Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Luận văn Sử dụng truyện cười trong dạy học “luyện câu” và “chính tả” ở Tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 119 trang )

Luận văn: Sử dụng truyện cười trong dạy học “luyện câu” và “chính tả”ở Tiểu học

LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến GS.TS Lê
Phương Nga - người đã tận tình hướng dẫn, động viên và khích lệ tác giả
hoàn thành luận văn từ lúc hình thành ý tưởng nghiên cứu cho đến lúc hoàn
thiện đề tài luận văn.
Xin chân thành cảm ơn tất cả các thầy cô trong khoa Giáo dục Tiểu
học đã truyền đạt những kiến thức qúy báu và cần thiết trong suốt thời gian
em học tập tại trường và tạo mọi điều kiện thuận lợi để em hoàn thành luận
văn một cách tốt nhất.
Xin cảm ơn các anh/chị các khóa cao học trước, các bạn học trong lớp
cao học K22 và các bạn sinh viên trong khoa đã quan tâm, động viên em
trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu. Cảm ơn các quý
thầy cô đang tham gia giảng dạy ở Trường Tiểu học Ứng Hòe, Huyện Ninh
Giang, tỉnh Hải Dương đã chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy
truyện cười với em, để em có thêm những thông tin, những tư liệu cần thiết
hoàn chỉnh đề tài nghiên cứu của mình.
Cuối cùng xin cảm ơn bạn bè và gia đình ba mẹ đã động viên ủng hộ, giúp đỡ
và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tác giả trong suốt quá trình học tập
để hoàn thành luận văn..
Hà Nội, tháng 9 năm 2014
Tác giả
Nguyễn Thị Ngân


Luận văn: Sử dụng truyện cười trong dạy học “luyện câu” và “chính tả”ở Tiểu học


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1


1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu về truyện cười.............................................................. 2
3. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 8
4. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 9
5. Giả thuyết khoa học.................................................................................... 9
6. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................... 10
7. Các phương pháp sử dụng ........................................................................ 10
8. Đóng góp của luận văn ............................................................................. 10
9. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 11
10. Cấu trúc của luận văn ............................................................................. 12
CHƢƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC SỬ DỤNG TRUYỆN
CƢỜI TRONG DẠY HỌC “LUYỆN CÂU” VÀ “CHÍNH TẢ” ............. 13
I. Cơ sở lí luận .............................................................................................. 13
1. Giới thuyết về truyện cười ........................................................................ 13
1.1. Khái niệm truyện cười ........................................................................... 13
1.2. Một số đặc trưng cơ bản của truyện cười ............................................... 14
1.3. Phân biệt truyện cười, truyện vui với chuyện vui ................................... 16
1.4. Phân loại của truyện cười ...................................................................... 19
II. Lợi thế của việc sử dụng truyện cười làm ngữ liệu trong dạy học Tiếng
Việt ở Tiểu học............................................................................................. 21
1. Nhiều truyện cười phù hợp với mục tiêu dạy học tiếng Việt ở Tiểu học ..... 22
1.1. Nguyên tắc giao tiếp trong dạy học tiếng Việt ....................................... 22
1.2. Truyện cười góp phần giảng dạy môn Tiếng Việt theo hướng tích hợp . 23
1.3. Ngữ liệu tối giản, súc tích ...................................................................... 26


Luận văn: Sử dụng truyện cười trong dạy học “luyện câu” và “chính tả”ở Tiểu học

1.4. Ngữ liệu mang tính trực quan ................................................................ 27
1.5. Ngữ liệu tạo hứng thú cho học sinh ....................................................... 28

1. Thống kê truyện cười được sử dụng trong chương trình môn Tiếng Việt ở
Tiểu học ....................................................................................................... 30
2. Nhận xét về sử dụng truyện cười trong môn Tiếng Việt ở Tiểu học .............. 33
3. Về sự phân bố truyện cười trong các phân môn của môn Tiếng Việt............ 34
CHƢƠNG II: XÂY DỰNG NGÂN HÀNG TRUYỆN CƢỜI ĐỂ DẠY
HỌC “LUYỆN CÂU” VÀ “CHÍNH TẢ”Ở TIỂU HỌC .......................... 36
2. Nguyên tắc lựa chọn truyện cười trong dạy học “luyện câu” và “chính tả”ở
Tiểu học ....................................................................................................... 36
2.1. Lựa chọn truyện cười phù hợp với mục tiêu dạy học “luyện câu” và
“chính tả”ở Tiểu học .................................................................................... 36
2.2. Lựa chọn truyện cười đảm bảo yêu cầu giáo dục toàn diện cho học sinh
Tiểu học ....................................................................................................... 38
2.3. Lựa chọn truyện cười phải phù hợp, tạo được hứng thú và đặc điểm tâm lí
học sinh Tiểu học ......................................................................................... 39
1. Xây dựng ngân hàng truyện cười làm ngữ liệu cho dạy học luyện câu và
chính tả ở Tiểu học....................................................................................... 40
2.1. Xây dựng ngân hàng truyện cười dạy luyện câu .................................... 41
2.2. Xây dựng ngân hàng truyện cười để dạy dấu câu .................................. 43
2.3. Xây dựng ngân hàng truyện cười để dạy kiểu câu( câu cảm, câu kể, câu
hỏi, câu khiến).............................................................................................. 46
2.4. Xây dựng ngân hàng truyện cười để dạy nhận diện, phân tích cấu tạo
thành phần trong câu đơn, câu ghép (trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ). ............... 47
3. Xây dựng ngân hàng truyện cười để dạy học chính tả ............................ 50
3.1. Xây dựng ngân hàng truyện cười dạy chính tả âm/vần/thanh................. 50
3.2. Xây dựng ngân hàng truyện cười làm ngữ liệu để dạy quy tắc viết hoa . 54


