Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

Động lực tăng trưởng theo các yếu tố đầu vào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 34 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ


TIỂU LUẬN

ĐỘNG LỰC TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
THEO CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO

Nhóm thực hiện: Nhóm 10
Lớp: KTE406(1-1516).3_LT
Giáo viên hướng dẫn: ThS Hoàng Bảo Trâm

Hà Nội, ngày 01 tháng 09 năm 2015


LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
NỘI DUNG..................................................................................................................... 1
I. Mô hình tăng trưởng kinh tế theo đầu vào ........................................................... 2
1.

Mô hình tăng trưởng xét theo đầu vào........................................................... 2

2.

Phân tích mô hình .......................................................................................... 3

3.

Tính tỷ lệ đóng góp của vốn, lao động và tiến bộ khoa học công nghệ ........ 6
Đánh giá thực trạng động lực tăng trưởng kinh tế Việt Nam theo các yếu tố đầu



II.

vào 8
1.

Động lực tăng trưởng thời gian qua của Việt Nam chủ yếu vẫn là do các yếu

tố vật chất (vốn và lao động) .................................................................................. 8
2.

Trong các yếu tố vật chất thì động lực tăng trưởng chính vẫn là vốn ........... 8

3.

Hiệu quả sử dụng vốn đã được cải thiện nhưng vẫn còn thấp so với các nước

trong khu vực trong giai đoạn tăng trưởng nhanh. ................................................. 9
4.

Đóng góp của yếu tố lao động đã nhỏ lại và có xu hướng giảm ................. 11

5.

Đóng góp của yếu tố TFP đã có sự gia tăng nhất định song vẫn còn thấp. . 13

III.

Đề xuất một số giải pháp ................................................................................ 17


1.

Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động ........................................... 17

2.

Giải pháp sử dụng vốn hiệu quả .................................................................. 23

3.

Giải pháp nâng cao tỷ trọng và tác dụng của TFP ....................................... 24

KẾT LUẬN .................................................................................................................. 31


LỜI MỞ ĐẦU
Từ sau khi nền kinh tế đạt tăng trưởng “nóng” vào năm 2007 với tốc độ tăng trưởng
8.48%, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới vào năm 2008, Việt Nam liên
tiếp sụt giảm trong tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Tuy nhiên, từ năm 2012, kinh tế
Việt Nam cho thấy sự tăng trưởng nhẹ trở lại. Vậy thực trạng tăng trưởng này thể hiện
trạng thái nào của nền kinh tế?
Mặc dù tăng trưởng kinh tế không phản ánh toàn diện sự phát triển kinh tế, song, nó là
vấn đề cốt lõi và là tiêu chí đáng tin cậy để đánh giá phát triển kinh tế. Vậy động lực
của tăng trưởng kinh tế là gì và đâu là giải pháp để tăng hiểu quả của các nguồn lực ấy?
Xuất phát từ câu hỏi trên, nhóm chúng em xin được làm tiểu luận “Động lực tăng
trưởng theo các yếu tố đầu vào” nhằm xác định các yếu tố chủ yếu tác động tới sự
tăng trưởng kinh tế của Việt Nam hiện nay, phân tích ảnh hưởng của chúng để tìm ra
yếu tố quan trọng tác động tới sự phát triển về chiều sâu của nền kinh tế cũng như gợi
ý một số giải pháp để sử dụng hiệu quả các đầu vào và tăng trưởng kinh tế bền vững.
Có rất nhiều yếu tố tác động tới tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, bài tiểu luận sẽ tập trung

phân tích những động lực tăng trưởng kinh tế cốt lõi nhất dựa vào hàm sản xuất Cobb
– Doughlas. Đó là các yêu tố: lao động (L), tư bản (K) và các nhân tố tổng hợp (TFP).
Bài tiểu luận gồm các phần chính:
Phần I: Mô hình tăng trưởng kinh tế theo đầu vào
Phần II: Đánh giá thực trạng đông lực tăng trưởng kinh tế Việt Nam theo các yếu tố đầu
vào
Phần III: Đề xuất một số giải pháp
Do thời gian có hạn và hiểu biết còn hạn hẹp, tiểu luận của chúng em chắc chắn không
tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô và
các bạn để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn!
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
NỘI DUNG
1


I. Mô hình tăng trưởng kinh tế theo đầu vào
1. Mô hình tăng trưởng xét theo đầu vào
Tăng trưởng kinh tế xét về phương diện đầu vào, có ba yếu tố cấu thành: vốn (K), lao
động (L) và TFP; theo hàm sản xuất: Y = F(K,L,TFP). Trong ba yếu tố này, K và L
được xem là yếu tố tăng trưởng theo chiều rộng, còn TFP là yếu tố tăng trưởng theo
chiều sâu. TFP là một yếu tố tổng hợp phản ánh tác động của yếu tố khoa học, công
nghệ, vốn nhân lực, các khía cạnh thể chế, cơ chế tác động đến khả năng tiếp nhận,
nghiên cứu và vận hành khoa học, công nghệ và vốn nhân lực vào hoạt động sản xuất
và dịch vụ trong nền kinh tế.
Để tính tác động của khoa học, công nghệ vào tăng trưởng kinh tế, người ta thường sử
dụng mô hình hàm sản xuất Cobb-Douglas. Hiện nay, phân tích tăng trưởng kinh tế coi
vốn (K) và lao động (L) như là tăng trưởng kinh tế của đầu tư. Vì vậy, hàm sản xuất
Cobb-Douglas được sử dụng để xem xét vai trò đóng góp của các yếu tố đối với tăng
trưởng kinh tế có dạng như sau:
Y = A0 ert K L


(1)

Trong đó:
Y: sản lượng

L : số lượng lao động

A0: mức công nghệ thời kì gốc

K : số lượng vốn sản xuất

t: biến thời gian

: hệ số co giãn của vốn

r: hệ số đo tiến bộ và công nghệ

: hệ số co giãn của lao động

Nếu thực hiện logarit 2 vế phương trình (1), ta có:
lnY = lnA0 + rt +  lnK +  lnL

(2)

Do việc sử dụng số liệu theo chuỗi thời gian để tính toán hàm sản xuất, lao động và vốn
có mối tương quan với nhau rất cao, điều này dễ dẫn tới hiện tượng đa cộng tuyến. Để
loại trừ hiện tượng đa cộng tuyến, chúng ta giả thiết rằng mức tiền công là không đổi
( +  = 1) và phương trình (2) có thể biến đổi như sau:
2



ln(Y/L) = lnA0 + rt +  ln(K/L)

(3)

