Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Đề tài Nhân vật trẻ em trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 109 trang )

Đề tài : Nhân vật trẻ em trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tƣ

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Hơn một thập kỉ qua, trong đời sống văn chương nước ta, Nguyễn
Ngọc Tư thuộc số những cây bút nhận được nhiều nhất cảm mến của độc giả.
Chị nổi lên như một “hiện tượng” văn học với nhiều giải thưởng uy tín trong
nước. Khởi đầu là giải nhất cuộc vận động sáng tác văn học cho tuổi 20 lần II
- tác phẩm Ngọn đèn không tắt, năm 2000. Tặng thưởng dành cho tác giả trẻ
của Uỷ ban toàn quốc liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam. Tiếp đó
là giải B của Hội nhà văn Việt Nam năm 2001. Một trong “Mười gương mặt
trẻ tiêu biểu năm 2003" do Trung ương đoàn trao tặng. Năm 2006, Hội nhà
văn Việt Nam đã trao giải “Hiện tượng văn học trong năm” cho truyện Cánh
đồng bất tận. Nhiều cây bút có uy tín đã đánh giá cao năng lực văn chương
của Nguyễn Ngọc Tư: “Một tài năng văn học hiếm có hiện nay của Việt
Nam”. Nguyễn Ngọc Tư không chỉ thành công rực rỡ với thể loại truyện ngắn
mà còn khẳng định cái duyên mặn mà ở tản văn và cũng đầy hứa hẹn khi
bước chân sang tiểu thuyết. Với hàng chục cuốn sách đã công bố, chị được dư
luận xa gần coi như nhà văn của sông nước, miệt vườn Nam Bộ, của những
phận người bé mọn nhưng mang chứa biết bao vẻ đẹp vừa thuần hậu, vừa
lãng mạn, phóng túng khiến nó không hiếm khi trở nên bí ẩn lạ lùng.
1.2. Văn học là ngành nghệ thuật nhân văn hướng tới đối tượng chính là
con người.Trẻ em là đối tượng được quan tâm đặc biệt của nhiều nhà văn Việt
Nam từ đầu thế kỉ 20 đến nay. Trẻ em như một thước đo trình độ nhân văn
đầy mẫn cảm, lại cũng là chỗ khẳng định quan niệm nghệ thuật độc đáo của
một nhà văn. Mỗi nhà văn có một cách nhìn nhận riêng về trẻ em do đó có sự
chọn lựa lối viết riêng. Không có tấm lòng thiết tha với trẻ, không nghiêm túc
với ngòi bút, tác phẩm sẽ không thể chinh phục được các em. Nguyễn Ngọc
Tư nằm trong số những người viết thành công, không chỉ được người lớn mà

1




Đề tài : Nhân vật trẻ em trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tƣ

cả trẻ em yêu thích.
1.3. Đọc những gì Nguyễn Ngọc Tư viết về trẻ em, người đọc không
khỏi trăn trở trước những số phận bất hạnh, những mảnh đời côi cút, lưu lạc,
đồng thời cũng được hạnh phúc khi bắt gặp một vẻ đẹp trong sáng, thánh
thiện nơi trái tim trẻ thơ thơm thảo. Chính thức cho tới nay mới chỉ có duy
nhất một tập truyện viết cho thiếu nhi với nhan đề Ông ngoại (nhà xuất bản
trẻ, 2001), thế nhưng hình tượng trẻ em và những vấn đề liên quan đến chúng
thì bàng bạc ẩn hiện trong khắp các tập sách của chị (Ngọn đèn không tắt,
Biển người mênh mông, Giao thừa, Cánh đồng bất tận, Khói trời lộng lẫy,
yêu người ngóng núi, Gió lẻ và chín câu chuyện khác, Tạp văn Nguyễn
Ngọc Tư, Sông…). Với đối tượng này, nhà văn đã gửi gắm một tấm lòng trìu
mến, một ánh nhìn thật ấm áp đậm vẻ bao dung mẫu tính. Số phận của các
nhân vật trẻ em trong tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư đã góp phần thể hiện
những phương diện quan trọng trong tư tưởng nghệ thuật của nhà văn.
Tìm hiểu đề tài “Nhân vật trẻ em trong sáng tác của Nguyễn Ngọc
Tƣ” giúp chúng tôi hiểu sâu sắc thêm về một tác giả của nền văn học đương
đại Việt Nam, đồng thời là cơ hội bổ túc tri thức văn học sử, có cơ hội rèn các
thao tác khoa học để rút ra những điều bổ ích trong công tác nghiên cứu và
giảng dạy văn học.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Những nghiên cứu chung về sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư.
Là một nhà văn trẻ mới xuất hiện trên văn đàn khoảng hơn một thập niên
trở lại đây, thế nhưng Nguyễn Ngọc Tư đã chiếm được cảm tình của rất nhiều
độc giả. Người ta coi chị như là “Đặc sản miền Nam”(10). Năm 2001, tập
truyện ngắn Ngọn đèn không tắt của chị đạt giải nhất văn học tuổi 20, giải B của
Uỷ ban toàn quốc liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam. Ngay lập tức,

tác phẩm đã dành được cảm tình của nhiều bạn đọc và các nhà nghiên cứu.
“Nhiều tiếng khen, nhiều bài báo trong Nam ngoài Bắc phát hiện về Nguyễn

2


Đề tài : Nhân vật trẻ em trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tƣ

Ngọc Tư, một hiệu ứng đọc ít thấy từ lâu" (58). Nhà văn Dạ Ngân trong bài
viết của mình từng có sự liên tưởng đến lời khen dành cho Solokhov "Một con
đại bàng non vừa cất lên đôi cánh” (28) khi Nguyễn Ngọc Tư xuất hiện trên
văn đàn.
Tiếp sau đó Nguyễn Ngọc Tư cho ra đời 6 tập truyện ngắn: Ông ngoại
(2001), Biển người mênh mông (2003), Giao thừa (2003), Nước chảy mây
trôi (2004), Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (2005), Cánh đồng bất tận
(2005). Ngoài ra chị còn sáng tác cả tạp văn, ký và bắt đầu thử nghiệm với
tiểu thuyết Sông. Chị trở thành một “hiện tượng” thu hút sự chú ý của đông
đảo công chúng. Xuất hiện rất nhiều bài viết về chị. Đa số khẳng định tài năng
dồi dào đầy sinh lực của một cây bút trẻ: “Cô ấy như một cái cây mọc lên
giữa những rừng tràm hay rừng nước Nam Bộ vậy, tươi tắn lạ thường, đem
đến cho văn học một luồng gió mát rượi, tinh tế mà chân chất, chân chất mà
tinh tế, đặc biệt “Nam Bộ” một cách như không, chẳng cần chút cố gắng nào
cả như các tác giả Nam Bộ đi trước (59); “Nguyễn Ngọc Tư là cây bút đặc
biệt của miền Tây Nam Bộ, một tài năng văn học hiếm có hiện nay của Việt
Nam” (14); “Nếu được chọn người có tác phẩm văn học xuất sắc nhất Việt
Nam 2005, tôi sẽ chọn nữ nhà văn trẻ Nguyễn Ngọc Tư với “Cánh đồng bất
tận” (28). Bước chân sang lĩnh vực tiểu thuyết, tiểu thuyết sông của Nguyễn
Ngọc Tư được đánh giá là độc đáo, đầy tính thời sự mà cũng giàu chất thơ.
Tập truyện ngắn Cánh đồng bất tận thường được xem là trội nhất của
Nguyễn Ngọc Tư lại đón nhận nhiều ý kiến trái chiều. Có những bài viết phê

phán, phản đối. Người ta cho rằng Cánh đồng bất tận không có tính giáo dục,
bôi nhọ người nông dân, viết về cái xấu, cái ác, về sex… Bài viết “Có một
vũng bùn lầy bất tận” của ông Vưu Nghị Lực (đăng trên báo Tuổi Trẻ) cho rằng
Nguyễn Ngọc Tư đã “giẫm đạp” và “phóng uế” lên cánh đồng quê hương. Có
lẽ đây là cái nhìn "chưa tới" của người viết khi đồng nhất giữa nhân vật, sự
kiện trong tác phẩm này với con người và sự kiện ngoài đời. Bùi Việt Thắng

