I) Tầm quan trọng.
Sử dụng thiết bị dạy học ở bậc tiểu học là xây dựng cho học sinh biết
quan sát các tổ chức có kế hoạch, có suy nghĩ, biết tư duy một cách độc lập,
linh hoạt, sánh tạo đồng thời giúp cho học sinh tự phát hiện và giải quyết vấn
đề của bài học, phát hiện kiến thức mới và tự chiếm lĩnh kiến thức, biết thiết lập
mối quan hệ giữa kiến thức mới và cũ .
Sử dụng đồ dùng dạy học tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên đa
dạng hoá hình thức tổ chức dạy học và hoạt động theo hướng tích cực hoá, cá
thể hoá người học trong hoạt động học tập, rèn luyện phát huy hết mọi tài năng
của giáo viên và học sinh.
Quá trình dạy học ở bậc tiểu học đặc biệt ở các lớp 1,2 thường bắt đầu từ
việc cung cấp những hình ảnh cụ thể của sự vật, hiện tượng, trên cư sở đó dần
dần hình thành các khái niệm, có những quy tắc khái niệm thoạt tiên thì thấy
khó nhưng biết sử dụng thiết bị dạy học một cách hợp lí thì trở nên dễ hiểu .
Học môn toán là mở đường cho trẻ em đi vào thế giới kì diệu của toán
học, rồi mai đây các em lớn lên sẽ trở thành những anh hùng, nhà khoa học...
trở thành những người lao động sáng tạo trên mọi lĩnh vực với các thiết bị hiện
đại như máy tính, song vấn đề đầu tiên các em không quên được ngày đầu tiien
học đếm và tập viết 1,2,3...học các phép tính cộng trừ, rồi đến giải các bài toán
khó đó là nền móng đầu tiên để cho các em tiếp tục học lên .
Các em học sinh trung học đặc biệt các em ở lớp đầu cấp bao giờ cung
tư duy một cách rất cụ thể. Trong các tiết dạy bài mới giáo viên và học sinh sử
1
dụng đồ dùng để nhận biết hình , so sánh, ghép hình, lập phép tính từ mô hình,
giải toán, lập số , cấu tạo số. Việc sử dụng đồ dùng học tập đã kích thích được
hứng thú học tập của học sinh, phát triển tư duy trí tuệ, năng lực sáng tạo của
học sinh, phát huy được tính tích sực của học sinh và giúp học sinh chiếm lĩnh
tri thức khoa học. Vì vậy đồ dùng dạy học đã được sử dụng thường xuyên trong
các tiết dạy toán( nhất là tiết dạy bài mới), với tư duy cách là làm mẫu trước
học sinh. Sử dụng đồ dùng dạy học đã hợp lí hoá quá trình hoạt động dạy học
của giáo viên, học sinh.
Vì thế nên đồ dùng dạy học là rất cần thiết trong quá trình dạy học hiện
nay.
II) Thực trạng về việc sử dụng đồ dùng dạy học hiện nay.
Trong thực tế do nhân thức của người dạy và người học, nhận thức của
các bậc phụ huynh chưa thấy hết vị trí, tầm quan trọng và sự tác động qua lại
của việc sử dụng thiết bị dạy học, thường xem nhẹ việc sử dụng các thiết bị dạy
học vì thề nên chưa tạo được hứng thú khi dạy học, và thay vào đó là sự nhàm
chán, đơn điệu, cẩu thả và tuỳ tiện.
Trong quá trình dạy học hiện nay, để hoàn thiện khối lượng kiến thức bài
học, bài tập ngày càng nhiều (một phần do giáo viên quá tham mở rộng nâng
cao so với yêu cầu). Các em phải làm nhiều việc trong một giờ học, nên việc sử
dụng đồ dùng thường lướt qua hoặc việc hướng cho học sinh quan sát, sửdụng
đồ dùng đôi lúc chưa đến nơi đến chốn còn sơ sài qua loa đại khái vì thế kết
quả bài học chưa cao, việc đáp ứng mục tiêu của bài dạy còn thấp .
