Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Ôn tập pháp luật đại cương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.62 KB, 29 trang )

PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG.
Chương I: NHÀ NƯỚC.
Câu 1: Chứng minh nhà nước là một hiện tượng lịch sử?
NN là sản phẩm của cuộc đấu tranh giai cấp xuất hiện từ khi loài người có sự
phân hóa thành các giai cấp đối kháng , là bộ máy do giai cấp nắm được quyền
thống trị vầ KT,CT,XH lập nên để điều chỉnh toàn bộ hoạt động của toàn XH
trong một nước với mục đích là bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mac-Lênin thì nguồn gốc nhà nước là một hiện
tượng lịch sử vì nó có quá trình phát sinh, phát triển và tiêu vong:
+phát sinh:NN chỉ ra đời và tồn tại khi có 2 đk :đkkt (sự xuất hiện chế độ tư hữu
về tư liệu sx ); đkxh(xh có sự phân hóa thành giai cấp đối kháng và mâu thuẫn
giữa các giai cấp ko thể tự điều hòa).
+phát triển:trải qua các kiẻu nhà nước tương ứng với các hình thái kinh tế xã hội
khác nhau .NN chủ nô, phong kiến, tư sản,xã hội chủ nghĩa.
+tiêu vong:NN sẽ tiêu vong khi xã hội ko còn sưh đối kháng về kinh tế và chính
trị.
Câu 2: NN tồn tại trong mọi hình thái KT-XH Đ or S ? tại sao ?
- NN là sản phẩm của cuộc đấu tranh giai cấp xuất hiện từ khi loài người có sự
phân hóa thành các giai cấp đối kháng , là bộ máy do giai cấp nắm được quyền
thống trị vầ KT,CT,XH lập nên để điều chỉnh toàn bộ hoạt động của toàn XH
trong một nước với mục đích là bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị.
-Lịch sử xã hội loài người đã trải qua các hình thái KT-XH:
• Hình thái KT-XH công xã nguyên thủy.
• Hình thái KT-XH chiếm hữu nô lệ .
• Hình thái KT-XH tư bản chủ nghĩa.
• Hình thái KT-XH xã hội chủ nghĩa.
-Nhận định trên là sai vì có 1 hình thái kinh tế -xã hội ko có NN là hình thái
KT-XH công xã nguyên thủy do chưa có đủ 2 điều kiện KT và XH :chưa có sự
tư hữu về tư liệu sx và chưa có sự xuất hiện ccủa giai cấp đối kháng.
1



Câu 3: Trình bày đặc điểm của NN?
_kn :NN là sản phẩm của cuộc đấu tranh giai cấp xuất hiện từ khi loài người có
sự phân hóa thành các giai cấp đối kháng , là bộ máy do giai cấp nắm được
quyền thống trị vầ KT,CT,XH lập nên để điều chỉnh toàn bộ hoạt động của toàn
XH trong một nước với mục đích là bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị.
-NN có 5 đặc điểm sau:
• NN thiết lập quyền lực công đặc biệt :NN không phải của tất cả mọi
người mà quyền lực chỉ thuộc về giai cấp thống trị, mục đích là bảo vệ
cho quyền lợi của giai cấp thống trị .
• NN có lãnh thổ và quản lí dân cư theo đơn vị hành chính lãnh thổ: do có
nhiều dân tộc, tôn giáo, dòng máu , huyết thống nên phải quản lí theo
lãnh thổ, theo khu vực địa lí hành chính.
• NN có chủ quyền quốc gia: 1 nươc có chủ quyền quốc gia là có quyền
đối nội(NN là nơi có quyền quyết định cao nhất) và đối ngoại (quyền độc
lập).
• NN quyết định thuế và thu thuế:thu thuế để tạo ra quyền lực KT do bộ
máy NN ko sx ra của cải vật chất mà tiêu tốn của cải vật chất .
• NN ban hành pháp luật để quản lí xã hội:NN có PL => có tính cưỡng
chế , bất cứ ai cũng phải tuân theo , tạo ra sức mạnh quản lí Xh.
Câu 4:phân biệt NN với thị tộc và phân biệt NN với các tổ chức chính trị
khác .
Nhà nước

Thị tộc

Các tổ chức XH khác

Thiết lập quyền lực công
đặc biệt

NN có lãnh thổ và quản
lí dân cư theo đơn vị
hành chính lãnh thổ.
NN có chủ quyền quốc
gia.

Thị tộc có quyền lực xã
hội.
Quản lí xã hội theo
nguyên tắc huyết thống.

Ko có quyền nhân danh,
ko có cưỡng chế .
Phân theo nghề nghiệp ,
độ tuổi, giới tính.

Không có chủ quyền

Không có chủ quyền

2


NN quy định thuế và thu Không có thuế (sống
thuế.
chung, lđ chung).
NN ban hành pháp luật
Theo điều lệ, nội quy.
để quản lí xã hội.


Thu phí để duy trì tổ
chức .
Theo điều lệ , nội quy.

Câu 5:bản chất của NN?
-NN là sản phẩm của cuộc đấu tranh giai cấp xuất hiện từ khi loài người có sự
phân hóa thành các giai cấp đối kháng , là bộ máy do giai cấp nắm được quyền
thống trị vầ KT,CT,XH lập nên để điều chỉnh toàn bộ hoạt động của toàn XH
trong một nước với mục đích là bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị.
-NN mang tính giai cấp và mang tính xã hội.
A, NN mang tính giai cấp
-tại sao ? Do NN chỉ ra đời khi XH có giai cấp và giai cấp đó có mâu thuẫn
không thể tự điều hòa được.
-tính giai cấp được biểu hiện :
+NN đại diện cho ý chí của giai cấp thống trị .
+NN thể hiện ý chí của giai cấp thống trị bằng PL.
B, NN có tính XH
-Tại sao? Do NN là sản phẩm có điều kiện của XH, nảy sinh trong lòng xã hội,
NN ra đời từ nhu cầu quản lí XH.
-Tính xã hội được biểu hiện:
+NN quan tâm và bảo vệ lợi ích của các giai cấp khác ngoài giai cấp thống trị.
+NN giải quyết các vấn đề mang tính XH: các công trình phúc lợi, bảo vệ môi
trường….
Câu 6:tại sao NN CHXHCN VN có vai trò trung tâm trọng hệ thống chính
trị ?
- NN là sản phẩm của cuộc đấu tranh giai cấp xuất hiện từ khi loài người có sự
phân hóa thành các giai cấp đối kháng , là bộ máy do giai cấp nắm được quyền

