Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Tieu luan tot nghiep TCLLCT cong tac phong chong TNXH; công tác phòng chống TNXH ở xã phú hoà hiện nay thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.73 KB, 34 trang )

1
A - PHẦN MỞ ĐẦU
I- Lí do chọn đề tài
Đại hội X của Đảng đã đề ra đường lối và chiến lược phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006 - 2010. Mục tiêu tổng quát là đẩy nhanh tốc độ phát triển
kinh tế, đạt bước chuyển biến quan trọng về nâng cao hiệu quả và tính bền vững
của sự phát triển, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, cải thiện rõ
rệt đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần của nhân dân. Đẩy mạnh công nghiệp
hoá hiện đại hoá và phát triển kinh tế tri thức, tạo nền tảng để đưa nước ta cơ
bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Giữ ổn
định chính trị và an toàn xã hội. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn
lãnh thổ và an ninh quốc gia. Nâng cao vị thế Việt Nam trong khu vực và trên
trường quốc tế.
Tổng kết, đánh giá 20 năm đổi mới đất nước ta đã đạt được những thành
tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Tình hình chính trị, xã hội được ổn định, quốc
phòng, an ninh được củng cố, tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế, xã
hội. Cải cách hành chính có những tiến bộ nhất định, dân chủ xã hội tiếp tục
được phát huy, nhiều vụ việc tiêu cực, tệ nạn xã hội (TNXH) được xử lý
nghiêm. Song cũng xuất hiện nhiều vấn đề mang tính xã hội gay gắt như sự phân
hoá giàu nghèo, sự phân tầng của giai cấp xã hội, một số doanh nghiệp nhà nước
chuyển đổi chưa kịp cơ chế mới dẫn đến thua lỗ, phá sản, đẩy một số lớn người
công nhân không có việc làm ra ngoài xã hội dẫn đến thất nghiệp. Trong kinh tế
thị trường, quy luật chạy theo lợi nhuận cao, cũng là cơ sở đầu tiên để dẫn đến
các TNXH.


2
Đối với huyện Lương Tài nói chung và xã Phú Hoà nói riêng. Dưới sự
lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của Chính quyền, sự phối hợp tích cực của các
ngành đoàn thể, sự hưởng ứng của các tầng lớp nhân dân trong xã, bộ mặt nông
thôn của xã trong những năm gần đây có nhiều thay đổi đáng kể. Tình hình an
ninh chính trị, an toàn xã hội được ổn định, quyền làm chủ của nhân dân được


phát huy đúng luật. Đảng bộ nhiều năm liền đạt trong sạch vững mạnh, chính
quyền hoạt động tích cực, Mặt trận Tổ quốc, các ngành đoàn thể đều được xếp
trong tốp đầu của huyện, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được quan
tâm đúng mức. Nhân dân phấn khởi và tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng bộ,
sự điều hành của UBND xã. Tuy vậy, trên địa bàn xã Phú Hoà những năm gần
đây cũng đã nảy sinh những vấn đề phức tạp do những mặt trái của nền kinh tế
thị trường, nhu cầu việc làm của địa phương chưa đáp ứng, dẫn đến tình trạng
người dân, đặc biệt là đối tượng thanh niên phải đi kiếm việc làm ở những thành
phố lớn, những khu công nghiệp trong cả nước ngày càng tăng (có những thôn
2/3 số gia đình cả vợ và chồng đều đi làm ăn xa để lại con cái cho người thân
trông nom). Từ đó, TNXH như cờ bạc, nghiện hút, ...... đã xuất hiện và có chiều
hướng gia tăng. Đặc biệt phía Bắc xã Phú Hoà tiếp giáp với xã Xuân Lai, Nhân
Thắng huyện Gia Bình là những địa phương có nhiều điểm nóng về TNXH, về
buôn bán sử dụng trái phép chất ma tuý, đối tượng nghiện hút có số lượng đông,
đã phần nào ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình an ninh trật tự và an toàn xã hội
của địa phương.
Những TNXH đang có chiều hướng lan rộng trên địa bàn dân cư của xã
thậm chí đã xâm nhập vào cả trường học, lôi kéo một bộ phận học sinh đặc biệt


3
là học sinh trung học cơ sở đã tham gia vào một số vụ trộm cắp tài sản của nhân
dân. Như vậy, tính chất của TNXH đã không ngừng gia tăng và có diễn biến
phức tạp, số lượng trẻ vị thành niên vi phạm TNXH diễn ra khá phổ biến, đạo
đức xã hội, các giá trị văn hoá, thuần phong mỹ tục đang có dấu hiệu xuống cấp,
nếp sống buông thả, quen hưởng thụ ở một số thanh thiếu niên đang có dấu hiệu
gia tăng làm băng hoại giá trị đạo đức truyền thống, gây nhức nhối cho gia đình
và xã hội.
Đứng trước tình hình trên, bản thân tôi đang công tác trong ngành giáo dục.
Với sự nghiệp trồng người, tôi không khỏi băn khoăn về những vấn đề mặt trái

của xã hội đang diễn ra từng ngày, từng giờ tại địa phương. Với thời gian được
học tập và nghiên cứu lý luận tại trường Trung cấp chính trị Nguyễn Văn Cừ,
trong quá trình công tác của bản thân, tôi mong muốn vận dụng những kiến thức
đã học được vào thực tiễn. Bản thân thật sự cần thiết phải tìm ra nguyên nhân,
nguồn gốc phát sinh TNXH ở địa phương, đề xuất những giải pháp, đấu tranh
phòng ngừa, mong muốn làm chuyển biến rõ nét về tình hình TNXH theo chiều
hướng tích cực, chính vì vậy, tôi chọn đề tài:
"Công tác phòng chống TNXH ở xã Phú Hoà hiện nay - Thực trạng và
giải pháp"
II- Kết cấu của đề tài: Gồm 3 phần
- Phần A : Phần mở đầu gồm 2 mục:
I- Lí do chọn đề tài
II- Kết cấu của đề tài
- Phần B : Nội dung của đề tài gồm 3 chương :


