Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Chiến lược nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra giáo dục tại tỉnh Thanh Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.09 KB, 26 trang )






ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN ĐẠI HỌC TỔNG HỢP NAM LUZON
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Cộng hòa Philippin


LÊ MINH HÙNG

CHIẾN LƯỢC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG
THANH TRA GIÁO DỤC TẠI TỈNH THANH HÓA

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục


TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ QUẢN LÝ GIÁO DỤC




THÁI NGUYÊN, 2014


Công trình được hoàn thành tại:
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN



Hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ. Dr. Apolonia A.Espinosa



Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:


Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Đại học
họp tại: ………………………………………………………………
Vào hồi giờ ngày tháng năm 20




Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Thư viện quốc gia Việt Nam;
- Trung tâm học liệu, Đại học Thái Nguyên;
- Thư viện Trung tâm Đào tạo và Phát triển quốc tế;
- Thư viện trường Đại học Tổng hợp Nam Luzon, Philipin.


1
Chương I
GIỚI THIỆU

Bối cảnh nghiên cứu
Trong những năm gần đây, việc thanh tra của Sở Giáo dục và
Đào tạo Thanh Hóa đã có những thay đổi đáng kể. Ví dụ, Sở đã chỉ
đạo các cơ sở giáo dục để góp phần nâng cao hiệu quả quản lý giáo
dục. Công tác thanh tra đã xác định các mục tiêu và trách nhiệm của
Sở nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả quản lý, từ đó tăng cường

chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng của hoạt động thanh tra
trong tất cả các trường trung học nói riêng. Tuy nhiên, hoạt động thanh
tra còn chưa đáng tin cậy. Ví dụ, có những thanh tra viên và nhân viên
đoàn thanh tra chưa đủ kinh nghiệm để thực hiện nhiệm vụ của
mình. Để khắc phục những hạn chế và đáp ứng các yêu cầu của hoạt
động thanh tra trong tương lai, Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa cần
phải tăng số lượng thanh tra viên, đặc biệt là các nhân viên đoàn thanh
viên có năng lực để thay đổi việc quản lý hoạt động thanh tra. Để làm
được điều này, tỉnh Thanh Hoá cần phải thực hiện các biện pháp phù
hợp để đẩy mạnh hoạt động thanh tra, từ đó nâng cao chất lượng của tất
cả các trường trung học một cách ổn định trong dài hạn.
Hơn thế nữa, rất nhiều nghiên cứu ở bậc tiến sĩ Quản lý giáo dục
đề cập đến hoạt động thanh tra giáo dục trong các khóa thanh tra đào
tạo đã được tiến hành với trọng tâm là hoạt động thanh tra, thanh tra
và cung cấp thêm kiến thức cho các nhân viên thanh tra. Những đề tài
và bài viết nói trên đã đặc biệt tập trung vào các vấn đề điển hình của


2
công tác thanh tra, nhưng các khía cạnh cốt lõi của công tác thanh tra
là việc thanh tra giáo viên, trường học và các chiến lược quản lý công
tác thanh tra, và các tài liệu có giá trị và hữu ích khác. Tuy nhiên,
chưa có tài liệu nào trong số đó thảo luận các chi tiết và tiến hành
nghiên cứu cụ thể về cách làm thế nào để đào tạo và phát triển nhân
viên thanh tra trên cơ sở hệ thống giáo dục quốc dân nói chung và nền
giáo dục của Thanh Hoá nói riêng. Xem xét vấn đề này, việc xây
dựng và phát triển các nhân viên thanh tra là thực sự cần thiết, do vậy
cần phải tiến hành một nghiên cứu cả về lý thuyết và thực tiễn các
hoạt động thanh tra giáo dục ở Thanh Hóa, việc nghiên cứu đề tài này
là hoạt động cấp thiết để đóng góp lên ý tưởng và chiến lược nhằm

phát triển các kỹ năng của thanh tra viên, trang bị đủ lượng thời gian
cho hoạt động thanh tra, thiết lập một cấu trúc thống nhất, có kỹ năng
chuyên môn và đạt được những kiến thức cần thiết theo tiêu chuẩn
quốc tế, đóng góp tích cực vào việc cải thiện công tác quản lý giáo
dục nói chung và hoạt động giáo dục và đào tạo tại Thanh Hóa nói
riêng.
Dựa trên việc nghiên cứu lý luận và đánh giá tình hình thực tế
của hoạt động thanh tra chuyên ngành trong tỉnh Thanh Hóa, người
nghiên cứu đề xuất một số biện pháp để xây dựng và phát triển đội
ngũ thanh tra viên chuyên nghiệp nhằm tăng cường hoạt động thanh
tra chuyên nghiệp, từ đó góp phần nâng cao công tác quản lý giáo dục
cũng như chất lượng dạy và học ở tất cả trường học các cấp trong tỉnh
Thanh Hóa.


3
Vì những lý do trên, người nghiên cứu đã chọn chủ đề: "Chiến
lược nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra giáo dục tại tỉnh Thanh
Hóa."
Mục tiêu nghiên cứu
Mục đích chính của nghiên cứu này là để tìm ra điểm mạnh và
điểm yếu của chất lượng giáo dục đào tạo của tất cả trường học các
cấp trong tỉnh Thanh Hóa trong năm học 2012-2013, và sau đó đưa ra
các biện pháp phù hợp để nâng cao chất lượng quản lý giáo dục.
Cụ thể, nghiên cứu đã cho thấy:
1. Xác định các cấp độ của hoạt động thanh tra giáo dục gồm: Thanh
tra chuyên ngành, Thanh tra quản lý, Quản lý khiếu nại;
2. Tìm hiểu chất lượng giáo dục của các trường được điều tra để xác
định: Trình độ chuyên môn của giáo viên, Kết quả học tập của học
sinh.

