Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NGỮ VĂN 6 HAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.95 KB, 9 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BÁO CÁO TÓM TẮT
SÁNG KIẾN, CẢI TIẾN ĐỀ NGHỊ XÉT CÔNG NHẬN
DANH HIỆU CHIẾN SĨ THI ĐUA CẤP HUYỆN
_____________
Kính gửi: Ban thi đua – Khen thưởng huyện.

I. SƠ LƯỢC BẢN THÂN
- Họ và tên: Nguyễn Thị Thanh Tuyền.

Năm sinh: 1978

- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: ĐHSP Ngữ văn.
- Chức năng nhiệm vụ được phân công: Tổ trưởng CM, Dạy lớp.
- Đơn vị công tác: Trường THCS Thạnh Lợi.
II. NỘI DUNG
1. Thực trạng:
a/ Thuận lợi:
- Ban giám hiệu sắp xếp, phân công giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy
lớp đầu cấp tạo điều kiện cho giáo viên làm chiếc cầu nối giữa hai cấp học thuận lợi
cho học sinh lớp 6 có được nền tảng vững chắc để bước tiếp trên con đường học
vấn sau này.
- Giáo viên bộ môn có đủ năng lực, kinh nghiệm giảng dạy tốt. Tinh thần,
thái độ giảng dạy tích cực, có trách nhiệm, biết xác định rõ mục tiêu từng bài học.
Quan tâm đến việc hình thành kỹ năng cho học sinh đặc biệt là kỹ năng viết văn.
- Đa số học sinh lớp 6 đều ngoan ngoãn, biết vâng lời thầy cô. Các em có
trình độ đồng đều, học sinh khá giỏi chiếm tỉ lệ cao còn lại học sinh trung bình. Các
em tích cực chuẩn bị bài ở nhà và lên lớp hăng say phát biểu ý kiến.
b/ Khó khăn:
- Tài liệu thư viện của trường hạn chế, không đáp ứng nhu cầu tìm hiểu


kiến thức liên quan đến bộ môn Ngữ văn. Đặc biệt sách tham khảo rất hiếm.
- Học sinh quá quen với lối viết văn cấp Tiểu học, đó là viết theo dạng
mẫu hoặc tái tạo theo mẫu. Chính điều này đã hạn chế tư duy sáng tạo của các em.


- Đa số học sinh ít đọc thêm các tư liệu văn học nên đương nhiên kỹ năng
diễn đạt văn chương bị hạn chế, làm nghèo nàn vốn ngôn từ nghệ thuật quý giá của
văn chương trong mỗi học sinh.
2. Tên sáng kiến và lĩnh vực áp dụng:
2.1. Tên sáng kiến kinh nghiệm: “Một số giải pháp giúp học sinh lớp 6 ở
trường THCS Thạnh Lợi viết tốt bài văn miêu tả cảnh”
2.2. Lĩnh vực áp dụng: “Học sinh lớp 6 ở trường THCS Thạnh Lợi viết tốt
bài văn miêu tả cảnh”
3. Mô tả nội dung, bản chất của sáng kiến:
3.1 Lời mở đầu:
Trong chương trình Ngữ văn lớp 6 học kì 2, học sinh được tiếp tục làm
quen với phương pháp tả cảnh. Với thời lượng lý thuyết không nhiều song yêu cầu
về kỹ năng rất cao. Giữa lý thuyết và thực hành là cả một quá trình khó khăn,
không thể cứ đi từ lý thuyết sang thực hành ngay được, bởi tư duy của học sinh lớp
6 còn là tư duy cụ thể, cảm nhận của các em còn đơn giản, cụ thể, vốn từ, vốn hiểu
biết của các em còn nghèo nàn,… Các em chưa thể tiếp nhận ngay được với những
kiến thức trừu tượng do vậy học sinh trở nên ngán ngại, ngán viết, ngán nghĩ,…
Làm thế nào để học sinh phá bỏ mặc cảm với môn văn trừu tượng? Làm thế nào để
các em cảm nhận được chất thơ từ cuộc sống thường nhật để rồi từ đó các em nghĩ
đến nó và nói ra, viết ra những gì mà các em cảm nhận được tạo ra tác phẩm văn
chương đích thực do chính tay của các em, đó cũng chính là viên minh châu lấp
lánh mà mỗi giáo viên luôn tìm kiếm cho cuộc đời làm “thầy”.
Thực tế nhiều năm giảng dạy bộ môn Ngữ văn ở khối 6 thông qua các bài
viết của học sinh, tôi phát hiện ra nhiều vấn đề: một số học sinh chưa biết viết đoạn
văn như thế nào, không tuân thủ các bước làm một bài văn, đặc biệt là diễn đạt

