Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

Công tác thanh khoản hợp đồng nhận gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài tại chi cục hải quan quản lý hàng đầu tư gia công hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (370.59 KB, 68 trang )

Học viện Tài chính

i

Luận văn tốt nghiệp

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực, xuất phát từ tình hình thực tế của
đơn vị thực tập.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Liên

SV: Nguyễn Thị Liên

Lớp: CQ47/05.04


Học viện Tài chính

ii

Luận văn tốt nghiệp

MỤC LỤC

SV: Nguyễn Thị Liên


Lớp: CQ47/05.04


Học viện Tài chính

iii

Luận văn tốt nghiệp

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
HĐGC

:

Hợp đồng gia công

NSNN

:

Ngân sách Nhà nước

VAT

:

Thuế giá trị gia tăng (Value added tax)

XNK


:

Xuất nhập khẩu

WCO

:

Tổ chức Hải quan thế giới (World customs organization)

SV: Nguyễn Thị Liên

Lớp: CQ47/05.04


Học viện Tài chính

iv

Luận văn tốt nghiệp

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Số lượng tờ khai và kim ngạch XNK ...........................................28
Bảng 2.2. Thống kê kim ngạch XNK đối với hàng gia công .......................29
Bảng 2.3. Số lượng tờ khai điện tử ...............................................................29
Bảng 2.4. Kết quả thu thuế từ năm 2010 đến năm 2012 ..............................31
Bảng 2.5. Bảng kết quả thanh khoản từ năm 2010 đến năm 2012 ...............35
Bảng 2.6. So sánh công tác thanh khoản hợp đồng nhận gia công hàng hóa cho
thương nhân nước ngoài thủ công và công tác thanh khoản hợp đồng nhận gia
công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài trên máy .................................37


SV: Nguyễn Thị Liên

Lớp: CQ47/05.04


Học viện Tài chính

1

Luận văn tốt nghiệp

LỜI MỞ ĐẦU
Hội nhập và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới đang được xem là xu
hướng tất yếu và khách quan. Quá trình toàn cầu hóa gia tăng đã và đang đặt
ra cho chúng ta nhiều cơ hội, cũng như nhiều thách thức. Trong xu hướng
toàn cầu hóa thì hoạt động gia công quốc tế chiếm một vị trí tương đối quan
trọng, là một hướng phát triển của nền kinh tế thế giới.
Đối với hoạt động gia công quốc tế, đây đang thực sự là hoạt động khá
phổ biến trong buôn bán ngoại thương của nhiều nước, nhằm tận dụng ưu thế
của các quốc gia, hợp tác cùng có lợi. Tại Việt Nam, gia công xuất khẩu hiện
nay cũng đang ngày càng đóng vai trò to lớn hơn trong nền kinh tế nhờ những
lợi ích mà nó mang lại. Với những thế mạnh của mình, hoạt động gia công
xuất khẩu ở nước ta diễn ra khá sôi động, phát triển mạnh mẽ cả về quy mô và
tốc độ. Tuy nhiên, đây cũng là hoạt động gồm nhiều công đoạn phức tạp đòi
hỏi cần có sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước và tạo điều kiện thuận lợi cho
hoạt động này phát triển. Hải quan là cơ quan có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát
đối với hoạt động gia công xuất khẩu ở tất cả các khâu từ tiếp nhận hợp đồng
gia công, nhập khẩu nguyên liệu, xuất khẩu sản phẩm gia công và thanh
khoản hợp đồng gia công.

Trong quy trình kiểm tra giám sát Hải quan đối với hàng hóa gia công
cho thương nhân nước ngoài, công tác thanh khoản hợp đồng gia công là một
khâu nghiệp vụ khá quan trọng không thể thiếu, giúp cơ quan Hải quan nắm
bắt được số lượng nguyên phụ liệu nhập khẩu có được doanh nghiệp sử dụng
vào sản xuất hàng gia công để xuất khẩu hay không, nhằm tránh lợi dụng trốn
thuế nhập khẩu.

SV: Nguyễn Thị Liên

Lớp: CQ47/05.04


Học viện Tài chính

2

Luận văn tốt nghiệp

Từ những nhận định trên em mạnh dạn chọn đề tài: “ Công tác thanh
khoản hợp đồng nhận gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài tại
Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư - gia công Hà Nội”.
Đề tài nhằm mục đích nghiên cứu công tác thanh khoản hợp đồng nhận
gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài tại Chi cục Hải quan quản lý
hàng đầu tư - gia công Hà Nội, từ đó tìm ra nguyên nhân và giải pháp thiết
thực nhất nâng cao hiệu quả công tác thanh khoản hợp đồng nhận gia công
hàng hóa cho thương nhân nước ngoài.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nguyên vật liệu nhập khẩu, sản phẩm
xuất khẩu và các vấn đề khác liên quan tới công tác thanh khoản hợp đồng gia
công.
Do em được phân công thực tập tại Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu

tư - gia công Hà Nội nên phạm vi nghiên cứu của đề tài là trong phạm vi Chi
cục Hải quan quản lý hàng đầu tư - gia công Hà Nội.
Đề tài nghiên cứu dựa trên phương pháp phân tích thực trạng công tác
thanh khoản hợp đồng nhận gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài
tại Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư - gia công Hà Nội qua các năm, làm
rõ các vấn đề còn tồn đọng, qua đó đưa ra một số giải pháp khắc phục.
Luận văn tốt nghiệp gồm 3 chương sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về công tác thanh khoản hợp
đồng nhận gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài
Chương 2: Thực trạng công tác thanh khoản hợp đồng nhận gia công
hàng hóa cho thương nhân nước ngoài tại Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu
tư - gia công Hà Nội
SV: Nguyễn Thị Liên