2
Đi với chương trình lớp 1 hiện nay khi cung cấp kiến thức mới cho học
sinh hầu như bài nào cũng cần đồ dùng trực quan, tranh ảnh, mô hình mà trong
thực tế đồ dùng còn ít, chủ yếu do giáo viên tự làm đặc biệt là nhìn tranh để viết
phép tính thì trong sách giáo khoa về màu sắc, kích cỡ, nội dung chưa cao( ví
dụ trong SGK trang 55,81..., ở vở bài tập trang 83) khi nhìn tranh học sinh khó
phân biệt nên viết phép cộng hay phép trừ cho phù hợp.
Ngoài tranh ảnh thì khi dạy bài số 3, 4, 5, số 6, số 7, số 8, số 9, số 10, số
0. để hình thành số lập số và 1, 2, 3, 4, 5. ví dụ khi hướng dẫn học sinh nhận
biết khái niệm ban đầu về số 8. giáo viên cho học sinh quan sát tranh vẽ (mô
hình)và sử dụng kiến thức đã học để nhận ra (bằng phép đếm) là: có 7 đếm tiếp
1 được 8. khi đã giới thiệu 8 cũng là đại diện cho một lớp các nhóm đối tượng
cùng số lượng là 8 như cáco số dax học trước. Học sinh tự nhận ra(qua phép
đếm, phân tích số)..8 đứng tiếp sau 7 trong dãy số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8; 8 là 4 và
4; 8 là 5 và 3; 8 là 6 và 2; 8 là 7 và 1. nên 8 > 7; 8 > 6; 8 > 6; 8 > 5; 8 > 4; 8 >
3; 8 > 2; 8 > 1. Do đó 8 là số lớn nhất trong dãy số 1 đến 8.
Các phép tính +- trong các phạm vi 3, 2,5 6,7,8,9, 10 giáo viên chỉ cần
đưa mô hình và yêu cầu học sinh lập các phép tính đúng
Ví dụ:
Học sinh sẽ lập được 4 phép hình
5 –1 = 4
5-4=1
4+1=5
3
1+4=5
Vì không có mô hình, vật thật nên giáo viên nhiều lúc không chuẩn bị
kịp chủ yếu dựa vào hình trong SGK hoặc vẽ mô hình trên giấy bảng nên khi
thu hút được sự tập trung chú ý của học sinh. Hiện nay đã có đồ dùng dạy học
toán giành cho giáo viên và học sinh song do nhiều mới mẻ thiếu kinh nghiệm
nên bản thân và học sinh chưa có thói quen sự dụng nên trong tiết dạy lúc nào
thì sự dụng và sự dụng thế nào để đạt hiệu qủa cao thì giáo viên còn lúng túng.
III) Biện pháp sử dụng đồ dùng dạy học .
Thực tiễn dạy học cho thấy, các phương pháp dạy học chỉ được thực hiện
nhờ có sự hỗ trợ của các thiết bị dạy học nhất định với những thủ pháp hết sức
phong phú đa dạng nên giáo viên cần có những biện pháp cụ thể khi sử dụng
các loại đồ dùng dạy học .
1).Tranh ảnh.
Lựa chọn tranh ảnh có kích thước vừa phải không quá to hoặc quá nhỏ
mà vừa tầm mắt của đối tượng quan sát tranh ảnh phải đúng về nội dung, đẹp
về hình thức có tính hấp dẫn nhưng không loè loẹt, đường nét rõ ràng. Trước
giờ dạy giáo viên cần tìm hiểu trước về hệ thống câu hỏi để khai thác hình
thành kết thúc mới thông qua hình ảnh.
Ví dụ:
4
? Có mấy bạn đang nhảy dây
? Thêm một bạn nữa đến cùng chơi
Hỏi có tất cả bao nhiêu bạn ?
GV: Để chỉ nhóm đồ vật ,nhóm người có số lượng sáu người ta biểu thị
bằng chỉ số 6 ., đọc là số sáu.
Tranh ảnh chọn lựa để dùng vào giảng dạy và khi trình bày phải học dần
học sinh quan sát theo nội dung bài học. Trình bày xong phải cất ngay nếu
không sẽ phân tân sự chú ý của học sinh, trong một tiết học toàn có thể sự dụng
nhiều lần về tranh ảnh nhưng không nên sự dụng quá nhiều vì sẽ biến giờ học
toán thành giờ xem tranh và loãng nội dung trong tiềt học.
