Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Báo Cáo Thực tập tốt nghiệp mầm non Mầm non Minh Khai. Quận: Từ Liêm – Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (882.44 KB, 19 trang )

TRƯỜNG CĐ SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON


BÁO CÁO
TỔNG KẾT CÔNG TÁC THỰC TẬP
NĂM HỌC 2013 - 2014
Họ và tên sinh viên:
Lớp:
Khoa: Giáo dục Mầm non

Hà Nội, Ngày 06 tháng 04 năm 2014
1


TRƯỜNG CĐ SƯ PHẠM HÀ NỘI

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO TỔNG KẾT CÔNG TÁC THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
NĂM HỌC 2013 – 2014

Họ và tên: Nguyễn Thị Trà Giang
Lớp: k2c
Khoa: Giáo Dục Mầm Non
Thực tập tại trường: Mầm non Minh Khai. Quận: Từ Liêm – Hà Nội
Lớp mẫu giáo lớn A2


Thời gian: từ ngày 10/02/2014 đến ngày 05/04/2014

PHẦN 1
PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do viết báo cáo thu hoạch đợt thực tập sư phạm năm 3:
1. Về mặt nhận thức:
- Để tạo điều kiện cho chúng em được tiếp xúc và trải nghiệm với thực tế, Ban giám
hiệu trường Cao đẳng sư phạm Hà Nội đã tổ chức chuyến đi thực tập này nhằm giúp
chúng em có thêm nhiều kinh nghiệm khi được thực tập, chủ nhiệm,giảng dạy 1 lớp,
áp dụng những gì đã được học tại trường thông qua sách vở.Về thực tập tại trường
Mầm non Minh Khai chúng em nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tình từ Ban giám
hiệu – giáo viên và công nhân viện của trường, qua đó tạo cho em và các bạn có
thêm niềm tin và cảm giác thân thiết.
2. Về mặt thực tiễn:
- Thực tập sư phạm là hoạt động giúp chúng em được tiếp cận với nghề hơn. Thông
qua đó, các nội dung, chuyên môn, nghiệp vụ mà chúng em tiếp thu được đem thử
nghiệm vào thực tiễn giảng dạy và giáo dục. Đây chính là thời điểm chuyển giao
giữa lý luận và thực tiễn, giữa kiến thức học tập trong nhà trường và công việc thực
2


tế mà chúng em sẽ làm sắp tới. Do đặc thù của ngành học mầm non hoàn toàn khác
hẳn so với các ngành học khác về trường lớp, phương pháp dạy, tình cảm của cô và
trò, nên người giáo viên mầm non được xem như là người mẹ thứ hai của trẻ. Vì
vậy, thời gian này tuy có 2 tháng nhưng nó có tác dụng rất lớn không chỉ trên
phương diện chuyên môn nghiệp vụ mà còn giúp xây đắp, phát triển tình cảm nghề
nghiệp cho chúng em, giúp chúng em những cô giáo mầm non còn non trẻ có động
lực, niềm tin, gắn bó và yêu nghề hơn.
Trong thời gian thực tập tại trường mầm non Minh Khai, báo cáo thu hoạch có vai
trò rất quan trọng và có ý nghĩa rất lớn đối với tất cả những người muốn khẳng định

kết quả làm việc của mình, đặc biệt là những sinh viên năm cuối chuẩn bị tốt nghiệp
và muốn người khác công nhận kết quả làm việc đó
Chính vì vậy mà các nhà làm công tác giáo dục cần phải thấy rõ tầm quan trọng
của việc viết báo cáo thu hoạch. Vì nó giúp họ củng cố cũng như tạo điều kiện nâng
cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn đồng thời phát huy tính sáng tạo, rèn luyện
chuyên môn, tích lũy kinh nghiệm
Trong thời gian 2 tháng thực tập tại trường mầm non Minh Khai, em thấy mình
học hỏi được rất nhiều từ các cô ở đó và sự nỗ lực của bản thân giúp em cảm thấy tự
tin hơn khi chuẩn bị trở thành một giáo viên tương lai cùng một số phương pháp và
kỹ năng sư phạm đã được trang bị trước khi bước vào kì thực tập sư phạm.
Qua 2 tháng đi thực tập em nhận thấy học sinh lớp mẫu giáo tuy bướng bỉnh, khó
hiểu về hành động, suy nghĩ của trẻ khiến ta cảm thấy khó dạy nhưng nếu chúng ta
nắm được đặc điểm tâm lý của trẻ, của từng cá nhân trong học tập, trong lao động,
vui chơi cũng như nghỉ ngơi của trẻ thì chúng đều là những đứa trẻ ngoan ngoãn, dễ
thương. Điều này chúng ta đều thấy rất rõ ở những học sinh trong lớp mình thực tập.
Trong thời gian học tập và làm công tác giảng dạy, chủ nhiệm em đã đạt được một
số kết quả đáng khích lệ như sau:
+ Hoàn thành tốt các tiết dạy của mình theo quy định.
+ Thực hiện tốt các quy định của trường, nắm vững kiến thức chuyên môn, có
tác phong sư phạm tốt
3