4
- Chương I : Cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động đấu tranh phòng
chống TNXH . Gồm 2 mục:
I - Cơ sở lí luận
II - Cơ sở thực tiễn
- Chương II : Thực trạng về công tác phòng chống TNXH ở xã Phú Hoà huyện Lương Tài , từ năm 2008 - 2010 . Gồm 2 mục:
I - Khái quát về tình hình địa phương
II - Thực trạng về công tác phòng chống TNXH ở xã Phú Hoà - huyện
Lương Tài , từ năm 2008 - 2010
- Chương III : Phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp công tác phòng chống
TNXH trên địa bàn xã Phú Hoà giai đoạn 2011 - 2013 . Gồm 2 mục:
I - Phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu chung
II - Một số giải pháp
Phần C : Kết luận



5

PHẦN B: NỘI DUNG
CHƯƠNG I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẤU TRANH
PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI
I - Cơ sở lý luận .
1- Khái niệm về TNXH:
TNXH là một hiện tượng xã hội bao gồm các hành vi sai lệch chuẩn mực
xã hội có tính phổ biến. Thể hiện qua các hành vi vi phạm các chuẩn mực có
tính nguyên tắc về lối sống, truyền thống văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục
và những quy tắc được thể chế hóa bằng pháp luật gây ra những hậu quả nghiêm
trọng cho đời sống kinh tế, văn hóa và đạo đức xã hội.
- Những hành vi thuộc TNXH có những dấu hiệu đặc trưng cơ bản sau:
Một là: Hành vi sai lệch theo hướng tiêu cực so với chuẩn mực xã hội (về
pháp luật, đạo đức, lối sống, phong tục, tập quán,.....) mà những chuẩn mực xã
hội đó đang được toàn xã hội tôn trọng và tuân theo.
Hai là: Hành vi sai lệch có tính phổ biến, không phải là một vài hiện
tượng đơn lẻ, cá biệt mà cũng có xu hướng phát triển lây lan trong một nhóm xã
hội, hoặc nhiều nhóm xã hội khác.


6
Ba là: TNXH thường gây ra những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng
đến mọi lĩnh vực như kinh tế, xã hội, tư tưởng, tình cảm tinh thần của xã hội,
của con người. Đôi khi nó còn tác động mạnh mẽ đến cả hệ thống quyền lực
trong xã hội.
Căn cứ vào các tiêu chí khác nhau, ta có thể chia TNXH ra thành những

loại sau:
* TNXH trong thiết chế và ngoài thiết chế.
+ TNXH trong thiết chế: Là những hành vi sai lệch so với chuẩn mực đã
được quy chuẩn như: Tham nhũng, ăn cắp của công, càn quấy gây rối trật tự xã
hội, cờ bạc,.....
+ TNXH ngoài thiết chế: Là những TNXH vi phạm những chuẩn mực về
giá trị văn hóa, lối sống, thuần phong mỹ tục mà cộng đồng xã hội tôn trọng
như: Mê tín dị đoan, rượu chè, cờ bạc, quan hệ tình dục ngoài hôn nhân, .....
* TNXH phân chia theo lĩnh vực hoạt động:
- Tệ nạn mại dâm.
- Tệ nạn ma túy.
- Tệ nạn rượu chè, cờ bạc, số đề, mê tín dị đoan.
- Tệ nạn tham nhũng.
Như vậy có thể nói, TNXH là một vấn đề xã hội cấp bách, là thói quen
tương đối phổ biến trong xã hội, trong tự nhiên. TNXH gây thiệt hại nghiêm
trọng đến kinh tế - xã hội, đạo đức và lối sống con người. Để ổn định và phát
triển, xã hội phải đấu tranh ngăn chặn nó.


7
2- Tác động xấu của tệ nạn xã hội đối với thể chất và sự phát triển nhân
cách của con người , đặc biệt là thanh thiếu niên .
- Tác hại của tệ ma túy.
Dù sử dụng ma túy bằng con đường nào, song nếu đã nghiện thì cơ thể người
nghiện tất yếu sẽ phát sinh nhiều rối loạn về mặt sinh học. Qua nghiên cứu, khảo
sát những đối tượng nghiện ma túy có các biểu hiện như sau :
+ Các rối loạn toàn thân mất nước 84,3%, trạng thái suy nhược 78,1%,
sốt nhẹ, mất ngủ 66%, sút cân , ...
+ Rối loạn tâm thần nặng, nhiễm độc cấp, trạng thái loạn thần, hội chứng
quên, biến đổi nhân cách (thô lỗ, thích cô độc, u sầu lãnh đạm với người thân,

thờ ơ với công việc, cuộc sống) .
+ Tác hại đến kinh tế , gia đình và xã hội :
Gây xung đột giữa các thành viên trong gia đình do mâu thuẫn quan
điểm , lối sống và thiệt hại về kinh tế .
Tình trạng ly hôn, bụi đời, làm mất trật tự xã hội, gây ra nhiều tệ nạn xã
hội khác như : cướp giật, trộm cắp, lừa đảo, mại dâm, buôn lậu, giết người ,...
+ Ma túy ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. Chất độc trong ma túy ảnh
hưởng đến hoocmôn sinh sản, dẫn đến suy giảm giống nòi. Người mẹ nghiện ma
túy khi mang thai sẽ dẫn đến sẩy thai, đẻ non, trẻ sinh ra nhẹ cân, suy dinh
dưỡng , có thể lây nhiễm HIV/ AIDS .
+ Với thanh thiếu niên những con người đang trong lứa tuổi phát triển và
thích nghi rất nhanh với môi trường xung quanh trong đó có tệ nạn xã hội. Khi


