Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

bài tiểu luận Quan điểm của Phật giáo về Phụ nữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (292.71 KB, 40 trang )

BÀI TIỂU LUẬN
NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG GIÁO LÍ ĐẠO
PHẬT THỜI PHẬT TẠI THẾ

Sinh viên: Bùi Thị Mai Hồng
Lớp: k56 Đông Phương- Ấn Độ
GVHD: PGS. Đỗ Thu Hà

[Type text]

Page 1


Lời cảm ơn

Chúng em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Đỗ Thu Hà, TH.S Phạm Thị Thanh
Huyền trong thời gian qua đã nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn làm bài tiểu luận với đề
tài: Người phụ nữ trong giáo lí đạo Phật thời Phật tại thế. Vì thời gian không nhiều
cũng như hạn chế về mặt kiến thức nên bài viết còn nhiều thiếu sót. Kính mong cô
giáo thông cảm và nhiệt tình nhận xét để bài viết được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

MỤC LỤC

[Type text]

Page 2


Contents


A. Giới thiệu
1. Giới thiệu

[Type text]

chung

Page 3


Cuộc sống luôn tồn tại các phạm trù đối lập như thiện – ác, tốt – xấu, đen
-trắng, nam- nữ… tất cả luôn đối nghịch nhau. Trong xã hội từ xưa đến nay vấn đề
phân biệt nam nữ luôn là một sự nhức nhối.
Trong khoảng bốn mươi năm gần đây, phong trào nữ quyền ( Feminism)
không ngớt làm sôi động dư luận. Chỉ riêng với tổ chức Liên Hợp Quốc, năm 1952,
bản tuyên ngôn về quyền chính trị của nữ giới được long trọng tuyên khải. Năm
1975 được gọi là năm quốc tế Nữ quyền, Liên Hợp Quốc triệu tập Hội nghị Thế giới
và Nữ quyền tại Mexico.
Hội nghị đầu tiên về quyền sinh sản làm mẹ và quyền tự do lựa chọn ngừa
thai, giữ thai hay phá thai… và cho người nữ tu thực thi mọi nhiệm vụ linh thiêng và
hưởng trọn vẹn quyền lợi của người nam tu sĩ.
Ở vào một vị trí địa dư khác, tại các quốc gia Hồi giáo, giáo hội Hồi giáo
muốn đề phòng các khuynh hướng thay đổi địa vị người phụ nữ trong gia đình và
Thánh đường cũng như ở ngoài cộng đồng xã hội, lại muốn nhấn mạnh các nguyên
tắc các nguyên tắc độc tôn của giáo lí hồi giáo đã và đang chi phối quyền hạn của
người phụ nữ.
Câu hỏi đặt ra bây giờ là vậy người phụ nữ được nhìn thế nào trong giáo lí
đạo Phật?
Trong phạm vi bài tiểu luận này, trước hết chúng em muốn đề cập đến vị trí
của người phụ nữ dưới cái nhìn của một số tôn giáo lớn trên thế giới. Từ đó sẽ tìm

hiểu quan niệm về nữ giới trong giáo lý Phật giáo. Và sau cùng sẽ liên hệ đến hình
tượng người phụ nữ trong Phật giáo Việt Nam.
Để hướng việc nghiên cứu vào một hệ thống, bài viết có sử dụng phương pháp
phân tích tổng hợp và dùng những thuật ngữ chuyên môn theo cuốn Phật học từ điển
của Hòa Thượng Minh Châu ( NXB KHXH,1991). Vì đây là đề tài quan trọng mà
kiến thức thì còn quá non kém nên để làm được bài tiểu luận này, tôi đã dựa vào một
số kinh sách Phật học và tra cứu trên Internet. Nhưng, dù đã cố gắng hết sức chúng
em vẫn không sao tránh khỏi những điều đáng tiếc mong giáo sư đọc và chỉnh sửa
giúp bài tiểu luận được hoàn thiện hơn.
[Type text]

Page 4


2. Lí do chọn đề tài
Vai trò và vị trí của người phụ nữ trong xã hội xưa rất it khi được các học giả
đề cập hay nghiên cứu thành một đề tài. Đề tài về người phụ nữ nói chung đã ít được
nghiên cứu thì đề tài nghiên cứu về người phụ nữ trong quan điểm, giáo lý của một
số tôn giáo lớn trên thế giới lại càng ít và trong đạo Phật lại còn ít hơn.Vì vậy,trong
bài nghiên cứu này người viết xin giới thiệu đến bạn đọc những quan điểm của một
số tôn giáo mà cụ thể ở đây là trong Phật giáo về người phụ nữ Ấn Độ.Đề tài nghiên
cứu trong phạm vi nhỏ nhưng sẽ giúp người đọc hiểu được phần nào về tầm quan
trọng cũng như vị trí của người phụ nữ trong tôn giáo cũng như trong xã hội thời
xưa.
Đây là một đề tài khá mới mẻ, ít bị trùng lặp nên dễ dàng cho việc nghiên cứu
chuyên sâu.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đã có một số học giả nghiên cứu về đề tài này một cách chung chung, chẳng
hạn như đề tài “ Quan điểm của đạo Phật về quyền bình đẳng nam nữ” của tiến sĩ
Như Hạnh, hay đề tài “ Quan điểm của đạo Phật về người phụ nữ” của nhà sư Thích

Q uảng Đức
+ Điểm mạnh của họ là: đã có cái nhìn khái quát và bước đầu đánh giá được
vai trò, vị trí của người phụ nữ Ấn trong quan điểm, giáo lí của đạo Phật.
+ Điểm yếu: họ chưa đề cập đến từng khía cạnh mà giáo lí đạo Phật có nhắc
đến như phẩm hạnh, quyền bình đẳng về mặt tu tâp và giải thoát…
Vì vậy trong bài nghiên cứu này, người viết sẽ đi sâu vào nghiên cứu những
vấn đề mà các nhà nghiên cứu khác chưa đi sâu.

[Type text]

Page 5


4. Mục tiêu nghiên cứu

Một số vấn đề dẫn đến hiểu biết sai về địa vị người phụ nữ trong đạo Phật

5. Phạm vi nghiên cứu
- Người phụ nữ Ấn trong giáo lí của đạo Phật, dưới thời Phật tại thế
- Nghiên cứu trong chủ yếu trong giáo lí và những lời giảng của đức Phật
được các đệ tử chép lại.
6. Mẫu khảo sát
- Người phụ nữ Ấn Độ trong thời Phật tại thế
7. Câu hỏi nghiên cứu
Vai trò, vị trí của người phụ nữ Ấn Độ dưới thời Phật tại thế được đề cập như
thế nào trong giáo lí đạo Phật?

