Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN LẤY MẪU, BẢO QUẢN, VẬN CHUYỂN VÀ PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU SULFAT, CANXI, MAGIE, ĐỘ KIỀM TRONG ĐẤT TRỒNG CÂY NÔNG NGHIỆP Ở THỊ XÃ CAI LẬY, TỈNH TIỀN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.91 MB, 49 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HCM
VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ & QUẢN LÝ
MÔI TRƯỜNG

ĐỒ ÁN CƠ SỞ NGÀNH

XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN LẤY MẪU, BẢO QUẢN, VẬN CHUYỂN VÀ
PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU SULFAT, CANXI, MAGIE, ĐỘ KIỀM TRONG
ĐẤT TRỒNG CÂY NÔNG NGHIỆP Ở THỊ XÃ CAI LẬY, TỈNH TIỀN GIANG

GVHD: ThS. NGUYỄN XUÂN TÒNG
SINH VIÊN THỰC HIỆN:
BÙI THANH THÚY
NGUYỄN THỊ YẾN NHI
PHAN ĐOÀN THỊ PHƯỚC NGUYÊN
HÀ THỊ THÚY LINH
TRƯƠNG NGUYÊN THẠCH

TP. Hồ Chí Minh, ngày 4 tháng 4 năm 2016
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................


...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................


...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Phần đánh giá:
Ý thức thực hiện:...................................................................................................................
Nội dung thực hiện:...............................................................................................................
Hình thức trình bày:..............................................................................................................
Tổng hợp kết quả:..................................................................................................................
Điểm bằng sô:......................................Điểm bằng chữ:.......................................................
Tp. Hồ Chí Minh, ngày….. tháng…… năm 2016
Giáo viên hướng dẫn
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
2


...............................................................................................................................................

Phần đánh giá:
Ý thức thực hiện:...................................................................................................................
Nội dung thực hiện:...............................................................................................................
Hình thức trình bày:..............................................................................................................
Tổng hợp kết quả:..................................................................................................................
Điểm bằng số:......................................Điểm bằng chữ:.......................................................
Tp. Hồ Chí Minh, ngày….. tháng…… năm 2016
Giáo viên hướng dẫn
LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế, không có sự thành công nào mà không có sự hỗ trợ hay giúp đỡ dù ít hay
nhiều. Trong suốt quá trình học tập ở môi trường đại học đến nay, chúng em đã nhận được
rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của mọi người. Với lòng biết ơn của mình, chúng em xin
chân thành cảm ơn trường Đại học Công Nghiệp TP. Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện tốt để
chúng em có được một môi trường học tập tốt. Xin cảm ơn quý Thầy Cô đã giúp đỡ, hỗ trợ
cho chúng em. Đặc biệt, chúng em xin cảm ơn thầy Nguyễn Xuân Tòng đã tận tình giảng
dạy, giúp đỡ cũng như sự hướng dẫn của Thầy trong quá trình triển khai và nghiên cứu đề
tài “Xây dựng phương án lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển và phân tích các chỉ tiêu Canxi,
Magie, Sulfat và độ kiềm trong đất trồng cây nông nghiệp ở Thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền
Giang”, giúp chúng em có thể hoàn thành tốt bài đồ án của mình. Mặc dù đã cố gắng thực
hiện bài đồ án một cách hoàn chỉnh nhưng khó có thể tránh khỏi sai sót, vì vậy nhóm chúng
em rất mong có được sự góp ý của Thầy và mọi người để bài tiểu luận được hoàn chỉnh
hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

3


MỤC LỤC

4



DANH SÁCH HÌNH ẢNH

5


DANH SÁCH BẢNG BIỂU

6


LỜI MỞ ĐẦU
Đất là tài sản của tự nhiên, là điều kiện lao động. Đất đóng vai trò quyết định cho sự
tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Nếu không có đất thì rõ ràng không có bất cứ
một ngành sản xuất nào, cũng như không hề có sự tồn tại của con người. Đất là một trong
những tài nguyên vô cùng quý giá của con người, là điều kiện sống cho động vật, thực vật
và con người trên Trái Đất.
Môi trường đất không tồn tại độc lập với các môi trường khác, nó luôn tiếp xúc trực
tiếp với môi trường nước, không khí và sinh quyển. Vì thế, nếu môi trường đất bị ô nhiễm
sẽ làm ảnh hưởng đến các môi trường khác. Một số nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường
đất như hiện tượng xói mòn đất, núi lửa phun trào, chất thải nông nghiệp, công nghiệp,
sinh hoạt,… gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và các loài sinh vật đang sống
trên Trái Đất.
Riêng với nước ta, có diện tích đất khá lớn từ Bắc vào Nam. Với sự hậu thuẫn khá
lớn của thiên nhiên cùng điều kiện địa lí giúp nước ta dần trở thành một quốc gia xuất
khẩu nông nghiệp. Và hiển nhiên đất là thành phần khá quan trọng đối với ngành nông
nghiệp đặc biệt là trồng trọt. Trong đất có rất nhiều thành phần hóa học mà nó là điều kiện
để các loại cây trồng sinh trưởng, phát triển. Và với mục tiêu các sản phẩm ra đời đạt chất
lượng tốt, năng suất cao thì không thể bỏ qua sự ảnh hưởng của các thành phần, chỉ tiêu

như Canxi, Magie, Sulfat, độ kiềm trong đất. Vì vậy, cần đề ra một số phương pháp lấy
mẫu, vận chuyển, bảo quản và phân tích các chỉ tiêu trên, góp phần có những biện pháp
cải tạo và sử dụng đất hợp lý và hiệu quả nhất. Chúng ta sẽ tìm hiểu và cùng thẩm định
qua từng chương trong bài đồ án sau đây của nhóm.
NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN
1. Tính cấp thiết và lí do hình thành đồ án
• Tầm quan trọng của các chỉ tiêu Canxi, Magie, Sulfate và độ kiềm trong đất đến

cây trồng, con người.
• Đề tài giúp sinh viên đề xuất được các phương pháp lấy mẫu, vận chuyển, bảo

quản và phân tích các chỉ tiêu Canxi, Magie, Sulfat, độ kiềm trong đất trồng cây.
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
7


• Ý nghĩa khoa học: xây dựng phương án lấy mẫu, vận chuyển, bảo quản và phân

tích các chỉ tiêu Canxi, Magie, Sulfat, độ kiềm trong đất trồng cây thích hợp và
hiệu quả nhất.
• Ý nghĩa thực tiễn: kết quả nghiên cứu giúp hoàn thiện việc xây dựng phương án

lấy mẫu, vận chuyển, bảo quản quản và phân tích các chỉ tiêu Canxi, Magie, Sulfat, độ
kiềm trong đất trồng cây.
3. Đối tượng, phạm vi và mục tiêu nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
• Các phương án lấy mẫu, vận chuyển, bảo quản và phân tích các chỉ tiêu trong đất.
• Ảnh hưởng của các phương án lấy mẫu, vận chuyển, bảo quản liên quan đến các

chỉ tiêu trong đất.

