Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

BAI TIEU LUAN QUAN LY NHA NUOC; quản lý thủy sinh vật ngoại lai trên địa bàn tỉnh bà rịa – vũng tàu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (278.55 KB, 28 trang )

Bài tiểu luận cuối khóa QLHCNN K50 – Nguyễn Hữu Thi – Sở Nông nghiệp tỉnh BRịa
-VTàu

LỜI NÓI ĐẦU

T

Rong các năm gần đây, các loài Thủy sinh vật ngoại lai (TSVNL)
xâm nhập vào nước ta với nhiều mục đích khác nhau phục vụ cho
bộ phận người chơi cây cá cảnh, làm phụ liệu cho các ngành dược

phẩm và chúng đi vào nước ta bằng nhiều con đường, nhiều hình thức như chính
ngạch, tiểu ngạch, quà tặng, hàng xách tay…. Vấn đề trên đã trở thành đề tài
nóng và nhận được sự quan tâm của toàn xã hội, liên tiếp các thông tin từ báo,
đài, mạng internet đưa tin về các vụ Thủy sinh vật ngoại lai gây nguy hại, ảnh
hưởng trực tiếp và gián tiếp đến các loài sinh vật bản địa, chúng tàn phá cây
lương thực, xâm hại các công trình thủy lợi như đê điều, cầu cống, công trình
của người dân nuôi trồng thủy sản, các loài tiêu biểu đã bị các cơ quan chức
năng phát hiện và có phương án xử lý như: Động vật có Rùa tai đỏ, Ốc Bươu
vàng, Cá lau kiếng, Tôm hùm nước ngọt, Cá sấu hỏa tiễn… Thực vật thì có cây
Mai dương là điển hình. Từ thực tế cho thấy, các loài TSVNL không chỉ gây
thiệt hại trực tiếp lên các hệ sinh thái của nước ta mà chúng còn có thể gây nguy
hiểm đến tính mạng với con người, có nguy cơ lây nhiễm và bùng phát thành
dịch bệnh như đã từng xảy ra ở một số nước tại Châu phi trong đó đặc biệt là
loài Rùa tai đỏ (Có tên khoa học là: Trachemys scripta elegans), theo các nhà
khoa học thì loài này có thể mang vi khuẩn salmonella, loại vi khuẩn gây bệnh
Trang 1


Bài tiểu luận cuối khóa QLHCNN K50 – Nguyễn Hữu Thi – Sở Nông nghiệp tỉnh BRịa
-VTàu



thương hàn cho con người. Các hệ lụy và các nguy hại trực tiếp hoặc gián tiếp
đã và đang được các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương cùng các nhà
khoa học cảnh báo và đã có nhiều phương án, biện pháp hay được đưa ra nhằm
hạn chế đến mức thấp nhất các tác hại do chúng gây ra.
Hiện nay, một số loài TSVNL đã phát tán ra ngoài môi trường tự nhiên
trên diện rộng như Ốc bươu vàng, cá lau kiếng… bên cạnh đó một số loài như
Tôm hùm nước ngọt, Cá sấu hỏa tiễn đang có mối nguy cơ phát tán trên diện
rộng, hiện chúng có mặt hầu như ở tất cả các tỉnh thành từ nông thôn đến thành
thị. Đứng trước tình hình trên, vấn đề đặt ra cho các cơ quan quản lý chuyên
ngành, chính quyền địa phương các cấp và của toàn xã hội nhằm đưa ra các giải
pháp ngăn chặn, bao vây, thu gom và tiêu diệt các loài TSVNL song song với
các biện pháp trên thì công tác tuyên truyền sâu rộng trong xã hội là vô cùng cần
thiết.
Là một cán bộ quản lý nhà nước về lĩnh vực thủy sản trên địa bàn tỉnh,
thường xuyên tham gia vào các đoàn thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực thủy sản,
tham mưu cho lãnh đạo Sở Nông nghiệp một số biện pháp xử lý các sự vụ, sự
việc cụ thể. Với những kiến thức đã được học từ các bài giảng về quản lý nhà
nước tại trường Chính trị tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, cùng với kinh nghiệm từ thực
tế có được qua công tác mà bản thân đã tham gia. Tôi đã chọn chuyên đề với nội
dung: “Quản lý Thủy sinh vật ngoại lai trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”
để hoàn thành bài tiểu luận cuối khóa về xử lý tình huống của mình. Bài tiểu
luận gồm các phần sau:
Trang 2


Bài tiểu luận cuối khóa QLHCNN K50 – Nguyễn Hữu Thi – Sở Nông nghiệp tỉnh BRịa
-VTàu

