Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Em Yêu Lịch Sử Việt Nam(Đề thi và đáp án năm 2015)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 14 trang )

Câu 1: Nêu những hiểu biết của em về sự kiện Cách mạng tháng
Tám và Tuyên ngôn độc lập năm 1945. Lấy dẫn chứng tiêu biểu về
những đóng góp của quê hương em cho thắng lợi của Cách mạng
tháng Tám năm 1945. Theo em độc lập có ý nghĩa như thế nào với
một quốc gia?
I.
Cách mạng tháng 8
1. Bối cảnh lịch sử và diễn biến:

Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới lần thứ hai bước vào giai đoạn cuối. Hồng quân Xô
Viết liên tiếp giành thắng lợi quyết định trên chiến trường châu Âu, giải phóng một loạt nước và
tiến thẳng vào sào huyệt phát xít Đức tại Béc-lin. Ngày 9-5-1945, phát xít Đức đầu hàng vô điều
kiện, chiến tranh kết thúc ở châu Âu. Ngày 8-8-1945, Hồng quân Liên Xô tiến công như vũ bão
vào quân đội Nhật. Ngày 14-8-1945, phát xít Nhật đầu hàng vô điều kiện, chiến tranh thế giới
lần thứ hai kết thúc. Theo thỏa thuận của các nước Đồng minh, sau khi phát xít Nhật đầu hàng,
quân đội Anh và Tưởng sẽ vào Đông Dương để giải giáp quân đội Nhật. Trong khi đó, thực dân
Pháp lăm le dựa vào Đồng minh hòng khôi phục địa vị thống trị của mình; đế quốc Mỹ đứng sau
các thế lực này cũng sẵn sàng can thiệp vào Đông Dương; những phần tử phản động, ngoan cố
trong chính quyền tay sai Nhật đang âm mưu thay thầy đổi chủ, chống lại cách mạng.
Ở trong nước, trải qua các cuộc diễn tập, đến năm 1945, phong trào cách mạng dâng cao.
Ngày 9-3-1945, phát xít Nhật làm cuộc đảo chính hất cẳng Pháp. Ngay trong đêm đó, Hội nghị
Ban Thường vụ Trung ương mở rộng quyết định phát động một cao trào cách mạng làm tiền đề
cho tổng khởi nghĩa, thay đổi các hình thức tuyên truyền, cổ động, tổ chức và đấu tranh cho
thích hợp. Tháng 3-1945, Trung ương Đảng ra Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của
chúng ta”. Tháng 4-1945, Trung ương triệu tập Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ, quyết định
nhiều vấn đề quan trọng, thống nhất các lực lượng vũ trang thành Việt Nam giải phóng quân.
Ngày 16-4-1945, Tổng bộ Việt Minh ra Chỉ thị tổ chức các Ủy ban Dân tộc giải phóng các cấp và
chuẩn bị thành lập Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam, tức Chính phủ lâm thời cách mạng Việt
Nam.
Từ tháng 4-1945 trở đi, cao trào kháng Nhật cứu nước diễn ra mạnh mẽ, phong phú về nội
dung và hình thức. Đầu tháng 5-1945, Bác Hồ từ Cao Bằng về Tuyên Quang, chọn Tân Trào làm


căn cứ chỉ đạo cách mạng cả nước và chuẩn bị Đại hội quốc dân. Ngày 4-6-1945, Khu giải phóng
Việt Bắc được thành lập, đặt dưới sự lãnh đạo của Ủy ban chỉ huy lâm thời, trở thành căn cứ địa
của cả nước. Tháng 8-1945, Hội nghị đại biểu toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào (Tuyên
Quang) khẳng định: “Cơ hội rất tốt cho ta giành độc lập đã tới” và quyết định phát động toàn
dân khởi nghĩa giành chính quyền từ tay phát xít Nhật và tay sai trước khi quân Đồng minh vào
Đông Dương; đề ra ba nguyên tắc bảo đảm tổng khởi nghĩa thắng lợi, đó là: tập trung, thống
nhất, kịp thời. 23 giờ ngày 13-8-1945, Ủy ban Khởi nghĩa ra Quân lệnh số 1 hiệu triệu toàn dân
tổng khởi nghĩa. Ngày 16-8-1945, Đại hội Quốc dân họp tại Tân trào thông qua “10 chính sách
lớn của Việt Minh”; thông qua “Lệnh tổng khởi nghĩa”; quy định quốc kỳ, quốc ca; thành lập Ủy
ban Dân tộc giải phóng Trung ương, tức Chính phủ Lâm thời do đồng chí Hồ Chí Minh làm Chủ
tịch. Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư kêu gọi nhân dân cả nước tổng khởi nghĩa, trong đó chỉ rõ:
Em yêu lịch sử Việt Nam

