Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

tiểu luận chính sách Phát triển nông thôn theo chương trình 135

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.63 KB, 35 trang )

GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH 135
Quyết định số 07/2006/QD-TTG ngày 10/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc
và miền núi giai đoạn 2006 - 2010.

- Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

- Căn cứ Nghị quyết số 10/2005/NQ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ;

- Xét đề nghị của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc,

QUYẾT ĐỊNH :
Điều 1: Phê duyệt Chương trình Phát tnển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng
đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010 (Chương trình 135 giai đoạn II) với
những nội dung chủ yếu như sau:

1. Mục tiêu:

a) Mục tiêu tổng quát: tạo sự chuyển biến nhanh về sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất gắn với thị trường; cải thiện và nâng cao đời
sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn
một cách bền vững, giảm khoảng cách phát triển giữa các dân tộc và giữa các vùng trong
cả nước.

Phấn đấu đến năm 2010, trên địa bàn cơ bản không còn hộ đói, giảm hộ nghèo xuống còn
dưới 30% theo chuẩn nghèo quy định tại Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng
7 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ.

b) Mục tiêu cụ thể:

- Về phát triển sản xuất: nâng cao kỹ năng và xây dựng tập quán sản xuất mới cho đồng


bào các dân tộc, tạo sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nâng cao thu nhập,
giảm nghèo bền vững.

- Phấn đấu trên 70% số hộ đạt được mức thu nhập bình quân đầu người trên 3,5 triệu
đồng/năm vào năm 2010.

- Về phát triển cơ sở hạ tầng: các xã có đủ cơ sở hạ tầng thiết yếu phù hơp quy hoạch dân
cư và quy hoạch sản xuất bảo đảm phục vụ có hiệu quả nâng cao đời sống và phát triển
sản xuất tăng thu nhập.

Các chỉ tiêu cụ thể: phấn đấu trên 80% xã có đường giao thông cho xe cơ giới (từ xe máy
trở lên) từ trưng tâm xã đến tất cả thôn, bản; trên 80% xã có công trình thủy lợi nhỏ bảo
đảm năng lực phục vụ sản xuất cho trên 85% diện tích đất trồng lúa nước; 100% xã có
đủ trường, lớp học kiên cố, có lớp bán trú ở nơi cần thiết; 80% số thôn, bản có điện ở
cụm dân cư; giải quyết và đáp ứng yêu cầu cơ bản về nhà sinh hoạt cộng đồng; 100% xã
có trạm y tế kiên cố đúng tiêu chuẩn.

- Về nâng cao đời sống văn hóa, xã hội cho nhân dân ở các xã đặc biệt khó khăn. Phấn
đấu trên 80% số hộ được sử dụng nước sinh hoạt hơp vệ sinh, trên 80% số hộ được sử
dựng điện sinh hoạt; kiểm soát, ngăn chặn các bệnh dịch nguy hiểm; tăng tỷ lệ hộ có hố
xí hợp vệ sinh lên trên 50%; trên 95% số học sinh tiểu học, 75% học sinh trung học cơ sở
trong độ tuổi đến trường; trên 95% người dân có nhu cầu trợ giúp pháp lý được giúp đỡ
pháp luật miễn phí.

- Về phát triển nâng cao năng lực: trang bị, bổ sung những kiến thức về chuyên môn
nghiệp vụ, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao nhận thức pháp luật, nâng cao kiến thức quản
lý đầu tư và kỹ năng quản lý điều hành để hoàn thành nhiệm vụ cho cán bộ, công chức
cấp xã và trưởng thôn, bản. Nâng cao năng lực của cộng đồng, tạo điều kiện cộng đồng
tham gia có hiệu quả vào việc giám sát hoạt động về đầu tư và các hoạt động khác trên
địa bàn.


2. Nguyên tắc chỉ đạo:

a) Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn là chính sách xóa đói,
giảm nghèo đặc thù cho vùng trọng điểm đói nghèo của đất nước. Chương trình đầu tư
tập trung, không dàn trải, xác định đúng đối tượng là các xã và thôn, bản khó khăn nhất.

b) Nhà nước hỗ trợ, giúp đỡ bằng các chính sách cụ thể, bằng các nguồn lực có thể huy
động được một cách hợp lý phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách.

c) Phát huy tối đa sự sáng tạo, ý chí tự lực, tự cường của toàn thể cộng đồng và nội lực
của các hộ nghèo vươn lên thoát nghèo.

d) Thực hiện nguyên tắc dân chủ công khai, minh bạch, tăng cường phân cấp cho cơ sở,
phát huy mạnh mẽ quyên làm chủ của nhân dân trực tiếp tham gia vào Chương trình.

đ) Kết hợp Chương trình này với việc thực hiện các chính sách khác trên địa bàn; các
chương trình mục tiêu quốc gia và chương trình khác có liên quan trên địa bàn phối hợp
và dành phần ưu tiên đầu tư cho Chương trình này.

3. Phạm vi và đối tượng Chương trình:

a) Phạm vi Chương trình: thực hiện ở tất cả các tỉnh miền núi, vùng cao; vùng đồng bào
dân tộc thiểu số ở các tỉnh Nam Bộ.

b) Đối tượng của Chương trình:

- Các xã đặc biệt khó khăn.

- Các xã biên giới, an toàn khu.


- Thôn, buôn, làng, bản, xóm ấp (gọi tắt là thôn,bản) đặc biệt khó khănở các xã khu
vực II.

Từ năm 2006, xét đưa vào diện đầu tư Chương trình đối với các xã chưa hoàn thành mục
tiêu Chương trình 135; xét bổ sung đối với các xã đặc biệt khó khăn và thôn, bản đặc biệt
khó khăn Ở các xã khu vực II theo quy định tiêu chí phân định vùng dân tộc thiểu số và
miền núi theo trình độ phát triển và đưa vào diện đầu tư từ năm 2007.

4. Nhiệm vụ chủ yếu:

a) Hỗ trợ phát triển sản xuất và chuyển địch cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ sản xuất
của đồng bào các dân tộc.

b) Phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn;

c) Đào tạo bồi dưỡng cán bộ cơ sở, nâng cao trình độ quản lý hành chính và kinh tế, đào
tạo nâng cao năng lực cộng đồng.

d) Hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng
cao nhận thức pháp luật.

5 . Thời gian thực hiện Chương trình: thực hiện từ năm 2006 đến năm 2010.

