Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN LẤY MẪU, BẢO QUẢN, VẬN CHUYỂN VÀ PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU LÝ HÓA pH, TỈ TRỌNG, DUNG TRỌNG, ĐỘ XỐP, ĐỘ ẨM CỦA ĐẤT TRỒNG CÂY THANH LONG Ở HUYỆN HÀM THUẬN NAM TỈNH BÌNH THUẬN.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (734.25 KB, 40 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ & QUẢN LÍ MÔI TRƯỜNG

  

ĐỒ ÁN CƠ SỞ NGÀNH
XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN LẤY MẪU,
BẢO QUẢN, VẬN CHUYỂN VÀ PHÂN
TÍCH CÁC CHỈ TIÊU LÝ HÓA pH, TỈ
TRỌNG, DUNG TRỌNG, ĐỘ XỐP, ĐỘ
ẨM CỦA ĐẤT TRỒNG CÂY THANH
LONG Ở HUYỆN HÀM THUẬN NAM
TỈNH BÌNH THUẬN.

GVHD: Th. Nguyễn Văn Phương

BỘ CÔNG THƯƠNG


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ & QUẢN LÍ MÔI TRƯỜNG

  

ĐỒ ÁN CƠ SỞ NGÀNH
XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN LẤY MẪU,
BẢO QUẢN, VẬN CHUYỂN VÀ PHÂN TÍCH
CÁC CHỈ TIÊU LÝ HÓA pH, TỈ TRỌNG,
DUNG TRỌNG, ĐỘ XỐP, ĐỘ ẨM CỦA ĐẤT


TRỒNG CÂY THANH LONG Ở HUYỆN
HÀM THUẬN NAM TỈNH BÌNH THUẬN.
GVHD: Th. Nguyễn Văn Phương
DANH SÁCH NHÓM:
1.
2.
3.
4.
5.

Nguyễn Lê Uyên
Nguyễn Thị Thu Thảo
Trần Quang Thành
Ngô Thị Diệu Thiện
Nguyễn Duy Phúc

Đồ án cơ sở ngành

2

MSSV: 14075081
MSSV: 14062501
MSSV: 14104831
MSSV: 14074981
MSSV: 14077011


NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN CƠ SỞ NGÀNH

1. Tên đề tài đồ án cơ sở ngành: Xây dựng phương pháp lấy mẫu, vận chuyển,


bảo quản và phân tích các chỉ tiêu lý hóa pH, độ xốp, tỉ trọng độ ẩm trong đất
trồng cây thanh long ở huyện Hàm Thuận Nam tỉnh Bình Thuận.

2. Nhiệm vụ:
-

Tìm hiểu tổng quan lý thuyết về quy trình xác định.

-

Xây dựng phương pháp lấy mẫu, vận chuyển, bảo quản.

-

Tiến hành thí nghiệm xác định các chỉ tiêu lý hóa pH, độ xốp, tỉ trọng, độ
ẩm trong đất trồng.

3. Ngày giao đồ án cơ sở ngành:

4. Ngày nộp đồ án cơ sở ngành:

5. Giáo viên hướng dẫn: Th.Nguyễn Văn Phương.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 2 năm 2016.
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Đồ án cơ sở ngành

3



LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường đại học đến nay,
chúng em đã nhận không ít sự quan tâm, tận tình giúp đỡ của các quý giảng viên của
trường, gia đình và bạn bè.
Với lòng biết ơn sâu sắc, nhóm em xin gửi đến quý Thầy cô ở Viện Khoa học
Công nghệ và Quản lý Môi trường – Trường Đại Học Công Nghiệp Tp.HCM đã cùng
với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em
trong suốt thời gian học tập tại trường.
Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy Th.Nguyễn Văn Phương đã tận tình
hướng dẫn và giúp đỡ chúng em trong suốt thời gian làm đồ án cơ sở ngành. Nhờ
những lời hướng dẫn trực tiếp, tận tình của thầy nên chúng em mới có thể hoàn thiện
bài báo cáo đồ án một cách thuận lợi. Một lần nữa, chúng em xin chân thành cảm ơn
thầy.
Với vốn kiến thức hẹp và còn nhiều bỡ ngỡ, do vậy không tránh khỏi những
thiếu sót. Chúng em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý Thầy cô và
các bạn cùng lớp để kiến thức của chúng em trong lĩnh vực này hoàn thiện hơn.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 2 năm 2016

Đồ án cơ sở ngành

4


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
..........................................................................................................................

