Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

LUẬN VĂN TRƯỜNG NGHĨA MẶT TRỜI VÀ CÁC TÍN HIỆU THẨM MĨ TRONG THƠ CA VIỆT NAM TỪ 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (995.06 KB, 137 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI

PHẠM VĂN LỢI

TRƢỜNG NGHĨA MẶT TRỜI VÀ CÁC
TÍN HIỆU THẨM MĨ TRONG THƠ CA VIỆT NAM
TỪ 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX

Chuyên ngành :

NGÔN NGỮ HỌC

Mã số

60.22.02.40

:

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. BÙI MINH TOÁN

HÀ NỘI, NĂM 2014


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài nỗ lực của bản thân, chúng tôi đã
nhận được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn và quý
thầy, cô giáo trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Vì vậy, chúng tôi xin bày tỏ
lòng biết ơn chân thành đến:


- GS.TS. Bùi Minh Toán, người trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn này.
- Quý thầy cô giáo trường Đại học Sư phạm nói chung và quý thầy cô
giáo bộ môn Ngôn ngữ nói riêng đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong
quá trình thực hiện cũng như đóng góp các ý kiến thiết thực để luận văn được
hoàn thiện hơn.
Xin gửi lời tri ân đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, những người thân
yêu luôn quan tâm, chia sẻ, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học
tập và hoàn thành luận văn.
Với sự nghiêm túc, sự đam mê, tìm tòi và học hỏi, chúng tôi rất mong
nhận được ý kiến đóng góp của Quý thầy cô và đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 10 năm 2014
Học viên thực hiện

Phạm Văn Lợi


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU

1

1. Lý do chọn đề tài

1

2. Lịch sử vấn đề

2


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4

5. Phương pháp nghiên cứu

4

6. Đóng góp của luận văn

5

CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG VỀ TRƢỜNG TỪ VỰNG –
NGỮ NGHĨA VÀ TÍN HIỆU THẨM MĨ TRONG VĂN CHƢƠNG

6

1.1. Trường từ vựng – ngữ nghĩa

6

1.1.1. Những quan niệm về trường từ vựng – ngữ nghĩa (định nghĩa trường nghĩa) 6
1.1.2. Phân loại trường nghĩa

8


1.1.2.1. Trường nghĩa tuyến tính

9

1.1.2.2. Trường nghĩa biểu vật

9

1.1.2.3. Trường nghĩa biểu niệm

11

1.1.2.4. Trường nghĩa liên tưởng

12

1.1.3. Các quan hệ trong trường nghĩa

13

1.1.3.1. Quan hệ thượng - hạ nghĩa

13

1.1.3.2. Quan hệ đồng nghĩa và trái nghĩa

14

1.1.4. Hoạt động của từ ngữ xét về góc độ trường nghĩa


16

1.2. Tín hiệu thẩm mĩ trong nghệ thuật văn chương

17

1.2.1. Tín hiệu và tín hiệu ngôn ngữ

17

1.2.1.1. Tín hiệu

17

1.2.1.2. Tín hiệu ngôn ngữ

18

1.2.2. Tín hiệu thẩm mĩ trong nghệ thuật văn chương

21

1.2.2.1. Khái niệm tín hiệu thẩm mĩ (tín hiệu thẩm mĩ văn chương)

21

1.2.2.2. Quan hệ giữa tín hiệu ngôn ngữ và tín hiệu thẩm mĩ

23



1.2.2.3. Hằng thể và biến thể của tín hiệu thẩm mĩ

23

1.2.2.4. Các cấp độ của tín hiệu thẩm mĩ

24

1.2.2.5. Nguồn gốc của tín hiệu thẩm mĩ

26

1.2.2.6. Phương thức xây dựng tín hiệu thẩm mĩ

27

1.2.2.7. Các tính chất của tín hiệu thẩm mĩ

29

Tiểu kết chương 1

34

CHƢƠNG 2. TRƢỜNG TỪ VỰNG – NGỮ NGHĨA “MẶT TRỜI”
TRONG THƠ CA VIỆT NAM TỪ 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỶ XX (LÀM
CÁI BIỂU ĐẠT CHO CÁC TÍN HIỆU THẨM MĨ)


36

2.1. Bảng số liệu thống kê trường nghĩa mặt trời trong thơ ca Việt Nam từ
1945 đến hết thế kỉ XX

36

2.2. Các tiểu trường nghĩa mặt trời trong thơ ca Việt Nam từ 1945 đến hết
TK XX

36

2.2.1. Tiểu trường tên gọi mặt trời và các biến thể từ vựng

36

2.2.1.1. Hằng thể Mặt trời

36

2.2.1.2. Biến thể từ vựng của mặt trời

37

2.2.1.3. Nhận xét

41

2.2.2. Tiểu trường đặc điểm, tính chất của mặt trời


42

2.2.2.1. Các từ chỉ đặc điểm, tính chất, trạng thái của mặt trời dùng với nghĩa gốc

42

2.2.2.2. Các từ chỉ đặc điểm, tính chất, trạng thái của mặt trời, dùng theo nghĩa
chuyển

46

2.2.2.3. Nhận xét

51

2.2.3. Tiểu trường hoạt động của mặt trời

52

2.2.3.1. Các từ chỉ hoạt động của mặt trời được dùng với nghĩa gốc

52

2.2.3.3. Nhận xét

61

2.2.4. Tiểu trường thời tiết, khí hậu (hệ quả của mặt trời).

62


2.2.4.1. Các từ chỉ hiện tượng thời tiết, khí hậu theo nghĩa gốc

62

2.2.4.2. Các từ chỉ hiện tượng thời tiết, khí hậu theo nghĩa chuyển

66

2.2.4.3. Nhận xét

69


2.2.5. Tiểu trường thời gian gắn liền với mặt trời

70

2.2.5.1. Các từ chỉ thời gian được dùng theo nghĩa gốc

70

2.2.5.2. Các từ chỉ thời gian được dùng theo nghĩa chuyển

72

2.2.5.3. Nhận xét

74


2.2.6. Tiểu trường không gian gắn liền với mặt trời

75

2.2.6.1. Các từ chỉ không gian được dùng với nghĩa gốc

75

2.2.6.3. Nhận xét

77

Tiểu kết chương 2

78

CHƢƠNG 3. TÍN HIỆU THẨM MĨ TỪ TRƢỜNG NGHĨA MẶT TRỜI
VÀ Ý NGHĨA THẨM MĨ CỦA NÓ

80

3.1. Hệ thống tín hiệu thẩm mĩ từ trường nghĩa mặt trời trong thơ ca từ 1945
đến hết thế kỉ XX

80

3.2. Ý nghĩa thẩm mĩ của các tín hiệu thẩm mĩ từ trường nghĩa mặt trời trong
thơ ca Việt Nam từ 1945 đến hết thế kỉ XX