6. Nguồn vốn:

a) Ngân sách Trung ương hỗ trợ cho các địa phương để thực hiện mục tiêu quy định tại
khoản 2 Điều 1 của Quyết định này và được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước
hàng năm của địa phương.


b) Ngân sách địa phương hàng năm.

c) Huy động đóng góp tự nguyện bằng nhiều hình thức của các doanh nghiệp thuộc mọi
thành phần kinh tế, các tổ chức quốc tế, tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Ủy ban Dân tộc là cơ quan thường trực Chương trình, có nhiệm vụ:

a) Giúp Ban Chỉ đạo của Chính phủ thực hiện Chương trình và chủ trì, phối hợp với các
Bộ, ngành, các địa phương quản lý chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ và các dự án Phát
triển cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn; Đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ cơ sở, nâng cao trình độ quản lý hành chính và kinh tế và đào tạo nâng cao năng
lực cộng đồng và Hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp
pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật. Nghiên cứu đề xuất các hình thức ghi công,
biểu dương, khen thưởng các tập thể và cá nhân có nhiều đóng góp trong việc thực hiện
Chương trình.

b) Trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình cho giai đoạn 2006 - 2010, chủ trì,
phối hợp các Bộ, ngành đề xuất các chính sách hỗ trợ trình Thủ tướng Chính phủ quyết
định.

c) Chủ trì phối hợp với các Bộ liên quan và các địa phương xác định cụ thể danh sách các
xã, thôn đặc biệt khó khăn vào diện đầu tư Chương trình trình Thủ tướng Chính phủ
quyết định; phối hợp các Bộ, ngành hướng dẫn các địa phương hàng năm rà soát, xác
định các xã, thôn hoàn thành mục tiêu ra khỏi diện đầu tư Chương trình từ năm 2008.

d) Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế quản lý
thực hiện Chương trình này theo nguyên tắc: phân cấp quản lý cho cơ sở, đơn giản về thủ
tục nhưng phải bảo đảm yêu cầu quản lý chặt chẽ.


đ) Xây dựng kế hoạch tổng thể triển khai Chương trình và kế hoạch thực hiện hàng năm;
hướng dẫn các địa phương tổ chức triển khai Chương trình. Tổ chức kiểm tra, đánh giá
thực hiện Chương trình ở các địa phương. Định kỳ 6 tháng và hàng năm đánh giá kết quả
thực hiện Chương trình, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

e) Chủ trì, phân bổ vốn ngân sách trung ương cho các Bộ, địa phương thực hiện các dự án
của Chương trình, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tổng hợp trình cấp có thẩm
quyền quyết định.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có nhiệm vụ:

a) Phối hợp với Bộ Tài chính bố trí nguồn ngân sách Trung ương cho các dự án của
Chương trình và tổng hợp phương án phân bổ vốn của Chương trình theo thẩm quyền.

b) Phối hợp với Ủy ban Dân tộc phân bổ chi tiết nguồn vốn của Chương trình cho các Bộ,
địa phương.

3. Bộ Tài chính có nhiệm vụ:

a) Phối hơp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí nguồn vốn ngân sách Trung ương cho các
dự án của Chương trình và tổng hợp phương án phân bổ vốn của Chương twnh theo thẩm
quyền.

Vốn thực hiện Chương trình được ghi thành một khoản mục riêng trong kế hoạch hàng
năm của địa phương do địa phương quản lý, sử dụng đúng mục đích, đối tượng và đúng
kế hoạch.

b) Phối hợp với Ủy ban Dân tộc phân bổ chi tiết nguồn vốn của Chương trình cho các Bộ,
địa phương.


c) Chủ trì, phối hợp với các Bộ liên quan hướng dẫn cơ chế tài chính thực hiện Chương
trình .

4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có nhiệm vụ:

a) Theo dõi, chỉ đạo các địa phương về: chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông
thôn; quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng cho sản xuất (thủy lợi rừng ).

b) Chủ trì, phối hơp với Ủy ban Dân tộc hướng dẫn địa phương thực hiện dự án Hỗ trợ
phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ sản xuất của đồng
bào các dân tộc trên địa bàn các xã thuộc Chương trình.

5. Bộ Giao thông vận tải có nhiệm vụ:

- Thực hiện hoàn thành 100% xã có đường ô đến trung tâm xã.

- Chỉ đạo các địa phương quy hoạch mạng lưới giao thông nông thôn theo hướng nâng
cấp đường giao thông đáp ứng yêu cầu phát triển.

6. Các Bộ, cơ quan Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ, căn cứ mục tiêu của
Chương trình có trách nhiệm tổ chức, xây dựng và chỉ đạo phối hơp thực hiện các
Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn để đạt mục tiêu Chương trình.

7. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố thuộc Chương trình có nhiệm vụ:

a) Thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình của địa phương.

b) Tổ chức xác định, bình xét lựa chọn danh sách các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn trên
cơ sở thực hiện nguyên tắc dân chủ công khai, rõ ràng minh bạch, bảo đảm đúng đối

tượng, báo cáo Ủy ban Dân tộc để thẩm định tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ quyết
định.

c) Tổ chức huy động các nguồn lực trên địa bàn để thực hiện Chương trình Phát huy
quyền làm chủ của nhân dân, vận động và tổ chức đồng bào các dân tộc tích cực tham gia
trực tiếp vào thực hiện các nội dung phát triển sản xuất, xây dựng và sử dụng các công
trình của cộng đồng.

d) Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình đến năm 2010, kế hoạch thực
hiện hàng năm, kế hoạch dự toán kinh phí tổng thể và hàng năm để thực hiện Chương
trình, báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh theo quy định.

đ) Định kỳ báo cáo tình hình thực hiện Chương trình cho Ủy ban Đân tộc, Bộ Kế hoạch
và Đầu tư, Bộ Tài chính và Văn phòng Chính phủ để kịp thời xử lý giải quyết các vướng
mắc trong quá trình thực hiện của Chương trình tại địa phương.

e) Chịu trách nhiệm tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện, kiểm tra, giám sát thực hiện
Chương trình trên địa bàn theo kế hoạch, đúng quy định, bảo đảm chất lượng, chống thất
thoát và tiêu cực. Chịu trách nhiệm toàn diện về hiệu quả của Chương trình.

8. Ban Chỉ đạo của Chính phủ phối hơp với các cơ quan Trung ương của các đoàn
thể, tổ chức xã hội trong việc vận động hưởng ứng tham gia Chương trình nhằm đạt
được các mục tiêu đề ra.

9. Các cơ quan thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương có nhiệm vụ tuyên
truyền rộng rãi để toàn xã hội cùng tham gia hưởng ứng, kiểm tra, giám sát việc
thực hiện Chương trình.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Các
quyết định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.


Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính
phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này.