vụng về, chưa hấp dẫn, thu hút người đọc... Chính vì sự khó khăn đó nên hầu hết
các bài viết thường các em viết tùy tiện, lan man, lạc đề, xa đề,… Vậy nguyên
nhân do đâu dẫn đến hiện trạng trên?
3.2 Một số nguyên nhân học sinh lớp 6 viết chưa tốt bài văn miêu tả cảnh:
Tìm hiểu nguyên nhân mỗi học sinh viết chưa tốt bài văn miêu tả cảnh là
một lí do khác nhau, có thể thống kê một số nguyên nhân sau đây:
- Khi làm văn, học sinh chưa xác định được yêu cầu trọng tâm của đề bài.
- Học sinh không được quan sát trực tiếp đối tượng miêu tả.
- Khi quan sát thì các em không được hướng dẫn về kĩ năng quan sát:
quan sát những gì, quan sát từ đâu ? Làm thế nào phát hiện được nét tiêu biểu của
đối tượng cần miêu tả ?


- Không biết hình dung bằng hình ảnh, âm thanh, cảm giác về sự vật miêu
tả khi quan sát.
- Vốn từ đã nghèo nàn lại không biết sắp xếp như thế nào để bài viết mạch
lạc, chưa diễn đạt được bằng vốn từ ngữ, ngôn ngữ của mình về một sự vật, cảnh
vật, cụ thể nào đó.
- Nguyên nhân cuối cùng là trách nhiệm của người giáo viên. Phân môn
Tập làm văn là một môn học mang tính tổng hợp và sáng tạo, nhưng lâu nay người
giáo viên chưa có cách phát huy tối đa năng lực học tập và cảm thụ văn học của
học sinh; chưa bồi dưỡng được cho các em lòng yêu thích các tác phẩm văn học, để
từ đó các em nhận ra rằng mình phải giữ gìn và phát huy sự trong sáng của Tiếng
Việt – tiếng nói của dân tộc Việt.
3.3 Một số giải pháp giúp học sinh viết tốt bài văn miêu tả cảnh :
Nhằm giúp học sinh viết tốt bài văn miêu tả cảnh tránh kiến thức hỏng
càng lúc càng sâu dẫn đến kết quả học tập, thi cử không tốt. Tôi xin đưa ra một số
giải pháp như sau:
3.3.1 Giáo viên cần giúp học sinh biết cách xác định đúng yêu cầu của đề
bài để xây dựng hướng làm bài.

Ví dụ: Đề bài: Hãy tả con đường làng quen thuộc từ nhà em đến trường.
Giáo viên cần hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề cụ thể qua các câu hỏi sau:
Đề thuộc thể loại gì ? Đề yêu cầu làm gì ? Phạm vi của đề là gì ?
Việc xác định đúng yêu cầu của đề rất quan trọng trong việc giúp học sinh
định hình được chính xác đối tượng cần tả. Các em sẽ có được ý cụ thể, chính xác,
tránh việc viết tràn lan, chung chung.
3.3.2 Quan sát đối tượng cần miêu tả.
Miêu tả là vẽ lại bằng lời những đặc điểm nổi bật của cảnh vật để giúp
người nghe, người đọc hình dung được cảnh vật ấy. Có nghĩa là người tả dùng lời
văn có hình ảnh làm hiện ra trước mắt người đọc bức tranh cụ thể về cảnh vật mà
mình định tả có những nét gì nổi bật, đặc sắc giúp người đọc như được nhìn tận
mắt, sờ tận tay vào sự vật miêu tả. Vì vậy, khi dạy văn miêu tả, giáo viên cần chú ý
hướng dẫn học sinh quan sát và miêu tả theo các trình tự hợp lý :
a. Tả theo trình tự không gian:
Quan sát toàn bộ trước rồi đến quan sát từng bộ phận, tả từ xa đến gần, từ
ngoài vào trong, từ trái qua phải,... (hoặc ngược lại).
Ví dụ 1: Tả từ ngoài vào trong: “ Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh
núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những
cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xoè hoa. Trong đền
dòng chữ vàng Nam Quốc Sơn Hà uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chính
giữa.”