Trong chương trình dạy toán lớp 1hiện nay có những tiết học như:
Phép + trong phạm vi 5
Phép trừ trong phạm vi 5
Có rất nhiều tranh để phát huy hết năng lực tư duy trong học sinh thì giáo
viên có thể treo lần lượt các tranh để học sinh quan sát và lập phép tính, hoặc có
thể treo tất cả các tranh để học sinh lập các phép tính sau đó nêu két quả
Ví dụ: GV treo tranh 1
5
? trên cành có mấy con chim
? bay một con hỏi còn mấy con?
+ Nêu phép tính
tương tự GV treo các tranh còn lại để hình thành các phép tính:
5–1=4
5-3 =2
5–4=1
Cách 2:Treo cả 4 tranh
QST và lập các phép tính
2) Đồ vật.
Các nhà nghiên cứu tâm lý học lứa tuổi tiểu học đã cho thấy các em ở độ
tuổi lớp 1-2 rất yêu thích các đồ vật như bông hoa con vật con thỏ, bò, chim,
chó, mèo ... cành cây lá, qủa được giáo viên cắt vẽ từ xốp cao su, các đồ dùng
này thường có màu sắc đẹp, hấp dẫn nên rất dễ gây hứng thú học tập ở học
sinh, các đồ dùng lại bền, sự dụng được lâu dài và luôn được giáo viên chuẩu bị
trước giờ lên lớp, qua thực tế dạy học tôi nhận thấy khi sự dụng các đồ vật này
để cung cấp kiến thức mới đến với học sinh đạt kết qủa rất cao ,học sinh nắm
được nd cửa bài một cách chắc chắn có tác dụng tích cực hơn và đặc biệt tiết
dạy học sẽ nhẹ nhàng hơn hiệu quả hơn.
Ví dụ: khi hoàn thành các số từ 0 đến 10
Cụ thể: dạy bài các số1,2,3.
6
Giáo viên cho học sinh quan sát các nhóm chỉ một phần từ từ cụ thể đến
trừu tượng khái quát chẳng hạn :1con chim, 1chấm tròn, 1bông hoa ...học sinh
quan sát và nêu : có một con chim , có một bông hoa ...giáo viên hướng dẫn học
sinh nhận ra đặc điển chung của nhóm đồ vật có số lượng đều =1 vì vậy ta đúng
số 1 để chỉ số lượng của một nhóm đồ vật đó .Tương tự dạy các số 2,3...cùng
như vậy .
3) Que tính, các thẻ 10 que tính 100 que tính .
Việc dạy học sinh sử dụng các nghi thức lời nói vần đáp sẽ đạt hiệu quả
kèm nếu không sử dụng đến que tính, các thẻ que tính. Nếu để học sinh được
thực hành để phát hiện nôi dung kiến thức thì giờ dạy học sẽ đạt được kết qủa
cao hơn. Khi sự dụng học sinh sẽ mắt thấy tai nghe tay thực hành sẽ giúp cậu
em nhớ lâu hiểu bài tốt.
Ví dụ: Khi cung cấp kiến thức về cấu tạo số giáo viên yêu cầu học sinh lấy sáu
que tính và tách làm hai phần học sinh tự tách theo mình
Giáo viên hỏi :6 que tính ta tách thành mấy và mấy?
Học sinh nêu :
6 gồm 3và3
6 gồm 2 và 4
6 gồm 4 và2
6 gồm 1 và 5
6 gồm 5 và 1
Ví dụ: Bài các số tròn chục .
7
Giáo viên yêu cầu học sinh lấy thẻ 1 chục que tính ?
1 chục còn gọi bao nhiêu ? 10
Từ đó giáo viên hướng dẫn cách đọc số , viết số
Bài : các số có 2 chữ số giáo viên yêu cầu lấy 2 thẻ mỗi thẻ 1 chục que tính và
3 que tính rời.
? Có mấy que tính ? học sinh nêu 23 que tính
? Từ thực hành trên que tính học sinh sẽ nắm được nội dung kiến thức mà giáo
viên muốn truyền đạt tới học sinh các bài phép trừ dạng 17-7, 14+3 đến
cộng trừ các số có 2 chữ số trong phạm vi 100 giáo viên cùng hướng dẫn học
sinh thực hành trên que tính, theo tôi hiệu quả rất tốt và cô đọng lại kiến thức
trong đầu óc trẻ.
4). Bộ hình học phẳng , thước đo độ dài ,đồng hồ ...