Lớp: CQ47/05.04


Học viện Tài chính

3

Luận văn tốt nghiệp

Chương 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác
thanh khoản hợp đồng nhận gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài
tại Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư - gia công Hà Nội
Trong quá trình thực tập, em đã nhận được sự chỉ dẫn và giúp đỡ nhiệt
tình của Thạc sỹ Nguyễn Thị Lan Hương cùng cán bộ, công chức thuộc Chi
cục Hải quan quản lý hàng đầu tư - gia công Hà Nội. Tuy nhiên, thời gian tìm
hiểu không dài, kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên khó tránh khỏi những

thiếu sót. Em kính mong nhận được sự giúp đỡ của các thầy, cô giáo và các
cán bộ, công chức thuộc Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư – gia công Hà
Nội để bài luận văn của em được hoàn thiện và có thể góp phần ứng dụng
trong thực tiễn.
Em xin chân thành cảm ơn!

SV: Nguyễn Thị Liên

Lớp: CQ47/05.04


Học viện Tài chính

4

Luận văn tốt nghiệp

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC THANH
KHOẢN HỢP ĐỒNG NHẬN GIA CÔNG HÀNG HÓA CHO
1.1.

THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI
Những vấn đề cơ bản về hàng hóa nhận gia công cho thương nhân

nước ngoài
1.1.1. Gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài
1.1.1.1. Khái niệm
Gia công được hiểu là việc bỏ sức để làm ra một sản phẩm mới hay thực
hiện một số công đoạn trong quá trình sản xuất trên cơ sở nguyên phụ liệu

hay các bán thành phẩm để tạo ra một sản phẩm nào đó.
Gia công trong thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận
gia công sử dụng một phần hay toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia
công để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu
cầu của bên đặt gia công để hưởng thù lao.
Gia công quốc tế (International Processing) là các hoạt động sản xuất,
chế biến, lắp ráp, đóng gói…. nhằm chuyển hóa nguyên liệu, phụ liệu, bán
thành phẩm theo các yêu cầu của bên đặt gia công. Hoạt động gia công có sự
tham gia của hai bên: bên nhận gia công và bên đặt gia công. Bên đặt gia công
cung cấp máy móc, thiết bị, nguyên liệu, phụ liệu hoặc bán thành phẩm theo
mẫu và định mức cho trước. Bên nhận gia công trong nước tổ chức quá trình
sản xuất sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng. Toàn bộ sản phẩm làm ra
bên nhận gia công sẽ giao lại cho bên đặt gia công.
Thông tư 117/2011/TT-BTC ngày 15/08/2011 hướng dẫn thủ tục hải
quan đối với hàng hóa gia công với thương nhân nước ngoài, đưa ra các khái
niệm liên quan đến hàng gia công như sau:
“Nguyên liệu gia công” bao gồm nguyên liệu chính và phụ liệu:

SV: Nguyễn Thị Liên

Lớp: CQ47/05.04


Học viện Tài chính

5

Luận văn tốt nghiệp

- “ Nguyên liệu chính” là nguyên liệu tạo nên thành phần chính của sản

phẩm.
- “Phụ liệu” là phần nguyên liệu tham gia tạo nên sản phẩm gia công
nhưng không phải thành phần chính của sản phẩm.
“Vật tư gia công” là các loại sản phẩm, bán thành phẩm tham gia vào
quá trình sản xuất sản phẩm gia công nhưng không trực tiếp cấu thành sản
phẩm gia công. Vật tư gia công bao gồm cả bao bì hoặc vật liệu làm bao bì
chứa sản phẩm gia công.
“ Phế liệu gia công” là nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị bị loại ra
trong quá trình gia công được thu hồi để làm nguyên liệu cho một quá trình
sản xuất khác.
“ Phế thải gia công” là nguyên liệu, phụ liệu bị loại ra trong quá trình
gia công mà không còn giá trị sử dụng.
“ Phế phẩm gia công” là sản phẩm không đạt tiêu chuẩn kĩ thuật (quy
cách, kích thước, phẩm chất, …) theo thỏa thuận của hợp đồng/phụ lục hợp
đồng gia công, bị loại ra trong quá trình gia công.
“ Định mức sản xuất sản phẩm gia công theo thỏa thuận trong hợp
đồng” bao gồm:
“ Định mức sử dụng nguyên liệu” là lượng nguyên liệu cần thiết, hợp lý
để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm gia công;
“ Định mức vật tư tiêu hao” là lượng vật tư tiêu hao cho sản xuất một
đơn vị sản phẩm gia công;
“ Tỷ lệ hao hụt nguyên liệu hoặc vật tư” là lượng nguyên liệu hoặc vật
tư hao hụt bao gồm hao hụt tự nhiên, hao hụt do tạo thành phế liệu, phế phẩm,
phế thải gia công (trừ phế liệu, phế thải đã tính vào định mức sử dụng) tính
theo tỷ lệ % so với định mức sử dụng nguyên liệu hoặc định mức vật tư tiêu
hao.
SV: Nguyễn Thị Liên

