Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Tổ chức hoạt động thanh tra giáo dục ở trường cao đẳng phúc yên theo hướng tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.86 MB, 119 trang )

B ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC s ư PHẠM HÀ NỘI 2
--------------e s CŨI 8 0 ------------

NGUYỄN VĂN HƯNG

T ổ CHỨC HOAT ĐÔNG THANH TRA




GIÁO DUC Ở TRƯỜNG CAO ĐẢNG
PHÚC YÊN THEO HƯỚNG TĂNG CƯỜNG
TÍNH T ự CHỦ,' T ự CHỊU TRÁCH NHIỆM








LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC






HÀ NỘI, 2015





B ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC s ư PHẠM HÀ NỘI 2
---------- eg m s o ---------

NGUYỄN VĂN HƯNG

TỎ CHỨC HOAT ĐÒNG THANH TRA




GIÁO DUC Ở TRƯỜNG CAO ĐẢNG
PHÚC YÊN THEO HƯỚNG TĂNG CƯỜNG
TÍNH T ự CHỦ,' T ự CHỊU TRÁCH NHIỆM








Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số

: 60 14 01 14


LUẬN
VĂN THẠC
SĨ KHOA HỌC
GIÁO DỤC





Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Vũ Bích Hiền

HÀ NỘI, NĂM 2015


LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm trân trọng nhất, tác giả xin bày tỏ lời cảm ơn chân thảnh tới Ts
Nguyễn Vũ Bích Hiền vì sự tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong quá trình thực
hiện luận văn.
Tác giả xin tỏ lòng biết ơn đối với Ban Giám hiệu, các Thầy giáo, Cô giáo
của Trường ĐHSP Hà Nội 2 đã tận tình trong quá trình giảng dạy và truyền đạt
kiến thức. Xin cảm om Ban Giám hiệu, tập thể cán bộ, nhân viên Ban thanh tra và
Đảm bảo chất lượng của Trường Cao đẳng công nghiệp Phúc Yên, đã tạo những
điều kiện thuận lợi nhất cho tác giả trong thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn
thành chương trình Cao học.
Xin chân thảnh cảm ơn Ban giám hiệu, cán bộ, công nhân viên, các phòng ban của
Trường đã tạo điều kiện, giúp đỡ tác giả trong quá trình nghiên cứu, thu thập tài liệu
viết luận văn.
Xin chân thành cảm ơn các bạn bè cùng khóa học và gia đình đã động viên,
quan tâm giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tác giả hoàn thành chương trình học tập và
hoàn thành bản luận văn này.

Mặc dù đã rất cố gắng đầu tư thời gian và trí lực cho luận văn, song do kinh
nghiệm thực tế còn hạn chế, kết hợp với một số trở ngại do khách quan đem lại, nên
luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự góp ý của các
Thầy giáo, Cô giáo, của đồng nghiệp, để luận văn được hoàn thiện hơn, hữu ích hơn.
Xin trân thành cảm ơn ỉ
Hà Nội, ngày 24 thảng 11 năm 2015
Tác giả

Nguyễn Văn Hưng


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công ừình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng
dẫn khoa học của Ts Nguyễn Vũ Bích Hiền. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn
là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong
bất cứ công trình nào.
Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan trên.
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Hưng


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

GD&ĐT

Giáo Dục và Đào Tạo

QLNN


Quản lý nhà nước

QPPL

Quy phạm pháp luật

VBCC

Văn bằng chứng chỉ

VHKS

Văn hóa kiêm soát

PCTN

Phòng chông tham nhũng

VHNT

Văn hóa nhà trường

CBQL

Cán bộ quản lý

SL

Sô lượng



iv

DANH MỤC CÁC BẢNG BIÊU
1. Danh mục S ff đồ

Sơ đồ 1.1. Hệ thống giáo dục quốc dân

8

Sơ đồ 1.2. Bộ máy QLNN về giáo dục - đào tạo

11

Sơ đồl .3. Các thành tố của hệ thống sư phạm nhà trường

20

Sơ đồ 3.1. Sơ đồ mối quan hệ giữa các biện pháp tổ chức hoạt động
thanh tra giáo dục trường Cao đẳng Công nghiệp Phúc Yên

94

2. Danh mục bảng biểu

Bảng 2.1. Kết quả học tập của học sinh, sinh viên của năm học 20112012,2012-2013
Bảng 2.2. Kết quả dự giờ đột xuất năm học 2013-2014
Bảng 2.3. Tổng hợp ý kiến đánh giá của cán bộ, giảng viên trong nhận
thức chung về công tác thanh tra kiểm tra
Bảng 2.4. Nhận thức về nội dung công tác thanh tra

Bảng 2.5. Đánh giá hiệu quả thanh ừa hoạt động chuyên môn
Bảng 2.6. Thực trạng đội ngũ thanh tra
Bảng 2.7. Hoạt động của đội ngũ thanh tra
Bảng 2.8. Đánh giá về chất lượng đội ngũ thanh tra
Bảng 3.1. Mức độ cần thiết của các biện pháp tổ chức và nâng cao hiệu
quả hoạt động thanh tra.
Bảng 3.2. Mức độ khả thi của các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động thanh tra.