Đồ án cơ sở ngành

5


MỤC LỤC
DANH SÁCH BẢNG BIỂU

DANH SÁCH HÌNH ẢNH

Đồ án cơ sở ngành

6



CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
1.1. Các phương pháp
 Xác định độ ẩm:

phân tích ngoài nước.

Dựa vào chỉ tiêu đánh giá của tiêu chuẩn ASTM S 2216 – 98 Standard Test
Method for Laboratory Determination Moisture Soil (Tiêu chuẩn phương pháp thử
để xác định độ ẩm đất trong phòng thí nghiệm) và những nghiên cứu thí nghiệm của
giáo sư Krishna r. Reddy thuộc trường đại học Illinois, Chicago, Hoa Kì. Việc xác
định độ ẩm dựa trên phương pháp phân tích khối lượng của mẫu đất tươi.
Quy trình:
-

Mẫu đựng trong hộp kín để tránh bay hơi
Sấy cốc sứ hoặc hộp nhôm với khối lượng không đổi ở nhiệt độ 105 oC. Cho

-

cốc vào bình hút ẩm và cân lấy khối lượng m0
Cho 10g mẫu đất vào cốc, cân chính xác khối lượng m1
Sấy khô ở nhiệt độ 105oC, rồi cân chính xác khối lượng m2
Độ ẩm được tính bằng công thức:

 Xác định độ pH của đất:

Theo bài viết có tên Comparison of soil pH methods on soils of North America
(So sánh các phương pháp phân tích pH của Bắc Mỹ) được in lên tạp chí Hiệp hội
khoa học nông nghiệp Bắc Mỹ số 74 (năm 2010). Việc xác định độ pH được thực hiện

trên hai cách:
-

Đo bằng dụng cụ đo điện cực thủy tinh đối với việc cần phải lấy chỉ số pH tại

-

hiện trường
Phương pháp Kapen - xác định độ chua thủy phân hoặc phương pháp Sokolov

– xác định độ chua trao đổi
 Xác định tỉ trọng:
Dựa theo Sổ tay phân tích chất lượng đất nông nghiệp của tác giả Katharine
Brown, Trường đại học Tây Úc thì ta sử dụng phương pháp phân tích khối lượng, thực
hiện đun cách thủy mẫu trong bình Pycnometer hoặc bình định mức.
Đồ án cơ sở ngành

7


 Xác định dung trọng:

Dựa vào tiêu chuẩn ISO 10381-2:2002 - Soil quality – Sampling – Part 2:
Guidance on sampling techniques (Chất lượng đất – lấy mẫu–Phần 2: Hướng dẫn kỉ
thuật lấy mẫu đất). Việc lấy mẫu và phân tích dung trọng của đất được thực hiên bằng
phương pháp dao vòng. Phương pháp được thực hiên tại hiện trường.

1.2.Các phương pháp phân tích trong nước.
1.2.1 Độ ẩm đất:
1.2.1.1 Khái niệm:

Độ ẩm đất là % lượng nước so với khối lượng đất đất khô. Trên lí thuyết, để
tính là lượng nước có trong đất này ta chỉ cần lấy một lượng mẫu đất tươi. Cân
lấy khối lượng ban đầu, sau đó làm bốc hơi lượng nước này ra bằng nhiệt, cuối
cùng lấy lượng đất cân lại để xác định lại khối lượng. Lấy khối lượng đất ban
đầu trừ đi khối lượng đất lúc sau ta tìm ra khối lượng nước bốc hơi, từ đó suy
ra % độ ẩm có trong đất.

1.2.1.2 Các phương pháp thí nghiệm:
-

Trong phòng thí nghiệm:
Phương pháp dùng tủ sấy (TCVN 4196:1995) phân tích tại phòng thí
nghiệm.
+ Cách tiến hành: Rút gọn mẫu đến cỡ mẫu thí nghiệ m (100 ÷500 g tùy
theo đường kính hạt lớn nhất D max). Đánh số các hộp nhôm, cân khối
lượng hộp nhôm đựng mẫu (Gh). Cho đất ẩm vào hộp nhôm, cân khối
lượng (G1). Sấy mẫu đến khối lượng không đổi (105 oC hoặc 110oC tùy
theo phương pháp thí nghiệm của VN hoặc AASHTO). Làm nguội mẫu
trong bình hút ẩm. Cân lại khối lượng mẫu khô & hộp nhôm (G2).