+ Giáo dục một số cháu chưa có ý thức học tập tốt
+ Tạo mối quan hệ tốt giữa sinh viên với giáo viên hướng dẫn, giữa giáo sinh
với giáo viên trong trường thực tập, giáo sinh với học sinh…. Làm cho các cháu
trong lớp gần gũi, đoàn kết với nhau
3. Mục đích của việc thực tập tốt nghiệp trong việc giảng dạy, chăm sóc, giáo dục
trẻ ở trường mầm non:
- Đợt thực tập sư phạm giúp chúng em gắn lý thuyết với thực hành, lý luận với thực

tiễn. Thực tập ở trường mầm non giúp cho chúng em tìm hiểu những kiến thức,kinh
nghiệm trong việc giảng dạy chủ nhiệm,hoạt động chăm sóc sức khỏe của trẻ và
công tác quản lý nhóm lớp. Giúp chúng em từng bước làm quen và trau dồi kĩ năng,
nghiệp vụ sư phạm hỗ trợ giáo viên trong việc tổ chức các hoạt động hàng ngày cho
trẻ, đảm bảo mục tiêu giáo dục trẻ em lứa tuổi mầm non.
- Thực tập năm thứ 3 giúp chúng em tiếp tục nâng coa kiến thức, rèn luyện tay nghề,
nâng cao năng lwcjj sư phạm và hoàn thiện những kỹ năng nghiệp vụ câng thiết của
một giáo viên mầm non.
- Củng cố, hệ thống hóa kiến thức, kỹ năng đã được học về khoa học giáo dục mầm
non, làm giàu vốn kinh nghiệm thực tế của bản thân về phương pháp chăm sóc giáo
dục trẻ, có cơ hội để rèn luyện kỹ năng quan sát, nghiên cứu và đánh gia sswj phát
triển của trẻ.
- Phát huy tính sáng tạo , chủ động, linh hoạt của sinh viên trong việc thiết kế bài
giảng và sử dụng đồ dùng dạy học ở trường mầm non một cách có hiệu quả.
- Giúp cho em đi sâu tìm hiểu thực tế giáo dục, tiếp xúc với trẻ và môi trường làm
việc ở trường mầm non, được thường xuyên thực hành, luyện tập các kỹ năng chăm
sóc – giáo dục trẻ, làm cơ sở để hình thành phẩm chất và năng lực sư phạm của
người giáo viêm mầm non.
- Giúp em nắm được vai trò của giáo viên mầm non trong việc sáng tạo, tìm hiểu
thực tế giáo dục,tiếp xúc với trẻ và môi trường làm việc ở trường mầm non.
4


- Bồi dưỡng ý thức tự rèn luyện bản thân, chịu khó trong công việc; yêu nghề mến
trẻ, có thái độ hòa nhã, thân thiện với mọi người.
- Giúp em vận dụng những kiến thức, kỹ năng, phương pháp của khoa học giáo dục
mầm non vào thực tế chăm sóc – giáo dục trẻ, tập thực hiện nhiệm vụ và công việc
của một giáo viêm mầm non theo yêu cầu cuẩ các chương trình khung đào tạo giáo
viên mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
4. Nhiệm vụ và phạm vi báo cáo

* Nhiệm vụ
- Báo cáo những vấn đề hoạt động dạy và học trong thời gian thực tập tại trường
- Những công việc chính trong đợt thực tập
+ Tìm hiểu thực tế giáo dục
+ Thực tập tổ chức các hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ
+ Thực tập làm công tác quản lý nhóm lớp.
+ Viết báo cáo thực tập sư phạm.
* phạm vi viết báo cáo
- Phạm vi viết báo cáo thu hoạch rất ngắn vì thời gian thực tập tại trường mầm non
chỉ có 8 tuần với quy mô chỉ trong 8 tuần em thực hiện soạn 8 giáo án và tập giảng
trong nhóm. Tổ chức lên lớp 6 hoạt động, trong đó có 4 hoạt động học tập và 2 hoạt
động vui chơi, giáo viên hướng dẫn và các thành viên trong nhóm dự. Cùng với việc
soạn giáo án và lên lớp thì em còn làm công tác chủ nhiệm quản lý nhóm lớp. Thực
tế thì em luôn phải cố gắng phấn đấu để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong
đợt thực tập này, nhưng phạm vi báo cáo rất ngắn với sự hướng dẫn của cô giáo
hướng dẫn thực tập và các bạn trong lớp.
5. Đặc điểm của đoàn thực tập sư phạm
- Đoàn thực tập tại trường mầm non Minh Khai có tổng số 27 sinh viên chia làm 2
cơ sở là cơ sở 1 ở làng Văn Trì và cơ sở 2 ở làng Nguyên Xá. Riêng cơ sở Văn Trì
gồm có 8 nhóm thực tập với 17 giáo sinh. Nhóm của em được phân công thực tập tại
lớp A2 gồm 2 giáo sinh là:
+ Nguyễn Thị Trà Giang
5


