Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

Một số giải pháp và kiến nghị để nâng cao công tác xác định trị giá tính thuế tại chi cục hải quan cửa khẩu lao bảo đến năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (394.3 KB, 104 trang )

aaaaa
Lời mở đầu
Như chúng ta biết, nguồn thu của Ngân sách Nhà nước từ các loại
thuế nhưng chủ yếu là thu từ các loại thuế đối với hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu. Do đó để đảm bảo thu đúng, thu đủ thuế cho Ngân sách
Nhà nước thì một trong những khâu quan trọng là khâu xác định trị giá
tính thuế đối với hàng hóa xuất khẩu - nhập khẩu vì giá tính thuế liên
quan trực tiếp đến số thu ngân sách. Đặc biệt từ ngày 11/01/2007, Việt
Nam đã trở thành thành viên đầy đủ của Tổ chức Thương mại Thế giới
(WTO). Các doanh nghiệp nước ngoài tự do cạnh tranh lành mạnh với
doanh nghiệp trong nước, lượng hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam
ngày càng nhiều với nhiều chủng loại phong phú, chất lượng tốt hơn,
với những mức giá rất cạnh tranh đôi khi mức giá thấp hơn nhiều so
với các mặt hàng cùng loại với các mục đích khác nhau như tìm kiếm
thị trường, bán phá giá để phá nền sản xuất trong nước nhập khẩu …
vv. Lúc này nhu cấp cấp thiết đặt ra là Nhà nước cần phải quản lí và
nâng cao công tác xác định trị giá tính thuế. Nhằm một mặt thu đúng,
thu đủ thuế cho Ngân sách Nhà nước. Mặt khác nhằm phát hiện, ngăn
chặn kịp thời các hành vi gian lận thương mại qua giá, tạo thuận lợi
cho các doanh nghiệp cạnh tranh công bằng, lành mạnh.
Cùng với xu thế phát triển chung của đất nước, tỉnh Quảng Trị
cũng đang ngày càng vươn lên hòa nhập kinh tế, thúc đẩy giao lưu hợp
tác kinh tế với bạn bè trên thế giới. Đáng chú ý là sau khi Cửa khẩu
Lao Bảo trở thành Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, là một cửa khẩu có quy
mô lớn nhất miền Trung nằm trên trục đường 9 của Tuyến hành lang
Trang 1
aaaaa
kinh tế Đông Tây, nối Thái Lan, Lào, Việt Nam, và xây dựng Khu
kinh tế - thương mại đặc biệt Lao Bảo. Lao Bảo đang trở thành một
điểm sáng phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Trị, góp phần giúp tỉnh
nhà hội nhập kinh tế mạnh mẽ với thế giới đặc biệt với Lào, Thái Lan,


…vv. Trước tình hình đó, Hải quan tỉnh Quảng Trị nói chung, Chi cục
Hải quan cửa khẩu Lao Bảo nói riêng cần nâng cao công tác nghiệp
vụ, trong đó có công tác xác định trị giá tính thuế của hàng hóa xuất
khẩu - nhập khẩu.
Chính vì những lí do trên, em quyết định chọn đề tài “Một số giải
pháp và kiến nghị để nâng cao công tác xác định trị giá tính thuế tại
Chi cục Hải quan cửa khẩu Lao Bảo đến năm 2015” để làm bài
Chuyên đề tốt nghiệp.
Trang 2
aaaaa
Chương 1 – CƠ SỞ LÝ LUẬN XÁC ĐỊNH TRỊ GIÁ TÍNH
THUẾ ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT- NHẬP KHẨU
1.1 Khái niệm trị giá tính thuế Hải quan:
Khái niệm trị giá Hải quan được quy định cụ thể tại Điều 1 – Điều
17 Phần I: Những quy tắc về xác định trị giá Hải quan trong Hệ thống
các văn bản pháp luật về trị giá tính thuế.
1.2 Công tác xác định trị giá tính thuế đối với hàng hóa xuất -
nhập khẩu theo tổ chức Thương mại thế giới (WTO):
Trong nền kinh tế thế giới ngày càng phát triển, nền kinh tế thị
trường, các nước thực hiện chính sách mở cửa giao lưu, hợp tác với
nhau trên nhiều lĩnh vực trong đó đáng chú ý là lĩnh vực kinh tế, thúc
đẩy kinh tế thế giới nói chung, nền kinh tế mỗi nước nói riêng phát
triển vượt bậc. Tuy nhiên nó cũng có mặt trái là tình hình buôn lậu,
gian lận thương mại, gian lận thuế …vv gia tăng. Đứng trước nhu cầu
cấp thiết đó, đòi hỏi các nước cần có một chính sách quản lí trên
nguyên tắc thống nhất, hoàn thiện về mặt pháp luật nhằm thu đúng, thu
đủ thuế, đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cạnh tranh lành
mạnh và cùng phát triển. Đặc biệt khi các nước tham gia vào tổ chức
Thương mại thế giới (WTO). Để đạt được những mục tiêu ngày 15-4-
Trang 3

