Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Luận văn Quan hệ Mĩ - Cuba từ 1962 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (783.56 KB, 114 trang )

Luận văn: Quan hệ Mĩ - Cuba từ 1962 đến nay
LỜI CẢM ƠN
Tác giả bày tỏ lòng biết ơn chân thành sâu sắc nhất tới PGS.TS Nguyễn
Thị Hạnh – người hướng dẫn khoa học đã tận tâm, nhiệt tình hướng dẫn tác
giả trong suốt quá trình xây dựng bà hoàn thiện luận văn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khọa lịch sử,
phòng Sau Đại học đã tạo điều kiện, góp ý để tác giả hoàn thiện luận văn này.
Xin bày tỏ lòng tri ân đối với gia đình, bạn bè và người thân luôn sát
cánh bên tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Hà Nội, tháng 10 năm 2015
Học viên

Chu Thanh Nga


Luận văn: Quan hệ Mĩ - Cuba từ 1962 đến nay

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài. ......................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. .......................................................................... 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. .............................................................. 5
4. Phạm vi nghiên cứu...................................................................................... 5
5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu. ................................................ 6
7. Cấu trúc của luận văn. .................................................................................. 7
NỘI DUNG....................................................................................................... 8
CHƢƠNG 1. QUAN HỆ MĨ - CUBA TỪ NĂM 1962 ĐẾN NĂM 2009. .. 8
1.1. Những nhân tố tác động tới mối quan hệ Mĩ - Cuba từ năm 1962 đến năm
2009. .................................................................................................................. 8
1.1.1. Bối cảnh thế giới và khu vực. .................................................................. 8
1.1.2. Vị trí chiến lược của Mĩ và Cuba trong tương quan của mối quan hệ. 11


1.1.3. Nội dung cơ bản trong chính sách đối ngoại của Mĩ và Cuba trong
tương quan của mối quan hệ. .......................................................................... 14
1.1.4. Quan hệ Mĩ – Cuba trước năm 1962. ................................................... 20
1.2. Quan hệ Mĩ – Cuba trên các lĩnh vực. ..................................................... 29
1.2.1. Trên lĩnh vực chính trị........................................................................... 29
1.2.2. Trên lĩnh vực ngoại giao. ...................................................................... 42
1.2.3. Trên lĩnh vực kinh tế. ............................................................................ 48
CHƢƠNG 2. QUAN HỆ MĨ - CUBA TỪ 2009 ĐẾN NAY....................... 64
2.1. Những nhân tố tác động tới mối quan hệ Mĩ - Cuba. .............................. 64
2.1.1. Sự chuyển biến của tình hình quốc tế và khu vực. ................................ 64
2.1.2. Sự thay đổi trong chính sách đối ngoại của Mĩ. ................................... 67
2.2. Quan hệ Mĩ - Cuba trên các lĩnh vực. ...................................................... 71


Luận văn: Quan hệ Mĩ - Cuba từ 1962 đến nay

2.2.1. Trên lĩnh vực chính trị........................................................................... 71
2.2.2. Trên lĩnh vực ngoại giao. ...................................................................... 76
2.2.3. Trên lĩnh vực kinh tế. ............................................................................ 85
2.3. Nhận xét. .................................................................................................. 90
2.3.1. Đặc điểm của quan hệ Mĩ - Cuba từ 1962 đến nay. ............................. 90
2.3.2. Triển vọng và thách thức trong quan hệ Mĩ - Cuba. ............................ 94
KẾT LUẬN .................................................................................................... 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 102


Luận văn: Quan hệ Mĩ - Cuba từ 1962 đến nay

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.

Từ sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc đến nay, với xu hướng toàn cầu
hóa và những thành tựu to lớn của cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã
làm cho tình hình thế giới có những biến đổi sâu sắc. Với mục tiêu giữ vững
vị trí siêu cường duy nhất, Mĩ đã có những điều chỉnh chính sách đáng kể
trong chiến lược toàn cầu nói chung và chính sách đối ngoại trong từng khu
vực, quốc gia trên thế giới.
Bên cạnh đó Cuba cũng không ngừng cải cách để xây dựng và phát triển
đất nước, đồng thời mở rộng các mối quan hệ với các nước và tranh thủ thuận
lợi của bối cảnh toàn cầu để hội nhập và tiến kịp với sự phát triển của thế giới.
Nhìn lại lịch sử, qua hơn nửa thế kỷ với xu hướng hội nhập toàn cầu hóa thì
dấu ấn sự can thiệp của Mĩ với Cuba dường như đã bị lãng quên trong suy
nghĩ của giới cầm quyền Mĩ, hay cũng không còn là điều thường trực trong
suy nghĩ của nhân dân Cuba. Trước những biến động về tình hình chính trị
trên thế giới trong thập niên đầu thế kỷ XXI, sự hội nhập kinh tế và ngày càng
phát triển của Cuba, Mĩ đã nhìn nhận lại chính sách đối ngoại của mình với
Cuba và có những điều chỉnh chính sách đối với đất nước này, quan hệ hai
nước đã có những tiến triển theo hướng tích cực mà sự kiện nổi bật nhất là
ngày 17/12/2014, Chủ tịch Cuba Raul Castro và Tổng thống Obama của Mĩ
đã tuyên bố tái lập quan hệ ngoại giao tiến tới bình thường hóa quan hệ đầy
đủ sau hơn năm thập kỷ đối đầu.
Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai Mĩ đã ngày càng phát triển và khẳng
định được vị thế của mình trên trường quốc tế. Đó là một quá trình không đơn
giản, là kết quả của nhiều yếu tố, trong đó không thể không kể đến vai trò
quan trọng của chính sách đối ngoại hiệu quả và hợp lý. Tuy nhiên không
phải trong hoàn cảnh nào Mĩ cũng có thể hoạch định được chính sách hoàn

1


Luận văn: Quan hệ Mĩ - Cuba từ 1962 đến nay


toàn phù hợp. Chính vì vậy mà việc nhìn lại và điều chỉnh chính sách với các
khu vực và từng quốc gia là vô cùng quan trọng. Có thể thấy được sự điều
chỉnh chính sách của Mĩ với Cuba qua các thời kỳ cũng như sự điều chỉnh
chính sách của phía Cuba với Mĩ trong điều kiện tương quan.
Mĩ là quốc gia có tầm ảnh hưởng lớn trên trường quốc tế, những chính
sách đối ngoại của Mĩ có ảnh hưởng mạnh mẽ tới các mối quan hệ quốc tế.
Mối quan hệ Mĩ - Cuba chịu ảnh hưởng không nhỏ của những diễn biến trong
quan hệ quốc tế và mối quan hệ này có tác động không chỉ tới riêng bản thân
hai nước và khu vực mà còn tác động chung đến quan hệ quốc tế. Vì vậy tìm
hiểu mối quan hệ Mĩ - Cuba là vấn đề quan quan trọng, góp phần cho quá
trình nghiên cứu lịch sử quan hệ quốc tế. Quan hệ Mĩ - Cuba là vấn đề quan
trọng mà trong đó chính sách đối ngoại của Mĩ với Cuba, hay chính sách của
Cuba đặt ra cho nước Mĩ được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm từ suốt quá
trình đối đầu căng thẳng cho tới bình thường hóa quan hệ ngoại giao.
Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, quan hệ Mĩ - Cuba là mối quan hệ đối
đầu căng thẳng. Chiến tranh Lạnh kết thúc bối cảnh thế giới thay đổi, xu
hướng toàn cầu hóa ngày càng phát triển. Trong quan hệ quốc tế không còn là
sự chạy đua giữa hai siêu cường là Mĩ và Liên Xô, đồng thời là sự lớn mạnh
và vươn lên của nhiều quốc gia và khu vực đã tác động tới mối quan hệ Mĩ Cuba. Tuy nhiên, với những đặc trưng riêng từ những yếu tố chính trị, chính
sách đối ngoại của Mĩ với Cuba và ngược lại, mối quan hệ Mĩ - Cuba vẫn tiếp
tục căng thẳng trong khoảng thời gian dài mới có những hòa dịu và tiến tới
bình thường hóa trên lĩnh vực ngoại giao.
Trong bối cảnh hiện nay, Đảng và nhà Việt Nam đang thực hiện mục
tiêu đa dạng hóa, đa phương các mối quan hệ với các nước nhằm đưa đất
nước hội nhập và phát triển. Mĩ và Cuba đều là những nước mà Việt Nam
muốn ngày càng mở rộng quan hệ. Chính vì vậy, việc nghiên cứu quan hệ Mĩ