Luận văn: Sử dụng truyện cười trong dạy học “luyện câu” và “chính tả”ở Tiểu học

CHƢƠNG III: SỬ DỤNG NGÂN HÀNG TRUYỆN CƢỜI LÀM NGỮ

LIỆU DẠY HỌC CÁC TRI THỨC, KĨ NĂNG “LUYỆN CÂU”
VÀ “CHÍNH TẢ”Ở TIỂU HỌC................................................................ 57
I. Sử dụng ngân hàng truyện cười làm ngữ liệu dạy học các tri thức, kĩ năng
“luyện câu” và “chính tả”ở Tiểu học ............................................................ 57
1. Sử dụng truyện cười làm ngữ liệu để xây dựng bài tập luyện câu ............. 57
1.1. Sử dụng truyện cười làm ngữ liệu xây dựng bài tập dạy dấu câu. ............. 57
1.1.1 Sử dụng truyện cười làm ngữ liệu để xây dựng bài tập dạy các kiểu câu ... 59
1.1.2. Sử dụng truyện cười làm ngữ liệu để xây dựng bài tập hiểu và ghi nhớ
các từ trừu tượng, khó hiểu trong câu ........................................................... 61
1.1.3. Sử dụng truyện cười làm ngữ liệu để xây dựng bài tập nhận diện, phân
tích cấu tạo thành phần trong câu (trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ)........................... 62
2. Sử dụng truyện cười làm ngữ liệu để xây dựng bài tập chính tả................ 63
2.1. Truyện cười được sử dụng làm ngữ liệu để xây dựng bài tập chính tả có
từ chứa tiếng/ âm/vần/thanh dễ lẫn, âm đầu có nhiều cách ghi( ch/tr, l/n,
ng/ngh, d/gi/r) .............................................................................................. 63
2.3. Truyện cười được sử dụng làm ngữ liệu để xây dựng bài tập dạy quy tắc
viết hoa......................................................................................................... 66
2.3.1.Quy tắc viết hoa tên địa lí .................................................................... 66
2.3.2. Quy tắc viết hoa tên người .................................................................. 67
II. Sử dụng tổ hợp bài tập dạy học các tri thức, kĩ năng Tiếng Việt .............. 67
1. Mục đích và nhiệm vụ, nội dung, tổ chức thực hiện và đánh giá kết quả
thực nghiện sư phạm .................................................................................... 67
1.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm ........................................ 67
1.2. Nội dung và quy trình tiến hành thử nghiệm sư phạm............................ 68
1.3. Tổ chức thực nghiệm ............................................................................. 69
1.3.1. Giáo án minh họa môn Chính tả lớp 2 ................................................ 69


Luận văn: Sử dụng truyện cười trong dạy học “luyện câu” và “chính tả”ở Tiểu học


I/ Môc ®Ých, yªu cÇu : ................................................................................... 69
II/ §å dïng d¹y - häc : ................................................................................. 69
1.3.2. Giáo án minh họa môn Luyện từ và câu lớp 5 .................................... 72
1.4. Kết quả thử nghiệm ............................................................................... 74
2. Một vài chỉ dẫn sử dụng truyện cười trong dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học ..... 75
2.1. Mở rộng phạm vi sử dụng truyện cười................................................... 75
2.2. Sử dụng truyện cười để giới thiệu bài, nội dung bài học ........................ 75
2.3. Sử dụng truyện cười để củng cố nội dung bài học ................................. 78
2.4. Sử dụng truyện cười trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập ............... 79
PHẦN KẾT LUẬN..................................................................................... 83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 86


Luận văn: Sử dụng truyện cười trong dạy học “luyện câu” và “chính tả”ở Tiểu học

BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT

KT-XH

Kinh tế - xã hội

NXB

Nhà xuất bản

ĐHSP

Đại học sư phạm

KHXH


Khoa học xã hội

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

SGK

Sách giáo khoa

GD

Giáo dục

Tr

Trang



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Tiếng Việt là bộ môn quan trọng trong nhà trường phổ thông. Nó
cung cấp cho học sinh những tri thức về hệ thống Tiếng Việt với tư cách là
công cụ để giao tiếp và tư duy, rèn luyện kĩ năng sử dụng Tiếng Việt và năng

lực hoạt động ngôn ngữ, qua đó góp phần rèn luyện nhân cách con người.
Môn Tiếng Việt còn có nhiều nội dung phong phú, trong đó truyện cười là
một nét ưu việt của chương trình - sách giáo khoa Tiếng Việt Tiểu học. Trong
văn học nói chung và văn học thiếu nhi nói riêng thì truyện cười có một vị trí
quan trọng với những biểu hiện đặc trưng cơ bản như cốt truyện đơn giản, ít
tình tiết nhưng lại rất chặt chẽ, rõ ràng, dễ hiểu và đặc biệt là luôn có yếu tố,
tình tiết bất ngờ hay những tình tiết kết thúc đột ngột …chính vì thế đã tạo
nên niềm say mê, hứng thú học tập cho các em học sinh Tiểu học.
Theo các nhà tâm lí học, phát triển trí tuệ, nhân cách cho trẻ không có
nghĩa là nhồi nhét kiến thức kinh điển hay thuần tuý mà trước hết phải tạo cho
trẻ sự tò mò để kích thích trí tưởng tượng nhằm tạo điều kiện để em nảy nở
cảm xúc, tự do phát triển tâm hồn, tư duy. Vậy nên việc sử dụng truyện cười
vào làm ngữ liệu dạy học trong các phân môn của môn Tiếng
Việt ngoài việc phù hợp với tâm lí lứa tuổi, sự nhận thức của học sinh Tiểu
học thì nó còn đem đến cho học sinh tiếng cười nhẹ nhàng, thú vị, sinh động.
Đồng thời phát triển cho các em về nhiều mặt như trí tuệ, ngôn ngữ, óc hài
hước, lòng nhân hậu,… kích thích các em sự hiếu kỳ, tìm tòi đọc các loại sách
nhiều hơn để cảm nhận cái hay, cái thú vị của cuộc sống thông qua những câu
chuyện vui, truyện cười. Song song với điều đó là phát triển về nhân cách,
đạo đức, hình thành lối sống phù hợp cho học sinh.
1.2. Hiện nay, qua thực tiễn dạy học chúng tôi thấy trong chương trình
sách giáo khoa có số lượng truyện cười được dùng làm ngữ liệu dạy môn


