Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Luận chứng về triết lý phát triển kinh doanh của doanh nghiệp”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.38 KB, 13 trang )

MỤC LỤC


MỞ ĐẦU
Triết học là một bộ phận không thể tách rời với sự phát triển của bất
cứ hình thái kinh tế nào. Với việc vận dụng những tư tưởng triết học trong
một phạm vi nhất định của đời sống hiện thực cụ thế là trong lĩnh vực kinh
doanh, tạo nên triết lý phát triển kinh doanh – một thành phần không thể
thiếu trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Với tư cách là nguồn lực
vô hình, triết lý phát triển kinh doanh là một trong những nguyên nhân tạo
nên thành công của các doanh nghiệp. Thực tế đã khẳng định quản lý
doanh nghiệp được định hướng bới một triết lý kinh doanh tích cực là một
phương pháp, công cụ để phát triển doanh nghiệp bền vững.
Với mong muốn tìm hiểu về triết lý phát triển kinh doanh của doanh
nghiệp để qua đó được hiểu rõ hơn về nội dung, vai trò của nó việc trong
quản lý, phát triển doanh nghiệp, em xin lựa chọn đề tài: “Luận chứng về
triết lý phát triển kinh doanh của doanh nghiệp”.

2

2


I.Các khái niệm
1.Khái niệm triết lý
Khái niệm triết lý có quan hệ chặt chẽ với khái niệm triết học. Theo
nguyên, chữ Hán, triết nghĩa là trí ( sự nhận thức, hiểu biết sâu rộng về thế
giới, trời, đất, con người…) và đạo lý. Ở phương Tây, triết học (philosophy)
xuất phát từ tiếng Hy Lạp cổ đại, chuyển sang tiếng La Tinh là philosophia
= philo (yêu) + Sophia (sự thông thái). Theo đó triết học có nghĩa là môn
học về sự thông thái. Theo truyền thống của phương Tây, sự thông thái chủ


yếu là các tri thức về tự nhiên. Trong khi đó, ở phương Đông, sư minh triết
lại chủ yếu là vốn tri thức về con người, xã hội và đạo lý. Mục đích chung
của sự minh triết và thông thái là sự khôn ngoan, tức là cách xử sự, hành
động và lối sống khôn ngoan.
Theo thời gian,khái niệm về triết học đã có nhiều sự thay đổi. Vào
thời cổ đại,
Triết lý và triết học là hai khái niệm có mối liên hệ hữu cơ với nhau
nhưng

không hoàn toàn trùng nhau. Triết lý có phạm vi phản ánh hẹp

hơn so với triết học. Có thể đưa ra khái niệm về triết lý như sau: “ Triết lý
là những tư tưởng có tính triết học (tức là sự phản ánh đã đạt đến
trình độ sâu sắc và có khái quát cao) được con người rút ra từ cuộc
sống của mình và chỉ dẫn, định hướng cho hoạt động của con người”
2. Khái niệm triết lý phát triển kinh doanh
Triết lý phát triển kinh doanh có thể được định nghĩa như sau: “Triết
lý phát triển kinh doanh là những tư tưởng triết học phản ánh thực
tiễn kinh doanh thông qua con đường trải nghiệm, suy ngẫm, khái
quát hóa của các chủ thể kinh doanh và chỉ dẫn cho hoạt động kinh
doanh”.
Con đường chung của sự hình thành các triết lý phát triển kinh
doanh là sự tổng kết kinh nghiệm thực tiễn để đi đến các tư tưởng triết học
3

3


về kinh doanh bằng triết lý kinh doanh. Tác giả của các triết lý phát triển
kinh doanh thường là những người hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh,

doanh nhân từng trải.
Triết lý phát triển kinh doanh rất phong phú và nhiều loại khác nhau.
Có thể phân loại triết lý phát triển kinh doanh theo hai tiêu chí cơ bản: Lĩnh
vực hoạt động, nghiệp vụ và quy mô của chủ thể kinh doanh.
-