2



Luận văn: Quan hệ Mĩ - Cuba từ 1962 đến nay

- Cuba giúp Việt Nam thấu hiểu chính sách đối ngoại của Mĩ cũng như Cuba
và tình hình mối quan hệ giữa hai nước, rút ra những bài học thực tiễn cho đất
nước, trong đó quan trọng nhất là đề ra những biện pháp hữu hiệu để hợp tác
với Mĩ và Cuba trong bối cảnh mới.
Việc nghiên cứu vấn đề “Quan hệ Mĩ - Cuba từ 1962 đến nay” góp phần
quan trọng giúp hiểu rõ hơn mối quan hệ Mĩ - Cuba trên các lĩnh vực kinh tế,
chính trị, ngoại giao từ 1962 cho đến nay. Cung cấp những kiến thức khoa
học về quan hệ Mĩ - Cuba từ 1962 đến nay, và những kiến thức thực tiễn hiện
trình nghiên cứu, học tập và giảng dạy.
Xuất phát từ những nguyên nhân và ý nghĩa khoa học và thực tiễn trên,
tôi chọn vấn đề “Quan hệ Mĩ - Cuba từ 1962 đến nay” làm đề tài nghiên cứu
của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Quan hệ Mĩ - Cuba được coi là một trong những cặp quan hệ có tính đặc
thù trong quan hệ quốc tế. Chính vì vậy, đã có nhiều công trình nghiên cứu của
các học giả nước ngoài và Việt Nam tập trung vào tìm hiểu mối quan hệ này ở
nhiều khía cạnh và trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên chưa có cuốn sách
chuyên khảo nào viết về vấn đề quan hệ Mĩ với Cuba đặc biệt là từ thời kỳ mối
quan hệ căng thẳng đối đầu khi Mĩ thực hiện chính sách cấm vận và cắt đứt quan
hệ ngoại giao cho tới tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa hai
nước. Vấn đề này thường được đề cập tới trong những tác phẩm nghiên cứu về
chính sách đối ngoại của Mĩ hoặc được nhắc đến trong các cuốn sách nghiên cứu
về lịch sử đất nước Cuba hay công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Cuba.
Trong cuốn “Vấn đề trừng phạt kinh tế trong chính sách đối ngoại của Hoa
kỳ” của tác giả Nguyễn Thái Yên Hương chủ biên, NXB Chính trị quốc gia, Hà
nội, 2003, đã nghiên cứu về tình hình chung về chính sách trừng phạt kinh tế của
Mĩ và đối với các nước cụ thể như Cuba, Việt Nam, Iraq và Nam Tư.


3


Luận văn: Quan hệ Mĩ - Cuba từ 1962 đến nay

Các công trình nghiên cứu về lịch sử đất nước và cách mạng Cuba như
“Cuba - đất nước tự do của châu Mỹ” của tác giả Lê Thành, NXB Sự thật, Hà
Nội, 1961; tác phẩm “ Cuba người anh em thân thiết của chúng ta” tác giả Chu
Xuân Tại, NXB Phổ thông, Hà Nội 1963; tác phẩm “Phong trào đấu tranh
chống đế quốc Mỹ ở châu Mỹ la tinh” tác giả Phạm Xuân Nam, NXB Khoa học
xã hội, Hà Nội, 1968, khi nghiên cứu về quá trình xây dựng xã hội chủ nghĩa của
đất nước Cuba non trẻ, các tác giả cũng đề cập đến chính sách cấm vận mà Mĩ
áp dụng với Cuba và những khó khăn, thách thức mà đất nước này gặp phải.
Bên cạnh đó trên các tạp chí trong và ngoài nước đã đang tải nhiều bài
viết của các nhà nghiên cứu về quan hệ Mĩ với Cuba nhìn nhận ở những khía
cạnh khác nhau. Ví dụ: các bài viết “Cu ba trước cuộc bao vây cấm vận của
Mỹ gần nửa thế kỷ qua” của tác giả Tô Phượng, tạp chí số 255, tháng 3 năm
2006; “Cuba trên con đường phát triển” tác giả Phí Như Chanh, tạp chí Quốc
phòng toàn dân, tháng 1 năm 1995; “công cuộc cải cách bảo vệ xã hội chủ
nghĩa ở Cu ba” các tác giả Nguyễn Xuân Sơn và Nguyễn Viết Thảo, tạp chí
Quốc phòng Toàn dân tháng 1, năm 1997 và “Cách mạng Cu ba tin tưởng
vững bước tiến lên theo con đường chủ nghĩa xã hội” Đại tá Ramon Marquez
Silva, tạp chí Quốc phòng Toàn dân tháng 12 năm 1997; “xung quanh việc
Mỹ nới lỏng lệnh cấm đối với Cu ba” theo Thông tấn xã Việt Nam số 151 ra
ngày 3/7/2003; “Quan hệ Mỹ - Cuba” tài liệu tham khảo đặc biệt của Thông
tấn xã Việt Nam ngày 2/5/2009. Trong các bài viết các tác giả đã phần nào đề
cập đến quan hệ giữa Mĩ với Cuba ở các thời điểm và các góc nhìn khác nhau.
Trên các website cũng đăng tải rất nhiều các bài viết về chính sách Đối
ngoại của Mĩ với Cuba đặc biệt là các cuộc gặp gỡ, thương lượng giữa các

nhà lãnh đạo cấp cao đặc biệt là giữa tổng thống Mĩ Barack Obama và chủ
tịch nước Cuba Raul Castro trong thời gian gần đây đều được cập nhật đăng
tải thường xuyên.

4


Luận văn: Quan hệ Mĩ - Cuba từ 1962 đến nay

Trên cơ sở những nguồn tài liệu đã tiếp cận được chúng tôi nhận thấy
vấn đề quan hệ Mĩ – Cuba đã được các nhà nghiên cứu phân tích ở nhiều khía
cạnh và góc độ khác nhau, cũng như nhiều giai đoạn khác nhau. Kế thừa
những kết quả nghiên cứu đó, chúng tôi quyết định lựa chọn vấn đề “Quan
hệ Mĩ - Cuba từ 1962 đến nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình với mục
đích đưa ra cái nhìn mang tính hệ thống và toàn diện về mối quan hệ này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
Mục đích chính của đề tài nghiên cứu này là tập trung làm rõ mối quan
hệ Mĩ - Cuba từ năm 1962 đến nay từ đó có thể rút ra những nhận xét về mối
quan hệ này.
Từ việc xác định mục đích trên, luận văn tập trung giải quyết các vấn đề sau:
- Phân tích những cơ sở của mối quan hệ Mĩ – Cuba ở những thời điểm
khác nhau.
- Tìm hiểu mối quan hệ Mĩ - Cuba qua các giai đoạn và trên các lĩnh vực
khác nhau.
- Bước đầu rút ra những nhận xét xung quanh mối quan hệ Mĩ - Cuba và
đưa ra dự đoán về triển vọng trong mối quan hệ giữa hai quốc gia này.
4. Phạm vi nghiên cứu.
Về không gian: Đề tài “Quan hệ Mĩ - Cuba từ 1962 đến nay” tập trung
nghiên cứu mối quan hệ Mĩ - Cuba trên các lĩnh vực chính trị, ngoại giao và
kinh tế ở các giai đoạn.