[Type text]

Page 6



8. Gỉa thuyết nghiên cứu
- Người phụ nữ Ấn Độ trong giáo lý đạo Phật được đề cập ở hai khía cạnh đó
là phẩm hạnh và quyền bình đẳng.
- Trong giáo lí của đạo Phật, người phụ nữ được đề cao, coi trọng và có quyền
bình đẳng như nam giới.
- Quyền bình đẳng của phụ nữ Ấn Độ thể hiện ở ba phương diện đó là bình
đẳng về mặt xã hội, về mặt tu tập và giải thoát…
9. Phương pháp nghiên cứu
- Phân tích tổng hợp và dùng những thuật ngữ chuyên môn theo cuốn Phật học
tử điển của hòa thượng Minh Châu( NXB KHXH, 1991)
10 . Luận cứ
Sử dụng dẫn chứng trong các lời Phật dạy, trong các giáo lý của đạo Phật:
kinh Tăng A Hàm, Tạp Nhứt A Hàm, kinh Bộ Tăng Chi, kinh Thiện Sanh…
Tham khảo một số tài liệu của những nhà nghiên cứu trước.
Từ khóa: phụ nữ, đạo Phật,

B.
I.

Nội dung
Quan điểm về phụ nữ của một số tôn giáo lớn trên thế giới

[Type text]

Page 7


Trong mỗi tôn giáo có cách nhìn riêng đối với phụ nữ, có những lời khen ngợi

trong kinh của tôn giáo này nhưng trong tôn giáo khác lại chê. Hầu hết các tôn giáo
từ khi thành lập cho đến tận nay vẫn còn nhiều bất công đối với phụ nữ. Các tôn
giáo đã xác định vị trí của nữ giới như thế nào? Hình ảnh của họ được mô tả như thế
nào trong giáo lí, giáo luật của các tôn giáo
1.

Đạo Cơ Đốc
Trong phần đầu của kinh Cựu Ứơc, Yahwell đã nguyền rủa người phụ nữ như
sau: “ta sẽ nhân gấp đôi bội phần sự đau khổ của mi khi mang thai, khi sinh con và
sự ham muốn của mi sẽ thuộc về chồng mi…”
Chúng ta dễ dàng tìm thấy những đoạn trích dẫn trong kinh thánh nói về sự áp
đặt đối với phụ nữ. Trong Timothy 2.12-12, có đoạn: “ hãy để học cách im lặng với
tất cả sự khuất phục…”, hay trong Ephesian 5.22-24, kinh thánh Paul có nói: “
người vợ phải luôn phục tùng người chồng của mình…”
Những quan tòa dị giáo của người Đức đã mô tả phụ nữ như là những người
thiếu tri thức, kém cỏi về triết học, không có khuynh hướng tự chủ bản thân và
thường hay bốc đồng. Sự phân biệt đối xử bất công với phụ nữ là một phần không
thể thiếu đối với xã hội Cơ Đốc giáo và Do Thái giáo ngay cả trong thời buổi hiện
nay.
Sự thống nhất của phụ nữ dưới chế độ Cơ Đốc giáo đã được biết là không giới
hạn, chẳng hạn như: bị ép lấy người mình không yêu, nhiều phụ nữ bị thiêu sống sau
khi bị cho là phù thủy. Họ cũng bị thiêu sống vì những tội như: cãi lại lời của tăng
lữ, ăn cắp, mại dâm…
Và hiện nay đàn ông tiếp tục thống trị hệ thống tổ chức trong giáo hội Cơ Đốc
giáo, còn phụ nữ vẫn tiếp tục là những người làm không công cho nhà thờ.
Tuy nhiên trong đạo Cơ Đốc cũng có một số cái nhìn tiến bộ đối với phụ nữ.
Họ cho rằng, phụ nữ cả trong cuộc sống gia đình hay trong các hoạt động xã hội đều
đóng một vai trò thiết yếu, có tác dụng thúc đẩy tích cực trong việc nâng cao địa vị
phụ nữ cuả Kito giáo.


2.

Đạo Do Thái

[Type text]

Page 8


Kinh Cựu Ứơc là bộ kinh mà những người Do Thái giáo kính trọng, trong đó
có những đọan chứa đựng rất nhiều sự lăng mạ người phụ nữ. Những người đàn ông
mộ đạo luôn luôn chống lại những ai tôn thờ nữ thần. Theo nhà tiên tri Ezekiel và
Hosea, chuyện thờ kính nữ thần cổ đại cổ đại cũng đồng nghĩa với sự bội tín và yêu
thuật. Theo kinh Cựu Ứơc, người phụ nữ sẽ bị ném đá đến chết nếu mất sự trinh
trắng. Nhưng nếu người đàn ông cưỡng hiếp họ , hắn chỉ cần bồi thường 50 đồng
tiền bạc cho nạn nhân. Sau đó, nạn nhân còn bị ép buộc lấy kẻ đã cưỡng hiếp mà
làm chồng, mà theo lí giải của kinh Cựu Ứơc là để giảm bớt sự hổ thẹn của nạn
nhân.
Trong chương năm của kinh Cựu Ứơc, chúng ta tìm thấy phần nói về sự ghen
tuông của người chồng. Nếu người vợ ghen, thì không thành vấn đề nhưng nếu
người chồng ghen vợ mình thì anh ta có quyền đem vợ mình tới nhà tu sĩ, những
người này sẽ kiểm tra lòng trung thành của người vợ bằng cách lấy nước pha với
chất dơ dưới đất, nếu người vợ không phát bệnh sau khi uống thì điều đó chứng tỏ
cô ta vô tội.
Những người Do Thái mộ đạo luôn lặp lại lời cầu nguyện của họ: “ kính lạy
đức Chúa Trời, người đã không khiến con trở thành phụ nữ”. Theo truyền thống Do
Thái giáo, người chồng sở hữu vợ mình như sở hữu người hầu trong nhà.Người
chồng có thể li dị vợ mình bất cứ lúc nào họ muốn, nhưng chuyện ngược lại hầu như
không được phép.
3.


