Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đề Thi Và Đáp Án Động Vật Học 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.34 KB, 6 trang )

UBND TỈNH AN GIANG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
------------------------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------------------------

ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
ĐỀ THI SỐ 1
Tên học phần: Động vật học
Lớp: DH14CN
Hình thức thi: Viết
Thời gian làm bài: 60 phút
Ngày thi:
Câu 1: (0,5 điểm)
Có bao nhiêu loại tế bào? Tế bào sinh vật có tiến hóa không? Sự tiến hóa này thể hiện trong cấu trúc
của các loại tế bào sinh vật ra sao?
Câu 2: (0,5 điểm)
Loài là gì? Bằng cách nào thì các loài động vật sống có khả năng giữ tính ổn định (bảo thủ) của nó để
tránh sự tạp giao (hổn giao) giữa các loài khác nhau?
Câu 3: (0,5 điểm)
Động vật tiến hóa bằng con đường nào? Chúng có quan hệ với nhau ra sao trong tự nhiên?
Câu 4: (0,5 điểm)
Phân loại của một loài rùa hộp lưng đen Nam bộ (Cuora amboinensis) theo Bảng bên dưới. Hãy điền
tên các bậc phân loại thích hợp (tiếng Việt) và khoản trống?
Tên của bậc phân loại

Tên phân loại (từ Latin hay Latin hóa)

…………………..?



Animalia

Ngành
……………?
Lớp:
……………?
Họ
…………..?

Chordata
Gnathostonata
Reptilia
Testudines
Geomydidae
Cuora

Loài

Cuora amboinensis (Daudin, 1802)

………………?

-

Cuora amboinensis amboinensis (Daudin, 1802)

-

Cuora amboinensis couro (Schweigger, 1812)


-

Cuora amboinensis kamaroma (Rummler & Fritz, 1991)

-

Cuora amboinensis lineata (McCord & Philippen, 1998)

Câu 5: (0,5 điểm)
Để đánh giá chất lượng hay hiệu quả của một động vật nuôi đã được thuần hóa (domestic animal)
người ta thường kết hợp có tương tác giữa tiềm năng di truyền (genetic potential); yếu tố sinh học và
tác động môi trường ngoài (environmental factors). Các yếu tố này là gì? Và tại sao chúng cần thiết để
đánh giá một loài vật nuôi?


Câu 6: (4,0 điểm)
Hình bên dưới là Cây phát sinh và tiến hóa của động vật theo Dogel (1981, có bổ sung, theo Tự điển
Bách khoa Sinh học, NXB Khoa học và Kỹ Thuật, 2002). Hình này cũng miêu tả tóm tắt toàn bộ các
nhóm động vật quan trọng theo cấu trúc tiến hóa của động vật từ sinh vật bậc thấp (động vật nhân
chuẩn đầu tiên) đến nhóm động vật có miệng nguyên sinh và thứ sinh.
Hãy tóm tắt tiến hóa về hình thể và đời sống của các nhóm theo các bậc tiến hóa đã học trong chương
trình động vật học?
Lưu ý: Ở mỗi nhóm động vật chỉ nêu nhóm động vật tiêu biểu, sau đó miêu tả hình thể và đời
sống của chúng để cho thấy động vật tiến hóa và thích nghi khác nhau khi chúng tiến hóa ở các
mức độ khác nhau.

Câu 7: (1,0 điểm)
Trình bày sơ lược cấu trúc của một nguyên sinh động vật (protozoa)? Loại môi trường sống nào là
thích hợp nhất cho chúng? Tại sao?

Câu 8: (0.5 điểm)
Có bao nhiêu ngành (phylum) trong phần động vật học có xương sống (vertebrate)? Ngành nào đặc
biệt quan trọng đối với ngành chăn nuôi thú y? Tại sao?
Câu 9: (1,0 điểm)
Có bao nhiêu ngành (phylum) trong phần động vật học không xương sống (invertebrate)? Ngành nào
đặc biệt quan trọng đối với ngành chăn nuôi thú y? Tại sao?
2


Câu 10: (1,0 điểm)
Động vật là gì? Động vật có vú có những đặc điểm tiến hóa hình thể và sinh lý đặc biệt nào so với các
lớp dưới chúng?
(Lưu ý: Thí sinh được phép sử dụng tất cả các loại tài liệu có liên quan để làm bài thi)
- Hết –

CÁN BỘ DUYỆT ĐỀ

Đào Thị Mỹ Tiên

CÁN BỘ RA ĐỀ

Võ Lâm

3


ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1

Tên học phần: Động vật học
Lớp: DH14CN

Hình thức thi: Viết
Thời gian làm bài: 60 phút
Câu 1:
Có 2 loại tế bào: tế bào nhân sơ và tế bào nhân chuẩn.