Về thời gian: Luận văn nghiên cứu vấn đề trong thời gian Mĩ triển khai
chính sách với Cuba và các chính sách của nhà cầm quyền Cuba đề ra với Mĩ
từ khi cách mạng Cuba thành công cho đến nay cụ thể hơn là từ năm 1962
đến tháng 12/2014.
Bên cạnh đó, để làm rõ hơn và có cái nhìn khách quan về nguyên nhân
và tác động mối quan hệ Mĩ - Cuba thì luận văn có đề cập tới tình hình mối

5


Luận văn: Quan hệ Mĩ - Cuba từ 1962 đến nay

quan hệ giữa Mĩ - Cuba giai đoạn trước đó cũng như phân tích các yếu tố
khác có liên quan.
5. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu.
Về nguồn tài liệu: Để hoàn thành đề tài này, người viết sử dụng các
nguồn tài liệu từ các công trình chuyên khảo trong nước và ngoài nước có liên
quan đến vấn đề của đề tài:
Tài liệu trong các sách, giáo trình, sách tham khảo ví dụ như cuốn “chính
sách đối ngoại của Mỹ” của N.I. Nodemxep, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1961, đã tìm
hiểu khái quát về chính sách đối ngoại của Mĩ; cuốn“Phong trào đấu tranh
chống đế quốc Mỹ ở châu Mỹ la tinh” cảu tác giả Phạm Xuân Nam, NXB Khoa
học xã hội, Hà Nội 1968; cuốn “Lịch sử thế giới hiện đại”, của tác giả Nguyễn
Anh Thái (cb), NXB Giáo dục năm 2008 và nhiều cuốn giáo trình khác.
Ngoài ra các công trình nghiên cứu của các học giả cũng là nguồn tài
liệu quan trọng để hoàn thành đề tài này, các bài viết đăng trên các tạp chí
chuyên ngành như “Châu Mỹ ngày nay”, tạp chí “Đảng cộng sản”, tạp chí
“Nghiên cứu lịch sử”, “Thông tấn xã Việt Nam”...
Bên cạnh đó người viết còn tham khảo các bài viết được đăng tải cập
nhật thường xuyên trên các Website.

Về phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng kết hợp các phương
pháp như phương pháp logic, phương pháp lịch sử để đặt vấn đề trong tiến
trình lịch sử; phương pháp liệt kê, phân tích kết hợp với phương pháp tổng
hợp để phân tích và đánh giá vấn đề trong các khía cạnh và mối tương quan
khác nhau. Ngoài ra luận văn còn sử dụng các phương pháp thống kê, đối
chiếu, so sánh để làm sáng tỏ vấn đề.
6. Đóng góp của luận văn.
Những nghiên cứu của đề tài góp phần quan trọng trong việc cung cấp
một nguồn tư liệu cho việc tìm hiểu về mối quan hệ của hai nước Mĩ - Cuba
trong giai đoạn từ 1962 đến nay.

6


Luận văn: Quan hệ Mĩ - Cuba từ 1962 đến nay

Luận văn góp phần tìm hiểu về chính sách đối ngoại của Mĩ với Cuba hay
những biện pháp, chính sách mà Cuba đề ra với Mĩ và quá trình triển khai nó
của mỗi nước trong mối quan hệ giữa hai quốc gia trong các giai đoạn trên các
lĩnh vực khác nhau. Rút ra những đặc điểm về mối quan hệ Mĩ - Cuba trong
giai đoạn này đồng thời, đưa ra những triển vọng mới về mối quan hệ Mĩ Cuba trong bối cảnh quan tái lập quan hệ ngoại giao và tiến tới bình thường
hóa quan hệ đầy đủ. Đó cũng là yếu tố quan trọng cho Việt Nam xem xét và
hoạch định những chính sách mới phù hợp với hai đối tác quan trọng này.
Góp phần quan trọng cung cấp tài liệu cho nghiên cứu, học tập, quá trình
giảng dạy về lịch sử Quan hệ quốc tế, cụ thể hơn là mối quan hệ Mĩ – Cuba và
một phần trong nghiên cứu giảng dạy lịch sử nước Mĩ hay lịch sử Cuba nói riêng.
7. Cấu trúc của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo luận văn gồm
hai chương.
Chƣơng 1. Quan hệ Mĩ – Cuba từ năm 1962 đến năm 2009.

Chƣơng 2. Quan hệ Mĩ - Cuba từ năm 2009 đến nay.

7


Luận văn: Quan hệ Mĩ - Cuba từ 1962 đến nay

NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. QUAN HỆ MĨ - CUBA TỪ NĂM 1962 ĐẾN NĂM 2009.
Mối quan hệ Mĩ - Cuba trong giai đoạn 1962 - 2009 mang tính chất khá
phức tạp và được hình thành trên cơ sở nhiều yếu tố tác động. Từ những yếu
tố trong bối cảnh thế giới và khu vực và từ bản thân mỗi nước đối với nước
còn lại.
1.1. Những nhân tố tác động tới mối quan hệ Mĩ - Cuba từ năm 1962
đến năm 2009.
1.1. 1. Bối cảnh thế giới và khu vực.
Tình hình thế giới luôn thay đổi và biến động xoay quanh những mối
quan hệ đan xen, phức tạp giữa các nước lớn và khu vực.
Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc, trong quan hệ quốc tế hình thành
trật tự hai cực Ianta đứng đầu là hai cường quốc Liên Xô và Mĩ với sự khác
nhau hoàn toàn: “cực” Liên Xô luôn làm hậu thuẫn cho phong trào cách mạng
xã hội chủ nghĩa, cách mạng giải phóng dân tộc và sự nghiệp đấu tranh vì hòa
bình dân chủ và tiến bộ xã hội; ngược lại, “cực” Mĩ luôn ra sức liên kết, giúp
đỡ các thế lực phản động chống phá cách mạng thế giới với mục tiêu vươn lên
vị trí “thống trị” thế giới. Trong trật tự thế giới mới này đã diễn ra một cuộc
đối đầu gay gắt, quyết liệt và kéo dài tới gần bốn thập niên giữa hai cực Xô Mĩ làm cho cục diện thế giới luôn luôn phức tạp, căng thẳng. Cuộc đối đầu
này đã dẫn tới sự đối đầu giữa hai khối Đông - Tây và cuốn hút từng quốc gia,
từng khu vực chịu ảnh hưởng sâu sắc của nó [46, tr. 234].
Năm 1947, với sự ra đời của “chủ nghĩa Tơruman” cuộc “Chiến tranh Lạnh”
đã bắt đầu. Đây cũng là thời kỳ đối đầu lên tới đỉnh cao giữa hai nước Xô - Mĩ.