3


Đề tài : Nhân vật trẻ em trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tƣ

cho rằng "Nguyễn Ngọc Tư “non tay” trong việc xây dựng biểu tượng văn
chương và sử dụng ngôn ngữ"... Đó là "sự bối rối, thiếu bình tĩnh của nhà
văn. Sự bối rối này có nguyên căn từ sự non nớt chưa đủ bản lĩnh nghệ thuật
của một cây bút trẻ sớm thành danh - nhà văn sống trong hào quang, thứ hào
quang do dư luận tạo ra" (29).
Đối thoại với Bùi Việt Thắng, Trần Thiện Khanh đưa ra quan điểm của
mình “Tác phẩm văn học nào cũng thế thôi, muốn neo đậu vào cuộc đời thực,
chạm tới những vấn đề nhức nhối, bức thiết của xã hội, đặt ra vấn đề thân
phận con người. Với một sức viết dẻo dai, Nguyễn Ngọc Tư bứt ra từ cuộc sống
một rừng quả đắng, hiến dâng cho khách đọc đã quen với vị ngọt ngào. Chị đã
phơi bày những góc khuất, tái hiện một môi trường sống khắc nghiệt với biết
bao con người tha hoá, băng hoại đạo đức, giải phẫu những điều vô lý mà văn
học phải chấp nhận một cách có lý nhất” (60)
Cùng quan điểm với Trần Thiện Khanh, có rất nhiều bài viết, ý kiến
bênh vực, khen ngợi tài năng của cây bút trẻ này. Trong bài tham luận tại Hội
nghị lí luận, phê bình văn học Nguyễn Đăng Điệp khẳng định: "Cánh đồng
bất tận không chỉ là truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Ngọc Tư mà thực sự
là một trong những truyện ngắn xuất sắc của văn học Việt Nam đương đại”

(61-17). Phạm Xuân Nguyên cho rằng: “Cánh đồng bất tận là một truyện hay,
nó chứng tỏ bút lực của Nguyễn Ngọc Tư trong việc đào sâu vào thể hiện
cuộc sống, khơi sâu vào thân phận con người...Viết được một truyện như thế
chứng tỏ Tư có tài năng văn chương và có lòng thương người” (26).
Yêu mến tài năng và con người Nguyễn Ngọc Tư, một Việt kiều Mỹ Trần Hữu Dũng đã lập một thư viện điện tử Tủ sách Nguyễn Ngọc Tư trên
trang web của ông: “Tôi lập trang web với mục đích, trước hết, cho tôi thu
thập vào một nơi những bài của (và về) Nguyễn Ngọc Tư rải rác trên web, và
sau đó chia sẻ với những bạn thích văn Nguyễn Ngọc Tư như tôi”. Trang web
này đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho bạn đọc trong và ngoài nước khi muốn

4


Đề tài : Nhân vật trẻ em trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tƣ

tìm hiểu kĩ về tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư. Không chỉ lập trang web riêng
về Nguyễn Ngọc Tư, Trần Hữu Dũng còn viết một số bài về chị. Ở bài
Nguyễn Ngọc Tư, đặc sản miền Nam, Trần Hữu Dũng nhận xét: "Nguyễn
Ngọc Tư, ngòi bút trẻ ấy, rõ ràng đã tạo được một chỗ đứng khu biệt cho
mình. Nhiều người cho rằng cái độc đáo của Nguyễn Ngọc Tư là sự chân chất
mộc mạc tươm ra từ mỗi truyện cô viết. Đúng (..). Song, trước hết, cái đầu
tiên làm người đọc choáng váng là nồng độ phương ngữ miền Nam trong
truyện của Nguyễn Ngọc Tư", "Từ vựng Nguyễn Ngọc Tư không quý phái hay
độc sáng (như của Mai Ninh chẳng hạn) nhưng, đối nghịch, đó là một từ vựng
dân dã, lấy hẳn từ cuộc sống xung quanh. Sự phong phú của phương ngữ
trong tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư là tích tụ của một thính giác tinh nhạy
và trọn vẹn: nghe và nhớ" (10). Cuối cùng ông kết luận: "Nguyễn Ngọc Tư,
đặc sản miền Nam"
Nghiên cứu về sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư còn có khá nhiều bài in rải
rác trên các sách, báo, tạp chí khác. Thí dụ: Người đọc "bắt được sóng của

trái tim và tài năng" (Hữu Thỉnh, Báo Tuổi Trẻ ngày 12/04/2006), Thảo
luận về truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư "Cánh đồng bất tận" (Trần Văn
Sĩ, Báo Văn nghệ, số 15, ngày 15/04/2006)...Nguyễn Ngọc Tư nhanh chóng
trở thành đối tượng nghiên cứu của một số luận văn cử nhân, luận văn Thạc
sĩ, báo cáo khoa học ở các khoa ngữ văn đại học. Thí dụ: Thế giới truyện
Nguyễn Ngọc Tư của Nguyễn Thị Kiều Oanh, ĐHSP HN, 2006; Quan niệm
nghệ thuật về con người trong truyện Nguyễn Ngọc Tư của Phạm Thị Thái
Lê, ĐHSP HN, 2007; Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư
của Bùi Thị Nga ĐHSP HN, 2008; Thế giới nhân vật trong truyện ngắn
Nguyễn Ngọc Tư của Nguyễn Thị Bích, ĐHSP HN, 2009; Từ văn học đến
điện ảnh qua “Cánh đồng bất tận” của Nguyễn Ngọc Tư của Trịnh Thị
Thuỷ, ĐHSP HN, 2011; Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư của Vũ Thanh Hằng
ĐHSP HN, 2011; Cảm thức cô đơn trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư của
Ngô Thị Thuý Hà, ĐHSP HN, 2011… Ở các công trình này tuy nhân vật trẻ

5


Đề tài : Nhân vật trẻ em trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tƣ

thơ không phải là đối tượng nghiên cứu trực tiếp song đây đó người viết vẫn
tìm được những gợi ý thú vị về đặc điểm của loại nhân vật này.
2.2. Những nghiên cứu về nhân vật trẻ em trong sáng tác của Nguyễn
Ngọc Tư.
Theo khảo sát tư liệu, chúng tôi nhận thấy có rất ít bài viết đề cập đến
vấn để này. Trong bài viết Truyện thiếu nhi của Nguyễn Ngọc Tư những
khắc khoải nhân sinh của Nguyễn Thị Bình đã nhận định: “Với tôi, gương
mặt trẻ em, tiếng nức nở trẻ em, sự thơm thảo hồn nhiên, sự nhạy cảm tuyệt
vời của trẻ em giữa một thế giới quay cuồng dục vọng, tất bật mưu sinh, chai
lì cảm xúc… Đấy mới là thước đo trách nhiệm là điểm quy chiếu các giá trị

nhân văn - thẩm mỹ quan trọng nhất của ngòi bút Nguyễn Ngọc Tư”. Trong
rất nhiều tác phẩm của chị “Dường như luôn có một đôi mắt trẻ con mở to
nhìn vào cách hành xử của người lớn, ngạc nhiên, đợi chờ, thắc mắc… Chúng
bắt người lớn phải trả lời về những nỗi buồn của chúng: sự thất học, mặc
cảm con hoang, mặc cảm bị bỏ rơi, bị sỉ nhục…”. Phạm Xuân Nguyên nhận
xét: "Văn Nguyễn Ngọc Tư, có thể nói, là cách nhìn vào thế giới người lớn
ngổn ngang, phức tạp, đầy bất hạnh và bi kịch, từ những đứa trẻ ngây thơ già nua. Giọng điệu văn của chị, xuyên suốt, cũng là giọng kể, giọng nói,
giọng nghĩ từ phía những con người còn nhỏ này. Hoàn cảnh chung tạo nên
cảnh ngộ bất hạnh của chúng là sự tan vỡ của các gia đình, sự phản bội nhau
của các cặp vợ chồng" (51).
Tuy nhiên, đây đó ở đôi ba bài nghiên cứu khi đi tìm hiểu về quan niệm
con người, thế giới nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư, nhà nghiên
cứu cũng có dẫn ra nhân vật phụ nữ và trẻ em… Đó cũng là những gợi ý thú
vị cho chúng tôi trong quá trình thực hiện đề tài này.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Phạm vi tư liệu
Sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư gồm:
- Ngọn đèn không tắt (Tập truyện - NXB Trẻ - 2000)

6


Đề tài : Nhân vật trẻ em trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tƣ

- Ông ngoại (Tập truyện thiếu nhi - NXB Trẻ - 2001)
- Giao thừa (Tập truyện NXB Trẻ -2003)
- Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (Tập truyện - NXB Văn hoá Sài Gòn - 2005)
- Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư (Tạp văn - NXB Trẻ - Thời báo Kinh tế
Sài Gòn - TP Hồ Chí Minh - 2005)
- Cánh đồng bất tận (Tập truyện ngắn - NXB Trẻ-2008)

