Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Một Số Biện Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Doanh Nghiệp Vụ Bảo Hiểm Hoả Hoạn Tại Công Ty Bảo Hiểm Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.45 KB, 58 trang )

Lời nói đầu
Vào cuối thế kỷ 17, sau khi chứng kiến đám cháy khủng khiếp ở thủ đô
Luân Đôn, ngời dân Anh mới nhận thức đợc tầm quan trọng của việc thiết lập
hệ thống phòng cháy - chữa cháy và bồi thờng cho ngời bị thiệt hại một cách
hữu hiệu. Và bảo hiểm hoả hoạn ra đời từ sau sự cố đó.
Tại Việt Nam, nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn đợc bắt đầu triển khai từ
năm 1989. Tuy nhiên, quá trình hoạt động và triển khai nghiệp vụ này chỉ đơn
thuần thực hiện các chức năng kinh doanh của nó. Sau Nghị định 100/CP với
sự ra đời của hàng loạt các công ty bảo hiểm thuộc nhiều thành phần kinh tế
khác nhau đã làm cho tình hình cạnh tranh trên thị tr ờng bảo hiểm trở nên gay
gắt hơn, tính hiệu quả đợc chú trọng và đề cao hơn trong hoạt động kinh
doanh bảo hiểm.
Làm thế nào để hoạt động kinh doanh đem lại hiệu quả cao cho công ty
mà vẫn đáp ứng đợc nhu cầu ngày càng đa dạng và phức tạp của các tổ chức,
doanh nghiệp và cá nhân trong lĩnh vực bảo hiểm hoả hoạn đang là mối quan
tâm lớn của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, trong đó có Bảo Việt Hà
Nội.
Xuất phát từ thực tế đó và sau một thời gian thực tập, tìm hiểu thực tế
tại Phòng bảo hiểm cháy và rủi ro kỹ thuật tại Công ty bảo hiểm Hà Nội cộng
với sự yêu thích nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn, em đã chọn đề tài: "Một số
biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm hoả
hoạn tại Công ty bảo hiểm Hà Nội" làm nội dung nghiên cứu.


Mục đích của đề tài nhằm trình bày một số nét cơ bản nhất về nghiệp vụ
bảo hiểm hoả hoạn và thực tế kinh doanh nghiệp vụ trên tại Bảo Việt Hà Nội.
Bên cạnh đó, em cũng mạnh dạn đa ra một số kiến nghị và giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn tại Bảo Việt Hà
Nội.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, bản luận văn bao gồm 3 ch ơng với
những nội dung cơ bản sau:


Chơng 1: Khái quát chung về bảo hiểm hoả hoạn.
Chơng 2: Thực tế hoạt động kinh doanh của nghiệp vụ bảo hiểm
hoả hoạn tại Bảo Việt Hà Nội từ năm 1996 đến năm 2000.
Chơng 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao nghiệp vụ bảo hiểm hoả
hoạn tại Công ty bảo hiểm Hà Nội.


Chơng 1
KháI qu át chu ng về bảo hiểm hoả hoạn

1.1.Sơ lợc về bảo hiểm hoả hoạn
1.1.1. Sự cần thiết và vai trò của bảo hiểm hoả hoạn
Cho đến nay, bảo hiểm không còn là khái niệm xa lạ đối với chúng ta.
Hoạt động bảo hiểm liên tục phát triển cùng với sự phát triển của xă hội loài
ngời. Tuy nhiên, việc tìm hiểu xem bảo hiểm xuất hiện từ khi nào lại là điều
khó khăn hơn nhiều. Nhìn chung, mọi ý kiến đều cho rằng bảo hiểm có nguồn
gốc từ rất xa xa trong lịch sử văn minh nhân loại, gắn liền với sự phát triển
của lịch sử loài ngời.
Lịch sử loài ngời trớc hết là lịch sử đấu tranh với thiên nhiên. Trong
quá trình đó, con ngời phải từng bớc chinh phục và cải tạo thiên nhiên, đồng
thời cũng luôn phải chịu sự tác động của thiên nhiên, phải đơng đầu với thiên
tai và gánh chịu những hậu quả do thiên tai gây ra. Do đó một mặt đấu tranh
với thiên nhiên, mặt khác hạn chế tác hại và khắc phục hậu quả của thiên tai
luôn là nhiệm vụ cấp bách của mọi thời đại. Thông thờng ngời ta hạn chế bằng
nhiều cách: tránh né rủi ro, tự đề phòng và tham gia bảo hiểm. Tuy nhiên, con


ngời dần sớm nhận ra rằng việc dự trữ chung theo cộng đồng có hiệu quả hơn
rất nhiều. Đây chính là tiền đề của bảo hiểm, nghĩa là nhiều ng ời cùng nhau
góp tiền hoặc lập ra một quỹ chung để khi có thiên tai hay tai nạn xảy ra bất

ngờ gây tổn thất thì ngời ta sẽ lấy từ quỹ chung ra bù đắp cho những ngời bị
tai nạn bất ngờ đó.
Khi cuộc sống ngày càng phát triển, yếu tố tác động đến đời sống con
ngời không chỉ có thiên nhiên mà còn cả yếu tố xã hội nữa. Những tổn thất,
thiệt hại không chỉ do thiên nhiên mà còn do cả chiến tranh khủng hoảng kinh
tế trong hoàn cảnh đó, vấn đề thành lập quỹ chung để bù đắp tổn thất lại tỏ
ra hữu hiệu hơn bao giờ hết. Cũng từ đó hoạt động bảo hiểm ngày càng phát
triển. Cho đến nay, đặc biệt trong nền kinh tế thi trờng, bảo hiểm càng thể
hiện rõ là nhu cầu không thể thiếu, là yếu tố quan trọng góp phần đảm bảo
cho quá trình tái sản xuất có thể tiến hành thờng xuyên và liên tục, đồng thời
góp phần ổn định đời sống của mọi thành viên trong xã hội.
Bảo hiểm hoả hoạn cũng nh bất kỳ nghiệp vụ bảo hiểm nào khác, cũng
đều ra đời bắt nguồn từ một thực tế là con ngời luôn luôn phải vật lộn với
những rủi ro. Nhiều loại rủi ro đã xuất hiện, vẫn tồn tại và chi phối cuộc sống
của con ngời. Hơn thế, sự phát triển của con ngời phần nào đã hạn chế, kiểm
soát đợc rủi ro này nhng lại làm tăng mức độ trầm trọng của rủi ro khác, hoặc
làm phát sinh nhiều loại rủi ro mới. Chính sự đe doạ trực tiếp của rủi ro mà
bảo hiểm hoả hoạn ra đời nh một tất yếu khách quan.
Việc tìm ra lửa là một phát minh vĩ đại trong lịch sử loài ngời, chấm dứt
thời kỳ mông muội của con ngời. Lửa mang lại hạnh phúc cho con ngời đồng
thời cũng gây ra nhiều tai hoạ. Vì vậy, ngời Việt Nam ta thờng có câu " Thuỷ,
hoả, đạo, tặc " để thấy đợc sức tàn phá khủng khiếp của hoả hoạn, chỉ đứng