aaaaa
1994, tại Marrakesh (Marốc), kết thúc Hiệp ước Uruguay, các thành
viên của GATT đã cùng nhau ký hiệp định thành lập Tổ chức Thương
mại thế giới (WTO), nhằm kế tục và phát triển sự nghiệp của GATT.
Theo đó, WTO chính thức được thành lập, độc lập với hệ thống Liên
hiệp quốc và đi vào hoạt động từ 1-1-1995. Tổ chức Thương mại Thế
giới đã ban hành ra Hiệp định trị giá Hải quan hay còn gọi là Hiệp định
trị giá GATT
Hiệp định trị giá GATT là hệ thống định giá dựa trên trị giá giao
dịch, cho phép nhà nhập khẩu chủ động trong kinh doanh và nâng cao
vai trò kiểm tra, giám sát của cơ quan Hải quan, bảo đảm lợi ích của
Nhà nước và doanh nghiệp, tạo thuận lợi cho
giao lưu thương mại quốc tế. Hiệp định quy định sáu phương pháp xác
định trị giá tính thuế theo một trật tự nhất định, đảm bảo tính minh
bạch và thống nhất trong xác định trị giá Hải quan. Phương pháp thứ
nhất phải được áp dụng đầu tiên. Phương pháp thứ hai chỉ có thể áp
dụng nếu trị giá không thể xác định được theo phương pháp thứ nhất.
Phương pháp thứ ba đến phương pháp thứ sáu cũng được áp dụng theo
trật tự tương tự. Vì vậy, phương pháp thứ sáu chỉ có thể áp dụng nếu
tất cả các phương pháp trước đó không thể sử dụng được.
Các phương pháp xác định trị giá hải quan: gồm 6 phương pháp.
1. Phương pháp thứ nhất: phương pháp trị giá giao dịch;
2. Phương pháp thứ hai: phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa
giống hệt;
Trang 4
aaaaa
3. Phương pháp thứ ba: phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa
tương tư;
4. Phương pháp thứ tư: phương pháp trị giá khấu trừ;
5. Phương pháp thứ năm: phương pháp trị giá tính toán;

6. Phương pháp thứ sáu: phương pháp suy luận.
Trên đây là sáu phương pháp xác định trị giá tính thuế đối với hàng
hóa xuất - nhập khẩu mà bắt buộc các nước là thành viên của Tổ chức
Thương mại Thế giới phải tuân theo khi xác định trị giá tính thuế đối
với hàng hóa xuất - nhập khẩu (quy định tại điều 7 Hiệp định trị giá
GATT). Tùy theo tình hình mỗi nước khác nhau mà cách áp dụng Trị
giá GATT khác nhau nhưng đều dựa trên nguyên tắc chung, thống
nhất của GATT là phải tôn trọng “trị giá giao dịch”.
1.3 Công tác xác định trị giá tính thuế đối với hàng hóa xuất -
nhập khẩu tại Việt Nam:
Từ ngày 11/01/2007 Việt Nam đã trở thành thành viên đầy đủ của
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO); Việc gia nhập (WTO) không
nằm ngoài xu thế chung về hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam; đã
tạo nhiều cơ hội thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đời sống xã hội, tạo
điều kiện mở rộng thị trường xuất khẩu cho hàng hóa
Việt Nam, góp phần tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài, nâng
cao sức cạnh tranh của hàng hóa trong nước. Tuy nhiên việc gia nhập
WTO cũng sẽ đem đến nhiều thách thức, không chỉ đối với cộng đồng
các doanh nghiệp mà còn đối với cả các cơ quan quản lý Nhà nước và
Trang 5
aaaaa
đòi hỏi chúng ta phải thực hiện đầy đủ các cam kết về trị giá Hải quan
WTO.
Việc áp dụng hệ thống xác định trị giá theo Hiệp định bắt đầu
được áp dụng cho một số nhóm mặt hàng nhập khẩu theo quy định tại
Nghị định 60/2002/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ,
sau đó theo quy định tại Nghị định 155/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 12
năm 2005 của Chính phủ và đã được thay thế bằng Nghị định
40/2007/NĐ-CP và thông tư 40/2008/TT-BTC hướng dẫn Nghị định
40/2007/NĐ-CP. Mới đây, Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư

205/2010/TT-BTC ngày 15/12/2010 hướng dẫn Nghị định số
40/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 của Chính phủ quy định về việc xác
định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được áp
dụng cho tất cả hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam đã tạo ra bước
ngoặc cơ bản cho hệ thống xác định trị giá tính thuế hiện hành với trên
90% hàng hóa nhập khẩu được xác định trị giá tính thuế theo phương
pháp trị giá giao dịch, qua đó rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa,
tạo sự công bằng, bình đẳng trong kinh doanh thương mại, tôn trọng trị
giá đàm phán trong mua bán, khuyến khích thương mại phát triển.
Thông tư 205/2010/TT-BTC quy định về việc xác định trị giá hải
quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, nó dựa trên cách xác định
trị giá theo Hiệp định trị giá GATT và bao gồm 6 phương pháp xác
định trị giá hải quan.
1.3.1 Xác định trị giá tính thuế đối với hàng hóa xuất khẩu
 Nguyên tắc: Đối với hàng hóa xuất khẩu, trị giá tính thuế là giá bán
tại cửa khẩu xuất (giá FOB, giá DAF) không bao gồm phí bảo hiểm
Trang 6
aaaaa
quốc tế (I) và phí vận tải quốc tế (F) phù hợp với các chứng từ liên
quan.
 Phương pháp xác định:
 Giá bán thực tế tại cửa khẩu xuất là giá bán ghi trên hợp đồng mua
bán hàng hóa hoặc các hình thức có giá trị pháp lý tương đương hợp
đồng, hóa đơn thương mại và các chứng từ liên quan của lô hàng phù
hợp với hàng hóa thực xuất khẩu.
Trường hợp hồ sơ không hợp pháp hoặc nội dung giữa các chứng từ
có mâu thuẫn thì cơ quan hải quan xác định trị giá tính thuế căn cứ
vào trình tự các nguồn thông tin quy định tại khoản 5 Điều 21 Thông
tư này và các chứng từ, tài liệu kèm theo bao gồm:
- Tờ khai hải quan của hàng hóa xuất khẩu giống hệt, hàng hóa xuất

khẩu tương tự làm cơ sở xác định trị giá tính thuế; hoặc/và
- Hóa đơn bán hàng của hàng hóa xuất khẩu giống hệt, hàng hóa
xuất khẩu tương tự do Bộ Tài chính phát hành hoặc cho phép sử
dụng; hoặc/và
- Các chứng từ dùng để quy đổi về giá FOB, giá DAF sử dụng để
xác định trị giá tính thuế.
 Trị giá tính thuế đối với hàng hóa xuất khẩu chưa có giá chính thức
tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan
 Đối với hàng hóa xuất khẩu chưa có giá chính thức tại thời điểm
đăng ký tờ khai do hợp đồng mua bán hàng hóa thỏa thuận thời điểm
chốt giá sau khi hàng hóa đã xuất khẩu, thì người khai hải quan báo
Trang 7
aaaaa
giá tạm tính tại thời điểm đăng ký tờ khai; khai báo giá chính thức
theo mẫu số 5 ban hành kèm theo Thông tư này và nộp thuế chênh
lệch (nếu có) trong thời hạn 10 ngày kể từ thời điểm chốt giá. Cơ quan
hải quan kiểm tra khai báo của người khai hải quan, thời điểm chốt
giá, điều kiện chấp nhận thời điểm chốt giá và thực hiện:
- Xử lý tiền thuế chênh lệch theo quy định về xử lý tiền thuế nộp
thừa tai Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn đối với
trường hợp số thuế tính theo giá chính thức thấp hơn số thuế đã
nộp theo giá tạm tính;

- Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp
người khai hải quan khai báo giá chính thức không đúng thời hạn
quy định tại khoản 1 Điều này;
- Xác định trị giá tính thuế, ấn định thuế, thu đủ số tiền thuế, tiền
phạt chậm nộp (nếu có), ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
đối với trường hợp người khai hải quan không khai báo hoặc khai
báo không đúng giá chính thức.

 Thời điểm chốt giá tối đa là 90 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai
hải quan hàng hóa xuất khẩu. Trường hợp thời điểm chốt giá vượt quá
90 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai, giao Cục trưởng Cục hải quan
các tỉnh, thành phố căn cứ hồ sơ, chứng từ, thực tế lô hàng xuất khẩu
để kiểm tra, xem xét, quyết định việc chấp nhận thời điểm chốt giá
ghi trên hợp đồng.
Trang 8
aaaaa
 Thời điểm chốt giá được chấp nhận nếu đáp ứng đầy đủ các điều
kiện sau đây:
- Hợp đồng mua bán hàng hóa có thỏa thuận về thời điểm chốt giá
phù hợp với ngành hàng xuất khẩu;
- Thời điểm chốt giá thực tế phù hợp với thời điểm chốt giá theo
thỏa thuận ghi trên hợp đồng;
- Giá chính thức phù hợp với giá thực tế thanh toán của hàng hóa
xuất khẩu theo chứng từ thanh toán.
Trường hợp không đủ điều kiện để được chấp nhận thời điểm chốt
giá, đồng thời số thuế tính theo giá chính thức cao hơn số thuế đã nộp
theo giá tạm tính thì người khai hải quan phải nộp phạt chậm nộp đối
với số thuế chênh lệch.
1.3.2 Xác định trị giá tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu
 Nguyên tắc: Đối với hàng hóa nhập khẩu, trị giá tính thuế là giá
thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên và được xác định
bằng cách áp dụng tuần tự sáu phương pháp xác định trị giá tính thuế.
 Trình tự áp dụng các phương pháp xác định trị giá tính thuế:
Phương pháp thứ nhất phải được áp dụng đầu tiên. Phương pháp thứ
hai chỉ có thể áp dụng nếu trị giá không thể xác định được theo
phương pháp thứ nhất. Phương pháp thứ ba đến phương pháp thứ sáu
cũng được áp dụng theo trật tự tương tự. Vì vậy, phương pháp thứ sáu
Trang 9

