Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

BÀI dự THI vận DỤNG KIẾN THỨC LIÊN môn để GIẢI QUYẾT vấn đề THỰC TIỄN về vấn đề sử DỤNG RAU AN TOÀN RAU mầm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.12 MB, 14 trang )

BÀI DỰ THI: VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN
ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ THỰC TIỄN
I/ TÌNH HUỐNG: ĂN RAU BỊ NGỘ ĐỘC
Câu chuyện xảy ra ở nhà bạn Quyên. Hôm đó là ngày chủ nhật, vì bố mẹ
có việc về quê nên Quyên đã tự đi chợ mua thức ăn. Quyên thấy có mấy gánh
rau của các bác bán hàng rong đứng đó nên ghé vào luôn. Thấy cây nào cũng
xanh tươi mơn mởn cộng với việc các bác nói đó là rau sạch do nhà trồng ra nên
Quyên không nghi ngờ gì về việc có đúng là rau sạch không hay nó có đảm bảo
vệ sinh, có bị phun thuốc trừ sâu không mà tin và mua ngay. Về đến nhà, sau khi
ăn cơm xong không hiểu sao bụng bạn đau thắt lại, buồn nôn và sốt cao đến
38°C. Cũng may là lúc đó bố mẹ bạn về kịp để đưa bạn đi bệnh viện. Đến nơi
bác sĩ bảo bạn bị ngộ độc thực phẩm do ăn phải rau bị phun thuốc trừ sâu, may
là đã đưa đến viện kịp để chữa trị. Câu chuyện là thế đó, chúng ta hãy cùng tìm
hiểu và nghiên cứu giải pháp để bảo vệ sức khỏe của chúng ta các bạn nhé!
“BIỆN PHÁP TRỒNG RAU MẦM CHẤT LƯỢNG CAO QUY MÔ HỘ
GIA ĐÌNH”
II/ MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Thứ nhất: Trước hết để chính Quyên và người thân của Quyên cùng tất
cả mọi học sinh trong trường cùng gia đình hiểu rõ về tác hại của việc sử dụng
nguồn thực phẩm không rõ nguồn gốc, không an toàn và có ý thức trồng và sử
dụng rau sạch tại nhà.
Thứ hai: Nhằm hiểu sâu hơn về kiến thức các môn Sinh học, Công nghệ,
Toán học, Công dân, Tin học,…tăng kỹ năng vận dụng các kiến thức từ sách vở
và thực tế đời sống.
Thứ ba: Áp dụng vào việc trồng rau mầm đạt chất lượng tốt nhất phù hợp
với điều kiện tại mỗi gia đình và góp phần thiết thực giải quyết nhu cầu sử dụng
rau sạch tại các hộ gia đình.
III/ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG .
1. Thành lập nhóm nghiên cứu:
Gồm 2 thành viên:


1. Ngô Vân Hạnh
- Lớp 9A1
2. Đinh Quang Minh - Lớp 9A5

1


2. Tiến hành nghiên cứu: Bằng các phương pháp:
- Thu thập thông tin, tìm hiểu tư liệu liên quan: Tìm hiểu thông tin qua
sách báo, mạng internet.
- Phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp ý kiến và thái độ của người dân về
những hiểu biết về rau mầm và sử dụng rau mầm trong bữa ăn hàng ngày.
- Thống kê: thống kê số lượng các vụ ngộ độc thực phẩm; số hộ gia đình
biết và có sử dụng rau an toàn, rau mầm… và số tiền chi phí cho việc mua rau
cho bữa ăn hàng ngày.
- Tích hợp: Tích hợp những điều đã biết, đã học, kiến thức liên môn với
thực tế đời sống.
- Phân tích, đánh giá: Phân tích cụ thể các tác hại của nguồn rau không an
toàn, các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trồng rau mầm; bày tỏ quan điểm cá
nhân về vấn đề.
3. Tổng hợp nghiên cứu và đề ra giải pháp :
-Vận dụng kiến thức liên môn để nghiên cứu và giải quyết tình huống:
+ Môn Sinh học: phân tích ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến quá
trình trồng rau mầm.
+ Môn Công nghệ: biện pháp trồng và chăm sóc rau mầm.
+ Môn Ngữ Văn: sử dụng các phương thức biểu đạt thích hợp để cho bài
thuyết trình có bố cục rõ ràng, mạch lạc, lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục.
+ Môn Toán: Thống kê và tính tỉ lệ số người sử dụng rau mầm; tính toán
số kinh phí khi sản xuất tại nhà; tính diện tích, lượng đất và số gam hạt giống
tương ứng.