thứ hai sau lũ lụt. Theo số liệu thống kê hàng năm trên thế giới có khoảng 5
triệu vụ gây ra thiệt hại ớc tính khoangr 600 tỷ đô la. Các vụ hoả hoạn không
chỉ xảy ra ở những nớc công nghiệp phát triển nh: Anh, Pháp, Mỹ, Đức mà
nó còn xảy ra ở những nớc đang phát triển nh ở nớc ta.
Mỗi năm nớc ta xảy ra hàng nghìn vụ, làm chết, bị thơng hàng trăm ngời, thiệt hại về tài sản hàng chục tỷ đồng. Đặc biệt số vụ cháy lớn ngày càng
gia tăng, điển hình nh:

Cháy chợ Đồng Xuân (14/7/1994) gây thiệt hại gần 140 tỷ đồng. Có
2364 hộ kinh doanh và hàng chục nghìn đại lý, khung chợ bị thiệt hại, ng ời
kinh doanh lâm vào cảnh khó khăn do mất hết hàng hoá, tiền của không còn
nơi làm việc.
- Vụ cháy xí nghiệp sản xuất và xuất nhập khẩu Sông Bé (1995) thiệt hại
gần 18 tỷ đồng.
- Vụ cháy xí nghiệp giày An Đình - Hải Phòng (1996) thiệt hại khoảng 1
triệu đô la.
- Vụ cháy kho xăng dầu 131 Thuỷ Nguyên - Hải Phòng ngày 26/6/1997
gây thiệt hại 31 tỷ đồng.
- Năm 1997 còn một số vụ cháy lớn nh là: Vụ cháy Công ty trách nhiệm
hữa hạn Thái Bình (sản xuất giày Sông Bé) là 6,03 tỷ đồng; vụ cháy tại Xí
nghiệp dợc Trà Vinh gần 2 tỷ đồng
- Những vụ cháy lớn trong năm 200 có thể kể đến là vụ cháy Công ty
may Hải Sơn với thiệt hại là 7,5 tỷ đồng; vụ cháy Công ty Muraya Việt Nam
với thiệt hại là 6,25 tỷ đồng; vụ cháy ở Công ty TNHH Thịnh Khang với trị
giá 6,2 tỷ đồng. Và ngay đầu năm 2001, vụ cháy của Công ty giấy Vising
Card với tổng thiệt hại .


Ngoài ra theo thống kê của Cục cảnh sát phòng cháy chữa cháy thì mỗi
nămcó hàng nghìn vụ cháy khác thiệt hại dới 1 tỷ đồng, nhiều nhất là các vụ
cháy chợ. Năm 1996, cả nớc xảy ra 961 vụ cháy, làm chết và bị thơng 162 ngời, tổng tài sản thiệt hại lên đến 43,8 tỷ đồng. Đến năm 1997, cả n ớc xảy ra
khoảng 58 vụ cháy chợ trong đó có 4 vụ cháy lớn ở hà Nội, Nam Định, thành
phố Hồ Chí Minh và Nha Trang. Vậy làm thế nào để các doanh nghiệp tránh
đợc tổn thất, bảo toàn nguồnvốn kinh doanh của mình. Trớc đây ở nớc ta có
một số công ty bảo hiểm hoả hoạn hoạt động tại miền Nam. Song sau năm
1975 do cơ chế bao cấp, Nhà nớc đứng ra bù đắp mọi thiệt hại, dảm bảo tài
chính cho các doanh nghiệp khi không may gặp rủi ro nên bảo hiểm nói chung
và bảo hiểm hoả hoạn nói riêng không có đất để phát triển. Trong điều kiện

nền kinh tế thị trờng nh hiện nay, các doanh nghiệp phải tự chủ về tài chính
thì việc tham gia bảo hiểm tài sản mà cụ thể là bảo hiểm hoả hoạn là một phơng án tối u.
Trớc hết, bảo hiểm hoả hoạn ra đời đáp ứng nhu cầu cần đợc bảo vệ của
con ngời trớc những rủi ro nh cháy có thể gặp phải trong cuộc sống. Mặt khác,
giá trị tài sản của con ngời ngày càng tăng, vì vậy rủi ro hoả hoạn có thể gây
ảnh hởng nghiêm trọng tới cuộc sống và tình trạng tài chính của con ng ời.
Cho dù có lạc quan đến đâu thì con ngời cũng không thể thờ ơ với những rủi
ro có thể gây hậu quả nghiêm trọng nh hoả hoạn. Vì vậy bảo hiểm hoả hoạn là
sự đảm bảo tài chính chắc chắn nhất đối với tài sản của con ngời.
Hơn nữa, trong nền kinh tế thị trờng hiện nay khi đời sống con ngời ngày
càng phát triển, dân c càng đông đúc, nhà cửa, tài sản càng nhiều nên khi xảy
ra hoả hoạn, hậu quả của nó gây ra không chỉ ảnh hởng tới một cá nhân, một
tổ chức mà nó còn ảnh hởng tới nhiều ngời xung quanh. Kết quả là sau khi


xảy ra hoả hoạn, con ngời không những bị thiệt hại về tính mạng, tài sản mà
tình hình sản xuất kinh doanh của họ cũng bị gián đoạn. Do đó, việc tham gia
bảo hiểm hoả hoạn là một biện pháp cần thiết để bảo vệ chính mình và những
ngời xung quanh.
Bảo hiểm hoả hoạn ra đời không những bảo vệ tài sản cho những ng ời
tham gia bảo hiểm mà nó còn đảm bảo cho quá trình tái sản xuất xã hội đ ợc
liên tục, không bị gián đoạn.
Theo đơn bảo hiểm cháy, ngời tham gia bảo hiểm có thể đăng ký bảo
hiểm cho những tài sản nh: nhà cửa, hàng hoá, nguyên vật liệu, Ngoài cháy
là rủi ro chính, họ còn đăng ký bảo hiểm cho các rủi ro phụ nh : nổ, giông bão,
động đất, lũ lụt, vỡ tràn bể nớc từ các bể chứa nớc, thiết bị chứa nớc hoặc các
đờng ống dẫn nớc, máy bay hoặc các phơng tiện hàng không rơi vào Trong
trờng hợp xảy ra tổn thất, các công ty bảo hiểm sẽ bồi thờng cho những thiệt
hại trực tiếp bởi các nguyên nhân kể trên và cả những chi phí cần thiết nhằm
hạn chế tổn thất tài sản đợc bảo hiểm trong hoặc sau khi cháy.

