Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Đề tài tiểu luận chính sách phát triển đô thị hóa ở tỉnh Ninh Bình.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.32 KB, 27 trang )

PHẦN I : GIỚI THIỆU CHUNG
1. Lý do chọ đề tài.
Thế giới luôn vận động và phát triển không ngừng, mọi vấn đề của cuộc
sống từ chính trị đến kinh tế cũng như văn hóa xã hội luôn trong guồng quay
không ngừng đó. Cuộc sống của con người đang thay đổi từng ngày, bộ mặt kinh
tế xã hội đang thay da đổi thịt. Đô thị hóa- một phần thiết yếu không thể thiếu
được trong quá trình phát triển không ngừng ấy, quá trình đô thị hóa tác động đến
tất cả các lĩnh vực và xu thế đô thị hóa là xu hướng chung của toàn cầu, ảnh hưởng
mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Nắm bắt được xu hướng
đó Việt Nam đã nhanh chóng thích ứng và bắt kịp được xu thế của thời đại bằng
việc chú trọng đến phát triển đô thị một cách có quy mô tổng thể và được xây dựng
phát triển một cách có hệ thống, đô thị hóa là bộ mặt phát triển của một quốc gia,
vùng lãnh thổ hay một địa bàn cụ thể nào đó bởi vì để nhận định được tình hình
kinh tế- xã hội của vùng đó thì chỉ cần nhìn nhận đánh giá qua bộ mặt đô thị của
vùng đó là ta thấy được sự phát triển mạnh hay yếu. Không được điều kiện và tiềm
năng lớn như các đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh hay Đà
Nẵng...nhưng Ninh Bình đang dần khẳng định mình trong bước đi dài về đô thị hóa
ấy, là một đô thị trẻ năng động và nhiều tiềm năng tỉnh Ninh Bình đang có sự thay
đổi không ngừng về kinh tế xã hội nhờ quá trình đô thị hóa mạnh mẽ, tuy nhiên
bên cạnh đó thì sự tác động của quá trình đô thị hóa cũng có những ảnh hưởng
không tốt đến các mặt của đời sống xã hội, dù là tác động tích cực hay tiêu cực thì
ta cũng cần có những nhận định quan điểm khách quan để đánh giá được tác động
của đô thị hóa đến kinh tế và xã hội của tỉnh Ninh Bình để từ đó ta có thể rút ra bài

1


học kinh nghiệm cho quá trình phát triển bền vững, phát huy những mặt tích cực và
khắc phục những mặt hạn chế của quá trình đô thị hóa ở tỉnh Ninh Bình.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
Đô thị hóa như chúng ta đã biết đây là xu hướng chung và tất yếu của quá


trình hội nhập kinh tế quốc tế, là bước đi quan trọng áp dụng những thành tựu phát
triển của nhân loại và cũng có thể nói rằng đó là một thước đo chuẩn của kinh tế xã
hội một vùng, hòa chung xu thế đó thì tỉnh Ninh Bình quá trình đô thị hóa đang
trên đà phát triển tiềm năng rất lớn vì thế mà khi nghiên cứu ta cần phải thấy và
đưa ra những mục tiêu tổng quát và cụ thể để nhìn nhận rõ được vấn đề cần nghiên
cứu và cũng lấy đó làm định hướng cho sự phát triển bền lâu của tỉnh.
 Mục tiêu tổng quát.
Những tác động tích cực và tiêu cực của quá trình đô thị hóa đến đời sống
kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, ta cần hải làm rõ và sáng tỏ những điều
này để nhìn nhận ra được vấn đề chung nhất cũng như định hướng cho những bước
đi quan trọng khác của tỉnh, thực hiện những mục tiêu nhiệm vụ này để hoàn thiện
hệ thống cơ cấu kinh tế cho cả tỉnh, quy hoạch đồng bộ để phát triển chung cho cả
vùng, chuyển biến về mặt kinh tế và hình thành một lối sống mới trong dân cư.
 Mục tiêu cụ thể.
• Đánh giá những tác động của đô thị hóa đến bộ mặt xã hội và kinh tế tỉnh
Ninh Bình.
•Đô thị hóa tác động đến các mặt như kinh tế, giáo dục, y tế hay là cả về dân
số là mạnh hay nhẹ, hay nói cách khác tần số tác động của đô thị hóa.
• Sau khi chỉ ra được những hạn chế và tích cực của quá trình đô thị hóa thì ta
cần chỉ ra được những giải pháp để khắc phục những điểm hạn chế của quá trình
đô thị hóa ảnh hưởng đến kinh tế và xã hội tỉnh Ninh Bình.
• Xây dựng những phương án tối ưu nhất cho sự phát triển của đô thị để từ đó
kích thích sự phát triển cho những mặt khác của đời sống kinh tế, xã hội.
3.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

2


• Đối tượng nghiên cứu: tác động của quá trình đô thị hóa đến phát triển

kinh tế , xã hội của tỉnh Ninh Bình trọng tâm là quy hoạch đô thị, cơ sở
hạ tầng đô thị, dịch vụ đô thị của tỉnh Ninh Bình.
• Phạm vi nghiên cứu:
Quá trình đô thị hóa diễn ra trong tỉnh Ninh Bình nó mang lại những
chuyển biến tích cực và sự thay đổi khác biệt, quá trình đô thị háo diễn
ra trong nhiều năm nhất là những năm gần đây do nhu cầu của sự phát
triển không ngừng đòi hỏi phải thay đổi về diện mạo, khi nghiên cứu ta
sẽ đi sâu vào các lĩnh vực cụ thể mà đô thị hóa tác động đến trên phạm
vi tỉnh Ninh Bình.
• Thời gian : sự tác động của đô thị hóa trong khoảng thời gian là 20 năm
2010 đến 2030 và tầm nhìn xa hơn để thấy được sự tác động mạnh mẽ



của đô thị hóa đến mọi mặt của đời sống kinh tế và xã hội.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp luận : Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy

vật lịch sử.

Phương pháp chung: sử dụng phương pháp logic – lịch sử, phương
pháp hệ thống, phương pháp phân tích – tổng hợp, phương pháp so sánh.

Phương pháp riêng: Trong quá trình nghiên cứu quá trình tác động của
đô thị hóa đến kinh tế xã hội của tỉnh Ninh Bình nghiên cứu những đặc trưng
mang tính tổng thể của khu vực và sử dụng phương pháp nghiên cứu thứ cấp sử
dụng tài liệu liên quan đến đô thị hóa của tỉnh cũng như sử dụng các số liệu thống
kê các con số mà đô thị hóa tác động đến những mặt khác của đời sống người dân,
ngoài ra còn dùng phương pháp so sánh, phân tích số liệu...
5. Cấu trúc tiểu luận.