+ Môn Công dân: Giáo dục ý thức về sử dụng rau mầm giải quyết vấn đề
về an toàn thực phẩm tại gia đình.
+ Môn Tin học: Tìm kiếm thông tin trên mạng Internet.
4. Nội dung nghiên cứu những vấn đề liên quan đến việc giải quyết
tình huống
4.1. Đánh giá thực trạng và nhu cầu sử dụng rau an toàn, rau mầm tại
quận Kiến An.
Rau xanh là loại thực phẩm thiết yếu có vai trò quan trọng không thể thiếu
trong cuộc sống của con người. Tục ngữ có câu: “Cơm không rau như đau
không thuốc”. Rau chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết như chất khoáng, axit
hữu cơ, vitamin A, B, D, E…, có tác dụng vô cùng hữu ích cho sức khỏe. Theo
tính toán của nhiều nhà dinh dưỡng học, muốn cơ thể hoạt động bình thường cần
2


cung cấp 2300-2500 kcal mỗi ngày, trong đó phải có 250-300 gam rau (tương
đương với 7,5-8 kg/tháng hay 90-108 kg/năm – Trần Khắc Thi). Nhận thức
được giá trị đó, con người có xu hướng sử dụng rau ngày càng nhiều để cân
bằng dinh dưỡng cho bữa ăn hàng ngày.
Quận Kiến An có tổng diện tích 29,6 km², dân số khoảng 8,4 vạn người vì
thế nhu cầu tiêu thụ rau là rất lớn. Nhưng liên quan đến nguồn thực phẩm thiết
yếu này vẫn còn nhiều vấn đề nhức nhối về rau bẩn, rau nhiễm độc, bị phun
thuốc kích thích qua một đêm rau đã được thu hoạch đem đi bán,… Theo thống
kê của trạm y tế phường Trần Thành Ngọ năm 2013 có 98 trường hợp ngộ độc
thực phẩm trong đó có 71 trường hợp ngộ độc vì rau; năm 2014 có 102 người bị
ngộ độc trong đó có 69 trường hợp về rau. Đó là chưa kể có rất nhiều người bị
ngộ độc mà không đến trạm y tế vì nhiều triệu chứng nhẹ nên trên thực tế con số
này còn lớn hơn nhiều.
Những con số thống kê, những thông tin về vấn đề an toàn thực phẩm mỗi
ngày, mỗi giờ đã khiến người tiêu dùng không khỏi hoang mang, lo sợ những