Khi tham gia bảo hiểm, các doanh ngiệp còn đợc các công ty bảo hiểm t
vấn về các biện pháp phòng tránh tổn thất, tăng cờng công tác phòng cháy chữa cháy và thực hiện chính sách quản lý rủi ro nhằm đảm bảo an toàn cao
nhất.
Bên cạnh việc đem lại lợi ích cho các cá nhân và doanh nghiệp, bảo hiểm
hoả hoạn còn góp phần vào việc ổn định và phát triển nền kinh tế xã hội. Bởi
vì thông qua việc hớng dẫn cho các doanh nghiệp thực hiện các biện pháp an
toàn, các công ty bảo hiểm đã góp phần hạn chế những tổn thất, giúp khách
hàng có điều kiện thúc đẩy mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh nh mong
muốn. Mặt khác, một phần không nhỏ nguồn phí bảo hiểm thu đ ợc từ các


nghiệp vụ này đợc các công ty bảo hiểm đóng góp vào ngân sách Nhà nớc để
chính phủ sử dụng vào các mục đích xã hội khác.

1.1.2 Sự ra đời của bảo hiểm hoả hoạn .
Vào thời trung đại rồi phục hng, ở Châu Âu vẫn cha có hệ thống phòng
cháy nào hữu hiệu hơn hệ thống sử dụng từ thời các hoàng đế Lã Mã trị vì. Tại
các thành phố và thị trấn, nhà nào cũng phải dự trữ những xô n ớc đầy. Đêm
đêm, theo lệnh đội tuần tra những ngời đi báo giờ đi dọc khắp các phố, hễ
thấy nhà nào có nguy cơ cháy là báo ngay cho chủ nhà. Tuy vậy, "cuộc đấu
tranh với thần lửa" còn gặp nhiều trở ngại vì thời bấy giờ, dân chúng vẫn còn
tin tởng cho rằng hoả hoạn cũng nh nạn đói, chiến tranh và các dịch bệnh
khác là rủi ro không thể tránh khỏi .
Phải đến năm 1666, sau khi chứng kiến đám cháy khủng khiếp ở thủ đô
Luân Đôn, ngời dân Anh mới nhận thức đợc tầm quan trọng của việc thiết lập
hệ thống phòng cháy chữa cháy và bồi thờng cho ngời bị thiệt hại một cách
hữu hiệu. Tại những thành thị đông đúc, hầu hết nhà cửa đều dựng bằng gỗ.
Ngời ta dùng lửa để sởi, đun nấu và chiếu sáng. Vì thế rủi ro nhà cửa bị bắt
lửa là rất lớn. Đám cháy lớn kéo dài bảy ngày, tám đêm bắt đầu từ ngày chủ
nhật 2/9/1666 cho tới ngày 9/9/1666 đã để lại một tổn thất vô cùng to lớn:

thiêu huỷ hoàn toàn 13.200 ngôi nhà, 87 nhà thờ trong đó có cả trụ sở của
Lloyds và nhà thờ Saint Paul. Mức độ ngiêm trọng của thảm hoạ này đã dẫn
tới sự ra đời của công ty bảo hiểm hoả hoạn đầu tiên tại nớc Anh .
Vào năm 1667 vă phòng bảo hiểm hoả hoạn đầu tiên đợc thành lập với
tên gọi rất đơn giản "The fire office" với tiền thân là những ng ời lính cứu hoả
Luân Đôn. Năm 1684, Công ty bảo hiểm hoả hoạn đầu tiên ra đời lấy tên là


Friendly Society Fire Office, Công ty hoạt động trên nguyên tắc t ơng hỗ và
hệ thống phí cố định, ngời đợc bảo hiểm phải chiụ một phần thiệt hại xảy ra.
Sau đó, hàng loạt các công ty bảo hiểm hoả hoạn khác ra đời ở Anh: Amicable
(1696), Sun (1710), Union (1714) và vẫn hoạt động cho đến ngày nay. Sau
công ty bảo hiểm hoả hoạn đầu tiên ở Anh, bảo hiểm hoả hoạn mở rộng sang
các nớc khác trên lục địa Châu Âu. Ngay từ năm 1677 tại Hambourg (Đức) đã
thành lập quỹ hoả hoạn đầu tiên của thành phố.
Tại Mỹ, công ty bảo hiểm đầu tiên tiến hành thành công bảo hiểm hoả
hoạn là một công ty tơng hỗ do Benjamin Frankin và một số thành viên khác
lập năm 1752 mang tên "Philadelphia Contribution" chuyên bảo hiểm cháy
cho nhà cửa. Công ty bảo hiểm cổ phần đầu tiên ở Mỹ là công ty "The
Insurance Company Of North American" thành lập năm 1792.
Trong khoảng 200 năm ra đời và phát triển, bảo hiểm hoả hoạn đã đáp
ứng đợc nhu cầu khẩn thiết chống lại sức tàn phá của các vụ hoả hoạn .
Tại

Việt Nam, bảo hiểm hoả hoạn đợc bắt đầu thực hiên từ cuối

năm1989. Tuy nhiên, quá trình hoạt động và triển khai ngiệp vụ này chỉ đơn
thuần thực hiện các chức năng kinh doanh của nó. Mãi đến năm 1993 sau khi
có nghị định 100/CP, nghiệp vụ này mới thực sự phát triển ở nớc ta.
1.2. Nội dung hợp đồng bảo hiểm hoả hoạn