Theo lĩnh vực hoạt động, nghiêp vụ chuyên ngành: có các triết lý phát triển
kinh doanh về sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, triết lý về
marketing, quản trị chất lượng hàng hóa…

-

Theo quy mô của chủ thể kinh doanh: triết lý phát triển kinh doanh bao
gồm triết lý phát triển kinh doanh của các cá nhân và triết lý phát triển
kinh doanh của doanh nghiệp
3. Khái niệm triết lý phát triển kinh doanh của doanh nghiệp
Khái niệm: “Triết lý phát triển kinh doanh của doanh nghiệp là lý
tưởng, là phương châm hành động, là hệ giá trị và mục tiêu chung
của doanh nghiệp chỉ dẫn cho hoạt động kinh doanh, nhằm lầm cho
doanh nghiệp đạt kết quả cao trong kinh doanh”
Triết lý phát triển doanh nghiệp là triết lý kinh doanh chung của tất
cả các thành viên của một doanh nghiêp cụ thể. Khi một chủ thể kinh doanh
trở thành nhà lãnh đạo của doanh nghiệp, họ sẽ cố gắng vận dụng các tư
tưởng triết học về kinh doanh, tổ chức quản lý của mình và phát triển nó
thành triết lý chung của doanh nghiệp đó. Triết lý phát triển doanh nghiệp
chính là sự cụ thể hóa triết lý phát triển kinh doanh vào trong hoạt động
sống của một tổ dhuwcs kinh doanh.
Dưới đây các triết lý phát triển kinh doanh của một số công ty nổi
tiếng:
Matsushita: “ Phục vụ dân tộc bằng con đường hoàn thiện sản xuất”

Sony: “ Tinh thần luôn động não, độc lập sáng tạo”
4

4


IBM: “Thực hiện triệt để nhất việc phục vụ người tiêu dung”, “IBM có
nghĩa là phục vụ”
Honda: “Đương đầu với những thử thách gay go nhất trước tiên”
Intel: “Lao động gian khổ và năng suất cao để đạt tới một sự phát
triển nhanh chóng”
II. Cơ sở hình thành triết lý kinh doanh của doanh nghiệp
1.Triết lý doanh nghiệp được hình thành từ kinh nghiệm kinh doanh
của người sáng lập và lãnh đạo doanh nghiệp
Những người thành lập hoặc lãnh đạo của doanh nghiệp sau một
khoảng thời gian dài làm kinh doanh và quản lý, từ kinh nghiệm, từ thực
tiễn thành công nhất định của doanh nghiệp rút ra triết lý kinh doanh cho
doanh nghiệp. Họ đã kiểm nghiệm và đi đến một sự tin tưởng rằng doanh
nghiệp của họ cần có một cương lĩnh, một cách thức kinh doanh riêng và
việc truyền bá, phát triển cương lĩnh là yếu tố rất quan trọng để tiếp tục
thành công.
Thí dụ điển hình về triết lý kinh doanh của doanh nghiệp do người
sáng lập của nó tạo ra là công ty Matsushita – một công ty hàng đầu của
Nhật Bản, theo nghiên cứu của hãng Morgan Stanley Capital International
Perspective trong danh sách “100 công ty lớn nhất thế giới năm 2006”,
Matsushita Electric Industrial xếp vị trí 43 với giá trị thị trường là 36.672
tỷ USD, doanh số 1995 là 67.356 tỷ USD và lợi nhuận 877 USD.
Công ty này được mang tên người chủ sang lập ra nó – ông Konosuke
Matsushita (1894 – 1989). Xuất thân trong một gia đình nghèo khổ, bố mẹ
xoay sở mọi cách vẫn không kiếm đủ sống, 6/8 người con bị chết vì nghèo

đói, học đến lớp 3 ông phải bỏ dở việc học để đến học việc tại một lò rèn,
hàng ngày chỉ được 2 bữa cơm thay cho tiền công. Nhưng chỉ được 3 tháng
chủ lò rèn chuyển sang nghề khác, ông phải đến phụ việc tại một cửa hàng
buôn xe đạp, phải làm đủ mọi việc cực nhọc. Năm 1917, sau nhiều lần bị từ
5

