Tải bản đầy đủ (.docx) (135 trang)

TỔNG hợp các bài văn nghị luận phần 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (562.61 KB, 135 trang )

1


TỔNG HỢP CÁC BÀI VĂN
NGHỊ LUẬN PHẦN V
(Sưu tầm và biên tập)

Năm 2016

2


1.Tìm hiểu đoạn trích Lẽ ghét thương
2.Tìm hiểu tác phẩm “Sa hành đoản ca” của Cao Bá Quát
3.Tác giả Nguyễn Công Trứ
4.Anh chị hãy phân tích bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường
5.Tìm hiểu đoạn trích Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm
6.Nghị luận xã hội về Người phu quét đường vĩ đại
7.Truyện cười là gì?
8.Đáng tự hào cho những tấm lòng nhân đạo bao la giữa người với người
9.Phân tích đoạn trích Lẽ Ghét Thương của Nguyễn Đình Chiểu
10.Phân tích hình ảnh thiên nhiên trong truyện Kiều
11.Tóm tắt tình huống truyện tác phẩm “Chữ người tử tù”?
12.Trình bày những xung đột trong đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”?
13.Tại sao nói cảnh cho chữ trong tác phẩm “Chữ người tử tù” là một cảnh tượng xưa nay chưa
từng có
14.Phân tích tấn bi kịch của người trí thức nghèo trong xã hội cũ qua nhân vật Hộ
15.Phân tích tâm trạng chị em Liên đêm cố thức để được nhìn chuyến tàu đi qua phố huyện
16.Hoàn cảnh ra đời bài thơ Từ ấy
17.Tìm hiểu tác phẩm Bài ca ngất ngưởng
18.Ý nghĩa nhan đề bài thơ Sóng


19.Sau khi tỉnh rượu Chí Phèo đã nghe được những âm thanh nào?
20.Tác phẩm “Chí Phèo” có những nhan đề nào?
21.Tìm hiểu đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh
22.Trình bày sự chuyển biến trong tình cảm của cái tôi trữ tình trong bài thơ “Từ ấy”
23.Câu hò của chú Năm được Việt cảm nhận như thế nào? Ý nghĩa câu hò của chú Năm?
24.Tóm tắt tình huống truyện “Chiếc thuyền ngoài xa”?
25.Cuối đoạn trích “Những đứa con trong gia đình” là những hình ảnh nào? Ý nghĩa?
26.Tác giả Ngô Tất Tố
27.Phân tích 7 câu cuối trong bài thơ “Bên kia sông Đuống” của Hoàng Cầm
28.Hình ảnh đàn ghita được miêu tả bởi những màu sắc, đường nét nào?
29.Giá trị nội dung của tập thơ Nhật ký trong tù
30.Trình bày hoàn cảnh ra đời của tác phẩm Nhật ký trong tù?
31.Hình ảnh con người Nguyễn Khuyến qua bài thơ “Câu cá mùa thu”
32.Chỉ ra chất cổ điển và hiện đại của bài thơ Tràng Giang
33.Trình bày ý nghĩa nhan đề tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”
34.Chỉ ra nét cổ điển và hiện đại trong bài thơ Chiều tối
35.Ý nghĩa nhan đề bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng
36.Đọc hiểu bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng
37.Tố Hữu đã đưa thơ chính trị lên trình độ là thơ rất đỗi trữ tình?
38.Phân tích cảm hứng trong bài thơ “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi
39.Quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh
40.Trình bày phong cách nghệ thuật của nhà thơ Tố Hữu
3


41.Ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa, nhưng mê muội thần tượng là một thảm họa
42.Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã cảm nhận về Đất Nước qua những phương diện nào
43.Ca dao là gì?
44.Tư tưởng Đất Nước của nhân dân được thể hiện như thế nào trong đoạn trích Đất Nước
45.Suy nghĩ và hành động về an toàn giao thông

46.Suy nghĩ của anh chị về sự biến đổi khí hậu và những thiên tai gần đây
47.Suy nghĩ của em về việc gian lận trong thi cử hiện nay
48.Hoàn cảnh ra đời bài thơ Việt Bắc
49.Tóm tắt truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn

4


Tìm hiểu đoạn trích Lẽ ghét thương
I.Tiểu dẫn.
1.Vị trí đoạn trích.
Nằm ở phần đầu của truyện, từ câu 473 đến câu 504 trong tổng số 2082 câu, kể lại
cuộc đối thoại giữa ông Quán và 4 chàng nho sinh khi họ cùng uống rượu, làm thơ
trong quán của ông Quán, trước lúc vào phòng thi.
Lục Vân Tiên và Vương Tử Trực trên đường đến trường thi thì gặp Trịnh Hâm và
Bùi Kiệm cũng đi thi.Tại cửa hàng của ông Quán đã diễn ra một cuộc thi tài thơ.
Trịnh Hâm và Bùi Kiệm thua, nên rất tức tối, nghi Vân Tiên, Tử Trực lấy cắp thơ
cổ. Chúng bị ông Quán chê cười, Trịnh Hâm bực bội buông lời xấc xược, lập tức
ông Quán đáp lời ngay. Lời ông cương trực, thẳng thắn, bộc lộ thái độ thương ghét
phân minh.
2.Ông Quán.
Là nhân vật phụ trong truyện, mang dáng dấp của một nhà nho đi ở ẩn. tính cách
nóng nảy, bộc trực, ghét kẻ tiểu nhân ích kỉ, nhỏ nhen, giàu lòng yêu thương những
con người bất hạnh.
Ông Quán cùng với nhân vật ông Ngư, ông Tiều trong tác phẩm là những người lao
động nghèo khổ, nhưng họ thực chất là những nho sĩ ở ẩn giữa cuộc đời đen bạc.
Tính tình bộc trực thẳng thắn, yêu ghét phân minh.
3.Bố cục đoạn trích: 3 phần:
– 6 câu đầu: lời đối đáp giữa ông Quán với Tử Trực, Vân Tiên.
– Từ câu 7 đến câu 16: Lẽ ghét

– Từ câu 17 đến câu 30: lẽ thương.
II. Phân tích.
1. Lẽ ghét của ông Quán.
– Đối tượng ghét:
+ Việc tầm phào ( vu vơ )
+ Đời Kiệt, Trụ: mê dâm, hoang dâm vô độ
+ Đời U, Lệ: đa đoan, lắm chuyện rắc rối.
5


