Tải bản đầy đủ (.pdf) (148 trang)

HƯỚNG TỚI MỘT CÁCH TIẾP CẬN HỆ THỐNG ðỐI VỚI CẢI CÁCH GIÁO DỤC ðẠI HỌC Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 148 trang )

NHÌN XA HƠN CÁC TRƯỜNG ðẠI HỌC ðỈNH CAO:
HƯỚNG TỚI MỘT CÁCH TIẾP CẬN HỆ THỐNG
ðỐI VỚI CẢI CÁCH GIÁO DỤC ðẠI HỌC Ở VIỆT NAM

Tháng 6 năm 2010

** ðây là bản thảo. ðề nghị không ñược phổ biến hay trích dẫn nếu chưa có sự
ñồng ý chính thức của các tác giả. Mọi ý kiến ñóng góp cho bản thảo xin vui lòng
gửi cho Ben Wilkinson ()
và Laura Chirot ().**


Nhìn xa hơn các trường ñại học ñỉnh cao
Tháng 6 năm 2010
Page 2 / 148

Lời nói ñầu
ðây là báo cáo nghiên cứu thứ hai do Trường New School và Chương trình Việt Nam thuộc
Trung tâm Ash tại Trường Kennedy, ðại học Harvard thực hiện, với sự tài trợ của Chương trình
Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) tại Việt Nam. Bài thứ nhất, “Những nhân tố vô hình tạo nên
sự ưu tú: Hệ thống quản trị và cuộc tìm kiếm con ñường xây dựng một trường ñại học nghiên
cứu ñỉnh cao cho Việt Nam” hoàn tất vào tháng 6 năm 2009 và ñược bổ sung hoàn thiện vào
tháng 1 năm 2010. Hai ñề tài ñược UNDP tài trợ này bắt nguồn ý tưởng từ một công trình nghiên
cứu có tính mở ñường từ mười năm trước của Tổ Công Tác về Giáo dục ðại học và Xã hội do
Giáo sư Henry Rovosky và Giáo sư Mamphela Ramphele thuộc ðại học Cape Town làm ñồng
chủ tịch. Tổ Công Tác này ñược Ngân hàng Thế giới và Ủy ban Văn hóa, Khoa học và Giáo dục
Liên Hiệp Quốc (UNESCO) thành lập với nhiệm vụ nghiên cứu những thách thức trong quá trình
nâng cao chất lượng giáo dục ñại học ở các nước ñang phát triển. Kết quả nghiên cứu chính của
nhóm này ñã ñược công bố năm 2000 trong một bản báo cáo có tên “Những mối ñe dọa và triển
vọng: Giáo dục ñại học ở các nước ñang phát triển”.1
Bài nghiên cứu này do các tác giả Laura Chirot của Trường New School và Ben Wilkinson của


Chương trình Việt Nam thuộc Trường Kennedy, ðại học Harvard thực hiện. Phần viết về tài
chính giáo dục ñại học và sự mở rộng quy mô ñào tạo do Tiến sĩ Trần Thị Quế Giang, Chương
trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright thực hiện; phần phụ lục có sự ñóng góp của Giáo sư Philip
Altbach, Trường Boston College, Tiến sĩ Malcolm McPherson, Trường Kennedy thuộc ðại học
Harvard và Giáo sư Võ Tòng Xuân, ðại học An Giang. Bản dịch tiếng Việt là của Phạm Thị Ly
và Bùi Mạnh Hùng. Trong quá trình thực hiện bài nghiên cứu này, các tác giả ñã nhận ñược rất
nhiều ý kiến ñóng góp và phản hồi từ nhiều cá nhân trong và ngoài nước. Chúng tôi xin chân
thành cảm ơn những cá nhân sau ñây: Bob Kerrey, Trường New School; Markus Urek, Trường
New School; Giáo sư Henry Rosovsky, ðại học Harvard; Tom Vallely, Giáo sư David Dapice,
và Tiến sĩ Jonathan Pincus, Chương trình Việt Nam thuộc ðại học Harvard; Giáo sư Philip
Altbach; Phó Giáo sư Phạm Duy Nghĩa, Trường ðại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh và Chương
trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright; Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, Chương trình Giảng dạy Kinh tế
Fulbright; Tiến sĩ Phạm Thị Ly, ðại học Hoa Sen; Giáo sư Huỳnh ðình Chiến, ðại học Huế;
Giáo sư Võ Tòng Xuân, và nhiều người khác ở Việt Nam ñã dành thời gian chia sẻ tri thức và
quan ñiểm của họ với chúng tôi. Chúng tôi biết ơn các ñồng nghiệp tại Chương trình Giảng dạy
Kinh tế Fulbright ñã nhiệt tình dành thời gian cho quá trình dịch và hiệu ñính bài viết. Các bạn
Christopher Behrer, Hoàng Bảo Châu, Nguyễn Thị Diễm My, Nguyễn Thục Minh và Văn Thị
Quý ñã hỗ trợ cho quá trình nghiên cứu và viết báo cáo này. Chúng tôi cảm ơn UNDP ở Việt
Nam về những hỗ trợ tri thức vô giá trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành bài viết.

1

Từ ñây ñược gọi tắt là “Những mối ñe dọa và triển vọng”. Toàn văn bài này có thể tải về từ trang web của Tổ Công
Tác: .

** Bản thảo | ðề nghị không phổ biến hay trích dẫn**


Nhìn xa hơn các trường ñại học ñỉnh cao
Tháng 6 năm 2010

Page 3 / 148

TÓM TẮT
Nhìn chung, hệ thống giáo dục và ñào tạo của nước ta ñang tụt hậu xa hơn so với nhiều
nước trong khu vực và trên thế giới. Thực trạng này ñã sớm ñược phát hiện. ðảng và
Nhà nước ñã có nhiều nghị quyết và chủ trương ñúng ñắn mà chưa ñược thực hiện
nghiêm túc. Mấy năm qua, chúng ta ñã trăn trở tìm tòi cách giải quyết, nhưng tình hình
chuyển biến rất chậm. Cho ñến nay, vẫn còn những quan ñiểm khác nhau, thậm chí trái
ngược nhau chưa ñược ñưa ra trao ñổi, bàn bạc ñể tìm ra phương sách chấn chỉnh có
hiệu quả. Sự yếu kém, bất cập kéo dài của hệ thống giáo dục và ñào tạo ñã có ảnh hưởng
không nhỏ ñến sự phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội.
ðại tướng Võ Nguyên Giáp, VietnamNet, 2007.
Ở Việt Nam thời gian qua rất nhiều người ñồng tình có chung nhận ñịnh rằng giáo dục ñại học
thật sự cần một cuộc cải cách sâu rộng. Nhận ñịnh chung thống nhất này là của nhiều giới, từ
sinh viên và phụ huynh, những nhà trí thức và các chuyên gia giáo dục trong xã hội, cho tới các
nhà hoạch ñịnh chính sách cấp cao nhất của chính phủ. Năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt
Nam ngày càng phụ thuộc vào nguồn nhân lực có chất lượng cao mà hệ thống giáo dục ñại học
hiện nay chưa thể cung ứng ñược. Ngày càng nhiều gia ñình chọn giải pháp gửi con ra nước
ngoài học ñại học, thậm chí trung học ñể có thể tiếp nhận ñược những năng lực và phẩm chất cần
thiết ñể có thể thành công trong một nền kinh tế toàn cầu ñang thay ñổi hết sức nhanh chóng.
Tuy nhiên, du học nước ngoài là con ñường chỉ dành cho một số ít người xuất sắc và may mắn
có ñiều kiện. ðể phát triển một cách công bằng cho mọi người, tạo ñiều kiện cho nhân tài và phát
huy cao nhất tiềm năng kinh tế của mình, Việt Nam phải cải thiện hệ thống giáo dục ñại học
trong nước.
Các nhà lãnh ñạo Việt Nam nhận thức rất rõ mức ñộ nghiêm trọng của tình hình này. Từ năm
2005 ñã có Nghị quyết 14 của Chính phủ (Số 14/2005/NQ-CP) về “ðổi mới cơ bản và toàn diện
nền giáo dục ñại học”. Tiếp theo ñó là một loạt những chính sách và kế hoạch kêu gọi cải cách
gần như tất cả mọi khía cạnh của hệ thống giáo dục ñại học trong nước. Tháng 4 năm 2009 Bộ
Chính Trị nhận ñịnh “Công tác quản lý giáo dục còn nhiều yếu kém và là nguyên nhân chủ yếu
của nhiều yếu kém khác.”2 Tháng Giêng năm 2010 Ban Cán sự ðảng Bộ GD&ðT ra nghị quyết

về “ðổi mới quản lý giáo dục ñại học” cho giai ñoạn 2010 – 2012. Văn bản này nêu rõ hơn mối
quan hệ giữa quản lý và chất lượng: “Trong thời gian tới, trước nhu cầu ñào tạo tăng nhanh của
xã hội, số lượng các trường ñại học sẽ tiếp tục tăng, nếu không có các giải pháp ñổi mới quản lý
toàn diện, quyết liệt, có tính ñột phá thì không thể nâng cao ñược chất lượng ñào tạo…”3 Tháng
Năm năm 2010 Uỷ ban Thường vụ Quốc hội hoàn thành báo cáo ñiều tra về : “Việc thực hiện
chính sách, pháp luật về thành lập trường, ñầu tư và ñảm bảo chất lượng ñào tạo ñối với giáo dục
ñại học” trong ñó chỉ ra những lỗ hổng trong quy ñịnh khung về trách nhiệm giải trình.4 Bản báo
cáo này cũng ñưa ra cơ sở có tính thực tế cho các nỗ lực của chính phủ nhằm hoàn thiện bộ
khung pháp lý ñồng thời xác ñịnh rõ ràng hơn trách nhiệm của các cơ quan nhà nước khác nhau
và của các trường ñại học.
2

Kết luận 242-TB/TU, 15/14/2009.
Nghị quyết 5-NQ/BCSD, 6/1/2010
4
Báo cáo 329/BC-UBTVQH12, 26/5/2010. p
3

** Bản thảo | ðề nghị không phổ biến hay trích dẫn**


Nhìn xa hơn các trường ñại học ñỉnh cao
Tháng 6 năm 2010
Page 4 / 148

ðây là phần thứ hai trong một nghiên cứu gồm hai phần do UNDP tài trợ liên quan tới thực hiện
cải cách giáo dục ñại học ở Việt Nam. Cả hai phần ñều nhằm mục ñích hỗ trợ cho quy trình soạn
thảo chính sách mà nhà nước ñang tiến hành. Phần ñầu thảo luận về một mục tiêu quan trọng
trong kế hoạch cải cách của nhà nước: xây dựng một trường ñại học ñỉnh cao. Nội dung của phần
này là những lập luận cho thấy cách tiếp cận mục tiêu xây dựng một trường hàng ñầu của Việt

Nam hiện nay ñang ñề cao một cách quá mức những yếu tố ñầu vào chẳng hạn như ngân sách và
hạ tầng cơ sở, và do vậy làm giảm nhẹ tầm quan trọng của những nhân tố vô hình khác có ý
nghĩa không kém phần quyết ñịnh ñối với kết quả ñầu ra, ñó là một cơ chế quản trị có hiệu quả.
Một hệ thống nhân sự dựa trên tài năng và phẩm chất, một chính sách kiên ñịnh ñảm bảo tự do
trong nghiên cứu khoa học và mức ñộ tự chủ cao ñối với các vấn ñề quản lý ñiều hành và học
thuật là ñiều kiện tiên quyết ñể ñạt ñược sự ưu tú trong giảng dạy và nghiên cứu, như có thể thấy
rõ trong trường hợp các trường hàng ñầu của Trung Quốc và Ấn ðộ. Những nguyên tắc về quản
trị nói trên có thể áp dụng với mọi tổ chức học thuật nhưng ñối với các trường ñại học nghiên
cứu thì nó ñặc biệt tối quan trọng. Những trường ñại học này kết nối các quốc gia với các hệ
thống tri thức chung toàn cầu, ñồng thời thu hút và ñào tạo những học giả, những nhà khoa học
ưu tú nhất của các nước.
Bài nghiên cứu thứ hai này nhìn xa hơn việc xem xét vấn ñề các trường ñỉnh cao ñể ñề xuất một
bộ khung chính sách mang tầm hệ thống nhằm xây dựng và triển khai một hệ thống giáo dục ñại
học hiện ñại, rộng khắp và có chất lượng tại Việt Nam. ðộng lực của những phân tích trong bài
này là những câu hỏi bức thiết và phức tạp mà các nhà hoạch ñịnh chính sách giáo dục ñại học
hiện ñang phải ñối mặt: ðâu là cái giá phải trả về mặt chất lượng ñào tạo khi mở rộng số lượng
sinh viên? Cơ chế thị trường có vai trò gì trong giáo dục ñại học? Các trường ñại học và cao
ñẳng có thể làm gì trong việc giúp trang bị kiến thức và kỹ năng cho sinh viên ñể họ có thể ñóng
góp cho sự phát triển của ñất nước Việt Nam? Làm thế nào ñể các tiêu chuẩn ñược tuân thủ trong
một hệ thống có tới gần hai triệu sinh viên và 400 trường ñại học và cao ñẳng? Liệu chế ñộ phân
cấp có giúp ích gì không? Cái gì sẽ dẫn dắt quá trình chuyển ñổi từ hệ thống giáo dục ñại học do
nhà nước kiểm soát sang một hệ thống gồm các trường tự chủ do nhà nước giám sát, như quan
ñiểm của Nghị Quyết 14? ðây là những câu hỏi mấu chốt mà mọi cải cách ở tầm hệ thống phải
tìm cách trả lời.
Việt Nam thường ñược cho là nước có lợi thế của người ñi sau trong các cuộc cải cách kinh tế xã
hội của mình nhờ các bài học từ kinh nghiệm quốc tế. Tất nhiên diều này cũng ñúng trong lĩnh
vực giáo dục ñại học. Tại nhiều nước, phải mất nhiều thập kỷ cùng những nỗ lực ñồng bộ người
ta mới thiết lập ñược một mạng lưới các trường ña dạng ñể có thể vừa trang bị kiến thức cho số
ñông và vừa ñào tạo những người xuất chúng. Cải cách giáo dục ñại học là một quá trình lâu dài
và những cải cách của Việt Nam cần tiến hành dựa trên cơ sở những bài học ñược ñúc kết trong

quá trình cải cách ở các nước khác. Nhiều văn bản chính sách ñã xác ñịnh những yếu tố mà kinh
nghiệm quốc tế cho thấy rằng rất quan trọng ñối với việc cải cách hệ thống, ñó là mức ñộ tự chủ
cao, hệ thống ñánh giá kiểm ñịnh chất lượng chặt chẽ, cùng với sự tham gia của cộng ñồng và
doanh nghiệp. Bài nghiên cứu này có mục ñích giúp tăng cường những nhận thức ấy thông qua
việc ñúc rút kinh nghiệm quốc tế trong những bối cảnh gần gũi với tình huống của Việt Nam.
Bộ GD&ðT ñã thực hiện một số bước ñi cụ thể ñể bắt ñầu quá trình ñổi mới. Bộ ñã nâng cao yêu
cầu về tính minh bạch, ñặc biệt là qua chính sách Ba Công Khai, và cho phép các trường ñại học
** Bản thảo | ðề nghị không phổ biến hay trích dẫn**