I. Lời nói đầu.

II. Mô tả tình huống.
III. Xác định mục tiêu xử lý tình huống.
IV. Phân tích nguyên nhân, hậu quả.
V. Xây dựng các phương án giải quyết vấn đề và lựa chọn phương
án.
VI. Kết luận và các kiến nghị.
- Bảng biểu và các tài liệu tham khảo.
Đây là tính huống có thật tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, tình huống trên diễn
ra vào năm 2009 mà người viết đã trực tiếp tham gia xử lý cùng đoàn công tác,
trong đó đã tham mưu cho các cấp lãnh đạo đưa ra các giải pháp thực hiện, trực
tiếp cùng với các cán bộ của các đơn vị chuyên môn khác phối kết hợp cùng với
chính quyền các địa phương xử lý kịp thời đúng theo quy định hiện hành của
Nhà nước trên địa bàn toàn tỉnh. Bước đầu việc thực hiện kế hoạch trên đã có
kết quả nhất định, góp phần cùng với các tỉnh thành trong cả nước chung tay
ngăn chặn các loài TSVNL xâm nhập vào địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nói
riêng, của cả nước nói chung, qua đó giúp người dân nâng cao nhận thức và
cảnh giác trước các loài thủy sinh vật nguy hại, tự giác chấp hành nghiêm chỉnh
các quy định của Nhà nước về quản lý các loài TSVNL. Tuy nhiên, dưới phạm
vi một bài tiểu luận thì tình huống trên đã được người viết cố gắng đánh giá,
phân tích tìm ra nguyên nhân và đề xuất các phương án, biện pháp giải quyết
Trang 3


Bài tiểu luận cuối khóa QLHCNN K50 – Nguyễn Hữu Thi – Sở Nông nghiệp tỉnh BRịa
-VTàu

một cách xác thực nhất nhưng không sai nội dung thực tế mà kế hoạch đã thực
hiện.
Tuy đã cố gắng, song trong quá trình trình bày không thể tránh khỏi
những thiếu sót và hạn chế. Rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của quý

Thầy, Cô, các anh chị em đồng nghiệp và bạn bè để bài tiểu luận được hoàn
thiện hơn, qua đó bản thân cố gắng học hỏi, nâng cao nhận thức và sự hiểu biết
của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4


Bài tiểu luận cuối khóa QLHCNN K50 – Nguyễn Hữu Thi – Sở Nông nghiệp tỉnh BRịa
-VTàu

PHẦN I
MÔ TẢ TÌNH HUỐNG
(Tên các nhân vật, cửa hàng kinh doanh, địa chỉ đã được người viết thay đổi
tên)

Đứng trước tình hình các loài Thủy sinh vật ngoại lai (TSVNL) gây tác
hại đối với môi trường sinh thái của địa phương, chúng tàn phá mùa màng, cây
lương thực và các công trình nuôi trồng thủy sản, công trình thủy lợi tại địa bàn
một số huyện và có nguy cơ phát tán trên diện rộng nếu không có các biện pháp
ngăn chặn kịp thời. Cũng trong thời gian trên, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
nhận được một số đơn, thư kêu cứu của người dân nuôi trồng thủy sản tại các
địa phương huyện Châu Đức, huyện Tân thành và thành phố Vũng Tàu về tình
trạng kinh doanh buôn bán tràn lan các loài động vật thủy sản ngoại lai nuôi làm
cảnh như Cá lau kiếng, Rùa tai đỏ, Tôm hùm nước ngọt và một số loài thủy sản
ngoại lai lạ khác tại các địa phương trên địa bàn tỉnh. Trong đơn, người dân chỉ
đích danh một số địa điểm nuôi nhốt mua bán số lượng lớn và yêu cầu UBND
tỉnh cần có ngay các biện pháp bao vây, tiêu diệt nhằm bảo đảm an toàn cho sức
khỏe của người dân cũng như không gây thiệt hại cho các mùa vụ tiếp theo.
Theo báo cáo, đánh giá và nhận định của các đơn vị chuyên môn thì một số loài

đã xuất hiện dày đặc ở nhiều ao hồ nuôi trồng thủy sản gây ảnh hưởng nghiêm
trọng đến sản lượng và thiệt hại kinh tế, ngoài ra chúng còn xuất hiện rất nhiều ở
Trang 5


Bài tiểu luận cuối khóa QLHCNN K50 – Nguyễn Hữu Thi – Sở Nông nghiệp tỉnh BRịa
-VTàu

các dòng sông, kênh rạch xung quanh nơi người dân sinh sống và nuôi trồng
thủy sản trên địa bàn tỉnh.
UBND tỉnh nhận định tình hình mang tính cấp bách và cần phải xử lý
ngay nhằm giảm nguy cơ phát tán trên diện rộng, giảm sự tác động tiêu cực và
tránh gây thiệt hại cho môi trường, cho người dân tại các địa phương. UBND
tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Sở
NN&PTNT) chủ trì phối hợp với chính quyền các địa phương thực hiện ngay
các biện pháp cấp bách tại các điểm nóng trên. Trên cơ sở sự chỉ đạo của UBND
tỉnh, Sở NN&PTNT đã khẩn trương tổ chức cuộc họp họp bàn phương án và
biện pháp giải quyết vấn đề trên, thành phần cuộc họp gồm lãnh đạo Sở Nông
nghiệp, các đơn vị trực thuộc sở và đại diện chính quyền các địa phương có
điểm nóng về TSVNL. Kết thúc buổi họp, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT
quyết định giao cho Chi cục Nuôi trồng Thủy sản Chủ trì, phối kết hợp với các
đơn vị, chính quyền các địa phương nhanh chóng vào cuộc và xử lý triệt để vấn
đề trên, báo cáo kết quả về Sở NN&PTNT trong vòng 30 ngày, để Sở Nông
nghiệp tổng hợp báo cáo UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