Page 1


“Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta
mà tự giải phóng cho ta”.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân cả nước đồng loạt vùng dậy,
tiến hành tổng khởi nghĩa, giành chính quyền. Từ ngày 14 đến ngày 18-8, cuộc tổng khởi nghĩa
nổ ra giành được thắng lợi ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, đại bộ phận miền Trung, một phần
miền Nam và ở các thị xã: Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Hội An, Quảng Nam... Ngày 19-8, khởi
nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở Hà Nội. Ngày 23-8, khởi nghĩa thắng lợi ở Huế và ở Bắc Cạn,
Hòa Bình, Hải Phòng, Hà Đông, Quảng Bình, Quảng Trị, Bình Định, Gia Lai, Bạc Liêu... Ngày 25-8,
khởi nghĩa thắng lợi ở Sài Gòn - Gia Định, Kon Tum, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh, Biên Hòa,
Tây Ninh, Bến Tre... Ở Côn Đảo, Đảng bộ nhà tù Côn Đảo đã lãnh đạo các chiến sĩ cách mạng bị
giam cầm nổi dậy giành chính quyền.
Chỉ trong vòng 15 ngày cuối tháng 8-1945, cuộc tổng khởi nghĩa đã giành thắng lợi hoàn
toàn, chính quyền trong cả nước về tay nhân dân.

Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội) lịnh sử, trước cuộc mít tinh của gần một
triệu đồng bào, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Lâm thời trịnh trọng đọc bản Tuyên
ngôn Độc lập, tuyên bố trước quốc dân và thế giới: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời
(nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Từ đó, ngày 2-9 là Ngày Quốc khánh của nước ta.

2.Nguyên nhân thắng lợi:

- Sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt, khéo léo của Đảng; là sự vận dụng và phát triển chủ
nghĩa Mác-Lênin trong điều kiện cụ thể của nước ta một cách đúng đắn, độc lập, tự chủ và sáng
tạo. Đảng có phương pháp, chiến lược, chiến thuật cách mạng phù hợp, linh hoạt; nhận thức
được thời cơ, chủ động đón thời cơ và kiên quyết chớp thời cơ, tiến hành tổng khởi nghĩa giành
chính quyền trong cả nước.

Em yêu lịch sử Việt Nam

Page 2


- Do tinh thần yêu nước, đoàn kết, ý chí quật cường của các tầng lớp nhân dân ta, không
chịu sống mãi kiếp nô lệ của người dân mất nước; một lòng đi theo Đảng và được Đảng lãnh
đạo qua các cuộc tổng diễn tập, đã quyết vùng lên giành độc lập cho dân tộc. Trải qua 15 năm
đấu tranh cực kỳ gian khổ và anh dũng dưới sự lãnh đạo của Đảng, đã có biết bao đồng bào,
chiến sĩ đã không hề tiếc máu xương, hy sinh oanh liệt vì mục tiêu độc lập dân tộc.
- Được tiến hành trong bối cảnh quốc tế có những thuận lợi nhất định. Chủ nghĩa phát xít Đức,
Ý, Nhật đã bị đánh bại, phong trào đấu tranh giải phóng của các dân tộc bị áp bức và của các lực
lượng tiến bộ trên thế giới phát triển mạnh.

3. Ý nghĩa lịch sử:

- Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công là thắng lợi vĩ đại đầu tiên của nhân dân ta

từ khi có Đảng lãnh đạo, mở ra bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Chính quyền
về tay nhân dân, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời - Nhà nước công nông đầu tiên ở
Đông Nam Á; chấm dứt chế độ quân chủ phong kiến ở Việt Nam; kết thúc hơn hơn 80 năm
nhân dân ta dưới ách đô hộ của thực dân, phát xít. Nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở
thành người dân một nước độc lập, làm chủ vận mệnh của mình. Nước Việt Nam từ một nước
thuộc địa nửa phong kiến trở thành một nước độc lập, tự do và dân chủ. Đảng Cộng sản Việt
Nam trở thành một Đảng cầm quyền. Từ đây, đất nước, xã hội, dân tộc và con người Việt Nam
bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
- Cách mạng Tháng Tám là thắng lợi của chủ nghĩa Mác-Lênin được vận dụng sáng tạo vào hoàn
cảnh cụ thể của cách mạng Việt Nam; là thắng lợi của tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách
mạng của Đảng ta gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, gắn sức mạnh dân tộc với sức mạnh
thời đại; là sự thể nghiệm thành công đầu tiên chủ nghĩa Mác-Lênin tại một nước thuộc địa ở
Em yêu lịch sử Việt Nam

Page 3


châu Á. Đây còn là quá trình phát triển tất yếu của lịch sử dân tộc trải qua mấy nghìn năm phấn
đấu, đỉnh cao của ý chí quật cường, sức mạnh cố kết cộng đồng, tầm cao trí tuệ của dân tộc hòa
quyện với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với xu thế của thời đại vì hòa bình, dân
chủ và tiến bộ xã hội, vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
- Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám cổ vũ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước
bị chủ nghĩa đế quốc thực dân áp bức, thống trị. Nó khẳng định rằng, trong điều kiện trào lưu
của cách mạng vô sản, cuộc cách mạng do một đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo không chỉ
có thể thành công ở một nước tư bản kém phát triển, nơi mắt xích yếu nhất của chủ nghĩa đế
quốc mà còn có thể thành công ở ngay một nước thuộc địa nửa phong kiến lạc hậu để đưa cả
dân tộc đó đi lên theo con đường của chủ nghĩa xã hội.