Lấy số liệu chuỗi thời gian của sản lượng Y, vốn K và lực lượng lao động L theo phương
pháp hồi quy bình phương nhỏ nhất, ta sẽ tính được A0, r và .
2. Phân tích mô hình
Mô hình phân tích tăng trưởng được trình bày ở trên đòi hỏi số liệu theo chuỗi thời gian
của Y, K và L. Dữ liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư được sử dụng cho nghiên cứu mô
hình tăng trưởng của Việt Nam giai đoạn 2006 - 2014.
Tổng sản lượng Y: Sản lượng Y trong nghiên cứu là tổng giá trị tăng thêm (GDP) của
Việt Nam tính theo giá cố định năm 2010 (đơn vị tính: tỷ đồng).
Yếu tố lao động (L): Lao động sử dụng trong nghiên cứu là số lao động đang làm việc
trong các nghành kinh tế quốc dân. Điều này có thể phản ánh tương đối chính xác việc
đầu tư cho lực lượng lao động, như là yếu tố cần thiết để đóng góp vào tăng trưởng, với
giả định là từng người lao động trong lực lượng lao động không có sự khác biệt về chất
lượng. Sự khác biệt của các cá nhân người lao động sẽ phản ánh sự đầu tư vào tiến bộ
khoa học, công nghệ, vì nâng cao chất lượng và kĩ năng người lao động thường là kết
quả của việc phát triển liên tục của giáo dục, khoa học, công nghệ. Đơn vị tính: triệu
người.
Yếu tố vốn (K): Vốn được sử dụng trong nghiên cứu là trữ lượng vốn sản xuất, vì đây
là chỉ tiêu thể hiện lượng vốn được sử dụng thực tế trong nên kinh tế có tính đến tỷ lệ
khấu hao tài sản (chứ không phải là vốn đầu tư, vốn tích lũy hay tài sản cố định). Đơn
vị tính: tỷ đồng.
BẢNG 1: SỐ LIỆU DÙNG ĐỂ ĐO HÀM SẢN XUẤT COBB-DOUGLAS
(Đơn vị tính: tỷ đồng, nghìn người)

3



(Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục thống kê, Bộ kế hoạch và Đầu tư)
 Chạy mô hình:
Dùng các số liệu trên Bảng 1 và chạy hồi quy bằng phần mềm Stata bằng phương pháp
bình phương nhỏ nhất OLS cho phương trình: y = x + b; với y là ln(GDP/L) và x là
ln(K/L). (Khi sử dụng số liệu của Việt Nam để đo phương trình (3), thì hầu như các
biến đều không có ý nghĩa thống kê. Nhưng khi loại bỏ biến thời gian t, thì kết quả tính
toán đáp ứng được yêu cầu của mô hình).
Ta thu được Bảng hồi quy mô hình hồi quy như sau:

4


Source

SS

df

MS

Model
Residual

.093860965
.003366404

1
8


.093860965
.0004208

Total

.097227368

9

.010803041

y

Coef.

x
_cons

.2372885
2.795082

Std. Err.

Number of obs
F( 1,
8)
Prob > F
R-squared
Adj R-squared

Root MSE

t

.0158881
.0680073

14.93
41.10

=
=
=
=
=
=

10
223.05
0.0000
0.9654
0.9610
.02051

P>|t|

[95% Conf. Interval]

0.000
0.000


.2006504
2.638257

.2739265
2.951907

Từ đó ta rút ra giá trị b và  thu được là 2,795 và 0,237.
 Kiểm định mô hình:
 Kiểm định ý nghĩa thống kê của biến độc lập x:
Xét giá trị P - value của biến x (P>|t| = 0,000) nhỏ hơn mức ý nghĩa 5%, từ đó suy ra
biến x có ý nghĩa thống kê.
 Kiểm định sự phù hợp của hàm hồi quy:
Sử dụng kiểm định F với giá trị quan sát: Fqs =

R2
1−R2

,

n−k−1
k

(n là số quan sát, k là số

biến). Với mức ý nghĩa 5%, giá trị P – value (Prob > F = 0,0000) nhỏ hơn mức ý nghĩa
0,05. Từ đó suy ra hàm hồi quy là phù hợp.
 Kiểm định khuyết tật của mô hình:
Xét hiện tượng phương sai sai số thay đổi bằng cách sử dụng Breusch Pagan test với
lệnh hettest kiểm định trong mô hình Stata, thu được bảng sau:

. hettest
Breusch-Pagan / Cook-Weisberg test for heteroskedasticity
Ho: Constant variance
Variables: fitted values of y
chi2(1)
Prob > chi2

=
=

0.18
0.6752

5


Ta có Prob > chi2 = 0,0000 nhỏ hơn mức ý nghĩa 5% nên có thể kết luận: mô hình
không mắc hiện tượng phương sai sai số thay đổi.
 Kết quả sau khi chạy mô hình:
Phương trình hồi quy được ước lượng là:
y = 2,795 + 0,237 x
Với R2: R-squared = 0,9654; có nghĩa là biến độc lập x giải thích được 96,54% sự biến
động của giá trị trung bình của biến phụ thuộc y.
Từ đó ta có các giá trị lnA0 và  tương ứng là 2,795 và 0,237; do đó giá trị của  là
0,763.
Suy ra kết quả của phương trình (3):
ln (Y/L) = 2,795 + 0,237 ln (K/L)
Ta có kết quả của phương trình (1):
Y = 16,363 K0,237 L0,763


(4)

Biến đầu vào là vốn () cho thấy nếu vốn đầu vào tăng 1% thì sẽ GDP tăng 0,237%,
Còn biến đầu vào là lao động () cho thấy nếu lao động đầu vào tăng 1% thì GDP tăng
0,763%.
3. Tính tỷ lệ đóng góp của vốn, lao động và tiến bộ khoa học công nghệ
Từ số liệu ở Bảng 1 kết hợp với phương trình (4) rút ra được ở trên, chúng ta tính được
tốc độ tăng và tỷ lệ đóng góp của vốn, lao động, TFP trong bảng sau đây:
BẢNG 2: TỶ LỆ ĐÓNG GÓP CỦA CÁC NHÂN TỐ SẢN XUẤT
Tốc
Năm

Tốc độ

Tốc độ

độ

Tốc độ

tăng

tăng lao

tăng

tăng của

GDP


động

của

TFP

vốn

6

Tỷ lệ

Tỷ lệ

Tỷ lệ

đóng góp đóng góp đóng góp
của K
của TFP
của L
(%)

(%)

(%)