8
mắc tệ nạn xã hội , học sinh, sinh viên thường bỏ học trốn học, vi phạm kỷ luật
học, học hành sa sút, ...
- Mại dâm
Hoạt động mại dâm đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống xã hội , làm
mất đi những giá trị đạo đức ở một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên và một
số thành phần xã hội khác .
Hoạt động mại dâm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe sinh sản , là con
đường lây truyền HIV/AIDS, nguy hại hơn trong những năm gần đây hoạt động
mại dâm đã không ngừng gia tăng, nhiều trẻ em vị thành niên, thậm chí cả học
sinh sinh viên đã tham gia vào hoạt động mua bán dâm dẫn đến ảnh hưởng
không tốt đến quá trình hình thành nhân cách ở một bộ phận thanh thiếu niên
này, ảnh hưởng không nhỏ đến hạnh phúc gia đình, nhiều cặp vợ chồng đã ly
hôn, thậm chí lây nhiễm HIV/AIDS từ chồng sang vợ, từ mẹ sang con , ...
- Cờ bạc , số đề , trò chơi điện tử ăn tiền ,...
Người chơi cờ bạc , số đề ,... thường có tâm trạng không ổn định họ luôn

phải tính toán , lo âu , nếu bị thua càng cay cú họ tìm mọi cách để có tiền chơi
tiếp dẫn đến cả gia đình lo âu, kinh tế gia đình sa sút thậm chí phá sản phải bán
cả nhà cửa, đất đai ...hạnh phúc gia đình tan nát đổ vỡ ...
Hiện nay, nhiều kẻ ham mê cờ bạc số đề đã trở thành tội phạm bòn rút
công quỹ nhà nước, trộm cắp giết người, trấn lột, thành lập băng đảng xã hội đen
...Ví dụ như : tổ chức Năm Cam, Khánh Trắng, Dung Hà, Phúc Bồ,… cùng
nhiều tổ chức và cá nhân khác, thậm chí có thầy giáo phạm tội vận chuyển trái
phép chất ma tuý như thầy giáo Nguyễn Chính Biên quê ở Phú Hòa - Lương Tài.


9
An ninh chính trị là sự ổn định và phát triển vững chắc của chế độ chính
trị trong một quốc gia bao gồm: Sự ổn định chính trị, nền tảng tư tưởng, thể chế
chính trị, quyền lãnh đạo của Đảng , sự an toàn nội bộ, bảo đảm thực hiện đường
lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước .
Trật tự an toàn xã hội là tình trạng xã hội có tổ chức, có kỷ luật, mọi
người được sống yên ổn trong khuôn khổ quy phạm pháp luật, đạo đức lối sống,
thuần phong mỹ tục. Việc đấu tranh ngăn ngừa giữ gìn trật tự an toàn xã hội là
việc làm cần thiết và luôn có tính chất gay go phức tạp bao gồm các nội dung cơ
bản: phòng và chống tội phạm, giữ gìn trật tự trị an nơi công cộng, phòng ngừa
tai nạn, bài trừ tệ nạn xã hội, bảo đảm trật tự an toàn xã hội .
Lúc sinh thời Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã chỉ rõ cuộc đấu tranh bảo
vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội là cuộc đấu tranh vô cùng gay
go, quyết liệt, không chỉ trong thời chiến mà cả ở trong thời bình. (Vấn đề an
ninh trật tự và an toàn xã hội của Bác thật là sâu sắc, có tính thực tiễn cao, luôn
được hoàn thiện và phát triển trong tình hình mới) .
3- Quan điểm chỉ đạo của Đảng ta về công tác phòng chống TNXH.
Xác định đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm của toàn
Đảng, toàn dân, với sự lãnh đạo của Đảng . Xuất phát từ quan điểm: Cách mạng
là sự nghiệp của quần chúng, cho nên đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội cũng

là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, phải đặt dưới sự lãnh đạo toàn diện, triệt
để của Đảng . Mặt khác, tệ nạn xã hội là hiện tượng tiêu cực của xã hội, cho nên
đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội đạt hiệu quả, nhất thiết phải huy động sức


10
mạnh của toàn thể nhân dân và mọi lực lượng xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng
thì mới đảm bảo cho cuộc đấu tranh đi đúng hướng, thu được kết quả cao .
Phải phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị với sự tham
mưu, hướng dẫn của lực lượng công an nhân dân trong công tác đấu tranh phòng
chống tệ nạn xã hội. Tất cả các ngành đoàn thể trong hệ thống chính trị có nghĩa
vụ tham gia phòng chống tệ nạn xã hội đó là một nội dung không thể thiếu được
trong công tác quản lý nhà nước về an ninh trật tự mà các ngành các, cấp phải
thực hiện .
Vai trò của lực lượng công an trong công tác tham mưu, hướng dẫn đấu
tranh phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội là rất quan trọng. Nghị định 37
năm 1998 của chính phủ đã quy định: Bộ công an là cơ quan của Chính phủ, đặt
dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Ban chấp hành Trung ương
Đảng Cộng sản Việt Nam, Bộ Chính trị mà trực tiếp là Đảng uỷ Công an Trung
ương và sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, tham mưu cho Đảng, Nhà nước về an
ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội trong phạm vi cả nước.
Nghị quyết 09/1998/ NQ - CP ngày 31/7/1998 của chính phủ "về công tác
phòng chống tội phạm trong tình hình mới" đã nêu lên những vấn đề mang tính
nguyên tắc bởi mục đích phòng chống TNXH là phòng ngừa không để TNXH
xảy ra gây hậu quả xấu cho xã hội, phòng ngừa giảm thiểu mắc TNXH. Tiếp tục
đổi mới các chính sách kinh tế - xã hội góp phần phòng chống TNXH, đảm bảo
an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội ổn định.
Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Đảng ta đã nêu rõ quan điểm về
bảo vệ Tổ quốc (thực chất là bảo vệ an ninh quốc gia), trong đó có quan niệm:



11
Bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội là nhiệm vụ trọng yếu,
thường xuyên của Đảng, nhà nước và của toàn dân. Trong đó phòng ngừa, đấu
tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động của các thế lực thù địch, đấu tranh
có hiệu quả với các loại tội phạm và TNXH, giữ vững ổn định chính trị xã hội là
nhiệm vụ quan trọng .
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã nêu: Sự ổn định và phát triển mọi
mặt của đời sống xã hội là nền tảng vững chắc an ninh quốc gia, an ninh quốc
gia vững chắc mới có điều kiện ổn định, phát triển đất nước về mọi mặt. Những
chính sách kinh tế xã hội đúng đắn được thực hiện nghiêm túc sẽ góp phần làm
giảm TNXH và các vi phạm pháp luật khác. Các chính sách kinh tế xã hội cần
tập trung đổi mới trước hết là chính sách việc làm, xoá đói giảm nghèo, trợ giúp
xã hội đối với những người bị thiệt thòi, rủi ro trong cuộc sống. Ngoài ra chính
sách giáo dục, chính sách đối với thanh niên, thiếu niên, chính sách dân tộc miền
núi cũng có tác dụng phòng ngừa các tệ nạn xảy ra.
Quán triệt các quan điểm chỉ đạo, các chủ trương của Đảng. Chính phủ đã
kịp thời đề ra các Nghị quyết về phòng chống TNXH, và trật tự an toàn xã hội,
trong đó có:
- Nghị quyết 05/CP ngày 20 tháng 11 năm 1993. Nghị quyết của Chính
phủ về ngăn chặn và chống tệ nạn mại dâm.
- Nghị quyết 06/CP ngày 29 tháng 11 năm 1993 về tăng cường công tác
phòng, chống và kiểm soát ma túy. Nghị định số 87/CP ngày 12 tháng 12 năm
1995 về tăng cường quản lý các hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa, đẩy
mạnh và bài trừ một số TNXH nghiêm trọng.


12
- Nghị định số 88/CP ngày 14 tháng 12 năm 1995 về xử phạt vi phạm
hành chính trong các hoạt động văn hóa, du lịch và phòng chống một số TNXH.

- Nghị quyết số 09/CP ngày 31 tháng 07 năm 1998 về tăng cường công
tác phòng chống tội phạm trong tình hình mới.
- Quyết định số 138/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chương trình
quốc gia phòng chống tội phạm.
Quán triệt các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, các Quyết định của Chính
phủ và các cấp, các ngành có liên quan. Đảng bộ và Chính quyền xã Phú Hoà đã
kịp thời xây dựng các chương trình hành động, đảm bảo giữ gìn an ninh trật tự
trên địa bàn xã. Chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội và
nhân dân địa phương cùng chung tay phòng chống TNXH, giữ vững an ninh trật
tự tại địa phương.
II- Cơ sở thực tiễn.
TNXH dù bản chất giống nhau nhưng do điều kiện kinh tế xã hội khác
nhau mà biểu hiện ở cả quy mô và mức độ cũng khác nhau. Ở Việt Nam, tuy
một số tệ nạn xã hội mới phát triển gần đây song cũng đã thể hiện những đặc
trưng đáng chú ý của nó :
Thứ nhất: TNXH đang tái phát triển và diễn biến trong mấy năm qua, dù
Nhà nước và cộng đồng đã chi hàng trăm tỷ đồng cho cuộc đấu tranh phòng,
chống tệ nạn xã hội song kết quả còn rất hạn chế .
Thứ hai: TNXH và tội phạm ngày càng có liên quan chặt chẽ với nhau và
tạo tiền đề cho nhau phát triển. Những năm gần đây, tình hình tội phạm có chiều
hướng ra tăng. Trong số này, theo báo cáo của Tổng cục cảnh sát Bộ công an,


13
nước ta hiện nay có 70% người nghiện ma túy có tiền án tiền sự, 30% gái mại
dâm ít nhiều có vi phạm luật hình sự .
Thứ ba: TNXH ở Việt Nam phát triển trong quá trình chuyển đổi cơ chế
quản lý từ hành chính bao cấp sang cơ chế thị trường, tệ nạn tham ô mắc ngoặc,
ăn cắp của công lãng phí ... trong cơ chế cũ kết hợp với sự sa sút đạo đức, lối
sống trong thời kỳ mới khiến cho tệ nạn xã hội ngày càng phát triển và có diễn

biến phức tạp .
Thứ tư: Tệ nạn xã hội và sự lan nhiễm HIV/AIDS .
HIV/AIDS là căn bệnh thế kỷ đang đe dọa sự tồn tại của cả loài người, nó lan
nhiễm chủ yếu qua quan hệ tình dục không an toàn, qua đường máu(tiêm chích)
và từ mẹ truyền sang con. Ở Việt Nam HIV/AIDS đang lan nhiễm rộng. Trong
số người nhiễm HIV/AIDS được phát hiện có 60% do tiêm trích ma túy. Ma túy,
mại dâm là bạn đồng hành của HIV/AIDS .

CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG VỀ TỆ NẠN XÃ HỘI VÀ CÔNG TÁC ĐẤU TRANH
PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI Ở XÃ PHÚ HOÀ
TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2010
I - Khái quát chung về tình hình xã Phú Hoà
1- Vị trí địa lí
Phú Hoà là một xã lớn của huyện Lương Tài, cách trung tâm huyện 3km
về phía Tây, có 2 trục đường Tỉnh lộ chạy qua là đường 281 và đường 285. Giáp
với các xã:


14
Phía Bắc giáp với xã Xuân Lai, Nhân Thắng, Bình Dương huyện Gia
Bình
Phía Nam giáp với xã Trừng Xá, Trung Chính huyện Lương Tài.
Phía Đông giáp với xã An Thịnh, Mỹ Hương
Phía Tây giáp với Thị trấn Thứa huyện Lương Tài.
2- Tình hình kinh tế, văn hoá xã hội, giáo dục, hoạt động của các đoàn
thể…
2.1- Tình hình kinh tế
Phú Hoà là một xã thuần nông, có diện tích tự nhiên 1.299,49 ha. Tổng
dân số 10.600 nhân khẩu, với số hộ là 2.426 hộ. Sự phân bố dân cư tự nhiên

thành 14 thôn, 16 khoảnh tre. Nhân dân trong xã chủ yếu làm nghề lúa nước và
phát triển kinh tế bằng nghề nuôi trồng thuỷ sản và chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Ngoài ra nhân dân trong xã còn có một bộ phận đi làm ăn kinh tế ở nơi xa như
miền Nam, các cửa khẩu phía Bắc. Trong những năm gần đây tốc độ tăng trưởng
kinh tế ở mức độ trung bình khá, tỷ trọng cơ cấu kinh tế nông nghiệp chiếm
65%, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản chiếm 20%, thương mại dịch vụ
chiếm 15%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 650.000 đồng/người/tháng. Tổng
sản lượng lương thực 65.745,6 tấn, bình quân lương thực đầu người 630
kg/người/năm . Năm 2010 thu ngân sách đạt: 15,746 tỷ đồng, chi ngân sách đạt
15,638 tỷ đồng, tỷ lệ hộ nghèo 13,1% theo chuẩn mới.
2.2- Tín ngưỡng
Về tín ngưỡng đại bộ phận người dân đều thờ phật (theo đạo phật) và tín
ngưỡng dân gian như thờ cúng tổ tiên. Xã Phú Hoà có 10 ngôi đình, 1 ngôi đền