KT. THỦ TƯỚNG
PHẠM GIA KHIÊM (đã ký)
NỘI DUNG:
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề.
1.1.1. Vấn đề nghèo đói và giảm nghèo ở Việt Nam.
Cho đến hôm nay, đói nghèo vẫn là nỗi ám ảnh thường trực đối với cả loài người.
Thế giới đã chứng kiến những thảm họa của chiến tranh, thảm họa của thiên tai, dịch
bệnh với bao nỗi kinh hoàng. Thế nhưng hậu quả do những nạn đói gây ra cũng vô cùng
khủng khiếp. Điều đáng sợ hơn nữa là nếu như các cuộc chiến tranh dù khốc liệt vô cùng
nhưng rồi trước sau cũng được giải quyết, nếu như những thảm họa do thiên tai, dịch
bệnh gây ra từng bước cũng sẽ được khắc phục thì vấn đề nghèo đói của nhân loại lại là
một vấn đề vừa cấp bách, vừa phức tạp lại như một căn bệnh kinh niên khó bề chạy chữa.
Đói nghèo diễn ra trên tất cả các châu lục ở các mức độ khác nhau. Đặc biệt ở các nước
đang phát triển, sự nghèo đói của cư dân đang là vấn đề nhức nhối rất cấp bách phải tháo
gỡ nhưng cũng vô cùng khó khăn trong việc thực hiện xóa đói giảm nghèo.
Việt Nam đã đạt được những thành tựu ấn tượng chưa có tiền lệ về tăng trưởng
kinh tế và xóa đói giảm nghèo nhanh trong hai thập kỷ gần đây. Ngay từ khi nước ta dành
được độc lập (1945), chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định đói nghèo như là một thứ “giặc”,
cũng như giặc dốt, giặc ngoại xâm nên đã đưa ra mục tiêu phấn đấu để nhân dân lao động
thoát nạn bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, ấm no, hạnh phúc. Vì thế
giảm nghèo không chỉ là một trong những chính sách xã hội cơ bản được Nhà nước Việt
Nam đặc biệt quan tâm, mà còn là bộ phận quan trọng của mục tiêu phát triển. Thực hiện
đổi mới, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh đi đối với tiến hành công tác xóa đói giảm
nghèo, thực hiện công bằng xã hội đã hạn chế sự phân cách giàu nghèo giữa các tầng lớp

dân cư, giữa các vùng. Trong 10 năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong
cải cách và phát triển kinh tế, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân
dân, thực hiện điều chỉnh cơ cấu ngành và lĩnh vực kinh theo tín hiệu của thị trường
nhằm thiết lập một nền kinh tế có sự quản lý của nhà nước. Thành tựu đó thể hiện kết quả
của sự đổi mới, phát huy cao nguồn nội lực và sự hỗ trợ tích cực, có hiệu quả của cộng
đồng quốc tế. Nhờ thực hiện các cơ chế, chính sách có hiệu quả, công cuộc xóa đói giảm
nghèo của nước ta đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Do vậy Việt Nam được cộng
đồng quốc tế đánh giá là một trong những nước giảm tỷ lệ nghèo đói tốt nhất. Tuy nhiên,
Việt Nam vẫn đang là một nước nghèo, có mức thu nhập bình quân đầu người vào loại
thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn lớn. chính phủ Việt Nam nhận thức điều này và coi tăng trưởng
kinh tế cao, bền vững là điều kiện chủ yếu và nhân tố quan trọng để rút ngắn khoảng cách
về trình độ phát triển kinh tế của Việt Nam so với các nước khác trong khu vực và trên
thế giới, đồng thời tạo nguồn lực để tăng phúc lợi, cải thiện mức sống nhân dân, giảm
nghèo đói, thực hiện công bằng xã hội. Vùng dân tộc thiểu số và miền núi – tập trung chủ
yếu hộ nghèo - được chính phủ tập trung nguồn lực đầu tư phát triển thông qua nhiều
chính sách, chương trình, dự án. Với sự quan tâm của Chính phủ, kinh tế xã hội vùng dân
tộc và miền núi đã có sự tăng trưởng đáng kể, tỷ lệ đói nghèo giảm nhanh qua hàng năm.
Tuy nhiên không phải nhóm dân tộc nào trong số 54 nhóm dân tộc của Việt Nam đều
được hưởng lợi như nhau từ quá trình tăng trưởng. Đói nghèo, tuổi thọ trung bình, tình
trạng dinh dưỡng và những khía cạnh khác về mức sống của đa số các nhóm dân tộc thiểu
số đa số vẫn còn khá thấp. Để giải quyết những vấn đề này, chương trình 135 được triển
khai từ năm 1998 nhằm đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo nói riêng và phát triển
kinh tế xã hội tại những huyện nghèo đói nhất của đất nước nói chung.
1.1.2. Hệ thống hóa văn bản chính sách.
Để tiếp tục thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, thực hiện có
hiệu quả chính sách xóa đói giảm nghèo, Chính phủ Việt Nam đã xây dựng chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội như: chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân; chiến
lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; chiến lược quốc gia về
chăm sóc sức khỏe sinh sản; chiến lược dân số Việt Nam; chiến lược quốc gia về dinh
dưỡng; chương trình hành động quốc gia vì trẻ em Việt Nam; chương trình tổng thể cải

cách hành chính nhà nước; chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam; chiến
lược trong các lĩnh vực giáo dục, khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường và một số
chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo và việc làm nông thôn như: Chương
trình hỗ tợ cho các hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn; Chương trình 134; Chương
trình hỗ trợ các huyện nghèo; Hiện nay, vùng dân tộc và miền núi- vùng nghèo nhất có
Nghị quyết 30a/NQ-CP về giảm nghèo nhanh và bền vững cho 62 huyện nghèo; Chương
trình Mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới; Nghị quyết và Chương trình này
đều được triển khai thực hiện trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn, do vậy lấy các
Chương trình phát triển kinh tế-xã hội các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn này làm định
hướng cho chiến lược xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2011-2015.
Từ năm 1986 đến nay, công cuộc đổi mới đất nước do Đảng Cộng sản Việt Nam
khởi xướng và lãnh đạo đã đạt được những thành tựu quan trọng: đất nước đã thoát ra
khỏi khủng hoảng, kinh tế tăng trưởng nhanh, đời sống người dân được cải thiện rõ nét.
Tuy nhiên, vấn đề phân hóa giàu nghèo nổi lên giữa các vùng, các nhóm dân cư, đặc biệt
là khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc, đời sống người dân còn hết sức khó khăn.
Để giải quyết mối quan hệ hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, nhằm
bảo đảm phát triển bền vững, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn từ phong trào xóa đói, giảm
nghèo của cả nước giai đoạn 1992 – 1997, từ năm 1998 đến nay, xóa đói, giảm nghèo đã
trở thành chương trình mục tiêu quốc gia và được đưa vào kế hoạch định kỳ 5 năm của
Chính phủ và các địa phương, đến nay đã qua 3 giai đoạn (1998 – 2000; 2001 – 2005;
2006 – 2010). Giải quyết vấn đề nghèo đói cũng là thể hiện mạnh mẽ cam kết của Đảng,
Nhà nước Việt Nam với cộng đồng quốc tế trong việc thực hiện các mục tiêu thiên niên
kỷ. Chính phủ Việt Nam đã tập trung chỉ đạo, ưu tiên nguồn lực thực hiện tốt mục tiêu
xóa đói, giảm nghèo. Mỗi giai đoạn tuy có những nội dung, giải pháp khác nhau nhưng
đều hướng tới mục tiêu chung là nâng cao mức sống của người dân, giảm nhanh tỷ lệ hộ
sống dưới ngưỡng nghèo. Và Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt
khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng sâu, vùng xa ( hay là : “chương
trình một-ba-năm”), là một trong những chương trình xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam
do Nhà nước Việt Nam triển khai từ năm 1998. Chương trình được biết đến rộng rãi dưới
tên gọi chương trình 135 do quyết định của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam phê duyệt