Tế bào cũng tiến hóa theo hướng cấu trúc ngày càng hoàn thiện hơn để có thể có đời sống độc lập,
chẳng hạn, nguyên sinh động vật.
Sự tiến hóa này thể hiện qua: tế bào nhân sơ có kích thước nhỏ hơn, chưa có màng nhân và rất ít bào
quan bên trong tế bào. Mặc khác, các nhân và các bào quan chưa có màng bao rõ ràng. Tuy nhiên, tế
bào nhân chuẩn đã có màng nhân và các bào quan bên trong. Các bào quan cũng có màng để thực hiện
các chức năng trao đổi chất.
Câu 2:
Loài là một đặc điểm kiểu hình của một có thể hay nhóm sinh vật để phân biệt sinh vật này với sinh
vật khác. Trong tự nhiên chúng có hàng rào sinh học để giới hạn sự tạp giao của các loài khác nhau;
chỉ có những các thể cùng loài mới tạp giao và cho con có khả năng sinh sản được. Tuy nhiên, có
những trường hợp cá biệt, các cá thể của những loài gần nhau có thể giao phối và sinh sản được,
nhưng con của chúng bất thụ. Chẳng hạn, ngựa x lừa = La, hay vịt Xiêm x vịt ta = vịt Xiêm lai
Ngoài ra, cách ly về mặt địa lý cũng làm hạn chế sự hổn giao giữa các loài trong tự nhiên.
Câu 3:
Động vật tiến hóa cách nay khoảng 600 triệu năm, từ dưới nước lên cạn. Về mặt nguồn gốc, động vật
bắt nguồn từ các sinh vật tập đoàn của vị trí phát sinh của cây tiến hòa và phát triển theo 2 con đường:
-

Con đường thứ nhất từ các vô xoang trùng tổ tiên (Protoacoelomata), các trùng lông nguyên
thủy, có cấu trúc tế bào đa nhân có khả năng phân hóa để tiến hóa thành đa bào.

-

Con dường thứ từ các phôi vị trùng (Protogastrula), theo thuyết phôi vị hóa của Haekel. Sự
phát triển phôi của động vật đa bào ngày nay đã phản ảnh đầy đủ quá trình phôi vị hóa của

động vật đa bào.

Câu 4:
Tên của bậc phân loại

Tên phân loại (từ Latin hay Latin hóa)

Giới (?)

Animalia

Ngành
Lớp trên (?)
Lớp

Chordata
Gnathostonata
Reptilia

Bộ (?)
Họ
Giống (?)

Testudines
Geomydidae
Cuora

Loài

Cuora amboinensis (Daudin, 1802)


Phân loài (?)

-

Cuora amboinensis amboinensis (Daudin, 1802)
4


-

Cuora amboinensis couro (Schweigger, 1812)

-

Cuora amboinensis kamaroma (Rummler & Fritz, 1991)

-

Cuora amboinensis lineata (McCord & Philippen, 1998)

Tóm tắt: Giới (kingdom), lớp trên (superclass), bộ (order), giống (genus), loài (species), phân loài
(subspecies)
Câu 5:
-

Nhóm nhân tố sinh học: khả năng sinh trưởng, phát triển và sinh sản của một loài

-


Nhóm nhân tố về môi trường: môi trường sống, thức ăn, dinh dưỡng và quản lý vật nuôi.

Câu 6:
-

Nguyên sinh động vật: đặc điểm tiến hóa về hình thể, các nhóm tiêu biểu và phân loại của
protozoa. Các kiến thức này nhấn mạnh đến ý nghĩa của sự xuất hiện tế bào nhân chuẩn và
hình thức sống độc lập mới của động vật. Nhóm động vật này chủ yếu sống trong môi trường
nước và có giàu nguồn hữu cơ.

-

Động vật không xương sống: từ động vật thân lổ đến ngành chân đốt và da gai. Tiến hóa từ
toản tròn, không thể xoang, xoang giả và xoang chính thức. Đời sống tự do hay ký sinh, nhóm
ký sinh phổ biến ở động vật bậc thấp và quan trọng.

-

Động vật có xương sống: thuộc ngành phụ có dây sống (chordata), bắt đầu từ lớp cá không
hàm đến động vật có vú. Ngành có dây sống bắt đầu tiến hóa theo hình thức cơ thể có đốt,
phân chia các xoang khác nhau, có cột sống kéo dài từ đầu đến cuối cơ thể bên trong có tủy
sống. Phần của tủy sống phình to thành não bộ. Tiến hóa của cơ thể để thích nghi với đời sống
phong phú từ dưới nước, đến lưỡng cư và sống hoàn toàn trên cạn.

Câu 7:
Cấu trúc của một nguyên sinh động vật như hình vẽ. Chúng phải sống trong môi trường nước và giàu
dinh dưỡng, bởi vì cấu tạo cơ thể chỉ có một tế bào với các bào quan đảm nhận các hoạt động trao đổi
chất.

Câu 8:

5


Chỉ có một ngành duy nhất là Ngành Dây sống, với 3 phân ngành Subphylum Urochordata (Tunicata),
Subphylum Cephalochordata, Subphylum Vertebrata. Ngành động vật có xương sống rất quan trọng
trong ngành học Chăn nuôi thú ý vì nó liên quan đến sinh học của các động vật nuôi (hình thể, sinh lý,
và tập tính của động vật nuôi).
Câu 9:
Có khoảng 30 ngành. Các ngành quan trọng: Phylum Platyhelminthes, Phylum Nemertea
(Rhynchocoela), Phylum Gnathostomulida, Phylum Nematoda: Roundworms (giun tròn),
Phylum
arthropoda (chân khớp). Các ngành quan trọng vì nó liên quan đến hệ thống kiến thức cơ bản về các
loài động vật áp dụng cho các môn học khác có liên quan đến bệnh và các môn chuyên ngành khác.
Câu 10:
Động vật là một sinh vật với các đặc điểm sau: Đa bào, tế bào nhân chuẩn, dị dưỡng, tế bào không có
vách cellulose.
Động vật có vú thuộc nhóm động vật có xương sống, có đời sống trên cạn hay dưới nước. Động vật có
vú có các đặc điểm tiến hóa quan trọng như sau: phát triển phôi có nhau thai, đẻ con và nuôi con bằng
sữa mẹ.

6



×