Tải bản đầy đủ (.doc) (88 trang)

THƠ NHƯ LÀ MỘT BIỆN PHÁP TU TỪ TRONG TRUYỆN KỂ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM TIÊU BIỂU (TRUYỀN KỲ MẠN LỤC, THÁNH TÔNG DI THẢO, TRUYỀN KỲ TÂN PHẢ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (353.72 KB, 88 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1.Mục đích nghiên cứu
Thể loại truyện truyền kỳ là một trong những thành tựu văn học độc
đáo của các quốc gia khu vực Đông Á thời trung đại. Tiếp thu thể loại từ văn
học Trung Quốc, truyện truyền kỳ Việt Nam có một quá trình hình thành và
phát triển nội sinh gắn liền với văn hóa và văn học dân tộc. Truyện truyền kỳ
Việt Nam đã khẳng định được vị trí của nó, đánh dấu bước nhảy vọt về chất
cho văn xuôi tự sự bằng chữ Hán của nước ta. Trong kho tàng truyện truyền
kỳ rất có giá trị ấy Thánh Tông di thảo (TTDT),Truyền kỳ mạn lục (TKML) và
Truyền kỳ tân phả (TKTP) được coi là những mốc son quan trọng đánh dấu
sự phát triển vượt bậc của loại hình văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại.
Ra đời vào thời kỳ đột khởi của văn xuôi tự sự; TTDT,TKML và TKTP đã
bắt đầu cuộc hành trình nghệ thuật của mình với những quan điểm mới, tư
tưởng mới đánh dấu sự trưởng thành của truyện ngắn trung đại Việt Nam từ
văn học mang tính chức năng sang văn xuôi nghệ thuật. Chính vì vậy việc
nghiên cứu TTDT, TKML và TKTP là việc làm có ý nghĩa nhằm khám phá
đầy đủ hơn nữa các giá trị của ba tập truyện này.
Thế kỷ X – XIV văn xuôi tự sự đặc biệt là truyện truyền kỳ vẫn chưa
tách khỏi văn học dân gian và văn học chức năng. Sang đến thế kỷ XV, truyện
truyền kỳ đã có sự “đột khởi” rõ rệt, từ truyện mang nặng tính dân gian và
chức năng tôn giáo đã dần chuyển sang các sáng tác giàu tính nghệ thuật và
phản ánh được hiện thực đương thời. Yếu tố kỳ ảo không còn được dùng một
cách tự phát mà có ý thức, trở thành phương tiện nghệ thuật để diễn tả nội
dung mang ý nghĩa xã hội sâu sắc. Đặc biệt sự kết hợp giữa thơ ca và văn
xuôi đã mở rộng chiều phản ánh hiện thực, tạo nên nét riêng cho văn xuôi tự
sự thế kỷ XV – XVII. Giai đoạn thế kỷ XVIII – XIX, việc đưa thơ ca vào văn
xuôi đã mở ra hai hướng: hoặc đưa nhiều thơ vào truyện như Truyền kỳ tân
phả của Đoàn Thị Điểm, hoặc giảm bớt tối thiểu như Lan trì kiến văn lục của
Vũ Trinh. Chính sự xâm lấn thể loại từ thơ sang văn xuôi này đã tạo ra nhiều
1



chiều kích cho truyện kể trung đại, là một tín hiệu nghệ thuật quan trọng đáng
lưu ý và cần được nghiên cứu tỉ mỉ. Đây là một hiện tượng độc đáo chỉ xuất
hiện trong một giai đoạn nhất định. Nó làm cho thể loại tự sự trở nên hấp dẫn
hơn nhờ những bài thơ đưa đẩy. Chính vì thế nó có sự tác động nhất định đến
quá trình phát triển của văn xuôi tự sự Việt Nam. Hơn nữa, lâu nay ta chỉ biết
đến tu từ ngôn ngữ mà quên mất tu từ của thể loại với sự “lấn sân” giữa các
“đường biên” thể loại tạo nên những chiều kích mới. Vì thế, nghiên cứu “Thơ
như là một biện pháp tu từ trong truyện kể trung đại Việt Nam qua một số tác
phẩm tiêu biểu (Truyền kỳ mạn lục, Thánh Tông di thảo, Truyền kỳ tân phả)
vừa có ý nghĩa với thể loại truyện truyền kỳ Việt Nam nói riêng lại vừa có ý
nghĩa với lý luận văn học nói chung.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cùng với lịch sử nghiên cứu văn xuôi tự sự, nghiên cứu truyện truyền
kỳ nói chung và nghiên cứu ba tác phẩm TTDT, TKML, TKTP nói riêng cũng
nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Có thể kể đến một vài công
trình tiêu biểu nghiên cứu từng tác phẩm như:
-Luận văn thạc sĩ Ngô Minh Thuý – Đại học khoa học xã hội và nhân văn Thánh Tông di thảo – nhìn từ góc độ thể loại – 2002.
-Luận văn thạc sĩ Nguyễn Thị Việt Hằng – Đại học Sư phạm Hà Nội –
Nghiên cứu giá trị nội dung và nghệ thuật của Thánh Tông di thảo.
-Luận văn thạc sĩ Hoàng Minh Thùy – Đại học Sư phạm Hà Nội – Nghiên
cứu giá trị nội dung và nghệ thuật của Truyền kỳ tân phả.
-Luận văn thạc sĩ Vũ Thị Thu – Đại học Sư phạm Hà Nội – Quan niệm nghệ
thuật về con người từ Thánh Tông di thảo đến Truyền kỳ mạn lục.
Và nhiều khóa luận, luận văn đi sâu nghiên cứu tìm hiểu từng tác phẩm ở
nhiều phương diện khác nhau.
Những công trình nghiên cứu trên cho dù chưa đề cập đến vấn đề thơ trong
truyện truyền kỳ nhưng cũng là những công trình nghiên cứu nghiêm túc và
có giá trị cho chúng tôi tham khảo.
2



Bên cạnh đó còn có những công trình nghiên cứu trực tiếp đề cập tới
vấn đề thơ ca trong truyện truyền kỳ:
GS. Trần Đình Sử trong công trình “Mấy vấn đề thi pháp văn học trung
đại Việt Nam” có đánh giá rằng: “Truyện truyền kỳ Việt Nam như Thánh
Tông di thảo của Lê Thánh Tông, Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ, Truyền
kỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm đánh dấu sự chín muồi của nghệ thuật tự sự
Việt Nam”. Đặc biệt ông cũng có nhiều ý kiến đánh giá khi nghiên cứu thơ
trong những tác phẩm truyền kỳ thời kỳ này: “Nội tâm, cảm giác của nhân vật
được thể hiện bằng thơ, các nhân vật hầu hết đều làm được thơ…Tuy nhiên
chưa hẳn tác giả đã ý thức được đầy đủ về đời sống nội tâm của nhân vật, bởi
vì thơ chỉ được xem như một nhã thú của đời sống tinh thần, một yếu tố ngoài
cốt truyện có tính chất tĩnh tại, không phải là nội tâm khi hành động nói
năng… Đời sống nội tâm của nhân vật tuy đã được biểu lộ qua thơ song chưa
tham gia vào cốt truyện, chưa có ý thức thúc đẩy cốt truyện, chưa có cốt
truyện tâm lý… thơ trong các cuộc đối thoại chỉ là phương tiện để tỏ chí,
ngôn chí.”
Riêng về “Truyền kỳ tân phả” GS.Trần Đình Sử cho rằng: “Truyền kỳ
tân phả đầu thế kỷ XVIII của Đoàn Thị Điểm cùng loại với Truyền kỳ mạn
lục nhưng rườm lời hơn, thơ ca thù tạc lại quá nhiều làm loãng thú truyện…
Có thể xem đây như là một thể loại truyện – thơ hợp thể, trong đó yếu tố
truyên đóng vai trò sáng tạo tình huống để tác giả thi thố tài thơ và đặc điểm
này phản ánh hứng thú và sinh hoạt văn thơ đương thời của các văn sĩ”
PGS.TS Nguyễn Đăng Na với công trình “Con đường giải mã văn học
Trung đại Việt Nam” đã có những ý kiến rất sâu sắc về vấn đề này: “sẽ là
khiếm khuyết nếu bỏ qua đặc điểm này của truyện ngắn thế kỷ XV – XVII: sự
đan xen giữa văn xuôi với thơ ca…Người thì cho rằng tài năng của tác giả thể
hiện ở chính những bài thơ, ca, từ, hành; người thì bảo đấy là hình thức dung
hòa giữa phương thức tự sự với trữ tình. Song cũng có người khẳng định, nếu