PHẦN II
Trang 6


Bài tiểu luận cuối khóa QLHCNN K50 – Nguyễn Hữu Thi – Sở Nông nghiệp tỉnh BRịa

-VTàu

MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG

- Ngăn chặn việc phát tán rộng rãi các loài TSVNL ra môi trường nước,
các thủy vực, sông suối hồ đập trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
- Nhằm giúp đội ngũ cán bộ công chức xem xét, xử lý sự vụ, sự việc cụ
thể có tình, có lý nhưng bảo đảm không trái các quy định của pháp luật.
- Tăng cường tính pháp chế, kỷ cương của Nhà nước Việt Nam trong
lĩnh vực thủy sản nói riêng, pháp luật nói chung trên địa bàn tỉnh.
- Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật theo quy định hiện hành
- Nêu cao tinh thần và trách nhiệm của người thực thi công vụ – tăng
niềm tin của người dân đối với các cơ quan công quyền, quản lý nhà nước và
phát huy quyền làm chủ của người dân.
- Bảo vệ sức khỏe và đời sống của người dân qua các biện pháp cụ thể,
trong đó loại trừ nguy cơ gây bệnh thương hàn ở người.
- Bảo vệ môi trường sống của các loài sinh vật bản địa và bảo vệ các hệ
sinh thái đa dạng tại nước ta.
- Giúp công tác điều tra và lập danh mục các loài TSVNL trên địa bàn
tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, đánh giá chính xác sự tác động của các loài TSVNL đã,
đang và có thể xảy ra trên địa bàn tỉnh.

Trang 7


Bài tiểu luận cuối khóa QLHCNN K50 – Nguyễn Hữu Thi – Sở Nông nghiệp tỉnh BRịa
-VTàu

PHẦN III
PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ CỦA TÌNH

HUỐNG.

Trên cơ sở sự vụ, sự việc đã xảy ra trên địa bàn tỉnh mà các đơn vị chuyên
môn, chính quyền địa phương đã vào cuộc xử lý, để có các thông tin đúng,
khách quan nhằm phân tích nguyên nhân và hậu quả do tình huống trên mang

Trang 8


Bài tiểu luận cuối khóa QLHCNN K50 – Nguyễn Hữu Thi – Sở Nông nghiệp tỉnh BRịa
-VTàu

lại. Trước tiên chúng ta hãy tìm hiểu về các loài TSVNL xâm hại và các loài có
nguy cơ xâm hại và sự hiểu biết của người dân nói chung về chúng.
1. Khái niệm về Thủy sinh vật ngoại lai.
Theo Điều 2, Thông tư 53/2009/TT-BNNPTNT, thì các loài TSVNL là
loài thủy sinh vật được di nhập từ nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam.
2. Thủy sinh vật ngoại lai xâm hại: TSVNL xâm hại là loài TSVNL lấn
chiếm nơi sinh sống hoặc gây hại đối với các loài sinh vật bản địa, làm mất cân
bằng sinh thái tại nơi chúng xuất hiện và phát triển.
3. Thủy sinh vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại: Là loài TSVNL có nguy
cơ lấn chiếm nơi sinh sống hoặc có nguy cơ gây hại đối với các loài sinh vật bản
địa, làm mất cân bằng sinh thái tại nơi chúng xuất hiện và phát triển.
Ngoài ra, Thông tư trên cũng quy định Cơ quan quản lý chuyên ngành về
thủy sản ở địa phương là Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản hoặc
Chi cục Nuôi trồng thủy sản của các địa phương.
4. Văn bản QPPL về quản lý các loài Thủy sinh vật ngoại lai.
Thông tư 53/2009/TT-BNNPTNT, ngày 21/08/2009 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn quy định quản lý các loài thuỷ sinh vật ngoại lai tại Việt
Nam. Thông tư này quy định về việc quản lý các loài thuỷ sinh vật được di nhập

từ nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam với mục đích chủ định hoặc không chủ
định, đã phát tán trong môi trường tự nhiên hoặc đang được nuôi trong môi

Trang 9


Bài tiểu luận cuối khóa QLHCNN K50 – Nguyễn Hữu Thi – Sở Nông nghiệp tỉnh BRịa
-VTàu

trường có kiểm soát, Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước
và nước ngoài có hoạt động liên quan đến quản lý TSVNL tại Việt Nam.
Tại Việt Nam, theo kết quả điều tra của các nhà khoa học và các cơ quan
chuyên môn thì nước ta hiện đã có nhiều loài TSVNL xâm hại và có nguy cơ
xâm hại đang hiện diện trên tất cả các tỉnh thành từ miền núi đến đồng bằng, từ
nông thôn đến thành thị. Trong đó không thể không nhắc đến các loài đang nằm
trong diện “Có nguy cơ xâm hại” để từ đó đưa ra các biện pháp, phương án đồng
bộ mang tính thống nhất cao nhằm ngăn chặn và xử lý ngay từ đầu khi có dấu
hiệu và mới xuất hiện trên thị trường.
Các nhà khoa học và các cơ quan chuyên môn có thẩm quyền cũng đã thu
mẫu, phân tích và đưa ra các cảnh báo về đường lây bệnh thương hàn từ Rùa tai
đỏ sang người, đặc biệt là trong môi trường khí hậu nhiệt đới gió mùa của nước
ta, một môi trường thuận lợi tiềm ẩn nguy cơ phát triển thành đại dịch như đã
từng xảy ra ở một số nơi trên thế giới hay như chính tại Việt Nam chúng ta là rất
cao.
Cũng tại Việt Nam Các nhà khoa học đã tiến hành phân tích và đưa ra các
kịch bản về sự mất cân bằng trong đa dạng sinh học và các hệ sinh thái, các cảnh
báo cũng chỉ ra rằng nếu Chính phủ không có các biện pháp hữu hiệu thì trong
tương lai gần chúng ta sẽ tự đánh mất một số loài động thực vật bản địa và sẽ
mất rất nhiều nguồn gen bản địa quý mà trong tương lai thế con cháu sẽ phải
mất rất nhiều công sức và vật chất mới có thể khôi phục lại được.