4. Một số bài học kinh nghiệm:


-Bài học thứ nhất là có một đảng tiên phong thật sự cách mạng, tiếp thu chủ nghĩa MácLênin, được tư tưởng Hồ Chí Minh soi sáng đã nắm vững hoàn cảnh cụ thể của mỗi giai đoạn
lịch sử, đề ra đường lối cách mạng đúng đắn, có phương pháp và hình thức đấu tranh phù hợp;
biết nắm bắt thời cơ, xây dựng lực lượng và tổ chức, sử dụng lực lượng; phát huy được sức
mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để dẫn dắt quần chúng đứng lên giành và giữ chính quyền.
-Bài học thứ hai là vấn đề giành và giữ chính quyền. Đảng ta đã biết chăm lo xây dựng lực
lượng cách mạng, làm cho lực lượng cách mạng đủ mạnh, thu hút được đông đảo quần chúng
tham gia, từ đó làm thay đổi so sánh lực lượng giữa ta và địch, tạo ra thời cơ cách mạng để đưa
cuộc cách mạng đến thành công. Để giữ vững chính quyền, Đảng và Nhà nước ta đã dựa chắc
vào nhân dân, tạo nên sức mạnh vật chất và tinh thần để đấu tranh thắng lợi với thù trong giặc
ngoài. Đảng ta biết kiên quyết dùng bạo lực cách mạng và sử dụng bạo lực cách mạng thích hợp
và đúng lúc để đập tan bộ máy nhà nước cũ lập ra nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì
nhân dân.
-Bài học thứ ba là vấn đề nắm bắt được thời cơ, đề ra được những quyết định chính xác và
kịp thời. Nghệ thuật chỉ đạo tài tình của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc chọn đúng
thời cơ, ra quyết định Tổng khởi nghĩa đúng lúc thể hiện cụ thể trong chỉ thị của Thường vụ
Trung ương Đảng tháng 3-1945 “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” và bản Quân
lệnh số 1 của Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc phát đi đêm 13-8-1945. Cũng nhờ chọn đúng thời cơ
mà sức mạnh của nhân dân ta trong Cách mạng Tháng Tám được nhân lên gấp bội, đã tiến hành
tổng khởi nghĩa thành công trong phạm vi cả nước trong thời gian ngắn.

II.Tuyên ngôn đọc lập năm 1945

-Chủ tịch Hồ Chí Minh - người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam. ở Người - một trong
những tố chất quan trọng bậc nhất sáng ngời là tư tưởng nhân văn, dòng hợp lưu trí tuệ của
nhân loại.
-Ngày 28/8/1945 trên căn gác hai của nhà số 48 Hàng Ngang (Hà Nội), Bác Hồ bắt đầu dự
thảo Bản Tuyên ngôn Độc lập. Sau này Bác nói: "Đó là những giây phút sung sướng nhất của đời
mình". Bản Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc ở Quảng trường Ba Đình lịch sử
ngày 2/9/1945 không chỉ có ý nghĩa đối với nền độc lập của dân tộc Việt Nam, mà còn là sự mở
đầu kỷ nguyên độc lập, tự do của các dân tộc thuộc địa, bị áp bức trên toàn thế giới. Bản Tuyên

ngôn Độc lập đọc tại Quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945 đã đánh dấu mốc son lịch sử chói lọi
của dân tộc, độc lập và tự do, dân chủ cho nhân dân. Mọi người được bình đẳng, bác ái, được
Em yêu lịch sử Việt Nam