- Gió lẻ và chín câu chuyện khác ( Tập truyện NXB Trẻ - 2008)
- Yêu người ngóng núi (Tản văn - NXB Trẻ - 2009)
- Khói trời lộng lẫy (Tập truyện ngắn - NXB Thời Đại - 2010)
- Sông (Tiểu thuyết - NXB Trẻ - 2012)
- Gáy người thì lạnh (Tản văn - NXB Trẻ - 2012)
3.2. Đối tượng nghiên cứu:
- Nhân vật trẻ em và những vấn đề nhân văn thẩm mỹ kết tụ xung quanh
nhân vật này trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn phối hợp những phương pháp sau đây để giải quyết đề tài:
4.1. Phương pháp phân tích tác phẩm: Luận văn sử dụng phương pháp
phân tích nhân vật để tìm ra những đặc điểm riêng về đời sống, tâm tư, tình
cảm, khát vọng, tính cách, chiều sâu tâm lí nhân vật và nghệ thuật xây dựng
nhân vật trẻ em của nhà văn, từ đó làm sáng tỏ các luận điểm nghiên cứu.
4.2. Phương pháp so sánh: là một thao tác cần thiết, giúp nhận diện được
vai trò, vị trí của nhân vật trẻ em trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư trong
tương quan với nhân vật khác và với các tác phẩm của các tác giả khác cùng
viết về nhân vật trẻ em, thấy được những kế thừa và những độc đáo, riêng biệt
của nhà văn.
4.3. Phương pháp phân loại, thống kê: Luận văn thực hiện việc khảo sát,
phân loại, thống kê với những con số cụ thể nhằm gia tăng sự chính xác, cụ
thể, thuyết phục cho những vấn đề lí luận mà chúng tôi đưa ra.
Phương pháp phân loại được sử dụng trong việc phân chia các chủ đề về

7


Đề tài : Nhân vật trẻ em trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tƣ

nhân vật trẻ em trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư, từ đó giúp người đọc

nhận thấy sự phong phú đa dạng của nhân vật trẻ em trong sáng tác của nhà
văn này.
5. Đóng góp của luận văn
Làm rõ vị trí của nhân vật trẻ em trong thế giới nghệ thuật của Nguyễn
Ngọc Tư, trẻ em và những chủ đề chính trong sáng tác của Nguyễn Ngoc Tư,
nghệ thuật khắc họa nhân vật trẻ em trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư. Từ
đó có thêm cơ sở khoa học để đánh giá thấu đáo hơn tài năng, tấm lòng của
nhà văn Nguyễn Ngọc Tư.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn của chúng tôi gồm có 3 chương.
Chƣơng 1: Đôi nét về nhân vật trẻ em trong văn học Việt Nam hiện đại
và vị trí nhân vật trẻ em trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tƣ.
Chƣơng 2: Nhân vật trẻ em và những chủ đề chính trong sáng tác của Nguyễn
Ngọc Tƣ.
Chƣơng 3: Nghệ thuật khắc họa nhân vật trẻ em trong sáng tác của
Nguyễn Ngọc Tƣ.

CHƢƠNG 1. ĐÔI NÉT VỀ NHÂN VẬT TRẺ EM TRONG VĂN HỌC
VIỆT NAM HIỆN ĐẠI VÀ VỊ TRÍ NHÂN VẬT TRẺ EM TRONG
SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN NGỌC TƢ
1.1. Về khái niệm "trẻ em"
Theo Công ước quốc tế về quyền trẻ em: “Trẻ em có nghĩa là những
người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em có quy
định tuổi thành niên sớm hơn”. Luật pháp Liên bang Hoa Kì quy định:

8


Đề tài : Nhân vật trẻ em trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tƣ


“Trẻ em là người dưới 18 tuổi”. Ở Việt Nam, pháp luật chưa có các quy
định thống nhất về khái niệm trẻ em trong từng ngành luật cụ thể. Theo luật
bảo vệ, chăm sóc và giaó dục trẻ em năm 2005 thì: “Trẻ em là công dân
Việt Nam dưới 16 tuổi” còn Bộ luật dân sự (2005) lại ghi: “Trẻ em là
những người dưới 15 tuổi”.
Ở mỗi quốc gia tùy thuộc vào sự phát triển thể chất, tâm sinh lý của trẻ
mà có quy định riêng độ tuổi được gọi là "trẻ em".
Trong các quy phạm pháp luật Việt Nam còn xuất hiện các khái niệm “vị
thành niên”; “người chưa thành niên”. Người thành niên là người trên mười
tám tuổi, người chưa thành niên là người dưới mười tám tuổi. Trẻ "vị thành
niên" thường được dùng chỉ những người tuổi khoảng mười lăm đến dưới
mười tám. Trong thực tiễn sử dụng, khái niệm "người chưa thành niên" có khi
bao gồm cả "trẻ em". Cũng có khi khái niệm "trẻ em" lại bao gồm cả trẻ "vị
thành niên" (tức cả người từ mười sáu tuổi đến mười tám tuổi).
Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi tạm quy ước đối tượng nghiên
cứu là những nhân vật dưới mười tám tuổi. Gọi là "tạm quy ước" vì thế giới
nghệ thuật không phải lúc nào mọi ranh giới, kể cả ranh giới về tuổi tác, cũng
rành mạch. Hơn nữa, không phải lúc nào tác giả cũng nói rõ tuổi tác của nhân
vật mình đang mô tả. Ở khu vực truyện thơ Nôm, có những nhân vật mười ba,
mười bốn tuổi cả tác giả lẫn độc giả nhưng không coi là trẻ em như (Thạch
Sanh, Tống Trân, Cúc Hoa ...chẳng hạn).
1.2. Nhân vật trẻ em trong văn học trƣớc cách mạng tháng Tám.
Trẻ em là tương lai của nhân loại, hiện thân của sự sống trong trẻo, cái
đẹp thuần khiết, nguyên sơ, của sự yếu ớt mong manh cần được che chở.
Trong văn học, trẻ em là nhân vật dễ gây chú ý vì chúng cho thấy rõ nhất
hoàn cảnh văn hóa - xã hội, trình độ văn minh của một cộng đồng. Mỗi nhà văn
hình như đều có một cách nhìn nhận riêng về trẻ em. Xem việc viết về trẻ em
như để gặp lại quá khứ của chính mình, Lâm Thị Mỹ Dạ từng nói: “Với tôi,

9



Đề tài : Nhân vật trẻ em trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tƣ

mỗi em bé là một thế giới lung linh kì lạ. Tôi muốn viết về thế giới đó để được
sống lại tuổi thơ trong sáng của mình. Tôi rất yêu trẻ con, và tôi viết về các em
bằng tất cả tình yêu của tôi. Nếu trái đất này chỉ có toàn trẻ con hoặc những
con người mang tâm hồn trẻ thơ thì trái đất là một thiên đường” (49-174)
Về đại thể, văn học viết thời Trung đại hầu như không chú ý đến nhân
vật trẻ em. Đầu thế kỷ XX, khi ý thức cá nhân lên ngôi, văn học phát triển
theo xu hướng hiện đại hóa, nhân vật trẻ em mới bắt đầu được chú ý. Nhóm
Tự Lực Văn Đoàn cho xuất bản loại sách: Hoa Hồng, Hoa Mai, Hoa Xuân,
Tuổi xanh...với định hướng phục vụ bạn đọc nhỏ tuổi, phục vụ học ngoại
ngữ. Tuy nhiên phạm vi phản ánh của loại sách này chỉ bó gọn trong những
sinh hoạt của trẻ em thành thị, xa rời cuộc sống khốn khó của trẻ em thôn quê.
Các nhà văn hiện thực như Nguyễn Công Hoan, Tô Hoài, Nam Cao, Ngô
Tất Tố… đã có ý thức viết về các em một cách hiện thực hơn. Trong Tấm
lòng vàng Nguyễn Công Hoan kể về một cậu học trò nghèo tên Đức, được
thầy Chính bí mật giúp đỡ tiền ăn học. Về sau, Đức đỗ đạt, làm nên, nhưng
con của thày Chính tên Phú lại không chịu học hành, ăn chơi, phá phách do
đó thày bị vỡ nợ. Đức tìm được Phú trong sòng bạc và làm mọi cách để giúp
đỡ. Nhờ vậy Phú tu tỉnh, viết cuốn “Việt Nam văn học sử” được giải thưởng.
Với số tiền nhuận bút, Phú cùng Đức trả hết nợ cho cha… Cốt truyện thật đơn
giản, lối kể chuyện sinh động nhưng vẫn in đậm khuynh hướng giáo huấn,
đạo đức (ca ngợi sự cần cù, chịu khó, biết giúp đỡ người xung quanh, biết
vượt lên trên mọi hoàn cảnh để thành người có ích).
Truyện Nam Cao có khá đông nhân vật trẻ em. Đó là những đứa bé nhà
nghèo nhiều thua thiệt: Bảy bông lúa lép (1937), Người Thợ Rèn (1940) ,
Mèo con mắt ngọc (1942) , Ba người bạn (1942) , Những kẻ khốn nạn
(1942) , Trẻ con không được ăn thịt chó (1942)... Nhân vật chính trong các