Đồ án cơ sở ngành

8


-

Tại hiện trường:



Phương pháp đốt cồn: không áp dụng cho loại đất chứa nhiều tập
chất hữu cơ.
+ Cách tiến hành: Rút gọn mẫu đến cỡ mẫu thí nghiệm. Cân khối
lượng bát nhôm đựng mẫu. Cho đất ẩm vào bát nhôm, cân khối
lượng. Đổ cồn 90o ngập mẫu đất, đốt cồn cho mẫu đất khô hoàn toàn
(đốt 2 đến 3 lần tùy theo loại đất), khi ngọn lửa gần tắt dùng đũa
thủy tinh để khuấy. Làm nguội mẫu, cân khối lượng mẫu khô và bát
nhôm.



Phương pháp rang khô đất trên bếp ga: đào lấy đất cần xác định độ
ẩm hoặc lấy từ mẫu đất ngay sau khi đã được xác định khối lượng
thể tích tự nhiên tại hiện trường, làm vụn đất (nếu cần), trộn đều, rồi
lấy ra 2 mẫu đồng thời để xác định độ ẩm sao cho đảm bảo đại diện.
Khối lượng mỗi mẫu đất thí nghiệm tùy thuộc vào thành phần độ hạt
của đất, được quy định ở bảng
Phạm vi đường kính hạt của đất (mm)

Khối lượng mẫu đất thí nghiệm độ ẩm

Dưới 5

500

Dưới 10

1000

Dưới 20


1500

Dưới 40

3000

Trên 40

4000 hoặc trên

Bảng 1:Khối lượng mẫu đất thí nghiệm
Đựng mỗi mẫu đất vào 1 hộp riêng có sức chứa phù hợp, rồi lập tức
dùng cân có sức cân thích hợp để cân khối lượng của hộp và đất ẩm,
đọc số đọc chính xác đến độ chính xác của cân sử dụng


Phao Cô-va-li-ép: đất lấy được bằng dao vòng, không chứa được
nhiều hạt sét.

Đồ án cơ sở ngành

9


+Cách tiến hành: Cách tiến hành: hiệu chỉnh phao. Lấy mẫu vào dao
vòng khoảng 200cm3. Bóp vỡ tơi mẫu, cho vào phao. Thả phao vào
bình chứa đọc số đọc. Đổ đất trong phao vào bình đeo, lắp bình đeo
và phao. Thả phao và bình đeo vào bình chứa đọc số đọc . Tính W từ





Bình thử ẩm: đất không chứa nhiều hạt sét, Wmax = 20%

Cách tiến hành: cân 26g đất ẩm và đong 24g đất đèn đổ vào bình. Để
nằm ngang, đậy chặt nắp. Dựng đứng bình lắc mạnh. Đọc số đọc tối đa
(độ ẩm tính theo khối lượng đất ẩm).

1.2.2 pH đất:
1.2.2.1 Khái niệm:
Độ chua của đất (pH) là chỉ tiêu đơn giản được xác định đầu tiên trong phân
tích chất lượng đất. Đa số đất ở Việt Nam là đất chua. Độ pH phản ánh mức độ
rửa trôi các cation kiềm và kiềm thổ cũng như những tích tụ của các cation sắt,
nhôm trong đất.

1.2.2.2 Các phương pháp xác định pH:
-

Dùng giấy chỉ thị màu (phương pháp gần đúng): Dự vào sự thay đổi
màu sắc của các hóa chất chỉ thị để phân biệt pH. Cho 100g đất mẫu đã
được phơi khô, tán nhỏ, nhặt sạch rễ cây, rơm rạ, đá sỏi vào chai nhựa
có dung tích khoảng 0.5 lít. Đổ nước vào khoảng chai, lắc kỹ cho đất
hòa tan với nước. Để lắng khoảng 30 phút rồi rót ra một ít nước trong
chai để đo pH. Dùng giấy quì tím nhúng nhẹ vào nước rồi đem so với
bảng màu để xác định độ pH của đất.