Tiếng Việt còn rất ít, có phần hạn chế, chưa đủ đáp ứng nhu cầu cho các em
trong việc học. Hơn nữa các ngữ liệu truyện cười được đưa vào chương trình
sách giáo khoa cũng chưa khai thác hết tác dụng việc dạy học các phân môn
của môn Tiếng Việt. Trong sách giáo khoa Tiếng Việt, trước hết truyện cười
được dạy như một đối tượng cần tiếp nhận trong các bài học làm giàu vốn từ
và một số bài tập đọc. Vì thế việc tìm hiểu sử dụng truyện cười và điều chỉnh,

bổ sung hệ thống truyện cười để làm ngữ liệu cho việc dạy học Tiếng Việt ở
tiểu học là vấn đề cấp thiết và có tính thực tiễn cao cần được nghiên cứu cụ
thể và áp dụng vào thực tế.
Đã có không ít công trình nghiên cứu về truyện cười, song phần lớn các
công trình này còn dừng lại ở việc sưu tầm, để đọc giải trí, mua vui. Cũng có
một số công trình nghiên cứu truyện cười nhưng ở mức khái quát, hay lại đi
sâu vào nghiên cứu truyện cười được sử dụng chủ yếu trong trường học ở cấp
THCS, còn thiếu nghiên cứu đi sâu vào truyện cười trong dạy học ở Tiểu học
trong khi các em có nhu cầu học và tự học là khá lớn.
Chính vì lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Sử dụng
truyện cười trong dạy học “luyện câu” và “chính tả”ở Tiểu học” và tập
trung vào việc đầu tiên là đi từ những căn cứ thực tế của việc dạy - học để lựa
chọn truyện cười, bước đầu xây dựng ngân hàng ngữ liệu truyện cười để chỉ
ra những khả năng sử dụng chúng trong dạy học Tiếng Việt, nhằm góp phần
nâng cao chất lượng dạy học tiếng Việt ở Tiểu học. Cung cấp tri thức một
cách khoa học và có tính thực tiễn cao cho các em học sinh Tiểu học nói riêng
và cho nền giáo dục nước ta nói chung trong giai đoạn hiện nay.
2. Lịch sử nghiên cứu về truyện cƣời
Có thể nói truyện cười ra đời từ rất sớm, khó có thể ấn định thời gian cụ
thể, thời điểm cụ thể để đánh dấu sự ra đời của truyện cười. Nhưng có thể
khẳng định một điều rằng, truyện cười Việt Nam ra đời và phát triển cùng với


quá trình lao động sản xuất và đời sống nhân dân, khi tư duy con người tương
đối phát triển, họ ý thức được tầm quan trọng của truyện cười, nó không chỉ
đem lại tiếng cười mua vui cho thiên hạ để cho họ giải tỏa những mệt nhọc,
vất vả sau một ngày lao động, sản xuất cực nhọc, mà truyện cười còn có tác
dụng phê phán, châm biếm, mỉa mai các thói hư tật xấu của con người, những
tính cách khác với đời sống hằng ngày. Đến giai đoạn xã hội phát triển ở mức
độ cao hơn, truyện cười có khi được xem như là một thứ vũ khí sắc bén để

đấu tranh chống lại những bất công của tầng lớp trên, đề cao cách đối đáp,
ứng xử của tầng lớp dưới trong xã hội với việc đối đáp không ngoan trước các
tình huống mang tính phê bình lối sống hoang lạc, không tiết kiệm, không tôn
trọng các tầng lớp dưới... Bên cạnh đó tiếng cười còn phản ánh sự thông
minh, tư duy sâu sắc của người Việt nói chung và những con người có trí tuệ,
khả năng giao tiếp, ứng biến nhanh nhạy nói riêng ở những vùng, miền khác
nhau trong cả nước. Ở đó đã có sự kết tinh của một quá trình chọn lọc, khái
quát và nó xứng đáng được xem là một tác phẩm hoàn chỉnh, một chỉnh thể
thống nhất và toàn vẹn. Ẩn sâu sau phía sau là ý nghĩa vừa có mặt thực, vừa
có mặt ảo; vừa phê phán vừa thể hiện tính hài ước, thể hiện rõ nét hai mặt
phản diện trong đời sống hằng ngày.
Bên cạnh các thể loại khác như ca dao, tục ngữ, truyện cổ tích, câu đố,
truyện ngụ ngôn, . . . được sử dụng trong dạy học Tiếng Việt Tiểu học, thì thể
loại truyện cười, truyện gây cười, truyện vui được các nhà nghiên cứu ít chú ý
hơn. Những công trình nghiên cứu chủ yếu thường mang tính sưu tầm, tuyển
chọn và biên soạn, phân loại tùy theo mục đích của người biên soạn,... Từ
những công trình đã được nghiên cứu về truyện cười, có thể kể ra một số công
trình nghiên cứu tiêu biểu như sau:
1/ Công trình nghiên cứu đồng tác giả, Đinh Gia Khánh - Chu Xuân
Diên - Võ Quang Nhơn(2006), Văn học dân gian Việt Nam(tái bản), Nxb


Giáo dục Hoàng Tiến Tựu (1997) đã liệt kê một số truyện cười dân gian khá
thú vị và đưa vào trong tác phẩm để người đọc tiếp cận.
2/ Mấy vấn đề về phương pháp giảng dạy – nghiên cứu văn học dân
gian Hoàng Tiến Tựu (1997), tác giả không những liệt kê trình bày một
truyện cười dân gian của nước ta từ xưa đến nay, mà đã đưa ra một số phương
pháp giảng dạy cũng như nghiên cứu văn học dân gian. Giúp cho người đọc
không những tiếp cận được một số tác phẩm truyện cười Việt Nam mà còn
định hướng những phương pháp nghiên cứu truyện cười cho phù hợp với từng

