ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------
HOÀNG THỊ MAI HUYÊN
HỆ QUẢ XÃ HỘI SAU TÁI ĐỊNH CƢ PHỤC VỤ XÂY DỰNG KHU
KINH TẾ VŨNG ÁNG
(Nghiên cứu trƣờng hợp xã Kỳ Phƣơng – huyện Kỳ Anh – tỉnh Hà Tĩnh)
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Xã hội học
Mã số: 60 31 03 01
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS NGUYỄN TUẤN ANH
Hà Nội – 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên của tôi dưới sự hướng dẫn
khoa học của PGS. TS Nguyễn Tuấn Anh
Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, đảm bảo
tính khách quan, khoa học, dựa trên kết quả khảo sát thực tế. Các số liệu,
trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng
Tác giả luận văn
Hoàng Thị Mai Huyên
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.
Lý do chọn đề tài ...................................................................... 1
2.
Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn ................................... 3
3.
Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu ............................ 3
4.
Mục tiêu nghiên cứu ................................................................. 4
5.
Câu hỏi nghiên cứu .................................................................. 4
6.
Giả thuyết nghiên cứu .............................................................. 4
7.
Phƣơng pháp nghiên cứu......................................................... 4
8.
Kết cấu luận văn ....................................................................... 8
NỘI DUNG CHÍNH.......................................................................... 9
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ................................. 9
1.1.
Tổng quan vấn đề nghiên cứu .............................................. 9
1.2.
Khái niệm làm việc .............................................................. 14
1.2.1.
Hệ quả xã hội .................................................................... 14
1.2.2.
Tái định cư ........................................................................ 15
1.2.3.
Khu kinh tế ........................................................................ 16
1.3.
Các lý thuyết vận dụng ....................................................... 17
1.3.1.
Lý thuyết biến đổi xã hội .................................................. 17
1.3.2.
Lý thuyết hệ thống............................................................. 18
1.4.
Tiểu kết ................................................................................. 20
KỲ PHƢƠNG .................................................................................. 21
2.1.
Dẫn nhập .............................................................................. 21
2.2.
Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ............................................. 22
2.2.1.
Khái quát khu kinh tế Vũng Áng ................................... 22
2.2.2.
Đăc điểm địa bàn xã Kỳ Phƣơng .................................... 25
2.3.
Thời điểm tái định cƣ.......................................................... 27
2.4.
Địa điểm tái định cƣ ............................................................ 30
2.5.
Cách thức tái định cƣ.......................................................... 33
2.6.
Tiểu kết chƣơng 2 ................................................................ 35
Chƣơng 3: TÁI ĐỊNH CƢ VÀ NHỮNG HỆ QUẢ XÃ HỘI ĐỐI
VỚI CỘNG ĐỒNG CƢ DÂN KỲ PHƢƠNG ........................................ 37
3.1.
Dẫn nhập .............................................................................. 37
3.2.
Hệ quả xã hội về việc làm và thu nhập ............................. 38
3.2.1.
Hệ quả xã hội về việc làm ................................................ 38
3.2.2.
Hệ quả xã hội về thu nhập............................................... 42
3.3.
Hệ quả xã hội về quan hệ cộng đồng ................................. 49
3.4.
Hệ quả xã hội về tệ nạn xã hội ........................................... 59
3.5.
Tiểu kết ................................................................................. 67
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ................................................. 70
Kết luận ............................................................................................ 70
Khuyến nghị .................................................................................... 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 74
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Cơ cấu mẫu của cuộc khảo sát.................................................................. 7
Bảng 2.1: Tổng hợp số liệu di dân tái định cư lần 1 tại xã Kỳ Phương ............... 28
Bảng 3.1: Việc làm chính của người dân trước và sau tái định cư ...................... 38
Bảng 3.2: Thu nhập/ tháng của hộ gia đình hiện nay so với trước tái định cư .... 43
Bảng 3.3: Đánh giá của người dân về quan hệ cộng đồng làng xóm trước và sau
tái định cư ............................................................................................................. 50
Bảng 3.4: Tham gia hoạt động cộng đồng trước và sau tái định cư .................... 56
Bảng 3.5: Thực trạng một số tệ nạn xã hội trước và sau tái định cư qua đánh giá
của người dân ....................................................................................................... 60
Bảng 3.6: Mức độ lo lắng của người dân về an ninh trật tự trước và sau tái định
cư .......................................................................................................................... 66
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Hình 3.1: Mức độ hài lòng về việc làm chính sau tái định cư của người dân ..... 41
Hình 3.2: Sự thay đổi kinh tế của các hộ gia đình trước và sau tái định cư ........ 45
Hình 3.3: Mối quan hệ anh em họ hàng trước và sau tái định cư ........................ 52
Hình 3.4: Mức độ giao tiếp giao tiếp giữa xóm giềng trước và sau tái định cư .. 53
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam đang trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
và hội nhập quốc tế sâu rộng. Do yêu cầu phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã
hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa và hội nhập sâu vào nền kinh tế thế
giới, đã có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế được xây dựng, tính
đến cuối tháng 7 năm 2015 cả nước đã có 299 khu công nghiệp, khu chế xuất,
khu kinh tế được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên là 84 nghìn ha. Trong
đó đã có 212 khu đi vào hoạt động với tổng diện tích tự nhiên 60 nghìn ha. Các
khu công nghiệp trên cả nước đã thu hút được vốn đầu tư của 9.980 dự án trong
và ngoài nước [20, tr.1]. Quá trình phát triển khu công nghiệp đã mang lại nhiều
kết quả tích cực, giúp nhiều địa phương có điều kiện phát triển hạ tầng cơ sở và
công nghiệp, dịch vụ.
Đóng góp từ sự phát triển của các khu công nghiệp đối với nền kinh tế là
rất quan trọng, tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận một cách khách quan những hạn
chế, đặc biệt là những tác động tiêu cực của quá trình này tới các yế u tố liên quan
đến xã hội , ảnh hưởng trực tiế p ho ặc gián tiế p , trước mắt và về lâu dài đố i v ới
cô ̣ng đồ ng dân cư đang sinh số ng trên đ ịa bàn nhất là đối với các hộ dân phải di
dân – tái định cư để tìm biện pháp khắc phục, bảo đảm sự phát triển bền vững
nền kinh tế đất nước.