1.2.1. Một số khái niệm cơ bản trong hợp đồng bảo hiểm hoả hoạn
Hợp đồng bảo hiểm là một thoả ớc đợc ký kết bằng văn bản giữa một bên
là công ty bảo hiểm và một bên là ngời đợc bảo hiểm, trong đó công ty bảo
hiểm cam kết sẽ bồi thờng cho ngời đợc bảo hiểm trong trờng hợp họ phải
gánh chịu những tổn thất về tài chính do các sự cố đã đ ợc chấp nhận bởi công


ty bảo hiểm, gây ra trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng trên cơ sở công ty
bảo hiểm đã đồng ý và nhận đợc một khoản tiền do ngời đợc baỏ hiểm thanh
toán (khoản tiền này gọi là phí bảo hiểm).
Cũng nh các hợp đồng bảo hiểm khác, hợp đồng bảo hiểm cháy cũng có
chung những đặc điểm giống nhau. Song việc ra đời bản quy tắc bảo hiểm
cháy và các rủi ro đặc biệt theo Quyết định số 142/TCQĐ của Bộ Tài Chính
trớc kia và nay là Đơn tiêu chuẩn về bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt đã
có những sửa đổi, bổ sung nhất định để phù hợp với điều kiện Việt Nam. Theo
qui tắc này, một số khái niệm đợc hiểu nh sau:
- Cháy: là phản ứng hoá học có toả nhiệt và phát ra ánh sáng .
- Hoả hoạn: là cháy xảy ra không kiểm soát đợc ngoài nguồn lửa chuyên
dùng, gây thiệt hại cho tài sản và ngời xung quanh.
-Thiệt hại: là sự mất mát, huỷ hoại hay h hỏng của những tài sản đợc bảo
hiểm tại địa điểm ghi trong Giấy chứng nhận bảo hiểm.
- Tổn thất: là toàn bộ thiệt hại về ngời và tài sản bị gây ra do các rủi ro đợc bảo hiểm.
- Tổn thất toàn bộ thực tế: là tài sản đợc bảo hiểm bị phá huỷ hoàn toàn
hoặc h hỏng nghiêm trọng đến mức không thể phục hồi lại trạng thái ban đầu .
- Tổn thất toàn bộ ớc tính: tài sản đợc bảo hiểm bị phá huỷ hoặc h hỏng
đến mức nếu sửa chữa, phục hồi thì chi phí sửa chữa, phục hồi bằng hoặc lớn
hơn số tiền bảo hiểm.
- Đơn vị rủi ro: là nhóm tài sản tách biệt khỏi nhóm tài sản khác với
khoảng cách không cho phép lửa từ nhóm này lan sang nhóm khác, tuy
khoảng cách gần nhất đảm bảo tối thiểu 10m nếu khoảng cách giữa các ngôi

nhà hoặc nhà kho ngoài trời bằng vật liệu không cháy và 20m đối với các nhà


kho ngoài trời bằng vật liệu dễ cháy. Việc xác định đơn rủi ro một cách chính
xác là cơ sở để xác định mức độ rủi ro cũng nh là cơ sở để xác định mức phí.
- Đối tợng bảo hiểm: bao gồm các tài sản là bất động sản, động sản (trừ
phơng tiện giao thông, vật nuôi cây trồng và tài sản đang trong quá trình xây
dựng lắp đặt thuộc loại hình bảo hiểm khác).
Cụ thể đối tợng bảo hiểm bao gồm:
+ Công trình cây dựng, vật kiến trúc đã đa vào sử dụng (trừ đất đai).
+ Máy móc thiết bị phơng tiện lao động phục vụ sản xuất kinh doanh.
+ Sản phẩm vật t, hàng hoá dự trữ trong kho.
+ Nguyên vật liệu, sản phẩm làm dở, thành phẩm trên dây chuyền sản
xuất. + Các loại tài sản khác
- Giá trị bảo hiểm:
+ Giá trị bảo hiểm nhà cửa vật kiến trúc đợc xác định trên chi phí nguyên
vật liệu và xây lắp tài sản đó trừ khấu hao trong thời gian đã sử dụng. Có thể
dựa trên thiết kế và bản dự toán, quyết toán xây dựng ban đầu làm cơ sở hoặc
xác định mới cho từng phần nền móng, sàn nhà, tờng, mái, trang trí nội thất.
+ Giá trị bảo hiểm của bất động sản khác: Máy móc thiết bị đ ợc xác định
trên giá cả thị trờng chi phí vận chuyển và lắp đặt của loại máy móc thiết bị
cùng chủng loại, công suất, tính năng kỹ thuật, nơi sản xuất hoặc tơng đơng
trừ đi khấu hao đã sử dụng.
+ Giá trị bảo hiểm vật t hàng hoá đồ dùng trong kho, trong dây chuyền
sản xuất, trong cửa hàng, văn phòng, nhà ở đợc xác định bằng giá trị bình
quân của các loại vật t hàng hoá có mặt trong thời gian bảo hiểm. Các xác
định bằng ớc tính trớc giá trị số d bình quân hoặc số d cao nhất và điều chỉnh
theo số d thực tế của từng tháng hoặc từng quý trong thời gian bảo hiểm. Nếu



vật t hàng mua, mua về để kinh doanh đợc bồi thờng thêm lãi kinh doanh. Lãi
kinh doanh đợc xác định bằng tỷ lệ lãi bình quân của ngời đợc bảo hiểm thu
đợc đối với vật t hàng hoá trớc khi xảy ra tổn thất.
- Số tiền bảo hiểm: là số tiền ngời tham gia bảo hiểm đăng ký với ngời
bảo hiểm trên cơ sở giá trị bảo hiểm, là giới hạn bồi thờng tối đa khi tài sản đợc bảo hiểm tổn thất toàn bộ. Số tiền bảo hiểm do ngời đợc bảo hiểm yêu cầu
nhng phải đợc sự chấp nhận của ngời bảo hiểm, nó có thể bằng, thấp hơn hoặc
cao hơn giá trị bảo hiểm.
- Phí bảo hiểm: là khoản tiền mà ngời tham gia nộp cho công ty bảo hiểm
để bảo hiểm cho những rủi ro mà họ tham gia. Phí bảo hiểm chính là giá cả
của dịch vụ bảo hiểm. Do vậy, việc tính toán mức phí vừa phù hợp với yêu cầu
của khách hàng, vừa đảm bảo hoạt động kinh doanh có lãi không phải là đơn
giản. Trớc khi đa ra mức phí, công ty bảo hiểm cần cân nhắc kỹ vì đây là một
trong những yếu tố cơ bản của cạnh tranh. Phí bảo hiểm đ ợc tính theo tỷ lệ phí
bảo hiểm. Tỷ lệ phí tính riêng cho từng loại rủi ro. Đối với rủi ro hoả hoạn
việc định phí dựa trên các yếu tố sau:
+ Ngành nghề kinh doanh chính của ngời đợc bảo hiểm khi sử dụng
những tài sản đợc bảo hiểm vào kinh doanh.
+ Vị trí địa lý của tài sản.
+ Độ bền vững của nhà xởng vật kiến trúc.
+ Yếu tố sử dụng điện trong khu vực có tài sản đợc bảo hiểm.
+ Tính chất hàng hoá vật t và cách sắp xếp bảo quản trong kho.
+ Trang thiết bị và đội ngũ tuần tra phòng chống cháy của ngời đợc bảo
hiểm.