5


chối, ông được thu nhận vào học việc tại công ty đèn điện Osaka cho đến
năm 1917. Ông bắt đầu sự nghiệp kinh doanh của mình bằng việc sản xuất
ra những chiếc đui đèn điện tại căn nhà nhỏ của vợ chồng ông ở ngoại ô
Osaka vào năm 1917, khi ông 23 tuổi. Khởi đầu sự nghiệp của ông vô cùng
vất vả, gian nan. Ông đã phải làm việc rất cật lực bất chấp cả thể trạng yếu
của mình và có thời điểm ông phải mang cả áo kimono của vợ để bán lấy
tiền chế tạo sản phẩm mới. Ông tìm tòi sáng chế ổ cắm điện hai pha, cũng
phải trải qua nhiều lần thất bại mới thành công, rồi đến lò sấy điện, bàn là,
xe đạp…dần dần lập xưởng sản xuất, rồi lập công ty Matsushita Electric cho
đến tập đoàn như ngày nay. Hiện nay, sản phẩm của Matsushita như dòng
nước chảy đến tận hang cùng ngõ hẻm của thế giới, các nhãn hiệu của
hãng như Panasonic, National… đang áp đảo thị trường đồ điện thông
dụng từ quạt điện, tủ lạnh, máy điều hòa đến những hàng hóa đòi hỏi kỹ
thuật cao như máy nghe nhạc lade, camera, thiết bị máy tính…
Trong quá trình lãnh đạo công ty, ông Matsushita luôn trăn trở với
việc tìm ra sứ mệnh, mục đích kinh doanh của công ty. Và dịp may đã đến
với ông vào năm 1932, khi ông đến thăm nới sản xuất của một tôn giáo.
Ông rất ngạc nhiên và cảm kích khi thấy những người thợ ở đây làm việc
rất nghiêm túc, hăng say khác hẳn không khí ở các xưởng khác. Trên
đường về nhà, ông băn khoăn với câu hỏi: “ Tại sao tôn giáo lại phồn vinh
mà nhiều ngành sản xuất lại phá sản, mặc dù những sản phẩm mà họ làm

ra đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của con người? Phải chăng sự khác nhau
ở chỗ, tôn giáo dựa trên niềm tin và bằng mọi cố gắng cứu vớt mọi người,
còn chúng ta chỉ kinh doanh vì chính mình?”. Từ những suy nghi đó,
Matsushita quyết định xây dựng một sứ mệnh kinh doanh của công ty:“Suy
cho cùng, công việc sản xuất của chúng ta quyết không phải chỉ làm vì
mình, mà là để thỏa mãn nhu cầu vật chất cho nhiều người trong xã hội,
giúp ích cho mọi người”. Đó là một sứ mệnh cao cả.
6

6


Đối với công ty điện khí Matsushita, nếu đẩy mạnh sản xuất mạnh mẽ
và có hiệu quả cao thì sẽ góp phần loại bỏ được chữ “nghèo” mà đi liền với
nó là chữ “khổ”, sẽ có phần giúp ích cho người dân Nhật Bản yên tâm vui
sống và làm việc. Phát hiện ra được điều này, ông “cảm thấy tâm trí rất
trong sáng, sảng khoái và tâm hồn rộng lớn hẳn ra”. Matsushita quyết định
phải phổ biến cho toàn thể nhân viên biết để cùng nhau tiến bước mạnh mẽ
hoàn thành sứ mệnh. Ngày 5/5/1932, ông đã tập hợp toàn thể nhân viên để
tuyên bố triết lý phát tiển kinh doanh của công ty điện khí Matsushita. Và
đó cũng là “ngày kỷ niệm sáng nghiệp lần thứ nhất” của ông và công ty.
Như vậy, trải qua 15 năm kinh doanh và lãnh đạo công ty,
Matsushita mới tìm ra được sứ mệnh nghề nghiệp của mình. Đây là phần
nội dung cơ bản trong triết lý phát triển kinh doanh của tập đoàn
Matsushita sau này, nó được thế hiện trong Bộ luật đạo lý và bài Chính ca
của hãng. Khi doanh nghiệp của ông đã phát triển lớn mạnh thì những
triết lý của ông mới thể hiện thành văn bản để chỉ đạo, giáo dục mọi cán bộ,
nhân viên của tập đoàn. Có thể nói rằng, bộ triết lý phát triển kinh doanh
của Matsushita là điển hình nhất cho nội dung triết lý kinh doanh. Đồng
thời với triết lý phát triển và phong cách quản lý kinh doanh xuất sắc,