aaaaa
chỉ có thể áp dụng nếu tất cả các phương pháp trước đó không thể sử
dụng được.
 Các phương pháp xác định trị giá tính thuế: có sáu phương pháp:
1.3.2.1 Phương pháp thứ nhất: Phương pháp xác định trị giá
tính thuế theo trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu (Điều 13
Thông tư 205/2010/TT-BTC).
 Trị giá giao dịch là giá mà người mua thực tế đã thanh
toán hay sẽ phải thanh toán cho người bán để mua hàng hóa nhập khẩu
vào Việt Nam.
 Để có được trị giá giao dịch phải có giao dịch bán
hàng. Vậy thế nào là giao dịch bán hàng?
o Là giao dịch giữa hai đối tác gọi là người mua và người bán.
o Có sự chuyển dịch hàng hóa - quyền sở hữu hàng hóa từ người bán
sang người mua.
o Có sự chuyển dịch giá trị - tiền từ người mua sang người bán.
 Vậy thế nào là bán để xuất khẩu đến Việt Nam?
o Người mua mua hàng để đưa vào Việt Nam.
o Quyền sở hữu hàng hóa được chuyển giao quốc tế, từ nước ngoài
đến Việt Nam.
o Hàng hóa được định đoạt tại Việt Nam.
 Những trường hợp không có giao dịch bán hàng:
o Hàng gửi miễn phí.
Trang 10
aaaaa
o Hàng gửi bán và người cung cấp chịu chi phí.
o Hàng cho các chi nhánh không có pháp nhân nhập khẩu.
o Hàng vay nợ.
o Hàng hóa để phá hủy.
o Hàng gửi bán đại lý.

 Gi¸ thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán là tổng
số tiền thanh toán cho số hàng nhập, số tiền đó đã trả hoặc sẽ trả, do
người mua trả cho người bán hoặc trả cho người thứ ba theo chỉ định
của người bán, số tiền được trả là một điều kiện của hợp đồng.
 Trị giá giao dịch được xác định như sau:
 Giá thực tế đã/sẽ trả bao gồm:
o Giá ghi trên hóa đơn thương mại.
o Các khoản người mua đã trả/sẽ phải trả nhưng chưa tính vào giá
hóa đơn.
o Tiền trả trước/đặt cọc.
o Khoản thanh toán gián tiếp (trả cho người thứ ba theo yêu cầu của
người bán, cấn trừ nợ giữa người mua và người bán).
Trang 11
TRỊ GIÁ
HẢI QUAN
Gía thực
tế đã/sẽ
phải
thanh
toán
Các
khoản
phải
cộng
Các
khoản
được
trừ
TRỊ GIÁ
GIAO DỊCH

aaaaa
 Các khoản phải cộng bao gồm:
o Chi phí hoa hồng bán hàng/phí mua giới.
o Chi phí bao bì gắn liền với hàng hóa.
o Chi phí đóng gói.
o Các khoản trợ giúp người mua cung cấp miễn phí hoặc giảm giá.
o Tiền bản quyền, phí giấy phép.
o Tiền thu được phải trả sau khi định đoạt, sử dụng hàng hóa.
o Chi phí vận tải, bốc xếp, chuyển hàng.
o Chi phí bảo hiểm hàng hóa.
 Các khoản được trừ nếu đã nằm trong trị giá giao dịch, có các số
liệu khách quan dựa trên các tài liệu, chứng từ hợp pháp, hợp lệ và có
sẵn tại thời điểm xác định trị giá tính thuế. Nếu chưa nằm trong giá thì
không cộng vào trị giá tính thuế. Các khoản được trừ bao gồm:
o Chi phí vận tải, bảo hiểm hàng hóa trong nội địa.
o Chi phí phát sinh sau khi nhập khẩu.
o Tiền lãi phải trả do việc thanh toán tiền mua hàng.
o Các khoản thuế, phí, lệ phí phải trả.
o Các khoản giảm giá (bao gồm):
i. Giảm giá theo cấp độ thương mại của giao dịch mua bán hàng hóa.
ii. Giảm giá theo số lượng mua bán.
Trang 12
aaaaa
iii. Giảm giá theo hình thức và thời gian thanh toán.
Khoản giảm giá được chấp nhận trừ khi xác định trị giá tính thuế với
điều kiện các khoản giảm giá phải phù hợp với thông lệ thương mại
quốc tế.
 Điều kiện áp dụng trị giá giao dịch.
Điều kiện 1: Giới hạn quyền định đoạt, sử dụng hàng hóa.
i. Không giới hạn quyền định đoạt hay sử dụng (người mua không