+ Đời Ngũ bá, thúc quý: lộn xộn, chia lìa, đổ nát, chiến tranh liên miên.
Vua Trụ lấy rượu chứa thành ao, lấy thịt treo thành rừng rồi cho bọn con trai, con
gái thả sức ăn chơi, dâm dật, xem đó là thú vui)
U Vương say đắm Bao Tự, để mua vui cho người đẹp có thể sai người xé mỗi ngày
hàng trăm tấn lụa – vì Bao Tự thích nghe tiếng lụa xé.
→ Chính sự suy tàn, vua chúa say đắm tửu sắc, không chăm lo đến đời sống của
dân.
– Lí do ghét:
+ Kiệt, Trụ mê dâm, “Để dân đến nổi sa hầm sẩy hang”
+ U, Lệ đa đoan,“Khiến dân luống chịu lầm than muôn phần”
+ Ngũ bá phân vân, “Chuộng bề dối trá làm dân nhọc nhằn”
+ Thúc quý phân băng, “Sớm đầu tối đánh lằng nhằn rối dân”
Phê phán các triều đại suy tàn, cũng có thể xuất phát từ những lập trường khác
nhau, hoặc là để bảo vệ trật tự xhpk, vua ra vua, tôi ra tôi, bảo vệ quyền lợi của
gcpk, hoặc vì trách nhiệm của một tôi trung,…với NĐC thì không hẳn như vậy. Ở
đoạn thơ này, mỗi cặp câu lục bát là mỗi tiếng “dân” được nhắc đến, tất cả những
lời kết tội đều xoay quanh một ý: ở các thời đại đó, chỉ có dân là phải gánh chịu
mọi tai ách, khổ sở trăm chiều…
→ Chỉ có dân là phải gánh chịu mọi tai ách, khổ sở trăm chiều. Tác giả đã đứng về
phía nhân dân mà phẩm bình lịch sử.

– Cường độ ghét:
+ Điệp từ ghét : 10 câu thơ nói về ghét thì có đến 8 từ “ghét”. Đặc biệt 2 câu “Quán
rằng…tận tâm” có đến 4 từ
+ tăng cấp để diễn tả các màu sắc, mùi vị và độ sâu tăng dần của cái ghét. Từ cái
ghét có vị cay, sang cái ghét có vị đắng, đến cái ghét có độ sâu của lòng người
“ghét cay…tận tâm”

6


+ Cách dùng đại từ xưng hô.Khi nói tới 4 tên vua tàn ác trong lịch sử , nhà thơ
không sử dụng đại từ xưng gọi mà chỉ nhắc tên một cách suồng sã: Kiệt, Trụ, U,
Lệ.
→ ghét trở thành căm thù, lời nguyền đanh sắc, quyết liệt→ tính nhân dân sâu sắc
của NĐC.
Với nghệ thuật điệp từ + tăng cấp + cách gọi tên, cái ghét của ông Quán ăn tận
trong sâu thẳm của lòng người, trở thành nỗi căm thù, lời nguyền đanh sắc, quyết
liệt. “Ghét cay…tận tâm”→ tính nhân dân sâu sắc của NĐC.
2.Lẽ thương.
Nếu như đoạn trên tác giả cho nhân vật nói lòng căm thù bọn người hại dân để nói
lòng thương dân, thì ở đoạn này tác giả cho nhân vật trực tiếp bộc lộ lòng thương
yêu đối với những người có tài cao chí cả, muốn cứu đời giúp dân mà gặp phải
những rủi ro bất hạnh, nên nguyện vọng của họ không thực hiện được.
– Đối tượng Thương:
+ Thương Khổng Tử lận đận gian lao trong việc truyền đạo Nho.
+ Thương Nhan Tử chết sớm dở dang.
+ Thương Gia Cát Lượng có tài mưu lược lớn giúp Lưu Bị mà sự nghiệp không
thành.
+ Thương Đổng Trọng Thư có tài đức hơn người mà bị dồn vào thế bí.
+ Thương Nguyên Lượng (Đào Tiềm) khí tiết thanh cao mà lui về ở ẩn.

+ Thương Hàn Dũ có tài văn chương chỉ vì dâng biểu can vua mà bị đi đày…
→ Họ là những người có tài, đức và có chí muốn hành đạo giúp đời, giúp dân,
nhưng đều không đạt sở nguyện.
Bấy nhiêu con người ấy ít nhiều đều có những nét đồng cảnh với NĐC. Là một nhà
nho, ông cũng từng nuôi chí hành đạo giúp đời, lập nên sự nghiệp công danh,
nhưng cuộc đời dồn cho nhà thơ quá nhiều bất hạnh, thời buổi nhố nhăng, nên
không thể đạt nguyện.Bởi thế, lẽ thương ở đây chính là niềm cảm thông sâu sắc tận
đáy lòng nhà thơ Đồ Chiểu. Chuyện sách vở mà cũng là chuyện cuộc đời, NĐC đã
vì cuộc đời, vì sự an bình của nhân dân mà thương, mà tiếc cho những người hiền
tài không gặp thời vận để đến nỗi phải “đành phôi pha”.
7


– Cường độ thương:
Thương yêu tha thiết, đầy tính chất bác ái và nhân bản ( thể hiện qua việc dùng điệp
từ “thương” 9 từ trong đoạn còn lại)
=> Niềm cảm thông sâu sắc tận đáy lòng nhà thơ Đồ Chiểu.
=> Vậy, lẽ ghét thương của NĐC xuất phát từ tình cảm yêu thương nhân dân, mong
muốn nhân dân được sống yên bình, hạnh phúc, những người tài đức có điều kiện
thực hiện chí nguyện bình sinh.
3.Đặc trưng bút pháp trữ tình của NĐC.
Đoạn thơ mang tính chất triết lí đạo đức, nhưng không hề khô khan, cứng nhắc mà
dạt dào cảm xúc. Cảm xúc đó xuất phát từ cõi tâm trong sáng, cao cả của nhà thơ.
Lời lẽ có khi mộc mạc đến thô sơ, đi thẳng vào trái tim người đọc, người nghe.

