Tải bản đầy đủ (.doc) (81 trang)

đánh giá hiệu quả đất trồng ở thanh chương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 81 trang )

MỤC LỤC

2.3. Một số bài học về giao đất giao rừng ở Việt Nam................................11
2.3.1. Tác động của chính sách GĐGR:........................................................11
2.3. 2. Bất cập giữa các chính sách trong công tác giao đất, giao rừng:.........11
2.3. 3. Những bất cập giữa chính sách và thực tiễn.......................................12
Những bất cập về các quy định của pháp luật: Qua các bài trình bày, thảo
luận nhóm và thảo luận ở phiên toàn thể, Hội thảo thống nhất cho rằng:.....12
2.3. 4. Những bất cập về tiến trình thực thi..................................................13
2.3. 5. Những bất cập về cơ chế hưởng lợi trong giao rừng tự nhiên...........14


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, BẢNG BIỂU
Biểu đồ 1: Hiện trạng sử dụng đất huyện Thanh Chương

37


DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
UBND

:

Uỷ ban nhân dân

TN&MT

:

Tài nguyên và môi trường


NN&PTNT

:

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

GĐGR

:

Giao đất giao rừng

GĐTR

:

Giao đất trồng rừng

Giấy CNQSD đất :

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

KT-XH

:

Kinh tế xã hội

TCCĐ


:

Tổ chức cộng đồng

HGĐ

:

Hộ gia đình

LTQD

:

Lâm trường quốc doanh

VQG

:

Vườn quốc gia

BQL

:

Ban quản lý

CNH - HĐH


:

Công nghiệp hóa – hiện đại hóa

LSNG

:

Lâm sản ngoài gỗ

UBMTTQVN

:

Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam

BCH

:

Ban chấp hành


PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam có tổng diện tích tự nhiên 33,12 triệu ha, trong đó diện tích có rừng là
12,61 triệu ha và 6,16 triệu ha đất trống đồi núi trọc là đối tượng của sản xuất nông lâm
nghiệp. Lâm nghiệp đã và đang thực hiện hoạt động quản lý và sản xuất trên diện tích
lớn nhất trong các ngành kinh tế quốc dân. Diện tích đất lâm nghiệp phân bố chủ yếu
trên các vùng đồi núi của cả nước, đây cũng là nơi sinh sống của 25 triệu người với
nhiều dân tộc ít người, có trình độ dân trí thấp, phương thức canh tác lạc hậu, kinh tế

chậm phát triển và đời sống còn nhiều khó khăn.[5]
Vì vậy ngành lâm nghiệp không những tạo ra các sản phẩm lâm sản hàng hóa và
dịch vụ đóng góp cho nền kinh tế quốc dân mà còn có vai trò quan trọng trong việc bảo
vệ môi trường như phòng hộ đầu nguồn, giữ đất giữ nước, điều hòa khí hậu… góp
phần bảo vệ an ninh quốc gia, đặc biệt đối với bảo vệ biên giới hải đảo, góp phần quan
trọng trong việc cải thiện đời sống, xóa đói giảm nghèo cho người dân nông thôn miền
núi.[5]
Tuy nhiên trong những năm gần đây cùng với sự gia tăng dân số quá nhanh, nghèo
đói và việc phá rừng để trồng cây công nghiệp hay sản xuất nông nghiệp, việc khai
thác gỗ với quy mô công nghiệp ngoài kiểm soát…đã làm cho tài nguyên rừng trở nên
cạn kiệt, diện tích rừng bị suy giảm nghiêm trọng cả về chất lượng và số lượng, đất
rừng nhiều nơi bị thoái hóa biến thành nhiều mảng đồi núi trọc trơ sỏi đá.
Để sử dụng đất lâm nghiệp có hiệu quả, bền vững đồng thời duy trì và nâng cao độ
che phủ của rừng; trong những năm qua Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách quan
trọng kết hợp giữa bảo vệ phát triển bền vững tài nguyên rừng với phát triển nền kinh
tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo. Trong đó cho thuê rừng giao đất lâm nghiệp, giao
rừng, cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân quản lý, sử dụng vào mục đích lâm nghiệp
là một chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước và là một biện pháp mang lại
nhiều hiệu quả rõ rệt, nhằm làm cho rừng có chủ thực sự và người dân yên tâm sản
xuất trên diện tích được giao.[6]
Xuất phát từ thực trạng dân số ngày càng tăng cao, người dân không có việc làm,
thiếu đất canh tác, tư tưởng rừng là của chung, là tài nguyên vô giá…, nên người dân


khai thác tài nguyên rừng ồ ạt, không có kiểm soát làm cho tài nguyên rừng ngày càng
cạn kiệt, khó có khả năng phục hồi. Vì vậy việc giao đất lâm nghiệp, giao rừng, cho
thuê rừng đến tổ chức, cá nhân, hộ gia đình là rất cần thiết.
Huyện Thanh Chương là một huyện miền núi nằm ở phía tây nam thuộc tỉnh Nghệ
An. Phía tây nam giáp nước Lào; phía đông giáp huyện Nam Đàn; phía tây bắc giáp
huyện Anh Sơn; phía đông bắc giáp huyện Đô Lương; phía nam giáp huyện Hương

Sơn, huyện lỵ cách thành phố Vinh 50 km.
Thanh Chương là một huyện với nhiều đồi núi thuận lợi cho việc phát triển ngành
lâm nghiệp cho nên trong những năm qua Nhà nước và các cơ quan địa phương đã và
đang đẩy mạnh đầu tư hạ tầng, tích cực giao đất, giao rừng, hướng dẫn người dân
trồng, chăm sóc và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân trồng rừng, góp phần
nâng cao đời sống kinh tế - xã hội cho địa phương.
Với sự phát triển của công nghệ khoa học – kỹ thuật chế biến gỗ và sản xuất gỗ
dăm, ván ép… sản phẩm từ chúng được ưa chuộng đã làm cho nhu cầu về một số loại
gỗ tăng cao, điều này đã thu hút, lôi cuốn người dân trồng rừng tạo điều kiện thuận lợi
cho công tác giao đất, giao rừng, tăng thu nhập, tạo công ăn việc làm cho người dân địa
phương…Vì vậy việc giao đất, giao rừng ở địa phương đã được triển khai nhanh chóng
và đã đạt được một số kết quả nhất định.
Từ thực trạng trên và để phát huy thế mạnh của rừng, tiềm năng lao động ở địa
phương nhằm bảo vệ và phát triển được vốn rừng, đồng thời cải thiện đời sống cho
người dân, đặc biệt là đồng bào, vùng sâu, vùng xa thì việc đẩy mạnh công tác giao,
cho thuê rừng tới các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân quản lý, bảo vệ và sử dụng ổn
định, lâu dài là rất cần thiết,[6] vì vậy chúng ta cần thiết phải đánh giá được hiệu quả
của công tác giao đất, giao rừng.

Xuất phát từ thực tế này, tôi xin tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu
quả công tác giao đất trồng rừng tại địa bàn huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ
An”.


PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận:
Chủ trương giao đất lâm nghiệp đã được đề ra và thực hiện từ năm 1968. Trải qua
nhiều giai đoạn Nhà Nước đã đề ra nhiều chính sách và đã bổ sung kịp thời cho phù
hợp với thực tế. Vì vậy quá trình giao đất lâm nghiệp trong từng giai đoạn cũng có sự
khác nhau về phạm vi, quy mô, kết quả đạt được. Nhìn tổng quát quá trình giao đất lâm

nghiệp ở Việt Nam có thể chia thành 3 thời kỳ như sau:


Thời kỳ 1968 – 1982:

Nền kinh tế việt nam trong thời kỳ này đang vận hành theo chơ chế quản lý tập
trung bao cấp. Đây là thời kỳ phát triển kinh tế quốc doanh và hợp tác xã. Kế hoạch
hóa tập trung ở mức độ cao, theo kiểu “cấp phát – giao nộp”. Gỗ và lâm sản là vật tự
do Nhà nước thống nhất quản lý. Đất lâm nghiệp, đất nông nghiệp và rừng mới được
giao cho hai thành phần kinh tế là quốc doanh và hợp tác xã nhưng quốc doanh vẫn là
chính, chưa giao đến hộ gia đình. Đối với các thành phần kinh tế khác chỉ mới thông
qua chế độ khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động. Về khung pháp lý quản lý
đất đai và giao đất lâm nghiệp, trong giai đoạn này Chính phủ đã ban hành nhiều chính
sách liên quan đến quản lý đất đai, đặc biệt quyết định số 184/HĐBT ngày 06/11/1982
của Hội đồng Bộ trưởng về đẩy mạnh giao đất, giao rừng cho tập thể và nhân dân trồng
cây gây rừng. Ngày 13/12/1982 Bộ Lâm nghiệp ban hành thông tư số: 46/TT/HTX
cùng với chỉ thị 100 trong Nông nghiệp góp phần đẩy mạnh việc giao khoán đất rừng
cho nhân dân làm cơ sở phát triển kinh tế hộ gia đình.[2]


Thời kỳ 1982 – 1992:

Vào đầu những năm 1980 là thời kỳ mà nhà nước đang nghiên cứu thử nghiệm cải
tiến mô hình quản lý hợp tác xã. Nên trong lâm nghiệp, Nhà nước đã có các chính sách
giao đất lâm nghiệp cho các hợp tác xã và các gia đình trong hợp tác xã để sản xuất
nông lâm nghiệp. Nhất là vào giai đoạn cuối của thời kỳ này, chủ trương giao đất đến
từng hộ gia đình cũng được cụ thể và đẩy mạnh hơn. Từ đó ngành lâm nghiệp đã cùng
với các địa phương vận dụng và tiến hành giao đất lâm nghiệp đến nông dân, lấy hộ



làm đơn vị sản xuất kinh doanh để làm hợp đồng khoán, nên việc giao đất lâm nghiệp
đã có những tiến bộ đáng kể mang lại khởi sắc cho nghề rừng nước ta. Với chính sách
này nhiều nơi rừng đã có người làm chủ, không còn tình trạng làm chủ chung chung.
Vì vậy người dân đã yên tâm đầu tư sản xuất và cho ra sản phẩm, nhiều diện tích đất
trống đồi núi trọc đã được người dân đưa vào khai thác và sử dụng ngày càng tăng.
Nhiều mô hình sản xuất nông lâm kết hợp làm vườn rừng, trang trại đã phát triển khá
phổ biến ở nhiều địa phương và cho thu kết quả đáng kể, đời sống người dân được
nâng lên đáng kể. Đây là những tiến bộ bước dầu đáng khích lệ của công tác giao đất
lâm nghiệp ở giai đoạn này, làm tiền đề cho việc chuyển hướng từ lâm nghiệp quốc
doanh sang lâm nghiệp xã hội ở nước ta.
Ngày 08/01/1988 Luật đất đai ra đời theo đó không chỉ có cơ quan nhà nước, các
hợp tác xã mà cả cá nhân cũng có quyền nhận đất rừng. Gai đoạn này Đảng và nhà
nước có nhiều văn bản quan trọng nhằm bổ sung vào công tác giao đất, giao rừng như:
+ Thông tư liên bộ 08/BLN ngày 25/09/1989
+ Nghị quyết 22/TW ngày 17/7/1989
+ Nghị định 22/HĐBT ngày 13/10/1990
+ Luật bảo vệ và phát triển rừng 19/08/1991.


Thời kỳ 1993 đến nay:

Kể từ năm 1993 đến nay Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều nghị quyết, chính
sách, chủ trương nhằm đẩy mạnh và thực hiện triệt để công tác giao đất, giao rừng,
như:
+ Nghị quyết Trung ương lần thứ 5 (1993) về tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế xã hội nông thôn, trong đó đã nhấn mạnh: “đổi mới cơ chế quản lý ngành lâm nghiệp,
thực hiện phổ biến giao, khoán rừng và đất rừng phù bợp với quy hoạch và phương
hướng phát triển từng vùng từng loại rừng”.
+ Hiến pháp mới ra đời làm cơ sở cho việc xây dựng luật đất đai sửa đổi ngày
14/071993. Luật đất đai năm 1993 nhằm đổi mới cơ chế quản lý đất đai nói chung và
nông lâm nghiệp nói riêng đồng thời phổ biến việc giao đất giao rừng.

+ Nghị định 64/CP ngày 27/9/1993 quy định về việc giao đất nông nghiệp cho tổ
chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp


+ Nghị định 02/CP ban hành ngày 15/01/1995 về việc giao đất lâm nghiệp cho các
tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất lâm
nghiệp.
+ Nghị định 01/CP ban hành ngày 04/10/1995 về việc giao khoán đất sử dụng vào
mục đích nông lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản trong các doanh nghiệp Nhà nước.
+ Chỉ thị số 286/TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp
cấp bách để bảo vệ và phát triển rừng.
+ Quyết định 661/QĐTTg ngày 29/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ về chương
trình trồng mới 5 triệu ha rừng.
+ Nghị định số 163/TTg ngày 16/11/1999 về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho
các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
+ Ngày 06/6/2000 Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Tổng cục Địa chính đã
có thông tư liên hướng dẫn việc giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất.
+ Quyết định 187/2001/QĐTTg ngày 12/11/2001 về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của
hộ gia đình, cá nhân được thuê nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp. Luật sửa đổi bổ
sung một số điều của luật Đất đai năm 1998 và năm 2001.
Thông qua các chính sách Nhà nước đã công nhận sự tồn tại lâu dài và tác dụng tích
cực của hộ gia đình, cá nhân trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội; thừa nhận tư
cách pháp nhân, bảo đảm bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ trước pháp luật, bảo vệ
quyền làm ăn chính đáng và thu nhập hợp pháp của các hộ gia đình, cá nhân. Đối với
hộ gia đình, cá nhân, khi đã được nhà nước giao đất thì có quyền chuyển đổi, chuyển
nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất theo những quy định của pháp
luật. Với những chính sách, chủ trương đảm bảo quyền lợi của người dân như vậy đã
khuyến khích người nông dân mạnh dạn đầu tư sản xuất trên chính mảnh đất mà họ
thực sự làm chủ.[2]