ảnh hưởng trước mắt cũng như lâu dài gây nguy hại đến sức khoẻ, tính mạng.
Một số gia đình đã không dám mua rau ở chợ mà chọn mua tại các siêu thị với
tâm lý là rau ở siêu thị đã được kiểm định nên có lẽ là sẽ đảm bảo an toàn. Cũng
có những gia đình chọn cách giảm số lượng rau trong bữa ăn hàng ngày vì lo
nguy cơ bị ngộ độc. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của con
người và chất lượng cuộc sống. Nhiều gia đình khác lại chọn cách tự trồng rau
ăn nhưng hầu như không đáp ứng đủ vì không có nhiều thời gian. Vì vậy, việc
lựa chọn một giải pháp trồng rau sạch, an toàn, tiện lợi mà tiết kiệm chi phí là
điều mà người dân quan tâm tìm kiếm.
- Tình hình nhận thức của người dân ở địa bàn quận Kiến An:
Chúng em đã điều tra trên 200 hộ gia đình trên địa bàn quận Kiến An về
hiểu biết của người lớn trong gia đình về vấn đề sử dụng rau an toàn, rau mầm
và các biện pháp giải quyết để có rau an toàn sử dụng hàng ngày (do nhóm
chúng em lập phiếu điều tra) thì kết quả là :
+ 124 số hộ điều tra (62%) biết về tác hại của rau nhiễm chất bảo vệ
thực vật, thuốc kích thích nhưng chưa có ý thức giảm thiểu trong việc dùng nó.
+ 112 gia đình (24%) không biết thông tin về rau an toàn và có tới 82
gia đình (41%) chưa bao giờ sử dụng rau an toàn.
+ 172 số hộ điều tra (86%) mong muốn có nguồn cung cấp rau an toàn
và được sử dụng rau an toàn hàng ngày.
3


+ 185 số hộ điều tra (92,5%) chưa biết gì hoặc hiểu biết rất mơ hồ về rau
mầm, 142 gia đình (71%) số gia đình chưa bao giờ được dùng rau mầm.
+ 156 số hộ điều tra (78%) có nhu cầu trồng rau an toàn tại nhà và chấp
nhận đầu tư chi phí ban đầu cho trồng rau là 500.000 – 5000.000 đồng. Một số ít
gia đình (12 hộ) chấp nhận đầu tư chi phí ban đầu lên đến 20.000.000 đồng.
Những con số trên càng thể hiện rõ yêu cầu của người dân đối với rau
xanh chất lượng tốt không bị nhiễm bẩn và nhu cầu trồng và sử dụng rau an toàn

của người dân là tương đối lớn.
Từ thực trạng trên và yêu cầu thực tế, chúng em vận dụng kiến thức liên
môn để nghiên cứu và thuyết minh về vấn đề giải pháp trồng rau mầm hiệu quả
cao quy mô hộ gia đình tại quận Kiến An, Hải Phòng.
4.2. Đặc điểm rau mầm:
Rau mầm là tên gọi chung của loại rau non được nảy mầm từ những hạt
các loại rau thông thường. Rau mầm chủ yếu được chia làm 2 loại:
– Rau mầm trắng: Được tạo
thành khi hạt phát triển trong điều
kiện không có ánh sáng nên có thân
trắng và lá mầm nhỏ màu hơi vàng.

– Rau mầm xanh: Được tạo
thành khi hạt phát triển trong điều
kiện có ánh sáng nên thân trắng hơi
xanh và lá mầm xanh.
4.3. Tác dụng của rau mầm:
Do rau mầm là loại rau non nên hàm lượng chất dinh dưỡng có trong rau
mầm rất cao (100 gram rau mầm có giá trị dinh dưỡng tương đương với 0,5 kg
rau thường - theo Viện Khoa Học Nhà Nước Việt Nam). Một nghiên cứu chỉ ra
thì rau mầm chứa nhiều chất xơ, vitamin B phức tạp, vitamin C và protein giúp
tăng cường sức khỏe, giúp cơ thể tăng sức đề kháng, giữ gìn làn da mịn màng
tươi tắn, ngăn ngừa ung thư, làm giảm lượng cholesterol và kiểm soát đường
trong máu. Rau mầm cũng chứa nhiều enzim tiêu hóa và những thành phần
chống sự oxy hóa.
4


Đặc biệt, mầm bông cải xanh
có chứa Sulforaphane từng được

Tiến sĩ Paul Talalay và cộng sự đến
từ Đại học Johns Hopkins phát hiện
có tác dụng chống ung thư mạnh;
ngừa viêm và nhiều lợi ích về sức
khỏe khác. Cũng theo nghiên cứu
này, mỗi người chỉ cần ăn khoảng
5.6gram mầm cải xanh hàng ngày
cũng có tác dụng chống ung thư
đáng kể.
Mùi vị của rau mầm cũng thơm ngon hơn các loại rau thông thường. Các
bạn có thể chế biến được nhiều món ăn bổ dưỡng từ rau mầm.