80


3.2.1. Mặt trời biểu tượng cho Tổ quốc – Đất nước

80

3.2.2. Mặt trời biểu tượng cho Lãnh Tụ

83

3.2.3. Biểu tượng cho chân lý, lý tưởng, ánh sáng cách mạng của Đảng Cộng
Sản

87

3.2.4. Biểu tượng cho cái mới, cái khai sáng có sức sống

91

3.2.5. Biểu tượng cho cái tàn lụi, u tối, thiếu sức sống

97

3.2.6. Biểu tượng cho cái hủy diệt, tàn phá, cái khó khăn, thử thách khắc
nghiệt trong cuộc sống con người

100

3.2.7. Biểu tượng cho hình tượng và nhiệt tình, tình cảm con người

103


3.2.7.1. Biểu tượng cho con người

104

3.2.7.2. Biểu tượng cho nhiệt tình, tình cảm con người

107

Tiểu kết chương 3

113

PHẦN KẾT LUẬN

114

THƢ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

117


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Chúng ta có lẽ không thể tượng tượng hết được, loài người cùng vạn
vật trên trái đất này sẽ ra sao nếu không có mặt trời – Hệ mặt trời. Không có
mặt trời, trái đất sẽ không phân biệt ngày và đêm, không có ánh sáng, cũng
chẳng có hơi ấm, tất cả chìm trong một bóng đen dày đặc, mịt mù và băng
giá. Ở cái thế giới của bóng đêm đen ấy, sẽ chỉ còn lại cuộc sống của những
ma quỷ, vong linh. Mặt trời xuất hiện đem đến nguồn sáng và hơi ấm, xua tan

tất cả bóng đêm đen tối cùng những hồn ma, ác quỷ, giúp cho người thấy rõ
mặt người cùng vạn vật trong vũ trụ bao la. Quan trọng hơn cả, mặt trời là
nguồn năng lượng khổng lồ đem lại sự sống cho con người cùng vạn vật,
muôn loài trên hành tinh xanh của chúng ta.
Cuộc sống của con người cùng vạn vật trên trái đất vốn đã gắn bó mật
thiết với mặt trời như máu với thịt. Cũng như bao thực thể tự nhiên khác, mặt
trời đã đi vào thơ ca, nhạc, họa …và trở thành biểu tượng nghệ thuật nói hộ
những suy ngẫm, những tâm tư tình cảm thâm sâu tự đáy lòng con người. Thi
nhân bao đời, trên toàn thế giới cũng như ở Việt Nam đã sử dụng hình tượng
(tín hiệu thẩm mĩ ) mặt trời làm chất liệu trong những sáng tác thơ ca của
mình. Đặc biệt ở Việt Nam, trong sáng tác văn học giai đoạn từ 1945 đến hết
thế kỉ XX, hình tượng (tín hiệu thẩm mĩ) mặt trời được sử dụng với tần xuất
khá dày và đã tạo nên một trường từ vựng ngữ nghĩa mặt trời độc đáo, hấp
dẫn và có giá trị thẩm mĩ cao.
1.2. Trường từ vựng - ngữ nghĩa là một trong những nội dung quan trọng
của ngữ nghĩa học, do đó, nó đã nhận được sự quan tâm đặc biệt, rộng rãi của
nhiều nhà ngôn ngữ học trên thế giới trong đó có Việt Nam. Việc tìm hiểu
trường từ vựng - ngữ nghĩa và vận dụng những lí thuyết về trường nghĩa
trong lĩnh vực văn học, giúp cho ta thấy rõ mối quan hệ giữa các từ ngữ, tính

1


hệ thống của từ vựng nói riêng và ngôn ngữ nói chung, thấy được đặc điểm
của ngôn ngữ trong hoạt động hành chức. Đồng thời việc xác lập trường nghĩa
và phân tích các hiện tượng di chuyển trường nghĩa trong hoạt động cụ thể là
cơ sở khoa học cho những cảm thụ, nhận xét, đánh giá về nội dung, chủ đề
của tác phẩm văn học, giúp người đọc tránh được những nhận xét, đánh giá
chung chung, thiếu căn cứ ngôn từ văn bản.
1.3. Trong thực tế nghiên cứu khoa học văn học Việt Nam nói chung,

văn học giai đoạn từ 1945 đến nay nói riêng đã có rất nhiều công trình nghiên
cứu ở những cấp độ, những bình diện khác nhau. Song việc áp dụng lí thuyết
trường nghĩa để tri nhận tín hiệu thẩm mĩ mặt trời trong sáng tác thơ ca giai
đoạn này vẫn còn đang bỏ ngỏ và hứa hẹn nhiều điều lí thú.
Với những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Trường nghĩa mặt trời và
các tín hiệu thẩm mĩ trong thơ ca Việt Nam từ 1945 hết thế kỉ XX” làm đối
tượng nghiên cứu của luận văn.
2. Lịch sử vấn đề
Những quan niệm về trường từ vựng - ngữ nghĩa có lẽ xuất hiện sớm
nhất vào khoảng nửa cuối thế kỷ XIX, trên thế giới, bởi các học giả người
Nga như: Ju.X. Xtepanov; M.M. Pokrovxki … Song khái niệm trường và lí
thuyết về trường từ vựng - ngữ nghĩa thực sự được nghiên cứu từ những năm
20 của thế kỉ XX, bắt nguồn từ những lý thuyết ngôn ngữ học của W.
Humboldt và F.De Saussure. Sau đó các nhà nghiên cứu khác như G. Ipsen
(1924), A.Jolles (1934), W. Porzig (1934)… đặc biệt là J.Trie (1934) được coi
là người đã mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử ngữ nghĩa học, ông là
người đầu tiên đưa ra thuật ngữ “trƣờng” vào ngôn ngữ học. Những quan
điểm về trường từ vựng – ngữ nghĩa của các nhà ngôn ngữ học thế giới phần
nào đã đặt nền móng cho những nghiên cứu về cấu trúc bề sâu của ngữ nghĩa.
Ở Việt Nam, lí thuyết về trường từ vựng - ngữ nghĩa được giới thiệu vào
khoảng những năm 70 của thế kỉ XX với công đầu thuộc về tác giả Đỗ Hữu

2


Châu. Tiếp theo là những công trình nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học:
Nguyễn Thiện Giáp, Nguyễn Đức Dân, Bùi Minh Toán, Đỗ Việt Hùng…
cùng một số lượng lớn những luận án, luận văn của nhiều tác giả khác đi sâu
tìm hiểu lí thuyết về trường nghĩa cũng như vận dụng lý thuyết trường nghĩa
vào việc nghiên cứu hoạt động của trường nghĩa trong mối quan hệ với môi

trường xã hội, văn hóa và lịch sử…một số trường nghĩa còn được nghiên cứu
trong sự đối sánh giữa ngôn ngữ tiếng Việt với những ngôn ngữ khác như
tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Nga.
Trong những năm gần đây, có khá nhiều những công trình nghiên cứu
vận dụng lí thuyết trường nghĩa vào việc phân tích, cảm thụ tác phẩm văn
chương. Ví dụ: Trường nghĩa “lửa” trong truyện Kiều của Nguyễn Du và thơ
Tố Hữu. Trường nghĩa “yêu” trong thơ Xuân Diệu và thơ Nguyễn Bính,
Trường nghĩa thiên nhiên xứ Huế trong kí Hoàng Phủ Ngọc Tường, Trường
nghĩa núi rừng và ý nghĩa biểu trưng trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt,
Trường nghĩa hoa trong ca dao, Hiện tượng chuyển trường nghĩa trong thơ
Xuân Diệu, Hiện tượng chuyển di trường nghĩa trong thơ Chế Lan Viên,
Trường từ vựng về con người Tây Nguyên trong sáng tác của nhà văn Nguyên
Ngọc, Trường nghĩa chỉ màu sắc trong thơ Tố Hữu, Trường nghĩa hiện tượng
khí tượng trong truyện Kiều của Nguyễn Du,...
Như vậy, cho đến thời điểm này đã có không ít những công trình
nghiên cứu khoa học vận dụng lí thuyết trường nghĩa vào việc lĩnh hội, phân
tích, cảm thụ tác phẩm văn chương. Song chưa có công trình nào đi vào
nghiên cứu trường nghĩa mặt trời và các tín hiệu thẩm mĩ trong thơ ca Việt
Nam từ 1945 đến hết thế kỉ XX.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Hệ thống hóa và xác lập trường nghĩa mặt trời, hệ thống tín hiệu thẩm
mỹ được cấu tạo từ trường nghĩa mặt trời và chỉ ra giá trị thẩm mỹ của chúng
trong những sáng tác thi ca Việt Nam từ 1945 đến hết thế kỉ XX.