8


Tìm hiểu tác phẩm “Sa hành đoản ca” của Cao Bá Quát
I.Tìm hiểu chung

1.Tác giả.
– CBQ ( 1809? – 1855 ), tự Chu Thần, hiệu Cúc Đường, Mẫn Hiên, người làng Phú
Thị, huyện Gia Lâm, Bắc Ninh ( nay là Long Biên, Hà Nội.
– Là một nhà thơ có tài năng và bản lĩnh
– Thơ văn ông bộc lộ thái độ phê phán mạnh mẽ chế độ phong kiến trì trệ, bảo thủ
và chứa đựng tư tưởng khai sáng, có tính chất tự phát, phản ánh nhu cầu đổi mới
của xã hội VN giai đoạn giữa TK XIX.
Thuở thiếu thời, CBQ nổi tiếng là thần đồng, lúc nhỏ học với cha, lớn lên học với
các bậc danh nho đương thời. Tương truyền lúc mới trên mười tuổi, CBQ đã làm đủ
các thể văn và tỏ ra xuất sắc.
Năm 1831, CBQ đỗ cử nhân, nhưng mấy lần vào kinh thi Hội đều bị phạm trường
quy nên bị đành hỏng.
Năm 1841 ông vào làm việc ở bộ Lễ tại kinh đô Huế. Một lần ông giữ chức sơ khảo
trường thi Huế, thấy một bài văn hay nhưng bị phạm huý, nên lấy muội đèn chữa
hộ, việc bại lộ ông bị kết án xử chém, sau được xét lại, giam ba năm nhưng rồi
được tạm tha, cho đi công cán ở Inđônêxia, lấy công chuộc tội.
Năm 1847, ông làm việc ở viện hàn lâm, chuyên sưu tầm, xếp thơ văn cho vua đọc.
Năm 1853 – 1854 các tỉnh Sơn Tây, Bắc Ninh bị hạn hán , nhân dân đói khổ, lòng
người bất mãn với chính quyền phong kiến, ông tổ chức cuộc khởi nghĩa ngay trên
đất Mĩ Lương, cuộc khởi nghĩa kéo dài được mấy tháng thì bị triều đình dẹp tan.
CBQ hi sinh, triều đình Tự Đức ra lệnh tru di tam tộc bà con nội ngoại của ông,
sách vở của ông bị đốt huỷ.
2.Bài thơ
a.Hoàn cảnh sáng tác.
CBQ thi đỗ cử nhân năm 1831, tại trường thi Hà Nội. Để thi tiến sĩ, cần vào kinh
đô Huế. Do vậy, ông đã nhiều lần đi Huế để thi Hội (nhưng đã không đỗ tiến sĩ).
9


Hành trình từ Hà Nội vào Huế qua nhiều tỉnh miền trung như Quảng Bình, Quảng

Trị là vùng có nhiều bãi cát trắng mênh mông.
Ta thấy hình ảnh những cồn cát miền Trung đã sớm đi vào thơ ca.
Miền trung, nhất là Quảng Bình, Quảng Trị, là dãi đất hẹp, có thể bằng mắt thường
nhìn thấy một phía là dãy Trường Sơn, một phía là biển đông. Không nghi ngờ gì
nữa, hình ảnh bãi cát dài, sóng biển và núi là những hình ảnh có thực đã gợi ý cho
tác giả sáng tác bài thơ.
– Hình ảnh con đường “cùng đồ” trong bài thơ có nghĩa bế tắc đường đời của một
trí thức.Con đường trí thức của nho sĩ thuở xưa không có gì khác hơn là học, thi,
làm quan. Một sự kiện nổi bật cho thấy, CBQ bất bình với học thuật, khoa cử nhà
Nguyễn.
– Một phương diện nữa cũng cần chú ý là người VN nói chung và CBQ nói riêng ở
giữa TK XIX đã tiếp xúc với văn hoá phương Tây. Họ không thể không suy nghĩ và
so sánh về cái học của phương Đông và Tây.
b.Thể loại: Thể ca hành
Bài thơ theo cổ thể có phần tự do về kết cấu, vần, nhịp điệu. Bài thơ có tình cảm
phóng túng, lời dài mà đa dạng, không bị gò bó thì gọi là ca; nhịp điệu nhanh, gấp
khẩn trương, lưu loát mà không bị ngưng trệ thì gọi là hành, bài nào kiêm cả hai
đặc điểm thì gọi là ca hành.
II.Phân tích
1.Thời đại
– Thời đại Cao Bá Quát sống là xã hội không còn minh quân, xã hội chỉ sản sinh
ra phường danh lợi an phận, ngủ quên trong vinh hoa phú quý.
– “ Sa hành đoản ca” thể hiện tâm trạng bi phẫn của kẻ sĩ trước đường đời bế tắc,
mịt mù đồng thời thể hiện sự dằn vặt, thức tỉnh của kẻ sĩ khi nhận ra những khó
khăn trên đường công danh.
– Thời đại Cao Bá Quát sống là xã hội không còn minh quân, xã hội chỉ sản sinh
ra phường danh lợi an phận, ngủ quên trong vinh hoa phú quý. Những người có lí
tưởng như Cao Bá Quát khi chưa tìm được con đường mới có ý nghĩa họ rơi vào
trạng thái cô đơn bế tắc.


10


– “ Sa hành đoản ca” thể hiện tâm trạng bi phẫn của kẻ sĩ trước đường đời bế tắc,
mịt mù đồng thời thể hiện sự dằn vặt, thức tỉnh của kẻ sĩ khi nhận ra những khó
khăn trên đường công danh.
2.Hình tượng bãi cát và con người đi trên bãi cát
– Bãi cát và con đường dài là biểu tượng cho con đường đi tìm chân lí xa xôi, mịt
mù, muốn đến được đích phải đầy nhọc nhằn
– Đi trên bãi cát ấy là hình ảnh con người vất vả, nhọc nhằn, cô độc. “Đi một bước
lùi một bước, lữ khách…nước mắt rơi”
– “ Không học được tiên…giận khôn vơi”∀ Nỗi chán nản của tác giả vì tự mình
phải hành hạ thân xác của mình theo đuổi công danh.
– “ Xưa nay…tỉnh bao người”∀ sự cám dỗ của cái bả công danh đối với người
đời.∀ ∀Tác giả đã nhận thấy rõ tính chất vô nghĩa của lối học khoa cử, của con
đường công danh theo lối cũ
Nhận định mang tính khái quát về nhưng kẻ ham danh lợi đều phải chạy ngược
chạy xuôi nhọc nhằn, được nhà thơ minh hoạ bằng hình ảnh người đời thấy ở đâu
có quán rượu ngon đều đổ xô đến, mấy ai tỉnh táo thoát khỏi sự cám dỗ của rượu.
Danh lợi cũng là một thứ rượu dễ làm say người. Sáu câu thơ này chuẩn bị cho kết
luận của tác giả: cần phải thoát ra khỏi cơn say danh lợi vô nghĩa.
– “ Bãi cát dài…làm chi trên bãi cát?” ∀ Tâm trạng bế tắc của người đi đường,
chưa tìm thấy lối thoát trên đường đời.
=> Nỗi niềm bi phẫn cực độ “ anh đứng làm chi trên bãi cát?”
Gọi nó là đường cùng, nhìn thấy phía trước là đường ghê sợ, tác giả đã thể hiện cái
mâu thuẩn chưa thể giải quyết trong tâm trạng của mình. Đi tiếp một cách khó nhọc
hay từ bỏ nó? nếu đi mình sẽ tầm thường như phường danh lợi xưa nay, nếu bỏ
cuộc, chẳng biết rẽ hướng nào vì “phía Bắc núi Bắc núi muôn trùng, phía Nam núi
Nam sóng dào dạt” Mọi ngã đều chắn hướng, dưới chân là bãi cát và con đường
ghê sợ, biết làm sao đây? Bài thơ kết lại trong một nỗi niềm bi phẫn cực độ: “Anh