Khu kinh tế Vũng Áng nằm trên địa bàn các xã: Kỳ Nam, Kỳ Phương, Kỳ
Lợi, Kỳ Liên, Kỳ Long, Kỳ Thịnh, Kỳ Trinh, Kỳ Hà và Kỳ Ninh đều thuộc
huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Là khu kinh tế động lực, có tầm quốc tế và là một
trong năm khu kinh tế trọng điểm ven biển của nước đang được Chính phủ ưu
tiên tâp trung đầu tư. Nơi đây đã hình thành một Trung tâm công nghiệp nặng lớn
nhất cả nước và khu vực, góp phần rất quan trọng đảm bảo an ninh năng lượng
và ngành thép Việt Nam, với các trụ cột nhiệt điện (công suất 7.000MW); Luyện
cán thép (công suất 22 triệu tấn/năm); Lọc hóa dầu (công suất 16 triệu tấn/ năm);
Cụm cảng nước sâu Vũng Áng-Sơn Dương [23, tr.4]. Sự phát triển của khu kinh
tế Vũng Áng đã làm thay đổi căn bản cơ cấu kinh tế của Hà Tĩnh và từng bước
đưa Hà Tĩnh trở thành vùng kinh tế trọng điểm của khu vực.
1
Tuy nhiên, để có mặt bằng triển khai đồng loạt các công trình, dự án lớn ở
khu kinh tế Vũng Áng, hơn 10 năm qua, Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân Hà
Tĩnh nói chung, huyện Kỳ Anh nói riêng đã tập trung mọi nguồn lực để thu hồi
hơn 8.300 ha đất liền, đất mặt nước; giải tỏa, đền bù, hỗ trợ, tái định cư cho 34
nghìn hộ dân bị ảnh hưởng và 3.000 hộ dân di dời đến chỗ ở mới [44]. Do đặc
điểm của khu kinh tế Vũng Áng được xây dựng ở vùng nông thôn, với quy mô
lớn, nên phải di chuyển, tổ chức lại sản xuất và đời sống cho một số lượng dân cư
khá lớn ở ngay tại địa điểm xây dựng khu kinh tế cũng như dân cư của các địa
phương trong vùng bị ảnh hưởng bởi dự án. Chính vì vậy nhiều vấn để kinh tế xã hội đã nảy sinh xung quanh vấn đề tái định cư: sinh kế, văn hóa, tệ nạn xã
hội…Những tác động của vấn đề tái định cư về mặt xã hội lại càng trầm trọng
hơn do địa điểm xây dựng khu kinh tế là địa bàn cư trú của cộng đồng dân cư
nông nghiệp và ngư nghiệp đang sinh sống theo cộng đồng chặt chẽ, có phong
tục tập quán và văn hóa truyền thống đa dạng.
Kỳ Phương là 1 trong 9 xã chịu ảnh hưởng lớn nhất của việc xây dựng khu
kinh tế Vũng Áng. Năm 2009, thời điểm thu hồi đất để xây dựng khu kinh tế. Xã
Kỳ phương có 787 hộ phải di dời tái định cư và bị thu hồi hoàn toàn đất nông
nghiệp [24]. Tuy nhà nước có đền bù và hỗ trợ, nhưng việc thu hồi đất và tái định
cư nói trên có thể mang đến những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với cuộc sống
của người dân. Về nguyên tắc công tác di dân tái định cư người dân được hứa khi
chuyển đến nơi ở mới sẽ có chất lượng cuộc sống tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ.
Thực tế này cho thấy ở Kỳ Phương, đang trải qua nhiều biến đổi quan trọng về
không gian truyền thống, nhất là không gian cư trú, không gian sản xuất, cũng
như môi trường sinh thái. Vấn đề đặt ra, với những chuyển biến đó đã tạo ra
những hệ quả xã hội nào đối với người dân tái định cư xã Kỳ Phương, huyện Kỳ
Anh, tỉnh Hà Tĩnh? Từ thực tiễn trên, học viên chọn vấn đề “ Hệ quả xã hội sau
tái định cư phục vụ xây dựng khu kinh tế Vũng Áng” (Nghiên cứu trường hợp
xã Kỳ Phương- huyện Kỳ Anh- tỉnh Hà Tĩnh) làm đề tài nghiên cứu cho luận
văn thạc sĩ chuyên ngành xã hội học.Tái định cư tác động đến đời sống, kinh tế,
xã hội, môi trường, văn hóa của người dân. Xã hội có rất nhiều khía cạnh, tuy
nhiên, căn cứ vào tên đề tài và mục tiêu đề tài là nghiên cứu hệ quả xã hội của
2
người dân tái định cư bởi dự án phát triển, trong nội dung, luận văn không nghiên
cứu tất cả các khía cạnh xã hội nói trên, mà chỉ tập trung nghiên cứu một số hệ
quả xã hội phản ánh nhu cầu đời sống con người, bao gồm 3 khía cạnh là việc
làm và thu nhập, tệ nạn xã hội, quan hệ cộng đồng
2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
2.1. Ý nghĩa khoa học
Luận văn góp thêm những tư liệu và đưa ra bức tranh về thực trạng tái
định cư cũng như những hệ quả xã hội ở địa bàn tái định cư thuộc dự án khu kinh
tế Vũng Áng. Kết quả nghiên cứu của đề tái còn mang lại một góc nhìn mới về
công tác tái định cư cũng như những biến đổi kinh tế xã hội ở địa bàn tái định cư
phục vụ các dự án phát triển.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Tái định cư trong các dự án phát triển đã và đang diễn ra ngày càng phổ
biến ở Việt Nam. Những hiệu quả to lớn là điều đã được khẳng định, nhưng
những hệ quả không mong muốn về kinh tế, xã hội và văn hóa cũng rất đáng
quan tâm. Trong bối cảnh đó, cùng với rất nhiều nghiên cứu khác, nghiên cứu về
hệ quả xã hội sau tái định cự phục vụ xây dựng khu kinh tế Vũng Áng có ý nghĩa
thực tiễn sâu sắc. Nghiên cứu này một mặt cung cấp thông tin, số liệu, mặt khác
đưa ra những giải pháp, khuyến nghĩ để các nhà quản lý, lãnh đạo địa phương và
những người thực hiện dự án có thêm cơ sở khoa học nhằm phát triển về hiệu
quả các dự án cũng như đời sống kinh tế - xã hội ở những địa phương thực hiện
dự án.
3. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hệ quả xã hội sau tái định cư phục vụ
xây dựng khu kinh tế Vũng Áng
3.2. Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu là cộng đồng những người dân đã thực hiện tái định
cư phục vụ xây dựng khu kinh tế Vũng Áng tại xã Kỳ Phương - huyện Kỳ Anhtỉnh Hà Tĩnh và những người liên quan đến xây dựng dự án tái định cư.
3
3.3. Phạm vi nghiên cứu
3.3.1. Phạm vi không gian
Không gian nghiên cứu chính là các cộng đồng tái định cư bởi khu kinh tế
Vũng Áng tại xã Kỳ Phương – huyện Kỳ Anh- tỉnh Hà Tĩnh
3.3.2. Phạm vi thời gian
Luận văn nghiên cứu hệ quả xã hội của người dân sau tái định cư từ khi
thực hiện tái định cư (năm 2010) đến nay (năm 2015).