3


3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận văn đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau:

- Nghiên cứu tổng hợp tài liệu khoa học để từ đó xây dựng cơ sở lí
thuyết của đề tài.
- Thống kê, xác lập trường nghĩa mặt trời trong thơ ca Việt Nam từ 1945
đến hết TK XX.
- Phân tích tín hiệu thẩm mĩ từ trường nghĩa mặt trời và ý nghĩa thẩm mĩ
của nó trong thơ ca Việt Nam từ 1945 đến hết thế kỉ XX.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Trường nghĩa mặt trời và các tín hiệu thẩm mĩ trong thơ ca Việt Nam
từ 1945 đến hết thế kỉ XX.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Do khuôn khổ của luận văn thạc sĩ, chúng tôi giới hạn việc khảo sát,
nghiên cứu “Trƣờng nghĩa mặt trời và các tín hiệu thẩm mĩ ” trong thơ ca
Việt Nam từ 1945 đến hết thế kỉ XX, trong các sáng tác thơ của 23 tác giả:
Thu Bồn, Hoàng Cầm, Huy Cận, Lâm Thị Mỹ Dạ, Xuân Diệu, Quang Dũng,
Nguyễn Duy, Nguyễn Khoa Điềm, Tế Hanh, Tố Hữu, Nguyễn Thụy Kha, Trần
Đăng Khoa, Lƣu Trọng Lƣ, Viễn Phƣơng, Vũ Quần Phƣơng, Xuân Quỳnh,
Thanh Thảo, Hữu Thỉnh, Nguyễn Đình Thi, Hoàng Trung Thông, Trần Hữu
Thung, Chế Lan Viên và Tạ Hữu Yên.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phƣơng pháp miêu tả
Phương pháp miêu tả đồng đại nhằm tái hiện chi tiết hóa những sự vật,
sự việc, hiện tượng … ở cùng chiều không gian và thời gian trong phạm vi
ngữ liệu khảo sát, nghiên cứu để làm sáng tỏ nội dung đề tài khoa học.

4


5.2. Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, khái quát hóa
Phương pháp phân tích dùng để phân tích ý nghĩa của từ ngữ, đặc điểm

từng loại kết hợp nghĩa và ý nghĩa của tín hiệu thẩm mĩ từ trường nghĩa mặt
trời. Từ đó đi đến tổng hợp, khái quát hóa nội dung, giá trị ý nghĩa của tín
hiệu thẩm mĩ trong trường nghĩa mặt trời.
Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các thủ pháp chung trong nghiên cứu
khoa học như: thống kê - hệ thống hóa, tổng hợp – phân loại, so sánh đối
chiếu, v.v…
6. Đóng góp của luận văn
- Góp phần làm sáng tỏ thêm lý thuyết trường từ vựng – ngữ nghĩa và sự
chuyển di trường nghĩa trong sáng tạo nghệ thuật ngôn từ, trên những kết quả
nghiên cứu cụ thể.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể sử dụng làm tư liệu giảng dạy và học
tập ở nhà trường phổ thông, làm tài liệu tham khảo cho các công trình nghiên
cứu khoa học của sinh viên trong trường đại học và học viên sau đại học.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung
chính của luận văn gồm ba chương:
Chương 1. Cơ sở lí luận chung về trường từ vựng – ngữ nghĩa và tín hiệu
thẩm mĩ trong văn chương .
Chương 2. Trường từ vựng – ngữ nghĩa mặt trời trong thơ ca Việt Nam
từ 1945 đến hết thế kỉ XX (làm cái biểu đạt cho các tín hiệu thẩm mĩ)
Chương 3. Tín hiệu thẩm mĩ từ trường nghĩa mặt trời và ý nghĩa thẩm mĩ của nó.

5


CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG VỀ TRƢỜNG TỪ VỰNG –
NGỮ NGHĨA VÀ TÍN HIỆU THẨM MĨ TRONG VĂN CHƢƠNG
1.1. Trƣờng từ vựng – ngữ nghĩa
1.1.1. Những quan niệm về trƣờng từ vựng – ngữ nghĩa (định nghĩa trường nghĩa)


Các đơn vị từ vựng không tồn tại tách rời, biệt lập với nhau trong hệ
thống ngôn ngữ ở trạng thái tĩnh, mà chúng luôn có những mối quan hệ nhất
định. Một trong những mối quan hệ quan trọng giúp con người hiểu sâu hơn
và sử dụng ngôn ngữ hiệu quả hơn đó là quan hệ về nghĩa giữa các đơn vị từ
vựng. Theo nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học, các từ ngữ đồng nhất về
mặt nghĩa được tập trung thành các nhóm và được gọi là “trƣờng nghĩa” hay
là trƣờng ngữ nghĩa; trƣờng từ vựng - ngữ nghĩa (semantic filed, lexcal filed).
Trường nghĩa không phải chỉ có ở riêng một ngôn ngữ nào mà nó xuất
hiện ở mọi ngôn ngữ, do đó nó đã nhận được sự quan tâm rộng rãi của nhiều
nhà ngôn ngữ học ở nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Từ đây đã
xuất hiện rất nhiều những quan niệm khác nhau về trường nghĩa (trƣờng từ
vựng - ngữ nghĩa) :
Theo tác giả người Nga, Ju.X. Xtepanov: “trong vốn từ của một ngôn
ngữ có các kiểu nhóm từ có quan hệ chặt lỏng khác nhau, như loạt đồng
nghĩa, loạt trái nghĩa; các nhóm nội dung như “nhóm từ tính cách”, “nhóm
các động từ chuyển động của người” …là biểu hiện của một hiện tượng gọi là
trường từ vựng hay trường ngữ nghĩa”[23; 188].
Năm 1896, nhà bác học người Nga M.M. Pokrovxki đã khẳng định: “Từ
và ý nghĩa của chúng không tồn tại tách rời nhau mà liên kết với nhau trong tư
tưởng của chúng ta và độc lập với ý thức của chúng ta thành những nhóm nhất
định. Cơ sở để tập hợp những nhóm như vậy là sự đồng nhất hay sự trái ngược
trực tiếp với chúng về nghĩa. Chúng ta đã biết một cách tiên nghiệm rằng các từ