nội dung, mục đích nghiên cứu khác nhau.
3/ Bình giảng truyện dân gian, Vũ NGọc Khánh (1999), Nxb Giáo dục
Hà Nội, tác giả đã nêu bật lên được những ý nghĩa, hàm ý của những yếu tố
gây cười trong truyện cười dân gian. Kinh nghiệm giảng dạy truyện cười từ
những bài giảng mà tác giả đã sưu tầm, tổng hợp và trình bày trong đề tài
nghiên cứu của tác giả.
4/ Bình giảng thơ ca - truyện dân gian, Nxb Giáo dục Nguyễn Xuân
Kính(1999), công trình nghiên cứu không những nêu giá trị của thơ ca mà còn
khẳng định được ý nghĩ của những cốt truyện, trong đó có truyện cười của
dân gian Việt Nam từ xưa tới nay.Tác giả đã tổng hợp những kinh nghiệm
giảng dạy của các thầy cô ở các trường để xây dựng nên công trình nghiên
cứu cho mình. Tác giả đã nêu bật ý nghĩa quan trọng của những cốt truyện
dân gian Việt Nam nói chung và truyện cười nói riêng trong sự phát triển của
xã hội và giáo dục các thế hệ tiếp theo.
5/ Tổng tập văn học dân gian người Việt, Hoàng Bắc(2000), Nxb Trí
việt, công trình nghiên cứu đã sưu tầm, tổng hợp và sắp xếp một cách khoa
học văn học dân gian Việt Nam, trong đó phân loại truyện cười dân gian Việt
Nam thành một chuyên đề cụ thể. Từ công trình nghiên cứu này, người tham
khảo có thể tra cứu, nghiên cứu theo các lĩnh vực của mình trong văn học dân
gian của người Việt.


6/ Truyện cười người xưa, Thu Trinh (2001), Nxb Thanh niên, tác giả
đã nghiên cứu và hệ thống hóa một cách khoa học truyện cười người xưa
trong văn hóa người Việt ở các vùng, miền trong nước. Đã phân loại truyện
cười căn cứ theo từng giai đoạn lịch sử của sự phát triển xã hội ở nước ta. Qua
đó góp phần làm phong phú thêm truyện cười của người xưa trong xã hội
hiện nay, lưu giữ để không làm phai nhạt đi những nét hay trong văn hóa dân
gian của người Việt.
7/ Truyện cười xưa và nay, Nguyễn Đức Hiền (1995), Nxb Trẻ Hà Nội,

công trình nghiên cứu đã hệ thống một cách khoa học truyện cười xưa và nay
trong văn hóa người Việt. Bên cạnh đó đưa ra nhận định nguyên nhân gây
cười trong truyện cười xưa và nay. Hệ thống truyện cười xưa thường phản
ánh những bất công của xã hội phong kiến, những thói hư, tật xấu của những
vị quan ở các vùng, miền trong cả nước, và nêu bật lên những hành xữ linh
hoạt, khéo léo của quần chúng nhân dân vừa có ý nghĩa gây cười nhưng vừa
đã kích các thói hư, tật xấu đó. Trong truyện cười của xã hội ngày nay là
những phản ánh những bất cập của xã hội, những mặt đối lập trong văn hóa
hội nhập, những phản ánh của quần chúng nhân dân. . . Do đó, góp phần giúp
các nhà nghiên cứu văn hóa thuận tiện trong việc hệ thống hóa tri thức một
cách khoa học hơn truyện cười của người xưa và nay.
8/ 40 truyện Trạng Quỳnh, Chí Vĩnh, Nxb Thanh Hóa Lữ - Huy
Nguyên (2002). Tác giả đã nêu lên được 40 tuyện của Trạng Quỳnh trong văn
hóa dân gian Việt Nam, đã làm nổi bật lên được trí thông minh, mưu mẹo xử
trí một cách linh hoạt, tài đối đáp của Trạng Quỳnh trong các tình huống. Nó
làm nổi bật lên được nụ cười hóm hỉnh, mỉa mai xã hội xưa, các vị quan xưa
thông qua tiếng cười đả kích.
9/Truyện cười dân gian Việt Nam - Truyện tiếu lâm và các Trạng, Chí
Vĩnh(2003), Nxb Thanh Hóa Lữ - Huy Nguyên (2001), tác giả nghiên cứu đã


sưu tầm có hệ thống truyện cười dân gian Việt Nam, đã phân tích ý nghĩa của
truyện cười và truyện cười tiếu lâm theo nghĩa rộng và hẹp. Tác giả đã nêu lên
được ý nghĩa của truyện cười, những đóng góp của truyện cười trong lý luận
và thực tiễn. Dù vậy nhưng công trình nghiên cứu hầu như chỉ tập trung vào
truyện cười trong văn hóa dân gian Việt Nam ở xã hội trước là chính, chưa
nghiên cứu, sưu tầm những truyện cười trong xã hội hiện nay.
10/ Truyện Tiếu lâm Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin Triều Nguyên
(2004), công trình đã tập trung nghiên cứu hệ thống truyện tiếu lâm Việt
Nam, những truyện gây cười và tạo nên tiếng cười thoải mái. Tiếng cười

trong truyện tiếu lâm tập trung vào những câu chuyện hài ước, thú vị, sự
thông minh dí dỏm của các nhân vật.Đóng góp của công trình nghiên cứu là
đã sưu tầm có hệ thống truyện Tiếu lâm, có chọn lọc một cách khoa học thể
loại truyện Tiếu luân từ các công trình nghiên cứu trước.
11/ Nghệ thuật chơi chữ trong văn chương người Việt, Nxb Giáo dục
(2004), công trình nghiên cứu đã nêu bật lên tính nghệ thuật, sự thú vị, ý
nghĩa tiềm ẩn trong nghệ thuật chơi chữ của văn chương người Việt qua các
giai đoạn lịch sử giai đoạn trước. Những câu truyện cười thể hiện được ý
nghĩa đả kích, trí thông minh của người Việt thông qua ngôn ngữ, qua giao
tiếp của văn hóa người xưa.
12/ Trong luận án tiến sĩ “Ngữ liệu văn học dân gian trong dạy học Tiếng
Việt”, tác giả Nguyễn Văn Tứ, Học viên Trường Đại học Sư phạm Hà nội (2012)
đã đề cập một phần về truyện cười nhưng hướng vào cách giảng dạy ở trường
THCS và THPT hơn là tập trung vào tiểu học để nghiên cứu. Trong công trình
nghiên cứu ấy, tác giả đã chú trọng nghiên cứu và làm sáng tỏ giá trị, vai trò của
văn học dân gian trong việc dạy học Tiếng Việt ở THCS và THPT.
Ngoài những công trình nghiên cứu trên, còn có rất nhiều bài phân tích,
nghiên cứu của các tác giả khác mà chúng tôi chưa có điều kiện để thống kê


