Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

Khảo sát các ngày từ 15 đến 55 trên báo nhân dân điện tử để rút ra các nhận xét về trang web đó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (429.64 KB, 43 trang )

MỞ ĐẦU
Hiện nay chúng ta tiếp nhận thông tin, tin tức không theo kiểu truyền thống mà
hầu hết đều liên quan đến máy vi tính. Ai cũng cần thông tin ngay khi sự việc
vừa mới xảy ra mà báo in thì không làm được điều đó. Chỉ có những trang báo
mạng điện tử mới làm được, nó cung cấp và cập nhật thông tin 24 giờ hàng
ngày.
Báo mạng điện tử là một loại hình báo chí được xây dựng dưới hình thức của
một trang web và phát hành trên mạng Internet. Công nghệ đã cho phép báo
mạng điện tử ra đời, và ngược lại chính nó thúc đẩy sự phát triển của công nghệ
mới, báo mạng điện tử là một loại hình truyền thông đại chúng đang có xu
hướng phát triển mạnh cùng với sự bùng nổ của Internet. Những trình duyệt
phiên bản mới liên tục được cải tiến để phù hợp với tính năng truyền thông đa
phương tiện, sự phát triển của báo mạng điện tử cũng là hoạt động thúc đẩy
thương mại điện tử khi tạo ra môi trường mới cho ngành công nghiệp quảng
cáo, phát huy những phương cách quảng bá thông tin thương mại muôn hình
vạn trạng. Cùng với phương tiện truyền thông đại chúng khác như: báo in, báo
phát thanh, truyền hình, Báo mạng điện tử ngày càng phát triển đem lại hiệu quả
to lớn cho xã hội. Hơn nữa, nó còn chắp cách cho các loại hình báo chí trên bay
xa hơn.
Chúng ta có thể thấy rằng ở một khía cạnh nào đó khi ta đem báo mạng điện tử
so với một số loại hình báo chí khác thì nó có ưu thế rất mạnh đó là về nội dung
truyền tải thông tin, về công nghệ và tính tương tác. BMĐT hiện nay không còn
là phiên bản rút gọn của báo in nữa, đã có nhiều tờ báo lập ra một bộ phận riêng
để phụ trách với lực lượng phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên, nhân viên
thiết kế đồ hoạ có trình độ cao. Về công nghệ báo mạng điện tử tích hợp được
nhiều hình thức, từ chữ viết, âm thanh, hình ảnh động, đến tĩnh… Với thao tác
đơn giản không tốn kém, không phải chờ đợi đến giờ ra báo, phát song. BMĐT


cập nhật thông tin 24/24h. Tính tương tác của BMĐT rất cao, một tin vừa đưa
ra, ngay lập tức sẽ có những phản hồi từ phía nhiều độc giả nhận xét về nội


dung thông tin, chia se tình cảm với người trong cuộc, thậm chí phản ứng ngay
với báo về cách đưa tin…BMĐT còn cho phép chúng ta sử dụng tải về miễn phí
những ảnh màu và các trích đoạn (clip) âm thanh. Nó còn kết nối chúng ta với
các mạng khác để thu thập thêm các thông tin có liên quan.
Báo mạng điện tử có vai trò to lớn đối với đời sống xã hội xã hội, nó giúp cho
sự giao lưu văn hoá giữa các dân tộc, quốc gia thuận lợi, mở cách cửa tri thức
cho mọi đối tượng trong xã hội. Thay đổi phương thức làm tin khai thác thông
tin nhanh chóng từ các nguồn tin ở khắp nơi dễ dàng để phục vụ cho mọi nhu
cầu thị hiếu của độc giả. BMĐT được nhìn nhận với con mắt khác, khi xét về
tiềm năng truyền tải nội dung cũng như lợi ích thương mại của nó đem lại…
Dù là ở loại hình báo chí nào, thì loại hình báo chí ấy vẫn là một trong những
loại hình truyền thông đạt hiệu quả cao trong việc truyền tải thông tin, thông
điệp đến đông đảo công chúng. Trên Thế giới cũng như ở Việt Nam báo chí
thực sự mang lại bước đột phá, góp phần vào việc xây dựng mỗi quốc gia ngày
càng giàu mạnh, và phát triển bền vững…
Sau đây em xin nghiên cứu một phần nhở được giao cho bộ môn này đó là:
“Khảo sát các ngày từ 1/5 đến 5/5 trên báo nhân dân điện tử để rút ra các
nhận xét về trang web đó”.


NỘI DUNG
I. KHẢO SÁT THỐNG KÊ TIN, BÀI, ẢNH, BOX THÔNG TIN, VIDEOCLIP
1. Ngày 1/5/2011
- Tổng số tin trong ngày là: 11 tin, bài
- Số ảnh sử dụng là: 4 ảnh
- Số box sử dụng: 0
- Số video-clip: 0
Cụ thể theo các chuyên trang:
+ Chính trị: 2 tin, bài và 2 ảnh
+ Kinh tế: 2 tin, bài

+ Đời sống: 1 tin, bài
+ Pháp luật: 1 tin, bài
+ Khoa học : 1 tin, bài
+ Thể thao: 4 tin, bài và 2 ảnh
2. Ngày 2/5/2011
- Tổng số tin trong ngày là: 3 tin, bài
- Số ảnh sử dụng là: 0
- Số box sử dụng: 0
- Số video-clip: 0