2.2. Cơ sở thực tiễn:
Rừng là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng đối với đời sống của chúng ta. Ngoài
chức năng cung cấp gỗ, củi, động thực vật, các loại lâm sản quý hiếm rừng còn đóng


vai trò tích cực trong phòng hộ, chống xói mòn, rửa trôi đất, điều hòa khí hậu, điều hòa
nguồn nước, bảo vệ môi sinh.
Ở nước ta, rừng và đất rừng chiếm 3/4 lãnh thổ quốc gia và đặc trưng bởi chế độ
khí hậu nhiệt đới gió mùa với khu hệ động thực vật hết sức đa dạng và phong phú, là
nơi hội tụ của rất nhiều các dạng sinh học khác nhau. Đó là tiềm năng để phát triển
kinh tế, đồng thời nó có ý nghĩa hết sức quan trọng trong nghiên cứu khoa học, đặc biệt
là quá trình lai tạo và cải thiện giống cây trồng, vật nuôi có tính ưu việt cao phục vụ
cho nhu cầu sản xuất ngày càng cao của các ngành nông lâm nghiệp và chăn nuôi.
Thế nhưng con người không hiểu biết về tầm quan trọng trước mắt cũng như lâu dài
của rừng, không nắm được quy luật sinh trưởng, phát triển của rừng, không nắm vững
phương thức và phương pháp khai thác, cũng như công tác quản lý bảo vệ rừng đó làm
cho rừng nhanh chóng bị cạn kiện.
Trải qua một thời gian dài do chiến tranh và khai thác bừa bãi, nên tài nguyên rừng
đó bị suy thoái nghiêm trọng, là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng xấu
của thời tiết: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh, ỗ nhiễm,…Trong nhiều trường hợp việc ngăn
cấm khai thác các sản phẩm rừng là không thể được vì một số người dân sống phụ
thuộc vào rừng- rừng là nguồn sinh sống của họ. Người dân và cộng đồng sống dựa
vào rừng nhưng các sản phẩm lâm sản không thuộc quyền sở hữu của họ, người dân
không thu được lợi ích từ rừng nên họ không giữ rừng. Áp lực dân số và nghèo đói là
nguyên nhân quan trọng gây nên suy thoái tài nguyên rừng. Người dân cộng đồng buộc
phải làm nương phát rẫy, để lấy đất canh tác, khai thác lâm sản để làm nhà cửa, đồ đạc,
nhất là các loài động vật hoang dã quý hiếm, cho dù có nhiều biện pháp tịch thu, phạt
tiền của các cơ quan quản lý nhưng tình trạng trên vẫn không thuyên giảm.
Chưa bao giờ vấn đề thu hẹp diện tích và sự suy thoái rừng nhiệt đới ở các nước

phát triển được toàn thể cộng đồng nhân loại quan tâm rộng rãi như hiện nay, trước
thực trạng đó Đảng, Nhà nước và Chính phủ đó có nhiều chương trình chính sách và
giải pháp tích cực để quản lý bảo vệ và phát triển rừng nhằm đẩy lựi nguy cơ núi trờn.
Trong những năm qua, Nhà nước đã có nhiều chương trình, chính sách và giải pháp
tích cực trong lĩnh vực phát triển lâm nghiệp như:


- Chỉ thị 286 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp cấp bách
để bảo vệ và phát triển rừng, chỉ thị 287/TTg " Về việc tổ chức kiểm tra truy quyét
những cá nhân và tổ chức phá hoại rừng ra ngày 28/02/1997.
- Xây dựng và thực hiện chương trình 327 về trồng, quản lý bảo vệ rừng rừng hộ và
rừng đặc dụng với nguồn ngân sách của nhà nước.
- Nghị định 01 và 02 CP, nghị định 163/1999/NĐ-CP về chính sách đất đai “Giao
khoán cho cá nhân, hộ gia đình, tổ chức quản lý, sử dụng vào mục đích lâm nghiệp”
- Chương trình định canh, định cư và nhiều chương trình khác.
- Thành lập và thu hút nhiều dự án đầu tư của nước ngoài, các tổ chức phi chính
phủ như: Dự án PAM, dự án Việt - Đức, dự án 327...
Trong những chương trình, chính sách đó nhận thấy "Giao khoán cho cá nhân, hộ
gia đình, tổ chức quản lý, sử dụng vào mục đích lâm nghiệp” là chính sách đúng đắn và
có hiệu quả lớn nhằm đem diện tích rừng, đất rừng đến tận tay người dân sử dụng,
quản lý. Và khi diện tích rừng và đất rừng được giao tận tay người dân thì khi đó nó là
tài sản của chính họ, họ mới thực sự có trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ phần diện tích
đó, như vậy tài nguyên rừng mới thực sự được bảo vệ.
Huyện Thanh Chương là một huyện miền núi phía Tây Nam của tỉnh Nghệ An, có
tổng diện tích tự nhiên là 112830.66 ha. Trong đó diện tích các loại đất chiếm tỉ lệ như
sau:
+ Đất sản xuất Nông nghiệp: 22136.14 ha, chiếm 19,62% tổng diện tích tự nhiên.
+ Đất lâm nghiệp: 64080.42 ha, chiếm 56,79% tổng diện tích tự nhiên.
+ Đất phi nông nghiệp: 13080.04 ha, chiếm 11,59% tổng diện tích tự nhiên.
+ Đất chưa sử dụng: 13000.62 ha, chiếm 11.52% tổng diện tích tự nhiên.

Trong đó diện tích đất chưa sử dụng có khả năng lâm nghiệp là: 7786.87 ha.
Với tiềm năng đất lâm nghiệp tương đối lớn chiếm hơn một nửa diện tích đất tự
nhiên của huyện, đây là một thế mạnh để phát triển ngành lâm nghiệp trên địa bàn.
Việc triển khai giao đất để trồng rừng sản xuất là rất cần thiết và phù hợp với định
hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhằm đưa người dân trong huyện thoát
khỏi cảnh đói nghèo, giảm áp lực tới diện tích rừng tự nhiên và rừng phòng hộ.