+ Phạm Thị Thu Hân
- Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Hương và Nguyễn Thị Minh Phương.
- Qua đợt thực tập này em được tiếp xúc, trải nghiệm và học hỏi được rất nhiều từ
thực tế, có thêm được nhiều kinh nghiệm quý báu mà không hề có trên sách vở. Khi
được tiếp xúc với trẻ - tiếp xúc với những gương mặt ngây thơ, những tâm hồn

trong sáng em càng cảm thấy yêu nghề hơn, có tinh thần trách nhiêm, có động lực
phấn đấu để trở thành một người giáo viên mẫu mực.
GHI NHẬN KẾT QUẢ:
Nghe xong chúng ta có thể quên nhưng nếu ghi chép lại những gì mình đã nghe, đã
thấy thì những điều ấy sẽ được lưu lại làm hành trang cho chính mình. Chính vì thế
em đã viết bài báo cáo này để ghi nhận lại những kết quả đã đạt được để từ đó có ý
thức được rằng phải thường xuyên trao dồi kiến thức, nổ lực phấn đấu, từng bước
hoàn thiện bản thân để cống hiến một phần công sức của mình cho sự nghiệp trồng
người.

PHẦN 2
TÌM HIỂU THỰC TẾ TRƯỜNG MẦM NON
Trường mầm non Minh Khai là một trường thuộc huyện Từ Liêm đã được công nhậ
là trườn chuẩn quốc gia, có diện tích 3220m2 nằm ở khu dân cư mới với khung cảnh
thoáng mát, không khí trong lành, khuôn viên sân chơi ngoài trời rộng rãi, sạch sẽ
với nhiều đồ dùng, đồ chơi như xích đu, cầu trượt, thú nhún,…có màu sắc tươi sáng
nhằm thu hút trẻ.
Trường có 95 cán bộ công nhân viên và giáo viên:
Hiệu trưởng là cô Nguyễn Thị Hải và 2 hiệu phó
6


Gồm 8 lớp mẫu giáo với 487 học sinh được chia làm 3 khối lớp trong đó có 3 lớp
mẫu giáo lớn(197 trẻ), 3 lớp mẫu giáo nhỡ(177 trẻ) và 2 lớp mẫu giáo bé(113 trẻ).
Trường được xây dựng, thiết kế khoa học và hợp lý bao gồm các phòng học, phòng
máy tính, phòng học tiếng anh, phòng học khiêu vũ, phòng học vẽ, nhà bếp, phòng
hội đồng, phòng kế toán….
Các phòng học đều có diện tích rộng bao gồm lớp học chính, 1 phòng chờ, nhà vệ
sinh cho trẻ. Tất cả các phòng học đều được trang bị đầy đủ các đồ dùng phục vự
cho việc chăm sóc và giáo dục trẻ như máy tính, máy chiếu, ti vi, đầu đĩa, các loại đò

dùng đồ chơi cho trẻ. Nhà trường thường xuyên cử giáo viên đi học các lớp đào tạo
nâng cao, bồi dưỡng không chỉ về chuyên môn nghiệp vụ mà còn cả về ứng dụng
công nghệ thông tin trong việc giảng dạy vì vậy 100% giáo viên trong trường đều sử
dụng thành thạo máy tính và ứng dụng công nghệ thông tin vào bài dạy của mình.
Để tăng cường và nâng cao trình độ chuyên môn, công tác chăm sóc, giáo dục trẻ
hằng năm, nhà trường còn tổ chức các hội thi làm đồ dùng đồ chơi dành cho giáo
viên. Hội thi giúp cho giáo viên có thể giao lưu học hỏi những kỹ năng, phương
pháp làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho quá trình dạy học.
Trường mầm non Minh Khai là một ngôi trường có rất nhiều thành tích nổi bật và
được công nhận là trường chuẩn quốc gia với đội ngũ cán bộ giáo viên trẻ, năng
động, nhiệt huyết.
1. Một số thuận lợi và khó khăn của trường:
 Thuận lợi:
+ Có sự chỉ đạo sát sao trong công tác quản lý giáo dục,giảng dạy của các giáo
viên trong trường vì vậy trường đạt rất nhiều thành tích cao trong các hoạt động.
+Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, năng động, sáng tạo luôn quan tâm và hoàn
thành nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ,tham gia tích cực các hoạt động tại trường.
+ Trang thiết bị phục vụ cho việc dạy học (máy tính,máy chiếu, tivi..) rất đầy
đủ,vệ sinh sạch sẽ,đồ dùng dạy học đầy đủ.
7