Hình thành biểu tượng về điểm , đoạn thẳng , hình tròn , hình tam
giác ,hình vuông có thể theo các bước :( 4 bước)
* bước 1: Giáo viên cho học sinh quan sát một số mẫu vật có màu sắc khích
thước, vị trí ( đặt hình) chất hiệu khác nhau và giới thiệu tên hình.
* Bước 2: học sinh chọn hình đang học trong số nhiều hình đã cho
* Bước 3 : học sinh tự tìm ví dụ trong thực tế về hình dạng đang học .
*Bước 4: học sinh tự tạo hình , chẳng hạn :
-Tô theo nét đứt để có (biên ) của hình
- Tô màu hình ( để có toàn bộ hình)
- Nối các điểm đã cho sẵn để có hình
8
- Cắt ghép , hoặc gấp hình
Vídụ :Dạy bài “ Hình tam giác” sách giáo viên trang 24
2- Dạy giải bài tập về điểm số hình:
học sinh chỉ nhận được dạng và biết đếm chính xác là được.
Ví dụ: Hình bên có mấy hình tam giác:
Giáo viên có thể cho học sinh tô xanh, đỏ vào
mỗi hình tam giác nhỏ rồi cắt rời ra để thấy có hai hình tam giác xanh, tam giác
đỏ, sau đó ghép chúng lại thành hình thứ ba.
xanh
đỏ
xanh đỏ
3- Dạy bài điểm ở trong, điểm ở ngoài một hình:
giáo viên có thể kết hợp sử dụng phấn màuđể tô màu cho học sinh thấy rõ đâu
là diểm ở trong(điểm ở ngoài) : một hình mà đếm cho chính xác
(trang 159 sách GV)
4- Dạy bài tập về ghép hình, xếp hình giáo viên cần chú ý:
- Yêu cầu học sinh chuẩn bị cho đầy đủ
- Nêu rõ công việc học sinh cần làm
- Học sinh làm theo( giáo viên đi đôn đốc, giúp đỡ)
- Tổng kết nhận xét đúng, sai...
ví dụ bài 2 tập trang 10, bài tập 5 trang 91 SGK
9
D - Dạy học đại lượng và đo đại lượng
1- Bài ” độ dài đoạn thẳng” và “thực hành đo độ dài”
Phương pháp chủ yếu:
- Hướng dẫn học sinh cách so sánh(bằng đồ vật cụ thể) để học sinh nhận ra
được đặc tính” dài-ngắn” của đoạn thẳng. Đối với bài tập: học sinh quan sát rồi
so sánh bằng trực tiếp hoặc trực giác hoặc dùng găng tay làm đọ dài trung gian
để so sánh . dùng đơn vị là ô li để ghi số đo của các đoạn thẳng.
- Giáo viên giới thiệu đơn vị đo bằng găng tay, băng bước chân làm mẫu, từ đó
cho học sinh thực hành đo.
ngoài ra còn cho học sinh đo bằng thước kẻ, bằng que tính.
- Giáo có thể yêu cầu học sinh so sánh bước chân mình với bươcccs chân của
cô giáo .
Vì sao người ta không sử dụng “ găng tay” hay “ bước chân” để đo độ
dài trong các hoạt độnghàng ngày. ttừ đó dẫn đến sự cần thiết phải có một đơn
vị đo tiêu chuẩn để đo đọ dài.
2 – Bài: Xăng ti mét đo độ dài:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát thứơcđể giới thiệu về thước và độ dài
1cm/thước (rê đầu ngọn bút chì vạch từ 0 đến 1)
- giáo viên giới thiện các thao tác đo độ dài và cách ghi số đo.
- Thực hành : học sinh tự làm (giáo viên chữa bài tập, yêu cầu học sinh nêu
cách làm).
3- Bài: các ngày trong tuần lễ:
10
- Giáo viên giới thiệu quyển lịch bócvà hỏi học sinh về nội dung của tờ lịch,
học sinh đọc hình vẽ trong sách giáo khoa để biết các ngày trong một tuần lễ
và cho học sinh thực hành xem lịch để biết hôm nay là ngỳ thứ mấy.
Thực hành: học sinh tự làm
Giáo viên kiể tra bàng các câu hỏi thích hợp.
4- Bài đồng hồ- thời gian + thực hành + luyện tập.
Phương pháp chủ yếu :
- Giáo viên giới thiệu: mặt đồng hồ, kim ngắn, kim dài, các số từ 1 đến 12; hai
kim quay được và quay từ số bé đến số lớn .