truyện này là những đứa trẻ nghèo khổ, bị vứt ra lề đường, sống đói rét, cơ

10


Đề tài : Nhân vật trẻ em trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tƣ

cực, phải đi ăn xin, đi làm thuê làm mướn mà vẫn không đủ sống, hoặc vẫn
sống với mẹ cha nhưng bị hắt hủi, hờ hững.
Ngô Tất Tố đã phản ánh chân thực, xúc động cảnh sống nheo nhóc, đói
khát nhưng ngoan ngoãn, hiếu thảo của những đứa con chị Dậu, đặc biệt là cái
Tí (Tắt đèn). Những nhân vật nhỏ dại này đã khiến nhiều người phải rơi lệ
thương xót.
Nguyên Hồng được mệnh danh là “Nhà văn của phụ nữ và trẻ em”. Trẻ
thơ trở thành mối quân tâm sâu sắc của ông. Có thể kể tới các tác phẩm:
Những ngày thơ ấu, Mợ Du, Những mầm non... Mỗi trang viết của ông đều
như tiếng thở dài đầy trăn trở, xót xa trước những thân phận bé bỏng, thơ dại,
khốn khổ. Những đứa bé chẳng được học hành gì, đứa thì lê la đất bẩn, đứa
lang thang trên phố, đứa làm những việc khó nhọc, quá sức không kém người
lớn. Bao nhiêu nguy cơ, cạm bẫy đang rình rập chúng. Nguyên Hồng viết về
trẻ thơ không chỉ bằng sự quan sát mà trước hết bằng sự trải nghiệm. Từ
chính cuộc đời cui cút, bất hạnh, thiếu tình yêu thương, thiếu thốn về vật chất
của mình, ông đã dồn cả tâm huyết, khát vọng vào nhân vật trẻ em bất hạnh,
sớm phải lang thang kiếm sống ở thành phố, phải lăn lộn giành giật miếng
cơm manh áo (bé Hồng trong Những ngày thơ ấu, thằng Minh trong Bỉ vỏ,
cái Túc trong Những mầm non). Mỗi đứa trẻ là một số phận, một mảnh đời đau đớn, côi cút. Chúng cất lên tiếng nói tố cáo thống thiết xã hội Việt Nam
trước Cách mạng.
Về cơ bản, nhân vật trẻ em trong văn học thời kì này xuất hiện như nạn
nhân của hoàn cảnh bất công, phi lí. Chúng được các nhà văn ý thức như
những thân phận đáng thương, những cá nhân cần được bảo vệ, những bằng

chứng hùng hồn kết án xã hội phi nhân tính đến tàn bạo.
1.3. Nhân vật trẻ em trong văn học từ Cách mạng tháng 8 đến năm 1975
“Làm cho thiếu nhi biết yêu Tổ Quốc, thương đồng bào, chuộng lao
động, giữ kỉ luật, biết vệ sinh, học văn hoá…Lúc học cũng cần vui, lúc vui

11


Đề tài : Nhân vật trẻ em trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tƣ

cũng cần học” là phương châm sáng tác của bộ phận văn học thiếu nhi nói
riêng, của hình tượng nhân vật trẻ em trong văn học Việt Nam từ sau Cách
mạng tháng Tám nói chung. Với trẻ em, tính giáo dục của văn học được đặc
biệt đề cao. Do vậy khi đề cập đến nhân vật trẻ em, các tác phẩm văn học giai
đoạn này thường ưu tiên chú ý đến mục đích nêu gương những tấm gương
thiếu nhi dũng cảm trong kháng chiến, những em "tuổi nhỏ chí cao" trong
cuộc đấu tranh chiến thắng hoàn cảnh. Khuynh hướng sử thi cũng in dấu ấn
đậm nét ở những hình tượng trẻ em mang tầm vóc thời đại, tầm vóc lịch sử.
Đó là những em bé giao liên, những em bé tham gia diệt ác trừ gian, sẵn sàng
hy sinh vì lí tưởng Cách mạng. Đọc các tác phẩm Chiến sĩ ca nô của Nguyễn
Huy Tưởng, Dưới chân cầu mây của Nguyên Hồng, Chú Giao làng Seo của
Nguyễn Tuân, Thiếu niên anh hùng của Phong Nhã..., ta dễ nhận ra ở những
cuốn sách được coi là tiêu biểu này, hình thức nghệ thuật tuy còn khá thô sơ
nhưng ý tưởng bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm yêu nước, chống đế quốc xâm
lược cho các em vẫn đem lại sự đánh giá tích cực của người đọc. Trong
truyện ngắn của Nam Cao (Mò sâm banh), của Xuân thu (Ông lão chăn bò
trên núi Thắm), trong tiểu thuyết của Nguyễn Đình Thi (Xung kích)... trẻ em
được khắc họa như nạn nhân của đế quốc, phong kiến, hoặc như những thiên
thần trong sáng của chủ nghĩa anh hùng. Chặng tiếp sau, với tác phẩm Đất
rừng phương nam (1957) của Đoàn Giỏi, Đội du kích thiếu niên Đình Bảng

của Xuân Sách, Đội tình báo thiếu niên Bát sắt của Phạm Thắng..., ấn tượng
nổi bật mà các tác giả dụng công tạo dựng vẫn là chân dung các anh hùng nhỏ
tuổi. Các em đều có hoàn cảnh gia đình bất hạnh, hoặc bị chiến tranh làm li
tán, được Cách mạng dang rộng vòng tay đón nhận, cưu mang. Quá trình
trưởng thành của các em là quá trình phấn đấu trở thành những tấm gương
"thiếu niên anh hùng", "tuổi nhỏ chí cao", khiến bạn đọc xa gần truyền tụng.
Giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước, xuất hiện khá nhiều chuyện
về sinh hoạt của trẻ em ở các đội Măng non, liên đội Thiếu niên tiền phong...

12


Đề tài : Nhân vật trẻ em trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tƣ

nhưng để lại dấu ấn đậm nét nhất vẫn là hình tượng những cô bé, cậu bé mang
nặng thù nhà nợ nước, sớm nối chí cha anh dẫn bước vào cuộc kháng chiến để
khẳng định hùng hồn chân lí "tre già măng mọc" như: Những đứa con trong
gia đình, Mẹ vắng nhà của Nguyễn Thi; Chú bé Cả Xên của Minh Khoa; Út
Tám của Ngô Thông; Em bé sông Yên của Vũ Cận, Đất rừng Phương Nam
của Đoàn Giỏi, Thằng Mỹ của Anh Đức, Đất Quảng của Nguyễn Trung
Thành, Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng...Trẻ em vừa đi học vừa đào
hầm, đắp lũy, vừa đi sơ tán, vừa tải đạn cứu thương... Đó là hình ảnh đầy kiêu
hãnh của một dân tộc ở thời đại "ra ngõ gặp anh hùng". Cái gian khổ ác liệt
không phủ bóng đen u ám lên gương mặt trẻ thơ, trái lại, làm chúng bừng
sáng một ngọn lửa sống mãnh liệt bất khuất.
Tuy nhiên, do thiên về mục đích tuyên truyền cổ vũ, văn học Việt Nam
thời kì này bị chi phối mạnh mẽ bởi khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng
mạn, nên khi viết về nhân vật trẻ em, hầu hết các tác phẩm đặt đối tượng dưới
nhãn quan đạo đức Cách mạng, nhân vật luôn được lí tưởng theo khuôn mẫu
người công dân xã hội chủ nghĩa. Tính chất hồn nhiên, ngây thơ, giảm thiểu

đáng kể, nhân vật trẻ em thường bị “già hóa”, “người lớn hóa”. Chúng
thường hoàn hảo quá, khôn ngoan quá, rất chững chạc so với lứa tuổi. Sự mô
tả tâm lí, ngôn ngữ trẻ em không mấy khi có được sự sống động tự nhiên.
1.4. Nhân vật trẻ em trong văn học từ sau 1975
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước kết thúc thắng lợi, đất nước hòa
bình thống nhất.Vừa khắc phục hậu quả nặng nề của chiến tranh nhân dân ta
vừa tiến hành công cuộc xây dựng, đổi mới đất nước. Cuộc sống thời bình
khiến ý thức về giá trị cá nhân ngày càng có vai trò chi phối văn hóa cộng
đồng. Con người quan tâm nhiều hơn đến nhu cầu đa dạng của cá nhân. Văn
học viết về trẻ em giai đoạn này sẽ chịu ảnh hưởng chủ yếu từ những chuyển
động ở bề sâu văn hóa đó. Không chỉ văn học thiếu nhi mà ở cả văn học viết
cho người lớn, nhiều tác phẩm cũng lấy trẻ em làm nhân vật trung tâm. Trẻ