+ Nề nếp sinh hoạt ổn định,trẻ ngoan,thực hiện tốt việc giữ gìn vệ sinh và đồ
dùng trong lớp.
+Sân trường rộng,nhiều cây xanh phục vụ cho việc trẻ khám phá môi trường
xung quanh.
+ Phụ huynh học sinh nhiệt tình, đóng góp đầy đủ theo quy định
 Khó khăn:
+ Trẻ trong lớp tương đối đông nên 1 số trẻ chưa được giáo viên bao quát.
+ 1 số giáo viên trong nhà trường còn đang tập sự nên chưa có nhiều kinh nghiệm

để cho giáo sinh học hỏi nhiều.
+trong các hoạt động chiều như việc chia cơm còn cắt xén,rút bớt các khâu.
+Diện tích nhà vệ sinh còn nhỏ.
.
2.Đặc điểm lớp A2 - nhóm lớp tôi thực tập.
Giáo viên chủ nhiệm lớp A2 là cô Nguyễn Thị Hương và cũng là người có kinh
nghiệm lâu năm nhất trong công tác giảng dạy và chăm sóc trẻ. Cô đã hướng dẫn,
chỉ bảo tận tình trong các hoạt động, giáo án được cô sửa cẩn thận, tỉ mỉ từng chi tiết
nhỏ, góp ý cho em những phương pháp mới để giáo án được hay và hấp dẫn trẻ hơn.
Giáo án luôn được các cô duyệt trước khi lên tiết dạy. Cô luôn quan sát và góp ý,
nhận xét thẳng thắn những điểm làm được và chưa làm được khi em thực hiện các
hoạt động chăm sóc, vệ sinh dinh dưỡng. Trong công tác quản ly nhóm lớp cô luôn
có các phương pháp và kinh nghiệm giúp cho trẻ luôn nghe lời cô.
- Lớp A2 gồm 65 cháu, các cháu rất ngoan, ngây thơ và hồn nhiên, tiếp thu nhưng
kiến thức do cô truyền đạt rất nhanh.
- Không gian lớp học thoáng đãng, nằm ở tầng 1 thẳng cổng chính. Các góc chơi
được bố trí một cách khoa học với nhiều đồ dùng, đồ chơi phong phú, đa dạng, nhiều
đồ dùng, đồ chơi do cô và trẻ cùng nhau tạo ra.

8


Phòng đón, trả trẻ.

Góc học tập
9


PHẦN 3
NỘI DUNG THỰC TẬP SƯ PHẠM VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

* Ý Thức:
- Em luôn cố gắng hết mình trong công việc và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao
và luôn có ý thức trách nhiệm cao đối với công việc của mình. Luôn đặt ra những
mục tiêu phấn đấu và yêu cầu đối với bản thân và cố gắng giúp trẻ phát triển về mọi
mặt như “ đức, trí, lao, thể, mỹ”, tạo một môi trường tốt nhất để trẻ học tập
* Tinh thần
Luôn có tinh thần nhiệt tình, không ngại khó khăn vất vả trong công việc, luôn có
thái độ hòa nhã, thân thiện với mọi người, yêu nghề mến trẻ.
1. Thực tập tổ chức hoạt động học tập
a. Thực hiện kế hoạch thực tập tổ chức hoạt động học tập.
- Lập kế hoạch giảng dạy của cá nhân theo từng tuần phù hợp với phân phối chương
trình chuyên môn của trường thực tập.
- Soạn 8 giáo án và tập giảng trong nhóm. Tổ chức lên lớp 6 hoạt động, trong đó có
4 hoạt động học tập và 2 hoạt động vui chơi, giáo viên hướng dẫn và các thành viên
trong nhóm dự
Kế hoạch giảng dạy của cá nhân
Tuần
3
3
4
5
5
6

Thứ
3
6
2
5
5

6

Tên bài dạy
Làm quen chữ cái “h”, “k”
Thế giới thực vật
Bật chụm tách chân
Quá trính phát triển của cây từ hạt
Thế giới động vật
Đố bạn

Môn
LQVH
TCHĐVC
Thể dục
KPKH
TCHĐVC
Âm nhạc

- Mỗi khi đến hoạt động học tập do em và các bạn khác dạy cô giáo hướng dẫn luôn
dự và nhận xét tỉ mỉ những ưu và khuyết điểm để em khắc phục cho những bài dạy
sau.
Ví dụ: trong tiết hoạt đông làm quen chưc cái “ h” “k” cô có những góp ý:

10


+ Ưu điểm: giáo án, đồ dùng dạy học chuẩn bị chu đáo,hợp lý, tập giảng nghiêm túc
trước khi tổ chức hoạt động
+ Kỹ năng sư phạm tốt, biết quản trẻ và hỏi những câu hỏi gợi mở.
+ Nội dung phù hợp với khả năng của trẻ, phù hợp với đề tài, chủ đề.