Lớp: CQ47/05.04



Học viện Tài chính

6

Luận văn tốt nghiệp

“ Định mức tách nguyên liệu thành phần từ nguyên liệu ban đầu” là
lượng nguyên liệu thành phần được tách ra từ một nguyên liệu ban đầu;
Đối với nguyên liệu thành phần được tách ra từ nguyên liệu ban đầu thì
tỷ lệ hao hụt là lượng nguyên liệu ban đầu hao hụt tính theo tỷ lệ % khi trải
qua công đoạn tách thành các nguyên liệu thành phần.
“ Máy móc, thiết bị, dụng cụ trực tiếp phục vụ gia công” là những máy
móc, thiết bị dụng cụ nằm trong dây truyền công nghệ sản xuất sản phẩm gia
công, do bên đặt gia công cho bên nhận gia công thuê, mượn để thực hiện hợp
đồng gia công.
“ Hàng hóa gia công” quy định tại Điều 29 Nghị định số 12/2006/NĐCP ngày 23/01/2006 của Chính phủ là sản phẩm hoàn chỉnh của một quy trình
sản xuất, chế biến và đảm bảo được yêu cầu của bên đặt gia công theo thỏa
thuận trong hợp đồng gia công.
Theo tiêu thức chủ thể đặt gia công, gia công hàng hóa được phân thành:
- Gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài: Bên đặt gia
công là thương nhân nước ngoài.
- Đặt gia công hàng hóa ở nước ngoài: Bên đặt gia công là thương
nhân Việt Nam.
Thực tế ở Việt Nam hiện nay, chủ yếu là chú trọng đến gia công hàng
hóa cho nước ngoài hay còn gọi là gia công hàng xuất khẩu. Gia công hàng
hóa cho thương nhân nước ngoài là việc thương nhân Việt Nam, kể cả thương
nhân có vốn đầu tư của nước ngoài nhận gia công hàng hóa tại Việt Nam cho
thương nhân nước ngoài.
Như vậy, có thể rút ra khái niệm gia công hàng hóa cho thương nhân

nước ngoài như sau:
Gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài là một hành vi thương
mại mà người đặt gia công - chủ hàng nước ngoài giao cho người nhận gia
SV: Nguyễn Thị Liên

Lớp: CQ47/05.04


Học viện Tài chính

7

Luận văn tốt nghiệp

công- doanh nghiệp Việt Nam nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm…. để sản
xuất, chế biến, lắp ráp ra sản phẩm mới, hoặc bán thành phẩm theo mẫu mã,
tiêu chuẩn kĩ thuật do người đặt gia công quy định, sau đó xuất trả chủ hàng
nước ngoài, hoặc bên thứ ba khác do bên đặt gia công chỉ định. Doanh
nghiệp Việt Nam nhận gia công được trả một khoản thù lao gia công theo
thỏa thuận giữa hai bên.
1.1.1.2. Đặc điểm của gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài
Hoạt động gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài mang các đặc
điểm của hoạt động gia công nói chung:
- Là một hoạt động thương mại.
- Hàng hóa gia công cho thương nhân nước ngoài có hai thuộc tính là giá
trị và giá trị sử dụng.
- Nội dung gia công gồm: sản xuất, chế biến, chế tác, sửa chữa, tái chế,
lắp ráp, phân loại, đóng gói hàng hóa…..theo yêu cầu bằng nguyên liệu của
bên đặt gia công.
- Hoạt động sản xuất gắn liền với tiêu thụ hàng hóa, bên đặt gia công là

nơi cung cấp nguyên liệu đồng thời cũng chịu trách nhiệm tiêu thụ hàng hóa.
- Hoạt động gia công chịu sự điều chỉnh của các văn bản pháp luật của
Việt Nam và các văn bản pháp luật quốc tế mà Việt Nam tham gia.
- Hoạt động gia công được hưởng những ưu đãi về thuế, thủ tục xuất
nhập khẩu . Ở Việt Nam hoạt động này được quản lý theo quy chế riêng.
Ngoài ra, hoạt động gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài còn
mang một số đặc điểm riêng như sau: Bên đặt gia công là thương nhân nước
ngoài.

SV: Nguyễn Thị Liên

Lớp: CQ47/05.04


Học viện Tài chính
1.1.2.

8

Luận văn tốt nghiệp

Hợp đồng nhận gia công hàng hóa cho thương nhân nước

ngoài
Khi thương nhân Việt Nam nhận gia công hàng hóa cho thương nhân
nước ngoài, giữa hai bên phải ký hợp đồng gia công. Hợp đồng gia công là
căn cứ để cơ quan Hải quan làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu và theo dõi việc
xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến hợp đồng gia công.
Mọi sự thay đổi, bổ sung, điều chỉnh các điều khoản của hợp đồng gia
công (kể cả gia hạn hợp đồng) đều phải thể hiện bằng phụ lục hợp đồng trước

thời điểm hợp đồng gia công hết hiệu lực và thông báo phụ lục này với cơ
quan Hải quan trước hoặc cùng thời điểm thương nhân Việt Nam làm thủ tục
xuất khẩu, nhập khẩu lô hàng đầu tiên theo phụ lục hợp đồng.
Nếu một hợp đồng gia công có thời hạn hiệu lực trên một năm thì tách
hợp đồng thành nhiều phụ lục để thực hiện. Thời gian thực hiện của mỗi phụ
lục không quá một năm. Trường hợp đặc biệt, thời gian gia công một sản
phẩm vượt quá một năm thì hợp đồng/phụ lục hợp đồng gia công thực hiện
theo từng sản phẩm (như gia công đóng tàu, sửa chữa tàu biển...).
Hợp đồng nhận gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài là sự
thỏa thuận giữa hai bên đặt gia công và nhận gia công, theo đó bên nhận gia
công (ở Việt Nam) thực hiện công việc để tạo sản phẩm theo yêu cầu của bên
đặt gia công (ở nước ngoài) còn bên đặt gia công nhận sản phẩm và trả tiền
công. Hợp đồng nhận gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài phải
được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương
đương như fax, điện báo, thông điệp dữ liệu…
1.1.3.