Ví dụ 2: Tả từ dưới lên trên: “ Cây hồi thẳng, cao, tròn xoe. Cành hồi
giòn, dễ gãy hơn cành khế. Quả hồi phơi mình xoè trên mặt lá đầu cành”.
b. Tả theo trình tự thời gian:
Cái gì thấy trước, xuất hiện trước thì miêu tả trước. Cái gì thấy sau, xuất
hiện sau thì miêu tả sau. Trình tự này thường được vận dụng khi làm Tập làm văn
miêu tả cảnh vật hay tả cảnh sinh hoạt.
Ví dụ 1: “...Buổi chiều, xe dừng lại ở một thị trấn nhỏ. Nắng phố

huyện vàng hoe.
Những em bé Hmông, những em bé Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng hổ,
quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước cửa hàng. Hoàng hôn, áp phiên của phiên
chợ thị trấn, người ngựa dập dìu chìm trong sương núi tím nhạt”.
Ví dụ 2: “Thảo quả trên rừng Đản Khao đã chín nục. Chẳng có thứ quả
nào hương thơm lại ngây ngất kì lạ đến như thế. Mới đầu xuân năm kia, những
hạt thảo quả gieo trên đất rừng qua một năm, đã lớn cao đến bụng người. Một
năm sau nữa, từ một thân lẻ, thảo quả đâm thêm hai nhánh mới. Sự sinh sôi sao
mà mạnh mẽ vậy.”
3.3.3 Tưởng tượng, so sánh, nhận xét.
Chỉ có quan sát không thôi vẫn chưa đủ, để có thể giúp người đọc, người
nghe hình dung ra được đối tượng một cách cụ thể, rõ ràng vừa giúp cho lời văn
thêm sinh động giàu hình ảnh người viết cần biết tưởng tượng, so sánh, nhận xét.
Ví dụ 1: Nhà văn Nam Cao đã tưởng tượng, so sánh và cảm nhận trăng
sao: “Trăng là cái liềm vàng giữa cánh đồng sao. Trăng là cái đĩa bạc trên tấm thảm
nhung da trời…”
Ví dụ 2: Gió càng lúc càng mạnh, sóng cuộn ào ào. Biển khi nổi sóng
trông càng lai láng mênh mông. Thuyền chồm lên hụp xuống như nô giỡn. Sóng
đập vào vòi mũi thùm thùm, chiếc thuyền tựa hồ một tay võ sĩ can trường giơ ức ra
chịu đấm, vẫn lao mình tới.
3.3.4 Rèn kĩ năng diễn đạt.
Thực tế, học sinh lớp 6 kĩ năng diễn đạt lủng củng, ngôn ngữ nghèo nàn,
dùng sai từ, lặp từ,… để giúp các em chữa lỗi sau mỗi bài viết thì khó khăn vô cùng
mà cũng chẳng thay đổi được bao nhiêu. Thế nên tôi bắt đầu bằng việc tạo cho học
sinh tình yêu văn chương qua mỗi tiết văn bản. Ở mỗi văn bản tôi dừng lại khai
thác phân tích cho học sinh thấy được cái hay trong cách diễn đạt của nhà văn, nhà
thơ.
Ví dụ: Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày
đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch
giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước,

trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.
(Sông nước Cà Mau – Đoàn Giỏi)
Sau khi tạo hứng thú cho học sinh, các em đã bắt đầu yêu quý ngôn
ngữ Tiếng Việt, tôi tiếp tục cho các em luyện tập cách diễn đạt bằng hình thức vừa