Cụ thể theo các chuyên trang:
+ Chính trị: 1 tin, bài
+ Kinh tế: 1 tin, bài
+ Đời sống: 1 tin, bài
3. Ngày 3/5/2011
- Tổng số tin trong ngày là: 8 tin, bài
- Số ảnh sử dụng là: 5 ảnh
- Số box sử dụng: 1
- Số video-clip: 0
Cụ thể theo các chuyên trang:
+ Chính trị: 1 tin, bài
+ Khoa học: 2 tin, bài và 2 ảnh, 1 box
+ Thể thao: 3 tin, bài và 2 ảnh
+ Quốc tế: 2 tin, bài và 1 ảnh
4. Ngày 4/5/2011
- Tổng số tin trong ngày là: 15 tin, bài
- Số ảnh sử dụng là: 18 ảnh
- Số box sử dụng: 0
- Số video-clip: 1

Cụ thể theo các chuyên trang:


+ Chính trị: 1tin, bài
+ Kinh tế: 4tin, bài và 2 ảnh
+ Sức khỏe: 1tin, bài và 1 ảnh
+ Pháp luật: 1tin, bài
+ Khoa học: 1tin, bài
+ Tin học: 2 tin, bài và 2 ảnh
+ Thể thao: 3 tin, bài và 2 ảnh
+ Quốc tế: 2 tin, bài và 1 ảnh
+ Video: 1
+ Phóng sự ảnh: 10 ảnh
5. Ngày 5/5/2011
- Tổng số tin trong ngày là: 11 tin, bài
- Số ảnh sử dụng là: 7 ảnh
- Số box sử dụng: 0
- Số video-clip: 0
Cụ thể theo các chuyên trang:
+ Chính trị: 1 tin, bài
+ Kinh tế: 1 tin, bài và 1 ảnh
+ Đời sống: 1 tin, bài và 1 ảnh
+ Sức khỏe: 2 tin, bài


+ Pháp luật: 3 tin, bài và 2 ảnh
+ Văn hóa: 2 tin, bài và 2 ảnh
+ Thể thao: 1 tin, bài và 1 ảnh
II. NHẬN XÉT CÁCH GIẬT TÍT, CÁCH VIẾT CHAP (SAPO) VÀ TỔ
CHỨC NỘI DUNG CÁC BÀI VIẾT CỦA TỜ BÁO ĐÓ

A. TÍT (CHỦ ĐỀ)
1.Lý luận chung về tít
Trong các thành tố cấu tạo nên tác phẩm báo chí thì Tít (đầu đề) là một thành tố
mà độc giả đọc trước tiên, nó quyết định số phận của bài báo rằng độc giả có
tiếp tục đọc hay không?
Giật Tít trên báo mạng điện tử đặt ra rất nhiều vấn đề, đặc biệt việc sử dụng
ngôn ngữ. Câu hỏi đặt ra là nhà báo phải làm thế nào cho Tít bài báo của mình
hay, hấp dẫn được độc giả.
1.1.

Khái niệm

Tít (đầu đề) là tên gọi của tác phẩm và là cơ sở để phân biệt bài báo này với bài
báo khác. Giúp người đọc dễ dàng xác định được mức độ quan trọng của thông
tin và chọn đọc. Nói cách khá tít được hiểu là bộ phận mở đầu có tác dụng dể
dẫn dắt ng đọc vào tiếp cận tác phẩm.
Đặt tít là cả một công việc, cả một nghệ thuật, thể hiện lao động khoa học của
nhà báo; Có nhiều cách đặt tít, nhưng nó pải ngắn gọn, thu hút bạn đọc. Có thể
nói, tít là một câu quan trọng nhất trong một bài viết trên báo, dù là một tin ngắn
hay một phóng sự…
Tít cho độc giả biết điều gì đang xảy ra và vì sao độc giả phải quan tâm đến nó.


1.2.

Vai trò chức năng của Tít

a.

Vai trò


Tít là cơ sở để phân biệt bài báo này với bài báo khác, dù cùng viết một đề tài.
Và tít xác định mức độ quan trọng của thông tin giúp độc giả lựa chọn đọc.
b.

Chức năng

Giảng viên Fabiene Gérault thuộc Đại học báo chí Lille, Pháp nêu ra sáu chức
năng chủ yếu của tít:
+ Thu hút sự chú ý vào trang giấy
+ Cung cấp thông tin chính trong một cái liếc mắt
+ Giúp độc giả lựa chọn tin bài
+ Khiến độc giả muốn đọc
+ Tổ chức trang
+ Sắp xếp thông tin
1.3.

Các loại Tít

-

Tít chính: Trình bày chữ to, chứa đựng những từ khoá

-

Tít phụ: đóng vai trò định vị sự việc, chỉ rõ thời gian địa điểm, hoặc đưa

ra miền thông tin, đôi khi chỉ rút lại thành một từ
-


Tít nhỏ: bổ xung thông tin cho tít bổ xung thông tin cho tít (như thế nào,

tại sao).
-

Tóm tắt: liệt kê những nội dung quan trọng được xử lý trong bài báo hoặc

trong chùm bài.