3


không thông qua ngôn ngữ thơ ca ước lệ thì khó diễn tả nổi các cuộc hoan lạc
của các nhân vật trong truyện”
Khi nghiên cứu về “Truyền kỳ mạn lục” PGS.TS Nguyễn Đăng Na cho
rằng: Nguyễn Dữ “táo tợn đến mức say sưa miêu tả và miêu tả sinh động
chuyện làm tình trong phòng the giữa trai và gái. Để đạt tới cái đích đó,
Nguyễn Dữ đã khôn ngoan dùng một phương thức hữu hiệu, vừa đặc tả được
chuyện kín, vừa giữ được phong thái tao nhã của văn nhân. Đó là sử dụng
hình thức thơ ca!”. Tuy nhiên, ông đã hơi quá khi đánh giá “Nguyễn Dữ
không chỉ là cha đẻ của loại hình truyện ngắn Việt Nam, cha đẻ của chủ nghĩa
nhân văn mà còn là cha đẻ của dòng thơ sex Việt Nam”
Khóa luận tốt nghiệp của Nguyễn Thị Hằng – Đại học Sư phạm Hà Nội
2012 với đề tài “Bước đầu khảo sát thơ trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn
Dữ” cũng đã bước đầu nghiên cứu được vai trò và tác dụng của thơ trong một
tác phẩm truyền kỳ: “Thông qua những bài thơ Nguyễn Dữ thể hiện sự khéo
léo trong việc chuyển tải những nội dung của tác phẩm…Những bài thơ thể
hiện tình yêu xác thịt vô cùng táo bạo cũng bộc lộ một quan niệm phóng
khoáng hơn và một thái độ có vẻ đồng tình của tác giả Nguyễn Dữ trong việc
phản ánh những câu chuyện tình ái…Những vần thơ cũng thể hiện được nhu
cầu giải phóng của con người trước những kìm tỏa, ép thúc trong thể chế xã
hội phong kiến đang trên đà suy thoái”
“Những bài thơ còn thể hiện chức năng đối với cốt truyện, chủ đề, cách
xây dựng tâm lý, tính cách các nhân vật”
“Kết gợp hài hòa và khéo léo với dung lượng vừa đủ những bài thơ
trong tác phẩm thể hiện tài năng của người cầm bút . Qua đó cho thấy Nguyễn
Dữ không chỉ là một cây bút viết truyện kiệt xuất mà còn là một nhà thơ tài
hoa.”

Như vậy các tác giả đã ít nhiều nhấn mạnh đến sự kết hợp giữa thơ ca
và văn xuôi nhưng mới chỉ là dừng lại ở mức độ đề cập đến vấn đề một cách
khái quát, đánh giá chung nhất mà chưa đi sâu vào phân tích có hệ thống vấn
4


đề trên mức độ cụ thể để hoàn thiện bức tranh truyện truyền kỳ Việt Nam.
Nhưng những ý kiến nghiên cứu ấy đã gợi dẫn để chúng tôi triển khai đề tài
mở rộng phạm vi tìm hiểu, khảo sát toàn bộ thơ trong ba tác phẩm truyền kỳ
đỉnh cao của văn học trung đại Việt Nam.
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tất cả các bài thơ, câu thơ trong ba tác phẩm truyện truyền kỳ
-Truyện Thánh Tông di thảo bao gồm 46 bài thơ có trong 12 truyện
-Truyện Truyền kỳ mạn lục bao gồm 46 bài thơ có trong 11 truyện và một số
cặp câu thơ có trong truyện Cuộc nói chuyện ở Kim Thoa.
-Truyện Truyền kỳ tân phả bao gồm 80 bài thơ có trong 4 truyện.
Đặc trưng của văn học trung đại là tính đa dị bản. Để thuận lợi cho quá trình
nghiên cứu thống nhất, chúng tôi căn cứ vào ba cuốn tài liệu : “Thánh Tông di
thảo” do Nguyễn Bích Ngô dịch và chú thích, Phạm Văn Thắm giới thiệu của
Nhà xuất bản văn học Hà Nội 2001. “Truyền kỳ mạn lục” do Trần Thị Băng
Thanh giới thiệu và chỉnh lý của Nhà xuất bản văn học Hà Nội 2001. “Truyền
kỳ tân phả” do Ngô Lập Chí và Trần Văn Giáp dịch và chú thích, Hoàng Hữu
Yên giới thiệu của Nhà xuất bản Trẻ, Nhà xuất bản Hồng Bàng 2013.
3. 2.Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu vai trò chức năng của thơ trong ba tập truyện
4.Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thống kê, phân loại
Phương pháp hệ thống
Phương pháp phân tích tổng hợp

Phương pháp so sánh đối chiếu
5.Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và thư mục tham khảo thì nội dung luận
văn gồm 3 chương:

5


Chương I: Sự kết hợp giữa thơ ca và văn xuôi trong lịch sử văn học Trung
Quốc và Việt Nam
I.1.Sự kết hợp giữa thơ ca và văn xuôi trong lịch sử văn học Trung Quốc.
I.2.Sự kết hợp của thơ ca và văn xuôi trong lịch sử văn học Việt Nam.
Chương II: Thơ như là một yếu tố trong kết cấu truyện kể
II.1. Thơ như là yếu tố dự báo trong kết cấu truyện kể Thánh Tông di thảo
II.2. Thơ như là yếu tố miêu tả trong kết cấu truyện kể Truyền kỳ mạn lục
II.3. Thơ như là yếu tố trữ tình ngoại đề trong kết cấu truyện kể Truyền kỳ tân
phả
Chương III: Thơ như là một phương diện bộc lộ nội tâm nhân vật
III.1. Thơ như là một phương diện bộc lộ nội tâm nhân vật trong Thánh Tông
di thảo
III.2. Thơ như là một phương diện bộc lộ nội tâm nhân vật Truyền kỳ mạn lục
III.3. Thơ như là một phương diện bộc lộ nội tâm nhân vật Truyền kỳ tân phả
Chương IV: Thơ như là một phương diện bộc lộ cá tính sáng tạo của nhà văn
IV.1. Thơ như là một phương diện bộc lộ cá tính sáng tạo của tác giả Thánh
Tông di thảo – một nhà Nho tiến bộ, mộtvị vua anh minh.
IV.2. Thơ như là một phương diện bộc lộ cá tính sáng tạo của Nguyễn Dữ một nhà Nho tiến bộ, nhà nhân đạo chủ nghĩa
IV.3. Thơ như là một phương diện bộc lộ cá tính sáng tạo của Đoàn Thị
Điểm- nữ tính nhưng mang cốt cách của một trang nam tử.

