Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (261.55 KB, 32 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới hiện nay, toàn cầu hóa là một xu hướng phát
triển tất yếu của hầu hết các quốc gia. Đối với các nước đang phát triển, đây không chỉ
là một cơ hội to lớn để nền kinh tế có thể bứt phá và vươn lên bắt kịp với các nước phát
triển, mà đó còn là thử thách không hề nhỏ và chứa đựng đầy tính rủi ro cao.
Chính thức mở cửa và gia nhập nền kinh tế Thế giới kể từ năm 1986, trải qua hơn
gần 30 năm, Việt Nam chúng ta đã thu về rất nhiều thành tựu được ghi nhận, cũng như
những bài học kinh nghiệm quý báu thông qua những thất bại đáng nhớ. Trong ba thập
kỉ đó, Việt Nam đã có những bước tiến dài bởi những nỗ lực không ngừng của toàn
Đảng, toàn dân, thông qua những cải cách, chính sách và đã được thực thi bằng rất
nhiều hành động. Xác định rõ quan điểm, rằng chúng ta không thể đi lên chỉ bằng sức
mạnh nội lực, Việt Nam đã nỗ lực để kêu gọi, thu hút nguồn lực, đầu tư từ bên ngoài,
một trong số đó chính là: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Và để làm hiểu rõ tác động của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến nền kinh
tế Việt Nam như thế nào trong gần 30 năm qua, những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực
đến sự phát triển của đất nước ở hiện tại và trong tương lai, nhóm đã quyết định nghiên
cứu đề tài:

Tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
Được sự hướng dẫn tận tình của Thạc sĩ Hoàng Bảo Trâm, nhóm đã đưa ra một cái
cái nhìn chi tiết về những tác động, cũng như đề xuất giải pháp để cải thiện hiệu quả
của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, cụ thể đó là:


Đặc điểm của FDI tại Việt Nam



Thực trạng thu hút và sử dụng FDI tại Việt Nam




Tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam




Đề xuất giải pháp

Kết quả nghiên cứu trong thời gian ngắn chắc chắn không thể tránh khỏi những sai
sót và nhầm lẫn, trước hết rất mong bạn đọc thông cảm và rất hi vọng nhận được nhiều
góp ý từ bạn đọc. Xin chân thành cảm ơn.


CHƯƠNG I:

TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

1. Khái niệm FDI
Nhìn chung, FDI xuất hiện khi một nhà đầu tư ở một nước mua tài sản ở một nước
khác với ý định quản lí. Một số tổ chức có khái niệm về FDI như sau:
Theo Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF): FDI là khoản đầu tư nhằm đạt được những lợi ích
lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ một nền kinh tế khác nền kinh
tế nước chủ đầu tư, mục đích của chủ đầu tư là dành lấy quyền tham gia quản lý thực
sự doanh nghiệp.
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD): “ Đầu tư trực tiếp được thực
hiện nhằm thiết lập những mối quan hệ kinh tế lâu dài với một doanh nghiệp, đặc biệt
là những khoản đầu tư mang lại khả năng tạo ảnh hưởng đối với việc quản lý doanh
nghiệp nói trên bằng cách: (i) Thành lập hoặc mở rộng một doanh nghiệp hoặc một chi
nhánh thuộc quyền quản lý của chủ đầu tư, (ii) Mua toàn bộ doanh nghiệp đã có, (iii)
tham gia vào một doanh nghiệp mới, (iv) cấp tín dụng dài hạn.”

Ở Việt Nam, Luật Đầu tư 2005 đưa ra khái niệm : “FDI là hình thức đầu tư do nhà
đầu tư nước ngoài bỏ vốn đầu tư và tham gia kiểm soát hoạt động đầu tư ở Việt Nam
hoặc nhà đầu tư Việt Nam bỏ vốn đầu tư và tham gia kiểm soát hoạt động đầu tư ở
nước ngoài theo quy định của luật này và các luật khác của pháp luật có liên quan”.
Tóm lại, ta có thể hiểu FDI là một hình thức đầu tư quốc tế trong đó chủ đầu tư của
một nước đầu tư toàn bộ hay một phần vốn đủ lớn cho một dự án ở nước khác nhằm
giành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát dự án đó. Quyền kiểm soát là dấu hiệu
chính để phân biệt FDI với các hoạt động đầu tư khác.

2. Một số đặc điểm FDI ở Việt Nam
Xét về quy mô các dự án FDI, phần lớn số dự án đăng kí có quy mô nhỏ. Trong năm
2014 số dự án có quy mô vốn dưới 1 triệu USD chiếm 56% số dự án đăng kí nhưng
chỉ chiếm 0,2 tổng số vốn FDI đầu tư vào Việt Nam. Trong năm 2014, có 4 dự án có
Trang 3 |


vốn hơn 1 tỷ đô (trong đó có 3 dự án của Samsung đầu tư ở Thái Nguyên 3 tỷ USD,
TP Hồ Chí Minh 1,4 tỉ USD và Bắc Ninh 1 tỉ USD) chiếm trên 30% tổng vốn FDI vào
Việt Nam trong cả năm.
Các dự án FDI tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp
chế biến chế tạo. Tính đến tháng 11 năm 2014, tổng số vốn đầu tư vào công nghiệp chế
biến, chế tạo 13,15 tỉ USD chiếm 76% tổng vốn FDI. Quy mô vốn đầu tư trên một dự
án công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 14,7 triệu USD, cao hơn so với quy mô bình quân
1 dự án FDI trên cả nước. Trái ngược lại, FDI thu hút vào nông, lâm, ngư nghiệp hết
sức hạn chế và có xu hướng giảm qua các năm. Trong hơn 1000 dự án FDI vào năm
2014, lĩnh vực nông, lâm, thủy hải sản chỉ thu hút được đầu tư với 14 dự án với tổng số
vốn đầu tư chỉ chiếm 0,5% tổng FDI của cả nước.
Các dự án FDI tuy có mặt ở hầu hết tất cả các tỉnh thành, nhưng lại phân bố không
đồng đều theo khu vực. Khu vực Đông Nam Bộ ( 6 tỉnh/thành phố: TP Hồ Chí Minh,
Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh) dẫn đầu cả nước về