Bên cạnh phần giới thiệu chung,kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham
khảo thì nội dung được chia làm 2 phần chính:
- Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về quá trình Đô thị hóa
- Chương 2: Đánh giá về ảnh hưởng của quá trình Đô thị hóa đến kinh
tế,chính trị, văn hóa ở tỉnh Ninh Bình.
PHẦN II: NỘI DUNG
3


CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÁC ĐỘNG CỦA
ĐÔ THỊ HÓA
I.
Tổng quan địa bàn vấn đề nghiên cứu.
Ninh Bình có diện tích là :1400 km2, dân số là: 898.459 người, mật độ dân cư
là : 642 người/km2, là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng có rất nhiều
điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp, dịch vụ và du lịch cũng như giao lưu
với các tỉnh khác bởi vị trí địa lý khá thuận lợi cộng thêm ở đây có nhiều điểm nút
giao thông quan trọng thuận tiện phát triển nếu như vận dụng được nhũng điểm
mạnh đó thì Ninh Bình sẽ là một tỉnh phát triển trọng yếu của khu vực đồng bằng
sông Hồng. Ninh Bình cò từng là kinh đô của Việt Nam giai đoạn 968 - 1010 với 3
triều đại Đinh, Tiền Lê, Hậu Lý và cũng là địa bàn quan trọng về quân sự qua các
thời kỳ lịch sử bên cạnh đó Ninh Bình còn được xem như là một Việt Nam thu nhỏ
ở đây có địa hình có cả đồi núi, đồng bằng và biển. Ninh Bình có vị trí quan trọng
của vùng cửa ngõ miền Bắc và vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Đây là nơi tiếp
nối giao lưu kinh tế và văn hoá giữa khu vực châu thổ sông Hồng với Bắc Trung
Bộ, giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ với vùng rừng núi Tây Bắc. Thế mạnh kinh tế
nổi bật của Ninh Bình là các ngành công nghiệp vật liệu xây dựng và du lịch. Cơ
sở hạ tầng đồng bộ cũng khá phát triển, giao thông là điểm nút quan trọng có nhiều
tuyến đường huyết mạnh thông lưu với các tỉnh, đô thị cũng đang trong quá trình
hình thành và phát triển bền lâu với quy mô lớn, mục tiêu trở thành đô thị trọng

tâm của khu vực đồng bằng sông Hồng. Ninh Bình đang nắm giữ được rất nhiều
những điều kiện để có thể trở thành một đô thị phát triển năng động bởi những điều
kiện thuận lợi trên đây là cơ sở đáng tin cậy cho sự phát triển trở thành đô thị trọng
điểm xứng tầm.
Trong bối cảnh không ngừng vươn lên của các quốc gia trên thế giới và trong
khu vực, Việt Nam cũng đang không ngừng vươn mình để sánh bằng các nước bạn
trong khu vực và khẳng định vị thế và vai trò của mình. Cùng với sự phát triển
4


mạnh mẽ của hai đô thị lớn nhất cả nước là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh thì
tỉnh Ninh Bình cũng đang phấn đấu không ngừng để trở thành một đô thị có đầy đủ
những cơ hội để chuyển mình sang một giai đoạn phát triển mới.
Đô thị hóa và sự tác động của nó đến kinh tế chính trị, văn hóa ,xã hội của
tỉnh Ninh Bình giữ một vai trò to lớn, đô thị hóa đóng góp phần không nhỏ và việc
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, kinh tế có sự chuyển biến và khởi sắc bởi đô thị hóa
kích cầu cho sự phát triển, bên cạnh đó thì đô thị hóa thể hiện dược sự phát triển từ
đó ta có thể lấy đó làm thước đo cho sự phát triển về văn hóa và xã hội, rõ ràng đô
thị hóa thể hiện rõ nét sự phát triển của xã hội là bộ mặt của xã hội thành thị. Đô
thị hóa có vị trí quan trọng trong quá trình phát triển của một tỉnh nó mang lại
nhiều lợi ích cũng như thuận lợi cho sự phát triển đồng bộ một cách bền vững trên
hết đô thị hóa mang lại cuộc sống ấm no, sự bền vững và tiếp nhận nhiều cơ hội
phát triển cũng như tiếp cận nhiều cơ hội sử dụng các dịch vụ đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao của người dân, nói chung đô thị hóa có một vị trí, vai trò và ý nghĩa
hết sức to lớn với Việt Nam nói chung và tỉnh Ninh Bình nói riêng vì vậy mà cần
phải hết sức chú trọng đến sự phát triển của đô thị hóa để cho nó phát triển theo
hướng hài hòa bền vững.
II.
Các khái niệm,mô hình và quá trình phát triển đô thị hóa.
1.

Khái niệm Đô thị và Đô thị hóa.
a.
Khái niệm Đô thị.
Đô thị có thể hiểu là nơi tập chung dân cư đông đúc như thị xã, thị trấn hoạt
động kinh tế chủ yếu là công nghiệp và dịch vụ và nó được kết cấu bởi 3 thành tố:
thành, đô và thị.
Thành có ý nghĩa về quân sự. Các thành lũy ra đời rất sớm để bảo vệ
các nhà cai trị ở chế độ thị tộc hay phong kiến.
Đô có ý nghĩa về chính trị, là trung tâm hành chính cai trị của một
vùng hay một quốc gia.
Thị có ý nghĩa về kinh tế, là nới giao lưu, trao đổi hàng hóa.

5


Từ những đặc điểm trên ta có thể hiểu khái niệm Đô thị là: nơi tập trung dân
cư đông đúc, là trung tâm của một vùng lãnh thổ với hoạt động kinh tế chủ yếu là
công nghiệp và dịch vụ.
b. Khái niệm Đô thị hóa.
Đô thị hóa là quá trình phát triển đô thi ở một quốc gia, đô thị hóa bao gồm
việc mở rộng các đô thị hiện có và việc hình thành các đô thị mới. Một khu vực,
lãnh thổ nào đó được “hóa” thành đô thị khi nó hội đủ các tiêu chuẩn của đô thị.
Đó chính là quá trình tập trung dân số vào các đô thị, là sự hình thành nhanh chóng
các điểm dân cư đô thị trên cơ sở phát triển sản xuất và đời sống.
Có rất nhiều ý kiến cũng như quan điểm khác nhau về Đô thị hóa, sau đây là
một vài ý kiến khác khác nhau về Đô thị hóa.

Theo PGS, KTS Trần Hùng : Đô thị hóa là một hiện tượng kinh tế xã
hội phức tạp diễn ra trên không gian rộng lớn mà người ta có thể biểu thị qua các
yếu tố sau: 1. Sự tăng nhanh của tỷ lệ dân số đô thị trong tổng số dân, 2. Sự tăng số

lượng dân sự đồng thời với sự mở rộng không gian đô thị, 3. Sự chuyển hóa cảu
lao động từ đơn giản sang phức tạp, từ đơn sơ sang tinh vi, 4. Sự chuyển đổi từ lối
sống dàn trải (mật độ thấp) sang lối sống tập chung (mật độ cao) từ điều kiện kỹ
thuật hạ tầng đơn giản sang điều kiện kỹ thuật hạ tầng phức tạp.

Theo PSG, TS Trương Quang Thao : Đô thị hóa là hiện tượng xã hội
liên quan tới những dịch chuyển kinh tế-xã hội-văn hoá- không gian – môi trường
sâu sắc gắn liền với những tiến bộ khoa học kỹ thuật tạo đà thúc đẩy sự phân công
lao động, sự chuyển đổi nghề nghiệp và hình thành các nghề nghiệp mới đồng thời
tạo ra nhu cầu dịch vụ vào các trung tâm đô thị,đẩy mạnh sự phát triển kinh tế làm
điểm tựa cho các thay đổi trong đời sống xã hội và văn hoá, nâng cao mức sống,
biến đổi lối sống và hình thức giao tiếp xã hội, làm nền cho một sự phân bố dân cư
hợp lý nhằm đáp ứng những nhu cầu xã hội ngày càng phong phú và đa dạng để
tạo thế cân bằng động giữa môi trường xây dựng, môi trường xã hội và môi trường
thiên nhiên.
 Đô thị hóa có thể theo 2 xu hướng:
6


- Đô thị hóa tập trung:
Là toàn bộ công nghiệp và dịch vụ công cộng tập trung vào các thành phố lớn,
hình thành và phát triển các đô thị lớn, khác biệt nhiều với nông thôn
- Đô thị hóa phân tán:
Là hình thái mạng lưới điểm dân cư có tầng bậc phát triển cân đối công
nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ công cộng, đảm bảo cân bằng sinh thái, tạo điều
kiện làm việc, sinh hoạt và nghỉ ngơi tốt cho dân cư đô thị và nông thôn. Hình
thành và phát triển mạng lưới đô thị vừa và nhỏ trên các vùng, có vai trò thúc đẩy
phát triển nông thôn giảm khoảng cách chênh lệch giữa thành thị và nông thôn.
- Sự phát triển của đô thị hóa chia ra làm 3 thời kỳ:
- Tiền công nghiệp: Văn minh công nghiệp ( thế kỷ XVIII-XIX)

