên thế giới hay là sự sát nhập giữa các công


ty ở các nước khác nhau nên chủ sở hữu của chúng là ở nhiều quốc gia hay sở
hữu quốc tế.
+ Hai là, sở hữu hỗn hợp do sự thay đổi căn bản địa vị, vai trò của người
công nhân cũng như tầng lớp trí thức, đặc biệt là sự thay đổi của tầng lớp trí
thức, vai trò của họ ngày càng to lớn. Điều đó là do xã hội ngày nay, ngành
công nghiệp công nghệ cao đã chiếm được vị trí lớn, nó đóng góp vào thu nhập
với tỉ lệ cao mà ngành công nghiệp đó lại là sự phản ánh của nền công nghiệp
trí thức. Họ sẽ là những người quyết định trực tiếp về chất lượng hàng hóa.
Như vậy, quan hệ sở hữu đã thay đổi căn bản, chủ yếu là theo hướng sở
hữu hỗn hợp. Công ty không còn là sở hữu của một cá nhân trong một nước
nữa mà là sở hữu của nhiều nước, của tập thể người.
- Về quản lý trong các công ty xuyên quốc gia:

Đây là phần thay đổi lớn nhất và đặc biệt nhất vì so với trước đây thì
công ty chủ sở hữu quản lý song giờ đây lại do đội ngũ cán bộ quản lý đảm
nhiệm và những người này còn có thể không có cổ phiếu của TNCs đó hoặc
có rất ít không đóng vai trò chủ đạo. Đội ngũ này được thuê vì tính chuyên
nghiệp của mình trong quản lý.
Nguyên nhân là do TNCs có nguồn lực lớn, khả năng tài chính mạnh,
phạm vi hoạt động rộng rãi, những người chủ pháp lý không còn khả năng
quản lý và khống chế toàn bộ do hội đồng cổ đông đã thuê những nhà quản lý
chuyên nghiệp đã điều hành và quản lý, ban giám đốc hoạt động dựa trên cân
bằng tối ưu lợi ích của những người có liên quan gồm: cổ đông, người làm
thuê, người cung ứng, cộng đồng địa phương.
- Về tổ chức của các công ty xuyên quốc gia:
TNC là các tổ chức lớn gồm có nhiều công ty con và ở nhiều nơi trên thế
giới mục đích của chúng chỉ là phân bố sao cho tổ chức sản xuất có thể thu
được lơi nhuận lớn nhất. Các công ty con này có ưu thế ở chỗ chúng nằm ở
các nước vì thế mà tránh được thuế suất cao và được hưởng mức thuế ưu đãi,


cùng với đó là tiết kiệm được chi phí vận chuyến sử dụng nguồn lao động rẻ,
mà chúng còn tổ chức như vậy để nhằm: tổ chức nghiên cứu và thực hiện các
dự án, công trình nghiên cứu thuận lợi, một cách nhanh nhất.
- Về tổ chức sản xuất và hoạt động kinh tế:
Chuyển từ sản xuất đại trà, hàng loạt với số lượng lớn sang kiểu sản xuất
loại nhỏ theo đơn đặt hàng và thực hiện một cách linh hoạt. Cùng với nó là sự
chuyển từ các tổ chức quy mô lớn liên kết theo chiều dọc sang liên kết theo
mạng lưới và theo chiều ngang giữa các đơn vị kinh tế trong và ngoài nước.
Các tổ chức TNCs này sử dụng ngay lợi thế của mình trong các hoạt
động mua nguyên, nhiên vật liệu cùng các yếu tố cần thiết cho quá trình sản
xuất và bán sản phẩm của mình với giá độc quyền nhằm thu được những
khoản lợi nhuận kếch xù, mà so với cái doanh nghiệp khác thì phải mất nhiều

năm mới có được những khoản như thế.
Xuất hiện giá cả độc quyền với mục đích cạnh tranh với các doanh
nghiệp khác mà chúng cho là có nguy cơ làm phương hại tới chúng. Lúc đầu
chúng sử dụng giá cả độc quyền nhỏ hơn giá trị của sản phẩm chấp nhận lỗ
một thời gian để chèn ép các đối thủ cạnh tranh của chúng. Nhiều đối thủ của
chúng không cạnh tranh được có thể bị phá sản hoặc phải chuyển sang hoạt
động trong các ngành khác, song cũng có một số ít đối thủ có thể trụ vững và
phát triển. Trong lúc này người mua sẽ được lợi ngay sau đó chúng lại thực
hiện giá cả độc quyền cao trong khi bán các sản phẩm của mình và mua các
yếu tố đầu vào với giá độc quyền thấp nhằm thu về những khoản tiền lãi lớn
để bù đắp cho phần lỗ trước đây. Phần lãi này lớn hơn phần lỗ nhiều lần và
người bị thiệt chính là người tiêu dùng những sản phẩm đó và những người
cung cấp nguyên liệu đầu vào.
Cùng với quá trình cạnh tranh không lành mạnh đó, chúng còn tiến hành
mua lại các dây truyền công nghệ với giá rẻ của các đối thủ của chúng khi họ
bị phá sản hoặc phải chuyển sang làm các công việc khác.