Islam giáo
Người ta nói rằng, kinh của đạo Islam chỉ trích phụ nữ một cách mạnh mẽ
nhất. Đạo Islam xem phụ nữ thấp kém về tinh thần, thể chất và trí tuệ. Điều này
được tin một cách tuyệt đối trong kinh Koran- một bộ kinh được cho rằng không
thay đổ dù một chữ từ khi đạo Islam được thành lập đến nay.
Nhà tiên tri Mohammad đã nói rằng: “ không có tai ương đem đến cho loài
người hơn là sự hiện diện của nữ giới. Islam giáo là tôn giáo chỉ dành cho đàn
ông…”

[Type text]

Page 9


Các nhà thần học Islam giáo đã tuyên bố rằng: “ đàn ông là một sáng tạo
nguyên gốc, còn phụ nữ được tạo ra chỉ để thỏa mãn thú vui của đàn ông”. AlGhazzali, nhà triết học tôn kính của tất cả tín đồ theo chủ nghĩa Sovanh đã định
nghĩa vai trò của người phụ nữ như sau: “ phụ nữ nên ở nhà và làm công việc nhà,
không nên ra ngoài thường xuyên, không được tán gẫu với hàng xóm láng giềng, chỉ
thăm viếng láng giềng khi thật cần thiết. Đối với chồng, phải chăm sóc và luôn làm
thỏa mãn chồng mình tất cả những gì chồng muốn, không được ngoại tình và moi
tiền của chồng. Ra khỏi nhà, phải có sự cho phép của chồng…. Sự quan tâm duy
nhất của phụ nữ là đức hạnh của mình, gia đình của mình cũng như buổi cầu kinh ăn
chay.”
Tuy nhiên, trong đạo Islam cũng có những quan điểm bảo vệ người phụ nữ.
Một người Muslim là phụ nữ, Allah không đặt nặng trách nhiệm như đàn ông bởi vì
đàn ông là người duy nhất gánh vác trách nhiệm chu cấp, lo toan bảo đảm cuộc sống
không chỉ cho người vợ và cho cả gia đình mà còn bổn phận đóng góp tài chính cho
hoạt động xã hội.Ngược lại, người phụ nữ chỉ làm bổn phận chăm sóc chồng con,
nhắc nhở con cháu chuyện học hành, đến thánh đường dâng lễ cầu nguyện…. Mặt

nữa, phụ nữ Muslim được nhìn nhận là một sinh linh, có quyền sống và bình đẳng
trong sự sống của con người, họ có quyền thừa kế gia sản cha mẹ để lại …
Và Islam không bao giờ dung nạp những con người có thái độ thành kiến với
phụ nữ, luôn lên án thái độ coi thường và coi phụ nữ thấp kém hơn đàn ông.
Như vậy đạo Islam cũng có những thành kiến phân biệt phụ nữ nhưng cũng có
nhiều điểm trong kinh Koran lại không hề kì thị phụ nữ.
4.

Đạo Hindu( Bà La Môn giáo)
Theo luật Manu: “ nếu người vợ tự hào về dòng tộc hay sự ưu tú làm trái với
trách nhiệm mà Thượng đế đã ban cho họ thì vị vua sẽ phạt cô ấy bằng cách cho chó
cắn và bêu trước mọi người”. Chính Bà La Môn giáo đã phá hủy phẩm giá của
người phụ nữ, tịch thu tài sản của họ, ép họ về khoản hồi môn, nhốt phụ nữ trong

[Type text]

Page 10


nhà và không cho họ đi học để họ trong tình trạng mù chữ. Rất nhiều tập tục cưới
hỏi đáng sợ của Bà La Môn giáo vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay.
Trong các kinh điển của đạo Hindu (Bà La Môn) cũng công bố rằng cuộc
sống của một trinh nữ là điều xấu xa. Vì thế không có gì ngạc nhiên một cô bé chín
tuổi phải kết hôn với những người hơn mình cả chục hoặc vài chục tuổi. Sau khi
chồng chết người phụ nữ còn phải hỏa thiêu cùng chồng. Đó là tập tuc Shati đáng sợ
mà ngày nay vẫn còn tồn tại.
Trong Mahabharata( anusasana parava, phần 38) có nguyên một chương trong
đó Apsara mô tả chi tiết về đặc tính người phụ nữ và nói về căn nguyên của các vấn
đề như thế nào và họ tìm kiếm những người đàn ông như thế nào cho dù chồng họ
có tốt đi chăng nữa. Vì đó, một phụ nữ không đáng được tự do vì họ chưa bao giờ

trung thực. Chúng ta có thể thấy những dòng này ở bất cứ nơi nào trên đất Ấn.
Thật khó khăn cho người phụ nữ phải chịu đựng mặc cảm tự ti, căn bệnh tâm
lí để đén gần Đấng tối cao. Cô ấy bị giới hạn trong suy nghĩ: “ tôi sinh ra trong thân
phận thấp hèn, không có nhân quyền, làm thế nào để tôi có thể đến gần Đấn tối cao.
Những nhà cơ hội tuyên bố rằng phụ nữ không được cứu rỗi và nếu họ muốn được
điều đó họ phải tái sinh là một người nam..” Đây là một điều phi xã hội và hoàn toàn
vi phạm vào tính nhân đạo.
Tuy nhiên, nếu nói rằng Ấn giáo chỉ toàn đưa ra những quan điểm tiêu cực
có tính kỳ thị phụ nữ thì cũng không công bằng lắm. Bởi vì suốt lịch sử Ấn giáo,
cho đến hiện nay, lúc nào cũng có sự hiện diện của các nữ thần và các thầy dạy
đạo (guru) phái nữ được các tín đồ thuộc cả nam giới và nữ giới tôn sùng). Một cách
hết sức vắn tắt,trong các kinh thư như kinh Vedas này hàm chứa những quan điểm
đa dạng về phụ nữ. Chẳng hạn, cũng có nhiều đoạn nhấn mạnh về tầm quan trọng
của nghi lễ không thể được thi hành hoàn hảo nếu không có sự trợ giúp của người
vợ, vân vân. Tuy nhiên, chúng ta có thể nhận định rằng theo quan điểm chung của
các kinh thư này thì địa vị của người phụ nữ vẫn hoàn toàn dưới nam giới.