13


Đề tài : Nhân vật trẻ em trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tƣ

em được đặt vào nhiều mối quan hệ: gia đình, xã hội, tự thân...để nhà văn
khám phá quá trình hình thành nhân cách cá nhân, để nhận thức lại những giá
trị nhân văn cốt lõi, nền tảng. Từ các mối quan hệ gia đình, nhà trường, xã
hội, quá khứ, hiện tại, tương lai..., nhân vật trẻ em như một trục quy chiếu lịch
sử xã hội độc đáo. Đặc biệt hầu hết các tác giả chú ý đến việc khắc họa đời
sống nội tâm của các em, với tư cách một thực thể tâm - sinh lí phức tạp, một
con đường tự ý thức giữa rất nhiều tương tác tất yếu và không tất yếu của văn
hóa - văn học với thời cuộc, thời sự. Điều này khiến cho nhân vật trẻ em bớt
hẳn mầu sắc lí tưởng hóa của văn học giai đoạn trước. Nếu như giai đoạn
trước, cảm hứng sử thi khiến nhà văn nhìn nhận trẻ như những nhân cách đã
hoàn thiện - sản phẩm hoàn hảo của một môi trường nhân ái, tiến bộ, tuyệt đối
hợp lí (những tấm gương của lòng dũng cảm, những hành vi yêu nước anh

hùng) thì nay trẻ em sẽ được nhìn nhận như những tính cách đa diện, tốt có,
xấu có, vừa soi chiếu thế giới người lớn vừa giữ tính độc lập riêng với đặc
điểm tâm sinh lí lứa tuổi. Những tác phẩm viết về kí ức tuổi thơ nở rộ: Miền
thơ ấu - Vũ Thư Hiên, Hành trình ngày thơ ấu - Dương Thu Hương, Cô bé
nhìn mưa - Đặng Thị Hạnh, Tuổi thơ im lặng - Duy Khán, Dòng sông thơ
ấu - Nguyễn Quang Sáng, Tuổi thơ dữ dội - Phùng Quán ...Dường như tuổi
thơ không chỉ là chất liệu hiện thực độc đáo mà còn là một cách nhìn, một
tiêu điểm để đánh giá lại nhiều vấn đề trong quá khứ và hiện tại. Dù viết về
chuyện của quá khứ song ý nghĩa thời sự vẫn dồi dào, thu hút sự quan tâm của
đông đảo độc giả. Nhiều người đã nói đến mầu sắc tự truyện của các tác phẩm
này, chúng khiến cho ngay cả một số cuốn được in ở nhà xuất bản Kim Đồng
nhưng lại thực sự chuyển tải thông điệp về xã hội người lớn ( thí dụ: Chó Bi,
đời lưu lạc, Côi cút giữa cảnh đời của Ma Văn Kháng ).
Cùng với sự chuyển dịch về tư tưởng là sự đổi mới trong nghệ thuật. Dư
luận dành nhiều quan tâm cho một số trường hợp khá mới mẻ về lối viết như
Nguyễn Nhật Ánh, Nguyễn Ngọc Thuần, Phan Thị Vàng Anh...
Nếu như viết về tuổi mới lớn Nguyễn Nhật Ánh tập trung vào những

14


Đề tài : Nhân vật trẻ em trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tƣ

rung động đầu đời của các em thì khi viết cho tuổi học sinh cấp một, cấp hai,
ông lại đi vào chủ đề chính là chuyện trường lớp ( Bài vở và các mối quan hệ
với thầy cô, bạn bè, mọi người xung quanh). Đặc biệt ông nói nhiều hơn đến
tình bạn. 45 tập Kính vạn hoa xoay quanh tình bạn của bộ ba Quý Ròm - Tiểu
Long - nhỏ Hạnh ở tập thể lớp 8A4 trường Tự Do nhưng không hề nhàm
chán, trái lại luôn hấp dẫn bạn đọc, lôi kéo họ qua từng trang truyện. Với cảm
hứng thế sự dồi dào, bộ truyện được hoàn thành trong bẩy năm đã chinh phục

được tình cảm nồng nhiệt của các bạn đọc nhỏ tuổi, và tác giả trở thành một
hiện tượng "ăn khách" hiếm có. Bằng phong cách viết vừa tinh tế, vừa hóm
hỉnh, hướng theo cách nhìn trẻ thơ, khai thác chất liệu sinh hoạt đời thường,
chuyện trường lớp được tái hiện chân thực, sinh động, tự nhiên (không phải
lối tô vẽ các gương điển hình tích cực dễ dãi) có thể coi Kính vạn hoa là tác
phẩm thành công nhất của Nguyễn Nhật Ánh, là bộ truyện đạt được nhiều kỉ
lục nhất về độ dài, số nhân vật, số trang in và số lần tái bản.
Xuất hiện sau Nguyễn Nhật Ánh, Nguyễn Ngọc Thuần thuộc thế hệ nhà
văn trẻ trưởng thành trong những năm đầu của thể kỉ XXI. Ba tác phẩm văn
chương đầu đời là Giăng tơ nhện, Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, Một thiên
nằm mộng lần lượt đem đến cho tác giả ba giải thưởng: Giải 3 cuộc vận động
sáng tác văn học tuổi 20 lần II, giải A cuộc thi văn học thiếu nhi vì tương lai
đất nước lần II và giải A cuộc vận động sáng tác cho thiếu nhi của nhà xuất
bản Kim Đồng. Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ là một truyện dài theo kết cấu
chương hồi. Các sự kiện diễn ra tuần tự kiểu tuyến tính. Chất keo kết dính
chuỗi các sự kiện là những bí mật mà ai cũng muốn tò mò. Dũng - nhân vật
chính của truyện trong quá trình “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” đã phát hiện
ra một chuỗi những bí mật đầy thú vị. Giữa Dũng và bố mẹ, cô giáo, những
người láng giềng, bạn bè có sự giao cảm lớn. Cậu bé hồn nhiên, chân thực
trong cảm xúc ấy đã có lúc hành xử như người lớn nhờ sự am hiểu lạ lùng về
thế giới, về thần linh. Em hiểu được nỗi buồn của một người không còn đầy

15


Đề tài : Nhân vật trẻ em trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tƣ

đủ thân thể như ông Tư, chú Hùng và đã tình nguyện làm bàn tay cho ông Tư.
Đến trường, Dũng giành tình yêu cho cô giáo Hà. Dũng quan tâm đến từng
chi tiết nhỏ nhặt nhất của cô như cái mũi hồng, đôi guốc màu xanh. Em thấm

thía nỗi đau khổ của cô giáo khi đánh mất bé Thương. Vẻ đẹp tâm hồn và
những hành động đầy tình yêu thương, vị tha của Dũng như là những câu
chuyện cổ tích giữa đời thường.
Trong Thiên sứ của Phạm Thị Hoài, nhân vật bé Hon là một cô bé đặc
biệt "một thiên sứ pha lê" lạc bước xuống "cõi trần gian u xám lạnh lùng",
thừa toan tính vụ lợi mà thiếu thốn cảm thông, thương xót. Cô khao khát yêu
thương và chỉ chăm chăm đi ban phát yêu thương, đi đâu, gặp ai bé cũng tặng
nụ cười trẻ thơ và lời mời chào thơm ngậy mùi sữa: "thơm nào". Thế nhưng
thiên sứ đã bị chối từ ngay trong gia đình của mình. Ban đầu họ còn hào
hứng, dần dần cảm thấy khó chịu, cau có, bực dọc, không ai đón nhận nụ cười
và môi hôn bất tận của bé, cô đành chia sẻ cho chú mèo. Rồi cô vĩnh viễn từ
giã cuộc đời với đôi môi đỏ cháy vẫn "đòi vô tận những nụ hôn". Nhân vật bé
Hon - thiên sứ pha lê trong cuốn tiểu thuyết rất ngắn này hoàn toàn khác các
nhân vật trẻ em trong văn chương truyền thống. Đây là huyền thoại tự giải
thiêng, là lời cảnh tỉnh xót xa mà nghiêm khắc trước tình trạng con người
ngày càng cạn kiệt nhân tính, ngày càng để cho thói vụ lợi thống trị.
Các nhân vật trẻ em xưng "tôi" trong Miền thơ ấu của Vũ Thư Hiên,
Hành trình ngày thơ ấu của Dương Thu Hương, Côi cút giữa cảnh đời của
Ma Văn Kháng, Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán, Mảnh đất tình yêu,
Hương và Phai của Nguyễn Minh Châu cũng như trong hầu hết tác phẩm của
Nguyễn Nhật Ánh, Nguyễn Ngọc Thuần, Phạm Thị Hoài... đều có điểm
chung: chúng không phải những nhân cách hoàn hảo, không già dặn như
những "người lớn thu nhỏ" thường thấy ở văn học giai đoạn trước. Chúng
sống với thế giới đời thường, tham gia vào những sinh hoạt đời thường.
Chúng có thể khôn ngoan hay khờ dại, hiền lành hay hiếu động...nhưng chúng