3



thống trị vầ KT,CT,XH lập nên để điều chỉnh toàn bộ hoạt động của toàn XH
trong một nước với mục đích là bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị.
-hệ thống chính trị là 1 cơ cấu bao gồm :NN , các đảng phái , các tổ chức chính
trị XH tồn tại và hoạt động trong khuôn khổ của PL hiện hành chế định theo tư
tưởng của giai cấp cầm quyền nhằm tác động vào các quá trình KT-XH nhằm
mục đích duy trì và phát triển xã hội đó .
-Hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay có 3 bộ phận:Đảng CS VN, NN
CHXHCN VN, mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên.
-trong đó , NN CHXHCN VN có vị trí trung tâm, vì:
+NN CHXHCN VN có chủ quyên quốc gia=> có đặc quyền.
+là đại diện chính thức cho toàn XH.
+Là chủ sở hữu đặc biết đối vs các tài sản lớn: đất đai, điện nước…
+ban hành pháp luật để quản lí XH.
+có hệ thống cơ quan NN từ trung ương đến địa phương vs các quyền và nghĩa
vụ khác nhau.
Câu 7:nêu các bộ phận tronh hệ thống chính trị hiện nay và vai trò của
từng bộ phận ?
- Hệ thống chính trị là 1 cơ cấu bao gồm :NN , các đảng phái , các tổ chức chính
trị XH tồn tại và hoạt động trong khuôn khổ của PL hiện hành chế định theo tư
tưởng của giai cấp cầm quyền nhằm tác động vào các quá trình KT-XH nhằm
mục đích duy trì và phát triển xã hội đó .
-Hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay gồm 3 bộ phận :
• Đảng cộng sản VN:là hạt nhân quan trọng trong hệ thống chính trị giữ vai
trò là lực lượng lao động nhà nước và xã hội.
• NN CHXHCN VN :là trung tâm của hệ thống chính trị và giữ vai trò
quyết định trong hệ thống chính trị, nó quyết định sự ra đời và bản chất
của cả hệ thống chính trị cũng như từng bộ phận của hệ thống chính trị.
• Mặt trận tổ quốc VN và các tổ chức thành viên:


4


+Các tổ chức thành viên bao gồm:đoàn TN CS VN, công đoàn, hội nông dân
VN, hội cựu chiến binh VN…
+Vai trò:là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân tức là nơi thông qua nó
nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình.
Câu 8:tại sao quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất?
Quốc hội là cơ quan quyền lưc cao nhất do:
• Quốc hội do nhân dân cả nước bầu ra.
• Quốc hội đại diện cho ý chí của nhân dân cả nước.
• Quốc hội là cơ quan quyền lực gốc.
• Quốc hội có những chức năng vô cùng quan trọng:
• Lập hiến , lập pháp.
• Quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước.
• Giám sát trực tiếp mọi hoạt động của bộ máy nhà nước.
Câu 9:trình bày hình thức cấu trúc của NN CHXH CNVN?
Hình thức cấu trúc của nn là sự tổ chức của nhà nước theo các dơn vị hành
chiính lãnh thổ và mối liên hệ giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương với các
cơ quan nhà nước ở địa phương.
hình thức cấu trúc của NN CHXH CNCN là nhà nước đơn nhất với :
+cơ quan quyền lực nhà nước
+cơ quan hành chính nhà nước
+cơ quan kiểm sóat, xét sử(tòa án nhân dân tối cao, viện kiểm soát nd tối cao).
Câu 10: trình bày hình thức chính thể của NN CHXH CN VN?
hình thức chính thể là cách thức tổ chức, trình tự thành lập các cơ quan cao nhất
trong bộ máy nhà nước và mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước vs nhau cũng
như mức độ tham gia của nhân dân vào việc thành lập các cơ quan này .
NN CHXH CNVN mang dấu ấn của chính thể cộng hòa đại
nghị(CHDC).Chính thể cộng hòa là hình thức chính thể trong đó quyền lực tối


5


cao của NN thuộc 1 cơ quan do nd bầu ra theo 1 nhiệm kì nhất định.Ở VN cơ
quan đó chính là quốc hội-là cơ quan quyền lực cao nhất của nước CHXH
CNVN do nhân dân cả nước trực tiếp bầu ra theo nguyên tắc bỏ phiếu kín với
nhiệm kì 5 năm .
Câu 11:học viện tài chính có phải là cơ quan nhà nước không?
Cơ quan NN là bộ phận cấu thành của bộ máy NN, có tính độc lập tương đối
về tổ chức cơ cấu , có thẩm quyền và được thành lập theo quy định của PL,
nhân danh NN thực hiện những nhiệm vụ và chức năng của NN bằng những
hình thức và phương pháp do PL quy định.
Cơ quan NN có 4 dặc điểm sau:
• Được thành lập và hoạt động theo quy định của PL.
• Hoạt động của các cơ quan NN mang tính quyền lực NN.
• Cơ quan NN không trực tiêp sản xuất ra của cải vật chất trong xã hội
nhưng có tác động quan trọng đối với quá trình đó.
• Những cá nhân đảm nhiệm chức trách trong cơ quan NN phải là công
dân VN.
Học viện tài chính ko phải là cơ quan nhà nước vì ko có đặc điểm thứ
2,HVTC là đơn vị sự nghiệp thuộc bộ tài chính.

Chương II :NGUỒN GỐC BẢN CHẤT VÀ CHỨC NĂNG CỦA
PHÁP LUẬT
Câu 1: Tại sao nói pháp luật là 1 hiện tượng lịch sử?
PL là hệ thống các quy tắc xử sự do NN đặt ra hoạc thừa nhận thể hiện ý chí
của giai cấp thống trị và được NN đảm bảo thực hiện nhằm thiết lập và duy trì
một trật tự xã hội nhất định.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin , NN và PL là 2 hiện tượng cùng ra

đời, cùng tồn tại và cùng tiêu vong.cũng như NN,PL chỉ ra đời kkhi có 2 đk:
+đkkt: có sự xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất

6


+đkxh:sự xuất hiện các giai cấp và giữa các giai cấp đó xuất hiện mâu thuẫn
ko thể
tự điều hòa.
PL hình thành nhằm giúp NN quản lí XH , vì vậy khi NN tồn tại thì PL tồn
tại .Tương ứng với mỗi hình thái KT-XH có các kiểu PL khác nhau.Có hình thái
KT-XH ko có pháp luật : cộng sản nguyên thủy.
Câu 2:tại sao PL là công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội hiệu quả nhất ?
PL là hệ thống các quy tắc xử sự do NN đặt ra hoạc thừa nhận thể hiện ý chí
của giai cấp thống trị và được NN đảm bảo thực hiện nhằm thiết lập và duy trì
một trật tự xã hội nhất định.
Các công cụ quản lí xã hội:phong tục tập quán, tín điều tôn giáo , đạo đức ,
pháp luật.
PL là công cụ hiệu quả nhất vì pháp luật có những đặc điểm riêng mà các
công cụ khác không có , tạo ưu thế hơn so vs các công cụ khác.
+pl có tính quy phạm phổ biến: pl do nn ban hành, có quyền lực công đặc biệt
bao trùm toàn bộ lãnh thổ, các công cụ khác có tính quy phạm nhưng ko có tính
phổ biến toàn lãnh thổ.
+pl được xác định chặt chẽ về mặt hình thức:các công cụ khác ko dc xđịnh
chặt chẽ về mặt hình thức.
+pl có tính được đảm bảo bởi NN: vì PL do NN ban hành và sd như 1 công
cụ để quản lí xh; các công cụ khác ko có tính đảm bảo bởi NN mà đảm bảo bởi
ý thức của con người trong xã hội, ko bắt buộc vs tất cả mọi người.
Câu 3:Tại sao pháp luật mang tiính quy phạm phổ biến? tính quy phạm
phổ biến được thể hiện ntn?


Khái niệm PL: PL là hệ thống các quy tắc xử sự do NN đặt ra hoạc thừa
nhận thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và được NN đảm bảo thực hiện nhằm
thiết lập và duy trì một trật tự xã hội nhất định.


PL có tính quy phạm phổ biến được do:

+ PL do NN đặt ra, quyền lực NN mang tính phổ biến – quyền lực công đặc biệt
+ PL mang tính chặt chẽ về mọi hình thức
+ PL được đảm bảo bằng NN
7




Thể hiện:

+ PL có hiệu lực trên toàn bộ lãnh thổ của quốc gia
+ PL điều chỉnh mọi lĩnh vực của đời sống XH
+ PL là hệ thống những quy tắc ứng xử chung, là khuôn mẫu điều chỉnh với mọi
hành vi trong XH.
Câu 4: trình bày bản chất của pháp luật.
A, Tại sao pháp luật mang tính giai cấp? Tính g/c được biểu hiện như thế nào?

Pháp luật mang tính giai cấp: vì PL do nhà nước đặt ra mà nhà nước
mang tính giai cấp.
Biểu hiện:
+ Pháp luật là sự thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong XH vì PL do nhà
nước đặt ra mà nhà nước là bộ máy nằm trong giai cấp thống trị để bảo vệ và

duy trì quyền thống trị của giai cấp thống trị. Vì vậy PL do NN đặt ra cũng phải
thể hiện ý chí của giai cấp thống trị.
+ Tính giai cấp của PL được thể hiện ở mục đích điều chỉnh của PL đó là bao
giờ PL cũng điều chỉnh theo hướng có lợi cho giai cấp thống trị


Pháp luật mang tính XH vì:

+ PL do NN đặt ra, NN là đại diện chính thức của toàn XH
+ PL ra đời là do nhu cầu của XH, giúp NN quản lý điều hành XH
Biểu hiện:
+ Là công cụ quan trọng nhất mà NN sử dụng để thực hiện chức năng của mình
nhằm duy trì trật tự XH
+ PL phản ánh bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị song tùy thuộc vào hoàn
cảnh lịch sử, dù ít hay nhiều, pháp luật thực hiện ý chí và lợi ích của các g/c
tầng lớp khác trong xã hội.

8


PL là hệ thống các quy tắc ứng xử do NN đặt ra hoặc thừa nhận vào bảo đảm
thực hiện, thể hiện ý trí của giai cấp thống trị trong XH, nhằm điều chỉnh các
quan hệ XH.
KT là gì?
Mối quan hệ giữa PL với KT:
- Trong mối quan hệ giữa PL và KT: kinh tế giữ vai trò quyết định đối với
PL, nó quy định sự ra đời, quyết định nội dung của PL đồng thời cơ chế KT quy
định phương pháp điều chỉnh của PL
-PL phụ thuộc vào KT nhưng có tác động chở lại đối với KT theo hai chiều
hướng.PL tác động tích cực đến KT khi các quy định của PL được xây dựng

phù hợp với các điều kiện KT-XH, phù hợp với các quy luật kinh tế khách quan
và ngược lại.
Cấu 6: trình bày mối liên hệ giữa pháp luật với nhà nước.

PL là hệ thống các quy tắc ứng xử do NN đặt ra hoặc thừa nhận nhằm
đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong XH, nhằm điều
chỉnh các quan hệ XH.

NN là sp của đấu tranh giai cấp xuất hiện từ khi loài người có sự phân
hóa thành các giai cấp đối kháng, là bộ máy do giai cấp nắm quyền được quyền
thống trị về KT, CT, XH lập nên để điều hành hoạt động của toàn XH trong 1
nước với mục đích là bảo vệ là bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị.


Vai trò của NN đối với PL

+ NN là chủ thể ban hành PL ( quốc hội)
+ NN là chủ thể tổ chức thực hiện PL ( cơ quan hành chính NN)
+ NN là chủ thể xử lý vi phạm PL


Vai trò của PL đối với NN

+ PL quy định về bộ máy NN, quy định quy tắc tổ chức hoạt động của các cơ
quan NN và quy định chức năng, nhiệm vụ thẩm quyền của từng cơ quan NN.
+ PL là công cụ để NN thực hiện các chức năng của mình, quản lý các lĩnh vực
của đời sống XH.

9



Câu 7: Pháp luật điều chỉnh tất cả các quan hệ xã hôi Đ or S? giải thích?

PL là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước đặt ra và thừa nhận và bảo
đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong XH nhằm đ/c các quan
hệ XH.


Nhận định trên là sai :

+ PL chỉ điều chỉnh những quan hệ XH quan trọng, điển hình, phổ biến, cơ bản,
ngoài PL còn có các chuẩn mực khác: Tôn giáo, đạo đức.
+ Các quan hệ XH quá phức tạp mà lại có cấu trúc không thể điều chỉnh bằng
PL vì không thể mô hình hóa (VD: quan hệ tình cảm, tình yêu..).
+ Những quan hệ XH cần điều chỉnh bằng PL nhưng nhà nước chưa ban hành
kịp do XH luôn biến đổi và phát triển.
Câu8 :Trình bày các chức năng của PL? Trong các chức năng đó , chức năng
nào là quan trong nhất? giải thích?

Khái niệm: chức năng của pháp luật là những phương diện , những mặt
hoạt động chủ yếu của PL, thể hiện bản chất và giá trị XH của PL.