Cải mầm trộn thịt bò

Canh chua rau muống mầm
(Nguồn: Internet)
Có thể nói: "Rau mầm là một trong những loại thực phẩm hoàn hảo nhất
hiện nay"
IV/ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:
Để giải quyết tình huống, nhóm chúng em xin được đề nghị giải pháp sau:
Các biện pháp trồng rau mầm chất lượng cao tại gia đình.
1. Đặc điểm của vật liệu, dụng cụ để trồng rau mầm trong gia đình:
- Giống: Có thể dùng nhiều loại hạt giống để trồng rau mầm và phải chọn
hạt giống loại tốt để tốc độ sinh trưởng của mầm sẽ nhanh, rau mầm sẽ được
ngon, không chọn hạt giống kém chất lượng, mầm sẽ dễ mắc bệnh thối nhũn.
Chúng em đã thử nghiệm các điều kiện trồng cây trên các loại hạt: bông
cải xanh, rau muống, củ cải trắng, cải ngọt.

5



Hạt củ cải

Hạt rau muống

Hạt bông cải xanh

- Giá thể: Có thể dùng nhiều loại vật liệu làm giá thể: xơ dừa, rơm cắt
nhỏ, đất trộn với vỏ trấu hay mùn cưa... Theo kinh nghiệm trồng cây của hai
chúng em thì dùng xơ dừa để làm giá thể là tốt nhất vì trong xơ dừa chứa rất
nhiều dinh dưỡng, gần như không phải bổ sung thêm phân bón. Nếu có 40g hạt
giống thì cần khoảng 2 kg giá thể.
- Khay: Có thể sử dụng khay tre, khay nhựa, khay xốp… với mọi kích cỡ
và hình dáng khác nhau. Chúng em thấy tiện lợi nhất để trồng trong gia đình là
tận dụng các loại khay xốp. Sử dụng trồng rau cung cấp cho bữa ăn hàng ngày
có thể dùng khay có kích thước 40 x 50 x 7cm.
- Giấy lót: dùng để lót lên bề mặt của giá thể trước khi gieo hạt để tránh
giá thể bám vào cây khi thu hoạch.
- Bìa cứng: dùng để đậy lên 1-2 ngày đầu gieo hạt.
- Bình tưới: bình phun sương.

Khay xốp 40x50x7cm

Giá thể trồng rau mầm

Khăn giấy

Bình xịt dung tích 1l
6



2. Thao tác trồng và chăm sóc:
Bước 1: Ngâm hạt giống
- Hạt giống rửa sạch, ngâm trong nước ấm từ 40-50 0C, trong thời gian từ
2-5 giờ tùy loại hạt vỏ mỏng hay dày. Đối với hạt cải ta có thể không cần ngâm
vì hạt này rất dễ nảy mầm. Hạt rau muống ngâm 6-8 giờ. Sau đó vớt ra, để ráo
nước để khi gieo, các hạt không bị dính vào với nhau.
- Mục đích của việc ngâm ủ hạt giống là để dễ dàng loại bỏ tạp chất, hạt
sâu, hạt lép còn lẫn trong hạt giống đồng thời cũng rút ngắn thời gian sinh
trưởng và tăng tỷ lệ nảy mầm.
Bước 2: Làm giá thể
Cho giá thể vào khay xốp, dày từ 3-4cm, nện phẳng bề mặt giá thể để khi
gieo không bị dồn hạt, tưới ẩm giá thể. Trải đều giấy mềm lên bề mặt giá thể với
mục đích: khi thu hoạch, giá thể không bám vào cây. Phun nước tiếp lần 2 để đạt
độ ẩm 80%.

