Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Luận văn Quản lý giáo dục đạo đức cho sinh viên trường ĐHSP trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (780.7 KB, 92 trang )

Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho sinh viên trƣờng ĐHSP trong giai
đoạn hiện nay

LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu, ban
Chủ nhiệm khoa Quản lý giáo dục trường ĐHSPHN, các thầy cô giáo tham
gia giảng dạy cung cấp những kiến thức cơ bản và tạo điều kiện giúp đỡ tơi
trong q trình tơi học tập và nghiên cứu tại trường.
Đặc biệt tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS.
Đỗ Thị Hạnh Phúc, người đã trực tiếp hướng dẫn khoa học tận tình, chu đáo
trong suốt q trình tơi nghiên cứu và hồn thành luận văn.
Tơi xin cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Sao Đỏ, cán bộ quản lý,
các thầy cô giáo và các em sinh viên đã tạo điều kiện thuận lợi để tơi hồn
thành luận văn này.
Tơi xin cảm ơn đến các bạn học viên trong lớp và những người thân
trong gia đình đã cổ vũ, động viên tơi trong suốt q trình học tập và nghiên
cứu. Mặc dù đã cố gắng song luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót,
kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và của các bạn.
Hà Nội, tháng 7 năm 2014
HỌC VIÊN

Phƣơng Thị Tú

1


Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho sinh viên trƣờng ĐHSP trong giai
đoạn hiện nay

BẢNG KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
BGD&ĐT



:

Bộ giáo dục và Đào tạo

CNH-HĐH

:

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

CTHSSV

:

Cơng tác học sinh, sinh viên

CTSV

:

Cơng tác sinh viên

ĐHSĐ

:

Đại học Sao Đỏ

ĐTNCSHCM


Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

:

GD

:

Giáo dục

GDĐĐ

:

Giáo dục đạo đức

GVCN

:

Giáo viên chủ nhiệm

HSSV

:

Học sinh, sinh viên

KTX


:

Ký túc xá

KTXH

:

Kinh tế xã hội

NXB

:

Nhà xuất bản



:

Quyết định

QL

:

Quản lý

SV


:

Sinh viên

TW

:

Trung ương

TX

:

Thị xã

XH

:

Xã hội.

XHCN

:

Xã hội chủ nghĩa

MỤC LỤC


2


Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho sinh viên trƣờng ĐHSP trong giai
đoạn hiện nay

MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 5
1.Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 5
2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................... 8
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ................................................................... 8
4. Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................................ 8
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................... 8
6. Giới hạn nghiên cứu ........................................................................................... 9
7. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 9
8. Cấu trúc của luận văn .......................................................................................11
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO
SINH VIÊN Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC ...............................................................12
1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu ........................................................................12
1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới ......................................................................12
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước ........................................................................13
1.2. Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu......................................16
1.2.1. Quản lý .......................................................................................................16
1.2.2. Quản lí giáo dục .........................................................................................18
1.2.3. Quản lí trường học .....................................................................................20
1.2.4. Quản lý giáo dục đạo đức...........................................................................21
1.2.5. Biện pháp quản lý giáo dục đạo đức. .........................................................23
1.3. Giáo dục đạo đức cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay ............................24
1.3.1. Một số đặc điểm tâm, sinh lí đặc trưng của sinh viên ................................24
1.3.2. Tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức cho SV ............................26

1.3.3. Yêu cầu về đạo đức của sinh viên trong giai đoạn hiện nay ......................26
1.3.4. Nội dung giáo dục đạo đức cho sinh viên ..................................................26
1.3.5. Hình thức giáo dục đạo đức cho sinh viên .................................................29
1.4. Quản lý giáo dục đạo đức cho sinh viên trường đại học ...............................29
1.4.1. Mục tiêu quản lý giáo dục đạo đức cho sinh viên ......................................29
1.4.2. Nội dung quản lí giáo dục đạo đức cho sinh viên ......................................30
1.4.3. Các phương pháp quản lý GDĐĐ cho SV. ................................................32
1.4.4. Biện pháp quản lý GDĐĐ cho SV của phòng CTSV ................................34
1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến QL GDĐĐ cho SV trong giai đoạn hiện nay .......35
1.5.1. Đặc điểm tâm sinh lý của sinh viên. ..........................................................35
1.5.2. Nội dung, chương trình, hình thức QL giáo dục đạo đức ..........................36
1.5.3. Môi trường văn hóa xã hội .........................................................................36
1.5.4. Hoạt động học tập, rèn luyện và các hoạt động khác của SV. ...................37
Tiểu kết chương 1................................................................................................39
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO
SINH VIÊN ĐẠI HỌC SAO ĐỎ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY...........41
2.1. Khái quát về Trường Đại học Sao Đỏ ...........................................................41
2.2. Thực trạng sinh viên Trường Đại học Sao Đỏ ..............................................47
2.3. Thực trạng GDĐĐ cho SV ĐHSĐ trong giai đoạn hiện nay. .......................48
2.3.1. Nội dung giáo dục đạo đức cho sinh viên ..................................................48

3


Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho sinh viên trƣờng ĐHSP trong giai
đoạn hiện nay

2.3.2. Hình thức giáo dục đạo đức cho sinh viên .................................................50
2.3.3. Biện pháp giáo dục đạo đức cho sinh viên của nhà trường .......................52
2.3.4. Nhận thức, thái độ và hành vi đạo đức của sinh viên ...............................52

2.3.5. Nguyên nhân của thực trạng GDĐĐ cho sinh viên. ..................................57
2.4. Thực trạng biện pháp QLGDĐĐ cho SV trường ĐHSĐ trong giai đoạn hiện
nay. .......................................................................................................................60
2.4.1. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của các biện pháp QL GDĐĐ đối với
sinh viên ĐHSĐ.....................................................................................................60
2.4.2. Thực trạng thực hiện các biện pháp QL GDĐĐ cho SV trường Đại học
Sao Đỏ. .................................................................................................................61
2.4.3. Nguyên nhân của thực trạng quản lý GDĐĐ cho sinh viên ĐHSĐ ..............65
2.5. Đánh giá chung về thực trạng GDĐĐ và quản lý giáo dục đạo đức cho sinh
viên Trường đại học Sao Đỏ trong giai đoạn hiện nay. .......................................67
Tiểu kết chương 2................................................................................................70
Chƣơng 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÍ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY..................71
3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp .................................................................71
3.2. Biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho sinh viên tại Trường Đại học Sao
Đỏ trong giai đoạn hiện nay .................................................................................72
3.2.1. Nâng cao nhận thức trách nhiệm cho cán bộ quản lý về tầm quan trọng của
giáo dục đạo đức và quản lý giáo dục đạo đức cho sinh viên. ......................................72
3.2.2. Tăng cường kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo quản lí và đổi mới cơng tác lý
giáo dục đạo đức cho sinh viên. ...........................................................................74
3.2.3. Đa dạng hóa nội dung, hình thức và cải tiến phương pháp giáo dục đạo
đức cho sinh viên (thường xuyên giáo dục tư tưởng, chính trị cho sinh viên, giáo
dục giá trị sống và kĩ năng sống, giáo dục đạo đức thơng qua việc lồng ghép và
tích hợp vào mơn học...) .......................................................................................76
3.2.4. Tăng cường vai trị của Đồn thanh niên, Hội sinh viên bằng các hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp. ...................................................................................77
3.2.5. Phát huy tính tự quản, tự GD của SV trong GDĐĐ cho SV....................80
3.2.6. Xây dựng chế độ động viên khen thưởng, kỷ luật kịp thời, hợp lý ...........81
3.2.7. Cải tiến và thực hiện tốt việc đánh giá rèn luyện của sinh viên ................83
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp được đề xuất..............................................84