3.3.3. Phạm vi nội dung
Hệ quả xã hội bao gồm nhiều phương diện khác nhau. Tùy từng nghiên
cứu mà phạm vi nội dung nghiên cứu có thể rộng hay hẹp khác nhau. Trong
khuôn khổ luận văn này đề tài tập trung nghiên cứu hệ quả xã hội sau tái định cư
phục vụ xây dựng khu kinh tế Vũng Áng trên ba phương diện: việc làm và thu
nhập, quan hệ cộng đồng, tệ nạn xã hội.
4. Mục tiêu nghiên cứu
- Mô tả quá trình tái định cư của cư dân xã Kỳ Phương.
- Chỉ ra những hệ quả xã hội sau tái định cư của người dân xã Kỳ
Phương. Đề xuất giải pháp đề hạn chế hệ quả tiêu cực và gia tăng tác động tích
cực của quá trình tái định cư đối với cộng đồng dân cư địa phương.
5. Câu hỏi nghiên cứu
- Quá trình tái định cư đối với cư dân xã Kỳ Phương diễn ra như thế nào?
- Quá trình tái định cư xã Kỳ Phương đã tạo nên những hệ quả xã hội
nào?
6. Giả thuyết nghiên cứu
- Quá trình di dân tái định cư tại xã Kỳ Phương diễn ra không được sự
đồng thuận của người dân, nên gặp khá nhiều khó khăn.
- Tái định cư tạo nên những hệ quả xã hội như: công việc không ổn định,
thất nghiệp nhiều, quan hệ cộng đồng suy giảm, tệ nạn xã hội gia tăng.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phƣơng pháp phân tích tài liệu
Vận dụng phương pháp nghiên cứu này, tác giả luận văn đã đọc và phân
tích các tài liệu có liên quan tới tái định cư, hệ quả xã hội sau tái định cư từ các
4
thông tin đã được công bố của các cơ quan, các tổ chức, các nghiên cứu cá nhân,
cụ thể là:
- Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện Kỳ Anh
- Báo cáo kinh tế-xã hội xã Kỳ Phương năm 2011 và năm 2014
- Báo cáo về quy hoạch-phát triển khu kinh tế Vũng Áng từ ban quản lý
khu kinh tế Vũng Áng
- Các văn bản pháp luật Việt Nam có liên quan
- Website của tỉnh Hà Tĩnh và của khu kinh tế Vũng Áng
- Tạp chí xã hội học, báo điện tử, website
- Các sách chuyên ngành đã được công bố, các luận án tiến sĩ, luận văn
thạc sĩ có chủ đề liên quan đã được bảo vệ.
7.2. Phƣơng pháp quan sát
Phương pháp quan sát được sử dụng trong luận văn với tư cách là phương pháp
thu thập thông tin bổ sung nhằm thu thập những thông tin về những hoạt động diễn
ra trong và xung quanh khu tái định cư xã Kỳ Phương.
Nội dung quan sát
- Cơ sở hạ tầng tại khu tái định cư
- Việc làm chủ yếu của người dân vùng tái định cư
- Việc sử dụng thời gian của những người chưa có việc làm
- Tình trạng nhà cửa và sinh hoạt của các hộ gia đình tái định cư
- Hiện tượng xã hội xảy ra ở khu tái định cư
- Quá trình giao lưu, thăm hỏi của hàng xóm láng giềng với nhau
Địa điểm quan sát
- Công trường khu kinh tế Vũng Áng
- Xung quanh khu tái định cư
- Tại nhà các hộ gia đình tái định cư
- Ủy ban nhân dân xã Kỳ Phương
Thời điểm quan sát
- Không cố định, tùy thuộc vào từng thời điểm, nhưng được thực hiện trong
khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 10 năm 2015.
5
7.3. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu
Phương pháp phỏng vấn sâu được vận dụng để tìm hiểu quá trình tái định
cư và những hệ quả xã hội đã, đang và sẽ tồn tại hậu tái định cư. Những thông tin
từ phỏng vấn sâu đã định hướng cho việc xây dựng bảng hỏi và cung cấp sự thấu
hiểu đối với hệ quả xã hội của tái định cư. Phỏng vấn được thực hiện dựa trên
một bản hướng dẫn phỏng vấn sâu bao gồm các nội dung sau:
- Hệ quả xã hội về việc làm và thu nhập của người dân trước và sau tái
định cư.
- Hệ quả xã hội về mối quan hệ cộng đồng trước và sau tái định cư.
- Hệ quả xã hội về tệ nạn xã hội trước và sau tái định cư.
Đã có 12 cuộc phỏng vấn sâu được tiến hành (8 nữ, 5 nam), trong đó: Một
phỏng vấn là cán bộ xã và người dân từ 11 hộ tái định cư. Thời gian cho cuộc
phỏng vấn khoảng 50 phút. Địa điểm thực hiện phỏng vấn tại Ủy ban nhân dân
xã Kỳ phương (phỏng vấn cán bộ xã) và tại gia đình các hộ tái định cư. Thời
điểm thực hiện phỏng vấn tháng 8/ 2015.
7.4. Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi
Xây dựng bảng hỏi
Căn cứ vào tên đề tài và mục tiêu của đề tài cùng với những kinh nghiệm
quan sát và phỏng vấn sâu, chúng tôi tiến hành thiết kế bảng hỏi với những nội
dung chủ yếu:
- Việc làm chính và những vấn đề liên quan đến thay đổi việc làm chính
của của các hộ gia đình tái định cư
- Thu nhập và tình trạng kinh tế của các hộ gia đình hiện nay so với trước
tái định cư
- Vấn đề an ninh trật tự và hiện tượng tệ nạn xã hội hiện nay so với trước
tái định cư
- Mối quan hệ hàng xóm láng giềng trước và sau tái định cư
- Quá trình người dân tham gia các hoạt động tại địa bàn trước và sau tái
định cư
Cách chọn mẫu
6
Để đảm bảo tính khoa học và độ tin cậy, nghiên cứu tiến hành tính toán
kích thước mẫu theo công thức tính mẫu tỷ lệ dựa trên số liệu thống kê về số hộ
tái định cư trên địa bàn nghiên cứu.
Nt 2 pq
n
N 2 t 2 pq
Trong đó,
- n: Dung lượng mẫu
- N: Tổng thể
- t: Hệ số tin cậy của thông tin
- p và q: Phương án trả lời nhị phân
- : Sai số
Từ công thức tính kích thước mẫu tỷ lệ, đồng thời căn cứ vào tổng số hộ
dân tái định cư xã Kỳ Phươnglà 787 hộ (Báo cáo thống kê các hộ tái định cư trên
địa bàn xã Kỳ Phương), cùng với độ tin cậy 95 % và sai số cho cho phép 7%
tính được dung lượng mẫu là 150 người.
Quá trình thu thập thông tin
Thu thập thông tin bằng cách đi hỏi trực tiếp và kết quả thu được là 150
bảng hỏi. Như vậy, kích thước mẫu thu được đã tuyệt đối với kích thước mẫu đã
dự kiến.