Nhìn xa hơn các trường ñại học ñỉnh cao
Tháng 6 năm 2010
Page 5 / 148

có nhiều quyền kiểm soát hơn ñối với các quyết ñịnh liên quan tới tài chính và vận hành. Các hệ
thống giáo dục và thể chế thường thay ñổi rất chậm, phải mất một thời gian nữa người ta mới có
thể xem xét và ñánh giá tác ñộng của những bước ñi ban ñầu này. Tuy nhiên chúng tôi nhận thấy
những nỗ lực ñổi mới nói chung nhiều khi chỉ nhấn mạnh vào những ñợt vận ñộng và hội thảo
ngắn ngày dành cho giới quản lý của các trường ñại học chứ không phải là những thay ñổi một
cách sâu sắc cơ cấu của các chính sách quản lý và nhân sự, ñiều rất cần thiết cho những thay ñổi
thể chế về lâu về dài. Trong khi ñó, có một sự thật ñáng báo ñộng là hệ thống giáo dục ñại học
hiện ñang chệch theo một hướng khác, như những gì mà dư luận trong nước ñã phản ánh và ñược
xác nhận qua báo cáo ñiều tra năm 2010 về giáo dục ñại học của Quốc hội. Bài nghiên cứu này
cho thấy thương mại hóa ñang là một xu thế rất mạnh trong phát triển giáo dục ñại học. Có thể
thấy rõ ñiều này qua hình ảnh các lớp học chen chúc học sinh, các chương trình tại chức chủ yếu
là ñể tạo nguồn thu và những trường tư hoạt ñộng vì mục tiêu kinh doanh. Xu thế phân cấp cũng
có thể thấy rõ với trách nhiệm ñược chuyển giao về cho chính quyền các ñịa phương và các
trường ñại học ngay cả khi chưa có các cơ chế giải trình trách nhiệm phù hợp có thể bảo ñảm cho
các quyền lợi chung của xã hội.
Việt Nam cần một chiến lược có thể thực hiện ñược dựa trên những giả ñịnh có cơ sở, cùng với

một lộ trình thực hiện ñể hướng dẫn việc xây dựng những chính sách cụ thể trong những vấn ñề
liên quan, từ ñánh giá chất lượng tới vai trò của các trường ñại học ngoài công lập. Tuy nhiên, dù
Bộ Giáo dục và ðào tạo soạn thảo ñi, soạn thảo lại nhiều lần văn bản chiến lược phát triển,
những người thực hiện bài nghiên cứu này nhận thấy trong nhiều lĩnh vực chủ chốt, có một
khoảng cách lớn giữa mục tiêu của Việt Nam với những hành ñộng chính sách cần thiết ñể ñạt
ñược các mục tiêu ñó. Dưới ñây là một số kết luận chính của bài nghiên cứu này dành cho các
nhà hoạch ñịnh chính sách phát triển giáo dục ñại học ở Việt Nam.
Thứ nhất, một hệ thống giáo dục ñại học ñại chúng thực hiện tốt chức năng của mình là một hệ
thống có sự phân chia thứ bậc một cách rõ ràng giữa các trường ñại học và các trường cao ñẳng
dạy nghề nhằm ñáp ứng nhu cầu ña dạng của sinh viên và của thị trường lao ñộng. Các trường
ñại học nghiên cứu nằm ở vị trí trên cùng trong hệ thống phân tầng này, ñáp ứng ñòi hỏi về khoa
học và tri thức ñỉnh cao của toàn xã hội. Dưới ñó là một hệ thống gồm các trường cao ñẳng và
ñại học hai, ba và bốn năm, ñược phân loại theo mục ñích ñào tạo chứ không phải theo chất
lượng, nhằm tạo ñiều kiện tiếp cận giáo dục cho số ñông sinh viên. Kinh nghiệm quốc tế cho
thấy yếu tố then chốt của việc mở rộng tiếp cận giáo dục bậc cao cho số ñông là hướng các sinh
viên mới vào các chuyên ngành, thuộc các trường cao ñẳng cộng ñồng và kỹ thuật. Các dạng
thức tổ chức khác nhau ñược kết nối thành một hệ thống liên thông và thống nhất, cho phép sinh
viên có thành tích học tập tốt có thể chuyển tiếp lên bậc cao hơn. Việc phân tầng giúp làm giảm
sự lãng phí và dư thừa khi các trường ñại học ñua nhau mọc lên, ñồng thời giúp giảm áp lực ñối
với ngân sách nhà nước.
Trong nhiều văn bản chính sách, Việt Nam ñã xác nhận mục tiêu xây dựng mạng lưới phân tầng
của hệ thống của các trường ñại học và cao ñẳng khu vực. Nghị quyết 14 ấn ñịnh tới năm 2020
trong tổng số sinh viên mới vào trường 70 – 80% sẽ theo học các chương trình chuyên ngành.
Tuy nhiên, ñến nay vẫn chưa có ñược một chính sách hay một cơ cấu tài chính cụ thể nào ñể hiện
thực hóa hay giúp tăng cường những thế mạnh ñặc thù của các loại hình tổ chức trường khác
nhau. Trái lại, ñộng lực chính ñối với các trường dạy nghề, cao ñẳng và ñại học lại vẫn là tìm
cách tăng nguồn thu nhập. Hậu quả là sự nâng cấp ñại trà từ trường dạy nghề lên cao ñẳng và từ
** Bản thảo | ðề nghị không phổ biến hay trích dẫn**



Nhìn xa hơn các trường ñại học ñỉnh cao
Tháng 6 năm 2010
Page 6 / 148

trường cao ñẳng lên thành ñại học và hàng loạt kế hoạch xây dựng các trường ñại học mới ở tất
cả các tỉnh. Có một thực tế là phần lớn các tỉnh không có ñủ năng lực hay nhu cầu cho trường ñại
học riêng của mình nhưng tỉnh nào cũng ñược lợi nếu có một hệ thống năng ñộng gồm các
trường cao ñẳng cộng ñồng và các trường dạy nghề, phù hợp tình hình và yêu cầu riêng của ñịa
phương mình. Ở Việt Nam ngày nay, số lượng sinh viên ñang gia tăng nhưng hầu hết số tăng lên
này là sinh viên theo học các chương trình ñại học không chính quy, chỉ tập trung vào một số
ngành kinh tế và kinh doanh và thường có chất lượng thấp hơn các chương trình ñào tạo chính
quy.
Chúng tôi nhận thấy rằng Trung Quốc và các nước khác trong khu vực ðông Nam Á tập trung
nguồn lực và sự chú ý vào một nhóm nhỏ các trường ñỉnh cao trong khi trút trách nhiệm ñối với
phần còn lại của hệ thống cho chính quyền cấp ñịa phương và cho thị trường. Việt Nam cũng thể
hiện xu hướng tương tự một cách ñáng quan ngại. Việt Nam có kế hoạch vay 500 triệu ñô la Mỹ
từ các nguồn cho vay ña phương ñể xây dựng bốn trường ñại học ”kiểu mới” nhằm tới cái ñích là
một vị trí trong bảng xếp hạng 200 trường tốt nhất thế giới nào ñó trong vòng 10 năm tới, nhưng
chưa có một chương trình hành ñộng chính sách nào cho việc xây dựng một hệ thống các trường
ñại học, trường kỹ thuật hay trường dạy nghề cấp vùng với chất lượng tốt. Có vẻ như chiến lược
này là phó mặc những trường loại này cho thị trường. Cho dù các trường ñại học nghiên cứu là
một thành phần hết sức quan trọng trong các hệ thống giáo dục ñại học, việc tập trung một cách
phiến diện cho các trường ñỉnh cao sẽ làm cho ñại ña số sinh viên trong các trường ñại học và
cao ñẳng khác bị bỏ rơi, tụt lại trong các chương trình hạng hai, chất lượng thấp. Dẫu không có
uy thế quốc tế của các trường ñỉnh cao, các trường ñại học và cao ñẳng khu vực vẫn là cơ hội
cho các sinh viên khó khăn và các ñịa phương có hoàn cảnh khó khăn, vẫn là cơ sở ñào tạo phần
lớn lực lượng lao ñộng của Việt Nam. Tại những nước mà các trường ñại học bị coi là không
nhạy bén với việc ñáp ứng nhu cầu của kinh tế (chẳng hạn như Ai-len, Phần Lan) hay tại những
nơi sinh viên tốt nghiệp các trường ñỉnh cao thường ra nước ngoài làm việc (như Ấn ðộ chẳng
hạn) thì ñội ngũ lao ñộng có tay nghề lại do chính những trường ñại học loại thường và các

trường kỹ thuật ñào tạo. Trong chiến lược cải cách của mình các nhà hoạch ñịnh chính sách Việt
Nam không nên bỏ qua những trường ở bậc thấp hơn trong hệ thống giáo dục.
Chủ ñề thứ hai của bài nghiên cứu này là việc chuyển ñổi từ một hệ thống giáo dục ñại học do
nhà nước kiểm soát sang một hệ thống do nhà nước giám sát không có nghĩa là giảm nhẹ tầm
quan trọng trong vai trò của nhà nước. Nhà nước là nhân vật chủ yếu ñịnh hướng việc hình thành
một hệ thống giáo dục ñại học hiện ñại và ñược thiết kế một cách ñúng ñắn. Trong hệ thống này,
nhà nước cần tập trung vào một số ít chức năng như quy hoạch và giám sát nhưng hiệu quả phải
ñược nâng cao hơn. Một nghiên cứu gần ñây về Trung Quốc của tố chức OECD cho thấy hệ
thống giáo dục ñại học Trung Quốc ñang “thiếu quy hoạch ở tầm chiến lược” nhưng” lại “thừa
kiểm soát ở tầm vận hành”. Nhận ñịnh này cũng chính xác với tình hình ở Việt Nam. Những
quyết ñịnh quan trọng về chuyên môn hay về việc quản lý ñiều hành như ai thuộc diện ñược ñi
học, ai ñược dạy, cái gì ñược phép giảng dạy là do nhà nước quyết ñịnh. Trong khi ñó việc thực
thi các chức năng quản lý trong yếu của nhà nước, như quy hoạch phát triển mạng lưới phân tầng
hợp lý các trường, hay thực hiện những tiêu chuẩn chất lượng tối thiểu thì lại rất yếu kém.
Bài nghiên cứu này cũng ñưa ra lập luận rằng việc phân cấp cho các cơ quan quản lý nhà nước
cấp thấp hơn cũng không phải là một giải pháp tốt. Ở Việt Nam 63 tỉnh thành là những ñơn vị
nhỏ lẻ và chính quyền cấp tỉnh còn hạn chế về kiến thức năng lực chuyên môn. Không thể hy
** Bản thảo | ðề nghị không phổ biến hay trích dẫn**


Nhìn xa hơn các trường ñại học ñỉnh cao
Tháng 6 năm 2010
Page 7 / 148

vọng viển vông rằng các Sở Giáo dục và ðào tạo các tỉnh, xưa nay chỉ có nhiệm vụ quản lý hệ
thống giáo dục tiểu học và trung học hay coi thi, nay lại có thể gánh thêm trách nhiệm quản lý
các trường ñại học. Trường ñại học là những ñơn vị phức hợp, giảng dạy các chuyên môn riêng.
Phân cấp quản lý cho các tỉnh không giúp ích gì ñược cho ñà sa sút tiêu chuẩn hiện nay. Một
quy hoạch hệ thống và giám sát lành mạnh hơn (cả ở tầm quốc gia và ở cấp vùng) phải gắn với
nhiều trường ñược tự chủ hơn nữa. Các tổ chức chuyên ngành có một vai trò quan trọng trong

việc hình thành nên bộ khung này. Việc thiếu vắng một bộ khung giám sát phù hợp ở Việt Nam
ñã dẫn ñến tình trạng các trường ñại học ñược tự chủ nhiều hơn nhưng ñộng lực cải thiện chất
lượng lại ít hơn.
Các nước (cụ thể là các nước Tây Âu) chuyển ñổi từ một hệ thống giáo dục ñại học “do nhà
nước kiểm soát” sang một hệ thống “do nhà nước giám sát” bằng cách thiết lập khuôn khổ chính
sách cho việc ñiều tiết và khuyến khích nâng cao tính tự chủ và trách nhiệm giải trình của các
trường ñại học. Những chính sách này - bao gồm quy trình bảo ñảm chất lượng và kế hoạch
kiểm ñịnh, một hội ñồng trường vững mạnh, cơ chế phân bổ tài chính dựa trên kết quả hoạt
ñộng – sẽ hình thành một hệ thống giáo dục ñại học tự chủ, có tính cạnh tranh với các tiêu chuẩn
không ngừng ñược nâng lên.
Thứ ba, như ý kiến nhận xét của một số ñại biểu Quốc hội và các nhà bình luận, “xã hội hóa”
không phải là giải pháp toàn diện cho mọi vấn ñề trong giáo dục ñại học của Việt Nam.5 Ở Việt
Nam vẫn còn nhiều lẫn lộn về vai trò của thị trường trong lĩnh vực giáo dục ñại học. Bài nghiên
cứu này phân biệt tính ”thị trường” của giáo dục với ”thương mại hóa” giáo dục. Một thị trường
ñược vận hành tốt trong lĩnh vực giáo dục ñại học sẽ có ý nghĩa tích cực. ðặc trưng của nó là sự
cạnh tranh lành mạnh giữa các trường trong việc thu hút sinh viên và nguồn tài chính trong phạm
vi một khuôn khổ tiêu chuẩn. Quản trị ñại học theo hướng hiện ñại hóa ñối với hệ thống giáo dục
ñại chúng ñòi hỏi phải công nhận vai trò của thị trường và cần có một cấu trúc quản lý phù hợp
ñể giúp thị trường này vận hành. Trái lại, thương mại hóa giáo dục có nghĩa là mua và bán kiến
thức hay bằng cấp dưới tác ñộng của các tính toán lợi nhuận. Ở Việt Nam bộ khung ñiều tiết
quản lý theo cơ chế thị trường mới trong giai ñoạn phát triển sơ khai, trong khi ñó thương mại
hóa ñang là xu thế áp ñảo trong cả hai khu vực giáo dục công lập và giáo dục ngoài công lập.
Trong nhiều trường hợp những gì nhà nước gọi là “xã hội hóa’ thực chất ñồng nghĩa với thương
mại hóa.
Hoạt ñộng giáo dục vì lợi nhuận có thể có vai trò ñóng góp tích cực nhưng có giới hạn trong một
hệ thống giáo dục ñại học ñượcphân tầng. Các tổ chức vì lợi nhuận có thể cung ứng hoạt ñộng
ñào tạo có chất lượng về kỹ năng máy tính, ngoại ngữ, quản trị kinh doanh và những ngành nghề
khác. Các khóa học trong các lĩnh vực này không ñòi hỏi ñầu tư nhiều cho cơ sở phòng ốc hay
xây dựng ñội ngũ giảng viên chuyên ngành. Thị trường tiềm năng cũng ñặc biệt rộng lớn trong
khi chất lượng ñầu vào thì thấp. Tuy nhiên, ít trường hoạt ñộng vì lợi nhuận nào ở Việt Nam có