Có 2 chức năng của PL

+ chức năng điều chỉnh các quan hệ XH
+ chức năng giáo dục

Trong đó chức năng điều chỉnh các quan hệ XH là chức năng quan trọng
nhất.vì:

+chức năng này là sự tác động của PL tới các quan hệ xã hội thông qua việc tác
động tới hành vi của các chủ thể nhằm đạt được những mục đích xác định.
+ các quan hệ xh cần đến sự điều chỉnh của pl vì xh được hình thành do nhiều
yếu tố khác nhau trong đó quan trọng nhất là yếu tố con người.Để đảm bảo lợi
ích của xh cần phải có các quy tắc xử sự để điều chỉnh các hành vi đó.
+ sự điều chỉnh quan hệ pl đối với xh theo 2 mặt:1 mặt ghi nhận, bảo vệ , định
hướng phát triển các QHXH tích cực; mặt khác điều chỉnh nhằm kìm hãm sự
phát triển của QHXH ảnh hưởng đến sự phát triển của xh, xâm hại đến các lợi
ích của công dân.

10


Chương III:QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ QUAN HỆ PHÁP LUẬT
Câu 1:so sánh quy phạm pháp luật và quy phạm đạo đức?
-QPPL là quy tắc xử sựu chung có tính bắt buộc chung , do NN đặt ra or thừa
nhậnvà bảo đảm thực hiện, được biểu thị bằng hình thức nhất định nhằm điều
chỉnh các quan hệ XH nhất định.
-QPĐĐ là quy tắc xử sự bất thành văn dựa trên lương tâm và lẽ công bằng ,
không mang tính quyền lực, không mang tính cưỡng chế.
*giống nhau:đều là các quy tắc xử sự chung, là tiêu chuẩn đánh gía hành vi của
con người.
*khác nhau:
Quy phạm pháp luật
Do NN đặt ra or thừa nhận or đảm bảo
thực hiện.
Phản ánh ý chí của NN và được thể
hiện bằng những hình thức nhất định.
Có tính phổ biến, bắt buộc chung đối
với tất cả các chủ thể tham gia quan

hệ XH được quy phạm pl điều chỉnh.

Quy phạm đạo đức
Được hình thành do cộng đồng người
.
Phản ánh ý chí của cộng đồng người
tại thời điểm nhất định.
Được cho rằng ko có tính phổ biến vì
ở những thời điểm khác nhau, điều
kiện khác nhau thì có các quan niệm
khác nhau.

Câu 2:1 QPPL luôn được cấu thành bởi 3 bộ phận(quy định, giả định, chế
tài) đúng hay sai?giải thích?
QPPL là quy tắc xử sựu chung có tính bắt buộc chung , do NN đặt ra or thừa
nhậnvà bảo đảm thực hiện, được biểu thị bằng hình thức nhất định nhằm điều
chỉnh các quan hệ XH nhất định.
khẳng định trên là sai vì chỉ có quy phạm điều chỉnh mới có đủ 3 bộ phận (quy
định, giả định, chế tài ) do điều chỉnh là chức năng quan trọng nhất của PL, còn
QPPL bảo vệ, định nghĩa, QP chuyên môn ko bắt buộc cấu thành bởi 3 bộ
phận .
VD:
11


Câu 3:trình bày mối quan hệ giữa quan hệ pháp luật và quan hệ xã hội.
quan hệ xã hội (QHXH) là quan hệ giữa con người và con người trong XH.
QHPL là các quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh, trong đó các bên tham
gia có những quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định và được nhà nước đảm bảo
thực hiện.

QHXH là nội dung của QHPL.QHPL là hình thức pháp lý của các quan hệ xã
hội khi được điều chỉnh bằng các quy phạm pháp luật.
Câu 4:để trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật cá nhân cần có những
điều kiện gì?
QHPL là các quan hệ xã hội được pháp luatạ điều chỉnh, trong đó các bên
tham gia có những quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định và được nhà nước đảm
bảo thực hiện.
Để trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật, cá nhân cần có năng lực chủ thể
bao gồm năng lực pháp luật và năng lực hành vi.
1.năng lực pháp luật:là khả năng được hưởng quyền và nghĩa vụ pháp lí mà NN
quy định cho các chủ thê; chủ thể QHPL phải có năng lực pl thì mới đảm bảo
được việc xây dựng các quan hệ pl là đúng và duy trì đc trật tự quản lí xh của nn
trong lĩnh vực tuân thủ và châp hành pháp luật.
2.năg lực hành vi: khi tham gia vào qhpl thì chủ thể đc hưởng quyền chủ thể và
nghĩa vụ pháp lí .Do đó , chủ thể của qhpl phải có năng lực hành vi vì có như
vậy chủ thể mới có khả năng nhận thức và thực hiện đc các quyền và nghĩa vụ
pháp lí của mình khi tham gia vào qhpl và chịu hậu quả do mình gây ra.
chú ý: + người có năng lực pl nhưng bị hạn chế về năg lực hành vi or ko có
năng lực hành vi or mất năng lực hành vi có thể chủ thể gián tiếp tham gia vào
một số qhpl thông qua người đại diện và chỉ trong 1 số qhpl nhất định(cy là
quan hệ tài sản).
+ nếu thiếu năng lực pl thì ko thể thành chủ thể.
Câu 5:trình bày những điều kiện để 1 tổ chức được công nhận là pháp
nhân.
Theo điều 84 bộ luật dân sự 2005, 1 tổ chức được công nhận là có tư cách pháp
nhân phải thỏa mãn đầy đủ các điều kiện.
12


+được thành lập hợp pháp : được thành lập theo quy định của pháp luật

+có cơ cấu , tổ chức chặt chẽ: có phòng ban, bộ phận nhất định; có bp lãnh đạo
điều hành và bp bị lãnh đạo điều hành.
+có tài sản độc lập vs cá nhân và tổ chức khác, và tự chịu trách nhiệm về tài sản
đó.
+nhân danh mình tham gia qhpl 1 cách độc lập.
Câu 6:người đại diện của pháp nhân khi tham gia quan hệ pháp luật có
phải là chủ thể của quan hệ pháp luật đó ko ? Tại sao/
ko vì đặc thù của pháp nhân bao giừo cũng tham gia qhpl thông qua nguời đại
diện, có thể là người đại diện theo pl or đại diện làm phát sinh quyền và nghĩa
vụ pháp lí cho pháp nhân chứ ko phải là cho người đại diện.
Câu 7: cho VD về 1 sự kiện pháp lí và giải thích?học viện tài chính có phải
là một pháp nhân hay ko ?
*vd: ông A chết đi để lại quyền thừa kế tài sản cho con trưởng là anh C theo di
sản thừa kế.=> đây là sự kiện pháp lí vì nó làm phát sinh quan hệ pl mới chấm
dứt quan hệ pl cũ khi cá nhân chết.
*theo điều 84 bộ luật dân sự VN, 1 tổ chức được công nhận là có tư cách pháp
nhân khi có đủ các điều kiện sau:
+được thành lập hợp pháp : được thành lập theo quy định của pháp luật
+có cơ cấu , tổ chức chặt chẽ: có phòng ban, bộ phận nhất định; có bp lãnh đạo
điều hành và bp bị lãnh đạo điều hành.
+có tài sản độc lập vs cá nhân và tổ chức khác, và tự chịu trách nhiệm về tài sản
đó.
+nhân danh mình tham gia qhpl 1 cách độc lập.
=>HVTC là pháp nhân vì có đầy đủ 4 điều kiện trên.