6



PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: SỰ KẾT HỢP GIỮA THƠ CA VÀ VĂN XUÔI
TRONG LỊCH SỬ VĂN HỌC TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM
I.1.Sự kết hợp giữa thơ ca và văn xuôi trong lịch sử văn học Trung Quốc
Sự kết hợp trên nhiều phương diện giữa thơ và văn xuôi trong cùng một
tác phẩm tiềm tàng khả năng mang lại sự đa dạng về sắc thái thẩm mỹ cho tác
phẩm. Trong lịch sử văn học trên thế giới, sự kết hợp này đã có từ rất lâu. Đặc
biệt với văn học Trung Hoa nói chung và sự hình thành phát triển tiểu thuyết
cổ điển Trung Hoa nói riêng thì đây không còn là một hiện tượng xa lạ. Vốn
là đất nước của thơ ca, người Trung Hoa ưa thích chen những đoạn thơ ca vào
giữa những lời văn xuôi. Ngay từ thời Đường, ta thấy giữa những đoạn truyện
truyền kỳ có sự xuất hiện của một vài đoạn thơ, bài thơ nho nhỏ. Điều đó
cũng thật dễ hiểu nếu ta biết về môi trường diễn xướng của truyện kể của đất
nước này. Ngoài việc được ấn hành trên giấy, ở Trung Hoa còn một hình thức
lưu truyền truyện kể nữa, đó là thông qua những nghệ nhân dân gian. Những
đoạn thơ được chen vào giữa những lời kể nhằm mục đích thư giãn giữa tình
tiết gay cấn hồi hộp, lại vừa tạo thêm dáng phong nhã cho câu chuyện,hay
cũng có thể là phương tiện bộc lộ nội tâm tính cách nhân vật,là “móc xích”
cho những diễn biến những tình tiết trong câu chuyện. Cũng không phải chỉ
có những truyện giai nhân tài tử mới có đoạn thêm thắt thơ ca vào mà ngay cả
những truyện phiêu lưu, lịch sử, chí quái, phong tục cũng vẫn có thơ như
trường hợp của Tây Du Ký, Tam Quốc Chí, Kim Bình Mai. Những bài thơ,
câu hát này có khi không ăn nhập gì với chuyện kể, nhân vật cả, như trường
hợp mấy bài ca Di muội khúc, Thái liên khúc rất thanh thoát tình tứ trong
Kim Bình Mai ; nhưng cũng có trường hợp thơ ca lại trở thành một phương
tiện đắc dụng dùng để miêu tả tâm tính nhân vật. Loại thơ này nếu tách đứng
riêng ra một mình, nó khó mà có chỗ đứng trong làng thơ Trung Hoa vốn đã
quá nhiều những tuyệt phẩm. Tuy nhiên nếu biết đặt nó một cách hợp lý trong


7


tác phẩm thì những bài thơ như vậy sẽ đóng một vai trò không nhỏ trong việc
thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm, cũng như ý đồ nghệ thuật của nhà văn.
Trung Quốc được coi là chiếc nôi của văn hóa thế giới với một kho
tàng văn học cổ điển phong phú. Nổi bật trong số đó là “Tứ đại kỳ thư”, bốn
tác phẩm văn học cổ điển được cho là danh tiếng bậc nhất của Trung Quốc.
Từ đầu đến cuối Tam Quốc Diễn Nghĩa yếu tố thơ xen lẫn trong truyện
được tác giả La Quan Trung sử dụng rất nhiều: 192 bài chưa kể những câu
thơ như là hình thức trữ tình ngoại đề ở cuối mỗi hồi. Cụ thể như mở đầu tác
phẩm bằng một bài thơ ngắn tám câu, kết thúc tác phẩm cũng bằng một bài
thơ tóm tắt tan hợp hợp tan rất dài, rồi đầu và cuối mỗi hồi truyện cũng đều
có thơ và xen kẻ trong từng chương từng hồi lại có thơ vịnh các nhân vật, các
sự việc, các tình huống… Bài thơ mở đầu cho tác phẩm văn học Tam Quốc
Diễn Nghĩa gồm tám câu do Bùi Kỷ dịch và cho in ở trước hồi thứ nhất của
tập 1:
Trường Giang cuộn cuộn chảy về đông
Sóng dập dồn đãi hết anh hùng
Được, thua, phải, trái thoắt thành không
Non xanh nguyên vẻ cũ
Mấy độ bóng tàn hồng!
Bạn đầu bạc ngư tiều trên bãi
Mảng trăng thanh gió mát vui chơi
Gặp nhau, hồ rượu đầy vơi
Xưa nay bao nhiêu việc
Phó mặc cuộc nói cười…
Hồi thứ nhất của Tam Quốc Diễn Nghĩa được mở đầu bằng hai câu thất
ngôn tóm tắt quá trình gặp gỡ và kết nghĩa anh em của Lưu Quan Trương.

Truyện có rất nhiều bài thơ ngắn vịnh các nhân vật và sự kiện diễn ra. Thêm
vào đó là những bài thơ tả cảnh để làm câu chuyện có sự giãn nở với nhịp
8


điệu thư thả sau những hồi gay cấn căng thẳng. Cùng với những bài thơ ấy,
những khổ thơ bài tỏ ý kiến đánh giá của người viết truyện về các nhân vật,
các sự kiện thể hiện rất rõ ở những câu thơ cuối mỗi hồi.
Tây Du Kí của Ngô Thừa Ân cũng là một tác phẩm chứa đựng sự dung
hợp giữa hai thể loại thơ và văn xuôi trong cùng một cuốn tiểu thuyết. Cuốn
tiểu thuyết dày dặn ấy có tới 303 bài thơ chưa kể những câu thơ mang chức
năng bình luận đánh giá ở cuối mỗi chương. Khi đọc Tây Du Kí ta bắt gặp rất
nhiều bài thơ tả cảnh, tả tình làm tăng thêm phần hấp dẫn của câu chuyện.
Chẳng hạn nếu xét bài thơ này trong một vị trí đơn lẻ, người ta sẽ bảo lời lẽ
sao mà xoàng xĩnh, ý tứ sao mà cũ kỹ đến vậy:
Đào lý phương phi lê hoa tiếu
Chẩm tỷ ngã chi đầu xuân ý náo
Thược dược a na lý hoa tiêu
Chẩm tỷ ngã vũ nhuận hồng tư kiều
Hương trà nhất trản nghinh quân đáo
Tinh nhi dao dao
Vân nhi phiêu phiêu
Hà tất tây thiên vạn lý dao ?
Hoan lạc tự tại kim triêu
(Dịch nghĩa :
Đào mận ngát hương, hoa lê hé nở
Sao bằng được em : trên cành ý xuân xốn xang rạo rực
Hoa thược dược mềm mại, hoa mận xinh tươi
Sao bằng được em : mưa thấm ướt cánh sen hồng thuỳ mỵ đẹp đẽ
Trà thơm một chén đón chàng đến

Sao sáng lung linh
Mây trôi lững lờ
Việc gì phải đi xa ngàn dặm đến Tây thiên ?
Hãy hoan lạc ngay tại ngày hôm nay)
9