2007

0,0713


0,0279

0,27

-0,01398 29,85652 89,74755

-19,6041

2008

0,0566

0,0277

0,25

-0,02379 37,34117

104,682

-42,0231

2009

0,0540

0,0276

0,22


-0,0192

38,99778 96,55556

-35,5533

2010

0,0642

0,0273

0,19

-0,00166 32,44533 70,14019

-2,58551

0,0615

0,0276

0,23

-0,01407 34,24195 88,63415

-22,8761

2011


0,0624

0,0266

0,16

0,004184 32,52532 60,76923 6,705449

2012

0,0525

0,0213

0,15

0,000698

2013

0,0542

0,0153

0,14

0,009346 21,53856 61,21771 17,24373

2014


0,0598

0,0156

0,13

0,017087 19,90435 51,52174 28,57391

0,0555

0,0174

0,14

0,009044 23,92108 59,78378 16,29514

20062010

20112014

30,956

67,71429 1,329714

Trong đó:
Tốc độ tăng GDP: iGDP =

GDPt1 – GDPt2
GDPt1


Tốc độ tăng lao động (L): iL =
Tốc độ tăng vốn (K): iK =

Lt1 – Lt2
Lt1

Kt1 – Kt2
Kt1

Tốc độ tăng của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP): iTFP = iGDP –  iL -  iK
Tỷ lệ đóng góp của lao động (L) = 
Tỷ lệ đóng góp của vốn (K) = 

iK
iGDP

iL
iGDP

x 100

x 100

Tỷ lệ đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) =

iTFP
iGDP

x 100


(Với t1, t2 là biến thời gian (năm); GDPt1, Lt1 và Kt1 là các gía trị GDP, L và K tại thời
điểm t1; GDPt2, Lt2 và Kt2 là các gía trị GDP, L và K tại thời điểm t2).
7


 Kết luận: Từ kết quả tính toán ở Bảng 2 cho thấy: tỷ lệ đóng góp của vốn (K)
cho giá trị tăng thêm của GDP luôn cao hơn nhiều so với tỷ lệ đóng góp của lao
động và TFP, tuy nhiên tỷ lệ này đang có xu hướng giảm dần nhưng vẫn luôn
cao hơn 50%. Tỷ lệ đóng góp của lao động (L) cũng có xu hướng giảm dần từ
năm 2006 đến năm 2014; trong khi tỷ lệ đóng góp của năng suất các nhân tố tổng
hợp (TFP) thì đã tăng lên rất nhiều, chứng tỏ rằng TFP ngày càng có vai trò quan
trọng trong việc thúc đẩy sự gia tăng của GDP nước ta.
II. Đánh giá thực trạng động lực tăng trưởng kinh tế Việt Nam theo các yếu tố đầu
vào
1. Động lực tăng trưởng thời gian qua của Việt Nam chủ yếu vẫn là do các yếu tố
vật chất (vốn và lao động)
Trong giai đoạn 2006 - 2010 tỷ lệ đóng góp của yếu tố nguồn lực vật chất là rất lớn, đạt
122,87%. Sang đến giai đoạn 2011 - 2014 con số này mặc dù đã giảm nhưng vẫn chiếm
tỷ lệ cao (83,7%). Điều này phản ánh thực chất quá trình tăng trưởng kinh tế của Việt
Nam thời gian qua vẫn dựa trên các yếu tố tăng trưởng theo chiều rộng. Việc mở rộng
quy mô nền kinh tế (tăng trưởng theo chiều rộng) đối với các nước đang phát triển như
Việt Nam là hợp lý, trong điều kiện chúng ta đang còn nhiều tiềm năng phát triển chưa
được khai thác và sử dụng. Tuy vậy, theo thời gian nó phải được giảm đi về tỷ trọng và
thay thế dần bằng các yếu tố tăng trưởng theo chiều sâu mới là đúng xu thế và quy luật.
Xu thế tăng trưởng quá thiên về vốn vật chất (với tỷ lệ góp ngày càng tăng của K và L)
là sự bất hợp lý trong mô hình tăng trưởng ở nước ta hiện nay.
2. Trong các yếu tố vật chất thì động lực tăng trưởng chính vẫn là vốn
Trong các yếu tố vật chất thì động lực tăng trưởng chính lại là yếu tố vốn vật chất chứ
không phải là lao động (vẫn chiếm 59,78% mặc dù đã giảm nhiều so với giai đoạn 2006

- 2010, là 88,63%). Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã quá dựa vào K (vốn), tức là
tăng trưởng theo kiểu “quảng canh” ngày càng rõ nét. Mặc dù đầu tư trong giai đoạn
2011-2014 có tỷ lệ so với GDP thấp hơn nhiều so với giai đoạn trước, nhưng đóng góp
vào GDP vẫn cao nhất. Trong động lực vốn, giai đoạn 2011-2014, dòng vốn của Nhà
nước vẫn đóng vai trò chủ lực. Bộ phận vốn đầu tư Nhà nước vẫn chiếm xấp xỉ tới 40%
8


tổng đầu tư xã hội, rất cao so với mức độ phải gánh vác của dòng vốn này. Trong dòng
vốn Nhà nước thì vốn ngân sách đang là một động lực lớn, năm 2014 chiếm tới xấp xỉ
45%. Vốn đầu tư trong dân cư mặc dù tăng trưởng đã nhanh hơn trước và tăng nhanh
nhất trong 3 dòng vốn đầu tư ( năm 2014 tăng 13% so với 2013), nhưng chiếm tỷ trọng
còn thấp ( so với mức đáng phải có để vươn tới vai trò là động lực chính cho tăng trưởng
kinh tế), năm 2014 chiếm 38%, bình quân giai đoạn 2011-2014 chỉ chiếm 35%.
3. Hiệu quả sử dụng vốn đã được cải thiện nhưng vẫn còn thấp so với các nước
trong khu vực trong giai đoạn tăng trưởng nhanh.
Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư được phản ánh qua chỉ số suất đầu tư tăng trưởng (vốn
đầu tư trên một đơn vị GDP gia tăng). Suất đầu tư tăng trưởng thể hiện để tăng một
đồng GDP cần đầu tư bao nhiêu đồng. Suất đầu tư tăng trưởng càng cao thì hiệu quả
đầu tư càng thấp và ngược lại. Suất đầu tư tăng trưởng của Việt Nam trong giai đoạn
vừa qua được thể hiện như biểu đồ.
Suất đầu tư tăng trưởng của Việt Nam giai đoạn 2006 - 2014
6,2

6,1
5,92

6
5,8


5,6

5,6
5,32

5,4

5,52
5,27

5,2
5
4,8
2006-2010

2011

2012

2013

2014

2011-2014

Biểu đồ cho thấy, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư đang có dấu hiệu tăng lên, năm 2014
suất đầu tư tăng trưởng là 5.22, thấp hơn năm 2012 (5.92). Tính chung giai đoạn 2011
- 2014, tỷ lệ đầu tư trên GDP có xu hướng giảm so với giai đoạn trước. Theo đó, tốc độ
tăng trưởng cũng giảm đi, tuy nhiên tốc độ giảm của GDP chậm hơn so với tốc độ giảm