Vai trò của hoạt động gia công hàng hóa cho thương nhân

nước ngoài
Ngày nay, gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài khá phổ biển
ở nhiều nước, đặc biệt là các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Hoạt
SV: Nguyễn Thị Liên

Lớp: CQ47/05.04


Học viện Tài chính

9


Luận văn tốt nghiệp

động gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài mang lại lợi ích cho cả
hai bên tham gia vào quan hệ gia công và ý nghĩa hơn nữa là nó mang lại
những hiệu quả lớn về mặt kinh tế xã hội cho các quốc gia tham gia vào quan
hệ gia công xuất khẩu.
a)

Đối với bên đặt gia công
Lợi ích lớn nhất đối với bên đặt gia công là khai thác được nguồn tài

nguyên và lao động từ các nước nhận gia công, từ đó giảm được chi phí sản
xuất. Phương thức này giúp họ tận dụng được giá rẻ về nguyên phụ liệu và
nhân công của nước nhận gia công. Qua đó, các nhà kinh doanh ở các nước
công nghiệp tiết kiệm đến mức tối đa chi phí đầu vào cho sản xuất (chi phí về
tiền công, chi phí về phụ liệu) rẻ hơn rất nhiều so với trong nước của họ.
Mặt khác, bên đặt gia công còn có thể chủ động điều chỉnh được nguồn
hàng để phục vụ yêu cầu kinh doanh của mình một cách có lợi nhất và có cơ
hội chuyển giao công nghệ để kiếm lời. Thế mạnh của bên đặt gia công là họ
có thị trường tiêu thụ, khi thị trường này phát sinh nhu cầu lớn thì bên đặt gia
công vẫn có thể đáp ứng nhu cầu thị trường bằng cách đặt gia công mà không
câng bỏ thêm vốn đầu tư mở rộng sản xuất.
b)

Đối với bên nhận gia công
Góp phần từng bước tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế,

khai thác có hiệu quả lợi thế so sánh. Thông qua phương thức này mà các
nước đang và kém phát triển với khả năng sản xuất hạn chế có cơ hội tham gia

vào phân công lao động quốc tế, khai thác được nguồn tài nguyên đặc biệt là
giải quyết được vấn đề việc làm cho xã hội.
Tạo điều kiện để từng bước thiết lập nền công nghiệp hiện đại và quốc tế
hóa:
- Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện
đại hóa.
SV: Nguyễn Thị Liên

Lớp: CQ47/05.04


Học viện Tài chính

10

Luận văn tốt nghiệp

- Nhận được thiết bị hay công nghệ mới về cho nước mình, nhằm xây
dựng một nền công nghiệp dân tộc.
- Đem lại nguồn thu ngoại tệ, giảm sự mất cân đối trong thanh toán
quốc tế…
Đối với Việt Nam, nhờ vận dụng phương thức gia công hàng hóa cho
thương nhân nước ngoài đã khai thác được mặt lợi thế rất lớn về lao động và
đã thu hút được thiết bị, kĩ thuật, công nghệ tiên tiến phục vụ cho quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giải quyết vấn đề việc làm và cải
thiện đời sống nhân dân. Tiếp cận và học hỏi các kiểu quản lý mới, mở rộng
thị trường tiêu thụ, tăng cường các mối kinh tế đối ngoại với các nước.
Tuy nhiên, hoạt động gia công ở Việt Nam cũng còn tồn tại những nhược
điểm như:
-


Chủ yếu dựa trên lợi thế giá nhân công rẻ và gia công những sản phẩm

không yêu cầu trình độ nhân công cao. Những lợi thế đó không thể duy trì mãi
được và không bền vững, không tạo nhiều động lực cho người lao động phấn
đấu.
-

Nhiều trường hợp bên đặt gia công đưa máy móc thiết bị cũ, lạc hậu

sang Việt Nam dẫn tới công nhân làm việc nặng nhọc, môi trường bị ô nhiễm.
-

Năng lực tiếp thị kém, nhiều doanh nghiệp bị bên phía đặt gia công lợi

dụng quato phân bổ để đưa hàng vào thị trường ưu đãi.
-

Quản lý định mức gia công và thanh khoản các hợp đồng gia công

không tốt sẽ là chỗ hở để đưa hàng hóa trốn thuế vào Việt Nam, gây khó khăn
cho sản xuất kinh doanh nội địa.
1.2. Những vấn đề chung về công tác thanh khoản hợp
đồng nhận gia công hàng hóa cho thương nhân nước
ngoài

SV: Nguyễn Thị Liên

Lớp: CQ47/05.04



Học viện Tài chính
1.2.1.

11

Luận văn tốt nghiệp

Khái niệm, đặc điểm và nguyên tắc của công

tác thanh khoản hợp đồng nhận gia công hàng hóa cho
thương nhân nước ngoài
 Khái niệm:
Theo quy định của Nhà nước, Hải quan quản lý đăng ký hợp đồng gia
công, kiểm tra và giám sát nguyên phụ liệu nhập khẩu và hàng gia công xuất
khẩu.
Quy trình thủ tục Hải quan đối với hàng hóa gia công cho thương nhân
nước ngoài có thể chia làm năm giai đoạn đó là:
- Thông báo hợp đồng gia công
- Thông báo, điều chỉnh, kiểm tra định mức
- Nhập khẩu nguyên liệu, vật tư gia công
- Xuất khẩu sản phẩm gia công
- Thanh khoản hợp đồng gia công.
Sau toàn bộ quá trình gia công chế biến, bên nhận gia công phải làm thủ
tục thanh khoản hợp đồng gia công. Thanh khoản hợp đồng nhận gia công
hàng hóa cho thương nhân nước ngoài là khâu cuối cùng trong quy trình kiểm
tra, giám sát Hải quan đối với hàng hóa gia công cho thương nhân nước
ngoài. Đây là khâu nghiệp vụ khá quan trọng, công chức Hải quan tiến hành
kiểm tra lại quá trình thực hiện hợp đồng của doanh nghiệp căn cứ vào số
lượng và định mức, số thành phẩm thực tế xuất khẩu, tính thuế (nếu có) và