50
52
59
60
62
64
65
65
96
97


V

MỤC LỤC
LỜI CẢM Ơ N ...........................................................................................................i
LỜI CAM Đ O A N ................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIÊU.........................................................................iv
MỤC L Ụ C ............................................................................................................... V

MỞ ĐẦU.............................................................................................................. 1

1. Lý do chọn đề tài..................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu.......................................................................................... 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứ u ......................................................................................... 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 3
6. Giả thuyết khoa học.............................................................................................4
7. Cấu trúc luận văn................................................................................................. 4
NỘI D U N G ............................................................Eưor! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 1. C ơ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG THANH
TRA GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG, ĐẠI HỌC THEO HƯỚNG
TĂNG CƯỜNG TÍNH T ự CHỦ, T ự CHỊU TRÁCH NHIỆM.........................5
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề......................................................................... 5
1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài................................................................ 7
1.2.1. Quản lý nhà nước về giảo d ụ c.....................................................................7
1.2.2. Tổ chức......................................................................................................... 13
1.2.3. Thanh tra giảo d ụ c ......................................................................................15


1.2.4. Thanh tra nội bộ trường học......................................................................19
1.2.5. Tự chủ và tự chịu trách nhiệm .................................................................. 21
1.3. Hoạt động thanh tra nội bộ trong trường cao đẳng, đại học...................... 27
1.3.1. Thanh tra thực hiện nhiệm vụ đổi mới công tác quản lý giáo dục.......27
1.3.2. Thanh tra công tác tuyển sinh, đào tạo....................................................29
1.3.3. Giải quyết khiếu nại, tổ cáo và tiếp công d â n .........................................30
1.4. Tổ chức hoạt động thanh tra trong trường cao đẳng, đại h ọ c ...................30
1.4.1. Phòng/ban thanh tra trong trường cao đẳng, đại học...........................30
1.4.2. Tồ chức hoạt động thanh tra......................................................................33
1.5. Đổi mới hoạt động thanh tra ở trường cao đẳng, đại học theo hướng
tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách n hiệm ...................................................... 34
1.5.1.


Quan điểm đổi mới hoạt động thanh tra theo hướng tăng cường tính

tự chủ, tự chịu trách nhiệm.................................................................................. 34
1.5.2. Đổi mới hoạt động thanh tra theo hướng tăng cường tỉnh tự chủ, tự
chịu trách nhiệm.................................................................................................... 37
Kết luận Chương 1 ................................................................................................40
Chương 2. THỰC TRẠNG TÔ CHỨC HOẠT ĐỘNG THANH TRA GIÁO
DỤC Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP PHÚC YÊN....................42
2.1. Khái quát chung về trường Trường Cao đẳng Công nghiệp Phúc Yên... 42
2.1.1. Quá trình xây dựng và phát triển..............................................................42
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của nhà trường..................................................43
2.2. Thực trạng thực hiện các nội dung thanh tra giáo dục ở trường c Cao
đẳng Công nghiệp Phúc Y ên ................................................................................. 44


2.2.1. Công tác thanh tra các Phòng, Ban và trung tâm ...................................44
2.2.2. Công tác thanh ừ"a, kiểm tra các Khoa..................................................... 47
2.2.3. Tổ cáo và thanh tra nhiệm vụ phòng, chổng tham nhũng.....................48
2.2.4. Kết quả tổ chức hoạt động thanh, kiểm tra giáo dục của trường Cao
đẳng Công nghiệp Phúc Y ên ............................................................................49
2.3.

Thực trạng tổ chức thanh tra ở trường Cao đẳng Công nghiệp Phúc Y ên.52

2.3.1. Thực trạng về cơ cẩu tổ chức thanh tra ............................................... 52
2.3.2. Thực trạng về vai trò, chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ của ban
thanh tra ................................................................................................................. 53
2.3.3. Năng lực của cán bộ thanh tra...................................................................55
2.3.4. Vai trò, trách nhiệm của hiệu trưởng........................................................56

2.3.5. Moi quan hệ của ban thanh tra với các tổ chức khác trong nhà trường
57
2.4. Ket quả đánh giá thực trạng thực hiện các nội dung thanh tra và thực
trạng tổ chức thanh tra giáo dục ở trường Cao đẳng Công nghiệp Phúc Yên... 58
2.4.1. Nhận thức về vai trò thanh tra giáo d ụ c .................................................. 58
2.4.2. Đảnh giá hiệu quả thanh tra các nội dung hoạt động đào tạ o .............. 62
2.4.3. Đảnh giá thực trạng xây dựng đội ngũ thanh tra .................................... 63
2.5. Đánh giá chung........................................................................................... 65
2.5.1. Ưu điểm.................................................................................................... 66
2.5.2. Những hạn chế......................................................................................... 67
2.5.3. Nguyên nhân............................................................................................ 69
Kết luận Chương 2 ............................................................................................ 71


Chương 3. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG THANH TRA GIÁO
DỤC Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP PHÚC YÊN THEO
HƯỚNG TĂNG CƯỜNG TÍNH T ự CHỦ, T ự CHỊU TRÁCH NGHIỆM.. 72
3.1. Những nguyên tắc xác lập biện pháp.......................................................... 72
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính định hướng đáp ứng mục tiêu GD&ĐT.......72
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khả th ỉ..............................................................74
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính pháp ỉý..............................................................75
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ............................................................ 78
3.2. Các biện pháp tổ chức hoạt động thanh tra giáo dục ở trường Cao đẳng
Công nghiệp Phúc Yên......................................................................................... 79
3.2. ỉ.