5. Sự hiểu biết của người dân về Thủy sinh vật ngoại lai.
Trang 10


Bài tiểu luận cuối khóa QLHCNN K50 – Nguyễn Hữu Thi – Sở Nông nghiệp tỉnh BRịa
-VTàu

Xuất phát từ những quan niệm sai lầm, thiếu cơ sở khoa học như các loài
động vật sẽ tự khắc tiêu diệt lẫn nhau để cân bằng trong môi trường sống của
chúng mà không cần có sự tác động hay điều chỉnh từ con người.
Trong lịch sử đã chứng minh nhiều trường hợp nguy hại cho chính môi
trường sống của con người do mất cân băng sinh thái. Không thể phủ nhận các
giá trị của một số loài TSVNL mang lại cho con người nói chung, Việt Nam
chúng ta nói riêng như bản thân các loài TSVNL trực tiếp hay gián tiếp góp
phần tạo ra các sản phẩm hữu dụng phục vụ cho đời sống con người… Tuy
nhiên, đứng ở góc độ sinh học thì trong mỗi không gian và thời gian nhất định,
từng loài sinh vật buộc phải nằm trong “Chuỗi” trên cơ sở phát triển với số
lượng nhất định và nếu trái với quy luật trên thì sẽ gây ra mất cân bằng trong hệ
sinh thái mà hậu quả sẽ tác động trực tiếp lên con người chúng ta.
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì đối với mỗi loài TSVNL khi du
nhập vào Việt Nam chúng ta đều phải qua các bước khảo nghiệm, kiểm nghiệm
và nuôi cách ly trước khi cho phép chính thức nuôi đại trà trên diện rộng. Tuy
nhiên, cho đến nay đa số các loài gây hại trên lãnh thổ chúng ta đều không thực
hiện hoặc thực hiện không theo các bước của trình tự trên.
5.1. Nguyên nhân dẫn đến tình huống.
Tình huống trên có được là từ những nguyên nhân sau:

Trang 11



Bài tiểu luận cuối khóa QLHCNN K50 – Nguyễn Hữu Thi – Sở Nông nghiệp tỉnh BRịa
-VTàu

- Xuất phát từ nhu cầu giải trí của một bộ phân người dân chơi cây cá cảnh
trong khi kiến thức về pháp luật, kiến thức về các tác hại của các loài TSVNL
còn sơ sài và thường theo quan niệm “Có cung ắt có cầu” của người dân.
- Do chạy theo lợi nhuận mà một bộ phận rất nhỏ những người kinh doanh
cá cảnh bất chấp và làm liều. Các chủ cửa hàng, những người trực tiếp bán
TSVNL cho người mua và thường nói rằng không biết và chưa nghe ai nói tác
hại của chúng… Đấy chính là các lời nói ngụy biện cho các hành vi vi phạm
pháp luật và thoái thác trách nhiệm, hậu quả có thể mang lại cho cộng đồng và
môi sinh.
- Người tiêu thụ, người chơi cây cá cảnh, thủy sinh vật cảnh… xuất phát từ
sự thiếu hiểu biết cộng với quan niệm sai lầm về TSVNL. Ngoài ra một bộ phận
người dân mua nhưng không biết đó là TSVNL có thể gây nguy hại, những
trường hợp này thường thấy ở các làng xã và vùng sâu.
- Địa bàn rộng với nhiều cơ sở kinh doanh cây cá cảnh, cửa hàng buôn bán
thủy sinh vật cảnh lớn nhỏ phân bố trải khắp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, trong đó
có những cửa hàng, điểm mua bán tự phát đã gây khó khăn cho công tác quản
lý.
- Việc quản lý và phối hợp giữa các cấp, giữa chính quyền với các cơ quan
chuyên môn tại một số địa phương chưa thật sự chặt chẽ dẫn đến những thiếu
sót và bất cập. Ngoài ra công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật đến
sâu rộng các tầng lớp nhân dân chưa thật sự mang lại hiệu quả và tác dụng.