hết. Từ những công trình nghiên cứu trên đây, đã được chúng tôi tìm hiểu,
tham khảo, nghiên cứu một cách có chủ đích và khoa học, nhằm giúp cho
chính tác giả có thêm kiến thức cơ bản, cơ sở lý luận và thực tiễn để nghiên
cứu đề tài của mình.
Từ những công trình nghiên cứu trên thì có ba công trình nghiên cứu đã
tập trung chuyên sâu và có liên quan đến đề tài nghiên cứu của chúng tôi là
công trình của tác giả Hoàng Tiến Tựu, Nguyễn Đức Hiền, Chí Vĩnh. Bên
cạnh việc tập hợp một số lượng khá lớn truyện cười xưa và nay trong văn hóa
người việt thì các tác giả trên còn giới thiệu nguồn gốc xuất xứ; mục đích,
chức năng, ý nghĩa của truyện cười, nêu bật lên giá trị của những nụ cười

trong các cốt truyện.
Trong lịch sử xây dựng ngân hàng truyện cười để vận dụng và vào
chương trình hạy học Tiếng Việt Tiểu học đã có từ lâu trong chương trình
sách giáo khoa Tiếng Việt Tiểu học, dù không xác định được mốc thời gian
đưa truyện cười cụ thể vào trong sách giáo khoa chương trình dạy và học
Tiếng việt Tiểu học, nhưng có thể khẳng định qua các lần biên soạn và cải
cách sách giáo khoa thì ngữ liệu truyện cười ngày càng được nghiên cứu, áp
dụng và bổ sung vào trong thực tiển giảng dạy. Đáp ứng ngày càng nhiều nhu
cầu dạy và học, truyền tải và tiếp thu của môn học, qua đó có thể nhận định
lịch sử xây dựng ngân hàng truyện cười để dạy học và lịch sử để nghiên cứu
về truyện cười luôn có mối quan hệ tác động qua lại và bổ sung cho nhau để
hoàn thiện hơn ngữ liệu truyện cười trong chương trình sách giáo khoa Tiếng
Việt Tiểu học.
Từ thực tế nền giáo dục nước ta, sau bốn năm được đưa vào dạy thử
nghiệm, năm học 2002 - 2003, bộ sách giáo khoa Tiếng Việt Tiểu học biên
soạn theo Chương trình Tiểu học mới đã được chính thức đưa vào dạy ở tất cả
các trường Tiểu học trên cả nước. Bên cạnh những điểm kế thừa từ sách giáo


khoa cải cách giáo dục, bộ sách này có nhiều sự thay đổi theo hướng tích cực.
Các truyện vui lần đầu tiên được đưa vào dạy học cũng làm nên bộ mặt mới
cho nó, đem đến cho học sinh những tiếng cười nhẹ nhàng, góp phần hình
thành ở các em trí thông minh, óc hài hước và lòng nhân hậu. Việc làm này
chẳng những khiến cho bộ sách trở nên hấp dẫn với các em mà còn giúp học
sinh phát triển về nhiều mặt. Đây cũng là minh chứng cho thấy đội ngũ các nhà
biên soạn đã có sự chú trọng nhiều hơn đến đặc điểm tâm – sinh lí và nhận thức
của đối tượng học sinh tiểu học, đến đặc trưng của bậc học. Tính khoa học, sư
phạm của chương trình, vì thế cũng đã được khẳng định, nâng cao.
Xuất phát từ những nhu cầu thực tế trong việc cung cấp thêm hệ thống
ngữ liệu truyện cười vào trong chương trình dạy học, một số công trình

nghiên cứu trước đó đã từng bước bổ sung vào ngân hàng truyện cười những
cốt truyện với nội dung phù hợp với lứa tuổi, cung cấp thêm những tài liệu
tham khảo rất có giá trị trong thử nghiệm và biên soạn chính thức sách Tiếng
Việt Tiểu học. Các tác giả nghiên cứu đã đi sâu vào chủ thể tiếp nhận truyện
cười, kiến thức đạt được khi các em tiếp nhận truyện cười trong chương trình
môn học so với các chương trình dạy học giai đoạn trước, góp phần làm căn
cứ khoa học và tài liệu tham khảo trong quá trình biên soạn sách Tiếng Việt
Tiểu học. Với công trình nghiên cứu của mình trong giai đoạn hiện nay,
chúng tôi sẽ nghiên cứu để bổ sung thêm vào hệ thống tri thức khoa học trong
việc dạy và học truyện cười Tiếng Việt Tiểu học đối với các em, làm rõ hơn
giá trị của truyện cười và bổ sung có hệ thống một số truyện cười cần thiết
trong việc dạy và học Tiếng Việt Tiểu học khi vấn đề tranh cãi xung quanh đề
án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015
đang được Bộ Giáo dục trình Quốc hội xem xét phê chuẩn.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là tìm hiểu cơ sở lí luận và cơ sở
thực tiễn của việc sử dụng truyện cười trong dạy học “luyện câu” và “chính


tả” ở Tiểu học. Từ đó xây dựng ngân hàng truyện cười làm ngữ liệu để dạy
học tốt hơn phần luyện câu và phân môn chính tả của môn Tiếng Việt ở Tiểu
học trong thời gian tới.
4. Đối tƣợng nghiên cứu
Thực tế việc dạy – học truyện cười trong môn Tiếng Việt ở Tiểu học;
hệ thống ngữ liệu truyện cười và việc sử dụng truyện cười trong chương trình
Tiếng việt ở Tiểu học.
Trong đối tượng nghiên cứu nói chung, các thể loại truyện cười dân
gian, truyện vui, truyện hài được đưa vào làm ngữ liệu trong sách giáo khoa
Tiếng Việt Tiểu học có nhiều truyện chưa phải thuộc thể loại truyện cười
đúng nghĩa mà nhiều khi chỉ là những câu chuyện vui theo kiểu “Tiếng cười

