Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

Bài học rút ra từ một số vụ kiện chống bán phá giá hàng hóa nước ngoài tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (583.96 KB, 46 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
---------***---------

TIỂU LUẬN
CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
ĐỀ TÀI:
BÀI HỌC RÚT RA TỪ MỘT SỐ VỤ KIỆN CHỐNG
BÁN PHÁ GIÁ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA NƯỚC NGOÀI
TẠI VIỆT NAM

Giáo viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thu Hằng
Nhóm thực hiện

: Nhóm 1

Lớp

: TMA301(2-1314).7_LT

Hà Nội, tháng 112 năm 2014


MỤC LỤC

2


DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

3




DANH MỤC BẢNG

4


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh toàn cầu hoá và quốc tế hoá nền kinh tế hiện nay, hội nhập và
tham gia các tổ chức kinh tế quốc tế là xu thế không thể đảo ngược đối với mỗi quốc
gia trong quá trình phát triển kinh tế của mình. Cùng với việc thực hiện đường lối chủ
động hội nhập nền kinh tế thế giới, Việt Nam đã đạt được những bước phát triển đáng
kinh ngạc trong việc đẩy mạnh xuất nhập khẩu hàng hoá. Những thành tựu có thể kể
đến như hàng hoá của nước ta đã có mặt tại hầu hết các thị trường trên thế giới, những
mặt hàng xuất khẩu chủ lực ngày càng trở nên uy tín đối với các bạn hàng quốc tế. Tuy
nhiên, bên cạnh những mặt tích cực của xu thế hội nhập, các quốc gia trên thế giới
cũng như Việt Nam vẫn luôn phải đối mặt với những khó khăn nhất định. Hiện tượng
bán phá giá là một trong những vấn đề nóng và bức thiết mà nhiều nước đang gặp phải.
Trước làn sóng thâm nhập một cách ồ ạt của hàng nhập khẩu từ nước ngoài với mức
giá rẻ hơn rất nhiều, các quốc gia đã không ngần ngại áp dụng bất kì biện pháp nào để
bảo vệ thị trường nội địa do ý thức được rằng hiện tượng ngày càng lan rộng này có thể
gây tổn thất lớn cho các nhà sản xuất tương tự trong nước. Đứng trước thực tế đó, đòi
hỏi chúng ta phải nghiên cứu và sớm áp dụng các công cụ bảo hộ phù hợp, trong đó
kiện chống bán phá giá là biện pháp đang được sử dụng phổ biến nhất.
Trong bối cảnh bán phá giá hàng hoá ngày càng gia tăng trên thị trường Việt
Nam, để có thể ngăn chặn kịp thời tình trạng đó thì việc hiểu biết sâu sắc về luật pháp
chống bán phá giá để có cách ứng xử hợp lí trước các vụ kiện là việc làm mang tính
cấp bách và cần thiết vì lợi ích và yêu cầu của đất nước. Trong vài năm trở lại đây, một
số đề tài nghiên cứu đã đưa ra những hiểu biết về luật chống bán phá giá của Việt Nam

cùng với các quốc gia và tổ chức trên thế giới. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu
mới chỉ đề cập đến mặt pháp lí chứ chưa đi sâu tìm hiểu diễn biến các vụ kiện để từ đó
rút ra những bài học quý báu cho các doanh nghiệp cũng như các cơ quan Nhà nước

5


trong việc ứng xử các vụ kiện chống bán phá giá. Chính vì lí do đó, chúng em đã chọn
đề tài: “Bài học rút ra từ một số vụ kiện chống bán phá giá đối với hàng hóa nước
ngoài tại Việt Nam” với mong muốn thông qua vụ kiện chống bán phá mặt hàng thép
không gỉ cán nguội trên thị trường Việt Nam để tìm hiểu về luật chống bán phá giá,
đưa ra cái nhìn đa chiều và đánh giá tác động nhiều mặt của vụ kiện, từ đó đề xuất ra
những giải pháp cho các doanh nghiệp và cơ quan Nhà nước khi phải đối mặt với
những vụ kiện chống bán phá giá để tránh gây ảnh hưởng tiêu cực đối với thị trường
nội địa.
2. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu vụ kiện chống bán phá giá đối với mặt hàng thép không gỉ cán
nguội nhập khẩu vào Việt Nam và rút ra bài học với Nhà nước và các doanh nghiệp
Việt Nam.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu là đề xuất một số giải pháp giúp các cơ quan Nhà nước và
các doanh nghiệp Viêt Nam ứng phó trước các vụ kiện chống bán phá giá.
Để đạt được các mục tiêu trên, đề tài nghiên cứu thực hiện các nhiệm vụ sau:
− Hệ thống hoá các quy định pháp luật chống bán phá giá
− Tìm hiểu vụ kiện chống bán phá giá đối với mặt hàng thép không gỉ cán nguội
nhập khẩu vào Việt Nam
− Phân tích nhận định của các bên về kết quả vụ kiện
− Đánh giá những tác động của vụ kiện đến các bên có liên quan
− Rút ra những bài học kinh nghiệm
4. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu được thực hiện dựa trên cơ sở sử dụng các phương pháp thu
thập số liệu thống kê, so sánh, phân tích, đánh giá, kết hợp với các phương pháp tư duy
logic, phương pháp phân tích số liệu và phương pháp biện chứng.
5. Kết cấu đề tài
Chương 1: Giới thiệu tổng quan về pháp luật chống bán phá giá của Việt Nam