Trang 12


Bài tiểu luận cuối khóa QLHCNN K50 – Nguyễn Hữu Thi – Sở Nông nghiệp tỉnh BRịa
-VTàu


- Hệ quả của sự chồng chéo các văn bản Quy phạm pháp luật, sự chồng
chéo các chức năng nhiệm vụ và sự phân công, phân cấp quản lý Nhà nước
trong lĩnh vực thủy sản, nhiều vấn đề cần phải xem xét và phân công hợp lý.
5.2. Hậu quả từ tình huống trên.
Tình huống trên nếu không được ngăn chặn và xử lý kịp thời sẽ dẫn đến
các hậu quả khó lường, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, ảnh hưởng đến
sức khỏe của người dân và các cộng đồng dân cư cũng như ảnh hưởng đến lợi
ích kinh tế của người dân và môi trường sinh thái như:
- Làm giảm sút tính thượng tôn pháp luật, kỷ cương nhà nước sẽ bị vi
phạm nghiêm trọng và những người vi phạm sẽ tiếp tục các hành vi của mình,
điều này sẽ gây ra tình trạng bất ổn và lờn luật. Niềm tin của người dân vào các
cơ quan quản lý Nhà nước, các cơ quan công quyền sẽ bị sút giảm nghiêm trọng.
- Môi trường sống của các loài bản địa sẽ bị đe dọa nghiêm trọng, các hệ
sinh thái sẽ dần biết mất, các loài gen quý có nguy cơ tuyệt chủng và trong
tương lai gần sẽ xảy ra thảm họa nghiêm trong cho môi trường Việt Nam chúng
ta vì các loài Thủy sinh vật ngoại lai xâm nhập trên diện rộng.
- Rùa tai đỏ có thể lây bệnh thương hàn cho người tiếp xúc, nuôi nhốt và
thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng của cả cộng đồng nếu bệnh trên phát tán
thành dịch như đã từng xảy ra ở nước ta và trên thế giới.

Trang 13


Bài tiểu luận cuối khóa QLHCNN K50 – Nguyễn Hữu Thi – Sở Nông nghiệp tỉnh BRịa
-VTàu

- Ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến đời sống kinh tế của người nông
dân Việt Nam như các loài TSVNL phá hoại mùa màng, cây công nghiệp, cây
lương thực, phá các công trình cầu cống thủy lợi, đê điều, ao hồ ở nước ta.

- Lấn át các loài sinh vật bản địa, dần tạo thế sinh khối tuyệt đối trong các
thủy vực nước, trong ao hồ và sông suối… tạo ra các loài lai tạo với loài bản địa
có tính thích nghi cao hơn và có thể gây nguy hại hơn các loài di nhập.

PHẦN IV
XÂY DỰNG CÁC PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN

Để ngăn chặn và giải quyết tình huống trên đúng theo pháp luật hiện
hành, các biện pháp và phương án ngăn chặn hiệu quả các loài TSVNL có thể
xuất hiện và phát tán ra môi trường các thủy vực nước nội địa, song song với
việc vận động tuyên truyền phổ biến các quy định của Nhà nước về nguy cơ, tác
hại đến sâu rộng các tầng lớp nhân dân thì cần có các phương án cụ thể.
Sau đây là các phương án được đưa ra:
Phương án 1.
Thành lập đoàn kiểm tra liên ngành gồm các đơn vị chuyên ngành trực
thuộc Sở Nông nghiệp như Chi cục NTTS, Kiểm lâm, Thanh tra, Thú y tiến

Trang 14


Bài tiểu luận cuối khóa QLHCNN K50 – Nguyễn Hữu Thi – Sở Nông nghiệp tỉnh BRịa
-VTàu

hành kiểm tra, xử lý đột xuất các cửa hàng kinh doanh cây cá cảnh. Không phối
hợp với chính quyền địa phương.
Phương án này có các ưu điểm và nhược điểm sau.
Ưu điểm:
- Thông tin kiểm tra các cửa hàng kinh doanh cây cá cảnh được bảo
đảm.

- Quyết định nhanh gọn, có thể xử lý ngay các hành vi vi phạm tại hiện
trường, tang vật không bị tẩu tán.
- Các thành viên đoàn kiểm tra sẽ đồng thuận cao với từng quyết định
thực hiện trong quá trình kiểm tra.
Nhược điểm:
- Dễ bị động vì phải mất thời gian tìm chính xác cơ sở đầu mối.
- Đoàn công tác sẽ gặp khó khăn nếu gặp sự phản ứng, chống đối từ các
đối tượng vi phạm, tẩu tán tang vật và bất hợp tác của các chủ cơ sở.
- Khó khăn trong quá trình canh giữ và tiêu hủy tang vật là các loài
TSVNL mà các cơ sở cửa hàng buôn bán nuôi nhốt.
- Chắc chắn việc phối hợp với chính quyền UBND các địa phương sẽ
không được thuận lợi sau khi vụ việc này kết thúc.

phương án 2.

Trang 15


Bài tiểu luận cuối khóa QLHCNN K50 – Nguyễn Hữu Thi – Sở Nông nghiệp tỉnh BRịa
-VTàu

Thành lập đoàn kiểm tra gồm các đơn vị chuyên ngành trực thuộc Sở
Nông nghiệp như Chi cục NTTS, Kiểm lâm, Thanh tra, Thú y… tiến hành thông
báo cho địa phương nhằm phối kết hợp với UBND các cấp xây dựng kế hoạch
liên ngành, chuẩn bị lực lượng phối hợp tiến hành kiểm tra theo kế hoạch.
Phương án này có các ưu điểm và nhược điểm sau.
Ưu điểm:
- Không phải mất thời gian tìm cơ sở đầu nậu, cửa hàng bán TSVNL.
- Các thành viên trong đoàn kiểm tra sẽ được an toàn hơn nếu gặp phải
chống đối, vì đã có lực lượng phối hợp của địa phương.