- Công nghiệp: xuất hiện nhiều nhà máy, cơ sở hạ tầng được xây
dựng đồng bộ hiện đại (Thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX).
- Hậu công nghiệp: Công nghệ sinh học phát triển mạnh mẽ.
2.
Mô hình đô thị hóa.
Cho đến thời điểm hiện tại thì trên thế giới có 3 mô hình đô thị hóa, cụ thể:
Mô hình một vùng siêu đô thị.
Mô hình thành phố vệ tinh.
Mô hình quy hoạch phát triển tổng thể.
Và ở Việt Nam thì đang hướng đến mô hình thành phố vệ tinh, đây là mô hình
có nhiều những ưu điểm nhất đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển tương lại đó
là phát triển bền vững, hài hòa, cân đối.
3. Quá trình phát triển đô thị hóa.
a. Quá trình phát triển đô thị hóa trên thế giới.
- Thời cổ đại.
Thời kỳ này các đô thị lớn được biết rộng rãi điển hình như là Lưỡng Hà,
Ai Cập, vùng Tiểu Á, Trung Á, Ấn Độ và Trung Quốc. Những con sông lớn đó là
khởi nguồn của sự sống sinh sôi nảy nở, chính vì thế mà người dân tập trung đông
đên bên các con sông lớn đó để hình thành nên một vùng dân cư sinh sống, như
sông Nin ở Ai Cập, sông Hằng ở Ấn Độ, sông Trường Giang- Hoàng Hà ở Trung
Quốc.
- Đô thị ở Ai Cập: người dân tập chung sống bên bờ sông Nin con sông
của biểu tượng sức mạnh trong lòng người dân, các Kim tự tháp đươc xây dựng rất
7


công phu biểu tượng sức mạnh của các vị hoàng đế Ai Cập cổ đại ,các đô thị cổ Ai
Cập ở hạ lưu sông Nin thường là hình chữ nhật, xây dựng vào khoảng 3500 năm
trước công nguyên.
- Hy Lạp cổ đại: thời kỳ này cũng tập chung nhiều những kiến trúc

công trình mang tính giá trị cao tiêu biểu là thành phố bàn cờ của Hyppodamus.
- Văn minh Lưỡng Hà: nhắc đến Văn minh Lưỡng Hà ta sẽ phải nhớ
ngay đên thành phố lớn nhất là Babilon xây dựng vào khoảng năm 602 – 562 trước
công nguyên .
- Thời trung đại.
Vào đầu công nguyên thuộc chế độ phong kiến thì đô thị mới hình thành.
Quy mô thành phố nhỏ khoảng 5000 đến 10.000 người và có thành quách bao
ngoài.
Đến Thế kỷ XII, đô thị phát triển hơn so với thời kỳ trước bởi thủ công
nghiệp hình thành và nhiều đô thị cảng và đô thị nằm trên đầu mối giao thông
thuận tiện cho việc trao đổi hàng hóa.
Thế kỷ XV, XVI, nền văn hóa phục hưng phát triển mạnh kéo theo sự
phát triển của các đô thị ở Châu Âu, đặc biệt là Ý, Pháp…
Không giống như châu Âu thì châu Á bị ảnh hưởng dài bởi tính chất đô
thị Phong kiến, điển hình là Trung Quốc, thành phố có quy mô lớn trở thành chỗ ở
và thể hiện uy quyền của các vua chúa phong kiến, là trung tâm chính trị, văn hóa
của giai cấp thống trị có thành quách bao bọc xung quanh.
- Thời cận đại.
Công nghiệp phát triển một cách nhanh chóng từ giữa thế kỷ thứ XVII,
công nghiệp phát triển nhanh như vậy cho thấy đây là một tín hiệu của sự phát
triển về mặt đô thị bởi sự xây dựng nhà cửa của người dân xung quanh các khu
công nghiệp thuận tiện cho họ đi làm ở các khu công nghiệp ấy, sự phát triển
không đồng bộ lại ồ ạt thiếu sự tính toán kỹ càng dẫn đến việc phá hỏng không
gian kiến trúc đô thị, nhà ở cho người đi làm không đáp ứng được cho những nhu
cầu của người sử dụng bên cạnh đó thì các công trình phúc lợi an sinh cũng không
được đáp ứng đầy đủ như công viên , bệnh viện, trường học, khu dân cư... xây
8


dựng không có sự quy hoạch tổng thể. Vì vậy cần phải có những biện pháp khắc

phục ngay những bất cập đó không để cho nó diễn ra tác động xấu đến môi trường
không gian đô thị sau này.
b. Quá trình phát triển đô thị hóa ở Việt Nam.
Việt Nam một đất nước với bề dày truyền thống lịch sử. Từ thủa khai sinh lập
quốc đến nay Việt Nam đã trải qua rất nhiều những thăng trầm lịch sử, nhiều cuộc
chiến tranh xâm lược của các đế quốc thực dân phong kiến bằng tinh thần yêu
nước nhân dân ta đều đánh đuổi quân xâm lược và giành lại độc lập cho đất nước.
Đất nước luôn bị nhòm ngó của giặc ngoại xâm nên các đô thị phải xây dựng thành
quách cố thủ kiên cố để thuận tiện cho việc đánh đuổi giặc ngoại xâm.
Ở Việt Nam đô thị đầu tiên vào khoảng 200 TCN đó chính là thành Cổ Loa
của An Dương Vương xây dựng đây là trung tâm chính trị của nước Âu Lạc.
Thời kỳ quân phương Bắc chiếm đóng thì cũng đã hình thì một số đô thị khác
lớn là biểu tượng của quyền lực chính trị của đất nước, một trong những đô thị lớn
nhất thời kỳ này là phải kể đến đó là Tống Bình.
Năm 1010 đánh dấu mốc son lịch sử chính trị của đất nước ta đó là sự kiện Lý
Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ( Ninh Bình) về Đại La và lấy tên là Thăng Long.
Kinh thành Thăng Long trở thành trung tâm kinh tế chính trị của nước ta lúc bấy
giờ và là đô thị lớn nhất vào thời điểm đó.
Trước đó vào thời phong kiến ở Việt Nam cũng hình thành nhiều đô thị lớn là
trung tâm chính trị- kinh tế của mỗi triều đại như Hoa Lư ( Ninh Bình), thành Tây
Đô ( Thanh Hóa)...
Đầu thế kỷ XVIII trong khi các nước ở phương Tây phát triển mạnh mẽ về
kinh tế và hình thành những đô thị lớn phát triển thì Việt Nam vẫn còn là một nước
nghèo nàn lạc hậu với những hủ tục phong kiến hà khắc lối tư duy chưa nhạy bén
chính vì điều đó mà đô thị nước ta thời gian ấy không phát triển nhanh và chất
lượng thấp.
Cho đến đầu thế kỷ XIX thì đô thị ở Việt Nam đã hình thành nhiều hơn tập
trung hơn nhất là phía Nam nổi bật là Chợ Lớn- Gia Định.
9