Page 4


sống, tự do và tìm được hạnh phúc, đó là những từ ngữ đ‹p với nội hàm chất chứa những nội
dung nhân văn lớn và sâu sắc mà hàng triệu triệu người mong đợi.
- Độc lập năm 1776 của nước Mỹ: "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo
hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy có quyền
được sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc". Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: suy rộng ra
câu y có nghĩa là: "Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có
quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do".
-Kế tiếp Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng trích bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của
cách mạng Pháp: "Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và luôn luôn được tự do và
bình đẳng về quyền lợi. Theo tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh, một Nhà nước ra đời trước hết là
đảm bảo tính lập hiến, cho nên ngày 2/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Lâm
thời đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Nhà nước công
nông đầu tiên ở Đông Nam á, đặt nền móng xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Ngày 3/9/1945, trong phiên họp đầu tiên của
Chính phủ Lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu lên một trong sáu vấn đề cấp bách hơn cả của
chính quyền cách mạng là: "Chúng ta phải có một bản Hiến pháp dân chủ. Tôi đề nghị Chính phủ
tổ chức càng sớm càng tốt cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội với chế độ phổ thông đầu phiếu".
Ngày 6/1/1946, tất cả công dân Việt Nam, không phân biệt nam nữ, giàu nghèo, dân tộc, tôn
giáo, chính kiến... từ 18 tuổi trở lên đã tham gia cuộc Tổng tuyển cử tự do lựa chọn người đại
diện cho mình vào Quốc hội - cơ quan quyền lực tối cao có quyền lập hiến, lập pháp.
-60 năm trôi qua, tư tưởng nhân văn, tư tưởng vì dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong
Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 trở thành sức mạnh trí tuệ, đến ngay những kẻ thù thực
dân xâm lược cũng phải tôn kính, cảm phục; tranh thủ được sự đồng tình của các tầng lớp, dân

tộc, tôn giáo, về với cội nguồn dân tộc, với lẽ sống cao đẹp. Hơn thế nữa, tố chất nhân văn đã
giúp Bác tập hợp và lập ra Nhà nước gồm những nhà trí thức trên nhiều lĩnh vực của quốc gia
lúc bấy giờ. Đây chính là sự toả sáng của lòng nhân ái, sự cảm thông sâu sắc, lòng yêu nước
thương dân, niềm khát khao độc lập, tự do của cả dân tộc.
-Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945 vang vọng mãi trong lịch sử dân tộc Việt Nam, thể hiện
rõ chân lý chính nghĩa, pháp lý đanh thép và đạo lý cao cả của dân tộc Việt Nam giành độc lập,
tự do. ánh sáng của Tuyên ngôn Độc lập đã khơi nguồn sáng tạo và soi sáng con đường cách
mạng Việt Nam hướng lên tầm cao mới trong sự nghiệp xây dựng Nhà nước của dân, do dân và
vì dân, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

III.Đóng góp của Hà Nội trong cách mạng tháng Tám

Trước tình hình phong trào cách mạng sôi sục, việc huấn luyện quân sự trong các đơn vị tự
vệ chiến đấu ở Hà Nội trở nên cấp bách. Đồng thời, Thành ủy chỉ đạo tiến hành gấp rút công tác
điều tra những vị trí quân sự của địch và công tác vận động binh lính địch; thành lập các đội
tuyên truyền xung phong, tuyển lựa những người dũng cảm nhất trong các đơn vị tự vệ chiến
đấu và tuyên truyền xung phong để đảm nhiệm những nhiệm vụ trực tiếp chiến đấu.
-Thành ủy Hà Nội đã lãnh đạo nhân dân vừa xây dựng và bảo vệ chính quyền, vừa tích cực
chuẩn bị mọi mặt để kháng chiến.
Em yêu lịch sử Việt Nam

Page 5


Câu 2 : Hãy giới thiệu về Văn Miếu – Quốc Tử Giám (khoảng 12 trang A4). Theo em giá trị lịch sử, văn hóa của khu di tích Văn Miếu –
Quốc Tử Giám được thể hiện ở những điểm nào?
-Từ năm 1070, đời vua Lý Thánh Tông cho khởi dựng Văn Miếu - Quốc Tử Giám để tôn thờ
và bồi dưỡng Nho học. Xây dựng khá quy mô, Văn Miếu - Quốc Tử Giám trong khuôn viên hình
chữ nhật. Mặt tiền cũng là chiều ngang rộng 75m, quay ra đường Quốc Tử Giám, phía sau giáp
đường Nguyễn Thái Học. Chiều dài phía Bắc là đường Tôn Đức Thắng, phía Nam là đường Văn

Miếu dài 306m. Văn Miếu - Quốc Tử Giám thiết kế bởi nhiều lớp nhà và lớp cửa cách nhau 5 cái
sân: Tam quan qua sân thứ nhất. Đại trung môn có hai cổng nhỏ vào sân thứ hai. Khuê Văn Các
có hai cổng nhỏ vào sân thứ ba. Tiếp đến là hồ Thiên Quang Tĩnh và Cửa Đại Thành vào sân thứ
tư. Khu chính của Văn Miếu gồm hai nếp nhà chính cách nhau cũng bằng cái sân, mái lợp ngói
cổ. Nếp nhà trong là Chính tẩm thờ Khổng Tử và khán thờ các thánh tứ phối: Phan Uyên, Tăng
Sâm, Tử Tư, Mạnh Tử. Khu nhà Đại Bái hai bên tả, hữu treo thờ tranh vẽ tiên hiền, tiên nho. Qua
sân thứ năm là nhà Thái Học (thờ cha, mẹ Khổng Tử).