9


của tỷ lệ vốn đầu tư trên GDP, nên suất đầu tư tăng trưởng đã thấp đi so với 2006 2010, điều đó thể hiện hiệu quả đầu tư cao lên.
Tuy nhiên có thể thấy suất đầu tư tăng trưởng của Việt Nam giai đoạn 2011 - 2014 vẫn
còn rất cao (gấp từ 1.5 đến 2 lần) so với các nước khác có cùng thời kỳ thực hiện tăng
trưởng nhanh và trình độ công nghệ ở mức độ chưa cao như Việt Nam hiện nay.
Thời kỳ tăng

Tỷ lệ đầu tư

Tỷ lệ tăng

Suất đầu tư

trưởng nhanh

(% GDP)

trưởng (%)

tăng trưởng

Việt Nam

2011-2014

31.5

5.7


5.55

Trung Quốc

1991-2003

39.1

9.5

4.1

Nhật Bản

1961-1970

32.6

10.2

3.2

Hàn Quốc

1981-1990

29.6

9.2


3.2

Đài Loan

1981-1990

21.9

8.0

2.7

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Thống kê
Hơn nữa, tỷ lệ đầu tư trên GDP của Việt Nam luôn ở mức cao so với các nước trong
khu vực. Tính trung bình từ năm 2006 đến 2014 tỷ lệ đầu tư/GDP của Việt Nam là
38.38%. Dù đầu tư cao như vậy nhưng tốc độ tăng trưởng đạt ở mức chỉ từ 5% – 8.5%.
Ngoài ra , hiệu quả sử dụng vốn còn được thể hiện qua hệ số gia tăng vốn sản phẩm (hệ
số ICOR). Hệ số ICOR cho biết trong từng thời kỳ cụ thể muốn tăng thêm một đồng
GDP thì cần bao nhiêu đồng vốn đầu tư. Hệ số ICOR càng thấp thì hiệu quả sử dụng
vốn đầu tư càng cao.
Hệ số ICOR bình quân thời kỳ 2006-2010 là 6,2 lần (tức là để GDP tăng trưởng 1%, thì
tỷ lệ vốn đầu tư phát triển/GDP phải đạt 6,2%); bình quân thời kỳ 2011-2013 đạt 5,6
lần (tức là để GDP tăng trưởng 1% thì tỷ lệ vốn đầu tư phát triển/GDP đạt 5,6%). Điều
đó cũng có nghĩa là hiệu quả đầu tư của thời kỳ 2011-2013 đã cao hơn thời kỳ 20062010.
Năm

2006

2007


2008

2009

2010

2011

2012

ICOR

4,47

5,1

6,29

7,17

5,73

5,87

6,66

Tốc độ tăng GDP (%)

6.98


7,13

5,66

5,4

6,42

6,24

5,25

10


Theo khuyến cáo của các nước phát triển thì hệ số ICOR của các nước đang phát triển
nên từ 3,00 đến 4,00 nghĩa là có hiệu quả trong việc sử dụng vốn đầu tư, như ICOR của
Việt Nam luôn ở mức cao hơn so với khuyến cáo của các nước phát triển nghĩa là hiệu
quả sử dụng vốn đầu tư của Việt Nam là thấp. ICOR cao và tăng, hiệu quả đầu tư thấp
và giảm là một trong những yếu tố tiềm ẩn, sâu xa của lạm phát cao, lặp đi lặp lại, là
nguyên nhân quan trọng gây bội chi ngân sách, làm tăng nợ công, làm tăng nhập siêu…
trong thời gian qua.
Các nguyên nhân gây ra tình trạng sử dung vốn kém hiệu quả:
- Cung cấp vốn nhưng không phù hợp với nhu cầu cầu thị trường, đầu tư vào các công
trình có vốn lớn nhưng hiệu quả sử dụng không cao
- Đầu tư dàn trải, thi công kéo dài, thất thoát vốn ảnh hưởng đến sô lượng và chất lượng
các dự án
- Vốn đang được đầu tư vào các ngành nghê thâm dụng nhưng hiệu quả không cao, lao
động chưa được quan tâm đúng mức

- Đầu tư vốn nhiều vào xây dựng cơ sở hạ tầng nhưng không trực tiếp tạo ra sản phẩm
cho nền kinh tế quốc dân
4. Đóng góp của yếu tố lao động đã nhỏ lại và có xu hướng giảm
Đây là một điều bất hợp lý đối với một nước có tiềm năng về lao động như Việt Nam.
Trong những năm qua, mặc dù số lượng tham gia lao động vẫn không ngừng tăng lên
nhưng tỷ lệ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế lại giảm xuống. Trong giai đoạn 2006 2010 thì tỷ lệ đóng góp của lao động khoảng 34,24%. Tuy nhiên, từ năm 2011 - 2014
thì tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn 23,92%.
Bên cạnh đó, lao động còn đóng góp vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Từ 2000
đến quý I năm 2014 thì cơ cấu lao động trong các khu vực có sự thay đổi lớn: Nông
nghiệp giảm từ 62,2% xuống 47,5%, công nghiệp: tăng từ 13% lên 20,5%, dịch vụ: tăng
từ 24,8% lên 32%. Chuyển dịch cơ cấu đẩy nhanh quá trình chuyên môn hóa sản xuất,
nâng cao năng suất từ đó đấy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng.
Ngoài ra, lao động còn góp phần thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Tuy vậy, nước ta còn
chưa sử dụng hết động lực lao động kể cả theo chiều rộng, thời gian sử dụng lao động
11


còn thấp. Đóng góp vào điểm phần trăm tăng trưởng của lao động lại thấp hơn (chỉ đạt
1,26 điểm phần trăm trong 5,98 điểm phần trăm so với năm 2013 đạt 1,95 điểm phần
trăm so với 5,42 điểm phần trăm tăng trưởng) trong khi số lượng người tham gia vào
lực lượng lao động vẫn không ngừng tăng lên. Yếu tố lao động đóng góp ít và có xu
hướng giảm ở Việt Nam là do một số nguyên nhân chính sau đây:
Một là, chưa tận dụng hết lực lượng lao động vào hoạt động kinh tế. Tốc độ tăng trưởng
việc làm bình quân năm năm thấp hơn tốc độ tăng trưởng lao động. Bất cập trong gia
tăng vốn vật chất làm trầm trọng hơn mức độ gia tăng chậm của việc làm.Hơn 37% tổng
đầu tư xã hội tập trung vào khu vực nhà nước thâm dụng vốn trong khi khu vực này chỉ
tạo 34% GDP và tạo ra 10% số việc làm. Trong khi đó, khu vực kinh tế tư nhân tạo ra
nhiều việc làm nhất (hơn 87% tổng số việc làm) lại chỉ chiếm 28% tổng đầu tư xã hội.
Kết quả là tỷ lệ thất nghiệp thành thị và tỷ lệ sử dụng thời gian lao động khu vực nông
thôn vẫn không được cải thiện.