15
(đền Ngọc Xá), 14 ngôi chùa (mỗi thôn 1 ngôi). Trong đó 1 ngôi đình được xếp
hạng di tích lịch sử cấp Quốc gia (đình Tĩnh Xá), 7 ngôi đình, đền được xếp
hạng di tích lịch sử cấp Tỉnh (đình các thôn: Ngọc Thượng, Bà Khê, Tỳ Điện,
Phương Thanh, Ngọc Xá, Văn Trong, Phú trên). Ngoài ra còn có 2 di tích của 2
dòng họ được xếp hạng đó là: Khu từ chỉ Họ Đặng thôn Tỳ Điện được xếp hạng
di tích lịch sử cấp Quốc gia, nhà thờ họ Nguyễn Huy thôn Phú Trên được xếp
hạng di tích lịch sử cấp Tỉnh.
2.3- Văn hoá - Giáo dục
Phú Hoà là một xã có phong trào giáo dục phát triển, xã có bốn trường
học: 1 trường Trung học cơ sở, 2 trường Tiểu học, 1 trường Mầm non. Trong
những năm gần đây xã luôn được đánh giá là xã có phong trào giáo dục khá,
chất lượng giáo dục bền vững điều đó được khẳng định từ những kết quả cụ thể :
tỷ lệ học sinh thi đỗ vào các trường Đại học và Cao đẳng ổn định đạt ở mức độ
khá, các trường hằng năm đều đạt danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến, Tập thể

lao động xuất sắc, công tác phổ cập giáo dục xếp loại tốt . Số học sinh đỗ vào
các trường cấp 3 trong những năm gần đây luôn đạt tỉ lệ cao. Điều đó càng
khẳng định phong trào giáo dục xã Phú Hoà ngày càng ổn định và phát triển .
Ngoài hoạt động giáo dục thì phong trào văn hoá văn nghệ của địa
phương cũng được phát triển mạnh thể hiện ở các hội thi Tiếng hát người Phú
Hoà ơn Bác thu hút được đông đảo nhân dân tham gia. Đặc biệt trong những
năm gần đây trong hội thi Tiếng hát người Lương Tài ơn Bác xã Phú Hoà luôn
đạt giải Nhất toàn đoàn khối xã, thị trấn .
2.4- Các tổ chức chính trị xã hội


16
Ban chấp hành đảng bộ xã có 17 đồng chí trong đó Ban Thường vụ Đảng
uỷ có 5 đồng chí đồng thời là cơ quan lãnh đạo toàn diện các nhiệm vụ phát triển
kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng tại địa phương, đề ra các chủ trương đường
lối, lãnh chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trên, đồng thời triển khai các
chủ trương đường lối của Đảng đi vào cuộc sống .
Đảng bộ xã Phú Hoà có 527 đảng viên và được sinh hoạt ở 19 chi bộ. Các
đồng chí đảng viên trong đảng bộ luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, tinh thần
đoàn kết nhất trí cao trong toàn đảng bộ luôn được nhân dân tin tưởng và ủng
hộ. Do vậy Đảng bộ đạt trong sạch vững mạnh nhiều năm gần đây .
Hội đồng nhân dân xã có 26 thành viên, trong đó: Đại biểu dưới 35 tuổi:
7, đại biểu từ 35-50 tuổi: 18, đại biểu trên 50 tuổi: 1. Trình độ văn hoá: THCS: 9
đại biểu, THPT: 17 đại biểu. Trình độ chuyên môn: Sơ cấp: 1, Trung cấp: 1, Cao
đẳng: 1, Đại học: 3. Trình độ lí luận chính trị: Sơ cấp 17, trung cấp: 6. Các đồng
chí thành viên hội đồng đều gương mẫu chấp hành các chủ trương của Đảng,
pháp luật của nhà nước. Tham gia đầy đủ các phiên họp, kỳ họp, thường xuyên
chất vấn các đồng chí lãnh đạo chủ chốt về hiệu quả thực hiện nhiệm vụ chính
trị, kinh tế xã hội tại địa phương, gắn bó mật thiết với nhân dân, biết lắng nghe
những ý kiến góp ý của cử tri, luôn thể hiện rõ vai trò là người đại biểu của

nhân dân .
Uỷ ban nhân dân xã có 5 đồng chí gồm 1 đồng chí chủ tịch, 2 đồng chí
phó chủ tịch 1 uỷ viên là Trưởng Ban công an, 1 uỷ viên là Chủ tịch Hội nông
dân . Giúp việc cho uỷ ban thực hiện các chức năng quản lý nhà nước còn có
các cán bộ chuyên môn như : văn phòng, tư pháp hộ tịch, văn hoá xã hội, địa