16


Đề tài : Nhân vật trẻ em trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tƣ


không xuất hiện như những kẻ coi mục đích sống là nêu gương sáng cho
người khác. Chúng đầy khiếm khuyết nhưng luôn đáng yêu. Chúng xét nét
người lớn để tỏ ra độ lượng. Và chúng bao giờ cũng mang bản năng hướng
thiện. Có nhân vật tính cách, có nhân vật số phận, có nhân vật tư
tưởng...nghĩa là các nhà văn đối xử với nhân vật trẻ em như đối xử với một
nhân cách độc lập.
Có thể nói sau năm 1975, văn học viết về trẻ em đã trưởng thành lên rất
nhiều trong ý thức thẩm mĩ. Đề tài và hướng tiếp cận đời sống phong phú hơn
trước. Tại các mối quan hệ nhân nhân sinh đa dạng, phức tạp đều có mặt nhân
vật trẻ em. Trẻ em được đặt trong cái nhìn đa chiều chứ không thuần khiết
một chiều lí tưởng đầy tinh thần giáo huấn hay minh họa. Nhân vật trẻ em
trong các truyện sau 1975 hiện lên như những con người với những số phận,
những cảnh đời có sức ám ảnh. Từ bọn trẻ con đi trọ học xa trong Miền xanh
thẳm của Trần Hoài Dương đến nhóc con thành phố trong Kính vạn hoa của
Nguyễn Nhật Ánh, từ những em bình thường lành lặn đến những em phải suốt
đời mang khuyết tật như cô bé liệt chân con nhà thổi bóng đèn trong Mảnh vỡ
(Lê Cảnh Nhạc), từ những cô bé, cậu bé được sống giữa sự đùm bọc của gia
đình đến những em bé bị đẩy ra ngoài vỉa hè, lang thang nay đây mai đó, nếm
chải đủ mùi cay đắng của cuộc đời, như Nương và Điền trong Cánh đồng bất
tận (Nguyễn Ngọc Tư)...,chúng đều được diễn tả bằng cảm quan hiện thực của
thời kì đổi mới và hội nhập quốc tế. Chúng vừa cho người đọc gặp lại kinh
nghiệm văn chương của Thạch Lam, Nguyên Hồng, Ngô Tất Tố thời tiền
chiến, vừa khá rõ dấu ấn của những kinh nghiệm mới mẻ đến từ mảng sáng
dịch mà chỉ từ đầu thập kỉ 80 độc giả Việt Nam mới có cơ hội tiếp cận rõ ràng.
1.5. Vị trí nhân vật trẻ em trong thế giới nghệ thuật của Nguyễn
Ngọc Tƣ.
1.5.1. Thế giới của người dân sông nước, miệt vườn Nam Bộ.

17



Đề tài : Nhân vật trẻ em trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tƣ

Nguyễn Ngọc Tư là một cây bút trẻ, "một hiện tượng văn học" trong
khoảng một thập niên trở lại đây. Văn chương của chị đậm chất Nam Bộ, giản
dị, không hoa hòe, hoa sói, không chạy theo thời thượng, tân kì mà vẫn thu
hút biết bao sự quan tâm của độc giả. Dù chị chưa được gọi là "nhà văn của
trẻ em", song đọc các sáng tác của chị ta thấy hình ảnh trẻ em và vấn đề trẻ
em trở đi trở lại qua nhiều cảnh ngộ, số phận khác nhau, đặc biệt ám ảnh là
những đứa trẻ nơi làng xã.
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo ở Cà Mau - vùng
đất cực Nam của tổ quốc, một trong những tiền đề quan trọng góp phần hình
thành nên quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Ngọc Tư là những yếu tố văn
hóa mang đặc trưng riêng của vùng đất và con người nơi đây. Bao trùm các
sáng tác của chị là hiện thực cuộc sống con người trên mảnh đất Nam Bộ với
đồng ruộng mênh mông, những con sông, con kinh, con rạch chằng chịt và vô
số những đầm, đìa, rạch, xẻo, những chợ nổi ghe xuồng tấp nập, những câu
hò, điệu hát lên xuống theo từng con nước. Các câu chuyện chị kể thường
được triển khai trên nền bức tranh văn hóa làng quê Nam Bộ độc đáo ấy. Nói
như nhà văn Nguyên Ngọc đó chính là “không gian của Nguyễn Ngọc Tư”.
Tác giả Huỳnh Công Tín nhận xét “Người đọc sẽ được cảm nhận chất Nam
Bộ thể hiện khái quát ở nhiều phương diện của tác phẩm” (63). Tác phẩm của
chị có một không gian Nam Bộ với những loại cây thật điển hình mắm, đước,
sú, vẹt, bần, tra, trầm, choại, quao, ô rô, dừa nước...mọc trên những vàm
kinh, rạch, xẻo, chằng chịt, mà mỗi tên gọi đều đậm đặc tính địa phương: vàm
Cỏ Xước, vàm Mắm, kinh Cỏ Chác, kinh Mười Hai, kinh Thợ Rèn, Rạch Mũi,
Rạch Rãng, Xẻo Mê, Xẻo Rô, gò Cây Quao... Những tên ấp, tên làng, tên chợ
Nam Bộ thật khó lẫn Xóm Xẻo, xóm Rạch, xóm Kinh Cụt, xóm Miễu, chợ Ba
Bảy Chín, đất Cháy, Mút Cà Tha....

Trên cái nền không gian đặc trưng ấy, ta bắt gặp hình ảnh những con
người Nam Bộ thật thà chất phác, trọng nhân nghĩa, hào phóng, hiếu khách,

18


Đề tài : Nhân vật trẻ em trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tƣ

chân tình, cởi mở. Thế giới nhân vật của chị thật phong phú. Luận văn Thế
giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư của Nguyễn Thị Bích
nhận xét rằng đó là nhân vật của những công việc nhọc nhằn, khắc nghiệt và
cuộc sống nghèo khổ. Mỗi nhân vật đều có một nghề để kiếm sống song đa số
họ không sao thoát khỏi cái nghèo. Vì nghèo, muốn chữa bệnh cho con, ông
Chín (Nhớ Sông) phải bán cả ruộng vườn, nhà cửa, đất đai, để rồi gia đình
phải lênh đệnh trên một con thuyền nay đây mai đó. Để có tiền chữa bệnh cho
vợ, chú Đời trong Đời như ý phải bán đi một đứa con. Thậm chí cùng quẫn
quá, Nhâm trong Một trái tim khô phải đi giết người thuê, sau khi đâm người
ta còn kèm theo lời tạ lỗi: "Đừng oán tôi nghen, có oán hận thì oán chồng bà"
(37-157). Cuộc sống khó khăn vất vả, con người phải bươn chải mưu sinh,
nghề nào cũng cực nhọc nhưng họ vẫn cố gắng vươn lên chống chọi với số
phận. Nhân vật của Nguyễn Ngọc Tư thường sống với các mối quan hệ ngang
trái ngay trong gia đình (sự hiểu lầm giữa các thành viên trong gia đình, sự đổ
vỡ tình cảm vợ chồng, mặc cảm con hoang, bị phụ bạc...). Ông già Năm (Cải
ơi ) bỏ nhà bỏ cửa suốt hơn mười hai năm đi khắp nơi để vừa kiếm sống vừa
tìm con. Thậm chí ông còn cố tình đi ăn trộm để được lên ti vi, vì đó là cơ hội
để ông nhắn đôi lời tìm con. Ông Tư Nhớ (Đau gì như thể ) lại vướng vào
một nỗi éo le khác, bị nghi ngờ làm cho con riêng của vợ là Nga mang bầu, bị
mọi người đàm tiếu, xa lánh, khinh thường, chỉ có Nga là hiểu nỗi oan trái của
cha dượng nhưng lại im lặng vì toan tính riêng. Những cuộc đời lận đận của
Đào Hồng (Cuối mùa nhan sắc), Xuyến (Duyên phận xo le), Diệu (Làm

mẹ)... vì đam mê ca hát, đam mê tình ái, mà thành bất hạnh, phải sống nghèo
khổ, trong sự giày vò, dằn vặt lương tâm, trong mặc cảm có lỗi với con cái.
Nhân vật của Nguyễn Ngọc Tư mang nặng cảm thức cô đơn, cảm thức lưu
lạc, sống giữa đồng loại đông đúc ồn ào mà như lạc lõng bơ vơ. Cuộc sống
nay đây, mai đó lênh đênh trên sông nước của ông già Chín cùng hai cô con
gái (Nhớ sông) khiến họ đau đáu khao khát, thèm muốn được gắn bó với một