3.4. Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp. ............................84
Tiểu kết chương 3................................................................................................86
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ....................................................................87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................91

DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
1. Bảng số liệu

4


Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho sinh viên trƣờng ĐHSP trong giai
đoạn hiện nay

Bảng 2.1 Thống kê đội ngũ cán bộ giảng dạy của trường ĐH Sao Đỏ .......... 43
Bảng 2.2: Số lượng SV hệ chính quy .............................................................. 44
Bảng 2.3 Kết quả về chất lượng đào tạo học tập và rèn luyện........................ 45
Bảng 2.4: Nội dung các phẩm chất cần giáo dục cho sinh viên ..................... 49
Bảng 2.5: Các hình thức giáo dục đạo đức cho sinh viên ............................... 51
Bảng 2.6: Các biện pháp giáo dục đạo đức cho sinh viên .............................. 52
Bảng 2.7: Nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của các phẩm chất đạo
đức trong nhân cách cần giáo dục cho sinh viên............................................. 54
Bảng 2.8: Thái độ của sinh viên đối với các quan niệm về đạo đức .............. 55
Bảng 2.9: Biểu hiện hành vi của sinh viên đối với các quan niệm về đạo đức ......56
Bảng 2.10: Những yếu tố ảnh hưởng đến việc giáo dục đạo đức cho SV ...... 58
Bảng 2.11: Biện pháp truờng ĐHSĐ sử dụng để QL GDĐĐ cho sinh viên .. 60
Bảng 2.12: Nhận thức về tầm quan trọng của biện pháp QLGDĐĐ cho SV . 61
Bảng 2.13: Việc kế hoạch hóa quản lý giáo dục đạo đức ............................... 62
Bảng 2.14: Những nguyên nhân ảnh hưởng đến quản lý giáo dục đạo đức. .. 66
Bảng 3. Kết quả trưng cầu ý kiến kiểm chứng thực hiện các biện pháp. ....... 85

2. Bảng biểu đồ
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ đội ngũ cán bộ viên chức, cán bộ giảng dạy trường
ĐHSĐ .............................................................................................................. 43
Biểu đồ 2.2: Biểu đồ về cơ cấu trình độ của đội ngũ cán bộ giảng dạy ĐHSĐ .....44

3. Bảng sơ đồ
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ biểu diễn sự liên hệ giữa các yếu tố của quản lý giáo dục .. 20
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức trường ĐHSĐ.......................................................... 42

MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
1.1. Xuất phát từ cơ sở lí luận

5


Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho sinh viên trƣờng ĐHSP trong giai
đoạn hiện nay

Nghị Quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã chỉ rõ:
“Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao,
tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân, gắn
kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học,
công nghệ” nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một trong ba khâu đột
phá để đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại
vào năm 2020.
Trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, Đảng ta sớm thấy được
vai trò to lớn của nguồn nhân lực đối với phát triển KTXH và việc phát triển
nguồn nhân lực thông qua giáo dục và đào tạo. Do đó đã có các định hướng và
chỉ đạo đúng đắn phát triển giáo dục đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn nhân

lực, đồng thời Đảng ta coi giáo dục đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là
quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực của CNH - HĐH. Cương lĩnh chính
trị xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Chiến lược phát
triển KTXH 2011 - 2020 đã định hướng: "Phát triển và nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược".
Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020 nhằm quán triệt và cụ thể hoá các
chủ trương, định hướng đổi mới giáo dục và đào tạo, góp phần thực hiện thắng
lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và Chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội 2011 - 2020 của đất nước, định hướng giáo dục đào tạo có sứ mệnh
nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan
trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam.
Giáo dục Đại học có một sứ mệnh rất to lớn là đào tạo nguồn nhân lực
để phát triển đất nước theo yêu cầu của Đảng. Để đào tạo được nguồn nhân
lực đáp ứng yêu cầu đổi mới, giáo dục Đại học không chỉ nghiêng về đào tạo
kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp mà phải hết sức chú ý đến giáo dục đạo đức,
lý tưởng làm người. Muốn vậy các trường Đại học phải coi trọng công tác QL
GDĐĐ cho SV. Đây là một nhiệm vụ quan trọng, khó khăn, phức tạp song có

6


Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho sinh viên trƣờng ĐHSP trong giai
đoạn hiện nay

tác dụng mạnh mẽ đối với chất lượng đào tạo của các trường đại học trong
giai đoạn hiện nay.
Trong những năm qua, đất nước ta chuyển mình trong cơng cuộc đổi
mới sâu sắc và toàn diện, t một nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang
nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý
của Nhà nước. Với cơng cuộc đổi mới, chúng ta có nhiều thành tựu to lớn rất

đáng tự hào về phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa - giáo dục.
Tuy nhiên sự đổi mới tồn diện đó của nước hiện nay đã tác động mạnh
mẽ đến mọi lĩnh vực của đời sống XH, nhất là đạo đức trên cả hai mặc tích
cực và tiêu cực. Việc xuất hiện ngày càng nhiều những hiện tượng tiêu cực
trong đời sống đạo đức XH, tội phạm ngày càng gia tăng, lối sống thực dụng,
chạy theo đồng tiền, nhiều giá trị XH bị đảo lộn, sự mất phương hướng… là
những vấn đề lo ngại của XH đã và đang tác động đến đại đa số thanh niên và
học sinh sinh viên. Thêm vào đó, sự du nhập văn hố phẩm đồi truỵ thơng qua
các phương tiện như phim ảnh, games, mạng Internet… làm ảnh hưởng đến
những quan điểm về tình bạn, tình yêu trong lứa tuổi thanh thiếu niên và sinh
viên, nhất là các em chưa được trang bị và thiếu kiến thức về vấn đề này.
Đánh giá thực trạng giáo dục, đào tạo Nghị quyết TW 2 khóa VIII
nhấn mạnh: “ ặc biệt đáng lo ng i là một bộ phận học sinh, sinh vi n c t nh
tr ng su thoái về đ o đức, m nh t về l tư ng, ch

theo lối sống thực

dụng, thiếu hoài b o lập thân, lập nghiệp v tư ng lai c a bản thân và đất
nước

rong những năm tới cần tăng cư ng giáo dục tư tư ng đ o đức,

thức công dân, lòng

u nước, ch nghĩa Mác L Nin, tư tư ng Hồ Chí

Minh… tổ chức cho học sinh, SV tham gia các ho t động XH, văn hoá, thể
thao phù hợp với lứa tuổi và với

u cầu giáo dục toàn diện”.