phải chịu bất cứ một hạn chế nào về quyền định đoạt, sử dụng hàng
hóa sau khi nhập khẩu, như hàng chỉ được trưng bày; chỉ được bán lại
cho các bên có mối quan hệ hữu quan; người
bán mua lại hàng sau khi đã được chế tạo; hàng hóa sẽ được sử dụng
miễn phí sau phục vụ).
Những hạn chế ảnh hưởng đến giá trị hàng hóa bao gồm: bản chất của
hạn chế; tính chất của hàng hóa; bản chất của ngành sản xuất ra hàng
hóa; mức độ ảnh hưởng có tính chất thương mại hay không.
ii. Những giới hạn được chấp nhận bao gồm: việc mua bán, sử dụng
hàng hóa phải tuân thủ pháp luật của Việt Nam; người mua và người
bán có thỏa thuận về nơi tiêu thụ hàng hóa sau khi nhập khẩu; những
hạn chế khác không ảnh hưởng đến giá trị hàng hóa.
iii. Ví dụ: Người bán S giao hàng 10 máy tính cho người mua B. Giá 10
máy tính là 10,000USD. Người bán S sẽ giảm giá 70% với điều kiện
10 máy tính này chỉ được sử dụng tại văn phòng của người mua.
Trang 13
aaaaa
Trường hợp ở ví dụ trên giá trị giao dịch bị bác bỏ vì vi phạm vào
điều kiện 1 (giới hạn sử dụng).
Điều kiện 2: Điều kiện bán hàng
iv. Người bán thiết định giá bán hàng nhập khẩu với điệu kiện là người
mua sẽ mua thêm các hàng hóa khác với số lượng định sẵn.
v. Giá hàng nhập khẩu phụ thuộc vào giá của những hàng hóa khác do
người nhập khẩu bán cho người xuất khẩu hàng nhập khẩu.
vi. Giá cả thiết lập trên cơ sở hình thức thanh toán không liên quan đến
hàng hóa nhập khẩu, ví dụ như hàng nhập khẩu là bán thành phẫm do
người bán cung cấp với điều kiện là người bán sẽ được nhận lại một
lượng thành phẩm nhất định nào đó.
Điều kiện 3: Tiền thu được: Sau khi bán lại, chuyển nhượng hoặc sử
dụng hàng hóa nhập khẩu, trừ khoản phải cộng quy định tại điểm

1.2.6 khoản 1 Điều 14 Thông tư 205/2010/TT-BTC, người nhập khẩu
không phải trả thêm bất cứ khoản tiền nào từ số tiền thu được do việc
định đoạt, sử dụng mang lại.
Điều kiện 4: Người mua và người bán không có mối quan hệ đặc biệt
hoặc nếu có thì mối quan hệ đặc biệt đó không ảnh hưởng đến trị giá
giao dịch.
Trang 14
Nhân viên/Giám đốc
Thành viên hợp danh, góp vốn
¤ng chủ và người làm thuê
Người ban kiểm soát, người mua và
ngược lại
MỐI QUAN HỆ ĐẶC BIỆT
Họ đều bị bên thứ ba kiểm soát
Họ cùng kiểm soát bên thứ ba
Một người thứ ba nắm 5% cổ phiếu
biểu quyết mỗi bên
Thành viên của một gia đình
aaaaa
1.3.2.2 Phương pháp thứ hai: Phương pháp xác định trị giá tính
thuế theo trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt (Điều 15
Thông tư 205/2010/TT-BTC).
 Trị giá tính thuế là trị giá giao dịch của hàng hóa
nhập khẩu giống hệt đã được xác định trị giá theo phương pháp một.
 Định nghĩa hàng nhập khẩu giống hệt: là những hàng
hóa giống nhau về mọi phương diện, kể cả đặc điểm vật lí, chất lượng
và danh tiếng; chúng được sản xuất ở cùng một nước, bởi cùng một
nhà sản xuất hoặc nhà sản xuất khác theo sự ủy quyền của nhà sản xuất
đó, được nhập khẩu vào Việt Nam.
 Định nghĩa hàng giống hệt: là những hàng hóa giống