17
chính, xây dựng và các chức danh bán chuyên trách khác. Các đồng chí lãnh
đạo, chuyên môn thuộc uỷ ban nhân xã 100% có trình độ sơ cấp, trung cấp chính
trị. Về chuyên môn đều đạt từ trung cấp trở lên. Dưới sự lãnh đạo của Đảng uỷ,
Uỷ ban nhân dân xã đã thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước trên địa bàn
theo quy định của pháp luật .
Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể: Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội
Nông dân, Hội Cựu chiến binh luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, quan tâm
chăm lo thường xuyên đến các thành viên trong hội, động viên, giúp đỡ kịp thời
đã giúp cho các hội viên an tâm lao động sản xuất, nuôi dạy con cái, đồng thời
chấp hành tốt các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và của Nhà nước.
Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể cùng với chính quyền làm tốt chức năng tuyên
truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho các hội viên, tích cực tham gia phòng
ngừa các biểu hiện tiêu cực, cảm hoá những người lầm đường lạc lối nhanh
chóng trở lại hoà nhập cộng đồng, cùng nhau chung sức xây dựng đời sống văn
hoá ở khu dân cư, tích cực hưởng ứng, tham gia xây dựng gia đình văn hoá, làng
văn hoá, các câu lạc bộ nuôi con khoẻ, dạy con ngoan. Hằng năm, Mặt trận Tổ
quốc và các đoàn thể đều đạt vững mạnh và xếp trong tốp đầu của huyện .
Tình hình kinh tế ổn định, văn hoá giáo dục phát triển bền vững, hoạt
động của các đoàn thể đều tay ảnh hưởng không nhỏ tới việc giữ gìn an ninh trật
tự an toàn xã hội. Vị trí địa lý thuận lợi cho việc giao lưu hàng hoá và đi lại của
nhân dân trong xã trong việc phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho đời sống
nhân dân. Song đây là điều kiện thuận lợi để bọn tội phạm và các tệ nạn xã hội

xâm nhập vào địa bàn xã. Mặt khác do vị trí địa lý xã tiếp giáp với trung tâm


18
huyện lị như Thị trấn Thứa và xã Nhân Thắng - huyện Gia Bình, xã Trung
Chính, An Thịnh của huyện Lương Tài. Đây cũng là những nơi có các hoạt động
của bọn tội phạm và các tệ nạn xã hội hết sức phức tạp, đa dạng và có nhiều
điều kiện để chúng có thể xâm nhập vào địa bàn của xã.
II- Thực trạng về tệ nạn xã hội và công tác đấu tranh phòng chống tệ
nạn xã hội ở xã Phú Hoà từ năm 2008 đến năm 2010
1- Đặc điểm tình hình
Phú Hoà với đặc thù là một xã thuần nông, mật độ dân số đông, bình quân
thu nhập đầu người thấp, đại bộ phận người dân còn gặp nhiều khó khăn. Do
vậy, hằng năm số người đi làm ăn xa, đi lao động nước ngoài chiếm khoảng
50% (có những thôn chiếm tới 60-70%) lực lượng lao động chính của địa
phương. Việc khai báo tạm trú tạm vắng rất phức tạp, đặc biệt là khi có luật cư
trú ra đời, người tạm vắng không phải cấp giấy tạm vắng của địa phương trừ
trường hợp các đối tượng quản lý của pháp luật và thanh thiếu niên trong độ tuổi
nghĩa vụ quân sự đã gây ra không ít khó khăn trong công tác theo dõi quản lý.
Một số người khi trở về địa phương đã vi phạm tệ nạn xã hội, làm ảnh hưởng
không nhỏ tới an ninh chính trị tại địa phương. Điển hình trong xã có 2 thôn có
đối tượng nghiện ma tuý đó là: thôn Tỳ Điện có 14 đối tượng, thôn Bà Khê có 3
đối tượng (trong đó chỉ có 6 đối tượng có hồ sơ quản lí). Có 3 đối tượng bị phạt
tù vì tội vận chuyển buôn bán ma tuý. Trên địa bàn xã có 1 điểm truy cập
Internet. Đứng trước tình hình trên Đảng uỷ, Uỷ ban nhân dân đã có kế hoạch
chỉ đạo Ban công an xã nắm chắc tình hình các đối tượng có tiền án, tiền sự, đối
tượng mắc các TNXH, đối tượng di biến động. Trên cơ sở đó tham mưu cho cấp


19

uỷ chính quyền địa phương kịp thời đề ra các chỉ thị nghị quyết sát thực với tình
hình điạ phương. Mặt khác chỉ đạo ban công an xã làm tốt công tác tuyên truyền
vận động, gọi hỏi, răn đe, cảm hoá, giáo dục người lầm lỗi hoà nhập cộng đồng,
phối hợp với các trường trong xã làm công tác giáo dục tuyên truyền với đối
tượng học sinh nhất là học sinh trung học cơ sở thấy được tác hại của các loại
TNXH nhất là ma tuý, mặt trái của chơi game. Kiên quyết xử lý các đối tượng
có hành vi vi phạm pháp luật . Do vậy, tình hình an ninh trật - an toàn xã hội
được ổn định, các vụ việc xảy ra đều được phát hiện kịp thời, tập trung giải
quyết theo đúng trình tự pháp luật, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của nhân dân .
Bảng tổng hợp tình hình vi phạm tệ nạn xã hội ở xã Phú Hoà
từ năm 2008 - 2010 .
stt

Loại tệ nạn xã hội

Tổng hợp theo các năm
2008

2009

2010

1

Ma tuý, mại dâm

0

0


0

2

Cờ bạc
Gây rối, lăng mạ xúc

2

3

1

4

4

3

6

6

10

12

13

14


3
4

phạm
Trộm cắp tài sản
Tổng cộng

Ghi chú

Qua thống kê về tình hình TNXH trên địa bàn toàn xã trong năm cho thấy
TNXH xảy ra chủ yếu thuộc dạng trộm cắp, cờ bạc, gây rối an ninh trật tự nơi
công cộng. Ma tuý, mại dâm không có vụ nào, song trong xã có đối tượng
nghiện hút tập trung ở 2 thôn Tỳ Điện và Bà Khê các đối tượng này chủ yếu là
đi làm ăn xa chỉ về địa phương trong dịp Tết Nguyên Đán nên công an xã đã có


20
phương án theo dõi giám sát các đối tượng khi có mặt tại địa phương và có biện
pháp xử lí kịp thời, thích hợp khi các đối tượng này vi phạm.
2- Kết quả đạt được trong công tác phòng chống TNXH :
Do có sự lãnh và chỉ đạo sâu sát của Đảng uỷ- Uỷ ban nhân xã, sự phối
kết hợp đồng bộ nhịp nhàng, khăng khít giữa các ngành đoàn thể, các tổ chức
quần chúng, các tổ chức xã hội cộng với sự nỗ lực giúp đỡ có hiệu quả của nhân
dân trong xã, sự quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ của tập thể Ban công an xã. Do
vậy đã tích cực chủ động phòng ngừa đấu tranh trấn áp, đẩy lùi có hiệu quả các
loại tội phạm và tệ nạn xã hội nên tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã
hội luôn được ổn định. Từ đó làm tiền đề cho kinh tế phát triển, nâng cao đời
sống của nhân dân, đem lại sự bình yên và thịnh vượng cho mọi người, mọi nhà,
mọi gia đình.