nhẹ nhàng vừa vui. Chẳng hạn: tôi đưa ra một loạt hình ảnh và yêu cầu học sinh
dùng lời văn kết hợp nghệ thuật so sánh, nhân hóa hoặc dùng từ láy,… để diễn đạt.
Ví dụ:
- Hình ảnh dòng sông: dòng sông vào đêm trăng như được khoác chiếc áo
dát bạc, trở nên huyền ảo hơn.
- Hình ảnh cây đa: Cây đa xum xuê, um tùm như chiếc ô khổng lồ hứng
lấy nắng mưa bảo vệ cho cái giếng làng thân quen, thấp thoáng sau tán lá đa là mái
đình cổ kính quê em.
- Hình ảnh cánh đồng lúa: Nhìn ra xa, cánh đồng lúa đương thì con gái như
tấm thảm xanh trải dài tới chân trời.
3.3.5 Rèn kĩ năng dựng đoạn văn miêu tả cảnh.
Dựng đoạn văn chính là cách sắp xếp các lời văn diễn đạt sao cho hợp lí,
logic, chặt chẽ, mạch lạc. Trong đoạn văn sẽ đi từ khái quát đến cụ thể, bao giờ câu
đầu đoạn cũng là câu miêu tả khái quát cảnh đó. Những câu cuối đoạn thường là
những câu mang ý nghĩa sâu sắc, làm đậm thêm bức tranh cảnh vật ấy. Và học sinh
lớp 6, thường không biết dựng đoạn như thế nào cho hợp lí, các em thường kể lể,
liệt kê cảnh tràn lan,… không tạo ấn tượng cho người đọc về cảnh vật. Để khắc
phục tình trạng này, trước tiên tôi hướng cho học sinh hình dung một cảnh nhỏ để
viết thành đoạn.
Ví dụ:
Dựng đoạn của học sinh
Dựng đoạn của giáo viên
Đây là dòng sông ranh giới giữa
Vào buổi trưa hè oi ả, nóng nực,

Thạnh lợi và Vĩnh Châu. Sáng sớm dòng hình như mặt trời có bao nhiêu nóng,
sông trong lành, mát mẻ, êm đềm. Buổi bao nhiêu nắng đều muốn đổ tất cả
trưa ánh nắng mặt trời chiếu xuống dòng xuống dòng sông. Nước ánh lên, lóa lên
sông long lanh rất đẹp. Tới buổi chiều bỗng gãy. Chỉ dòng sông kia mới đủ sức
sóng nước nhuộm màu vàng. Hai bên bờ chịu đựng cái nắng dữ dội đó. Thỉnh
là những hàng cây và những ngôi nhà thoảng một làn gió thoảng qua, những
quay quầng bên nhau. Những người phụ rặng tre khẽ đung đưa, rì rào và lướt nhẹ
nữ thì giặt đồ, rửa chén. Trời chiếu một làn gió mát. Cả dòng sông, cây cầu,
xuống dòng sông những tia nắng như ngọn cỏ lẫn con người như đang căng
kim cương lấp lánh.
hết sức mình ra để chóng trả với cái gay
gắt như thiêu như đốt giữa mùa hè đổ
lửa này.
3.3.6 Hướng dẫn học sinh lập dàn ý văn miêu tả.
Thông thường khi làm bài văn, học sinh chẳng cần suy nghĩ gì cả cứ thấy
đề là bắt tay vào viết. Viết một cách tùy tiện “biết đến đâu viết đến đấy” hết ý thì
dừng bút khép lại bài thôi. Lập dàn ý là bước vô cùng quan trọng nhưng đa số học
sinh bỏ qua khâu này chính vì thế mà kết quả bài viết ít khi đạt điểm cao. Riêng tôi
lúc nào cũng nhắc nhở và buộc các em phải lập dàn ý trước khi viết bài. Và để lập