thu hút vốn đầu tư nước ngoài với 7,2 tỉ USD vốn đầu, chiếm 35,7% tổng số vốn đầu tư
của cả nước trong năm 2014. Đứng ngay sau là khu vực đồng bằng sông Hồng, thu hút
6,1 tỉ USD. Đây là hai khu kinh tế lớn nhất cả nước, cơ sở hạ tầng tốt, đông dân cư,
trình độ lao động cao hơn những khu vực khác nên thu hút nhiều vốn đầu tư nước
ngoài. Trái ngược lại, các khu vực như trung du và miền núi phía Bắc, Tây Nguyên
không thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài do cơ sở hạ tầng kém phát triển, dân
cư thưa thớt lại thiếu trình độ học vấn và lao động.
Nguồn vốn FDI đa dạng: tính đến nay có 53 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đầu tư vào
Việt Nam. Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore đang là ba quốc gia đầu tư nhiều nhất vào
Việt Nam thời điểm hiện tại. Tổng số vốn đầu tư của quốc gia trên vào Việt Nam tính
đến tháng 4/2014 chiếm khoảng hơn 45 % FDI cả nước. Công nghiệp chế biến, chế tạo
và bất động sản là hai ngành thu hút nhiều vốn đầu tư vào Việt Nam nhất từ các nước
trên.
Trang 4 |


3. Tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế
3.1.

Kênh vốn đầu tư:

FDI là một trong những nguồn quan trọng để bù đắp sự thiếu hụt về vốn ngoại tệ của
các nước nhận đầu tư, đặc biệt là đối với các nước kém phát triển. Vòng luẩn quẩn mà
các nước kém phát triển rơi vào là: thu nhập thấp dẫn đến tiết kiệm thấp, vì thế đầu tư
thấp rồi quay lại thu nhập thấp. Đây là điểm mấu chốt mà các nước kém phát triển cần
vượt qua để hội nhập vào quỹ đạo kinh tế hiện đại.
Trở ngại lớn nhất để thực hiện điều này đối với các nước kém phát triển là vốn đầu
tư và kỹ thuật. Vốn đầu tư là cơ sở tạo ra công ăn việc làm trong nước, đổi mới công
nghệ, kỹ thuật, tăng năng suất lao động v.v...Từ đó tạo tiền đề tăng thu nhập, tăng tích
lũy cho sự phát triển của xã hội.

Tuy nhiên để tạo ra vốn cho nền kinh tế chỉ trông chờ vào vốn nội bộ thì hậu quả
khó tránh khỏi là sẽ tụt hậu trong sự phát triển chung của thế giới. Do đó vốn nước
ngoài sẽ là một “cú hích” để góp phần đột phá vào cái “vòng luẩn quẩn” đó. Đặc biệt là
FDI nguồn quan trọng để khắc phục tình trạng thiếu vốn mà không gây nợ cho các
nước nhận đầu tư. Không như vốn vay nước đầu tư chỉ nhận một phần lợi nhuận thích
đáng khi công trình đầu tư hoạt động có hiệu quả. Hơn nữa lượng vốn này còn có lợi
thế hơn nguồn vốn vay ở chỗ: thời hạn trả nợ vốn vay thường cố định và đôi khi quá
ngắn so với một số dự án đầu tư, còn thời hạn vốn FDI thì linh hoạt hơn.
Qua kênh vốn, FDI góp phần làm tăng khả năng cạnh tranh và mở rộng khả năng
xuất khẩu của nước nhận đầu tư, thu một phần lợi nhuận từ các công ty nước ngoài, thu
ngoại tệ từ các hoạt dộng dịch vụ cho FDI, từ đó tạo ngân sách thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế.

3.2.

Kênh công nghệ:

Lợi ích quan trọng mà FDI mang lại đó là công nghệ khoa học hiện đại, kỹ xảo
chuyên môn, trình độ quản lý tiên tiến. Khi đầu tư vào một nước nào đó, chủ đầu tư
Trang 5 |


không chỉ vào nước đó vốn bằng tiền mà còn chuyển cả vốn hiện vật như máy móc
thiết bị, nguyên vật liệu.... và vốn vô hình như trí thức khoa hoạch bí quyết quản lý,
năng lực tiếp cận thị thường ... Do vậy đứng về lâu dài đây chính là lợi ích căn bản
nhất đối với nước nhận đầu tư.
Qua chuyển giao công nghệ, FDI có thể thúc đẩy phát triển các nghề mới, đặc biệt là
những nghề đòi hỏi hàm lượng công nghệ cao. Vì thế nó có tác dụng to lớn đối với quá
trình công nghiệp hóa, dịch chuyển cơ cấu kinh tế, ta nhanh của các nước nhận đầu tư.
FDI đem lại kinh nghiệm quản lý, kỹ năng kinh doanh và trình độ kỹ thuật cho các đối

tác trong nước nhận đầu tư, thông qua những chương trình giáo dục và đào tạo. FDI
còn thúc đẩy bản thân các nước nhận đầu tư phải cố gắng đào tạo những kỹ sư, những
nhà quản lý có trình độ chuyên môn để tham gia vào các công ty liên doanh với nước
ngoài.
Thực tiễn cho thấy, hầu hết các nước thu hút FDI đã cải thiện đáng kể trình độ kỹ
thuật công nghệ của mình. Chẳng hạn như đầu những năm 60, Hàn Quốc còn kém về
lắp ráp xe hơi, nhưng nhờ chuyển nhận công nghệ từ Mỹ, Nhật, và các nước phát triển
khác mà năm 1993 họ đã trở thành nước sản xuất ô tô lớn đứng thứ 7 thế giới.

3.3.