Hoàn thiện hệ thong các văn bản pháp quy liên quan đến tổ chức và

hoạt động thanh tra............................................................................................... 79
3.2.2. Đổi mới tư duy cho đội ngũ cản bộ quản lý, cản bộ thanh tra, giảng

viên về hoạt động thanh tra.................................................................................. 81
3.2.3. Xây dựng đội ngũ cán bộ thanh tra đáp ứng yêu cầu công tác............. 85
3.2.4. Tăng cường tỉnh chuyên nghiệp trong hoạt động thanh tra...................87
3.2.5. Tăng cường hoạt động tự đánh giả, tự chịu trách nhiệm ở từng cấp
quản l ỷ ................................................................................................................... 90
3.2.6. Xây dựng vãn hoả “kiểm soát nhân văn ” trong nhà trường..................91
3.3. Mối quan hệ giữa các biện ph áp .................................................................. 93
3.4. Đánh giá về mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất bằng
phương pháp chuyên gia.......................................................................................94
3.4.ỉ.

Thăm dò quan điểm của đội ngũ cản bộ quản lý giảo dục và giảng

viên của các cơ sở đào tạ o .................................................................................. 95


ix

3.4.2. Thăm dò quan điểm của đội ngũ cản bộ làm công tác thanh tra của các
cơ sở đào tạo...........................................................................................................96
3.4.3. Đánh giá chung...........................................................................................97
Kết luận Chương 3 .................................................................................................97
K ẾT LUẬN VÀ KIẾN N G H Ị............................................................................99
1. Kết luận...............................................................................................................99
2. Kiến nghị...........................................................................................................100
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................... 101
PHỤ LỤC


1


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam đang trong thời kỳ phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trong
bối cảnh hội nhập với xu thế toàn cầu hóa, cùng với nền kinh tế ừi thức, sự bùng nổ
của khoa học - công nghệ, tạo ra những thách thức, những vận hội mới. Đảng và nhà
nước xác định giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ là “quốc sách hàng đầu”, phát
huy yếu tố con người, coi con người “vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát
triển”. Những thách thức đó đòi hỏi Giáo dục và đào tạo phải tạo ra những con người
có đủ những phẩm chất, năng lực đáp ứng được nhu cầu của xã hội.
Việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá phải được
các nhà quản lý nói chung và quản lý về giáo dục nói riêng thực hiện một cách có
hiệu quả nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục. Trong đó, thanh, kiểm tra là chức năng
giúp nhà quản lý nắm được những thông tin ngược và có những điều chỉnh kịp thời,
hợp lý trong quá tìn h thực hiện.
Thanh, kiểm tra thường xuyên là một yêu cầu không thể thiếu nhằm nâng cao
hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Muốn đảm bảo tính thường xuyên của hoạt
động thanh tra, yêu cầu cần thiết đặt ra là người lãnh đạo, quản lý phải tạo điều kiện
cho tổ chức thanh ừa hoạt động theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn. Hoạt
động thanh tra phải được bảo đảm tính độc lập tương đối, thanh tra phải tuân theo
pháp luật, chỉ tuân theo pháp luật và không ai được cản trở hoạt động thanh tra.
Tính thường xuyên trong hoạt động thanh tra do chính đặc điểm, tính chất của hoạt
động chấp hành, điều hành trong quản lý hành chính Nhà nước quyết định và có
mối quan hệ chặt chẽ với yêu cầu kịp thời của việc ra các quyết định lãnh đạo, quản
lý. Thực tế đã chứng minh trong nhiều tình huống, các biện pháp quản lý nếu được
áp dụng kịp thời thì sẽ giải quyết được những vấn đề, nhưng cũng với biện pháp đó,
nếu chậm được áp dụng thì sẽ không giải quyết được tình huống, thậm chí còn phản
tác dụng.



2

Ngày 09/5/2013 Chính phủ ban hành Nghị định 42/2013/NĐ-CP về tổ chức và
hoạt động thanh tra giáo dục. Nghị định 42 đã thể hiện nhiều điểm mới trong tổ
chức và hoạt động thanh ừa giáo dục trong đó nổi bật là, chuyển trọng tâm từ chủ
yếu về thanh tra chuyên môn sang thanh tra trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo
dục, tăng cường tính tự chủ và tự chịu ừách nhiệm của người đứng đầu các cơ sở
giáo dục. Đổi mới, chuyển hướng trọng tâm hoạt động thanh tra, kiểm tra, trước hết
đòi hỏi cán bộ quản lý phải đổi mới về tư duy giáo dục và thực hiện các quy định
của pháp luật. Đó chính là một trong những nội dung và yêu cầu của đổi mới căn
bản toàn diện giáo dục và đào tạo ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Ở Cao đẳng Công nghiệp Phúc Yên (CĐCN), công tác thanh tra giáo dục từ
năm 2007 đến nay đã được các cấp lãnh đạo quan tâm, đẩy mạnh. Tuy nhiên hoạt
động này vẫn còn tồn tại một số bất cập chưa đạt được kết quả như mong muốn. Vì
vậy, tác giả chọn đề tài “Tổ chức hoạt động thanh tra giáo dục ở trường Cao đẳng
Công nghiệp Phúc Yên theo hướng tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm”
làm luận văn tốt nghiệp cho mình với mong muốn tìm ra những điểm mạnh cũng
như hạn chế trong công tác tổ chức, quản lý công tác thanh tra nhằm góp phần nâng
cao chất lượng đào tạo tại Trường Cao đẳng Công nghiệp Phúc Yên.