ñủ nguồn lực ñể cung cấp các khóa ñào tạo về lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật. Những
trường loại này thường không quan tâm ñến các ngành khoa học xã hội và nhân văn vì thị trường
5 Tại hội nghị tháng 3-2010, ðại biểu ðào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa – Giáo dục – Thanh thiếu niên và
Nhi ñồng của Quốc hội, nói: “Xã hội hóa giáo dục theo tôi là vấn ñề rất lớn nên cần phải nghiên cứu kỹ hơn và cần
những chính sách cụ thể từ cấp cao nhất. Vấn ñề “vì lợi nhuận” và “không vì lợi nhuận” chúng tôi cũng thống nhất
với tên gọi này ñể ñề xuất kiến nghị lên Quốc hội làm rõ.” “ðổi mới giáo dục ñại học – Cần tầm nhìn cao hơn, thấu
ñáo hơn”, 31-03-2010, < />
** Bản thảo | ðề nghị không phổ biến hay trích dẫn**


Nhìn xa hơn các trường ñại học ñỉnh cao
Tháng 6 năm 2010
Page 8 / 148

quá nhỏ. Hơn nữa, ñộng cơ lợi nhuận sẽ khiến những tổ chức này tiếp nhận sinh viên dựa trên
khả năng tài chính của họ chứ không phải là thiên hướng phát triển tri thức hay năng lực xứng
ñáng. Xem xét theo hướng này thì quyết ñịnh cổ phần hóa ñại học công hoặc dựa nhiều vào
những trường ñại học ngoài công lập hoạt ñộng vì lợi nhuận sẽ có những hậu quả nghiêm trọng
ñối với tham vọng của Việt Nam về việc xây dựng một hệ thống giáo dục ñại học có chất lượng,
nhằm ñáp ứng nhu cầu của nền kinh tế và xã hội.
Thứ tư, những mục tiêu ñịnh lượng không khả thi hoặc mâu thuẫn với nhau không thúc ñẩy ñược
chương trình cải cách giáo dục của chính phủ. Nhiều cái cũng ñáng là mục tiêu phấn ñấu nhưng
lại không ñược hỗ trợ bằng những chính sách hay nguồn lực cần thiết ñể thực hiện. Một số mục
tiêu khác lại chứa ñựng mâu thuẫn khiến việc theo ñuổi mục tiêu này sẽ làm phương hại ñến mục
tiêu khác. Ví dụ, Việt Nam muốn tăng tỉ lệ tuyển sinh vào các ngành kỹ thuật và công nghệ từ
21% hiện nay lên 35%, tăng số sinh viên theo học trong các ngành khoa học từ mức 2% hiện nay
lên 12% 6. Mục tiêu này rất tuyệt vời vì kinh nghiệm quốc tế cho thấy muốn tăng trưởng thành
công và bền vững trong các khu vực có giá trị gia tăng cao như chế tạo và công nghệ thông tin
thì cần có một ñội ngũ kỹ sư ñông ñảo. Các nước OECD và các nước châu Á ñã ñạt ñược mức
tuyển sinh cao vào các ngành kỹ thuật và công nghệ nhờ mở rộng mạnh mẽ các trường và viện

kỹ thuật cùng với việc cung cấp những khoản học bổng và tín dụng cho sinh viên trong lĩnh vực
này.
Tuy nhiên, Nghị Quyết 14 ñồng thời cũng ñặt mục tiêu ñến năm 2020, 40% sinh viên ñại học,
cao ñẳng sẽ học trong các trường ngoài công lập. Sự phụ thuộc ngày càng nhiều vào các trường
tư vì lợi nhuận tất yếu sẽ dẫn ñến bộ phận các ngành khoa học và công nghệ sẽ giảm ñi so với
các ngành kinh doanh hay những ngành có khả năng sinh lời khác. Hiện nay, ñại học ngoài công
lập hoạt ñộng trong một bộ khung pháp lý mù mờ và hoàn toàn tùy thuộc vào nguồn học phí, do
vậy các trường này sẽ không có khả năng cung cấp tài chính cho các phòng thí nghiệm, trang
thiết bị và những giảng viên có ñủ năng lực cần thiết ñể ñưa các môn học công nghệ và kỹ thuật
vào giảng dạy. ðiều này còn ñúng hơn nữa cho các ngành khoa học thuần túy. Vì vậy, việc có
thêm nhiều ñại học ngoài công lập khó lòng dẫn ñến nhiều thành tựu hơn trong khoa học và công
nghệ. Khoa học và công nghệ có những ñặc tính của hàng hóa công và nếu không ñược nhà nước
ñầu tư thích ñáng, thị trường sẽ không cung cấp ñủ thứ hàng hóa này.
Những nhà hoạch ñịnh chính sách cũng có xu thế tỏ ra lạc quan một cách phi thực tế về số tiền
các trường sẽ huy ñộng ñược từ khu vực tư nhân. Ví dụ, Nghị quyết 14 ñặt mục tiêu ñến năm
2020, 25% nguồn thu của các trường ñại học là từ khoa học và công nghệ (thu từ cung cấp dịch
vụ, các khoản tài trợ cho nghiên cứu, bản quyền phát minh sáng chế v.v.). Bộ GD-ðT có ñiều
chỉnh lại thành 20% trong dự thảo ðề án Phát triển Giáo dục 2009-20207. Mức thu hiện tại chỉ là
3,4%. ða dạng hóa nguồn tài trợ giáo dục chắc chắn là mục tiêu quan trọng – ngân sách nhà
nước không thể ñỡ nổi toàn bộ gánh nặng tài chính cho giáo dục ñại học trong khi khả năng tiền
bạc từ gia ñình sinh viên còn khá hạn chế. Tuy nhiên, Việt Nam cần thực tế hơn trong tính toán
các ñóng góp từ các doanh nghiệp. Tại những nước tiên tiến nguồn thu từ bản quyền và các
khoản tài trợ có tính thương mại cho nghiên cứu dựa vào các quy chế ñối với quyền sở hữu trí
tuệ và chuyển giao công nghệ tiên tiến, thể hiện trình ñộ cao của tự chủ trong ñiều hành và chất
6
7

Quyết ñịnh số 121/2007/Qð-TTg
Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2009 – 2020, Dự thảo lần thứ mười bốn.


** Bản thảo | ðề nghị không phổ biến hay trích dẫn**


Nhìn xa hơn các trường ñại học ñỉnh cao
Tháng 6 năm 2010
Page 9 / 148

lượng cao của các nghiên cứu ñể có thể thu hút tài trợ từ khu vực kinh doanh. Những trường ñại
học có ñược nguồn thu cao từ bản quyền và liên kết với doanh nghiệp chủ yếu là những trường
trong các lĩnh vực y tế và công nghệ cao. Về phía cầu, các doanh nghiệp Việt Nam không thể
hiện các nhu cầu ñủ bức thiết ñối với khoa học và kỹ thuật. Các doanh nghiệp Việt Nam cạnh
tranh chủ yếu dựa vào giá nhân công rẻ và khai thác tài nguyên tự nhiên. Về phía cung, các
trường ñại học không phải là nguồn cung cho ñổi mới, ñiều này thể hiện qua danh sách nghèo
nàn các bằng sáng chế phát minh và công bố quốc tế của Việt Nam. Nếu không có những chuyển
ñổi quyết liệt về mặt tổ chức ở các trường ñại học và không hiện ñại hóa bộ máy nghiên cứu
khoa học vốn có từ thời kế hoạch hóa tập trung, thì các nguồn thu nhập trong lĩnh vực khoa học
và kỹ thuật từ khu vực tư nhân khó lòng có thể tăng lên một cách ñáng kể.
Phát hiện cuối cùng của nghiên cứu này là tình trạng thiếu nguồn lực không phải là rào cản chính
ñối với sự phát triển của ngành giáo dục Việt Nam. Hầu hết mọi thước ño ñều cho thấy Việt Nam
ñã chi tiêu rất nhiều cho giáo dục. Ở Việt Nam mức chi thực tế cho giáo dục ở tất cả các cấp học
(tiểu học, trung học và ñại học) ñã tăng 125% trong giai ñoạn 2001 – 2008. Trong năm 2008,
Việt Nam ñã phân bổ 20% ngân sách nhà nước cho giáo dục các cấp học, ngang bằng với các
nước láng giềng có thu nhập trung bình, và cao hơn hẳn mức trung bình 16% của vùng ðông Á
Thái Bình Dương. Tuy nhiên, chi tiêu giáo dục lại không hiệu quả và mất cân ñối về cơ cấu, nhất
là trong hai lĩnh vực: Thứ nhất, Việt Nam chi quá ít cho giáo dục ñại học, tính theo tỷ lệ trong
ngân sách giáo dục: chỉ khoảng 12% ngân sách giáo dục trong khi ñó mức chung toàn cầu là chi
cho giáo dục ñại học chiếm khoảng một phần tư cho tới một phần ba tổng chi tiêu cho giáo dục.
Thứ hai, việc chi tiêu quá thiên về ñầu tư cơ bản và do vậy làm giảm phần chi thường xuyên, thể
hiện thái ñộ coi trọng quá mức ”phần cứng” trong giáo dục- nhà cửa phòng ốc và hạ tầng cơ sở,
mà sao lãng “phần mềm”. Mức chi thường xuyên trung bình của các nước trong khu vực chiếm

khoảng 86% trong tổng ngân sách chi cho giáo dục và chỉ 14% ñược dành cho ñầu tư cơ bản.
Năm 2008 chi thường xuyên của Việt Nam chiếm 72% tổng chi tiêu cho giáo dục và 28% cho
ñầu tư cơ bản.
Ý kiến rộng rãi trong dư luận là chi tiêu cho giáo dục hiện rất lãng phí và kém hiệu quả, tuy
nhiên chẳng có trường nào ñược kiểm toán toàn diện. Thay vì áp ñặt kỷ cương và thiết lập sự
minh bạch trong các trường, nhà nước lại tăng mức học phí tại tất cả các cấp giáo dục, từ tiểu
học cho tới ñại học. Nhưng nội dung bài nghiên cứu này lý giải rằng nếu các nguồn lực ñược chi
tiêu một cách có hiệu quả hơn thì các trường ñại học và cao ñẳng ñã có thể có khả năng chi
lương cho giảng viên cao hơn nữa. Bài nghiên cứu cho rằng nhu cầu bức thiết nhất của giáo dục
ñại học hiện nay không phải là tăng nguồn thu mà là thay ñổi kiểu cách chi tiêu và tăng cường
tính hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực có ñược.
Tóm lại, chính sách giáo dục ñại học ở Việt Nam có một ñặc ñiểm dễ nhận thấy, là một khoảng
cách lớn và ñang gia tăng giữa những kế hoạch và mục tiêu ñầy tham vọng của chính phủ với
thực tiễn xã hội. Sự xa rời ngày càng tăng giữa xuất phát ñiểm và việc xác ñịnh mục tiêu không
phải là ñặc ñiểm của riêng chính sách giáo dục ñại học hay của việc hoạch ñịnh chính sách ở
Việt Nam. Cải cách thể chế là một tiến trình khó khăn và gian khổ, liên quan ñến việc phải thay
ñổi mô thức khen thưởng và những mối lợi ñã tồn tại lâu nay. Cũng dễ hiểu việc các chính trị gia
và cơ quan nhà nước thích khơi gợi về viễn cảnh tương lai hơn là nói về một thực tế nghiệt ngã
của một hệ thống vẫn còn ñang trong giai ñoạn ñầu cải cách. Tuy nhiên, sự thành công phụ thuộc
vào năng lực và mong muốn của các nhà hoạch ñịnh chính sách Việt Nam trong việc ñịnh ra
** Bản thảo | ðề nghị không phổ biến hay trích dẫn**


Nhìn xa hơn các trường ñại học ñỉnh cao
Tháng 6 năm 2010
Page 10 / 148

những mục tiêu thực tế và hình thành chiến lược khả thi ñể ñạt ñược các mục tiêu ñó, trên cơ sở
ñánh giá khách quan hiện trạng và hiểu biết tường tận kinh nghiệm quốc tế.
Có nhiều giải pháp chính sách cho những thách thức của giáo dục ñại học Việt Nam và nhà nước

cũng ñã nhận thức ñược rất rõ tất cả những thách thức ấy. Hầu như toàn bộ những ñiểm chúng
tôi trình bày ở trên ñều ñã ñược nhà nước ñưa vào các văn bản chính sách và chủ trương. Tuy
vậy, ñã năm năm trôi qua kể từ ngày Nghị quyết 14 ñược công bố, có rất ít tiến bộ ñược thực
hiện trong số những thay ñổi có tính chất cách mạng mà Nghị quyết ñã chỉ ra. Suy cho cùng tầm
nhìn táo bạo của Việt Nam chỉ có ý nghĩa thật sự nếu nhà nước có thể tập hợp ý chí chính trị ñể
phá vỡ hiện trạng và theo ñuổi một cách quyết liệt mục ñích phấn ñấu cho một hệ thống giáo dục
ñại học rộng lớn, hiện ñại và có chất lượng ñể phục vụ sự phát triển của ñất nước Việt Nam. Nếu
ñiều này ñược thực hiện ñược thì những lợi ích mà nó có thể mang lại cho sự phát triển kinh tế
và xã hội của Việt Nam sẽ vô cùng to lớn.