• Ảnh hưởng của các chỉ tiêu đến đất trồng cây.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
• Đề tài này được nghiên cứu trong thời gian học tập môn Đồ án cơ sở ngành tại
trường Đại học Công Nghiệp TP.HCM.
• Mẫu được lấy tại số 25/3 khu 3, phường 2, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang
3.3. Mục tiêu nghiên cứu
• Phân tích các chỉ tiêu Canxi, Magie, Sulfat, độ kiềm trong đất
• Lựa chọn phương pháp thích hợp phân tích các chỉ tiêu

8


CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN LÝ THUYẾT

1.1 Tổng quan về đất
1.1.1 Khái niệm
Đất hay thổ nhưỡng là lớp vỏ ngoài rất mỏng của thạch quyển và có thể tách thành
quyển riêng gọi là địa quyển. Cũng như các quyển khác, những đặc trưng của đất được
quy định bởi các phản ứng sinh thái và mối tương tác của sinh vật cũng như của cả hệ
sinh thái với các chu trình vật chất và năng lượng. Đất có khả năng hỗ trợ sinh trưởng của
thực vật và là môi trường sống của động vật từ các vi sinh vật tới những loài động vật
nhỏ. Các thành phần chính của đất là chất khoáng, nước, không khí, mùn và các loại sinh
vật từ vi sinh vật cho đến côn trùng, chân đốt,..
Đất có tính chất độc đáo là độ phì nhiêu, tạo sản phẩm cây trồng. Độ phì nhiêu của
đất là tổng hợp các điều kiện, các yếu tố để đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng và phát
triển tốt. Độ phì là một chỉ tiêu rất tổng hợp, là sự phản ánh tất cả các tính chất của đất.
Độ phì nhiêu của đất được chia làm 5 loại: độ phì thiên nhiên, độ phì nhân tạo, độ phì
tiềm tàng, độ phì hiệu lực và độ phì kinh tế.

Đất là cơ sở sinh sống và phát triển của thực vật vì đất cung cấp nước và thức ăn
cho cây trồng, ngoài ra còn là nơi cắm rễ, giúp cây không bị nghiêng ngả do mưa, gió.
Đất còn là tư liệu sản xuất cơ bản cho ngành nông nghiệp, kể cả trồng trọt và chăn nuôi.
Đất còn được coi là một bộ phận quan trọng của hệ sinh thái, vì vậy, việc sử dụng đất còn
phải xem xét từ góc độ khoa học. Vì vậy, đất có ý nghĩa quan trọng với loài người tương
tự như nước, không khí, sinh vật và khoáng sản.
1.1.2 Quá trình và các yếu tố hình thành đất
1.1.2.1 Quá trình hình thành đất
Sự hình thành đất là một quá trình biến đổi vật chất rất phức tạp diễn ra ở lớp ngoài
cùng của vỏ trái đất, dưới tác động của nhiều yếu tố khác nhau.
Khi trái đất chưa có sự sống, bấy giờ chỉ diễn ra sự phá huỷ đá mẹ (phong hóa) tạo
ra sản phẩm là các chất vô cơ có kích thước khác nhau, gọi chung là mẫu chất. Mẫu chất
bị nước cuốn trôi, trầm tích lại một nơi nào đó, dần dần hình thành nên đá trầm tích. Có
thể gọi đó là vòng đại tuần hoàn địa chất. Thực chất của vòng đại tuần hoàn địa chất là
quá trình phong hóa đá để tạo thành mẫu chất.
9


Khi trái đất có sinh vật, đã bổ sung thêm một phần mới đó là các hợp chất hữu cơ.
Mặc dù chất hữu cơ chỉ là một phần nhỏ của trọng lượng đất, nhưng đã làm cho mẫu chất
trở thành đất, có thuộc tính sinh học của nó là độ phì và có khả năng sản xuất ra sản phẩm
cây trồng, gọi đó là vòng tiểu tuần hoàn sinh vật. Đây là vòng tuần hoàn không khép kín,
mà theo kiểu xoáy trôn ốc. Nghĩa là sau một chu kì sống, sinh vật trả lại cho đất một
lượng chất hữu cơ nhiều hơn, làm cho đất ngày càng phì nhiêu, màu mỡ hơn.
Như vậy, quá trình hình thành đất chỉ bắt đầu từ khi có sự sống xuất hiện. Bởi vậy
bản chất của quá trình hình thành đất là sự thống nhất mâu thuẫn giữa vòng đại tuần hoàn
địa chất và vòng tiểu tuần hoàn sinh học. Cơ sở của quá trình hình thành đất là vòng đại
tuần hoàn địa chất, còn bản chất của quá trình hình thành đất là vòng tiểu tuần hoàn sinh vật.
1.1.2.2Các yếu tố hình thành đất
Theo V.V Đacutraev (1879): “Đất là vật thể tự nhiên được hình thành qua thời gian

dài do kết quả tác động tổng hợp của 5 yếu tố: đá mẹ, sinh vật, khí hậu, địa hình và thời
gian”. Ngoài ra, đối với đất trồng còn tính thêm yếu tố con người.
 Sinh vật

Đây là yếu tố chủ đạo, vì nhờ nó mà mẫu chất trở thành đất. Sinh vật có thể phân
thành 3 nhóm chính là: vi sinh vật, thực vật và động vật.
 Vi sinh vật

Vi sinh vật giữ vai trò rất quan trọng trong quá trình hình thành đất với hai chức
năng chính:
- Phân giải và tổng hợp chất hữu cơ: đó là quá trình khoáng hóa và quá trình mùn
hóa chất hữu cơ. Quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ chứa cacbon và chứa đạm, đã
duy trì và ổn định vòng tuần hoàn cacbon và vòng tuần hòa đạm trong tự nhiên, đảm bảo
cho cây xanh phát triển, từ đó duy trì sự sống các sinh vật khác trên Trái đất.
- Tạo nên đạm cho đất: trong đá và khoáng không có đạm, mà đạm trong đất đầu
tiên là nhờ các sinh vật cố định đạm từ nitơ khí trời. Đây là một khả năng đặc biệt chỉ có
ở một số vi sinh vật, chúng được gọi là vi sinh vật cố định đạm. Nhờ vậy mà đất được bổ
sung đạm và ngày càng màu mỡ hơn.
 Thực vật