1.4. Các dạng tít
Có hai dạng tít cơ bản:
a. Tít có tính thông tin:
Trả lời phần nào cho các câu hỏi đặt ra (chủ yếu là ai, cái gì).Loại bỏ những câu
rườm rà, những từ không cần thiết, những thông tin bổ sung.Dựa vào những tít
khác, nhất là tít lớn. Có hai cách: chủ ngữ-động từ-bổ ngữ hoặc câu không
động từ. Mỗi một cách, đều có cái hay riêng: kiểu đầu chỉ rõ hành động, kiểu
thứ hai cô đọng, nhấn mạnh từ khóa.
b. Tít gợi:
Tít gợi không đưa ra thông tin chính của bài báo, nhưng nêu ý nghĩa chung của
nó bằng cách kích thích người ta đọc bài báo. Chúng ta thường thấy kiểu tít này,
trong các tạp chí. Khi thông điệp chính đã được xác định chúng ta sẽ tìm một
hình thức khơi gợi, một câu ngắn gọn.
Có rất nhiều cách để viết tin gợi: dùng từ gây sốc, từ đa nghĩa, câu gợi trí tò
mò, một điều khó tin, một chuyện buồn cười, một mẫu nhân cách hóa, lối chơi
chữ, một câu nói quen thuộc được sửa đi, một công thức, một câu ngạn ngữ…
Dùng hỗn hợp hai loại tít sẽ càng hiệu quả: vừa dùng tít lớn có tính thông tin,
vừa dùng tít có tính gợi.
1.5. Đặc trưng của tít báo mạng điện tử:
Tít trên báo điện tử thường xuất hiện không gắn liền với ngữ cảnh: không

như báo viết là bài nào thì đi liền với tít đó, các tít trên báo điện tử có thể dưới
dạng một danh sách các bài báo, trong một danh mục của công cụ tìm kiếm,
hoặc trong phần bookmark của một trình duyệt. Một số tình huống xảy ra hoàn
toàn không liên quan đến một ngữ cảnh nhất định nào. Chẳng hạn những mục
hiện lên trên danh sách khi tìm kiếm trên các trang Google, Yahoo, Vinaseek có


thể liên quan đến một chủ đề bất kỳ, vì thế người sử dụng không dễ hiểu được
ngay các tít nếu không có kiến thức cơ bản về một lĩnh vực nào đó.
Ngay cả khi tít đi liền cùng với bài, khó khăn của việc đọc chữ trên màn hình
khiến người sử dụng khó nắm bắt được vấn đề: Đối với báo in, tít gắn chặt với
nội dung, các bức ảnh, các tiểu mục - cả tờ báo lại nằm trên tay – nên chỉ cần
liếc qua cũng hiểu.Đối với báo điện tử thì trên màn hình chỉ nhìn thấy một
lượng thông tin giới hạn khi đọc lại có cảm giác nhức mắt và không thoải mái.
Vì thế khi lướt qua một danh mục các tin tức, ví dụ trên trang news.com chẳng
hạn, người sử dụng thường chỉ nhìn vào những tít nổi bật nhất và bỏ qua hầu hết
các phần tóm tắt.
Do những khác biệt như vậy, phần tít phải có khả năng đứng độc lập và dễ hiểu
mà không cần nhìn vào toàn bộ phần nội dung. Đương nhiên người sử dụng có
thể click vào tít đó để đọc cả bài, nhưng nếu tít nào cũng phải qua động tác này
thì quá mất thời giờ.
1.6. Tiêu chí giật tít: Gồm 4 tiêu chí
+ Trung thực
+ Chính xác
+ Hấp dẫn
+ Hình thức đẹp
1.7. Tiêu chí đánh giá tít hay:
Sáng sủa, dễ hiểu: dùng từ đơn giản, cụ thể, không viết tắt.Ngắn, mạnh, trực
tiếp: loại bỏ những chi tiết phụ, rườm rà. Đi thẳng vào vấn đề chính, dùng từ
mạnh liên quan đến bài không dùng tính từ, trạng từ, dùng câu thể chủ động

khẳng định. Có thể bỏ qua động từ tránh dùng dấu chấm than, vì nó không thay


thế được những từ mạnh.Chính xác, trung thực. Không thay thế nội dung bằng
hình thức, không nói quá.
Thích hợp, độc đáo: một tít chỉ được dùng cho một bài báo. Tít là riêng biệt,
phù hợp với thể loại: tít phải phù hợp với bài báo, với giọng điệu của nó, với
phong cách, với thể loại báo chí. Dùng trích dẫn đối với thể loại phỏng vấn,
những điều mắt thấy tai nghe với thể loại phóng sự hay công thức với xã luận.
2. Khảo sát và nhận xét một số cách giật tít điển hình trong bài thống kê.
2.1. Chất liệu sử dụng trong tít trong thời gian thống kê
a. Từ vay mượn:
* Tiếng nước ngoài (Tiếng Anh)
- Tít: Đạo diễn Phan Duy Linh: Tôi học được cách kể chuyện từ Discovery
- Tít: Hội chợ Mekong Expo tại Cần Thơ: Giá trị hợp đồng ký kết đạt gần 52 tỷ
đồng
* Hán Việt
- Tít “Trấn áp các đối tượng đua xe trái phép ở Bà Rịa – Vũng Tàu”
Từ “trấn áp” là từ để chỉ sự cưỡng chế ,
Tác giả sử dụng vay mượn từ Hán Việt bởi dụng ý của tác giả làm nổi bật sự
cưỡng chế với các đối tượng đua xe
- Tít : “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ CNH, HĐH đất nước”
Từ “công nhân” có nghĩa là là người lao động sảm xuất tại các công trường, xí
nghiệp, nhà máy.
=> Trong ngữ cảnh này tác giả đã sử dụng từ vay mượn đúng và chuẩn xác, tạo
hiệu quả kết hợp khi sử dụng từ vay mượn, tạo sự trang trọng hơn.