tuổi học trò”. Vì thế, bên cạnh thuật ngữ “Truyện cười”, trong nghiên cứu
này, chúng tôi cũng sử dụng các thể loại là “Truyện có yếu tố gây cười” hoặc
là “Truyện vui”, “ truyện hài” với tên gọi chung là truyện cười.
5. Giả thuyết khoa học
- Hệ thống ngữ liệu truyện cười còn thiếu tính khoa học, chưa đáp ứng
được nhu cầu học của học sinh, có những truyện cười còn mơ hồ và còn xa
với nhận thức của các em. Nên việc phát huy hết tác dụng của truyện cười
trong việc dạy học còn thiếu tính thực tế.
- Hệ thống ngữ liệu truyện cười đã được biên soạn và đưa vào giảng
dạy ở Tiếng Việt Tiểu học, nhưng do phương pháp dạy học của giáo viên
chưa kích thích được nhu cầu học nên việc phát huy tác dụng và ý nghĩa của
truyện cười chưa đúng với thực tế dạy học.
- Trong xã hội hiện nay, dưới tác động của các nguồn thông tin nhiều
chiều, như phim ảnh, game, các thể loại truyện... dường như đã tác động và
làm sao nhoãng việc đọc truyện cười của các em, từng bước làm cho truyện
cười ngày càng mờ nhạt và thiếu sự thú vị hơn đối với các em khi các em học.


Nếu nghiên cứu làm rõ được việc sử dụng truyện cười trong dạy - học
các phân môn trong môn Tiếng Việt, đồng thời đưa ra những giải pháp để bổ
sung, lựa chọn ngữ liệu truyện cười đảm bảo tính giáo dục, phù hợp với mục
đích nghiên cứu sẽ nâng cao được hiệu quả dạy - học phần luyện câu và phần
môn chính tả ở Tiểu học thời gian tới.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng truyện cười
trong “luyện câu” và “chính tả” của môn Tiếng Việt.
6.2.Công trình nghiên cứu nhằm bổ sung thêm ngữ liệu truyện cười để
phục vụ tốt hơn cho công tác dạy và học luyện câu và chính tả trong môn
Tiếng Việt ở Tiểu học.
7. Các phƣơng pháp sử dụng

Phương pháp đọc, tra cứu tài liệu: Tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu liên
quan đến truyện cười trong dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học
Phương pháp thống kê: Thống kê các truyện gây cười trong sách
Tiếng Việt Tiểu học, các công trình nghiên cứu đi trước và nhiều cách đánh
giá, nhận xét.
Phương pháp khảo sát - điều tra: Khảo sát thực trạng về khả năng sử
dụng truyện cười trong dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học.
Phương pháp thực nghiệm sư phạm. Bên cạnh đó tác giả còn sử dụng
phương pháp lôgic học, nhằm giúp tác giả phân tích đúng đắn cả về trình tự
sắp xếp, cách nghiên cứu khoa học và tiết kiệm được thời gian.
8. Đóng góp của luận văn
8.1. Về lí luận
Làm rõ thêm cơ sở lí luận của việc sử dụng truyện cười trong dạy học
“luyện câu” và “chính tả”ở Tiểu học.
Làm rõ thêm cơ sở lí thuyết về ngữ liệu trong dạy học truyện cười.


8.2. Về thực tiễn
Từ những cơ sở lý luận, nhằm bổ sung một số ngữ liệu truyện cười theo mục
tiêu dạy học môn Tiếng Việt Tiểu học, làm tài liệu tham khảo cho giáo viên,
học sinh và những người quan tâm, yêu thích truyện cười. Góp phần giúp
nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả việc dạy - học môn Tiếng Việt nói
chung và phần luyện câu và phần môn chính tả nói riêng.
9. Phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là “Sử dụng truyện cười trong dạy học
“luyện câu” và “chính tả” ở Tiểu học”. Đề tài này nghiên cứu nghiêng về cơ
sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng truyện cười trong môn Tiếng Việt;
nhằm xác lập căn cứ để đề xuất, bổ sung, sử dụng truyện cười làm ngữ liệu để
dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học. Nhưng chưa tập trung nghiên cứu rộng ra các
thể loại truyện khác ngoài ngữ liệu truyện gây cười cho các em học sinh Tiểu

học; không tập trung đi sâu phân tích cụ thể từng truyện cười trong Tiếng Việt
Tiểu học, mà chỉ liệt kê, phân tích giá trị của yêu tố gây cười trong một số
truyện. Xây dựng ngân hàng truyện cười làm ngữ liệu phục vụ cho việc dạy và
học phần luyện câu và phần môn chính tả trong môn Tiếng Việt ở Tiểu học.
Chính vì môn Tiếng Việt ở Tiểu học chưa nghiên cứu mở rộng giá trị
kiến thức của truyện cười như ở khối THCS và THPT. Nên trong việc đưa ra
những kiến nghị sau khi nghiên cứu của đề tài còn hạn chế. Từ những hạn chế
trên nên những đóng góp của đề tài nghiên cứu chủ yếu tập trung vào việc xây
dựng ngân hàng truyện cười nhằm làm ngữ liệu phục vụ cho việc dạy và học
luyện câu và chính tả trong môn Tiếng Việt ở Tiểu học.