Đồ án cơ sở ngành

10



Hình 1: Thang đo giá trị pH

-

Dùng máy đo pH: Gắn điện cực vào máy đo rồi bật công tắc bên hông
máy về vị trí pH. Tháo vỏ nhựa bao đầu điện cực (lưu ý bên trong có
chứa dung dịch KCl 3M. Rửa điện cực bằng nước cất. Dùng giấy thấm
để thấm bớt nước đầu điện cực. Chỉnh núm nhiệt độ chỉ nhiệt độ dung
dịch chuẩn (thường là nhiệt độ phòng khoảng 25-30oC). Cho điện cực
vào dung dịch đệm pH 7, chờ cho trị số ở mặt hiển thị ổn định, chỉnh
núm pH 7 sao cho số đọc về trị số 7.00. Lấy điện cực ra và rửa bằng
nước cất. Thấm bớt nước đầu điện cực bằng giấy thấm. Cho điện cực
vào dung dịch đệm pH X (pH 4 hay pH 10). Nếu số đọc không phải là
4.00 (hay 10.00), dùng vít nhỏ chỉnh núm pH X sao cho số hiển thị trên
máy đo là 4.00 (hay 10.00). Lấy điện cực ra và rửa điện cực bằng nước
cất. Thấm bớt nước đầu điện cực. Thực hiện lại bước 4 và 5 cho đến khi
trị số hiển thị trên máy đo đúng với trị số của các dung dịch đệm ở cả

Đồ án cơ sở ngành

11


pH7 và pH4 (hay pH10). Sau khi chuẩn, dùng máy để đo trị số pH của
dung dịch muốn đo.
-

Lưu ý: khi cho điện cực vào dung dịch, chờ trị số đo ổn định rồi mới

đọc.

Hình 2: Một số máy đo pH

1.2.3 Dung trọng:
1.2.3.1 Khái niệm:
Dung trọng là tỉ số giữa khối lượng khô tuyệt đối ở trạng thái tự nhiên (kể cả lỗ
hổng) của một thể tích xác định với khối lượng của nước có cùng thể tích 4 oC.
Từ dung trọng ta có thể tính được trọng lượng đất, tính lượng nước trong đất,
tính độ xốp đất, kiểm tra chất lượng các công trình thủy lợi. Ngoài ra, từ dung
trọng có thể nhận xét đất mức độ nhất định.

1.2.3.2 Phương pháp lõi khoan:
-

Nguyên tắc: phương pháp này được áp dụng cho những loại đất chứa ít
đá và không chứa đá. Các thỏi mẫu đã biết hoặc được lấy bằng dụng cụ
lấy mẫu bằng kim loại. Mẫu được sấy khô trong tủ sấy, cân, tính khối
lượng theo thể tích nguyên khối khô.

Đồ án cơ sở ngành

12


-

Tiến hành thí nghiệm: ấn hoặc đóng lấy mẫu đã biết thể tích đất vào mặt
đất, theo chiều thẳng đứng hoặc bề mặt ngang của đất cho đến khi ống
chứa đầy, sao cho không được chệch hướng và đất bị nén chặt. Lấy ống

chứa mẫu ra một cách cẩn thận và lượng chứa phải giữ ở cấu trúc tự
nhiên của đất, dùng dao hoặc thìa sắc gọt sửa đất trùm ra hai đầu ống.
Thể tích của mẫu đất bằng thể tích của đầu ống bằng. Lấy ít nhất sáu lõi
mẫu từ mỗi tầng. Đặt ống chứa mẫu vào tủ sấy ở 105 oC cho đến khi đạt
được khối lượng không đổi (thiểu 48 giờ). Lấy mẫu ra khỏi tủ sấy và
làm nguội trong bình hút ẩm. Cân bằng cân ngay sau đó lấy ra khỏi bình
hút ẩm. Khối lượng mẫu đối chứng đạt được khi sự khác biệt trong lần
cân kế tiếp của mẫu đã làm nguội, trong khoảng 4 giờ, không vượt
0.01% khối lượng thực của mẫu đối chứng.

1.2.3.3 Phương pháp đào:
-

Nguyên tắc: khối lượng theo thể tích nguyên khối được xác định bằng
cách đào một lượng đất, sấy khô, cân và xác định thể tích của hố đào
bằng cách đổ cát vào đó. Qui trình này được áp dụng đối với những đất
chứa sỏi hoặc đá.