3. Xác định việc thanh tra giáo dục giữa các trường có tồn tại sự khác
biệt đáng kể hay không, theo các cấp độ: Thanh tra chuyên ngành,
Thanh tra quản lý, Quản lý khiếu nại;
4. Thiết lập sự liên hệ giữa trình độ chuyên môn của giáo viên và hoạt
động thanh tra giáo dục.
5. Làm rõ mối quan hệ giữa kết quả học tập của học sinh và hoạt
động thanh tra giáo dục; và từ đó
6. Đề xuất một chương trình thanh tra giúp cải thiện các hoạt động
thanh tra giáo dục.


4
Giả thuyết nghiên cứu
Hoạt động thanh tra giáo dục không có mối liên hệ nào đến chất
lượng giáo dục.
Hoạt động thanh tra giáo dục tại các trường được điều tra không
tồn tại sự khác biệt đáng kể.
Tầm quan trọng của nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện với mục đích tìm ra các điểm yếu của
chất lượng giáo dục đào tạo và đề xuất các biện pháp phù hợp để nâng
cao chất lượng giáo dục ở tất cả các cấp học trong tỉnh Thanh Hóa.
Phạm vi và giới hạn của nghiên cứu
Nghiên cứu này được tập trung vào việc điều tra tình hình hoạt
động thanh tra giáo dục của mẫu gồm mười (10) trường học trong tỉnh
Thanh Hóa. Thời gian thực hiện của nghiên cứu là từ tháng 04 đến
tháng 10 năm 2013.


5
Chương II

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

Chương này trình bày các tài liệu và bài viết liên quan có tầm
quan trọng và sự tương đồng với nghiên cứu này. Chương này cũng
bao gồm các sơ đồ giúp người đọc hiểu một cách đầy đủ bối cảnh của
nghiên cứu này.
Hoạt động Quản lý giáo dục
Hoa Kỳ đã coi việc phát triển giáo dục có một tầm quan trọng đặc
biệt để duy trì vị trí duy nhất của mình về các mặt kinh tế, công nghệ
và khoa học. Điều này được thể hiện bởi chỉ số phát triển tài chính và
phân bổ xã hội và quốc gia. Trong thư gửi tới các quốc gia Mỹ vào
ngày 04 tháng 02 năm 1997, ông Bill Clinton nói rằng: “Tôi muốn
đưa ra lời kêu gọi một sự đóng góp to lớn để đưa nước ta vào kỷ
nguyên thứ 21, để duy trì nền kinh tế của chúng ta, thúc đẩy giáo dục,
khoa học và công nghệ…” Xem xét vấn đề này, một chiến lược để
giám sát việc dạy và học trong các trường học, làm tăng chất lượng và
nâng cao tiêu chuẩn nhận được rất nhiều sự chú ý trong những năm
qua có đề cập đến việc giám sát bằng hoạt động thanh tra, từ đó đáp
ứng tốt hơn yêu cầu của của người học, cập nhật các kiến thức và kĩ
năng, và chuyển giao công nghệ.
Cần phải khuyến khích mối quan hệ đối tác giữa các trường đại
học địa phương và Thanh tra viên để giúp các khoa trong trường đại
học hỗ trợ việc đào tạo tại chức. Mối quan hệ đối tác này cũng giúp


6
cho phép nhân viên giảng dạy đại học phối hợp với thanh tra viên tiến
hành các nghiên cứu liên quan đến công tác thanh tra tại các nhà
trường.
Kinh nghiệm thanh tra tại Pháp

Hoạt động thanh tra giáo dục đã xuất hiện tại Pháp từ rất sớm (thế
kỷ 19), song hành với sự thành lập các trường học. Ban đầu, hoạt
động thanh tra chỉ có chức năng kiểm tra chương trình giảng dạy, sau
đó, phát triển lên thành kiểm tra trách nhiệm của đội ngũ cán bộ giáo
dục và việc đánh giá sư phạm.
Hiện nay, hoạt động thanh tra tại Pháp, ngoại từ thanh tra cá
nhân, mang một nhiệm vụ mới: đó là đẩy mạnh việc thực hiện con
đường giáo dục mà các nhà làm luật đã vạch ra và phân tích môi
trường giáo dục địa phương, quốc gia cũng cũng như các kế hoạch
của nhà trường.
Hoạt động thanh tra giáo dục tại Việt Nam
Khi Đảng cộng sản và chính phủ Việt Nam còn non trẻ, các nhà
lãnh đạo đã thể hiện sự quan tâm và lo lắng đối với giáo dục, sự thiếu
hiểu biết (vì thiếu giáo dục) được xem là nguy hiểm và là kẻ xâm
lược. Ngày nay, giáo dục được coi như là “chính sách hàng đầu của
quốc gia”, tất cả mọi người cần cùng nhau góp sức để cải thiện nền
giáo dục quốc gia bởi vì họ chắc chắn rằng “giáo dục là nền tảng để
phát triển khoa học và kỹ thuật và giáo dục cũng là nguồn gốc dân
giàu, nước mạnh, với xã hội công bằng và dân chủ”


7
Các chiến lược trong Hoạt động Thanh tra Giáo dục
Ông Nguyễn Ngọc Quang - tác giả của “Khái niệm nền tảng của
lý thuyết quản lý giáo dục” - trường cao đẳng cán bộ quản lý, năm
1989, chỉ ra rằng quy trình quản lý bao gồm 5 giai đoạn: chuẩn bị, lập
kế hoạch, chỉ đạo, tổ chức và thanh tra. Thanh tra là giai đoạn cuối
cùng của quy trình này, có vai trò một kết nối chung giúp các đối
tượng quản lý kiểm soát hệ thống quản lý một cách tốt nhất, chúng ta
có thể nói rằng “Nếu không có thanh tra, quản lý sẽ không tồn tại”.