10


Thực vật là nguồn cung cấp chất hữu cơ chủ yếu cho đất (chiếm 4/5 tổng số chất
hữu cơ của đất). Thực vật xúc tiến quá trình phong hóa đá tạo ra mẫu chất. Rễ cây làm
tăng độ tơi xốp và tăng độ phì nhiêu cho lớp đất mặt. Thực vật còn có tác dụng giữ ẩm
cho đất, hạn chế sự xói mòn, rửa trôi các chất trong đất. Thảm thực vật khác nhau đã hình
thành nên các loại đất có tính chất khác nhau.
 Động vật


Có thể chia động vật làm 2 nhóm chính: động vật sống trên mặt đất và động vật
sống trong đất. Động vật cung cấp chất hữu cơ cho đất bằng các chất thải của chúng và
bằng xác cơ thể chúng khi chết đi. Mặt khác, động vật đào bới đất hoặc phân giun thải ra
đã góp phần cải thiện tính chất vật lý của đất, tăng tính thoáng khí, tạo kết cấu tốt,....
 Khí hậu

Các yếu tố khí hậu có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới quá trình hình thành
đất.
- Ảnh hưởng trực tiếp: mưa, nhiệt độ, gió,... đẩy mạnh quá trình phong hóa đá tạo
ra mẫu chất. Mưa tạo ra độ ẩm cho đất, tạo ra sự xói mòn và rửa trôi các chất của đất.
Nắng kéo dài, đất mất nước trở nên khô hạn. Nước còn ảnh hưởng tới màu sắc của đất.
- Ảnh hưởng gián tiếp: các điều kiện của khí hậu có tác dụng đẩy mạnh hay kìm
hãm sự phát triển của sinh vật. Vì vậy, ở mỗi đới khí hậu khác nhau sẽ có những loại đất
đặc thù.
 Địa hình

Địa hình bằng phẳng, dốc hay thấp trũng sẽ có tác dụng xói mòn hay tích lũy mẫu
chất và chất hữu cơ, làm cho sự hình thành và các quá trình biến đổi của đất sẽ theo các
chiều hướng khác nhau.
Độ cao tuyệt đối khác nhau thì sự phân phối chế độ mưa, ẩm, nhiệt độ,... cũng khác
nhau, từ đó sẽ ảnh hưởng tới quá trình phong hóa đá, sự phát triển, phân bố chủng loại
sinh vật và tích lũy các chất trong đất. Vì thế độ cao khác nhau đã tạo ra các vành đai đất
hoàn toàn khác nhau.
 Đá mẹ

Đá mẹ bị phong hóa cho ra mẫu chất, mẫu chất là nguyên liệu chính của đất. Vì thế
có thể nói đá giàu nguyên tố nào thì cho ra đất giàu nguyên tố đó. Ví dụ: đất đỏ phát triển
11



từ đá bazan - một loại đá kiềm cho ra đất có tầng dày, có tổng hàm lượng dinh dưỡng cao,
ngược lại đất được hình thành từ đá granit thì có tầng đất mỏng, nghèo dinh dưỡng, dễ bị
khô hạn.
 Tuổi đất

Sự hình thành đất phải trải qua một thời gian dài. Người ta có các khái niệm sau:
- Tuổi tuyệt đối của đất đồi núi được tính từ khi mẫu chất bắt đầu có tích lũy chất
hữu cơ cho đến hiện tại (người ta thường dùng phương pháp cacbon phóng xạ để định
tuổi của mùn rồi suy ra tuổi tuyệt đối của đất). Tuổi tuyệt đối của đất đồng bằng được tính
từ khi vùng đất đó thoát khỏi ảnh hưởng của thủy triều sông hoặc biển. Tuổi tuyệt đối
được tính bằng năm.
- Tuổi tương đối của đất là sự chênh lệch về giai đoạn phát triển của các loại đất
trên cùng một lãnh thổ có tuổi tuyệt đối như nhau. Nó được đánh gía bằng mức độ phát
triển của đất trong những điều kiện ngoại cảnh nào đó.
 Con người

Trong quá trình sử dụng đất để trồng trọt con người đã có tác động đến đất rất sâu
sắc, làm cho đất thay đổi rất nhanh chóng, có thể làm cho đất ngày càng màu mỡ hoặc
thoái hóa đi.
Con người có thể xúc tiến sự hình thành đất trồng trọt sớm hơn và làm cho đất
ngày càng màu mỡ (tác động tích cực), nhưng nếu du canh du cư, phát rừng làm rẫy, thì
sau vài vụ gieo trồng đất sẽ bị kiệt quệ, mất sức sản xuất (tác động tiêu cực).
Sử dụng đất hợp lý là cách tác động tích cực vào đất để đất cung cấp nhiều sản
phẩm nhất, khai thác đất lâu dài và độ phì đất ngày càng được nâng cao.

12


1.1.3 Phẫu diện đất
Các loại đất phát sinh trên cùng loại đá, trong điều kiện thời tiết và khí hậu tương tự nhau,

đều cùng một kiểu cấu trúc, phẫu diện và độ dày. Đất có cấu trúc phân lớp rất đặc trưng,
xem xét một phẫu diện đất có thể thấy sự phân tằng cấu trúc từ trên xuống
BẢNG 1 Mô tả phẫu diện chung của các tầng đất trong phẫu diện đất
Tầng
O = Ao

Mô tả chung
Tầng thảm

Tính chất đặc trưng
Tầng O có nhiều rác, lá, thân, cành, rễ mục… được phân

mục và rễ cỏ

huỷ ở mức độ khác nhau.
Thường có đất rừng chưa bị khai phá. Đất canh tác thường

A1

Tầng đất mặt

không có tầng O hoặc có nhưng rất mỏng.
Tầng A1 thường có màu nâu thẫm, tập trung các chất hữu

(tầng mùn)

cơ và dinh dưỡng của đất cung cấp cho các sinh vật sống
trong và trên đất nên tầng này có sự đa dạng sinh học cao
nhất. Các chất khoáng có thể tan và theo nước mưa hoặc


A2

Tầng rửa trôi

nước tưới bị rửa trôi qua các tầng đất ở dưới.
Tầng A2 thường có màu nâu vàng sáng, chứa ít chất dinh
dưỡng, ví dụ, khoáng sét silicat, thạch cao, các ion như Fe,

B

Tầng tích tụ

C

Tầng đá mẹ

Al, Ca,… chủ yếu là có nguồn gốc từ tầng A 1 bị rửa trôi
Hình nên
1 Phẫu
diện
của học
đất kém hơn.
xuống
có sự
đa chung
dạng sinh
Là tầng chứa các hợp chất như oxyt sắt, nhôm, khoáng sét
bị rửa trôi từ trên xuống
Tầng C hầu như không có vật chất hữu cơ, được xem là đá
mẹ chuẩn bị cho các phân đoạn khoáng hóa nên bị biến đổi

ít nhiều nhưng vẫn giữ được cấu tạo của đá.
Tầng R có các loại đá mẹ như granite, basalt, quartzite,

R=D

Tầng đá gốc

limestone, sandstone,… chưa bị phong hoá hoặc biến đổi
nên chưa tạo thành đất.