Cuối thập kỷ 60 đầu thập kỷ 70, cục diện chính trị thế giới có nhiều biến
động, ba trung tâm kinh tế tư bản chủ nghĩa Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản hình

8


Luận văn: Quan hệ Mĩ - Cuba từ 1962 đến nay

thành. Sự đối đầu Xô - Mĩ đã mở rộng ra nhiều quốc gia và nhiều khu vực
trên thế giới, biểu hiện qua những cuộc xung đột vũ trang mang tính khu vực
mà Liên Xô và Mĩ làm hậu thuẫn cho mỗi một bên trong cuộc xung đột này.
Cuộc chạy đua vũ trang cũng diễn ra quyết liệt và là mối đe dọa cho nền hòa
bình thế giới, làm cho tình hình thế giới hết sức căng thẳng. Nếu Mĩ và Liên
Xô vẫn tiếp tục chạy đua vũ trang với tốc độ như vậy sẽ ảnh hưởng rất lớn
đến nền hòa bình và an ninh thế giới. Vì vậy, giữa Mĩ và Liên Xô đã có những
cuộc thương lượng về việc hạn chế vũ khí tiến công chiến lược và đi tới
những thỏa thuận ký các hiệp định như “Hiệp định SALT-1” (3/7/1974) và
“Hiệp định SALT-2” (18/6/1979) [46, tr. 408].
Vấn đề lợi ích dân tộc được đặt lên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của
các nước. Vấn đề bao vây cấm vận kinh tế của Mĩ đối với Liên Xô và các nước
xã hội chủ nghĩa là một trở ngại lớn trên con đường phát triển của các nước.
Vào cuối những năm 80, đầu những năm 90 của thế kỷ XX, chiến Lạnh
coi như kết thúc chấm dứt đối đầu và chạy đua vũ trang giữa hai hệ thống Xã
hội chủ nghĩa và Tư bản chủ nghĩa trên phạm vi thế giới mà đại diện là hai
cường quốc Xô - Mĩ. Sau đó là sự sụp đổ của bức tường Berlin dẫn đến sự
thống nhất giữa hai nước Cộng hòa Dân chủ Đức và Cộng hòa Liên bang Đức
năm 1990. Đặc biệt sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên xô năm
1991 là một biến cố lớn trong lịch sử nhân loại, đánh dấu sự tan rã của trật tự
hai cực Ianta. Một trật tự thế giới mới với xu hướng đa cực đang hình thành
trong đó các nước lớn như Mĩ, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Tây Âu đang

tranh giành vị trí hàng đầu trên trường quốc tế và được xem như là các cực
trong trật tự thế giới mới. Và một thời kỳ mới được mở ra, thời kỳ đối thoại
hợp tác trên quy mô toàn cầu.
Đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, sau sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu,
Mĩ tuy bị suy yếu và quá trình chạy đua vũ trang trong chiến tranh Lạnh

9


Luận văn: Quan hệ Mĩ - Cuba từ 1962 đến nay

nhưng với tiềm lực là một siêu cường thế giới dựa trên sức mạnh tổng hợp
quốc gia, Mĩ vẫn tìm mọi cách duy trì thế “một cực” với tham vọng làm bá
chủ lãnh đạo thế giới.
Về phía Nga mặc dù Liên Xô đã tan rã nhưng Nga vẫn là một cường
quốc có sức mạnh về quân sự và vũ khí hạt nhân hàng đầu thế giới, kế thừa
những thành quả mà Liên Xô để lại. Trong bản chiến lược an ninh quốc gia,
Mĩ phải thừa nhận rằng Nga vẫn là một quốc gia duy nhất có khả năng quân
sự vật chất hủy hoại xã hội Mĩ bằng một cuộc tiến công mang tính chất “đại
hồng thủy”.
Sự tập hợp lực lượng trên thế giới không dựa trên cơ sở là hệ tư tưởng
như thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Lợi ích quốc gia dân tộc trở thành nhân tố cơ
bản chi phối hoạt động chính trị đối ngoại của mỗi quốc gia.
Chiến tranh Lạnh kết thúc, “trật tự hai cực” bị phá vỡ, thế giới phát triển
theo những xu hướng mới mà ở đó các nước đều mở rộng quan hệ hợp tác trên
cơ sở cùng có lợi và tôn trọng chủ quyền của nhau. Tất cả các quốc gia đều
điều chỉnh lại chiến lược đối ngoại của mình cho phù hợp với tình hình mới
nhằm cũng cố vị trí của mình hoặc tạo lập những lực lượng riêng. [46, tr. 425].
Khu vực Mỹ latinh: Từ năm 1959 đến cuối những năm 80, là giai đoạn
phát triển mới của phong trào giải phóng dân tộc, mở đầu bằng thắng lợi của

cách mạng Cuba năm 1959. Cũng từ đó, cơn bão táp cách mạng bùng nổ và
Mĩ latinh trở thành “Lục địa bùng cháy”. Từ cuối những năm 80, trước tình
hình thế giới có những biến động to lớn, đặc biệt là sự sụp đổ của xã hội chủ
nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu. Mĩ đã tiến hành hàng loạt các hoạt động chống
lại phong trào cách mạng ở Mĩ latinh, bắt đầu từ cuộc can thiệp vũ trang đàn
áp cách mạng ở Grênada (1983); gây sức ép về kinh tế chính trị để Mặt trận
giải phóng dân tộc Xanđinô thất bại trong cuộc tổng tuyển cử năm 1991; bao
vây, cô lập nhằm lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Cuba [46, tr. 391-392].

10


Luận văn: Quan hệ Mĩ - Cuba từ 1962 đến nay

Tuy nhiên trong thập niên 90, ở Mĩ latinh cũng xuất hiện xu thế hướng
tới quan hệ hòa hợp với Mĩ. Trong nhiều năm, chính sách đối ngoại của nhiều
nước Mĩ latinh chủ yếu thể hiện qua thái độ độc lập, thậm chí còn công khai
chống đối, đối với Oasinhton. Song tất cả đều đã thay đổi. Phần lớn các chính
phủ và nhiều phong trào chống đối ở Mĩ latinh đều mong muốn thiết lập quan
hệ chặt chẽ với Mĩ [1, tr. 40].
Như vậy, bối cảnh thế giới và khu vực trong giai đoạn này có nhiều
chuyển biến và tác động lớn đến mối quan hệ Mĩ - Cuba. Đặc điểm nổi bật
của thời kỳ Chiến tranh Lạnh là cuộc đối đầu giữa hai cực Xô - Mĩ đại diện
cho hai hệ tư tưởng đối lập giữa Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa mà
Cuba là một trong những nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa. Đó là một
trong những nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự đối đầu trong quan hệ Mĩ - Cuba
trên nhiều lĩnh vực.
1.1.2. Vị trí chiến lược của Mĩ và Cuba trong tương quan của mối
quan hệ.
Vị trí chiến lược của Cuba đối với Mĩ.

Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của một quốc gia có vai trò quan trọng
đến lịch sử phát triển, kinh tế, văn hóa của một đất nước và tác động lớn đến
mối quan hệ về kinh tế cũng như chính trị của đất nước đó với các nước trước
hết là trong khu vực và cả thế giới.
Cuba là một đảo nằm trong quần đảo Ăng ti ở phía tây Đại tây dương,
hòn đảo này nằm ngay trước nước Mĩ. Tuy Cuba chỉ là một hòn đảo nhưng
diện tích rộng 114.500 km2, bằng một phần 90 diện tích nước Mĩ. Bề dài
1.200 km, bề ngang nơi rộng nhất là 145km nơi hẹp nhất là 32 km nằm giữa
biển. Cuba gần Mĩ, chỉ cách 150km. Mĩ gọi Mĩ latinh là “mảnh vườn sau nhà”
của mình còn Cuba là “bậc thềm” để bước sang mảnh vườn đó. Cuba là của
ngõ của Mĩ latinh.