Nhưng nếu biết đây là bài ca của nhân vật Hạnh Tiên Cô, một cây hạnh thành
tinh, hát lên để quyến rũ Đường Tăng thì người ta lại thấy sao mà lời ca có vẻ
rất tình tứ và đáng yêu.Những bài thơ như thế này làm câu chuyện trở nên
phong phú hơn, đa dạng và hấp dẫn hơn. Bên cạnh đó, tác phẩm cũng có
nhiều bài thơ bộc lộ tâm trạng, cảm xúc và cả những âu lo phấp phỏng về
cuộc đời về con đường thỉnh kinh mịt mù đằng trước của bốn thầy trò
Đường Tăng.
Thủy Hử là một cuốn tiểu thuyết mà phần lớn các nhà nghiên cứu văn
học Trung Quốc đều nhận xét “Giá trị cơ bản của Thủy hử là đã xây dựng
được hàng loạt nhân vật anh hùng hảo hán võ nghệ cao cường, giàu lòng vị
tha, xả thân vì nghĩa. Vì vậy, các hảo hán Lương Sơn đã được ca ngợi hết lời,
là những nhân vật tượng trưng cho ước vọng của quần chúng nông dân về một
xã hội công bằng. Bởi vậy lá cờ “Thế thiên hành đạo” của 108 Anh hùng
Lương Sơn Bạc mãi mãi được đông đảo công chúng ngưỡng mộ”. Để làm nổi
bật những anh hùng hảo hán, tác giả đã làm hàng trăm bài thơ để ca ngợi. Bài
ca ở cuối Hồi Một là sự phác họa sinh động chân dung của người Anh hùng
Lương Sơn bạc đầu đội trời chân đạp đất, thấy sự bất bằng chẳng tha:
Rượu còn chếnh choáng,
Người đã xôn xao,
Vì không tỏ mặt anh hào,
Bỗng dưng đâu có lụy vào đến thân?
Đã nên có dũng có nhân,
Nặng lòng nghĩa hiệp, nhẹ cân bạc tiền,

Nước non đã vực anh tài,
Sá chi luồn cúi thiệt đời bồng tang;
Tiếng hào còn để làm gương,
Trăm năm thẹn chết những phường tham ngu.

10


Hồng Lâu Mộng là một trong những cuốn tiểu thuyết có sự kết hợp
nhuần nhuyễn giữa thơ ca và văn xuôi tạo nên những hiệu quả nghệ thuật phá
vỡ đi những ranh giới của thể loại. Thơ ca trong tác phẩm của Tào Tuyết Cần
đạt được cả hai mặt nội dung và nghệ thuật. Như vậy tác giả đã vừa hoà mình
vào xu thế chung của thời đại với việc đưa thi ca vào tiểu thuyết lại vừa tạo
được bản sắc riêng cho những bài ca ấy. Những bài thơ trong Hồng Lâu
Mộng tuy là mượn lời nhân vật làm ra nhưng đều do Tào Tuyết Cần sáng tác.
Thơ ca trong tác phẩm của Tào Chiêm không phải chỉ là để giữ nhịp thư thái
cho giọng truyện nữa mà trở thành một công cụ đắc lực, gắn chặt với cốt
truyện và trở thành một phần không thể thiếu được trong truyện.
Thơ ca trong Hồng Lâu Mộng là phương tiện diễn tả cuộc sống phong
lưu nhà họ Giả. Đó là một gia tộc quyền quý, có đời sống phong lưu. Ngay cả
cách hưởng thụ của họ trong từng cuộc vui cũng thể hiện được nét tinh tế
trong thẩm mỹ của họ, nhất là ở những nhân vật nữ trong khuê các. Mật độ
xuất hiện dày dặc của những cuộc đố thơ, nối thơ, vịnh cảnh, đề câu đối, làm
từ khúc, chơi tửu lệnh cho thấy cuộc sống của gia tộc này nhàn nhã mà hưởng
lạc phú quý đến đâu. Chưa bao giờ trong tiểu thuyết Trung Hoa lại chứng
kiến một cuộc phô bày thơ ca với mật độ dày đặc đến vậy. Có thể nói hết ¼
tác phẩm chìm trong thơ ca. Thi ca thành ra một phần không thể tách rời trong
cuộc sống phủ Giả. Một mặt nó chứng minh về sự sang trọng trong đời sống
tinh thần cũng như vật chất nơi nhà họ Giả, mặt khác nó cũng cho thấy những
người con gái trong họ này rất thông tuệ, tài hoa chứ không phải là bọn giàu

sang kệch cỡm.Xét về phương diện nghệ thuật, ta còn cảm nhận được rằng
nhờ có những bài thơ này mà dường như nhịp văn của Tào Tuyết Cần đi chậm
rãi hơn, nhẹ nhàng hơn. Ngần ấy sự kiện trôi qua mà không nặng nề dồn dập
là bao. Người đọc truyện thấy mình đi nhẹ bẫng giữa những nhân vật, cốt
truyện, tình tiết.
Bên cạnh đó thơ ca trong Hồng lâu mộng là phương tiện tiên đoán về
thân phận nhân vật. Ngay ở hồi 5, ta đã bắt gặp một loạt các bài thơ có nội
11


dung tiên đoán về số phận những người con gái nơi phủ Giả và về sự suy tàn
bất hạnh nơi đời sống gia tộc này. Hồi 5 chính là một hồi đặc biệt có tác dụng
tiên tri.Trong những bài thơ nhân vật tự làm cũng thường hay có ngụ ý báo
trước về số phận của mình. Lâm Đại Ngọc có rất nhiều bài thơ dự cảm về sự
chết yểu của số phận mình:
Sang năm đào lý trổ hoa
Sang năm buồng gấm biết là còn ai
Thơ trong Hồng lâu mộng còn là phương tiện bộc bạch tâm tính nhân
vật. Cách dùng thơ để bộc lộ tâm tính nhân vật cũng vẫn không phải là một
biện pháp nghệ thuật mới. Nhưng cũng lại vì Tào Tuyết Cần đã rất khéo léo
làm cho những bài thơ này mỗi bài mỗi phong cách, mỗi bài mỗi dấu ấn cá
nhân của từng nhân vật nên những bài thơ này như chiếc áo vừa sít xao với
vóc hình nhân vật do ông tạo nên.
I.2.Sự kết hợp của thơ ca và văn xuôi trong lịch sử văn học Việt Nam.
Thực ra, sự kết hợp giữa thơ ca và văn xuôi trong lịch sử văn học Việt
Nam không phải đến thời trung đại mới có. Nó đã từng xuất hiện từ khi văn
học chữ viết chưa ra đời. Ta bắt gặp không ít những bài thơ xuất hiện trong
truyện cổ tích Việt Nam. Tiêu biểu như truyện cổ tích Tấm Cám. Câu chuyện
tuy không dài như tiểu thuyết chương hồi của Trung Hoa nhưng cũng dung
chứa sự kết hợp rất tự nhiên giữa thơ ca và văn xuôi. Đó là bài thơ mà Tấm

gọi bống. Một bài thơ rất giản dị nhưng chan chứa tình yêu thương:
Bống bống bang bang
Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta
Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người.
Bài thơ vừa thể hiện tấm lòng thơm thảo của cô Tấm nhưng đồng thời khiến
cho câu chuyện có “điểm nhấn” và thêm phần hấp dẫn. Đó còn là những câu
thơ bộc lộ nỗi niềm căm phẫn của Tấm:
-Phơi áo chồng tao,
Phơi lao phơi sào,
12