-

Cách tiến hành ngoài đồng: dùng tấm kim loại thẳng để làm bằng phẳng
mặt đất. Đào một cái hố trong đất đã được làm phẳng có lượng lớn đại
diện là đá hoặc sỏi (nghĩa là cái hố có thể tích 20dm3 chứa 30% đá),
tránh làm chặt thành bên của hố. Cho đất đã đào vào những túi để phân
tích trong phòng thí nghiệm (những cục đá lớn đặc như các mẫu granit
có thể tách riêng ở ngoài đồng). Dùng mảng nhựa để lót hố. Dùng phễu,
đổ một lượng cát đã biết thể tích vào hố từ độ cao 5cm, sau đó dùng mai
làm phẳng bề mặt mà không được nén đất xuống. Chuyển lượng cát
thừa vào ống đong chia độ, và đọc thể tích; sự khác biệt của thể tích lúc
đầu là thể tích V của hố.


Đồ án cơ sở ngành

13


-

Cách tiến hành trong phòng thí nghiệm: xác định khối lượng của đất ẩm
đào được bằng cân (mpw), tính bằng gam. Tách riêng đá và sỏi cuội khỏi
đát mịn bằng rây (lau sạch bất cứ những chổ bẩn bằng khan hoặc bàn
chải cứng), và cân chúng trên cân dùng cho phòng thí nghiệm (m xw). Sấy
khô đá và sỏi cuội trong tủ sấy ở 105 0C 20C và cân sau khi làm nguội
trên cân dùng cho phòng thí nghiệm (mx), tính bằng gam. Xác định hàm
lượng nước của đất mịn (đường kính nhỏ hơn 2 mm) bằng cách sấy khô
mẫu đại diện (5g đến 10g) của khối lượng đã biết trong tủ sấy ở 105 oC
20C cho đến khi đạt được khối lượng không đổi. Lấy mẫu ra khỏi tủ sấy
và sau đó làm nguội trong bình hút ẩm. Cân mẫu trên cân dùng cho
phòng thí nghiệm. Tính lượng nước (w) như là tỉ lệ khối lượng của mẫu
ẩm.

Đồ án cơ sở ngành

14


Đồ án cơ sở ngành

15



Hình 3: Phương pháp đào – tiến hành ngoài ruộng

Đồ án cơ sở ngành

16


1.2.3.4 Phương pháp vón cục:
-

Nguyên tắc: Khối lượng theo thể tích nguyên khối khô của đất cục, hoặc
các đoàn lạp thô, có thể tính từ khối lượng và thể tích của chúng. Thể
tích có thể được xác định bằng cách bọc đất cục đã biết khối lượng với
một chất không thấm nước và cân, đầu tiên cân trong không khí và sau
đó cân lại trong nước, sử dụng nguyên lý Aximet. Đất cục hoặc đoàn lạp
phải ổn định để dính kết lại trong khi bọc, cân và xử lý. Phương pháp
vón cục thường cho các giá trị của khối lượng theo thể tích nguyên khối
cao hơn những phương pháp khác, vì khoảng không giữa các bề mặt
không được tính đến.

-

Cách tiến hành: Tách riêng và cân các đất cục hoặc các đoàn lạp với cân
dùng cho phòng thí nghiệm và bọc chúng trong dầu. Cân đất cục đã
được bọc lại lần nữa trong không khí và trong khi nhúng vào nước. Đo
nhiệt độ của nước và xác định khối lượng của nó. Để thu được sự hiệu
chỉnh hàm lượng nước của đất, bẻ vỡ đất cục, lấy một phần đất, và cân
phần này trước và sau khi sấy trong tủ sấy ở nhiệt độ 105oC±2oC.


1.2.4 Xác định tỉ trọng:
1.2.4.1 Khái niệm:
Tỉ trọng là số lượng (gam) của một đơn vị thể tích (cm 3) ở trạng thái rắn,
khô kiệt, các hạt đất xếp sít vào nhauso với trọng lượng của một khối nước có
cùng thể tích. Tỷ trọng đất phụ thuộc vào thành phần khoáng vật, thành thành
khoáng vật của đất, đất càng mịn thì tỷ trọng càn lớn, nếu trong đất có nhiều
mùn và hợp chất hữu cơ thì tỷ trọng nhỏ.