6


Chương 2: Vụ kiện bán phá giá thép không gỉ cán nguội tại Việt Nam
Chương 3: Bài học qua vụ kiện chống bán phá giá đối với mặt hàng thép không
gỉ cán nguội nhập khẩu vào Việt Nam
Mặc dù đã hết sức cố gắng song do hạn chế về kiến thức cũng như những khó
khăn trong việc thu thập tài liệu, nên bài luận không tránh khỏi những thiếu sót. Vì
vậy, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của cô giáo để bài luận được hoàn
thiện hơn. Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn đến ThS. Nguyễn Thu Hằng đã tận tình hướng
dẫn, giúp chúng em hoàn thành tiểu luận này.

7


Chương 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ PHÁP LUẬT
CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA VIỆT NAM
1.1 Một số khái niệm cơ bản về bán phá giá và chống bán phá giá
1.1.1 Chống bán phá giá và một số khái niệm liên quan
1.1.1.1 Bán phá giá
Bán phá giá trong thương mại có thể hiểu là hiện tượng xảy ra khi một loại hàng
hoá được xuất khẩu từ nước này sang nước khác với mức giá thấp hơn giá bán của
hàng hoá đó tại thị trường nội địa nước xuất khẩu.
Cụ thể, nếu một sản phẩm của nước A bán tại thị trường nước A với giá X

nhưng lại được xuất khẩu sang nước B với giá Y (Ybán phá giá từ nước A sang nước B.
Trong WTO, đây được xem là hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các nhà
sản xuất, xuất khẩu nước ngoài đối với ngành sản xuất nội địa nước nhập khẩu. Và các
“vụ kiện chống bán phá giá” và tiếp đó là các biện pháp chống bán phá giá (kết quả của
các vụ kiện) là một hình thức để hạn chế hành vi này.
1.1.1.2 Vụ kiện chống bán phá giá
Vụ kiện chống bán phá giá là một quy trình Kiện - Điều tra - Kết luận - Áp dụng
biện pháp chống bán phá giá (nếu có) mà nước nhập khẩu tiến hành đối với một loại
hàng hoá nhập khẩu từ một nước nhất định khi có những nghi ngờ rằng loại hàng hoá
đó bị bán phá giá vào nước nhập khẩu gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất sản
phẩm tương tự của nước nhập khẩu.
Mặc dù thường được gọi là “vụ kiện” (theo cách gọi ở Việt Nam), nhưng đây
không phải thủ tục tố tụng tại Toà án mà là một thủ tục hành chính và do cơ quan hành
chính nước nhập khẩu thực hiện. Thủ tục này nhằm giải quyết một tranh chấp thương

8


mại giữa một bên là ngành sản xuất nội địa và một bên là các nhà sản xuất, xuất khẩu
nước ngoài; nó không liên quan đến quan hệ cấp chính phủ giữa hai nước xuất khẩu và
nhập khẩu.
Vì trình tự, thủ tục và các vấn đề liên quan được thực hiện gần giống như trình
tự tố tụng xử lý một vụ kiện tại toà nên thủ tục này còn được xem là “thủ tục bán tư
pháp”. Ngoài ra, khi kết thúc vụ kiện, nếu không đồng ý với quyết định cuối cùng của
cơ quan hành chính, các bên có thể kiện ra Toà án (lúc này, vụ việc xử lý tại toà án
thực sự là một thủ tục tố tụng tư pháp).
Một vụ kiện chống bán phá giá bao gồm các yếu tố cơ bản sau đây:
− Đối tượng của vụ kiện là một loại hàng hoá nhất định nhập khẩu từ một hoặc
một số nước xuất khẩu.