1.2 Tổng quan ô nhiễm đất
Ô nhiễm môi trường đất được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi
trường đất bởi các chất gây ô nhiễm. Ngày nay, chất lượng đất ngày càng giảm do sự ô
nhiễm từ các nguồn, chất ô nhiễm khác nhau và đang bị suy thoái dần, thậm chí có thể
13


không hồi phục được do nhiều nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo, trong số đó, nguyên
nhân chính có thể phát hiện và can thiệp ngăn ngừa là con người. Hoạt động của con
người làm thay đổi các nhân tố sinh thái ra ngoài giới hạn sinh thái của các quần xã sống
trong đất với từng nhân tố sinh thái.
Các nguồn gốc gây ô nhiễm môi trường
-

Nguồn gốc tự nhiên: Đó là những nguyên nhân nằm ngoài sự can thiệp của con người như

-

phun trào núi lửa, mưa bão gây ngập úng đất đai, đất bị nhiễm mặn
Nguồn gốc nhân sinh: Để phục vụ cho nhu cầu cuộc sống hằng ngày con người phải áp

dụng những biện pháp để tăng mức sản suất và tăng cường khai thác độ phì đất, những
biện pháp phổ biến là:
 Tăng cường sử dụng các chất hóa học trong nông lâm nghiệp như phân bón,
thuốc trừ sâu diệt cỏ.
 Sử dụng các chất điều khiển sinh trưởng để giảm bớt sự thất thoát mùa màng



và thuận lợi cho thu hoạch.
 Sử dụng công cụ và kỹ thuật hiện đại
 Mở rộng mạng lưới tưới tiêu.
Tác động của các hệ thống sản xuất đến môi trường
Tất cả các biện pháp này đều gây tác động mạnh mẽ đến hệ sinh thái và môi trường
đất. Đó là:







Làm đảo lộn cân bằng sinh thái do sử dụng thuốc trừ sâu.
Làm ô nhiễm môi trường đất do sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu.
Làm mất cân bằng dinh dưỡng
Làm xói mòn và thoái hóa đất
Phá hủy cấu trúc đất và các đặt tính sinh học của đất do sử dụng máy móc nặng
Mặn hóa, tiêu hóa do tưới tiêu không hợp lý.
BẢNG 2 Các nguồn gây ô nhiễm

Chất

Các chất
dinh
dưỡng

Nguồn gây ô nhiễm điển hình

Ảnh hưởng

Nguồn nông nghiệp do sử dụng các Có tác động tiềm ẩn, gây hại đến
loại thuốc BVTV, phân bón. Bùn thải từ sức khỏe con người.
các nhà máy xử lý nước thải.
Sự dư thừa N, P tích lũy trong các bộ

Kim

phận của thực vật (rau, củ, quả…)
Các nguồn thải từ công nghiệp, nông Là chất thải nguy hại, đe dọa hệ

loại nặng nghiệp, sinh hoạt, nước tưới tiêu đô thị.
14

sinh thái và sức khỏe con người.


Chất

Nguồn gây ô nhiễm điển hình

Ảnh hưởng


Kim loại nặng (như Hg, Pb, As, Cd,
Các axit

Cu, Zn…)
Sự tích tụ axit từ khí quyển, sự rò rỉ

Axit có tác động xấu đến hệ

từ các quặng như apatit, các loại phân sinh thái và sức khỏe con người,
bón N, P, chất thải công nghiệp, nước rỉ đặc biệt là các khu rừng sinh thái
rác từ các bãi chôn lấp hợp vệ sinh.

do axit làm giảm pH đất và giải
phóng các ion Al, Fe…

Hóa chất

Nguồn nông nghiệp do sử dụng các

Ảnh hưởng nghiêm trọng đến

loại thuốc BVTV như thuốc trừ sâu, trừ đời sống con người và xã hội.
hữu cơ

cỏ, diệt nấm lân hữu cơ. Chất thải công
nghiệp, sinh hoạt, nước thải, dầu từ các
đường

Các
nguyên


ống



chứa

dầu

mỏ,

hydrocarbon…
Các nguồn xả thải từ các nhà máy

Sự ô nhiễm đất nghiêm trọng

năng lượng hạt nhân hoặc công nghiệp, trong thời gian dài.

tố phóng các cuộc thử nghiệm năng lượng hạt
xạ

nhân, thảm họa từ vụ nổ năng lượng hạt
nhân. vận chuyển các hóa chất phóng
xạ.

1.3 Tổng quan về các chỉ tiêu SO42-, Ca, Mg và độ kiềm
1.3.1 Chỉ tiêu SO42Ion Sulfate có công thức phân tử là SO 42- có khối lượng phân tử là 96.06 g/mol, nó
bao gồm một trung tâm nguyên tử lưu huỳnh được bao quanh bởi 4 nguyên tử oxy.
Nguyên tử lưu huỳnh có trạng thái oxy hóa là +6, trong khi bốn nguyên tử oxy là -2. Ion
sulfate là cơ sở liên hợp của acid sulfuric, sulfate hữu cơ, chẳng hạn như dimethyl sulfate

là hợp chất cộng hóa trị và este của acid sulfuric.