* Từ chuyên ngành
- Tít: Nhà nghỉ, khách sạn Vũng Tàu “cháy” phòng (du lịch)

- Tít: Kỳ thủ cờ vua Lê Quang Liêm dự giải cờ vua hàng đầu thế giới tại Cu-ba
(Thể Thao )
- Tít : Nên kiểm tra, xử lý “cuốn chiếu” văn bản quy phạm pháp luật (pháp
luật)
- Tít: Không nên lặp lại cơ chế “xin cho” (quản lý)
- Tít: Công ty CP sắt Thạch Khê buộc các cổ đông nợ vốn góp đủ 342 tỷ đồng
(kinh tế)
b. Viết tắt
- Tít: Công ty CP sắt Thạch Khê buộc các cổ đông nợ vốn góp đủ 342 tỷ đồng
(CP là: cổ phần)
- Tít: Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ CNH, HĐH đất nước
(CHN, HĐH là: công nghiệp hóa, hiện đại hóa)
- Tít: Thắng tưng bừng 4-1, M.U vào chung kết.
(M.U là: MancherterUnetid)
- Tít: Quyết định của FED tác động đến thị trường thế giới như thế nào?
(FED là Cục dự trữ LIên Bang Mỹ)
- Tít: TP Hồ Chí Minh: Thêm ba trường hợp tử vong do bệnh tay – chân –
miệng (TP là: Thành phố)
- Tít: VNPT nâng cấp tốc độ truy cập internet, vẫn giữ nguyên giá cước
(VNPT là: Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam)


c. Sử dụng dấu ngoặc kép, dấu chấm lửng, dấu hỏi chấm
* Dấu ngoặc kép
- Tít: “Nhập” ngà voi, khai “cao su”
- Tít: Nên kiểm tra, xử lý “cuốn chiếu” văn bản quy phạm pháp luật
- Tít: Không nên lặp lại cơ chế “xin cho”
- Tít: I-ran đối phó các cuộc “tiến công mạng”
- Tít: Nhà nghỉ, khách sạn Vũng Tàu “cháy” phòng
- Tít: Ngôi sao sáng của thể thao đất nước “măt trời mọc”

- Tít: Quy hoạch – “thuốc” để bảo vệ khoáng sản
* Dấu chấm hỏi:
- Tít: Đâu là những điểm mới trong chính sách Trung Đông – Bắc Phi của Mỹ ?
- Tít: Quyết định của FED tác động đến thị trường thế giới như thế nào?
d. Câu hỏi nghi vấn
- Tít: Nên kiểm tra, xử lý “cuốn chiếu” văn bản quy phạm pháp luật
2.2. Nhận xét hiệu quả sử dụng,
a. Từ vay mượn
*Tiếng Nước ngoài (Tiếng Anh)
Các từ tiếng Anh xuất hiện trên tít báo ngày càng nhiều. Một số từ phổ biến, nếu
được sử dụng một cách sáng tạo và hợp văn cảnh thì sẽ tạo cảm giác mới mẻ
cho độc giả, giảm lượng ký tự cho tít báo (một số từ tiếng Anh dùng thay thế
cho tiếng Việt sẽ ít ký tự hơn) giúp tít ngắn gọn, dễ trình bày hơn.


Tuy nhiên việc sử dụng tràn lan và không chính xác ngôn ngữ nước ngoài đặc
biệt là tiếng Anh trên các tít báo thường tạo ra hiệu quả không tốt. Không phải
độc giả nào cũng có vốn tiếng Anh tốt vì vậy khi gặp ngôn ngữ mình không
hiểu xuất hiện ngay trên tít báo sẽ tạo ra cảm giác khó chịu, độc giả thấy như
mình đang bị đánh đố và bài báo rất dễ bị bỏ qua. Dùng tiếng Anh pha tạp tiếng
Việt trên tít báo cũng làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt.
Nhưng qua sự khảo sát ta thấy được rằng báo nhân dân điện tử rất ít sử dụng từ
vay mượn trong tít để gay sốc như các báo khác mà báo này chỉ dung để rút
ngắn tít như từ “Expo” là rút ngắn của từ xuất khẩu.
* Hán Việt
Ai cũng biết trong tiếng Việt, từ Hán Việt chiếm một khối lượng lớn, khoảng
từ 70-80% vốn từ vựng. Đây là kết quả của quá trình Việt hoá tiếng Hán của
dân tộc ta hàng ngàn năm tiếp xúc với ngôn ngữ này. Và cũng do vậy mà
tiếng Việt thêm phong phú nhiều màu sắc. Tuy nhiên từ Hán Việt vốn gốc Hán
cho nên sử dụng, trong nhiều trường hợp, cần phải hiểu rõ nghĩa của từ để