Chớ phơi bờ rào,
Rách áo chồng tao.
-Cót ca cót két
Lấy tranh chồng chị,
Chị khoét mắt ra.
Những câu thơ như thế này nó không chỉ thể hiện tâm trạng của Tấm mà nó
còn dự báo kết thúc cho câu chuyện. Tấm càng ngày càng chủ động đấu tranh
giành lại hạnh phúc. Còn Cám thì ngày càng bộc lộ sự ghanh ghét, độc ác
nhẫn tâm của mình. Vì thế kết thúc truyện là kết thúc tất yếu. Ta cũng bắt gặp
rất nhiều truyện cổ tích như Tấm Cám có sự kết hợp giữa thơ và văn xuôi như
thế: truyện Po Khẩu, Hơ Mành chém rắn thần, Sự tích củ mài và cây cơm xôi,
Lọ nước thần, Trâu và hổ, Em bé thông minh.v.v.v..
Sau này,hiện tượng kết hợp thơ trong tác phẩm văn xuôi được phục
sinh trong văn xuôi nghệ thuật Việt Nam cuối thế kỷ XX, đặc biệt mạnh mẽ
trong các truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp (sau nữa, trong tiểu thuyết
Giàn thiêu của Võ Thị Hảo). Rất nhiều truyện ngắn vào loại đặc sắc của
Nguyễn Huy Thiệp (Tướng về hưu, Không có vua, Huyền thoại phố phường,
Kiếm sắc, Phẩm tiết, Những bài học nông thôn, Thương nhớ đồng quê...) đều

có thơ - hoặc của người khác, hoặc của chính Nguyễn Huy Thiệp - như là
những văn bản khác kiểu được “cài” vào văn bản văn xuôi. Nhà nghiên cứu
người Nga, T. N. Filimonova, ở bài viết Thơ trong văn Nguyễn Huy Thiệp (Đi
tìm Nguyễn Huy Thiệp, NXB Văn hóa Thông tin, 2001) đã phân biệt hai cách
tác giả đưa thơ vào truyện ngắn. Cách thứ nhất, đó là khi thơ được motif hóa
theo cốt truyện: các nhân vật hát những bài ca, hoặc đọc những bài thơ có
chức năng nhấn mạnh chính cái cần thiết về mặt cốt truyện, trên bình diện tư
tưởng, hoặc theo quan điểm tính cách nhân vật. Cách thứ hai, đó là khi thơ
xuất hiện như những đoạn trữ tình ngoại đề, hoặc như giọng nói bên trong của
nhân vật, hoặc như giọng của người kể chuyện, mà thường các giọng này hòa
quyện với nhau – nhà nghiên cứu Nga gọi cách này là không motif hóa. Trong
13


cả hai cách, những câu thơ, hay những đoạn thơ, những bài thơ được đưa vào
truyện đều có một giá trị riêng, và ít nhất thì chúng cũng đã gặp nhau ở điểm:
tạo nên một trong những sự khác lạ cho truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp trên
mặt bằng truyện ngắn cùng thời.
Tiểu kết:
Như vậy, sự xuất hiện thơ trên địa hạt của văn xuôi không phải là mới so với
văn học thế giới, gần nhất là văn học Trung Hoa, cũng như là lịch sử văn học
Việt Nam. Thơ xuất hiện đóng một vai trò không hề nhỏ trong các tác phẩm
ấy: có thể là vịnh cảnh, tả tình, dự báo hay là trữ tình ngoại đề. Tất cả chỉ
nhằm mục đích làm thư giãn giữa tình tiết gay cấn hồi hộp, lại vừa tạo thêm
dáng phong nhã cho câu chuyện,hay cũng có thể là phương tiện bộc lộ nội
tâm tính cách nhân vật,là “móc xích” cho những diễn biến những tình tiết
trong câu chuyện. Nhờ thơ mà văn xuôi mở ra nhiều chiều kích khác, hấp dẫn
người đọc hơn. Những bài thơ trong các tác phẩm có thể do nhân vật sáng tác
(tác giả sáng tác hộ nhân vật) cũng có thể do tác giả sáng tác một cách trực
tiếp.


14


CHƯƠNG II: THƠ NHƯ MỘT YẾU TỐ TRONG KẾT CẤU TRUYỆN
KỂ
Một tác phẩm văn học, dù dung lượng lớn hay nhỏ cũng đều là những
chỉnh thể nghệ thuật, bao gồm nhiều yếu tố, bộ phận...Tất cả những yếu tố, bộ
phận đó được nhà văn sắp xếp, tổ chức theo một trật tự, hệ thống nào đó
nhằm biểu hiện một nội dung nghệ thuật nhất định..gọi là kết cấu. Nói cách
khác, kết cấu là toàn bộ tổ chức nghệ thuật sinh động, phức tạp của tác phẩm
văn học. Kết cấu là yếu tố tất yếu của mọi tác phẩm. Nếu khái niệm cốt truyện
nhằm chỉ sự liên kết những sự kiện, hành động, biến cố...trong tác phẩm tự sự
và kịch thì kết cấu là một khái niệm rộng hơn nhiều.
Kết cấu truyện kể trung đại Việt Nam là một chỉnh thể chặt chẽ bởi
những chuỗi sự kiện. Thơ xuất hiện giữa những chuỗi sự kiện ấy như một yếu
tố liên kết đặc biệt quan trọng.
II.1.Thơ như là yếu tố dự báo trong kết cấu truyện kể của Thánh Tông di
thảo
Thơ đóng một vai trò không nhỏ trong truyện kể trung đại nói chung và
truyện truyền kỳ nói riêng.
Thơ tham gia vào tổ chức xây dựng cốt truyện. Ở đó nó đóng một vai
trò không thể thiếu. Nó tham gia kiến tạo những mô thức văn bản với nhiều
chức năng ý nghĩa khác nhau.
Trong Thánh Tông di thảo, thơ tham gia vào kết cấu truyện kể như một
mắt xích liên kết, sâu chuỗi các sự việc.
Truyện yêu nữ Châu Mai kể về câu chuyện tương phùng của yêu nữ tên
là Ngư Nương và Lương Nhân. Trước đây đời nhà Trần cuối niên hiệu Châu
Phong yêu nữ đã xuất hiện với nhiều hình quái gở, biến hiện, tác oai tác quái
cho bao nhiêu người mà không ai làm gì được. Khúc hát ai oán của nó không

ai hiểu nhưng hàm chứa những bí ẩn tâm tình sâu xa mà sau đó câu chuyện sẽ
lý giải lời bài hát ấy. Yêu nữ gửi cả tâm tình ấy vào trong bài thơ:
15


Muốn mặc áo văn bào chơi đế đô,
Lương nhân có biết cho?
Ngư ông khắp đất một sông hồ,
Mai thưa thớt, liễu gầy gò,
Lục giáp, lục giáp gặp chồng xưa.
Đến năm Hồng Đức thứ sáu (1475) nó biến thành một người con gái
đẹp tuyệt trần khiến cho ai nấy cũng phải động lòng “trạc mười sáu tuổi,mắt
long lanh như nước mùa thu, môi đỏ như son vẽ, tóc mây mặt hoa, cười nói
duyên dáng” đến xin làm con hát ở đô thành để chờ đợi “chồng xưa”. Chủ nhà
hát thấy vậy mừng lòng cho nó toại nguyện những mong kiếm được nhiều
tiền từ nhan sắc và tiếng hát của nó, thấy vậy mà nó không chịu tiếp bất cứ
khách làng chơi nào khiến chủ nhà cũng ngao ngán. Một hôm có một người
tên là Lương Nhân đúng như lời thơ trong bài hát đầu câu chuyện đến với
hình dung tiều tụy, quần áo mộc mạc. Quả là hình dung người này giống như
lời bài hát “Mai thưa thớt, liễu gầy gò”. Tất cả các con hát đều không ai muốn
tiếp duy chỉ có con yêu nữ vội vàng ra tiếp sau khi nghe khách làng chơi ấy
giới thiệu tên họ, quê quán. Người này quê “ở giáp thứ sáu…tục gọi là Lục
Giáp” ứng với câu “Lục giáp, lục giáp gặp chồng xưa”,hơn nữa “bên tả được
mạch tốt của sông Nhị, bên hữu được khí thiêng của Hồ Tây” ứng với câu thơ
“Ngư ông khắp đất một sông hồ”.
Lai lịch, gốc tích của khách làng chơi này chính như lời bài hát cho nên
Ngư Nương toan ra gặp mặt mà than rằng:
Lang quân hỡi lang quân!
Cách biệt ba mươi xuân,
Mây Vu Sơn, mưa Vu Sơn