1.2. Xuất phát từ thực tiễn
Trường ĐHSĐ cũng khơng đứng ngồi thực trạng đó. Mặc dù đã có
những thành cơng đáng kể trong công tác GDĐĐ cho SV tuy nhiên vẫn chưa

7


Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho sinh viên trƣờng ĐHSP trong giai
đoạn hiện nay

đạt được hiệu quả tương xứng với yêu cầu của XH. Trong điều kiện đất nước
đang đẩy mạnh hội nhập quốc tế, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN hiện nay ở nước ta, việc GDĐĐ cho SV cần được đổi mới toàn diện
trên cơ sở những kết quả nghiên cứu nghiêm túc, cơng phu. Xuất phát t u
cầu đó, là một người làm công tác quản lý giáo dục của nhà trường, tôi mạnh
dạn chọn nghiên cứu đề tài "Quản lý giáo dục đạo đức cho sinh viên trường
ĐHSĐ trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng, đề xuất một số
biện pháp QL GDĐĐ cho SV trường ĐHSĐ trong giai đoạn hiện nay.
3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:Biện pháp QL GDĐĐ cho SV trường ĐHSĐ.
3.2. Khách thể nghiên cứu: QL GDĐĐ cho SV trường ĐHSĐ
3.3. Khách thể khảo sát:
- 125 SV năm thứ 2 ( 75 SV khoa Điện và 50 SV khoa Kinh tế).
- 100 cán bộ giảng dạy, cán bộ quản lý, cán bộ Đoàn trường ĐHSĐ.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Trong những năm qua, công tác QL GDĐĐ cho SV ở trường ĐHSĐ đã
đạt được được những kết quả nhất định song vẫn cịn có nhiều hạn chế. Nếu

nghiên cứu đề xuất và thực hiện được những biện pháp quản lý phù hợp, khả
thi sẽ nâng cao chất lượng QL GDĐĐ cho SV, góp phần nâng cao chất lượng
đào tạo SV của nhà trường.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lí giáo dục đạo đức cho SV.
5.2. Khảo sát ph n tích đánh giá thực trạng QL GDĐĐ cho SV
trường ĐHSĐ.
5.3. Đề

uất các iện pháp QL GDĐĐ cho SV g p ph n n ng cao

chất lượng đào tạo toàn diện của nhà trường trong giai đoạn hiện nay.

8


Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho sinh viên trƣờng ĐHSP trong giai
đoạn hiện nay

6. Giới hạn nghiên cứu
GDĐĐ là vấn đề rất lớn, rất đa dạng và phức tạp, đồng thời cũng là vấn
đề nhiều ban ngành, đồn thể quan tâm. Ở đề tài này chúng tơi chỉ tập trung
nghiên cứu một số biện pháp QL của Phòng CTSV trƣờng ĐHSĐ trong việc
nâng cao chất lượng GDĐĐ cho SV nhà trường trong giai đoạn hiện nay.
Thời gian nghiên cứu: T tháng 11 năm 2013 đến tháng 6 năm 2014.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu tài liệu, sách, văn bản, chỉ thị, nghị quyết… có nội dung
liên quan đến đề tài nghiên cứu, tập hợp những vấn đề cơ bản làm cơ sở lý
luận vững chắc cho đề tài nghiên cứu.

7.2. Nh m phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1 Phư ng pháp quan sát: Quan sát các cử chỉ, hành vi, thái độ của
sinh viên khi tổ chức hoặc tham gia các hoạt động giáo dục đạo đức.
7 2 2 Phư ng pháp điều tra bằng phiếu hỏi:
Chúng tôi thiết kế phiếu hỏi gồm những câu hỏi đóng và mở nhằm trưng
cầu ý kiến cán bộ, giáo viên và sinh viên về một số vấn đề sau:
- Thực trạng GDĐĐ và QL GDĐĐ của cán bộ QL trong việc GDĐĐ
cho SV
- Những biện pháp QL của cán bộ QL đã tiến hành trong việc
GDĐĐ cho SV.
- Tính cần thiết và tính khả thi của những biện pháp được đề xuất nhằm
nâng cao chất lượng QL GDĐĐ cho SV.
7 2 3 Phư ng pháp phỏng vấn: (Mẫu ở phụ lục số 3)
Để làm rõ những vấn đề trong nội dung nghiên cứu, chúng tôi đã tiến
hành phỏng vấn một số cán bộ giảng dạy, cán bộ quản lí, cán bộ Đồn, Hội sinh
viên về công tác QLGDĐĐ cho SV trường ĐHSĐ trong giai đoạn hiện nay.

9


Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho sinh viên trƣờng ĐHSP trong giai
đoạn hiện nay

7 2 4 Phư ng pháp chu n gia: Xin ý kiến của các chuyên gia về quản
lí và các biện pháp quản lí giáo dục đạo đức cho sinh viên
7.2.5 Phư ng pháp tổng kết kinh nghiệm: Nhằm khảo sát đánh giá thực
trạng QL GDĐĐ cho SV tại trường ĐHSĐ và góp phần đề xuất biện pháp cho
vấn đề nghiên cứu trong giai đoạn hiện nay.
7 3 Phư ng pháp xử l số liệu: Chúng tơi sử dụng phương pháp thống
kế tốn học để xử lý số liệu.

- Dùng một số công thức tốn học tính điểm trung bình và xếp thứ
bậc để xử lý số liệu, đảm đảm tính khách quan và chính xác của các số
liệu thực tiễn.
Cơng thức tính giá trị trung bình : X  

xy

n

Trong đó

X : Giá trị trung bình
X: giá trị biến lượng
Y: Tần số của giá trị
N: Tổng số khách thể điều tra

10


Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho sinh viên trƣờng ĐHSP trong giai
đoạn hiện nay

8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và khuyến nghị, phần nội dung của
luận văn gồm 3 chương:
Chƣơng 1. Cơ sở lí luận về quản lí giáo dục đạo đức cho sinh viên ở
trường đại học.
Chƣơng 2: Thực trạng quản lí giáo dục đạo đức cho sinh viên trường
Đại học Sao Đỏ.
Chƣơng 3. Biện pháp quản lí giáo dục đạo đức cho sinh viên trường

Đại học Sao Đỏ.
Ngoài ra luận văn còn phần Danh mục tài liệu tham khảo và phần Phụ lục

11


Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho sinh viên trƣờng ĐHSP trong giai
đoạn hiện nay

Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
CHO SINH VIÊN Ở TRƢỜNG ĐẠI HỌC
1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu
1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Vấn đề giáo dục đạo đức t lâu đã được nhiều tác giả quan tâm, nghiên
cứu. Arixtốt- nhà triết học Hy Lạp cổ đại đã để lại cho chúng ta nhiều cuốn
sách, trong đó chứa đựng nhiều vấn đề về đạo đức, Epiquya, Xơcrát… đã có
những đóng góp to lớn trong lĩnh vực này.
Trước đây ở Liên Xô, vấn đề đạo đức, nhân cách đã được các nhà
nghiên cứu Xô viết hết sức quan tâm. A.F.Shishkin đã viết “Ngu n l đ o
đức học Mác xít” chúng ta có thể coi đây là cuốn “giáo khoa” về đạo đức học.
Ở đó, ơng đặc biệt nhấn mạnh vai trò của đạo đức, coi “những phẩm chất đ o
đức chính là điều cốt ếu nhất

con ngư i,

tính cách c a n ”.

Kế tục và phát triển những quan điểm đó của A.F.Shishkin, G.Bandzeladze
đã có cơng trình “Đạo đức học” tập 2 trong bộ sách này G.Bandzeladze đã nghiên
cứu và làm rõ những vấn đề khoa học đạo đức, như Đạo đức học là gì, đạo đức phát

sinh, phát triển ra sao, nội dung những phạm trù đạo đức học là gì v.v.
Năm 1996 Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia Viện thơng
tin khoa học xã hội có xuất bản cuốn “Những vấn đề đ o đức trong điều kiện
kinh tế thị trư ng”, [27]. t góc nhìn của các nhà khoa học Trung Quốc.
Trong quá trình cải cách mở cửa Trung Quốc cũng phải đương đầu với những
vấn đề phần nào tương tự như Việt Nam trong đó có việc giải quyết các vấn
đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường. Về mặt này các nhà khoa học xã
hội Trung Quốc đã có nhiều tìm tịi bổ ích. Cuốn sách này cung cấp tới những
người nghiên cứu đạo đức học và liên quan tới việc xây dựng đạo đức ở Việt
Nam những thành tựu nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc.

12


Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho sinh viên trƣờng ĐHSP trong giai
đoạn hiện nay

Năm 2003, NXB Chính trị quốc gia có dịch cuốn “ u dưỡng đ o đức
tư tư ng”, [12]. cuốn giáo trình chính thức, thống nhất dùng cho đối tượng
sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng ở Trung Quốc do GS. La Quốc
Kiệt chủ biên. Trong cuốn giáo trình này, các tác giả Trung Quốc làm rõ vai
trò của đạo đức và giáo dục đạo đức cho sinh viên Trung Quốc hiện nay. Đây
là tài liệu tham khảo bổ ích đối với công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên
nước ta hiện nay
1.1.2. Các nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu về GDĐĐ cho thế hệ trẻ là một nội dung GD quan trọng,
nhằm giúp các nhà trường thực hiện mục tiêu GD tồn diện nhân cách người
học. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho dân tộc ta một di sản vơ giá, đó là tư
tưởng của Người, trong đó có tư tưởng đạo đức. Người cũng chính là một tấm
gương sáng ngời về đạo đức. T tư tưởng đến thực tiễn Người luôn chăm lo

đến GDĐĐ. Người nhấn mạnh: "cũng như sông th c nguồn mới c nước,
không c nguồn th sông c n Câ phải c gốc, không c gốc th câ héo Ngư i
cách m ng phải c đ o đức, không c đ o đức th dù tài giỏi đến mấ cũng
không l nh đ o được nhân dân", [16, tr.27].
Đạo đức cách mạng là cơ sở, là nền tảng của nhân cách, là điều kiện cơ
bản để người cán bộ cách mạng thực hiện mục tiêu lý tưởng của mình. Có đạo
đức cách mạng, người cán bộ cách mạng mới kiên định vững vàng trong mọi
hoàn cảnh, lúc gian khổ khó khăn, thất bại cũng khơng sờn lịng, khi thắng lợi
thành cơng khơng tự mãn kiêu căng. "Ngư i cách m ng phải c đ o đức cách
m ng làm nền tảng mới hoàn thành được nhiệm vụ cách m ng vẻ vang" [17, tr 31].
Nhấn mạnh đạo đức của người cách mạng khơng có nghĩa là chúng ta
xem nhẹ tài năng, phẩm chất và năng lực, đạo đức và tài năng phải luôn thống nhất
trong nhân cách của người cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh diễn đạt điều này
một cách hết sức giản dị và vô cùng sâu sắc trong luận điểm sau đây: "c tài
phải c đức, c tài không c đức, tham ô h hoá c h i cho nhà nước, c đức

13


Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho sinh viên trƣờng ĐHSP trong giai
đoạn hiện nay

không c tài như ông bụt ngồi trong chùa, không giúp ích được ai" [16,
tr.58]. Người còn đề ra những chuẩn mực đạo đức cụ thể đối với t ng lớp
người phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ, trách nhiệm của lớp người đó. Với
thanh niên, trong "Di chúc" thiêng liêng Bác căn dặn: "Phải chăm lo giáo
dục đ o đức cách m ng cho họ, đào t o họ thành những ngư i kế thừa vừa
"hồng " vừa "chu n ". Chủ tịch Hồ Chí Minh cịn rất chú ý đến con
đường, phương pháp xây dựng đạo đức cách mạng: "


o đức cách m ng

không phải tr n tr i sa xuống N do đấu tranh, rèn lu ện bền bỉ hằng
ngà mà phát triển và c ng cố Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng
càng lu ện càng trong " [9, tr 288].
Ngày nay, trong công cuộc đổi mới, phát triển và hội nhập toàn cầu,
thực hiện CNH - HĐH đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến vấn
đề GDĐĐ. Trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ V Ban chấp hành TW khoá
VIII (07/11/9998) Đảng ta đã xác định chiến lược xây dựng con người Việt
Nam trong giai đoạn cách mạng mới. Đến Nghị quyết Hội nghị lần thứ X
Ban chấp hành Trung ương khoá 9 (07/1/2004), Đảng ta tiếp tục xác định
nhiệm vụ cụ thể của thời kỳ mới đó là: " ẩ m nh giáo dục x hội ch
nghĩa, bồi dưỡng lòng

u nước, t o sự chu ển biến rõ rệt về bản lĩnh

chính trị, đ o đức, lối sống, năng lực trí tuệ con ngư i Việt Nam, đ sức
thực hiện thành công sự nghiệp CNH- H H đất nước”, [1, tr 60 ]. Đồng
thời Hội nghị còn nhấn mạnh hai trong ba nhiệm vụ trọng tâm đó là: “ iếp
tục đặt l n hàng đầu nhiệm vụ xâ dựng tư tư ng, đ o đức, lối sống và đ i
sống văn hoá lành m nh trong x hội..." và "Nâng cao chất lượng, hiệu
quả nhiệm vụ xâ dựng con ngư i Việt Nam theo năm đức tính được xác
định trong Nghị qu ết rung ư ng 5 (khoá VIII)”, [2, tr48,51].
Đặc biệt là gần đây nhất, Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam đã phát
động cuộc vận động: "Học tập và làm theo tấm gư ng đ o đức Hồ Chí
Minh", [5, tr44].Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã kịp thời phát động cuộc vận