Những thành tựu về chất lượng của hoạt động giáo dục tại tỉnh
Thanh Hóa
Sau khi cải cách đặc biệt là sau năm năm thực hiện nghị quyết
chiến lược Trung ương 2 - (khóa 8) của Đảng Cộng sản Việt Nam,
cùng với việc thực hiện các cuộc họp lần thứ 6 Đảng bộ tỉnh Thanh
Hóa về giáo dục, thực hiện mục tiêu giáo dục và chiến lược phát triển
giáo dục của giáo dục và đào tạo, Thanh Hóa đã đạt được một số
thành tựu về quy mô, chất lượng, cơ sở vật chất và xã hội hóa. Quản
lý giáo dục đã được phát triển để hình thành một nền giáo dục tích
cực và có trình độ cao. Giáo dục nhằm giúp đồng bào dân tộc vùng
cao là biết đọc biết viết, áp dụng khoa học vào cuộc sống, loại bỏ
khoảng cách giữa đồng bằng và miền núi, đóng góp đáng kể cho sự
phát triển của xã hội. Vì vậy, trong những năm gần đây, một lượng
tiền lớn từ chính phủ của tỉnh và nhân dân đã được đầu tư cho các cơ
sở giáo dục, thiết bị, quản lý và đào tạo giáo viên, phục vụ cho sự phát
triển nhanh chóng và lâu dài của giáo dục.


8
Chương III
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Ở chương 3, tác giả giới thiệu phương pháp sử dụng trong nghiên
cứu gồm: phạm vi nghiên cứu, cấu trúc, quần thể và mẫu nghiên cứu,
công cụ nghiên cứu, các bước thu thập dữ liệu và xử lí dữ liệu.
Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại 10 cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh
Thanh Hóa. Tỉnh có diện tích 11.168,3 km2, giáp các tỉnh Ninh Bình,
Hòa Bình, Sơn La về phía Bắc, Nghệ An về phía Nam, biển Đông về
phía Đông và Lào về phía Tây. Dân số hơn 3,67 triệu bao gồm 7 dân

tộc: Kinh, Thái, Mường, Thổ, Mông, Dao và Hoa
Tỉnh Thanh Hóa được chia thành 27 huyện, thị xã, thành phố, với
11 huyện miền núi (với dân số hơn 1 triệu người, chủ yếu là dân tộc
thiểu số), bao gồm ba thị trấn và 1 thành phố. So với các tỉnh khác,
tỉnh Thanh Hóa có điều kiện tự nhiên đa dạng và điều kiện xã hội
phức tạp: đồng bằng, núi cao ven biển, biên giới mở rộng và dân số
đông. Điều này cho thấy tiềm năng phát triển kinh tế của tỉnh, mặt
khác có thách thức về quản lý xã hội.
Cấu trúc nghiên cứu
Nghiên cứu này sử dụng phương pháp mô tả, dựa trên hình thức
bảng hỏi và phỏng vấn. Nghiên cứu sử dụng phương pháp đối chiếu
mô tả trong việc phân tích các biến số điều tra. Cấu trúc của nghiên


9
cức giúp xác định phạm vi các biến số khác nhau liên quan đến nhau
trong tổng thể, các biến số không mang tính ngẫu nhiên vì quá trình
nghiên cứu có sự tham gia của các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh
Thanh Hóa.
Đối tượng nghiên cứu và mẫu
Các mẫu và đôí tượng thực hiện nghiên cứu là các nhà quản lí và
giáo viên làm việc trong các cơ sở giáo dục quốc dân tại tỉnh Thanh
Hóa.
Công cụ nghiên cứu
Bảng hỏi được thiết kế tập trung vào việc đánh giá tổng quan các
hoạt động thanh tra giáo dục, thanh tra quản lý và quản lý khiếu nại.
Chất lượng giáo dục của các trường được điều tra cũng được xem xét
một cách cụ thể về trình độ chuyên môn của giáo viên và kết quả học
tập của học sinh. Sau đó, bảng hỏi được gửi các chuyên gia tư vấn để
thu nhận ý kiến góp ý và khuyến nghị. Cuối cùng, bảng hỏi đã được

gửi đến các chuyên gia về thanh tra giáo dục ở Việt Nam để được xác
nhận hiệu lực. Văn phong thích hợp được sử dụng và nội dung đã
được sàng lọc kỹ.
Hình thức phỏng vấn và phương pháp phỏng vấn trực tiếp được
sử dụng để thu thập được các thông tin cần thiết giúp người được
phỏng vấn có thể dễ dàng trả lời những câu hỏi mà họ chưa hiểu rõ. Ở
bước này, các câu hỏi nhấn mạnh vào các hoạt động quản lí thanh tra
giáo dục, ví dụ như các hoạt động thanh tra đánh giá phương pháp
giáo dục, tính hiệu quả của hoạt động quản lí thanh tra giáo dục, thuận