Hôm hôm sớm sớm ai tri âm?
Lang quân hỡi lang quân
Lâm cùng từ đi, ai người thân?
Khí gươm Thiên Vương, hầu không lánh thân.
16


Lang quân hỡi lang quân!
Như vậy, lời bài hát đầu câu chuyện như là một điềm báo, báo hiệu
những diễn biến về sau. Nó giống như một lời thông báo trước để lý giải mọi
hành động của nhân vật. Cho nên hai bài ca trong câu chuyện có mối quan hệ
chặt chẽ với nhau, bổ sung tương ứng cho nhau để chi phối và lí giải toàn bộ
câu chuyện. Đúng như lời bàn ở cuối câu chuyện “Ngẫm nghĩ hai bài ca: bài
trước có “chồng xưa”, bài sau có “cách biệt”, ngờ rằng Ngư Nương và Lương
Nhân nguyện cùng nhau có duyên Chu Trần, khi chết hồn không tan, lâu ngày
thành yêu, đến bây giờ lại làm vợ chồng”. Nếu không có những bài thơ dự
báo và ẩn chứa những điều bí ẩn trong hành tung của nhân vật đó thì câu
chuyện diễn ra thiếu hấp dẫn và rời rạc.
Truyện hai nữ thần tuy chỉ có ba bài thơ xuất hiện nhưng nó cũng đóng
một vai trò không thể thiếu trong cốt truyện. Nó cũng ẩn chứa những nỗi niềm
thầm kín của nhân vật và báo trước những diễn biến về sau, lý giải hành động
của nhân vật. Truyện kể rằng vào hồi năm thứ tư niên hiệu Thuận Thiên
(1431) có hai người đàn bà hình dung và tung tích rất lạ ngồi trong một quán
chợ để xem bói và đoán số. Tung tích của họ đầy bí ẩn ở chỗ: mỗi hôm một
địa điểm “sáng ở chợ Thanh Xuân, chiều ở chợ Dừa, khi ra Kinh Ấp, khi về
Tràng An, không nhất định ở nơi nào” rồi “cả chợ chưa ai trông thấy họ ăn
uống ra sao. Hễ mặt trời lặn là họ ra về. Có kẻ hiếu kỳ dò theo, có ý muốn
xem họ trú ngụ nơi đâu nhưng chỉ được vài bước là chóng mặt ngã lăn không
theo được nữa”. Hình dung cũng rất lạ “tuy ăn mặc mộc mạc, quần nâu áo
vải mà gương mặt sáng sủa ưa nhìn. Nhiều chàng trai ham sắc sinh lòng mơ

tưởng nhưng hễ kẻ nào manh tâm trêu ghẹo thì tự nhiên rối trí nhức đầu”. Tuy
họ có nhiều điều phải ngờ hoặc nhưng họ không phải là yêu quái tác oai tác
quái làm hại dân lành mà ngược lại công việc họ làm rất lương thiện. Bất cứ
ai đến xem bói đoán tướng số đều phải trả cho họ ba đồng vả đặt xuống cạnh
chiếu. Khi người xem đi khuất, họ trông thấy người nghèo đói nào đi qua là
gọi lại chỉ cho tiền không từng thò tay cầm của người hay tự tay cầm đưa cho
17


người khác. Như vậy họ bói toán không phải để kiếm sống mà là để giúp
người nghèo và đặc biệt vì một mục đích khác nữa – một mục đích riêng được
ẩn chứa trong lời bài hát với những câu thơ:
Người nhiều tuổi hát rằng:
Ngựa không vẩy, ngựa không vẩy,
Con báo thù cha ai rằng không phải?
Thấm thoắt giáp hoa gần nửa đấy!
Mẹ vậy, mẹ vậy!
Gió cuốn không thể nhờ,
Cánh bay không thể cậy.
Mối giận Kim Lân dốc sông ngòi,
Đêm ngày tóc bạc lo ngay ngáy.
Ngựa không vẩy!Ngựa không vẩy!
Cô gái trẻ hát rằng:
Đông Ngu! Đông Ngu!
Đã trải ba thu,
Ba thu chữ “độc”, nặng căm thù.
Núi có cây dâu, thiếp có hiền phu.
Thế nào là ru? Thế nào là ru?
Khua ngọc chơi đế đô,
Chưa thể chừa cơm lên thiên cù.

Lên thiên cù cùng hoạn ngu
Kia kìa đỉnh núi tượng nàng Tô.
Hai bài thơ ẩn chứa nhiều tâm tình nỗi niềm của hai người phụ nữ. Có lẽ nó
cũng chính là tín hiệu để người thương nhớ nhận ra họ. Khi gặp được “công
thần” – một nhà Nho già họ mới thực sự kể lại đầu đuôi câu chuyện và mục
đích du ngoạn của mình. Người có tuổi chính là cháu dâu của Long Vương
lang thang đi tìm con trai của mình “Năm xưa chồng tôi có thích hương sen
trắng bị chàng Kim Lân bơi đến hồ Dâm Đàm chơi không ngờ gặp phải ngảy
18


Vương Thông xem đánh cá ở đó bị nó bắt được đem giết đi” “Mối giận Kim
Lân dốc sông ngòi,/Đêm ngày tóc bạc lo ngay ngáy”. Chính vì thế mà con
trai của người phụ nữ này xin đi báo thù cho cha “Bấy giờ nó cưỡi ngựa
không vẩy, rẽ nước lên trần

…”. Đúng như lời bài hát đầy ám ảnh:

Ngựa không vẩy! Ngựa không vẩy!
Con báo thù cha, ai rằng không phải
Cho nên người phụ nữ ấy cứ mải miết đi tìm con, chờ con “Từ bấy đến nay,
đã qua ba mươi sáu năm, tựa cửa chờ con, không nơi nương tựa, tôi đành giả
tiếng đi bói để chờ con. Hôm mới đây tôi đã được tin sau khi lên trần con tôi
thờ vua Lê rất được tin yêu. Nó đã từng làm thích khách lẻn vào dinh Vương
Thông nhưng ba lần đâm đều không trúng cả. Khi vua Lê giảng hòa với
Vương Thông, cho Thông được toàn thân về nước, con tôi nghĩ mệnh vua là
trọng, không dám trái mệnh vua thì thù cha không bao giờ trả được. Nó bèn
trông về thủy phu bái vọng tôi rồi treo cổ lên cây tự sát cách đây bốn năm
rồi”. Hóa ra người con vì chữ hiếu mà quyết báo thù cho cha, vì chữ trung mà
ngậm ngùi uất hận treo cổ tự vẫn không quay trở về. Còn người mẹ già vì nhớ