11


Luận văn: Quan hệ Mĩ - Cuba từ 1962 đến nay

Cuba nằm trên ngã tư của hai đường hàng không từ Bắc Mĩ đi Nam Mĩ,
từ Đại Tây Dương đi Thái Bình Dương nên có một vị trí hết sức quan trọng
nên khi các nước đế quốc đến xâm lược Mĩ latinh thường chiếm Cuba trước
làm bàn đạp để tấn công các nước còn lại.
Cuba chiếm một vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng với Mĩ. Cuba nằm ở
các điểm tiếp cận vịnh Mêhicô vào Đại tây Dương vì vậy Cuba có ảnh hưởng
đến việc xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp của Mĩ từ khu vực sông
Mississippi tới New Orleans. Nếu New Orleans là cầu nối quan trọng để khu
vực trung tân Bắc Mĩ tiếp cận với thế giới thì Cuba là cầu nối quan trọng đối
với New Orleans. Bên cạnh đó, đường vào Đại Tây Dương từ vịnh Mêhicô
theo trục từ Key West tới bán đảo Yucatan dài khoảng 380 dặm. Cuba nằm ở
giữa trục này. Trên tuyến đường phía Bắc, Bahamat chạy song song với Cuba
khoảng một nửa quãng đường, buộc các tàu đi về hướng Nam, về hướng

Cuba. Trên tuyến đường phía Nam, kênh Yucatan nhập với hành lang đường
biển ra khỏi Caribe kéo dài và hợp với West Indies. Điều trọng yếu là lực
lượng hải quân hoặc không quân thù nghịch nếu đóng trên địa bàn Cuba có
thể phong tỏa vịnh Mêhicô và qua đó cả trung tâm của Mĩ [86, tr. 5].
Khí hậu Cuba là khí hậu nhiệt đới nhưng được điều hòa bởi vùng biển
bao quanh, bốn mùa hoa nở cây cối tốt tươi và mưa gió thuận hòa. Nguồn tài
nguyên ngầm dưới đất của Cuba cũng rất phong phú, trữ lượng quặng sắt có
tới hơn 3.500 triệu tấn, đứng hàng thứ tư trong thế giới tư bản, trữ lượng dầu
hỏa là 3.600 triệu tấn. Cuba còn có các mỏ crom, mangan là những nguyên
liệu quan trọng trong kỹ nghệ luyện kim. Mỗi năm Cuba sản xuất ra số lượng
quặng Crom gấp mấy chục lần của Mĩ.
Cuba có vị trí chiến lược quan trọng trong khu vực Mĩ latinh và đối với
nước Mĩ trong quá trình thực hiện chiến lược toàn cầu vươn lên làm bá chủ
thế giới. Với vị trí quan trọng và điều kiện tự nhiên phong phú thuận lợi,

12


Luận văn: Quan hệ Mĩ - Cuba từ 1962 đến nay

Cuba được ví như “hạt ngọc trong quần đảo Ăng ti”. Chính vì vị trí chiến lược
đó mà Cuba luôn giữ vị trí quan trọng đối với Mĩ. Đó cũng là một trong
những nguyên nhân tác động đến mối quan hệ giữa Mĩ và Cuba qua các thời
kỳ lịch sử. Trước hết là thời kì đế quốc thực dân, Mĩ muốn chiếm Cuba làm
bậc thềm làm bàn đạp để tấn công các nước còn lại, rồi khi Cuba giành độc
lập và lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa ngay cạnh Mĩ thì Mĩ lại tìm mọi
cách ngăn chặn ảnh hưởng của xã hội chủ nghĩa và tìm mọi cách thay đổi chế
độ trên đất nước này.
Vị trí chiến lược của Mĩ với Cuba
Trong lịch sử phát triển của chủ nghĩa tư bản, Mĩ là quốc gia xuất hiện

muộn song lại có bước tiến nhanh nhất về kinh tế và quân sự. Mĩ cũng là
nước có lịch sử phát triển độc đáo và đầy biến động. Trong vòng hai thế kỷ,
nước Mĩ biến đổi từ những khu định cư của thuộc địa bị cô lập đã biến đổi
thành một dân tộc mới.
Mĩ nằm ở Bắc Mĩ, phía đông là bắc Đại Tây Dương, phía Tây là bắc
Thái Bình Dương phía bắc tiếp giáp với Canada, phía nam giáp với Mehico.
Tổng diện tích là 9.629.061 km2 chiếm 6,2% diện tích toàn cầu. Điều kiện tự
nhiên của Mĩ thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Mĩ là cường quốc lớn và
phát triển, đứng đầu thế giới trên nhiều lĩnh vực. Mĩ nằm gần Cuba, cách
khoảng 150 km, thuận lợi đi lại về đường biển và hàng không. Vì vậy, Mĩ là
thị trường cung cấp nguồn nông phẩm lớn cho Cuba. Mĩ cũng là một nước
đông dân cư với đặc điểm ưa thích khám phá và du lịch thì cư dân Mĩ là
nguồn cung cấp du khách lớn cho Cuba nếu quan hệ giữa hai nước được
thuận lợi. Bên cạnh đó những chính sách và chiến lược của Mĩ cũng tác động
lớn đến Cuba.
Trong suốt lịch sử, Cuba là một quốc gia độc lập, Cuba vừa coi Mĩ là
nhân tố tác động đến kinh tế, vừa là mối đe dọa đối với nền chính trị tự chủ

13


Luận văn: Quan hệ Mĩ - Cuba từ 1962 đến nay

của mình. Mĩ thì coi Cuba là một mối đe dọa chiến lược tiềm tàng. Sự mất
cân bằng này đã dẫn tới việc Mĩ thống trị Cuba là không thể tránh khỏi. Các
nhà lãnh đạo Cuba trong nửa đầu thế kỷ XX đã chấp nhận sự thống trị của Mĩ
để đổi lấy sự thịnh vượng. Nhưng một số người cho rằng, sự thịnh vượng của
Cuba được phân chia không công bằng, và mất tự chủ. Sau đó, Fidel Castro
đã lãnh đạo nhân dân Cuba thắng lợi trong cách mạng chống Mĩ năm 1959.
Những người chống lại Castro đã tới Mĩ và thành lập cộng đồng những người

Cuba tại Mĩ chống lại Castro, trong đó có những nhân vật cấp cao trong chính
quyền Cuba trước đó. Đây là lực lượng có tác động quan trọng tới chính sách
cấm vận của Mĩ với Cuba [86, tr. 7-8].
Mĩ là một quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ. Vì thế Mĩ sẽ là
đối tác lớn trong quan hệ kinh tế có thể cung cấp các mặt hàng cho Cuba như
lương thực, thuốc men và cũng là thị trường xuất khẩu lớn cho Cuba. Mĩ là
nước đông dân cư và những người Mĩ ưa thích khám phá sẽ là nguồn cung
cấp du khách lớn cho ngành du lịch Cuba, ngành kinh tế quan trọng ở Cuba.
Cuba và Mĩ ở gần nhau về mặt địa lý, Cuba có vị trí chiến lược quan
trọng nên với Mĩ dù ở thời điểm nào thì Cuba đều là nước Mĩ quan tâm và có
những chính sách ở những hình thức khác nhau. Với sự phát triển về kinh tế,
chính sách của Mĩ tác động lớn đến Cuba và Mĩ sẽ là đối tác làm ăn lớn với
Cuba và đem lại lợi ích cho cả hai quốc gia nếu quan hệ hai nước tốt đẹp.
1.1.3. Nội dung cơ bản trong chính sách đối ngoại của Mĩ và Cuba
trong tương quan của mối quan hệ.
Những nội dung cơ bản trong chính sách đối ngoại của Mĩ.
Sau khi cách mạng Cuba thành công và đi theo con đường xã hội chủ
nghĩa thì các chính sách đối ngoại của Mĩ trên các lĩnh vực với Cuba đều
nhằm một mục đích cao nhất là thay đổi chế độ chính trị ở Cuba.
Vào đầu thế kỷ XX, Mĩ đã giải quyết xong cuộc chiến tranh Thế giới thứ
nhất bằng sự can thiệp của mình ở châu Âu. Giữa thế kỷ XX, khi chiến tranh