Khay chứa giá thể dầy 3 -4 cm (chuẩn bị gieo hạt giống)
Bước 3: Gieo hạt
Gieo hạt giống bằng tay đều lên bề mặt giá thể với một mật độ nhất định.
Rau mầm yêu cầu khắt khe về yếu tố mật độ, không được gieo quá xa cũng như
quá khít. Muốn vậy, khi trải giấy mềm lên bề mặt giá thể cần làm phẳng bề mặt,
hạn chế sự lồi lõm. Khi hạt bị tập trung quá nhiều vào một vị trí, bạn có thể
dùng tay di nhẹ nhàng hạt ra xung quanh đến khi đạt được mật độ như ý.
Tùy theo giống mà lượng hạt cần dùng khác nhau. Chúng em đã tiến hành
gieo trồng và xác định được lượng hạt giống phù hợp ở một số đối tượng như
sau: Củ cải trắng: 60g/khay 40x50cm; Cải xanh: 50g/khay 40x50cm; Rau
muống 80g/khay 40x50cm
7



Tưới phun nhẹ một lần nữa, dùng bìa cứng đậy mặt khay lại trong khoảng
2 ngày. Càng tối, rau càng cho năng suất cao.

Bước 4: Chăm sóc.
Trồng rau mầm cần đặt nơi ánh sáng vừa đủ, thoáng mát, nhưng không
đặt ngoài trời nắng, trời mưa. Trong 2 ngày đầu, hạt diễn ra quá trình nảy mầm,
tỏa ra một lượng nhiệt khá lớn nên tránh để khay trồng nơi có nhiệt độ cao làm
hạt bị hỏng.
Tưới nước mỗi ngày bằng bình phun, tưới phun sương đều trên mặt khay.
Tưới mầm phải bằng nước sạch. Khi tưới lưu ý tưới xung quanh khay trước và nhiều
hơn phần giữa khay. Không tưới trực tiếp lên lá, tưới phun sương tầm 20 giây.
Trồng tối khoảng từ 1-3 ngày để đạt độ cao 8-10 cm. Sau đó, chuyển khay
đến nơi có nhiều ánh sáng hoặc nắng nhẹ, mở miếng đậy để cây quang hợp và
phát triển tiếp chiều cao. Giai đoạn này phải tưới lâu hơn một chút vì bề mặt giá
thể sẽ nhanh chóng khô thoáng. Tuyệt đối không tưới vào giữa trưa, vì khi đó
khí khổng đóng, cây giảm thoát hơi nước, nước đọng lại trên lá cây vô tình trở
thành kính hội tụ, làm tăng nhiệt độ cây gây hại cho cây mầm. Cũng không nên
tưới nước vào buổi tối dễ gây dư thừa nước, rau sẽ bị úng, bị thối.
Trong quá trình trồng rau mầm không nên chạm tay vào mầm và hạn chế
di chuyển khay trồng vì cây rất nhạy cảm với môi trường xung quanh. Do quá
mỏng manh nên khi trồng, mật độ thưa, cây yếu ớt không thể tự đứng được. Mật
độ quá dày, cây chen lấn nhau, không nảy mầm được ở nhiều hạt, gây thối úng
phần giữa khay.
Một ngày trước khi thu hoạch ngưng tưới hẳn tùy theo độ ẩm của giá thể

8


Một số hình ảnh Rau mầm cải xanh:


Khay rau mầm 2 ngày tuổi

Khay rau mầm 3 ngày tuổi

Khay rau mầm 5 ngày tuổi
(chuẩn bị thu hoạch)
Rau mầm muống:

Khay rau mầm 4 ngày tuổi

Khay rau mầm 1 ngày tuổi

Khay rau mầm 3 ngày tuổi

Khay rau mầm 5 ngày tuổi

Khay rau mầm 8 ngày tuổi(chuẩn
bị thu hoạch)
9


Bước 5: Thu hoạch
Dùng kéo hoặc dao sắc cắt sát gốc cây rau hoặc nhổ hẳn cây lên, sau đó
dùng kéo cắt rễ. Rửa bằng nước sạch, sau đó có thể dùng được ngay.
Nếu chưa sử dụng ngay, có thể bảo quản rau mầm bằng cách cho vào hộp
nhựa kín và bảo quản trong tủ lạnh 3-5 ngày.