con dùng câu thơ tiếng hát để đi tìm con.Bài thơ không chỉ là “tín hiệu riêng”
của hai mẹ con những mong được gặp mặt mà nó còn là khúc ca ca ngợi tình
mẫu tử, phụ tử thiêng liêng mà tác giả kín đáo gửi gắm qua đó.
Cô gái trẻ tuổi cũng một nỗi lòng với người phụ nữ ấy nhưng nàng ta đi
tìm người chồng. Cô gái vốn là vợ của sơn thần Đông Ngu đi tìm chồng vì
chồng đi trả thù cho mẹ hai mươi bốn năm chưa về nên trong lời bài hát của
cô gái có đoạn:
Đông Ngu! Đông Ngu!
Đã trải ba thu,
Ba thu chữ “độc”, nặng căm thù.
Người chồng vì chữ hiếu mà ra đi báo thù cho mẹ “Khi Hoàng Phúc
làm quan trấn thủ tính hay đào xẻ núi non đã làm đoạn thương long mạch núi
Mẫu Sơn. Vì thế mạch Mẫu Sơn khô cạn”. Người vợ vì nhớ chồng mà giả
19


dạng hành khất xem tướng đoán số để đi tìm chồng. Những câu thơ trong bài
hát không những vừa “mào đầu” cho những diễn biến hành động về sau của
câu chuyện mà còn vừa ẩn chứa những nỗi niềm sâu kín, là tín hiệu để các
nhân vật nhận ra nhau. Nó còn là khúc ca về tình phu thê chung thủy sắt son.
Bài thơ cuối câu chuyện cũng là một hình thức kết thúc câu chuyện
bằng cách kể chuyện bằng thơ, ở đó kết cục của câu chuyện được nêu lên một
cách ngắn gọn và súc tích nhất:
Vợ đi, chồng lại về
Tìm nhau như Sâm, Thương
Biết lòng ông thần núi,
Vì thiếp phải vội vàng
Sau khi biết tung tích của chồng,cô gái trẻ ấy chắc đã vui mừng trở về.
Duyên lạ ở nước hoa cũng là một câu chuyện mà thơ đóng vai trò như
một yếu tố trong kết cấu truyện kể. Chu Sinh mồ côi cha mẹ từ nhỏ phải đến

cậy nhờ nhà chú ruột. Còn nhỏ tính tình lười biếng ham chơi nên Chu Sinh bị
thím mắng nhiếc đuổi đi. Chu Sinh dọn về căn nhà hoang cũ của cha mẹ sống
một mình, hằng ngày người chú thương tình đem giấu tiền gạo đến cho và
khuyên giải nên về nhà sống cùng nhưng Chu Sinh không chịu. Bực tức và do
gia cảnh nghèo khó, người chú không chu cấp cho tiền gạo nữa. Giữa lúc đói
khát, Chu Sinh nằm mộng mình đến nước Hoa và được kết duyên cùng công
chúa Mộng Trang. Tuy kết duyên cùng nhau nhưng Chu Sinh không được
sống yên ấm trong cõi mộng mà đi đi về về trong cõi mơ thực. Không may,
nước Hoa bị giặc Ô Thước đe dọa xâm chiếm, Quốc Mẫu cùng công chúa
Mộng Trang và con trai Chu Sinh phải rời cố quốc. Tiễn biệt, công chúa
Mộng Trang có mười lạng vàng và lá ngọc đề bài thơ hẹn ước:
Nhất kiếm hoành thu lịch giản tuyền,
Nghĩ tương nhị tiểu thiếp song thiên.
Hoa cương đối ngạn ưng đông thượng,
Hồ Thủy lâm lưu thả hữu tuyền.
20


Nhất thập nhất triêu tiên túc hối,
Lục thiên thử dạ thoại tiền duyên.
Lương nhân vật tác mê hoa ý,
Điên đảo phùng quân thật ngũ niên.
Nghĩa là:
Một thanh gươm đương mùa thu vượt qua khe suối.
Định đem nhị tiểu tiếp vào song thiên.
Đến chỗ đối ngạn với núi Hoa thì nên rẽ về đông,
Tới ngòi Hồ thì quay về hữu
Ngày “nhất thập nhất” sẽ tiêu trừ túc hối;
Đêm “lục thiên” ấy sẽ nói chuyện về duyên trước.
Khuyên chàng đừng quá lòng mê hoa,

Xoay xỏa gặp chàng mười năm sau
Đây không chỉ là bài thơ tiễn biệt trước lúc chia li mà nó còn là lời hẹn
ước và đặc biệt ngầm dự báo tương lai, vạch đường chỉ lối cho Chu Sinh về
sau. Mười lăm năm sau, khi Chu Sinh đã học hành đỗ đạt, làm quan lớn trong
triều và yên bề gia thất với Đồng Nhân – người tiện thiếp, con nuôi của chú,
người mà Mộng Trang cho đi theo hầu, cùng với con trai của mình thì khi ấy
có giặc Vũ Văn Hối sang xâm lược. Vua phong cho Chu Sinh làm Bình man
Đại tướng cầm quân đi đánh giặc. Giữa lúc nguy nan, chưa biết tính kế như
thế nào để đối phó với giặc. Nghe lời thổ dân nơi đó, Chu Sinh thấy giấc
mộng năm xưa của mình quả đúng nên lấy bài thơ của Mộng Trang trong lá
ngọc ra xem lại chiết đoán từng câu thì thấy ngay được lời tiên đoán:
Câu phá ý nói mình mang quân đi đánh giặc ở nơi rừng núi hiểm trở
Câu thứ hai có hai chữ “nhị tiểu” đem ghép lại thành chữ Mùi và hai chữ
“song thiên” đem ghép lại thành chữ Quý. Năm nay chính là năm Quý Mùi
Câu thứ ba nói nên nhằm phía đông mà tiến quân, không nên đi qua núi Hoa
bên kia bờ suối vì phải chặt cây cối.
Câu thứ tư có ý nghĩa đã rõ
21


Câu thứ năm có ba chữ: “nhất thập nhất” đem ghép lại thành chữ “nhâm”.
Ngày Nhâm ta sẽ đánh tan giặc và giết được tên Hối nên câu thơ mới nói là
“tiêu túc hối”.
Câu thơ thứ sáu có hai chữ “lục thiên” đem ghép lại thành chữ “tân”. Đêm
ngày tân ta sẽ gặp lại Mộng Trang như cũ nên câu thơ mới nói là thoại tiền
duyên.
Câu thơ thứ bảy không cần giải đoán
Câu kết ý nói: mười lăm năm sau khi dời đi nơi khác thì sẽ được gặp chàng
Như vậy, sau khi chiết đoán từng câu bài thơ mà mười lăm năm trước
đó trong giấc mộng Mộng Trang đã gửi cho Chu Sinh trước lúc giã biệt, Chu

Sinh hiểu ra tất cả, bèn làm theo đánh tan được giặc và gặp lại Mộng Trang.
Nếu không có bài thơ thì hẳn Chu Sinh không đánh tan được giặc bởi bài thơ
như một kế sách, mưu kế được tính sẵn từ trước mà Mộng Trang đã giúp Chu
Sinh. Không có bài thơ ắt hẳn Chu Sinh cũng không tìm được Mộng Trang –
người vợ con gái bướm của mình. Bài thơ không chỉ là lời hẹn ước, lời tiên tri
đoán trước sự việc tương lai mà còn là sự định hướng cho nhân vật với những
hành động đã được định sẵn. Như vậy, thiếu bài thơ này thì câu chuyện đến
khi giặc Vũ Văn Hối sang xâm lược ắt hẳn sẽ kết thúc từ đó. Có thể nói, bài
thơ đã làm cho câu chuyện diễn tiến và sâu chuỗi các sự kiện một cách li kì
hấp dẫn.
II.2.Thơ như là yếu tố miêu tả trong kết cấu truyện kể của Truyền kỳ mạn
lục.
So với Thánh Tông di thảo, thơ trong Truyền kỳ mạn lục xuất hiện
nhiều hơn và cũng có vai trò nhiều hơn trong kết cấu truyện kể. Xưa nay
truyện tình yêu nam nữ với xã hội phong kiến là một điều không thể nơi lỏng
cũng không được phép tự do. Hơn nữa trong văn học trung đại Việt Nam vấn
đề này lại càng được câu thúc chặt chẽ. Tuy nhiên đến thể loại truyền kỳ Việt
Nam nói chung và Truyền kỳ mạn lục nói riêng thì thứ tình cảm riêng tư này
được nhìn nhận “thoáng hơn” dưới con mắt của Nguyễn Dữ. Có lẽ cũng bởi
22