2.3. Một số bài học về giao đất giao rừng ở Việt Nam
2.3.1. Tác động của chính sách GĐGR:
Chính sách GĐGR đã và đang mang lại nhiều tác động tích cực cho người dân. Một
là, giao đất lâm nghiệp cho hộ gia đình (HGĐ), cá nhân đã tạo được tâm lý phấn khởi
và chủ động nguồn lực để họ tham gia quản lý, bảo vệ, phát triển rừng. Hai là, kết quả
GĐGR đã tạo được tiền đề để có những chủ rừng đích thực và phát triển kinh tế HGĐ.
Ba là, giao quyền sử dụng đất lâm nghiệp đến HGĐ đã tạo điều kiện nâng cao tư duy
kinh tế cho các chủ HGĐ, có thêm nguồn lực mới để “gắn đất đai với lao động” và
phát triển kinh tế HGĐ. Bốn là, chính sách “khoán đất rừng sản xuất” đã tạo thêm việc
làm và thu nhập cho những HGĐ sinh sống trên địa bàn hoạt động của các Lâm trường
quốc doanh (LTQD) và Ban Quản lý rừng. Năm là, thực hiện các chính sách hỗ trợ đất
sản xuất, đất ở cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn đã giảm bớt
khó khăn nhất thời cho các HGĐ nghèo là đồng bào dân tộc, qua đó chứng tỏ chính
sách GĐGR đã đi vào cuộc sống. [10]
Tuy nhiên, các thành viên tham dự cũng nêu lên những điểm còn bất cập của chính
sách GĐGR là: Một là, chính sách GĐGR mới chỉ cung cấp nguồn lực, nhưng chưa tạo
được động lực đủ mạnh để đẩy nhanh tốc độ trồng rừng và quản lý rừng bền vững; Hai
là, chính sách khoán đất rừng sản xuất ở các LTQD được cả bên giao khoán và bên
nhận khoán lợi dụng “đẩy mạnh diện tích giao khoán theo mục đích có lợi cho mình”,
nên đã tạo ra những bất hợp lý mới về đất đai; Ba là, việc thực thi các chính sách và
các giải pháp quản lý, sử dụng đất và rừng trong các LTQD hiệu quả còn thấp. [10]
Các báo cáo tham luận đều thống nhất rằng cần đẩy mạnh việc GĐGR cho người

dân quản lý mới có thể phát triển được rừng và nâng cao đời sống cho người dân đang
sinh sống gần rừng. Đặc biệt, cần sớm thực hiện hoàn thành việc giao rừng tự nhiên
cho người dân quản lý để nâng cao độ che phủ của rừng, cũng như khai thác, phát triển
được hiệu quả nguồn tài nguyên đất rừng hiện có. [10]

2.3. 2. Bất cập giữa các chính sách trong công tác giao đất, giao rừng:
Theo quy định của Luật Đất đai năm 2003 và Luật Bảo vệ phát triển rừng năm
2004, thì việc giao đất phải gắn với giao rừng và giao đất do Bộ Tài nguyên và Môi


trường chủ trì còn giao rừng thì lại do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì.
Trong thực tế Bộ Tài nguyên và Môi trường có cơ quan chuyên về giao đất còn Bộ
Nông nghiệp thì không có cơ quan chuyên giao rừng. Mặt khác rừng là tài sản nằm trên
đất, song đất thì được giao trước còn rừng thì giao sau hoặc chưa giao.
Chính sách đầu tư sau giao đất giao rừng chưa có và chưa rõ ràng nên thời gian qua
hầu như giao xong thì phó mặc cho chủ rừng, không có sự quản lý của Nhà nước. [10]
Về các Thuật ngữ chuyên môn giữa cơ quan Tài nguyên và Môi trường và Lâm
nghiệp chưa thống nhất, ví dụ: chưa thống nhất về tên gọi hành chính giữa “giải thửa”
của Nông nghiệp còn Lâm nghiệp dùng hệ thống “lô, khoảnh, tiểu khu”. Hệ thống bản
đồ dùng trong Nông nghiệp là hệ quy chiếu VN 2000 còn trong Lâm nghiệp là hệ
UTM. Khái niệm về đất lâm nghiệp chưa thống nhất, cơ quan Tài nguyên và Môi
trường thì quan niệm đất có rừng là đất lâm nghiệp còn Lâm nghiệp thì quan niệm đất
quy hoạch cho lâm nghiệp là đất lâm nghiệp... [10]

2.3. 3. Những bất cập giữa chính sách và thực tiễn.
Những bất cập về các quy định của pháp luật: Qua các bài trình bày, thảo luận
nhóm và thảo luận ở phiên toàn thể, Hội thảo thống nhất cho rằng:
• Có sự bất cập về thời gian của các bước trong tiến trình giao rừng cho HGĐ, cá
nhân và cộng đồng thôn theo Thông tư 38/2007/TT-BNN. [10]
• Ở cấp huyện có cả ban chỉ đạo và tổ công tác giao rừng nhưng chưa xác định rõ

vai trò, trách nhiệm của các bên dẫn đến sự chồng chéo, làm cho tiến trình giao đất
giao rừng chậm chạp và gây nên sự lãng phí cho cả ban chỉ đạo và tổ công tác. [10]
• Kinh phí giao rừng chưa được quy định rõ ràng trong thông tư 38: Nguồn kinh
phí từ đâu? Ai quản lý nguồn kinh phí này? Kinh phí theo định mức của Quyết định
112/2008/QĐ-BNN chưa hợp lý. [10]
• Định mức kinh tế kỹ thuật theo Quyết định 112/2008/QĐ-BNN chủ yếu quan
tâm đến định mức kinh tế hơn là định mức về kỹ thuật: quy định diện tích điều tra 1%
đối với những cánh rừng dưới 5 ha và 2% đối với khu rừng từ trên 5ha đến 10ha chưa
mang tính đại diện cho toàn diện tích đất được giao có thể dẫn đến kết luận khác nhau
về trạng thái rừng. [10]


• Giao và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp chưa đồng bộ, kịp
thời với công tác giao rừng nên công tác GĐGR còn bị chậm trễ. [10]

2.3. 4. Những bất cập về tiến trình thực thi
a) Những bất cập liên quan đến hoạt động trước khi giao:
• Việc tổ chức phổ biến, quán triệt chủ trương, chính sách của Nhà nước về việc
giao rừng và nghĩa vụ, quyền lợi của chủ rừng cho nhân dân ở các địa phương chưa
được quan tâm đúng mức, nhiều nơi còn bỏ ngỏ. Các hình thức truyền thông còn cứng
nhắc, khó hiểu, nhất là đối với các đối tượng đồng bào dân tộc thiểu số hoặc những
nhóm hộ có trình độ dân trí thấp. Ở một số nơi, người dân chưa hiểu hết được quyền
lợi của người được nhận rừng nên họ không muốn nhận rừng. [10]
• Việc tiếp cận thông tin giữa các nhóm hộ rất khác nhau, đặc biệt nhóm hộ nghèo
ít có cơ hội tiếp cận thông tin nên dẫn đến sự thiếu công bằng trong GĐGR. [10]
• Người dân/cộng đồng không được tham gia vào việc điều tra, đánh giá khu rừng
trước khi giao do vậy họ không biết khu rừng thực sự giao cho họ như thế nào, nhất là
về trữ lượng và chất lượng rừng. [10]
b) Những bất cập liên quan đến cơ quan/người thực hiện GĐGR
• Các cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện việc giao rừng không thống nhất, còn

chồng chéo giữa ngành NN&PTNT và ngành TN&MT. [10]
• Chưa thể chế hóa trong hoạt động giao rừng tự nhiên và trình độ của cán bộ
thực hiện giao rừng còn hạn chế, chưa chuyên nghiệp hóa trong việc quản lý hồ sơ vì
vậy tiến trình giao rừng ở các địa phương còn chậm. [10]
c) Những bất cập liên quan đến tiến trình thực thi
• Thiếu công bằng trong công tác giao rừng: (1) Rừng tự nhiên có trữ lượng giàu
và trung bình được giao cho các doanh nghiệp Nhà nước, trong khi rừng giao cho
nhóm hộ và cộng đồng thường là rừng nghèo kiệt, rừng non do vậy để phát triển sản
xuất và cải thiện đời sống của người dân là rất khó khăn; (2) Nguyên tắc "giao theo
nguyên canh" được thực hiện trong GĐGR đã tạo nên sự khác biệt về diện tích sử dụng
đất của các HGĐ tại một số địa phương, nhất là nơi có đất nương rẫy và đất rừng vì thế
các hộ nghèo, hộ ít lao động thì có ít đất. [1]