10
lợi và khó khăn của việc tiến hành các phương pháp quản lí các hoạt
động thanh tra giáo dục, cũng như các phương pháp mới nhằm cải
thiện hoạt động quản lí hiệu suất của thanh tra và hiệu suất giáo dục.
Hiệu trưởng của các trường cần phải kiểm tra hiệu lực của bảng hỏi.
Sau đó, họ phát hành giấy chứng nhận hiệu lực nhằm xác nhận rằng
bảng hỏi nên được gửi đến cho các đối tượng điều tra.
Trình tự thu thập dữ liệu
Nghiên cứu này được thực hiện từ tháng 4 đến tháng 10 năm
2013 tại 10 cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Như đã đề cập ở 3 chương trước, bảng hỏi được thiết kế trước khi
gửi các chuyên gia tư vấn và góp ý. Sau khi được các nhà tư vấn và
các chuyên gia quản lí giáo dục duyệt và xác nhận, bản hỏi được gửi
đến các nhà quản lí và các giáo viên tại 10 trường công lập ở tỉnh
Thanh Hóa. Theo đó, phương pháp phỏng vấn trực tiếp cũng được
khai thác triệt để. Ở bước tiếp theo, dữ liệu được thu thập, kiểm tra,
phân tích và diễn giải bằng các công cụ thống kê phù hợp.
Xử lí dữ liệu
Các công cụ thống kê dùng để phân tích và diễn giải dữ liệu trong

nghiên cứu này dựa trên nhu cầu thông tin tương ứng, ví dụ: trọng số,
độ lệch chuẩn và bình phương.


11
Chương IV
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng tất cả giáo viên của Tỉnh
Thanh Hóa luôn sử dụng chuẩn chấm điểm tương đương với điểm
trung bình 5,00. Các giáo viên cũng thường xuyên theo học cao học
với điểm trung bình là 4,40. Và ở Thanh Hóa, có thể thấy rằng ít khi
giáo viên duy trì hay giúp cho học sinh dạt mức khá giỏi với điểm
trung bình 1,98. Nhìn chung, hoạt động thanh tra giáo dục ở Thanh
Hóa ít xảy ra với trung bình chung 3,32. Có thể nói rằng cấp độ thanh
tra ở các trường học ở Thanh Hóa ở mức trung bình, trong đó không
phải tất cả các khía cạnh chuyên môn được giám sát trong hoạt động
thanh tra. Thiếu vắng việc nâng cao năng lực học sinh để có năng lực
cạnh tranh. Nó cho thấy kiến thức sẵn có của học sinh trong quá trình
học tập đôi khi không đủ đáp ứng. Có sự hình thành và duy trì tính
cạnh tranh giữa các học sinh, nhưng không đủ đáp ứng nhu cầu của
trường học ở Tỉnh Thanh Hóa nhằm giúp các trường này có năng lực
tri thức cao hơn so với các trường khác trong nước hay so với các
nước khác.
Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng các trường học ở Thanh Hóa
luôn thiết lập ngày thi cụ thể. Và các hoạt động hành chính của hiệu
trưởng và ban giám hiệu luôn tuân theo chỉ thị của Sở giáo dục và đào
tạo; tuy nhiên, ít thấy có sự minh bạch về tài chính của trường đối với
học sinh, nhân viên và phụ huynh. Nhìn chung, hoạt động quản lí



12
thanh tra thường được theo dõi với trung bình có trọng số là 3,89.
Điều đó cho thấy cấp độ thanh tra quản lý trong 10 trường ở tỉnh
Thanh Hóa là được theo dõi thường xuyên. Trong khi đó, quản lý của
trường học còn yếu điểm trong đào tạo phát triển chuyên môn cho
giáo viên, cũng như việc xây dựng một tổ chức thống nhất gồm học
sinh, giáo viên và cán bộ trong trường. Quản lý của nhà trường cũng
còn có yếu điểm về sự minh bạch tài chính của trường với học sinh,
cán bộ và phụ huynh.
Kết quả nghiên cứu cho thấy các khiếu nại chưa được giải quyết
thường được chuyển trực tiếp tới quản lý giáo dục cao nhất với điểm
trung bình 4,26. Nhưng các khiếu nại thi thoảng được xử lý trực tiếp
trong 5 ngày làm việc với điểm trung bình 2,66. Nhìn chung, hoạt
động thanh tra quản lý khiếu nại ít xuất hiện với trung bình chung
3,30. Bảng cho thấy rằng có chút vấn đề nhỏ trong xử lý các khiếu nại
như thi thoảng nó được xử lý và thi thoảng không được xử lý. Hơn
nữa, các trường học ở Thanh Hóa xử lý khiếu nại thông qua các nhân
sự cao nhất chứ không phải chính họ xử lý. Họ có xu hướng dựa vào
các nhân viên cao nhất để phân giải vấn đề đơn giản xảy ra. Có yếu
kém không đáng kể trong quản lý khiếu nại ở 10 trường trong tỉnh.
Các khiếu nại đơn giải hay nhỏ thường không được xử lý trong 1 tuần
cho thấy yếu kém trong năng lực của hiệu trưởng hay người hòa giải.
Kết quả nghiên cứu cho thấy có tổng số 289 giáo viên giảng dạy
được phỏng vấn với 26% đã đạt được bằng thạc sĩ và 74% còn lại có
bằng cử nhân. Bảng cũng cho thấy trong số 10 trường chỉ có bốn
trường trung học cơ sở có giáo viên có bằng thạc sĩ; và ba trong số bốn