Chương IV:HỆ THỐNG PHÁP LUẬT

13



Câu 1:trình bày căn cứ phân định các ngành luật trong hệ thống pháp
luật? Trong các căn cứ đó căn cứ nào là căn cứ chính , căn cứ nào là căn cứ
bổ sung? Tại sao?
-ngành luật là tổng thể các quy phạm pháp luậtđiều chỉnh các quan hệ xã hội
phát sinh trong một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội.
-2 căn cứ chính để phân định ngành luật:đối tượng điều chỉnh và phương pháp
điều chỉnh.Trong đó đối tượng điều chỉnh là căn cứ chính và phương pháp điều
chỉnh là căn cứ bổ sung.
-Vì nếu dựa vào QHXH ta có thể biết được nó thuộc đối tượng nào còn 1 số
trường hợp ngoại lệ thì cần dựa vào phương pháp điều chỉnh = quyền uy, mệnh
lệnh hay thỏa thuận thì mới phân định được ngành luật.
Câu 2:văn bản của tổng cục hải quan có phải là văn bản QPPL ko ?tại sao?
-Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật:
-1 văn bản được coi là văn bản quy phạm pháp luật khi có những đặc điểm sau:
• Văn bản quy phạm pháp luật phải do cơ quan nhà nước, người có thẩm
quyền ban hành.
• Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản chứa đựng các quy tắc xử sự
chung.
• Văn bản quy phạm pháp luật được ban hành theo hình thức, thủ tục xác
định.
-Tổng cục hải quan ko phải văn bản quy phạm pháp luật vì :
• Ko chứa đựng các quy tắc xử sự chung mà chứa các quy tắc xử sự của
cán bộ , công nhân viên trong ngành hải quan.
• Văn bản chỉ áp dụng trong một thời điểm nhất định.
Câu 3:tại sao nói phương pháp định hướng là phương pháp đặc thù của
ngành luật hiến pháp?
Luật hiến pháp VN là hệ thống các nguyên tắc và QPPL quy định và điều chỉnh
các QHXH cơ bản phát sinh trong lĩnh vực tổ chức và thực hiện quyền lực nhà
nước của NN VN độc lập có chủ quyền.


14


-Pp định hướng là pp đặc thù của ngành luật hiến pháp vì:
+Xuất phát từ đặc điểm của đối tượng điều chỉnh của ngành luật hiến pháp là
các quan hệ phát sinh trong quá trình tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước.
+Đối tượng đc của ngành luật hiến pháp có tính bao trùm rộng rãi , phát sinh
trên nhiều lĩnh vực khác nhau; là những quan hệ quan trọng, cơ bản liên quan
đến quá trình tổ chức và thực hiện nhà nước.
=>chính những đặc điểm đã chi phối đến pp đc phù hợp với đối tượng điều
chỉnh, vì vậy phải sử dụng pp định hướng.
Câu 4:trình bày các loại nguồn của ngành luật hiến pháp?trong các loại
nguồn của ngành luật hiến pháp, loại nào quan trọng nhất?giải thích?
Nguồn của ngành luật hiến pháp VN là tập hợp các văn bản QPPL chứa đựng
các QPPL điều chỉnh định hướng các QHXH phát sinh trong quá trình tổ chức
và thực hiện quyền lực nhà nước.
Các loại nguồn:hiến pháp và các đạo luật khác như luật tổ chức QH, luật tổ
chức chính phủ;luật tổ chức HĐND;luật tổ chức TAND;luật bầu cử... các
nghị quyết của QH, pháp lệnh , nghị quyết của ủy ban thường vụ quốc hội..
Trong đó hiến pháp là nguồn quan trọng nhất , vì:
-Các quy định của ngành luật hiến pháp dc tập trung ở hiến pháp.
-Do hiến pháp dc coi là đạo luật cơ bản của hệ thống PL VN
+Do chủ thể ban hành (QH)
+Trình tự thủ tục ban hành chặt chẽ
+Do ND của hiến pháp cụ thể hóa chủ trương của Đảng;những vấn đề quan
trọng của KT,CT,VH,QPAN...quy định nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ
máy NN.
+Hiệu lực pháp lí của hiến pháp :hiến pháp dc coi là vb có hiệu lực pháp lí cao
nhất; các vb khác cũng dựa vào hiến pháp mà quy định cụ thể.
Câu 5:tại sao nói hiến pháp là ngành luật chủ đạo trong hệ thống pháp luật

việt nam?
vì:

15


+Xuất phát từ chủ thể ban hành : quốc hội (cơ quan quyền lực cao nhất).
+Trình tự ban hành hiến pháp rất đặc biệt và chặt chẽ.
+Nội dung của hiến pháp là đạo luatạ cơ bản vì nôi dung của nó chứa đựng các
quy định điều chỉnh các quan hệ cơ bản.
+Hiến pháp và văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lí cao nhất ,các
ngành luật khác phải xây dựng trên cơ sở của hiến pháp , ko dc trái với hiến
pháp.
Câu 6:nêu Vd về quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của ngành luật
hành chính.
-Khái niệm ngành luật hành chính:
vd:bộ tài chính thi tuyển công chức
đây là ví dụ về quan hệ nội bộ trong bộ tài chính - cơ quan hành chính nhà nước
Câu 7:cho ví dụ về quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của ngành
luật dân sự? giải thích ?
vd:anh B cho anh A vay 5 (triệu đồng ) (anh Avà B, 22 tuổi, nhận thức bình
thường).
ví dụ trên là quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của ngành luật dân sự vì
có đầy đủ các đặc điểm của quan hệ tài sản:
-Phát sinh trong quá trình giao lưu dân sự :B cho A vay tiền.
-Mang tính chất hàng hóa tiền tệ ;số tiền 5 triệu đồng.
-Các bên chủ thể tham gia bình đẳng vs nhau về địa vị pháp lí:A và B bình đẳng
vs nhau về địa vị pháp lí.
Câu 8:tại sao nói quyền uy là pp đặc thù của ngành luật hình sự ?
vì:

+pp quyền uy có mức độ mệnh lệnh cao thậm chí là tuyệt đối.Quan hệ giữua nn
và người phạm tội được điều chỉnh bảo đảm thực hiện dựa trên sức mạnh và
quyền lực NN.