6


như vậy hoặc giống nhau hoặc song hành với nhau trong sự biến đổi ý nghĩa và
trong lịch sử của chúng, chúng ảnh hưởng lẫn nhau. Chúng ta cũng biết rằng
những từ này được dùng trong tổ hợp cú pháp giống nhau”[5; 243].
Như vậy, những quan niệm về trường từ vựng - ngữ nghĩa đã manh nha

xuất hiện ở vào nửa cuối thế kỷ XIX. Song khái niệm trường và lí thuyết về
trường từ vựng - ngữ nghĩa thực sự được nghiên cứu từ những năm 20 của thế
kỉ XX, bắt nguồn từ những lý thuyết ngôn ngữ học của W. Humboldt và F.De
Saussure. Sau đó các nhà nghiên cứu khác như G. Ipsen(1924), A.Jolles(1934),
W. Porzig(1934),…và đặc biệt là J.Trie(1934), theo đánh giá của S. Ullmann:
lịch sử ngữ nghĩa học đã mở ra một giai đoạn mới . J.Trie là người đầu tiên đưa
ra thuật ngữ “trường” vào ngôn ngữ học. Nhưng ông không dùng khái niệm trường
ngữ nghĩa mà chỉ nói tới trường khái niệm và trường từ vựng. Theo J. Trier, trường
khái niệm là một hệ thống rộng gồm những khái niệm có quan hệ với nhau, được tổ
chức lại xung quanh một khái niệm trung tâm. Mỗi trường khái niệm được các từ
phủ lên trên, mỗi từ tương ứng với một khái niệm. J. Trier đã thử áp dụng quan
điểm cấu trúc vào lĩnh vực từ vựng ngữ nghĩa. Ông cho rằng, “trong ngôn ngữ, mỗi
từ tồn tại trong một trường, giá trị của nó là do quan hệ với các từ khác trong trường
quyết định, rằng “trường” là những hiện thực ngôn ngữ nằm giữa từ (riêng lẻ) với
toàn bộ từ vựng, trường quan hệ với toàn bộ từ vựng cũng như từ quan hệ với
trường của mình” [5; 244]. Mặc dù còn có những điểm chưa rõ ràng, cần tranh

luận như sự không phân biệt ý nghĩa của từ với khái niệm, hay quan niệm quá
dứt khoát về ranh giới giữa các trường khái niệm và các “vùng” khái niệm của
từ với nhau…nhưng những đề xuất của J. Trier thực sự là nền móng quan trọng
cho những nghiên cứu về trường từ vựng – ngữ nghĩa sau này.
Quan tâm nhiều tới mối quan hệ trường nghĩa giữa các đơn vị từ vựng, Tác
giả L. Weisgerber đưa ra một quan điểm rất đáng chú ý về các trường, “cần phải
tính đến các “góc nhìn” khác nhau mà tác động giữa chúng sẽ cho kết quả là sự
ngôn ngữ hoá một lĩnh vực nào đó của cuộc sống”[5; 246].

7


Các trường kiểu của J. Trier và L. Weisgerber là những trường có tính chất đối

vị, gọi tắt là trường trực tuyến (trường nghĩa dọc).

Khắc phục những hạn chế trong quan niệm của J.Trie và L. Weisgerber,
W. Porzig - nhà ngôn ngữ học người Đức đã phân chia trường nghĩa theo
những nguyên tắc khác. Từ năm 1934, W. Porzig đã đề nghị nguyên tắc liên
tưởng. Theo quan niệm của W. Porzig, một từ nào đó xuất hiện thế nào cũng gợi đến
sự tồn tại của những từ khác. Chẳng hạn như từ “ăn uống” sẽ gợi đến sự tồn tại của từ
“miệng”, nhưng quan hệ ngược không sảy ra vì miệng không nhất thiết là phải ăn –
uống mà còn thực hiện một số hoạt động khác như “nói”, “mắng”,…dựa trên cơ sở
này, từ vựng được chia ra thành “các trường nghĩa cơ bản” mà hạt nhân của nó bao
giờ cũng là động từ hoặc tính từ, tức là chúng thường làm vị ngữ trong câu.
Mối quan hệ về nghĩa tạo nên trường từ vựng ngữ nghĩa cũng trở thành một
trong những vấn đề được các nhà ngôn ngữ học Việt Nam quan tâm nghiên cứu
như: Nguyễn Thiện Giáp, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến, Đỗ Việt Hùng…
Trong đó, Đỗ Hữu Châu là một trong những tác giả Việt Nam đã có công giới thiệu
khái niệm “trường nghĩa” đối với ngôn ngữ học nước nhà. Ông định nghĩa trường
nghĩa: “ Mỗi tiểu hệ thống ngữ nghĩa đƣợc gọi là một trƣờng nghĩa. Đó là những từ
đồng nhất với nhau về nghĩa.”[5; 157]. Quan niệm này lấy tiêu chí ngữ nghĩa làm
cơ sở cho việc phân lập trường nghĩa. Đây là quan niệm có tính chất định hướng
cho các quan niệm về trường nghĩa của các nhà Việt ngữ học sau ông.

Luận văn này chúng tôi lấy quan niệm về trường nghĩa của Đỗ Hữu
Châu làm cơ sở lí thuyết để nghiên cứu.
1.1.2. Phân loại trƣờng nghĩa
Mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các đơn vị từ vựng vốn đa dạng trên những
bình diện khác nhau tạo nên những trường từ vựng - ngữ nghĩa khác nhau.
Dựa trên hai mối quan hệ cơ bản giữa các đơn vị đồng loại của ngôn ngữ là
quan hệ ngang và quan hệ dọc, các nhà ngôn ngữ học phân loại trường từ
vựng ngữ nghĩa: trường từ vựng ngữ nghĩa theo quan hệ ngang (trƣờng tuyến
tính) và trường từ vựng ngữ nghĩa theo quan hệ dọc(trƣờng nghĩa biểu vật và


8


trƣờng nghĩa biểu niệm). Cùng với hai trường nghĩa cơ bản này còn có trường
nghĩa liên tưởng, đây là trường nghĩa độc đáo, đặc sắc của ngôn ngữ.
1.1.2.1. Trƣờng nghĩa tuyến tính
Trường nghĩa tuyến tính là tập hợp các từ ngữ có thể kết hợp với nhau thành
những chuỗi tuyến tính (cụm từ, câu) có thể chấp nhận được trong ngôn ngữ.

Để xác lập nên các trường nghĩa tuyến tính, chúng ta chọn một từ làm
gốc rồi tìm tất cả những từ có thể kết hợp với nó thành những chuỗi tuyến tính
(cụm từ, câu) chấp nhận được trong ngôn ngữ.
Ví dụ trường nghĩa tuyến tính của từ Làm là: nghề nông, nghề giáo, việc, bài
tập, …nhanh, chậm, nhƣ mèo mửa (ăn nhƣ rồng cuốn, nói nhƣ rồng leo, làm nhƣ
mèo mửa.) …lắm, nhiều, ít…cả ngày, cả đêm, quanh năm suốt tháng…
Các từ trong trường nghĩa tuyến tính là những từ thường xuất hiện với từ trung tâm
trong các loại ngôn bản. Phân tích ý nghĩa của chúng, chúng ta có thể phát hiện được
những nội dung ngữ nghĩa của các quan hệ cú pháp và tính chất của các quan hệ đó.