13

trường đó có số giáo viên có bằng thạc sĩ đạt ít nhất một nửa số giáo
viên trong trường. Các trường Nguyễn Mộng Tuân và Hàm Rồng có tỉ
lệ giáo viên có bằng thạc sĩ cao nhất ở Thanh Hóa với 54% số giáo
viên có bằng thạc sĩ. Như vậy, trình độ giáo dục của các giáo viên ở
Tỉnh Thanh Hóa đa số ở cấp độ 1 trong thanh tra giáo dục vì tất cả giáo
viên có bằng cử nhân và một số giáo viên có bằng thạc sĩ.
Kết quả nghiên cứu cho thấy học sinh trường trung học phổ thông
ở Thanh Hóa đạt kết quả mức 70 tới 75% ở cấp lớp học, 50 đến 65%
ở cấp liên trường và chỉ đạt mức 25 đến 30% ở cấp khu vực. Trong
khi đó kết quả học tập của học sinh trung học cơ sở đạt mức 40 tới
50% trong lớp học, 35 tới 40% cấp liên trường và đạt 15-20% ở cấp
tỉnh.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy kết quả học tập của sinh viên
ở các trường tiểu học đạt mức 45 tới 55% ở cấp lớp học, 40 tới 50% ở
cấp liên trường và 20 tới 35% ở cấp tỉnh. Chúng ta có thể dễ thấy rằng
kết quả học tập ở các trường khác nhau ở tỉnh Thanh Hóa giảm theo
mức độ khó. Các trường đặt ra chuẩn càng cao thì học sinh càng đạt
kết quả thấp đi. Cũng có thể dễ dàng thấy rằng ở cấp trường và liên
trường thì sự khác biệt trong kết quả học tập của học sinh không
nhiều, nhưng khi tới cấp tỉnh thì kết quả đó giảm đi gần một nửa so
với hai cấp thấp hơn.
Kết quả nghiên cứu cho thấy các hoạt động thanh tra chuyên môn
được quan sát có sự khác biệt lớn ở 10 trường. Giá trị P 0,03 nhỏ hơn
giá trị ngưỡng 0,05 dẫn tới việc loại giả quyết rỗng; vì vậy 10 trường


14
được chọn ở tỉnh Thanh Hóa có các cấp độ khác nhau về các hoạt
động thanh tra chuyên môn trong thanh tra giáo dục. Trường mầm
non Đông Tân là trường có ít hoạt động thanh tra chuyên môn nhất so

với các trường khác. Nhưng Trường tiểu học Đông Tân cũng đạt cấp
độ đáp ứng yêu cầu về các hoạt động của giáo viên và việc đào tạo
học sinh để nâng cao kết quả.
Kết quả nghiên cứu cho thấy thanh tra quản lý ở 10 trường ở
Thanh Hóa là giống nhau. Có giá trị P 0,246 lớn hơn giá trị ngưỡng
0,05 dẫn tới việc chấp nhận giả thiết rỗng; vì vậy 10 trường ở Thanh
Hóa có cùng cấp độ trong các hoạt động thanh tra giáo dục về thanh
tra quản lý. Các hiệu trưởng hay người đứng đầu các trường được
quan sát đều thực hiện quản lý tốt việc thực thi luật và quy định. Tất
cả các hoạt động hành chính của hiệu trưởng và ban giám hiệu luôn
tuân thủ theo chỉ thị của Sở GD và ĐT Thanh Hóa.
Kết quả nghiên cứu cho thấy hoạt động quản lý khiếu nại ở các
trường ở Thanh Hóa là giống nhau. Giá trị P là 0,103 lớn hơn giá trị
ngưỡng 0,05 dẫn tới kết luận chấp nhận giả thiết rỗng; vì vậy 10
trường được chọn ở Thanh Hóa có cùng cấp độ trong các hoạt động
thanh tra giáo dục quản lý khiếu nại. Các trường ở Thanh Hóa giống
nhau trong thực thi và áp dụng quản lý khiếu nại hay là cư xử sai về
các thực hành giáo dục. Vì quản lý khiếu nại ở tỉnh Thanh Hóa không
tốt ở tất cả các trường và có cùng các yếu điểm trong xử lý khiếu nại.
Kết quả nghiên cứu cho thấy bằng cấp của giáo viên ở tỉnh Thanh
Hóa không ảnh hưởng tới cấp độ thanh tra chuyên môn ở trường. Giá