** Bản thảo | ðề nghị không phổ biến hay trích dẫn**


Nhìn xa hơn các trường ñại học ñỉnh cao
Tháng 6 năm 2010
Page 11 / 148

Mục lục

Giới thiệu .................................................................................................................................................. 13
Phần Một: Khung khái niệm .................................................................................................................... 21
I.

Sự ña dạng hoá hợp lý giữa các nhóm trường: Một nguyên tắc có tính hướng dẫn ........................ 21

II.

Hệ thống các nhóm trường ................................................................................................................ 24

III.


Thị trường và Nhà nước..................................................................................................................... 25

IV.

ðào tạo theo nhu cầu ......................................................................................................................... 29

Phần Hai: Vài nét sơ lược về hệ thống giáo dục ñại học Việt Nam.................................................... 33
I.

Quy mô và ñịnh dạng của hệ thống ................................................................................................... 33
A. Sự mở rộng .................................................................................................................................... 33
B. Các nhóm trường ........................................................................................................................... 34
a. Các trường ñại học ñỉnh cao .............................................................................................................. 34
b. Các trường ñại học vùng .................................................................................................................... 37
c. Các chương trình ñào tạo sau ñại học và các hệ không chính quy ................................................... 39
d. Các trường cao ñẳng và ñào tạo nghề ............................................................................................... 41
e. Các trường ñại học ngoài công lập .................................................................................................... 43

II.
A.
B.
C.
D.
E.

Sự tiến triển của chính sách............................................................................................................... 44
Sự ña dạng hóa ............................................................................................................................. 46
Chất lượng và vấn ñề giải trình trách nhiệm.................................................................................. 46
Quản lý và quá trình phi tập trung hóa........................................................................................... 47

Những ñổi mới ở cấp ñộ nhà trường ............................................................................................. 48
Mở rộng quy mô ñào tạo và vấn ñề giảng viên.............................................................................. 49

III.

Tài chính giáo dục .............................................................................................................................. 51
A. Nguồn chi ngân sách cho giáo dục ................................................................................................ 52
B. Cơ cấu và hiệu quả của chi cho giáo dục .......................................................................................... 54

C.

Chia sẻ gánh nặng tài chính giữa nhà nước và nhân dân ................................................................. 58

D.

Các nguồn thu ngoài ngân sách khác ................................................................................................ 60

Phần Ba: Các lĩnh vực chính sách quan trọng và kinh nghiệm quốc tế ............................................ 63
I. Một cơ cấu phân tầng ñể tránh lạc hướng về sứ mạng .......................................................................... 63
II. Các trường thuộc nhóm thứ hai và thứ ba ............................................................................................. 65
A. Những trường cao ñẳng bách khoa và những trường ñại học ñược nhà nước cấp ñất: nguồn kỹ
năng công nghệ cho sự phát triển .......................................................................................................... 66
B. Các trường cao ñẳng cộng ñồng: “Những trường dành cho tiếp cận phổ cập” ................................ 69
III. Vấn ñề chất lượng và sự tham gia của quốc tế ..................................................................................... 71

** Bản thảo | ðề nghị không phổ biến hay trích dẫn**


Nhìn xa hơn các trường ñại học ñỉnh cao
Tháng 6 năm 2010

Page 12 / 148
A. Kiểm ñịnh và Bảo ñảm Chất lượng .................................................................................................... 71
B. Quốc tế hóa các tiêu chuẩn như một chiến lược nhằm nâng cao chất lượng .................................. 74
IV.

Tài trợ dựa vào thành quả hoặc sứ mạng ............................................................................ ………..77

V.

Các trường ñại học ngoài công lập .................................................................................................... 80

Phần Bốn: Kết luận và khuyến nghị ........................................................................................................ 86
A. Yếu tố chính trị của cải cách và vấn ñề khó khăn trong thực hiện……………………………………..….77
B. Khuyến nghị……………………………………………………………………………………………………...79
Phụ lục I. Trường ðại học An Giang: Một trường hợp nghiên cứu ñiển hình về trường ñại học cấp
tỉnh ………………………………………………………………………………………………………………….99
Phụ lục II: Quan ñiểm của quốc tế: Bài học của Ấn ðộ và Trung Quốc………………………………113
Phụ lục III: Giáo dục ñại học và tăng trưởng kinh tế……………………………………………………125
Phụ lục IV: Tóm tắt “Những nhân tố vô hình tạo ra sự ưu tú: Quản trị và Cuộc tìm kiếm con ñường
xây dựng một ñại học nghiên cứu ñỉnh cao ở Việt Nam” .................................................................. 135
Phụ lục V: Các bảng cho Phần 2, mục III, Tài chính của Giáo dục ñại học……………………….…137

** Bản thảo | ðề nghị không phổ biến hay trích dẫn**


Nhìn xa hơn các trường ñại học ñỉnh cao
Tháng 6 năm 2010
Page 13 / 148

NHÌN XA HƠN CÁC TRƯỜNG ðẠI HỌC ðỈNH CAO:

HƯỚNG TỚI MỘT CÁCH TIẾP CẬN HỆ THỐNG
ðỐI VỚI CẢI CÁCH GIÁO DỤC ðẠI HỌC Ở VIỆT NAM
Tháng 6 năm 2010
… Cho ñến nay có rất ít nỗ lực phân tích toàn diện về các hệ thống giáo dục ñại học.
ðiều này không có nghĩa là chúng ta ñang trở lại những hệ thống kế hoạch tập trung
như trước ñây – không phải thế. Thay vì vậy, nó ñưa ra khả năng cân bằng ñịnh
hướng chiến lược với sự ña dạng mà hiện nay chúng ta ñang thấy trong hệ thống giáo
dục ñại học ở khắp các nước phát triển. Sự ña dạng này – một sự ñáp ứng với những
ñòi hỏi ngày càng tăng – ñã ñưa những nhà cung cấp dịch vụ giáo dục mới vào hệ
thống (nhất là từ thành phần tư nhân) và khuyến khích những loại trường mới hình
thành. Nó hứa hẹn làm tăng sự cạnh tranh và rút cục là nâng cao chất lượng. Thật
không may là triển vọng này sẽ khó lòng trở thành hiện thực nếu như sự ña dạng hóa
tiếp tục diễn ra một cách hỗn loạn và vô tổ chức.
Tổ Công Tác về Giáo dục ðại học và Xã hội, “Những mối ñe dọa và triển vọng: Giáo
dục ñại học ở các nước ñang phát triển”
Giới thiệu
Việt Nam ñã xác ñịnh mục tiêu phát triển ñầy tham vọng là về cơ bản trở thành một nước công
nghiệp theo hướng hiện ñại vào năm 2020. Giáo dục ñại học sẽ là nhân tố trọng yếu ñể xây dựng
một lực lượng lao ñộng có kỹ năng cần thiết ñể ñạt ñược tham vọng này. Bộ GD&ðT, cũng như
Quốc hội, gần ñây ñã ñưa ra hàng loạt chính sách cải cách giáo dục ñại học nhằm nâng cao chất
lượng ñào tạo, mở rộng cơ hội vào ñại học cho người dân và ñổi mới quản lý nhà nước. Báo cáo
này nhằm cung cấp thông tin cho quá trình xây dựng chính sách ấy thông qua việc ñề xuất một
khuôn khổ có tính ñịnh hướng về cải cách hệ thống giáo dục ñại học Việt Nam. Cụ thể là, chúng
tôi ñưa ra khái niệm một hệ thống “ña dạng hóa một cách hợp lý” (rational differentiation), ñặc
ñiểm của nó là một hệ thống phân tầng rõ ràng gồm các trường ñược ñịnh hướng nhằm ñáp ứng
những nhu cầu ña dạng của thị trường lao ñộng và của xã hội. Hệ thống này có thể ñược sử dụng
như một nguyên tắc tổ chức nhằm biến mục tiêu thành những chính sách có hiệu quả. Mặc dù
Việt Nam, như nhiều nước khác, ñã và ñang tập trung vào việc phát triển một số trường ñại học
nghiên cứu tinh hoa, báo cáo này quan tâm ñến hệ thống giáo dục ñại học– mạng lưới các
trường, bao gồm các ñại học vùng, các trường cao ñẳng và trường dạy nghề, những trường ñang

ñào tạo phần lớn lực lượng lao ñộng của cả nước trong mọi lãnh vực từ kỹ thuật ñến y tế và kinh
doanh. Một hệ thống giáo dục ñại học có chất lượng và có khả năng thích nghi có thể ñào tạo
ñược những con người có ñủ năng lực sẽ giúp Việt Nam tạo ra và duy trì những thành tựu ấn
tượng ñã có từ khi ñổi mới. Ngược lại, một hệ thống tù ñọng, chất lượng thấp có nguy cơ làm
cho những tham vọng của Việt Nam bị trật khỏi ñường ray.

** Bản thảo | ðề nghị không phổ biến hay trích dẫn**


Nhìn xa hơn các trường ñại học ñỉnh cao
Tháng 6 năm 2010
Page 14 / 148

Hệ thống giáo dục ñại học Việt Nam ñang bùng nổ sau mười lăm năm tăng trưởng nhanh chóng.
Trong khoảng từ năm 1990 ñến 2008, lượng sinh viên của hệ thống tăng gấp mười ba lần và số
trường ñại học – cao ñẳng cũng tăng gấp hơn ba lần. Trong phần lớn quãng thời gian này, những
sự ñổi mới về mặt hệ thống quản trị ñại học ñược thực hiện ở cấp trường và cấp hệ thống là rất ít
ỏi, dù rằng trong hai năm qua nhịp ñiệu cải cách ñã tăng ñáng kể. Nhu cầu xã hội bất tận ñã làm
bùng nổ một thị trường giáo dục ñại học bao gồm ñủ kiểu chương trình ñào tạo của trường công
cũng như trường tư, nhưng thị trường này hoạt ñộng trong một khuôn khổ luật pháp chưa hoàn
thiện và bị thương mại hóa một cách quá ñáng. Trách nhiệm giải trình và tiêu chuẩn chất lượng
thì yếu kém, nhất là ở hệ không chính quy, vốn chiếm tới một nửa tổng số sinh viên. Kết quả là,
các nhà lập pháp Việt Nam ñang ñặt vấn ñề về việc liệu mô hình mở rộng ñại học theo kiểu hiện
nay có thể ñứng vững ñược hay không. Tháng 2 – 1010, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ñã trực
tiếp kêu gọi tăng cường chất lượng và cải tiến công tác quản lý trong việc phát triển giáo dục ñại
học.
Ý KIẾN | Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
1. Cần quán triệt nhận thức: phát triển quy mô giáo dục ñại học phải ñi ñôi với ñảm bảo và nâng cao
chất lượng ñào tạo. Kiên quyết chấm dứt tình trạng không kiểm soát ñược chất lượng ñào tạo. Cần
tạo ra cơ chế và ñộng lực trong quản lý nhà nước và quản lý của các cơ sở ñào tạo ñể thực hiện mục

tiêu ñảm bảo và nâng cao chất lượng ñào tạo.
2. Coi việc ñổi mới quản lý giáo dục ñại học bao gồm quản lý nhà nước về giáo dục ñại học và quản
lý của các cơ sở ñào tạo là khâu ñột phá ñể tạo ra sự ñổi mới toàn diện của giáo dục ñại học, từ ñó
ñảm bảo và nâng cao chất lượng ñào tạo, nâng cao hiệu quả nghiên cứu khoa học một cách bền
vững.8

Rõ ràng là Việt Nam sẽ phải tiếp tục tăng số sinh viên và xây dựng thêm nhiều trường mới: số
người vào ñại học vẫn còn thấp nếu so với các nước trong vùng,9 với chỉ 15% trong số hơn một
triệu thí sinh thi ñại học tìm ñược một chỗ trong các giảng ñường. Nhưng, như Tổ Công Tác ñã
nhận thấy, và chúng tôi ñã trích dẫn ở phần trên, sự mở rộng này cần phải tiến hành với một tầm
nhìn chiến lược ñược thiết kế một cách thận trọng.
ðổi mới kinh tế ñặt ra những ñòi hỏi ngày càng tăng ñối với hệ thống giáo dục ñại học. Việt
Nam ñã ñạt ñược tăng trưởng bằng cách chuyển lực lượng lao ñộng từ nông nghiệp sang những
nghề nghiệp có năng suất cao trong công nghiệp và dịch vụ. Vượt qua giai ñoạn phát triển kinh
tế và nhân lực ban ñầu này, sự có mặt của ñội ngũ kỹ sư và quản lý có trình ñộ cao sẽ ngày càng
quan trọng hơn.
Nguồn vốn con người ñã và ñang là nút thắt cổ chai trong sự phát triển của Việt Nam. Các doanh
nghiệp nước ngoài ñều nói về những khó khăn của họ khi tìm kiếm nhân sự ở Việt Nam, khiến

8

Công văn của Thủ tướng “Chỉ thị về ðổi mới Quản lý ðại học 2010 – 2012” 296/CT-TTg, 27-02-2010.
Theo UNESCO, trong năm 2005 tổng số người vào ñại học là 16% ở Việt Nam, so với 21% ở Trung Quốc, 32% ở
Malaysia, và 43% ở Thái Lan.
9