* Về công tác tham mưu
Đầu mỗi năm công an xã đã chủ động tham mưu đề xuất với Đảng uỷ- Uỷ
ban nhân dân xã phát động phong trào quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự an toàn
xã hội trên địa bàn xã. Hằng năm tham mưu với Đảng bộ xã họp ra nghị quyết
chuyên đề về công tác đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa
bàn với phương châm chỉ đạo quyết tâm giữ vững an ninh chính trị, trật tự an
toàn xã hội đảm bảo ổn định về chính trị và phát triển kinh tế, từng bước vững
chắc xây dựng xã vững mạnh toàn diện về mọi mặt. Nghị quyết được triển khai
sâu rộng từ trong nội bộ Đảng tới các đoàn thể, các tổ chức xã hội và tới 19 chi
bộ trong toàn địa bàn xã.


21
Từ chủ trương và nghị quyết của Đảng bộ xã, Uỷ ban nhân dân xã Phú
Hoà đã xây dựng kế hoạch về việc thực hiện nghiêm túc Nghị quyết của Đảng
uỷ, phát động và vận động toàn thể cán bộ và nhân dân trong xã tới 14 thôn
nhằm cụ thể hoá và thực hiện nghiêm túc nghị quyết chuyên đề của Đảng bộ xã.
Uỷ ban nhân dân xã giao cho Ban công an xã xây dựng kế hoạch chuyên đề về
công tác bảo đảm an ninh trật tự. Đồng thời chủ động phối kết hợp với các
ngành đoàn thể, các tổ chức xã hội, các thôn và nhân dân tạo thành khí thế đồng
bộ khép kín trong công tác phòng ngừa đấu tranh đẩy lùi tội phạm và các tệ nạn
xã hội ra khỏi địa bàn.
* Về công tác tuyên truyền, phối hợp
Nghị quyết Đại hội VIII đã khẳng định: Công tác tuyên truyền và giáo
dục pháp luật ,huy động lực lượng của các đoàn thể chính trị xã hội , nghề
nghiệp, các phương tiện thông tin đại chúng tham gia vào các đợt vận động thiết
lập kỷ cương và các hoạt động thường xuyên, xây dựng nếp sống và làm việc
theo pháp luật trong cơ quan nhà nước và trong xã hội.
Phòng chống tệ nạn xã hội là một quá trình tác động phải thường xuyên
liên tục trong mọi gia đình, tập thể ,nhà trường và trong các tổ chức Đảng, chính

quyền các đoàn thể xã hội .
Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật phòng chống tệ nạn xã hội là
khâu đầu tiên của hoạt động tri thức pháp luật là một trong những mắt xích quan
trọng có ý nghĩa đặc biệt trong việc chấp hành pháp chế xã hội chủ nghĩa .
Thấm nhuần tinh thần trên, sau khi có sự chỉ đạo của Đảng uỷ- Uỷ ban
nhân dân xã, Ban công an xã đã xây dựng kế hoạch, lên phương án cụ thể cho


22
từng mặt công tác, xác định công tác tuyên truyền là cực kỳ quan trọng. Do vậy
công an xã đã chủ động phối kết hợp cùng với Ban văn hoá thông tin của xã có
kế hoạch chỉ đạo các điểm phát thanh của các thôn đồng loạt tuyên truyền các
chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các quy định của
địa phương, đặc biệt các Chỉ thị, Nghị định có liên quan đến công tác đảm bảo
an ninh Tổ quốc. Đồng thời cùng với công tác tuyên truyền trên các phương tiện
thông tin đại chúng, Ban công an xã phối hợp chặt chẽ với các ban ngành, các tổ
chức xã hội, các trường, trạm, trại đóng trên địa bàn xã cùng đồng loạt tuyên
truyền và phổ biến cho hội viên, đoàn viên của mình với hình thức tổ chức lồng
ghép vào các buổi sinh hoạt, hội họp bằng các hình thức như sân khấu hoá, giao
lưu văn hoá dưới mọi hình thức sao cho có hiệu quả cao nhất. Ngoài công tác
tuyên truyền trên, trong năm qua Ban công an xã đã kết hợp với các đoàn thể
như Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội nông dân, Hội Cựu
chiến binh và các nhà trường, trạm, trại trên toàn địa bàn tổ chức ký cam kết
không có người nghiện ma tuý, không mắc phải các tệ nạn xã hội. Không cho
ma tuý xâm nhập vào học đường với khẩu hiệu “Hãy nói không với ma tuý và
các tệ nạn xã hội”, bài trừ đấu tranh phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội.
Ngay từ đầu năm học, Ban công an xã kết hợp với Hội Cựu chiến binh tổ
chức về các trường nói chuyện truyền thống và nói chuyện về tác hại và hiểm
họa của ma tuý, của các tệ nạn xã hội. Từ đó giáo dục cho học sinh biết cách
phòng tránh và bài trừ các TNXH. Cùng với Hội Phụ nữ tổ chức xuống các thôn

nói chuyện chuyên đề về tác hại, hiểm họa ma tuý và cách phòng tránh các tệ
nạn xã hội ở 14 chi hội. Công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật và phòng


23
chống tệ nạn xã hội ở xã Phú Hoà trong những năm qua đã đạt được những
thành tích đáng khích lệ nhằm hạn chế các tệ nạn xã hội giữ vững ổn định tình
hình trên địa bàn xã .