• Việc giao rừng đôi khi còn chạy theo thành tích “giao nhanh, cấp nhanh” dẫn
đến hết quỹ đất, quỹ rừng để giao hoặc dùng quỹ đất, quỹ rừng để lại như một tài sản
dùng chung của cộng đồng nên đã hạn chế quyền tiếp cận của các đối tượng không
phải chủ rừng, đặc biệt là người nghèo. [1]
• GĐGR chủ yếu dựa trên việc khoanh vẽ trên bản đồ, ít đi thực địa dẫn đến ranh
giới thực địa không rõ ràng xảy ra tình trạng lấn chiếm, tranh chấp đất/rừng giữa các
hộ/chủ rừng liền kề, đặc biệt là người dân xâm chiếm đất rừng của Nhà nước. [1]
• Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giấy công nhận quyền sử dụng
rừng còn chậm trễ do thiếu kinh phí. Hơn nữa, có quá nhiều giấy chứng nhận (các màu)
trong nhiều giai đoạn khác nhau gây ra khó khăn trong các giao dịch dân sự.
• Đất bị manh mún, phân tán gặp khó khăn trong việc tích tụ đất lâm nghiệp để
xây dựng các vùng nguyên liệu tập trung phục vụ cho sản xuất mang tính công nghiệp.
d) Những bất cập liên quan đến sau khi giao rừng
• Việc GĐGR mới chỉ quan tâm đến hoạt động giao, chưa quan tâm đến việc sơ
kết, tổng kết, đúc rút kinh nghiệm nhằm thể chế hóa GĐGR tại các địa phương. [1]
• Thiếu sự hỗ trợ về vốn, kỹ thuật cho người dân nhận rừng nên nhiều nơi chất

lượng rừng sau giao không có gì thay đổi so với trước khi giao.
• Công tác định kỳ báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về diễn biến tài
nguyên rừng và các hoạt động liên quan đến khu rừng của các chủ rừng chưa được
thực hiện tốt. [1]
• Một số nơi, rừng sau khi được giao thậm chí lại còn nghèo hơn trước.

2.3. 5. Những bất cập về cơ chế hưởng lợi trong giao rừng tự nhiên
• Hương ước/qui ước chỉ có quyền xử lý trong nội bộ thôn chưa thể áp dụng với
các cộng đồng khác. Cộng đồng thôn/nhóm, tổ bảo vệ thôn không có quyền xử phạt
hành vi vi phạm. Chủ tịch xã chưa có thẩm quyền quyết định xử phạt vi phạm nên khó
khăn trong việc xử lý các sai phạm trong việc khai thác và sử dụng rừng trái phép.
• Việc tổ chức nghiệm thu, đánh giá trữ lượng và chất lượng rừng còn gặp khó
khăn. Theo quy định, sau 5 năm giao rừng sẽ tổ chức đánh giá trữ lượng nhưng thực tế
rất khó thực hiện, vì theo Quyết định 178/2001/QĐ-TTg (cần có cơ quan có tư cách


pháp nhân). Kinh phí cho điều tra cao và không có nguồn hỗ trợ là một khó khăn lớn
thực hiện hoạt động này. Hơn nữa, theo công văn số 2324/BNN-LN ngày 21/8/2007
V/v hướng dẫn các chỉ tiêu khai thác và thủ tục khai thác rừng cộng đồng nhưng chưa
quy định rõ ràng ai chịu trách nhiệm trong đánh giá nghiệm thu (Kiểm lâm, Phòng
NNPTNT hay là UBND xã...). [1]
• Thủ tục khai thác sản phẩm gỗ tăng lên sau khi nhận rừng còn rất phức tạp, để
có thể khai thác người dân mất khá nhiều thời gian để có được các thủ tục. Theo quy
định, người dân chỉ được khai thác với hạn mức thấp, sản phẩm khai thác không được
bán, chỉ được sử dụng trong địa phương. Hơn nữa, gỗ được khai thác chất lượng kém
nên người dân cũng không muốn khai thác vì thu không đủ bù cho chi phí. Đặc biệt,
sau khi bão đi qua những cây gãy, đổ không được tận thu vì không ai cấp phép.[10]
• Thiếu quy định cụ thể về cơ chế hưởng lợi trong công tác bảo vệ cho các loại
rừng. Thông thường, rừng được bảo vệ ở đầu nguồn thủy điện hoặc du lịch sinh thái thì
có chi trả dịch vụ môi trường (PES) nhưng những khu rừng không thuộc các vùng trên

thì không có. [10]
• Chưa có cơ chế hợp tác về quản lý và hưởng lợi LSNG: sau khi được giao, mặc
dù có quy ước nhưng cộng đồng được giao vẫn không ngăn cấm được cộng đồng khác
vào khai thác. Vì thế, hầu hết LSNG vẫn hưởng lợi theo luật tục (phần lớn là khai thác
tự do). Đặc biệt khi giao rừng cảnh quan môi trường (khai thác du lịch sinh thái) đã
làm nảy sinh xung đột, cạnh tranh về quyền lợi giữa VQG, BQL với cộng đồng địa
phương. [10]
• Chưa có chính sách để cộng đồng được vay vốn nhằm hỗ trợ sinh kế và làm
giàu rừng. Các đơn vị cho vay (ngân hàng) vẫn chưa chấp nhận “giấy chứng nhận rừng
tự nhiên của cộng đồng” là một tài sản thế chấp để vay vốn theo Bộ luật Dân sự 2005.
Mặt khác, rừng được giao phần lớn là nghèo kiệt nên thời gian hưởng lợi rất lâu (phải
trên 10 năm), nên người dân gặp nhiều khó khăn khi nhận rừng và phát triển rừng. [10]


PHẦN 3. MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1: Mục tiêu nghiên cứu:
1: Tìm hiểu được tình hình giao đất trồng rừng trên địa bàn huyện Thanh Chương –
Tỉnh Nghệ An đến năm 2010.
2. Đánh giá được hiệu quả của công tác giao đất trồng rừng đến kinh tế, xã hội, môi
trường tại địa phương.
3. Đề xuất được một số giải pháp để góp phần nâng cao hiệu quả công tác giao đất
trồng rừng và hiệu quả trong quản lý sử dụng đất đã giao, phát triển kinh doanh lâm
nghiệp, góp phần tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho người dân địa phương.