Kênh nguồn nhân lực và việc làm:

Nguồn nhân lực có ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động sản xuất, các vấn đề xã hội
và mức độ tiêu dùng của dân cư. Việc cải thiện chất lượng cuộc sống thông qua đầu tư
nước ngoài vào các lĩnh vực: sức khoẻ, dinh dưỡng, giáo dục, đào tạo nghề nghiệp và
kỹ năng quản lý sẽ tăng hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực, nâng cao được năng suất lao
động và các yếu tố sản xuất khác, nhờ đó thúc đẩy tăng trưởng.
Cụ thể về giáo dục và đào tạo, thông qua khoản trợ giúp tài chính hoặc mở các lớp
đào tạo, FDI góp phần quan trọng đối với phát triển giáo dục của nước chủ nhà trong
các lĩnh vực dạy nghề và nâng cao năng lực quản lý. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã
đóng góp vào quỹ phát triển giáo dục phổ thông, cung cấp một số thiết biết giảng dạy
cho các cơ sở giáo dục của nước chủ nhà, tổ chức các chương trình phổ cập kiến thức
Trang 6 |


có bản cho người lao động bản địa làm việc trong dự án (trong đó có nhiều lao động
được đi đào tạo ở nước ngoài). Chất lượng nhân lực nhờ đó được cải thiện đáng kể.
Ngoài ra, FDI còn tạo việc ra nguồn việc làm dồi dào. Thất nghiệp cao thường đi
cùng với trộm cắp, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác. Do vậy qua kênh việc làm, FDI

không chỉ tăng thu nhập cho người lao động mà còn góp phần tích cực giải quyết các
vấn đề xã hội. Đây là các yếu tố có ảnh hưởng rât lớn dến tốc độ tăng trưởng.
FDI có thể tạo việc làm bằng hai cách thức. Cách trực tiếp là tạo ra công việc thông
qua việc cung cấp việc làm trong các hãng có vốn đầu tư nước ngoài. Cách gián tiếp là
tạo ra những cơ hội làm việc trong những tổ chức khác khi các nhà đầu tư nước ngoài
mua hàng hóa dịch vụ từ các nhà sản xuất trong nước, hoạc thuê họ thông qua các hợp
đồng gia công chế biến. Thực tiễn ở một số nước như Việt Nam, Indonesia, Thái
Lan… cho thấy FDI đã tích cực tạo ra viễc làm trong các ngành sử dụng nhiều lao
động như ngành may mặc, điện tử, chế biến.

3.4.

Tác động tràn:

Tác động tràn là tác động gián tiếp xuất hiện khi có mặt của các doanh nghiệp FDI
làm cho các doanh nghiệp trong nước thay đổi hành vi của mình như thay đổi công
nghệ, thay đổi chiến lược sản xuất kinh doanh… Nhờ đó cải thiện nền kinh tế và góp
phần tạo ra tăng trưởng.
Có 4 kênh xuất hiện tác động tràn nhiều nhất: kênh di chuyển lao động, kênh phổ
biến & chuyển giao công nghệ, kênh liên kết sản xuất và kênh cạnh tranh.
3.4.1.

Kênh di chuyển lao động

Lao động có kỹ năng, đã qua đào tạo tiên tiến di chuyển từ doanh nghiệp FDI tới
doanh nghiệp trong nước được coi là một kênh quan trọng tạo ra tác động tràn tích cực.
Tác động tràn sẽ xảy ra nếu như số lao động này vận dụng kiến thức đã học được trong
thời gian làm việc tại các doanh nghiệp FDI vào công việc trong doanh nghiệp trong

Trang 7 |



nước hoặc thành lập Công ty riêng, nhất là trong cùng ngành mà doanh nghiệp FDI
đang hoạt động.
3.4.2.

Kênh phổ biến & chuyển giao công nghệ

Đây là một kênh rất quan trọng để tạo ra tác động tràn tích cực của FDI. Cho đến
nay chỉ tiêu hay được dùng để đo lường khả năng hấp thụ công nghệ là trình độ học
vấn hoặc trình độ chuyên môn của lao động trong doanh nghiệp và chỉ tiêu biểu thị cho
đổi mới công nghệ của doanh nghiệp thể hiện qua các hoạt động R&D (nghiên cứu
&phát triển).
Một yếu tố khác ảnh hưởng đến việc xuất hiện tác động tràn là khả năng tiếp thu
công nghệ mới của chính các doanh nghiệp FDI. Nhiều nghiên cứu cho rằng công nghệ
mới chủ yếu do các công ty mẹ tạo ra, trong khi đó các công ty con ở các nước đang
phát triển hầu như chỉ tập trung đến khâu sản xuất chiếm lĩnh thị trường dựa trên các
lợi thế về công nghệ do công ty mẹ cung cấp. Sự chuyên môn hóa đó dẫn tới khả năng
tiếp thu công nghệ của các công ty con hoạt động ở nước nhận đầu tư ngày càng cao ,
càng có lợi cho quá trình sinh ra tác động tràn tích cực qua rò rỉ công nghệ.
3.4.3.

Kênh liên kết sản xuất

Kênh liên kết sản xuất cũng là một kênh rất quan trọng tạo ra tác động tràn, xuất
hiện khi các doanh nghiệp trong nước cung cấp nguyên liệu hoặc phân phối sản phẩm
của các doanh nghiệp nước ngoài. Mức độ tác động càng cao nếu khối lượng sản phẩm
phân phối hoặc nguyên liệu cung cấp càng nhiều, tức là quan hệ tỷ lệ thuận.
Liên kết sản xuất tồn tại dưới hai hình thức đó là liên kết dọc và liên kết ngang. Liên
kết dọc là sản phẩm của doanh nghiệp này là nguyên liệu đầu vào của doanh nghiệp

kia. Liên kết ngang là các doanh nghiệp cùng sản xuất một loại sản phẩm.
3.4.4.

Kênh cạnh tranh

Sự xuất hiện của các doanh nghiệp FDI có thể tạo ra áp lực cạnh tranh lớn cho các
doanh nghiệp trong nước , trước hết là đối với doanh nghiệp trong cùng nhóm ngành.
Trang 8 |


Nếu như các doanh nghiệp FDI chịu sức ép cạnh tranh qua lại lẫn nhau, các doanh
nghiệp của nước nhận đầu tư đang chịu sức ép cạnh tranh mạnh ngang nhau từ hai
phía: các doanh nghiệp FDI và chính các doanh nghiệp trong nước. Trong khi doanh
nghiệp FDI chịu áp lực mạnh nhất về sản phẩm như chủng loại , mẫu mã, thì các doanh
nghiệp trong nước lại đánh giá cao nhất về công nghệ có trình độ cao hơn từ các doanh
nghiệp FDI.

Trang 9 |


CHƯƠNG II:

TÌNH HÌNH THU HÚT VÀ SỬ DỤNG VỐN FDI Ở

VIỆT NAM
1. Tình hình thu hút vốn FDI của Việt Nam
1.1.