16


+NN dặt ra các QPPL hình sự quy định về tội phạm và hình phạt thông qua tiến
hành tố tụng có quyền buộc người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự.
+NN đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người phạm tội.
+Ko 1 cá nhân hay tc nào cản trở dc NN thực hiện quyền áp dụng trách nhiệm
đối vs người phạm tội.
+Người phạm tội có nghĩa vụ chấp hành = các biện pháp cưỡng chế .
Câu 9:Tại sao nói pp thỏa thuận là pp đặc thù của ngành luật dân sự?
pp thỏa thuận :pháp luật thừa nhận và đảm bảo quyền tự định đoạt của các chủ
thể và nghĩ vụ và các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ.
pp thảo thuận là pp đặc thù vì nó phù hợp vs bản chất của các quan hệ dân sự
đựơc xác lập giữa các bên chủ thể có địa vị pháp lí hoàn toàn bình đẳng , độc
lập với nhau về tổ chức và tài sản, quyền và nghĩa vụ dân sựu trực tiếp gắn liền
với lợi ích của các bên chủ thể.

Chương 5:

THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VÀ PHÁP CHẾ

CÂU 1:Các hình thức thực hiện pháp luật và cho VD?
Thực hiện PL là quá trình hoạt động có mục đích làm cho các quy định của
pl đi vào cuộc sống, thông qua các hành vi thực tế hợp pháp của chủ thể pháp
luật.
Căn cứ vào tính chất của hđ thực hiện pháp luật thì hoạt đông PL bao gồm

các hình thức:
-Tuân thủ (tuân theo ) PL: là hình thức thực hiện PL , trong đó các chủ thể pl
kiềm chế ko thực hiện các hành vi mà PL ngăn cấm .
VD:A là sv đại học luật ko buôn bán pháo trái phép.
-thi hành (chấp hành) PL: là hình thức thực hiện pl, trong đó các chủ thể pl
thực hiện nghĩa vụ của mình bằng hành vi chủ động.
VD: Kế tóan của công ty B đi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp vào kho bạc nhà
nước.

17


Anh A tham gia giao thông bằng xe máy đội mũ bảo hiểm theo đúng quy
định của PL.
-Sử dụng(vận dụng)PL:là hình thức thực hiện PL, trong đó chủ thể PL thực
hiện những hành vi mà pháp luật cho phép.
VD: Hiến pháp hiện hành của nc ta quy định:” công dân có quyền tự do kinh
doanh theo quy định của pháp luật”.
-Áp dụng Pl là hình thức thực hiện Pl trong đó Nhà nước (thông qua các cơ
quan có thẩm quyền or người có quyền) tổ chức cho các chủ thể thực hiện
những quy định của PL.
Vd : UBND xã kết hợp vs CA xã tổ chức khám sức khỏe chon am thanh niên
đủ 18 tuổi trở nên đi thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Công an huyên tổ chức làm chứng minh thư nhân dân cho công dân đủ tuổi.
Câu 2:các dấu hiệu của vi phạm pl? VD về VPPL? Giải thích?
-Vi phạm pháp luật là hành vi trái PL do cá nhân , tổ chức có năng lựchành vi
thực hiện 1 cách có lỗi, xâm hại đến các quan hệ xã hội đc PL bảo vệ.
- Đặc điểm:
+VPPL là hành vi xác định của chủ thể.
+VPPL là hành vi trái pháp luật

• Chủ thể làm 1 việc mà PL cấm ( vận chuyển ma túy , đốt pháo…)
• Chủ thể ko thực hiện đúng nghĩa vụ pháp lí của mình.
• Chủ thể sử dụng quyền vượt giới hạn PL cho phép.
+VPPL là hành vi có lỗi của chủ thể
+VPPL do chủ thể do chủ thể có năng lực hành vi thực hiện.
VD: Anh A 18 tuổi đủ năng lực hành vi , tham gia giao thông bằng xe máy điều
khiển xe lạng lách đánh võng gây tai nạn chết người.
Đây là hành vi VPPL ví hành vi của anh A thỏa mãn các dấu hiệu của
VPPL :là hành vi xác định của anh A, có hành vi trái PL (đi xe lạng lách , đánh

18


võng), thực hiện hành vi có lỗi(làm chết người), và anh A là người có năng lực
hành vi.
Câu 3:Các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật?
Yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật là những dấu hiệu pháp lí của VPPL làm
cơ sở để xác định các loại vppl cụ thể cũng như xác định các hình thức trách
nhiệm pháp lí áp dụng đối với các loại vi phạm đó.
các yếu tố cấu thành VPPL:
+Mặt khách quan bao gồm :hành vi trái pl;thiệt hại gây ra cho xh;mối liên hệ
giữa hành vi trái plvà thiệt hại gây ra cho xh; thời gian địa điểm, công cụ
phương tiện vppl trên thực tế.
+Mặt khách thể của vppl:là những quan hệ xh dc pl bảo vệ nhưng bị vppl xâm
hại tới.
+Mặt chủ quan của vppl: là những dấu hiệu biểu hiện diễn biến tâm lí bên trong
của chủ thể vppl bao gồm:lỗi(lỗi cố ý và lỗi vô ý ); động cơ, mục đích vppl.
+Chủ thể vppl:là cá nhân , tổ chức thực hiện vppl có năng lực trách nhiệm pháp
lí (hay có năng lực hành vi).
Câu 4: Cho vd và chỉ ra các mặt của vi phạm pháp luật?