được dàn ý thành thục đối với học sinh cũng phải kì công lắm nhưng tôi đã kiên trì
bắt buộc các em khổ luyện cho bằng được. Tôi đã xây dựng một dàn ý cơ bản để tất
cả học sinh xây dựng theo. Từ những học sinh yếu, trung bình cũng có thể lập được
dàn ý và những học sinh khá, giỏi thì khuyến khích các em nâng cao, hoàn chỉnh
sáng tạo thêm.
Ví dụ:
Dàn bài chung văn tả cảnh
Đề bài vận dụng: Tả cảnh cây
phượng ở trường em vào mùa hè

(hoặc bất cứ cây nào)
Giới thiệu cảnh được tả: cảnh gì? ở Giới thiệu cây được tả: cây gì? Lí
Mở bài đâu? Lí do tiếp xúc với cảnh, ấn do tiếp xúc với cây? ấn tượng
tượng chung?
chung về cây?
Tập trung tả cảnh vật theo một Tập trung tả cây theo một thứ tự
trình tự hợp lí:
hợp lí:
- Tả bao quát.
- Tả bao quát.
- Tả chi tiết:
- Tả chi tiết:
+ Từ ngoài vào: vị trí quan sát + Từ ngoài vào: vị trí quan sát
cảnh,
cây, chiều cao, vị trí che phủ,…
Thân bài
+ Đi vào bên trong: vị trí quan sát, + Đến gần: vị trí quan sát, gốc,
cảnh chính
thân, cành, lá,…
- Cảnh chính hoặc cảnh quen thuộc - Cảnh chính hoặc cảnh quen
mà em thường tiếp xúc:
thuộc mà em thường tiếp xúc:
hoa, màu sắc, mùi hương, dáng
vẻ,…
Cảm nghĩ chung sau khi tiếp xúc, Cảm nghĩ chung sau khi tiếp xúc,
Kết bài cảm xúc riêng hoặc nguyện vọng cảm xúc riêng hoặc nguyện vọng
gì,…
gì,…
3.4 Kết luận:
Một nhà văn Pháp có nói: “Một trăm thân cây bạch dương giống nhau cả

trăm, một trăm ánh lửa giống nhau cả trăm. Mới nhìn tưởng thế, nhưng nhìn kĩ thì
thân cây bạch dương nào cũng khác nhau, ngọn lửa nào cũng khác nhau. Trong đời
ta gặp bao nhiêu người, phải thấy ra mỗi người mỗi khác nhau, không một ai giống
ai”. Câu nói ấy là bài học thiết thực cho chúng ta về kĩ năng quan sát đối tượng
trong văn miêu tả. Thế nhưng học sinh lớp 6 là lứa tuổi mà tư duy của các em còn
rất đơn giản, hời hợt, ít quan sát những gì xuất hiện xung quanh cộng với vốn từ,
vốn hiểu biết của các em còn nghèo nàn,… Đặc biệt khi nói đến phân môn Tập làm
văn thì học sinh vô cùng ngán ngại. Đây là vấn đề nan giải không thể thay đổi trong
một sớm một chiều được. Thiết nghĩ “vạn sự khởi đầu nan”, là một giáo viên đã lựa
chọn sự nghiệp giáo dục thì tâm huyết và trách nhiệm luôn đặt lên hàng đầu. Bằng


lương tâm và trách nhiệm của nhà giáo chúng ta không ngừng đổi mới phương
pháp dạy học, mạnh dạn giao nhiệm vụ cho học sinh, giúp các em tự tìm tòi, nghiên
cứu sáng tạo những sản phẩm của riêng mình. Kiểu bài làm văn tả cảnh lớp 6 là nấc
thang để các em vận dụng kết hợp với các kiểu bài văn khác ở những lớp sau này.
Nếu mảng kiến thức ban đầu này làm cho các em chán nản, hụt hẩng, lan man về
nó thì những năm học sau sẽ khó khăn vô cùng. Góp phần nâng cao chất lượng giáo
dục nói chung, nâng cao chất lượng giảng dạy môn Ngữ văn nói riêng thiết nghĩ
người giáo viên cần phải chờ đợi, sự “chờ đợi” đôi khi lại là nghệ thuật của người
làm thầy để một ngày thu “quả ngọt ngào”.
4. Khả năng và phạm vi áp dụng sáng kiến:
4.1. Khả năng áp dụng: Có thể áp dụng ở môn Ngữ văn lớp 6 các trường
THCS có học sinh viết chưa tốt kiểu bài văn miêu tả cảnh.
4.2. Phạm vi áp dụng: Áp dụng ở môn Ngữ văn các lớp 6 trường THCS
Thạnh Lợi.
5. Những lợi ích và hiệu quả mang lại khi nhân rộng sáng kiến:
5.1 Về phía học sinh:
- Học sinh có động cơ , mục tiêu học tập đúng đắn hơn. Thành tích học tập
tiến bộ rõ rệt.