thực hiện chương trình này có số hiệu văn bản là 135/1998/QĐ-TTg. Theo kế hoạch ban
đầu, chương trình sẽ kéo dài 7 năm và chia làm 2 giai đoạn; giai đoạn 1 từ năm ngân sách
1998-2000 và giai đoạn 2 từ năm 2001đến năm 2005. Tuy nhiên, đến năm 2006, Nhà
nước Việt Nam quyết định kéo dài chương trình thêm 5 năm, và gọi giai đoạn 1998-2006
là giai đoạn I. Tiếp theo giai đoạn II (2006-2010).
Sau 12 năm thực hiện (1998-2010), chương trình 135 đã đạt được những thành
công nhất định nhằm nâng cao nhanh đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc ở
các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa; tạo điều kiện để đưa nông thôn
các vùng này thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu, chậm phát triển, hòa nhập vào sự
phát triển chung của cả nước.Nhìn lại 12 năm thực hiện chương trình cũng còn nhiều vấn
đề còn cần phải tranh luận nhằm có những hướng điều chỉnh cho những chương trình,
chính sách xóa đói giảm nghèo tiếp theo.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu kết quả và hạn chế của chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc
biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng sâu, vùng xa (chương trình một –
ba – năm)
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn của chương trình 135
Tìm hiểu về mục tiêu của các giai đoạn thực hiện chương trình 135 thể hiện ở các
lĩnh vực cụ thể
Tìm hiểu về phương pháp đánh giá tác động của chương trình: Các bước tiến hành
đánh giá tác động, phương pháp đánh giá tác động
1.3. Phương pháp nghiên cứu
Thu thập các thông tin, số liệu, kết quả đã công bố của chương trình 135
Phân tích, chọn lọc các thông tin
Sắp xếp, hoàn chỉnh thông tin, số liệu trên Worl
PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CHƯƠNG TRÌNH 135
2.1. Cơ sở lý luận của chương trình 135.
Chương trình 135 nhằm mục tiêu nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng

bào các dân tộc ở các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa; tạo điều kiện
để đưa nông thôn các vùng này thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển,
hòa nhập vào sự phát triển chung của đất nước; góp phần bảo đảm trật tự an toàn xã hội,
an ninh quốc phòng. Tạo sự chuyển biến nhanh về sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất gắn với thị trường; cải thiện và nâng cao đời
sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn một
cách bền vững; giảm khoảng cách phát triển kinh tế giữa các dân tộc và giữa các vùng
trong cả nước. Và các đối tượng được đưa vào danh sách thuộc diện Chương trình 135
gồm :31 tỉnh, 91 huyện, 1000 xã, 422.802 hộ và 2.573.845 khẩu.
Và mục tiêu chung của chương trình 135 sẽ được thực hiện từng bước thông qua
các giai đoạn tiến hành như sau:
2.1.1. Giai đoạn I (1998-2006).
Điều hành chương trình 135 là Ban chỉ đạo chương trình phát triển kinh tế xã hội
các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa. Người đứng đầu ban này là một
phó thủ tướng chính phủ; phó ban là Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; và các thành viên là
một số các thứ trưởng các bộ ngành và đại diện đoàn thể xã hội. Và mục tiêu cụ thể của
Chương trình 135 giai đoạn này là:
Thứ nhất: Phát triển sản xuất, nâng cao mức sống cho các hộ dân tộc thiểu số.
Thứ hai: Phát triển cơ sở hạ tầng.
Thứ ba: Phát triển các dịch vụ địa phương thiết yếu như điện, trường học, trạm y
tế, nước sạch.
Thứ tư: Nâng cao đời sống văn hóa.
Có nhiều biện pháp thực hiện chương trình này, bao gồm đầu tư ồ ạt của nhà
nước, các dự án nhà nước và nhân dân cùng làm (nhà nước và nhân dân cùng chịu kinh
phí, cùng thi công), miễn giảm thuế, cung cấp miễn phí sách giáp khoa, một số báo chí
2.1.2. Giai đoạn II (2006-2010).
Trong giai đoạn này Chính phủ Việt Nam đã xác định có 1.946 xã và 3.149 thôn,
buôn, làng, xóm ấp đặc biệt khó khăn thuộc các xã khu vực II thuộc 45 tỉnh, thành được
đưa vào phạm vi của chương trình 135 giai đoạn II. Và quá trình thực hiện điều hành
chương trình được quy định giống với giai đoạn I. Với mục tiêu của chương trình 135

giai đoạn II là: Tạo sự chuyển biến nhanh về sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông nghiệp theo hướng sản xuất gắn với thị trường; cải thiện và nâng cao đời sống vật
chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn một cách
bền vững, giảm khoảng cách phát triển giữa các dân tộc và giữa các vùng trong cả nước.
Phấn đấu đến năm 2010, trên địa bàn cơ bản không còn hộ đói, giảm hộ nghèo xuống còn
dưới 30% theo “chuẩn nghèo quy định tại Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 08
tháng 07 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ”
(1)
.
Cụ thể như sau:
Về phát triển sản xuất: nâng cao kỹ năng và xây dựng tập quán sản xuất mới cho
đồng bào các dân tộc, tạo sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nâng cao thu
nhập, giảm nghèo bền vững. Phấn đấu trên 70% số hộ đạt được mức thu nhập bình quân
đầu người trên 3,5 triệu đồng/ năm vào năm 2010.
Về phát triển cơ sở hạ tầng: các xã có đủ cơ sở hạ tầng thiết yếu phù hợp với quy
hoạch dân cư và quy hoạch sản xuất bảo đảm phục vụ có hiệu quả nâng cao đời sống và
phát triển sản xuất tăng thu nhập. Các chỉ tiêu cụ thể để đánh giá kết quả đạt được mục
tiêu này bao gồm: Phấn đấu trên 80% xã có đường giao thông cho xe cơ giới (từ xe máy
trở lên) từ trung tâm xã đến tất cả các thôn, bản; trên 80% xã có công trình thủy lợi nhỏ
đảm bảo năng lực phục vụ sản xuất cho trên 85% diện tích đất trồng lúa nước; 100% xã
có đủ trường, lớp học kiên cố, có lớp bán trú ở nơi cấn thiết; 80% số thôn, bản có điện ở
cụm dân cư; giải quyết và đáp ững yêu cầu cơ bản về nhà sinh hoạt cộng đồng; 100% xã
có trạm y tế kiên cố đúng tiêu chuẩn.
Về nâng cao đời sống văn hóa, xã hội cho nhân dân ở các xã đặc biệt khó khăn.
Phấn đấu trên 80% số hộ được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, trên 80% số hộ được
sử dụng điện sinh hoạt; kiểm soát, ngăn chặn các bệnh dịch nguy hiểm; tăng tỷ lệ hộ có
hố xí hợp vệ sinh lên trên 50%; trên 95% số học sinh tiểu học, 75% học sinh trung học cơ
sở trong độ tuổi đến trường; trên 95% người dân có nhu cầu trợ giúp pháp lý được giúp
đỡ pháp luật miễn phí.
Về phát triển nâng cao năng lực: trang bị, bổ sung những kiến thức về chuyên