tiến hành các phương án xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa, phế liệu, phế
phẩm, phế thải, máy móc, thiết bị thuê, mượn, sản phẩm gia công chưa xuất
trả sau khi hợp đồng gia công (hoặc phụ lục hợp đồng gia công) kết thúc hoặc
hết hiệu lực.
 Đặc điểm:

SV: Nguyễn Thị Liên

Lớp: CQ47/05.04


Học viện Tài chính

12

Luận văn tốt nghiệp

Thanh khoản hợp đồng nhận gia công hàng hóa cho thương nhân nước
ngoài được tiến hành giữa doanh nghiệp và cơ quan Hải quan. Hải quan kiểm
tra sự đồng bộ của hồ sơ thanh khoản; kiểm tra, đối chiếu số liệu trên hồ sơ
(nếu thực hiện thanh khoản HĐGC trên máy tính thì đối chiếu biểu mẫu thanh
khoản in ra từ máy tính với biểu mẫu thanh khoản do doanh nghiệp nộp); xác
nhận kết quả kiểm tra, đối chiếu vào bảng thanh khoản hợp đồng gia công
(mẫu 06/GC) và trả lại cho doanh nghiệp các tờ khai, phiếu chuyển sản phẩm
gia công chuyển tiếp, phiếu chuyển nguyên liệu.
Việc so sánh đối chiếu số liệu khi làm thủ tục thanh khoản dựa vào số liệu
Hải quan lưu và số liệu doanh nghiệp nhận gia công báo cáo trong hồ sơ thanh
khoản. Khi doanh nghiệp đăng ký định mức với Hải quan, kèm theo bảng định
mức là phần giới thiệu các thông số của sản phẩm liên quan đến việc xác định
định mức hoặc bản vẽ sơ đồ kỹ thuật của sản phẩm đó có đóng dấu xác nhận

của Giám đốc doanh nghiệp. Trong quá trình thực hiện hợp đồng gia công, Hải
quan không kiểm tra định mức từng mã hàng, nhưng khi có căn cứ chứng tỏ
định mức ghi trong hợp đồng/phụ lục hợp đồng gia công và khai báo với Hải
quan không chính xác, không trung thực, Hải quan sẽ tiến hành kiểm tra định
mức, nếu phát hiện sai phạm, doanh nghiệp sẽ bị xử lý theo quy định của pháp
luật. Theo Luật Hải quan, trong trường hợp phát hiện có dấu hiện vi phạm pháp
luật Hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan, cơ
quan Hải quan được áp dụng kiểm tra sau thông quan.
 Nguyên tắc:
Căn cứ để thanh khoản hợp đồng gia công là lượng nguyên liệu, phụ
liệu, vật tư nhập khẩu, lượng sản phẩm xuất khẩu theo định mức sử dụng
nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, định mức vật tư tiêu hao và tỷ lệ hao hụt doanh
nghiệp đã đăng ký với cơ quan Hải quan. Công tác thanh khoản phải được

SV: Nguyễn Thị Liên

Lớp: CQ47/05.04


Học viện Tài chính

13

Luận văn tốt nghiệp

thực hiện theo đúng quy trình thủ tục Hải quan và tuân thủ các quy định của
pháp luật.
Đối với những hợp đồng gia công có nguyên liệu dư thừa, phế liệu, phế
phẩm, máy móc, thiết bị mượn được xử lý theo sự thỏa thuận trong hợp đồng
gia công và quy định của pháp luật Việt Nam.

1.2.2.

Tầm quan trọng của công tác thanh khoản hợp đồng gia

công
Sau khi hoàn thành xuất khẩu sản phẩm gia công, doanh nghiệp nhận gia
công phải tiến hành việc thanh khoản hợp đồng với cơ quan Hải quan. Khâu
thanh khoản giúp cơ quan Hải quan nắm bắt được số nguyên phụ liệu nhập
khẩu có được doanh nghiệp sử dụng vào sản xuất hàng gia công để xuất khẩu
hay không, nhằm tránh lợi dụng trốn thuế nhập khẩu và phát hiện ra các vi
phạm, gian lận như gian lận về định mức, nhập sai nguyên liệu gia công đã
khai báo để tuần hàng vào nội địa trái phép…
Như vậy, thanh khoản hợp đồng gia công giữ một vai trò rất quan trọng
trong toàn bộ quy trình quản lý Hải quan đối với hàng gia công xuất khẩu.
Thanh khoản hợp đồng gia công thể hiện sự quản lý chặt chẽ của Hải quan
đối với hàng gia công xuất nhập khẩu nhằm kiểm soát hoạt động thương mại,
hoạt động gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài; ngăn chặn và xử lý
kịp thời các hành vi gian lận thương mại, buôn lậu, trốn thuế…của một số
doanh nghiệp; kiểm tra tính thuế, đánh thuế và thu thuế.
1.2.3.