dùng cho chính xác. Mặt khác, về phương diện từ, từ Hán Việt có những sắc
thái ngữ nghĩa riêng (chẳng hạn như tính cô đọng, khái quát hoặc tạo phong
vị cổ kính trang trọng…), vì vậy đòi hỏi sự cân nhắc, chọn lựa khi dùng để có
thể phát huy được thế mạnh của nó.
* Chuyên ngành
Bất cứ một chuyên nghành nào, cũng có thuật ngữ riêng và trong báo chí việc
sử dụng vay mượn từ chuyên ngành là chuyện bình thường. Bởi nó tạo nên
cho tiếng việt thêm phần phong phú. Việc mượn từ chuyên nghành là sự biểu
hiện tích cực của các nhà báo, họ đang yêu lấy tiếng việt, yêu tiếng mẹ đẻ của
mình, góp phần gìn giữ bản sắc dân tộc Việt và giữ gìn ve trong sáng của
tiếng Việt.


b.Viết tắt
Từ viết tắt và ký hiệu thay thế giúp tít ngắn gọn và dễ trình bày hơn. Tuy nhiên
chỉ nên viết tắt với những từ thông dụng, độc giả dễ dàng đoán ra nghĩa, và
trong bài viết vẫn phải giải nghĩa của từ viết tắt.Không nên sử dụng quá nhiều
từ viết tắt trong tít báo sẽ gây cảm giác khó chịu cho mắt người đọc.
c. Sử dụng dấu:
* Ngoặc kép
Dấu ngoặc kép dùng để trích dẫn hay thuật lại nguyên văn một câu nói, một
từ ngữ, một tên gọi,…Tin trích dẫn đưa vào trong dấu ngoặc kép là tin dẫn theo
phong cách ngôn ngữ trực tiếp, cũng gọi là lối nói trực tiếp. Trong trường hợp
này, nhà báo không chịu trách nhiệm về nguồn tin cũng như về quan điểm trong
tin ấy. Bình thường, không cần dùng dấu ngoặc kép nếu thấy tin không
có vấn đề gì. Trong những trường hợp muốn diễn đạt thật rõ ràng hoặc muốn
nhấn mạnh rằng đó chỉ là lời người khác chứ không phải là ý kiến của tôi thì
chúng ta nên cho lời nói đó vào trong ngoặc kép.
Ngoài ra dấu ngoặc kép còn có chức năng khác: Khi muốn dùng một
từ ngữ không theo nghĩa thông thường thì từ đó sẽ được đặt trong dấu ngoặc

kép. Sắc thái nghĩa của từ ngữ trong dấu ngoặc kép đã bị thay đổi. Dùng dấu
ngoặc kép cho những từ chưa rõ nghĩa hoặc không còn thông dụng, chẳng hạn
những tiếng lóng, những từ có nguồn gốc nước ngoài mới nhập hay đã quá xưa,
nhằm tránh những hiểu nhầm không cần thiết. Khéo dùng kết hợp dấu ngoặc
kép với những từ đồng nghĩa có sắc thái nghĩa khác nhau là một biện pháp để
bộc lộ quan điểm, làm câu văn thêm sắc sảo, hấp dẫn.


* Hỏi chấm:
Đặt dấu hỏi để thể hiện thể hiện quan điểm của người viết, dấu chấm hỏi bày tỏ
ý nghi ngờ.
d. Câu hỏi nghi vấn
Đặt dấu hỏi để thể hiện thể hiện quan điểm của người viết, dấu chấm hỏi bày tỏ
ý nghi ngờ, nghi vấn. Những bài báo có tít là câu hỏi thường viết về những
sự việc chưa diễn ra, hoặc đoán ra và nghi ngờ chưa có bằng chứng xác thực.
Thế nên nó thường là những bài bình luận đánh giá mà tác giả đưa ra những
nhận xét của mình rồi đưa ra những dự đoán, người đọc sẽ chờ đón kì tiếp theo
để biết được kết quả.
2.2 .Cách giật tít theo dạng và nêu một số ví dụ tiêu biểu
Sau khi khảo sát và thông kê, ta thấy rõ cách giật tít chủ yếu trên báo, báo mạng
điện tử, và đặc biệt là báo nhân dân điện tử là giật tít theo dạng:
a. Tít có thông tin
Là tít trả lời phần lớn được những câu hỏi đặt ra, và chủ yếu trả lời cho câu hỏi:
ai? cái gì?
Trong bài xin đưa ra một số tít tiêu biểu sau:
- Xác định được giới tính và nguồn gốc Rùa hồ Hoàn Kiếm
- Giá cà – phê đạt mức kỷ lục 50 triệu đồng/tấn
- Cán bộ công chức được xếp đơn mua nhà
- Bạc Liêu: Tôm nuôi chết hàng loạt chưa rõ nguyên nhân
.................