- Thời hạn bảo hiểm: tuỳ theo yêu cầu của ngời đợc bảo hiểm, công ty
bảo hiểm nhận bảo hiểm trong thời hạn một năm hoặc bảo hiểm ngắn hạn. Sau
khi kết thúc thời hạn bảo hiểm, ngời đợc bảo hiểm có thể đóng phí tiếp và yêu
cầu tái tục bảo hiểm. Hiệu lực bảo hiểm đợc ghi trong giấy chứng nhận bảo
hiểm.

- Giám định và bồi thờng tổn thất: Khi rủi ro tổn thất xảy ra ngời dợc bảo
hiểm phải gửi thông báo tổn thất và yêu cầu bồi thờng cho ngời bảo hiểm
trong đó có bản kê chi tiết ớc tính giá trị tài sản bị tổn thất, làm cơ sở cho
công việc giám định. Ngời bảo hiểm có thể yêu cầu ngời đợc bảo hiểm cho
xem dấu vết của tài sản bị tổn thất bằng ảnh chụp hoặc tại hiện trờng cũng nh
chứng minh tài sản đó thuộc quyền sở hữu của mình đang sử dụng cho đến tr ớc khi xảy ra rủi ro tai nạn.

- Thiệt hại đợc bồi thờng, theo tập quán bảo

hiểm hoả hoạn hình thành từ thị trờng bảo hiểm Luân đôn phải xảy ra trớc 4
giờ chiều ngày cuối cùng của thời hạn bảo hiểm ghi trong giấy chứng nhận
bảo hiểm. Giá trị thiệt hại đợc xác định theo giá trị thực tế của tài sản tại thời
điểm xảy ra tổn thất. Cách thức xác định tuỳ thuộc vào từng loại đối tợng bảo
hiểm.
+ Đối với nhà cửa: Cơ sở tính giá trị thiệt hại là chi phí sửa chữa.
+ Đối với máy móc thiết bị và tài sản khác: Nếu tổn thất có thể sửa chữa
đợc thì cơ sở tính là chi phí sửa chữa. Nếu không sửa chữa hoặc sửa chữa
không kinh tế thì cơ sở tính là chi phí mua mới trừ đi giá trị khấu hao nếu bảo
hiểm theo giá trị còn lại.
+ Đối với thành phẩm: Cơ sở tính giá là giá thành sản xuất bao gồm chi
phí nguyên vật liệu, tiền công lao động, khấu hao tài sản cố định, chi phí quản
lý, (nếu giá thành sản xuất cao hơn giá bán thì tính theo giá bán).


+ Đối với bán thành phẩm: Cơ sở tính là chi phí sản xuất tính đến thời
điểm xảy ra tổn thất.
+ Đối với hàng hoá dự trữ trong kho và hàng hoá ở các cửa hàng: Cơ sở
tính là giá mua (theo hoá đơn mua hàng).
Căn cứ vào giá trị thiệt hại, số tiền bồi thờng đợc xác định có tính đến
việc áp dụng các loại quy tắc bồi thờng (quy tắc tỷ lệ đối với trờng hợp bảo

hiểm dới giá trị và mức miễn thờng).
Nhìn chung số tiền bảo hiểm ghi trong đơn bảo hiểm là giới hạn trách
nhiệm bảo hiểm cho cả thời hạn bảo hiểm. Sau mỗi lần bồi thờng giới hạn
trách nhiệm đó sẽ giảm đi một khoản bằng số tiền bồi th ờng đã trả (trừ khi
ngời bảo hiểm đã đồng ý khôi phục lại số tiền bảo hiểm và ngời tham gia bảo
hiểm đã nộp thêm phí bổ sung tơng ứng).

1.2.2. Rủi ro đ ợc bảo hiểm.
Bảo hiểm hoả hoạn là sự bảo trợ cho những tổn thất trực tiếp do hoả hoạn
gây ra. Còn rủi ro là những sự cố không chắc chắn xảy ra nh ng có thể gây h
hỏng, thiệt hại cho đối tợng đợc bảo hiểm. Trong bảo hiểm cháy, rủi ro đợc
bảo hiểm bao gồm:
1.2.2.1 Rủi ro cơ bản: bao gồm nhũng rủi ro luôn đợc bảo hiểm.
- Hoả hoạn (do nổ hay bất kỳ nguyên nhân nào khác) nhng loại trừ:
+ Động đất, núi lửa phun hoặc các biến động khác của thiên nhiên.
+ Thiệt hại gây ra do tài sản tự lên men hoặc tự toả nhiệt hoặc chịu tác
động của một quá trình xử lý nhiệt.


+ Bất kỳ thiệt hại nào gây nên bởi hoặc do hậu quả của việc đốt rừng, bụi
cây, đồng cỏ, hoang mạc, rừng nhiệt đới hoặc đốt cháy rừng với mục đích làm
sạch ruộng đồng, đất đai dù là ngẫu nhiên hay không.
- Sét đánh: Chỉ bồi thờng cho những thiệt hại xảy ra do sét đánh trực tiếp
lên đối tợng bảo hiểm (làm biến dạng hoặc gây hoả hoạn cho tài sản đó).
- Nổ: Nồi hơi hoặc hơi đốt dử dụng với mục đích duy nhất là phục vụ
sinh hoạt nhng loại trừ những thiẹet hại gây ra do động đất, núi lửa phun hoặc
các biến động khác của thiên nhiên.
1.2.2.2. Rủi ro phụ: là những rủi ro từ bên ngoài, độc lập không nằm
trong rủi ro cháy nhng có thể đợc lựa chọn để bảo hiểm cùng với bảo hiểm
cháy.

- Máy bay, các phơng tiện hàng không khác hoặc các thiết bị trên các phơng tiện đó rơi vào tài sản đợc bảo hiểm gây thiệt hại.
- Gây rối, đình công, bãi công, sa thải.
- Động đất, núi lửa phun bao gồm cả lụt và nớc biển tràn do hậu quả của
động đất và núi lửa phun .
- Giông bão, lũ lụt, ma đá.
- Vỡ hay tràn nớc từ các bể chứa nớc, thiết bị chứa nớc hoặc đờng ống
dẫn nớc.
- Hành động ác ý nhng loại trừ những thiệt hại do trộm cắp hay cố gắng
thực hiện hành động trộm cắp.