14



Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho sinh viên trƣờng ĐHSP trong giai
đoạn hiện nay

động: "N i không với ti u cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo
dục". Hai cuộc vận động lớn này đã và đang có những tác động sâu sắc đến
đời sống văn hóa, tinh thần của tồn xã hội, đến nền giáo dục nước nhà, đặc
biệt là công tác GDĐĐ cho sinh viên.
Giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên nói chung là vấn đề được nhiều
tác giả quan tâm nghiên cứu trong đó có những cơng trình tiêu biểu như:
Tác giả Huỳnh Khái Vinh với cuốn sách “Một số vấn đề về lối sống,
đ o đức, chuẩn giá trị x hội” [26]. Cuốn sách đã đề cập đến những vấn đề cơ
bản của lối sống, đạo đức, chuẩn giá trị XH, mối quan hệ giữa lối sống đạo
đức với phát triển văn hoá và con người, sự tác động của các nhân tố chính trị,
KTXH tới lối sống đạo đức, chuẩn giá trị XH, việc kế th a và phát huy nếp
sống đạo đức truyền thống, những kinh nghiệm và bài học về xây dựng lối
sống đạo đức, chuẩn giá trị XH của một số nước. Thực trạng phương hướng,
quan điểm và giải pháp xây dựng lối sống đạo đức chuẩn giá trị XH trong thời
kỳ CNH-HĐH.
Dưới góc độ nghiên cứu về công tác giáo dục đạo đức cho thanh niên,
sinh viên, tác giả Phạm Đình Nghiệp đã viết cuốn “Giáo dục đ o đức cách
m ng cho thế hệ trẻ Việt Nam trong t nh h nh đổi mới” [18]. Tác giả đã trình
bày sự cấp bách cần phải giáo dục tư tưởng, đạo đức cho thanh niên trong tình
hình hiện nay, đồng thời tài liệu đã xây dựng và luận chứng một số giải pháp
cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục tư tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ
Việt Nam trong bối cảnh hiện nay ở nước ta.
Tác giả Lê Khanh với cơng trình nghiên cứu “ hực tr ng công tác giáo
dục tư tư ng chính trị, đ o đức cho sinh vi n rư ng

i học Khoa học x


hội và Nhân văn”, [11] Cơng trình nghiên cứu này đã phân tích, đánh giá
thực trạng cơng tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho SV trường Đại
học Khoa học xã hội và Nhân văn trong bối cảnh hoạt động GDĐĐ của nhà
trường chịu sự tác động nhiều phía t nền KTXH đến bản thân quá trình

15


Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho sinh viên trƣờng ĐHSP trong giai
đoạn hiện nay

GD đào tạo. Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu đề tài đã đề xuất những giải
pháp cơ bản nhằm phát triển công tác GD tư tưởng chính trị, đạo đức cho
SV nhà trường .
Trong những năm gần đây đứng trước vấn đề hội nhập, công tác
GDĐĐ, pháp luật cho SV trong các nhà trường được Đảng, Nhà nước quan
tâm thể hiện qua các Chỉ thị, Nghị quyết, Quyết định về công tác GDĐĐ,
pháp luật trong các nhà trường cụ thể là:
- Văn kiện đ i hội ảng toàn quốc lần thứ X về tăng cư ng công tác tư
tư ng rèn lu ện phẩm chất đ o đức cách m ng, [25].
- Nghị Qu ết hội nghị W 8 kh a XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo
dục vào đào t o, [19].
-Q

số 50/2007/BGD&

ngà 29/8/2007 giáo dục phẩm chất chính

trị đ o đức lối sống cho HSSV các trư ng đ i học, cao đẳng, trung cấp
chu n nghiệp, [21].

- Công văn số 6051/BGD&

-C HSSV ngà 21/7/2009 c a BGD&

tổ chức uần sinh ho t công dân HSSV trong các trư ng đ i học, cao đẳng,
trung cấp chu n nghiệp năm 2009 [6].
Tóm lại, việc GDĐĐ cho SV là vấn đề rất quan trọng trong quá trình
đào tạo ở các trường đại học, cao đẳng trong giai đoạn hiện nay. Mặc dù đã có
một số cơng trình nghiên cứu ở nước ta về giáo dục đạo đức cho thanh niên,
sinh viên song việc nghiên cứu các biện pháp QL GDĐĐ cho SV ở trường
Đại học Sao Đỏ sẽ đóng góp ý nghĩa thực tiễn trong việc nâng cao hiệu quả
giáo dục đạo đức, góp phần giáo dục tồn diện cho SV.

1.2. Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Quản lý
QL là một dạng lao động XH, gắn liền và phát triển cùng với sự phát
triển của con người. QL là lao động đặc biệt, điều khiển các hoạt động lao
động, nó có tính khoa học và nghệ thuật cao nhưng đồng thời cũng là sản

16


Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho sinh viên trƣờng ĐHSP trong giai
đoạn hiện nay

phẩm mang tính lịch sử, tính đặc thù. Khi đề cập cơ sở khoa học của quản lý
C.Mác viết: “Bất cứ lao động nào c tính x hội, cộng đồng được thực hiện
qu mơ nhất định đều cần

một chừng mực nhất định Sự quản l giống như


ngư i ch i vĩ cầm một m nh th tự điều khiển lấ m nh, còn một dàn nh c th
phải c nh c trư ng”,[7, tr157].
Theo Nguyễn Minh Đạo: "Quản lí là sự tác động li n tục, c tổ chức, c
định hướng c a ch thể về các mặt: chính trị, văn hố, kinh tế, x hội, giáo dục
bằng một hệ thống các luật định, chính sách, ngu n tắc, phư ng pháp, biện
pháp cụ thể nhằm t o ra môi trư ng và điều kiện phát triển c a đối tượng".
Theo Phạm Khắc Chương "Quản lí một đ n vị với tư cách là hệ thống x
hội là khoa học và nghệ thuật tác động vào hệ thống, và từng thành tố c a hệ
thống bằng phư ng pháp thích hợp nhằm đ t được các mục ti u đề ra ", [8, tr 60]
Xuất phát t các loại hình hoạt động quản lí, các tác giả Nguyễn Quốc
Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc cho rằng “Quản lí là quá tr nh đ t đến mục ti u
c a tổ chức bằng cách vận dụng các ho t động (chức năng) kế ho ch h a, tổ
chức, chỉ đ o và kiểm tra” [23,tr. 1].
Tác giả Trần Kiểm cho rằng: “Quản lí trường học có thể là một hệ thống
những tác động sư phạm hợp lí và có hướng đích của chủ thể quản lí đến tập
thể giáo viên, học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường
nhằm huy động và phối hợp sức lực, trí tuệ của họ vào mọi mặt hoạt động của
nhà trường hướng vào hoàn thành có chất lượng và hiệu quả mục tiêu dự
kiến”. [13 tr21]
Mỗi tác giả đều có một quan niệm khác nhau về quản lí nhưng họ đều có
những điểm thống nhất chung đó là:
Quản lí ln ln tồn tại với tư cách là một hệ thống gồm các yếu tố:
Chủ thể quản lí, khách thể quản lí, mục tiêu chung của cơng tác quản lí do chủ
thể quản lí áp đặt hay do yêu cầu khách quan của xã hội, hoặc do có sự cam