* Kết quả cụ thể:

Qua 3 năm trên địa bàn xã đã xác minh, làm rõ và xử lý 39 vụ, 59 đối
tượng. Trong đó :
Năm 2008 trên địa bàn xã đã xảy ra 12 vụ, xử lí 28 đối tượng xử phạt 2
triệu đồng, trong đó chuyển huyện 4 vụ, xã tự giải quyết 8 vụ. Điển hình vụ trộm
cắp ti vi ở địa bàn Tỳ Điện. Các vụ việc đều được ban công an xã xử lý đúng
thẩm quyền và trình tự pháp luật .
Năm 2009 toàn xã xảy ra 13 vụ, xử lí 21 đối tượng, xử phạt hành chính 5
triệu đồng, chuyển huyện 4 vụ, xã tự giải quyết 9 vụ. Đặc biệt là vụ trộm cắp
tiền vàng ở thôn Bà Khê .
Năm 2010 xảy ra 14 vụ, đã làm rõ và xử lí theo thẩm quyền 8 vụ, còn tồn
đọng chưa làm rõ 6 vụ đặc biệt là vụ trộm cắp xe máy và cắt khoá cửa xảy ra
trên địa bàn. Trong đó xã tự giải quyết 7 vụ, chuyển lên công an cấp trên 7 vụ,
trong số 7 vụ chuyển cấp trên thì 6 vụ công an xã lập hồ sơ ban đầu chuyển lên
cấp trên xử lí giải quyết theo thẩm quyền. Số đối tượng bị xử lí 10 đối tượng
tổng số tiền xử phạt 3 triệu đồng, điển hình vụ trộm cắp tiền vàng ở thôn Văn
Ngoài.
Trong 3 năm qua trên địa bàn xã luôn quản lý chặt chẽ các đối tượng hoạt
động tệ nạn xã hội như cờ bạc, nghiện hút. Do đó tình hình địa bàn xã luôn ổn
định, số đối tượng nghiện hút giảm, có 2 đối tượng tự cai nghiện tại cộng đồng

thành công và hiện nay không tái nghiện. Tình hình ma tuý ở địa bàn không


24
phức tạp, không có con nghiện mới phát sinh, không có các điểm buôn bán ma
tuý
Đạt được những kết quả trên trên là do có sự quan tâm chỉ đạo sát sao của
Đảng uỷ, UBND xã, sự quan tâm chỉ đạo kiểm tra hướng dẫn nghiệp vụ thường
xuyên của lãnh đạo công an huyện, sự phối hợp của các ngành, đoàn thể nhân
dân, công an xã đã nêu cao tinh thần trách nhiệm , khắc phục mọi khó khăn hoàn
thành tốt nhiệm vụ được giao .
3- Đánh giá mặt mạnh, hạn chế trong công tác phòng, chống TNXH
3.1 Mặt mạnh:
Đảng uỷ Uỷ ban nhân dân xã Phú Hoà đã triển khai đồng bộ nhiều biện
pháp phòng ngừa, thực hiện đấu tranh phòng chống các TNXH quyết liệt, có
trọng tâm, trọng điểm và phát động trở thành cuộc đấu tranh của toàn dân bài trừ
các tệ nạn xã hội.
Công tác tuyên truyền chú trọng được đẩy mạnh dưới mọi hình thức, sâu
rộng đến từng hộ gia đình, khu dân cư và các đơn vị, trường học; tuyên truyền
lồng ghép trong các hội nghị, kỳ sinh hoạt của các đoàn thể. Các thôn đều có câu
lạc bộ phòng chống TNXH.
Đa số nhân dân chủ động trong việc đấu tranh bài trừ các TNXH, có ý
thức cảm hoá, tuyên truyền, phát hiện, giáo dục những người mắc các TNXH.
Lực lượng công an xã đã chủ động tham mưu với Uỷ ban nhân dân xã xây
dựng phương án cụ thể về phòng, chống, kiểm soát ma tuý và các TNXH trên
địa bàn. Huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp
nhân dân tích cực tham gia phòng chống. Chủ động rà soát, nắm chắc các đối


25

tượng nghiện ma tuý, các điểm nóng về TNXH, từ đó phối hợp với các lực
lượng chức năng và nhân dân trấn áp và xử lý kịp thời, phối hợp với các tổ chức
đoàn thể, ngành chức năng, trường học tổ chức ký cam kết “bài trừ các TNXH”
tới toàn thể người dân.
3.2- Mặt hạn chế:
Công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự có nơi, có lúc còn bất cập
với tình hình, còn bị động đối phó nhất là trong giải quyết những vấn đề phức
tạp, gay cấn của xã hội mới nảy sinh. Trách nhiệm quản lý nhà nước của các
ngành, các cấp trên lĩnh vực trật tự an toàn còn bị xem nhẹ hoặc buông lỏng,
chưa huy động được toàn dân, toàn xã hội tham gia, sức mạnh của toàn xã hội
chưa được phát huy tối đa.
Sự phối hợp giữa các ngành các cấp trong việc phòng chống các TNXH
chưa được chặt chẽ, vai trò giáo dục quản lý của một số tổ chức đoàn thể xã hội
chưa có chiều sâu. Công tác phòng ngừa TNXH ở cả 3 môi trường: Gia đình nhà trường - xã hội chưa được quan tâm phối hợp đúng mức.
Đạo đức xã hội bị xuống cấp do ảnh hưởng của lối sống thực dụng và tình
trạng thương mại hoá các mối quan hệ xã hội. Ở đây hậu quả chính là sự mất
phương hướng và lòng tin vào cuộc sống tốt đẹp của một số bộ phận thanh thiếu
niên, là sự lỏng lẻo trong công việc, là sự lỏng lẻo trong kiểm soát gia đình, là sự
cục bộ địa phương, là những hiện tượng tiêu cực khác trong xã hội tạo nên môi
trường xấu để các tệ nạn xã hội phát triển trong thanh thiếu niên, trong phụ nữ
và trong cả cộng đồng dân cư.


×