Cách viết tít như thế này giúp độc giả tiếp nhận ngay thông tin và sẽ hiểu
một phần nào thông tin mà họ chuẩn bị tiếp nhận. Nhưng cách viết như thế
này tuy có lợi thì vẫn có hại đó là sẽ làm cho độc giả bỏ qua những thông tin
mà họ không quan tâm. Nhà báo đã sử dụng cách giật tít theo dạng tít có
thông tin, độc giả khi tiếp xúc với tít, chỉ cần lướt mắt qua đã thấy ở tít có
thông tin, loại bỏ được những câu rườm rà, những từ không cần thiết, và
những từ bổ sung.
b. Tít gợi
Nhưng cũng sử dụng tít gợi để gây sự tò mò của độc giả như các tít sau:
- Quy hoạch – “thuốc” để bảo vệ khoáng sản
- Nên kiểm tra, xử lý “cuốn chiếu” văn bản quy phạm pháp luật
- Không nên lặp lại cơ chế “xin cho”
- “Nhập” ngà voi, khai “cao su”
Tác giả sử dụng sự nhân hoá trong tít của mình, tạo sự độc đáo, gây ấn tượng
đến với bạn đọc, họ biến ngôn từ diễn tả những cái trong đời thường ít xảy ra,
và biến những sự vật hiện tượng như là con người…
Nhà báo sử dụng tít với nhiều từ ngữ gây được trí tò mò của độc giả muốn
biết được nhưng thông tin trên xảy ra ở đâu, và họ là ai? Nắm bắt được tâm
lý của độc giả, nhà báo đã dùng thủ thuật đặt tít, với kiểu khêu gợi, khiến bạn
bạn có cảm giác tò mò, muốn biết thông tin mà tác giả viết về ai, viết cái gì,
hiện tượng đó xảy ra ở đâu…Từ đó mà bạn đọc sẽ kích vào thông tin đã thành
công trong việc sử dụng loại tít này.
Chẳng hạn như trong tít có từ “xin cho” tại sao không nên lặp cơ chế xin cho là
như thế nào, tít này muốn nói nên điều gì. Tác giả sử dụng tít này đã kích thích


được trí tò mò của độc giả. Hoặc như từ “cuốn chiếu” trông tít cũng gây ddowcj
sự tò mò…

B. Chapeau (sapo)
1. Lý luận chung về Chapeau (sapo)
1.1. Khái niệm
Sapo trong tiếng Pháp có nghĩa là “cái mũ”, quả thực phần nào nhìn sapo
cũng giống cái mũ của bài báo: nó nằm ở phía trên và tạo cho bài báo sự chỉn
chu khi xuất hiện trước công chúng.
Lời dẫn đầu đứng sau tiêu đề và đứng trước phần nội dung của bài báo. Nó là
một văn bản hoàn chỉnh, có thể bao gồm một câu, vài câu hoặc nhiều câu. Song
độ quan trọng của lời dẫn đầu không phụ thuộc vào độ dài của nó. Trong báo
chí hiện đại, thì lời dẫn có xu hướng càng ngắn càng tốt ( tất nhiên là đi kèm
ngắn gọn thì phải dễ hiểu).
1.2. Chức năng của chapeau
Khẳng định vai trò, ý nghĩa của sapo, Loic Hervouet, Tổng giám đốc trường Đại
học Báo chí Lille (Pháp) đã viết: “Giúp đỡ người đọc; Xác định chủ đề và góc
độ; Cung cấp thông tin chính; Gợi ý về dàn bài; Làm cho độc giả muốn đọc”.
Đây cũng chính là chức năng cơ bản của sapo, cụ thể gồm:
- Xác định được chủ đề của bài báo
- Chứng minh tính thời sự của bài báo
- Nêu được ý chính
- Thu hút sự chú ý của người đọc


1.3. Phân loại Chapeau
Căn cứ vào ý nghĩa, mục đích của các sapo, có thể chia sapo thành một số kiểu
cơ bản sau: (gồm 9 loại cơ bản)
- Sapo tên gọi: dừng lại ở việc gọi vấn đề, sự vật, hiện tượng được trình bày
trong bài viết, kèm theo đó là lời bình luận ngắn của tác giả.
- Sapo tóm tắt: giúp bạn đọc có thể nắm bắt được những thông tin cốt lõi nhất
liên quan đến vấn đề tác phẩm, từ đó có cái nhìn khái quát về vấn đề hay sự
kiện được phản ánh.

- Sapo nêu sự việc dẫn đường: kể về các sự việc thúc đẩy tác giả viết bài báo, có
thể nói chúng là sapo nguyên cớ.
- Sapo chân dung: tác giả phác thảo những nét chân dung nào đó về nhân vật
trong tác phẩm của mình.
- Sapo tả cảnh: khi đọc sapo kiểu này độc giả như được xem bức tranh sống
động có đủ âm thanh, màu sắc, ánh sáng. Giọng văn có thể nhẹ nhàng hoặc
mạnh mẽ, những hình ảnh được miêu tả khá ấn tượng, có khả năng gợi cảm xúc
hoặc tạo ra nỗi ám ảnh với độc giả.
- Sapo nêu luận cứ: tác giả đưa ra các con số, dữ kiện ấn tượng có khả năng thu
hút sự chú ý của người đọc. Những con số hay dữ kiện như vậy thường nằm
trong quan hệ nhân quả với vấn đề hoặc sự kiện được phản ánh.
- Sapo kể chuyện: kiểu này khi đọc lên, độc giả tưởng như đang được tác giả kể
lại câu chuyện nào đó.
- Sapo nêu cảm xúc riêng tư của tác giả