** Bản thảo | ðề nghị không phổ biến hay trích dẫn**


Nhìn xa hơn các trường ñại học ñỉnh cao

Tháng 6 năm 2010
Page 15 / 148

họ phải cắt giảm quy mô ñầu tư.10 Nhưng một lực lượng lao ñộng có kỹ năng không chỉ là ñòi
hỏi của các nhà ñầu tư nước ngoài như Intel và Foxconn; nó cũng sẽ là một ñiểm quan yếu ñể có
thể hình thành những doanh nghiệp nội ñịa có tầm cỡ và có năng lực cạnh tranh; những doanh
nghiệp trong nước sẽ dẫn dắt sự tăng trưởng của Việt Nam sẽ là mũi nhọn hội nhập vào dây
chuyền sản xuất toàn cầu. Diễn ñàn Kinh doanh Việt Nam, nơi tập hợp những nhà kinh doanh
trong nước và quốc tế, do Bộ Kế hoạch và ðầu tư và Tập ñoàn Tài chính Quốc tế của Ngân hàng
Thế giới thành lập, rất nhiều lần nêu ý kiến về việc nguồn cung lao ñộng có trình ñộ cao là một
trở ngại chủ yếu. Thực ra, trong một báo cáo gần ñây nhất, Diễn ñàn này ñã cho thấy theo các kết
quả khảo sát thì chính sự thiếu hụt nguồn nhân lực là nguyên nhân sâu sắc gây ra thất bại của các
doanh nghiệpViệt Nam.11
Ý KIẾN| Giáo sư Phạm Duy Hiển*
Từ khi bắt ñầu quá trình cải cách theo ñịnh hướng kinh tế thị trường cách ñây hơn hai thập kỷ, thu
nhập tính trên ñầu người của Việt Nam ñã vượt lên trên ngưỡng 1.000 USD, ñưa ñất nước ñến vị trí
“thu nhập dưới trung bình”. Tuy vậy, vẫn có một sự thật là kinh tế Việt Nam tập trung quá mức vào
những bộ phận có giá trị gia tăng thấp như nông nghiệp, khai thác tài nguyên thiên nhiên, sản xuất
công nghiệp nhẹ...Nếu Việt Nam muốn tiến lên trên thang bậc về giá trị gia tăng và hội nhập dây
chuyền cung ứng toàn cầu, chúng ta cần nhiều hơn những doanh nghiệp lớn với lao ñộng trình ñộ cao,
nhất là trong những lĩnh vực khoa học công nghệ, hơn là những gì mà hệ thống giáo dục hiện nay có
khả năng tạo ra.12
*Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam

Chỉ cần lấy một ví dụ về vai trò của giáo dục ñại học ñối với tiến trình phát triển của Việt Nam:
Việt Nam xác ñịnh mục tiêu trở thành một “quốc gia mạnh về công nghệ thông tin” trong thập kỷ
tới;13 nhưng việc thiếu hụt những kỹ sư trình ñộ cao ñã là rào cản cho hàng trăm doanh nghiệp
nhỏ về công nghệ thông tin của Việt Nam trong việc trở thành những công ty lớn.14 Kinh nghiệm
quốc tế từ Ấn ðộ ñến Ai-len ñều cho thấy rõ phải có một số lớn các kỹ sư bậc trung ñể cung cấp
nguồn nhân lực cho công nghiệp phần mềm thì mới mong thành công.15 Trong lúc Viện Khoa

10

John Ruwitch, “Firms struggle to hire skilled professionals in Vietnam” [Các doanh nghiệp chật vật tìm lao ñộng
trình ñộ cao ở Việt Nam], Reuters, 12-5-2009.
< Truy cập 13-5-2009.
11
Diễn ñàn doanh nghiệp Việt Nam (2008), Báo cáo về cuộc khảo sát môi trường kinh doanh 2008 (Report on
Business Environment Sentiment Survey 2008) (chuyên ñề Diễn ñàn Doanh nghiệp Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam, 112-2008).
12
Phạm Duy Hiển, “Nghiên cứu so sánh năng lực nghiên cứu của các nước ðông Nam Á và kết luận cho Việt
Nam”, Higher Education (sắp xuất bản) 2010.
13
Phỏng vấn Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Doãn Hợp, “Thông tin và Truyền thông sẽ là mũi nhọn
mở ñường”, Thanh niên, 17-2-2010.
/>14
Xuân Thi, “Công nghiệp phần mềm Việt Nam: Nhận dạng tiềm năng”, Sài Gòn Tiếp Thị, 29-8-2009,
/>15
Ashish Arora and Alfonso Gambardella, ed., “From Underdogs to Tigers,: Rise and growth of the software
industry in Brazil, China, India, Ireland, and Israe” [ Từ kẻ thất bại trở nên người thành công: Sự nổi bật và tăng
trưởng của ngành phần mềm ở Brazil, Trung Quốc, Ấn ðộ, Ai-len và Israel], (Oxford: Oxford University Press,
2005).

** Bản thảo | ðề nghị không phổ biến hay trích dẫn**


Nhìn xa hơn các trường ñại học ñỉnh cao
Tháng 6 năm 2010
Page 16 / 148

học Công nghệ Ấn ñộ ñược xếp hạng là một trong những cơ sở ñào tạo ñại học nổi tiếng nhất

trong thế giới ñang phát triển, thì thực ra chính những trường công nghệ hạng hai mới là nơi
cung ứng một số lớn lao ñộng có kỹ năng ñã cho phép công nghệ phần mềm của Ấn ðộ cất
cánh.16
Sự phát triển của giáo dục ñại học cũng có một ý nghĩa hết sức quan trọng về xã hội và chính trị.
Giáo dục ñại học mở ra con ñường ñể có thu nhập cao và có một cuộc sống tốt hơn, nhưng
những gia ñình nghèo ở Việt Nam thì có rất ít khả năng theo ñuổi giáo dục ñại học.17 Nếu những
xu hướng hiện nay vẫn tiếp tục, Việt Nam có thể sẽ rơi vào cảnh ngộ của các nước láng giềng
ðông Nam Á nơi giới tinh hoa từ bỏ hệ thống giáo dục của nước mình và người nghèo bị bỏ lại
cho những trường hạng hai trong nước. Con số du học sinh tự túc tăng nhanh chưa từng có là
một tiếng chuông báo ñộng. Có lẽ sự trỗi dậy của những ñòi hỏi căn bản nhất ñối với giáo dục
ñại học, sự không hài lòng ngày càng tăng của công chúng ñối với hệ thống giáo dục hiện tại, ñã
làm cho việc cải cách trở thành một nhu cầu chính trị cấp bách. Như một nhà hoạch ñịnh chính
sách cao cấp của Việt Nam ñã nói với các tác giả bài này, “Tôi ñã từng nghĩ rằng nông dân Việt
Nam muốn có nhiều ñất ñai và kỹ thuật nông nghiệp hiện ñại hơn, nhưng giờ ñây tôi hiểu ra rằng
họ không có mong muốn nào lớn hơn là một nền giáo dục tốt hơn cho con cái họ”. ðối với hàng
triệu gia ñình Việt Nam, sự công bằng của hệ thống giáo dục là nhân tố trọng yếu trong nhận
thức của họ về nỗ lực của nhà nước nhằm ñạt ñược tăng trưởng cùng với sự bình ñẳng. Nhà nước
cũng nhận thức rất rõ về nhu cầu khẩn thiết này. Tháng 4 năm 2009, Bộ Chính trị ra nghị quyết
nhận ñịnh rằng “giáo dục và ñào tạo chưa thực sự là quốc sách hàng ñầu”. ðây là một sự thừa
nhận ñáng ngạc nhiên trong bối cảnh những năm gần ñây các quan chức nhiều lần viện dẫn khẩu
hiệu “giáo dục và ñào tạo là quốc sách hàng ñầu”.18
Việc chuyển sang hệ thống giáo dục ñại chúng với cơ chế quản trị hiện ñại là một quá trình cực
kỳ phức tạp ñặt ra những thử thách nghiêm trọng ñối với tất cả các chính phủ.19 Nhà nước Việt
Nam ñã có những bước ñi quan trọng nhằm bắt ñầu quá trình ñổi mới. Nghị quyết 14, ra ñời năm
2005, công nhận những ñiểm yếu của hệ thống giáo dục hiện tại và kêu gọi “ñổi mới căn bản và
toàn diện”. Năm năm gần ñây chúng ta ñã chứng kiến việc áp dụng những sáng kiến mới về
chính sách chạm ñến từng nhân tố của hệ thống; những nỗ lực này vẫn ñang tiếp tục trong năm
2010, với trọng tâm cụ thể là những vấn ñề về chất lượng và quản lý ở cấp ñộ hệ thống. Nhà
nước ñã có ñược sự tín nhiệm khi cho phép diễn ra những cuộc tranh luận mạnh mẽ và cởi mở về
tương lai giáo dục ñại học của quốc gia. Từ cuộc tranh luận này, các học giả Việt Nam và quốc

tế ñã ñóng góp nhiều nghiên cứu chính sách về vấn ñề cải cách giáo dục ñại học.20
16

Devesh Kapur, “The Causes and Consequences of India’s IT Boom” [Nguyên nhân và kết quả của sự bùng nổ
ngành CNTT Ẩn ðộ”], India Review tập 1 số 2, 2002, 97.
17
Theo VHLSS 2004, tỉ lệ tham gia của ngũ phân vị thu nhập cao nhất của xã hội Việt Nam vào giáo dục ñại học
(khoảng 40%) cao gấp khoảng 4 lần tỉ lệ của hai ngũ phân vị thu nhập thấp nhất (khoảng 10% mỗi ngũ phân vị). Từ
Ngân hàng Thế giới, Việt Nam: Giáo dục ñại học và kỹ năng cho tăng trưởng, 2008, 24.
18
Kết luận số 242-TB/TU, 15-4-2009.
19
Các thuật ngữ “tinh hoa” “ñại chúng” hay “phổ cập” ñược Martin Trow, một nhà xã hội học Mỹ, sử dụng trước
tiên. Trow lập luận rằng các hệ thống ñại học nghiên cứu truyền thống có thể tiếp nhận lượng sinh viên tối ña là 15%
trong ñộ tuổi, còn nếu vượt trên tỷ lệ này thì sẽ ñòi hỏi những cải cách có tính cơ cấu trong hệ thống giáo dục. Xem
bài của Trow nhan ñề “Những vấn ñề của việc chuyển ñổi từ giáo dục tinh hoa sang giáo dục ñại chúng” trong tài
liệu của OECD: Những chính sách Giáo dục ðại học, Paris: OECD, 1974. .
20
Hai nghiên cứu bằng tiếng Anh gần ñây là của Ngân hàng Thế giới nhan ñềViệt Nam: Giáo dục ñại học và kỹ
năng cho tăng trưởng, Báo cáo số 44428-VN, 05/2008; và Cải cách giáo dục ñại học ở Việt Nam: Thách thức và ưu

** Bản thảo | ðề nghị không phổ biến hay trích dẫn**


Nhìn xa hơn các trường ñại học ñỉnh cao
Tháng 6 năm 2010
Page 17 / 148

Tuy nhiên, chúng ta cũng ñã thấy có những mâu thuẫn trong quá trình xây dựng chính sách có
thể ñe dọa làm xói mòn những nỗ lực làm một cuộc cách mạng trong giáo dục ñại học của Việt

Nam. ðó là:
(

1 )
Những mục tiêu cao ngất so với quá trình thực hiện yếu kém: Việt Nam ñã
xác lập một loạt mục tiêu ñầy tham vọng nhằm xây dựng một hệ thống giáo dục ñại học –
cao ñẳng rộng lớn, ña dạng, có ñịnh hướng nghiên cứu và theo những chuẩn mực quốc tế.
Tuy nhiên, những mục tiêu này có xu hướng thiên về ñịnh lượng và thường là không khả thi
hoặc không tương thích với những mục tiêu khác về chất lượng. Những mục tiêu này thường
là không ñược kèm theo một lộ trình thực hiện. Xin nêu một ví dụ, số sinh viên nhập học ở
các trường tư ñược ñề xuất là sẽ tăng lên ñến 40% tổng số sinh viên trước năm 2020 so với
12% trong năm 2009. Tuy nhiên, các nhà làm chính sách lại rất chậm làm rõ khuôn khổ pháp
lý cho các trường tư;21 và kết quả là hầu hết các trường tư hoạt ñộng như những doanh
nghiệp tìm kiếm lợi nhuận, tràn ngập những chương trình ñào tạo pha trộn giữa kinh tế / kinh
doanh và vi tính. Một mục tiêu khác dự tính sinh viên học ngành kỹ thuật và công nghệ sẽ
tăng ñến 35% tổng số sinh viên từ nay ñến 2020 so với 21% trong năm 2009. Hầu hết các
nước thuộc OECD và các nước châu Á có khoảng 20 – 30% tổng số sinh viên theo học ngành
kỹ thuật và công nghệ;22 và các nước ñạt ñược trình ñộ cao trong lĩnh vực này ñều ñã theo
ñuổi quyết liệt những chính sách thúc ñẩy việc ñào tạo các ngành kỹ thuật, chẳng hạn như
các học bổng có mục tiêu, cho vay học phí, và mở rộng thêm các trường cao ñẳng kỹ thuật.
Việc xây dựng chính sách cần bắt ñầu với việc ñánh giá một cách thực tế những ñiều kiện
nền tảng.23 Trong một số trường hợp, khoảng cách giữa mục tiêu và thực tế xa ñến nỗi không
có một chính sách khả thi nào có thể thu hẹp ñược khoảng cách ấy. Những mục tiêu không
thực tế tạo ra các chỉ trích giễu cợt và bởi vậy có thể xói mòn thẩm quyền và năng lực của
nhà nước trong việc thúc ñẩy sự thay ñổi.