Em yêu lịch sử Việt Nam

Page 6


Em yêu lịch sử Việt Nam

Page 7


Đại Trung Môn
-Từ cổng chính Văn Miếu môn, vào không gian thứ nhất gọi là khu Nhập đạo, theo
đường thẳng tới cổng thứ hai là Đại Trung môn. Ngang hàng với Đại Trung môn bên trái có
Thành Đức môn, bên phải có Đạt Tài môn. Theo văn bản của ông Đỗ Văn Ninh trước đây hai
cổng tả môn và hữu môn ở phía trước và bằng Đại Trung môn, Thánh Đức môn và Đại tài môn ở
phía sau. Hiện nay hai bên là không gian cây xanh và thảm cỏ Bức tường ngang nối ba cửa vươn
dài ra hai bên tới tận tường vây dọc bên ngoài. Hai bên tả hữu của cả khu Văn Miếu, cùng với
tường ngang nơi Văn Miếu môn tạo thành một khu hình gần vuông có tường vây khép kín ra vào
bằng Văn Miếu môn. Trong khu vực này trồng cây bóng mát gần kín mặt bằng. Hai chiếc hồ chữ
nhật nằm dài sát theo chiều dọc bên ngoài. Cảnh này gây nên cảm giác tĩnh mịch, thanh nhã của
nơi "văn vật sở đô". Cửa Đại Trung môn làm kiểu 3 gian, xây trên nền gạch cao, có mái lợp ngói
mũi hài, có hai hàng cột hiên trước và sau, ở giữa là hàng cột chống nóc. Gian giữa cổng treo

một tấm biển nhỏ đề 3 chữ sơn then Đại Trung môn.
Con đường thẳng từ Văn Miếu môn tới Đại Trung môn lại vươn tiếp thẳng tới Khuê Văn Các. Từ hai
cửa Đạt Tài và Thành Đức ở hai bên cửa Đại Trung, hai con đường nhỏ hơn song song chạy thẳng
với con đường trục giữa, chia khu vực thứ hai này thành 4 dải khá cân bằng. Hai hồ nước được đào
ở vị trí tương tự như hai hồ nước ở khu vực thứ nhất. Việc lặp lại một khu vực chỉ có cây có cỏ, việc
làm thêm dãy tường ngăn và làm thêm lớp cửa ra vào, được các nhà kiến trúc cho là rất thành công
trong ý đồ tạo nên cảnh thâm nghiêm, tĩnh mịch của khu vực kiến trúc.

Khuê Văn Các
-Khuê văn các (nghĩa là "gác vẻ đẹp của

sao Khuê") là một lầu vuông tám mái, bao gồm
bốn mái thượng và bốn mái hạ, cao gần chín thước, do Tổng trấn Nguyễn Văn Thành triều
Nguyễn đương thời cho xây dựng vào năm 1805. Gác dựng trên một nền vuông cao cân xứng có
lát gạch Bát Tràng mỗi bề có chiều dài là 6,8 mét. Để bước lên được nền vuông này phài đi qua
Em yêu lịch sử Việt Nam

Page 8


ba bậc thang đá. Kiểu dáng kiến trúc Khuê Văn Các rất hài hòa và độc đáo. Tầng dưới là 4 trụ
gạch vuông, mỗi cạnh của trụ có chiều dài một mét và trên các mặt trụ đều có chạm trổ các hoa
văn rất tinh vi và sắc sảo. Tầng trên là kiến trúc gỗ sơn son thếp vàng trừ mái lợp và những phần
trang trí góc mái hoặc trên bờ nóc là bằng chất liệu đất nung hoặc vôi cát có độ bền cao.
-Sàn gỗ có chừa 2 khoảng trống để bắc thang lên gác. Bốn cạnh sàn có diềm gỗ chạm trổ
tinh vi. Bốn góc sàn làm lan can con tiện cũng bằng gỗ. Bốn mặt tường bịt ván gỗ, mỗi mặt đều
làm một cửa tròn có những thanh gỗ chống tỏa ra bốn phía. Cửa và những thanh gỗ chống
tượng trưng cho sao Khuê và những tia sáng của sao . Mé trên sát mái phía cửa ngoài vào treo
một biển sơn son thiếp vàng 3 chữ 奎文閣 (Khuê văn các). Mỗi mặt tường gỗ đều chạm một đôi
câu đối chữ Hán thiếp vàng. Cả bốn đôi câu đối này đều rất có ý nghĩa.

1. Khuê tinh thiên lãng nhân văn xiển - Bích thuỷ xuân thâm đạo mạch trường.
2. Hy triều phấn sức long văn trị - Kiệt các trân tàng tập đại quan
3. Thành lâm Bắc đẩu hồi nguyên khí - Nguyệt tế thu đàm chiếu cổ tâm.
4. Thánh hiền nhất thống đồ thư phủ - Văn hiến thiên thu lễ nghĩa bang.