Cơ cấu mẫu của cuộc khảo sát như sau:
Bảng 1: Cơ cấu mẫu của cuộc khảo sát
STT
Tiêu chí
1
Giới tính - Nam
- Nữ
Số lƣợng
64
86
Phần trăm (%)
42.7
57.3
2
Tuổi : Từ 18 đến 35
Từ 36 đến 50
Từ 51 đến 60
Trên 60
32
76
27
15
21.3
50.7
18
10
3
Trình độ học vấn
Cấp 1
Cấp 2
Cấp 3
Trung cấp, Cao đẳng, đại học
49
71
20
10
32.7
47.3
13.3
6.7
7
- Phương pháp xử lý kết quả nghiên cứu: Sử dụng phương pháp thống kê,
đo lường xã hội học bằng phần mềm SPSS 13.0 For Window.
8. Kết cấu luận văn
Luận văn được kết cấu theo logich, ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Khuyến
nghị, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Bảng biểu, Nội dung chính của luận văn có kết
cấu gồm 3 chương:
Chương 1.Cơ sở lý luận của đề tài: Chương này tổng quan một số nghiên
cứu liên quan đến đề tài, làm rõ các khái niệm làm việc và lý thuyết vận dụng
trong nghiên cứu.
Chương 2. Tập trung phân tích quá trình tái định cư của người dân xã Kỳ
Phương: Nội dung của chương này là mô tả đặc điểm địa bàn nghiên cứu và quá
trình thực hiện di dời tái định cư .
Chương 3. Bàn về Tái định cư và những hệ quả xã hội của người dân xã
Kỳ Phương: Chương này tập trung phân tích những hệ quả xã hội và tập trung
vào 3 khía cạnh: việc làm và thu nhập, tệ nạn xã hội, quan hệ cộng đồng.
8
NỘI DUNG CHÍNH
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Cho đến nay các công trình nghiên cứu về tái định cư và hệ quả xã hội sau
tái định cư đã được triển khai nhiều. Các nghiên cứu đó đã bàn đến nhiều chiều
cạch khác nhau. Một số nghiên cứu cần kể đến là:
Cuốn sách “Thu nhập, đời sống, việc làm của người có đất bị thu hồi để
xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, các
công trình công cộng phục vụ lợi ích quốc gia”, (2002), của tác giả Lê Du Phong
(chủ biên) đã đưa ra những kết quả nghiên cứu rõ nét về thực trạng thu nhập, đời
sống, việc làm của người dân có đất bị thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp,
khu đô thị, kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội, các công trình công cộng phục vụ lợi
ích quốc gia. Cùng với đó, tác giả đã chỉ ra rõ những khó khăn mà người dân
đang đối mặt, như khó khăn về tuổi tác, tay nghề dẫn đến khó tìm được việc làm,
về nơi ở không thuận tiện, không có sự hỗ trợ từ phía chính quyền. Trên cơ sở
đó, cuốn sách đã đưa ra 3 nhóm giải pháp nhằm giúp thu nhập, đời sống, việc
làm của người dân được khả thi hơn, đó là: cơ chế chính sách, tổ chức quản lý,
công tác chỉ đạo và thực hiện. Tuy nhiên, cuốn sách đề cập đến vấn đề thu nhập,
đời sống, việc làm của người dân có đất bị thu hồi trên phạm vi quá rộng.
Cuốn sách “Văn hóa các tộc người vùng lòng hồ và vùng tái định cư Thủy
điện Sơn La” do Phạm Quang Hoan chủ biên (2012), đã chỉ ra việc xây dựng nhà
máy thủy điện Sơn La đã ảnh hưởng đến cư dân vùng lòng hồ và vùng tái định cư
về cả mặt kinh tế, xã hội, đặc biệt dưới góc độ dân tộc học, khảo tả và trình bày
cụ thể, chi tiết các giá trị văn hóa truyền thống kinh tế, xã hội, vật chất, tinh thần
của 9 dân tộc sống trong vùng lòng hồ và vùng tái định cư thủy điện Sơn La gồm
Thái, Lự, Kinh, Hoa, Kháng, La Ha, Khơ Mú, Mảng, Hmông, Dao. Đây là tài
liệu quý giá nhằm bảo tồn những truyền thống văn hóa sẽ bị biến đổi mạnh mẽ
khi nhà máy thủy điện Sơn La quy mô lớn nhất cả nước được xây dựng. Qua kết
quả nghiên cứu, tác giả đã đưa ra các quan điểm, giải pháp để đẩy mạnh sản xuất,
ổn định đời sống, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các tộc
người vùng lòng hồ và vùng tái định cư Thủy điện Sơn La.
9
Sách Tác động của đô thị hóa, Công nghiệp hóa tới phát triển kinh tế và
biến đổi văn hóa, xã hội ở tỉnh Vĩnh Phúc của Nguyễn Ngọc Thanh, Nguyễn Thế
Trường (2009) bàn về thực trạng đô thị hóa, công nghiệp hóa và những biến đổi
của kinh tế, xã hội, văn hóa ở Vĩnh Phúc dưới tác động của đô thị hóa, công
nghiệp hóa, chỉ ra những tác động tích cực và những vấn đề đặt ra cần giải quyết
để phát triển bền vững những năm tới.
Trong cuốn “ Nông nghiệp, nông thôn, nông dân Việt Nam trong quá
trình phát triển đất nước theo hướng hiện đại hóa”, (2010), tác giả Nguyễn Danh
Sơn đã chỉ ra: Mối quan hệ giữa người nông dân với đất đai, khi ngày càng có
nhiều hộ nông dân không còn thiết tha với ruộng đất, tình trạng nông dân bỏ
hoang, cho thuê hoặc bán đất canh tác đề lên thành thị tìm công việc khác đang
phổ biến. Cùng với đó tác giả cũng nhấn mạnh vai trò của đất đai đối với người
dân nông thôn.
Với nghiên cứu “ Chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp ở một cộng đồng dân cư
đang đô thị hóa tại thành phố Hồ Chí Minh” (2001) là một công trình nghiên cứu
thành công, được đánh giá xuất sắc của tác giả Đào Quang Bình khi một mặt,
điểm lại sự chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp của người dân ở một xã ngoại ô dưới
tác động của đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ , mặt khác, chỉ ra các yếu tố tác
động đến sự chuyển đổi ngành nghề của dân cư trong quá trình đô thị hóa.
Trong nghiên cứu “Sinh kế của người nghèo sau tái định cư tại Hà Nội”,
(2007) của Trung tâm hành động về sự phát triển đô thị, các tác giả đã xem xét
vấn đề làm thế nào để người dân nghèo tái định cư thích nghi với cuộc sống mới,
đồng thời, chỉ ra những khó khăn mà người nghèo phải đối mặt trong việc
chuyển đổi sinh kế của họ để theo kịp với những thay đổi của hoàn cảnh sống.