- Sapo tiếp nối tiêu đề: kiểu này không phải là văn bản tồn tại độc lập mà bộ
phận được viết theo tiêu đề và phụ thuộc vào nó cả về nọi dung và hình thức.
2. Nhận xét cụ thể một số Chapeau điển hình trong bài khảo sát theo loại
2.1. Những thể loại chapeau và ví dụ điển hình
* Sapo tên gọi
- Tít: I-ran đối phó các cuộc "tiến công mạng"
Sapo: Giới chức I-ran tuyên bố vừa phát hiện vi-rút máy tính "Những ngôi sao"
tiến công hệ thống mạng nước này. Ðây là vụ "tiến công mạng" nghiêm trọng
lần thứ hai nhằm vào I-ran trong tám tháng qua, sau vụ vi-rút Stuxnet xâm nhập
hệ thống mạng của các cơ sở hạt nhân và những địa điểm công nghiệp I-ran hồi
tháng 9 năm ngoái.
* Sapo tóm tắt
- Tít: Thắng tưng bừng 4-1, M.U vào chung kết
Sapo: Với trình độ và kinh nghiệm hơn hẳn, M.U đã thắng đậm Schalke 4-1 trên

sân nhà Old Traford trong trận bán kết lượt về rạng sáng nay, 5-5, để xứng đáng
có mặt ở trận chung kết. Dù bị loại, nhưng các cầu thủ Schalke cũng để lại ấn
tượng về một đội bóng đã gây nên những bất ngờ thú vị ở đấu trường
Champions League năm nay.
-Tít: Kết thúc Giải đua xe đạp tranh Cúp Truyền hình TP Hồ Chí Minh
Sapo: Sáng 30-4, chặng đua cuối cùng Giải đua xe đạp tranh Cúp Truyền hình
TP Hồ Chí Minh lần thứ 23 năm 2011 đã kết thúc. Ðây là chặng đua từ TP Bảo
Lộc (Lâm Ðồng) về TP Hồ Chí Minh dài 161 km. Kết quả, tay đua Hồ Văn
Phúc của ADC - Truyền hình Vĩnh Long đã về đích, giành áo vàng chung cuộc
với tổng thời gian ít nhất 27 giờ 33 phút 1 giây.


* Sapo nêu sự việc dẫn đường
- Tít: Đâu là những điểm mới trong chính sách Trung Đông - Bắc Phi của Mỹ?
Sapo: Khủng hoảng chính trị Trung Đông - Bắc Phi nổ ra trong thời gian vừa
qua xuất phát từ những nguyên nhân khách quan, sự phát triển tất yếu của
phong trào dân chủ trong khu vực. Mỹ và phương Tây, tuy đã bị bất ngờ về quy
mô và tính chất của cuộc khủng hoảng, nhưng đã sớm điều chỉnh chính sách
nhằm dẫn dắt các nước Ả-rập hướng tới một nền dân chủ ôn hòa, để tránh rơi
vào hai thái cực: Chuyên chế mới hoặc Hồi giáo cực đoan. Vì thế, chính sách
mới của Mỹ đối với khu vực được dư luận quốc tế quan tâm.
- Tít: VNPT nâng tốc độ truy cập internet, vẫn giữ nguyên giá cước
Sapo: NDĐT - Nhằm góp phần hỗ trợ đề án đưa băng rộng đến hầu hết số thôn,
bản trong cả nước của Chính phủ, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam
(VNPT) đã ban hành chính sách ưu đãi giữ nguyên giá cước và tăng tốc độ truy
nhập cho dịch vụ internet cáp quang FiberVNN và dịch vụ MegaVNN.
* Sapo chân dung
- Tít: Đạo diễn Phan Duy Linh: Tôi học được cách kể chuyện từ Discovery.
Sapo: Là đạo diễn trẻ nhất trong số bốn đạo diễn được lựa chọn làm phim cùng
kênh truyền hình Discovery, Phan Duy Linh cũng là người có phim lên sóng

đầu tiên: “Những chiến binh chống tắc đường” vào 20h tối 5-5. Sinh năm 1980,
Phan Duy Linh từng “kinh qua” nhiều chương trình khác nhau, cũng như nhiều
dự án đào tạo làm phim với nước ngoài. Làm phim cùng Discovery, mặc dù có
nhiều thử thách cũng như yêu cầu nghiêm ngặt, nhưng Phan Duy Linh cùng các
nhà làm phim Việt Nam đã học hỏi được rất nhiều
* Sapo nêu luận cứ
- Tít: Xác định được giới tính và nguồn gốc Rùa hồ Hoàn Kiếm


Sapo: Từ kết quả phân tích bước đầu gien Rùa mai mềm khổng lồ đang sống tại
hồ Hoàn Kiếm, các nhà khoa học Việt Nam đưa ra kết luận: "cụ Rùa" hồ Hoàn
Kiếm là "cụ bà" và là loÀi đặc hữu lần đầu phát hiện tại Việt Nam. Các nhà
khoa học Viện Công nghệ sinh học đề nghị đặt tên cho loài đặc hữu nói trên là:
Rafetus vietnamensis.
- Tít: Công khai các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
Sapo: Theo Quyết định số 64/2003/QÐ-TTg ngày 22-4-2003 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng, giai đoạn I đến năm 2007, xử lý dứt điểm đối với 439 cơ
sở, giai đoạn II (2008-2012) xử lý triệt để đối với 3.856 cơ sở gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng còn lại và các cơ sở khác mới phát sinh.
* Sapo tiếp nối tiêu đề
- Tít: Thừa Thiên – Huế: tiếp nhận đá chủ quyền và cây bang quả vuông ở quần
đảo Trường Sa
Sapo: - Chiều 30-4, tại Quảng trường Anh hùng dân tộc Hoàng đế Quang Trung
(phường An Tây - TP Huế), Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh Thừa
Thiên - Huế tổ chức lễ tiếp nhận, đặt đá chủ quyền và cây bàng quả vuông biểu tượng chủ quyền của quần đảo Trường Sa do Quân chủng Hải quân Việt
Nam trao tặng.
2.2. Nhận xét chung
Sau khi thống kê và quan sát, có thể khẳng định rằng:
- Sapo có ý nghĩa quan trọng với bố cục của một tác phẩm