[Type text]

Page 11


Có thể nói rằng ,thân phận phụ nữ bị hạ thấp phẩm giá một cách tệ hại hàng
ngàn năm qua khi các tôn giáo này ra đời.Đến thời kì Đức Phật ra đời,Phật giáo
được thành lập,vai trò của nữ giới mới được chú ý là có thể bình đẳng về mặt tâm
linh như đàn ông,có thể chứng ngộ và giải thoát.Đức phật đã đưa người phụ nữ từ vị
trí thấp hèn trong xã hội lúc bấy giờ trở thành biểu tượng đáng kính trong xã hộ tu
sĩ.
II.
1.


Người phụ nữ trong giáo lí đạo Phật thời Phật tại thế
Phẩm hạnh
Đề cao phẩm hạnh của người phụ nữ trong xã hội ngày nay là chuyện khá
bình thường, nhưng nếu đem sự việc đó trở lui về quá khứ đến xã hội Ấn Độ cách
đây trên hai ngàn năm trăm năm quả là điều nan thuyết. Thế mà đức Phật đã làm
điều khó làm; đã nói điều khó nói này trong thời điểm ấy. Ngài đã giải phóng người
phụ nữ khỏi những tư tưởng áp bức cố hữu, đã nâng cao quy chế cho hàng phụ nữ và
dắt dẫn nữ giới thực hiện địa vị quan trọng của mình trong xã hội.
Trong giáo lí đạo Phật thì phẩm hạnh của người phụ nữ luôn được đề cao, coi
trọng.
Phật cho rằng nơi người phụ nữ vốn tiềm ẩn nhiều đức tính tốt đẹp như thông
minh, nhẫn nhịn, ôn hòa, bao dung độ lượng…nên khi thấy vua Pasenadi nước
Kosala muộn phiền vì nghe tin báo hoàng hậu Mallika hạ sinh công chúa, Phật liền
khuyên:
“Này Nhân chủ, ở đời
Có một số thiếu nữ,
Có thể tốt đẹp hơn,
So sánh với con trai,
Có trí tuệ, giới đức
Khiến nhạc mẫu thán phục
Rồi sinh được con trai,
Là anh hung, quốc chủ,
Người con trai như vậy,
Của người vợ hiền đức,
Thật xứng đáng là Đạo sư,
Giáo giới cho toàn quốc”

[Type text]


Page 12


1

Như chúng ta biết, trong những lãnh vực hoạt động khác nhau thì con người
sẽ có những địa vị khác nhau. Như thế trong xã hội, người đàn ông nắm giữ những
địa vị then chốt thì trong gia đình, giềng mối lại do người phụ nữ nắm giữ.
Đức Phật đã chỉ cho quần chúng thấy rằng: “Người phụ nữ là mẹ của đàn
ông.Không ai cho ta kính mộ tôn sùng bằng mẹ của mình”,vì:
“Mẹ còn sống gọi là mặt trời giữa trưa chói sáng
Mẹ hiền khuất bóng gọi là mặt trời đã lặn
Mẹ hiền còn sống gọi là mặt trăng sáng tỏa
Mẹ hiền khuất rồi gọi là đêm tối u ám”2
Mẹ là mặt trời chói sáng, là mặt trăng dịu hiền.Với biện pháp so sánh độc đáo
giữa người mẹ với 2 hình ảnh độc nhất vô nhị phải chăng là cách tuyên dương đức
hạnh cao quý của người phụ nữ?
Đức phật thường dùng danh từ “matugàma” có nghĩa là “hạnh làm mẹ”, hay
“xã hội những bà mẹ” để tỏ ý kính trọng khi nói về những người phụ nữ lớn tuổi và
danh từ “Pàramàsakhà” (những người bạn tốt của chồng họ) để chỉ những người phụ
nữ đã kết hôn. Và chúng ta sẽ bắt gặp rất nhiều hình ảnh cao quý của người phụ nữ
nói chung và người mẹ nói riêng trong giáo lí Phật giáo. Như ở Tăng Chi Bộ kinh,
đức Phật khuyên con cái phải kính trọng cha mẹ trong nhà, vì theo Ngài “ cha mẹ
ngang bằng với Phạm Thiên”
Và Ngài dùng kệ để tán thành công đức mẹ cha:
1 Samyutta Nikaya, Tạp A Hàm, 4: 143
2 Kinh Báo Ân, Kinh Tâm Địa Quán, Phúc Điền THPGTPHCM, 1995, p.93

[Type text]


Page 13


“ Mẹ cha gọi là Phạm Thiên
Bậc đạo sư thời trước
Xứng đáng được cúng dưỡng
Vì thương đến con cháu
Do vậy, bậc hiền triết
Đảnh lễ và tôn trọng
Dâng đồ ăn và đồ uống
Vải mặc và giường nằm
Thoa bóp cả thân mình
Tắm rửa cả tay chân
Với sở hành như vậy
Đối với mẹ và cha
Đời này người hiền khen
Đời sau hưởng thiên lạc”.
3

Rõ ràng tuy đề cập đến cha lẫn mẹ, nhưng ở đây, chúng ta đã thấy được tinh
thần tôn trọng và kính nể hàng nữ trong giáo lí Phật giáo. Là mẹ,người phụ nữ phải
được hưởng danh dự xứng đáng.Trong Phật giáo, người mẹ đóng một vai trò quan
trọng:
“ Do chánh hạnh đối với hai hạng người bậc hiền trí tạo nên nhiều phước đức.
Đối với hai hạng người nào? Với mẹ và với cha. Do chánh hạnh đối với hai hạng
người này, bậc hiền trí tạo nên nhiều phước đức”.
Người dạy người nam giới nên xem vợ ngang hàng với mình, nên đối xử hiền
hòa. Ngài không khinh rẻ nữ giới mà xem nữ giới là “ ngọn đuốc soi sáng con
đường dẫn đến địa ngục”.
Trong bài thuyết giảng của đức Phật, nhất là những bài trong bộ Anguttara

Nikaya và Samyutta Nikaya luôn có những bài kệ nói về công đức và vai trò của nữ
giới. Theo đức Phật, tất cả mọi tiến bộ và mọi thành tựu tại thế cũng như siêu thế,
đều nằm trong tầm khả năng của người phụ nữ cư sĩ sống với nếp sống trong gia
đình và theo những khuynh hướng đạo đức của người tại gia, miễn là người ấy thực
hành đúng theo lời dạy của đức Phật.
3 Kundala Kisa

[Type text]