2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận về tổ chức hoạt động thanh tra giáo dục ở trường cao đẳng,
đại học, yêu cầu đổi mới công tác thanh tra theo hướng tăng tính tự chủ và tự chịu
trách nhiệm của cơ sở giáo dục, điều tra thực trạng hoạt động thanh tra giáo dục tại
trường Cao đẳng Công nghiệp Phúc Yên từ đó đề xuất biện pháp nhằm đảm bảo tổ
chức hoạt động thanh tra giáo dục đạt hiệu quả.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1.


Nghiên cứu cơ sở lý luận và pháp lý của tổ chức hoạt động thanh tra giáo

dục ở trường cao đẳng, đại học và những yêu cầu đổi mới đối với công tác này.


3

3.2. Điều tra thực trạng hoạt động thanh tra giáo dục và tổ chức hoạt động
thanh tra giáo dục tại Trường Cao đẳng Công nghiệp Phúc Yên.
3.3. Đe xuất biện pháp tổ chức hoạt động thanh tra giáo dục ở trường Cao
đẳng Công nghiệp Phúc Yên theo hướng tăng cường tính tự chủ và tự chịu trách
nhiệm. Đánh giá mức độ cần thiết, khả thi của các biện pháp đề xuất bằng phương
pháp chuyên gia.

4. Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp của Hiệu trưởng tổ chức hoạt động thanh tra giáo dục ở trường
cao đẳng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn thời gian: Đánh giá thực trạng hoạt động thanh ừa giáo dục tại
trường Cao đẳng Công nghiệp Phúc Yên giai đoạn 2011 - 2014.
- Giới hạn địa bàn: trường CĐCN Phúc Yên.
- Chủ thể của các biện pháp: Các nhà quản lý cấp trường, đứng đầu là
Hiệu trưởng
- Giới hạn khách thể khảo sát:
Cán bộ quản lý nhà trường: 20 người
Cán bộ ban Thanh tra và đảm bảo chất lượng GD: 03 người.
Giáo viên: 80 người


5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Nhà nước, Bộ và các
cơ quan chức năng có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài. Tổng hợp, phân


4

tích, khái quát hoá những sách, bài báo khoa học, đề tài nghiên cứu... về thanh tra
giáo dục để xây dự g khung lý luận cho đề tài.
5.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Điều tra viết (Anket): xây dựng phiếu điều tra với đối tượng giảng viên, sinh
viên nhằm thu thông tin về nhận thức của họ đối với hoạt động thanh tra.
- Phỏng vấn: đối tượng CBQL nhằm thu được những thông tin khách quan nói
lên nhận thức của họ về hiệu quả của hoạt động thanh tra.
- Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của các nhà quản lí, giảng viên.
5.3. Những phương pháp hỗ trợ khác
Sử dụng các phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu, kết quả khảo sát.
Tiến hành phân tích các số liệu thu thập được và đưa ra những nhận xét, đánh giá
mang tính khoa học.

6. Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất được những biện pháp tổ chức hoạt động thanh tra giáo dục
phù hợp với yêu cầu tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các trường
cao đẳng, đại học và triển khai thực hiện các biện pháp đó đồng bộ, triệt để thì sẽ
góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động thanh tra giáo dụctại Trường CĐCN
Phúc Yên.

7. Dự kiến cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục các tài liệu tham khảo

và phụ lục, luận văn cấu trúc gồm 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lí luận về tổ chức hoạt động thanh ừa giáo dục ở trường cao
đẳng, đại học theo hướng tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm
Chương 2: Thực trạng tổ chức hoạt động thanh tra giáo dục ở trường Cao
đẳng Công nghiệp Phúc Yên
Chương 3: Biện pháp tổ chức hoạt động thanh tra giáo dục ở trường Cao đẳng
Công nghiệp Phúc Yên theo hướng tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm


5

CHƯƠNG 1

C ơ SỞ LÝ LUẬN VÈ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG THANH TRA GIÁO
DỤC Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG, ĐẠI HỌC THEO HƯỚNG TĂNG
7







CƯỜNG TÍNH T ự CHỦ, T ự CHỊU TRÁCH NHIỆM

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Từ trước tới nay, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản Luật, pháp lệnh thể
chế hóa Hiến pháp và đường lối chủ trương, chính sách của Đảng ừong đó có
những quy định về thanh tra. Có nhiều công trình nghiên cứu xây dựng Luật thanh
tra và các văn bản liên quan đến hoạt động của thanh tra chuyên ngành giáo dục,