Nhà Nguyễn chọn Huế là kinh thành vào năm 1800 thì đô thị vẫn là thành
quách bao bọc xung quanh và sông Hương bao quanh thành tạo thế cố thủ vững
chắc và là trung tâm chính trị hành chính của nhà nước, vua chúa, quan lại làm việc
trong đó và người dân hình thì những khu dân cư ở xung quanh, tạo sự cách biệt
giữa quan và dân- đây là cấu trúc đô thị điển hình của thời phong kiến.
Khi thực dân Pháp đổ bộ xâm lược chiếm đóng nước ta thì đô thị đã có sự
thay đổi bên cạnh những đô thị có thành quách bao quanh thì các khu dân cư hình
thành phát triển khá sầm uất nhộn nhịp có nhiều khu trở thành trung tâm thương
mại phát triển lấn át hơn cả những đô thị thành quách bao bọc. Chính sách khai
thác bóc lột tài nguyên khoáng sản của nước ta chính vì thế mà đi đến đâu chúng
xây dựng và hình thành những khu đô thị trung tâm giải trí, thương mại, dịch vụ
hình thành những khu nghỉ dưỡng phục vụ cho bọn chúng như : Quảng Ninh, Lào
Cai, Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn, Nam Định, Vinh, Đà Lạt, Sapa, Tam Đảo…
Chiến tranh chống Pháp kết thúc nước ta lại phải đối mặ với chống Mỹ cứu
nước nên không có điền kiện nhân lực vật lực để tập chung vào xây dựng đô thị
nên đô thị thời gian này không phát triển.
Sau hiệp định Gionever năm 1954 miền Bắc được giải phóng do tình hình
nhiệm vụ khi này là tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và chi viện cho
miền Nam tiếp tục kháng chiến, nhiệm vụ chi viện cho miền Nam đòi hỏi miền
Bắc phải đẩy mạnh công cuộc sản xuất xây dựng các nhà máy xí nghiệp sản xuất
hàng hóa để cung cấp cho tiền tuyến chính vì thế mà một số khu đô thị mới được
hình thành trong điều kiện còn khó khăn như Việt Trì, Thái Nguyên...miên Nam do
điều kiện chiến tranh đang diễn ra nên đô thị hầu như không hình thành mà nếu
như có hình thành thì cũng đơn sơ không phát triển mạnh mẽ.
Năm 1975 đất nước giải phóng thống nhất hai miền Nam- Bắc nhà nước cùng
nhân dân bắt tay vào công cuộc vừa khắc phục hậu quả chiến tranh gây ra vừa xây
dựng đất nước các khu đô thị cũng hình thành từ đây để phục vụ cho nhu cầu sinh
hoạt ngủ nghỉ vui chơi giải trí cho người dân. Đặc biệt sau Đại hội VI của Đảng thì
10



đã chuyển từ kinh tế bao cấp sang kinh tế thi trường dưới sự điều tiết của nhà nước
chúng ta đã có những thay đổi tích cực về kinh tế và ngoại giao với các nước trên
thế giới – đây chính là cơ hội tốt cho đô thị hóa phát triển nhanh mạnh cả về chiều
rộng lẫn chiều sâu tạo cho bộ mặt đô thị Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực.
Cho đến thời điển hiện tại có thể tự tin nói rằng nước ta đô thị đang phát triển
mạnh mẽ về cả bề rộng lẫn bề sâu, do nhu cầu của con người cũng như do các yếu
tố xã hội tác động đến nên các đô thị hình thành ngày một nhanh chóng hiện đại đã
và đang đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người dân.
CHƯƠNG II. CƠ SỞ THỰC TIỄN ĐÁNH GIÁ VỀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐÔ
THỊ HÓA ĐẾN QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2010-2030.
1. Hệ thống văn bản liên quan đến đô thị hóa tác động đến quá trình phát
triển kinh tế- xã hội của tỉnh Ninh Bình.
Trong tiến trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước để đẩy mạnh được
quá trình đó thì cần phải có sự nỗ lực cố gắng rất nhiều của tất cả các ban ngành
nhà nước cũng như sự đồng thuận của nhân dân cả nước chung tay vây dựng đât
nước. Hòa chung cùng khí thế đó Đảng bộ nhân dân tỉnh Ninh Bình đang không
ngừng cố gắng phấn đấu hết mình cho công cuộc xây dựng đất nước mà cụ thể là
quá trình xây dựng Ninh Bình trở thành một tỉnh năng động phát triển và trở thành
trung tâm kinh tê- chính trị- xã hội trọng điểm khu vực đồng bằng sông Hồng.
Chính vì thế mà khi chú trọng vào công cuộc xây dựng kiến thiết, thúc đẩy kinh tế
phát triển của tỉnh được sự ủng hộ rất nhiệt tình của nhà nước điều này góp phần
không nhỏ vào quá trình làm giàu mạnh đất nước cũng như tạo vị thế chỗ đứng cho
đất nước ta trên trường Quốc tế chính vì thế mà nhà nước ta có rất nhiều chủ
trương khuyến khích cũng như hỗ trợ tỉnh Ninh Bình thực hiện Đô thị hóa, nhận
thấy Ninh Bình là một tỉnh khá năng động và có nhiều tiềm năng cơ hội để phát
triển trở thành một đô thị lớn, một phần Ninh Bình trong lịch sử cũng đã hình
11



thành một đô thị từ rất lâu đó là kinh đô Hoa Lư của Hoàng đế Đinh Bộ Lĩnh.
Chính vì vậy mà chủ trương của nhà nước cũng như tỉnh Ninh Bình rất ủng hộ việc
xây dựng hoàn thiện cơ cấu đô thị hóa cho tỉnh để đáp ứng cho sự nghiệp công
nghiệp hóa hiện đại hóa, hòa nhập cùng với thế giới.
Quan điểm chủ chương chỉ đạo của nhà nước là luôn đúng đắn, luôn mong
muốn các tỉnh trong nước phát triển không ngừng, quy hoạch phát triển từng vùng
theo sự định hướng cụ thể, tạo tiền đề và thế mạnh thay đổi bộ mặt kiến trúc cảnh
quan đô thị của tất cả các vùng. Đối với tỉnh Ninh Bình thì đô thị hóa đang là một
trong những bước đi được quan tâm hướng đến vì thế mà khi bộ mặt đô thị có sự
thay đổi thì tức là cuộc sống của người dân, kinh tế- xã hội cũng có những sự
chuyển biến đi lên. Đối với tỉnh Ninh Bình việc đẩy mạnh đô thị hóa được nhà
nước chú trọng quan tâm bằng việc ban hành những chủ trương, quyết định phê
duyệt nhiệm vụ quy hoạch đô thị ngày một tốt hơn ví dụ như Quyết định số 445
QĐ-TTg ngày 07/04/2009 của Thủ tướng Chính Phủ về việc phê duyệt điểu chỉnh
định hướng Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025
và tầm nhìn đến năm 2050 hay bên cạnh đó là quyết định cụ thể đối với tỉnh Ninh
Bình trong việc chỉ đạo xây dựng Đô thị hóa - Quyết định số 193/QĐ – TTg phê
duyệt Nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng đô thị Ninh Bình đến năm 2030, tầm
nhìn 2050. Không chỉ có nhà nước có những động thái tích cực trong việc xây
dựng và quy hoạch Ninh Bình trở thành một đô thị năng động phát triển mà ngay
bản thân UBND tỉnh Ninh Bình sau khi nhận được những quyết định ấy thì cũng
nhanh chóng bắt tay vào công cuộc xây dựng và hoàn thiện hệ thống đô thị hóa
tỉnh Ninh Bình bằng nhũng công việc cụ thể như : Nghị quyết số 13-NQ- TU ngày
30/9/2013 về sựu tăng cường lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng và phát
triển đô thị tỉnh Ninh Bình đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030; Quyết định số
796/ QĐ- UBND tỉnh ngày 12/10/2012 về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát
triển hệ thống đô thị tỉnh Ninh Bình đến năm 2030 tầm nhìn chiến lược đến năm
12