Hai là, chất lượng lao động thấp
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo có tăng lên qua các năm nhưng còn thấp xa so với các nước,
thiếu hụt lao động có kỹ năng.
- Cơ cấu lao động qua đào tạo mất cân đối, mang tính vừa thiếu thầy, vừa thiếu thợ,
công tác đào tạo nghề chưa được quan tâm đầu tư đúng mức. Trang thiết bị đào tạo
nghề và cán bộ giảng dạy không nhận được thu nhập thích đáng; và tâm lý xã hội vẫn
còn coi nhẹ đào tạo nghề và những người tốt nghiệp các trường nghề.
- Trình độ đào tạo có nhiều khiếm khuyết. Đào tạo thợ thì lý thuyết nhiều hơn tay nghề,
các doanh nghiệp khi sử dụng thường phải đào tạo lại …
Ba là, năng suất lao động rất thấp.
Năng suất lao động của Việt Nam đã tăng liên tục kể từ năm 1986 tới nay tuy nhiên so
với các nước khác thì vẫn còn rất thấp. Năng suất tăng chủ yếu là do chuyển dịch cơ
cấu từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, tăng năng suất nội bộ ngành còn chậm.

12


5. Đóng góp của yếu tố TFP đã có sự gia tăng nhất định song vẫn còn thấp.
Năng suất yếu tố tổng hợp (TFP) là một chỉ tiêu quan trọng cần xem xét khi nghiên cứu
về tăng trưởng kinh tế. Trong khi tốc độ tăng các yếu tố đầu vào khác là có hạn, TFP có
thể là yếu tố vô hạn trong tác động đến tăng trưởng. Tăng TFP có thể phản ánh mức độ
đổi mới các quá trình sản xuất, ứng dụng công nghệ, kỹ thuật mới trong quản lý hoặc
cũng có thể phản ánh gia tăng hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nền kinh tế.
Biểu đồ: tốc độ tăng của TFP gia đoạn 2006-2014

13


2,5


2,16

2

1,73

1,5
1,03
0,85

1
0,5

0,37

0,36

2006

2007

0,48

0
0
Năm

2008

-0,5


2009

2010

2011

2012

2013

2014

-0,78
-1,03

-1
-1,5

(Nguồn: Báo cáo năng suất Việt Nam 2014).
Giai đoạn 2006 – 2010, tốc độ tăng TFP bình quân là (-) 0,27%, TFP giảm vào năm
2008 và 2009. Từ 2011, TFP tăng ổn định với tốc độ tăng bình quân là 1,44% một năm.
Trong giai đoạn 2006 đến 2014, tốc độ tăng TFP cao nhất vào năm 2014, tăng 2,16%
so với năm 2013. Xu hướng cho thấy TFP đang tăng dần đều một cách ổn định. Nếu xét
ba yếu tố tác động tới tăng trưởng kinh tế, tốc độ tăng của vốn, lao động và TFP, thì
vốn luôn có tốc độ tăng cao nhất với tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2006 - 2010 là
11,67%, giai đoạn 2011 - 2014 là 7,52%. Tốc độ tăng của lao động 2006 - 2010 và 2011
- 2014 lần lượt là 2,78% và 1,97%. TFP có tốc độ tăng chậm nhất. Xét về xu hướng,
vốn cố định và lao động đều có xu hướng tăng chậm dần, trong khi đó TFP có xu hướng
tăng nhanh dần lên trong những năm gần đây. Đây là sự chuyển biến theo hướng nền

kinh tế tập trung vào chất lượng tăng trưởng: như chất lượng lao động, chất lượng về
vốn, nghiên cứu triển khai, khoa học kỹ thuật và hiệu quả kinh tế.
Tuy nhiên theo cấu trúc tăng trưởng theo đầu vào, trong giai đoạn 2011-2015 yếu tố
TFP chỉ chiếm 16,2% , quá thấp so với mục tiêu đề ra trong giai đoạn 2010-2015 là
30%-32% và thấp hơn rất nhiều so với một số nước trong khu vực ( Hàn Quốc 51,5%,
Trung Quốc 52%, Thái Lan 53%...). Chỉ số sẵn sàng công nghệ của Việt Nam đứng rất
thấp( thứ 99/144 theo Klaus Schwab năm 2014 và World economic Forum 2014-2015).
14


Tốc độ tăng TFP và đóng góp của TFP vào tăng GDP của Việt Nam và một số nước
Châu Á

(Nguồn: báo cáo năng suất Việt Nam 2014)
Giai đoạn 2010 - 2012, đóng góp của tăng TFP vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
nhìn chung thấp hơn các nước, tốc độ tăng TFP cũng chậm hơn.
Nguyên nhân là do:
Thứ nhất, trình độ công nghệ hiện đang sử dụng ở VN thấp tương đối so với các nước
trong khu vực. Điều này đã phản ánh tính chất lạc hậu về công nghệ kỹ thuật và hiệu
quả của tăng trưởng ngày càng thấp.
Hàm lượng công nghệ trong giá trị sản phẩm thấp.
So sánh với các nước khác trong khu vực, các sản phẩm chế biến nói chung và đặc biệt
là chế biến cho xuất khẩu của Việt Nam không phức tạp về mặt công nghệ. Tỷ trọng
của các sản phẩm công nghệ vừa và cao trong tổng giá trị gia tăng của các mặt hàng chế
15


biến xuất khẩu chỉ ở mức trên 20% và không thay đổi qua những năm gần đây. Các lĩnh
vực công nghệ thấp, sử dụng nhiều lao động, chủ yếu là các nhóm mặt hàng may mặc
thời trang, chiếm tới hơn 70% giá trị gia tăng của ngành công nghiệp chế biến của Việt