1.2.4.1 Phương pháp:
-

Phương pháp dùng picnomet: Đổ nước cất đã đun sôi để nguội vào đầy
bình picnomet đậy nút lại, lau sạch khổ bên ngoài rồi cân được P1 gam.

Đồ án cơ sở ngành

17


Đổ bớt ra một nửa nước trong bình, cân 10gam đất (P 0) đã qua rây 1mm
đổ vào bình picnomet, lắc đều rồi đun sôi 5 phút để loại không khí ra, để
nguội. Dùng nước cất đã đun sôi để nguội đổ them vào bình, đậy nút lại,
lau sạch khô bên ngoài rồi cân trọng lượng P2 gam.

-

Phương pháp dùng cân thủy tĩnh Mohr-Westphal: Đặt cân trên mặt
phẳng nằm ngang. Mắc phao vào đòn cân, đặt phao chìm trong nước cất
ở nhiệt độ 20oC và chỉnh thăng bằng bằng các con mã đặt ở các vị trí
thích hợp, thu được giá trị M. Lấy phao ra, thấm khô rồi đặt lại phao

chìm trong chất lỏng cần xác định tỷ trọng, ở cùng nhiệt độ 20 oC, chú ý
sao cho phần dây treo chìm trong chất lỏng một đoạn bằng đoạn đã chìm
trong nước cất. Chỉnh lại thăng bằng bằng các con mã đặt ở vị trí thích
hợp, thu được giá trị M1. Tỷ số M1/M là tỷ trọng cần xác định. Phương
pháp này cho kết quả với 3 chữ số lẻ thập phân.

-

Phương pháp dùng tỷ trọng kế: Lau sạch tỷ trọng kế bằng ethanol hoặc
ether. Dùng đũa thuỷ tinh trộn đều chất lỏng cần xác định tỷ trọng. Đặt
nhẹ nhàng tỷ trọng kế vào chất lỏng đó sao cho tỷ trọng kế không chạm
vào thành và đáy của dụng cụ đựng chất thử. Chỉnh nhiệt độ tới 20 oC và
khi tỷ trọng kế ổn định, đọc kết quả theo vòng khum dưới của mức chất
lỏng. Đối với chất lỏng không trong suốt, đọc theo vòng khum trên.
Phương pháp này cho kết quả với 2 hoặc 3 chữ số lẻ thập phân.

Đồ án cơ sở ngành

18


1.3 Tính cấp thiết của đề tài.
Bình Thuận là tỉnh duyên hải cực Nam Trung Bộ Việt Nam,có khí hậu
nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhiều nắng, nhiều gió, không có mùa đông, khí
hậu khá khắc nhiệt, quanh năm hanh khô lại phải hứng gió mùa Tây Nam rồi
gió mùa Đông Bắc thổi từ biển vào. Vậy mà nó đã góp phần tạo nên cây thanh
long, một loài cây hoang dã. Thế nhưng hiện nay, thanh long đã là một loài cây
ăn quả rất quen thuộc với nhiều hộ gia đình ở Bình Thuận. Năm 2015, cây
thanh long được chính quyền tỉnh phê duyệt với tổng diện tích là 15.000 ha
nhưng hiện nay diện tích đất trồng thanh long chiếm hơn 22.000 ha. Diện tích

thanh long đang cho trái hiện chiếm 17.000 ha/22.000 ha, mỗi năm thanh long
của bình thuận đạt sản lượng khoảng 550.000 tấn. Thanh long là loại quả có
nhiều chất dinh dưỡng, rất ngon và ngọt, dễ ăn và dễ bảo quản lâu, chế biến
được nhiều sản phẩm, có lợi cho sức khỏe đã dễ chiếm lĩnh thị trường. Cây
thanh long trồng được trên nhiều loại đất khác nhau từ đất cát pha, đất xám bạc
màu, đất phèn đến đất phù sa, đất đỏ bazan, đất thịt… Tuy nhiên, cây thanh
long đạt hiệu quả cao trong điều kiện đất tơi xốp, thông thoáng, thoát nước tốt,
không bị nhiễm mặn và có pH đất từ 5– 7. Vì cây thanh long luôn canh tác
quanh năm, cho sản lượng trái đều đặn, không lúc nào nghỉ. Do số lượng phân
bón cung cấp cho cây thanh long là liên tục, đa số là tỷ lệ phân bón hóa học
đang rất nhiều gần như mất kiểm soát gây nên tình trạng đất trồng ngày càng bị
suy thoái, bạc màu, dễ nhiễm các loại bệnh gây hại cho cây. Vì vậy chúng ta
cần tìm hiểu và đề ra các phương pháp xác định chất lượng đất để biết rõ các
chỉ tiêu dinh dưỡng trong đất nhằm đẽ kiểm soát và mang lại hiệu quả cao
trong sản xuất. Đó cũng là lý do chúng em chọn đề tài “Xây dựng phương pháp
lấy mẫu, vận chuyển, bảo quản và phân tích các chỉ tiêu lý hóa pH, độ xốp, tỉ
trọng độ ẩm trong đất trồng cây thanh long ở huyện Hàm Thuận Nam tỉnh Bình
Thuận”.