3.2. Nội dung nghiên cứu:
3.2..1. Phân tích tình hình cơ bản của huyện Thanh chương:
- Phân tích điều kiện tự nhiên của địa bàn nghiên cứu.
- Phân tích điều kiện kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu.

3.2.2. Đánh giá thực trạng về quản lý sử dụng đất lâm nghiệp của huyện

Thanh chương trước khi thực hiện công tác giao đất trồng rừng:
- Tình hình sử dụng đất lâm nghiệp của huyện trước khi giao đất trồng rừng.
- Thực trạng quản lý đất lâm nghiệp trước khi giao đất trồng rừng

3.2.3. Tìm hiểu công tác giao đất trồng rừng tại huyện Thanh Chương:
- Các chính sách ảnh hưởng đến công tác giao đất trồng rừng tại địa bàn
- Mục tiêu của công tác giao đất trồng rừng tại địa bàn.
- Phạm vi áp dụng và đối tượng giao đất trồng rừng.
- Những nguyên tắc chỉ đạo trong giao đất trồng rừng.
- Căn cứ để giao đất trồng rừng.
- Hạn mức và thời hạn giao.
- Thẩm quyền giao đất, cho thuê đất sản xuất lâm nghiệp.
- Vấn đề thu hồi đất.
- Trình tự thủ tục giao đất trồng rừng sản xuất tại địa bàn.

3.2.4. Kết quả giao đất trồng rừng tại huyện Thanh Chương:
- Những khó khăn và thuận lợi trong quá trình giao đất trồng rừng.


- Kết quả giao đất trồng rừng.
+ Kết quả giao đất
+ Tình hình trồng rừng trên đất được giao.
- Tình hình quản lý tài nguyên rừng, đất rừng sau khi giao tại địa bàn.
- Bài học kinh nghiệm rút ra sau khi giao đất trồng rừng.

3.2.5. Hiệu quả của công tác giao đất trồng rừng tại huyện Thanh
Chương:
- Hiệu quả kinh tế đối với đời sống các hộ gia đình.
- Hiệu quả về mặt xã hôi.
- Hiệu quả đối với trường.


3.2.6. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất
sau khi giao:
- Giải pháp về chính sách
- Giải pháp về kỹ thuật
- Giải pháp về thị trường
- Giải pháp khuyến lâm.

3.3. Phương pháp nghiên cứu:
3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu:
3.3.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp:
- Số liệu thứ cấp được thu thập từ các cơ quan chức năng trên địa bàn huyện Thanh
Chương - Tỉnh Nghệ An, như: phòng TN&MT huyện Thanh Chương, hạt kiểm lâm
huyện Thanh Chương, phòng địa chính huyện Thanh Chương và các xã trong huyện.
Bao gồm các tài liệu như:
+ Các tài liệu về điều kiện cơ bản của khu vực nghiên cứu.
+ Báo cáo tổng kết giao đất trồng rừng trên địa bàn huyện.
+ Dựa vào các báo cáo đánh giá việc thực hiện chính sách giao đất trồng rừng từ
Trung ương đến địa phương liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Tham khảo các tài liệu liên quan đến địa bàn nghiên cứu thông qua báo cáo từ các
dự án khác có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
3.3.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp:


- Khảo sát thực tế, phỏng vấn một số hộ gia đình được giao đất trồng rừng, cán bộ
các ban có liên quan đóng trên địa bàn nhằm rút ra những khó khăn bất cập trong công
tác giao đất trồng rừng trên khu vực và và những giải pháp giải quyết các khó khăn đó.

3.3.2. Tổng hợp thông tin và xử lý số liệu:
Số liệu thu thập được tổng hợp thành các bảng biểu, xử lý qua quá trình tính toán

giá trị trung bình hay giá trị phần trăm… Phân tích so sánh và đánh giá thông tin thu
thập được.


PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1: Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Thanh Chương:
4.1.1: Đặc điểm tự nhiên:
4.1.1.1. Vị trí địa lý:
Thanh Chương là một huyện miền núi phía Tây Nam của tỉnh Nghệ An, cách thành
phố Vinh 45 km về phía Tây, có toạ độ địa lý từ 18 034'30" đến 18055'00" Vĩ độ Bắc và
104055' đến 105030' Kinh độ Đông.
- Phía Bắc giáp: huyện Anh Sơn và Đô Lương.
- Phía Nam giáp:

huyện Hương Sơn – Hà Tĩnh.

- Phía Đông giáp: huyện Đô Lương và Nam Đàn.
- Phía Tây giáp:

tỉnh Phu La Khăm Xay - CHDCND Lào.


Với diện tích tự nhiên 112.890,65 ha, bao gồm 39 xã và 01 thị trấn, với
239.858 nhân khẩu.
Trong đó:
- Hộ thiên chúa giáo: 1.294 hộ với 7.234 nhân khẩu chiếm 3,02% dân số toàn
huyện.
Sông Lam chia huyện Thanh Chương thành hai vùng:
- Vùng tả ngạn gồm 13 xã, 1 thị trấn. có diện tích tự nhiên 13.119,81 ha, chiếm
11,6% diện tích tự nhiên của huyện. Đường Quốc lộ 46 chạy dọc nối liền huyện Thanh

Chương với Đô Lương và Nam Đàn.
- Vùng hữu ngạn gồm 26 xã, có diện tích tự nhiên 99.770,84 ha, chiếm 88,4% diện
tích tự nhiên của huyện. Có Tỉnh lộ 533 chạy dọc nối liền Thanh Chương với Anh Sơn
và Hương Sơn (Hà Tĩnh), đường Hồ Chí Minh, cửa khẩu Thanh Thủy và có đường
biên giới với nước bạn Lào.
Đường Hồ Chí Minh chạy song song với tỉnh lộ 533 dài 53 Km, Quốc lộ 46 qua
huyện dài 22 Km, trong thời gian tới sẽ hoàn chỉnh thêm hệ thống giao thông khu vực
cửa khẩu Thanh Thuỷ, cùng với 76 Km đường cấp tỉnh và 266,2 Km đường cấp huyện
đã tạo nên mạng lưới giao thông thuận tiện, giữ vai trò quan trọng trong giao lưu, luán
chuyển hàng hoá và phát triển kinh tế.
Cửa khẩu Thanh Thuỷ mới được hình thành nhưng khi đi vào hoạt động được xem
là khâu đột phá trong phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Thanh Chương.
Với đặc thù vị trí địa lý đó Thanh Chương có điều kiện thuận lợi để khai thác tiềm
năng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội theo hướng CNH - HĐH và có vị trí
quan trọng về quốc phòng, an ninh.[3]
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Thanh Chương nằm phía Đông dãy Trường Sơn có địa hình đa dạng, phức tạp, bị
chia cắt mạnh bởi các đồi núi và hệ thống sông suối nhiều. Về tổng thể, địa hình
nghiêng dần theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Với đặc điểm địa hình như trên, là một
trở ngại cho việc phát triển mạng lưới giao thông đường bộ, gây khó khăn cho việc
phát triển lâm nghiệp và bảo vệ đất đai khỏi bị xói mòn. Tuy nhiên, hệ thống sông suối
có độ dốc lớn, có nhiều núi cao, và nhiều thác lớn nhỏ là tiềm năng cần được khai thác
để phát triển thuỷ điện, điều hoà nguồn nước phục vụ sản xuất và dân sinh.