19


Đề tài : Nhân vật trẻ em trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tƣ

mảnh đất thân thuộc. Ba cha con Nương, Điền trong Cánh đồng bất tận phiêu
bạt hết nơi này đến nơi khác, chẳng nơi nào dung thân được đôi ba tháng.
Từ truyện ngắn đến tạp văn, thế giới hiện thực của Nguyễn Ngọc Tư chủ
yếu là một thế giới đang tàn héo phôi pha. Những dòng sông đang mỗi ngày
một đục bẩn (Tắm sông), những bờ sông lở mãi do tàu ghe cao tốc chạy
nhiều, những đầm tôm, bè cá chết bệnh khiến chủ nhân méo mặt (Ngậm ngùi
Hưng Mỹ, Chờ đợi những mùa tôm, Đi qua những cơn bão khô), những
đồng ruộng nhiễm phèn nhiễm mặn (Cánh đồng bất tận, Thư từ quê), những
ngôi nhà cổ hư nát không giữ được con người thủy chung (Nhà cổ, Thổ Sầu),
những tình yêu trái ngang, phụ bạc vì nghèo thiếu, vì lầm lẫn (Duyên phận so
le, Một trái tim khô, Nửa mùa)...Nhưng đấy cũng là thế giới của tình sâu
nghĩa nặng giữa con người với con người, giữa người với nghề (Cuối mùa
nhan sắc, Dòng nhớ, Đau gì như thể...), Giữa người với đất đai, cây trái
(Nhớ đất, Quán nhớ, Một mái nhà, Ngủ ở Mũi)...Thế giới ấy thật mộc mạc,
thân quen với những bà má bỏm bẻm nhai trầu, tài kho cá, làm mắm (Lời cho
má, Chợ của má, Thuộc về má); với những người đàn ông áo cánh khăn rằn,
rề rà cuộn thuốc hút và nhâm nhi nước để hóng gió chướng lồng lộng
thổi...Trong thế giới ấy, trẻ em là một "tụ điểm". Chúng là phần trong trẻo

rạng rỡ nhất (Ba bé Ngoan về, Bà cô, Người mẹ vườn cau, Áo tết, Ông
ngoại, Giàn bầu trước ngõ, Những con mèo bé nhỏ, Tết của cô, Xa xóm
mũi...) cũng là phần u ám bi đát nhất (Ấu thơ tươi đẹp, Những cánh đồng bất
tận, Cỏ xanh, Cảm giác trên dây...). Chúng không chiếm số đông nhưng có
thể nói chúng tạo ra sức ám ảnh mạnh nhất trong thế giới nhân vật đông đúc
của Nguyễn Ngọc Tư.
1.5.2. Trẻ em hiện diện trong mọi vấn đề của người lớn, của xã hội.
Có khoảng gần 50 tác phẩm (chưa kể Đảo - do đây là tập ruyện ngắn mới
xuất bản, người viết chưa có điều kiện khảo sát) của Nguyễn Ngọc Tư có
nhân vật trẻ em, nhưng xét về tỉ lệ thì trẻ em xuất hiện với tần số nhiều hơn ở

20


Đề tài : Nhân vật trẻ em trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tƣ

tác phẩm của những cây bút tiêu biểu sau 1975 như Chu Lai, Bảo Ninh, Tạ
Duy Anh, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Bình Phương, Ma văn Kháng, Nguyễn
Minh Châu...rất nhiều. (Khảo sát trên 40 truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp,
nhân vật trẻ em xuất hiện trong khoảng 20 tác phẩm . Trong 25 truyện của
Nguyễn Minh Châu viết sau 1980 được khảo sát, có 8 truyện xuất hiện nhân
vật trẻ em.Trong tác phẩm của Tạ Duy Anh, nhân vật trẻ em chiếm 1/3 trong
thế giới nhân vật của ông...)
Bằng trái tim phụ nữ nhân hậu, nhạy cảm, Nguyễn Ngọc Tư đã giành cho
trẻ em tình yêu thương và sự trìu mến đặc biệt. Chúng làm cho trang viết của
chị thêm một sắc thái trữ tình thi vị. Tập truyện Ông ngoại gồm mười một
truyện mà trẻ em là những nhân vật chính - những đứa trẻ Nam Bộ hồn nhiên
trong sáng và thơm thảo. Ở các tập truyện khác: Khói trời lộng lẫy, Biển
người mênh mông, Ngọn đèn không tắt, Gió lẻ và chín câu chuyện khác,
Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, Cánh đồng bất tận, Tạp văn Nguyễn Ngọc

Tư, Tiểu thuyết Sông..., nhân vật trẻ em luôn hiện diện trong mọi vấn đề của
người lớn, của xã hội: trong mối lo cơm áo, trong những cuộc truy tìm hạnh
phúc, trong nhu cầu tự hoàn thiện nhân cách và môi trường văn hóa (cộng đồng
xã hội): trách nhiệm các cơ quan đoàn thể, chính sách, tập quán văn hóa...
Lớn lên cùng với những người nông dân chân lấm tay bùn, Nguyễn Ngọc
Tư không khỏi xót xa khi chứng kiến cảnh tôm chết trắng đồng, những đàn vịt
bị chôn sống vì bệnh dịch kéo theo những món nợ chồng chất. Cuộc sống của
họ trở nên bấp bênh, bất trắc và cái nhìn lo âu của họ rốt cùng dừng lại nơi
con trẻ. Trong Ngậm ngùi Hưng Mỹ, Đã qua những cơn bão khô, Chờ đợi
những mùa tôm, Cánh đồng bất tận..., cái nghèo thành nỗi ám ảnh thường
trực đối với người dân vùng sông nước Nam Bộ: "Tôi có cảm giác cái nghèo
đã giăng ra sẵn những cái bẫy mà bà con nông dân mình đi luẩn quẩn thế
nào vẫn quay về ngay trân chỗ ấy" (50-48).

21


Đề tài : Nhân vật trẻ em trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tƣ

Mảnh đất Hưng Mỹ (Ngậm ngùi Hưng Mỹ) một địa danh nổi tiếng - căn
cứ địa thời kì chống Pháp, chống Mĩ, người dân nổi tiếng về sự trung kiên,
các em nhỏ cũng là "con nít giết giặc", vậy mà giờ đây "ba mươi tháng tư này
nữa là tròn hai chín năm hòa bình" rồi, con đường quốc lộ về ngang qua xã
vẫn ca hoài bài "đường chỉ đẹp khi còn dang dở. Xã có 3.911 hộ ngót 251 hộ
nghèo, 13 ấp thì một ấp rưỡi chưa có lưới điện" (48-43). Bây giờ đất này còn
nghèo hơn trước, "cái nghèo lừa mị người xứ xa, lừa mị những ông quan kinh lí
ưa kiểm tra lớt lớt" (48-44). Cái nghèo cứ bầy ra trước mắt: nhà chị Nga, ba
năm chuyển dịch, tôm chết triền miên, nợ hơn mười triệu ngân hàng. Anh chị
có bốn đứa con nhưng "ba đứa đã thôi học" (48-44); Nhà Chú Bảy Chà nghèo
nhất ấp - một căn nhà nhỏ rách đến tả tơi, mấy đứa nhỏ, con chú "không ai biết

chữ". Trang hơn hai mươi tuổi "thân hình như mười ba mười bốn". Dương
mười một tuổi mà "thua cậu bé lên năm" (48-46). Thị Tường cả ấp có 365 hộ
có tới 105 hộ nghèo. Môi trường nước mặn quá khắc nghiệt. Trồng cây cây
chết, nuôi con gì cũng hỏng. Tôm mất mùa ba vụ liên tiếp, vịt bị chôn sống vì
bệnh dịch. "Học trò từ cấp hai trở đi bắt đầu bỏ học, đi làm mướn" (44-47).
Truyện ngắn Cánh đồng bất tận, bày ra nhức nhối thảm trạng của nông
thôn Nam Bộ: những cánh đồng thiếu nước, khô cằn vì nhiễm mặn, những
xóm làng xác xơ, những đàn vịt bệnh tật, những con người tơi tả vật vã, giãy
giụa với nỗi lo thất bát, phải "treo nồi" mùa giáp hạt...Cuộc sống tạm bợ của
cha con Nương, Điền (Cánh đồng bất tận) tưởng đã quá khổ, hóa ra Nương
còn phải mủi lòng trước những gia đình cùng khổ hơn mình: "ở một xóm nhỏ
bên bờ sông lớn mênh mang. Mỉa mai, người ở đây lại không có nước để
dùng, (như chúng tôi đi trên đất dằng dặc mà không có cục đất chọi chim).
Người họ đầy ghẻ chóc, những đứa trẻ gãi đến bật máu. Họ đi mua nước ngọt
bằng xuồng chèo, nín thở để nước khỏi sánh ra ngoài vì đường xa, nước mắc.
Buổi chiều đi làm mướn về, họ tụt xuống ao tắm táp thứ nước chua lét vì
phèn, rồi xối lại đúng hai gàu. Nước vo cơm dùng để rửa rau, rửa rau xong