đứng làm chi trên bãi cát?”
Một sự bỏ cuộc, từ chối vì ông biết trước con đường ấy sẽ dẫn đến ngõ cụt. Sự bỏ
cuộc thật đáng trân trọng, cái bế tắc tuyệt vọng nhưng không làm họ nhỏ bé, hèn
11


mọn, từ bỏ cái mịt mù vô nghĩa để tìm lại từ đầu một con đường đi đúng để thực
hiện lí tưởng…
=> Vẻ đẹp của nhân cách, của lí tưởng sống ở một con người ý thức được bản thân
mình trong cuộc đời.
3.Nghệ thuật
– Thay đổi cách xung hô. (Khi thì “ khách”, khi thì “ta”, khi thì “anh”)∀ nhiều
trạng thái tâm trạng, giúp tác giả nói một cách thuyết phục hơn về vấn đời danh lợi
trong đời.
– “Khách”: tự tách mình thành khách thể để có thể nhìn nhận, đánh giá một cách
khách quan về con đường công danh. Khi xưng “anh”: ông đặt mình trong thế đối
thoại với chính mình để tìm lối thoát; “ ta”: là chủ thể trữ tình, vị trí của một người
đang vất vả trên đường danh lợi để giãi bày tâm sự của người trong cuộc…
– Bài thơ sáng tác theo lối thơ cổ, câu dài, ngắn xen nhau, vần thơ bằng trắc phối
nhịp nhàng, tiết tấu phong phú, giọng điệu khi thì bi tráng, khi thì u buồn…
Nhiều câu hỏi, câu cảm thán ∀ thể hiện nhiều trạng thái tâm trạng…

12


Tác giả Nguyễn Công Trứ
NGUYỄN CÔNG TRỨ(1778-1858)
I.THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP
–Nguyễn Công Trứ sinh năm 1788, mất năm 1858, thọ 81 tuổi. Ông lấy biệt hiệu
là Hy Văn. Ông quê ở làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.

-Thân sinh là Nguyễn Công Tấn, giữ chức quan nhỏ dưới triều Lê. Khi Tây Sơn ra
Bắc, ông chống lại Nguyễn Huệ lên ngôi ông không chịu ra làm quan mà trở về quê
hương mở trường dạy học. Gia đình Nguyễn Công Trứ vì vậy cũng sa sút và nghèo
đi.
–Nguyễn Công Trứ là người thích lối sống tự do, phóng khoáng. Ông cũng là
người có tài, ham học, có chí và rất hăm hở trong việc lập danh. Ông đi thi rất
nhiều lần, trượt vẫn không nản, 41 tuổi mới đậu giải nguyên, 42 tuổi mới ra làm
quan (chức hành tẩu ở Sứ quán).
-Con đường làm quan của ông dưới triều Nguyễn có nhiều thăng trầm, có lúc làm
tướng , làm tôíng đốc Hải An nhưng có lúc phải làm một anh lính ở biên cương.
Trong thời gian 28 năm làm quan thì ông bị đến năm lần giáng chức và cách chức.
-Trong cuộc đời làm quan của Nguyễn Công Trứ có hai điểm đáng chú ý:
+Ông là người kiên quyết bảo vệ trật tự xã hội phong kiến vì thế ông có nhiều công
trạng đối với nhà Nguyễn trong việc đàn áp các cuộc khởi nghĩa (chủ yếu là của
nông dân) chống lại triều đình.
+Ngược lại trong thời gian làm Dinh điền sứ ở Thái Bình và Ninh Bình ông đã
chiêu mộ nông dân lưu vong ở các nơi đến để khai khẩn đất hoang ở hai tỉnh này và
đã lập nên hai huyện Kim Sơn (Ninh Bình) và Tiền Hải (Thái Bình).
Hai việc làm này mới nhìn vào có vẻ trái ngược nhau nhưng trong thâm tâm, trong
nhận thức bao giờ Nguyễn công Trứ cũng đinh ninh rằng việc làm của ông là trên
vì vua, dưới vì dân.
II.THƠ VĂN NGUYỄN CÔNG TRỨ
-Sáng tác của Nguyễn Công Trứ hầu hết bằng chữ Nôm và bị thất lạc nhiều. Hiện
nay sưu tầm được khoảng 150 bài gồm thơ, ca trù, phú.
-Ngoài ra ông còn có một số tác phẩm thơ văn chữ Hán.

13


-Thơ văn ông bao hàm nội dung khá phức tạp, kết tinh trạng thái ý thức của một thế

hệ nhà nho như Nguyễn Công Trứ. Nhưng tổng quát, thơ ông tập trung vào ba chủ
đề chính:
+Chí nam nhi.
+Cái nghèo và thế thái, nhân tình.
+Triết lí hưởng lạc.
1.Chí nam nhi. (chí của kẻ làm trai, chí anh hùng).
*Tại sao chí nam nhi trở thành một chủ đề lớn trong thơ Nguyễn Công Trứ?
-Nguyễn Công Trứ xuất thân trong một gia đình quan lại nhỏ, mới một đời làm
quan, hưởng ân huệ của triều Lê- Trịnh không bao nhiêu.
-Nguyễn Công Trứ lớn lên giữa lúc Tây Sơn sụp đổ, nhà Nguyễn lên thay, đang tích
cực củng cố địa vị thống trị của mình, xã hội có vẻ ổn định.
-Không vướng mắc với tư tưởng trung thần bất sự nhị quân, những năm tuổi trẻ nhà
thơ đã hăm hở bước đi dưới triều đại mới, lòng đầy hoài bão về sự nghiệp. Hoài
bão ấy đã để lại một dấu ấn rất đậm trong thơ ông. Ðọc thơ ông người ta thấy có
một khái niệm thường trở đi trở lại như một điệp khúc, đó là chí nam nhi”.
*Nội dung của chí nam nhi.
-Nguyễn Công Trứ quan niệm rằng kẻ làm trai sống ở đời nhất thiết phải làm những
việc có ích cho đời, không thể “tiêu lưng ba vạn sáu.
-Nhiều lần trong thơ Nguyễn Công Trứ đã đặt vấn đề;
Chẳng lẽ tiêu lưng ba vạn sáu.
(Chí nam nhi).
Ðã mang tiếng trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông.
(Ði thi tự vịnh)
Vũ trụ giai ngô phận sự
Chẳng công danh chi đứng giữa trần hoàn.
(Nợ tang bồng)
14