-hướng dẫn học sinh xem giờ đúng.
- học sinh quan sát và trả lời.
Từ các ví dụ cần thiết phải sử dụng các thiết bị dạy học trên cho ta thấy
đồ dùng dạy học tạo điều kiện cụ thể hoá các kiến thức trừu tượng làm cho học
sinh dễ học, dễ nhớ, đồng thời nhờ có thiết bị đó mảtong giờ học toán học sinh
vừa vạn dụng các giác quan là tai để nghe lời thầ, mắt để nhìn, tay để thực hành
mà theo quy luật tâm lí thì càng vận động nhiều giác quanthì tri thức của con
người càng trở nên chuẩn xác. hơn nữa nhờ sự vận dụng các thiết bị dạy học
vào bài dạy một cách khéo léo của giáo viên sẽ lôi cuốn học sinh hứng thú dưa
các em đến các tình huống sử dụng tính toán, trang bị cho các em một vốn sống
nhất định để các em định hướng được việc học toán ở các lớp trên . Đặc biệt
bước đến có một kĩ thuật cơ bảnđơn giản, thiết thực về phép đếm, về các số tự
11
nhiên trong phạm vi 100 và phép cộng trừ không nhớ trong phạm vi 100, về
đọc giờ đúng, giải toán có lời văn...
Hình thành và rèn luyện các khả năng thực hànhđọc, viết, đếm, so sánh
các số trong phạm vi 100, +- không nhớ trong phạm vi 100, nhận biết được các
hình
đoạn thẳng....
Giải một số dạng bài toán đơn về cộng trừ biết diễn đạt bằng lời, làm hiệu một
số nội dung cơ bản của bài học và bài thực hànhtậ dưpợt so sánh, phân tích ,
tổng hợp, trừu tượng hoá,khái quát hoá trong phạm vị của những nội dung có
nhiều qun hệ với đời sống thực tế của các em chăm chỉ tự tìm tòi cẩn thận ham
hiểu biết và hứng thú trong học tập toán.
Muốn vậy giáo viên cần linh hoạt, sáng tạo vừa sưu tầm, vừa học tập
cách làm một số đồ dùng học để tiện sử dụng trong giảng dạy ,có như vậymới
giúp các em lĩnh hội được các kĩ thuật mà môn toán 1 yêu cầu.
* Lựa chọn sử dụng đồ dùng, thời gian
Như vậy đồ dùng dạy học toán rất đa dạng phong phú mỗi loại có tác
dụng riêng nên trong các tiết dạy giáo viên cần suy nghĩ lựa chọn thề nào cho
hợp lí để khi sử dụng nó có tác dụng làm cho tiết dạy nhẹ nhàng tự nhiênvà
hiêu quả hơn.
IV ) Hiệu quả.
Vì tư duy dạy cụ thể của các em chiếm ưu thế do đó sử dụng thiết bị dạy học
giúp học sinh có biể tượng cụ thể về nội dung cần học, các em tiếp thu bài
nhanh, nắm vững khái niệm, nội dungcủa bài học cụ thể sâu sắc, ghi nhớ lâu.
12
Đặc biệt các em có hứng thú say mê học tập và gv tiết kiệm được lời giảng,
tăng thực hành và giảm được lí thuyết, học sinh chủ động hơn trong quá trình
lĩnh hội trí thức góp phần đạt được mục tiêu dạy học ở bậc trung học.
Qua thực tiễn dạy học cho thấy các phương pháp dạy học chỉ thực hiện được
nhờ có sự hỗ trợ của các thiết bị dạy học nhất định với những thủ pháp hết sức
phong phú, đa dạng. Các thuật toán được rút ra trên cơ sở thực hành bằng tay
với đồ dùng như que tính, đồ vật, tranh ảnh... như vậy thông qua sử dụng đồ
dùng dạy học để hình thành các thuật toán. Quá trình hình thành các thuật toán
còn chú ý đến tính sư phạm, thói quen của người Việt Nam và sự tiện lợi trong
vận dụng.
Ví dụ: Đặt đề toán theo tranh và viết phép tính thích hợp:
Quan sát tranh học sinh có thể đặt được các đề toán : viết các phép tính
sau
13
Đề 1: Lan vẽ 5 quả cam Lan tô màu 1 quả cam hỏi còn mấy quả cam chưa tô
màu?