+ Tổ chức và điều khiển các hoạt động của trẻ một cách linh hoạt, lôi cuốn trẻ, làm
cho trẻ vui vẻ, hào hứng, tích cực hoạt động, sử lý được các tình huốn sư phạm.
+ Phương pháp giảng dạy linh hoạt, có nghệ thuật. hình thức lên lớp nhẹ nhàng, sinh
động, cô giáo tự tin, giọng nói to, rõ ràng, thiết kế và sử dụng công nghệ thông tin
hiện đại trong giảng dạy.
+ Nhược điểm: còn bị nhầm cách phát âm chữ cái “h”.
- Chủ động dự giờ giáo viên, sắp xếp dự giờ các bạn trong nhóm chuyên môn rồi
nhận xét , rút kinh nghiệm
- Ngoài các hoạt động học tập, vui chơi được tổ chức có đánh giá em còn tổ chức
một số hoạt động khác không lấy điểm để giúp có thêm nhiều kinh nghiệm và kỹ
năng tổ chức hoạt động. Các hoạt động này em cũng luôn soạn giáo án và có tập
giảng, đã được giáo viên hướng dẫn thông qua trước khi tổ chức hoạt động.
2. Trong công tác quản lý nhóm lớp
- Nghiên cứu và tập sử dụng hồ sơ chủ nhiệm lớp, xây dựng kế hoạch và thực hiện
kế hoạch tổ chức các hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ tại nhóm lớp dựa trên quan
điểm tích hợp – phát huy tính tích cực của trẻ.
- Phân công và phối hợp với nhau trong công tác quản lý nhóm lớp, thực hiện đúng
nhiệm vụ giáo viên chính, giáo viên phụ đồng thời có sự phân công mỗi giáo sinh
phụ trách quản lý một nhóm trẻ cụ thể trong lớp
- Dự các buổi sinh hoạt, các buổi điều khiển hoạt động do giáo viên của nhóm lướp
chủ nhiệm. Sau mỗi buổi có tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm.
- Quản lý trẻ:
+ Nắm vững tình hình, đặc điểm trẻ trong nhóm lớp
+ Bao quát trẻ và giúp đỡ trẻ khi cần thiết
- Tổ chức hoạt động:
11


+ Chuẩn bị đồ dùng, đò chơi phục vụ cho các hoạt động trong ngày, trong tuần cho
trẻ

+ Tiến hành các hoạt động trong ngày, trong tuần từ đón trẻ đêna trả trẻ
+ Đảm bảo sự liên kết chặt chẽ, nhịp nhàng caca hoạt động trong ngày, trong tuần.
+ Tổ chức các hoạt động phong phú, hấp dẫn, phát huy được tính tích cực ở trẻ
+ Nhẹ nhàng, gần gũi trẻ, xử lý các tình huống sư phạm kịp thời, phù hợp.
+ Tổ chức các hoạt động chăm sóc – giáo dục linh hoạt, đảm bảo an toàn cho trẻ
- Biết quản trẻ và bao quát trẻ, giúp đỡ trẻ khi cần thiết:
VD: trong những giờ hoạt động chiều, sau khi giờ ăn chiều kết thúc, em làm nhiệm
vụ của cô A, quản trẻ cho trẻ về đúng 8 tổ và cho trẻ chơi những trò chơi vận động
nhẹ, dạy trẻ đọc thơ về chủ điểm của tuần. Trẻ biết nghe lời và chú ý lắng nghe khi
cô đọc thơ. Trẻ đã biết trả lời những câu hỏi của cô một cách rõ ràng, mạch lạc.
- Em đã được làm nhiệm vụ theo đúng dây chuyền bảng phân công công việc cô A,
cô B, cô C và đã nắm được những công việc của cô A, cô B, cô C một cách nhuần
nhuyễn.
- Trong lớp có một số trẻ bị tăng động, tự kỉ cấp độ 1, em luôn chú ý quan sát và
giúp đỡ trẻ.
+ Nhiệm vụ cô A: sáng đón trẻ cùng cô B, chuẩn bị đồ dùng cho tiết dạy, điểm danh,
tổ chức hoạt động học, quản trẻ trước và sau khi ăn, nghỉ trưa, quản trẻ trước và sau
giờ ăn chiều, trả trẻ.
+ Nhiệm vụ cô B: sáng đón trẻ cùng cô A, hướng dẫn trẻ tập thể dục sáng, kê bàn,
chuẩn bị khăn lau bàn và lau tay, chia cơm,chuẩn bị phòng ngủ cho trẻ, quản trẻ ngủ
trưa, sau khi trẻ ngủ dậy cô dọn dẹp phòng ngủ, tổ chức cho trẻ ăn bữa phụ, quản trẻ
cùng cô A.