− “Nguyên đơn” của vụ kiện là ngành sản xuất nội địa nước nhập khẩu sản xuất
ra sản phẩm tương tự với sản phẩm bị cho là bán phá giá gây thiệt hại.
− “Bị đơn” của vụ kiện là tất cả các doanh nghiệp nước ngoài sản xuất và xuất
khẩu loại hàng hoá/sản phẩm là đối tượng của đơn kiện.
− Cơ quan xử lý vụ kiện là một hoặc một số cơ quan hành chính được nước
nhập khẩu trao quyền điều tra chống bán phá giá và quyết định việc áp dụng
biện pháp chống bán phá giá.
1.1.1.3 Thuế chống bán phá giá
Thuế chống bán phá giá là biện pháp chống bán phá giá được sử dụng phổ biến
nhất, được áp dụng đối với sản phẩm bị điều tra và bị kết luận là bán phá giá vào nước
nhập khẩu gây thiệt hại cho ngành sản xuất nước đó.
Về bản chất, đây là khoản thuế bổ sung (ngoài thuế nhập khẩu thông thường)
đánh vào sản phẩm nước ngoài nhập khẩu là đối tượng của quyết định áp dụng biện
pháp chống bán phá giá.

9


Theo nguyên tắc, mức thuế chống bán phá giá được tính riêng cho từng nhà sản
xuất, xuất khẩu nước ngoài và không cao hơn biên độ phá giá của họ.
Trường hợp các nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài không được lựa chọn để
tham gia cuộc điều tra nhưng hợp tác với cơ quan điều tra thì mức thuế chống bán phá
giá áp dụng cho họ không cao hơn biên phá giá trung bình của tất cả các nhà sản xuất,
xuất khẩu nước ngoài được lựa chọn điều tra.
Trường hợp các nhà sản xuất, xuất khẩu không hợp tác, gian lận trong quá trình
điều tra thì sẽ phải chịu mức thuế cao mang tính trừng phạt.
Việc áp thuế chống bán phá giá không được kéo dài quá 5 năm kể từ ngày có
Quyết định áp thuế hoặc kể từ ngày tiến hành rà soát lại.
Quyết định áp thuế chỉ có hiệu lực đối với tất cả hàng hoá liên quan nhập khẩu
từ nước bị kiện sau thời điểm ban hành Quyết định.

Quyết định áp thuế có hiệu lực với cả các nhà xuất khẩu mới, người chưa hề
xuất khẩu hàng hoá đó sang nước áp thuế trong thời gian trước đó; nhà xuất khẩu mới
có thể yêu cầu cơ quan điều tra tính mức thuế riêng cho mình, nhưng trong thời gian
chưa có quyết định về mức thuế riêng thì hàng hoá nhập khẩu của nhà xuất khẩu mới
vẫn thực hiện Quyết định áp thuế nói trên.
Việc áp dụng hồi tố (áp dụng cho những lô hàng nhập khẩu trước thời điểm ban
hành Quyết định) chỉ được thực hiện nếu thiệt hại gây ra cho ngành sản xuất nội địa là
thiệt hại thực tế.
1.1.2 Điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá
Không phải cứ có hiện tượng hàng hoá nước ngoài bán phá giá là nước nhập
khẩu có thể áp dụng các biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hoá đó.

10


Theo quy định của WTO thì việc áp dụng các biện pháp chống bán phá giá chỉ
có thể thực hiện nếu cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu, sau khi đã tiến hành
điều tra chống bán phá giá, ra kết luận khẳng định sự tồn tại đồng thời của cả 03 điều
kiện sau:
− Hàng hoá nhập khẩu bị bán phá giá (với biên độ phá giá không thấp hơn 2%).
− Ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu bị thiệt hại đáng kể
hoặc bị đe doạ thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản đáng kể sự hình thành của
ngành sản xuất trong nước (gọi chung là yếu tố “thiệt hại”).
− Có mối quan hệ nhân quả giữa việc hàng nhập khẩu bán phá giá và thiệt hại
nói trên.
Việc xác định “thiệt hại” là một bước không thể thiếu trong một vụ điều tra
chống bán phá giá và chỉ khi kết luận điều tra khẳng định có thiệt hại đáng kể cho
ngành sản xuất nội địa nước nhập khẩu thì nước nhập khẩu mới có thể xem xét việc áp
dụng các biện pháp chống bán phá giá.
Về hình thức, các thiệt hại này có thể tồn tại dưới 02 dạng: thiệt hại thực tế, hoặc

nguy cơ thiệt hại (nguy cơ rất gần).
Về mức độ, các thiệt hại này phải ở mức đáng kể.
Về phương pháp, các thiệt hại thực tế được xem xét trên cơ sở phân tích tất cả
các yếu tố có liên quan đến thực trạng của ngành sản xuất nội địa (ví dụ tỷ lệ và mức
tăng lượng nhập khẩu, thị phần của sản phẩm nhập khẩu, thay đổi về doanh số, sản
lượng, năng suất, nhân công…).
Biên độ phá giá là mức độ chênh lệch giữa giá thông thường và giá xuất khẩu
(tính trên giá xuất khẩu) và được tính theo công thức:
Biên độ phá giá = (Giá thông thường – Giá xuất khẩu)/Giá xuất khẩu
Trong đó:

11


− Giá thông thường là giá bán của sản phẩm tương tự tại thị trường nước xuất

khẩu (hoặc giá bán của sản phẩm tương tự từ nước xuất khẩu sang một nước
thứ ba; hoặc giá xây dựng từ tổng chi phí sản xuất ra sản phẩm, chi phí quản
lý, bán hàng và khoản lợi nhuận hợp lý – WTO có quy định cụ thể các điều
kiện để áp dụng từng phương pháp này).
− Giá xuất khẩu là giá trên hợp đồng giữa nhà xuất khẩu nước ngoài với nhà

nhập khẩu (hoặc giá bán cho người mua độc lập đầu tiên).
Giá thông thường càng cao hơn giá xuất khẩu thì biên độ phá giá càng lớn. Biên
phá giá được tính riêng cho từng nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài hoặc tính chung
cho một nhóm nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài tuỳ thuộc vào việc họ có hợp tác
tham gia vụ điều tra hay không.
1.1.3 Các chủ thể có quyền kiện chống bán phá giá
Một vụ kiện chống bán phá giá chỉ có thể được tiến hành nếu nó được bắt đầu
bởi các chủ thể có quyền khởi kiện là:

− Ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu (hoặc đại diện của
ngành).
− Cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu.
Hầu hết các vụ kiện chống bán phá giá trên thực tế đều được khởi xướng từ đơn
kiện của ngành sản xuất nội địa nước nhập khẩu.
Để được xem xét thì đơn kiện phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
− Các nhà sản xuất ủng hộ đơn kiện có sản lượng sản phẩm tương tự chiếm ít
nhất 50% tổng sản lượng sản xuất ra bởi tất cả các nhà sản xuất đã bày tỏ ý
kiến ủng hộ hoặc phản đối đơn kiện.
− Các nhà sản xuất ủng hộ đơn kiện phải có sản lượng sản phẩm tương tự
chiếm ít nhất 25% tổng sản lượng sản phẩm tương tự của toàn bộ ngành sản
xuất trong nước.

12


Việc kiểm tra xem chủ thể yêu cầu có đáp ứng được các điều kiện này hay
không sẽ được thực hiện bởi cơ quan có thẩm quyền trong giai đoạn “tiền tố tụng” (giai
đoạn kiểm tra các điều kiện sơ bộ trước khi ra quyết định chính thức bắt đầu vụ điều tra
chống bán phá giá).
Trường hợp việc kiểm tra tính đại diện không thể tiến hành trên tất cả các nhà
sản xuất nội địa do số lượng quá lớn thì cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu có thể
kiểm tra mức độ ủng hộ hoặc phản đối Đơn kiện của các nhà sản xuất trong nước thông
qua việc chọn mẫu thống kê hợp lý.
1.1.4 Trình tự thực hiện một vụ kiện chống bán phá giá
Một vụ kiện chống bán phá giá thực chất là tổng hợp các bước điều tra xác minh
các yêu cầu trong đơn kiện để kết luận có đủ điều kiện áp dụng các biện pháp chống
bán phá giá đối với hàng hoá bị kiện hay không.
Bước 1: Bắt đầu vụ kiện
Để bắt đầu vụ kiện, những người khởi kiện phải nộp đơn kiện với đầy đủ bằng

chứng cần thiết và ước định được mức thiệt hại mà hành động bán phá giá đó gây ra.
Đơn kiện cũng cần xác định được chính xác chủng loại hàng hóa và danh tính
của các công ty bị kiện là bán phá giá.
Sau khi tiếp nhận đơn, cơ quan có thẩm quyền sẽ chỉ bắt đầu vụ kiện khi người
nộp đơn là đại diện hợp pháp cho ngành hàng đó. Thông thường các hội, hiệp hội đại
diện cho ngành hàng ở tầm quốc gia hay khu vực mới đủ khả năng đại diện. Tại Hoa
Kỳ, đại diện có thể là hội, hiệp hội các bang. Cơ quan có thẩm quyền cũng sẽ xem xét
xem các bằng chứng ban đầu có đủ mức để bắt đầu vụ kiện hay không.
Bước 2: Điều tra sơ bộ
Việc điều tra sơ bộ được tiến hành chủ yếu để xác định hai nhóm vấn đề:

13


Thứ nhất: Có thực người bị kiện bán phá giá hay không và mức độ phá giá là
bao nhiêu.
Thứ hai: Có thiệt hại với ngành sản xuất nội địa hay không (nơi phát đơn kiện)
và thiệt hại đó có hoàn toàn, có thực sự do việc bán phá giá trên hay không.
Thông tin liên quan được xác định thông qua bảng câu hỏi được gửi và thu thập
trực tiếp từ cả phía nguyên đơn và bị đơn. Các bên trong vụ kiện chỉ có cách hợp tác
chặt chẽ, cung cấp thông tin đầy đủ, đúng yêu cầu và hiệu quả với cơ quan điều tra.
Việc thu thập thêm thông tin từ các nguồn, tìm và xác minh các bằng chứng liên
quan cũng đồng thời được tiến hành nhằm làm cho quá trình đánh giá thêm khách
quan.
Bước 3: Kết luận vụ kiện
Trên cơ sở các dữ kiện thu thập được, cơ quan điều tra sẽ họp để nhận định và
đưa ra kết luận về vụ việc bán phá giá. Kết luận này phải đánh giá được nhiều vấn đề
liên quan chủ yếu trên cơ sở định lượng.
Bước 4: Áp dụng biện pháp tạm thời
Nếu kết luận của cơ quan điều tra là có việc bán phá giá thì các biện pháp tạm

thời sẽ lập tức được đưa ra nhằm hạn chế hậu quả của việc bán phá giá này.
Các biện pháp được biết đến có thể là đặt cọc, ký quỹ một số tiền nhất định và
áp thuế (bổ sung) tạm thời đối với các mặt hàng bị kiện là bán phá giá. Biện pháp tạm
thời có thể được sửa đổi trong thời gian sau đó.
Bước 5: Cam kết về giá
Ngay sau khi đã có kết luận sơ bộ về việc bán phá giá là có thật và gây thiệt hại
cho các nhà sản xuất nội địa. Bên xuất khẩu (thường là từ nước bị kiện) và bên nhập
khẩu (thường là từ nước đi kiện) cần phải họp với nhau để đạt được một cam kết về
giá.
Các loại thỏa thuận về giá có thể đạt được là:

14


− Bên xuất khẩu cam kết tăng giá bán đến mức xấp xỉ giá của nhà sản xuất nội
địa (song vẫn đảm bảo cạnh tranh).
− Ngừng xuất khẩu với giá bị cho là phá giá.
− Chấp nhận bị áp dụng Quota với mặt hàng đó.
− Chấp nhận bị áp thuế bổ sung.
Biện pháp cam kết này không áp hàng loạt mà áp tùy theo từng nhà xuất khẩu.
Việc áp chế chỉ chấm dứt khi được xem là đã thích hợp và không có kiện cáo nào từ
các nhà sản xuất nội địa nữa.
Bước 6: Tiếp tục điều tra
Biện pháp này được thực hiện nhằm thu thập thêm thông tin, chứng cứ để kết
luận chính xác hơn. Quá trình này cũng nhằm thu thập các phản hồi và tác động với
các bên liên quan sau khi áp dụng biện pháp.
Các phiên điều trần có thể được tổ chức trong giai đoạn này cho các bên trình
bày về vấn đề của mình nhằm đạt được sự công bằng hơn.
Bước 7: Kết luận cuối cùng
Phải được đưa ra đúng với lộ trình điều tra nhằm làm cơ sở cho các phán quyết

chính xác.
Bước 8: Áp dụng biện pháp chống phá giá cuối cùng
Cơ quan điều tra chống bán phá giá phải đưa ra kết luận cuối cùng. Thông
thường sẽ có loại 2 kết luận:
− Nếu mức độ phá giá là đáng kể, gây thiệt hại thực thụ với các nhà sản xuất
nội địa thì nhà xuất khẩu phải chịu mức thuế chống bán phá giá. Mức thuế
này không đồng đều với tất cả các nhà sản xuất mà áp tùy theo từng nhà sản
xuất, tùy theo mức phá giá bị kết luận. Tuy nhiên, mức thuế bổ sung không
bao giờ cao hơn mức biên độ giá chênh lệch đã xác định; nếu biên độ chênh
lệch chỉ bằng và nhỏ hơn 2% thì cũng không bị áp thuế bổ sung; nếu việc áp

15


thuế làm ảnh hưởng đến lợi ích chung của cộng đồng thì cũng không bị áp
thuế.
− Nếu kết luận là mức phá giá không đáng kể, không ảnh hưởng thì biện pháp
tạm thời được dỡ bỏ, thuế chống bán phá giá không bị áp nữa.
Bước 9: Rà soát hàng năm
Được tiến hành hàng năm theo yêu cầu các bên nhằm điều chỉnh mức thuế bổ
sung hoặc phá bỏ các biện pháp chống phá giá nếu thấy không cần thiết nữa. Quá trình
này các bên liên quan cũng phải hợp tác như lần điều tra đầu tiên.
Bước 10: Rà soát hoàng hôn
Được tiến hành sau một định kỳ 5 năm kể từ khi áp thuế hay rà soát. Kết luận
của cuộc Rà soát hoàng hôn này sẽ là có áp thuế chống bán phá giá thêm 5 năm nữa
hay không. Đây là cuộc điều tra quy mô không kém cuộc điều tra ban đầu với sự hợp
tác của tất cả các bên liên quan.
Từ bước 1 đến bước 8 của một vụ điều tra chống bán phá giá thường kéo dài
khoảng 18 tháng đến 2 năm. Tuy nhiên, bước 8 và 9 có thể kéo rất dài sau đó.