Địa hình phân ra ba dạng: Đồng bằng, đồi, núi.
- Dạng đồng bằng: Chủ yếu nằm dọc hai bên sông Lam, không tập trung thành
vùng lớn mà nằm rải rác từng vùng nhỏ, chiếm khoảng 26% diện tích tự nhiên, có
khoảng 12% đất này ở dạng ngập lụt hằng năm là các bãi bồi ven sông và các chân
ruộng thấp dọc các khe suối, còn lại là ít hoặc không bị ngập lụt. Đây là loại đất chủ

yếu trồng các loại cây lương thực như: Lúa, ngô, khoai, cây công nghiệp ngắn ngày và
các loại rau màu.
- Dạng địa hình đồi: Có diện tích khá lớn, chiếm khoảng 30% diện tích tự nhiên,
chủ yếu là đồi bát úp hoặc lượn sóng, độ cao phần lớn dưới 100m, thổ nhưỡng chủ yếu
phát triển trên đá phiến thạch. Phía hữu ngạn đồi tập trung thành những vùng tương
đối lớn, tầng đất và độ phì khá thích hợp cho trồng các loại cây công nghiệp dài ngày,
cây ăn quả, làm đồng cỏ chăn nuôi. Phía tả ngạn đồi không tập trung thành những
vùng lớn mà nằm rải rác ở các xã. Do khai thác không hợp lý nên tầng đất máng, độ
phì kém, có nơi đã trơ sỏi đá.
- Dạng núi: Diện tích chiếm khoảng 44% tổng diện tích tự nhiên, tập trung lớn nhất
ở khu vực dãy Trường Sơn (giáp Lào). Ngoài ra có những dãy không lớn lắm ở vùng
hữu ngạn. Núi cao trên 800m chiếm khoảng 17% diện tích, còn lại là núi thấp 200m –
800m, phần lớn là núi trọc rải rác cây bụi, trơ sỏi đá. [3]
4.1.1.3. Khí hậu và thời tiết
Thanh Chương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa và chịu ảnh hưởng
chung của khí hậu miền Trung.
Khí hậu có hai mùa rõ rệt, mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10 (tháng 7 có nhiệt độ
cao nhất là 39,50C). Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau (tháng 1 có nhiệt độ
thấp nhất là 120C).
- Chế độ nhiệt (bình quân năm):
+ Nhiệt độ trung bình: 230C – 240C.
+ Bức xạ mặt trời: 74,6 Kcal/Cm2.
+ Số giờ nắng: 1763 giờ.
+ Tổng tích ôn: 3500 – 40000C.


- Lượng mưa bình quân năm: 1800mm, mưa tập trung vào ba tháng (8, 9, 10)
chiếm khoảng 60% lượng mưa cả năm.
- Chế độ gió: Có hai hướng gió chính:
+ Gió mùa Đông Bắc thường xuyên xuất hiện từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau,

mang theo không khí lạnh, làm cho nhiệt độ xuống thấp gây lạnh.
+ Gió mùa Tây Nam kéo dài từ tháng 4 đến tháng 8 gây khô nóng, hạn hán
(tháng 6, tháng 7 có gió Lào).
Thanh Chương có nguồn năng lượng và ánh sáng mặt trời dồi dào, có đủ điều
kiện thuận lợi để cây trồng và vật nuôi phát triển. Nhưng thời tiết bị phân dị nhiều,
biên độ nhiệt độ các mùa trong năm lớn, mưa tập trung, mùa nóng nắng hanh, là
nguyên nhân gây lũ lụt, hạn hán, sâu bệnh thường xuyên xảy ra, đất đai thường xuyên
bị xói mòn, bồi lấp. [3]
4.1.1.4. Thuỷ văn, nguồn nước
- Nguồn nước mặt: Ngoài nước mưa thì sông Lam là con sông lớn chảy qua
huyện dài 48Km, cùng với các sông nhánh như sông Giăng, sông Giang, sông Hoa
Quân, sông Rộ và nhiều khe suối nên nguồn nước mặt của huyện tương đối dồi dào.
Nhiều sông suối có độ dốc lớn, lòng sông hẹp, uốn khúc, lượng mưa tập trung theo
mùa lũ lụt, lũ quét, xói mòn đất thường xuyên xảy ra nghiêm trọng, lòng sông bị cạn
dần. Đất trồng màu do địa hình cao, xa nguồn nước ngọt nên việc giải quyết nước tưới
cho vùng này còn khó khăn. Trong những năm gần đây khi các công trình và hệ thống
thuỷ lợi được xây dựng thì nguồn nước tưới đã được tăng lên đáng kể.
- Nguồn nước ngầm: Đây là nguồn nước cung cấp chủ yếu cho sản xuất và nhu
cầu sinh hoạt, tuy nhiên do mực nước ngầm thấp nên vào mùa khô tình trạng thiếu
nước vẫn thường xuyên xảy ra. [3]

4.1.2. Các nguồn tài nguyên
4.1.2.1. Tài nguyên đất
Theo tài liệu điều tra của tỉnh Nghệ An, huyện Thanh Chương có tổng tài nguyên
đất là 114.873 ha (không kể diện tích sông suối, núi đá) bao gồm các loại đất chính
như sau:


* Nhóm đất phù sa
a) Đất phù sa được bồi của hệ thống sông Cả:

- Cát ven sông và cồn cát giữa sông có khoảng 40 ha, phân bố rải rác dọc theo sông
Lam, sông Giăng. Thành phần chủ yếu là cát, sỏi, là nguồn cung cấp nguyên liệu cho
xây dựng, nhưng nơi cát mịn hoặc cát pha có thể trồng bầu, bí, dưa hoặc trồng dâu.
- Đất phù sa được bồi hằng năm và ít được bồi, trong đó:
+ Đất phù sa được bồi hằng năm: diện tích có khoảng 1.800 ha, bằng 12,3% đất
trồng cây hằng năm, phân bố dọc hai bên sông Lam, sông Giăng.
+ Đất phù sa ít được bồi: diện tích không lớn lắm, địa hình tương đối cao, chỉ có
những trận lụt lớn mới ngập, hằng năm được bồi thêm một lượng phù sa đáng kể, có ở
các xã: Thanh Văn, Xuân Tường, Thanh Dương, Thanh Lương,... [3]
b) Đất phù sa không được bồi, không có glây hoặc có glây yếu
Diện tích khoảng 8.082 ha, chiếm 55,4% diện tích đất trồng cây hằng năm và
7,03% diện tích các loại thổ nhưỡng, phân bố ở hầu hết các xã trong huyện, chủ yếu
tập trung ở các xã: Thanh Tường, Thanh Văn, Võ Liệt,... Đất có nguồn gốc của hệ
thống sông Cả. Phần lớn đều có sản phẩm feralit, những chân ruộng cao có kết von,
đất chua. [3]
c) Đất phù sa cổ có nhiều sản phẩm feralit
Diện tích khoảng 3.900 ha, chiếm 26,7% đất trồng cây hằng năm và 3,4% diện tích
các loại thổ nhưỡng. Phân bố ở những chân ruộng cao của một số xã trong huyện. Đất
có nguồn gốc phù sa của hệ thống sông Cả, đất cao nên chủ yếu dựa vào nước trời, đất
bị khô hạn nhiều, ở những vùng đất dốc đất bị thoái hoá mạnh, hầu như đất bị kết von
ở độ sâu 12 – 25 cm, một số vùng đã bạc màu. [3]
d) Đất phù sa úng, lầy mạnh
Diện tích không lớn lắm, khoảng 439 ha chiếm 0,38% diện tích các loại thổ
nhưỡng, phân bố ở nơi có địa hình lòng chảo, bàu, đầm ngập nước quanh năm, đất có
phản ứng chua, pH(KCl) < 5, thành phần cơ giới nặng, bùn nhão màu xám đen hơi
xanh, mùn, đạm tổng số và dễ tiêu đều khá, lân nghèo, biện pháp chủ yếu để cải tạo
đất này là chủ động chống úng và tưới tiêu kịp thời, cày ải, bón nhiều vôi và lân thì có
thể trồng được 2 vụ lúa/năm, cho năng suất tương đối cao và ổn định. [3]