VD: Do ghen ghét với bạn B, bạn A sinh viên AOF đã cố tình gây thương tích
cho bạn B sinh viên truờng đại học Mỏ làm cho bạn B bị thương nặng.
phân tích :
+Mặt chủ quan: lỗi (cố tình gây thương thích cho bạn B), động cơ: vì ghen với
bạn B; mục đích(thỏa mãn cơn giận).
+Mặt khách quan :hnàh vi trái pl (đánh người); hậu quả(gây thương tích nặng);
mối quan hệ hành vi và hậu quả(A gây thương tích cho B).
+Chủ thể :sinh viên A có năng lực trách nhiệm pháp lí
+Khách thể:xâm phạm đến thân thể của người khác.
Câu 5: Đặc điểm trách nhiệm pháp lí? Ví dụ? giải thích?
trách nhiệm pháp lí là hậu quả mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng đối
với chủ thể vi phạm pháp luật.
19


đặc điểm của :
+Cơ sở thực tế làm phát sinh trách nhiệm pháp lí là vppl.
+Trách nhiệm pháp li do cơ quan nhà nước hoặc cá nhân có thẩm quyền áp
dụng đối với chủ thể vppl.
+Trách nhiệm pháp lí thể hiện sự lên án của nhà nước đối vs chủ thể vppl.
+Trách nhiệm pháp lí là 1 biện pháp cưỡng chế đặc thù được áp dụng khi vppl
xảy ra nhằm mục đích trừng phạt hoặc khôi phục lại các quyền và các lợi ích bị
xâm hại.
vd:anh A 20 tuổi , nhận thức bình thường , buôn bán vận chuyển thuốc phiện bị
công an phát hiện bắt giữ và bị phạt 10 năm tù .(giải thích trên từng đđ).
Câu 6: Yêu cầu của pháp chế? tại sao phải tăng cường pháp chế ? các biện
pháp tăng cường pháp chế ?
pháp chế là 1 phương thức quản lí của nn đối vs xh trên cơ sở 1 hệ thống pl
hoàn chỉnh có chất lượng tốt và sự tôn trọng thực hiện pl, nghiêm chỉnh , triệt để
thống nhất trong mọi hđ của các cơ quan nn, các tổ chức và mọi công dân .

yêu cầu của pháp chế:
+Pháp chế là sự hiện diện của 1 hệ thống pl hoàn chỉnh có chất lượng tốt.
+Pháp chế là sự tôn trọng, thực hiện pl nghiêm chỉnh , triệt để thống nhất trong
mọi hđ của các cơ quan nn, các tổ chức và mọi cdân.
phải tăng cường pháp chế vì;
+Xuất phát từ ý nghĩa và vai trò của pháp chế trong đs xã hội.
+Xuất phát từ thực trạng pháp chế ở VN:hệ thống pl chưa hthiện, chưa phù hợp
và đồng bộ, chưa đảm bảo yêu cầu quản lí; trình độ năng lực của cán bộ pháp lí
còn yếu;thực hiện pháp lí chưa nghiêm chỉnh, chưa triệt để;NN ta rất quan tâm
đến công tác tăng cường pháp chế.
các biện pháp tăng cường pháp chế
+Tăng cuờng công tác xây dựng và hoàn thiện pl.
+Tăng cuờng tổ chức thực hiện pl.

20


+Tăng cường xử lí vi phạm pháp luật.
+Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng vs công tác pháp chế .

Chương 6:PHÁP LUẬT QUỐC TẾ
Câu 1:các đặc điểm của công pháp quốc tế?
-Kn: công pháp quốc tế là hệ thống các nguyên tắc , những quy phạm pháp lí đc
các quốc gia và các chủ thể khác tham gia vào quan hệ quốc tế xây dựng trên
cơ sở tự nguyện , bình đẳng nhằm điều chỉnh các quan hệ qtế thực hiện ý chí
thỏa thuận giữa các quốc gia phù hợp vs quy luật phát triển của xã hội.
-Đặc điểm :
+Phạm vi điều chỉnh:QH chính trị hoặc các khía cạnh chính trị của các QHKT,
VH, XH giữa các QG có chủ quyền và chủ thể khi tham gia vào quan hệ qtế.
+Chủ thể:QG có chủ quyền, các tổ chức qtế liên chính phủ, dân tộc đang đấu

tranh giành quyền tự quyết
+Ngành luật:tập quán quốc tế và điều ước quốc tế.
+Trách nhiệm pháp lí:áp dụng đối với các chủ thể của công pháp quốc tế vi
phạm các nguyên tắc, QPPL quốc tế....
Câu 2: nguồn của công pháp quốc tế có thể là pháp luật quốc gia ko? Giải
thích ?
Nguồn của công pháp quốc tế là những hình thức biểu hiện của sự tồn tại ,
chứa ðựng các nguyên tắc , các quy phạm pháp lí qtế do các chủ thể của công
pháp quốc tế xây dựng hoặc thừa nhận.
Nguồn của công pháp quốc ko thể là pháp luật quốc gia vì pháp luật có tính
giai cấp , phản ánh ý chỉ của giai cấp thống trị của 1 quốc gia nên ko thể áp đặt
ý chí của 1 quốc gia này sang các quốc gia khác.
Câu1: trình bày quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài? Lấy
VD?
QH dân sự theo nghĩa rộng là các quan hệ tài sản và quan hệ nhân than phát
sinh giữa các cá nhân tổ chức bình đẳng về địa vị pháp lí, bao gồm:
+QH tài sản và QH nhân than phát sinh trong giao lưu dân sự.

21


+QH kinh doanh thương mại.
+QH lao động
+QH hôn nhân, gia đình.
+QH tố tụng dân sự.
QH dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài khi có một trong các dấu hiệu
sau:
+có ít nhất một trong các bên chủ thể tham gia là công dân, tổ chức mang quốc
tịch nước ngoài hoặc người VN định cư ở nước ngoài.
+Quân hệ giữa công dân, tổ chức VN với nhau nhưng căn cứ làm phát sinh ,

thay đổi , chấm dứt QH đó là 1 sự kiện pháp lí xảy ra ở nước ngoài hoặc do
pháp luật nước ngoài điều chỉnh.
+Tài sản là đối tượng của quan hệ đó đang tồn tại ở nước ngoài .
VD:công ty A kí hợp đồng mua nguyên vật liệu từ công ty B ở nước ngoài về để
sản xuất mặt hàng của mình ở trong nước.
Trong ví dụ trên , ta thấy chủ thể tham gia có 1 bên là người nước ngoài, sự
kiện pháp lí (mua bán hàng hóa ) diễn ra ở nước ngoài và nguyên vật liệu vẫn
đang ở nước ngoài =>quan hệ hợp đồng trong tư pháp quốc tế.
Câu 2:nguyên nhân của hiên tượng xung đột pháp luật ?phương pháp giải
quyết ?
Xung đột pháp luật là hiện tượng có nhiều hệ thống pháp luật cùng có thể được
áp dụng để điều chỉnh 1 quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài
nhất định.
Nguyên nhân của xung đột pháp luật:
+ Do đặc thù của tư pháp quốc tế là điều chỉnh các quan hệ dân sự theo nghĩa
rộng có yếu tố nước ngoài nên thường liên quan đến nhiều hệ thống pháp luật
khác nhau , đều cùng phải chịu sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật đó.
+Do mỗi quốc gia có một hệ thống pháp luật riêng và pháp luật của các quốc
gia ko thể ko giống nhau khi điều chỉnh về cùng một vấn đề.
*Phương pháp giải quyết xung đột:

22


+Phương pháp xây dựng và áp dụng quy phạm pháp luật thực chất thống nhất.
+phương pháp xây dựng và áp dụng quy phạm pháp luật xung đột.
Câu 3:Trình bày phương pháp xây dựng và áp dụng QPPL thực chất
thống nhất trong tư pháp quốc tế ?
-Tư pháp quốc tế là tập hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ dân
sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài.