Matsushita đã tạo nên một sản nghiệp lớn.
2.Triết lý phát triển kinh doanh của doanh nghiệp được tạo lập theo
kế hoạch của ban lãnh đạo
Ngoài việc dựa theo kinh nghiệm thực tiễn kinh doanh của người
sáng lập hoặc lãnh đạo doanh nghiệp, triết lý kinh doanh của doanh nghiệp
còn có thế hình thành thông qua sự thảo luận của ban lãnh đạo và toàn thể
nhân viên trong doanh nghiệp. Cách này khá giống với quy trình ra quyết
định tập thể ở các công ty lớn ở Nhật Bản. Theo đó việc xây dựng triết lý
phát triển doanh nghiệp được thực hiện theo trình tự như sau: đầu tiên,
nhóm chuyên trách phỏng vấn tất cả các thành viên trong ban lãnh đạo của
7

7


doanh nghiệp. Căn cứ vào kinh nghiệm cá nhân và dựa vào kinh nghiệm
của các học thuyết triết học, ban lãnh đạo sẽ đưa ra quan niệm của mình
đối với triết lý phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. Sau khi tìm ra các
ý kiến cụ thể, nhóm chuyên trách đề nghị ban lãnh đạo doanh nghiệp thảo
luận về những điểm căn bản của chiến lược, phương hướng, phong cách và
phương thức kinh doanh. Căn cứ vào kết quả của buổi thảo luận sẽ thông
qua một văn bản sơ thảo về triết lý của doanh nghiệpvà gửi xuống các cơ
sở để thảo luận lấy ý kiến cá nhân và tập thể lao động. Cuối cùng, từ ý kiến
của cả ban lãnh đạo và người lao động, nhóm soạn thảo phân tích, tổng kết
và trình lên cấp có thẩm quyền quyết định một văn bản hoàn chỉnh. Bằng
cách này, doanh nghiệp cần phải có một khoảng thời gian đủ dài tùy vào
khả năng và mức độ lớn của nó để tạo nên một triết lý phát triển kinh
doanh chung.
3. Triết lý phát triển kinh doanh của doanh nghiệp được tạo lập dựa
trên các học thuyết triết học

Doanh nghiệp có thể xây dựng triết lý kinh doanh của mình dựa trên
kinh nghiệm của các học thuyết triết học đương thời hoặc trong quá khứ.
Những học thuyết, triết lý này thường là những bài học kinh nghiệm được
đúc kết và kiểm chứng qua nhiều thế hệ, do vậy mang giá trị cao, rất sâu
sắc và chứng tỏ tính đúng đắn trong mọi trường hợp. Đây là một phương
pháp mang tính truyền thống và cho đến nay vẫn được áp dụng ở nhiều
doanh nghiệp.
III.Vai trò của triết lý phát triển kinh doanh của doanh nghiệp
1.Triết lý phát triển kinh doanh doanh nghiệp là cốt lõi của văn hóa
doanh nghiệp, tạo ra phương thức phát triển bền vững của doanh
nghiệp.