Tạm dịch nghĩa như sau:
1. Sao Khuê trời sáng, văn minh rộng - Sông Bích xuân sâu, mạch đạo dài
2. Triều ta tô điểm nhiều văn trị - Gác đẹp văn hay đón khách xem
3. Bắc Đẩu soi thành nhiều khí tốt - Đầm thu bóng nguyệt sáng lòng xưa
4. Nước lễ nghĩa nghìn năm văn hiến - Phủ đồ thư một mối thánh hiền

`
-Gác Khuê Văn vốn là nơi xưa kia dùng để họp bình những bài văn hay của các sĩ tử đã
thi trúng khoa thi hội. Gác nhỏ, kiến trúc giản dị nhưng tao nhã, đặc biệt lại được chọn dựng
giữa những cây cổ thụ xanh tốt, cạnh giếng Thiên Quang đầy nước trong in bóng gác.

Giếng Thiên Quang

Em yêu lịch sử Việt Nam

Page 9


-Thiên Quang tỉnh (tức "giếng soi ánh sáng bầu trời") còn được gọi là Văn Trì (Ao Văn).
Thiên Quang nghĩa là ánh sáng bầu trời. Đặt tên này cho giếng, người xây dựng có ý muốn nói
con người thu nhận được tinh túy của vũ trụ, soi sáng tri thức, nâng cao phẩm chất, tô đẹp nền
nhân văn. Giếng hình vuông, quanh bờ đều xây hàng lan can tới độ ngang lưng. Người xưa còn
có quan niệm giếng hình vuông tượng trưng cho đất, cửa tròn gác Khuê Văn tượng trưng cho
trời. Tinh hoa của cả trời cả đất đều được tập trung ở trung tâm văn hóa giáo dục uy nghiêm
giữa chốn đế đô này. Một con đường nhỏ lát gạch bao quanh giếng cho phép người ta có thể

dạo quanh giếng, lên gác Khuê Văn, vào cửa Đại Thành hoặc rẽ sang 2 vườn bia đá ở 2 bên.

Bia tiến sĩ
-Nhưng có lẽ di tích có giá trị bậc nhất ở đây là 82 tấm bia Tiến sĩ dựng ở hai bên phải trái

của giếng Thiên Quang, mỗi bên 41 tấm dựng thành 2 hàng ngang, mặt bia đều quay về phía
giếng. Cả hai bên, giữa mỗi vườn bia xây một tòa đình vuông, 4 mặt bỏ trống, nền cao, giữa nền
có bệ, cửa đều trông thẳng xuống giếng. Đây là hai tòa đình thờ bia. Xưa kia hàng năm xuân thu
nhị kỳ trong Văn Miếu làm lễ tế thì ở đây cũng sửa lễ vật cúng bái các vị tiên nho của nước ta mà
quý tính cao danh còn khắc trên bia đá. Trong 82 tấm bia còn lại tới ngày nay, tấm sớm nhất
dựng vào năm 1484, khắc tên các vị tiến sĩ đỗ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo năm thứ 3
(1442) tấm cuối cùng dựng vào năm 1780, khắc tên các Tiến sĩ đỗ khoa Kỷ Hợi, niên hiệu Cảnh
Hưng năm thứ 40 (1779). Từ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo năm thứ 3 tới khoa cuối cùng
là khoa Đinh Mùi niên hiệu Chiêu Thống năm thứ nhất 1787 tính cho đủ phải tới 124 khoa thi
đình, nếu chỉ kể các khoa thi Tiến sĩ, không kể các khoa Đông Các và Chế khoa thì cũng phải 117
khoa, vậy nếu theo đúng điển lệ triều Hậu Lê thì phải lập đủ 117 tấm bia đề tên Tiến sĩ. Thế
nhưng trải qua bao cơn binh lửa, vật đổi sao dời, số bia chỉ còn là 82 tấm. Nhiều tấm bia nọ lắp
vào rùa kia, nhiều tấm nứt vỡ phải gắn chắp lại.

Em yêu lịch sử Việt Nam

Page 10


Đền Khải Thánh - Quốc Tử Giám
-Khu Khải Thánh là khu sau cùng của di tích. Từ Văn Miếu sang đến Khải Thánh người ta
có thể đi theo 2 con đường lát gạch phía sau Tả Vu và Hữu Vu, hoặc cũng có thể từ sau lưng
Thượng Điện qua cửa tam quan. Cửa này là cửa chính cũng xây 3 gian, có mái lợp và cánh cửa
đóng mở. Từ bên ngoài vào đền Khải Thánh cũng có thể qua một cổng nhỏ có cánh mở ở góc
Đông Nam nơi tiếp giáp với bức tường ngăn 2 khu Văn Miếu và Khải Thánh.