-Cái công danh trong thơ Nguyễn Công Trứ thực ra không phải là cái danh hão,
không phải là một quan niệm hưởng thụ, là cái bã vinh hoa tầm thường. Xét trong
toàn bộ cuộc đời và thơ văn của ông chúng ta thấy quan niệm công danh của nhà
thơ trước hết có ý nghĩa là nhiệm vụ của kẻ làm trai. Kẻ làm trai sống ở trên đời
nhất thiết phải chiếm lấy một địa vị để trên cơ sở đó làm những việc có ích cho đời.
Nguyễn Công Trứ có đề cao cá nhân nhưng nội dung chủ yếu là đòi hỏi phải đóng
góp cho xã hội. Nhà thơ coi nhiệm vụ đó như một món nợ lần phải trả.
-Tang bồng là cái nợ
Làm trai chi sợ áng công danh.
(Quân tử cố cùng I)
-Tang bồng hồ thỉ nam nhi trái
Cái công danh là cái nợ lần
(Nợ nam nhi)
-Có một điều đáng quý là trong khi khẳng định nhiệm vụ của kẻ làm trai, Nguyễn
Công Trứ đồng thời rất ý thức được tài năng của bản thân vì thế mà nhà thơ có một
niềm tin lạc quan, một niềm tin mãnh liệt vào hoài bão của mình. Suốt thời kỳ tuổi
trẻ, mặc dù sống trong cảnh nghèo, ông vẫn hăm hở đi học, đi thi mãi tới năm 41
tuổi mới đậu nhưng vẫn không nản.
-Mộng công danh đó, niềm tin mãnh liệt đó, lòng hăng say đó của Nguyễn Công
Trứ sẽ có ý nghĩa tích cực, sẽ có lợi cho dân cho nước biết bao nếu như ông sống
trong một triều đại phong kiến tích cực, tiến bộ. Nhưng đáng tiếc ông sống vào giai
đoạn lịch sử mà giai cấp phong kiến thống trị đã đi vào phản động, đã đi ngược lại
với quyền lợi của nhân dân. Vì thế mà lý tưởng nam nhi của ông không khỏi
nhuốm màu hình thức chủ nghĩa. Nguyễn Công Trứ đã vận dụng lý tưởng tốt đẹp
của nhà nho vào một hoàn cảnh xã hội không còn tiền đề tồn tại cho nó nữa.
-Trải qua thực tế dần dần nhà thơ cũng đã nhận thức ra tính chất xấu xa, tàn bạo của
chế độ nhà Nguyễn và tinh thần lạc quan ban đầu ấy của nhà thơ cũng dần dần bị
sụp đổ và thay vào đó là một thái độ cực đoan. Ðó là sự bất mãn đến chua chát đối
với chế độ xã hội và một tinh thần bi quan có tính chất hư vô chủ nghĩa.
-Ôi nhân sinh là thế đấy

Như bóng đèn, như mây nổi, như gió thổi, như chiêm bao
15


Cuộc đời đối với ông không còn nghĩa lí gì. Thậm chí có những lúc nhà thơ ao ước
đừng bao giờ trở lại làm người mà chỉ làm cây thông đứng giữa trời mà reo
-Con người tích cực hoạt động ấy, con người say sưa với lí tưởng, công danh ấy
cuối cùng đã phải rút lui khỏi quan trường, sống một cuộc đời ẩn dật, ngông
nghênh. Cuộc đời nhà thơ vì vậy cũng đã có ý nghĩa tố cáo chế độ phản động nhà
Nguyễn.
2.Tâm sự trong cảnh nghèo và thế thái, nhân tình.
-Buổi đầu nhà thơ say sưa với chí nam nhi, trải qua nhiều năm tháng làm quan cho
nhà Nguyễn, va chạm với nhiều thực tế, dần dần Nguyễn Công Trứ nhận ra bản
chất phản động của triều đaiû đương thời, ông đâm ra chán ghét nó. Cũng nhờ vậy
mà Nguyễn Công Trứ đã có được những nhận thức khách quan về xã hội, về con
người. Ðó cũng là nguyên nhân làm cho thơ của ông mang nhiều chất hiện thực.
-Ông tố cáo thói đen bạc trong xã hội phong kiến đã làm cho những người nghèo
khổ không thể ngóc đầu dậy được.
-Gớm chết nhân tình thế thái
Lạt nồng coi chiếc túi vơi đầy
(Nhân tình thế thái)
-Thế thái nhân tình gớm chết thay!
Lạt nồng, trông chiếc túi vơi đầy
Hễ không điều lợi, khôn thành dại,
Ðã có đồng tiền dở cũng hay
(Vịnh nhân tình thế thái)
-Nhà thơ tố cáo sức tàn phá của đồng tiền đối với nhân cách, đạo đức con người:
Tiền tài hai chữ son khuyên ngược
Nhân nghĩa đôi đường nước chảy xuôi
(Thế thái bạc bẽo)

-Ông phê phán bọn quan lại bâït tài, bọn giá áo túi cơm nhưng lại tàn bạo hay hại
người:

16


Tuổi tác càng già càng xốp xáp
Ruột gan không có, có gai chông.
Những câu thơ viết về thế thái, nhân tình đậm thấm cảm xúc sâu sắc của một con
người từng trải cho nên mặc dù phần nào có trừu tượng, chung chung, thiếu những
hình ảnh sinh động của cuộc sống nhưng chúng vẫn có sức lay động mạnh đối với
người đọc.
-Thơ văn Nguyễn Công Trứ cũng đã ghi lại được tình cảnh nghèo khổ của bản thân
ông đồng thời cũng là tình cảnh của các nho sĩ lớp dưới đương thời. Tình cảnh ấy
được thể hiện tập trung trong bài phú Nôm Hàn nho phong vị phú (Bài phú về
phong vị cảnh nghèo của một nhà nho chưa đậu đạt). Bài phú là một bức tranh sinh
động về cái nghèo. Ngòi bút của nhà thơ có màu sắc trào lộng nhẹ nhàng. Tuy
nhiên tác giả chưa thấy được nguyên nhân của sự nghèo khổ nên đi đến giải thích
sai lệch. Ông cho khổ là bởi tại trời, tại số mạng. Vì vậy thái độ của nhà thơ vẫn là
thái độ cam chịu, chờ đợi.
3.Triết lí hưởng lạc
-Ngay từ đầu, Nguyễn Công Trứ đã có chủ trương con người có quyền hưởng lạc.
Ông xếp nó trở thành một mục trong chương trình sống lí tưởng của mình. Thời kì
đầu ông cho rằng con người chỉ được hưởng lạc khi đã hoàn thành nhiệm vụ. Con
người chỉ có thể thảnh thơi với thơ phú, với bầu rượu khi nợ tang bồng trang trắng
vỗ tay reo. Nhà thơ quan niệm hành lạc là một thứ đãi ngộ, là phần thưởng cho kẻ
anh hùng, cho người hành động. Nội dung hành lạc thời kì đầu cũng rất thanh sạch;
du lãm trong thiên nhiên với thơ, với rượu, với đàn.
-Về sau, ông lại nâng quan niệm hành lạc ấy lên thành một triết lí sống. Ông kêu
gọi mọi người ăn chơi, hành lạc:

Nhân sình bất hành lạc
Thiên tuế diệc vi thương.
Nội dung của hành lạc trong giai đoạn này cũng không còn là cuộc sống tiêu dao
trong thiên nhiên với rượu, với đàn, với thơ mà còn cả gái đẹp đi theo. Ðẩy hành
lạc lên thành một triêt lí sống đó là một bước sa đọa về phương diện tư tưởng của
Nguyễn Công Trứ. Thực chất đó cũng là cách nhà thơ phản ứng lại xã hội, phản
ứng lại triều đình nhà Nguyễn nhưng phản ứng này lại mang tính chất cá nhân, tiêu
cực.
17


III.NGHỆ THUẬT THƠ NGUYỄN CÔNG TRỨ
-Hoạt động thơ văn không phải là hoạt động chính, hoạt động chủ yếu của cuộc đời
Nguyễn Công Trứ (hoạt động chính là quân sự, chính tri, kinh tế). Thơ văn cũng chỉ
nhằm phục vụ cho sự nghiệp kinh bang tế thế của ông. Vì thế nhà thơ ít chú trọng
gia công về nghệ thuật nên thơ ông có cái mộc mạc, nôm na.
-Ông rất kiên trì sáng tác chữ Nôm.
-Nhà thơ thành công nhất với thể ca trù (là loại bài hát phổ nhịp cho các cô đào hát
trong các hành viện), ông nâng nó thành một thể thơ dân tộc độc đáo.
IV.TỔNG KẾT
-Ðiều giá trị nhất trong thơ văn Nguyễn Công Trứ là nhà thơ đã tuyên dương một lý
tưởng sống tích cực .
-Con người Nguyễn Công Trứ là con người hành động, ý thức được tài năng, phẩm
chất của mình.

18


Anh chị hãy phân tích bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ
Ngọc Tường

Ai đó đã từng viết “ Đất nước có nhiều dòng sông nhưng chỉ có một dòng sông để
thương, để nhớ như đời người có nhiều cuộc tình nhưng chỉ có một cuộc tình để
mãi mãi mang theo”. Vâng, “một dòng sông để thương, để nhớ” của mỗi người rất
khác nhau. Nếu tên tuổi Văn Cao gắn liền với sông Lô hùng tráng; nếu Hoàng Cầm
là nỗi nhớ của ta khi ngang qua “Sông Đuống trôi đi một dòng lấp lánh”; nếu Hoài
Vũ mãi là nhà thơ của con sông Vàm Cỏ đêm ngày thao thiết chở phù sa, thì Hoàng
Phủ Ngọc Tường đã song hành cùng sông Hương đi vào trái tim người đọc với “Ai
đã đặt tên cho dòng sông?.”…Có một huyền thoại vọng về từ làng Thành Trung,
một ngôi làng trồng rau thơm ở Huế: Vì yêu quý con sông xinh đẹp, người dân hai
bên bờ sông Hương đã nấu nước của trăm loài hoa đổ xuống dòng sông cho làn
nước xanh thắm ấy mãi mãi thơm tho.
Phải chăng đó là cách lý giải tên của Hương Giang – con sông gắn liền với Huế,
gắn liền với tình yêu của Hoàng Phủ Ngọc Tường? Bút ký “Ai đã đặt tên cho dòng
sông?” được viết năm 1981, khi tác giả đã sống bên bờ sông Hương, sống trong
lòng Huế hơn 40 năm trời, tình yêu máu thịt đối với quê hương cứ lớn lên từng
ngày và nó hiện hữu ở mọi thời gian, mọi không gian.
Khi tác giả ngồi đọc truyện Kiều giữa mùa thu, trong một khu vườn xưa cổ, nơi có
những
loài hoa đang nở, trái cây đang chín, yên tĩnh và khoáng đạt – khu vườn tọa lạc trên
vùng đất mà Nguyễn Du từng sống nên thiên nhiên của “mảnh đất Kinh- xưa” đã in
bóng trong thơ Nguyễn, ngược lại sông Hương và Huế đã gợi cho tác giả hình
tượng của cặp tình nhân lý tưởng: Kim- Kiều.
Chưa bao giờ tôi nhìn thấy một dòng chảy nào đáng yêu đến thế, sông Hương đến
với Huế qua cái nhìn của Hoàng Phủ Ngọc Tường đã mang hình ảnh một cô gái mỹ
miều đến với tình yêu. Hãy ngắm nhìn nàng trước khi gặp Huế, đó là “một cô gái
Di-gan phóng khoáng và man dại” “bản lĩnh và gan dạ” có một tâm hồn “ tự do và
trong sáng”, đó là hình ảnh “ bản trường ca của rừng già” rầm rộ và mãnh liệt
nhưng cũng có lúc “dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của
hoa đỗ quyên rừng”, nàng đã chế ngự sức mạnh bản năng của mình để đến lúc ra
khỏi rừng già sẽ trở nên dịu dàng và trí tuệ. Để đến với Huế, sông Hương phải băng

qua một hành trình, phải chuyển dòng liên tục, như một cuộc kiếm tìm thiết tha và
rạo rực, vô vàn địa danh mà dòng nước ấy đã trôi qua Hòn Chén, Ngọc Trản,
Nguyệt Biều, Lương Quán, Thiên Mụ… người con gái Di-gan ấy đã đột ngột uốn
19