17


Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho sinh viên trƣờng ĐHSP trong giai

đoạn hiện nay

kết, thỏa thuận giữa chủ thể quản lí và khách thể quản lí. T đó nảy sinh các
mối quan hệ tương tác với nhau giữa chủ thể quản lí và khách thể quản lí.
Bản chất của hoạt động quản lí là cách thức tác động (tổ chức, điều
khiển, chỉ huy) hợp quy luật của chủ thể quản lí đến khách thể quản lí trong
một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành đạt hiệu quả mong muốn và đạt
mục tiêu đề ra. Như vậy, quản lí là một hoạt động mang tính tất yếu của xã hội.
Chủ thể quản lí và khách thể quản lí ln có mối quan hệ tác động qua lại và
chịu tác động của môi trường. Con người là yếu tố trung tâm của hoạt động
quản lí vì thế quản lí v a là một khoa học, v a là một nghệ thuật.
Quản lí là khoa học vì các hoạt động quản lí ln là hoạt động có tổ chức,
có định hướng trên những quy luật, những nguyên tắc và phương pháp hoạt động
cụ thể. Chỉ khi nhận biết đúng các quy luật đó, các đặc điểm của t ng cá thể, các
đặc trưng tâm lý khác nhau thì tác động của quản lí mới có kết quả.
Quản lí là một nghệ thuật vì hoạt động quản lí là một hoạt động thực hành
trong thực tiễn vô cùng phong phú và đầy biến động. Khơng có một ngun tắc
chung nào cho mọi tình huống. Nhà quản lí phải làm sao để có thể xử lý sáng
tạo, thành cơng trong mọi tình huống nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu đề ra,
điều đó phụ thuộc vào bí quyết sắp xếp các nguồn lực, nghệ thật giao tiếp, ứng
xử, khả năng thuyết phục, kỹ năng sử dụng biện pháp của t ng người.
T những phân tích ở trên chúng tơi hiểu: Quản lí là tác động c tổ
chức c hướng đích của chủ thể quản lí lên đối tượng quản lí nhằm đạt
được mục tiêu nhất định.
1.2.2. Quản lí giáo dục
- Theo Nguyễn Ngọc Quang: QL giáo dục là hệ thống tác động c mục
đích, c kế ho ch hợp với qu luật c a ch thể QL nhằm t o cho hệ vận hành
theo đư ng lối và ngu n l giáo dục c a

ảng, được các tổ chức c a nhà


trư ng XHCN Việt Nam mà ti u điểm hội tụ là quá tr nh d

học, thế hệ trẻ,

đưa hệ giáo dục đ t mục ti u dự kiến tiến l n tr ng thái mới về chất.”, [22tr21]

18


Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho sinh viên trƣờng ĐHSP trong giai
đoạn hiện nay

Tác giả Đặng Quốc Bảo cho rằng: “Quản l giáo dục theo nghĩa tổng
quát là ho t động điều hành, phối hợp các lực lượng x hội nhằm thúc đẩ m nh
mẽ công tác đào t o thế hệ trẻ theo

u cầu phát triển c a x hội”, [3,tr 22]

QLGD là sự vận dụng một cách cụ thể các nguyên lý của QL nói chung
vào lĩnh vực giáo dục. Tuy nhiên, cầm làm rõ nội hàm khái niệm, để t cơ sở
lí thuyết đó giúp xác định nội dung và các biện pháp QLGD đạo đức trong
công tác QL nhà trường.
- Đối với cấp vĩ mơ: QLGD là những tác động tự giác (có ý thức, có mục
đích, có kế hoạch, có hệ thống hợp quy luật) của chủ thể QL đến tất cả các
mắt xích của hệ thống (t cấp cao nhất đến các cơ sở giáo dục là nhà trường)
nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục, đào
tạo thế hệ trẻ mà xã hội đã đặt ra cho ngành giáo dục, [14, tr 36]
Ở cấp vi mô: QLGD là hệ thống những tác động tự giác (có ý thức, có
mục đích, có kế hoạch, có hệ thống hợp quy luật) của chủ thể QL đến tập thể

giáo viên, công nhân viên, tập thể học sinh, SV, cha mẹ học sinh, SV và các
lực lượng xã hội trong và ngồi nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và
hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường, [14, tr 38].
T những phân tích trên, theo chúng tơi: QLGD là sự tác động c chủ
đích c căn cứ khoa học hợp quy luật và phù hợp và các điều kiện khách quan
của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm phát huy sức mạnh các nguồn
lực giáo dục từ đ đảm ảo các hoạt động của tổ chức hệ thống giáo dục đạt
được mục tiêu giáo dục đã đề ra với chất lượng hiệu quả cao nhất.
Dựa vào phạm vi quản lý, người ta chia ra hai loại QLGD: QL hệ thống
GD: QLGD ở tầm vĩ mơ, phạm vi tồn quốc, trên địa bàn lãnh thổ (tỉnh,
thành phố) và quản lý nhà trường: QLGD ở tầm vi mô, trong phạm vi một
cơ sở giáo dục đào tạo.
Có thể khẳng định, giáo dục và QLGD là tồn tại song hành. Nếu nói giáo dục
là hiện tượng xã hội tồn tại lâu dài cùng với xã hội lồi người thì cũng có thể nói

19


Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho sinh viên trƣờng ĐHSP trong giai
đoạn hiện nay

như vậy về QLGD. Giáo dục xuất hiện nhằm thực hiện cơ chế truyền kinh
nghiệm lịch sử, xã hội của loài người, của hế hệ đi trước cho thế hệ đi sau và để
thế hệ sau có trách nhiệm kế th a, phát triển nó một cách sáng tạo, làm cho xã hội,
giáo dục và bản thân con người phát triển không ng ng. Để đạt được mục đích đó,
QL được coi là nhân tố tổ chức, chỉ đạo việc thực thi cơ chế nêu trên.
Tóm lại: QLGD là những tác động có tổ chức, có định hướng phù hợp
với quy luật khách quan của chủ thể QL đến đối tượng QL nhằm đưa hoạt
động giáo dục ở t ng cơ sở và của toàn bộ hệ thống giáo dục đạt tới mục tiêu
đã định.