- Việc canh giữ và tiêu hủy sản phẩm sẽ được dễ dàng hơn.
- Tạo mối quan hệ làm việc tốt hơn với địa phương.
Nhược điểm:
- Thông tin về kế hoạch của đoàn công tác không được đảm bảo an toàn.
- Cần phải có thời gian để chuẩn bị xây dựng kế hoạch.
phương án 3.
Thành lập đoàn kiểm tra gồm các đơn vị thành viên trực thuộc Sở đồng
thời cử cán bộ Nguyễn Văn A xuống địa bàn tiến hành thu thập tin tức về các cơ
sở nuôi nhốt mua bán kinh doanh TSVNL, trên cơ sở kết quả từ cán bộ A thu
thập được từ hôm trước, ngay ngày hôm sau đoàn liên ngành trực tiếp liên hệ

Trang 16


Bài tiểu luận cuối khóa QLHCNN K50 – Nguyễn Hữu Thi – Sở Nông nghiệp tỉnh BRịa
-VTàu

với địa phương yêu cầu giúp đỡ và phối hợp tiến hành kiểm tra cơ sở nuôi nhốt
mua bán kinh doanh TSVNL nhằm đạt kết quả cao.
Ưu điểm:
- Đoàn công tác không phải mất thời gian để tìm kiếm.
- Các thành viên trong đoàn kiểm tra sẽ được an toàn hơn nếu gặp phải
chống đối, vì đã có lực lượng phối hợp của địa phương.
- Đoàn công tác dễ dàng hơn trong việc canh giữ và tiêu hủy tang vật.
- Từ đó tạo mối quan hệ làm việc tốt hơn với chính quyền địa phương.
- Tất cả thông tin trong kế hoạch được đảm bảo.
- Quyết định nhanh gọn, xử lý ngay các hành vi vi phạm tại hiện trường.
Nhược điểm:
- Đoàn công tác cần phải có thời gian chuẩn bị phương án cũng như phải
mất thời gian liên hệ với chính quyền địa phương tìm sự phối hợp, đoàn cũng

mất thời gian cử cán bộ xuống tận nơi để thu thập thông tin.

5.4. Lựa chọn phương án.
Trên cơ sở phân tích các ưu điểm và phân tích nhược điểm của từng
phương án, căn cứ vào yêu cầu, mục tiêu xử lý tình huống và kết quả phân tích
nguyên nhân, hậu quả mà tình huống đặt ra thì “phương án 3” là phương án tối
Trang 17


Bài tiểu luận cuối khóa QLHCNN K50 – Nguyễn Hữu Thi – Sở Nông nghiệp tỉnh BRịa
-VTàu

ưu nhất và đây là phương án được chọn và lấy phương án trên xây dựng kế
hoạch:

PHẦN V
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN
ĐƯỢC LỰA CHỌN

6.1. Kế hoạch tổ chức thực hiện.
Từ phương án 3, phương án được chọn thì kế hoạch xây dựng nhằm thực
hiện phương án trên gồm các nội dung và các bước sau:

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

NÔNG THÔN TỈNH BR-VT

Độc lập – Tự do - Hạnh phúc


CHI CỤC NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Số:____/KH-NTTS

Bà Rịa-Vũng Tàu, ngày 18 tháng 10 năm 2010

KẾ HOẠCH

Trang 18


Bài tiểu luận cuối khóa QLHCNN K50 – Nguyễn Hữu Thi – Sở Nông nghiệp tỉnh BRịa
-VTàu

V/v lập kế hoạch triển khai quản lý, kiểm tra, giám sát Thủy sinh vật ngoại
lai
trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Căn cứ Quyết định số 2026/QĐ-UBND ngày 23/6/2009 của Chủ tịch
UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về việc thành lập Chi cục Nuôi trồng Thủy sản;
Thực hiện sự chỉ đạo của Sở Nông nghiệp & PTNT tại Công văn số
1386/SNN-TS ngày 13 tháng 09 năm 2010, về việc giao Chi cục Nuôi trồng
Thủy sản chủ trì xây dựng kế hoạch quản lý, giám sát Thủy sinh vật ngoại lai
(TSVNL) trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu;
Chi cục Nuôi trồng Thủy sản xây dựng kế hoạch thực hiện việc quản lý,
giám sát TSVNL trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cụ thể như sau:

I. Mục đích yêu cầu:
- Nhằm ngăn chặn triệt để TSVNL phát tán ra môi trường các thủy vực,
sông suối và các hồ nước trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

- Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi giúp người dân hiểu rõ tác hại, của các
loài Thủy sinh vật ngoại lai nguy hại nếu để chúng phát tán rộng rãi ra môi
trường.