14


Luận văn: Quan hệ Mĩ - Cuba từ 1962 đến nay

Thế giới thứ hai diễn ra thì Mĩ là nước thu được nhiều lợi nhuận nhất, lại ít bị
thiệt hại nhất trong khi các nước tham gia chiến tranh đều bị thiệt hạt nặng nề
và trở thành đống tro tàn đổ nát. Bước sang những năm 1990, Mĩ lại giành ưu

thế trong khi đối thủ tiềm tàng là Liên Xô bị tan rã. Bước sang thiên niên kỷ
mới, nước Mĩ trở thành siêu cường duy nhất và lần đầu tiên trong lịch sử
nước Mĩ người ta đã nói đến “quyền lực toàn cầu”.
Mười tháng sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Mĩ thực hiện triển
khai chiến lược toàn cầu “Chiến lược ngăn chặn”, mà mục tiêu là ngăn chặn
Liên Xô và chủ nghĩa Cộng sản. Chiến lược đó có nội dung chủ yếu là phát triển
kinh tế, quân sự, chính trị làm nền tảng cho Mĩ làm bá chủ thế giới [43, tr. 35].
Mục tiêu chiến lược nhất quán của Mĩ từ sau chiến tranh thế giới thứ hai
là xác lập địa vị của mình đối với thế giới tư bản chủ nghĩa và mở rộng ra
phạm vi toàn thế giới không để một cường quốc hay một nhóm nước nào
giành ngôi vị bá chủ thế giới của Mĩ.
Sau Chiến tranh Lạnh Mĩ trở thành một siêu cường duy nhất, các nhà
hoạch định chính sách của Mĩ coi đây là “cơ hội lớn” để đạt được mục tiêu
chiến lược nêu trên. Khi chiêu bài “mối đe dọa cộng sản” để tập hợp lực
lượng suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh không còn phù hợp, Mĩ đưa ra chiến
lược “trật tự thế giới mới”, “can dự và mở rộng” dựa trên ba trụ cột là: phát
triển kinh tế Mĩ, duy trì ưu thế quân sự và thúc đẩy “dân chủ” và “quyền con
người” theo tiêu chí Mĩ trên thế giới. Tất cả các mục tiêu trên đều gắn với
mục tiêu quan trọng nhất và không thay đổi là phục vụ lợi ích quốc gia của Mĩ
bao gồm: thứ nhất, các lợi ích quốc gia sống còn, thứ hai, các lợi ích quốc gia
quan trọng và thứ ba là các lợi ích ngoại vi. Thực chất của chiến lược này vẫn
là tiếp tục duy trì và phát huy vị trí siêu cường duy nhất của Mĩ, thiết lập một
trật tự thế giới mới do Mĩ lãnh đạo, bành trướng ảnh hưởng kinh tế, chính trị,
văn hóa Mĩ và thể chế dân chủ tư sản ra toàn cầu.

15


Luận văn: Quan hệ Mĩ - Cuba từ 1962 đến nay


Cuba là một trong những vấn đề quan trọng đối với Mĩ, nhưng sự quan
trọng đó đã giảm kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc. Nhưng không phải
Cuba không còn là mối quan tâm của Mĩ, ngoài việc Cuba có lý tưởng đối lập
với Mĩ thì còn nhiều nhân tố địa chính trị quan trọng hơn cần phải tính đến.
Khi không có cường quốc nước ngoài tại Cuba, Mĩ sẽ không bao giờ thờ ơ
với Cuba, nhưng vấn đề Cuba trở nên ít nhạy cảm hơn. Sau khi Chiến tranh
Lạnh kết thúc và Liên Xô sụp đổ, Cuba trở thành một vấn đề nhỏ đối với Mĩ
và sự quan tâm về chính trị được sắp xếp theo các vấn đề địa chính trị, phiếu
bầu cử của bang Florida quan trọng hơn Cuba. Đây chính là một trong những
nguyên nhân quan trọng khiến quan hệ Mĩ - Cuba tiếp tục đối đầu sau Chiến
tranh Lạnh [86, tr. 8].
Dưới chính quyền Clinton, đã có những chính sách nới lỏng với Cuba, tăng
cường can dự hơn nữa vào Cuba và ủng hộ các biện pháp tuyên truyền chống
chính quyền Cuba. Các bước tiến của chính quyền Clinton gồm: cho phép nhân
dân hai nước tiếp xúc nhiều hơn; mở rộng việc đi lại hợp pháp giữa nhân dân hai
nước; đơn giản hóa thủ tục xuất cảnh; tăng nguồn cung cấp tài chính cho đài
phát thanh Macti; bỏ lệnh cấm thương mại thực phẩm và thuốc men…
Sau khi áp dụng các biện pháp trừng phạt cấm vận Cuba trong thời gian
dài, Mĩ đã phải thừa nhận sự thất bại của chiến lược này. Xuất phát từ những
bài học và kinh nghiệm trong quá trình can thiệp vào “quá độ dân chủ” ở một
số nước trên thế giới, đặc biệt là làm tan rã Liên Xô và một số các nước Đông
Âu khác, chính quyền Mĩ đã chủ trương thực hiện điều chỉnh chính sách đối
với Cuba. Mĩ đã thành lập Cơ quan chuyên nghiên cứu về biện pháp và các
bước đi chống phá Cuba. Nhóm này do Hội đồng các quan hệ đối ngoại của
Mĩ bảo trợ đã đưa ra báo cáo về quan hệ Mĩ – Cuba trong thế kỷ XXI.
Mục đích của nhóm này là hoạch định các chính sách cho chính quyền
Bush đối với Cuba, trong đó tập trung củng cố xã hội dân sự tại Cuba, mở