QL giáo dục gồm bốn yếu tố đó là: Chủ thể QL, đối tượng QL, khách thể
QL và mục tiêu QL, bốn yếu tố này tạo thành sơ đồ sau:

S đồ 1 2: S đồ biểu diễn sự li n hệ giữa các ếu tố c a quản l giáo dục
1.2.3. Quản lí trường học
Tại khoản 2, Điều 8, Luật giáo dục 2005 có ghi “Nhà trư ng trong hệ
thống giáo dục quốc dân thuộc mọi lo i h nh được thành lập theo qu ho ch,
kế ho ch c a Nhà nước nhằm phát triển hệ thống giáo dục”, [15,tr 32].
GS. Phạm Minh Hạc xem “Quản l nhà trư ng là thực hiện đư ng lối
giáo dục c a ảng trong ph m vi trách nhiệm đưa nhà trư ng vận hành theo
ngu n l giáo dục, mục ti u đào t o với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với
từng học sinh”, [10, tr32].
Theo Phạm Viết Vượng: “Quản l trư ng học là ho t động c a các c
quan quản l nhằm tập hợp và tổ chức lao động c a giáo vi n, học sinh và
các lực lượng giáo dục, cũng như hu động tối đa các nguồn lực giáo dục và
đào t o trong nhà trư ng”, [27,tr43]

20


Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho sinh viên trƣờng ĐHSP trong giai
đoạn hiện nay

Như vậy, quản lý nhà trường là QLGD được thực hiện trong phạm vi
xác định của một đơn vị giáo dục nhà trường nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo
dục thế hệ trẻ theo yêu cầu của XH. QL nhà trường bao gồm các nội dung như
sau: QL Hoạt động dạy và học, QL hoạt động GDĐĐ, QL hoạt động lao động
sản xuất, QL hoạt động giáo dục thể chất và vệ sinh, QL hoạt động hướng
nghiệp và dạy nghề, Ql hoạt động xã hội đồn thể.
Đặc trưng của nhà trường XHCN là thơng qua dạy chữ để dạy người.

Một trong những nội dung quan trọng của nhà trường là GDĐĐ và hình thành
nhân cách cho thế hệ trẻ. Công tác GDĐĐ là nhiệm vụ chiến lược trọng tâm,
hàng đầu và bao trùm lên mọi mặt cơng tác trong nhà trường. Việc giữ gìn và
phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, giữ gìn và phát huy những phẩm chất, đức
tính, những giá trị tinh thần cao quý của con người Việt Nam tùy thuộc phần
lớn vào công tác GDĐĐ trong nhà trường.
1.2.4. Quản lý giáo dục đạo đức
1241

o đức

Đạo đức là một hiện tượng XH, là một hình thái ý thức đặc biệt phản
ánh các mối quan hệ ứng xử giữa con người với con người, giữa con người
với xã hội, con người với tự nhiên và với chính bản thân mình. Hiện tượng
này được nhìn nhận dưới nhiều góc độ, song có hai cách hiểu thường được
nhắc đến và khái quát như sau:
Dưới góc độ xã hội: Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt
được phản ánh dưới dạng những nguyên tắc, yêu cầu chuẩn mực điều chỉnh
(hoặc chi phối) của con người trong các mối quan hệ giữa con người với tự
nhiên, giữa con người với xã hội, giữa con người với nhau và với chính bản
thân mình.
Dưới góc độ cá nhân: Đạo đức chính là những phẩm chất, nhân cách của
con người phản ánh ý thức, tình cảm, ý chí, hành vi, thói quen và cách ứng xử

21


Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho sinh viên trƣờng ĐHSP trong giai
đoạn hiện nay


của họ trong các mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, với XH, giữa bản
thân họ với người khác và với chính bản thân mình.
Bản chất đạo đức là những quy tắc, chuẩn mực trong quan hệ XH, nó
được hình thành, tồn tại và phát triển trong cuộc sống, được XH th a nhận và
tự giác thực hiện. Đạo đức phản ánh những mối quan hệ XH được hình thành
trên cơ sở KTXH. Mỗi hình thái kinh tế, mỗi giai đoạn đều có những ngun
tắc, chuẩn mực đạo đức tương ứng. Vì vậy, đạo đức có tính giai cấp, tính dân
tộc và tính thời đại.

1 2 4 2 Giáo dục đ o đức
GDĐĐ là q trình tác động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch nhằm
biến những nhu cầu, chuẩn mực giá trị đạo đức theo yêu cầu XH thành những
phẩm chất, giá trị đạo đức của cá nhân, nhằm góp phần phát triển nhân cách
của mỗi cá nhân và thúc đẩy sự phát triển, tiến bộ của XH.
GDĐĐ là một mặt GD bắt buộc, một bộ phận cấu thành của quá giáo dục
trong nhà trường, và được xem là nền tảng tạo ra nội lực tiềm tàng cho các
mặt giáo dục khác.
Quá trình GDĐĐ bao gồm các tác động của rất nhiều nhân tố khách
quan, chủ quan bên trong, bên ngồi, q trình này chỉ đạt hiệu quả khi nhà sư
phạm, nhà quản lý biết tổ chức thực hiện các hoạt động GD hợp lý để đạt mục
tiêu GD.

1 2 4 3 Quản l giáo dục đ o đức
Quản lý GDĐĐ là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý tới khách
thể quản lý nhằm giúp công tác GDĐĐ đạt được kết quả mong muốn.
Quản lý GDĐĐ hướng tới việc làm cho tất cả mọi người trong XH có
nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng, tính cấp thiết của GDĐĐ trong XH,
nắm vững và vận dụng những quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng
Hồ Chí Minh về vấn đề phát triển con người toàn diện gắn liền với sự đổi mới
của đất nước. Mọi thành viên có thái độ, hành vi đúng đắn đối với công tác


22


Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho sinh viên trƣờng ĐHSP trong giai
đoạn hiện nay

QL GDĐĐ trong XH, ủng hộ những việc làm tốt, phê phán những việc làm
xấu và những biểu hiện tiêu cực trái với những quy định của pháp luật, tích
cực tự rèn luyện, tu dưỡng, tự hồn thiện bản thân, có thói quen thực hiện và
thực hiện tốt những quy định của các tổ chức trong XH.
Như vậy, có thể hiểu QL GDĐĐ là sự tác động có ý thức của chủ thể QL
tới khách thể QL nhằm đưa hoạt động GDĐĐ đạt được kết quả mong muốn,
hiệu quả cao nhất.