Đồ án cơ sở ngành

19


1.4 Mục đích đề tài.
Cung cấp dữ liệu về một số chỉ tiêu hóa lý đất trồng thanh long tại xã
Mương Mán huyện Hàm Thuận Nam tỉnh Bình Thuận, qua đó góp phần xây
dựng và phát triển ngành nông nghiệp theo hướng bền vững (lợi ích kinh tế
và bảo vệ môi trường)


1.5 Nội dung nghiên cứu.
Đề tài này tập chung nghiên cứu cách xây dựng phương án lấy mẫu,
vận chuyển bảo quản và phân tích các chỉ tiêu lý hóa pH, độ xốp, tỉ trọng,
dung trọng, độ ẩm. Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục những
hạn chế để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp và bảo vệ môi trường.

1.6 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Hàm Thuận Nam có diện tích là 1059,44 km 2 có tất cả là 12 xã và một
thị trấn, nhưng đề tài chủ yếu nghiên cứu các nông hộ trồng thanh long tại
xã: Mương Mán có diện tích trồng thanh long tương đối lớn cho nên số mẫu
chưa mang tính đại diện cao cho tổng thể. Vì vậy kết quả chỉ mang tính đánh
giá.

1.7 Ý nghĩa nghiên cứu.
- Ý nghĩa khoa học: cho phép khẳng định khả năng phát triển của cây thanh
long ở điều kiện đất trồng ở tình Bình Thuận. Kết quả nghiên cứu của đề tài
là cơ sở nghiên cứu cho các đề tài tiếp theo về chọn lọc và xây dựng kĩ thuật
thâm canh trên nhiều vùng đất khác nhau. Đề tài còn khẳng định vai trò của
giải pháp kĩ thuật thâm canh tăng năng suất của cây thanh long tỉnh Bình
Thuận.
- Ý nghĩa thực tiễn: góp phần bổ sung hoàn thiện quy trình thâm canh cây
thanh long cho vùng Bình Thuận nói riêng và có thể áp dụng trên toàn quốc.
Đồ án cơ sở ngành

20


Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần hoàn thiện cơ sở khoa học của viêc
đánh giá các chỉ tiêu chất lượng đất.


Đồ án cơ sở ngành

21


CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT/ VẬT LIỆU VÀ
PHƯƠNG PHÁP

2.1 Tổng quan.
2.1.1 Tổng quan về địa điểm nghiên cứu.
Mương Mán là một xã thuộc huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận, Việt
Nam. Có diện tích 18.76 km² và dân số năm 1999 là 5634 người.

Hình 4: Bản đồ vị trí lấy mẫu

Đồ án cơ sở ngành

22


2.1.2 Tổng quan về cây thanh long:
2.1.2.1 Lịch sử phát triển và phân bố cây thanh long:
Cây thanh long (tên tiếng Anh là Pitahaya, hay còn gọi là Dragon
fruit), là một loài cây được trồng chủ yếu để lấy quả và cũng là tên của một
vài chi của họ xương rồng. Thanh Long là loài thực vật bản địa tại Mexico,
các nước Trung Mỹ và Nam Mỹ. Hiện nay, loài cây này cũng được trồng ở
các nước trong khu vực Đông Nam Á như Việt Nam, Malaysia, Thái Lan,
Indonesia (đặc biệt là miền tây đảo Java), Philippines, miền nam Trung
Quốc, Đài Loan và một số khu vực khác.