16



Luận văn: Quan hệ Mĩ - Cuba từ 1962 đến nay

rông tiếp xúc với người Cuba và người Mĩ và đóng góp cho một sự quá độ
nhanh chóng, hòa bình, dân chủ tại Cuba trong khi vẫn bảo vệ lợi ích sống
còn của Mĩ. Nhóm này chủ trương theo ba định hướng: “Một là bỏ qua Fidel
Castro và tập trung vào việc xây dựng những nhịp cầu giữa người Mĩ và
người Cuba; Hai là, không tranh luận công khai về việc nên thắt chặt lệnh
cấm vận mà trừ những ngoại lệ rất hiếm có, đề xuất những biện pháp chính
sách mới có thể thực hiện trong khuôn khổ luật pháp hiện hành thông qua các
quy định được Tổng thống ban hành; Ba là, không có bất cứ thay đổi nào
trong trong chính sách có tác động củng cố hoặc dường như để hợp pháp sự
nguyên trạng về chính trị ở Cuba” [20, tr. 22].
Dưới chính quyền Bush, Mĩ có ý định tăng cường hơn những áp lực với
Fidel Castro ủng hộ mở rộng quan hệ giữa Mĩ với công dân Cuba bao gồm cả
việc cho các quan chức Cuba sang diễn thuyết ở Mĩ. Cho phép người Mĩ gửi tiền
cho người Cuba tăng từ 100 USD lên 1000 USD. Mục đích là để cho sức mua
của người dân bình thường cao hơn sức mua của công chức Cuba. Bật đèn xanh
cho người Mĩ bán các hàng cao cấp như thực phẩm, dược phẩm, vải vóc sang
Cuba nhằm thúc đẩy cải cách kinh tế ở Cuba. Buôn bán với những xí nghiệp tư
nhân của Cuba. Thực hiện chính sách ngoại giao dưới thời Rigân. Chính sách
này hướng tới mục tiêu mà Rigân gọi là “làm cho thế giới thấy sự thất bại của
chính sách nhân quyền và chính sách kinh tế của Cuba” [7, tr. 46-47].
Các biện pháp của Mĩ rất đa dạng và sâu rộng. Thông qua các hoạt động
của người Cuba, Mĩ đẩy mạnh thâm nhập, chuyển hóa từ bên trong có sự tác
động và gây sức ép từ bên ngoài được Mĩ hậu thuẫn. Một mặt trực tiếp, một
mặt thông qua nước thứ ba, Mĩ tăng cường các hoạt động can thiệp vào Cuba,
tạo lên các khu vực ảnh hưởng của Mĩ ngay trong lòng xã hội Cuba như qua
cơ quan lãnh sự; đại diện quyền lợi của Mĩ; Cuba kiều tái định cư ở Cuba
được Mĩ trả lương… Quá trình Mĩ hóa xã hội Cuba sẽ được hỗ trợ từ bên


17


Luận văn: Quan hệ Mĩ - Cuba từ 1962 đến nay

ngoài thông qua dòng người Mĩ mang theo tư tưởng Mĩ, lối sống Mĩ, giá trị
Mĩ tới Cuba; Thông qua hoạt động giao lưu giữa nhân dân với nhân dân;
Thông qua các tổ chức phi chính phủ Mĩ dưới hình thức bình phong phát triển
kinh tế, bảo vệ môi trường. Một trọng tâm trong chiến lược diễn biến hòa bình
của Mĩ là quân đội Cuba. Một mặt vừa lôi kéo thâm nhập, móc nối và kêu gọi
mở rộng quan hệ với quân đội Cuba, một mặt Mĩ áp dụng biện pháp đe dọa
nhằm làm giao động tư tưởng trong hàng ngũ quân đội, đặc biệt là tầng lớp sĩ
quan trẻ. Mĩ không giấu giếm kế hoạch lâu dài, tăng cường tiếp xúc với tầng
lớp sĩ quan trẻ trong quân đội Cuba. Tuy nhiên, Mĩ nuôi dưỡng những lực
lượng đối lập, phong trào sinh viên, tôn giáo, dân tộc, các tổ chức phản động
lưu vong với hi vọng có thể dựa vào lực lượng này gây chính biến bên trong
Cuba để tạo cớ can thiệp như Mĩ đã từng làm với các nước khác [20, tr. 25].
Những chính sách đối ngoại chung của Mĩ và chính sách đối ngoại của
Mĩ với Cuba ở các giai đoạn khác nhau những thay đổi và tác động tới mối
quan hệ Mĩ - Cuba. Mĩ đã đề ra nhiều biện pháp và hình thức khác nhau
nhưng đều nhằm mục đích giữ vững và nâng cao vị thế nước Mĩ, tạo sức ép ở
nhiều mặt và tìm các hướng đi nhằm thay đổi chế độ chính trị ở Cuba.
Nội dung cơ bản trong chính sách đối ngoại của Cuba.
Trước những yêu cầu thực tiễn của đất nước và chính sách bao vây, cấm
vận của Mĩ, Đảng Cộng sản Cuba đã từng bước tìm ra một chiến lược phát
triển toàn diện. Trước hết là củng cố bộ máy lãnh đạo đảng và nhà nước;
thường xuyên đề ra những biện pháp xây dựng, phát triển và cải cách kinh tế;
chú trọng công tác chính trị, tư tưởng; đẩy mạnh xuất khẩu; khuyến khích các
nước đầu tư; tăng cường hoạt động đối ngoại để phá thế bao vây của Mĩ.

Cuba đã thực hiện cải cách nhằm cải thiện nền kinh tế xã hội. Kể từ khi
cách mạng thành công, quân và dân Cuba phấn đấu liên tục, quyết liệt, thể
hiện chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong lao động xây dựng đất nước và

18


Luận văn: Quan hệ Mĩ - Cuba từ 1962 đến nay

chiến đấu bảo vệ đất nước xã hội chủ nghĩa. Trước những thử thách của “thời
kỳ đặc biệt trong hòa bình” (1990 - 1993), Đảng, Nhà nước và toàn dân Cuba
tiếp tục ưu tiên công cuộc phòng thủ đất nước để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ cách
mạng và những thành quả của chủ nghĩa xã hội. Chủ tịch Fidel Castro khẳng
định: “Chủ nghĩa đế quốc muốn chúng ta thay đổi thể chế chính trị để đổi lấy
sự bãi bỏ chế độ chính trị, nhưng sự thay đổi chính trị sâu sắc nhất là cuộc
cách mạng mà chúng ta đã và đang tiến hành… Trong bối cảnh khó khăn của
thực tiễn, Cuba buộc phải tìm đến thị trường, buộc phải cải cách kinh tế,
nhưng sẽ không bao giờ từ bỏ nhà nước của dân, do dân và vì dân. Cuba thà
hi sinh chứ không từ bổ độc lập, chủ quyền dân tộc. Cuba không bao giờ đưa
nguyên tắc cách mạng ra để mặc cả cho việc bãi bỏ bao vây. Cuộc bao vây
của Mĩ chống lại Cuba trên thực tế là chính sách thù địch và là mục đích xuất
cảng và áp đặt chế độ chính trị của họ lên nhân dân Cuba. Cuba nhất định sẽ
kháng cự. Cuba không bao giờ chịu đầu hàng. Cuba tiếp tục bảo vệ những
nguyên tắc và lý tưởng cách mạng của mình” [4, tr. 19-20].
Sau thời kỳ đặc biệt, Cuba thoát khỏi khủng hoảng về kinh tế. Qua các
năm, chính quyền và nhân dân Cuba vẫn phấn đấu xây dựng và phát triển đất
nước để đối phó lại những khó khăn do các thế lực thù địch tạo ra.
Trên mặt trận ngoại giao, Cuba thi hành chính sách đối ngoại khéo léo,
phù hợp với xu thế khu vực và thời đại để phục vụ đắc lực cho công cuộc xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thực hiện đa dạng hóa quan hệ quốc tế, tập hợp lực

lượng để đối phó với chính sách của Mĩ, phá thế bao vây, mở rộng quan hệ
kinh tế đối ngoại phù hợp tình hình mới Cuba đặc biệt mở rộng quan hệ với
các nước Mĩ latinh và Caribe; tích cực phát triển quan hệ với Tây Âu, Canada,
Nhật Bản; đẩy mạnh quan hệ với Trung Quốc và Việt Nam [41, tr. 22-23].
Trong quan hệ với Mĩ, Cuba luôn mong muốn bình thường hóa bang
giao với Mĩ với điều kiện duy nhất là Mĩ không áp đặt bất cứ điều kiện nào.