15


Sulfate có mặt trong đất do việc sử dụng phân bón hóa học (phân lân) và sự oxy
hóa của quặng pirit:
2FeS2 + 7O2 + 2H2O → 2Fe2+ + 4SO42- + 4H+
Sulfate tích lũy trong đất ở tầng lớp dưới đất và thích ứng với các cây có rễ ăn sâu.
Một trong những nguyên nhân gây chua đất là do sự có mặt của sulfate.
Ngoài ra sulfate có mặt trong đất còn do nham trầm tích có chứa thạch cao
CaSO4.2H2O, các khoáng vật sulfua, dung nham núi lửa.
Nhiều sunfat là một trong những nguyên nhân gây ra đất phèn. Trong đất phèn khả
năng trao đổi và đệm của môi trường đất bị phá vỡ không thể tự làm sạch được nữa.
Trong quá trình sản xuất nông nghiệp nói chung, cây trồng nói riêng, đất bị nhiễm phèn
hay còn gọi là đất phèn thường ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất trong đất, làm cho
cây trồng hấp thụ dinh dưỡng kém, do vậy khi bón phân vào khu vực có đất phèn, lượng
phân bón sẽ mất đi nhiều tác dụng quá trình ion hóa của Al 3+ và Fe2+ tăng lên, độ pH sẽ hạ
xuống thấp.
1.3.2 Chỉ tiêu canxi
Canxi là nguyên tố hoá học ký hiệu Ca, số thứ tự 20 trong bảng tuần hoàn. Nó là
một kim loại kiềm thổ có nguyên tử khối là 40.Canxi là nguyên tố thiết yếu cho sinh vật
sống, đặc biệt trong sinh lý học tế bào, ở đây có sự di chuyển ion Ca 2+ vào và ra khỏi tế
bào chất có vai trò mang tính hiệu cho nhiều quá trình tế bào. Là một khoáng chất chính
trong việc tạo xương, răng và vỏ sò, canxi là kim loại phổ biến nhất về khối lượng có
trong nhiều loài động vật
Trong đất, canxi phổ biến ở dạng cacbonat, photphat, silicat, clorua và sunfat.
Nguồn gốc quan trọng nhất là cacbonat, sau đó là photphat và sunfat.
Trong đất chua, canxi nghèo do bị rửa trôi. Đất vùng nhiệt đới ẩm có hàm lượng
canxi tổng số và trao đổi đều thấp (tương quan với độ pH). CaO tổng số không quá 1%

(khoảng 0,7 – 0,9% với đất phù sa sông Hồng trung tính và khoảng 0,03 – 0,05% với đất
bạc màu). Trong ôn đới thường xuyên trên 1%, có thể tới 4%.
Trong đất mặn kiềm, canxi cũng bị thiếu do CaCO 3 kết tủa và một phần Ca2+ bị rửa
trôi. CaO tổng số và Ca2+ trao đổi đóng vai trò quyết định độ bão hòa bazơ, là thước đo độ

16


bazơ và độ axit của đất. Cùng với magie, tổng Ca 2+ + Mg2+ trao đổi quyết định chất lượng
của cation trao đổi trong dung lượng hấp phụ cation.
Canxi là nguyên tố dinh dưỡng trung lượng, rất cần thiết cho cây trồng. Thiếu
canxi thể hiện ở mô bị biến dạng và hình thù vặn vẹo và các vùng sẽ chết rất sớm; lá mọc
không bình thường, bị gợn sóng, có nhiều đốm và rìa lá bị mất màu. Mô của lá và các
điểm tăng trưởng của cây trồng thường bị chết và làm cho cây bị chết đọt. Rễ cây kém
phát triển và thể hiện triệu chứng nhầy nhựa.
Canxi kết hợp với pectin tạo thành calcium pectate trong lớp chung, cần thiết cho
sự vững chắc tế bào và mô thực vật, mà hoạt động của enzyme này bị ức chế bởi nồng độ
canxi cao. Do đó trong các mô thiếu canxi tiêu biểu là sự phân rã của vách tế bào và sự
mềm nhũng của mô. Tỷ lệ calcium pectate trong vách tế bào cũng quan trọng cho sự mẫn
cảm của mô thực vật đối với sự xâm nhiễm của nấm và vi khuẩn cũng như sự chín của
trái. Canxi còn có vai trò trong quá trình biến dưỡng thực vật, trường hợp thiếu canxi, cây
không thể đồng hoá nitrate được.
Với cây cao su làm cành dễ bị gãy khi gặp mưa gió lớn, sản lượng mủ giảm, bệnh
xuất hiện nhiều. Thừa canxi sẽ làm cho pH của đất tăng lên gây trở ngại cho việc hấp thu
Mg, Mn, Zn, Fe, Bo.
Canxi tăng khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi của nắng nóng, mặn và phèn.
Canxi có trong vôi còn có tác dụng cải tạo đất, giảm độ chua mặn và tăng cường độ
phì của đất, giúp cho cây sinh trưởng tốt.
Do đó canxi rất hữu ích nếu có thể xác định được lượng canxi có trong đất để áp
dụng biện pháp canh tác hợp lý.

1.3.3 Chỉ tiêu Magie
Magiê là tên một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn nguyên tố có ký hiệu Mg
và số nguyên tử bằng 12. Trong đất, magie có trong các khoáng sét thường gặp như mica,
vecmiculit, clorit và đôi khi tìm thấy ở dạng cacbonat. Cùng với canxi, magie có ý nghĩa
về lý hóa tính chất của đất và dinh dưỡng của cây trồng.
Đối với đất nhẹ, nghèo magie, các loại đất bón phân kali và supe photphat nhiều
năm, hiện tượng thiếu magie là phổ biến.

17


Hàm lượng magie trung bình thích hợp cho sự sinh trưởng của thực vật là 0,5%
trọng lượng khô của các bộ phận sinh trưởng. Magie cần trong suốt quá trình sinh trưởng
của thực vật, nhưng ở giai đoạn còn non và trưởng thành thì cần nhiều hơn.
Đối với cao su, magie là một phần không thể thiếu trong quá trình phát triển thân
lá, tăng cường sự vận chuyển dinh dưỡng để ổn định mủ. Bởi vì magie là thành phần cấu
tạo của diệp lục tố, có vai trò quan trọng trong quang hợp, là hoạt chất của hệ enzim gắn
liền với sự chuyển hoá hydratcarbon và tổng hợp axit nucleic, có vai trò thúc đẩy hấp thụ
và vận chuyển lân của cây, giúp đường vận chuyển dễ dàng trong cây.
Magie không gây độc nhưng có liên quan đến tổng hợp các chất khô. Khi hàm
lượng magie lớn thì làm giảm tổng hợp các chất khô tích luỹ trong cây, ảnh hưởng đến
sản phẩm sau thu hoạch, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.
Triệu chứng thiếu hụt magie trên cây trồng thể hiện qua: úa vàng ở phần thịt giữa
các gân lá, chủ yếu ở lá già do diệp lục tố hình thành không đầy đủ, gây nên vết sọc hoặc
vết không liên tục, lá nhỏ, giòn ở thời kỳ cuối và mép lá cong lên. Ở một số loại cây trồng
có các đốm vàng lợt giữa các gân lá và các màu da cam, đỏ hoặc tía. Nhánh cây yếu và dễ
bị nấm bệnh tấn công và thường bị rụng lá sớm.
1.3.4 Độ kiềm
Độ kiềm trong đất tăng chủ yếu do sự hòa tan của CaCO3:
Những kết quả này làm tăng pH. Đá vôi, dolomit và đất mặt thường kiềm do có