1.2.3. Rủi ro không đ ợc bảo hiểm
Trong bất kỳ nghiệp vụ bảo hiểm nào, bên cạnh các rủi ro đợc bảo hiểm
đều có các điểm loại trừ. Mặc dù ngời bảo hiểm cố gắng đáp ứng yêu cầu của


khách hàng bằng việc mở rộng những rủi ro đợc bảo hiểm nhng không phải tất
cả các rủi ro có thể lựa chọn đều đợc ngời bảo hiểm chấp nhận. Tuy nhiên vẫn
có một số điểm loại trừ có thể thơng lợng đợc, ngời bảo hiểm tuỳ theo mức độ
rủi ro mà thay đổi mức phí. Song những điểm loại trừ nêu dới đây đợc áp dụng
cho mọi rủi ro:
+Những thiệt hại do gây rối, quần chúng nổi dậy, bãi công, sa thải công
nhân, chiến tranh, xâm lợc, hành động thù địch, hành động khiêu khích quân
sự hoặc hiếu chiến của nớc ngoài (dù có tuyên chiến hay không), nội chiến,
cách mạng, đảo chính, lực lợng quân sự tiếm quyền, phong toả, giơí nghiêm
+Những thiệt hại xảy ra đối với bất kỳ tài sản nào hoặc bất kỳ tổn thất
hay chi phí có liên quan trực tiếp hay gián tiếp mà nguyên nhân gây ra có liên
quan đến phóng xạ ion hoá, nhiễm phóng xạ từ nguyên, nhiên liệu, hạt nhân
hoặc từ chất thải của nó; các thuộc tính phóng xạ độc, nổ hoặc các thuộc tính
nguy hiểm khác của thiết bị nổ hạt nhân hay các bộ phận của thiết bị đó.
+Những tổn thất do hành động cố ý hoặc đồng loã của ngời đợc bảo hiểm

gây ra .
+Những thiệt hại về hàng hoá nhận uỷ thác hay ký gửi, tiền bạc, kim loại
quý, đá quý, chứng khoán, th bảo lãnh, tem phiếu, tài liệu, bản thảo, sổ sách
kinh doanh, hệ thống dữ liệu máy tính, hàng mẫu, bản vẽ hay tài liệu thiết kế
(trừ khi những hạng mục này đợc xác định cụ thể là chúng đợc bảo hiểm theo
Đơn bảo hiểm này).
+Thiệt hại xảy ra đối với những tài sản mà vào thời điểm xảy ra tổn thất
đợc bảo hiểm hay lẽ ra đợc bảo hiểm theo đơn bảo hiểm hàng hải, trừ phần
thiệt hại vợt quá số tiền đợc bồi thờng hay lẽ ra đợc bồi thờng theo đơn bảo
hiểm hàng hải do có đơn bảo hiểm này.


+Những thiệt hại đối với bất kỳ máy móc, khí cụ điện nào hay bất kỳ bộ
phận nào của thiết bị điện chịu tác động trực tiếp do chạy quá tải, quá áp lực,
đoản mạch, tự đốt nóng, dò điện hay do bất kỳ nguyên nhân nào (kể cả sét).
+Những thiệt hại gây ra do sự ô nhiễm, nhiễm bẩn ngoại trừ những thiệt
hại đối với tài sản đợc bảo hiểm xảy ra do:
- Ô nhiễm, nhiễm bẩn phát sinh từ những rui ro đợc bảo hiểm.
- Bất kỳ rủi ro đợc bảo hiểm nào mà chính những rủi ro ấy lại phát sinh
từ ô nhiễm hay nhiễm bẩn.
+Những thiệt hại mang tính hậu quả dới bất kỳ hình thức nào, trừ thiệt
hại về tiền thuê nhà nếu tiền thuê nhà đợc xác nhận là đợc bảo hiểm trong
giấy chứng nhận bảo hiểm.
+Những thiệt hại gây ra cho bên thứ ba nh đối tợng bảo hiểm bị cháy lan
sang các tài sản khác không thuộc quyền sở hữu của ngời đợc bảo hiểm .
+Những thiệt hại trong phạm vi mức miễn bồi thờng.
Trên đây là những khái niệm cơ bản về bảo hiểm hoả hoạn có thể giúp
ngời đọc có một sự hiểu biết tổng quan về bảo hiểm hoả hoạn. Những khái
niệm cơ bản này còn là cơ sở để ta tiếp tục nghiên cứu tiếp trong các ch ơng
sau về tình hình thực tế của hoạt động kinh doanh ngiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn

và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ này tại
Công ty bảo hiểm Hà Nội.



CHƯƠNG 2
TìN H HìNH HOạT Động kinh doanh nghiệp
vụ bảo hiểm hoả hoạn tạI Bảo Việt Hà
Nội

2.1. Tình hình thị trờng bảo hiểm Việt Nam và thị
trờng bảo hiểm hoả hoạn.
Trớc năm 1995, thị trờng bảo hiểm Việt Nam chỉ duy nhất có Bảo Việt
hoạt động. Với đờng lối mở cửa của nhà nớc, trong cơ chế thị trờng thì việc
Nhà nớc độc quyền trong lĩnh vực bảo hiểm là điều khó có thể chấp nhận đợc.
Chính vì thế, ngày 18/12/ 1993, Nghị định 100/CP của Chính phủ ra đời cho
phép các doanh nghiệp trong và ngoài nớc đợc thành lập các công ty bảo
hiểm, tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm, mở chi nhánh công ty nớc ngoài tại
Việt Nam. Trớc năm 2000, ngoài Bảo Việt ra thị trờng bảo hiểm Việt Nam còn
một loạt các công ty bảo hiểm khác nh:
-Bảo Minh (Công ty bảo hiểm Thành phố Hồ Chí Minh).
- PJICO (Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex).
- Bảo Long (Công ty cổ phần bảo hiểm Nhà Rồng).
- Công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam (VINARE).
- Công ty môi giới bảo hiểm Inchinbrock.


- Công ty liên doanh bảo hiểm quốc tế Việt Nam (VIA).
- Công ty bảo hiểm dầu khí (PVIC).
- Công ty bảo hiểm liên hiệp (UIC).