Page 14


Những phẩm hạnh đem lại sự an lành cho người phụ nữ trong thế gian này và
cảnh giới về sau, đã được đức Phật nói như sau:
1) Tâm đạo nhiệt thành
2) Biết hổ thẹn và ghê sợ tội lỗi
3) Không dễ dàng buông xuôi theo chiều hướng độc hiểm, thù oán
4) Không ganh tỵ
5) Không keo kiệt bủn xỉn mà quảng đại rộng rãi
6) Đức hạnh trong sạch
7) Sống cuộc đời đạo đức và thích hợp với thuần phong mĩ tục
8) Trau giồi học vấn và kiến thức thâm sâu
9) Hăng say và nhiệt thành
10) Cảnh giác và nhanh trí
11) Sáng suốt và khôn ngoan
4

Một thiếu phụ mà có những phẩm hạnh như trên đã vững chắc tiến bước trên
con đường an lành hạnh phúc.Những điều mà Phật đã nói trên bao gồm tất cả những
đức tính: nhẫn nhục, bao dung, tha thứ, cần cù, chịu khó….

Đức Phật chỉ rằng người đàn bà là mẹ của đàn ông. Không ai xứng đáng cho
ta kính mộ tôn sùng bằng mẹ của mình, và phận làm con không thể trả hết món nợ
của mẹ mà mình phải mang trong lòng…
Như vậy, khác với những tôn giáo khác, Phật giáo là tôn giáo duy nhất luôn
đề cao, ca ngợi phẩm hạnh của người phụ nữ, hàng nữ giới luôn chiếm một vị trí
danh dự trong giáo lí của Người.
Theo Ngài, tất cả tính thiện, ác; tốt, xấu ... đều có cả trong hai giới, nam và
nữ. Do vậy trong giáo huấn, Ngài đặt mỗi giới vào đúng vị trí của họ. Nam hay nữ
không còn là trở ngại cho việc thanh lọc thâm tâm hay phục vụ độ tha. Đấy cũng
chính là tinh thần bình đẳng giành cho nữ giới được thể hiện trong giáo lý Phật giáo.

4 Anguttara Nikaya, 3:69

[Type text]

Page 15


2.

Quyền bình đẳng
Giáo lý Phật giáo đề cao phẩm hạnh người phụ nữ, nhưng trong Phật giáo
không chỉ tôn trọng nữ giới trên lý thuyết suông mà ngay sau sự ưu đãi này là một
vấn đề rất thiết thực: quyền bình đẳng. Ở đây, tuy nói về quyền bình đẳng giành cho
nữ giới trên ba phương diện: hôn nhân hạnh phúc gia đình,xã hội, và vấn đề tu tập
giải thoát nhưng kỳ thật đã bao hàm mọi mặt: vật chất, tinh thần; tánh, tướng; thế
gian và xuất thế gian, ...

2.1.


Về mặt kinh tế, hạnh phúc gia đình
Trong quan niệm của đạo Phật thì người nữ vốn có khả năng không thua kém
gì nam giới, những gì nam giới làm được thì người phụ nữ cũng làm được. Điển
hình đó là trường hợp của nữ gia chủ, mẹ của Nakula:
“ Thưa gia chủ, gia chủ có thể suy nghĩ: “Nữ gia chủ, mẹ của Nakula sau khi
mệnh chung không thể nuối dưỡng các con và duy trì nhà cửa”.Thưa gia chủ, chớ có
suy nghĩ như vậy! Thưa gia chủ, tôi khéo léo dệt vải và chải lông cừu. Thưa gia chủ,
sau khi gia chủ mệnh chung, tôi có thể nuôi dưỡng các con và duy trì nhà cửa. Do
vậy, chớ có mệnh chung với tâm còn mong ái luyến! Đau khổ, này gia chủ, là khi
người mệnh chung với tâm còn mong cầu luyến ái. Thế tôn quở trách người khi
mệnh chung tâm còn cầu mong luyến ái.
Thưa gia chủ, gia chủ có thể suy nghĩ như sau: “ Nữ gia chủ, mẹ của Nakula,
sau khi ta mệnh chung, sẽ đi đến một gia đình khác”. Này gia chủ chớ có suy nghĩ
như vậy! Thưa gia chủ, gia chủ cũng đã biết, trong mười sáu năm chúng ta sống làm
người nhà, tôi đã sống thực hành phạm hạnh như thế nào.
Thưa gia chủ, gia chủ có thể suy nghĩ như sau: “ Thưa gia chủ, gia chủ có thể
suy nghĩ như sau: “ Nữ gia chủ, mẹ của Nakula, sau khi ta mệnh chung, sẽ không
còn muốn đến yết kiến Thế Tôn, sẽ không còn muốn yết kiến chúng tăng”.Thưa gia

[Type text]

Page 16


chủ, chớ có suy nghĩ như vậy.Sau khi gia chủ mệnh chung tôi còn muốn yết kiến
Thế Tôn, sẽ muốn yết kiến chúng tăng nhiều hơn”. 5
Trong rất nhiều bài kinh hay lời giảng của đức Phật có đề cập rất nhiều đến
hạnh phúc gia đình. Trong bài kinh Sgalovada Sutta, Người nói: “ bổn phận của
người làm chồng thì nên lễ độ, luôn luôn nhã nhặn thanh tao với vợ, không tỏ ý
khinh thường, luôn trung thành với vợ, trao quyền hành trong nhà và mua sắm nữ

trang cho vợ…”.
Cũng trong bài kinh ấy, đức Phật khuyên dạy bổn phận người làm vợ nên đối
xử với người chồng như thế nào, và phải tỏ lòng thương kính chồng bằng năm cách:
“làm tròn phận sự của mình, ân cần đón tiếp thân quyến bên nhà chồng, cẩn thận giữ
gìn tiền bạc của cải mà chồng đem về, luôn luôn siêng năng, không bao giờ tháo trúc
công việc”.
Trong giáo lí của Ngài thì người vợ được xem là người bạn đồng hành, bạn
hiền tốt nhất. Goldsmith, một nhà văn người Đức đã viết:
“ Một bà vợ hoàn hảo giúp đỡ trong đời sống còn nhiều hơn người luoon luôn
khoác cái áo triết gia, vỗ ngực tự xưng anh hùng , hay những công nương gắt gỏng.
Người làm cho chồng con hạnh phúc là một nhân vật vĩ đại hơn các thiếu nữ trong
những câu chuyện tiểu thuyết mà trọn đời chỉ giết chóc nhân loại bằng những làn tên
được phóng ra từ ống tên khóe mắt”.
Như vậy người phụ nữ xứng đáng có được vị trí ngang hàng với nam giới,
xứng đáng được chồng con yêu thương và tôn trọng.
Trong Nho giáo và một số tôn giáo khác thì luôn đề cao tư tưởng “ Nhất nam
viết hữu, thập nữ viết vô”, khi người phụ nữ không sinh được con trai thì được xem
là món hàng khiếm khuyết, cũng là cái cớ để người chồng đi kiếm vợ khác để có con
nối dõi tông đường. Thế nhưng trong Phật giáo thì phụ nữ được kính trọng hơn và
được xem như là những cá thể chứ không phải chỉ là những món đồ thuộc quyền sở
hữu của người đàn ông.
5 Kinh bộ tăng chi II, Hòa thượng Thích Minh Châu, viện nghiên cứu Phật học Việt Nam, 1988