2050, đồng thời UBND tỉnh Ninh Bình cũng phê duyệt nhiều đề án liên quan đến
việc xây dựng và phát triển đô thị của tỉnh Ninh Bình được xây dựng bởi các cơ
quan chức năng có thẩm quyền xây dựng như: Đồ án quy hoạch chung đô thị Ninh
Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Những quyết định chủ trương, đồ án
đề án xây dựng đô thị hóa của tỉnh Ninh Bình là rất nhanh chóng và kịp thời đó là
bước đi quan trọng trong công tác đổi mới bộ mặt tỉnh Ninh Bình về kinh tế- chính
trị cũng như xã hội.
Như ta đã thấy rõ việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống đô thị hóa của tỉnh
Ninh Bình được nhà nước ta rất quan tâm chú trọng đến và UBND tỉnh Ninh Bình
cũng đã nhanh chóng tiếp thu ý kiến chỉ đạo từ cơ quan TW bằng việc triển khai
những quyết định chủ trương đó một cách nhanh chóng đồng thời cũng hoàn thiện
nhanh gọn chặt chẽ những ý kiến chỉ đạo và bổ sung những thiếu sót sao cho phù
hợp với hoàn cảnh cũng như điều kiện cụ thể của từng địa phương trên địa bản của
tỉnh. Chủ trương quan điểm của nhà nước đã rõ, tiếp thu nhanh chóng ý kiến chỉ
đọa của nhà nước cũng mau lẹ sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa các ban ngành là
những tín hiệu đầu tiên báo trước sự thành công. Hệ thống văn bản pháp lý, quan
điểm chủ trương cũng đã rất rõ ràng tạo một hệ thống đồng bộ nhất quán, mọi
vướng mắc trong công tác chỉ đạo cũng nhanh chóng được giải quyết không gặp
phải tình trạng trì trệ trong công tác triển khai.
Phương pháp hành chính là chủ yếu đó là sự chỉ đạo bằng các văn bản quyết
định, những chủ trương đường lối đã được xác định rất rõ ràng, đối với tỉnh Ninh
Bình trong công tác triển khai thực hiện đô thị hóa cũng đã có nhiều những bước đi
việc làm cụ thể sáng tạo mang tính đột phá minh chứng rõ nét nhất cho những việc
làm đó là thành phố Ninh Bình đã được công nhận là đô thị loại II và mục tiêu
hướng đến năm 2030 Ninh Bình trở thành đô thị loại I. Công tác triển khai xây
dựng Ninh Bình nhanh chóng trở thành một đô thị phát triển được thực hiện một
cách nghiêm túc đầy đủ những nội dung trong quyết định của Thủ tướng Chính
13



phủ những việc làm ấy đã nhanh chóng đưa Ninh Bình trở thành một đô thi năng
động và phát triển hình thành nhiều khu nhà ở, dịnh vụ, trung tâm thương mại và là
một điểm sáng về du lịch của miền Bắc- đây cũng là một trong những thế mạnh
của tỉnh Ninh Bình trong công tác xây dựng đô thị hóa. Tuy nhiên song song với
việc đô thị hóa thì tỉnh Ninh Bình cũng chủ trương việc bảo tồn các giá trị van hóa
lịch sử để đô thị hóa không làm mất đi những bản sắc văn hóa, giá trị truyền thống
lịch sử của tỉnh Ninh Bình đã có từ rất lâu đời.
2. Chủ thể của đô thị hóa và những bên liên quan trong quá trình ảnh hưởng
từ đô thị hóa đến kinh tế- và xã hội tỉnh Ninh Bình.
Đô thị hóa- đây là vấn đề không của riêng ai bởi lẽ tác động của đô thị hóa
là đến tất cả mọi người không phân biệt ai với ai, có khác thì cũng là sự cách biệt
giữa đối tượng này với đối tượng khác ở sự ảnh hưởng và ảnh hưởng ở đây bao
gồm cả ảnh hưởng tích cực lẫn ảnh hưởng tiêu cực. Điều đáng nói ở đây chính là
sự cầm cân nảy mực là sự chỉ đạo của những người có trách nhiệm và sự phối hợp
thực hiện đối với những người có liên quan chịu ảnh hưởng trực tiếp từ đô thị hóa
mang lại.
Đô thị hóa là vấn đề to lớn có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến các lĩnh vực
khác nhau như kinh tế- chính trị- xã hội chính bởi tác động to lớn đó của đô thị hóa
mà ta cần phải có những bước đi và hướng chỉ đạo cụ thể để hạn chế thấp nhất
được tình trạng tác động xấu từ đô thị hóa mang lại hay nói cách khác ta sẽ phát
huy hết mọi tác động tích cực từ đô thị hóa và để làm được điều ấy thì cần phải xây
dựng được một chương trình tối ưu nhất, quá trình xây dựng thực thi đó cần có sự
tham gia của nhiều nhân tố khác nhau và sự điều hành định hướng phải thuộc về hệ
thống bộ máy chính quyền. Đô thị hóa đây là một chủ trương lớn của tỉnh Ninh
Bình vì thế mà khi triển khai thì bộ máy lãnh đạo tỉnh là những người trực tiếp
triển khai công việc dưới sự chỉ đạo và giám sát của nhà nước ,mọi công tác triển
khai cũng như xử lý những tình huống phát sinh lãnh đạo tỉnh cần phải nắm rõ
được để giải quyết cho phù hợp. Công việc được triển khai xây dựng và phân bố rõ

14


cho các cơ quan để thực hiện đó cụ thể là sở quy hoạch, sự phân công quyền lực
được triển khai rõ ràng để khi thực hiện các cơ quan đó có trách nhiệm hơn và đẩy
mạnh công tác kiểm tra giám sát thực hiện, công tác kiểm tra giám sát được thực
hiện nhằm đảm bảo chất lượng đúng quy trình và tiến độ bên cạnh đó thi việc làm
này nhằm hỗ trợ cho công tác thực thi xảy ra khó khăn gì thì kịp thời ứng phó và
điều chỉnh cho thích hợp.
Như đã nói đô thị hóa đây là công việc không của riêng đơn vị nào, cần
phải có sự chung tay của tất cả các đơn vị điều này góp phần vào việc thúc đẩy đô
thị hóa diễn ra nhanh chóng và đem lại hiệu quả cao nhất, ảnh hưởng từ các bên
liên quan có sự tác động không hề nhỏ bé vào tiến trình này.
3. Tác động của đô thị hóa đến quá trình phát triển kinh tế-- xã hội tỉnh Ninh
Bình giai đoạn 2010- 2030.
a. Những tác động tích cực của đô thị hóa đến phát triển kinh tế- chính trịxã hội tỉnh Ninh Bình.
Sức mạnh từ Đô thị hóa là rất lớn không ai có thể phủ nhận những tích cực
mà đô thị hóa mang lại, đô thị hóa đem lại biết bao nhiêu những điều tích cực
chính vì lẽ đó mà mọi mục tiêu nỗ lực đều dồn vào cho việc thực hiện đô thị hóa
sao cho được tốt nhất, quá trình đó không hề đơn giản bởi cần rất nhiều sự cố gắng
về nhân lực, vật lực cũng như điều kiện khác để có thể hoàn thành tốt nhất những
mục tiêu khắt khe của đô thị hóa đề ra, đô thị hóa mang đến bộ mặt mới cho tỉnh,
tạo sự chuyên dịch cơ cấu kinh tế nhanh chóng góp phần thúc đẩy quá trình phát
triển kinh tế và xã hội đồng nghĩa với nó là có thể giải quyết công ăn việc làm cho
những người đang thất nghiệp. Thực tế tỉnh Ninh Bình có đầy đủ những yếu tố
những điều kiện để phát triển một đô thị năng động bởi như theo quy hoạch, đến
năm 2030 tổng diện tích đất tự nhiên của đô thị Ninh Bình là khoảng 21.124 ha
(bằng khoảng 15% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh Ninh Bình). Quy mô dân số đến
năm 2020 đạt 285.000 người, tỷ lệ đô thị hóa đạt 64%; đến năm 2030 đạt 400.000
người, tỷ lệ đô thị hóa đạt 75%.