Trang 19


Bài tiểu luận cuối khóa QLHCNN K50 – Nguyễn Hữu Thi – Sở Nông nghiệp tỉnh BRịa
-VTàu

- Quản lí chặt chẽ số lượng TSVNL đang có mặt trên địa bàn tỉnh, tham
mưu đề xuất các phải pháp ngăn chặn các loài TSVNL mới xâm nhập, xin ý kiến
hướng chỉ đạo đối với số lượng tang vật thu được trên thị trường.
- Yêu cầu đoàn công tác có trách nhiệm thực hiện đúng theo kế hoạch đề ra,
nếu trong khi thực hiện kế hoạch xảy ra các vấn đề vượt thẩm quyền càn kịp thời
báo cáo lãnh đạo nhằm xử lý tình huống kịp thời.
II. Nội dung:
Để thực hiện tốt công tác quản lý, giám sát TSVNL trên địa bàn tỉnh, trên
cơ sở sự chỉ đạo của Sở Nông nghiệp và PTNT. Chi cục Nuôi trồng Thủy sản
Phân công nhiệm vụ cụ cho các đơn vị cụ thể như sau:
1. Chi cục Nuôi trồng Thủy sản.
Chủ trì xây dựng kế hoạch chi tiết, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng
đơn vị tham gia đoàn công tác liên ngành, xây dựng các văn bản làm việc, thiết
kế và in ấn tờ rơi có hình minh họa với nội dung ngắn gọn, xúc tích và dễ hiểu
để người dân ghi nhớ và làm theo.
2. Chi cục Kiểm lâm.
Cử 2 cán bộ có chuyên môn, kinh nghiệm tham gia cùng đoàn công tác theo
kế hoạch đã đề ra, khi tham gia đoàn đề nghị sử dụng trang phục ngành, cán bộ
Kiểm lâm thực hiện sự phân công của trưởng đoàn công tác, có trách nhiệm xử
lý các tình huống xảy ra theo thẩm quyền (nếu có)..

3 Chi cục Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản.
Trang 20


Bài tiểu luận cuối khóa QLHCNN K50 – Nguyễn Hữu Thi – Sở Nông nghiệp tỉnh BRịa
-VTàu

Cử 2 cán bộ thanh tra Bảo vệ Nguồn Lợi Thủy sản có chuyên môn nghiệp
vụ và kinh nghiệm tham gia cùng đoàn công tác, thực hiện sự phân công của
trưởng đoàn, có trách nhiệm xử lý các tình huống xảy ra theo thẩm quyền (nếu
có).
4. Thanh tra Ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Đề nghị cử 2 cán bộ thanh tra có chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm
tham gia cùng đoàn công tác, thực hiện sự phân công của trưởng đoàn, có trách
nhiệm xử lý các tình huống xảy ra theo thẩm quyền (nếu có).
5. UBND các Huyện, Thị xã và Thành phố Vũng Tàu.
Đề nghị các địa phương cử cán bộ phụ trách địa bàn có kinh nghiệm tham
gia cùng đoàn công tác, cán bộ phụ trách địa bàn có trách nhiệm cung cấp các
địa chỉ cửa hàng kinh doanh cây cá cảnh, thực hiện sự phân công của trưởng
đoàn. Yêu cầu tất cả các thành viên bảo đảm nguyên tắc giữ bí mật thông tin mà
kế hoạch đã đề ra nhằm thu được kết quả tốt.
III. Kinh phí và phương tiện thực hiện nhiệm vụ.
Đoàn tiến hành tập trung theo lịch đã thông báo cho các thành viên, tổ chức
và chính quyền các địa phương.
Phương tiện: Xe ô tô cơ quan.
Kinh phí: Về công tác phí, cán bộ, công chức, viên chức thuộc đơn vị nào
do đơn vị đó thanh quyết toán theo theo quy định hiện hành của Nhà nước về
các chế độ lương, công tác phí.
Trang 21



Bài tiểu luận cuối khóa QLHCNN K50 – Nguyễn Hữu Thi – Sở Nông nghiệp tỉnh BRịa
-VTàu

IV. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
- Thực hiện đúng theo phương án đã được lựa chọn, trong đó Chi cục Nuôi
trồng Thủy sản là đơn vị chủ trì, phối kết hợp cùng với các đơn vị: Chi cục Kiểm
lâm; Chi cục Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản; Thanh tra Ngành Nông nghiệp và
UBND các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh có điểm nóng tổ chức thực hiện
nhằm đạt kết quả tốt theo đúng như kế hoạch đề ra.
- Mọi tổ chức, cá nhân vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm theo Nghị định số
31/2010/NĐ-CP, của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 29/03/2010 Quy định
chi tiết về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản. (Nay là Nghị định
103/2013/NĐ – CP, của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 12/09/2013 quy
định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản, Nghị định trên có
hiệu lực kể từ ngày 01/11/2013).
Trên đây là toàn bộ kế hoạch thực hiện việc quản lý, giám sát thủy sinh vật
ngoại lai trên địa bàn tỉnh của Chi cục Nuôi trồng Thủy sản tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu. Chi cục xin báo cáo Tổng cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và PTNT./.
CHI CỤC TRƯỞNG

Nơi Nhận:

- Tổng Cục Thủy Sản (Để b/c);
- Sở NN&PTNT (Để b/c);
- UBND Các Huyện, Thị , TP (để P/hợp);
- Chi cục KT&BVNLTS, Kiểm Lâm,
Thanh Tra ngành (Để P/hợp);
- Lưu VT/NTTS.Thi 16b.