22


Đề tài : Nhân vật trẻ em trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tƣ

dành rửa cá. Con nít ba tuổi đã biết quý nước, mắc lắm cũng chạy ra vườn
đái vô chậu ớt, chậu hành (báo hại cây rụi lá). Ở đó, người con trai bảo, "ước
làm sao trước lúc má tôi chết bà được tắm một bữa đã đời"(37-170). Hiện tại
đã vậy, tương lai thế nào cho những đứa trẻ? Một vòng luẩn quẩn của đói khổ
tăm tối là khả năng lớn nhất.
Cái nghèo trong Đời như ý tương phản sâu sắc với nhan đề của truyện.
Chú Đời mù nên phải ca cải lương, bán vé số để nuôi sống gia đình gồm một

người vợ nửa tỉnh nửa điên và hai đứa con gái nhỏ xinh xắn. Chú mơ ước đời
như ý nên chú đặt tên hai đứa con là Như và Ý. Nhưng rồi đến một ngày
không còn khả năng bảo bọc cho người phụ nữ mà mình yêu thương, chú Đời
đành phải bán cả đứa con gái nhỏ ngoan ngoãn. Hoàn cảnh nghiệt ngã đã
khiến gia đình chú phải xẻ nghé tan đàn, chia cắt tình thương. Liệu rồi những
đứa trẻ có hiểu lòng chú mà tha thứ? Liệu số phận chúng sẽ ra sao?
Lại còn một tai họa nữa rình rập con trẻ ở ngay mái ấm gia đình chúng.
Đó là thói nông nổi, ích kỉ, những đam mê lầm lạc của các bậc làm cha làm
mẹ lắm khi đã đẩy trực tiếp đẩy con mình vào cuộc sống khổ đau.
Đào Hồng (Cuối mùa nhan sắc), chị Diệu (Làm má đâu có dễ) là những
người nhẹ dạ, lụy tình rồi đều bị bỏ rơi. Họ sinh ra những đứa trẻ không cha.
Chị Diệu vì muốn nổi tiếng, được giao đóng những vai chính nên bỏ con cho
má. Đào Hồng bận đi lưu diễn nay đây mai đó, cũng cho đứa con của mình đi.
Khi nghiệp cầm ca tàn, thời xuân sắc qua đi, họ thấy cô đơn, họ cần đứa con
như cần một chỗ dựa, một niềm an ủi thì những đứa con quay lưng từ chối họ,
bởi chúng đã quen sống thiếu họ. Chúng lớn lên trong mặc cảm côi cút âm
thầm, hờn giận âm thầm mà mẹ chúng không bao giờ bận tâm đến. Ai có thể
đo được những tổn thương sâu xa trong tâm hồn những đứa trẻ này!
Trong Ấu thơ tươi đẹp, có những ông bố bà mẹ rất vô trách nhiệm. Họ vì
thói ích kỉ mà phá tan cái gia đình hạnh phúc - tổ ấm yêu thương của những
đứa trẻ. Họ sống buông thả, mỗi người chạy theo một đam mê để mặc gia

23


Đề tài : Nhân vật trẻ em trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tƣ

đình tan vỡ, những đứa con của họ phải sống khổ sở, thiếu thốn hơi ấm tình
thương cha mẹ. Chúng sớm mang những vết thương sâu hoắm trong tâm hồn,
nguy cơ lớn lên thành những nhân cách khuyết tật.

Xuyến (Duyên phận so le) đến với tình yêu quá sớm để rồi lỡ dở. Đứa
con mà cô đứt ruột đẻ ra đành đem cho người ta nuôi vì sợ sống với cô, con sẽ
đói khát. Nhìn bé Bi ngây thơ lon ton chạy nhảy cô không khỏi đau đớn xót
xa vì cô không còn là mẹ chính danh của bé. Cô tìm mọi cách để được ở bên
con nhưng rồi chợt nhận ra mình chính là người gây ra đau khổ thiệt thòi cho
đứa nhỏ.
Ở Một chuyện hẹn hò, người mẹ vì không chống lại được đam mê xác
thịt, một phút xao lòng, chị đã bỏ mặc những đứa con của mình trong đêm
mưa bão khủng khiếp, với nỗi hoảng loạn tinh thần. Dù tỉnh ngộ nhờ bản
năng làm mẹ nhưng người mẹ ấy đã chết khi không kịp trở về với con. Lời
của người kể chuyện nặng trĩu xót xa trách móc "Đứa con sẽ đi qua cơn bão
này gọn ơ vì gói mì đang có sẵn. Nhưng có một cơn bão khác mà cả đời nó
không đi khỏi, nó sẽ nhớ hoài chuyện mẹ nó cùng một người đàn ông xa lạ ở
trong căn chòi giữa Đầm Sầu, khi ai nấy đều về nhà(...), nhưng hai người đó
không về, họ ở ngoài đầm, để làm gì thì không nói ra cũng biết"(39-113). Còn
nhiều những ông bố bà mẹ khác như cha mẹ của Lụm (Lụm "Còi"), của
Miên (Cỏ xanh)..vì đủ thứ lí do nào đó mà bỏ rơi con cái, để những đứa con
của họ phải sống lang thang đầu đường, xó chợ đến tội nghiệp .
Tâm hồn trẻ thơ như tờ giấy trắng, chúng luôn lấy cha mẹ làm hình mẫu
để noi theo. Chúng có thể trở thành người tốt nếu cha mẹ là tấm gương sáng.
Ngược lại những tâm hồn non nớt sẽ dễ bị hoen ố nếu gặp nhiều thương tổn
do chính cách hành xử sai lầm của các bậc phụ huynh.
Gia đình trong Núi Lở là một điển hình. Cả cha và mẹ cậu bé đều là
những đứa con bất hiếu. Họ kiếm sống bằng nghề cái dơ bẩn: nuôi ổ điếm

24


Đề tài : Nhân vật trẻ em trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tƣ


trong nhà, làm trái lời ông nội. Khi mưa bão làm sạt lở quả núi cạnh nhà họ, họ
cứu cô gái điếm để khỏi bị đi tù, mang theo con nhồng vì nó giúp họ sinh ra
tiền. Còn người cha, họ sẵn sàng bỏ mặc: "Ba già rồi còn để con nhỏ đó chết ở
đây anh sẽ ngồi tù" (39-80). Chứng kiến cha mẹ "đang rú lên mừng thoát nạn
mà đã - chết - rồi" cậu bé thấy trái tim tan vỡ. Cậu kêu gào thảm thiết vì
thương ông nội mà cũng là vì khủng khiếp trước cái chết của nhân tính.
Ở Cánh đồng bất tận vì ham tấm lụa đẹp, người mẹ đã ngã vào vòng tay
gã lái buôn. Út Vũ quá hận vợ trở nên tàn nhẫn, lầm lì, lạnh lùng với các con.
Anh đày đọa chúng, đốt bỏ căn nhà trú ngụ của chúng, bắt chúng phiêu bạt,
đánh đập chúng vì chúng có nét mặt giống mẹ. Út Vũ trả thù đời bằng những
cuộc tình chóng vánh, vô cảm mà anh "tính toán rất vừa vặn, sao cho vừa đủ
yêu, vừa đủ đau, vưa đủ bẽ bàng, và bỏ rơi họ đúng lúc" (37-176). Anh không
bao giờ để tâm đến nỗi bất hạnh của con cái anh. Anh tước đoạt cái quyền
được nhớ, được yêu thương của chúng. Không bạn bè, không người thân
thích, chúng trở nên lạc loài xa lạ giữa thế giới con người. Cuộc sống với
Nương, Điền là một chuỗi ngày lênh đênh bất định. Họ không có nhà cửa,
không ai chờ đợi, thế giới riêng tư khép kín, không gian tù túng một con
thuyền nhỏ, không bạn bè, lối xóm. Họ kiếm tìm đồng cảm ở bày vịt chạy
đồng. Chơi với người quá hiểm nguy nên chuyển qua chơi với vịt, học cách
yêu thương đàn vịt, chuyện với người thấy buồn nên chuyển qua trò chuyện
với vịt.
Nhân vật Di trong Khói trời lộng lẫy, để trả thù cha - người đã bỏ rơi chị
em cô đi với người đàn bà khác - Di đã cướp mất đứa con riêng của cha để
chạy trốn. Cô đã đóng vai mẹ nó trong suốt mười bốn năm, và cách li nó khỏi
thế giới đông vui nhộn nhịp đến Xóm Cồn hoang vu, một nơi không trường
học, không bạn bè. Đến khi sự thật vỡ lở, Di phải thú nhận với em một sự thật
phũ phàng: người trong ảnh là "cha tụi mình". Thằng Phiên khi ấy quá shock,

25



×