10. Cấu trúc của luận văn
PHẦN MỞ ĐẦU
Nêu lí do chọn đề tài, lịch sử vấn đề, mục đích nghiên cứu, đối tượng
nghiên cứu, giả thuyết khoa học, nhiệm vụ nghiên cứu, các phương pháp sử
dụng, đóng góp của luận văn, phạm vi nghiên cứu của luận văn.
PHẦN NỘI DUNG
- Chƣơng I: Cơ sở khoa học của việc sử dụng truyện cười trong dạy học
“luyện câu” và “chính tả”ở Tiểu học.
- Chƣơng II: Xây dựng ngân hàng truyện cười để dạy học “luyện câu”
và “chính tả” ở Tiểu học.
- Chƣơng III: Sử dụng ngân hàng truyện cười làm ngữ liệu dạy học các
tri thức, kĩ năng “luyện câu” và “chính tả”ở Tiểu học
PHẦN KẾT LUẬN


CHƢƠNG I
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC SỬ DỤNG TRUYỆN CƢỜI
TRONG DẠY HỌC “LUYỆN CÂU” VÀ “CHÍNH TẢ”

I. Cơ sở lí luận
1. Giới thuyết về truyện cƣời
1.1. Khái niệm truyện cƣời
Theo tác giả Đỗ Bình Trị thì“Truyện cười là truyện kể về hiện tượng
buồn cười, thể hiện ở hoạt động của người và vật (bao gồm cả hoạt động nói
năng) nhằm gây cười”, Những đặc điểm thi pháp của các thể loại văn hóa dân
gian, trang 6, Nxb Khoa học - 1999.
“Truyện cười nói một cách đơn giản là những truyện làm cho người ta
cười, có thể là cười mỉm, nhưng thường là cười giòn giã. Có thể là cười một
cách vui vẻ, nhẹ nhàng, nhưng thường cười mà phẫn nộ, khinh ghét”, Giáo
trình Văn học dân gian Việt Nam, trang 13, Đinh Gia Khánh chủ biên, Nxb
Giáo dục – 2001.
“Truyện cười là loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong
cuộc sống, nhằm tạo ra những tiếng cười vui hoặc phê phán những thói hư,
tật xấu trong xã hội”. Sách giáo khoa Ngữ văn 6, trang 15, tập 1, Nguyễn
Khắc Phi chủ biên, Nxb Giáo dục - 2002.
Danh từ “truyện cười” được giới nghiên cứu nước ta dùng làm thuật
ngữ chuyên môn để chỉ tất cả các hình thức truyện kể có tác dụng gây cười và
lấy tiếng cười làm phương tiện chủ yếu để khen, chê và mua vui, giải trí (như
truyện khôi hài, truyện trào phúng, truyện tiếu lâm,. . . .).
Tóm lại, có thể hiểu truyện cười là truyện kể về hiện tượng buồn cười
trong cuộc sống, nhằm tào ra tiếng cười vui vẻ, cũng có thể là tiếng cười phê
phán của con người.


1.2. Một số đặc trƣng cơ bản của truyện cƣời
a. Nghệ thuật dựng truyện cƣời
Nói đến đặc trưng của truyện cười trước hết phải nói đến nghệ thuật
dựng truyện. Trong tổ chức cốt truyện, vai trò của tưởng tượng, hư cấu hết
sức quan trọng.

Truyện cười trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học đều chứa đựng yếu
tố tưởng tượng và hư cấu, những đặc điểm đó thường mang tính nhẹ nhàng,
dễ hiểu và dễ cảm nhận. Truyện cười ở Tiểu học là một sản phẩm của lý trí
nên sự tưởng tượng, hư cấu trong truyện thường gắn với tư duy duy lý trong
đời sống hằng ngày, cốt truyện thường đơn giản, ít tình tiết trừu tượng, khó
hiểu, thường rõ ràng và hợp lý, nó đáp ứng được nhu cầu học và tiếp nhận của
các em theo độ tuổi tiếp cận.
Trong quá trình tham gia giảng dạy, tác giả thấy thường thì truyện cười
được sử dụng làm ngữ liệu trong Tiếng việt Tiểu học rất ngắn và không có
phần mở đầu hay kết thúc cụ thể như truyện cổ tích hay các thể loại truyện
khác. Chính đó cũng là nét riêng của truyện cười để giúp các em học sinh
Tiểu học dễ dàng tiếp cận và cảm nhận tiếng cười thú vị đó. Chính người đọc
cũng có thế thấy, truyện cười thường ngắn và có khi cực ngắn cho nên phần
mở đầu và phần kết thúc của nó nhiều khi cũng khó phân tích và cảm nhận
một cách cụ thể nhất. Điểm quan trọng là do chính nhu cầu học và nhận thức
của các em, nên phần mở đầu và phần kết thúc của truyện cười phải được sắp
xếp sao cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của giáo dục đối với học sinh
Tiểu học, nên có phần không giống với các thể loại truyện khác được.
Truyện cười trong Tiếng Việt ở Tiểu học không nhằm mục đích phản
ánh và lý giải những xung đột, mâu thuẫn, những tình tiết cao siêu khó hiểu,
khó cảm nhận; cũng không nhằm phản ánh, lý giải những sự kiện phức tạp
của xã hội mà chủ yếu dùng tiếng cười để phản ánh những mặt, những điều
thú vị và bất ngờ tạo nên tiếng cười trong cuộc sống.


Thời gian và bối cảnh của truyện cười thường ngắn, không gian thường
hẹp, sự việc diễn ra ít và diễn biến đơn giản, ít sinh động nhưng họa cảnh
thường thú vị, tình tiết hấp dẫn với cảm nhận của lứa tuổi các em. Tình tiết
xây dựng, dẫn nhập hay tạo ra những tình huống bất ngờ, nội dung thường
trào phúng, có phần tò mò, kết thúc đột ngột, sống động, đó là những đặc