Công trình “Chính sách di dân tái định cư tại các dự án thủy điện trên đại
bàn Nghệ An” là kết quả nghiên cứu của chuyên sâu của tác giả Nguyễn Thị
Minh Phượng đã tập trung làm rõ thực trạng công tác tái định cư dự án Thủy
điện Bản Vẽ, huyện Tương Dương, Nghệ An. Đó là công tác quy hoạch khu tái
định cư nhiều bất cập các ban, ngành và các cấp ở địa phương lúng túng trong
việc triển khai tái định cư cho người dân, chậm phê duyệt quy hoạch, dẫn đến
chậm cấp phát vốn cho tái định cư, sau khi di dân tái định cư hơn 6 năm, nhiều
10
hộ dân vẫn chưa có đất để sản xuất. Bên cạnh đó, tác giả đã chỉ rõ một số vấn đề
về cơ chế quản lý và chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư chưa thỏa đáng
như các chính sách hỗ trợ lâu dài để khôi phục thu nhập và đời sống của người
dân chưa được xem xét với nguồn tài chính đảm bảo trong nhiều năm. Chính
sách đền bù, tái định cư của nước ta mới chỉ dừng ở việc đền bù sử dụng đất và
các tài sản bị thiệt hại trực tiếp. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đã đưa ra đề xuất
đối với công tác di dân tái định cư, cần tiến hành các nghiên cứu xã hội học
nghiêm túc, bài bản, nắm vững nhu cầu, nguyện vọng, phong tục tập quán, lối
sống…của cộng đồng các dân tộc bị ảnh hưởng, tránh đưa ra những quyết sách
duy y chí và thiếu khoa học.
Với tựa đề “Nghiên cứu tác động môi trường và kinh tế - xã hội của việc
tái định cư vùng hồ Thủy điện Hòa Bình”, 1998, là một công trình nghiên cứu
khá thành công của tác giả Nguyễn Viết Thịnh về một bức tranh toàn cảnh trong
quá trình di dân tái định cư của nhà máy thủy điện Hòa Bình. Công trình này đã
để lại nhiều hậu quả về kinh tế xã hội, cụ thể là người dân sau khi tái định cư gặp
rất nhiều khó khăn trong sinh kế. Do thiếu đất sản xuất, không có việc làm dẫn
đến tình trạng khai thác gỗ trái phép, phá rừng làm nương rẫy, trẻ em nghỉ học
sớm, nghèo đói gia tăng.
Nghiên cứu “Những vấn đề xã hội nảy sinh từ việc thu hồi đất nông
nghiệp cho phát triền đô thị và khu công nghiệp”, của tác giả Bùi Thị Ngọc Lan
đã làm rõ những vấn đề bất cập sau thu hồi đất nông nghiệp để phát triển đô thị
và khu công nghiệp đó là: Một bộ phận người dân bị thất nghiệp hoặc thiếu việc
làm. Tình trạng ô nhiệm môi trường gia tăng. Tình trạng di dân dẫn đến khó khăn
trong vấn đề tổ chức quản lý. Trên cơ sở những bất cập nghiên cứu đã đề ra một
số giải pháp: Tăng cường vai trò quản lý của nhà nước, các cấp, các ban ngành
trong việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang phát triển đô thị và khu công nghiệp;
Đào tạo nghề cho người lao động nhất là thanh niên nông thôn; Nghiên cứu bổ
sung sửa đổi việc thực hiện chính sách bồi thường đất nông nghiệp; Phát triển
khu công nghiệp, đô thị mới theo hướng công viên công nghiệp [15]
Xung quanh vấn đề tái định cư, hệ quả xã hội sau tái định cư cũng là chủ
đề thu hút sự quan tâm của một số luận án tiến sĩ và luận văn thạc sĩ.
11
Luận án Tiến sĩ “ Sự biến đổi cơ cấu lao động – việc làm ở nông thôn
ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh hiện nay “, là kết quả nghiên cứu của tác giả
Lê Hải Thanh bàn về tình hình biến đổi lao động – việc làm và những nhân tố tác
động tới sự biến đổi cơ cấu lao động-việc làm ở nông thôn ngoại thành thành phố
Hồ Chí Minh. Luận án đã phân tích rõ những tác động đến cơ cấu việc làm và lao
động, trên cơ sở đó, làm sáng tỏ sự thay đổi của cơ cấu việc làm từ nông nghiệp
sang các các ngành nghề phi nông nghiệp khác như dịch vụ, làm thuê, tiểu
thương,…cũng như thế, luận án làm sáng tỏ sự thay đổi của cơ cấu lao động ở
ngoại thành từ nông dân sang các thành phần lao động khác dưới tác động của đô
thị hóa.
Luận văn Thạc sĩ “Sinh kế của các hộ dân tái định cư ở vùng bán ngập
huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La” là một nghiên cứu đi sâu của tác giả Phạm
Minh Hạnh bàn về thực trạng và những bất cập liên quan đến sinh kế người dân
tái định cư bởi dự án thủy điện Sơn La ở một địa phương tỉnh Sơn La trong điều
kiện thiếu đất sản xuất, đất sản xuất xấu nhưng lại không được bổ sung bằng các
nguồn sinh kế khác ngoài nông nghiệp. Trên cơ sở đó tác giả đã đưa ra những
kiến nghị, giải pháp nhằm đảm bảo sinh kế bền vững cho người dân sau tái định
cư.
Luận văn thạc sĩ, “ Biến đổi cơ cấu lao động, việc làm của hộ gia đình
nông thôn trong quá trình đô thị hóa”, 2013 là một nghiên cứu chuyên sâu của
tác giả Dương Thùy Trang tập trung phân tích những tác động của quá trình đô
thị hóa làm biến đổi nhiều mặt đối với đời sống của gia đình nông thôn. Điểm
nhấn của nghiên cứu này là chỉ ra tác động của quá trình đô thị hóa làm biến đổi
mạnh nhất là vấn đề cơ cấu lao động, việc làm và ngành nghề của lực lượng lao
động. Luận văn đã chỉ ra chuyển đổi cơ cấu lao động (về độ tuổi, học vấn, nghề
nghiệp, giới tính) tập trung vào nhóm nam giới, tuổi trẻ là độ tuổi có khả năng
lao động và khả năng thích ứng với các điều kiện lao động làm việc mới. Đồng
thời luận văn đã chỉ ra những thay đổi trong đời sống gia đình nông thôn do quá
trình biến đổi cơ cấu lao động tác động đến.