nhau về đặc điểm vật lí, chất lượng, danh tiếng. Tuy nhiên nó có điểm
khác biệt nhỏ về màu sắc, kích cỡ, nhãn hiệu, kiểu dáng.
Điểm khác biệt giữa hàng nhập khẩu giống hệt với hàng giống hệt là
hàng nhập khẩu giống hệt bắt buộc phải nhập khẩu vào Việt Nam, còn
hàng giống hệt ở bất kỳ nước nào ngoại trừ Việt Nam.
 Điều kiện để áp dụng phương pháp trị giá giao dịch của hàng nhập
khẩu giống hệt.
Trang 15
aaaaa
o Điều kiện về thời gian xuất khẩu: hàng nhập khẩu giống hệt được
xuất khẩu đến Việt Nam vào cùng ngày/trong vòng 60 ngày trước hoặc
60 ngày sau ngày xuất khẩu với hàng hóa nhập khẩu đang được xác
định trị giá tính thuế.
o Điều kiện mua bán:
i. Cùng cấp độ thương mại, khác số lượng hàng hóa.
ii. Khác cấp độ thương mại, cùng số lượng hàng hóa.
iii. Khác cả về cấp độ thương mại lẫn số lượng hàng hóa.
iv. Cùng cấp độ thương mại, cấp độ số lượng.
Điều chỉnh cấp độ thương mại: bán sĩ, bán lẻ, bán cho người sử dụng.
Sau khi điều chỉnh về cùng điều kiện mua bán với lô hàng đang xác
định trị giá, nếu có nhiều trị giá tính thuế khác nhau thì giá tính
thuế sẽ là trị giá thấp nhất mà trị giá này đã được hải quan chấp nhận
theo phương pháp một.
o Điều kiện về quãng đường và phương thức vận tải, bảo hiểm.
1.3.2.3 Phương pháp thứ ba: Phương pháp xác định trị giá tính
thuế theo trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự (Điều 16
Thông tư 205/2010/TT-BTC).
Nếu không xác định được trị giá tính thuế theo phương pháp một
và phương pháp hai thì trị giá tính thuế của hàng hóa nhập khẩu được
xác định theo trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự, được

cơ quan hải quan chấp nhận xác định trị giá tính thuế theo trị giá giao
dịch, và có cùng các điều kiện mua bán, điều kiện về thời gian xuất
khẩu với hàng hóa nhập khẩu đang xác định trị giá tính thuế.
Trường hợp không tìm được lô hàng nhập khẩu tương tự có cùng điều
kiện mua bán với lô hàng nhập khẩu đang xác định trị giá tính thuế thì
Trang 16
aaaaa
lựa chọn lô hàng nhập khẩu tương tự khác về điều kiện mua bán,
nhưng không được điều chỉnh về cùng điều kiện mua bán.
 Vậy thế nào là hàng nhập khẩu tương tự?
o Hàng nhập khẩu tương tự là những hàng hóa mặc dù không giống
nhau về mọi phương diện nhưng có các đặc trưng cơ bản giống nhau,
được làm từ các nguyên, vật liệu tương đương; chúng có cùng chức
năng và có thể hoán đổi cho nhau trong giao dịch thương mại; được
sản xuất ở cùng một nước, bởi cùng một nhà sản xuất hoặc nhà sản
xuất khác theo sự ủy quyền của nhà sản xuất đó, được nhập khẩu vào
Việt Nam.
o Hàng tương tự là hàng hóa không giống nhau về mọi phương diện
nhưng có các đặc trưng cơ bản giống nhau, được làm từ các nguyên,
vật liệu tương đương, cùng chức năng và cách sử dụng, có thể hoán
đổi cho nhau.
o Điểm khác biệt giữa hàng nhập khẩu tương tự với hàng tương tự là
hàng nhập khẩu tương tự bắt buộc phải nhập khẩu vào Việt Nam, còn
hàng tương tự ở bất kỳ nước nào ngoại trừ Việt Nam.
 Điều kiện lựa chọn lô hàng nhập khẩu tương tự: lô hàng nhập khẩu
tương tự được lựa chọn nếu thỏa mãn các điều kiện sau:
o Về thời gian: hàng nhập khẩu tương tự được xuất khẩu đến Việt
Nam vào cùng ngày/trong vòng 60 ngày trước hoặc 60 ngày sau ngày
xuất khẩu với hàng hóa nhập khẩu đang được xác định trị giá tính thuế.
o Điều kiện mua bán:

i. Cùng cấp độ thương mại, khác số lượng hàng hóa.
Trang 17
aaaaa
ii. Khác cấp độ thương mại, cùng số lượng hàng hóa.
iii. Khác cả về cấp độ thương mại lẫn số lượng hàng hóa.
iv. Cùng cấp độ thương mại, cấp độ số lượng.
Điều chỉnh cấp độ thương mại: cấp độ bán sĩ, bán lẻ, bán cho người sử
dụng.
Sau khi điều chỉnh về cùng điều kiện mua bán với lô hàng đang xác
định trị giá. Nếu có nhiều trị giá khác nhau thì trị giá tính thuế sẽ là trị
giá thấp nhất mà trị giá này đã được hải quan chấp nhận giá theo
phương pháp một.
o Điều kiện về quãng đường và phương thức vận tải, bảo hiểm.
1.3.2.4 Phương pháp thứ bốn: Phương pháp xác định trị giá tính
thuế theo trị giá khấu trừ (Điều 17 Thông tư 205/2010/TT-BTC).
Nếu không áp dụng được phương pháp từ một đến phương pháp ba, thì
ta áp dụng phuơng pháp trị giá khấu trừ.
 Vậy thế nào là trị giá khấu trừ?
Trị giá khấu trừ: được xác định căn cứ vào giá bán của hàng hóa nhập
khẩu trên thị trường Việt Nam trừ đi các chi phí hợp lí, lợi nhuận bán
hàng phát sinh sau khi nhập khẩu (sau cửa khẩu nhập đầu tiên).
Trang 18
TRỊ
GIÁ
KHẤU
TRỪ
Gía
bán
hàng
hóa