chứa CaCO3, CaCO3.MgCO3 và Na2CO3. Một vài vùng đất khô cằn và bán khô cằn có giá
trị pH cao gần bằng 9.9 trong khi đó đất mặt có giá trị pH tới khoảng 10.5. Đất có pH
khoảng 7.0 và 8.5 chứa carbonat tự do trong khi đất có pH>8.5 chứa một lượng carbonat
và bicarbonate thay đổi. Bicarbonat (HCO 3-), carbonat (CO32-) và hydroxit (OH-) tăng vì
đất kiềm hơn.
Độ kiềm trong đất có ảnh hưởng quan trọng tới các quá trình trong đất với các ảnh
hưởng không mong muốn lên thực vật. Một vài ví dụ được đưa ra:
 Úa lá đối với các thực vậy nhạy cảm. Nồng độ bicarbonate cao cản trở việc

lấy Fe và Mn để sinh trưởng cho thực vật và gây cản trở cho quá trình hình
thành chlorophyll
18


 Giảm năng suất của cây ăn trái. Bicarbonat gây cản trở tới chuyển hóa Fe và

Mn. Độ hòa tan thấp của Fe và Mn trong đất kiềm và liên kết mạnh với các
kim loại này trong mùn cũng góp phần tạo vấn đề này.
 Thiếu photphat. Bicarbonat làm giảm việc lấy photpho. Khả năng hòa tan

thấp của photphat trong đất kiềm cũng gây nên vấn đề này.
Độ kiềm trong đất cũng tăng từ mức độ bicarbonate cao trong nước tưới tiêu. Nếu
nước tưới tiêu có nồng độ Canxi, ion bicarbonate, ion carbonat cao, CaCO 3 có thể tích tụ
ngăn cản các lỗ xốp rong đất và giảm khả năng thẩm thấu của nước. Nó có thể ảnh hưởng
đến các chu trình hóa lý khác trong đất dẫn đến các ảnh hưởng xấu (Ví dụ tăng độc chất
Natri, làm thái hóa cấu trúc đất). Đất kiềm được xác định trong nước huyền phù được
chuẩn bị theo cùng một cách như với pH và độ dẫn điện.
1.4 Phương pháp lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển
Trong tất cả các loại phương pháp phân tích, dù phân tích hóa học đơn giản hay
các phương pháp phân tích công cụ hiện đại,… hầu như không có phương pháp phân tích

có thể đạt được kết quả chính xác khi nó đang tồn tại trong mẫu ban đầu nguyên khai ở
hiện trường thực tế. Vì vậy, ta cần phải có phương pháp và kế hoạch lấy mẫu nhất định để
đảm bảo mẫu lấy được thỏa lượng để phân tích và lưu lại, đồng thời phải đảm bảo về mặt
thống kê là ngẫu nhiên và phản ánh đúng bản chất của đối tượng lấy mẫu
Sau khi lấy mẫu, chúng ta vẫn đang ở trạng thái thô và gặp nhiều trở ngại trong
việc phân tích, do đó, ta cần phải bảo quản và xử lý mẫu để đảm bảo mẫu không bị nhiễm
bẩn thêm nữa và đưa các chất cần phân tích sang dạng mà ta có thể định lượng được bằng
phương pháp phân tích đã chọn.
BẢNG 3 Các nguồn có thể gây nhiễm bẩn mẫu phân tích
Quy trình phân tích

Các nguồn chính gây nhiễm bẫn mẫu

Lấy mẫu

Thiết bị, dụng cụ, quá trình lấy, xử lý sơ bộ sau khi lấy

Vận chuyển và bảo Dụng cụ chứa mẫu, hóa chất bảo quản mẫu,
quản mẫu
Chuẩn bị mẫu
Phân tích mẫu

Sự nhiễm bẩn chéo giữa các mẫu…
Xử lý mẫu (thao tác, dụng cụ...), pha loãng, giảm kích thước,
đồng nhất mẫu, vùng làm việc xung quanh…
Thiết bị phân tích, thuốc thử, hóa chất sử dụng…
19


Yêu cầu chủ yếu của công tác chuẩn bị mẫu là:

• Mẫu phân tích cây trồng phải đại diện và phù hợp với mục đích phân tích, đại
diện cao cho vùng nghiên cứu.
• Mẫu phân tích cần được lấy trong điều kiện môi trường đồng nhất (nhiệt độ, ẩm
độ...), cùng một thời điểm (thường vào buổi sáng đã hết sương, không mưa, nhiệt độ
không khí và cường độ ánh sáng ở mức trung bình...).
• Chú ý đến các yếu tố canh tác như thời kỳ bón phân, thời kỳ tưới nước ... để chọn
thời điểm lấy mẫu thích hợp.
• Các mẫu riêng biệt phải được lấy ngẫu nhiên rải đều trên toàn bộ diện tích khảo
sát. Số lượng và khối lượng mẫu ban đầu tuỳ theo yêu cầu khảo sát và mức độ đồng
đều để xác định. Các mẫu ban đầu được tập hợp thành một mẫu chung.
• Mẫu phải được nghiền nhỏ đến độ mịn thích hợp tùy thuộc vào yêu cầu phân tích.
1.4.1 Phương pháp lấy mẫu
Tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu mà lựa chọn cách lẫy mẫu thích hợp. Thông
thường có một số cách lấy mẫu như sau:


Lấy mẫu theo tầng phát sinh. Khi nghiên cứu đất về phát sinh học hoặc nghiên cứu tính
chất vật lý, tính chất nước của đất thì tiến hành lẫy mẫu như sau:
Đào phẫu diện đất: chọn điểm đào phải đại diện cho toàn vùng nghiên cứu. Phẫu
diện thường rộng khoảng 1,2m dài 1,5m, sâu đến tầng đá mẹ hoặc sâu 1,5m – 2m ở những
nơi có tầng đất dày.
Lấy mẫu đất: lần lượt lấy mẫu đất từ tầng phát sinh dưới cùng lên đến tầng mặt.
Mỗi tầng, mẫu đất được đựng trong 1 túi riêng, có ghi nhãn rõ ràng. Lượng đất lấy từ 0.5
– 1kg là vừa. Mỗi mẫu đất đều được ghi phiếu chỉ rõ: số phẫu diện, tầng (độ sâu lấy mẫu
– cm), địa điểm lấy mẫu, ngày lấy mẫu và người lấy mẫu.