môn nghiệp vụ, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao nhận thức pháp luật, nâng cao kiến thức
quản lý đầu từ và kỹ năng quản lý điều hành để hoàn thành nhiệm vụ cho cán bộ, công
chức cấp xã và trưởng thôn, bản. nâng cao năng lực của cộng đồng, tạo điều kiện cộng
đồng tham gia có hiệu quả vào việc giám sát hoạt động về đầu tư và các hoạt động khác
trên địa bàn.
2.1.3. Phương pháp đánh giá tác động của chương trình.
a, Các bước tiến hành đánh giá tác động.
Tiến hành đánh giá chương trình trước, trong và sau khi chương trình kết thúc.
Trước hết là hoạt động điều tra cơ bản (ĐTCB) trước khi tiến hành chương trình. ĐTCB
cung cấp một cơ sở dữ liệu tốt về Chương trình 135 vào thời điểm trước khi thực hiện
chương trình và là bộ dữ liệu tốt nhất về dân tộc thiểu số cho tới thời điểm này. Điều
quan trọng nhất là bằng việc nghiên cứu các số liệu về các xã thực địa do UBDT cung
cấp và ĐTCB sẽ tạo ra một cơ sở rất tốt để tiến hành đánh giá tác động. Cuộc điều tra cơ
bản này là bước đầu tiên trong một kế hoạch đánh giá độc lập của chương trình 135. Mục
tiêu quan trọng nhất của ĐTCB là để xác định những giá trị ban đầu cho một số chỉ tiêu
cấp hộ và cấp xã thể hiện mục tiêu hỗ trợ của Chương trình. Bước tiếp theo đó chính là
tiến hành các cuộc tổng điều tra với những nội dung tương tự với ĐTCB để đo lường lại
các chỉ tiêu này vào thời điểm 2010, đây là bước được tiến hành trong suốt quá trình thực
hiện Chương trình (1998-2010). Và bước cuối cùng là làm phép so sánh để đánh giá tác
động của chương trình 135 (đánh giá tác động sau khi chương trình kết thúc).
b, Phương pháp thực hiện đánh giá.
• Lựa chọn các địa điểm đối chứng: vì sự thay đổi trong các chỉ số của các địa phương
thuộc diện 135 giữa các thời điểm không phản ánh đúng tác động của chương trình( vì sự
thay đổi này còn có thể do tác động của những yếu tố khác không phạm vi của chương
trình 135). Với thông tin về cả hai nhóm hưởng lợi và đối chứng, so sánh chênh lệch giữa
hai nhóm này theo thời gian sẽ cho phép chúng ta có được một kết quả xác thực về tác
động của Chương trình 135. Chương trình lựa chọn đối tượng hưởng lợi dựa trên những
đặc điểm của xã như tỷ lệ nghèo, điều kiện cơ sở hạ tầng như trường học, đường giao
thông, trạm y tế, điện, chợ Để đảm bảo kết quả đánh giá tác động của Chương trình
được chính xác, các xã đối chứng phải là những xã không thuộc chương trình 135 nhưng

lại có đặc điềm giống như các xã được hưởng chương trình hỗ trợ.
• Sử dụng phương pháp chọn mẫu để điều tra: tại mỗi xã, làng được chọn một cách ngẫu
nhiên phục vụ cho điều tra. Danh sách, số lượng mẫu điều tra này sẽ dựa trên cơ sở của
Tổng điều tra nông nghiệp tại địa phương của Tổng cục thống kê.
• Sử dụng thu nhập làm thước đo phúc lợi: Thông thường khi đo lường đói nghèo và bất
bình đẳng người ta có xu hướng sử dụng số liệu về chi tiêu gia đình hơn là số liệu về thu
nhập. Tuy nhiên mức sống và những đo lường về đói nghèo theo đơn vị tiền tệ liên quan
trong ĐTCB lại dựa vào thu nhập ròng theo đầu người của hộ gia đình. Lựa chọn thước
đo này do chỉ tiêu về chi tiêu hộ gia đình rất khó khăn, liên quan đến nhiều vấn đề nhạy
cảm của đối tượng điều tra.
2.2. Cơ sở thực tiễn của chính sách.
Quá trình thực hiện của chương trình (cách thức triển khai, phân cấp, tổ chức
triển khai, thực hiện).
Uỷ ban Dân tộc
(Cơ quan thường trực Chương trình)
Các tổ chức đoàn thể
Hội Nông dân
Hội đồng Dân tộc của Quốc hội
Đại diện Bộ
LĐTBXH
Ban thư ký
Ban chỉ đạo CT 135 cấp Tỉnh
Sở LĐTBXH Sở NN&PTNT Ban dân tộc tỉnhSở KH&ĐT
Ban quản lý dự án huyện
Ban quản lý xã
giám sát xã
Đại diện Bộ
KH&ĐT
Đại diện Bộ
NN&PTNT

Đại diện Bộ
TC
Chương trình phát triển kinh tế – xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào
dân tộc miền núi, biên giới và vùng sâu, vùng xa gọi tắt là Chương trình 135

thực hiện
theo Quyết định 135/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 31/07/1998. Đến năm
2005, số xã thuộc diện đầu tư của CT 135 đã lên tới 2.374 xã, thuộc hơn 320 huyện của
52 tỉnh, trong đã 1.919 xã đặc biệt khó khăn, 388 xã biên giới trên đất liền và 67 xã thuộc
căn cứ cách mạng cũ và an toàn khu trong kháng chiến (UBDT, 2005).
Năm 2000, Chính phủ ban hành Quyết định số 138/2000/QĐ-Ttg ngày 29/11/2000
về việc hợp nhất dự án định canh định cư, dự án hỗ trợ dân tộc đặc biệt khó khăn, chương
trình xây dựng trung tâm cụm xã miền núi, vùng cao vào Chương trình 135. Ngoài ra, các
năm 2001, dự án “Hỗ trợ các đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn” được chuyển từ
chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo sang Chương Trình 135 “Chính sách
hỗ trợ các hộ đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn” do Uỷ ban Dân tộc quản lý. Theo các
bước chuyển đó, Chương trình 135 giai đoạn I gồm 5 hợp phần: Hạ tầng cơ sở xã thông;
Hạ tầng cơ sở cụm xã; Ổn định và định canh định cư; Khuyến nông; Tập huấn cán bộ xã.
Chương trình được thực hiện dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Ủy ban Dân tộc đã
phối hợp với các Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, các địa phương và sự tham gia hỗ trợ
tích cực của các nhà tài trợ quốc tế. Và cơ cấu tổ chức quản lý được thể hiện ở sơ đồ sau:
Sơ đồ: Tổ chức quản lý chương trình 135 các cấp.
Có thể nói, với thiết kế rõ ràng, minh bạch Chương trình 135 đã nhận được đồng
Có thể nói, với thiết kế rõ ràng, minh bạch Chương trình 135 đã nhận được đồng thuận
của các cấp từ trung ương đến địa phương và thu hút được sự tham gia rộng rãi của người
dân trong quá trình lập kế hoạch, ra quyết định, thực hiện và giám sát thực hiện các nội
dung của chương trình. Với vai trò là cơ quan thường trực Chương trình 135 của Chính
phủ, UBDT đã cùng các bộ nghành liên quan thực hiện những cam kết với đối tác phát
triển, góp phần nâng cao hiệu quả xóa đói giảm nghèo của Chương trình. Bên cạnh đó
công tác huy động nguồn lực đầu tư, hỗ trợ ngân sách thực hiện Chương trình 135 đạt