- Học sinh phá bỏ được mặc cảm với môn Ngữ văn trừu tượng, đã có một
em sáng tạo được những tác phẩm “bé con” có giá trị của mình trên báo tường.
- Học sinh có được vốn từ phong phú hơn,cách diễn đạt trau chuốt, lời văn
miêu tả sống động, mới mẻ,…
5.2 Về phía giáo viên:
- Nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Ngữ văn. Tỉ lệ học sinh làm bài
văn khá – giỏi cao, không có học sinh làm bài điểm yếu, kém.
- Là cơ hội để giáo viên lựa chọn và bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi
“văn hay chữ tốt”, “học sinh giỏi ” đạt kết quả cao ở các hội thi.
- Tay nghề, uy tín của giáo viên nâng lên rõ rệt. Giáo viên phát huy và thể
hiện được năng lực bản thân.
5.3 Về phía nhà trường:
Nâng cao chất lượng giáo dục năm sau luôn cao hơn năm trước. Đặc biệt
là tỉ lệ học sinh giỏi của đơn vị tăng lên theo hàng năm.
* Đối chiếu kết quả trước và sau khi áp dụng các giải pháp, cải tiến nêu
trên :


- Trước khi áp dụng các giải pháp, cải tiến nêu trên: ( Kết quả bài viết
khảo sát năm học 2013 -2014)
Lớp

Tổng
số

6A1

39

6A2


34

0 - < 3.5 3.5 - < 5.0
SL
TL SL
TL
20.5
23
8
9
%
%
20.5
47.2
7
16
%
%

5.0 - < 6.5
SL
TL
48.8
19
%
29.4
10
%


6.5 - < 8.0
SL
TL

8.0 - 10,0
SL
TL

3

7.7%

0

0%

1

3%

0

0%

- Sau khi áp dụng các giải pháp, cải tiến nêu trên: (Kết quả bài viết khảo
sát năm học 2014 -2015)
Lớp

Tổng
số


6A1

37

6A2

37

0 - < 3.5 3.5 - < 5.0
SL TL SL
TL
2.7
0 0% 1
%
5.4
0
0%
2
%

5.0 - < 6.5
SL TL
43.3
16
%
32.4
12
%


6.5 - < 8.0
SL
TL

8.0 - 10,0
SL
TL

10

27%

10

27%

15

40.5
%

8

26.1
%

- Sau khi áp dụng các giải pháp, cải tiến nêu trên: (Kết quả bài viết khảo
sát năm học 2015 - 2016)

6A1


Tổng 0 - < 3.5
số
SL TL
36
0
0%

3.5 - < 5.0 5.0 - < 6.5
6.5 - < 8.0
SL TL SL TL
SL
TL
0
0% 8
22.2% 18
50%

6A 2

34

0

Lớp

0

0%


0%

6

17.6% 18

53%

8.0 - 10,0
SL TL
10
27.8
%
10
29.4
%

Trên đây là những sáng kiến, cải tiến giải pháp mới, kỹ thuật mới của bản
thân tôi trong năm 2016.
Kính đề nghị Hội đồng xét duyệt sáng kiến xem xét, công nhận đề tài sáng
kiến cấp huyện./.
Thủ trưởng đơn vị
(ký tên, đóng dấu)

Thạnh Lợi, ngày 10 tháng 03 năm 2016
Người báo cáo

Nguyễn Thị Thanh Tuyền





×