8

8


Triết lý phát triển kinh doanh của doanh nghiệp góp phần tạo lập
nên văn hóa doanh nghiệp – là cơ sở đảm bảo cho một doanh nghiệp kinh
doanh có văn hóa và bằng phương thức này nó có thể phát triển bền vững.
Do vạch ra sứ mệnh, mục tiêu, phương thức thực hiện mục tiêu và là
một hệ thống các giá trị có tính pháp lý và đạo lý, chủ yếu là các giá trị đạo
đức của doanh nghiệp, nên triết lý phát triển kinh doanh của doanh nghiệp
tạo nên một phong thái văn hóa đặc thù của doanh nghiệp.
Triết lý phát triển kinh doanh của doanh nghiệp là cái ổn định, rất
khó thay đổi, phản ánh cái tinh thần, ý thức của doanh nghiệp ở trình độ
bản chất, có tính khái quát, cô đọng và hệ thống hơn so với các yếu tố ý
thức đời thường và tâm lý xã hội. Một khi đã phát huy được tác dụng thì
triết lý phát triển kinh doanh của doanh nghiệp sẽ trở thành ý thức lý luận
và hệ tư tưởng chung của doanh nghiệp, bất kể có sự thay đổi về lãnh đạo.

Triết lý phát triển kinh doanh của doanh nghiệp ít hiện hữu với xã
hội bên ngoài, nó là tài sản tinh thần của doanh nghiệp, là cái tinh thần
thấm sâu vào toàn thể doanh nghiệp, từ đó hình thành một sức mạnh
thống nhất, tạo ra một lực hướng tâm chung. Không phải ngẫu nhiên mà
vào mỗi ngày làm việc, khoảng 200 ngàn thành viên của hãng Mitsushita
Electric vẫn đọc và hát về triết lý của công ty, họ cảm nhận được lý tưởng
của công ty thấm sâu vào tim óc họ, khiến họ làm việc nhiệt tình, phấn
khích vì mục tiêu cao cả. Do vậy có thể khẳng định rằng triết lý phát triển
kinh doanh của doanh nghiệp là công cụ tốt nhất giúp doanh nghiệp thống
nhất hành động của người lao động trong một sự hiếu biết chung về mục
đích và giá trị.
2.Triết lý phát triển kinh doanh của doanh nghiệp là công cụ định
hướng và là cơ sở để quản lý chiến lược của doanh nghiệp.
Triết lý phát triển kinh doanh là một lực lượng hướng dẫn, tạo nên
sức mạnh to lớn cho thành công của doanh nghiệp.
9

9


Triết lý phát triển kinh doanh thể hiện rõ qua sứ mệnh, tôn chỉ của
doanh nghiệp có vai trò:
-

Thiết lập một tiếng nói chung hoặc môi trường của doanh nghiệp. Đảm bảo
nhất trí về mục đích trong doanh nghiệp. Chỉ rõ mục đích của doanh nghiệp

-

và chuyển dịch các mục đích này thành các mục tiêu cụ thể.

Nội dung triết lý phát triển kinh doanh của doanh nghiệp là điều kiện hết
sức cần thiết để thiết lập các mục tiêu và soạn thảo các chiến lược của

-

doanh nghiệp một cách hiệu quả.
Triết lý phát triển kinh doanh cung cấp cơ sở hoặc tiêu chuẩn để phân phối
nguồn lực của tổ chức. Sứ mệnh hay mục đích của doanh nghiệp là một yếu
tố môi trường bên trong có ảnh hưởng đến các bộ phận chuyên môn như
sản xuât, kinh doanh, marketing, tài chính và quản trị nhân sự. Mỗi bộ
phận chuyên môn hay tài vụ này phải dựa vào mục đích hay sứ mệnh của
công ty để đề ra mục tiêu của bộ phận mình.
Triết lý phát triển doanh nghiệp có vai trò định hướng, là môt công
cụ để hướng dẫn cách thức kinh doanh phù hợp với văn hóa của doanh
nghiệp. Nếu thiếu một triết lý phát triển kinh doanh có giá trị thì chẳng
những tương lai lâu dài của doanh nghiệp sẽ có độ bất định cao mà ngay
trong việc lập các kế hoạch chiến lược và dự án kinh doanh của nó cũng sẽ
rất khó khăn vì thiếu một quan điểm chung về phát triển giữa các tầng lớp,
bộ phận của tổ chức doanh nghiệp.
Triết lý phát triển kinh doanh là cơ sở để quản lý chiên lược của
doanh nghiệp. Đối với bộ phận cán bộ quản trị, triết lý phát triển kiinh
doanh của doanh nghiệp là một văn bả pháp lý và là cơ sở văn hóa để họ có
thể đưa ra các quyết định quản lý qun trọng, có tính chiến lược trong
những tình huống mà sụ phân tích kinh tế lỗ - lãi vẫn chưa giải quyết được
vấn đề. Do vỵ, trong các công ty thành công ở Mý như Intel, HP, IBM… các
nhà quả trị đều có thói quen đối chiếu triết lý phát triển doanh nghiệp với