15
trị P 0,747 lớn hơn giá trị ngưỡng 0,05 dẫn tới việc chấp nhận giả
thiết rỗng; vì vậy cấp độ các hoạt động thanh tra ở trường về mặt
thanh tra chuyên môn không bị ảnh hưởng bởi bằng cấp của giáo viên.
Bảng cũng cho thấy việc giáo viên theo đuổi các cấp học nâng cao
năng lực chuyên môn không ảnh hưởng tới sự ổn định về chuyên môn
ở trường. Các trường có thể nâng cao chuyên môn của mình cho dù

giáo viên có bằng cấp thấp. Các nhân tố khác như năng lực của học
sinh cũng giúp nâng cao chuyên môn cho trường.
Kết quả nghiên cứu cho thấy bằng cấp của giáo viên ở Tỉnh
Thanh Hóa không ảnh hưởng tới cấp độ thanh tra quản lý ở trường.
Giá trị P 0,226 lớn hơn giá trị ngưỡng 0,05 dẫn tới việc chấp nhận giả
thiết rỗng; vì vậy cấp độ các hoạt động thanh tra quản lý giáo dục ở
các trường không ảnh hưởng bằng cấp của giáo viên. Việc giáo viên
phát triển chuyên môn không ảnh hưởng tới quản lý hành chính. Việc
giáo viên theo đuổi học tập để nâng cao chuyên môn không phải là lý
do dẫn tới thất bại trong quản lý hành chính. Dù cho trường có nhiều
chuyên gia thì không có nghĩa là hiệu quả của quản lý hành chính
không thể được nâng cao. Quản lý hành chính ở trường giúp họ nâng
tầm phát triển của trường thông qua kinh nghiệm và năng lực tri thức
của các nhân viên dẫn dắn hay đóng vai trò là người đưa ra những
thay đổi quan trọng cho trường.
Kết quả nghiên cứu cho thấy bằng cấp của giáo viên ở Thanh Hóa
không ảnh hưởng tới cấp độ khiếu nại ở trường. Giá trị P 0,908 lớn
hơn giá trị ngưỡng 0,05 dẫn tới việc chấp nhận giả thiết rỗng; vì vậy
cấp độ các hoạt động thanh tra giáo dục về quản lý khiếu nại ở trường


16
không ảnh hưởng tới bằng cấp của giáo viên. Việc giáo viên phát triển
chuyên môn không đồng nghĩa với loại trừ các hành vi giáo dục có
vấn đề. Thậm chí các vị trí có năng lực cao cũng có hành vi giáo dục
sai trái, đặc biệt là các ví trí quản lý. Đôi khi vì họ đã biết những việc
nên và không nên làm trong môi trường giáo dục vì kiến thức họ có
theo đuổi để được phát triển sự nghiệp càng làm cho họ thực hiện các
hành vi sai trái vì họ đã sẵn biết làm sao để thoát khỏi các tình huống
xấu.

Kết quả nghiên cứu cho thấy trong tất cả các cấp độ mà đối tượng
tham gia nghiên cứu trả lời, năng lực của học sinh không có mối liên
hệ có ý nghĩa với các hoạt động thanh tra chuyên môn ở trường. Các
giá trị p 0,818; 0,59 và 0,788 đều lớn hơn giá trị ngưỡng 0,05 dẫn tới
việc chấp nhận giả thiết rỗng; vì thế mà năng lực của học sinh ở các
cấp độ của các trường không có liên hệ có ý nghĩa với thanh tra
chuyên môn. Mức độ tương quan giữa các biến ở các cấp cạnh tranh
khác nhau có tương quan khoogn đáng kể với thanh tra chuyên môn
trong trường học. Chỉ có 1% thuộc tính ảnh hưởng tới các nhân tố của
mối liên hệ giữa năng lực học sinh ở cấp lớp và ở cấp tỉnh. Ở cấp liên
trường, chỉ có 4% năng lực của học sinh bị ảnh hưởng bởi thanh tra
chuyên môn và 96% còn lại chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố hay biến
khác. Có thể thấy rằng năng lực của học sinh ở Thanh Hóa không bị
ảnh hưởng bởi các kĩ năng chuyên môn của giáo viên dạy họ. Họ có
xu hướng đạt được mức cạnh tranh khi mà giáo viên họ có năng lực
trung bình trong việc giảng dạy học sinh của họ.


17
Kết quả nghiên cứu cho thấy trong tất cả các cấp độ mà đối tượng
tham gia nghiên cứu trả lời, năng lực của học sinh không có mối liên
hệ có ý nghĩa với các hoạt động thanh tra quản lý. Các giá trị p 0,693;
0,374 và 0,801 đều lớn hơn giá trị ngưỡng 0,05 dẫn tới việc chấp nhận
giả thiết rỗng; vì thế mà năng lực của học sinh ở các cấp của các
trường không có liên hệ có ý nghĩa với thanh tra quản lý. Mức độ
tương quan giữa các biến ở các cấp cạnh tranh khác nhau có tương
quan không đáng kể với thanh tra chuyên môn trong trường học. Chỉ
có 2% thuộc tính ảnh hưởng tới các nhân tố của mối liên hệ giữa năng
lực học sinh ở cấp lớp và 99% thuộc tính còn lại ảnh hưởng tới năng
lực học sinh. Ở cấp liên trường, chỉ có 10% năng lực của học sinh bị

ảnh hưởng bởi thanh tra quản lý và 90% còn lại chịu ảnh hưởng bởi
các nhân tố hay biến khác. Có thể thấy rằng năng lực của học sinh ở
Thanh Hóa không bị ảnh hưởng bởi quản lý trường học. Họ có xu
hướng đạt được mức cạnh tranh cho dù trường có được cung cấp sáng
kiến hay không thì năng lực của học sinh không phụ thuộc vào cách
thức quản lí của lãnh đạo
Năng lực của học sinh ở mức liên trường và mức tỉnh không có
mối liên hệ có ý nghĩa với quản lý khiếu nại của trường. Các giá trị p
0,175 và 0,945 cao hơn giá trị ngưỡng 0,05 dẫn tới việc chấp nhận gia
thiết rỗng vì thế năng lực của trường cao hơn không ảnh hưởng tới
năng lực học sinh trong quản lý khiếu nại. Mặt khác, năng lực học sinh
ở cấp lớp học có mối liên hệ có ý nghĩa với quản lý khiếu nại với giá trị
p 0,046 nhỏ hơn giá trị ngưỡng 0,05 dẫn tới việc loại giả thiết rỗng; vì
vậy năng lực của học sinh ở cấp lớp bị ảnh hưởng bởi các haotj động