1.1.2.2. Trƣờng nghĩa biểu vật
Trường nghĩa biểu vật là “một tập hợp những từ đồng nghĩa về ý nghĩa biểu
vật” [7; 172]. Hay trường nghĩa biểu vật là “tập hợp các từ ngữ đồng nhất với nhau
về nghĩa biểu vật (về phạm vi biểu vật)[23; 192].
Ví như, trƣờng nghĩa biểu vật về mắt, lông mày, mi mắt, mí mắt, con ngƣơi,
giác mạc, võng mạc, nƣớc mắt; mắt to, mắt tròn, mắt lồi, mắt ti hí, mắt híp, mắt
húp, mắt xếch, mắt bồ câu; mắt hạt huyền, mắt trắng dã, mắt nâu, mắt xanh; mắt
mờ, mắt lờ đờ, mắt sáng, mắt tinh, mắt dao cau, mắt hình viên đạn, mắt đa tình, mắt
đong đƣa, mắt lúng liếng, mắt có đuôi; mắt nhắm, mắt mở, mắt ngó, dòm, mắt
trông/nhìn, mắt lƣờm, mắt liếc, mắt đƣa tình,…các từ ngữ này cùng nằm trong

trường nghĩa biểu vật về mắt.
Để xác lập trường nghĩa biểu vật, người ta chọn một danh từ biểu thị sự vật
làm gốc, rồi trên cơ sở đó thu thập các từ ngữ có cùng phạm vi biểu vật với danh từ
được chọn làm gốc đó. Ví dụ: với từ chim (danh từ biểu thị sự vật làm gốc), ta thu
thập được các từ đồng nhất về phạm vi biểu vật với chim, như:

9


- Tên gọi các loại chim: chim vành khuyên, chim vàng anh, chim sáo, chim
chào mào, chim gõ kiến, chim cu gáy,…
- Giống, tính sinh sản: đực, cái, bố, mẹ…
- Các bộ phận trên cơ thể: đầu, mình, chân, cánh, cổ, mỏ, mắt, lông, đuôi, mào…
- Tính chất, trạng thái của chim: già, non, xấu, đẹp, mượt, xù, khỏe, yếu…
- Hình dáng, kích thước: to, nhỏ, …
- Màu sắc (lông, mỏ, chân..): Đen, nâu, vàng, trắng, xanh, đỏ, chì…
- Đặc tính, mục đích sử dụng: giống, thịt, cảnh…
Tùy theo mục đích của việc huy động từ mà ta có thể lựa chọn số lượng các
tiêu chí để xác lập trường nghĩa. Ví dụ. có thể thêm các tiêu chí liên quan đến
trường nghĩa chim: Nơi cư trú (chim bắc cực, chim nhiệt đới…); thức ăn chính của
chim (chim sâu, chim bói cá…)
Như vậy, mỗi một trường nghĩa biểu vật thường có từ gốc (từ trung tâm) là
danh từ. Danh từ này có tính khái quát cao, gần như là tên gọi của các phạm trù biểu
vật, như thực vật, động vật, ngƣời, vật thể, …
Danh từ biểu thị sự vật làm gốc càng mang ý nghĩa khái quát cao bao nhiêu,
thì trường nghĩa biểu vật càng lớn bấy nhiêu. Trong trường nghĩa biểu vật lớn đó, ta
có thể phân chia thành các trường nghĩa biểu vật nhỏ. Và đến lượt mình, các trường
nghĩa biểu vật nhỏ này cũng có thể phân chia thành các trường nghĩa biểu vật nhỏ
hơn nữa.
Chẳng hạn, trƣờng nghĩa biểu vật về Ngƣời (cơ thể ngƣời)

Đầu

Mình

Tứ chi
Chân

Tay
Cánh tay

cẳng tay

Ngón tay,

lòng bàn tay,

10

bàn tay
mu bàn tay, chỉ tay,…


Các trường nghĩa khác nhau có thể có chung một số lượng từ ngữ nhất định.
Các trường nghĩa đó được gọi là các trường nghĩa giao nhau. Ví dụ, trường nghĩa
người và trường nghĩa động vật là hai trường nghĩa giao nhau, vì ngoài những từ
ngữ của riêng từng trường nghĩa, cả hai trường nghĩa này đều có chung một số từ
ngữ về:
- Bộ phận cơ thể: đầu, mình, tứ chi,…
- Hoạt động: ăn, uống, đi, chạy, nhảy,…
- Kích thước hình dáng: to, nhỏ, cao, thấp, lớn, bé, nặng, nhẹ,…

- Trạng thái tâm lý: buồn, đau, vui,…
Mức độ giao thoa của các trường tỉ lệ thuận với số lượng từ ngữ chung giữa
các trường với nhau. Và dựa trên quan hệ với trường nghĩa, có thể phân chia từ
vựng thành các từ đơn trường nghĩa và các từ đa trường nghĩa.

1.1.2.3. Trƣờng nghĩa biểu niệm
Trường nghĩa biểu niệm là “một tập hợp các từ có chung một cấu trúc nghĩa
biểu niệm”[7,178].
Căn cứ để xác lập các trường nghĩa biểu niệm là các ý nghĩa biểu niệm của từ.
Như vậy, để xác lập trường nghĩa biểu niệm, ta chọn một cấu trúc biểu niệm làm
gốc, rồi trên cơ sở đó thu thập các từ ngữ có chung cấu trúc biểu niệm gốc đó.
Ví dụ: ta lấy cấu trúc biểu niệm: (hoạt động) (A tác động vào X) (X tách rời ra)
làm gốc, ta có thể thu thập được các nhóm từ cùng trường nghĩa biểu niệm như sau:
(1) Bẻ, bẹo (bẹo một miếng đất nặn nhỏ), bóc, bứt, dựt, dứt, cắn, tước, xé, …
(2) Băm, bổ, chặt, chẻ, chém, …
(3) Cắt, gọt, róc, thái, …
(4) Hớt, phạt, phay, vạt, …
(5) Bào, cưa, cạo, nạo, đẽo, đục, xẻ, …

Tùy mục đích xác lập trường nghĩa biểu niệm, người ta có thể bổ xung nét
nghĩa (bằng tay), (dùng loại phương tiện), (X tách rời ra ), (X liền – nối lại), …Ví
dụ, khi bổ xung nét nghĩa (sử dụng phương tiện) (X tách rời ra ), ta có cấu trúc

11


nghĩa biểu niệm gốc như sau: hoạt động (A tác động vào X)(bằng phƣơng tiện)(X
tách rời ra). Khi đó, số lượng các từ ngữ cùng trường nghĩa tập hợp được sẽ hẹp lại,
bởi những từ ở nhóm 1 sẽ không còn. Khi bổ xung thêm nét nghĩa, làm cho cấu trúc
nghĩa biểu niệm càng cụ thể hơn, thì số lượng từ ngữ cùng trường nghĩa thu được sẽ

ít hơn hẳn…Như vây, số lượng nét nghĩa trong cấu trúc nghĩa biểu niệm được chọn
làm gốc sẽ quyết định số lượng từ ngữ thu thập được. Cấu trúc nghĩa biểu niệm
được chọn làm gốc chứa càng ít nét nghĩa thì số lượng từ ngữ thu thập được càng
nhiều và ngược lại.
Các từ ngữ cùng một trường nghĩa biểu niệm có thể khác nhau về trường
nghĩa biểu vật. Ví dụ. Cục tác, ụt ịt, cạc cạc...có chung cấu trúc nghĩa biểu niệm:
(hoạt động) (phát ra âm thanh), nhưng chúng thuộc về các trường nghĩa biểu vật
khác nhau: cục tác thuộc về trường nghĩa biểu vật gà; ụt ịt thuộc về trường nghĩa
biểu vật lợn; cạc cạc thuộc về trường nghĩa biểu vật vịt.