-Đền Khải Thánh là nơi thờ cha mẹ Khổng Tử tức là Thúc Lương Ngột và Nhan Thị. Phần
nửa diện tích của khu này là sân phía trước. Sân bị con đường lát gạch ngăn đôi dẫn từ cửa tam
quan lên chính giữa đền thờ. Nửa sân bên trái có 2 tấm bia ghi đại lược như sau: Thăng Long là
nơi đô thành cũ; là nhà Thái Học xưa. Hai bên cửa Văn Miếu có dựng bia đề tên Tiến sĩ, bắt đầu
từ khoa Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo, tới khoa Kỷ Hợiniên hiệu Cảnh Hưng, nay hiện còn 82
tấm, đó chỉ là một số nhỏ. Trong thời gian từ đó tới nay gió táp mưa sa, cỏ lấp rêu phong, có tới
hơn 10tấm chữ khắc bị mòn, lỏng chỏng mỗi nơi mỗi tấm, phần nhiều sứt mẻ không thể đọc
được hết (十 面 餘 零 星 散 立, 多 斑 駁 不 可 卒 讀. Thập diện dư linh tinh tán lập, đa ban
bác bất khả tốt độc)
. Tôi là Thanh đến làm quan ở đây, vẫn thường muốn làm việc ấy. Mùa thu năm nay, công việc
đỡ bận, tôi bàn với quan tổng đốc và quan án sát, bàn cách làm nhà ngói mỗi bên 2 tòa nhà,
mỗi tòa 11 gian. Tấm bia nào đổ lỏng chỏng thì đem xếp lại, mặt bia nào bị sứt sở thì đem so
sánh mà khắc lại. Cất giữ lấy vết tích xưa vậy.... Thật sự 2 tấm bia này cũng là những tư liệu quý.

Em yêu lịch sử Việt Nam

Page 11


Kiến trúc đền Khải Thánh sơ sài hơn song cũng có Tả Vu, Hữu Vu 2 bên và đền thờ ở giữa. Đền
Khải Thánh xưa vốn là Quốc Tử Giám, nơi rèn đúc nhân tài cho nhiều triều đại.
-Năm 1946 quân Pháp đã bắn đại bác phá hủy sạch
không còn lại một kiến trúc nào. Kiến trúc ngày nay là hoàn
toàn mới. Toàn bộ mái đều được lợp hai lớp ngói lót, trên là
một lớp chì dày 1,5mm rồi đến một lớp ngói lót nữa, và trên
cùng là ngói mũi hài. Phần giữa các cột nhà với chân đá tảng
cũng đặt một tấm chì dày 1,5mm để chống ẩm từ dưới lên.
Nền sân đều được lát gạch bát kích thước 30x30x4cm. Xung
quanh nhà đều được bó vỉa bằng đá xanh. Quy mô kiến trúc
khu Thái Học mới rất bề thế, trang nghiêm và hài hoà với

kiến trúc cảnh quan của khu Văn Miếu phía trước.

Câu 3 : Trong lịch sử Thăng Long – Hà Nội, em yêu thích nhất nhân
vật lịch sử nào ? Vì sao? Hãy trình bày hiểu biết của em về nhân vật đó.
-Trong lịch sử nước Việt ta còn ghi lại rất nhiều câu nói bất hủ của các bậc anh hùng dân
tộc, làm rạng danh nước nhà. Một trong những câu nói bất hủ phải kể đến là lời mắng: “Ta thà
làm ma nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc” của danh tướng Trần Bình Trọng thời
nhà Trần.

Em yêu lịch sử Việt Nam

Page 12


-Trần Bình Trọng sinh năm Kỷ Mùi (1259), là người xã Bảo Thái (nay thuộc huyện Thanh
Liêm, tỉnh Hà Nam). Ông vốn là hậu duệ của vua Lê Đại Hành. Do cha Trần Bình Trọng làm quan
dưới triều Trần Thánh Tông lập được nhiều công trạng lớn, nên được nhà vua ân sủng ban cho
quốc thích (cho mang theo họ vua). Bởi vậy, Trần Bình Trọng mới có họ Trần, thay vì mang họ Lê.
Về chuyện này, sách Toàn thư, quyển V, kỷ Nhân Tông hoàng đế có đoạn viết: “Bình Trọng dòng
dõi Lê Đại Hành, chồng sau của công chúa Thụy Bảo, do ông cha làm quan đời Trần Thái Tông,
nên được cho quốc tính nhà họ Trần”.
-Câu chuyện Trần Bình Trọng hy sinh oanh liệt sau lời mắng nhiếc lũ giặc ngoại xâm xảy ra
dưới thời vua Trần Nhân Tông, trong cuộc chiến chống quân Nguyên – Mông lần thứ 2.
-Bấy giờ, vua Trần Thánh Tông nhường ngôi cho con, rút lui về “hậu trường” làm Thái
thượng hoàng. Lấy cớ Trần Nhân Tông tự lên ngôi báu mà chưa được sự “cho phép” của hoàng
đế Nguyên Mông, nhà Nguyên sai sứ là Sài Thung sang đòi Trần Nhân Tông phải đích thân sang
thần phục. Tuy nhiên, vua Trần Nhân Tông quyết giữ quốc thể, lấy cớ thoái thác không sang, cử
chú là Trần Di Ái sang thay. Vua Nguyên là Hốt Tất Liệt bèn phong Di Ái làm An Nam quốc vương,
cử 1000 quân đưa Di Ái về làm vua An Nam. Tuy nhiên, âm mưu này bị Trần Nhân Tông dẹp tan.
Hốt Tất Liệt tức giận bèn dụng mưu đánh chiếm nước ta. Cuộc chiến tranh chống Nguyên Mông