Thu hoạch

Đóng hộp để bảo quản


Bước 6: Trồng đợt khác:
- Giá thể đã trồng có thể tái sử dụng bằng cách xới lên, nhặt hết phần rễ
còn lại, cho thêm giá thể bổ sung vào đầy dụng cụ trồng.
- Hoặc thay toàn bộ bằng giá thể mới và tiếp tục trồng đợt rau mầm mới.
- Có thể tận dụng lại giá thể đã qua nhiều đợt trồng bằng cách sử dụng để
trồng các loại rau thông thường hoặc các loại cây cảnh khác, chỉ cần bổ sung
thêm phân bón hữu cơ.
3. Cách sử dụng rau mầm
- Làm rau ghém riêng biệt, hoặc trộn chung với rau thơm, xà lách, dưa
chuột, cà rốt, các loại thịt.
- Ăn sống với tất cả các món ăn.
- Nấu canh, nấu súp.
4. Hiệu quả kinh tế
Hạch toán kinh tế sản xuất rau mầm:
- Lần đầu: 35.000 – 55.000 đồng/trọn gói/ cho 2000cm2, thu được 400450g rau mầm.
- Các lần kế tiếp: 8.000 – 12.000đ/1 lần trồng/ cho 2000cm2, thu được
400-450g rau mầm.
Theo tính toán của chúng em, đối với rau mầm cải xanh và củ cải trắng
mỗi 40-50g hạt rau giống trồng trong 6 – 8 ngày sẽ cho thu hoạch 400- 450g rau
thành phẩm. Đối với rau mầm muống mỗi 40-50g hạt giống trồng trong 8 -12
10


ngày sẽ cho thu 300 - 350g rau thành phẩm. Giá bán 1kg rau mầm tại siêu thị
hiện tại dao động từ 200.000 – 350.000 đồng/ 1kg tùy loại rau, với cách làm của
chúng em, giá thành rau mầm đã giảm đi đáng kể, cụ thể chi phí để sản xuất 1kg
rau mầm còn khoảng từ 40.000 – 100.000 đồng/1kg.
V/ THUYẾT MINH TIẾN TRÌNH GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:
1. Sử dụng các tư liệu tham khảo sau:

- Sách giáo khoa cấp THCS các môn: Sinh, Toán, Văn, Công nghệ, Công
dân, Tin, …
- Các trang mạng internet:
/> /> />2. Các phương pháp thực hiện:
+ Phương pháp điều tra: Điều tra thực tế về nhận thức của mọi người về
vấn đề sử dụng và sản xuất rau an toàn, rau mầm.
+ Phương pháp tuyên truyền: tuyên truyền trên mạng, tại trường lớp, địa phương.
+ Phương pháp trực quan: chụp hình ảnh hoạt động để tuyên truyền cho mọi
người hiểu biết thêm về rau mầm và có ý thức trồng rau mầm an toàn tại gia đình.
+ Phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin: sử dụng mạng internet
để tìm kiếm thông tin.
+ Phương pháp hợp tác: cùng nhau đoàn kết hợp tác, chia sẻ thực hiện.
+ Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia: Để đưa ra những giải
pháp phù hợp với nội dung nghiên cứu, chúng em đã tham khảo ý kiến của các
chuyên gia, kỹ sư trên địa bàn quận.
+ Phương pháp điều tra khảo sát thực địa kết hợp với phỏng vấn: trực
tiếp điều tra trên địa bàn từng phường, điều tra tìm hiểu tình hình sản xuất và
buôn bán rau mầm tại các chợ... để tìm hiểu nhu cầu của người dân về vấn đề
sản xuất rau mầm.
3. Tiến trình thực hiện:
Từ tình huống Quyên bị ngộ độc do sử dụng rau không sạch, và cũng từ
yêu cầu của cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống trong
thực tiễn, nhóm chúng em đã có ý tưởng giải quyết vấn đề từ tình huống thực tế
này. Chúng em xin được trình bày những việc làm mang tính giải pháp phù
hợp lứa tuổi và điều kiện hiện tại như sau:
11