1.2.5. Biện pháp quản lý giáo dục đạo đức.
1 2 5 1 Biện pháp quản l
Theo “T điển Tiếng Việt” thì: “Biện pháp là cách làm, cách giải qu ết
một vấn đề cụ thể.”, [20, tr85].
Biện pháp là một bộ phận của phương pháp, có nghĩa là để sử dụng một
phương pháp nào đó phải sử dụng nhiều biện pháp khác nhau.
Biện pháp QL là cách QL, cách giải quyết những vấn đề liên quan đến
QL. Vì đối tượng QL phức tạp nên địi hỏi các biện pháp QL phải đa dạng,
phong phú, linh hoạt, phù hợp với đối tượng QL.
Các biện pháp QL có liên quan chặt chẽ với nhau, tạo thành một hệ thống
các biện pháp. Các biện pháp này sẽ giúp cho nhà Q L thực hiện tốt các phương
pháp quản lý của mình, mang lại hiệu quả hoạt động tối ưu cho bộ máy.
1 2 5 2 Biện pháp quản l giáo dục đ o đức
Biện pháp QL GDĐĐ là cách làm, cách hành động cụ thể để nâng cao
hiệu quả GDĐĐ cho SV.

Biện pháp QL GDĐĐ cho SV là cách thức, con đường tác động có định
hướng của chủ thể QL (cán bộ quản lý, giảng viên, cán bộ viên chức) tới các
thành tố tham gia vào quá trình GDĐĐ cho SV nhằm làm cho mọi lực lượng
GD (cán bộ quản lý, giảng viên, cán bộ công nhân viên trong nhà trường)
nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của cơng tác GDĐĐ tích cực tham gia

23


Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho sinh viên trƣờng ĐHSP trong giai
đoạn hiện nay

vào quá trình GDĐĐ để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu giáo dục toàn diện
đã đề ra
1.3. Giáo dục đạo đức cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay
1.3.1. Một số đặc điểm t m sinh lí đặc trưng của sinh viên
SV là một nhóm XH đặc biệt, đang tiếp thu những kiến thức, kỹ năng
chuyên môn ở các trường Cao đẳng, Đại học để chuẩn bị cho hoạt động nghề
nghiệp sau khi ra trường. SV hệ chính quy ở các trường Đại học nằm trong độ
tuổi t 18 đến 22 tuổi, giai đoạn tuổi thanh niên, lứa tuổi đẹp nhất trong cuộc
đời con người.
Về sự phát triển thể chất: Đến độ tuổi thanh niên, SV, cơ thể đã có sự
hồn chỉnh nhất định. Các em đã đạt được 9/10 chiều cao và 2/3 trọng lượng cơ
thể người trưởng thành. Cơ bắp, chiều cao, trọng lượng tăng nhanh, các đặc điểm
sinh lý, giới tính phát triển đến độ chín muồi, đặc biệt là sự phát triển của não bộ.
So với thiếu niên tế bào thần kinh của SV có khả năng phân tích, dẫn truyền
thơng tin tốt hơn. Do vậy, khả năng hoạt động trí tuệ ở SV vượt xa học sinh phổ
thơng. Có thể nói đây là độ tuổi cơ thể con người đang ở thời kỳ hài hòa, đẹp đẽ
với sinh lực dồi dào nhất, là lứa tuổi “mùa xuân của cuộc đời”. Điều này có ý
nghĩa nhất định đối với sự phát triển trí tuệ và nhân cách của thanh niên SV, trong

đó có sự phát triển các phẩm chất đạo đức của các em.
Về ho t động học tập: Địi hỏi SV phải có tính năng động cao, tính độc
lập, địi hỏi tư duy lý luận cao hơn, học tập nghiên cứu gắn liền với vấn đề
nghề nghiệp, vị trí trong XH sau này, động cơ học tập mang tính thực tiễn cao
hơn, cơng ăn việc làm, khẳng định vị thế trong XH, có nhiều SV học tập
nghiên cứu, say mê tìm tịi sáng tạo.
Sự phát triển trí tuệ: Quá trình nhận thức của SV là quá trình nhận thức
có chủ định, tri giác có mục đích ở mức độ rất cao, sự ghi nhớ có chủ định giữ
vai trị chủ đạo trong hoạt động trí tuệ, ghi nhớ logic, suy luận khoa học ở
mức phát triển cao. Tuy nhiên, ở một bộ phận không nhỏ SV tư duy thiếu toàn

24


Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức cho sinh viên trƣờng ĐHSP trong giai
đoạn hiện nay

diện, kết luận còn vội vàng, theo cảm tính hoặc thiên về lối tư duy cũ, thiếu
sáng tạo.
Sự phát triển

thức: Đại đa số rất chú ý đến hình thức bên ngồi, q

trình tự ý thức rất mạnh mẽ và có tính đặc thù khơng chỉ thể hiện cái tôi đậm
nét trong hiện tại mà cịn nhận thức được vị trí của mình ở hiện tại và tương
lai. Có nhiều SV có nhận xét, đánh giá sâu sắc mặt mạnh, yếu của những
người xung quanh và của chính mình. Tuy nhiên sự đánh giá đó có khi cịn
thiếu khách quan, phiến diện. Đa số các SV có khả năng tự GD, tự hồn thiện
vươn lên, trở thành công dân tốt, tuy vậy, một số SV do trải nghiệm cuộc
sống cịn ít, chưa tự chủ, kiểm soát được bản thân nên dễ bị sa ngã trong nhận

thức và hành vi.
Sự h nh thành thế giới quan: SV đã có hứng thú nhận thức các vấn đề tự
nhiên, XH, quan tâm nhiều đến vấn đề con người, vai trò của con người trong
lịch sử, các mối quan hệ XH, quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của bản thân
đối với Tổ quốc, quê hương, gia đình, bạn bè… Tuy nhiên, sự đánh giá các
vấn đề XH, quan niệm đúng sai, thiện ác... chưa thống nhất.
i sống t nh cảm: Ở độ tuổi SV thì tình cảm bạn bè chiếm vị trí chủ
yếu so với các mối quan hệ khác, giao lưu rộng rãi với các bạn bè đủ lứa
tuổi, sở thích… Mối quan hệ tình u nam nữ đã tương đối phổ biến, xuất
hiện quan niệm khác với các giá trị truyền thống về tình yêu với các hiện
tượng sống chung, sống thử có chiều hướng phát triển, làm đảo lộn các giá
trị truyền thống.
Về đặc điểm XH: SV trước hết mang đầy đủ những đặc điểm chung của con
người, mà theo C.Mác là “tổng hòa các mối quan hệ xã hội”. Đương nhiên, SV
vẫn đang là đối tượng cịn tiếp tục GD nhưng XH đang nhìn họ như một chủ thể
có ý thức, trách nhiệm về các hoạt động của mình và đánh giá các kết quả của họ
theo tiêu chuẩn “người lớn”. Họ v a là một công dân với đầy đủ tư cách pháp lý,
v a là một thành viên đang được GD trên ghế nhà trường, trong XH.

25


×