đồng thời có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học, nhiều bài viết chuyên khảo ừên các
Báo thanh tra, Tạp chí thanh tra và các báo, tạp chí chuyên ngành bàn về vấn đề
thanh, kiểm tra giáo dục, công tác phát ừiển đội ngũ thanh tra giáo dục, tổ chức và
hoạt động của thanh tra nhà nước ở những khía cạnh và mức độ khác nhau, trong đó
có đưa ra những đánh giá, nhận xét về thực ừạng tổ chức và hoạt động của thanh tra
nhà nước, thanh tra giáo dục trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm đổi mới tổ
chức và hoạt động của các cơ quan thanh tra nhà nước, thanh tra giáo dục.
Đe tài “Đổi mới hệ thống tổ chức và hoạt động của ngành Thanh tra trong cơ
chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa - Luận cứ khoa học phục vụ sửa đổi
Luật thanh tra và hoàn thiện pháp luật về thanh tra” của tác giả Trần Văn Truyền
(2007), đã tập trung làm rõ cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của việc đổi mới tổ chức
và hoạt động của ngành Thanh tra trong điều kiện phát triển cơ chế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa. Trên cơ sở phân tích thực trạng và những hạn chế trong tổ
chức và hoạt động của ngành, đề tài đã đề xuất những định hướng và giải pháp
nhằm đổi mới tổ chức và hoạt động của ngành trong cơ chế kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa mang tính toàn diện, khả thi, ừong đó có các kiến nghị về
sửa đổi và bổ sung Luật thanh tra. Cụ thể: Xây dựng và hoàn thiện tổ chức của
ngành Thanh tra đồng bộ, thông suốt và có tính liên kết chặt chẽ; tăng cường thẩm


6

quyền, phân định rành mạch chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan thanh tra phù
hợp với yêu cầu phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và cải
cách hành chính; Đổi mới phương thức nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động
của ngành Thanh tra trong từng lĩnh vực cụ thể đảm bảo tính khách quan, kịp thời,
chính xác, hiệu quả của công tác thanh tra; Đổi mới việc tuyển dụng, sử dụng và
phát triển công chức nhằm tạo dựng tính chuyên nghiệp, nhạy bén, bản lĩnh chính
trị vững vàng cho đội ngũ cán bộ thanh tra. Bên cạnh các giải pháp, đề tài cũng đưa
ra các kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện thể chế cũng như năng lực hoạt động của

ngành Thanh tra trong điều kiện kinh tế thị trường, xây dựng nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa, cải cách hành chính và hội nhập quốc tế hiện nay.
Bên cạnh đó tác giả Lê Đức Trung (2006) lại bàn đến “Một sổ giải pháp nhằm
hạn chế trùng lẳp, chồng chéo trong hoạt động thanh tra”. Đe tài đã làm rõ quan
niệm về trùng lắp, chồng chéo, vai trò của công tác thanh tra, hoạt động thanh tra và
các dạng chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động thanh tra; Kết quả hoạt động thanh
tra từ khi có Luật thanh tra năm 2004, phân tích, đánh giá thực trạng và nguyên
nhân dẫn đến sự trừng lắp, chồng chéo trong hoạt động thanh tra; Quan điểm,
phương hướng khắc phục và một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về thanh
tra.
Nghiên cứu của tác giả Trịnh Xuân Thiện (2005) “Tổ chức và hoạt động của
các tổ chức Thanh fra ở nước ta trong giai đoạn hiện nay - thực trạng và giải
pháp”, đã đề cập đến những vấn đề bất cập trong tổ chức và hoạt động của các tổ
chức thanh tra sau khi Luật thanh tra 2004 có hiệu lực thi hành, trong đó đề cập cụ
thể tới 4 tổ chức: thanh tra nhà nước, thanh tra chuyên ngành, Ban thanh tra nhân
dân và thanh tra của thủ trưởng đơn vị.
Đối với đào tạo đại học, có thể kể đến nghiên cứu “Thanh tra ừ-ong lĩnh vực
đào tạo đại học ở nước ta hiện nay thực trạng và giải pháp” của tác giả Trần Văn
Bình (2007), tác giả đã nghiên cứu và đánh giá thực trạng công tác thanh tra đào tạo
đại học tại một số trường đại học, cao đẳng đồng thời dựa vào kết quả nghiên cứu
tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý và nâng cao hiệu lực về


7

công tác thanh tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo và trong các trường đại học, cao
đẳng hiện nay;
Đứng ừên khía cạnh quản lý nhà nước về giáo dục đào tạo tác giả Nguyễn Thị
Phương Lan (2010) đã nghiên cứu vấn đề “Xác định vai trò của cơ quan thanh tra
giáo dục trong quản lý nhà nước về giảo dục đào tạo ở tỉnh Ninh Bình”. Đe tài đi

sâu nghiên cứu và xác định vai trò của thanh tra giáo dục trong quản lý nhà nước về
giáo dục và đào tạo. Đồng thời đánh giá thực trạng và hiệu quả hoạt động thanh tra
giáo dục trong quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo tại Ninh Bình từ đó đưa ra
các phương hướng và giải pháp nhằm phát huy và nâng cao hơn nữa vai trò của
thanh tra giáo dục ừong quản lý nhà nước về giáo dục đào tạo tại tinh Ninh Bình.
Ngoài ra còn có một số bài viết về các khía cạnh liên quan đến thanh tra giáo
dục được công bố trên các tạp chí, các trang Web, một số tham luận được trình bày
trong các hội thảo, tọa đàm về lĩnh vực này... Tuy nhiên, chưa có công trình nào
nghiên cứu về vấn đề Tổ chức hoạt động thanh tra giáo dục ở trường Cao đẳng
Công nghiệp Phúc Yên theo hướng tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Vì
vậy, việc chọn đề tài này để nghiên cứu mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn, góp phần
nâng cao hiệu quả tổ chức, hoạt động thanh tra ở trường Cao đẳng công nghiệp
Phúc Yên.