Lấy mẫu hỗn hợp: Nguyên tắc của lấy mẫu hỗn hợp là lấy các mẫu riêng biệt ở nhiều
điểm khác nhau rồi hỗn hợp lại, lấy mẫu trung bình. Thông thường lấy từ 5 – 10 điểm rồi

hỗn hợp lại để lấy mẫu trung bình (mẫu hỗn hợp). Khi lấy mẫu cần tránh các vị trí cá biệt
đại diện như: chỗ bón phân hoặc vôi tụ lại chỗ cây quá tốt hoặc quá xấu, chỗ cây bị sâu
bệnh. Mẫu đất hỗn hợp được lấy như sau:

20


Lấy các mẫu riêng biệt: có thể áp dụng cách lấy mẫu theo đường chéo hoặc đường
thẳng góc (hình 1a và 1b) với địa hình vuông gọn, hoặc theo đường gấp khúc hoặc nhiều
đường chéo (hình 1c và 1d) với địa hình dài. Lấy từ 5 – 10 mẫu riêng biệt, mỗi điểm lấy
khoảng 200g đất bỏ dồn vào 1 túi lớn.

Hình 2 Sơ đồ lấy mẫu
Trộn mẫu và lấy mẫu hỗn hợp: các mẫu riêng biệt được băm nhỏ và trộn đều trên
giấy hoặc nilon (chú ý trộn càng đều càng tốt). Sau đó chia làm 4 phần theo đường chéo,
lấy 2 phần đối diện nhau trộn lại được mẫu hỗn.
Lượng đất của mẫu hỗn hợp lấy khoảng 0,5 – 1kg, cho vào túi vải, ghi phiếu mẫu,
ghi bằng bút chì đen để tránh nhòe, nhất là đất ướt.
Mẫu đất là dạng mẫu rắn và tùy vào mục đích phân tích mà ta có các cách lấy mẫu
là lấy mẫu theo thời gian và lấy mẫu theo tầng lớp cụ thể như sau.
BẢNG 4 Các cách lấy mẫu theo thời gian
Cách lấy
mẫu

Mô tả
Lấy

Lấy mẫu
liên tục


Lấy mẫu

theo

chương
thời
hoạch

Ví dụ minh họa

Mục đích

Lấy mẫu từng giờ/ ngày/

Theo dõi, kiểm tra

trình, tuần/ tháng

gian,
đã

kế

quá trình của chất

Lấy mẫu theo vùng, tầng cần nghiên cứ biến

lập không gian khác nhau

trước

Lấy mẫu theo

Lấy

mẫu
21

theo

thiên như thế nào
tuần,

Kiểm tra, đánh giá


Cách lấy
mẫu
định kỳ
Lấy mẫu
xác suất

Mô tả
chu kỳ nhất định

Ví dụ minh họa
tháng, quý, thủy triều, mùa

Lấy bất kỳ không theo thời gian định sẵn

Mục đích

theo định kỳ các chất
mong muốn
Kiểm tra đột xuất
tại những vị trí, vùng,

đối tượng nào đó
Đối với cách lấy mẫu theo không gian, ta có thể lấy mẫu theo tầng lớp với độ sâu

khác nhau, lấy mẫu theo dòng chảy – thủy triều, lấy mẫu theo hướng gió,…
 Lấy mẫu theo tầng hay lớp

Mục đích: xác định hàm lượng tại mỗi độ sâu khác nhau
Cách lấy: theo cách lấy mỗi tầng sâu khác nhau riêng
 Lấy mẫu theo dòng chảy – thủy triều
Mục đích: xác định hàm lượng tại mỗi vùng, khu dòng chảy khác nhau
Cách lấy: theo cách lấy ở mỗi vùng có dòng chảy riêng biệt
 Lấy mẫu theo hướng gió:
- Mục đích: xác định hàm lượng theo hướng gió khác nhau
- Cách lấy: theo cách lấy theo hướng gió thuận hay ngược
-

Các dụng cụ phục vụ cho lấy mẫu, chứa mẫu và bảo quản mẫu phân tích phải thỏa
mãn các yêu cầu:
 Đủ độ sạch yêu cầu của đối tượng phân tích theo mức độ phân tích yêu cầu
 Không làm sai lệch các thành phần các chất của mẫu phân tích
 Phù hợp với mỗi loại mẫu cần lấy về trạng thái, độ sâu, lượng mẫu
 Dụng cụ đo phải được xử lý và kiểm tra lại trước khi dùng bằng cách phù hợp
cho nguyên tố, hay đối tượng của các chất cần phân tích.
Dụng cụ lấy mẫu đất:
- Khoan lấy mẫu nông hoá 0,5m hoặc cuốc, xẻng đào đất lấy mẫu nông hoá.

- Túi nilon đựng mẫu đất, sổ sách, biểu mẫu, nhãn…
Để lấy mẫu đất ta có thể dùng cuốc hoặc xẻng thay thế. Cách làm phủi sạch cỏ rác,
dùng xẻng hoặc cuốc xắn đất ở độ sâu từ 0 – 30 cm. Lấy mẫu đất ở mặt lát cắt phẳng, ở 2
độ sâu từ 0 – 15cm và từ 15 – 30 cm. Lấy mẫu ở độ sâu từ dưới lên sau đó bỏ chung vào
một túi nilon. Ghi nhãn cho mẫu đất.

22


Hình 3 Các thiết bị chuyên dụng để lấy mẫu
1.4.2 Phương pháp bảo quản
Mẫu sau khi lấy ngoài hiện trường, có thể chưa được phân tích ngay, mẫu có thể
bị nhiễm bẩn, làm ảnh hưởng tới kết quả phân tích. Vì vậy, cần phải lưu ý đến vấn đề bảo
quản mẫu nhằm giảm thiểu sự biến đổi vật lí, hóa học, sinh học có thể diễn ra từ thời điểm
lấy mẫu đến lúc phân tích.
Mẫu đất nếu có kích thước lớn thì phải đập vỡ và nghiền lại sau khi làm khô bằng
nhiều cách như làm khô trong không khí, làm khô trong tủ sấy, làm khô trong thiết bị
lạnh. Mẫu đất đựng trong các lọ thủy tinh, hộp nhựa có nắp hoặc túi polyêtilen có nhãn và
phiếu ghi rõ: ký hiệu ngoài đồng, ký hiệu trong phòng nơi lấy mẫu, độ sâu lấy mẫu, loại
đất và các yêu cầu phân tích.
Mẫu được để trên giá trong phòng để mẫu. Phòng để mẫu phải thoáng, sạch, khô
ráo, không có các loại khí như NH 3, H2S, HCl... tốt nhất bảo quản trong phòng lạnh. Tùy
vào mẫu mà có cách bảo quản cụ thể, hiện nay có ba cách bảo quản thường được sử dụng
là bảo quản lạnh và tránh tiếp xúc trực tiếp với nhiệt hoặc ánh sáng mặt trời (ướp đá,
trong tủ lạnh ở nhiệt độ thích hợp, để tối), sử dụng bình chứa mẫu thích hợp, và bổ sung
các hóa chất bảo quản.
Bên cạnh đó, thời gian bảo quản (tính từ lúc lấy mẫu đến khi phân tích) cũng rất
quan trọng trong việc cho kết quả đúng và chính xác, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nền
mẫu, chất phân tích, phương pháp phân tích…
1.4.3 Vận chuyển