Hoạt động 1 : Điều tra thực tế về nhận thức của mọi người về vấn đề sử
dụng rau an toàn và việc sản xuất rau mầm tại nhà.

Hoạt động 2: Đến nhà bạn Quyên nói cho gia đình bạn biết nguyên nhân
của việc bị ngộ độc là do sử dụng rau không an toàn…và đề nghị giải pháp sản
xuất và sử dụng rau an toàn.
Hoạt động 3: Đề xuất quy trình trồng rau mầm đơn giản tại nhà (Đã trình
bày ở mục IV)
VI/ Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:
1. Đối với thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội.
- Ta có thể thấy việc trồng rau mầm không khó mà rất đơn giản có thể làm
tại nhà. Chỉ có trồng rau mầm tại nhà mới có được sự tươi nguyên của cọng rau
vừa cắt, mới gìn giữ giá trị dinh dưỡng cao nhất của rau mầm. Bữa ăn gia đình
thêm đầm ấm, vui vẻ với món ăn ngon miệng từ rau mầm bổ dưỡng – sản phẩm
do chính mình trồng được.
- Vận dụng những kiến thức ta học được rồi áp dụng đúng cách và hợp lí
vào thực tế ta sẽ thu hoạch được sản phẩm có năng suất và chất lượng cao khi
trồng theo kinh nghiệm phổ thông. Những khay rau mầm nho nhỏ, không tốn
nhiều thời gian nhưng lại mang đến sự thư giãn tuyệt vời cho mọi người sau
những giờ làm việc, học tập căng thẳng, người ta gọi đó là chống stress bằng
liệu pháp làm vườn.
- Và cuối cùng là việc trồng rau mầm tại nhà giúp tiết kiệm chi phí đáng
kể cho các gia đình. Do đặc điểm sinh học của rau mầm rất non nớt và dễ bị dập
nát nên việc bảo quản và vận chuyển rau mầm khá khó khăn. Hiện nay rau mầm
chỉ được bày bán ở các siêu thị như Big C, Metro…với giá dao động từ 200.000
– 350.000 đồng/ 1kg tùy loại rau. Với cách làm của chúng em, giá thành rau
mầm đã giảm đi đáng kể và việc có rau mầm để ăn hàng ngày sẽ trở nên cực kì
đơn giản.
2. Đối với thực tiễn học tập của học sinh:
- Khi thực hiện các giải pháp sẽ giúp chúng ta hiểu sâu hơn về kiến thức các
môn khác tăng kỹ năng vận dụng các kiến thức từ sách vở và thực tế đời sống.
- Vận dụng kiến thức liên môn giúp cho học sinh dễ nắm bắt được bài học
trên lớp và biết cách vận dụng ngay trong thực tế, giúp học sinh phát triển sự

sáng tạo, tư duy phong phú, trong học tập, trong công việc và trong sinh hoạt
hằng ngày.
12