Quy mô và tốc độ thu hút FDI từ 1988 - 2013


Theo Báo cáo Tổng kết 25 năm đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam (kể
từ khi có Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987) của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết
tháng 8/2013, Việt Nam đã thu hút được 17434 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI) còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký đạt gần 270 tỷ USD, vốn thực hiện đạt
gần 112 tỷ USD.
Tỷ trọng đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào GDP tăng dần qua các năm
và đạt khoảng 19% GDP vào năm 2011, đóng góp 14,2 tỷ USD cho thu ngân sách giai
đoạn 2001 - 2010. Riêng năm 2012, khu vực này đóng góp cho thu ngân sách khoảng
3,7 tỷ USD, chiếm 11,9% tổng thu ngân sách.
Sự gia tăng mạnh mẽ của vốn đầu tư nước ngoài thực hiện được thể hiện rõ nét qua
các thời kỳ. Từ khoảng 20,67 tỷ USD, chiếm 24,32% tổng vốn đầu tư xã hội giai đoạn
1991-2000 đã tăng lên 69,47 tỷ USD, chiếm 22,75% tổng vốn đầu tư xã hội giai đoạn
2001-2011. Tỷ trọng khu vực đầu tư nước ngoài trong cơ cấu kinh tế giai đoạn 20002011 tăng 5,4%.
Bảng số liệu thống kê FDI được cấp phép tại Việt Nam thời kỳ 1988 – 2013

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Tổng cục thống kê
Trong 3 năm 1988-1990, mới thực thi Luật Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
nên kết quả thu hút vốn FDI còn ít (214 dự án với tổng vốn đăng ký cấp mới 1,6 tỷ
USD), vốn FDI chưa tác động đến tình hình kinh tế-xã hội đất nước.
Trang 10 |


Trong thời kỳ 1991-1995, vốn FDI đã tăng lên (1.409 dự án với tổng vốn đăng ký
cấp mới 18,3 tỷ USD) và có tác động tích cực đến tình hình kinh tế-xã hội đất nước.
Thời kỳ 1991-1996 được xem là thời kỳ “bùng nổ” FDI tại Việt Nam (có thể coi như là
“làn sóng FDI” đầu tiên vào Việt Nam) với 1.781 dự án được cấp phép có tổng vốn
đăng ký (gồm cả vốn cấp mới và tăng vốn) 28,3 tỷ USD. Đây là giai đoạn mà môi
trường đầu tư-kinh doanh tại Việt Nam đã bắt đầu hấp dẫn nhà đầu tư do chi phí đầu
tư-kinh doanh thấp so với một số nước trong khu vực; sẵn lực lượng lao động với giá
nhân công rẻ, thị trường mới, vì vậy, vốn FDI tăng trưởng nhanh chóng, có tác động

lan tỏa tới các thành phần kinh tế khác và đóng góp tích cực vào thực hiện các mục tiêu
kinh tế-xã hội của đất nước. Năm 1995 thu hút được 6,6 tỷ USD vốn đăng ký, tăng gấp
5,5 lần năm 1991 (1,2 tỷ USD). Năm 1996 thu hút được 8,8 tỷ USD vốn đăng ký, tăng
45% so với năm trước.
Trong 3 năm 1997-1999 có 961 dự án được cấp phép với tổng vốn đăng ký hơn 13
tỷ USD; nhưng vốn đăng ký của năm sau ít hơn năm trước (năm 1998 chỉ bằng 81,8%
năm 1997, năm 1999 chỉ bằng 46,8% năm 1998), chủ yếu là các dự án có quy mô vốn
vừa và nhỏ. Cũng trong thời gian này nhiều dự án FDI được cấp phép trong những năm
trước đã phải tạm dừng triển khai hoạt động do nhà đầu tư gặp khó khăn về tài chính
(đa số từ Hàn Quốc, Hồng Kông).
Từ năm 2000 đến 2003, dòng vốn FDI vào Việt Nam bắt đầu có dấu hiệu phục hồi
chậm. Vốn đăng ký cấp mới năm 2000 đạt 2,7 triệu USD, tăng 21% so với năm 1999;
năm 2001 tăng 18,2% so với năm 2000; năm 2002 vốn đăng ký giảm, chỉ bằng 91,6%
so với năm 2001, năm 2003 (đạt 3,1 tỷ USD), tăng 6% so với năm 2002. Và có xu
hướng tăng nhanh từ năm 2004 (đạt 4,5 tỷ USD) tăng 45,1% so với năm trước; năm
2005 tăng 50,8%; năm 2006 tăng 75,4% và năm 2007 đạt mức kỷ lục trong 20 năm qua
20,3 tỷ USD, tăng 69% so với năm 2006, và tăng hơn gấp đôi so với năm 1996, năm
cao nhất của thời kỳ trước khủng hoảng.
Trong giai đoạn 2001-2005 thu hút vốn cấp mới (kể cả tăng vốn) đạt 20,8 tỷ USD
vượt 73% so với mục tiêu tại Nghị quyết 09/2001/NQ-CP ngày 28/8/2001 của Chính
Trang 11 |


phủ, vốn thực hiện đạt 14,3 tỷ USD tăng 30% so với mục tiêu. Nhìn chung trong 5 năm
2001-2005, vốn FDI cấp mới đều tăng đạt mức năm sau cao hơn năm trước (tỷ trọng
tăng trung bình 59,5%), nhưng đa phần là các dự án có quy mô vừa và nhỏ. Đặc biệt
trong 2 năm 2006-2007, dòng vốn FDI vào nước ta đã tăng đáng kể (32,3 tỷ USD) với
sự xuất hiện của nhiều dự án quy mô lớn đầu tư chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp
(sản xuất thép, điện tử, sản phẩm công nghệ cao,...) và dịch vụ (cảng biển, bất động
sản, công nghệ thông tin, du lịch-dịch vụ cao cấp .v.v.). Điều này cho thấy dấu hiệu

của “làn sóng FDI” thứ hai vào Việt Nam.
Bước vào năm 2008, những diễn biến không thuận của tình hình nền kinh tế thế giới
và những khó khăn trong nội tại nền kinh tế đã có những tác động tiêu cực đến khả
năng phát triển của đất nước. Trong bối cảnh đó, Việt Nam vẫn thu hút được lượng lớn
nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Tổng số dự án được cấp mới vào Việt
Nam trong cả năm 2008 là 1171 với tổng số vốn đăng ký đạt 71,726 tỷ USD, tăng
236% so với năm 2007.
Trong năm 2009 cả nước chỉ có 1208 dự án mới được cấp phép với tổng vốn đăng
ký đạt 23,107 tỷ USD. Tuy chỉ bằng 32,2% so với năm 2008 nhưng đây vẫn là một con
số khá cao trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế lúc đó.
Từ 2010 đến nay, số lượng dự án mới đượcc cấp phép duy trì ở khoảng 1200 dự án
với tổng số vốn đăng ký giảm dần nhưng không nhiều. Đây vẫn là một con số khá cao
trong bối cảnh kinh tế hiện nay.