1.2 Tổng quan về pháp luật bán phá giá của Việt Nam
1.2.1 Các quy định điều chỉnh hoạt động chống bán phá giá của Việt Nam
Để tạo thuận lợi cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và bảo vệ lợi ích hợp
pháp của các doanh nghiệp trong nước, Việt Nam đã ban hành các văn bản quy định
pháp luật về các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ. Các văn bản đó
gồm:
− Pháp lệnh 42/2002/PL-UBTVQH10 ngày 11/ 06/ 2002 về tự vệ trong nhập khẩu
hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam
− Nghị định 150/2003/NĐ-CP ngày 8/12/2003 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh
tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam
− Pháp lệnh 20/2004/PL-UBTVQH11 ngày 29/04/2004 về việc chống bán phá giá
đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam

16


− Nghị định 90/2005/NĐ-CP ngày 11/07/2005 quy định chi tiết thi hành một số
điều của Pháp lệnh Chống bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam
− Pháp lệnh số 22/2004/PL-UBTVQH11 ngày 20/08/2004 về chống trợ cấp hàng
hóa nhập khẩu vào Việt Nam
− Nghị định số 89/2005/NĐ-CP ngày 11/07/2005 quy định chi tiết thi hành một số
điều của Pháp lệnh Chống trợ cấp hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam
− Thông tư số 106/2005/TT-BTC ngày 05/12/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn
thu, nộp, hoàn trả thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp và các khoản đảm
bảo thanh toán thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp.
1.2.2 Cơ quan chống bán phá giá, người giải quyết vụ việc chống bán phá giá
− Cơ quan chống bán phá giá thuộc Bộ Thương mại
• Cơ quan điều tra chống bán phá giá ( gọi tắt là Cơ quan điều tra).
• Hội đồng xử lý vụ việc chống bán phá giá (gọi tắt là Hội đồng xử lý).
− Người tiến hành giải quyết vụ việc chống bán phá giá

• Người đứng đầu Cơ quan điều tra.
• Điều tra viên vụ việc chống bán phá giá (sau đây gọi là Điều tra viên).
• Thành viên Hội đồng xử lý.

17


Chương 2: VỤ KIỆN CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ THÉP KHÔNG GỈ
CÁN NGUỘI TẠI VIỆT NAM
2.1 Khái quát thị trường thép không gỉ Việt Nam
Có thể nói ngành thép Việt Nam còn khá non trẻ, bắt đầu được xây dựng từ
đầu những năm 1960. Từ năm 1990 đến nay ngành thép Việt Nam có nhiều
đổi mới và tăng trưởng mạnh. Sự ra đời của Tổng Công ty thép Việt Nam
năm 1990 đã góp phần quan trọng vào sự bình ổn và phát triển của ngành.
Năm 1996 là năm đánh dấu sự chuyển mình của ngành thép với sự ra đời
của 4 công ty liên doanh sản xuất thép là: liên doanh thép Việt Nhật
(Vinakyoei),

Việt

Úc

(Vinausteel),

Việt

Hàn

(VPS)


Singapore (Nasteel) với tổng công suất khoảng 840.000 tấn/năm.

18



Việt

Nam




Hình 2.1 Thống kê sản lượng của ngành thép thời kỳ 1990 – 2008
(Đơn vị: Nghìn tấn)

(Nguồn: Hiệp hội thép)
Hình 2.2 Công suất sản xuất và sản lượng tiêu thụ thép giai đoạn 2006 - 2013

(Nguồn: PNS tổng hợp)

19


Bảng 2.1 Dự báo năng lực sản xuất và khả năng tiêu thụ thép giai đoạn
2008 – 2013
(Đơn vị: tấn)
Chỉ tiêu
Cung thép dài
Cầu thép dài