12


+ Nhiệm vụ cô C: sáng tới trước giờ đón trẻ 15 phút, thông thoáng phòng học, giặt
khăn, phụ cô B hoạt động ngoài trời, tổ chức cho trẻ đi vệ sinh, lau bàn trước khi ăn,
quản trẻ trong khi ăn, giặt khăn và dọn dẹp nhà vệ sinh ,lau nhà, phụ cô B chuẩn bị
phòng ngủ, nghỉ trưa, cho trẻ đi vệ sinh sau khi ngủ dậy, chuẩn bị khăn và lau bàn

trước khi ăn, dọn nhà vệ sinh, quản trẻ.
- Tổ chức các hoạt động phong phú, hấp dẫn, liên kết chặt chẽ, cô nhẹ nhàng, gần
gũi với trẻ, biết xử lý các tình huống sư phạm kịp thời, phù hợp.
Ví dụ: trong giờ hoạt động góc, ở góc nấu ăn em đang hướng dẫn trẻ cách nặn bánh
trôi thì bé Khánh Nam lấy bột ném vào bạn, em đã biết cách xử lý:
Em nói chuyện với nam hỏi sao con làm vậy với bạn? và giáo dục lại trẻ: con không
được làm như vậy, làm thế là sai và không ngoan rồi bảo Nam ra xin lỗi bạn, hứa sẽ
không làm thế nữa.
- Tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục linh hoạt, đảm bảo an toàn cho trẻ. Biết
phân công phối hợp thực hiện đúng nhiệm vụ giáo viên chính và phụ trong lớp.
Ví dụ: khi trẻ đi vệ sinh luôn có cô C đứng nhắc trẻ rửa tay và vệ sinh đúng cách…
13


Cô C phải dọn dẹp và luôn giữ cho nhà vệ sinh sạch sẽ, khô ráo để trẻ được an toàn.
Em và các bạn đã phân công và thực hiện đúng nhiệm vụ nhiệm vụ cô A, cô B, cô C
và phối hợp ăn ý với nhau
- Trước cửa luôn có bảng theo dõi sức khỏe, những kiến thức về các bệnh thông
thường để cho phụ huynh biết
- Khám sức khỏe định kì 6 tháng 1 lần và đặc biệt luôn theo dõi cân nặng và chiều
cao của trẻ.
- Ở lớp luôn có sổ điểm danh để theo dõi số lượng trẻ để báo ăn cho nhà bếp, có sổ
định lượng khẩu phần ăn của lớp và sổ theo dõi sức khỏe của trẻ.
- Ban giám hiệu đã lên tiết mẫu ở lớp A2 và A3 để cho giáo sinh dự và có thêm kỹ
năng, học hỏi được nhiều kiến thức (giáo án âm nhạc)
- Sáng tạo trong chăm sóc trẻ:
+ Giáo viên tạo hứng thú giúp trẻ hăng hái tham gia vào các hoạt động thể chất, vệ
sinh dinh dưỡng bằng các loại nhạc sôi động, động tác thú vị để trẻ rèn luyện, giữ
gìn sức khỏe
+ Khăn và cốc cho trẻ được kí hiệu riêng với hình ảnh đẹp mắt, sinh động để trẻ tự

phân biệt đồ dùng của mình, không dùng chung cốc và khăn mặt với các bạn khác để
đảm bảo vệ sinh.
- Sáng tạo trong giáo duc:
+ Trong lớp học, các góc chơi, kệ đồ chơi được giáo viên sắp xếp gọn gang, ngăn
nắp với nhiều đồ chơi, đồ dùng phong phú, hấp dẫn trong đó có nhiều đồ chơi tự tạo
và cả đồ chơi có sẵn.
Tại góc xây dựng trẻ được đóng vai các chú công nhân, kĩ sư xây dựng với những
ngôi nhà, bình hoa cầu trượt…được giáo viên làm sáng tạo từ giấy màu, bìa cứng,
xốp, phế liệu…

14


Góc xây dựng
- Góc nấu ăn với nhiều dụng cụ trong gia điình như bát, đĩa, thìa, ấm chén, các món
ăn…được làm rất giống vật thật.
Các góc chơi khác như góc bác sĩ, góc âm nhạc, góc bán hàng, góc tạo hình cũng
được trang bị đầy đủ các đồ dùng, đồ chơi phù hợp, được sắp xếp ngăn nắp, khoa
học và được trang trí đẹp mắt để trẻ tham gia hoạt động, thể hiện hết mình, thỏa sức
sáng tạo.
+ Giáo viên tạo ra các góc trưng bày sản phẩm do trẻ tự tạo ra để khuyến khích tính
tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ
+ Khi học đến 1 chủ điểm mới giáo viên sắp xếp phù hợp các đồ vật, tranh ảnh lien
quan đến chủ điểm đó để lôi cuốn trẻ hứng thú vào bài học và tích cực tham gia vào
các hoạt động.
+ Các dịp lễ tết, ngày hội giáo viên tổ chức tham gia trang trí lớp học để cho trẻ tìm
hiểu những đặc điểm của các ngày lễ đó và có tâm trạng háo hức chờ đợi.
15