mình theo một đường cong thật mềm nhưng “vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn,
vượt qua một lòng vực sâu dưới chân núi Ngọc Trản, để sắc nước trở nên xanh
thẳm”, nàng vẫn còn mang một vẻ buồn trầm mặc như triết lý, như cổ thi… cho
đến khi gặp được tiếng chuông Thiên Mụ, nghe âm thanh bát ngát tiếng gà, từ ấy
sông Hương rạng rỡ như nắng mới, nàng uốn một cánh cung thật nhẹ, đến khi giáp
mặt với thành phố, đường cong ấy làm cho nàng “mềm hẳn đi, như một tiếng
“vâng” không nói ra của tình yêu”- Cái phút ban đầu để đến với “người tình” của
sông Hương như thế đấy! Nàng đã tự làm mới mình để hiến tặng những gì đẹp nhất
cho người yêu.
Sông Hương – dòng sông thuộc về một thành phố duy nhất – đã rời cuộc sống
hoang dã của rừng để đến với Huế và chỉ Huế mà thôi, nàng như “sông Xen của
Paris, sông Ðanuýp của Buđapet…” chảy trong lòng thành phố yêu quý của mình
nhưng khác ở chỗ nàng đẹp một cách huyền hồ như đang che khuôn mặt diễm kiều
bằng tấm voan sương khói, nàng trôi lặng lẽ với nghìn ánh hoa đăng vào hội rằm
tháng 7 bồng bềnh chao nhẹ trên mặt nước như vương vấn một nỗi lòng . Tôi chợt
nhớ đến một câu nói “có những dòng tình cảm, rất sâu nên rất đỗi lặng lờ”, dòng
chảy êm đềm của sông Hương hay chính là tình yêu sâu lắng mà nàng dâng tặng
cho thành phố Huế? Vẻ đẹp của sông Hương còn là vẻ đẹp của một nền văn hóa, vẻ
đẹp của người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya ,toàn bộ nền âm nhạc cổ điển Huế đã
được sinh sôi trên mặt sông này và hơn thế khắp lưu vực sông còn vang vọng
những điệu hò dân dã, những điệu hò thấm đẫm tấm chung tình, thấm đẫm lời thề
của sông Hương trước phút chia tay với Huế mà trôi về biển cả. Nhưng chẳng phải
bao giờ sông Hương cũng là người con gái đằm thắm ,dịu dàng, mềm mại trong
lòng Huế, đã có một thời sông Hương “mang tên là Linh Giang, dòng sông viễn

châu đã chiến đấu oanh liệt bảo vệ biên giới phía Nam” của Tổ quốc, vẻ vang soi
bóng kinh thành Phú Xuân, “dòng sông của thời gian ngân vang”, của lịch sử viết
giữa màu cỏ xanh, lá biếc…
Sông Hương được nhìn như một người con gái đến với tình yêu, dâng tặng những
vẻ đẹp mà mình có được cho người yêu, đắm mình trong tình yêu để khám phá và
hoàn thiện bản thân. Từ một dòng sông hoang dại, bí ẩn, nàng đã trở thành một
sông Hương rất mực dịu dàng, rất mực tài hoa, rất mực kiên cường, rất mực hy
sinh…
Cho nên, từ khi có được sông Hương, Huế – chàng Kim của nàng- cũng có nhiều
thay đổi.
Từ hoang sơ với “cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại” hay kiêu hãnh âm u với những
lăng tẩm đền đài đồ sộ, đã hóa thành vẻ đẹp cổ kính mà thơ mộng, khiến người con
của Huế dù đến Pari, Buđapét hay Leningrad vẫn đau đáu nhớ về một thành phố
20


với nguyên dạng đô thị cổ, trải dọc hai bờ sông. Huế càng lung linh hơn khi sông
Hương chở trong lòng Huế những nét đặc thù của hội Hoa đăng, của ca Huế, man
mác tiếng rơi của những mái chèo khuya. Có sông Hương, Huế trở thành biên thùy
xa xôi của đất nước các vua Hùng, Huế chiến đấu oanh liệt bảo về biên giới phía
Nam của Đại Việt, Huế là kinh thành của người anh hùng Nguyễn Huệ, Huế cùng
sông Hương đi vào Cách mạng tháng 8 bằng những chiến công rung chuyển. Huế
đã cống hiến xứng đáng cho Tổ quốc trong cuộc trường chinh máu lửa bên cạnh
sông Hương – dòng sông của sử thi đã tự hiến đời mình làm một chiến công.
Tình yêu của sông Hương và Huế – một tình yêu lãng mạn và âm vang sức sống,
một tình yêu như một cuộc tìm kiếm và đuổi bắt, hào hoa và đam mê, bản hợp
xướng diệu kỳ giữa thi ca và âm nhạc. Tình yêu ấy được vun đắp bởi ngòi bút tài
hoa của Hoàng Phủ Ngọc Tường, đứa con thân yêu của Huế, yêu Huế, yêu sông
Hương, nhìn ngắm sông Hương khi gần kề để phát hiện ra dòng sông ấy “đang đổi
sắc không ngừng dưới ánh nắng và mùi hương của hoa trái trong vườn”, lúc xa xôi

gần nửa vòng trái đất, nhìn Nê va để sông Hương tìm về trong niềm nhớ.
Sông Hương của Hoàng Phủ Ngọc Tường không chỉ mang vẻ đẹp trời phú mà còn
ánh lên
vẻ đẹp của con người, những tài nữ đánh đàn, những người dân Châu Hóa lái
thuyền xuôi ngược, những người con anh dũng đã hi sinh, những Nguyễn Du,
những bà huyện Thanh Quan, những Tố Hữu…đã viết thơ trên dòng chảy long lanh
in bóng mây trời.
Cũng như tình yêu của sông Hương với Huế, tình yêu của Hoàng Phủ Ngọc Tường
với
sông Hương cũng là quá trình dâng tặng, khám phá và hoàn thiện chính mình. Tuy
nhiên, vì sông Hương là hóa thân của huyền thoại nên câu hỏi bâng khuâng của một
người Hà Nội khi lặng lẽ ngắm nhìn dòng nước : “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”
vẫn là một câu hỏi lửng lơ chưa có lời giải đáp , câu hỏi đã thành tên cho một thiên
bút ký tuyệt vời…