Luận văn thạc sĩ, “Hệ quả của việc thu hồi đất xây dựng công trình cấp
nước” trường hợp thị trấn Chờ, huyện Yên Phong và xã Lãng Ngâm, huyện Gia
12
Bình, tỉnh Bắc Ninh, 2014,của Phạm Thu Hương, đã làm rõ 2 vấn đề: (1) Việc
xây dựng công trình cấp thoát nước đã mang đến những mặt tích cực cho cuộc
sống người dân. Cụ thể: chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao do
sử dụng nguồn nước sạch. Nhờ có nguồn nước sạch người dân tìm ra những sinh
kế mới ngoài nông nghiệp mang lại giá trị kinh tế cao hơn, như nuôi trồng thủy
sản. Đất nông nghiệp trong địa bàn trở nên có giá. (2) Xây dựng công trình cấp
nước để lại những tác động tiêu cực cho người dân, như thu hồi ruộng đất nông
nghiệp để xây dựng công trình cấp nước dẫn đến người dân không còn đất để sản
xuất, vấn đề việc làm bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó tác giả đã mô tả những thay đổi
trong cuộc sống của người dân khi có công trình cấp nước.
Luận văn thạc sĩ “Tái định cư và sự thay đổi đời sống của nhóm Đan Lai
(Thổ) ở vườn quốc gia Phù Mát”trường hợp người Đan Lai ở hai bản Tân Sơn và
Cửa Rào, xã Môm Sơn, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An, 2010, của tác giả Bùi
Minh Thuận đã đi sâu phân tích quá trình thực hiện di dân tái định cư và chỉ ra
những thay đổi trong đời sống của nhóm người Đan Lai. Điểm nhấn của luận văn
là đã chỉ rõ từ khi cộng đồng người Đan Lai ở vùng thượng nguồn khe Khặng
thực hiện tái định cư tại hai bản Tân Sơn và Cửa rào đã dẫn đến sự thay đổi cơ
bản trong phương thức mưu sinh. Đặc biệt là sự thay đổi mạnh mẽ trong các hoạt
động nông nghiệp và phi nông nghiệp khi từ chỗ hoạt động kinh tế tự cung tự
cấp, gắn bó với khai thác rừng và làm nông nghiệp thì sau tái định cư hoạt động
phi nông nghiệp đã đóng vai trò chủ đạo để duy trì cuộc sống của người dân tái
định cư. Bên canh đó, luận văn đã làm rõ từ những thay đổi trong đời sống kinh
tế đã tác động mạnh mẽ tới đời sống văn hóa xã hội khi sau tái định cư làng bản
và nhà cửa của đồng bào khang trang hơn, đời sống sinh hoạt và quan hệ cộng
đồng ngày càng được cải thiện hơn.
Việc phát triển các Khu kinh tế Dung Quất, Nhơn Hội, Chu Lai, Chân
Mây – Lăng Cô, Vũng Áng... một mặt đã thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ
cấu lao động, tạo thêm việc làm và thúc đẩy quá trình đô thị hóa nhanh chóng ở
miền Trung, mặt khác cũng dẫn tới một số hệ lụy không mong muốn về kinh tế,
xã hội, văn hóa đã bước đầu thu hút sự quan tâm nghiên cứu của giới khoa học,
mà những công trình dẫn sau đây chỉ là những ví dụ.
13
Đề tài độc lập cấp Nhà nước “Vấn đề tái định cư trong các dự án phát
triển ở vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ: Thực trạng và những vấn đề đặt ra
trong quản lý phát triển xã hội” so Học viện Chính trị - Hành Chính khu vực III
chủ trì, Nguyễn Hồng Sơn làm chủ nhiệm đã tổng hợp các lý thuyết, khái niệm
chung về tái định cư, trình bày thực trạng các khía cạnh tái định cư như việc làm,
nhà ở, đất ở, đất canh tác, thu nhập, kết cấu hạ tầng, giáo dục, đời sống văn hóa
tinh thần…đưa ra kết luận về sự lệch pha, chưa cân xứng giữa đời sống văn hóa
tinh thần với đời sống vật chất và quản lý xã hội của cộng đồng tái định cư.
Chuyên đề “Tái định cư ở các đô thị lớn vùng kinh tế trọng điểm Trung
bộ - thực trạng và những vấn đề đặt ra” của Nguyễn Thị Yến trong đề tài cấp Bộ
“Một số giải pháp chủ yếu để quản lý quá trình di dân trong vùng kinh tế trọng
điểm Trung Bộ” năm 2004 của Học viện Chính trị khu vực III đã khái quát thực
trạng quá trình tái định cư đang diễn ra ở miền Trung, nhất là ở thành phố Đà
Nẵng và một số địa phương khác, chỉ ra một số vấn đề nảy sinh và đề xuất một
số kiến nghị sửa đổi chính sách, phương thức tổ chức thực hiện tái định cư.
Nhìn lại các công trình nghiên cứu trên, các tác giả đã đi sâu vào nhiều
lĩnh vực xoay quanh vấn đề hậu tái định cư. Trong đó, chủ yếu tập trung vào lĩnh
vực sau: thực trạng việc làm, biến đổi cơ cấu lao động, thu nhập. Khái quát về
tình hình thực hiện các chính sách đền bù. Đề xuất những thay đổi về chính sách,
khung khổ pháp lý về tái định cư. Đánh giá thực trạng an sinh xã hội của người
dân sau khi bị thu hồi đất .Tuy nhiên, các công trình này cần được tiếp cận vấn
đề dưới nhiều góc độ khác nhau và ở những địa bàn khác nhau. Đặc biệt, việc
nghiên cứu về tác động của tái định cư đến những hệ quả xã hội chưa được quan
tâm. Đó là lý do thêm vào để học viên quyết định chọn Hệ quả xã hối sau tái
định cư phục vụ xây dựng khu kinh tế Vũng Áng(Nghiên cứu trường hợp xã
Kỳ Phương- huyện Kỳ Anh- tỉnh Hà Tĩnh) làm đề tài nghiên cứu cho luận văn
thạc sĩ chuyên ngành Xã hội học.
1.2. Khái niệm làm việc
1.2.1. Hệ quả xã hội
Theo từ điển tiếng Việt do Viện Ngôn ngữ học biên soạn thì hệ quả là từ
Hán Việt. Hệ là kéo theo, đi theo. Quả là kết quả . Hệ quả là kết quả trực tiếp
14
sinh ra từ sự việc nào đó, trong quan hệ với sự việc ấy [30, tr.383]. Trong
nghiên cứu này khái niệm hệ quả xã hội được hiểu là: Hệ quả xã hội là kết quả
liên quan đến các khía cạnh khác nhau của cộng đồng cư dân do quá trình tái
định cư tạo ra. Trong luận văn bao gồm 3 khía cạnh là việc làm và thu nhập, tệ
nạn xã hội và quan hệ cộng đồng.