Nam.
Trình độ công nghệ các ngành kinh tế thấp
Trình độ công nghệ của nền kinh tế nói chung, kể cả của ngành công nghiệp nói riêng
cũng còn rất thấp. Tỷ trọng doanh nghiệp có công nghệ cao của Việt Nam mới đạt
khoảng 20,6%, thấp xa so với con số tương ứng 29,1% ,73% của Singapore. Trình độ
công nghệ thấp chính là lý do hạn chế hiệu quả tăng trưởng kinh tế, hạn chế tốc độ tăng
trưởng giá trị gia tăng, làm cho chúng ta luôn chịu thua thiệt trong quan hệ thương mại
quốc tế, và cũng ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng trong dài hạn khi các dấu hiệu
lợi thế về lao động rẻ ở nước ta đang mất dần và năng lực cạnh tranh tăng trưởng bị
giảm đi một cácch tương đối.
Hoạt động chuyển giao công nghệ kém hiệu lực.
Chính phủ Việt Nam trong thời gian qua cũng chú ý tới việc chuyển giao công nghệ qua
thu hút FDI. Tuy nhiên quy mô và hiệu quả không cao. Trình độ lao động thấp, năng
lực công nghệ yếu kém của doanh nghiệp trong nước, và sự thiếu liên kết (cả xuôi và
ngược) giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước được xem là những rào cản
cho quá trình chuyển giao công nghệ thông qua FDI ở Việt Nam
Công tác nghiên cứu và triển khai trong nước (R&D) hạn chế.
Mặc dù số lượng các tổ chức khoa học công nghệ tăng lên đáng kể, nhưng chất lượng
hoạt động và năng lực sáng tạo công nghệ của các tổ chức này còn thấp và số tổ chức
KHCN trong các trường đại học và khu vực ngoài nhà nước còn rất thấp. Đầu tư hàng
năm cho hoạt động khoa học và công nghệ chỉ chiếm 2% tổng chi ngân sách nhà
nước, kết quả nghiên cứu khoa học được ứng dụng vào thực tiễn chỉ rất ít do lỗi thời
hoặc không còn phù hợp.
Thứ hai, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của nước ta trong giai đoạn đầu mở cửa khá cao,
nhưng đang có chiều hướng giảm thấp vào những năm gần đây. Hệ số ICOR năm 2005
16


là 4,6, năm 2006: 5,01. Hiện nay dao động trong khoảng 4,5 đến 5,3, cao hơn so với các
nước trong khu vực (Philippines: 2,3; Indonesia: 2,8; Thái Lan: 3,6). Nguyên nhân chủ

yếu là do đầu tư dàn trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm; tình trạng thất thoát, lãng phí
trong sử dụng vốn nhà nước vẫn còn xảy ra; công tác cải cách hành chính được thúc
đẩy nhưng còn nhiều bất cập.
Thứ ba, lao động VN còn bộc lộ khá nhiều nhược điểm. Lực lượng lao động tuy đông
về số lượng nhưng chủ yếu là lao động phổ thông, ít qua đào tạo. Hiện tỷ lệ lao động
qua đào tạo nghề mới chỉ chiếm khoảng 25%. Thêm vào đó, tỷ lệ thất nghiệp ở thành
thị còn ở mức khá cao 5,3%, tỷ lệ lao động nông thôn không sử dụng hết quỹ thời gian
khoảng 19,4%.
III.

Đề xuất một số giải pháp

1. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động
Nhân viên có năng lực không có nghĩa là họ sẽ làm việc tốt. Từng cá nhân tốt không có
nghĩa là hoạt động của tập thể doanh nghiệp chắc chắn làm tốt. Làm thế nào để phát
huy được các khả năng tiềm tàng trong mỗi nhân viên và tạo thành sức mạnh tập thể
của doanh nghiệp để đạt được năng suất, chất lượng và hiệu quả cao hơn.
1. Kích thích vật chất
a. Kích thích đối với nhân viên làm việc theo sản phẩm
Áp dụng hệ thống trả lương theo sản phẩm là một hình thức kích thích vật chất có từ
lâu đã được sử dụng rộng rãi, có hiệu quả cao. Nó gắn thu nhập của nhân viên với kết
quả sản xuất, lao động trực tiếp của họ. Nhân viên ra sức học tập văn hoá, nâng cao
trình độ lành nghề, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật… tìm mọi biện pháp để nâng
cao năng suất lao động. Trả lương theo sản phẩm góp phần giáo dục ý thức lao động tự
giác, thúc đẩy phong trào thi đua hăng hái sản xuất giữa các nhân viên trong xí nghiệp,
công ty. Trả lương theo sản phẩm có thể được thực hiện theo nhiều dạng khác nhau.
- Trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân. Ðược áp đụng đối với những công nhân
trực tiếp sản xuất, trong điều kiện quá trình lao động của họ mang tính chất tương
đối độc lập, có thể định mức, kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm một cách cụ thể, riêng


17


biệt.Áp dụng định mức lao động để có tiêu chuẩn sản phẩm và đơn giá tiền lương
phù hợp.
- Trả lương tính theo sản phẩm của nhóm. Áp dụng đối với những công việc cần một
nhóm người phối hợp cùng thực hiện như lắp ráp thiết bị, sản xuất ở các bộ phận làm
việc theo dây chuyền, sửa chữa cơ khí … trường hợp công việc đa dạng và ít lặp lại
về nguyên tắc có thể tiến hành định mức lao động trên cơ sở khoa học nhưng trong
thực tế thường dựa trên cơ sở kinh nghiệm để xác định đơn giá tiền lương cho cả
nhóm. Trường hợp sản phẩm cố định nên tiến hành định mức lao động để xác định
tiêu chuẩn sản phẩm và đơn giá tiền lương cho cả nhóm.
- Trả lương theo sản phẩm gián tiếp: Áp dụng trả lương cho công nhân phụ. Công việc
của họ có ảnh hưởng nhiều đến kết quả lao động của công nhân chính hưởng lương
theo sản phẩm như công nhân sửa chữa, phục vụ máy dệt; công nhân điều chỉnh trong
nhà máy cơ khí.Tiền lương của công nhân phụ tính bằng cách lấy mức độ hoàn thành
tiêu chuẩn sản phẩm của công nhân chính nhân với mức tiền lương của công nhân
phụ.
b. Kích thích theo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
Kích thích chung theo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp được áp dụng chung cho
tất cả nhân viên trong doanh nghiệp. Hình thức này giúp cho mỗi nhân viên hiểu được
mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân với kết quả chung của doanh nghiệp. Hệ thống kích
thích theo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp được chia làm các loại sau: Thưởng
theo năng suất, chất lượng; chia lời; bán cổ phần cho nhân viên …
- Các hình thức thưởng theo năng suất và chất lượng: Thưởng theo năng suất và chất
lượng chú trọng đến các đóng góp của nhân viên nhằm đạt được các mục tiêu sản
xuất kinh doanh cụ thể trong khoảng thời gian ngắn. Cách làm này áp dụng theo mô
hình của Scanlon, mô hình của Rucker và mô hình tiết kiệm thời gian.
Mô hình của Scanlon: Mô hình này được áp dụng tại công ty Rocky Mountain Data
Systems. Sau 5 tháng áp dụng, lợi nhuận công ty tăng 22%, doanh thu tăng 11%, thu

nhập của nhân viên tăng 14% và mối quan hệ trong lao động được cải thiện rất nhiều
so với trước. Mô hình của Scanlon kích thích nhân viên giảm chi phí lao động trên
tổng doanh thu. Theo mô hình này, trước hết cần xác định Hệ số chi phí lao động
chuẩn trong điều kiện sản xuất bình thường. Hàng tháng đối chiếu kết quả thực hiện
18