được những kết quả tích cực. Ngoài nguồn vốn ngân sách nhà nước và vốn đóng góp của
người dân, Chương trình đã nhận được khoảng 30 triệu USD bằng hình thức hỗ trợ ngân
sách từ các đối tác phát triển. sự hỗ trợ này đã khẳng định tính hiệu quả và tăng cường
nguồn lực đầu tư cho các dự án của Chương trình, đồng thời nâng cao năng lực quản lý,
điều hành Chương trình ở cấp Trung ương và một số địa phương thông qua các dự án hỗ
trợ kỷ thuật. Công tác quản lý, hướng dẫn kiểm tra, thanh tra quá trình tổ chức thực hiện
Chương trình 135 cũng liên tục được UBDT và các bộ, ngành Trung ương, địa phương
quan tâm chỉ đạo. Các văn bản được rà soát, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế và
giải quyết những khó khăn, vướng mắc tại địa phương. (Thông tư 01/2008/TTLT, văn
bản số 744/TTg-KTTH, Quyết định số 04/2007/QĐ-UBDT ). Trong quá trình điều
hành, UBDT đã xây dựng hệ thống phần mềm quản lý thông tin báo cáo, tích hợp số liệu
qua mạng Internet để các địa phương có thể theo dõi, đánh giá quá trình thực hiện một
cách khoa học, bài bản. Với nỗ lực tăng cường sự công khai minh bạch, quản lý chặt chẽ
nhằm nâng cao hiệu quả Chương trình, UBDT cùng Kiểm toán Nhà nước lần đầu tiên đã
công khai tổ chức họp báo công bố kết quả kiểm toán năm 2007 tại 10 tỉnh. Theo Kiểm
toán Nhà nước, số kinh phí vi phạm bị xử lý của Chương trình năm 2007 là 675 triệu
đồng (chiếm 0,05 % tổng mức đầu tư) và là Chương trình có số tiền thất thoát ít nhất
trong các Chương trình đã được kiểm toán. Những kết quả trên tiếp tục khẳng định 135 là
Chương trình hợp lòng dân, đã phát huy được sự sáng tạo, ý chí, nguồn lực của người dân
toàn xã hội và cộng đồng quốc tế vào nhiệm vụ xoá đói, giảm nghèo vùng dân tộc và
miền núi. Nguyên tắc dân chủ công khai, minh bạch được thực hiện tốt, người dân được
tham gia trực tiếp vào xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch, đóng góp công sức trong
quá trình đầu tư, kiểm tra, giám sát các hoạt động của Chương trình.
PHẦN III: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ HẠN CHẾ CỦA CHƯƠNG TRÌNH 135
3.1. Kết quả và đánh giá kết quả đạt được
3.1.1. Kết quả chung từng giai đoạn.
Trong nhiều năm qua tỷ lệ người nghèo, tính theo chuẩn nghèo quốc tế, đã giảm
liên tục từ hơn 60% vào năm 1990, xuống 58% vào năm 1993, 37% vào năm 1998, 32%
vào năm 2000, 29% vào năm 2002 và còn 18,1% vào năm 2004 Những kết quả đó đạt
được chính là nhờ vào những nỗ lực, những chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước

ta. Trong đó, có một phần thành quả có được từ chương trình 135. Cụ thể:
Ở giai đoạn 1: (1998-2006)
Năm 1999, Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt danh sách 1.870 xã đặc biệt khó
khăn và các xã biên giới làm phạm vi của Chương trình 135. Các năm tiếp theo, do có sự
chia tách và thành lập xã mói , nên số xã thuộc phạm vi chương trình 135 đã vượt con số
trên. Khi giai đoạn I kết thúc, Nhà nước Việt Nam chi khoảng 10 nghìn tỷ đồng, cả nước
đã xây dựng và đưa vào sử dụng hơn 25 nghìn công trình thiết yếu các loại, góp phần
thay đổi đáng kể bộ mặt nông thôn miền núi, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân.
Kết quả được thể hiện qua các mặt sau:
Thứ nhất, về xây dựng kết cấu hạ tầng và trung tâm cụm xã. Trong 5 năm 2001-
2005, các xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) đã được đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng
bình quân mỗi năm xấp xỉ 1 tỷ đồng. Cơ sở hạ tầng ở các xã ĐBKK đã được tăng cường
đáng kể. Đến nay đã có 56% số xã ĐBKK có đủ 7 loại công trình thiết yếu, 70% số xã có
5 công trình thiết yếu. Trong đó có nhiều công trình có tác động trực tiếp đến phát triển
sản xuất nông lâm nghiệp như hơn 3000 công trình thủy lợi nhỏ, hệ thống giao thông đến
các thôn bản ở nhiều nơi đã được nối liền với hệ thống đường trục. Bằng nguồn vốn
Chương trình 135 lồng ghép với các chương trình, dự án khác thực hiện trên địa bàn, sau
6 năm (1999-2004) các địa phương đã xây dựng trên 20000 công trình: 6652 công trình
giao thông, 3608 công trình thủy lợi, 4654 trường học, 2346 công trình cấp nước sinh
hoạt, 1298 công trình điện, 487 công trình trạm xá, 237 chợ, 426 hạng mục khai hoang.
Hàng trăm hạng mục công trình hạ tầng thiết yếu như chợ thương mại, phòng khám đa
khoa khu vực, trường phổ thông cơ sở, hệ thống cấp điện, cấp nước sinh hoạt, trụ sở
UBND xã, trạm khuyến nông, khuyến lâm, trạm phát thanh truyền hình, nhà văn hoá
cũng đi vào hoạt động. Nhờ các công trình CSHT thiết yếu và các trung tâm cụm xã,
đồng bào các dân tộc đã từng bước tiếp cận tới kinh tế thị trường. Trung tâm cụm xã trở
thành nơi trao đổi hàng hoá nông, lâm, thổ sản của đồng bào dân tộc
Thứ hai, về hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp. Đến nay, sản xuất lương thực ở
các xã ĐBKK đã có chuyển biến tốt. Trước năm 2001, trong ngân sách Chương trình 135
chưa cấp riêng kinh phí để thực hiện nhiệm vụ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp.
Nhưng từ năm 2001, Chính phủ đã bố trí kinh phí riêng thực hiện dự án phát triển sản