1.1.2.4. Trƣờng nghĩa liên tƣởng
Trường nghĩa liên tưởng là trường nghĩa tập hợp các từ biểu thị các sự vật,
hiện tượng, hoạt động tính chất…có quan hệ liên tưởng với nhau.
Ví dụ: từ đêm trăng, ta có thể có trường liên tưởng về đêm trăng như sau:
+ Một bầu trời đầy sao, trăng sáng lung linh…
+ Một làng quê thanh bình…
+ Sự tích thằng Cuội – cây Đa…
+ Đêm trăng thề hẹn của đôi lứa yêu nhau…
+ Kỷ niệm tuổi thơ êm đềm…
+ Tết trung thu…

Nếu trường nghĩa biểu vật và trường nghĩa biểu niệm mang tính khách quan,
chung cho mọi người sử dụng ngôn ngữ, từ đó có thể xây dựng thành các từ điển
trường nghĩa đối với các trường nghĩa biểu vật và trường nghĩa biểu niệm, thì
trường nghĩa liên tưởng lại khó có thể xây dựng được từ điển các trường nghĩa liên
tưởng, do trường nghĩa liên tưởng mang tính chủ quan cao, có sự khác biệt nhất
định giữa các cá nhân sử dụng ngôn ngữ. Mỗi cá nhân sống trong một môi trường,
thời đại, xã hội khác nhau, với kinh nghiệm sống khác nhau… Do đó cũng có

12



những liên tưởng có ở người này nhưng không tồn tại hoặc xa lạ với người khác và
ngược lại. Tuy nhiên, mỗi thời đại, mỗi ngành nghề, mỗi địa phương laị có thể có
một điểm liên tưởng chung nhau. Ví dụ: cùng từ làm, người nông thôn liên tưởng
đến làm ruộng, làm vƣờn, làm cỏ, làm vất vả, …Người thành thị liên tưởng đến làm
nghề trong các nhà máy, xí nghiệp, làm theo ca, làm tăng ca, làm cho ông chủ nƣớc
ngoài,. …Người thời xưa liên tưởng đến làm việc chân tay, làm với công cụ thô
sơ,… Người thời nay (thời hiện đại) liên tƣởng đến làm việc trí óc, làm với máy
móc, thiết bị hiện đại, làm để hƣởng lƣơng cao... Việc nắm bắt được những điểm
chung trong liên tưởng cho mỗi thời đại, mỗi nhóm xã hội…là điều kiện cần thiết để
lí giải những hiện tượng “ý tại ngôn ngoại, mượn mây để tả trăng” hay các biểu
tượng, biểu trưng văn học nghệ thuật.

1.1.3. Các quan hệ trong trƣờng nghĩa
Mối quan hệ về nghĩa giữa các đơn vị từ ngữ tạo nên trường từ vựng – ngữ nghĩa.
Trong một trường từ vựng – ngữ nghĩa lại có những mỗi quan hệ nghĩa khác nhau.
Tiêu biểu là quan hệ: quan hệ thượng - hạ nghĩa và quan hệ đồng nghĩa - trái nghĩa.

1.1.3.1. Quan hệ thƣợng - hạ nghĩa
Quan hệ thượng - hạ nghĩa biểu hiện ở quan hệ bao hàm – nằm trong.
Những từ có ý nghĩa bao hàm ý nghĩa của các từ khác (từ hạ nghĩa) được gọi
là những từ thượng nghĩa (có quan hệ thượng nghĩa), còn những từ có nghĩa
nằm trong nghĩa của từ khác (từ thượng nghĩa) được gọi là những từ hạ nghĩa
(có quan hệ hạ nghĩa).
Ví dụ:
Động vật
Không có xương sống

Có xương sống


Thú

Chim
Chim sâu

13

chim bói cá ….


Từ mô hình trên ta thấy:
- Trong quan hệ giữa động vật với động vật không có xương sống và
động vật có xương sống, thì động vật là quan hệ thượng nghĩa còn động vật
không có xương sống và động vật có xương sống là quan hệ hạ nghĩa.
- Trong quan hệ giữa động vật có xương sống với thú và chim, thì
động vật có xương sống là quan hệ thượng nghĩa còn thú và chim là quan
hệ hạ nghĩa.
- Trong quan hệ giữa chim với chim sâu và chim bói cá, thì chim là quan
hệ thượng nghĩa, còn chim sâu và chim bói cá là quan hệ hạ nghĩa.
Trong sử dụng ngôn ngữ, ta có thể dùng từ ngữ mang quan hệ thượng nghĩa để
biểu thị cho từ ngữ mang quan hệ hạ nghĩa, nhưng không dùng từ ngữ mang quan
hệ hạ nghĩa biểu thị cho từ ngữ mang quan hệ thượng nghĩa.
Bên cạnh quan hệ bao hàm và nằm trong (quan hệ thượng - hạ nghĩa) là quan
hệ quan hệ toàn thể và bộ phận. Khi sử dụng ngôn ngữ, ta cũng cần tránh không
nhầm lẫn hai loại quan hệ này.
Ví dụ. Vào cửa hàng bán chim cảnh, ta có thể chỉ vào con chim Sáo và nói:
bán cho tôi con chim này (thượng nghĩa) thay cho chim Sáo (hạ nghĩa). Nhưng khi
vào cửa hiệu cắt tóc, ta không thể nói: cắt cho tôi cái đầu này, vì đầu và tóc là quan
hệ toàn thể và bộ phận.


1.1.3.2. Quan hệ đồng nghĩa và trái nghĩa
Trường nghĩa được xem là một tiểu hệ thống trong hệ thống ngôn ngữ. Quan
hệ giữa các yếu tố trong một hệ thống ngôn ngữ là quan hệ đối lập. Nhờ vào quan
hệ đối lập này mà ta có thể phân chia các từ ngữ trong cùng một trường nghĩa thành
hai nhóm với hai kiểu quan hệ: quan hệ đồng nghĩa (diễn ra trong cùng một nhóm)
và quan hệ trái nghĩa (diễn ra giữa hai nhóm).
Vídụ. Trường nghĩa về “tính cách con người”: Tốt, đẹp, xấu, xấu xa, chất
phác, thật thà, gian trá, xảo quyệt, bao dung, độ lƣợng, hẹp hòi, tham lam, ích kỉ, …

Dựa vào quan hệ đối lập, ta có thể chia trường nghĩa trên thành hai nhóm:

14


Nhóm từ biểu thị tính tốt > < nhóm từ biểu thị tính xấu
Tốt

xấu

Đẹp

xấu xa

Chất phác

Gian trá

Thật thà


Xảo quyệt

Bao dung

Hẹp hòi

Độ lượng

ích kỉ, tham lam

(quan hệ đồng nghĩa) > <

(quan hệ đồng nghĩa)

(quan hệ trái nghĩa)
Có quan điểm cho rằng: đồng nghĩa là hai hay nhiều từ khác vỏ âm thanh
nhưng giống nhau hoặc gần giống nhau về nghĩa, với quan điểm này thì hiện tượng
nhiều nghĩa của từ không được xem xét. Một quan điểm khác cho rằng: từ đồng
nghĩa là từ có thể thay thế cho nhau trong cùng một văn cảnh. Nhưng như thế lại
sảy ra trường hợp, trong một văn cảnh có những từ ngữ có thể thay thế cho nhau
nhưng không phải là từ đồng nghĩa, ví dụ, cầu thủ số 10 vừa đƣợc tung ra sân và
cầu thủ số 10 vừa đƣợc tung vào sân. Ra và vào vốn là hai từ không đồng nghĩa
(trái nghĩa), nhưng trong ngữ cảnh này thì chúng có thể thay thế cho nhau, vì dùng
ra hay vào thì ta cũng hiểu là cầu thủ số 10 vừa đƣợc tham gia thi đấu trên sân
cùng đồng đội. Hoặc có những từ đồng nghĩa với nhau nhưng lại không thể thay thế
cho nhau, bởi ý nghĩa biểu thái. ví dụ, bố chồng tôi mất cách đây một tuần và bố
chồng tôi toi cách đây một tuần.
Như vậy, có thể định nghĩa từ đồng nghĩa: Hai hay nhiều từ đƣợc coi là đồng
nghĩa với nhau khi chúng cùng thuộc về một trƣờng nghĩa và không chứa những nét
nghĩa đối lập, loại trừ nhau. Khi xét quan hệ đồng nghĩa của một từ ta phải xác