lần thứ 2 bắt đầu như vậy.
-Quân Nguyên Mông ầm ầm kéo sang Đại Việt với 50 vạn quân do Thoát Hoan, con trai Hốt
Tất Liệt, đích thân cầm đầu. Thế giặc mạnh nên quân đội nhà Trần liên tục bị đẩy lui. Tới khi giặc
đánh tới gần thành Thăng Long, liệu thế không giữ được thành, nhà Trần dùng kế vườn không
nhà trống, rút lui khỏi thành Thăng Long. Quân Nguyên Mông tràn được vào thành Thăng Long,
nhưng chúng không thu được chiến lợi phẩm gì, đành kéo quân ráo riết truy đuổi Thái thượng
hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông. Trần Bình Trọng được triều đình tin cẩn giao
trọng trách chặn hướng truy đuổi của giặc tại vùng Đà Mạc – Thiên Mạc (nay thuộc huyện Duy
Tiên, tỉnh Hà Nam) để đoàn quân nhà Trần rút lui an toàn và bí mật.
Em yêu lịch sử Việt Nam

Page 13


-Do sự chênh lệch quá lớn về quân số, mũi quân đánh chặn của Trần Bình Trọng thất bại,
Trần Bình Trọng bị bắt sống. Tuy nhiên, Trần Bình Trọng đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cầm
chân địch khi chúng hoàn toàn mất dấu vết nhà Trần sau trận đánh này.
-Để moi móc thông tin, tướng giặc đã dùng mọi cách với Trần Bình Trọng, từ dọa dẫm tới
mềm mỏng. Nhưng Trần Bình Trọng quyết không nói nửa lời. Cuối cùng, tướng giặc dụ dỗ sẽ xin
phong vương nếu Trần Bình Trọng quy hàng, nhưng ông đã khảng khái thét mắng vào mặt
chúng: “Ta thà làm ma nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc”. Lời thét mắng ấy thể hiện rõ
quan điểm khẳng định Đại Việt là một nước độc lập và có ý coi thường triều đình phương Bắc
khi ông chỉ gọi nhà Nguyên Mông là “đất Bắc”. Lời thét mắng ấy của Trần Bình Trọng khiến quân
giặc giận tím mặt. Chúng giết ông ngay tức khắc. Sử sách còn ghi lại thời điểm ấy là tháng Chạp
năm Ất Dậu (1285). Năm ấy, Trần Bình Trọng mới có 26 tuổi.
-Nhờ sự chiến đấu anh dũng và sự hy sinh oanh liệt, thà chết chứ không chịu làm lộ thông
tin quân sự của triều đình, của Trần Bình Trọng, triều đình nhà Trần mới có thời gian và điều
kiện để chuẩn bị lực lượng phản công. Sau đó chỉ vài tháng, quan quân nhà Trần đã dốc toàn lực
phản công, đập tan quân Nguyên Mông. Nhiều tướng giặc bị chém đầu tại trận, trong đó có Toa
Đô, Lý Hằng, Lý Quán. Riêng Thoát Hoan hoảng sợ phải chui vào ống đồng để tránh tên bắn, bắt

quân lính khiêng chạy chối chết về nước.
-Cuộc chiến chống giặc Nguyên Mông lần thứ 2 thắng lợi ròn rã nhờ công đóng góp không
nhỏ của Trần Bình Trọng. Bởi thế, khi xét công trạng, vua Nhân Tông đã truy phong ông là Bảo
nghĩa vương.
-Tưởng nhớ công ơn và cảm khí tiết của Bảo nghĩa vương Trần Bình Trọng, ngày nay, tên
của ông được đặt cho nhiều đường, phố ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước. Riêng ở Hà Nội,
tên của Trần Bình Trọng được đặt cho tuyến phố nối từ phố Trần Hưng Đạo tới phố Trần Nhân
Tông – hai nhân vật anh hùng cùng thời với Trần Bình Trọng gắn liền với chiến thắng vang dội
trong 2 cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông, lần thứ 2 và lần thứ 3.
---HẾT---

Em yêu lịch sử Việt Nam

Page 14



×