10

10



các dựu định hành động cũng như các kế hoạch chiến lược trong giai đoạn
xây dựng.
3.Triết lý phát triển kinh doanh của doanh nghiệp là một phương
tiện để giáo dục, phát triển nguồn nhân lực và tạo ra một phong cách
làm việ đặc thù của doanh nghiệp.
Công tác giáo dục – đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có vai trò
quyết định đến sụ thành bại của doanh nghiệp. Nếu đặt ra mục tiêu xây
dựng một nguồn nhân lưc thống nhất, phát huy các yếu tố nhân văn của
nguồn lực trung tâm này để làm chủ thể cho phương thức phát triển bền
vững của doanh nghiệp thì việc giáo dục – đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực cần được định hướng bằng một triết lý chung. Triết lý phát triên
kinh doanh của doanh nghiệp cung cấp các giá trị, chuẩn mực hành vi
nhằm tạo nên một phong cách làm việc, sinh hoạt chung của doanh nghiệp
đậm dà bản sắc văn hóa của nó. Với việc vạch ra lý tưởng và mục tiêu kinh
doanh thể hiện rõ ở phần sứ mệnh, triết lý phát triển kinh doanh của doanh
nghiệp có ý nghĩa giáo dục cho công nhân viên chức đầy đủ về lý tưởng, về
công việc và trong một môi trường văn hóa tốt, nhân viên sẽ tự giác hoạt
động, phấn đấu vươn lên, ở họ có long trung thành và tinh thần làm lao
động hết mình vì doanh nghiệp.Sự tôn trọng các giá trị chung và hành động
phù hợp với các chuẩn mực hành vi trong vă bản triết lý sẽ giúp nhân viên
nuôi dưỡng lòng tự tin và tinh thần trung thành với sự nghiệp của công ty
– nơi phẩm giá và sự nghiệp của họ được đảm bảo.

11

11



KẾT LUẬN
Từ những phân tích ở trên, có thế thấy rằng triết lý phát triển kinh
doanh của doanh nghiệp là một thành phần vô cùng quan trọng, đóng vai
trò to lớn trong thành công của doanh nghiệp. Nó có thể so sánh với bất kỳ
một nguồn lực nào khác của doanh nghiệp như vốn, tài sản hoặc công
nghệ. Kiểm nghiệm từ thực tiễn thành công của các doanh nghiệp, các nhà
sáng lập, lãnh đạo của các hãng lớn và các nhà nghiên cứu cũng đã đưa ra
những nhận xét sâu sắc về tầm quan trọng của triết lý doanh nghiệp. Theo
Robert L.Shook , khi nghiên cứu về Honda đa khẳng định: “Một triết lý kiên
định vững vàng, cuối cùng sẽ quyết định tính vĩ đại của một công ty”, hay
theo Uwayaki trong cuốn “Bí mật của các doanh nghiệp chưa hề thất bại”
12

12


đã viết: “ Nguồn tài sản trong kinh doanh của doanh nghiệp, hiểu theo
nghĩa rộng, ngoài người, tiền ủa hay vật tư hàng hóa còn bao gồm những
nguồn tài sản mắt thường không nhìn thấy nhưng lại có những tác dụng
cực kì to lớn. Bộ phận quan trọng nhất của nguồn tài sản – nguồn lực vô
hình đó là phong thái kinh doanh và triết lý kinh doanh là cốt lõi của phong
thái của doanh nghiệp”.

13

13




×