xuất nông lâm nghiệp với mức 50 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 3,2% tổng đầu tư cho Chương
trình 135 (giai đoạn 2001-2005). Đến nay, diện tích gieo trồng, năng suất, sản lượng lúa
và các loại cây lương thực đều tăng thêm đáng kể. Lương thực bình quân tính theo đầu
người đã vượt ngưỡng 300 kg/lương thực/người và đang có điều kiện để thực hiện an
ninh lương thực ở địa bàn này. Trên địa bàn các xã ĐBKK đã xuất hiện những mô hình
chuyển đổi cơ cấu cây trồng, có thể chứng minh được là phần lớn các xã ĐBKK đều tìm
được những mô hình thích hợp để thoát khỏi thế độc canh cây lương thực.
Thứ ba, về đào tạo và tăng cường năng lực cán bộ. Trình độ văn hóa và dân trí ở
các xã ĐBKK được cải thiện, nhân dân đã có nhận thức và yêu cầu về chuyển đổi cơ cấu
cây trồng, vật nuôi, tạo điều kiện tiếp nhận kỹ thuật mới dễ dàng hơn. Chất lượng nguồn
nhân lực tại chỗ được nâng cao nhờ chất lượng công tác y tế, giáo dục và đào tạo được
cải thiện. Đến năm 2005, Chương trình 135 đã đào tạo được 1080 lớp với 155. 159 học
viên là cán bộ đương chức, các chức danh lãnh đạo Đảng, chính quyền, cán bộ xã, các
trưởng thôn, trưởng bản.
Ở giai đoạn 2: (2006-2010)
Sau gần 5 năm thực hiện chương trình 135 giai đoạn II, đời sống người dân các xã,
các thôn vùng đặc biệt khó khăn đã được cải thiện thêm một bước đáng kể, tỷ lệ hộ nghèo
từ 66.98% năm 2006 đã giảm nhanh xuống còn 21.52% vào cuối năm 2009. Và qua kết
quả điều tra, khảo sát của các tỉnh có Chương trình 135 giai đoạn II cho thấy nhu cầu đầu
tư của các xã, thôn, bản ĐBKK còn rất lớn và tập trung vào 2 hướng: Đầu tư xây dựng
các công trình mới và hoàn thiện các công trình chưa hoàn thành; hỗ trợ phát triển sản
xuất và nâng cao năng lực nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững.
Năm 2010, chương trình 135 giai đoạn 2 kết thúc, các mục tiêu cơ bản đã đạt
được: Tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 30% và tăng thu nhập lên 3,5 triệu đ/hộ/năm góp phần
tạo nên diện mạo mới về kinh tế- xã hội vùng dân tộc thiểu số. Những kết quả đó được
Chính phủ và cộng đồng quốc tế ghi nhận của mô hình giảm nghèo ở Việt Nam. Tuy
nhiên, thực tế kinh tế-xã hội vùng sâu, vùng xa của nước ta hiện còn nhiều khó khăn, cơ
sở hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển hàng hóa, công nghiệp. Tỷ lệ đường
giao thông nông thôn được nhựa hóa, bê tông chưa cao, mới đạt 19%, bằng hơn 60% chỉ
tiêu đặt ra trong chiến lược toàn diện về xóa đói giảm nghèo.

3.1.2. Kết quả của chương trình 135 ở một số địa phương.
Kết quả thực hiện Chương trình 135 tại tỉnh Đắc Lắc: Kết thúc chương trình 135
giai đoạn I, Đắc Lắc có 38 xã thuộc 12 huyện thuộc diện đặc biệt khó khăn được đầu tư
với tổng kinh phí 123.763 triệu đồng. Trong đó đã thực hiện đầu tư xây dựng 267 công
trình hạ tầng thiết yếu, và xây dựng được 13 trung tâm cụm xã. Kết thúc giai đoạn I, toàn
tỉnh đã 15 xã thuộc 8 huyện hoàn thành cơ bản các mục tiêu và ra khỏi diện đầu tư của
chương trình. Tiếp tục triển khai chương trình 135 giai đoạn II (2006-2010), từ năm 2006
đến 2009, tổng kinh phí thục hiện chương trình trên địa bàn toàn tỉnh là 287.741,45 triệu
đồng đã được đầu tư cho 35 xã và trên 80 thôn buôn đặc biệt khó khăn. Nói về hiệu quả
của Chương trình 135 ở địa phương mình, ông Y Thân Buôn Krông, Chủ tịch Uỷ ban
nhân dân xã Ea Rbin (Lak) phấn chấn khoe: “Nhắc đến Ea Rbin thì có lẽ ai cũng biết là
xã xa nhất và nghèo nhất tỉnh Dak Lak rồi. Những năm trước đây đời sống của bà con
chủ yếu là tự cấp tự túc bởi không có phương tiện sản xuất, giao thông cách trở Sản
phẩm nông nghiệp làm ra chủ yếu là để ăn chứ chẳng có ai mua bởi không có đường
vận chuyển. Con em đi học thì cũng chỉ đến cấp I, vài cháu lên được cấp II rồi ở nhà bởi
không có trường. Mới đây, nhờ có Chương trình 135 đầu tư làm con đường dài 25 km nối
từ xã Nam Ka vào đến trung tâm xã (kinh phí trên 80 tỷ đồng) nên đời sống người dân đã
thay đổi hẳn. Giao thông thuận lợi, hàng hóa thông thương nên đời sống của người dân
đã đổi thay rõ rệt. Nhiều nhà mua được xe máy, thậm chí còn mua cả ô tô để vận chuyển,
trao đổi hàng hóa, nhu yếu phẩm Bên cạnh đó là trạm y tế, trường học, điện chiếu sáng
cũng đều được đầu tư xây dựng để phục vụ người dân nên bà con rất phấn khởi ”. Gặp
chúng tôi, Y Sinh Niê, trưởng buôn Sa Bốk (Ea Rbin) tâm sự: “Người dân ở đây bao đời
nay đã sống trong khó khăn thiếu thốn. Những năm gần đây, nhờ có sự quan tâm đầu tư
của Đảng và Nhà nước mà đời sống chúng tôi được nâng cao nên người dân mừng lắm.
Mình biết là bà con vẫn còn nghèo, còn khó khăn hơn nhiều nơi khác, nhưng mà có được
cuộc sống mới này quả thật là rất tốt rồi, thế hệ cha anh chúng tôi nằm mơ cũng không
thấy được ”. Sau hơn 4 năm thực hiện Chương trình giai đoạn II, toàn tỉnh đã giải ngân
được 24.740 triệu đồng cho các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất. Trong đó có nhiều dự án
nhỏ như: hỗ trợ giống bò sinh sản (2.231 con), hỗ trợ 589 máy móc phục vụ sản xuất và
chế biến sản phẩm nông nghiệp; hỗ trợ phân bón, cây giống; xây dựng các mô hình sản