VD: trong đợt thực hành vừa qua chúng em đã cùng các giáo viên trong trường trang
trí lớp học nhân ngày lễ giáng sinh(làm hoa tuyết,trang trí cây thông, ông già noen,
người tuyết, những món quà). Điều này khiến cho trẻ cẩm thấy rất tò mò, hứng thú
và muốn được cùng tham gia với cô.
+ Để phục vụ đồ dùng, đồ chơi vào giảng dạy giáo viên ở lớp kết hợp đồ dùng có
sẵn và sáng tạo nhiều đồ dùng, đồ chơi từ vật liệu mở trong môi trường tự nhiên để
giúp trẻ yêu thiên nhiên, có hứng thú hơn và biết tạo ra những sản phẩm đẹp.
Giáo viên tạo ra nhiều đồ dùng, đồ chơi từ vỏ hến, cành cây khô, các viên đá,sỏi,
vỏ hộp sữa, chai nhựa, hộp giấy…. Từ những nguyên vật liệu này các cô giáo trường
mầm non Hồ Tùng Mậu đã sáng tạo ra rất nhiều đồ dùng, đồ chơi đẹp và có ích.
Vd: trong chủ đề thực vật với sự sáng tạo của mình các cô giáo đã làm ra được
những củ cà rốt, củ hành, vườn rau cải bắp từ giấy vụn và giấy xốp.
- Với cơ sở cơ sở vật chất sẵn có và tự sáng tạo trong việc tạo ra đồ dùng, đồ chơi
giáo viên ứng dụng các phương tiện dạy học hiên đại( giáo án điện tử, máy chiếu,
bảng tương tác…), sử dụng sa bàn, đồ dùng trực quan, vật thật để trẻ tri giác.
Giáo viên tìm ra những phương tiện phù hợp với bài dạy để trẻ có thể quan sát và
tìm hiểu, từ đó có kiến thức, kỹ năng, thái độ với môi trường xung quanh, biết được
các mối quan hệ xã hội.
Trong các tuần thực tập mỗi ngày chúng em đều được tham gia tổ chức các hoạt
động chơi và học.Mỗi hoạt động đều có sự tham gia rất nhiều của các đồ dùng, đồ
chơi giúp cho các hoạt động đạt được những mục tiêu đã đề ra.
PHẦN 4
BÀI HỌC KINH NGHIỆM
1. Vai trò của giáo viên
- Giáo viên là người tạo ra môi trường học tập và hoạt động hàng ngày cho trẻ, lôi
cuốn trẻ tham gia vào các hoạt động. Sử dụng các đồ dùng, đồ chơi đa dạng, phong
phú, phù hợp với mục tiêu của bài dạy. Hướng dẫn trẻ sử dụng các loại đồ dùng đồ
chơi đó và tạo ra những sản phẩm đẹp.
16



- Phát huy hiệu quả sử dụng trang thiết bị và đồ dùng dạy học trong các hoạt động.
Sử dụng các loại đồ dùng, đồ chơi một cách linh hoạt, khéo léo.
- Giúp trẻ hình thành những biểu tượng ban đầu về thế giới đồ vật, về môi trường và
cuộc sống diễn ra xung quanh trẻ. Vai trò của giáo viên ở đây là “cầu nối” cho trí
tưởng tượng của trẻ với đồ dùng dạy học mang tính chất mô phỏng, tưởng tượng của
cô. Giáo viên còn có vai trò tạo dựng lên một môi trường học tập bằng trí tưởng
tượng và sự sáng tạo của mình. Nhờ có người giáo viên tạo ra và truyền đạt những ý
tưởng đúng đắn thì đồ dùng dạy học lúc này mới có ý nghĩa với trẻ. Việc sử dụng đò
dùng dạy học ở trường mầm non là rất cần thiết nhưng nếu không có người giáo viên
tác động đến những đồ dùng đó bằng kiến thức và kỹ năng của mình thì những đò
dùng dạy học này có phát huy được lợi ích của mình không. Vậy nên giáo viên là
người giữ vai trò quan trọng trong việc cho trẻ làm quen với đồ dùng dạy học, vừa
mang lại cảm giác tự tin cho mình vừa mang lại cảm giác vui vẻ, hứng thú cho trẻ.
Thái độ và cách truyền đạt kiến thức của giáo viên đến trẻ phụ thuộc rất lớn vào việc
sử dụng đồ dùng dạy học đó. Người giáo viên với việc sử dụng đồ dùng dạy học có
liên quan chặt chẽ vơi nhau trong việc truyền đạt kiến thức cho trẻ. Vì vậy, ngoài
việc tạo ra đồ dùng trực quan sáng tạo thì việc người sử dụng đồ dùng đồ dùng dạy
học trong trường mầm non cũng cần phải chú trọng phương pháp sử dụng của mình
để mang lại hiệu quả tối đa.
2. Những chuyển biến, kỹ năng sư phạm của bản thân
Qua mỗi đợt thực tập em lại thấy được công lao vất vả của các cô cũng như vô
vàn những khó khăn trong công tác giảng dạy và trong cuộc sống nhưng vẫn 1 lòng
vì sự nghiệp “trồng người” từ đó giúp cho em thêm quý trọng và yêu mến cái nghiệp
giáo dục hơn.
Trong quá trình thực tập em đã đúc kết cho mình một số kinh nghiệm quý báu
không nhiều nhưng rất cần thiết, từ tác phong sư phạm đến kiến thức chuyên môn,
làm thế nào để tổ chức 1 giờ học hay, thu hút được sự chú ý của học sinh, biết cách
xử lý các tình huống sư phạm khác nhau một cách tế nhị và có hiệu quả.
17