thực tế với hệ số chi phí lao động chuẩn. Sau khi trừ đi một tỷ lệ phần trăm nhất định
trong phần tiết kiệm được để dự phòng cho các tháng sau, phần còn lại sẽ được chia
theo tỷ lệ nhất định cho doanh nghiệp và thưởng cho nhân viên. Cuối năm số dự
phòng không sử dụng hết sẽ được chia lại cho nhân viên dưới dạng thưởng.
Mô hình Rucker: Mô hình này tương tự như mô hình Scanlon, nhưng thay thế yếu
tố doanh thu bằng Giá trị gia tăng. Mô hình này kích thích nhân viên giảm chi phí
sản xuất, tiết kiệm nguyên vật liệu, và tiết kiệm các yếu tố vật chất khác trong quá
trình sản xuất kinh doanh. Mô hình thưởng do tiết kiệm thời gian: Xuất phát từ quan
điểm cho rằng mọi nhân viên trực tiếp và gián tiếp đều tham gia vào quá trình tạo ra
sản phẩm, do đó họ đều cần được khuyến khích, khen thưởng khi kết quả cuối cùng
của doanh nghiệp là tốt. Mô hình này có điểm tương tự như cách trả lương theo sản
phẩm, nhưng hệ thống tiêu chuẩn và khen thưởng được áp dụng chung cho mọi nhân
viên trong doanh nghiệp.Trên cơ sở tính toán giờ chuẩn để thực hiện công việc, lợi
ích đem lại do tiết kiệm thời gian thực hiện công việc sẽ được chia đều cho một bên
là toàn bộ nhân viên, một bên là doanh nghiệp. Theo đánh giá của tổ chức US General
Accounting Office, có hơn 1000 doanh nghiệp ở Mỹ áp dụng mô hình này.
- Chia lời: Nhằm kích thích nhân viên làm việc tốt và gắn bó với doanh nghiệp, nhiều
doanh nghiệp đã áp dụng kế hoạch chia một phần lợi nhuận cho nhân viên. Như vậy
ngoài tiền lương, thưởng hàng tháng, nhân viên còn được chia thêm một phần lợi
nhuận. Trên thực tế có 3 kiểu chia lời phổ biến:
+ Chia lời trả bằng tiền hàng năm hoặc quí sau khi quyết toán.
+ Chia lời cho nhân viên dưới dạng phiếu tín dụng và chỉ trả cho nhân viên khi họ
không làm việc cho doanh nghiệp nữa, về hưu, hoặc không còn khả năng lao động,

hoặc chết.
Phương thức kích thích thông qua chia một phần lợi nhuận doanh nghiệp có nhứng
ưu điểm sau:
+ Doanh nghiệp chỉ chia lời cho nhân viên khi kinh doanh có lãi, khả năng tài chính
của doanh nghiệp là tốt.
+ Nhân viên không đòi doanh nghiệp tăng lương khi có lạm phát, điều này giúp ích
cho doanh nghiệp có trạng thái ổn định về tài chính và nhân sự.

19


+ Lợi ích của nhân viên gắn bó chặt chẽ với lợi ích của doanh nghiệp. Nhân viên
quan tâm nhiều hơn tới tăng năng suất lao động, giảm chi phí, tăng hiệu quả thực
hiện công việc.
- Bán cổ phần cho nhân viên: Bán cổ phần cho nhân viên có tác dụng tương tự như
việc chia lời. Lợi ích kích thích nhân viên không chỉ ở mức độ vật chất mà còn thực
sự động viên họ qua việc cho họ sở hữu một phần doanh nghiệp. Năm 2000, ước tính
ở Mỹ có khoảng 25% nhân viên có sở hữu cổ phiếu. Trên thực tế, 70% doanh nghiệp
kinh doanh thất bại đều xem kế hoạch bán cổ phần cho nhân viên là giải pháp tối ưu
để cứu doanh nghiệp.
c. Trợ cấp và các khoản thu nhập thêm khác:
Trợ cấp và các khoản thu nhập thêm khác có thể bao gồm rất nhiều loại như: Trả lương
trong thời gian nghỉ phép, trợ cấp ốm đau, thai sản, trợ cấp y tế, bảo hiểm……Ở một
mức độ nhất định, đó là những qui định bắt buộc, nhưng sự vận dụng các qui định này
ở các doanh nghiệp khác nhau là khác nhau. Lợi ích mang lại từ các khoản trợ cấp và
thu nhập thêm khác cũng có tác dụng đáng kể kích thích nhân viên làm việc và gắn bó
lâu dài với doanh nghiệp.
2. Kích thích tinh thần:
Lợi ích vật chất giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc kích thích nhân viên làm việc.
Tuy nhiên các kích thích về tinh thần cũng có vai trò rất lớn, đôi khi thay thế các kích

thích vật chất, nhằm thoả mãn các nhu cầu và động cơ ngày càng cao của nhân viên.
Mọi người lao động cần có niềm vui trong công việc, được kính trọng và được ghi nhận
thành quả lao động. Lợi ích kinh tế càng cao thì đòi hỏi về lợi ích tinh thần càng cao
tương ứng. Kích thích về tinh thần có tác dụng nâng cao tính tự giác và sáng tạo trong
mọi hoạt động sản xuất kinh doanh.
a. Nâng cao chất lượng cuộc đời làm việc:
Nâng cao chất lượng cuộc đời làm việc là thể hiện mức độ thoả mãn các nhu cầu cá
nhân quan trọng do làm việc trong doanh nghiệp. Bao gồm các nội dung:
-

Được quan tâm, đối xử bình đẳng

-

Có cơ hội như nhau trong phát triển nghề nghiệp

-

Được tham gia tích cực vào các quyết định có liên quan đến cá nhân
20


-

Được ghi nhận và thưởng khi có thành tích

-

Môi trường làm việc lành mạnh, an toàn


-

Lương được trả tương xứng, công bằng

Quản trị nhân sự có khả năng tác động lên chất lượng cuộc đời làm việc của nhân viên
trên nhiều phương diện.
-

Hoạt động

-

Sự tác động lên Chất lượng cuộc đời làm việc của nhân viên

-

Phân tích công việc

-

Bố trí nhân viên phù hợp với công việc

-

Giúp nhân viên tìm được cách ngắn nhất để làm tốt công việc

-

Đánh giá công việc


-

Trả lương đầy đủ, hợp lý, công bằng

-

Mở rộng các chương trình phúc lợi

-

Chính sách về an toàn

-

Tạo môi trường làm việc an toàn, lành mạnh

-

Khen thưởng

-

Kích thích về vật chất và tinh thần cho nhân viên

b. Quản trị chương trình mục tiêu
Quản trị chương trình mục tiêu bao gồm việc đặt ra các mục tiêu cụ thể, có thể đo lường
được cho từng nhân viên, sau đó định kỳ xem xét lại quá trình tiến bộ của nhân viên đó.
Quản trị chương trình mục tiêu là quá trình được xây dựng trên 3 cơ sở: Xác định mục
tiêu, thông tin phản hồi và mọi cá nhân tham gia. Các nhà quản trị khuyến khích nhân
viên tham gia vào các chương trình mục tiêu theo những cách sau