[Type text]

Page 17


Trong kinh Tăng Chi Bộ có đề cập đến cập đến tám bổn phận và trách nhiệm
mà một người phụ nữ nên trau dồi để làm tròn bổn phận cao quý là làm mẹ và làm

12345678-

vợ của mình trong một gia đình:
“Sắp xếp các việc trong gia đình một cách hiệu quả
Quan tâm đến người làm công, người ở
Cố gắng làm vui lòng chồng
Khéo léo bảo quản tài sản mà chồng kiếm được
Có niềm tin vào tôn giáo
Giữ gìn tiết hạnh
Tốt bụng
Rộng lượng
Trong gia đình, tình yêu được xem là vấn đề then chốt trong cuộc sống vợ
chồng. Vợ chông phải chung thủy với nhau. Trong công việc, vai trò của vợ và
chồng phải tương hỗ lẫn nhau. Người chồng phải tin tưởng vợ mình và xem vợ mình
như “ vị thần” trong gia đình. Ngược lại, người vợ phải có trách nhiệm chăm sóc tổ
ấm của mình, giúp con cái hòa nhập với xã hội.
Trong kinh Thiện Sanh, có đoạn đức Phật đã dạy cách người chồng phải đối
xử với người vợ như sau:
“ Người chồng nên lấy năm điều mà yêu thương cấp dưỡng vợ. Năm điều đó
là gì? Một là yêu thương vợ. Hai là không khinh rẻ. Ba là sắm những thứ như chuỗi
ngọc, đồ trang sức cho vợ.Bốn là ở trong nhà để người vợ được tự do. Năm là xem
vợ như chính mình. Người chồng nên lấy năm điều đó để thương yêu cấp dưỡng
vợ”. Đồng thời, người phụ nữ phải bày tỏ lòng thương kính chồng của mình.
Bằng cách nói đến bổn phận người chồng đối với vợ và vợ đối với chồng như
vậy, đức Phật đã âm thầm gieo vào lòng quần chúng tư tưởng thương yêu, tôn trọng
và đề cao nữ giới.
Trong kinh Thi Ca La Việt (Singakala) Đức Phật dạy về bổn phận
và trách nhiệm của người con đối với cha mẹ như sau:

[Type text]


Page 18


“ Nuôi dưỡng cha mẹ
Làm việc thay cho cha mẹ
Gìn giữ truyền thống gia đình
Bảo vệ tài sản thừa tự
Làm phước để hồi hướng khi cha mẹ qua đời".
- Bổn phận của cha mẹ đối với con
Ngăn chặn con làm điều ác
Khuyến khích con làm điều thiện
Dạy con nghề nghiệp
Cưới vợ gả chồng cho con
Đúng thời trao của thừa tự cho con”.
Như vậy, theo lời của đức Phật, để tạo nên hạnh phúc của một
gia đình thì không phải chỉ riêng người phụ nữ mà là tất cả các thành
viên trong gia đình. Trong giáo lí của Ngài, người phụ nữ không phải
là những người hoàn toàn phụ thuộc vào người chồng, họ là những cá
thể độc lập, họ được coi ngang hàng với nam giới. Như vậy, có thể nói
đức Phật là người đặt nền móng đầu tiên cho sự bình đẳng nam nữ
hiện nay.

2.2.

Về mặt tu tập và giải thoát
[Type text]

Page 19



Đức Phật đã từng nói: “Ta là Phật đã thành, tất cả chúng sanh đều có khả năng
thành Phật" là chứng nhân cho một giá trị tôn trọng quyền bình đẳng của Ngài trong
việc cùng nhau tu tập giác ngộ và giải thoát.
2.2.1.

Về mặt tu tập
Đức Phật đã thực thi một chính sách tôn giáo thực sự táo bạo: chấp nhận lời
thỉnh cầu của bà Maha Pajapati Gotami, cho phép thành lập Giáo Hội Tì Khưu Ni.
Với việc hành lập Giáo Hội Tỳ Khưu Ni, Đức Phật là người đầu tiên trong lịch sử
tôn giáo nhân loại đã nâng vị trí của người phụ nữ lên ngang hàng với nam giới,
khẳng định phẩm chất và tài năng của họ, tin rằng với tâm đạo nhiệt thành, thực
hành đúng theo lời giáo huấn, hành thiền, khai triển tuệ minh sát, thì họ - những nữ
tu cũng có thể đắc Ðạo Quả A La Hán. Và thực tế đã minh chứng cho quyết định
sáng suốt đáng kinh ngạc đó.
Như trong kinh Bộ Tăng Chi có đoạn nói về tính chất bình đẳng của Tăng
chúng không hề thiên vị một ai, dù sang hèn, giàu nghèo, đẹp xấu; dù sanh trong giai
cấp nào, hoặc dù nam hay nữ, ... sau khi xuất gia sống đời Phạm hạnh cũng đều là Sa
môn đệ tử Phật bình đẳng không phân biệt như trăm sông đổ về biển:
"Ví như, này Paharada, phàm có các con sông lớn nào, ví như sông Hằng,
sông Yamunà. sông Aciravatì, sông Sarabhù, sông Mahì, các con sông ấy khi chảy
đến biển, liền bỏ tên họ trước, trở thành biển lớn. Cũng vậy, này Pahàràda, có bốn
giai cấp này: Sát đế lỵ, Bà la môn, Phệ xá, Thủ đà la, sau khi từ bỏ gia đình, sống
không gia đình, xuất gia trong pháp và luật được Như Lai tuyên bố này, chúng từ bỏ
tên và họ của chúng từ trước, và chúng trở thành những Sa môn Thích tử".6
Đoạn kinh trên tuy không có từ nào đề cập đến nữ giới nhưng khi đọc kinh ta
vẫn hiểu được ý của bài kinh bao gồm cả hai giới nam nữ. Vì rằng trên thực tế trong
6 Phẩm người Tối Thắng, Kinh Bộ Tăng Chi, HT Thích Minh Châu, Viện NCPHVN, 1988, p.34