18
giáo dục về mặt quản lý khiếu nại. Chúng ta thấy có tương quan ngược
ở các cấp khác nhau, nghĩa là khiếu nại ít hơn thì trường đó hoạt động
tốt hơn hay là nâng cao năng lực của học sinh là biến chính ở cấp lớp
dẫn tới 41% mối liên hệ giữa năng lực học sinh và quản lý khiếu nại và
59% còn lại thì do các biết khác và không bị ảnh hưởng bởi quản lý
khiếu nại. Cũng có thể thấy rằng năng lực của học sinh bị ảnh hưởng
bời môi trường học tập. Các trường ảnh hưởng tới năng lực của học
sinh qua việc cổ vũ họ học tập.


19
Chương V
TÓM TẮT, KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


Chương này sẽ trình bày phần tóm tắt, kết luận và khuyến nghị
của nghiên cứu.
Tóm tắt
Nghiên cứu về “Các chiến lược nâng cao chất lượng các hoạt
động thanh tra giáo dục tại Tỉnh Thanh Hóa” được tiến hành để tìm ra
điểm yếu và điểm bạnh của chất lượng giáo dục đào tạo của tất các
cấp học ở tỉnh Thanh Hóa trong năm học 2012-2013 và từ đó đưa ra
các giải pháp để cải tiến chất lượng quản lý giáo dục.
Cụ thể, nghiên cứu này được thực hiện nhằm:
(1) Xác định cấp độ của các hoạt động thanh tra giáo dục: Thanh
tra chuyên môn; Thanh tra quản lý; Quản lý khiếu nại
(2) Tìm ra chất lượng giáo dục của các trường tham gia nghiên
cứu: Năng lực chuyên môn của giáo viên; Năng lực của học sinh
(3) Thiết lập mối liên hệ giữa thanh tra giáo dục và chất lượng
giáo dục; và để
(4) Đề xuất một chương trình giúp cải thiện chất lượng các hoạt
động thanh tra giáo dục
Dựa trên dữ liệu thu thập được, tác giả nghiên cứu có các kết quả
sau:


20
1. Hoạt động thanh tra giáo dục xét trên phương diện thanh tra
chuyên môn, tất cả giáo viên trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa luôn luôn sử
dụng thang điểm chuẩn với trung bình 5,00. Các giáo viên cũng thường
xuyên theo học cao học với điểm trung bình là 4,40. Và ở Thanh Hóa,
có thể thấy rằng ít khi giáo viên duy trì hay giúp cho học sinh đạt mức
khá giỏi với điểm trung bình 1,98. Nhìn chung, hoạt động thanh tra
giáo dục ở Thanh Hóa ít xảy ra với trung bình chung 3,32.

Trong khi đó các hoạt động thanh tra giáo dục xét trên phương
diện thanh tra quản lý, có thể thấy rằng các trường học ở Thanh Hóa
luôn thiết lập ngày thi cụ thể. Và các hoạt động hành chính của hiệu
trưởng và ban giám hiệu luôn tuân theo chỉ thị của Sở giáo dục và đào
tạo. Tuy nhiên, ít thấy có sự minh bạch về tài chính của trường đối
với học sinh, nhân viên và phụ huynh. Nhìn chung, hoạt động quản lí
thanh tra thường được theo dõi với trung bình có trọng số là 3,89.
Và, về khía cạnh quản lý khiếu nại của các hoạt động thanh tra
giáo dục, có thể thấy các khiếu nại chưa được giải quyết thường được
chuyển trực tiếp tới quản lý giáo dục cao nhất với điểm trung bình
4,26. Nhưng các khiếu nại thi thoảng được xử lý trực tiếp trong 5
ngày làm việc với điểm trung bình 2,66. Nhìn chung, hoạt động thanh
tra quản lý khiếu nại ít xuất hiện với trung bình chung 3,30.
2. Xem xét chất lượng của các trường được điều tra trên phương
diện trình độ chuyên môn của giáo viên, số liệu cho thấy rằng trong
tổng số 289 giáo viên giảng dạy được phỏng vấn, có 26% đã đạt được
bằng thạc sĩ và 74% còn lại có bằng cử nhân. Kết quả này thể hiện sự