Chênh lệch cung – cầu thép
dài
Cung thép dẹt

2008
6.000
3.955
2.045

2009
6.000
4.153
1.847

2010
6.350
5.000
1.350

2011
6.350
5.500
850

2012
7.733
6.000
1.732

2013

7.733
6.500
1.233

1.150

1.150

6.700

11.20
0
5.500
5.700

11.20
0
6.000
5.200

24.800

Cầu thép dẹt
4.473
4.686
5.000
6.500
Chênh lệch cung – cầu thép
-3.323 -3.536 1.700
18.300

dẹt
Tổng cung – Tổng cầu
-1.278 -1.689 3.050 6.550 6.932 19.533
(Nguồn: Hiệp hội thép, Vinanet.com.vn, vnexpress.net, HBBS tổng hợp)
Từ 2002 - 2005 nhiều doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp liên doanh với
nước ngoài được thành lập, ngành thép Việt Nam thực sự phát triển mạnh mẽ với
tổng công suất lên tới trên 6 triệu tấn/năm.
Với tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2007 là 8,4%, năm 2008 dự báo là
trên 8% và nguồn vốn FDI đổ vào Việt Nam tăng thì dự báo sản xuất
thép vẫn tăng trưởng mạnh. Theo quy hoạch phát triển ngành thép đến
2010 đã được Chính phủ phê duyệt thì ngành thép phải trở thành một
trong những ngành công nghiệp trọng điểm của ngành kinh tế, góp phần
quan trọng vào sự nghiệp hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước với tốc
độ tăng trưởng bình quân từ 10 – 15%/năm.
Theo dự báo của Bộ Công thương và Tổng Công ty Thép Việt Nam,
nhu cầu tiêu thụ thép tăng trưởng bình quân từ 2008 đến 2025 là 8%. Tuy
nhiên, theo nhận định của các chuyên gia trong ngành thì nhu cầu tiêu thụ
thép cả nước trong năm 2008 sẽ tăng trưởng không thấp hơn 20%. Theo số

20


liệu thống kê của Hiệp hội thép Việt Nam, sản lượng sản xuất trong nước chỉ
mới đáp ứng được khoảng 40% - 50% nhu cầu tiêu thụ trong nước.
− Về thép cán nóng mạ kẽm, hiện trong nước vẫn chưa có doanh nghiệp
nào sản xuất sản phẩm này, toàn bộ đều phải nhập khẩu.
− Về tôn mạ hiện nay chỉ có một số ít Công ty sản xuất được tôn lạnh như:
Bluescope, Sunsteel,và Hoasen Group. Từ đó, dẫn đến cung không đủ cầu và
thực tế rằng Việt Nam đang phải nhập khẩu Tôn lạnh từ nước ngoài.
− Về sản phẩm thép cán nguội, hiện tại cả nước chỉ có 2 nhà máy sản

xuất thép cán nguội là Công ty Thép tấm lá Phú Mỹ và nhà máy thép cán
nguội tại Khu Công nghiệp Sóng Thần II của Hoasen Group. Tổng sản
lượng thép cán nguội của cả 2 Công ty là 520.000 tấn, chỉ mới đáp ứng được
40% nhu cầu trong nước, phần còn lại được các doanh nghiệp trong nước
nhập khẩu từ các quốc gia khác.
Như vậy, nhìn chung ngành thép Việt Nam vẫn ở tình trạng sản xuất nhỏ, phân
tán, thiếu bền vững, phụ thuộc vào lượng phôi thép và bán thành phẩm nhập khẩu.
Chưa có các nhà máy hiện đại như khu liên hợp luyện kim làm trụ cột, chủ động sản
xuất phôi nên ngành thép Việt Nam chưa đủ sức chi phối và điều tiết thị trường trong
nước khi có biến động lớn về giá phôi thép hoặc sản phẩm thép cán trên thị trường khu
vự và thế giới.

2.2 Diễn biến vụ kiện thép không gỉ cán nguội tại Việt Nam
Ngày 06 tháng 5 năm 2013, Cục Quản lý cạnh tranh – Bộ Công Thương (“Cơ
quan điều tra”) nhận được Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá (“Hồ sơ
yêu cầu”) đối với mặt hàng thép không gỉ cán nguội (sau đây gọi là “hàng hóa thuộc
đối tượng điều tra”), nhập khẩu từ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (“Trung Quốc”),
Cộng hòa Indonesia (“Indonesia”), Malaysia (“Malaysia”) và Lãnh thổ Đài Loan (“Đài
Loan”).

21


Nguyên đơn là Công ty TNHH Posco VST (“Công ty Posco VST”) và Công ty
cổ phần Inox Hòa Bình (“Công ty Inox Hòa Bình”).
Sau khi nhận được Hồ sơ yêu cầu của Nguyên đơn, theo quy định tại Điều 19
Nghị định 90/2005/NĐ-CP, Cơ quan điều tra đã tiến hành thẩm định hồ sơ. Qua quá
trình thẩm định, Cơ quan điều tra cho rằng Hồ sơ yêu cầu của Nguyên đơn là đầy đủ và
hợp lệ theo quy định của pháp luật. Do đó, Cơ quan điều tra đã đề xuất Bộ trưởng Bộ
Công Thương ra quyết định tiến hành điều tra đối với vụ việc này.