1.2.2. Tái định cư
Trước khi đề cập đến khái niệm tái định cư, chúng tôi bàn đến một số
quan điểm sau:
Theo khái niệm của Ngân hàng Phát triển châu Á, tái định cư được phân
loại dựa trên thiệt hại của người tái định cư: Thiệt hại về tài sản sản xuất, bao
gồm đất đai, thu nhập và đời sống. Thiệt hại về nhà ở, có thể là mất toàn bộ các
cấu trúc, các hệ thống cộng đồng và các dịch vụ kèm theo. Thiệt hại các tài sản
khác. Thiệt hại các tài nguyên cộng đồng, môi trường sống tự nhiên các điểm văn
hóa và động sản [ 40, tr.1].
Pháp luật Việt Nam không giải thích khái niệm tái định cư; tuy nhiên,
thuật ngữ tái định cư được dùng khá phổ biến ở Việt Nam trong những năm gần
đây, khi cả nước tập trung vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế. Về cơ
bản, thuật ngữ tái định cư được sử dụng theo nghĩa hẹp và nghĩa rộng.
Theo nghĩa hẹp, tái định cư được dùng chỉ sự di chuyển của các hộ gia
đình tới định cư ở nơi ở mới. Với quan niệm tái định cư theo nghĩa hẹp được
trình bày ở trên, thì có thể phân làm 2 hình thức tái định cư: (1) tái định cư tự
nguyện là do nhu cầu cuộc sồng mà người dân tự bỏ nơi ở cũ và đến một nơi
khác tự sắp xếp ổn định cuộc sống. (2) tái định cư bắt buộc do người dân bị trưng
dụng đất đai buộc phải di dời đi nơi khác để xây dựng dự án vì lợi ích chung của
cộng đồng [40, tr.5].
Theo nghĩa rộng, tái định cư là một quá trình bao gồm đền bù các thiệt hại
về đất đai và tài sản di chuyển, tái định cư ổn định và khôi phục cuộc sống cho
những người bị thu hồi đất để xây dựng dự án. Tái định cư còn bao gồm các hoạt
động nhằm hỗ trợ cho những người bị ảnh hưởng do việc thực hiện các dự án gây
ra, khôi phục và cải thiện mức sống, tạo điều kiện phát triển các cơ sở sản xuất
kinh tế, văn hóa, xã hội của hộ và cộng đồng [ 41, tr.193-194].
15
Như vậy thuật ngữ tái định cư được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
Trong nghiên cứu này khái niệm tái định cư được hiểu theo cả nghĩa rộng và
nghĩa hẹp. Theo nghĩa hẹp là quá trình di chuyển người dân đến nơi ở mới để
nhường mặt bằng xây dựng các công trình phục vụ cho mục tiêu phát triển. Đây
là hình thức di cư bắt buộc kéo theo những thay đổi về việc làm, sinh kế, lối
sống, mối quan hệ xóm làng, sự tiếp cận các dịch vụ xã hội…của người di cư.
Theo nghĩa rộng là toàn bộ các vấn đề liên quan đến tái định cư, những ảnh
hưởng tác động đến đời sống của người dân do bị mất tài sản trong quá trình xây
dựng, phát triển khu kinh tế Vũng Áng gây ra.
1.2.3. Khu kinh tế
Khu kinh tế (ECONOMIC ZONES) là một thuật ngữ kinh tế được hình
thành cuối thập niên 70 của thế kỷ XX xuất phát từ Trung Quốc và khu kinh tế
đầu tiên gọi là đặc khu kinh tế (đó là thâm quyến). Thực chất khu kinh tế là sự
biến dạng của khu công nhiệp. Như vậy lịch sử xây dựng khu kinh tế đã có ở
những thế kỷ trước với những loại hình rất khác nhau như khu kinh tế có tính
chất thương mại ( cảng tự do…) hay khu kinh tế có tính chất công nghiệp như
(khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu công nghiệp tập trung, đặc khu kinh tế…)
Hiện nay có rất nhiều cách hiểu khác nhau về khu kinh tế. Xét theo nghĩa
rộng, khu kinh tế là tất cả khu vực được áp dụng những chính sách kinh tế đặc
biệt. Theo nghĩa hẹp, khu kinh tế là một loại hình của khu kinh tế tự do.
Khu kinh tế là khu vực có không gian kinh tế riêng biệt với môi trường
đầu tư và kinh doanh đặc biệt thuận lợi cho các nhà đầu tư, có ranh giới địa lý
xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị
định này [21].
Khu kinh tế được tổ chức thành các khu chức năng gồm: khu phi thuế
quan, khu bảo thuế, khu chế xuất, khu công nghiệp, khu giải trí, khu du lịch, khu
đô thị, khu dân cư, khu hành chính và các khu chức năng khác phù hợp với đặc
điểm của từng khu kinh tế [21].
Như vậy, trong nghiên cứu này có thể hiểu khu kinh tế theo một cách tổng
quát là một bộ phận lạnh thổ thuộc chủ quyền quốc gia nhưng có không gian kinh
tế - xã hội riêng, được vận hành bởi khung pháp lý riêng và có điều kiện vật chất
16
hiện đại, quy mô lớn. Hoạt động theo cơ chế mở, giao lưu kinh tế với trong và
ngoài nước.
1.3. Các lý thuyết vận dụng
1.3.1. Lý thuyết biến đổi xã hội
Lý thuyết biến đổi xã hội chỉ ra rằng, mọi xã hội cũng giống như tự nhiên
không ngừng biến đổi. Sự ổn định của xã hội chỉ là sự ổn định bên ngoài, còn
trên thực tế nó không ngừng biến đổi. Do đó, bất cứ xã hội nào trong bất cứ nền
văn hóa nào thì nó luôn biến đổi. Sự biến đổi trong xã hội hiện đại càng rõ hơn,
nhanh hơn, con người xã hội là một đơn vị cơ bản của xã hội, với tư cách là chủ
thể hành động xã hội, nó luôn biến đổi từ khi sinh ra đến lúc mất đi. Nói như triết
học, một xã hội luôn luôn chứa đựng sự ổn định và sự bất ổn định, là cơ sở để
hình thành một trật tự mới. Sự biên đổi xã hội cũng là nguyên nhân để cho xã hội
ấy phát triển và ổn định.Và rồi sự phát triển và ổn định lại làm cho xã hội ấy biến
đổi nhanh hơn. Do đó bất cứ xã hội nào và bất cứ nền văn hóa nào cho dù có bảo
thủ và cổ truyền đến đâu chăng nữa cũng luôn luôn biến đổi [4, tr.279 -280].
Bất cứ sự biến đổi nào cũng cần phải có thời gian. Thời gian trôi qua là
một điều kiện quan trọng để có thể có sự biến đổi, nhưng thời gian không tự nó
tạo ra sự biến đổi được. Sự biến đổi xã hội và văn hóa không giống như diễn tiến
sinh lý trở thành già nua nơi những con người, xã hội và văn hóa không biết mệt
mỏi, không bị hao mòn.Thời gian cần thiết cho biến đổi cũng như cho sự loại bỏ
những khuân mẫu tác phong [42, tr.145].