15


Quy mô đất xây dựng đô thị đến năm 2020 vào khoảng 3.468 ha, bình quân
140 m2/người; Đến năm 2030 vào khoảng 3.840 ha, bình quân 120 m2/người.
Việc lập quy hoạch chung nhằm xây dựng và phát triển đô thị Ninh Bình
trở thành đô thị loại II vào năm 2015 và trở thành đô thị loại I vào năm 2030 với
vai trò là Trung tâm văn hóa, lịch sử, du lịch, quốc gia.
Bên cạnh đó thì nghiên cứu không gian phát triển đô thị một cách hài hòa
cân đối với cảnh quan thiên nhiên của khu du lịch sinh thái. Trong đó, chú ý
nghiên cứu không gian đô thị dọc theo sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Bến
Đang, các trục cảnh quan đô thị, dọc quốc lộ 1, dọc hai bờ sông Vân, khu quảng
trường trung tâm và cảnh quan các khu vực chính, các khu chức năng đô thị được
xác lập trong quá trình nghiên cứu đồ án quy hoạch nhằm khai thác, sử dụng hiệu
quả vì đây là những khu vực có tiềm năng và giá trị rất cao của đô thị.
Đô thị Ninh Bình có phía Bắc giáp huyện Gia Viễn, phía Nam giáp thị xã
Tam Điệp, huyện Yên Mô và huyện Yên Khánh, phía Tây giáp huyện Nho Quan
và thị xã Tam Điệp, phía Đông giáp tỉnh Nam Định.
 Đô thị hóa ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của kinh tế.
Đô thị hóa và kinh tế có những mối quan hệ mật thiết sự phát triển về đô thị
sẽ tạo ra những điều kiện tốt nhất cho kinh tế phát triển, mối quan hệ tích cực đầy ý
nghĩa giữa đô thị hóa và phát triển kinh tế được hình thành.
Những yếu tố như công nghiệp hóa, thương mại hóa, tăng năng suất, tạo
nhiều việc làm và cải thiện sự tiếp cận đối với những yếu tố khác nhau về sản xuất,
thị trường, những cơ sở hạ tầng và các tiện nghi khác. Như vậy, đô thị hóa dẫn đến
tăng thu nhập, thay đổi cách sống, đem lại chất lượng cao về dịch vụ và cũng phù
hợp với dân số ngày càng tăng lên.
Cơ cấu kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng công nghiệp
và dịch vụ, đồng thời có sự chuyển dịch giữa các thành phần kinh tế và các vùng
trong tỉnh theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông,

lâm nghiệp và thuỷ sản.

16


Cụ thể như sau năm 2011 trong tổng sản phẩm trên địa bàn toàn tỉnh: Kinh
tế Nhà nước chiếm 21,7%, kinh tế tập thể chiếm 7,9%, kinh tế cá thể chiếm 29,6%,
kinh tế tư nhân chiếm 40,2%, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 0,6%, trong
khi đó năm 1991 khi tỉnh chưa có đẩy mạnh đô thị hóa thì kết quả lại khá thấp
kinh tế nhà nước 22,9%, kinh tế tập thể chiếm 36,6%, kinh tế tư nhân chiếm 0,9%,
kinh tế cá thể chiếm 39,6%, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không có.
Lực lượng lao động cũng có những bước thay đổi đang kể đó là nhờ vào sự
tác động của đô thị hóa ta có thể so sánh ở năm 1991 khi đô thị hóa chưa được chú
trọng thì tỉ lệ lao động khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm tới 84,3%, lao
động khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tỉ lệ chỉ chiếm lần lượt là: 7,5 và
8,2% và đến năm 2011khi đô thị hóa đã có những tác động mạnh thì tỉ lệ lao động
khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chỉ còn chiếm 46,1%, khu vực công nghiệp
- xây dựng tăng lên 33,2% và khu vực dịch vụ là 20,7%.
Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, song kinh tế - xã hội năm
2013 của Ninh Bình đã đạt được nhiều kết quả khả quan, trong đó GDP duy trì
mức tăng trưởng trên 10%.
Một điểm đáng nói của đô thị hóa đó là nhờ vào đô thị hóa kết hợp
cùng với tiềm năng du lịch sẵn có như Tràng An- Bái Đính, cố đô Hoa Lư, Tam
cốc Bích động, rừng quốc gia Cúc Phương.... giờ đây Ninh Bình là một tỉnh có thế
mạnh về du lịch của nước ta tính đến tháng 9 năm 2014, lượng khách du lịch đến
Ninh Bình đạt 127.445 lượt khách. Cả 9 tháng đạt 3.795.591

lượt khách, đạt

93,8 % so với cùng kỳ năm 2013 đem lại nguồn lợi to lớn cho ngân sách của tỉnh

và đây cũng là bước đi mũi nhọn của tỉnh Ninh Bình.
Những điều này minh chứng cho sự tác động và ảnh hưởng mạnh mẽ của
đô thị hóa đến kinh tế nó góp phần không nhỏ vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế
của tỉnh tạo một bước đi dài cho tỉnh Ninh Bình.
 Đô thị hóa ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội ở tỉnh Ninh
Bình.
17


Dưới sự cố gắng của toàn tỉnh Ninh Bình thì trong năm 2015 thành phố Ninh
Bình- trung tâm chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh được công nhận là đô thị loại II
đây là sợ cố gắng hết sưc to lớn trong những năm qua của đảng bộ và nhân dân
tỉnh Ninh Bình, đây là một biểu hiện đáng mừng từ tác động tích cực của đô thị
hóa.
Bên cạnh đó nhờ làm tốt công tác quy hoạch và quản lý đô thị mà đã thu về
được những tín hiệu đáng mừng như : 100% phường, xã có nhà văn hóa, 60% tổ
dân phố, thôn (xóm) có nhà văn hóa, xây dựng từ 45-50% các tuyến đường văn
minh đô thị trong khu vực nội thành theo tiêu chí đã ban hành, hoàn thành cơ bản
việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhân dân. 100% hộ gia đình được
dùng nước sạch sinh hoạt, trong đó có 85-90% được dùng nước máy. Đảm bảo thu
gom, vận chuyển cơ bản rác thải trong ngày…
- Dịch vụ khám chữa bệnh chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trong tỉnh
được chú trọng và có hiệu quả, bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình được xây dựng
đi và sử dụng gần 5 năm nay với sức chứa là 700 giường bệnh, các trang thiết bị
máy móc cán bộ y bác sỹ phục vụ tối đa những yêu cầu của người dân trong tỉnh
và nhân dan các tỉnh khác.
Đời sống vật chất, văn hoá tinh thần của nhân dân ổn định, từng bước
được cải thiện. Các hoạt động văn hoá, giáo dục, y tế, thể dục thể thao có sự
chuyển biến tích cực. An ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Đến năm 2011: 55% số trường mầm non, 58% số trường trung học cơ

sở, 14,8% số trường trung học phổ thông đạt chuẩn Quốc gia, riêng trường tiểu học
có 20,5% số trường đạt chuẩn mức độ 2. Tỉ lệ dân số được dùng nước sạch hợp vệ
sinh ở khu vực nông thôn là 85% và ở khu vực thành thị là 92%. Tỉ lệ trẻ em suy
dinh dưỡng dưới 5 tuổi năm 2011 giảm xuống chỉ còn 16,4%; Tỉ lệ lao động được
đào tạo nghề là 31%; Tỉ lệ hộ nghèo năm 2011 là 9,86 % (theo tiêu chí giai đoạn
2011-2015).