- Công ty cổ phần bảo hiểm bu đIện (PTI).
- Các công ty và chi nhánh công ty bảo hiểm của Pháp, Nhật, Mỹ , Đức, Thuỵ
Sỹ,...
Thị trờng bảo hiểm Việt Nam đã xuất hiện đầy đủ các loại hình doanh
nghiệp bảo hiểm hoạt động, cùng với nó là hàng nghìn đại lý bảo hiểm, văn
phòng đại diện, chi nhánh của các công ty bảo hiểm khác nhau đan xen trên
phạm vi toàn quốc. Với sự phát triển đa dạng, phong phú và phơng thức phục
vụ khác nhau của các loại hình bảo hiểm đã tạo ra thế cạnh tranh mạnh mẽ
trong lĩnh vực bảo hiểm, thúc đẩy thị trờng bảo hiểm Việt Nam phát triển.
Theo thống kê từ ngành bảo hiểm, trên thị trờng bảo hiểm hoả hoạn, hiện
nay Bảo Việt đang chiếm thị phần lớn nhất với là 38,37%; kế đó là Bảo Minh
với 21,29%; Allianz-AGF chiếm 12.6%, đứng thứ ba. Với tổng thu phí là
16,2% triệu USD bảo hiểm cháy trong năm 2000, đã có đến 10 doanh nghiệp
cùng chia sẻ.
Sau giai đoạn chững lại vào năm 1999, bớc sang năm 2000, doanh thu
phí bảo hiểm cháy đã có sự phục hồi, tiếp tục tăng trởng. Theo các nguồn số
liệu thu thập đơc ở thị trờng, doanh thu phí bảo hiểm đạt đợc đã vợt kế hoạch
dự kiến của các doanh nghiệp khoảng 1,7% và tăng hơn 2,35 triệu USD t ơng
đơng 16% so với năm 1999 nh đánh giá dự kiến ban đầu.
Để giữ đợc thị phần và tăng thị phần bảo hiểm cháy của mìmh trên thị
trờng, các công ty đã sử dụng nhiều biện pháp. Một trong những biện pháp đó
là cạnh tranh. Biểu hiện của sự cạnh tranh ở đây thể hiện ở mức phí bảo hiểm


giảm mạnh. Mức giảm phí chỉ còn 50%, thậm chí 60% so với năm 1995.
Nhóm khách hàng có nguồn vốn đầu t nớc ngoài, những công trình, khách sạn
lớn là nhóm khách hàng đợc đánh giá là đối tợng hấp dẫn nhất với các doanh
nghiệp bảo hiểm bởi giá trị bảo hiểm lớn, số chi cho kinh doanh bảo hiểm
tuyệt đối cao. Thêm vào đó, hầu hết các công trình đều mới hoặc mới sử dụng
trong một thời gian ngắn, kết cấu xây dựng theo kiến trúc hiện đại, các thiết bị

phơng tiện đạt ở mức tiêu chuẩn cao đều đợc các doanh nghiệp bảo hiểm chú
ý khai thác và thuờng cạnh tranh với nhau để tìm kiếm hợp đồng.Th ờng thì
các công ty bảo hiểm có vốn nớc ngoài tiếp cận tốt hơn với nhóm khách hàng
này vì họ có đợc sự thu xếp tái bảo hiểm của công ty mẹ.
Những vụ cháy trong năm 2000 và đầu năm nay liên quan đến trách
nhiệm bảo hiểm thờng ở các đơn vị rủi ro tới mức độ nhỏ và vừa. Tuy nhiên,
có nhiều ý kiến cho rằng nên tiếp tục giảm phí bảo hiểm hoả hoạn mặc dù
hiện nay phí bảo hiểm của ngiệp vụ này đang giảm mạnh, thì sẽ giúp thu hút
nhiều khách hàng hơn. Song trên thực tế, việc này không đơn giản vì thị tr ờng
bảo hiểm ở Việt Nam mới đợc mở cửa, nhiều doanh nghiệp bảo hiểm còn non
trẻ so với các doanh nghiệp bảo hiểm ở thị trờng bảo hiểm thế giới. Và các kỹ
thuật cũng nh nghiệp vụ còn hạn chế, việc tính toán và thiết lập các quỹ dự
phòng cũng còn ở mức độ thấp. Trong khi các phơng tiện và công tác phòng
cháy chữa cháy, hạn chế và khắc phục sự cố tái bảo hiểm tuy đ ợc quan tâm
đặc biệt, song nếu các sự cố rủi ro xảy ra ở các công trình cao ốc văn phòng,
khách sạn liên quan đến bảo hiểm thì Việt Nam vẫn cha có kinh nghiệm thực
tiễn và cách thức tổ chức ứng cứu kịp thời. Và chính những điểm này ít nhiều
đã làm cho phí bảo hiểm còn có vẻ cao hơn so với ở một số n ớc có trình độ về
bảo hiểm cũng nh phòng cháy chữa cháy cao.


Tuy vậy, các nhà bảo hiểm Việt Nam vẫn cho rằng họ cần phải nâng cao
chất lợng phục vụ khách hàng cao nhất, đồng thời giảm phí bảo hiểm cũng nh
phải cải thiện hiệu quả kinh doanh vốn.
Hiện nay, các nhà bảo hiểm nghiêm túc cũng đã giảm bớt sự cạnh tranh
không lành mạnh trong nghiệp vụ này khi chấp nhận tỷ lệ phí thấp hay mở
rộng điều kiện bảo hiểm phí nhằm lôi kéo khách hàng của nhau bằng cách
thực hiện bản thoả thuận chung về khai thác nghiệp vụ này. Tuy nhiên, để thị
trờng lành mạnh hơn, các doanh nghiệp bảo hiểm cần thực hiện nghiêm túc
hơn sự thoả thuận. Một dự đoán từ Công ty tái bảo hiểm Việt Nam đ a ra cho

thấy, trong năm 2001 bảo hiểm tài sản - cháy ở Việt Nam sẽ có mức tăng tr ởng từ 16%-20% và mức tăng trởng này hy vọng thành hiện thực, nhất là sau
khi Luật bảo hiểm có hiệu lực thực thi.

2.2. Hoạt động kinh doanh của công ty bảo hiểm Hà
nội và vị trí của bảo hiểm hoả hoạn.
Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam (gọi tắt là Bảo Việt) đợc thành lập từ
ngay 15/1/1965 theo Quyết định số 179/CP ngày 17/12/1964 của Thủ tớng
Chính phủ, là doanh nghiệp Nhà nớc duy nhất hoạt động kinh doanh nghiệp
vụ bảo hiểm. Bảo Việt có nhiệm vụ thành lập quỹ dự trữ bảo hiểm từ sự đóng
góp, tham gia bảo hiểm của các đơn vị sản xuất kinh doanh.
Từ năm 1981, Bảo Việt đã thành lập các công ty chi nhánh ở các tỉnh,
địa phơng nhằm triển khai bảo hiêm trên phạm vi cả nớc, hình thành một
mạng lới đảm bảo an toàn tàI chính cho ngời đợc bảo hiểm.