Sự biến đổi xã hội cũng có khi do con người và cũng có khi không phải do
con người gây ra. Những biến đổi do con người thực hiện gọi là những biến đổi
có hoạch định, ngược lại những biến đổi không phải do con người tạo ra, mà
thường là do thiên nhiên tạo ra thì gọi là những biến đổi không có hoạch định.
Tuy nhiên cũng có khi sự biến đổi có hoạch định của con người lại tạo ra những
kết quả không như mong đợi. Ví dụ như vấn đề công nghiệp hóa đã gây ô nhiệm
môi trường [42, tr.145].
Như vậy lý thuyết biến đổi xã hội coi mọi xã hội đều tồn tại trong trạng
thái vận động và phát triển không ngừng. Biến đổi xã hội là một quá trình, một
thuộc tính tất yếu của xã hội.Theo quan điểm xã hội học thì biến đổi xã hội là sự
17
thay đổi của một hệ thống xã hội mà trọng tâm là sự biến đổi cơ cấu xã hội.
Không phải bất kỳ mọi sự thay đổi diện ra trong xã hội đều được coi là biến đổi
xã hội mà sự thay đổi đó có ảnh hưởng đến các cá nhân trong xã hội, các tổ chức,
tầng lớp xã hội.
Vận dụng lý thuyết biến đổi xã hội trong nghiên cứu này để lý giải rằng:
Quá trình xây dựng, phát triển các khu công nghiệp là một xu thế khách quan, tất
yếu trong quá trình phát triển của đất nước theo định hướng công nghiệp hóa và
hiện đại hóa. Để xây dựng các khu công nghiệp phải tiến hành quy hoạch, thu hồi
ruộng đất và di dân, tái định cư. Quá trình tái định cư này như là một thành tố của
biến đổi xã hội, đến lượt nó, từ biến đổi nơi ở dẫn đến sự biến đổi của các thành
tố xã hội khác trong cấu trúc xã hội đó. Quá trình chuyển đổi nơi cư trú tất yếu sẽ
dẫn đến những biến đổi về lao động việc làm, thu nhập, những biến đổi về nhà ở
và điều kiện sinh hoạt, những biến đổi về giáo dục đào tạo, về việc khám chữa
bệnh và sử dụng dịch vụ. Hệ thống giá trị của xã hội, của mỗi cá nhân phụ thuộc
vào cả quá trình và trạng thái vận động và phát triển của thế giới mà con người
sinh sống trong đó. Ở khu tái định cư huyện Kỳ Anh nói chung và khu tái định
cư xã Kỳ Phương nói riêng, đã chịu sự tác động của toàn cầu hóa, sự phát triển
của nền kinh tế thị trường, quá trình đổi mới, mở cửa. Tất cả những tác động đó
đã làm những giá trị cũ bị đảo lộn, biến đổi, giá trị mới được hình thành và
những vấn đề về cuộc sống - xã hội của người dân sau tái định cư cũng nằm
trong quỹ đạo biến đổi này. Nghiên cứu sẽ xác định chiều hướng của quá trình
biến đổi này và trên cơ sở đó có được những đánh giá tổng hợp về những hệ quả
xã hội mà cư dân xã Kỳ Phương đang đối mặt sau tái định cư.
1.3.2. Lý thuyết hệ thống
Lý thuyết hệ thống được đề xướng năm 1940 bởi Ludwig Won
Bertalanffy khi lý thuyết này cho rằng: “Mọi tổ chức hữu cơ đều là những hệ
thống được tạo nên từ các tiều hệ thống lớn và ngược lại cũng là một phần của
hệ thống lớn hơn. Do đó con người là một bộ phận của xã hội và được tạo nên từ
các nguyên tử, mà các nguyên tử được tạo dựng từ các phần tử nhỏ hơn”[43,
tr.56].
Có nhiều quan niệm về hệ thống:
18
“Hệ thống là một tập hợp các thành tố được sắp xếp có trật tự và liên hệ
với nhau để hoạt động thống nhất”
“Hệ thống là tập hợp nhiều yếu tố đối với cùng loại hoặc cùng chức năng
có quan hệ hoặc liên hệ với nhau chặt chẽ làm thành một thể thống nhất [ 43,
tr.56].
Như vậy, một hệ thống có thể gồm nhiều tiểu hệ thống, đồng thời là một
bộ phận của hệ thống lớn hơn, trong đó tiểu hệ thống là hệ thống thứ cấp hoặc hệ
thống hỗ trợ.
Các trạng thái của một hệ hống được xác định thông qua 5 đặc trưng:
trạng thái ổn định, trạng thái điều hòa hoặc cân bằng, sự khác biệt, sự tổng hòa
giữa các hệ thống và giữa các tiểu hệ thống với nhau, sự trao đổi.
Lý thuyết hệ thống theo quan điểm của Parsons: về mặt lý thuyết, Parsons
xem xét hệ thống trong một trục tọa độ ba chiều như sau. Thứ nhất là chiều cấu
trúc – hệ thống nào cũng có cấu trúc của nó, thứ hai là chiều chức năng – hệ
thống luôn nằm trong trạng thái động vừa tự biến đổi vừa trao đổi với môi trường
và thứ ba là chiều kiểm soát – hệ thống có khả năng điều khiển và tự điều khiển
[2,tr. 204].
Parsons đã đưa ra sơ đồ lý thuyết hệ thống xã hội viết tắt là AGIL theo
bốn chữ cái của bốn tiểu hệ thống. Theo Parsons, hệ thống xã hội được cấu thành
từ bốn tiểu hệ thống (hệ thống nhỏ hơn), tương ứng với bốn loại nhu cầu, chức
năng của hệ thống xã hội: (A) thích ứng với môi trường; (G) hướng đích – huy
động các nguồn lực nhằm vào các mục đích đã xác định; (I) liên kết – phối hợp
với các hoạt động; (L) duy trì khuôn mẫu lặn – tạo sự ổn định [2,tr. 206).
Cùng với sơ đồ lý thuyết nổi tiếng trên, Parsons phân biệt 5 tiểu hệ thống
cơ bản: Tiểu hệ thống kinh tế; Tiểu hệ thống pháp luật; Tiểu hệ thống chính trị;
Tiểu hệ thống làm nhiệm vụ tích hợp; Tiểu hệ thống văn hóa. Năm tiểu hệ thống
này cho dù có sự chồng chéo giao nhau, nhưng chúng không trùng khít nhau mà
thực hiện nhiệm vụ của mình một cách tương đối độc lập.
Tóm lại: Lý thuyết hệ thống được xã hội học sử dụng để chỉ một phức thể
các bộ phận có các đặc trưng như: sự phụ thuộc lẫn nhau – sự biến đổi bộ phận
này làm biến đổi bộ phận khác, cân bằng động – mỗi khi có sự thay đổi, các bộ
phận có xu hướng biến đổi và kết hợp với nhau để lập lại trạng thái ổn định. Hệ
19