(2) Phân cấp so với giám sát và lập kế hoạch chiến lược: Trong giáo dục ñại học, cũng như
những lĩnh vực khác của kinh tế và xã hội, phân cấp là nền tảng trong lịch trình cải cách của
nhà nước. Thuật ngữ này ñược dùng ñể bao quát tất cả những gì miêu tả sự chuyển giao thẩm
quyền xây dựng các quy ñịnh, thẩm quyền về tài chính, và việc quản lý thực hiện cho những

ñơn vị quản lý nhỏ hơn, về nguyên tắc ñó là các trường và chính quyền các tỉnh.24 Những

tiên do Grant Harman và ñồng tác giả chủ biên chủ biên (The Netherlands: Springer, 2010). Các nghiên cứu bằng
tiếng Việt có rất nhiều và toàn diện, ñăng trên báo chí, phỏng vấn, sách trắng và báo cáo. Nghiên cứu này rút tỉa từ
những bài viết của nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, các phó chủ nhiệm văn phòng Quốc hội, Giáo sư
Phạm Phụ và những người khác.
21
Nguyễn Thị Bình,“Bảo ñảm sự phát triển ổn ñịnh hệ thống ñại học, cao ñẳng ngoài công lập ở nước ta”, Tạp chí
Cộng sản ñiện tử, 25-5-2009
/>22
Ngân hàng Thế giới, Việt Nam: Giáo Dục ðại Học và Kỹ năng cho tăng trưởng, Báo cáo 44428-VN, 6-2008, 26.
23
Cuộc ñánh giá gần ñây do ðoàn công tác của Quốc hội thực hiện về “Thực hiện luật và chính sách trong việc
thành lập trường, ñầu tư và ñảm bảo chất lượng ñào tạo ñại học” nhằm phục vụ cho việc soạn thảo lại Luật Giáo dục
là một ví dụ ñáng khuyến khích về kiểu làm chính sách dựa trên những tư liệu và sự kiện thực tế. Xem phỏng vấn
Nguyễn Minh Thuyết, “Chưa nên tăng trường ñại học công lập”, Tuổi Trẻ, 1-2-2010, />24
Một bài báo viết rằng mùa thu năm 2009, trong dự thảo sửa ñổi Luật Giáo dục có nêu “Các hoạt ñộng kiểm tra,
giám sát hiệu quả và chất lượng của các trường ñại học và cao ñẳng” sẽ do ủy ban nhân dân các cấp (tỉnh, huyện)

** Bản thảo | ðề nghị không phổ biến hay trích dẫn**


Nhìn xa hơn các trường ñại học ñỉnh cao
Tháng 6 năm 2010
Page 18 / 148

phương diện khác nhau của phân cấp nên ñược tách bạch. Một mặt, các trường ñại học cần tự
chủ trong những quyết ñịnh về quản lý và ñào tạo ñể năng ñộng và hữu hiệu hơn. Mặt khác,
các trường ñại học sẽ chỉ chú trọng trách nhiệm giải trình với cộng ñồng xã hội của họ khi
nào họ có mối gắn kết chặt chẽ hơn và trách nhiệm sâu sắc hơn ñối với kinh tế và xã hội ñịa

phương.25 Về mặt này phân cấp là một ñịnh hướng chính sách ñúng ñắn. Tuy nhiên, về mặt
khác, những khung quy ñịnh có tính chất quốc gia và vùng miền cũng rất quan trọng. Sự áp
ñặt những tiêu chuẩn tối thiểu về tổ chức và về học thuật sẽ phải ñến từ cấp cao hơn là cấp
tỉnh–từng tỉnh trong số 63 tỉnh của Việt Nam sẽ không có ñủ nguồn lực con người hay tài
chính ñể giám sát hệ thống con của họ. Vấn ñề thứ hai là kế hoạch chiến lược. Một hệ thống
giáo dục ñại học – cao ñẳng hữu hiệu ñược tạo thành với một mạng lưới các trường với
những nét riêng nhưng có những sứ mạng khác nhau và bổ sung cho nhau nhằm ñáp ứng nhu
cầu ña dạng của xã hội. Tác ñộng của nhân tố phân cấp ñối với việc lập kế hoạch giáo dục là
ñiều ñã có thể thấy rõ. Nhiều trường không có một sứ mạng phù hợp rõ ràng. Việc nâng cấp
lan tràn các trường cao ñẳng thành ñại học là một ví dụ cho thấy tình trạng thiếu tầm nhìn
chiến lược. Những xu hướng hiện nay cho thấy hệ thống giáo dục ñại học sẽ có ñược nhiều
lợi ích hơn với việc tăng cường, chứ không phải giảm ñi, một kế hoạch chiến lược và sự giám
sát hữu hiệu. Bởi vì Việt Nam không có truyền thống có các tổ chức cấp vùng vững mạnh
(kiểu như những tổ chức ở trên các tỉnh), cho nên sự giám sát này chắc chắn sẽ phải là giám
sát ở tầm quốc gia.
(3) ðào tạo cho nhu cầu trước mắt so với ñòi hỏi của xã hội tương lai: Nhà nước Việt Nam
nhắm tới một hệ thống giáo dục ñại học nhằm “ñào tạo theo nhu cầu xã hội”. Nỗ lực của các
nhà lãnh ñạo tập trung vào việc tìm hiểu chắc chắn nhu cầu của giới doanh nghiệp và khuyến
khích các trường ñưa ra những chương trình ñào tạo trong những lĩnh vực ấy. ðây là một sự
theo ñuổi quan trọng có thể củng cố theo cách tiếp cận từ dưới lên ñể ñiều hành các trường
cao ñẳng và trung học nghề hướng vào việc thực hiện sứ mạng ñáp ứng nguồn nhân lực trung
cấp.26 Tuy nhiên, có một yêu cầu thứ hai và có tính chất dài hạn ñòi hỏi sự can thiệp của nhà
nước, ñó là những ñòi hỏi trong tương lai về khoa học và công nghệ. Vào năm 2005, 50%
sinh viên Việt Nam ñang học trong hai ngành là sư phạm và kinh tế/kinh doanh trong khi tỉ lệ
nhập học trong các ngành kỹ thuật, công nghệ và khoa học tự nhiên còn thấp.27 Khoa học và
công nghệ mang lại lợi ích công rất to lớn. Nhu cầu của các doanh nghiệp hiện nay không
thực hiện, và dựa trên các quy ñịnh do Bộ GD&ðT ban hành”. Hải Hà, “Giám sát ñại học sẽ không còn là “ñặc
quyền” của Bộ?”, VnEconomy, 3 -10-2009,
/>25
Báo cáo Phát triển năm 2010 về Việt Nam của Ngân hàng Thế giới phân biệt giữa trách nhiệm giải trình từ trên

xuống (trách nhiệm trước nhân dân về việc phục vụ) và từ dưới lên (trách nhiệm tuân thủ luật pháp, quy ñịnh, tiêu
chuẩn). Văn bản này nêu rõ “Cả hai loại trách nhiệm giải trình này ñều cần thiết…ñặc ñiểm xác ñịnh trách nhiệm từ
dưới lên là hệ thống thứ bậc, chính sách khen thưởng và trừng phạt, trong lúc trách nhiệm giải trình từ trên xuống là
góp ý của khách hàng, thông tin khách hàng và sự tham gia vào quá trình ra quyết ñịnh.” Có thể ñọc tại:
/>26 Một nghiên cứu gần ñây về thị trường lao ñộng Việt Nam cho rằng phương thức tiếp cận vấn ñề ñào tạo nghề ở
Việt Nam thường có xu hướng giải quyết vấn ñề "từ trên xuống" (top-down), và ñược xuất phát từ phía cung lao
ñộng, hơn là từ phía nhu cầu của ngành. Kết quả là chúng ta ñã không có những lao ñộng tay nghề cao, có thể tuyển
dụng ñược. Ian Coxhead và các ñồng tác giả, “Lao ñộng và tiếp cận việc làm thị trường lao ñộng: Việc làm, và ðô
thị hoá ở Việt Nam ñến năm 2020: Học hỏi từ kinh nghiệm quốc tế,” Dự Án 00050577, ðóng góp xây dựng Chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội, tháng 12-2009.
27
Ngân hàng Thế giới, 2008, 26.

** Bản thảo | ðề nghị không phổ biến hay trích dẫn**


Nhìn xa hơn các trường ñại học ñỉnh cao
Tháng 6 năm 2010
Page 19 / 148

phản ánh những kỹ năng cần thiết ñể ñưa Việt Nam vào con ñường công nghiệp tri thức
trong mười năm sắp ñến.
(4) Thương mại hóa so với lợi ích công: Nhà nước ñang chuyển phần trách nhiệm tài chính ñối
với giáo dục ñại học nhiều hơn cho xã hội và các trường tư. Tăng học phí là một biểu hiện
của xu hướng này. Một biểu hiện khác là tăng số lượng các trường tư. Biểu hiện thứ ba là sự
thương mại hóa các chương trình ñào tạo ở cả trường công lẫn trường tư. Các trường vì lợi
nhuận có thể ñưa vào hệ thống giáo dục sự cạnh tranh cần thiết. Tuy nhiên, giáo dục rất dễ bị
tổn thương trước tình trạng hoạt ñộng không như mong ñợi của thị trường, và nhà nước cần
can thiệp ñể khuyến khích thị trường ñem lại những dịch vụ mà xã hội mong muốn, hoặc trực
tiếp cung cấp những dịch vụ ñó thông qua các tổ chức của nhà nước, tức là các trường ñại

học công. Sự can thiệp này có thể bao gồm những việc như lập kế hoạch và ñịnh hướng chiến
lược, tài trợ cho các tổ chức nghiên cứu và hướng dẫn về khoa học, bảo ñảm sự công bằng xã
hội, cải tiến thông tin thị trường và chủ ñộng kiểm soát chất lượng. Câu hỏi quan yếu bởi vậy
không phải là trường công hay trường tư, mà là một cơ chế khuyến khích ñối với cả trường
công lẫn trường tư.
(5)

Sự kiểm soát của nhà nước so với sự giám sát: Nhà nước ñã và ñang duy trì một sự kiểm
soát chặt chẽ về quản lý và về những vấn ñề ñào tạo với một nỗ lực không thể hiểu nổi nhằm
kiềm chế sự mở rộng hỗn loạn của hệ thống; tuy vậy cho ñến gần ñây họ vẫn chưa áp ñặt
ñược tiêu chuẩn về chất lượng và trách nhiệm giải trình cho các trường. Việc chuyển sang hệ
thống giáo dục ñại học ñại chúng ñòi hỏi nhà nước phải từ bỏ cơ chế “xin cho” và chuyển
sang vai trò là người ñiều chỉnh hệ thống một cách công bằng. Dù có chính thức công nhận
hay không, rõ ràng là ñang có sự bùng nổ trong thị trường giáo dục ở Việt Nam. Cũng như
bất cứ thị trường nào khác, thị trường giáo dục cần có một cơ chế hoạt ñộng ñược quy ñịnh
một cách hợp lý ñể có thể hoạt ñộng hiệu quả, trong ñó các trường cạnh tranh với nhau về
nguồn tài trợ và nguồn sinh viên. Với một hệ thống giám sát, nhà nước sẽ có ít chức năng
hơn –vì các trường nhận trách nhiệm về việc tổ chức nội bộ và các chương trình ñào tạo của
mình –nhưng nó cần phải thực hiện những chức năng ấy một cách hiệu quả hơn –bao gồm
việc bảo ñảm tiêu chuẩn tối thiểu về chất lượng ñể bảo vệ người học, ñem lại một hướng ñi
chung, và ñầu tư cho những hoạt ñộng giáo dục và nghiên cứu mà thị trường sẽ không mang
lại.

Giải quyết những mâu thuẫn trên ñây ñòi hỏi một cách tiếp cận chiến lược ñể cải cách nhằm ñạt
ñược mục tiêu, bao quát ñược mọi mục tiêu, nguyên tắc, phương tiện, những chính sách cụ thể
về hoạt ñộng và lộ trình cần thiết nhằm ñạt ñược những mục tiêu ấy. Ở Việt Nam, việc xây dựng
chính sách giáo dục có xu hướng lẫn lộn phương tiện và mục ñích; chiến lược chứa ñựng những
mục tiêu chi tiết và những quy ñịnh ñược soạn thảo ñi soạn thảo lại, nhưng từng bộ phận của bộ
khung các quy ñịnh ấy không cấu thành ñược một tầm nhìn hay một chiến lược chặt chẽ, nghĩa là
chính sách này thường mâu thuẫn với chính sách khác. ðây là chỗ mà kinh nghiệm quốc tế có ý

nghĩa quan trọng. Việt Nam có thể học hỏi nhiều từ kinh nghiệm các nước –tích cực và tiêu cực
–trong việc biến những mục tiêu (chẳng hạn mở rộng các trường tư, tăng cường số sinh viên học
khoa học kỹ thuật hay dùng giáo dục ñại học – cao ñẳng ñể hỗ trợ cho công nghệ phần mềm khi
nó mới khởi sự) thành những hoạt ñộng chính sách hữu hiệu. Như nhận ñịnh của Tổ Công Tác
trích dẫn ở ñầu bài, không có mâu thuẫn nào ñược nêu trên ñây là vấn ñề của riêng Việt Nam.
Cần lưu ý là trong các nước phát triển cũng như ñang phát triển, cải cách thường diễn ra rất
** Bản thảo | ðề nghị không phổ biến hay trích dẫn**


Nhìn xa hơn các trường ñại học ñỉnh cao
Tháng 6 năm 2010
Page 20 / 148

giống hình thức ñáp ứng với áp lực về nhu cầu ngày càng tăng của sinh viên, về tình trạng cấp
bách của giáo dục ñại học phải thích ứng với thị trường, và áp lực của ngân sách công.28 Trong
khi hiếm có khả năng nhập khẩu trực tiếp mô hình của nước ngoài, hoặc ñó không phải là ñiều
ñáng mong muốn, thì có rất nhiều thứ có thể học ñược từ các nước ñã từng ñi qua giai ñoạn
chuyển ñổi từ giáo dục tinh hoa sang giáo dục ñại chúng. Bản báo cáo này sẽ ñưa ra các ví dụ từ
Trung Quốc, Hồng Kông, Ấn ðộ, Ai-len, Malaysia, Thổ Nhĩ Kỳ và Hoa Kỳ.
Bản báo cáo này gồm bốn phần. Phần thứ nhất ñề xuất một hệ thống nguyên tắc tổ chức bao gồm
sự ña dạng hóa, vai trò của thị trường và của nhà nước, vấn ñề ñào tạo theo nhu cầu; ñể giúp làm
rõ những vấn ñề phức tạp nảy sinh trong cuộc thảo luận về giáo dục ñại học và sự phát triển của
Việt Nam. Phần hai chú trọng ñến tình hình hiện nay ở Việt Nam, tập trung vào quy mô và hình
dạng hiện nay của hệ thống, những sáng kiến lập kế hoạch chính sách có tính ñịnh lượng và ñịnh
tính, và vấn ñề tài chính cho giáo dục. Phần ba thảo luận về những kinh nghiệm quốc tế có thể
mang lại những chỉ dẫn hữu ích cho cơ cấu quy ñịnh và chính sách nhằm ñịnh hình một hệ thống
có tính chất ña dạng hóa ở Việt Nam. Những vấn ñề ñược ñề cập chi tiết bao gồm: sự phát triển
của các trường kỹ thuật công nghệ, những liên kết ở cấp vùng, kiểm ñịnh chất lượng và quốc tế
hóa, vấn ñề tài chính, và vai trò của các trường ñại học tư. Phần bốn ñánh giá những thách thức
mà Việt Nam phải ñương ñầu trong việc ñưa những mục tiêu của mình thành việc thực hiện cải

cách toàn diện, và ñưa ra một số ñề xuất về chính sách.
Có bốn Phụ lục kèm theo bản báo cáo này. Trong Phụ lục I, Giáo sư Võ Tòng Xuân, người sáng
lập và nguyên hiệu trưởng ðại học An Giang, ñã ñưa ra bằng chứng minh họa những cơ hội và
khó khăn mà một trường ñại học vùng ñồng bằng sông Cửu Long trong hệ thống giáo dục ñại
học Việt Nam phải ñương ñầu. Phụ lục II, do Giáo sư Philip Altbach của ðại học Boston (Hoa
Kỳ) viết, xem xét những nhân tố của quá trình chuyển ñổi sang giáo dục ñại chúng ở Trung Quốc
và Ấn ñộ và ý nghĩa của những kinh nghiệm ấy ñối với Việt Nam. Phụ lục III trình bày quan hệ
giữa tăng trưởng kinh tế và giáo dục ñại học và ñánh giá vai trò của giáo dục sau trung học trong
việc tăng cường sức cạnh tranh của Việt Nam. Phụ lục IV là tóm tắt bản báo cáo “Những nhân tố
vô hình tạo ra sự ưu tú: Quản trị ðại học và Cuộc tìm kiếm con ñường xây dựng một trường ñại
học nghiên cứu ñỉnh cao cho Việt Nam”, do Trường New School và Trung tâm Ash của Trường
Kennedy, ðại học Harvard thực hiện vào tháng 6 năm 2009, và Phụ lục V là một số bảng thống
kê về tài chính trong giáo dục ñại học của Việt Nam.