nhập
khẩu
tại VN
Các chi
phí hợp
lý, hoa
hồng
bán
hàng
Lợi
nhuận
bán
hàng
PS sau
nhập
khẩu
aaaaa
 Các khoản được khấu trừ bao gồm:
o Hoa hồng bán hàng (người nhập khẩu là đại lí bán hàng cho
thương nhân nước ngoài), trong trường hợp hoa hồng đã bao gồm các
khoản phí vận tải, bảo hiểm và thuế nội địa nước nhập khẩu, nếu chưa
bao gồm phải trừ tiếp các phí đó ); hoặc
o Chi phí hợp lí, lợi nhuận bán hàng (người nhập khẩu mua hàng
theo phương thức mua đứt bán đoạn). Chi phí hợp lí bao gồm:
i. Chi phí vận tải và bảo hiểm (cho hàng hóa khi tiêu thụ ở thị trường
nội địa).
ii. Thuế, phí và lệ phí (khi nhập khẩu và khi bán hàng nhập khẩu).
iii. Chi phí bán hàng chung (như tiền lương, tiền thuê nhà, đất, tiếp
thị, các Khoản nộp ngân sách, phúc lợi của nhân viên…vv khi bán
hàng nhập khẩu).

iv. Lợi nhuận bán hàng sau khi nhập khẩu.
 Lựa chọn giá: tìm kiếm các giao dịch bán hàng trên thị trường Việt
Nam của bản thân hàng nhập khẩu hay hàng nhập khẩu giống hệt, hàng
nhập khẩu tương tự, giao dịch giữa bên bán và bên mua không có mối
quan hệ đặc biệt.
 Dòng thời gian: giá bán ra của hàng hóa ngay sau
khi nhập khẩu nhưng không quá 90 ngày.
Ngày nhập khẩu không quá 90 ngày sau ngày
nhập khẩu lô hàng
 Hàng hóa được bán ở điều kiện nguyên trạng như khi nhập khẩu:
nghĩa là sau khi nhập khẩu, hàng hóa không bị tác động bởi bất kỳ
Trang 19
aaaaa
hình thức nào làm thay đổi bản chất hàng hóa, như chế biến, tháo dỡ
các chi tiết… và việc đóng gói để bán lại hay những thay đổi tự nhiên
như hàng hóa bị khô, co lại, thay đổi màu sắc thông thường…vẫn được
xem là giữ nguyên tình trạng ban đầu.
 Nếu chi phí tăng thêm do gia công, chế biến nhưng mà định lượng
được, có số liệu khách quan thì giá đó vẫn được chấp nhận bằng cách
trừ đi các khoản tăng thêm đó.
 Tổng lượng bán ra lớn nhất: là số lượng lũy kế lớn nhất bán ra với
cùng một đơn giá của hàng hóa nhập khẩu hoặc hàng hóa nhập khẩu
giống hệt, hàng hóa nhập khẩu tương tự cho người mua không có mối
quan hệ đặc biệt ở cấp độ thương mại đầu tiên sau khi nhập khẩu. Tức
là nếu bán ra nhiều giá khác nhau thì tính lũy kế cộng dồn lại, nếu đơn
giá nào có lượng bán ra lớn nhất thì chọn đơn giá đó nhưng phải đủ số
lượng cho phép, ít nhất là 10% trên tổng số lượng hàng hóa đang xác
định trị giá.
 Các ví dụ minh họa:
Ví dụ 1:

Mức số
lượng
SP1 lần
bán
Gía
bán
đơn
vị
Số lần bán
Tổng SP
đã bán
1-10 100$
10 lần bán, 5
sp/lần
10 lần bán,
3sp/lần
80
11-25
95$
5 lần bán,
12sp/lần
60
>25 90$ 1 lần bán, 85
Trang 20
aaaaa
35sp/lần
1 lần bán,
50sp/lần
Ở ví dụ này ta chọn đơn giá 90$ vì lượng bán ra trên cùng 1 đơn giá
lớn nhất.