[Type text]


Page 20


nếp sống tu tập của tăng đoàn đã biểu thị điều này rất rõ nét. Trong giáo hội Phật
giáo xưa cũng như nay đều có sự hiện diện của hai bộ Tăng (đoàn thể Tỳ kheo tăng
và đoàn thể Tỳ kheo ni) một cách song hành.
Nói về giáo phẩm, nếu bên nam giới có Hòa Thượng Đại đức, thì phía nữ có
Hòa Thượng Ni, Đại đức ni tất nhiên chữ "ni" chỉ dùng thêm cho mọi người biết đó
thuộc nữ giới chứ hoàn toàn không có sự sai khác gì.
Còn nói về nhiệm vụ, nếu bên nam giới có hai vị đại đệ tử: Sàriputta (Xá Lợi
Phất) - trí tuệ đệ nhất, và Moggallàna (Mục Kiền Liên) - thần thông đệ nhất - quán
xuyến giáo hội Tỳ kheo tăng, thì bên nữ giới cũng có hai vị đại đệ tử: Khema và
Uppalavannà đều là những vị trí tuệ vô song, thần thông vượt bực ... Và nếu như nói
về sở trường của chư vị đại đệ tử Phật, thì các vị nữ đệ tử Tỳ kheo ni không chút
thua kém gì:
"1) Trong các vị nữ đệ tử Tỳ kheo ni đã lâu ngày của Ta, tối thắng là Mahà
Pajàpatì Gotamì.
2) Trong các vị ... đại trí tuệ, tối thắng là Khemà.
3) Trong các vị ... đầy đủ thần thông, tối thắng là Uppalavannà.
4) Trong các vị ... trì luật, tối thắng là Patàcàra.
5) Trong các vị ... thuyết pháp, tối thắng là Dhammadinnà.
6) Trong các vị ... tu thiền, tối thắng là Nanadà.
7) Trong các vị ... tinh cần tinh tấn, tối thắng là Sonà.
8) Trong các vị ... có thiên nhãn, tối thắng là Sakulà.

[Type text]

Page 21



9) Trong các vị ... có thắng trí mau lẹ, tối thắng là Bhaddà Kundalakesà ..."7

Người phụ nữ cũng như nam giới đều có khả năng trở thành A La Hán. Đề
cập đến Bát Chánh Đạo mà ngài ví như một cỗ xe, Người dạy rằng:
“ Dầu là người nữ, dầu là người nam
Cỗ xe cũng vẫn chờ đợi, cùng một chiếc xe ấy
Sẽ đưa vào tận Niết bàn”.8
Thế Tôn cũng từng thấy được rằng, đạo mà ngài chứng được dưới gốc cây bồ
đề thì phụ nữ cũng có thể chứng đắc được.Những vần thơ sau đây được trích ra từ
Trưởng lão ni kệ của nữ tôn giả Soma thốt lên khi bà hàng phục được ác ma và
chứng đắc thành quả là những minh chứng về điều này:
“ Nữ tánh chướng ngại gì
Khi tâm khéo thiền định
Khi trí tuệ triển khai
Chánh quán pháp vi điệu
Ở tất cả mọi nơi
Hỷ lạc được đoạn tận
Khối tối tăm mù mịt
Đã bị làm tan nát
Hỡi này kẻ ác ma
Ngươi đã bị bại trận”
Hay như vần kệ của nữ tôn giả Vimala:
“ Mọi khổ ách đoạn tận
Cả cõi trời cõi người
Quăng bỏ mọi lậu hoặc
Ta mát lạnh tịch tịnh”
Trong Tỳ Kheo ni đoàn đã xuất hiện một số các nhà dẫn giải Giáo Pháp và
thuyết Pháp lẫy lừng như Sukha, Patacara, Khemu, Dhammadinna và Mahaj Pajapti.
Theo Phật giáo, con trai không phải là điều cần thiết để người cha được lên thiên

7 (15) Phẩm Sumana, Kinh Bộ Tăng Chi, HT Thích Minh Châu, Viện NCPHVN, 1988, p.39
8 Kindred sayings, I, trang 45

[Type text]

Page 22


đường, con gái cũng tốt như con trai, đáng được sống một cuộc đời tự do độc lập.
Cho phụ nữ được tích cực tham gia vào các hoạt động tôn giáo, đức Phật đã nâng
cao địa vụ người phụ nữ trong đời sống thế tục.
Trong khi chế độ xã hội lúc bấy giờ không tạo điều kiện để phát huy khả năng
của người phụ nữ thì ngược lại trong giáo đoàn Phật giáo, người phụ nữ chẳng
những có thể tự độ mình giải thoát mà còn có thể thuyết pháp độ sinh. Như vậy, về
mặt giáo đoàn, quyền bình đẳng dành cho nữ giới cũng được thực thi trong giáo hội
Phật giáo. Và hơn thế nữa, về mặt giải thoát tâm linh của người phụ nữ cũng được
Phật giáo tiếp nhận.
2.2.2. Bình đẳng về mặt giải thoát
Trong Phật giáo, sự khác biệt nam và nữ không phải là một trở ngại để đạt
được thành tựu cao nhất. Đề cập đến Bát Chánh Đạo mà ngài ví như một cỗ xe, đức
Phật dạy:
“ Dầu là người nữ, dầu là ngươi nam
Cỗ xe cũng vẫn chờ đợi, cùng một chiếc xe ấy
Sẽ đưa vào tận Niết Bàn”.9
Mục đích của giáo lí Phật giáo là hướng dẫn người tu tập đạt đến mục đích tối
hậu- giác ngộ giải thoát. Mọi chúng sinh nếu phát tâm tu tập, hành trì chính pháp
đều được đạt đến kết quả cứu cánh như nhau. Vì chân lí tuyệt đối, thành quả giải
thoát không dành riêng cho ai, kể cả đức Như Lai. Như Cundi, con gái vua sau khi
nghe anh mình nói: “ Nếu có người đàn bà hay đàn ông quy y Phật, quy y Pháp, quy
y chúng tăng, từ bỏ sát sinh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ

bỏ nói láo, từ bỏ say đắm rượu men, rượu nấu, người ấy sau khi thân hoại mạng
chung, người ấy nhất định được sinh lên cõi lành, không vào cõi dữ”, cô đã đến bạch
hỏi Phật phương pháp tu tập thì được Phật giảng như sau:
“ Dầu cho các loại hữu tình nào, này Cundi, không có chân hay hai chân, bốn
chân hay nhiều chân, có sắc, hay không có sắc, có tưởng hay không tưởng, hay phi
tưởng phi phi tưởng, Thế Tôn, hay bậc A La Hán, Chánh đẳng giác được xem là tối
9 Kinded Sayings, I, p.45