e) Đất dốc tụ vùng đồi núi
Diện tích khoảng 2.687 ha, bằng 18,4% diện tích trồng cây hằng năm và bằng 2,3%
diện tích các loại thổ nhưỡng. Đất này do sản phẩm phong hoá trên núi bị nước mưa
cuốn trôi xuống, lắng đọng ở những thung lũng nhỏ dưới chân đồi núi. Có nhiều ở các
xã như: Thanh Thuỷ, Thanh Lâm, Thanh Tùng, Thanh Mai, Thanh Khê và rải rác ở
một số xã khác. [3]
* Nhóm đất đồi núi
a) Đất feralit biến đổi do trồng lúa nước
Diện tích khoảng 2.730 ha, phân bố ở một số vùng đồi núi như: Thanh Xuân,
Thanh Khê, Thanh Thuỷ, Thanh Lâm, Xuân Tường, Ngọc Sơn và rải rác ở một số xã
khác. Là loại đất phát triển tại chỗ trên các loại đá mẹ nhưng do khai thác trồng lúa
nước từ lâu, lớp đất mặt đã có sự biến đổi màu sắc. [3]
b) Đất feralit nâu vàng phát triển trên phù sa cổ
Diện tích khoảng 2.450 ha, bằng 2,13% diện tích các loại thổ nhưỡng, có ở Thanh
Hưng, Thanh Vân, Thanh Tường, Thanh Đồng, Thị Trấn, Đồng Văn, Xuân Tường,
Thanh Dương, Thanh Lương. Đất ở dạng đồi thấp, thoải, lớp phù sa cuội có thể dày 2
– 3m. Là loại đất có lý tính tốt thích hợp cho việc trồng cây ăn quả, cây công nghiệp
dài ngày. Hiện tại loại đất này chủ yếu sử dụng làm đất ở, đất vườn trong các khu dân
cư. [3]
c) Đất feralit đỏ vàng phát triển trên đá phiến thạch sét, phấn sa, philit, quắcdit.
Diện tích khoảng 30.445 ha, bằng 26,5% diện tích các loại thổ nhưỡng, chủ yếu
phát triển trên đá biến chất và đá thạch sét, có hầu hết ở các xã trong huyện, phân bố
chủ yếu ở dạng đồi hoặc núi thấp, tập trung nhiều nhất ở vùng hữu ngạn sông Lam.
Tầng đất dày có lý tính và hoá tính tương đối tốt. [3]
d) Đất feralit vàng đỏ phát triển trên đá dăm kết
Diện tích khoảng 2.090 ha, bằng 1,82% diện tích các loại thổ nhưỡng, có ở xã
Hạnh Lâm và một số xã khác. Tỷ lệ cát thô trong đất cao, thành phần cơ giới là cát
pha, hoá tính và lý tính đều kém. Đối với loại đất này cần có biện pháp bảo vệ chống
xói mòn đất, cải tạo môi trường sinh thái. Đất có độ dốc không lớn, có thể dùng làm
đất khu dân cư vườn đồi và trồng các cây như: dứa, trẩu. [3]



e) Đất feralit xói mòn trơ sỏi đá
Diện tích khoảng 12.300 ha, chiếm 10,7% diện tích các loại thổ nhưỡng, hầu hết
vùng tả ngạn và vùng đồi núi thuộc hữu ngạn sông Lam đều có loại đất này. Đất phát
triển trên các loại đá mẹ khác nhau, nhiều nhất là phiến thạch, phấn sa, quăczit. [3]
f) Đất feralit vàng trên núi
Diện tích khoảng 39.000 ha, chiếm 33,9% tổng diện tích các loại thổ nhưỡng, phân
bố nhiều ở vùng hữu ngạn, dọc theo dãy Trường Sơn, ở những vùng núi cao từ 200m –
800m. [3]
g) Đất mùn, vàng trên núi
Diện tích khoảng 8.900 ha, bằng 7,75% diện tích các loại thổ nhưỡng. Phân bố ở
những vùng núi cao từ 800m – 2000m dọc theo dãy Trường Sơn, đất có phản ứng
chua, tỷ lệ mùn cao, tốc độ phân giải chậm. [3]
Bảng 1: Tài nguyên đất huyện Thanh Chương

Loại đất
Đất phù sa được
bồi
của
hệ
thống sông Cả
Đất phù sa
không được bồi,
không có glây
hoặc có glây
Nhóm yếu
đất
Đất phù sa cổ
phù sa có nhiều sản

phẩm feralit

Diện
tích (ha)

Phần
trăm

Đặc điểm đất

1850

- Thành phần chủ yếu là cát, sỏi, là nguồn cung cấp
nguyên liệu cho xây dựng.
1,61%
- Đất phù sa được bồi đắp hàng năm rất màu mỡ,
tơi xốp thuận lợi cho trồng cây hoa màu.

8.082

Đất có nguồn gốc của hệ thống sông Cả. Phần lớn
7,03% đều có sản phẩm feralit, những chân ruộng cao có
kết von, đất chua.

3.900

Đất phù sa úng,
lầy mạnh

439


Đất dốc tụ vùng
đồi núi

2687

Đất bị khô hạn nhiều, ở những vùng đất dốc đất bị
3,4% thoái hoá mạnh, hầu như đất bị kết von ở độ sâu 12
– 25 cm, một số vùng đã bạc màu.
Phân bố ở nơi có địa hình lòng chảo, bàu, đầm
ngập nước quanh năm, đất có phản ứng chua,
0,38%
thành phần cơ giới nặng, bùn nhão màu xám đen
hơi xanh.
Đất này do sản phẩm phong hoá trên núi bị nước
2,3% mưa cuốn trôi xuống, lắng đọng ở những thung
lũng nhỏ dưới chân đồi núi.


×