18


b.

Những tác động tiêu cực của đô thị hóa đến phát triển kinh tế- chính
trị- xã hội tỉnh Ninh Bình.

Những ảnh hưởng tích cực từ đô thị hóa mang lại không ai có thể phủ nhận
được điều đó nó mạng lại rất nhiều lợi ích to lớn cho cuộc sống của con người,
giúp cho cuộc sống được nâng cao chất lượng, tuy nhiên ta cũng cần phải nhìn
nhận thẳng vào vấn đề từ đô thị hóa phát sinh, những thuận lợi đô thị hóa mang lại
là rất lớn nhưng những tiêu cực mà đô thị hóa mang lại cũng không hề nhỏ nếu như
không có những giải pháp cụ thể cho những ảnh hưởng xấu đó thì e rằng đô thị hóa
sẽ phá hủy một loạt những cấu trúc tự nhiên trước đó của tỉnh Ninh Bình, đây cũng
là điều hết sức cần phải lưu ý, sau đây là những ảnh hưởng xấu mà đô thị hóa mang
lại.

-

Tác động tiêu cực từ đô thị hóa đến kinh tế.
Bên cạnh những tác động tích cực từ đô thị hóa mang lại cho kinh tế


của tỉnh thì vấn đề đáng nghĩ đáng bàn đó chính là để phục vụ cho quá trình đô thị
hóa một số lượng người dân bị thu hồi đất để phục vụ cho viễ xây dựng khu công
nghiệp khu chế xuất hay khu đô thị, dân cư, họ bị mất đất canh tác sản xuất trong
khi đó thì vấn đề giải quyết công ăn việc làm cho họ chưa phù hợp dẫn đến tình
trạng thất nghiệp ở một bộ phận không nhỏ trong người dân- điều này gây sức ép
cho xã hội là không hề nhỏ.
Số người thất nghiệp ngày càng tăng nhanh, theo thống kê của Trung tâm
giới thiệu việc làm tỉnh Ninh Bình thì năm 2010, toàn tỉnh có 503 lượt người đến
đăng ký thất nghiệp và nộp hồ sơ đề nghị hưởng Bảo hiểm thất nghiệp. Đến năm
2012, số người đăng ký Bảo hiểm thất nghiệp đã là 1.649 người. Và tính riêng 9
tháng đầu năm 2013, con số này đã là 1.491 người.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng thiếu tính đồng bộ, chưa đáp ứng được hết nhu
cầu của người dân trong tỉnh, kết cầu hạ tầng còn yếu kém. Nhà ở, giao

19


thông, cấp thoát nước luôn là vấn đề đáng lo ngại bởi nó chưa đáp ứng
được yêu cầu cảu thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa.
- Công tác quản lý đô thị chưa thật sự hiệu quả điều đó gây ra những thất
thoát lớn cho ngân sách của tỉnh Ninh Bình.
 Tác động tiêu cực từ đô thị hóa đến xã hội.
Trong những năm qua vấn đề an ninh xã hội ở tỉnh Ninh Bình đang
báo động, các tệ nạn xã hội như ma túy, cờ bạc, mại dâm, trộm cắp tài sản đang có
những chiều hướng gia tăng và khá phức tạp.
Trong một báo cáo mới đây của ủy ban TW Mặt trân Tổ Quốc Việt
Nam thì Ninh Bình là một trong những tỉnh có người nghiện gia tăng nhanh chóng.
Theo thống kê tính đến tháng 5/2014 Ninh Bình có thêm 52 người nghiện
trong tổng số 1.935 người nghiện có hồ sơ quản lý.
Toàn tỉnh có 145 xã, phường, thị trấn thì đã có đến 131 xã, phường, thị trấn

có người nghiện ma túy.


-

Tác động tiêu cực của đô thị hóa đến môi trường sinh thái.
Ô nhiễm nguồn nước:
• Quá trình đô thị hóa cùng với sự hình thành của các khu công nghiệp

lớn nhỏ dẫn đến việc nước thải ô nhiễm từ các khu công nghiệp này tăng lên một
cách đáng lo ngại.
20


• Dân số trong quá trình đô thị hóa cũng tăng lên đáng kể từ đó lượng
nước thait sinh hoạt của các hộ dân cũng tăng lên nhiều, thường là xả thải ra các
kênh rạch, sông ngòi gây ô nhiễm.
• Việc khai thác sử dụng nước ngầm một cách bừa bãi cũng dẫn đến
việc nước ngầm bị ô nhiễm.
- Ô nhiễm không khí:
• Khói, khí thải từ các khu công nghiệp gây ảnh hưởng xấu đến không
khí.

• Giao thông ngày càng phát triển cùng với đó số lượng người dân gia

tăng nhu cầu sử dụng các phương tiện giao thông tăng đột biến do đó lượng khí
thải từ xe cộ cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến không khí.
- Rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp cũng đang đè nặng sức ép lên
môi trường tự nhiên, phá vỡ môi trường sinh thái trong lành trước đó.
4. Giải pháp khắc phục những mặt tồn tại của đô thị hóa.

Những tác động tích cực của đô thị hóa ta cần phải phát huy hết sức , cần
phải duy trì những điều ấy bởi những tác động đó sẽ mang lại cho tỉnh Ninh Bình
những chuyển biến tích cực và hiệu quả, bộ mặt kinh tế có nhiều khởi sắc góp phần
nâng cao đời sống của nhân dân trong tỉnh và cũng khẳng định được vai trò của
mình trong xây dựng đất nước, tuy nhiên những mặt tồn tại của đô thị hóa ở tỉnh
Ninh Bình đang làm cản trở tiến trình phát triển mạnh mẽ của kinh tế, văn hóa, xã
hội ở tỉnh Ninh Bình chính vì lẽ đó mà ta cần phải xây dựng một giải pháp đồng bộ
quy hoạch, khắc phục tối đa những hạn chế mà đô thị hóa gây ra để đảm bảo được
hiệu quả tốt nhất của chính nó mang lại cho kinh tế, xã hội tỉnh Ninh Bình.
Cần phải thực hiện những giải pháp sau đây để hạn chế được những thiếu
sót của đô thị hóa ở tỉnh Ninh Bình và cũng có thể áp dụng cho những tỉnh khác.
 Quy mô đô thị phải có sự quản lý tốt.
Trong quá trình phát triển, quy mô đô thị luôn có xu hướng tăng lên và biểu
hiện cụ thể của nó là tăng dân số đô thị, tăng quy mô sản xuất, mở rộng ranh giới.
Song, các nguồn lực trong một đô thị thường bị giới hạn, như vấn đề đất đai, nhà ở,
môi trường, và các dịch vụ xã hội khác. Trên góc độ kinh tế, một đô thị hoạt động
21


có hiệu quả khi kết quả kinh tế - xã hội mà nó đạt được phải tương xứng với những
chi phí mà nó phải chi ra.
- Sự phát triển của các ngành dịch vụ đáp ứng được nhu cầu ngày càng
tăng của dân số
- Sự phát triển kinh tế có hiệu quả cao đáp ứng đủ công ăn việc làm cho
lao động .
- Môi trường ngày càng được cải thiện, mức sống dân cư ngày cào cao.
 Định hướng cho quá trìnhđô thị hóa.
Ưu tiên hình thành các đô thị mới hiện đại, đồng bộ về cơ sở hạ tầng,
đảm bảo chỗ ở cho dân, đặc biệt là người dân nghèo .
Trọng tâm của quá trình đô thị hóa là phát triển cơ sở hạ tâng và phát