[Type text]

Page 23


thượng. Những ai đặt lòng tin vào đức Phật, chúng đặt lòng tin vào tối thượng. Với
những ai đặt lòng tin vào tối thượng, chúng được quả dị thục tối thượng”.10
Như vậy không còn nghi ngờ gì nữa về vấn đề bình đẳng trên phương diện
giác ngộ giải thoát của người phụ nữ. Trong Phật giáo, người nữ không những được
bình đẳng như người nam về mặt giáo đoàn mà còn được bình đẳng trong các
phương diện giải thoát tâm linh. Đó là trường hợp của hoàng hậu Khèma đã đắc quả
A La Hán trước khi xuất gia, là trường hợp của Isidasi, một người phụ nữ đau khổ
có bốn đời chồng, sau khi xuất gia sống đời giải thoát đã diễn tả trong một bài thơ
nỗi niềm sung sướng vì đã thoát khỏi một cách vinh quang ba điều khó chịu: cối,
chày và người chồng bất chính. Bà hân hoan tán thành Pháp lạc tuyệt vời của người
đắc quả vô sanh:
“ Tôi đã giải thoát khỏi sống và chết,
Tôi đã cắt đứt sợi dây luân hồi”11
Người phụ nữ có khả năng chứng đắc quả vị giải thoát, điều này không còn
nghi ngờ gì nữa. Bao lâu nay theo quan niệm cổ truyền, mọi người trong xã hội Ấn
đều nghĩ rằng phương diện tinh thần và đạo đức người phụ nữ thấp kém hơn người
nam, thì nay Phật giáo cho mọi người thấy nữ tính không phải là trở ngại cho việc

tiến bộ.
Chính đức Phật đã xác định điều này khi ngài Anan hỏi Phật: “ Không biết nữ
nhân sau khi xuất gia, từ bỏ gia đình…có thể chứng được quả Dự lưu, quả Nhất lai,
quả Bất lai hay quả A La Hán không?”.
“ Này Ananda, sau khi xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình trong
Pháp và Luật do Như Lai thuyết giảng, nữ nhân có thể chứng được Dự lưu quả, Nhất
lai quả, Bất lai quả hay A La Hán quả”12

10 Phẩm Sumana, kinh Bộ Chi Tăng,HT Thích Minh Châu, Viện NCPHVN,1988. P.39
11 Trưởng lão ni kệ, bài thứ 11
12 Phẩm Gotami, kinh Bộ Chi Tăng III. HT Thích Minh Châu, Viện NCPHVN, 1988,P.144

[Type text]

Page 24


Cũng vì lẽ đó, nên khi du sĩ ngoại đạo Vacchagotta hỏi đức Thế tôn, ngoài các
Tỳ kheo, đức Phật có môt vị Tỳ kheo ni đệ tử nào đã đoạn trừ các lậu hoặc, chứng
đạt thắng trí ngay trong hiện tại không, đức Phật trả lời:
“ Này Vaccha không phải chỉ một trăm, hai trăm, ba trăm, bốn trăm, năm trăm
mà còn nhiều hơn thế nữa là những Tỳ kheo ni, đệ tử của ta đã đoạn trừ các lậu
hoặc, chứng đạt thắng trí ngay trong hiện tại, vô lậu tâm giải thoát và tuệ giải
thoát”.13
Và không thua gì những cư sĩ, hàng nữ cư sĩ tại gia có khả năng vượt bậc,
chứng đắc vô sở úy:
“ Này Vacchagotta không phải chỉ một trăm, hai trăm, ba trăm, bốn trăm, năm
trăm mà còn nhiều hơn thế nữa là những cư sĩ, những đệ tử sống tại gia mặc áo
trắng, hưởng thụ vật dục nhưng xây dựng Thánh giáo, chấp nhận giáo huấn, đã độ
nghị đoạn hoặc, chứng đắc vô sở úy không dựa vào người khác trong Thánh giáo

của bậc Đạo sư”.14
Maha Pajapati Gotami, là người có tâm đạo nhiệt thành, thực hành đúng theo
những lời giáo hóa của đức Phật Thích Ca, thực thi hành thiền khai triển tuệ, bà đã
được chứng đắc quả A La Hán và liệt vào trong hàng cao trọng của các vị Tỳ kheo
ni có nhiều kinh nghiệm và cũng là người nữ xuất gia đầu tiên được so sánh ngang
hàng với các vị tăng theo đức Phật Thích Ca thời đó. Sự nhẫn nại hành trì tu tập của
Maha Pajapati Gotami đã mang lại thành công sáng láng cho địa vị xứng đáng của
người phụ nữ trong lịch sử Phật học cũng như trong xã hội và trở thành một tấm
gương chứng minh cho đời thấy rõ các khả năng thực thụ của người phụ nữ đã làm
đúng theo con đường giác ngộ mà đức Phật Thích Ca đã tìm ra.
Rõ ràng chỉ qua một vài câu kinh, chúng ta có thể thấy cụ thể địa vị người phụ
nữ trong giáo lí đạo Phật. Giáo lí nhà Phật cho chúng ta thấy rằng, người phụ nữ
xứng đáng có một chỗ đứng danh dự ngang hàng với nam giới về phương diện khả
13 Đại kinh Vacchagotta, Trung Bộ KinhII, HT Thích Minh Châu, Viện NCPHVN, 1988, p.236
14 Đại kinh Vacchagotta, Trung Book Kinh II, HT Thích Minh Châu, Viện NCPHVN, 1988,P.236

[Type text]

Page 25


×