VII. KHUYẾN NGHỊ CỦA HỌC SINH:
- Rau mầm là loại rau sạch, giàu dinh dưỡng, có khả năng chữa bệnh, cách
trồng và chăm sóc rất đơn giản ngay tại nhà… do vậy có thể nói rằng rau mầm
chính là một trong những loại thực phẩm hoàn hảo nhất hiện nay và chúng em
tin tưởng rằng rau mầm sẽ thay thế các loại rau thông thường như hiện nay
trong tương lai không xa.
- Rau mầm phù hợp với sản xuất qui mô nhỏ tại các hộ gia đình vì:
+ Rau mầm có thể trồng được quanh năm, dễ dàng trồng và chăm sóc,
không cần đòi hỏi kỹ thuật công nghệ cao.
+ Trồng rau mầm không sử dụng đất thật như những loại rau thông
thường. Điều này giúp tránh các nguy cơ nhiễm các loại vi sinh vật có hại từ đất
và kim loại nặng có thể gây ung thư từ đất bị ô nhiễm.
+ Quá trình sinh trưởng rau mầm chủ yếu cần nước sạch, nhiệt độ và độ
ẩm thích hợp. Dinh dưỡng cho cây phát triển được lấy từ hạt giống nên không
cần sử dụng phân bón hóa học.
+ Rau mầm có thể phát triển tốt nếu đáp ứng đầy đủ về yêu cầu trồng và
chăm sóc mà không cần dùng bất cứ một loại chất kích thích tăng trưởng hoặc
thuốc bảo vệ thực vật.
- Nếu kỹ thuật canh tác không đảm bảo, rau mầm cũng có thể bị nhiễm
khuẩn. Để trồng rau mầm, ta phải sử dụng các giá thể tiệt trùng. Những giá thể
như: Xơ dừa, rơm cắt nhỏ,... với điều kiện nóng ẩm, ít nắng sẽ khiến rau mầm dễ
nhiễm nấm mốc, vi khuẩn như E.coli...
- Ngoài ra, cũng không phải mầm cây nào cũng tốt và vô hại. Đặc tính
sinh học của hạt giống sẽ có thể dẫn đến nguy cơ ngộ độc. Như ăn phải rau mầm
khoai tây chứa độc chất solanine, mầm hạt đậu ván già có độc chất sapo

glucozite và trypsin... có thể bị ngộ độc (buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy…) nặng
hơn có thể gây nguy hiểm tính mạng.
Trên đây là những kiến thức từ bản thân chúng em và tham khảo trên sách
báo, kinh nghiệm đời sống, mong rằng có thể giúp mọi người áp dụng vào thực
tế để có được một loại thực phẩm ngon, giàu dinh dưỡng !
Hải Phòng, ngày 26 tháng 11 năm 2015

13


PHỤ LỤC
PHIẾU ĐIỀU TRA KHẢO SÁT
VỀ VẤN ĐỀ SỬ DỤNG RAU AN TOÀN, RAU MẦM
1. Cô (bác) biết gì về tác hại của việc ăn các loại rau nhiễm chất bảo vệ thực vật,
thuốc kích thích

2. Cô (bác) đã làm gì để giảm bớt tác hại của các loại rau nhiễm chất bảo vệ thực
vật, thuốc kích thích để bảo vệ sức khỏe gia đình mình.

3. Rau xanh trong bữa ăn hàng ngày tại gia đình cô (bác) có có nguồn gốc từ
đâu.
□ Mua ở chợ

□ Siêu thị

□ Tự trồng được

□ Khác

4. Cô (bác) có sử dụng rau an toàn trong bữa ăn hàng ngày không.


□ Không

□ Thỉnh thoàng


□ Không biết rau an toàn

Ý kiến khác:..............................................................................................................
5. Cô (bác) có sử dụng rau mầm trong bữa ăn hàng ngày không.

□ Không

□ Thỉnh thoàng


□ Không biết rau mầm

Ý kiến khác:..............................................................................................................
6. Cô (bác) có mong muốn sử dụng rau an toàn trong bữa ăn hàng ngày không
□ Có

□ Không

Ý kiến khác:..............................................................................................................
7. Cô (bác) có nhu cầu trồng rau an toàn tại nhà không. Nếu có thì cô (bác) chấp
nhận đầu tư chi phí ban đầu cho trồng rau tại nhà là bao nhiêu.
□ Có

□ Không


Chi phí ban đầu: ……………………….
Ý kiến khác:..............................................................................................................
14


15



×