vì “Con người trong giai đoạn trước thường là những bức chân dung nhìn
ngay ngó thẳng cứng nhắc trong các khuôn mẫu tam cương ngũ thường tam
tòng tứ đức, con người của tinh thần ý chí, tư giáo và giáo điều thì nay bước
vào văn học là những con người trần thế với da thịt và nhu cầu, hành động và
ước muốn chủ quan của nó. Tất cả bắt đầu một cách rõ rệt từ Truyền kỳ mạn
lục, một quan niệm mới về phản ánh con người đã xuất hiện. Con người đó
không phải là những tấm gương chói lóa về các anh hùng, liệt nữ lưu danh sử
sách mà là những con người của đời sống thực tế sôi động, cay nghiệt”

[10;10]. Đó chính là lý do mà rất nhiều bài thơ xuất hiện trong Truyền kỳ mạn
lục như một yếu tố không thể thiếu trong việc cực tả những phút giây hoan lạc
trong tình yêu nam nữ. Hơn nữa hầu hết những mối tình được Nguyễn Dữ
miêu tả trong Truyền kỳ mạn lục đều là những mối tình không được thừa nhận
trong xã hội phong kiến. Sự bất chấp những phép tắc, đạo lý phong kiến đều
được biểu lộ rõ nhất thông qua những bài thơ.
Chuyện cây gạo kể về nàng Nhị Khanh chết khi mới 20 tuổi. Oan hồn
của nàng vẫn còn phảng phất cõi trần thế khi được một ả thị nữ cầm đàn đi
sau hầu hạ. Họ thường đi dạo đêm khuya vừa đi vừa gảy đàn vừa hát những
mong tìm được người tri kỷ. Trình Trung Ngộ là anh lái buôn ít học, gặp được
hồn ma Nhị Khanh đã hồn xiêu phách lạc. Ngay đêm đầu tiên gặp nhau hai
người đã xuống thuyền ân ái mặn nồng. Để thể hiện mối tình ân ái nồng
đượm Nhị Khanh đã làm hai bài thơ miêu tả cuộc hoan lạc của hai người:
I
Cùng diêm cửu khốn ngọ miên trì,
Tu đối tân lang ngữ biệt ly.
Ngọc duẩn chỉnh tà châu xuyến tử,
Hương la thoát hoán tú tài nhi.
Mộng tàn bán chẩm mê hồ điệp,
Xuân tận tam canh oán tử quy
Thử khứ vị thù đồng huyệt ước,
23


Hảo tương nhất tử vị tâm tri.
Dịch:
Giặc xuân mê mệt chốn hoang liêu,
Bỗng sượng sùng thay cuộc ấp yêu.
Măng ngọc vuốt ve nghiêng xuyến trạm
Dải cờ tháo trút hài thêu.

Mộng tàn gối bướm bâng khuâng lạc
Xuân hết cành quyên khắc khoải kêu
Đồng huyệt chưa tròn nguyền ước ấy,
Vì nhau một thác sẵn xin liều.
Những từ “măng ngọc vuốt ve”, “nghiêng xuyến trạm”, “trút hài thêu”,
“bâng khuâng lạc”, “khắc khoải kêu”… đầy sức gợi. Nó vừa gợi tả không
gian tình tứ của đôi lứa vừa gợi tả một cách cụ thể “cuộc ấp yêu”. Từng lời
thơ, ý thơ đều diễn tả cuộc tình ân ái hết sức thỏa mãn của đôi trai gái. Những
hình ảnh , ngôn từ được tác giả sử dụng khá táo bạo và lộ liễu nhưng đã gợi
nên rất chân thực cảnh chốn phòng loan của đôi lứa. “Xuân tận tam canh” là
khoảng thời gian đôi trai gai bên nhau nồng đượm đến tận canh ba (quá nửa
đêm). Cả không gian và thời gian đều miêu tả cảnh chốn phòng loan của đôi
lứa mang màu sắc tính dục rõ nét. Có thể nói đây là những câu thơ dường như
muốn thách thức với cả “bức tường trì kiên cố” của quan niệm phong kiến và
thơ ca trung đại. Nó cho thấy sự bất chấp mọi khuôn phép, lễ giáo phong kiến
của hai nhân vật khi họ say đắm thể hiện tình cảm với nhau. Không dừng lại ở
đó, Nguyễn Dữ còn cực tả hơn, cuộc hoan lạc ngày càng mãnh liệt hơn:
II
Giai kỳ nhẫn phụ thử lương tiêu
Túy bão ngân tranh bát phục khiêu…
Ngọc yến nhiệm dung trâm trụy kế,
Kim thuyền kỳ phạ thúc tiêm yêu.
Yên thư đường ngạc hồng do thấp,
24


Hãn thối mai trang bạch vị tiêu.
Tảo vãn kết thành loan phượng hữu,
Phong trần nguyệt tịch nhiệm chiêu yêu.
Dịch:

Đêm đẹp này đâu nỡ bỏ hoài,
Ôm tranh nhẹ á âm một đôi bài
Đầu cài én ngọc hình nghiêng chếch,
Lưng thắt ve vàng dáng ỏe oai.
Đường lúc nở rồi hồng đượm ướt,
Mai khi rã hết trắng chưa phai,
Phượng loan sớm kết nên đôi lứa,
Gió sớm giăng khuya thỏa cợt cười.
Trong thơ xưa thật hiếm có những hình ảnh gợi dục như những bài thơ
này “én ngọc hình nghiêng chếch”, “dáng ỏe oai”, “hồng đượm ướt”, “rã hết
trắng chưa phai”… Trong văn xuôi trung đại, những đoạn văn dùng để miêu
tả cuộc hoan lạc của trai gái lại càng hiếm có. Giá thử nếu sử dụng thay thế
hai bài thơ này bằng hai đoạn văn xuôi thì thật là khó và có phần chơ chẽn với
một nhà Nho mang quan niệm tiến bộ như Nguyễn Dữ. Dùng hình thức thơ ca
để biểu đạt những nội dung khó lòng miêu tả được hay, trữ tình, nồng đượm
và súc tích như cuộc hoan lạc của đôi trai gái trong truyện là một sự lựa chọn
không thể bỏ qua.Cũng cần thấy rằng, truyện ca ngợi tình yêu vượt lễ giáo
phong kiến của đôi trai gái không “môn đăng hộ đối”. Trai không tài gái thì
sắc, trai là người trần, gái là người âm. Âm dương cách trở không ngăn cách
được tình cảm của đôi trai gái này. Có thể thấy có một cuộc hòa hợp giữa hai
tâm hồn, hai thể xác mà ở đó không có sự ngăn cách giữa người trần mắt thịt
và hồn ma. Đọc những câu thơ miêu tả cuộc hoan lạc ấy người ta không nhận
ra sự khác biệt giữa đôi trai gái này. Như vậy, tình yêu khát khao nhục cảm
giữa họ không chỉ có sức mạnh phá vỡ biên giới của cõi âm dương mà còn
phá bỏ mọi hàng rào ngăn cách của những lễ giáo hà khắc bất công với thứ
25


×