5-1=4 (quả)
Đề 2: Lan vẽ được 5 quả cam, Lan đã tô màu được 4 quả cam. Hỏi còn mấy
quả chưa tô màu?
5-4=1 (quả)
Đề 3: Lan vẽ được 4 quả cam màu xanh, Lan vẽ thêm 1 quả cam màu đỏ. Hỏi
Lan có tất cả mấy quả cam?
4+1=5 (quả)
Đề 4: Lan vẽ được 1 quả cam màu đỏ và 4 quả cam màu xanh. Hỏi Lan có tất
cả mấy quả cam?
1+4=5 (quả)
Qua một số ví dụ trên ta nhận thấy nếu sử dụng thiết bị đồ dùng hợp lí thì
đưa lại kết quả rất cao: rèn luyện được khả năng diễn đạt, ứng xử, giải quyết
được các tình huống có vấn đề, phát triển các năng lực tư duy, xây dựng được
phương pháp học toán theo hướng tập trung và học sinh, giúp các em biết cách
tự học toán có hiệu quả. Tích cực sử dụng các phương tiện dạy học
Hợp lí sẽ động viên 100% học sinh được làm việc trong giờ học, học sinh
sẽ hoạt động tích cực chủ động sáng tạo tự phát hiện giải quyết các vấn đề của
bài học qua đó tự tìm ra và chiếm lĩnh tri thức mới tránh được tình trạng dạy
học theo kiểu áp đặt có sẵn, rồi tổ chức ghi nhớ “bình quân và đồng loạt.”
Ví dụ : Bài phép trừ trong phạm vi 3
14
Giáo viên cho học sinh quan sát tranh ảnh, học sinh tự nêu vấn đề cần giải
quyết (chẳng hạn : trên cành có 3 con ong, bay đi mất 1 con(hoặc 2) con ong thì
còn lại mấy con ong trên cành?) sau đó học sinh tự phải tham gia giải quyết vấn
đề (3 con ong bớt 1 (hoặc 2) con ong còn 2(hoặc 1) con ong) việc giải quyết
vấn đề này dẫn học sinh tới kiến thức mới là các phép trừ 3-1=2, 3-2=1. Thiết
bị dạy học không những có tác dụng minh hoạ làm sáng tỏ thêm những nội
dung giáo viên trình bày bằng lời mà còn hỗ trợ bổ sung thêm những thông tin,
hình ảnh, kiến thức mà giáo viên không thể trình bày một cách trọn vẹn rõ ràng
bằng ngôn ngữ nói(lí thuyết) mà còn có tác dụng hợp lí hóa thành quả lao động
của giáo viên và học sinh. Sau đây là thiết kế một giờ lên lớp của tôi đã thành
công(tôi trình bày ở phần sau)
V. Bài học rút ra:
Sử dụng đồ dùng dạy học trong môn toán ở tiểu học phải gây được hứng thú
say mê học tập của học sinh. Do đó trước khi dạy giáo viên phải nắm chắc biện
pháp sử dung đồ dùng dạy học, chuẩn bị chu đáo các thiết bị đồ dùng dạy học
để cho giờ học đạt hiệu qủa cao.
Khi sử dung đồ dùng dạy học giáo viên cần cân nhắc lựa chọn hệ thống câu
hỏi, các tình huống sao cho phù hợp với đối tượng, không xa rời quá khó, hoặc
xa thực tế.
Phải biết kết hợp khéo léo giữa đồ dùng dạy học với ngôn ngữ nói thì đem
lại hiệu quả cao.
15
Cần lựa chọn loại hình thiết bị dạy học phù hợp với nội dung, thực sự góp
phần tác động mạnh mẽ tới học sinh để học sinh luôn yêu thích được học toán,
được tìm tòi và sáng tạo.
Thiết bị dạy học giáo viên dạy toán khi dạy phải đóng góp vai trò chính
trong việc cung cấp thông tin để học sinh luyện tập thực hành.
Đây là 1 số kinh nghiệm của tôi trong quá trình khi sử dụng thiết bị dạy học
trong dạy học toán ở lớp 1. Rất mong sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng
nghiệp để góp phần nâng cao hiệu quả dạy học toán ở tiểu học nói chung và ở
lớp 1 nói riêng./.
16