xuất, tập huấn khuyến nông Đối với dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, đến nay toàn tỉnh
cũng đã hoàn thành giá trị xây dựng trên 119 tỷ đồng. Trong đó, số danh mục công trình
được đầu tư là 334 công trình, lập dự án quy hoạch cơ sở hạ tầng cho 34 xã Bên cạnh
đó, công tác đào tạo cán bộ cơ sở và cộng đồng nhằm phát triển và nâng cao năng lực cho
cán bộ cơ sở cũng đều được lập thành dự án và đã được triển khai theo kế hoạch hằng
năm. Việc thực hiện chính sách hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện nâng cao đời sống nhân dân,
trợ giúp pháp lý cũng đều được triển khai và thực hiện có hiệu quả. Chính nhờ kết cấu
hạ tầng được đầu tư, công tác khuyến lâm, khuyến nông, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật
nuôi và hỗ trợ giống, phân bón được đầu tư đến tận thôn buôn, vào từng hộ đã tạo chỗ
dựa vững chắc và là cơ hội cho hàng ngàn hộ dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn
trên địa bàn tỉnh phát triển sản xuất, ổn định kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Bằng chứng
sinh động là con số hộ nghèo trên địa bàn toàn tỉnh giảm từ 47.243 hộ năm 2006 (tỷ lệ
27,55%) xuống còn 29.130 hộ năm 2009 (12,45%).
Hiệu quả của Chương trình 135 ở Quảng Bình: Trong những năm gần đây, tình
hình kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Bình có nhiều thay đổi rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm
mạnh, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng lên từng bước, nhất là đồng
bào dân tộc ở vùng cao, vùng sâu vùng xa. Đạt được kết quả đó là nhờ sự cố gắng của
Đảng bộ, chính quyền và toàn thể nhân dân trong tỉnh, sự đầu tư có hiệu quả của các
chương trình, dự án, nổi bật là chương trình 135 sau 9 năm triển khai thực hiện. Tỉnh
Quảng Bình có 35 xã và 54 thôn bản đặc biệt khó khăn được hưởng lợi từ Chương trình
135. Đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh chủ yếu là dân tộc Bru-Vân Kiều và dân tộc
Chứt, ngoài ra còn một bộ phận rất nhỏ các dân tộc ít người khác. Chương trình 135 được
thực hiện từ năm 1999 và chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn I (1999-2005), Chương trình
135 đã hỗ trợ cho 39 xã đặc biệt khó khăn khoảng 144.848 triệu đồng cho 5 dự án thành
phần, trong đó để xây dựng cơ sở hạ tầng là 105.555 triệu đồng. Giai đoạn II (2006-
2010), toàn tỉnh có 35 xã và 54 thôn bản đặc biệt khó khăn được thụ hưởng Chương trình
135. Nhờ sự đầu tư tích cực, kịp thời từ nguồn vốn của Trung ương, của tỉnh và một phần
không nhỏ từ nguồn vốn Chương trình 135, đến nay toàn tỉnh đã xây dựng được 62 mô
hình kinh tế trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn, trong đó chủ yếu là các mô hình trồng
trọt, chăn nuôi và lâm nghiệp; đã hỗ trợ 186.256 giống cây keo, 272.510 cây huê, 40.070

cây cao su; cuối năm 2008 có khoảng 100 công trình hoàn thành đưa vào sử dụng. Cơ sở
hạ tầng, hệ thống trường lớp ở các xã đặc biệt khó khăn, các bản vùng sâu, vùng xa được
xây dựng khang trang, sạch đẹp hơn. Đến nay, 100% xã có trường tiểu học, 95% xã có
trường trung học cơ sở; 31/35 xã đặc biệt khó khăn đã có đường ô tô đến trung tâm xã;
33/35 xã có lưới điện kéo đến tận bản. Bên cạnh đó, Chương trình 135 cũng đã đầu tư,
xây dựng thêm nhiều công trình hạ tầng cơ sở thiết yếu như hồ chứa nước, đập dâng,
trạm bơm phục vụ cho nhiều vùng dân cư, đặc biệt là các hồ đập nhỏ xây dựng ở các thôn
bản góp phần tích cực vào quá trình phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống. Các công trình
nước sinh hoạt tự chảy ở các xã Hóa Thanh, bản Y Leng, Bãi Dinh (xã Dân Hóa), La
Trọng (xã Trọng Hóa) đã phát huy tác dụng. Cũng nhờ nguồn vốn hỗ trợ sản xuất của
Chương trình nên hệ thống cơ sở hạ tầng ở các thôn bản được cải thiện đáng kể; đồng bào
được hỗ trợ máy móc thiết bị, giống cây con phục vụ cho sản xuất. Đồng thời, thông qua
các lớp tập huấn, mô hình kinh tế đã giúp bà con có thêm kiến thức, mạnh dạn áp dụng
tiến bộ khoa học-kỹ thuật vào trong sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi,
nâng cao năng suất và sản lượng. Có thể nói, nhờ sự đầu tư hiệu quả của Chương trình
135 đã tạo ra diện mạo mới cho vùng miền núi dân tộc, đặc biệt là ở các xã vùng sâu,
vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho
nhân dân và đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo của địa phương.
Hiệu quả của chương trình 135 ở Cao Bằng: Tỉnh Cao Bằng đến năm 2010 còn có
117 xã đặc biệt khó khăn và 133 xóm đặc biệt khó khăn của 55 xã khu vực II, thuộc diện
đầu tư của Chương trình 135. Tại thời điểm năm 2006, Cao Bằng có 49.312 hộ với
230.423 nhân khẩu nghèo, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 47,82%, có nhiều xã tỷ lệ hộ nghèo trên
60%, đặc biệt có một số xóm tỷ lệ hộ nghèo gần 100% (tại các huyện Bảo Lạc và Bảo
Lâm). Như vậy thực tế đời sống của người dân còn hết sức khó khăn, cơ sở hạ tầng còn
nhiều bất cập, tỷ lệ người dân tộc thiểu số cao, năng lực đội ngũ cán bộ còn hạn chế.
Nhưng được sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước bằng chương trình 135 tỉnh Cao
Bằng đã triển khai khá hiệu quả các nguồn vốn để giúp đồng bào dân tộc thiểu số các xã,
xóm đặc biệt khó khăn từng bước vươn lên. Kinh phí Nhà nước cấp cho chương trình là
789.937.085 triệu đồng trong đó: Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng là 549.874 triệu đồng;
Dự án đâò tạo bồi dưỡng cán bộ cơ sở và cộng đồng là 35.263,485 triệu đồng; Dự án hỗ

×