28

D. Bruce Johnstone, “Các vấn ñề tài chính và quản lý giáo dục ñại hoc: báo cáo tình hình về cải cách toàn thế
giới” (“The Financing and Management of Higher Education: A Status Report on Worldwide Reforms”) (Hội nghị
Quốc tế về GDðH, UNESCO, Paris, 10-1998) />
** Bản thảo | ðề nghị không phổ biến hay trích dẫn**


Nhìn xa hơn các trường ñại học ñỉnh cao
Tháng 6 năm 2010
Page 21 / 148

Phần Một: Khung khái niệm
I.

S ña d ng hoá h p lý gi a các nhóm trư ng: M t nguyên t c có tính hư ng d n


Một nhận thức sâu sắc và trọng yếu ñược nêu trong bản báo cáo “Mối ñe dọa và triển vọng” của
Tổ Công Tác là: ñặc ñiểm của một nền giáo dục ñại học hiệu quả là sự ña dạng hóa trong hệ
thống về sứ mạng của từng nhóm trường. Trường ñại học nghiên cứu tinh hoa, trường ñại học
vùng, trường nghề, trường sư phạm, trường cao ñẳng cộng ñồng, tất cả ñều có vai trò của mình,
và mỗi nhóm trường như thế ñều có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo ra một “hệ sinh thái” giáo
dục ñại học lành mạnh nhằm ñáp ứng những nhu cầu ña dạng của xã hội. Cấu trúc cơ bản của
một hệ thống ña dạng hóa theo chiều thẳng ñứng là một hình tháp, với các trường nghiên cứu
chọn lọc nằm trên ñỉnh và một hệ thống ñại chúng gồm các trường tổng hợp ña ngành, các
trường kỹ thuật và dạy nghề nằm ở phần ñáy, ñược thiết kế ñể ñào tạo số ñông sinh viên. Phần
lớn sinh viên sẽ hướng vào các trường kỹ thuật bách khoa, cao ñẳng cộng ñồng, các trường ñại
học tập trung cho ñào tạo, các hệ ñào tạo từ xa và giáo dục thường xuyên. Một số ngày càng
nhiều các trường thuộc nhóm này sẽ là các trường tư. Một hệ thống có sự phân tầng sẽ có một
thứ bậc khá khắt khe giữa các trường, từ ñó thúc ñẩy sự cạnh tranh giữa các nhóm trường. Nguồn
lực tài chính sẽ ñược ña dạng hóa. Sinh viên sẽ ñược trải ra nhiều ngành học khác nhau. Hệ
thống này có sự kết nối phù hợp, ñưa ra một lộ trình phấn ñấu cho sinh viên ñể ñi từ cao ñẳng
ñến ñại học và các bậc học cao hơn nữa. Các trường sẽ xây dựng một mạng lưới liên kết giữa các
ñịa phương nhằm chia sẻ kỹ năng chuyên môn và trang thiết bị, cũng như ñể tránh trùng lặp và
lãng phí. Các trường ñại học ñỉnh cao sẽ gắn kết với các trường cao ñẳng và ñại học khác, còn hệ
thống giáo dục ñại học sẽ gắn kết với các trường phổ thông và tiểu học, nhờ ñó những trường ở
cấp thấp sẽ ñược hưởng lợi từ kết quả nghiên cứu của những trường ở bậc cao hơn.
Việc ña dạng hóa và phân tầng ñáp ứng hiệu quả về mặt chi phí ñối với việc cân bằng giữa mở
rộng số người vào ñại học nhằm ñáp ứng nhu cầu xã hội và nguồn lực tài chính công hạn hẹp.
Nhà nước không thể ñủ sức ñào tạo tất cả sinh viên trong các trường ñại học nghiên cứu và ñại
học công.29 Việt Nam tìm cách nâng cao năng lực và kết quả nghiên cứu khoa học của mình và
do vậy ñang làm nhiều việc ñể xây dựng những trường ñại học tinh hoa. Việc các trường ñại học
hàng ñầu thực hiện ñào tạo và nghiên cứu nhiều lĩnh vực chuyên ngành trong ñó có khoa học tự
nhiên và nghiên cứu về văn hóa sẽ phục vụ lợi ích công. Sinh viên có thể dè dặt ñối với khoa học
tự nhiên vì triển vọng nghề nghiệp không rõ ràng, năng lực cải tiến khoa học của ñất nước phụ
thuộc vào việc duy trì những ngành học này. Nhưng bộ phận các trường chuyên về nghiên cứu

này lại phụ thuộc vào một hệ thống giáo dục ñại chúng vững mạnh có thể chống ñỡ cho nó trong
việc ñào tạo số ñông sinh viên. Các trường thuộc nhóm thứ hai và nhóm thứ ba có năng lực tốt,
quy mô rộng lớn, dễ tiếp cận sẽ cung ứng giáo dục nghề nghiệp và kỹ thuật có chất lượng và làm
giảm áp lực lên các trường ñại học nghiên cứu. Không có các trường thuộc nhóm hai và ba mà ai
cũng có thể tiếp cận ñược, về mặt chính trị, thật khó biện minh ñược cho việc ñổ tiền của vào các
trường ñỉnh cao.30 Theo quan ñiểm của Tổ Công Tác, “Một hệ thống ñược phân tầng sẽ là một
29

Philip Altbach và Patti McGill Peterson, chủ biên , “Higher Education in the New Century: Global Challenges
and Innovative Ideas” [Giáo dục ðại học trong Thế kỷ mới: Thách thức toàn cầu và những ý tưởng sáng tạo]
Rotterdam, the Netherlands: Sense Publishers, 2007), xviii.
30
Philip Altbach, “Empires of Knowledge and Development” [ðế chế Kiến thức và Phát triển], trong World Class
Worldwide: Transforming Research Universities in Asia and Latin America [Vấn ñề ñại học ñẳng cấp quốc tế trên
toàn thế giới: Những trường ñại học nghiên cứu trong quá trình chuyển ñổi ở châu Á và châu Mỹ La tinh], Altbach
và Balan chủ biên (Baltimore: Johns Hopkins University Press, 2007), tr. 5 – 6. Ted Tapper và David Palfreyman,

** Bản thảo | ðề nghị không phổ biến hay trích dẫn**


Nhìn xa hơn các trường ñại học ñỉnh cao
Tháng 6 năm 2010
Page 22 / 148

kết quả lai ghép giữa mục tiêu ñạt ñến sự ưu tú và nền giáo dục ñại chúng, cho phép mọi mục
tiêu ñều ñạt ñược trong một hệ thống và sử dụng một nguồn lực hạn chế”.31
Chỉ một kiểu trường không thể ñáp ứng ñược một phổ rộng các nhu cầu kinh tế và xã hội ñặt ra
cho giáo dục ñại học. Ngày nay người ta mong ñợi ở giáo dục ñại học nhiều chức năng ña dạng:
ñào tạo, nghiên cứu (cả nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng), chuyển giao công nghệ
quốc tế, phát triển xã hội, phát triển ñịa phương và vùng, cũng như hỗ trợ sự phát triển của xã hội

dân sự.32 Các nhà chính trị và mọi người dân ñều có kỳ vọng cao về những kết quả cụ thể: “Có
một sự trùng hợp giữa nhu cầu xã hội nhiều hơn, năng lực công nghệ cao hơn, và kỳ vọng xã hội
lớn hơn (nhưng không nhất thiết là nguồn lực mạnh hơn).”33 Sự ña dạng hóa về sứ mạng như vậy
ñáp ứng ñược những nhu cầu ña diện bằng cách giúp các trường tránh quá tải và làm việc với
những lợi thế so sánh của mình. Các trường kỹ thuật và các ñại học nghiên cứu phục vụ những
ñối tượng sinh viên có những mục tiêu khác nhau, nhưng cả hai ñều quan trọng như nhau ñối với
một hệ thống giáo dục ñại học ưu tú.34
Sự thay ñổi cơ cấu kinh tế ñòi hỏi phải có sự phân hóa trong sứ mạng của các trường. Sự phân
công lao ñộng liên quan tới quá trình công nghiệp hóa kích thích nhu cầu có nhiều loại kỹ năng
nghề nghiệp khác nhau, chẳng hạn như cơ khí, hóa học, ñiện tử, kỹ nghệ dân dụng, quản lý, kế
toán, tài chính, tiếp thị, thông tin, dịch vụ truyền thông, bên cạnh những ñòi hỏi vẫn tiếp tục ñối
với các ngành nghề truyền thống như y khoa chẳng hạn. Việc quản lý ñiều hành tinh tế hơn của
các tổ chức và doanh nghiệp lớn ñòi hỏi năng lực làm việc nhóm, có kỹ năng giải quyết vấn ñề,
có tư duy sáng tạo và phân tích. Cùng lúc ñó có nhu cầu ngày càng cao về khả năng chuyên môn
cùng với kiến thức tổng quát và những kỹ năng cho phép con người bắt kịp sự thay ñổi nhanh
chóng của những tiến bộ trong kiến thức và công nghệ. Tổ Công Tác cho rằng, “ða dạng hóa các
trường là một sự ñáp ứng hợp logic ñối với việc tăng cường chuyên môn hóa và tầm quan trọng
của tri thức. Trong nhiều trường hợp, cả những trường mới thành lập và những trường ñược tái
cấu trúc ñều có thể phục vụ lợi ích công tốt nhất bằng cách tập trung vào những mục tiêu ñược
xác ñịnh rõ ràng cho những ñối tượng sinh viên cụ thể.”35
ða dạng hóa và liên thông có thể làm tăng bình ñẳng xã hội. Trong một hệ thống liên thông,
những cấp học thấp ñược coi là những bậc thềm ñể bước tới những chương trình ñào tạo cao
hơn. Có nhiều chỗ khác nhau ñể người ta có thể bước vào và bước ra hệ thống giáo dục. Không
phải tất cả mọi sinh viên ñều cần hay ñều có khả năng ñể ñược ñào tạo tại các trường ñại học
nghiên cứu – nhưng những sinh viên giỏi vì hoàn cảnh gia ñình khó khăn không thể trực tiếp vào
ñược ñại học nên có cơ hội vào các trường cao ñẳng rồi từ ñó chuyển lên những bậc học cao
hơn.36 Một ñặc ñiểm của việc mở rộng cơ hội tiếp cận ñại học ñối với các loại sinh viên ngày
“Converging Systems of Higher Education?” [Các Hệ thống Giáo dục ðại học có cùng ñưa ñến một mô hình
không?] trong “Structuring Mass Higher Education: The Role of Elite Institutions” [Cấu trúc Giáo dục ðại học ñại
chúng: Vai trò của các trường tinh hoa], 324.

31
Tổ Công Tác, 53.
32
OECD, 49-50.
33
Michael Gallagher, “The Role of Elite Universities” [Vai trò của các trường ñại học tinh hoa], Kỷ yếu của Hội
nghị về trường ñại học ñẳng cấp thế giới lần thứ ba, Thượng Hải, 11-2009, 84.
34
David E. Bloom và Henry Rosovsky, “Higher Education and International Development” [Giáo dục ñại học và
Phát triển Quốc tế] Khoa học Hiện tại, Tập 81, Số 3, 10-8-2001, />35
Tổ Công Tác, 35.
36
ðiều này giải thích vì sao nhiều thí sinh thi ñi thi lại sau khi rớt lần ñầu. Hà Bình, “Vào ñại học, càng cố càng xa”,
Tuổi Trẻ, 31-8-2009, .