Quy trình thủ tục Hải quan điện tử

thanh khoản hợp đồng nhận gia công hàng hóa cho
thương nhân nước ngoài
Sơ đồ 1: Quy trình thanh khoản hợp đồng/phụ lục hợp đồng gia công không
Tiếp nhận, kiểm tra yêu cầu thanh khoản

còn nguyên liệu vật tư dư thừa, phế liệu, phế phẩm, máy móc thiết bị thuê, mượn
phục vụ gia công

SV: Nguyễn Thị Liên

Công chức kiểm tra yêu cầu thanh khoản
Kiểm tra hồ sơ thanh khoản Lớp: CQ47/05.04
Xác nhận hoàn thành thanh khoản


Học viện Tài chính

Luận văn tốt nghiệp

14

Sơ đồ 2: Quy trình thanh khoản hợp đồng/ phụ lục hợp đồng gia công còn
nguyên liệu vật tư dư thừa, phế liệu, phế phẩm, máy móc thiết bị thuê, mượn phục
vụ gia công

Tiếp nhận, kiểm tra yêu cầu
thanh khoản

Công chức kiểm tra yêu cầu
thanh khoản

Kiểm tra hồ sơ thanh khoản

Xử lý nguyên liệu, vật tư dư
thừa, phế liệu, phế phẩm, máy
móc, thiết bị thuê mượn phục
vụ gia công


Xác nhận hoàn thành thanh
khoản

Bước 1: Tiếp nhận, kiểm tra yêu cầu thanh khoản:
Thương nhân nhận gia công khai, gửi yêu cầu thanh khoản theo các tiêu
chí và định dạng chuẩn quy định tại mẫu Yêu cầu thanh khoản gia công tới
SV: Nguyễn Thị Liên

Lớp: CQ47/05.04


Học viện Tài chính

15

Luận văn tốt nghiệp

Chi cục Hải quan quản lý hợp đồng gia công qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện
tử hải quan; trong đó có nội dung về hướng xử lý đối với số nguyên liệu, vật
tư dư thừa; máy móc, thiết bị tạm nhập; phế liệu, phế phẩm (nếu có).
Hệ thống tiếp nhận, tự động kiểm tra sự phù hợp với chuẩn dữ liệu, các
chỉ tiêu thông tin khai báo theo quy định của yêu cầu thanh khoản hợp đồng
gia công; nếu thông tin không phù hợp thì Hệ thống từ chối yêu cầu thanh
khoản và phản hồi thông tin cho người khai hải quan; nếu thông tin phù hợp
thì Hệ thống chấp nhận, cấp số tiếp nhận yêu cầu thanh khoản và chuyển sang
Bước 2 để công chức kiểm tra yêu cầu thanh khoản.

Bước 2: Công chức kiểm tra yêu cầu thanh khoản:
Công chức tiếp nhận yêu cầu thanh khoản kiểm tra, đối chiếu thông tin
yêu cầu thanh khoản trên Hệ thống.

Nội dung sau:
- Kiểm tra thời hạn khai đề nghị thanh khoản;
- Kiểm tra, đối chiếu kết quả thanh khoản tại Hệ thống và nội dung đề
nghị thanh khoản của doanh nghiệp.
Căn cứ kết quả đánh giá quản lý tuân thủ của thương nhân trong công tác
thanh khoản hợp đồng gia công để xử lý như sau:
a) Đối với các thương nhân đáp ứng các tiêu chí xác định thương nhân
chấp hành tốt pháp luật về hải quan thì:
a1) Nếu kết quả kiểm tra, đối chiếu phù hợp thì phản hồi thông tin chấp
nhận kết quả thanh khoản cho người khai hải quan; yêu cầu người khai hải
quan xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa, phế liệu, phế phẩm; máy móc, thiết bị
thuê mượn phục vụ hợp đồng gia công (nếu có) theo quy định và chuyển sang
Bước 4.
a2) Nếu kết quả kiểm tra, đối chiếu không phù hợp thì báo cáo Chi cục
trưởng quyết định việc yêu cầu người khai hải quan nộp hồ sơ thanh khoản
SV: Nguyễn Thị Liên

Lớp: CQ47/05.04


Học viện Tài chính

16

Luận văn tốt nghiệp

theo quy định để kiểm tra chi tiết; phản hồi thông tin, nêu rõ lý do cho người
khai hải quan.
b) Đối với thương nhân không đáp ứng các tiêu chí xác định thương nhân
chấp hành tốt pháp luật về hải quan để phân loại hồ sơ thanh khoản hoặc thương

nhân chấp hành tốt pháp luật về hải quan nhưng có dấu hiệu nghi vấn hoặc đối
với trường hợp kiểm tra xác suất 5% hợp đồng gia công của thương nhân chấp
hành tốt pháp luật hải quan để đánh giá việc tuân thủ pháp luật của thương nhân
thì yêu cầu người khai hải quan nộp hồ sơ thanh khoản theo quy định để kiểm
tra chi tiết; phản hồi thông tin, nêu rõ lý do cho người khai hải quan.
Bước 3: Kiểm tra hồ sơ thanh khoản:
- Đối với trường hợp thuộc diện kiểm tra, đối chiếu thông tin liên quan
đến yêu cầu thanh khoản trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan:
Chậm nhất 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu thanh khoản
của người khai hải quan, công chức hải quan hoàn thành việc kiểm tra, đối
chiếu thông tin liên quan đến yêu cầu thanh khoản.
- Đối với trường hợp thuộc diện kiểm tra, đối chiếu chi tiết hồ sơ thanh
khoản do người khai hải quan nộp:
Chậm nhất 30 ngày làm việc kể từ ngày thương nhân nộp hồ sơ thanh
khoản đầy đủ, hợp lệ, công chức hải quan hoàn thành việc tiếp nhận, kiểm tra
chi tiết, đối chiếu hồ sơ thanh khoản.
Nếu kết quả kiểm tra, đối chiếu không phù hợp thì phản hồi thông tin
yêu cầu người khai hải quan tiếp tục xử lý phần chênh lệch theo kết quả đối
chiếu của công chức hải quan.
Nếu kết quả kiểm tra, đối chiếu phù hợp thì phản hồi thông tin chấp nhận
kết quả đối chiếu số liệu thanh khoản cho người khai hải quan và xác nhận kết
quả đối chiếu số liệu trên hồ sơ thanh khoản theo quy định; yêu cầu người
SV: Nguyễn Thị Liên