triển các ngành công nghiệp, dịch vụ phục vụ sản xuất.
Coi vấn đề đô thị hóa nông thôn, phát triển kinh tế nông thôn là một
nội dung quan trọng trong quá trìnhđô thị hóa.
 Hoàn thiện Bộ máy quản lý và nâng cao hiệu quả quản lý
Cần xác định rõ chức năng, nhiệm vụ bộ máy quản lý trong nền kinh tế thị
trường, từ đó tổ chức bộ máy, đổi mới cơ cấu bộ máy chính quyền đô thị là một
biện pháp quan trọng để quản lý đô thị, trong đó có việc kiểm soát tệ nạn xã hội.
 Tăng cường công tác quản lý kinh tế
Phát triển kinh tế luôn là nền tảng của mọi hoạt động xã hội. Để phát triển
đô thị không thể xem nhẹ vấn đề phát triển kinh tế. Nhưng không thể phát triển
kinh tế bằng mọi giá. Công tác quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội và quy hoạch các
ngành là vấn đề cần thiết và cấp bách đối với các đô thị.
Mỗi đô thị cần xác định cho mình phương hướng, tốc độ và các ngành kinh
tế chủ lực nhằm khai thác có hiệu quả cao đối với thế mạnh và các nguồn lực của
đô thị.
Thiết lập một hành lang pháp lý về quản lý kinh tế của đô thị mình phù hợp
điều tiết hoạt động của các ngành, các doanh nghiệp thông qua hành lang pháp lý
và các chính sáchđất đai, chính sách đầu tư, ưu đãi về thuế...
 Đối với môi trường.
- Vấn đề giao thông đô thị cần phải được giải quyết.

22


• Việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch này phải được ưu tiên thực hiện
hàng đầu trong các dự án của thành phố. Cụ thể như: vấn đề vận tải công cộng ở
các đô thị: hệ thống xe buýt, xe điện,...
• Nâng cấp và hiện đại hóa hệ thống đường nội đô và hệ thống bãi đỗ
xe trong thành phố và tại các công sở, siêu thị, trung tâm thương mại.
• Kết hợp quy hoạch giao thông và quy hoạch các ngành điện lực, bưu

chính viễn thông để tính đến khả năng đào đường lắp đặt các thiết bị...
• Tổ chức tốt công tác phân luồng, phân tuyến, khai thác có hiệu quả
cao nhất những cơ sở hạ tầng hiện có, nhanh chóng tiếp cận tin học hiện đại trong
quản lý giao thông...
• Kiên quyết xóa bỏ các hình thức buôn bán vỉa hè, các loại xe thồ cồng
kềnh gây ách tắc giao thông.
• Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao ý thức tham gia giao
thông và xử phạt nghiêm những trường hợp phạm lỗi.
- Ninh Bình là một tỉnh có khá nhiều khu di tích lịch sử, văn hóa cần
phải lưu giữ cẩn thận chính vì thế mà sau song song với công tác đô thị hóa thì việc
bảo vệ tôn tạo các di tích ấy là điều rất quan trọng tránh tình trạng do quá trình đô
thị hóa mà làm mất đi những di tích lịch sử quý giá ấy.
- Tăng cường đầu tư toàn diện cho các cơ quan quản lý môi trường,
đồng thời cũng cần xử lý nghiêm những trường hợp xả nước thải, khí thải ô nhiễm
trực tiếp ra môi trường chưa qua xử lý đông thòi cũng kêu gọi những nhà máy khu
công nghiệp đó cần lắp đặt hệ thống xử lý nước thải khí thải hiện đại tránh việc
hủy hoại môi trường sống của chính chúng ta.
- Công tác tuyên truyền cho mọi người nâng cao ý thức bảo vệ môi
trường tạo mỹ quan đô thị xanh sạch đẹp kết hợp với trồng cây xanh, vườn hoa,
xây dựng công viên.

PHẦN III : KẾT LUẬN
23


Đô thị hóa là tiến trình tất yếu của quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa
là một xu thế tất yếu của thời đại, bắt kịp với thế giới Việt Nam nói chung và tỉnh
Ninh Bình nói riêng đã nhanh chóng theo kịp quá trình ấy đô thị hóa mang lại
nhiều giá trị nhiều lợi ích cho con người cho đất nước. Thể hiên rõ nhất ở kinh tế
và xã hội, kinh tế có những khởi sắc do tiến trình cải cách mở cửa tiếp đón nhiều

sự đầu tư của các nước trên thế giới bởi với tiềm năng sẵn có cộng thêm quá trình
đô thị hóa đã đáp ứng phần nào được những nhu cầu của các nhà đầu tư, sự chuyển
dịch về cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động thể hiện rất mạnh mẽ trong những năm vừa
qua, giá trị kinh tế ổn định đời sống của người dân ngày càng được nâng lên đáng
kể, vai trò vị thế của Việt Nam trên trường Quốc tế ngày càng khẳng định được vị
thế của mình. Về mặt xã hội cũng có sự thay đổi to lớn cuộc sống người dân ngày
càng ấm no hạnh phúc, kết cấu hạ tầng có sự thay đổi mạnh mẽ, những nhu cầu
sinh hoạt như vui chơi giải trí của con người cũng được đáp ứng đầy đủ, bộ mặt xã
hội đã có sự thay đổi không ngừng cả về lượng lẫn về chất. Tầm quan trọng của đô
thj hóa mang lại là rất to lớn chúng ta cần phải cố gắng phát huy hết những tích cực
mà nó mang lại, nhìn lại một chặng đường của đô thị hóa ở Ninh Bình ta thấy rõ
được những gì mà nó mang lại cho tỉnh Ninh Bình là rất to lớn trong những năm
qua đô thị hóa đã thay đổi diện mạo cho toàn tỉnh mang lại rất nhiều những lợi ích
cho tỉnh nhất là về kinh tế chuyển dịch cơ cấu kinh tế thay đổi, lực lượng lao động
cũng có nhiều biến đổi thu hút được nhiều hơn các dự án đầu tư của các công ty
nước ngoài, tạo được công ăn việc cho rất nhiều người trong tỉnh, đời sống của
người dân cũng đã có những thay đổi tích cực, đảm bảo cho cuộc sống, những nhu
cầu thiết yếu đảm bảo cho cuộc sống cũng đã được đáp ứng như khám chữa bệnh,
vui chơi giải trí, an ninh xã hội được đảm bảo, cảnh quan môi trường đô thị cũng
có những thay đổi đáng kể, tuy nhiên ta cũng cần phải chú ý đến những tác động
tiêu cực từ đô thị hóa để có những biện pháp khắc phục tránh những thiệt hại đấng
tiếc do nó gây ra và không gây ảnh hưởng nhiều đến những gì mà đô thị hóa đã
24


mang lại những điều tích cực cho tỉnh Ninh Bình nếu như làm được những điều đó
thì rất lý tưởng và đương nhiên những tác động tích cực của đô thị hóa sẽ tăng lên
gấp đôi giá trị mà nó mang lại thực sự là rất to lớn.
Qua bao nhiêu năm hình thành và phát triển cùng với những cố gắng của
cán bộ và nhân dân tỉnh Ninh Bình với những yêu cầu của thời đại công nghiệp

hóa ta có thể tin tưởng rằng đô thị sẽ là tỉnh phát triển trong tương lia không xa là
một trong những tỉnh trọng điểm của miền bắc sẽ đem lại giá trị kinh tế- xã hội to
lớn cho đất nước.

1.
2.
3.
4.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
GS . TS Lê Hồng Kế
Viện nghiên cứu môi trường và quy hoạch phát triển bền vững.
PGS. KTS Trần Hùng
Khái niệm Đô thị hóa
PGS. TS Trương Quang Thao
Khái niệm Đô thị hóa
TS Võ Thị Hoa, Th.s Phạm Văn Hoàng
Đề cương bài giảng Chính sách phát triển đô thị- Khoa Chính trị

học- Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
5. Báo Ninh Bình
25


×