1.2. Môt
số khái niêm
cơ bản của đề tài


1.2.1. Quản lý nhà nước về giáo dục
1. Quan niệm quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo
Theo giáo trình quản lý nhà nước ( QLNN) về văn hóa - Giáo dục - Y tế dành
cho đào tạo Đại học Hành chính của Học viện Hành chính, xuất bản năm 2009: “
QLNN về giáo dục đào tạo là sự tác động, điều chỉnh thường xuyên của Nhà nước
bằng quyền lực nhà nước đối với toàn bộ hoạt động giáo dục - đào tạo của một quốc
gia nhằm định hướng, thiết lập trật tự kỷ cương của hoạt động giáo dục - đào tạo,
hướng đến mục tiêu và yêu cầu của sự phát triển nguồn nhân lực quốc gia”.


8


HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DẦN

THE NATIONAL EDUCATION SYSTẼM

ĩưẩi/ age'
Tị+n
Doclor ỔÍỊlhilnsophy

Thạc ãj Master

(2ftmy2

[2 -1 nặrtV - ‘4 yẹạnị-}

------ T -----

X
l.'aodànẹ
CoUcệc-cducankm
(3IÚ.TỊ/3

£)ạÈ tivc

LnịvtrsiiỴ cducaĩko

^4*6 f ứ í ỉ \ ỉ A-ịi ycarsỉ


í


due

T in
IIUB£Imphóthõng
UppnSiX'wvdaTY
!ì ĩứíiỉ ĩ veirsj
Trung học cu so t L m ti

(ìéáí*

Irbòrtg
Trung lạ c cfatt,rá Ii£.tiiíp
P io fiiiiim l Sciooiarv
(,M lầáuù 3-1 yews)

■-------- ĩ--------

ĨIiiỊ njM ! VD ii liạtv/Lorig lííủl (1-3 nUVỈ-3- years)

Ngín h ại Ị Shsm Sim (<1 niíti/< 1 3‘CiT

Seiornla:v (4 Itiua/ 4 vcsnd

rfainh

'NoS-+ị- bnnnỉ
«ÍUCĩsiiMl


Ti tu k « ; ftiiKKj'iJ Dim' Ỹ ?ĩ?£>}

Màu gạiĩoy K.tflỂÍĩre.ir:«i

NhăIrẻy&tìợạỉiv
3 tháng/ mêmũisl

Sư đằ 1.1. Hệ thống giáo dục quốc dân
(Nguồn Luật giảo dục năm 2005)
QLNN về giáo dục- đào tạo là Nhà nước thống nhất quản lý hệ thống giáo dục
quốc dân về mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục, tiêu chuẩn nhà
giáo, quy chế thi cử, hệ thống văn bằng, chứng chỉ. (Luật giáo dục năm 2005) [20].
Chủ thể của QLNN về giáo dục - đào tạo là Nhà nước với hệ thống các cơ
quan quyền lực của nổ mà trực tiếp là Chính phủ và hệ thống bộ máy QLNN về
giáo dục - đào tạo từ Trung ương đến địa phương.
Khách thể cùa QLNN về giáo dục - đào tạo là hệ thống các cơ sở giáo dục đào tạo và những người tham gia vào quá trình giáo dục - đào tạo.
Như vậy, có thể hiểu: QLNN về giảo dục - đào tạo ỉà sự tác động có tồ chức
và điầí chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các hoạt động giảo dục - đào tạo đo
các ca quan QLNN về giảo dục từ Trung ương đến địa phương tiến hành để thực
hiện những chức năng và nhiệm vụ về giảo đục - đào tạo đo Nhà nước ủy quyền


9

nhằm phát frien sự nghiệp giảo dục - đào tạo, duy trì trật tự kỷ cương, thỏa mãn
nhu cầu giảo dục - đào tạo của nhân dân.
2. Nội dung quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo
Căn cứ Luật giáo dục năm 2005 [20], nội dung QLNN về giáo dục - đào tạo
được thể hiện trên các nội dung sau:

Nhà nước xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch,
chính sách phát triển giáo dục đi đôi với ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy
phạm pháp luật về giáo dục; ban hành điều lệ nhà trường; ban hành quy định về tổ
chức và hoạt động của các cơ sở giáo dục khác.
Nhà nước quy định mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục; tiêu chuẩn nhà
giáo; tiêu chuẩn cơ sở vật chất và thiết bị trường học; việc biên soạn, xuất bản, in,
phát hành sách giáo khoa, giáo ừình; quy chế thi cử và cấp bằng, chứng chỉ.
Nhà nước tổ chức quản lý việc đảm bảo chất lượng giáo dục và kiểm định
chất lượng giáo dục, thực hiện công tác thống kê, thông tin về tổ chức và hoạt
động giáo dục.
Nhà nước thống nhất tổ chức bộ máy quản lý giáo dục từ trung ương cho tới
địa phương; đồng thời tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng quản lý nhà giáo và
cán bộ quản lý giáo dục theo phân cấp quản lý và huy động, quản lý, sử dụng các
nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo.
Nhà nước tổ chức quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ
trong lĩnh vực giáo dục và tổ chức công tác hợp tác quốc tế về giáo dục.
Nhà nước tiến hành thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục;
giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về giáo dục.
Như vậy thanh tra, kiểm tra là một nội dung quản lý nhà nước về giáo dục đào
tạo đi cùng với nhiều nội dung quản lý giáo dục quan trọng khác nhằm duy trì trật
tự kỷ cương và phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo. Công tác thanh tra do tổ
chức chuyên ừách về thanh tra từ Trung ương đến địa phương tiến hành.
3. Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo


10

Ở nước ta, bộ máy quản lý nhà nước về giáo dục - đào tạo được chia làm ba
cấp tương ứng với các cấp hành chính lãnh thổ.
Ở Trung ương là Bộ Giáo dục - Đào tạo;

Ở địa phương là:
ủ y ban nhân dân cấp tỉnh, giúp ủ y ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về giáo
dục - đào tạo trên địa bàn cấp tỉnh có cơ quan chuyên môn của nó là Sở Giáo dục Đào tạo;
ủ y ban nhân dân cấp huyện, giúp ủ y ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà
nước về giáo dục - đào tạo trên địa bàn cấp huyện có cơ quan chuyên môn của nó là
Phòng Giáo dục - Đào tạo.
Bộ máy QLNN về giáo dục - đào tạo nước ta được thể hiện trên sơ đồ 1.2.
Trước những năm 1994 ở nước ta chức năng QLNN về lĩnh vực giáo dục - đào
tạo được giao cho hai Bộ đảm nhiệm: Bộ Giáo dục quản lý lĩnh vực giáo dục phổ
thông; Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp quản lý lĩnh vực đào tạo đại học,
trên đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.
Từ những năm 1994 đến nay, cùng với sự đổi mới bộ máy quản lý nhà nước,
hai bộ trên được sáp nhập vào thành Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện chức năng
QLNN về giáo dục và đào tạo theo quy định của Nghị định 29/CP ngày 30/3/1994.
Chính quyền địa phương với cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về giáo
dục - đào tạo (Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phòng
Giáo dục -đào tạo huyện, quận) có chức năng quản lý sự nghiệp giáo dục - đào tạo
trên địa bàn theo sự phân cấp quản lý giáo dục - đào tạo giữa Trung ương và địa
phương. Các cơ quan quản lý chuyên ngành giáo dục trực thuộc sự quản lý của
UBND cùng cấp, đồng thời chịu sự chỉ đạo chuyên môn, nghiệp vụ và chính sách
ngành của Trung ương thông qua Bộ giáo dục và Đào tạo.


11

------------►

Sự quản lý trực tiếp, toàn diện
Sự chỉ đạo chuyên môn, nghiệp vụ


Sơ đồ 1.2. Bộ máy QLNN về giáo dục - đào tạo
(Nguồn Luật giáo dục năm 2005)
4.

Vai trò của quản lỷ nhà nước về giáo dục và đào tạo

Vai trò QLNN về giáo dục - đào tạo trước hết xuất phát từ vai trò “quốc sách
hàng đầu” của giáo dục - đào tạo đối với sự phát triển của quốc gia. Đây là lĩnh vực
quản lý luôn luôn có vị ừí quan trọng của Nhà nước vì qua đó tạo lập và phát triển
được nguồn nhân lực quyết định nhất định cho sự phát ừiển, đó là nguồn lực con
người được giáo dục đào tạo tốt.


12

Giáo dục và đào tạo bao gồm nhiều bộ phận hợp thành. Trong quá trình phát
triển, các bộ phận này luôn xuất hiện mâu thuẫn theo tính chất biện chứng của
chúng. Đe đạt được mục tiêu giáo dục cần phải có những tác động điều khiển của
nhà nước làm cho tính thống nhất giữa các bộ phận cấu thành. Hoạt động quản lý có
tác dụng làm cho các bộ phận cấu thành phát triển ổn định. Hoạt động quản lý có
tác dụng làm cho các bộ phận cấu thành hệ thống giáo dục vận hành đúng mục đích;
làm cho hoạt động của toàn hệ thống giáo dục - đào tạo đạt hiệu quả cao.
Sự QLNN về giáo dục - đào tạo tạo ra những tiền đề, điều kiện cho sự phát
triển giáo dục - đào tạo:
Làm cho sự phát triển giáo dục - đào tạo đúng hướng, đáp ứng các mục tiêu
chiến lược giáo dục - đào tạo trong từng giai đoạn phát triển.
Làm cho tất cả các hoạt động giáo dục - đào tạo đi vào kỷ cương, ừật tự.
Đảm bảo sự công bằng trong giáo dục - đào tạo thông qua hệ thống chính sách
về giáo dục - đào tạo, tạo cơ hội cho mọi người có điều kiện tham gia vào quá trình
giáo dục - đào tạo.

Đảm bảo những điều kiện vật chất to lớn cho giáo dục - đào tạo phát triển.
Nhà nước là người đầu tư và đồng thời là người đặt hàng lớn nhất cho giáo dục đào tạo.
Cùng với sự vận động của nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ
nghĩa, bên cạnh những thành tựu đạt được, giáo dục đang bị mặt trái của kinh tế thị
trường chi phối. Xu hướng “thương mại hóa”; “phi chính trị hóa”, các biểu hiện tiêu
cực trong giáo dục đòi hỏi Nhà nước phải có sự quản lý nhằm hạn chế các bất cập
đó, làm cho giáo dục Việt Nam đi đúng hướng.
Giáo dục cũng như hoạt động xã hội khác đều cần được nhà nước điều chỉnh,
quản lý ở mức độ nhất định. Hơn nữa, hoạt động giáo dục là hoạt động có tính xã
hội cao do đó không thể thiếu sự quản lý của nhà nước. Sự quản lý của Nhà nước
đối với giáo dục là một tất yếu khách quan.