2.1.2.2 Tên khoa học
Quả thanh long có ba loại, tất cả đều có vỏ giống nhau và có một chút lá.
Chúng có tên khoa học như sau:
-

Hylocereus undatus thuộc chi Hylocereus, ruột trắng với vỏ hồng hay
đỏ

-

Hylocereus polyrhizus thuộc chi Hylocereus, ruột đỏ với vỏ hồng hay
đỏ

-

Hylocereus megatanthus, trước đây được coi là thuộc chi
Senlenicereus, ruột trắng với vỏ vàng

Các hạt giống như hạt vừng đen nằm lẫn lộn trong ruột. Lớp cùi thịt
trong ruột thường được ăn ở dạng quả tươi, có mùi vị thơm dịu, ngọt vừa
phải và ít calo. Hương vị của nó có đôi chút giống như hương vị của
quả kiwi (Actinidia deliciosa). Quả có thể chế biến thành nước quả hay rượu
vang, hoa có thể ăn được hay ngâm vào nước giống như chè. Mặc dù các hạt
bé tí xíu của chúng được ăn cùng với thịt của ruột quả nhưng chúng không bị
tiêu hóa.

Đồ án cơ sở ngành

23



2.1.2.3 Đặc điểm sinh thái cây thanh long:
-

Là cây có nguồn gốc nhiệt đới, chịu hạn giỏi, nên được trồng ở những
vùng nóng. Một số loài chịu được nhiệt độ từ 500 oC tới 550oC.
Nhưng nó không chịu được giá lạnh. Chúng thích hợp khi trồng ở các
nơi có cường độ ánh sáng mạnh, vì thế hễ bị che nắng thân cây sẽ ốm
yếu và lâu cho quả. Cây mọc được trên nhiều loại đất khác nhau như
đất xám bạc màu (Bình Thuận), đất phèn (TP.HCM), đất đỏ latosol
(Long Khánh)…

-

Thanh long là cây ngày dài (trường quang kỳ). Tại Nam bộ hoa xuất
hiện sớm nhất vào trung tuần tháng 3 dương lịch và kéo dài tới
khoảng tháng 10 dương lịch, rộ nhất từ tháng 5 dương lịch tới tháng 8
dương lịch. Trung bình có từ 4 - 6 đợt ra hoa rộ mỗi năm. Thanh long
có quả sớm giá bán cao gấp 5 - 8 lần so với giá lúc rộ. Trong vài năm
gần đây nhiều người trồng thanh long đã thắp đèn để thúc thanh long
ra hoa trái vụ. Sự thắp đèn dựa trên cơ sở thanh long là cây ngày dài,
dùng ánh sáng đèn để cắt đêm dài. Nông dân sử dụng bóng đèn 100
watt để thắp sáng cho thanh long, thời gian thắp đèn tốt nhất 4 giờ
liên tục 10 - 15 đêm mới gây được cảm ứng ra hoa.

2.1.2.3 Trồng tại Việt Nam:
Thanh long được người Pháp đem vào trồng ở Việt Nam trên 100 năm
nay, nhưng mới được đưa lên thành hàng hóa từ thập niên 1980. Diện tích
thanh long cả nước đạt hơn 28.700 ha, trong đó diện tích cho thu hoạch là
23.820 ha. Sản lượng ước 520.000 tấn/năm. Bình Thuận là tỉnh sản xuất

thanh long lớn nhất với diện tích trên 21.000 ha, tổng sản lượng khoảng
400.000 tấn, chiếm hơn 71% diện tích thanh long toàn quốc.

Đồ án cơ sở ngành

24


2.2 Phương pháp thu thập tài liệu.
Tài liệu được thu thập trên một số trang báo mạng, các QCVN, các chỉ
tiêu ISO trong và ngoài nước. Một số đồ án, luận văn tốt nghiệp trên mạng
cũng nhưng trên thư viên trường.

2.3 Phương pháp thu mẫu.
2.3.1 Phương pháp thu mẫu thực tế:
- Vị trí lấy mẫu: lấy 5 điểm trong khu vực,

Hình 5: Vị trí lấy mẫu

- Thời gian: 15 giờ, ngày 15 tháng 2 năm 2016
- Đặc điểm lớp phủ thực vật: đất rất mỏng, lớp phủ thực vật kém, thành phần
vụn thô chiếm chủ yếu.

Đồ án cơ sở ngành

25


×