1.2.
1.2.1.

Cơ cấu FDI tại Việt Nam.
Theo lĩnh vực đầu tư

- Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng: Từ khi ban hành luật đầu tư nước ngoài, Việt
Nam đã chú trọng thu hút FDI vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng. Giai đoạn
2000 – 2013, đặc biệt từ sau khi gia nhập WTO, Việt Nam đã bãi bỏ các ưu đãi đó.
Trang 12 |


Trong giai đoạn này, định hướng FDI vào các lĩnh vực công nghiệp-xây dựng tuy có
thay đổi về lĩnh vực nhưng cơ bản vẫn theo định hướng khuyến khích sản xuất vật liệu
mới, sản phẩm công nghệ cao, công nghệ thông tin, cơ khí chế tạo… (các sản phẩm mà
Việt Nam có thế mạnh về nhân công). Đây cũng chính là những dự án mà Việt Nam có

khả năng tạo ra giá trị gia tăng cao và có lợi thế so sánh. Vì vậy, những dự án trong
lĩnh vực công nghiệp vẫn đóng góp nhiều cho tăng trưởng kinh tế của nước ta.
Bảng FDI trong lĩnh vực công nghiệp ở Việt Nam (Lũy kế các dự án còn hiệu lực
đến ngày 31/12/2013)
Đơn vị: Triệu USD
Số dự

STT Chuyên ngành

án

Vốn đầu tư

1

Công nghiệp khai mỏ

82

3273

2

Công nghiệp chế biến, chế tạo

8725

125858

92


9536

1046

10292

9945

148959

3
4

Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi
nước, điều hòa không khí
Xây dựng

Tổng số

Nguồn: Tổng cục thống kê.
- Lĩnh vực dịch vụ: Cùng với việc thực hiện lộ trình thương mại dịch vụ trong WTO,
Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh thu hút FDI phát triển các ngành dịch vụ trực tiếp phục vụ
sản xuất xuất khẩu. Trong khu vực dịch vụ, FDI tập trung chủ yếu vào các hoạt động
liên quan đến tài sản và dịch vụ tư vấn bao gồm xây dựng căn hộ, văn phòng, phát triển
khu đô thị mới, kinh doanh hạ tầng KCN (54,42% tổng vốn FDI trong khu vực dịch
vụ), nhà hàng, khách sạn (24,48); giao thông vận tải-liên lạc (10,64%).
Bảng FDI trong lĩnh vực dịch vụ tại Việt Nam (Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến
ngày 31/12/2013)
Trang 13 |



Đơn vị: Triệu USD
STT

Số dự

Chuyên ngành

án

Vốn đầu


1

Dịch vụ lưu trú và ăn uống

341

10739

2

Vận tải; kho bãi

382

3563


3

Tài chính, tín dụng

79

1322

4

Thông tin và truyền thông

937

4029

5

Kinh doanh bất động sản

407

49043

1526

1521

6


Hoạt động chuyên môn, khoa học, công nghệ

7

Giáo dục và đào tạo

179

742

8

Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội

91

1339

9

HĐ văn hóa và thể thao

142

3676

10

HĐ dịch vụ khác


128

747

4212

76721

Tổng số

Nguồn: Tổng cục thống kê.
- Lĩnh vực Nông-Lâm-Ngư nghiệp: Đến hết năm 2013, có 500 dự án đầu tư vào lĩnh
vực này còn hiệu lực, trị giá 3.358 triệu USD.
Bảng FDI vào Việt Nam trong lĩnh vực Nông-Lâm-Ngư nghiệp (Lũy kế các dự án
còn hiệu lực đến ngày 31/12/2013)
Đơn vị: Triệu USD
STT
1
Trang 14 |

Chuyên ngành
Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

Số dự
án
500

Vốn đầu tư
3358



Nguồn: Tổng cục thông kê.
1.2.2.

Theo chủ đầu tư

Cho đến nay, đã có 92 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, trong đó 69,
1% vốn đăng kí đến từ các nhà đầu tư Châu Á, 16,2% từ EU và 11,8% từ các nhà đầu
tư Mĩ.
Các nhà đầu tư sớm nhất đến thị trường Việt Nam là các nhà đầu tư từ Úc và EU
bao gồm cả Unilever, British Petroleum và Shell. Các công ty Châu Á tham gia vào thị
trường Việt Nam chậm hơn khi Việt Nam trở thành một địa điểm đầu tư tự nhiên đặc
biệt là đối với các nhà đầu tư mở rộng sản xuất đối với dây chuyền may mặc. Các
công ty Mĩ tham gia thị trường Việt Nam muộn nhất do bị hạn chế bởi lệnh cấm của
Mĩ cho đến năm 1994.
Các quốc gia đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam là các quốc gia trong khu vực Châu
Á, bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaixia,Thái Lan, Trung Quốc. Việt
Nam vẫn chưa nhận được nhiều FDI từ EU và Mỹ cũng như nhiều quốc gia phát triển
khác trên thế giới.
Cơ cấu FDI tại Việt Nam theo đối tác đầu tư (Luỹ kế các dự án còn hiệu lực đến
ngày 31/12/2013)

(Nguồn Tổng cục thống kê)
Trong giai đoạn 1988-2013, FDI đến từ 5 quốc gia Châu Á đầu tư nhiều nhất vào
Việt Nam đã chiếm đến 58% tổng vốn đăng kí. Điều này chứng tỏ là các doanh nghiệp
EU chưa tham gia một cách tích cực vào thị trường Việt Nam mặc dù họ có những lợi
thế nhất định về qui mô. Tuy không phải là quốc gia có nhiều vốn đầu tư tại Việt Nam
nhất, nhưng Hoa Kỳ vẫn thể hiện xu thế là nhà đầu tư lớn tại Việt Nam. Nhiều tập đoàn
tên tuối lớn của Hoa Kỳ như Chevron, General Elctric, ConccoPhillips, AEC, AIG,


Trang 15 |


Ceaterpillar, CitiGroup, ExxonMobil, Ford... đã có mặt tại Việt Nam và dự báo trong
tương lai, Hoa Kỳ sẽ trở thành nhà đầu tư số 1 tại Việt Nam.
1.2.3.