13

Tóm lại, QLNN về giáo dục - đào tạo có vai trò cực kỳ to lớn và việc thường
xuyên hoàn thiện QLNN về giáo dục - đào tạo là một nội dung quan trọng trong cải
cách giáo dục - đào tạo quốc gia.
1.2.2. Tổ chức
Tổ chức và hoạt động của cơ quan nhà nước là vấn đề đến nay vẫn còn nhiều
tranh luận khoa học. Trên bình diện chung, vấn đề đặc biệt quan trọng cho hoạt
động của mỗi cơ quan, tổ chức, đom vị là việc thiết kế tổ chức phù hợp với chức
năng, nhiệm vụ để phục vụ cho công tác quản lý. Có thể thấy rằng bất cứ hoạt động
của cơ quan nhà nước nào thì điều quan trọng đầu tiên là xây dựng được cấu trúc bộ
máy của nó. Nếu tổ chức bộ máy hoàn chỉnh và khoa học thì hoạt động của nó sẽ có
hiệu quả và ngược lại.
Như vậy, tổ chức là vấn đề quan trọng liên quan đến hoạt động của các cơ
quan nhà nước và việc xây dựng tổ chức là nhiệm vụ quan trọng để phục vụ cho
công tác quản lý nhà nước. Từ góc độ chung nhất về tổ chức, trước hết cần trả lời
các câu hỏi: Tổ chức là gì? Tổ chức bao gồm những nội dung gì? Từ đó xác định

vai trò và vị trí của nó trong tổng thể tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
Có thể nói tổ chức là công việc cần thiết và quan trọng đầu tiên để tạo điều
kiện cho hoạt động của cơ quan, bộ phận và là vấn đề khó nhất trong quá trình hoạt
động của bất cứ một cơ quan nào. Hiểu một cách chung nhất, tổ chức là một tập họp
gồm từ hai người trở lên kết hợp với nhau theo một cách thức nhất định nhằm thực
hiện một hay nhiều mục tiêu chung. Đe mọi người có thể làm việc chung với nhau
một cách có hiệu quả và hoàn thành được mục tiêu đã định ra thì cần phải thiết lập
và duy trì một cơ cấu nhất định, trong đó xác định chính xác các bộ phận và vị trí
công việc (nhiệm vụ, thẩm quyền) của mỗi bộ phận đó. Chính vì vậy, việc duy trì
một hệ thống các bộ phận, chức vụ với các chức năng, nhiệm vụ nhất định được gọi
là chức năng tổ chức trong quản lý.
Như vậy, nhiệm vụ của nhà lãnh đạo hay của công tác tổ chức chính là thiết kế
một cơ cấu tổ chức thích hợp để liên kết các hoạt động của các cá nhân, bộ phận với


14

nhau. Việc liên kết các hoạt động của các cá nhân và bộ phận muốn đạt yêu cầu
mong muốn và có hiệu quả thì phải theo những cách thức và mục tiêu nhất định. Đó
là phải liên kết được các mục tiêu của tổ chức, chỉ rõ được cách thức phân công
nhiệm vụ giữa các bộ phận và qua đó xác định được cấu trúc các bộ phận có thể
hoàn thành nhiệm vụ đó, xác định được mối quan hệ của các công việc và hoạt động
chủ yếu của tổ chức là do các bộ phận thực hiện.
Xét từ góc độ hoạt động thì công tác tổ chức là việc nhóm các hoạt động cần
thiết để thực hiện một mục tiêu của tổ chức và giao hoạt động đó cho một bộ phận
với một thẩm quyền được xác định thực hiện và tạo mối liên hệ giữa các bộ phận
đó. Do vậy, khi đề cập đến công tác tổ chức thì việc phân cấp thẩm quyền là vô
cùng quan trọng và phải xuất phát từ nhiệm vụ cụ thể của các bộ phận được giao
nhiệm vụ và phân công thẩm quyền để tránh hiện tượng nhiệm vụ đơn giản nhưng
được trao thẩm quyền lớn và ngược lại. Tuy nhiên, trên thực tế thì việc phân tích

nhiệm vụ thường là vấn đề khó và phức tạp, thường bị tác động bởi các nguyên
nhân khách quan và chủ quan dẫn đến việc xác định thẩn quyền không đảm bảo
tương ứng với chức năng và nhiệm vụ, do đó các mục tiêu của tổ chức và hoạt động
không đạt được như mong muốn.
Từ những phân tích trên đây có thể hiểu: Tổ chức của cơ quan là việc thiết lập
và duy trì các bộ phận, chức vụ trong một cơ quan và liên kết các bộ phận, chức vụ
này với nhau để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đó.
Trong thực tế tổ chức thường được phân thành hai lại chính thức và không
chính thức. Tổ chức chính thức là tổ chức được hình thành trên cơ sở các quyết định
chính thức của người có thẩm quyền, chẳng hạn một cơ quan được hình thành trên
quyết định của cơ quan cấp trên có thẩm quyền như quyết định phân công thẩm
quyền, quyết định bổ nhiệm cán bộ, giao phụ tách công việc...
Tổ chức không chính thức là những tổ chức hình thành tự phát trong quá trình
thực hiện nhiệm vụ và giao tiếp giữa con người với nhau hoặc nó phản ánh nhu cầu
lợi riêng của cá nhân với nhau.


×