-Có 2 phương pháp giải quyết xung đột pháp luật trong tư pháp quốc tế :phương
pháp thực chất và phương pháp xung đột.
+Phương pháp xây dựng và áp dụng QPPL thực chất thống nhất là phương pháp
trong đó các quốc gia thỏa thuận xây dựng hoặc cùng thừa nhận áp dụng các
QPPL thực chất thống nhất để giải quyết xung đột PL.
+QPPL thực chất thống nhất là loại QPPL có nội dung trực tiếp quy định quyền
và nghĩa vụ pháp lí của các bên tham gia quan hệ tư pháp quốc tế đó.
VD:VN và MỸ có quan hệ tư pháp quốc tế phát sinh(công dân VN kết hôn vs
công dân MỸ ) thì giải quyết theo hiệp định thương mại Viêt Nam –Hoa Kì.
+QPPL thực chất thống nhất có 2 hình thức :
• Do các quốc gia thỏa thuận xây dựng = cách kí điều ước quốc tế


Các quốc gia cùng thừa nhận tập quán quốc tế.

Câu 4:trình bày phương pháp xd và áp dụng QPPL xung đột trong tư pháp
quốc tế .
-pp xd và áp dụng QPPL xung đột là phương pháp trong đó các quốc gia đơn
phương xd hoặc các quốc gia thỏa thuận xd hoặc cùng thừa nhận áp dụng các
QPPL thực chất thống nhất để giải quyết các xung đột pl.
-QPPL xung đột là loại QPPL không trực tiếp quy định quyền và nghĩa vụ pháp
lí của các bên tham gia mà chỉ quyết định chọn hệ thống PL nào được áp dụng
để điều chỉnh quan hệ tư pháp quốc tế đó.
VD:bộ luật dân sự VN được qđịnh theo PL của nước xảy ra thiệt hại (hanàh vi
gây thiệt hại ở đâu thì ad PL ở đó).
-Hình thức của QPPL xung đột:

23



+Do các quốc gia đơn phương xây dựng tức là QP xung đột được chứa đựng
trong PL quốc gia và được gọi là QPPL xung đột thông thường.
+Do các quốc gia thỏa thuận xd = cách kí các điều ước quốc tế hoặc các quốc
gia cùng thừa nhận áp dụng tập quán quốc tế.Và nếu QPPL xung đột đc chứa
đựng trong điều ước qtế và tập quán qtế đc gọi là QPPL xung đột thống nhất.
-Cấu trúc của QPPL xung đột :2 bp
+Phạm vi là bp quy định loại QHXH được điều chỉnh bởi QP xung đột đó.
+Hệ thuộc là bp quy định hệ thống pl đc áp dụng để điều chỉnh loại QHXH tại
phần phạm vi.
VD:Bộ luật dân sự VN quy định việc bồi thường thiệt hại được qđịnh bởi nc
xảy ra việc bồi thường thiệt hại .
=>QPPL là loại QP xung đột thông thường ví nó nằm trong hình thức luật quốc
gia.Bộ phận phạm vi là bồi thường thiệt hại .Bộ phận hệ thuộc là qđịnh bởi
nước xảy ra viêc bồi thường thiệt hại .
Câu 5:pp xd và áp dụng các QPPL thực chất thống nhất loại trừ việc áp
dụng PL quốc gia Đ or S?Giải thích?
-Kn PP xd và ap các QPPL thực chất thống nhất
-2 hình thức của pp xd và áp dụng các QPPL thực chất thống nhất
-Khẳng định ý kiến trên là đúng vì nguồn của tư pháp quốc tế chủ yếu gồm:PL
quốc gia, điều ước qtế và tập quán qtế.Mặt khác, pp này đc hình thành bởi 2
hình thức là thỏa thuận xd bằng cách kí điều ước qtế và thỏa thuận thừa nhận
tập quán qtế nên đã loại trừ việc áp dụng PL quốc gia.
Câu 6:QPLL thực chất thống nhất đc qđịnh trong tất cả các nguồn của tư
pháp qtế, Đ or S?giải thích?
- QPPL thực chất thống nhất : là loại quy phạm pháp luật có nội dung trực tiếp
quy định quyền và nghĩa vụ pháp lí của các bên tham gia quan hệ tư pháp quốc
tế đó.
-Đặc điểm: trực tiếp giải quyết quan hệ phát sinh thông qua việc quy định rõ
quyền và nghĩa vụ pháp lí của các bên liên quan.
-Hình thức của quy phạm pháp luật thực chất thống nhất :

24


+Do các quốc gia thỏa thuận xây dựng = cách kí điều ước quốc tế.
+Do các quốc gia cùng thừa nhận áp dụng tập quán quốc tế.
-Khẳng định ý kiến trên là sai vì QPPL thực chất thống nhất không đc quy định
trong pháp luật quốc gia .
Câu 7:QPPL xung đột được quy định trong tất cả các loại nguồn của tư
pháp qtế?Đ orS?
-Pp xây dựng và áp dụng các QPPL xung đột là pp trong đó các quốc gia đơn
phương xây dựng hoặc thỏa thuận xây dựng or cùng thừa nhận áp dụng các
QPPL xung đột để giải quyết xung đột pháp luật.
-Hình thức :
+Do các quốc gia đơn phương xây dựng tức là QP xung đột được chứa đựng
trong PL quốc gia và được gọi là QPPL xung đột thông thường.
+Do các quốc gia thỏa thuận xd = cách kí các điều ước quốc tế hoặc các quốc
gia cùng thừa nhận áp dụng tập quán quốc tế.Và nếu QPPL xung đột đc chứa
đựng trong điều ước qtế và tập quán qtế đc gọi là QPPL xung đột thống nhất.
-Giải thích?
-Khẳng định ý kiến trên là đúng vì:
+Nguồn của tư pháp qtế gồm :PL quốc gia , điều ước qtế và tập quán qtế
+Phương pháp xung đột có 2 hình thức là QPPL xung đột thông thường và
QPPL xung đột thống nhất nên được quy định trong tất cả các loại nguồn của
TPQT.

25


×