định rõ trường nghĩa của từ đó.
Tương tự, chúng ta có thể định nghĩa từ trái nghĩa: hai hay nhiều từ đƣợc coi
là trái nghĩa với nhau khi chúng cùng thuộc về một trƣờng nghĩa và có chứa những
nét nghĩa đối lập, loại trừ nhau.

15


Quan hệ trái nghĩa sảy ra nhiều ở phạm vi tính từ. ở các từ loại khác muốn giải
thích quan hệ trái nghĩa phải thông qua các tính chất của chúng.
Ví dụ

“Có phải duyên nhau thì thắm lại

Đừng xanh như lá, bạc như vôi”. Lá và vôi là những danh từ chỉ sự vật
vốn không trái nghĩa với nhau, nhưng khi ta gán cho nó tính chất xanh và bạc
thì lá và vôi trái nghĩa nhau.
1.1.4. Hoạt động của từ ngữ xét về góc độ trƣờng nghĩa
Việc phân loại trường nghĩa không phải là phân loại từ, vì một đơn vị từ
ngữ không chỉ thuộc về một trường nghĩa nhất định mà chúng có thể có mặt ở
những trường nghĩa khác nhau. Những từ ngữ ở dạng này gọi là các từ ngữ
ngoại vi (hướng biên) của trường nghĩa. Các từ ngữ ngoại vi là “các từ ngữ
biểu thị những sự vật, hoạt động, tính chất, quan hệ …không chỉ thuộc về một
trường nghĩa đó mà còn có thể thuộc về những trường nghĩa khác”[23; 196].
Ví dụ, các từ đầu, mình, chân, đuôi, mắt, lông, móng…vừa thuộc trường
nghĩa chim vừa thuộc trường nghĩa chuột, thỏ, chó... Cùng với các từ ngữ
ngoại vi là các từ ngữ trung tâm của trường nghĩa. Từ ngữ trung tâm được coi
là hạt nhân của trường nghĩa, bởi đó là những từ ngữ biểu thị các sự vật, hoạt
động, tính chất, quan hệ…đặc trưng của trường nghĩa đó. Ví dụ, bơi là từ ngữ
trung tâm của trường nghĩa cá, bay là từ ngữ trung tâm của trường nghĩa

chim, cạc cạc là từ ngữ trung tâm của trường nghĩa vịt, cục tác là từ ngữ trung
tâm của trường nghĩa gà.
Quan hệ trường nghĩa giữa các từ ngữ chi phối hoạt động kết hợp với
nhau trong giao tiếp và tạo thành ba kiểu (trường hợp) kết hợp cơ bản là:
- Từ ngữ kết hợp với các từ ngữ trung tâm của trường, ký hiệu là Aa hoặc Bb
Ví dụ. Ếch ộp ộp (có tiếng ếch ộp ộp ngoài đồng = có tiếng ộp ộp ngoài đồng)

Gót chân (gót chân Asin = gót Asin)
- Từ ngữ kết hợp với các từ ngữ ngoại vi của trường, ký hiệu là Aab hoặc Bab.

16


Ví dụ. con chim mỏ màu vàng. Con vịt mỏ dẹt; con gà mỏ rất sắc.
Từ “mỏ”vừa thuộc về trường nghĩa chim, vịt, gà … mà không thuộc
riêng một trường nghĩa nào.
- Từ ngữ kết hợp với các từ ngữ trung tâm của trường nghĩa khác, ký hiệu là
Ab hoặc Ba.

Ví dụ. - Trăng vào cửa sổ đòi thơ. (Hồ Chí Minh)
- Hương hoa bay thấu vào (thấu nhập) trong ngục
Kể với tù nhân nỗi bất bình. (Hồ Chí Minh)
Kiểu kết hợp thứ ba chính là hiện tượng chuyển trường nghĩa của từ mà ta dễ
gặp trong các tác phẩm văn chương nghệ thuật. Việc chuyển trường nghĩa của các
từ ngữ có giá trị diễn đạt rất lớn. Một mặt, các từ ngữ được chuyển trường thích ứng
với giá trị biểu đạt của các từ ngữ thuộc trường nghĩa mới, đồng thời chúng mang
theo những sắc thái biểu đạt vốn có của chúng ở trường nghĩa cũ. Điều này làm cho
giá trị biểu đạt của các từ ngữ chuyển trường nghĩa có sức mạnh lớn hơn so với các
từ ngữ được dùng đúng với trường nghĩa của chúng.
Ví dụ, những câu thơ trong bài thơ Đất Nước của Nguyễn Đình Thi.

“Ôi những cánh đồng quê chảy máu”
Dây thép gai đâm nát cả trời chiều..” những từ “chảy máu”, “đâm nát” là
những từ ngữ đã chuyển trường từ trường nghĩa sự vật sang trường nghĩa người. Do
đó đã làm tăng giá trị biểu đạt cho hai câu thơ trên.

1.2. Tín hiệu thẩm mĩ trong nghệ thuật văn chƣơng
1.2.1. Tín hiệu và tín hiệu ngôn ngữ
1.2.1.1. Tín hiệu
Trong đời sống thường nhật, con người luôn sử dụng đa dạng các tín
hiệu vào mục đích giao tiếp, trao đổi thông tin với nhau. Vì vậy, một chuyên
ngành khoa học mang tên “Tín hiệu học” (Semiology) đã ra đời nhằm nghiên
cứu chuyên sâu về tín hiệu.
Tín hiệu được hiểu là “dấu hiệu quy ước để truyền đạt thông tin. Đó là một sự
vật, một hiện tượng kích thích vào giác quan của ta, làm cho ta tri giác được, lí giải

17


và nghĩ tới một cái gì đó ngoài sự vật, hiện tượng ấy”[11,34]. Ví dụ, tiếng trống
trường là một tín hiệu, vì âm thanh của nó tác động đến tai chúng ta, làm chúng ta
nghĩ đến giờ ra vào lớp, giờ tan trường; màu đỏ của hệ thống đèn giao thông tác
động vào thị giác chúng ta, làm chúng ta nghĩ đến việc dừng lại, không được đi;
biểu tượng ngọn lửa, in chồng hai gạch chéo cho ta hiểu đây là nơi cấm lửa;…
Một vật được coi là một tín hiệu khi vật đó có hai mặt: mặt biểu hiện (mặt vật
chất) và mặt được biểu hiện (ý nghĩa). Mối quan hệ giữa hai mặt này mang tính võ
đoán. Ví dụ, tiếng trống trong nhà trường và ý nghĩa ra, vào lớp hay tiếng trống
ngoài chiến trường và ý nghĩa thúc dục tiến quân, thu quân là hoàn toàn do con
người ngầm hiểu và tự quy ước với nhau (mang tính võ đoán).
Mỗi một tín hiệu luôn phải nằm trong một hệ thống tín hiệu nhất định. Chẳng
hạn, tín hiệu đèn đỏ nằm trong hệ thống tín hiệu đèn hiệu giao thông; tín hiệu còi

xe, còi tàu… thuộc về hệ thống tín hiệu âm báo giao thông.