Cơ cấu FDI theo địa bàn

Trên thực tế, cho đến năm 2010, tất cả 64 tỉnh thành trong ở Việt Nam đã thu hút
được những lượng FDI nhất định. Tuy nhiên sự phân bổ của FDI theo tỉnh thành là
không đồng đều; FDI chủ yếu tập trung ở các khu vực trọng điểm kinh tế, đặc biệt là
tại các tỉnh có cơ sở hạ tầng phát triển nhất và có sẵn lao động có kĩ năng.

Cơ cấu FDI tại Việt Nam theo địa bàn giai đoạn 1988-2013

Qua bảng số liệu trên ta có thể nhận thấy Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng là
2 khu vực dẫn đầu về cả số dự án FDI và cả số vốn đầu tư. Đông Nam Bộ dẫn đầu cả
nước với 8.962 dự án trị giá 102.973,5 triệu USD. Đứng thứ 2 là Đồng bằng sông
Hồng với 4.531 dự án trị giá 56.17,7 triệu USD. Tây Nguyên là khu vực nhận được ít
dự án đầu tư nhất khi chỉ có 137 dự án trị giá 785,9 triệu USD.

2. Đánh giá mức độ hiệu quả của việc sử dụng vốn FDI tại Việt Nam
2.1.

Tác động tích cực

Hơn 20 năm qua, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã góp phần đáng kể
trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội đất nước bằng việc tạo ra tổng giá trị doanh
thu đáng kể, trong đó có giá trị xuất khẩu, cũng như đóng góp tích cực vào ngân sách

và tạo việc làm, thu nhập ổn định cho người lao động. Đồng thời, tiếp tục khẳng định
vai trò trong sự nghiệp phát triển kinh tế, đóng góp ngày càng lớn vào tổng sản phẩm
quốc nội (GDP) của đất nước và thực sự trở thành bộ phận cấu thành quan trọng của
nền kinh tế. Cụ thể:

Trang 16 |


Vốn thực hiện của khu vực FDI tại Việt Nam (tính đến ngày 15/12/2014) ước đạt
12,35 tỷ USD, tăng 7,4 % so với cùng kỳ năm 2013 và tăng 2,9% so với kế hoạch năm
2014. Năm 2014, mặc dù nền kinh tế phải đối mặt với nhiều khó khăn nhưng vốn giải
ngân của khu vực FDI vẫn tăng nhẹ và vượt kế hoạch đặt ra. Giải ngân dự án FDI đạt
được những kết quả trên là do công tác hỗ trợ,thúc đẩy giải ngân các dự án đã được
chú trọng hơn. Đồng thời công tác đối thoại chính sách với các nhà đầu tư đang hoạt
động tại Việt Nam nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư được đẩy
mạnh, phần nào giúp các nhà đầu tư triển khai hoạt động có hiệu quả hơn.
Xuất khẩu của khu vực FDI (kể cả dầu thô) năm 2014 đạt 101,59 tỷ USD, tăng
15,2% so với cùng kỳ năm 2013 và chiếm 68% kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu không
kể dầu thô trong 12 tháng đạt 94,41 tỷ USD tăng 16,7% so với cùng kỳ 2013.
Nhập khẩu của khu vực FDI năm 2014 đạt 84,56 tỷ USD, tăng 13,6% so với cùng
kỳ năm 2013 và chiếm 57% kim ngạch nhập khẩu. Tính chung 12 tháng, khu vực đầu
tư nước ngoài xuất siêu 17,03 tỷ USD.
Như vậy, có thể thấy xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài là một điểm sáng
trong bức tranh kinh tế chung của Việt Nam trong năm vừa qua. Tỷ trọng xuất khẩu
của khu vực này trong tổng kim ngạch xuất khẩu có xu hướng ngày càng tăng trong
các năm gần đây (năm 2010 là 54,1%; năm 2011 là 56,9%; năm 2012 là 64%, năm
2013 là 66,9%). Và trong năm 2014 đạt mức cao nhất từ trước đến nay 101,59 tỷ
USD, chiếm 68% kim ngạch xuất khẩu.
Nộp ngân sách nhà nước của khu vực ĐTNN (không kể dầu thô) năm 2014 đạt 5,58
tỷ USD, tăng 11,6% so với năm 2013, chiếm 21,25% tổng thu nội địa và chiếm 14,4%

tổng thu ngân sách nhà nước. Thu từ dầu thô ước đạt 4,67 tỷ USD, chiếm 12% tổng thu
ngân sách nhà nước. Khu vực FDI góp phần đáng kể tăng thu ngân sách và do đó, làm
giảm bội chi ngân sách nhà nước.

Trang 17 |


2.2.

Những mặt hạn chế:

Bên cạnh những đóng góp nổi bật nêu trên, 25 năm qua, thu hút FDI vào Việt Nam
vẫn còn nhiều hạn chế. Theo Thứ trưởng Đào Quang Thu, đó là: hiệu quả tổng thể
nguồn vốn FDI chưa cao: Trong công nghiệp – xây dựng, các dự án FDI chủ yếu tập
trung vào lắp ráp, giá trị gia tăng thấp; có quá ít dự án về cơ sở hạ tầng; tỷ trọng dự án
trong nông – lâm –ngư nghiệp rất thấp và có xu hướng giảm dần trong khi đây là
những ngành Việt Nam có thế mạnh.
Trong dịch vụ, các dự án bất động sản quy mô lớn còn cao song nhiều trong số dự
án này chậm triển khai, gây lãng phí về đất đai, vay vốn trong nước. ĐTNN vào các
dịch vụ trung gian, dịch vụ giá trị gia tăng cao, giáo dục đào tạo, y tế, chăm sóc sức
khỏe, môi trường… còn hạn chế.
FDI hiện tập trung chủ yếu tại địa bàn có điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng, nguồn
nhân lực, thị trường tiêu thụ sản phẩm gây mất cân đối vùng miền, không đạt được
mục tiêu hướng ĐTNN vào địa bàn khó khăn. Các KKT, KCN, KCNC không tạo ra lợi
thế khác biệt cho từng địa phương và vùng lãnh thổ.
Đối tác đầu tư vào Việt Nam chủ yếu từ Châu Á, nhà đầu tư nước ngoài là doanh
nghiệp nhỏ và vừa chiếm tỷ lệ cao. Hiện mới chỉ thu hút được trên 100 trong tổng số
500 tập đoàn xuyên quốc gia hàng đầu thế giới. Tỷ lệ vốn thực hiện thấp so với vốn
đăng ký, chỉ khoảng 47,2%.
Không những thế, mục tiêu thu hút công nghệ (công nghệ cao và công nghệ nguồn),

chuyển giao công nghệ chưa đạt được như kỳ vọng. Trên 80% doanh nghiệp ĐTNN sử
dụng công nghệ trung bình của thế giới, chỉ 5-6% sử dụng công nghệ cao, 14% ở mức
thấp và lạc hậu, cá biệt có trường hợp sử dụng công nghệ lạc hậu. Chuyển giao công
nghệ chủ yếu thực hiện theo chiều ngang – giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, ít có
những biến đổi về trình độ và năng lực công nghệ.