21
phân bổ của 10 trường tại tỉnh Thanh Hóa trên cơ sở những thành tựu
giáo dục cao nhất của các giáo viên trong trường.
Trong khi đó chất lượng giáo dục của đối tượng điều tra xét trên
phương diện kết quả học tập của học sinh, số liệu cho thấy học sinh
trường trung học phổ thông ở Thanh Hóa đạt kết quả mức 70 tới 75%
ở cấp lớp học, 50 đến 65% ở cấp liên trường và chỉ đạt mức 25 đến
35% ở cấp khu vực; kết quả học tập của học sinh trung học cơ sở đạt
mức 40 tới 50% trong lớp học, 35 tới 40% cấp liên trường và đạt 15-
20% ở cấp tỉnh. Và, kết quả học tập của sinh viên ở các trường tiểu
học đạt mức 45 tới 55% ở cấp lớp học, 40 tới 50% ở cấp liên trường

và 20 tới 35% ở cấp tỉnh.
3. Xem xét sự khác biệt có ý nghĩa của các hoạt động thanh tra
giáo dục về mặt thanh tra chuyên môn ở 10 trường được chọn, kết quả
cho thấy Các hoạt động thanh tra chuyên môn được quan sát có sự
khác biệt lớn ở 10 trường. Giá trị P 0,03 nhỏ hơn giá trị ngưỡng 0,05
dẫn tới việc loại giả quyết rỗng; vì vậy 10 trường được chọn ở tỉnh
Thanh Hóa có các cấp độ khác nhau về các hoạt động thanh tra
chuyên môn trong thanh tra giáo dục.
Xét sự khác nhau có ý nghĩa trong các hoạt động thanh tra giáo
dục về khía cạnh thanh tra quản lý ở 10 trường được chọn. Bảng cho
thấy thanh tra quản lý ở 10 trường ở Thanh Hóa là giống nhau. Có giá
trị P 0,246 lớn hơn giá trị ngưỡng 0,05 dẫn tới việc chấp nhận giả
thiết rỗng; vì vậy 10 trường ở Thanh Hóa có cùng cấp độ trong các
hoạt động thanh tra giáo dục về thanh tra quản lý.


22
Trong khi đó, xét sự khác nhau có ý nghĩa trong các hoạt động
thanh tra về quản lý khiếu nại ở 10 trường được chọn, kết quả cho
thấy hoạt động quản lý khiếu nại ở các trường ở Thanh Hóa là giống
nhau. Giá trị P là 0,103 lớn hơn giá trị ngưỡng 0,05 dẫn tới kết luận
chấp nhận giả thiết rỗng; vì vậy 10 trường được chọn ở Thanh Hóa
có cùng cấp độ trong các hoạt động thanh tra giáo dục quản lý khiếu
nại.
Trong mối liên hệ có ý nghĩa giữa chất lượng chuyên môn của
giáo viên và cấp độ của các hoạt động thanh tra giáo dục về thanh tra
chuyên môn, kết quả cho thấy bằng cấp của giáo viên ở tỉnh Thanh
Hóa không ảnh hưởng tới cấp độ thanh tra chuyên môn ở trường. Giá
trị P 0,747 lớn hơn giá trị ngưỡng 0.05 dẫn tới việc chấp nhận giả thiết
rỗng; vì vậy cấp độ các hoạt động thanh tra ở trường về mặt thanh tra

chuyên môn không bị ảnh hưởng bởi bằng cấp của giáo viên.
Kết luận
Dựa vào các kết quả nghiên cứu, tác giả kết luận rằng với xu
hướng hiện nay, các hoạt động thanh tra giáo dục tại các trường ở tỉnh
Thanh Hóa,
1. Hoạt động thanh tra giáo dục xét trên các phương diện thanh
tra chuyên môn, quản lý thanh tra và quản lý khiếu nại cần được cải
tiến và sửa đổi để hoàn thiện hoạt động thanh tra giáo dục.
2. Từ kết quả học tập chưa tốt của học sinh tại hầu hết các trường,
giáo viên nên tham gia các bậc đào tạo cao hơn để phát triển, nâng
cao năng lực chuyên môn. Từ đó việc quản lý trường học sẽ được


23
đảm bảo bằng những người quản lý tốt hơn và phù hợp hơn, đó là
những giáo viên năng động và nhiệt huyết, điều này giúp tạo nên cho
học sinh thông minh và có kết quả học tập tốt.
3. Xem xét hoạt động thanh tra giáo dục với vai trò thanh tra ban
quản lý trường học một cách có chủ định nhằm nâng cao chất lượng
giáo dục, cần đẩy mạnh các hoạt động thanh tra giáo dục trong tỉnh.
4. Hoạt động thanh tra giáo dục tại nhiều trường trên địa bàn tỉnh
Thanh Hóa cần được nâng cao.
Khuyến nghị
Sau khi tiến hành nghiên cứu này, cùng với việc phân tích vấn đề
và thu thập, giải thích số liệu, sau đây là các khuyến nghị có thể giúp
cải thiện các hoạt động quản lý giáo dục tại tỉnh Thanh Hóa. Do đó
người viết khuyến nghị nên sử dụng các hoạt động được đề xuất sau
đây để nâng cao hoạt động thanh tra giáo dục tại tỉnh Thanh Hóa:
1. Về các hoạt động thanh tra chuyên môn, các giáo viên và hiệu
trưởng nên được ủng hộ để theo đuôi việc học lên cao hơn nhằm tạo

ra kết quả tốt hơn cho việc học của học sinh và phát triển trường nói
chung để từ đó làm cho giáo viên và học sinh làm việc hiệu quả hơn
và năng động hơn.
Về thanh tra quản lý, quản lý của trường nên thực hiện nguyên
tắc minh bạch tài chính với học sinh, cán bộ và phụ huynh để đạt
được các mục tiêu mong muốn của Bộ.
Về quản lý khiếu nại, quản lý nhà trường nên tổ chức đào tạo
cho các hòa giải viên và các hiệu trưởng, những người tham gia vào

×