21


Tìm hiểu đoạn trích Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm
Tác giả
Nguyễn Khoa Điềm sinh 1943. Nhà thơ xứ Huế. Tốt nghiệp Đại học Văn Sư phạm
Hà Nội. Thời chống Mĩ sống và chiến đấu tại chiến trường Trị-Thiên. Nay là Bộ
trưởng Bộ Văn hoá – Thông tin.
– Tác phẩm thơ: “Đất ngoại ô”, “Mặt đường khát vọng”,…
– Thơ của Nguyễn Khoa Điềm đậm đà, bình dị, hồn nhiên, giàu chất suy tư, cảm
xúc dồn nén, thể hiện tâm tư của người thanh niên trí thức tham gia tích cực vào sự
nghiệp giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước.
Chủ đề
Bài thơ của Nguyễn Khoa Điềm nói về cội nguồn đất nước theo chiều dài lịch sử
đằng đẵng và không gian địa lý mênh mông. Hình tượng Núi Sông gắn liền với tâm

hồn và chí khí của Nhân dân, những con người làm ra Đất nước. Đất nước trường
tồn hứa hẹn một ngày mai đẹp tươi và hát ca.
Những đoạn thơ hay, những ý tưởng đẹp
1. Đất nước – cội nguồn dân tộc
Đất nước có đã lâu rồi từ những “ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể”. Đất nước
gắn liền với mĩ tục thuần phong, với cổ tích truyền thuyết “Đất nước bắt đầu với
miếng trầu bây giờ bà ăn – Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh
giặc – Tóc mẹ thì bới sau đầu – Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn”.
– Đất nước gắn bó với những cái bình dị thân thuộc quanh ta:
“Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nằng hai sương xay, giã giần, sàng”
Đất nước là “nơi ta hò hẹn”, là “nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm”, là
“nơi anh đến trường” là “nơi em tắm”…
– Đất nước gắn liền với dân ca “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc…, con
cá ngư ông móng nước biển khơi”, gắn liền với huyền thoại “Trăm trứng” thiêng
liêng:
22


“Đất là nơi Chim về
Nước là nơi Rồng ở
Lạc Long Quân và Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng”
– Đất nước trường tồn theo thời gian đằng đẵng, trải rộng trên một “không gian
mênh mông”. Yêu thương biết bao, bởi lẽ “Đất nước là nơi dân mình đoàn tụ”, là
quê hương xứ sở ngàn đời:
“Hằng năm ăn đâu làm đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ”
– Đất nước lâu đời “ngày xửa ngày xưa”, Đất nước hôm nay, và Đất nước mai sau.
Một niềm tin cao cả thiêng liêng:

“Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang Đất nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng”
Đất nước là của mọi người, trong đó có một phần của “anh và em hôm nay”. Đất
nước mỗi ngày một tốt đẹp vững bền, trở nên “vẹn tròn to lớn”. Đất nước hình
thành và trường tồn bằng máu xương của mỗi chúng ta. Tình yêu nước là sự “gắn
bó và san sẻ”. Đây là một trong những đoạn thơ tâm tình sâu lắng, hay nhất trong
bài thơ nói về tình yêu đất nước:
“Em ơi Đất nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ.
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên đất nước muôn đời”
Tóm lại, 42 câu thơ trong phần I nói về nguồn gốc của Đất nước và sự gắn bó, san
sẻ đối với Đất nước. Ý tưởng sâu sắc ấy được diễn tả bằng một thứ ngôn ngữ đậm
đà màu sắc dân gian, một giọng điệu thủ thỉ tâm tình vô cùng thấm thía, xúc động.
Chất trữ tình hòa quyện với tính chính luận.
2. Đất nước của Nhân dân – Đất nước của ca dao thần thoại
Đất nước hùng vĩ. Giang sơn gấm vóc. Ý tưởng ấy, niềm tự hào ấy đã được nhiều
thi sĩ bao đời nay nói đến thật hay, thật xúc động. Nguyễn Khoa Điềm nói về ý
23


tưởng ấy niềm tự hào ấy rất thơ và rất độc đáo. Tượng hình, sông núi gắn liền với
những đức tính quý báu, những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam. Là sự
thủy chung trong tình yêu. Là truyền thống anh hùng bất khuất, là tinh thần đoàn
kết, nghĩa tình. Là khát vọng bay bổng, là tinh thần hiếu học. Là đức tính cần mẫn
sum vầy, là chí khí tự lập tự cường. Mỗi tên núi tên sông trở nên gần gũi trong tâm
hồn ta:
“Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất nước những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái

Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại
Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương
Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm
Người học trò nghèo góp cho Đất nước mình núi Bút non Nghiên
Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh
Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm…”
Tính phẩm mỹ, tính hình tượng và tính riêng phong cách được hội tụ qua đoạn thơ
này, tạo nên giá trị nhân văn đích thực, làm cho người đọc vô cùng thú vị khi cảm
nhận và khám phá.
Tên núi, tên sông, tên ruộng đồng, gò bãi… mang theo “ao ước”, thể hiện “lối sống
ông cha” là tâm hồn dân tộc:
“Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha
Ôi Đất nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta”.
Mồ hôi và máu của Nhân dân, của những anh hùng vô danh đã dựng xây và bảo vệ
Đất nước:
“Năm tháng nào cũng người người lớp lớp
Con gái, con trai bằng tuổi chúng ta
Cần cù làm lụng
Khi có giặc người con trai ra trận
Người con gái trở về nuôi cái cùng con
Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh
Nhiều người đã trở thành anh hùng”
24


Chính nhân dân đã “giữ và truyền” hạt lúa, đã “truyền lửa”, “truyền giọng điệu”,
“gánh tên làng tên xã”…, “đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái”. Chính
Nhân dân đã làm nên Đất nước, để Đất nước là của Nhân dân. Vần thơ hàm chứa ý

tưởng đẹp, một lối diễn đạt ý vị ngọt ngào:
“Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm
Có nội thù thì vùng lên đánh bại
Để Đất nước này là Đất nước Nhân dân
Đất nước của Nhân dân, Đất nước của ca dao thần thoại”
– Đất nước mang sức sống mãnh liệt, tiềm tàng vì Nhân dân đã biết yêu và biết
ghét, bền chí và dẻo dai, biết “quý công cầm vàng”, “biết trồng tre đợi ngày thành
gậy”, biết trả thù cho nước, rửa hận cho giống nòi mà “không sợ dài lâu”.
– Hình ảnh người chèo đò, kéo thuyền vượt thác cất cao tiếng hát là một biểu tượng
nói lên sức mạnh Nhân dân chiến thắng mọi thử thách, lạc quan tin tưởng đưa Đất
nước đi tới một ngày mai vô cùng tươi sáng:
“Ôi những dòng sông bắt nước từ đâu
Mà khi về Đất nước mình thì bắt lên câu hát
Người đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thác
Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi”
Kết luận
Giọng thơ tâm tình tha thiết. Vận dụng tục ngữ ca dao, dân ca, cổ tích, truyền
thuyết… một cách hồn nhiên thú vị. Có một số đoạn thơ rất đặc sắc: ý tưởng đẹp,
cảm xúc và hình tượng hài hòa, hội tụ nên những vần thơ mĩ lệ. Tư tưởng đất nước
của Nhân dân được thể hiện vô cùng sâu sắc với tất cả niềm tự hào và tình yêu
nước. Một đôi chỗ còn dàn trải, thiếu hàm súc. Nguyễn Khoa Điềm đã góp cho đề
tài Đất nước một bài thơ hay, ý vị đậm đà.

25


×