Trang 18 |


Tỷ lệ việc làm mới do khu vực ĐTNN tạo ra không tương xứng (chỉ chiếm 3,4%
trong tổng số lao động có việc làm năm 2011). Thu nhập bình quân theo tháng của
người lao động ở khu vực doanh nghiệp ĐTNN chỉ cao hơn khu vực doanh nghiệp tư
nhân trong nước nhưng thấp hơn khu vực doanh nghiệp nhà nước. Nhu cầu về nhà ở,
đời sống văn hóa ở các khu tập trung nhiều lao động đã trở nên bức xúc mà chưa đáp
ứng được.
Bên cạnh đó, hiệu ứng lan tỏa của khu vực FDI sang khu vực khác của nền kinh tế
còn hạn chế, có dấu hiệu chèn lấn; một số dự án được cấp phép nhưng chưa bảo đảm
tính bền vững, gây ô nhiễm môi trường, tiêu tốn năng lượng, tài nguyên, chưa chú ý
đầy đủ tới an ninh quốc phòng.

Trang 19 |


CHƯƠNG III:

PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG TÁC ĐỘNG CỦA FDI ĐẾN

TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ.
1. Sự cần thiết phải có nghiên cứu định lượng về tác động của FDI đến
tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.

Qua sự phân tích ở trên ta có thể nhận thấy được tác động của FDI đến tăng trưởng
kinh tế là không hề nhỏ. Tuy nhiên giữa các quốc gia khác nhau và giữa các giai đoạn
khác nhau của cùng một quốc gia thì vai trò của FDI đến tăng trưởng kinh tế cũng rất
khác nhau. Ví dụ theo nghiên cứu của Mun và cộng sự (2007) tại Malaysia cho thấy
FDI ảnh hưởng tích cực lên sự tăng trưởng kinh tế của Malaysia. FDI giải thích được
17% sự thay đổi của GDP. Tuy nhiên nhìn sang những nghiên cứu liên quan đến các
nước khu vực Châu Phi, cụ thể là nghiên cứu của Adewumi (2006) đối với các nước
Châu Phi, ta có thể thấy ảnh hưởng của FDI đối với GDP chỉ khoảng 10%. Điều đó cho
thấy đối với những nước Đông Nam Á ( Việt Nam, Malaysia, …), khả năng sử dụng
FDI có thể hiệu quả hơn so với các nước Châu Phi.
Như vậy giữa các nghiên cứu định lượng đã có kết quả khác nhau về vai trò của FDI
đến tăng trưởng kinh tế. Vì vậy cần thiết phải có một nghiên cứu định lượng xác định
được tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam để phân tích cụ thể trong
bối cảnh Việt Nam thì FDI có ảnh hưởng như thế nào đến tăng trưởng kinh tế.
Bên cạnh đó, có một yếu tố khác cũng có ảnh hưởng khá lớn đến tăng trưởng kinh
tế. Đó chính là đầu tư công.Theo nghiên cứu định lượng của Devarajan (1996) (nghiên
cứu 43 quốc gia đang phát triển ) thì gia tăng tỉ lệ đầu tư công trên GDP sẽ có tác độn
tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Theo một nghiên cứu khác của Khan and Kuma
(1995) nghiên cứu 40 quốc gia đang phát triển thì đầu tư công có tác động tích cực và
có ý nghĩa đến tăng trưởng kinh tế.
Nếu lấy sự ảnh hưởng của đầu tư công làm chuẩn mốc để so sánh thì ảnh hưởng của
FDI đến tăng trưởng kinh tế ở nước ta sẽ như thế nào? Để trả lời câu hỏi trên, nhóm
nhận thấy cần thiết phải có một nghiên cứu định lượng xác định được tác động của Fdi
Trang 20 |


đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và so sánh với sự ảnh hưởng của đầu tư công để
xem trong FDI và đầu tư công, nhân tố nào ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế ở Việt
Nam nhiều hơn.


2. Tổng quan về tác động định lượng tác động FDI đến tăng trưởng kinh tế
Trong thực tế chúng ta có thể sử dụng một số phương pháp để đánh giá vai trò của
FDI đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam mà điển hình là sử dụng hệ số ICOR theo
công thức sau:

Trong đó : là hệ số ICOR của FDI trong năm t ; , là tích lũy vốn FDI năm (t) và
năm (t-1) theo giá so sánh; , là thu nhập quốc nội năm (t) và năm (t-1) theo giá so
sánh. Tuy nhiên sử dụng hệ số ICOR để đo lường vai trò của FDI tại Việt Nam gặp
phải một số vấn đề. Thứ nhất bản thân ICOR là một chỉ số đã được đơn giản hóa nên
rất khó để đánh giá các hiệu qủa của việc đầu tư FDI đến kinh tế - xã hội. Thứ hai , hệ
số ICOR có thể phản ánh không chính xác ảnh hưởng của FDI đến tăng trưởng kinh tế
vì đầu tư ở đây ( tích lũy vốn đầu tư trong hệ số ICOR ) chỉ là đầu tư tài sản hữu hình,
còn đầu tư tài sản vô hình, tài sản tài chính không được tính đến nên phản ánh chưa
trung thực ảnh hưởng của đầu tư FDI tới thu nhập quốc dân. Thứ ba, chỉ số này không
biểu hiện được rõ ràng trình độ kỹ thuật của phía sản xuất vì ICOR là tỉ lệ đầu tư/sản
lượng gia tăng.
Vì các lý do trên, nhóm quyết định sử dụng mô hình kinh tế lượng để đánh giá hiệu
quả của FDI đến tăng trưởng kinh tế và so sánh với ảnh hưởng của đầu tư công. Việc
sử dụng mô hình kinh tế lượng sẽ có một số lợi ích sau đây:


Khắc phục được hạn chế về khả năng phản ánh của hệ số ICOR



Phân tích được tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế.