1.2.1.2. Tín hiệu ngôn ngữ
a. Khái niệm tín hiệu ngôn ngữ
Ngôn ngữ có hai chức năng cơ bản nhất và quan trọng nhất trong đời
sống con người, xã hội loài người, đó là: chức năng tư duy và chức năng giao
tiếp. Để thực hiện được hai chức năng này, ngôn ngữ đã được tổ chức theo
những nguyên tắc cơ bản: nguyên tắc tín hiệu và nguyên tắc hệ thống, nói
cách khác “ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu”[37,125].
b. Các tính chất cơ bản của tín hiệu ngôn ngữ
- Tín hiệu ngôn ngữ là tín hiệu nhân tạo. Trong cuộc sống của con người
luôn hiện hữu hai loại tín hiệu, đó là, tín hiệu tự nhiên: chớp giật báo hiệu
sấm, sét, mưa giông); mặt người bỗng dưng bừng đỏ là dấu hiệu của tâm trạng
xấu hổ, mắc cỡ; … và tín hiệu nhân tạo: biển báo giao thông; biển cấm lửa;
tiếng chuông chùa, tiếng còi báo động;…. Trong đó, ngôn ngữ cũng là một hệ
thống tín hiệu nhân tạo do con người sáng tạo, thỏa thuận ngầm mà thành.

18


- Tín hiệu ngôn ngữ là tín hiệu âm thanh, tiếp nhận bằng thính giác. Khi
thể hiện trên chữ viết, nó chuyển sang tín hiệu thị giác, tiếp nhận bằng mắt.
Các tín hiệu nhân tạo khác hoặc thuộc về tín hiệu thị giác, hoặc thuộc về tín
hiệu thính giác hay xúc giác, khứu giác. Các loại tín hiệu này không có khả
năng chuyển đổi từ loại tín hiệu này sang loại tín hiệu khác. Riêng tín hiệu
ngôn ngữ lại có được khả năng vượt trội khi chuyển đổi từ tín hiệu thính giác
sang tín hiệu thị giác.
- Tín hiệu ngôn ngữ luôn có hai mặt: cái biểu đạt (hình thức) và cái được
biểu đạt (nội dung). Bản chất của tín hiệu là tính hai mặt, do đó, giống như tất
cả các loại tín hiệu khác, ngôn ngữ cũng luôn luôn có hai mặt: cái biểu đạt

(hình thức) và cái được biểu đạt (nội dung). Song hai mặt này của ngôn ngữ
lại có quan hệ võ đoán cao và rất phổ biến (tính không có lý do, không thể lý
giải được). Chẳng hạn, cùng một sự vật, con người dùng để ở, người Việt gọi
là nhà, còn người Anh lại gọi là house. Cùng là chất lỏng không màu, không
mùi, không vị, người Việt gọi là nƣớc, người Trung Quốc lại gọi là thủy, còn
ngƣời Anh lại gọi là water.
- Tín hiệu ngôn ngữ có tính hình tuyến. Khác với một số loại tín hiệu
khác, đặc biệt là tín hiệu thị giác, có thể lần lượt được tạo ra nhưng lại được
tiếp nhận đồng thời. Chẳng hạn như một bức tranh, một pho tượng hay một
tòa lâu đài nguy nga tráng lệ, dù mất nhiều thời gian để kiến tạo, các chi tiết
lần lượt được dựng lên. Nhưng khi công trình đã hoàn thành, toàn bộ hình
khối, đường nét, màu sắc …cùng xuất hiện trước mắt người xem. Tín hiệu
ngôn ngữ dù ở dạng nói hay viết không những phải lần lượt được tạo ra mà
còn phải lần lượt được tiếp nhận, lĩnh hội theo một trật tự nhất định - trật tự
thời gian. Đặc điểm này làm nên tính hình tuyến của ngôn ngữ. Chính tính
hình tuyến, trật tự xắp xếp các tín hiệu ngôn ngữ đã góp phần quan trọng vào
việc biểu thị nội dung ý nghĩa của ngôn ngữ. Tuy sử dụng cùng một số lượng

19


tín hiệu, nhưng khi trật tự giữa các tín hiệu đó thay đổi thì nội dung ý nghĩa
cũng thay đổi theo. Ví dụ: Áo chàm đƣa buổi phân ly/ buổi phân ly đƣa áo
chàm; cầm tay nhau biết nói gì hôm nay/ hôm nay biết nói gì cầm tay nhau,…
Tính hình tuyến đã đem lại ưu thế rất lớn cho các nhà văn khi sử dụng tín
hiệu ngôn ngữ vào sáng tạo văn chương nghệ thuật. Nhờ tính hình tuyến, nhà
văn có thể thỏa sức đi sâu miêu tả, trần thuật diễn biến bất tận mà không lo bị
giới hạn về thời gian của các biến cố sự kiện hay diễn biến tâm trạng. Tuy
nhiên, vì tính hình tuyến mà ngôn ngữ bị hạn chế khi muốn diễn tả những sự
kiện sảy ra đồng thời ở những thời điểm, không gian khác nhau.

- Tín hiệu ngôn ngữ manh tính đa trị. Mối quan hệ giữa hai mặt, cái biểu
đạt và cái được biểu đạt ở nhiều loại tín hiệu nhân tạo là mối quan hệ cân
bằng 1 – 1, tức là ứng với một cái biểu đạt chỉ có một cái được biểu đạt. Như
vậy, các tín hiệu có mối quan hệ cân bằng giữa hai mặt (cái biểu đạt và cái
được biểu đạt) là những tín hiệu đơn trị. Trong ngôn ngữ, mối quan hệ giữa
hai mặt (cái biểu đạt và cái được biểu đạt) không phải là 1-1 mà là 1 – n, tức
là một cái biểu đạt nhưng lại chứa đựng nhiều cái được biểu đạt (cùng một
hình thức âm thanh có nhiều giá trị biểu đạt). Như vậy, tín hiệu ngôn ngữ
mang tính đa trị. Tính đa trị của ngôn ngữ thường thấy rất rõ ở những hiện
tượng đa nghĩa, đồng âm và những tín hiệu (từ) đồng thời thực hiện nhiều
chức năng khác nhau trong giao tiếp ngôn ngữ.
- Tín hiệu ngôn ngữ mang tính biểu cảm. Ở nhiều loại tín hiệu, cái được
biểu đạt chỉ thuần túy mang nội dung lí trí, mà không hề có sắc thái biểu cảm.
Tín hiệu ngôn ngữ (từ), cái được biểu đạt không chỉ là những nội dung lí trí,
kết quả của nhận thức, mà thường chứa đựng tình cảm, cảm xúc, thái độ của
con người. Tính biểu cảm không chỉ có ở những từ tình thái (những từ chuyên
thể hiện tình cảm: ôi, than ôi, ái chà, chao ôi, ối giời…), hay các từ có nghĩa
về tâm lý, tình cảm (yêu, ghét, thƣơng, nhớ, thù, oán, hận, giận…) mà còn ở

20


×