Như vậy, các TNCs này, thu được lời từ rất nhiều nguồn khác nhau thể hiện
rõ qua cả bốn mặt: sở hữu, quản lý, tổ chức, sản xuất và hoạt động kinh tế.
1.1.5. Đặc trưng cơ bản của các công ty xuyên quốc gia
1.1.5.1. Đặc trưng về cơ cấu tổ chức và cơ cấu quản lý cơ bản của
công ty xuyên quốc gia
- Về cơ cấu tổ chức:
Cơ cấu tổ chức của TNC rất đa dạng và phức tạp và có đặc điểm nổi bật
là được tổ chức theo thứ bậc (hierarchical organization).
Có hai hình thức cơ bản của mô hình này: tổ chức theo chức năng
(functional organization - F) và nhiều đầu mối (multidivision - MD).
+ Tổ chức theo chức năng (Hình thức F):
Bao gồm một nhóm các phòng chức năng, trong đó mỗi phòng có chức

năng riêng và báo cáo trực tiếp với giám đốc điều hành. Đặc điểm của mô
hình này là tính chuyên môn hóa rất cao giữa các phòng và mô hình này hoạt
động rất hiệu quả nếu công việc không cần phải hợp tác giữa các phòng trong
công ty. Khi các hoạt động công ty trở nên đa dạng thì mô hình F không còn
thích hợp nữa mà thay vào đó là mô hình (MD) hiệu quả hơn.
+ Tổ chức nhiều đầu mối (MD):
Trong mô hình này, mỗi hoạt động của công ty có bộ phận quản lý riêng
và tự chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh doanh của mình. Ban lãnh đạo công
ty phân quyền, tăng tính tự chủ kinh doanh cho các bộ phận thành viên, còn
họ chủ yếu tập trung vào các vấn đề có tính chiến lược dài hạn của công ty
như những dự báo thay đổi lớn hay phân bổ tài chính nguồn lực. Ban lãnh đạo
công ty quản lý các thành viên qua các chỉ tiêu lợi nhuận hơn là các mệnh
lệnh trực tuyến.
Với TNCs mở rộng phạm vi hoạt động nhằm tím kiếm thị trường thì cơ
cấu tổ chức cải tiến gọn nhẹ hơn để tiết kiệm chi phí. Điển hình của chiều
hướng này là hình thức sáp nhập và mua lại (Merger and Acquisitions -


M&A). Trong khi đó, TNCs mở nhiều chi nhánh quốc tế và cấu trúc hệ thống
“mẹ - con” (mother - daughter system) nếu phát triển theo hướng tìm kiếm
nguồn nhiên liệu.
- Về cơ cấu quản lý:
Cơ cấu quản lý của TNCs rất đa dạng, song phần lớn được cơ cấu dưới
các dạng hình tháp (hình thức Concern) và mạng nhện (hình thức
Conglomerate).
+ Dạng cơ cấu hình tháp (hình thức Concern):
Được đặc trưng theo trật tự thứ bậc nên có ưu điểm nổi bật là tính
chuyên môn hóa qua từng khâu quản lý cao và dễ kiểm soát. Tuy vậy, mô
hình quản lý này lại kém linh hoạt tỏ ra bất cập trong điều kiện môi trường
cạnh tranh luôn thay đổi và tăng trưởng nhanh về quy mô của TNCs.

+ Dạng cơ cấu mạng nhện (hình thức Conglomerate):
Để khắc phục những hạn chế này, mô hình tổ chức quản lý theo kiểu mạng
nhện đã thay thế trở thành mô hình tổ chức quản lý phổ biến của TNCs ngày nay.
Như vậy, nhờ tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ và sự
đột phá của cách mạng thông tin khiến phương thức tổ chức hoạt động quản
lý sản xuất trong các TNCs có những đặc điểm xu thế nổi bật sau:
Một là, đa dạng hóa các loại sản phẩm nghĩa là nhà quản lý sản xuất các
loại sản phẩm theo loạt nhỏ theo đúng yêu cầu của thị trường.
Hai là, phi chuyên môn hóa tức là sản phẩm được chế tạo theo từng linh
kiện, cấu kiện chứ không chế tạo theo kiểu chuyên môn hóa như trước đây, nó
chỉ sản xuất một mức nào đó, thường là ít chứ không như trước đấy sản xuất ồ
ạt một khối lượng lớn.
Ba là, phi tập trung hóa, tức là quá trình sản xuất được phân bố trên diện
rộng chứ không bó hẹp và tài lực được phân tán cho các chi nhánh ở các công
ty quốc gia với quy mô quốc tế. Một sản phẩm giờ đây có thể sản xuất ra từ
rất nhiều linh kiện từ những xí nghiệp thuộc tập đoàn đó góp lại.


×