Để đảm bảo không làm ảnh hưởng đến kết quả phân tích, việc chuyên chở mẫu đất
cũng phải đảm bảo các điều kiện:
23


-

Bằng các phương tiện phù hợp, kịp thời nhưng không tốn kém.
Không làm hư hỏng mẫu, bong tróc nhãn, hư hỏng đồ bao gói, bình chứa
Không gây xáo trộn, va đập, nhất là mẫu dễ cháy nổ
Đúng điều kiện giữ mẫu, không cho mẫu phân hủy khi di chuyển
Phương tiện chuyên chở phải đảm bảo sạch, không làm nhiễm bẩn mẫu đất

* Các phương tiện vận chuyển
Tùy điều kiện thực tế xa hay gần, khẩn cấp hay thong thả mà chọn cách chuyên
chở thích hợp nhất lại không tốn kém và phức tạp, song phải đảm bảo được các yêu cầu
chuyên chở, có thể là:
-

Phương tiện thủ công đơn giản: xe đạp, xe máy,...
Phương tiện cơ giới chuyên dụng có đủ tiện nghi khống chế các điều kiện như
mong muốn, bảo vệ mẫu... và chuyên chở nhanh.

1.5 Các phương pháp xác định chỉ tiêu
1.5.1 Xác định sunlfat hòa tan trong đất
1.5.1.1Phương pháp dùng bicromat (CrO42-)
Trên cơ sở BaSO4 có tích số tan nhỏ hơn BaCrO4 cho vào dung dịch chứa SO42-,
chúng sẽ đẩy CrO42- ra dạng tự do. Lượng CrO 42- được giải phóng này chính bằng lượng
SO42- :
SO42- + BaCrO4 → BaSO4 + CrO42Để xác định lượng CrO42- được giải phóng trong dung dịch người ta dùng phương

pháp chuẩn độ ngược: cho CrO 42- (có tính oxy hóa) tác dụng với một lượng dư Fe 2+ (có
tính khử), sau đó dùng KMnO4 để chuẩn độ lượng Fe2+ dư thừa.
1.5.1.2 Phương pháp complexon (chuẩn độ phức chất)
Là phương pháp chuẩn độ đơn giản nhất. Trong phương pháp này người ta điều
chỉnh pH thích hợp của dung dịch chuẩn độ bằng một hệ đệm và sau đó thêm dung dịch
chuẩn từ buret, thường là complexon III, vào dung dịch chuẩn độ cho đến khi đổi màu của
chất chỉ thị từ màu của phức kim loại với chỉ thị ở trạng thái không tạo phức.
Để xác định sulfat trong đất bằng phương pháp complexon thì ta dùng dư Ba 2+ để kết tủa
SO42-:
Ba2+ +SO42-→ BaSO4
Sau đó dùng trilon B chuẩn độ lại lượng Ba2+ còn dư:
24


Ba2+ + H2Y2- → BaY2-+2H+
Complexonat Bari có độ bền thấp (pK =7,8), vì vậy để chuẩn độ Ba 2+ theo chị
cromogen đen, trong dung dịch cần phải có ion Mg2+, ion này tạo với complexon III thành
phức bền hơn. Sự chuyển màu của dung dịch xảy ra khi toàn bộ Mg 2+ trong phức của
Magie với cromogen đen đã liên kết với trilon B. Fe 3+ và Al3+ có thể gây ảnh hưởng đến
kết quả phân tích, để loại bỏ ảnh hưởng thêm 5 giọt hydroxylamine NH2OH.HCL 1%. kết
quả phân tích sulfat theo phương pháp Trilon B thường thấp hơn lí luận do đó chuẩn độ
cần để cho hết màu tím và hoàn toàn chuyển sang màu xanh chiếm ưu thế mới kết thúc.
1.5.1.3 Phương pháp khối lượng bằng bari clorua
TCVN 6656:2000 quy định các quy trình chuẩn bị để chiết bằng nước và axit đối
với đất được làm khô trong không khí và các vật liệu giống đất.
Phương pháp này áp dụng để xác định sunfat trong các dịch chiết đất bằng nước và
dịch chiết bằng axit loãng. Hàm lượng sunfat trong khoảng từ 25mg/l đến 5000 mg/l.
Cũng có thể xác định được nồng độ sunfat cao hơn bằng cách lấy phần mẫu thử nhỏ hơn
từ mẫu thí nghiệm.
Mẫu sau khi chiết bằng nước và axit loãng, được axit hóa mẫu thí nghiệm bằng

axit clohydric, tiếp theo đun sôi với dung dịch bari clorua trong ít nhất 20 phút để cho bari
sunfat kết tủa nhanh hơn. Lọc vào phễu thủy tinh xốp, rửa chất kết tủa cho sạch hết
clorua, sấy khô ở 105oC, để nguội và cân lại. Khối lượng của chén nung tăng do bari
sunfat kết tủa được tạo thành bởi phản ứng của bari với các ion sunfat có trong mẫu.
1.5.1.4 Phương pháp sắc ký ion
Sắc ký là một trong các kĩ thuật phân tích thường dùng trong phòng thí nghiệm của
bộ môn hoá học phân tích dùng để tách các chất trong một hỗn hợp. Sắc ký ion là phương
pháp lý tưởng để phân tích các cation, anion, các chất phân cực đó là sắc ký ion. Nó có
thể sử dụng để định lượng các chất trong khoảng độ rộng của nồng độ. Tất cả các ion
khác nhau có thể được phân tích trộn một phương pháp đơn lẻ, sắc ký ion dễ dàng hoàn
thành một cách tự động và giúp tiết kiệm thời gian, giảm chi phí. Nhờ đó nó đáng tin cậy
và chắc chắn, sắc ký ion được sử dụng trong nhiều ứng dụng thuộc các lĩnh vực khác
nhau.
Ví dụ: phản ứng trao đổi ion giữa cation axit mạnh và Ca2+ có thể viết như sau:
25


×