19


Luận văn: Quan hệ Mĩ - Cuba từ 1962 đến nay

Bộ trưởng ngoại giao Cuba khẳng định bất chấp sự bao vây cô lập của các thế
lực thù địch, vị thế của Cuba trên trường quốc tế vẫn không ngừng được củng
cố, thể hiện qua việc thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ với trên 100 quốc gia
trên thế giới. Bộ trưởng ngoại giao Cuba còn nhấn mạnh rằng Cuba sẽ tiếp tục
đa dạng hóa các mối quan hệ với “luật chơi” duy nhất là không chấp nhận bất
cứ áp lực nào từ bên ngoài [55, tr. 20-21].
Những chính sách bao vây cấm vận mà Mĩ tiến hành với Cuba đã gây
cho chính quyền và nhân dân Cuba khó khăn về nhiều mặt. Trong bối cảnh
đó, Đảng và nhân dân Cuba vẫn kiên trì bảo vệ thành quả cách mạng và phấn
đấu xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa. Cuba luôn mong muốn có quan hệ
ngoại giao tốt đẹp hơn với Mĩ nhưng cũng luôn kiên định con đường chủ
nghĩa xã hội.
1.1.4. Quan hệ Mĩ – Cuba trước năm 1962.
Quan hệ Mĩ – Cuba trước năm 1959.
Quá trình xâm lược và đô hộ của Mĩ với Cuba.
Ngay từ đầu thế kỷ XIX, khi Tây Ban Nha còn đô hộ Cuba nước Mĩ đã
có sự quan tâm tới Cuba. Cuối thế kỷ XIX, toàn dân dân Cuba đã vùng lên
đấu tranh chống ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha. Tháng 4/1989, đúng

lúc nhân dân Cuba sắp đánh đuổi được Tây Ban Nha thì Mĩ liền kiếm cớ
tuyên chiến với Tây Ban Nha với âm mưu cướp không thành quả cách mạng
của nhân dân Cuba.
Sau chiến tranh Mĩ – Tây Ban Nha kết thúc (8/1989), quân đội Mĩ tiếp
tục chiếm đóng Cuba mấy năm, rồi buộc Quốc hội Cuba đưa thêm vào bản dự
thảo hiến pháp năm 1901 “điều khoản bổ sung Polat”. Mà theo điều khoản
này, Mĩ hứa rút quân ra khỏi đảo nhưng Cuba phải đồng ý cho Mĩ “có quyền
can thiệp” vào Cuba và nhường cho Mĩ một phần lãnh thổ để Mĩ xây dựng
căn cứ hải quân. Ngoài ra, Cuba không được tự do đặt quan hệ ngoại giao với

20


Luận văn: Quan hệ Mĩ - Cuba từ 1962 đến nay

nước ngoài. Từ đó Mĩ lợi dụng “Điều khoản bổ sung Polat” để can thiệp vào
Cuba, dần dần biến hòn đảo này thành thuộc địa kiểu mới của mình.
Nhân dân Cuba đấu tranh giành độc lập dân tộc.
Ách thống trị theo kiểu thực dân mới hết sức nặng nề của Mĩ, cuộc đảo
chính phi pháp ngày 10/3/1952 đã gây lên làn sóng công phẫn trong các tầng
lớp nhân dân Cuba.
Mấy tuần sau khi cuộc đảo chính 10/3 nổ ra, Fidel Castro vừa tốt nghiệp
tiến sĩ luật sư đã ra trước tòa án khẩn cấp ở La Habana kết án Batixta và đồng
bọn đã vi phạm 6 điều khoản của luật bảo vệ xã hội và theo luật đó bị xử phạt
108 năm tù. Bản án của Fidel Castro đã bị tòa án La Habana bãi bỏ nhưng nó
có tiếng vang lớn trong quần chúng nhân dân. Con đường đấu tranh hợp pháp
không đem lại kết quả, ông và những người bạn chiến đấu quyết định dùng
con đường đấu tranh bất hợp pháp để lật đổ chính quyền tay sai Mĩ.
Rạng sang ngày 26/7/1953, Fidel Castro cùng 130 thanh niên yêu nước đã
mở cuộc tấn công vào trại lính Môncađa ở thành phố Xanchiagô. Do tương

quan lực lượng chênh lệch lớn và do thiếu kinh nghiệm khởi nghĩa vũ trang nên
cuộc tấn công vào trại lính Môncađa thất bại. Mặc dù vậy, nhưng cuộc tấn công
vào trịa lính Môncađa đã làm chấn động dư luận toàn quốc và thật sự đã “mở
đầu cho sự biến chuyển về chất trong tình hình Cuba lúc đó” [29, tr. 73].
Mặc dù thất bại nhưng cuộc khởi nghĩa ngày 26/7/1953 đã thổi bùng lên
ngọn lửa đấu tranh cách mạng trên toàn Cuba.
Fidel Castro cùng các đồng chí của mình xây dựng căn cứ Xicra
Maectơra và tập hợp lực lượng chuẩn bị cho quá trình đấu tranh giải phóng
dân tộc. Hoạt động của nghĩa quân tại vùng căn cứ Xicra Maectơra và cương
lĩnh đấu tranh đúng đắn của họ đã có tiếng vang lớn trên đảo và thúc đẩy
phong trào đấu tranh trong cả nước lên cao, thu hút đông đảo các tầng lớp
nhân dân tham gia.

21


Luận văn: Quan hệ Mĩ - Cuba từ 1962 đến nay

Trong lúc phong trào cách mạng của các tầng lớp nhân dân đang phát
triển, ngày 13/3/1957, một nhóm thanh niên sinh viên yêu nước thủ đô La
Habana đã tổ chức đấu tranh tấn công vào dinh tổng thống độc tài Batixta.
Tuy không thành công nhưng có tác dụng thúc đẩy phong trào đấu tranh của
học sinh sinh viên ngày càng mạnh mẽ.
Từ tháng 5 đến tháng 8/1958, quân đội của Batixta được sự hỗ trợ của
Mĩ đã mở cuộc tấn công càn quét lớn vào vùng căn cứ của nghĩa quân nhưng
đã bị thất bại nặng nề.
Ngày 1/1/1959, cuộc tổng bãi công chính trị lớn do Bộ chỉ huy nghĩa
quân, Đảng xã hội nhân dân và Mặt trận công nhân thống nhất toàn Cuba phối
hợp tổ chức đã nổ ra ở thủ đô La Habana và các thành phố lớn trong cả nước.
Ngày 2/1/1959, quân đội khởi nghĩa dưới quyền chỉ huy của Fidel Castro tiến

vào giải phóng thủ đô La Habana lật đổ chế độ độc tài tay sai Mĩ và thiết lập
chính quyền cách mạng của nhân dân.
Dưới sự lãnh đạo của những người yêu nước, từ chịu ảnh hưởng đi đến
“lấy chủ nghĩa Mác Lê nin làm ngọn cờ cách mạng của mình” (tuyên bố của
Fidel Castro nhân kỷ niệm 3 năm cách mạng Cuba thành công) [29, tr. 79].
Cách mạng Cuba tiếp tục sử dụng Chính quyền của nhân dân hoàn thành
những nhiệm vụ cơ bản của cách mạng dân tộc – dân chủ rồi thực hiện quá độ
lên chủ nghĩa xã hội. Cách mạng Cuba thành công mang ý nghĩa to lớn tiếp
nối truyền thống của Công xã Pari, cách mạng tháng 10 Nga và các cuộc cách
mạng nhân dân chân chính khác.
Quan hệ Mĩ – Cuba từ 1959 đến 1962.
Từ khi cách mạng Cuba thắng lợi, đế quốc Mĩ không ngừng làm mọi
cách để lật đổ chính quyền nước cộng hòa non trẻ. Mục tiêu chủ yếu của Mĩ
đối với các nước đang phát triển là kìm hãm sự phát triển kinh tế của các
nước này làm cho những nước này luôn luôn phụ thuộc vào các nước tư bản

22


×