Trang 22


Bài tiểu luận cuối khóa QLHCNN K50 – Nguyễn Hữu Thi – Sở Nông nghiệp tỉnh BRịa
-VTàu

Tổ chức thực hiện:
Theo kế hoạch đã đề ra đúng 07h30’, ngày 20/10/2010 đoàn công tác xuất
phát từ thành phố Bà Rịa, hướng xuống thành phố Vũng Tàu, đến 08 h00’ xe
dừng lại tại điểm tập kết. Các cán bộ trong đoàn được phân công nhiệm vụ
xuống xe để thực hiện công việc của mình cùng với cán bộ địa phương UBND
thành phố Vũng Tàu, sau đó báo cáo kết quả công tác kịp thời về cho trưởng
đoàn.
Tại thời điểm kiểm tra Cửa hàng kinh doanh cây cá cảnh Ánh Sao * nằm
trên đường Ba Cu, Phường 3, thành phố Vũng Tàu, đoàn công tác bắt đầu tiến
hành buổi làm việc với sự chứng kiến của chủ cửa hàng, đại diện chính quyền
địa phương theo các bước:
Bước 1: Trưởng đoàn công tác công bố quyết định thành lập đoàn, kế
hoạch của đoàn và nội dung buổi làm việc của đoàn tại cơ sở.
Bước 2: Đoàn tiến hành kiểm tra thực tế cửa hàng, kiểm đếm số TSVNL
mà cửa hàng đang nuôi nhốt trái phép, áp dụng một số biện pháp nghiệp vụ
chuyên ngành, trong đó chú trọng việc ghi lại hình ảnh buổi làm việc.
Trang 23


Bài tiểu luận cuối khóa QLHCNN K50 – Nguyễn Hữu Thi – Sở Nông nghiệp tỉnh BRịa
-VTàu

Bước 3: Đoàn tiến hành lập biên bản làm việc.
Trước những chứng cứ tại hiện trường, cuối cùng người chủ cơ sở cũng

đã thừa nhận hành vi, vi phạm của mình và ký vào biên bản vi phạm, biên bản
xử phạt hành chính, biên bản tịch thu tang vật (TSVNL). Bên cạnh hơn 200 cá
thể TSVNL tại hiện trường là số TSVNL mà người dân phát hiện và gửi đơn thư
đã được đoàn kiểm tra phát hiện và tịch thu.
Toàn bộ số cá thể TSVNL bị tịch thu, đã được tiến hành lập biên bản tiêu
hủy ngay sau đó tại một địa điểm do cán bộ Thanh tra và cán bộ quản lý địa
phương chọn trước dưới sự chứng kiến của bà con nhân dân xung quanh.

PHẦN VI
KẾT LUẬN VÀ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT
7.1. Kết luận.
Thông qua bài tập tình huống trên tôi có một số kết luận sau:
- Việc mua bán kinh doanh các loài TSVNL, các hành vi mua bán kinh
doanh vì lợi nhuận điều bị các cơ quan chức năng quản lý nhà nước phát hiện và
xử phạt một cách xứng đáng.
- Từ tình huống trên ta thấy được sự sáng tạo, làm việc một cách khoa học
của của các cơ quan quản lý nhà nước để ngăn chặn các hành vi, vi phạm của

Trang 24


Bài tiểu luận cuối khóa QLHCNN K50 – Nguyễn Hữu Thi – Sở Nông nghiệp tỉnh BRịa
-VTàu

các tổ chức cá nhân. Tạo niềm tin cho nhân dân, tăng cường tính kỷ cương pháp
luật của nước Nhà nước Việt Nam.
- Trên cơ sở kết quả xử lý tình huống trên ta mới thấy được việc quản lý
nhà nước không chỉ có mỗi cơ quan nhà nước mà cần phải có sự hỗ trợ, đồng
tình từ Nhân dân, từ các tổ chức cá nhân có liên quan thì việc quản lý Nhà nước
mới mang lại hiệu quả cao, qua đó lợi ích của người dân mới được đảm bảo, tạo

niềm tin của Nhân dân vào đội ngũ cán bộ công chức Nhà nước.
- Trong bất cứ tình huống nào, sự vụ sự việc nào dù khó đến đâu… nếu
người cán bộ biết vận dụng linh hoạt trên cơ sở dựa vào nhân dân thì chắc chắn
công việc đó sẽ hoàn thành và hoàn thành rất tốt.
7.2. Ý kiến đề xuất.
Thông qua tình huống trên tôi có một số kiến nghị như sau:
- Cơ quản quản lý nhà nước cần phải có cơ chế và sự phối hợp với chính
quyền địa phương các cấp thường xuyên hơn, cần chú trọng công tác tuyên
truyền phổ biến và giáo dục pháp luật cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh
về các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực thủy sản. Tuyên truyền, phổ biến
rộng rãi cho người dân biết về các loại thủy sản ngoại lai cấm nuôi nhốt, lưu trữ,
mua bán kinh doanh dưới bất kỳ hình thức nào theo quy định của Nhà nước.
- Các cơ quan quản lý nhà nước cần phải thường xuyên phối hợp với các
đơn vị đi thanh tra, kiểm tra các cơ sở cửa hàng kinh doanh cá cảnh để ngăn
chặn các hành vi vi phạm, phân công cán bộ công chức thường xuyên bám sát
Trang 25


×