Đã được áp dụng những kiến thức đã học tại trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội
trong đọt thực tập sư phạm. Tuy kỹ năng giáo dục của bản thân chưa đạt được trình
độ cao nhưng cũng được hình thành những nét cơ bản làm tiền đề cho sự phát triển
sau này.
Qua những tiết dạy khả năng áp dung kiến thức đã học và kỹ năng giáo dục càng
được nâng cao và hoàn thiện hơn
5. Bài học kinh nghiệm rút ra từ đợt thực tập sư phạm
Quá trình thực tập tại trương mầm non Minh Khai, tuy khoảng thời gian không
nhiều nhưng đã giúp em học hỏi được rất nhiều điều qua thực tế mà khi học ở trường
Cao đẳng Sư phạm Hà Nội em chỉ được học trên lý thuyết rất mơ hồ, chưa thể biết
trong một hoạt động có nhiều điều mà mình còn chưa biết, chưa hiểu và còn rất
nhiều thiếu xót. Nay em đã được trải nghiệm thực tế, được tổ chức các hoạt động
học tập và được làm công tác chủ nhiệm em mới cảm thấy rằng 1 giáo viên mầm
non không đơn giản như mình tưởng tượng.
Hẳn là ai cũng đã từng bước qua một thời thơ ấu với một hình ảnh gần gũi thân
quen chính là trường mầm non cùng với bài hát “cô và mẹ” thật nhẹ nhàng ấm áp.
Nước biển sâu không đong đầy tình mẹ, trên đời này không có ai thương con bằng
mẹ vậy mà người giáo viên mầm non được ví như người mẹ hiền thứ 2 của trẻ nhỏ.
Tuy mỗi nghề mỗi vất vả, khó khăn khác nhau nhưng cái nghề đi sớm về muộn này
quả thật rất khó khăn, vất vả, gian lao, thức khuya dậy sớm, không phải ai cũng thấu
hiểu được nỗi vất vả ấy, chỉ có những người trong nghề mới thấu hiểu và thông cảm
cho nhau được. Các cô luôn tận tình, chu đáo chăm sóc trẻ như con, cũng vì tình
thương ấy mà các cô không hề ngại khó khăn gian khổ khi chăm sóc các cháu từng
bữa ăn, giấc ngủ.
Bởi lẽ không phải mọi trẻ đều ngoan, đều chịu ăn, chịu chơi, chịu ngủ mà còn có
nhưng đứa trẻ nghịch ngợm, ương bướng, những đứa trẻ được cưng chiều quá mức
và còn cả những đứa trẻ bệnh tật, khó khăn nên những ngày đầu tiên thật vô cùng vất
vả. Với tất cả tình yêu thương, sự nhẹ nhàng, khéo léo người giáo viên mầm non đã

18


vượt qua được mọi khó khăn vất vả, áp lực từ phía gia đình, nhà trường và cả từ phía
trẻ để giúp trẻ có thể phát triển một cách toàn diện cả về thể chất và tinh thần.
- Người giáo viên mầm non cần phải:
+ Luôn bảo vệ an toàn sức khỏe, tính mạng cho trẻ trong thời gian trẻ ở trường
+ Trau dồi đạo đức, giữ gìn phẩm chất, danh dự uy tín của nhà giáo, là tấm gương
sáng cho trẻ học tập và noi theo.
+ Gương mẫu, thương yêu trẻ, đối xử công bằng và tôn trọng trẻ
+ Bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng cảu trẻ.
+ tuyên truyền, phổ biến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ em cho cha mẹ trẻ. Chủ
động phối họp với gia đình trẻ để thực hiện mục tiêu giáo dục trẻ em
+ Rèn luyện sức khỏe; học tập văn hóa; bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng
cao trình độ và nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em.

19



×