-

Đặt mục tiêu cụ thể cho doanh nghiệp theo từng giai đoạn

-

Đặt mục tiêu cho các phòng ban

-

Toàn bộ nhân viên phòng ban tham gia thảo luận về mục tiêu của phòng ban và
thông qua

-

Từng cá nhân đề ra chương trình hành động

-

Xem xét lại việc thực hiện: lãnh đạo các phòng ban xem xét lại việc thực hiện
của các nhân viên so sánh với mục tiêu đề ra
21


-

Cung cấp thông tin phản hồi của việc đánh giá cho nhân viên

Thông tin phản hồi về kết quả thực hiện công việc là điều kiện rất quan trọng để nhân
viên làm việc tốt hơn. Người làm tốt sẽ phấn khởi, nhiệt tình trong công việc hơn, người

làm chưa tốt sẽ được chỉ dẫn hoàn thiện công việc. Việc cung cấp thông tin phản hồi
còn giúp nhân viên hiểu rõ vị trí và trọng trách của họ. Cách thức xác định mục tiêu có
hiệu quả:
-

Đặt mục tiêu trên cơ sở sản phẩm đầu ra, có số liệu cụ thể, đo đếm được

-

Các mục tiêu nên tập trung vào các vấn đề trọng yếu như số lượng, chỉ tiêu chất
lượng, thời gian, doanh thu hay lợi nhuận…

-

Thường xuyên đề ra các mục tiêu khả thi và nâng cao hơn trước

-

Chia mục tiêu lớn thành các mục tiêu nhỏ đạt được trong từng thời gian cụ thể.

c. Chương trình nâng cao hiệu quả làm việc nhóm
Chương trình này cho phép nhân viên biết được công việc của họ được thiết kế như thế
nào, trong quá trình thực hiện ra sao, các yêu cầu về thái độ, tinh thần và kỹ thuật của
công việc tốt hơn, phát huy tinh thần tập thể, tự học hỏi cầu tiến của nhân viên. Nhóm
tự quản: Nhóm thường tổ chức dưới 20 nhân viên. Nhóm bầu ra trưởng nhóm. Nhóm
có mức độ độc lập hoạt động cao, thường được giao toàn quyền và chịu trách nhiệm
toàn bộ trong một phần việc nhất định. Nhóm sẽ tự xác định phương pháp cần thiết, sắp
xếp thời gian, bố trí thành viên… trên cơ sở các mục tiêu yêu cầu sản xuất kinh doanh
đặt ra từ trước. Kinh nghiệm áp dụng nhóm tự quản ở các công ty cho thấy kết quả rất
khả quan, tạo ra bầu không khí thuận tiện cho sản xuất kinh doanh. Quan hệ lao động

được cải thiện rất rõ nét. Thực chất mỗi nhân viên được trao chức năng của nhà quản
trị, vì vậy họ chủ động hơn, sáng tạo hơn và tự giác hơn. Năng suất lao động và chất
lượng sản phẩm cũng tăng cao hơn.
3. Các hình thức khuyến khích khác:
- Áp dụng chế độ thời gian làm việc linh hoạt: Do đặc điểm về cá nhân và gia đình
khác nhau, việc áp dụng thời gian làm việc linh hoạt cho phép nhân viên làm chủ,
thoải mái và tự do trong thu xếp công việc. Chế độ thời gian làm việc linh hoạt được
thể hiện qua việc cho phép nhân viên lựa chọn thời gian làm việc thích hợp, được rút
ngắn ngày làm việc, thoả thuận thay thế thực hiện công việc …
22


- Tổ chức các hội thi, liên hoan, lễ kỷ niệm, các hoạt động giao lưu, dã ngoại….
2. Giải pháp sử dụng vốn hiệu quả
Thứ nhất, chuyển đổi cơ cấu nguồn vốn đầu tư trên cơ sở giảm tỷ trọng nguồn vốn của
khu vực nhà nước, tăng tỷ trọng nguồn vốn của khu vực ngoài nhà nước, giữ vững tỷ
trọng của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Thứ hai, nguồn vốn khu vực nhà nước bao gồm nguồn vốn ngân sách nhà nước, nguồn
vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước, nguồn vốn tự có của doanh nghiệp nhà nước. Trong
điều kiện, ngân sách nhà nước còn bội chi lớn và giảm tỷ lệ bội chi/GDP, trong điều
kiện đầu tư công tuy có vai trò quan trọng, nhưng cũng có những hạn chế bất cập, thì
việc giảm tỷ trọng đầu tư công từ nguồn này, trên cơ sở đẩy mạnh xã hội hoá, thực hiện
phương thức BOT, đối tác công - tư…, mở rộng việc thực hiện nguồn vốn ODA cho
các thành phần kinh tế khác và chuyển dần trách nhiệm quản lý, trả nợ cho các đơn vị
nhận ODA, là cơ sở để tăng hiệu quả.
Thứ ba, tăng tỷ trọng nguồn vốn khu vực ngoài nhà nước. Tuy nhiên, cần hướng nguồn
vốn này đầu tư trực tiếp cho sản xuất - kinh doanh, cho tăng trưởng, tránh chạy lòng
vòng qua các kênh đầu tư, tạo nên sự nóng/lạnh đột ngột về giá trên các kênh đầu tư
này.
Thứ tư, đối với nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cần định hướng chọn lọc vào

nguồn có kỹ thuật - công nghệ cao, công nghệ sạch; vào ngành và lĩnh vực đầu tư như
chế tạo, chế biến; vào những vùng, những địa bàn để chuyển giao công nghệ.
Thứ năm, khắc phục tình trạng đầu tư phân tán, dàn trải và chậm tiến độ trong đầu tư
xây dựng: Nâng cao trách nhiệm của các cơ quan đã được phân cấp trong quản lý, phân
bổ vốn đầu tư. Ban hành các quy định cụ thể, có chế tài ràng buộc trách nhiệm bảo đảm
vốn và phê duyệt dự án đầu tư. Nâng cao trình độ xây dựng, phân tích, thẩm định và
quản lý dự án của cán bộ các cấp. Xây dựng các tiêu chí lựa chọn dự án đầu tư để hạn
chế việc can thiệp, chi phối, đưa ra quá nhiều dự án, không phù hợp với khả năng nguồn
vốn. Tổ chức tốt công tác giải phóng mặt bằng để đảm bảo tiến độ xây dựng. Đơn giản
hoá thủ tục đầu tư và đấu thầu.

23


×