So sánh được mức độ ảnh hưởng của FDI và đầu tư công đến tăng trưởng

kinh tế

Trang 21 |




Phân tích được sự ảnh hưởng của việc tự do thương mại đến vai trò của đầu
tư FDI đối với tăng trưởng kinh tế

2.1.

Tổng quan về mô hình kinh tế lượng

Nhóm nghiên cứu sử dụng mô hình OLS để đánh giá vai trò của FDI đến tăng
trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 1996 – 2014.
Mô hình: Tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1995 –
2014

Trong đó:
-

: ln của thu nhập quốc nội năm t tính theo giá năm 2005
: ln của đầu tư trực tiếp nước ngoài năm và năm tính theo giá năm 2005
: Đầu tư công năm và năm tính theo giá năm 2005.
: Chỉ số tự do thương mại (trade free) của năm . Chỉ số tự do thương mại là một
thước đo tổng hợp về sự hiện diện của thuế quan (Tariff) và các rào cản phi thuế
quan ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ.
Điểm số tự do thương mại dựa trên hai yếu tố đầu vào: Mức thuế quan trung
bình trên tỉ trọng thương mại và các rào cản phi thuế quan (NTBs). Chỉ số tự do

thương mại càng cao thì sự tự do thương mại càng ít bị giới hạn bởi các hàng
rào thuế và phi thuế. Chỉ số tfree có thang đo từ 1 đến 100.

Các biến số thu nhập quốc nội, đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư công đều được
tính theo giá so sánh của năm 2005 để loại trừ ảnh hưởng của lạm phát, từ đó phản ánh
chính xác hơn sức ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thu nhập quốc nội.
Ngoài ra, theo nhiều nghiên cứu đã từng được thực hiện trên thế giới và ở Việt Nam thì
có một giả định hợp lý là đầu tư trực tiếp nước ngoài không gây tác động ngay mà có
một độ trễ nhất định trong ảnh hưởng tới thu nhập quốc nội. Nhóm nghiên cứu dự đoán
rằng độ trễ ấy là không lớn hơn 2 năm (2 năm là con số trung bình cho các dự án có
vốn FDI đi vào hoạt động) nên đã đưa vào mô hình các biến để xem xét sự tác động
Trang 22 |


của chúng đến năm . Nhóm nghiên cứu cũng đưa thêm vào các biến đầu tư công của
năm và để có thể đánh giá được cả vai trò của đầu tư công trong tăng trưởng, từ đó có
thể so sánh đánh giá để thấy được vai trò của từng loại hình đầu tư đến tăng trưởng
kinh tế. Các biến số đều được đưa vào dưới dạng hàm số ln nhằm khắc phục hiện
tượng phương sai sai số ngẫu nhiên thay đổi (do làm giảm sự biến động của các biến
số), ngoài ra việc sử dụng ln cũng giúp đánh giá dễ dàng hơn do có thể đánh giá được
nếu đầu tư trực tiếp nước ngoài hoặc đầu tư công tăng lên 1% thì thu nhập quốc nội sẽ
tăng hay giảm bao nhiêu %.
Nhóm nghiên cứu cũng thêm 2 biến số và để đánh giá tác động cộng gộp của và .
Nếu các hệ số lớn hơn 0 thì chứng tỏ loại bỏ các hàng rào thuế quan sẽ làm gia tăng
vai trò của FDI tới tăng trưởng kinh tế.

2.2.

Đánh giá kết quả thu được từ mô hình kinh tế lượng.


Trang 23 |


Sau khi chạy các mô hình trên bằng số liệu từ năm 1997 – 2014, ta thu được kết quả
như sau:

Biến độc lập
Biến phụ thuộc
(R2 = 99,52%)

Trang 24 |

Hệ số
0,116
-0,047
0,473
-0,026
0,00002
-0,0002

p-value
0,008
0,352
0,006
0,84
0,934
0.324


Mô hình không có vấn đề về sự tương quan, không có vấn đề về phương sai sai số

thay đổi, không có vấn đề về đa cộng tuyến, mức ý nghĩa khá cao R 2 là 99,52%, vì vậy
mô hình này được coi là khá có ý nghĩa thống kê.
• Các kết quả thu được:
+ Hệ số (có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% do p-value = 0,008 < 0,05): Đầu tư
FDI năm có tác động tích cực đến tăng trưởng năm , tác động này khá rõ nét và có ý
nghĩa thống kê. Nếu tăng đầu tư FDI lên 1% thì sau 1 năm sẽ khiến tăng trưởng kinh tế
tăng them 0,116%.
+ Hệ số (không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%): Đầu tư FDI năm có tác
động tiêu cực đến tăng trưởng năm , tác động này không rõ nét và không có ý nghĩa
thống kê.
+ Hệ số (có ý nghĩa thống kê ở mức 5%): Đầu tư công năm có tác động tích cực
đến tăng trưởng năm , tác động này khá rõ nét. Nếu tăng 1% đầu tư công năm này thì
sau 1 năm sẽ tăng trưởng kinh tế 0,473%.
+ Hệ số (không có ý nghĩa ở mức 5%): đầu tư công năm có tác động tiêu cực đến
tăng trưởng kinh tế năm , tuy nhiên tác động này không rõ ràng, không có ý nghĩa.
+ Hệ số khá nhỏ và không có ý nghĩa ở mức 5% do p-value lớn: Yếu tố tự do
thương mai không ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả đầu tư FDI tới tăng trưởng kinh tế.
Nhận xét:
Đầu tư công có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn, hơn nữa
nó còn khá rõ nét và có ý nghĩa về mặt thống kê. Tuy vậy, xét về mặt dài hạn ( >= 2
năm) thì đầu tư công lại tác động tiêu cực (α <0) song không rõ nét, không có ý nghĩa
về mặt thống kế (p-value > 0,05).
Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế trong
ngắn hạn, tác động này khá rõ nét và có ý nghĩa về mặt thống kê. Trái lại, trong dài
Trang 25 |


×