** Bản thảo | ðề nghị không phổ biến hay trích dẫn**


Nhìn xa hơn các trường ñại học ñỉnh cao
Tháng 6 năm 2010
Page 23 / 148

càng ña dạng là nhu cầu lựa chọn các hình thức học tập linh hoạt hơn. Chỉ một số người có nhu
cầu hoặc có khả năng, trong ñó có khả năng tài chính, ñể theo ñuổi những chương trình ñào tạo
ñại học và sau ñại học theo kiểu truyền thống. Nhiều người sẽ thấy rằng hoàn cảnh của họ (về
thu nhập, lịch làm việc, tình trạng gia ñình, việc ñi lại, v.v.) có khó khăn trong việc theo học toàn
thời gian. Một hệ thống giáo dục ñem lại nhiều lựa chọn giữa học bán thời gian, học các khóa
ngắn hạn hay hệ giáo dục thường xuyên sẽ mang ñến cho những người vừa học vừa làm cơ hội
thứ hai, thứ ba, và tiếp nữa ñể nâng cao kỹ năng theo cách có thể làm tăng thu nhập và phúc lợi
của họ.37 Công nghệ sẽ giúp các trường bố trí các chương trình ñào tạo phù hợp với nhu cầu cụ

thể của người học.
Sự ña dạng hóa, hay tái ña dạng hóa tiến triển nhằm ñáp ứng với môi trường bên ngoài, chẳng
hạn sự nhất quán của chính sách nhà nước về tài chính và kiểm ñịnh chất lượng, và những nhân
tố về nhu cầu bao gồm nhu cầu của sinh viên và của thị trường lao ñộng.38Các nhóm trường với
những sứ mạng khác nhau cần ñược phân biệt bằng nguồn ngân sách, bằng tiêu chuẩn quy ñịnh
và cơ chế quản trị. Chẳng hạn, các trường ñại học nghiên cứu ñòi hỏi nhiều tự chủ hơn các
trường cao ñẳng cộng ñồng vì các trường nghiên cứu có tham vọng ñạt ñến tiêu chuẩn toàn cầu
trong nghiên cứu và giảng dạy ở nhiều chuyên ngành khác nhau. Cơ cấu quản trị của các trường
này phải ñem lại cho họ tự do ñể có thể cạnh tranh với những trường tốt nhất thế giới và ñem lại
những khích lệ cho họ ñể làm ñiều ñó. Trái lại, các trường cao ñẳng cộng ñồng thực hiện một
chương trình ñào tạo cơ bản với ñịnh hướng ñào tạo nghề thay vì nghiên cứu. Cơ chế quản trị
của các trường này cần giúp nó ñáp ứng với những nhu cầu của cộng ñồng ñịa phương.
Tầm nhìn về một hệ thống ñược ña dạng hóa cần ñược xem là nền tảng của việc chuyển sang hệ
thống giáo dục ñại chúng của Việt Nam. Mặc dù Nghị quyết 14 cho thấy nhà nước ñã nhận ra
nhu cầu về một hệ sinh thái giáo dục ñại học ña dạng và Quyết ñịnh 121 (ban hành năm 2007; sẽ
ñược thảo luận trong phần sau) ñã ñặt ra một tầm nhìn cụ thể, nhưng những chính sách khích lệ
hiện có chưa phù hợp ñể khuyến khích sự ña dạng hóa theo cách ñặt trọng tâm ở cấp trường và
công nhận lợi thế so sánh của từng trường. Hiện nay không có một sự phân biệt rõ ràng về vai trò
và chức năng giữa các trường, và có một xu thế rất mạnh hướng về những kiểu chương trình (hệ
ñại học chính quy và không chính quy) và các ngành (kinh tế và kinh doanh) mang lại nguồn thu
học phí cao. Theo số liệu năm 2005, một nửa sinh viên Việt Nam hiện nay tập trung vào hai
ngành: kinh tế hoặc kinh doanh và sư phạm.39 Tỉ lệ sinh viên trong các ngành kỹ thuật và công
nghệ là 21%, và chỉ 2% trong khoa học tự nhiên.40
Việc theo ñuổi một hệ thống giáo dục ña dạng hóa ở Việt Nam cũng buộc phải ñối mặt với sự
giải thích về phương diện xã hội về nhu cầu xã hội khổng lồ ñối với tấm bằng ñại học. Một nhân
tố có thể thấy rất rõ là văn hóa Việt Nam rất coi trọng tấm bằng ñại học. Những yêu cầu tuyển
dụng ở cả cơ quan nhà nước lẫn tư nhân cũng có vai trò quan trọng trong hiện tượng chạy theo
bằng cấp. Việc tuyển dụng và xét thăng chức phụ thuộc vào chỗ có bằng ñại học hay không,
37


Ngân hàng Thế giới 2003; 2006. Samih W. Mikhail, “Thay cho khu vực giáo dục sau trung học: hơn cả giáo dục
ngoài trường ñại học, (The Alternative Tertiary Education Sector: More than Non-University Education)”, Báo cáo
của Ngân hàng Thế giới, 2008, tr. 34.
38
Van Vught, tr. 157.
39
Ngân hàng Thế giới, Việt Nam: Giáo dục ñại học và Kỹ năng cho tăng trưởng, 26.
40
Báo cáo 329/BC-UBTVQH12 26-5-2009; Phiếu Khảo sát ðại học của Bộ GD&ðT, 2005. Hoàng Ngọc Lữ, “Bằng
cấp không có lỗi – luật pháp cũng ‘phân biệt ñối xử”, Tuổi Trẻ, 01-09-2009, />
** Bản thảo | ðề nghị không phổ biến hay trích dẫn**


Nhìn xa hơn các trường ñại học ñỉnh cao
Tháng 6 năm 2010
Page 24 / 148

cùng với việc sở hữu những chứng chỉ, văn bằng khác (chẳng hạn, văn bằng hai của chương trình
tại chức hay chứng chỉ Tiếng Anh, tin học).41 Lẽ tự nhiên là giới trẻ không muốn giới hạn triển
vọng tương lai của mình với những văn bằng hai như thế.42 Văn hóa thay ñổi rất chậm, nhưng sự
ñầu tư có tính ñến những mức ñộ ñịnh hướng nghề nghiệp khác nhau trong hệ thống có thể sẽ
giúp sinh viên và các nhà tuyển dụng tiến một bước dài trong việc thay ñổi quan niệm về chất
lượng và sự hữu dụng của những tấm bằng không phải là bằng ñại học.
II.

H th ng các nhóm trư ng

Một hệ thống ñược ña dạng hóa có ba tầng bậc hay ba nhóm trường: các trường ñại học nghiên
cứu, các ñại học vùng, và các trường cao ñẳng cộng ñồng/trường dạy nghề.43 Dọc theo các lớp
này là hàng ngũ các trường nghề. Mỗi nhóm trường như thế có ñặc ñiểm là một mạng lưới các

mối quan hệ liên kết giữa các trường cả trong phạm vi hệ thống – liên thông của sinh viên, việc
chia sẻ chuyên môn và trang thiết bị – lẫn quan hệ với các tổ chức bên ngoài (ở ñịa phương,
trong vùng, trong nước và quốc tế).
Ở Việt Nam, các nhóm cơ sở ñào tạo ñại học, cao ñẳng và dạy nghề có rất nhiều tên gọi và một
phần trong số ñó trực thuộc Bộ GD&ðT. Tuy nhiên nhiều trường lại trực thuộc các Bộ khác
hoặc trực thuộc chính quyền ñịa phương. Ở ñây chúng ta cần nhấn mạnh là tên gọi không quan
trọng bằng việc xác ñịnh rõ ñặc ñiểm. Sự phân loại sau ñây chỉ có ý nghĩa tổng quát. Việc ñối xử
với các kiểu trường tương tự bằng một cơ chế ñiều tiết chung có thể giúp loại trừ sự thiếu nhất
quán và hợp lý hóa mạng lưới các trường công lập của Việt Nam, cụ thể là các trường thuộc
nhóm thấp.
Nên nhấn mạnh rằng những trường này có những hình thức khác nhau ở những nước khác nhau,
và không có một cấu trúc có thể áp dụng một cách phổ quát cho những hệ thống ñược ña dạng
hóa.44 Nguyên tắc trọng yếu của một hệ thống ba lớp ñược nắm bắt trong khung dưới ñây.
BOX 1 | Các nhóm trường tập hợp thành một hệ sinh thái giáo dục ñại học ña dạng
Các trường ñại học nghiên cứu ñỉnh cao. Các trường ñỉnh cao có những liên kết quốc tế và gắn với dòng
chảy tri thức của quốc tế. Nó thực hiện những nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng trong nhiều lĩnh
vực, và ñạt ñược sự ưu tú trong nhiều chuyên ngành. Những trường này có tính chọn lọc rất cao và ñào tạo
những sinh viên giỏi nhất của ñất nước. Nhiều người sau khi tốt nghiệp sẽ tiếp tục những chương trình ñào
tạo cao học có tính chất tinh hoa. Qua thời gian, các trường ñại học nghiên cứu ñỉnh cao sẽ xây dựng ñược
những chuyên ngành mạnh. Ở phần lớn các nước những trường này là trường công và ñược tài trợ rộng rãi
bằng tài chính công; nó cũng ñồng thời là những tổ chức phi lợi nhuận. Các trường ñỉnh cao ñóng vai trò dẫn
ñầu trong hệ thống giáo dục quốc gia. Tốt nhất là dùng các trường này ñể ñẩy mạnh tư duy sáng tạo và hợp
41

Hoàng Ngọc Lữ và các ñồng tác giả, “Bằng cấp không có lỗi – luật pháp cũng ‘phân biệt ñối xử”, Tuổi Trẻ, 0109-2009, />42
Thậm chí việc học trong trường dạy nghề của Bộ Lao ñộng và TBXH còn ñặt học sinh vào thế bất lợi tương ñối so
với những sinh viên có bằng từ những trường thuộc Bộ GD&ðT cấp.
43
Nhà nước ñã có quan tâm tới một hệ thống nhị phân của giáo dục ñại học bao gồm các trường ñại học và các
trường cao ñẳng kỹ thuật/trường dạy nghề. Trọng tâm hiện nay là các trường ñại học nghiên cứu hàng ñầu, trong ñó

có các dự án xây dựng bốn trường “ñẳng cấp quốc tế”, tuy nhiên cũng báo hiệu ñịnh hướng chính sách về phía một
hệ thống ñược ña dạng hóa rõ hơn theo chiều thẳng ñứng , với một vài trường nghiên cứu ñỉnh cao ñứng trên các
trường ñại học khác. ðiều này ñược thể hiện trong Quyết ñịnh số 121/2007/Qð-TTg.
44
Tapper và Palfreyman, 321-333.

** Bản thảo | ðề nghị không phổ biến hay trích dẫn**


Nhìn xa hơn các trường ñại học ñỉnh cao
Tháng 6 năm 2010
Page 25 / 148
tác với các trường thuộc những cấp ñộ khác trong hệ thống, cũng như với hệ thống trung học và tiểu học.45
Các trường ñại học vùng. Các ñại học vùng là tâm ñiểm của hệ thống giáo dục ñại học hiện ñại. Sứ mạng cơ
bản của những trường này là ñào tạo một số lớn sinh viên ñại học và cao học ñể họ bước vào “giai cấp bậc
trung về chuyên môn” trong những lĩnh vực như nông lâm nghiệp, sản xuất, quản trị hành chính công, kỹ
thuật và sư phạm, với ñịnh hướng ñáp ứng các nhu cầu của vùng và của ñịa phương.46 Các ñại học vùng thực
hiện một số nghiên cứu có tính chất vận dụng, giúp phổ biến kiến thức trong cộng ñồng. Những trường này
có một sứ mạng thực tiễn ñược bày tỏ hiển ngôn. Các trường Khoa học và công nghệ ứng dụng có thể xếp
vào loại này. Ở Việt Nam, hầu hết các trường như thế là trường công.
Các trường cao ñẳng và dạy nghề. Các trường cao ñẳng hai hay ba năm trang bị cho sinh viên những kỹ
năng bậc trung cho nhu cầu lao ñộng hiện tại. Họ có mối quan hệ mạnh mẽ với kinh tế và cộng ñồng ñịa
phương. Họ cũng mở rộng cửa vào ñại học cho một phân khúc lớn của dân số, nhất là những sinh viên
nghèo, ñồng thời mang lại một con ñường ñạt ñến những bằng cấp cao hơn cho họ. Các trường cao ñẳng
giúp sinh viên nâng cao kiến thức và kỹ năng cơ bản, chuẩn bị cho một số người tiếp tục vào ñại học. Các
trường cao ñẳng mở rộng quy mô ñào tạo và mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục cho mọi người thông qua
những chương trình học tập suốt ñời, ñào tạo tại chức, và những khóa học dành cho người lớn. Với quy mô
nhỏ và ñôi khi nằm ở những vùng xa xôi hẻo lánh, những trường cao ñẳng này có thể hưởng lợi từ cái mà Tổ
Công Tác gọi là “phổ biến học tập” – một kho dữ liệu về các chương trình ñào tạo dành cho những trường
tương tự với nhau, một hệ thống công nghệ thông tin dùng chung, và những thiết bị cùng chia sẻ.

Các trường nghề. Trường nghề và các khoa cung cấp các chương trình ñào tạo kỹ thuật trong kinh doanh, y
khoa, luật và sư phạm. Những trường này có thể là trường công hoặc trường tư và thường ñược thành lập
trên cơ sở hợp tác với các ñối tác quốc tế. Những chương trình liên kết ñào tạo bằng MBA ñặc biệt rất phổ
biến ở Việt Nam.
ðào tạo từ xa. Công nghệ thông tin và truyền thông mở ra cơ hội tiếp nhận giáo dục ñại học bằng cách tiếp
cận những sinh viên vì lý do xa xôi hay vì những lý do chuyên môn hay tài chính không thể theo học những
trường ñược tổ chức theo kiểu truyền thống. ðào tạo từ xa có thể là một phương tiện có hiệu quả cao về mặt
chi phí, nhưng tiêu chuẩn chất lượng thường là có vấn ñề.47

III.

Th trư ng và Nhà nư c

Trong một hệ thống giáo dục ñại học ña dạng, những kiểu trường tương tự cạnh tranh với nhau
quyết liệt ñể giành sinh viên và giành nguồn tài trợ trong một thị trường lành mạnh–nhưng cũng
chịu sự giám sát, thường là của nhà nước, ñể bảo ñảm những hành vi cạnh tranh là theo hướng
ñạt ñược những mục tiêu có ích lợi cho xã hội. Vai trò thích hợp của thị trường và của nhà nước
có lẽ là vấn ñề ñã làm nảy sinh một cuộc tranh luận sôi nổi nhất ở Việt Nam.
Ý KIẾN | Nguyên ðại biểu Quốc hội Nguyễn Ngọc Trân
Có một thị trường trong giáo dục là ñiều tất yếu. …Vì khách quan có cầu và có cung, thị trường cho hoạt
ñộng giáo dục ñại học ñã và ñang phát triển ở nước ta. Quản lý nhà nước chậm trễ trực diện với thực tế này
45

ðiều này có thể bao gồm khuyến khích hợp tác giữa các nhà quản lý, thực hiện những nghiên cứu ứng dụng, và
ñưa ra những cách tiếp cận ñể giúp cứu vãn sự thiếu hụt (về phương pháp giảng dạy, quản lý ñiều hành, hay nội
dung môn học).
46
Sachi Hatakenaka, Giáo dục ñại học cho thế kỷ ở Thổ Nhĩ Kỳ: Quy mô và Cấu phần (Higher Education in Turkey
for the 21st Century: Size and Composition), Ngân hàng Thế giới 2006, 36-39.
47

ðào tạo từ xa dựa trên Internet ở Việt Nam bị cấm ñối với các trường nước ngoài; các trường ñại học Việt Nam có
các chương trình ñào tạo từ xa có cấp bằng, tổ chức ở các tỉnh, trong ñó phương tiện học là hàm thụ và gặp gỡ giảng
viên không thường xuyên.

** Bản thảo | ðề nghị không phổ biến hay trích dẫn**


×