Ví dụ 2:
Bán lần 1 Bán lần 2
500sp được
bán với đơn
giá 95$/sp
400sp được
bán với đơn
giá 90$/sp
Ở ví dụ này ta chọn đơn giá 95$ vì bán lần 1 được 500sp>400sp( ở lần
bán 2), lượng sản phẩm lớn nhất.
Ví dụ 3:
Ở ví dụ này ta
cộng dồn sản
phẩm bán được
theo từng đơn
giá ta có:
Tổng số lượng
lũy kế
Đơn giá
60sp 100$
Trang 21
Số lượng bán Đơn giá
40sp 100$
30sp 90$
15sp 100$
50sp 95$
25sp 105$
35sp 90$
5sp 100$
aaaaa

65sp 90$
50sp 95$
25sp 105$
Ta sẽ chọn đơn giá 90$ vì số lượng bán lớn nhất.
1.3.2.5 Phương pháp thứ năm: Phương pháp xác định trị giá tính
thuế theo giá tính toán (Điều 18 Thông tư 205/2010/TT-BTC)
Nếu không áp dụng được giá từ phương pháp một đến phương pháp
bốn ta sử dụng phương pháp trị giá tính toán.
Phương pháp trị giá tính toán: Ngược với phương pháp khấu trừ, bao
gồm:
 Giá thành/trị giá của nguyên vật liệu, chi phí của quá trình sản
xuất hàng nhập khẩu.
 Chi phí chung và lợi nhuận phát sinh của hoạt động bán hàng xuất
khẩu đến Việt Nam.
 Chi phí vận tải (F) quốc tế, bảo hiểm (I) quốc tế.

1.3.2.6 Phương pháp thứ sáu: Phương pháp suy luận (Điều 19
Thông tư 205/2010/TT-BTC).
Trang 22
TRỊ GIÁ TÍNH
TOÁN
Gía thành sản phẩm
Lợi nhuận
Chi phí chung
Chi phí vận tải (F)
và bảo hiểm (I)
quốc tế
TRỊ GIÁ HẢI
QUAN
aaaaa

Trị giá hải quan theo phương pháp suy luận được xác định bằng cách
áp dụng tuần tự và linh hoạt các phương pháp xác định trị giá hải quan
từ phương pháp một đến phương pháp năm và dừng lại ở phương pháp
thích hợp nhất.
 Các yêu cầu khi áp dụng phương pháp suy luận
o Sử dụng phương pháp thích hợp.
o Phù hợp các quy định của Thông tư 205/2010/TT-BTC
o Các tài liệu, số liệu khách quan có sẵn tại thời điểm xác định trị
giá.
 Khi xác định trị giá tính thuế theo phương pháp này, người khai
hải quan và cơ quan hải quan không được sử dụng các trị giá dưới đây
để xác định trị giá tính thuế:
- Giá bán trên thị trường nội địa của mặt hàng cùng loại được sản
xuất tại Việt Nam.
- Giá bán hàng hóa ở thị trường nội địa nước xuất khẩu.
- Giá bán hàng hóa để xuất khẩu đến nước khác.
- Chi phí sản xuất hàng hóa, trừ các chi phí sản xuất hàng hóa được
sử dụng trong phương pháp tính toán.
- Trị giá tính thuế tối thiểu.
- Các loại giá áp đặt hoặc giả định.
- Sử dụng trị giá cao hơn trong hai trị giá thay thế để làm trị giá tính
thuế.
 Vận dụng linh hoạt phương pháp 2,3:
Trang 23
60 ngày
Không quá 90
ngày
60 ngày
Không quá 90
ngày

aaaaa
Ngày xuất khẩu
 Vận dụng linh hoạt phương pháp 4 - trị giá khấu trừ.
Chú ý: Vận dụng một cách linh hoạt nhất có thể được nhưng cần
phải dựa trên các trị giá hải quan đã được xác định trước đó. Việc vận
dụng một cách linh hoạt cũng phải tuân thủ theo trình tự áp dụng các
phương pháp từ một đến sáu.
1.3.2.7 Xác định trị giá tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu
trong một số trường hợp riêng:
1. Đối với hàng hóa nhập khẩu đã được miễn thuế, xét miễn thuế
nhưng sau đó sử dụng vào mục đích khác với mục đích đã được miễn
Trang 24
Giá bán ra của hàng hóa ngay sau khi nhập
khẩu nhưng không được quá 90 ngày.
Ngày nhập khẩu
vận dụng không quá
120 ngày sau ngày
nhập khẩu lô hàng
aaaaa
thuế, xét miễn thuế thì phải kê khai nộp thuế. Trong đó trị giá tính thuế
nhập khẩu được xác định trên cơ sở giá trị sử dụng còn lại của hàng
hóa, tính theo thời gian sử dụng và lưu lại tại Việt Nam (tính từ thời
điểm nhập khẩu theo tờ khai hải quan đến thời diểm tính lại thuế) và
được xác định cụ thể như sau:
Thời gian sử dụng và lưu lại tại Việt
Nam
Trị giá tính thuế nhập
khẩu = (%) trị giá
khai báo tại thời điểm
đăng ký tờ khai hải

quan ban đầu
Từ 6 tháng trở xuống
(được tính tròn là 183 ngày)
90%
Từ 6 tháng đến 1 năm
(được tính tròn là 365 ngày)
80%
Từ trên 1 năm đến 2 năm 70%
Trang 25

×