Ngày 02 tháng 7 năm 2013, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã có quyết định số
4460/QĐ-BCT về việc tiến hành điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá với một
số sản phẩm thép không gỉ cán nguội dưới dạng cuộn hoặc tấm được nhập khẩu hoặc
có nguồn gốc xuất xứ từ các nước nêu trên. Thời hạn điều tra sơ bộ là 90 ngày kể từ
ngày 02 tháng 7 năm 2013. Ngày 30 tháng 9 năm 2013, nhận thấy cần có thêm thời
gian để đánh giá vụ việc, Cơ quan điều tra đã gia hạn thời gian điều tra sơ bộ thêm 60
ngày tiếp theo.
Theo quyết định ban hành ngày 25 tháng 12 năm 2013, Bộ Công Thương áp
dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời sẽ đối với mặt hàng thép không gỉ cán
nguội ở dạng cuộn hoặc tấm độ dày nhỏ hơn hoặc bằng 3,5mm có mã HS gồm:
7219.32.00; 7219.33.00; 7219.34.00; 7219.35.00; 7219.90.00; 7220.20.10; 7220.20.90;
7220.90.10; 7220.90.90 nhập khẩu vào Việt Nam từ 4 nước nói trên.

22


Bảng 2.2 Bảng thuế chống bán phá giá tạm thời
Nước/vùng
lãnh thổ
Trung Quốc
Indonesia
Malaysia
Đài Loan

Mức thuế chống
bán phá giá
Lianzhong Stainless Steel Corporation
6,99%
Fujian Southeast Stainless Steel Co., Ltd.
6,45%

Các nhà sản xuất khác
6,68%
PT Jindal Stainless Indonesia
12,03%
Các nhà sản xuất khác
12,03%
Bahru Stainless Sdn. Bhd.
14,38%
Các nhà sản xuất khác
14,38%
Yieh United Steel Corporation
13,23%
Yuan Long Stainless Steel Corp.
30,73%
Các nhà sản xuất khác
13,23%
(Nguồn: Cục Quản lý cạnh tranh thuộc Bộ Công Thương)
Tên nhà sản xuất/xuất khẩu

2.3 Tác động của vụ kiện
2.3.1 Tác động tích cực
Sự kiện hai Cty TNHH Posco VST và Cty CP Hòa Bình Inox nộp đơn lên Cục
Quản lí cạnh tranh Bộ Công Thương kiện chống bán phá giá mặt hàng thép không gỉ
cán nguội nhập khẩu từ Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia và Indonesia đã tạo ra tiền lệ:
Lần đầu tiên các doanh nghiệp Việt Nam chính thức kiện chống bán phá giá đối với
hàng nhập khẩu. Mặc dù, dư luận trong nước vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều về việc
các doanh nghiệp Việt Nam khởi kiện doanh nghiệp ngoại. Tuy nhiên, nhiều chuyên
gia cho rằng, đây có thể xem là một sự trưởng thành của các doanh nghiệp trong quan
hệ thương mại quốc tế.
Trong môi trường kinh doanh hội nhập toàn cầu như hiện nay, và Việt Nam đã

là thành viên của WTO, AFTA, hoàn toàn dễ hiểu khi Công ty Posco VST và Hòa
Bình Inox có đề nghị đến các cơ quan chức năng để tự bảo vệ mình bằng các công cụ
phòng vệ thương mại.
Sự kiện này là một bước tiến lớn trong quá trình phát triển của thương mại Việt
Nam. Doanh nghiệp Việt Nam đã thể hiện được sự chủ động của mình trong việc bảo

23


vệ lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khỏi sự cạnh tranh không công bằng của các
doanh nghiệp nước ngoài.
Các cơ quan chức năng đã biết tận dụng những công cụ chính đáng và vận dụng
nghiệp vụ theo đúng quy định của thương mại quốc tế để bảo vệ hàng hoá nội địa. Kết
quả của vụ việc này sẽ là động lực giúp các doanh nghiệp nội địa ở nhiều ngành chủ
động sử dụng công cụ này để bảo vệ hàng hoá của mình.
Đây là vụ kiện đầu tiên các doanh nghiệp Việt Nam kiện chống bán phá giá với
các doanh nghiệp nước ngoài, trong khi cho đến 31/09/2013 chúng ta đã phải đối phó
với 52 vụ kiện chống bán phá giá các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam ra thị trường
thế giới. Còn theo thống kê của WTO, trong giai đoạn từ 1995-2012, mỗi năm luôn có
khoảng 200 vụ kiện chống bán phá giá trên toàn thế giới.

24


Hình 2.3 Số vụ điều tra và áp dụng thuế chống BPG đối với hàng hóa Việt Nam
tại thị trường nước ngoài giai đoạn 1995 – 2012

(Nguồn: />Hình 2.4 Thống kê số vụ điều tra chống bán phá giá trên thế giới giai đoạn
1995 – 2012


(Nguồn: />
25


×