điểm gây nên tiếng cười thoải mái, dí dỏm cho các em.
Trong sáng tác truyện cười, các tác giả phải thường xuyên sử dụng các
họa cảnh mang tính hư cấu, tưởng tượng và biện pháp phóng đại, cường điệu
để tạo dựng lên những ngôn ngữ, cử chỉ, trường hợp và tình huống đáng cười
theo cảm nhận của lứa tuổi các em. Tuy những cái đáng cười hầu như có sẵn
trong đời sống xã hội, chỉ cần phát hiện và nêu bật, thể hiện nó nhằm gây
cười, tạo sự thú vị, niềm say mê cho các em. Những truyện cười hấp dẫn và
có giá trị đều là kết quả sáng tạo của người có tài năng,
b. Xây dựng nhân vật trong truyện cƣời
Nghệ thuật xây dựng truyện gắn liền với nghệ thuật xây dựng nhân vật
trong cốt truyện. Hầu hết các câu truyện thường ngắn và rất ngắn, nhưng dù
ngắn đến mấy thì truyện cười cũng được xây dựng ít nhất hai nhân vật trở lên,
hầu như không có một nhân vật. Trong đó thường có một nhân vật phản diện,
một nhân vật chính diện; một nhân vật đại diện cho điều tốt, một nhân vật đại
diện cho điều xấu... Các nhân vật trong truyện thường linh hoạt, nhưng có
một nhân vật thông minh hơn, nhanh nhẹn hơn và thường ứng xử linh hoạt để
tạo ra tiếng cười.
Ví dụ: Truyện Người lái xe đãng trí. Tiếng Việt lớp 5 hay truyện Mua
kính Tiếng Việt lớp 2,…
c. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ
Nói chung, ngôn ngữ được sử dụng trong truyện cười rất đơn giản, dễ
đọc, dễ hiểu theo mức độ cảm nhận của học sinh. Nếu có chổ nào tác giả dùng


từ mập mờ, lấp lửng thì đó là dụng ý của tác giả để kích thích sự tư duy, sự
phán đoán, sự tìm hiểu của các em.
Nghệ thuật trong diễn đạt ngôn từ, ngôn ngữ thường mang tính sống
động, các hành động được mô tả trong cốt truyện thường có tính liên tưởng
cho các em học sinh Tiểu học, khi các em tiếp nhận truyện cười, bên cạnh
việc tiếp nhận ngôn từ còn có những suy nghĩ liên tưởng tích cực đến thực tế

cuộc sống trước các tình huống, hành động mà cốt truyện nêu lên. Nghệ thuật
sử dụng ngôn từ diễn đạt thường mang tính sinh động, trừu tượng và giúp cho
mỗi em khi đọc truyện sẽ có liên tưởng đến những họa cảnh sinh động khác
nhau, trong đời sống hằng ngày từ thực tế của đời sống.
1.3. Phân biệt truyện cƣời, truyện vui với chuyện vui
+ Truyện cƣời:
Truyện cười (còn gọi là truyện tiếu lâm) là một lĩnh vực truyện kể dân
gian rộng lớn, đa dạng, phức tạp bao gồm nhiều hình thức khác nhau được gọi
bằng những danh từ như truyện tiếu lâm, truyện khôi hài, truyện trào phúng,
truyện trạng, giai thoại hài hước ... để tạo nên tiếng cười cho người đọc.
* Xét về hình thức tiếng cười có:
- Tiếng cười trong sinh học mang tính bản năng, vô thức phát ra do phản
ứng của cơ thể một cách đơn thuần (tiếng cười của người bị gù, của
bệnh nhân tâm thần...). Trong khi, tiếng cười tâm lý xã hội biểu thị thái
độ, bộc lộ tư tưởng, tình cảm con người. Tiếng cười tâm lý xã hội có hai loại
nhỏ: Tiếng cười tán thưởng và tiếng cười phê phán.
- Tiếng cười tán thưởng biểu thị niềm vui, sự yêu mến. Tiếng cười phê
phán biểu thị sự khinh ghét, sự phủ nhận.Tiếng cười phê phán là cái cười trong
truyện cười.Cái cười phát ra từ cái đáng cười. Cái đáng cười chứa đựng cái hài
hiểu theo nghĩa triết học, nghĩa là có mâu thuẫn bên trong. Ðó là mâu thuẫn giữa
cái xấu và cái đẹp, giữa hình tượng và ý niệm, giữa sinh động và máy móc.


* Về nội dung của truyện cười có các mục đích:
- Mua vui giải trí: Nhằm mục đích giải trí là chủ yếu, song nó cũng có
tính chất phê phán nhẹ nhàng những thói xấu của người bình dân, những lầm
lỡ, hớ hênh.(Ví dụ truyện vui Mua kính, Tiếng Việt 2, tập 1, bên cạnh tiếng
cười thú vị, còn nhằm mục đích phê phán tính cách lười học của cậu bé, tuổi
còn nhỏ mà không lo học để biết đọc, đi mua kính đeo vào để biết đọc).
- Phê bình giáo dục: Phê bình thói hư tật xấu trong nội bộ nhân dân: Hội

sợ vợ, Áo mới lợn cưới, Sợ quá nói liều... (Ví dụ truyện vui Mồ côi xử kiện,
Tiếng Việt 3, tập 1, đã phê bình ông chủ quán giàu có mà bắt ép đòi tiền bác
nông dân vì đã hít hết mùi thơm trong quán của ông chủ quán đó, truyện đã
hàm ý phê bình một bộ phận nhà giàu không biết thương, giúp đỡ hay đùm
bọc những người nghèo trong xã hội, chỉ biết vụ lợi thêm để làm giàu cho
chính mình).
- Đả kích: Vạch trần cái ác, cái xấu có tính bản chất của giai cấp thống
trị trong xã hội phong kiến. Truyện trào phúng đã kích từ vua chúa, quan lại
đến địa chủ cường hào, thầy đồ...(Ví dụ truyện Điều ước của vua Mi – đát, nội
dung cốt truyện mang tính đã kích Vua Mi – đát vì bản tính tham lam, đã làm
vua trị vì một đất nước rồi mà còn mong muốn mọi vật chạm vào đều hóa
thành vàng, và chính nhà vua phải trả giá với lòng tham vô hạn của mình,
cuối cùng đành phải xin thần Đi-ô-ni-đốt lấy lại điều ước đó để trở lại cuộc
sống bình thường).
+ Truyện vui:
Là những truyện có nội dung vui vẻ, tạo hứng thú với người đọc, không
có những tình tiết phê phán hay đã kích mà tập trung, nhấn mạnh đến những
tình huống vui vẻ, hài ước. Nội dung truyện vui kích thích sự vui thú của
người đọc, làm cho người đọc sảng khoái. Nhân vật của truyện vui thường
nhiều, có nhiều tình tiết và họa cảnh, qua đó làm nổi lên những điều thú vị,


×