Lớp: CQ47/05.04


Học viện Tài chính

17


Luận văn tốt nghiệp

khai hải quan xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa, phế liệu, phế phẩm; máy móc,
thiết bị thuê mượn phục vụ hợp đồng gia công theo quy định.
Bước 4: Kiểm tra việc xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa, phế liệu, phế
phẩm; máy móc, thiết bị thuê mượn phục vụ hợp đồng gia công:
Công chức tiếp nhận yêu cầu thanh khoản thực hiện tiếp nhận, kiểm tra
văn bản thông báo đã hoàn thành thủ tục xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa,
phế liệu, phế phẩm; máy móc, thiết bị thuê mượn phục vụ hợp đồng gia công
và các hồ sơ kèm theo văn bản thông báo.
Nếu kết quả kiểm tra hồ sơ xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa, phế liệu,
phế phẩm; máy móc, thiết bị thuê mượn phục vụ hợp đồng gia công:
- Không phù hợp: Phản hồi thông tin để người khai hải quan tiếp tục xử
lý theo quy định.
- Phù hợp: Chấp nhận kết quả xử lý và chuyển sang Bước 5 để thực hiện
xác nhận hoàn thành thanh khoản.
Thời hạn làm thủ tục hải quan đối với nguyên liệu dư thừa; máy móc,
thiết bị tạm nhập; phế liệu, phế phẩm là:
Chậm nhất 30 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan Hải quan hoàn thành
việc kiểm tra, đối chiếu hồ sơ thanh khoản, thương nhân làm thủ tục hải quan
để giải quyết số nguyên liệu, vật tư dư thừa; máy móc, thiết bị tạm nhập; phế
liệu, phế phẩm, phế thải (nếu có).
Hình thức xử lý nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị dư thừa:
- Bán tại Việt Nam: Thực hiện xuất nhập khẩu tại chỗ.
- Xuất khẩu trả ra nước ngoài: Thực hiện như đối với lô hàng xuất
khẩu thương mại.
- Chuyển sang hợp đồng gia công khác: Thực hiện chuyển tiếp.
- Biếu, tặng: Thực hiện nhập khẩu phi thương mại.
- Tiêu hủy: Có văn bản thông báo hải quan, hải quan giám sát.

SV: Nguyễn Thị Liên

Lớp: CQ47/05.04


Học viện Tài chính

18

Luận văn tốt nghiệp

Sau khi xử lý, doanh nghiệp có văn bản thông báo cơ quan Hải quan,
kèm các chứng từ liên quan. Gửi văn bản thông báo đã xử lý dư thừa.
Bước 5: Xác nhận hoàn thành thanh khoản:
Công chức kiểm tra hồ sơ thanh khoản báo cáo Lãnh đạo Chi cục phê
duyệt kết quả thanh khoản;
Lập biên bản vi phạm hành chính đối với các trường hợp vi phạm về thủ
tục thanh khoản và xử lý vi phạm theo quy định;
Xác nhận hoàn thành thủ tục thanh khoản:
-

Đối với trường hợp không kiểm tra chi tiết hồ sơ thanh khoản: Lãnh đạo

Chi cục xác nhận việc hoàn thành việc thanh khoản trên Hệ thống và phản hồi
“Thông báo chấp nhận kết quả thanh khoản” cho người khai hải quan;
-

Đối với trường hợp phải kiểm tra chi tiết hồ sơ thanh khoản:
Lãnh đạo Chi cục xác nhận việc hoàn thành việc thanh khoản trên Hệ


thống; phản hồi “Thông báo chấp nhận kết quả thanh khoản” cho người khai
hải quan và xác nhận trên hồ sơ thanh khoản (ghi ngày, tháng, năm; ký tên,
đóng dấu công chức tại 02 Bảng thanh khoản hợp đồng gia công); trả doanh
nghiệp 01 bản, lưu 01 bản cùng bộ hồ sơ thanh khoản.
Nội dung xác nhận tại Bảng thanh khoản hợp đồng gia công phải ghi rõ
nguyên liệu dư thừa; máy móc, thiết bị thuê, mượn (nếu có) đã chuyển sang hợp
đồng/phụ kiện hợp đồng gia công nào, theo tờ khai nào, hoặc đã tái xuất/tiêu thụ
nội địa, biếu tặng theo tờ khai nào, phế liệu, phế phẩm đã tiêu thụ nội địa/biếu
tặng/tái xuất theo tờ khai nào hoặc đã tiêu hủy theo biên bản nào.
Thời gian xác nhận hoàn thành thủ tục thanh khoản:
-

Trường hợp hợp đồng/phụ lục hợp đồng không có nguyên liệu, vật tư

dư thừa; máy móc, thiết bị thuê, mượn; phế liệu, phế thải:

SV: Nguyễn Thị Liên

Lớp: CQ47/05.04


Học viện Tài chính

19

Luận văn tốt nghiệp

Chậm nhất 01 ngày làm việc sau khi hoàn thành việc kiểm tra, đối chiếu, lãnh
đạo Chi cục xác nhận hoàn thành thủ tục thanh khoản trên Hệ thống xử lý dữ
liệu điện tử hải quan và xác nhận trên hồ sơ thanh khoản trong trường hợp có

kiểm tra hồ sơ thanh khoản.
-

Trường hợp hợp đồng/phụ lục hợp đồng gia công có nguyên liệu, vật tư

dư thừa; máy móc, thiết bị thuê, mượn; phế liệu, phế thải:
Chậm nhất 03 ngày làm việc sau khi nhận được văn bản thông báo đã
hoàn thành thủ tục hải quan đối với nguyên liệu, vật tư dư thừa; máy móc,
thiết bị thuê, mượn; phế liệu, phế phẩm, phế thải, lãnh đạo Chi cục xác nhận
hoàn thành thủ tục thanh khoản trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan
và xác nhận trên hồ sơ thanh khoản trong trường hợp có kiểm tra hồ sơ thanh
khoản.
1.3.

Quản lý Nhà nước về Hải quan đối với thanh

khoản hợp đồng nhận gia công hàng hóa cho thương
nhân nước ngoài
1.3.1.

Cơ sở pháp lý của công tác thanh khoản

hợp đồng nhận gia công hàng hóa cho thương nhân
nước ngoài
Thanh khoản hợp đồng nhận gia công hàng hóa cho thương nhân nước
ngoài bao giờ cũng dựa trên những cơ sở pháp lý nhất định. Hiện nay ở nước
ta, việc quản lý Nhà nước về Hải quan đối với thanh khoản hợp đồng nhận gia
công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài chịu sự chi phối của hệ thống các
văn bản pháp quy do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành, gồm có
các văn bản sau:

Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29/06/2001; Luật sửa đổi bổ sung
một số điều của Luật Hải quan số 42/2005/QH11 ngày 29/11/2006.
Luật thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14/06/2005.
SV: Nguyễn Thị Liên

Lớp: CQ47/05.04


Học viện Tài chính

20

Luận văn tốt nghiệp

Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14/06/2005;
Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006.
Nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính Phủ quy định
chi tiết một số Điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát
hải quan.
Nghị định 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 quy định chi tiết luật
Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và hoạt động đại lý, mua
bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài: Quy định tại Điều 29, 30,
31, 32, 33, 34, 35, Mục 1 về nhận gia công hàng hóa cho thương nhân nước
ngoài.
Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính Phủ quy định
chi tiết thi hành Luật quản lý thuế.
Nghị định số 18/2009/NĐ-CP ngày 18/02/2009 của Chính Phủ quy định
việc sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 97/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng
6 năm 2007 của Chính phủ quy định việc xử lý vi phạm hành chính và cưỡng
chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan.

Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13/08/2010 của Chính Phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Nghị định 87/2012/NĐ-CP ngày 23 tháng 10 năm 2012 quy định chi tiết
một số điều của luật Hải quan về thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu thương mại.
Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010 Thông tư hướng dẫn về
thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Thông tư 117/2011/TT-BTC ngày 15/08/2011 của Bộ Tài Chính về việc
hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hàng hóa gia công với thương nhân nước
ngoài.
SV: Nguyễn Thị Liên

Lớp: CQ47/05.04


Học viện Tài chính

21

Luận văn tốt nghiệp

Thông tư 196/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 quy định thủ tục hải quan
điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại.
Công văn 5295/TCHQ- GSQL 03/11/2004 về việc hướng dẫn kiểm tra
định mức.
Công văn 962/TCHQ-GSQL ngày 01/03/2012 hướng dẫn thực hiện
thông tư 117/2011/TT-BTC.
Quyết định 3046/QĐ-TCHQ ngày 27/12/2012 về việc ban hành quy
trình thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương

mại.
Một số công văn khác của Tổng cục Hải quan.
1.3.2.

Vai trò của quản lý Nhà nước về Hải quan đối với hàng hóa

gia công cho thương nhân nước ngoài
Mục tiêu chủ yếu của Việt Nam là tạo sự tăng trưởng kinh tế nhanh
chóng để nâng cao mức sống dân chúng và thực hiện công nghiệp hóa hiện
đại hóa hướng về xuất khẩu. Như vậy, gia công hàng xuất khẩu là hoạt động
nằm trong định hướng phát triển của đất nước vì có liên quan đến cả xuất
khẩu và nhập khẩu.
Việt Nam là nước đang phát triển, ngành công nghiệp của ta còn ở trình
độ chưa cao, hoạt động gia công cho thương nhân nước ngoài mang đặc thù
riêng là: Nguyên phụ liệu chủ yếu là do nước ngoài cung cấp.Trong nhiều
trường hợp máy móc, thiết bị cũng do bên đặt gia công cung cấp dưới hình
thức thông qua hợp đồng mượn hoặc thuê máy móc, thiết bị. Hết thời hạn gia
công (thường là 3 đến 5 năm) bên nhận gia công có trách nhiệm tái xuất trả lại
cho bên đặt gia công. Do đó rất dễ xảy ra các sai phạm từ phía thương nhân
đặt gia công cũng như từ phía thương nhân nhận gia công. Bên đặt gia công
có thể lợi dụng hợp đồng gia công để đưa thiết bị cũ, công nghệ lạc hậu sang
Việt Nam hay nhập lậu hàng cấm, hàng nhập khẩu có điều kiện vào thị trường
SV: Nguyễn Thị Liên

Lớp: CQ47/05.04


×