Công ty bảo hiểm Hà Nội (gọi tắt là Bảo Việt Hà Nội) đợc thành lập từ
năm 1980 theo quyết định số 1125/QĐ-TCCB ngày 17/11/1980 của Bộ TàI
Chính và trực thuộc Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam,với nhiệm vụ là tổ chức
hoạt động kinh doanh bảo hiểm thơng mại trên địa bàn thành phố Hà Nội. Là
một thành viên trong một doanh nghiệp nhà nớc đợc xếp hạng đặc biệt, hoạt
động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ bảo hiểm, Bảo Việt Hà Nội có chức
năng thành lập quỹ dự trữ bảo hiểm từ sự đóng góp, tham gia bảo hiểm của
các đơn vị sản xuất kinh doanh và mọi thành viên khác trên địa bàn Hà Nội,
nhằm bồi thờng cho những ngời tham gia bảo hiểm không may gặp thiên tai,
tai nạn bất ngờ gây thiệt hại, giúp các cá nhân, tổ chức đó mau chóng ổn định
sản xuất và đời sống.
Trải qua 20 năm xây dựng và trởng thành,Công ty bảo hiểm Hà Nội đã
lớn mạnh không ngừng cả về chiều rộng và chiều sâu. Từ lúc mới thành lập
chỉ có 10 cán bộ với một phòng nhỏ làm trụ sở, đến nay Bảo Việt Hà Nội đã
trở thành một đơn vị chủ lực của Bảo Việt với đội ngũ gần 150 cán bộ bảo

hiểm, 12 văn phòng đại diện ở tất cả các quận, huyện cùng với mạng l ới đại
lý, cộng tác viên phủ kín trên địa bàn dân c của thành phố Hà Nội, sẵn sàng
đáp ứng mọi nhu cầu bảo hiểm của các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân.
Từ những năm đầu thành lập, Bảo Việt Hà Nội chỉ thực hiện hai nghiệp
vụ bảo hiểm là bảo hiểm tai nạn hành khách và bảo hiểm trách nhiệm dân sự
của chủ xe. Đó là các nghiệp vụ thực hiện theo nguyên tắc bắt buộc hay còn
gọi là cơ chế cứng của Nhà nớc với doanh thu phí rất nhỏ khoảng 10 triệu
đồng/năm.
Sau 20 năm xây dựng và phát triển, hiện nay Bảo Việt Hà Nội đang triển
khai 40 nghiệp vụ bảo hiểm các loại phục vụ nhiều lĩnh vực khác nhau của đời


sống kinh tế, xã hội với doanh thu bình quân hàng năm lớn hơn 80 tỷ đồng
trong đó có 3 nhóm nghiệp vụ chính là bảo hiểm con ngời, bảo hiểm tài sản và
bảo hiểm trách nhiệm.
Tại Việt Nam, mãi đến năm 1989, Bảo Việt mới chính thức triển khai
nghiệp vụ bảo hiểm cháy theo Quyết định 06/TCQD của Bộ Tài Chính. Tuy
nhiên mới chỉ có ngành xăng dầu tham gia bảo hiểm, còn phần lớn các tài
sản, nhà máy, xí nghiệp, khách sạn từ Nam ra Bắc vẫn ch a đợc bảo hiểm. Một
trong những nguyên nhân cơ bản là chúng ta đã quá quen với cơ chế bao cấp,
cháy và tổn thất đã có Nhà nớc bù đắp thiệt hại, còn các doanh nghiệp thuộc
các thành phần kinh tế khác thì cha có thói quen tham gia bảo hiểm tài sản.
Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, vận động thu hút khách hàng của ngành
bảo hiểm còn hạn chế.
Sau hơn một năm thực hiện, một yêu cầu quan trọng đặt ra là phải có
quy định chung hớng dẫn về bảo hiểm cháy. Vì vậy, ngày 2/5/1991, Bảo Việt
đã ban hành Quy tắc bảo hiểm hoả hoạn và rủi ro đặc biệt áp dụng trên toàn
quốc. Nghiệp vụ này ngày càng khẳng định đợc vị trí quan trọng của nó trong
đời sống xã hội của nhân dân ta.
Tại Công ty bảo hiểm Hà Nội, nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn là một

nghiệp vụ mạnh của công ty, đóng góp một phần không nhỏ vào tổng doanh
thu phí bảo hiểm của công ty.

Bảng 1: Cơ cấu doanh thu bảo hiểm hoả hoạn tại Bảo Việt Hà Nội.
Đơn vị: triệu đồng.

Doanh thu bảo

Doanh thu toàn

Tỷ lệ % doanh thu bảo


Năm
1996
1997
1998
1999
2000

hiểm hoả hoạn
6.098
7.183
8.191
11.643
7.908

công ty

hiểm hoả hoạn/doanh


66.427
79.068
87.653
74.887
75.800

thu toàn công ty
9,18
9,08
9,34
15,54
10,43

Nguồn cung cấp số liệu: Phòng bảo hiểm cháy và rủi ro kỹ thuật - Bảo Việt
Hà Nội.
Tỷ lệ doanh thu bảo hiểm cháy so với doanh thu toàn công ty ngày
càng tăng. Từ chỗ chỉ chiếm 9.18% năm 96 thì đến năm 99 là 15,54% và năm
2000 là 10,43% doanh thu toàn công ty. Năm 97, tỷ lệ này giảm đi một chút
so với năm 96, nguyên nhân là do ngành Ngân hàng xiết chặt thêm việc cho
vay vốn sau những vụ đổ bể của một số doanh nghiệp lớn, làm cho nhiều đơn
vị sản xuất kinh doanh gặp khó khăn về tài chính. Điều đó tác động tới tiêu
cực tới sự phát triển của bảo hiểm. Nhng nguyên nhân quan trọng nhất là do
sự cạnh tranh ác liệt của các doanh nghiệp bảo hiểm trong và ngoài n ớc với
việc một số công ty bảo hiểm sử dụng các biện pháp không lành mạnh nh gây
áp lực hành chính, tăng hoa hồng, giảm phí một cách tuỳ tiện. Đến năm
1999, tỷ lệ này tăng lên đến 15,54%, sở dĩ nh vậy là do doanh thu của các
nghiệp vụ khác giảm hoặc tăng không lớn nh: Bảo hiểm trách nhiệm dân sự
chủ xe ô tô, Bảo hiểm toàn diện học sinh, Bảo hiểm xây dựng lắp đặt, Bảo
hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu.. . trong khi bảo hiểm hoả hoạn tăng mạnh.

Năm 2000, tỷ lệ này giảm xuống còn 10,43%, nguyên nhân là do một số


×