- Một số sapo được đánh giá rất tốt, bởi sự ngắn gọn, dễ hiểu đi thẳng vấn
đề như cách viết sapo theo tên hay theo sapo tóm tắt.


- Xuất hiện với tần số cao nhất là cách viết sapo theo kiểu tên gọi hay giới
thiệu vấn đề
- Có 9 cách viết sapo, và những cách này được phân chia theo tính trội nào
đó căn cứ theo cách tiếp cận thông tin và việc tác giả phản ánh thông tin
- Ngoài ra có những sapo vẫn còn khuôn mẫu, cứng nhắc, gây nhàm chán,
dài dòng, lan man, thông tin thiếu sự chọn lọc, không có tính thời sự và
không lôi cuốn hấp dẫn được độc giả
C. Nhận xét về tổ chức của nội dung, cấu trúc các tác phẩm
1. Cấu trúc trình bày
Qua sự khảo sát sơ bộ em thấy rằng trên báo nhân dân điện từ họ vẫn trình
bày theo kiểu mô túp cũ đó là chỉ đưa bài lên mà không chú ý đến cách trình
bày như thế nào để cho người đọc dễ đọc và dễ cập nhật thông tin Và trong
trang web này em không thấy có sự liên kết với các link khác hay với các bài
khác có liên quan cùng chủ đề. Sự trình bày rất truyền thống và chưa khoa
học cho lắm. Ví dụ như các bài sau:
- “ Đâu là những điểm mới trong chính sách Trung Đông – Bắc Phi
của Mỹ?” bài này quá dài và cả bài có đúng hai tít xem, mà cách trình
bày đa phần bắt người đọc phải cuốn trang. Điều này sẽ làm độc giả khó
chịu vì cứ phải rê chuột và sẽ làm mỏi mắt.
- “Nghệ thuật tuồng truyền thống: Lắp ló tài năng” đọc cả bài không có
tít xen làm cho độc giả không thể hiểu đâu là vấn đề chính của tác phẩm,
viết lan man mà con khó đọc vì quá dài.
- “Cán bộ công chức được xếp đơn mua nhà” bài này cách trình bày
chưa logic phần trọng tâm thu hút được sự quan tâm của độc giả thì nên



đưa nên đầu và có sự phân chia rõ ràng nhưng trong bài chưa làm được
điều đó.
- “Quyết định của FED tác động đến thị trường thế giới như thế nào?”
nội dung bài viết được, cách tiếp cận vấn đề logic nhưng cách trình bày
không khoa học sao không tách các vấn đề theo cột mà cứ để người đọc
phải kéo chuột đến tận cuối trang nhìn rất hoa mắt vì bài dài nên làm thế
sẽ không tạo được hứng thú cho người đọc mặc dù thông tin hay.
Một số nhận xét của cá nhân để làm cho trang báo nhân dân điện tử có
thể thu hút độc giả qua cách trình bày:
- Như ta đã biết được sự hạn chế khi viết tin cho báo mạng chính là không
được viết dài dòng. Mà phải viết ngắn, viết ngắn nhưng tin ngắn, hay bài
dù ngắn vẫn phải đảm bảo được nội dung thông tin đầy đủ, chính xác.
- Tổ chức về nội dung các bài báo thể hiện sự dung hoà tổng thể giữa cách
chọn lựa đề tài, sự kiện, vấn đề, chi tiết…đến việc lựa chọn sử dụng
những hình ảnh, các box thông tin, bảng biểu đồ và những video-clip cho
bài.
- Do nhiều người không tư duy theo mạch logic, viết trực tuyến theo dòng
suy nghĩ tản mạn của con người. Thậm chí nó thường thuận theo cách đọc
của người đọc ngày nay. Phân câu chuyện thành những phần ngắn, dễ
tiêu hóa hơn. Như thế tốt hơn là xâu chuỗi thành một câu chuyện dài và
cố gắng bắt độc giả đọc cả câu chuyện theo thứ tự mà bạn trình bày. Hãy
luôn nhớ rằng nhiều người không thích đọc tất cả mọi thứ mà bạn viết ra
cho họ. Bạn phải lựa chọn và để họ quyết định đọc cái gì và theo trât tự
nào. Những câu chuyện dài nhiều trang sẽ lằm tắt ngúm nhiệt tình của
độc giả ngay lập tức. Nhiều người đọc ghét phải cuốn trang màn hình. Có
những người thoát ra ngoài thậm trí trước cả khi họ đi đến cuối trang màn
hình.


- Nên chú ý đến cấu trúc khi viết báo trực tuyến. Họ nên trình bày thông tin

theo từng lớp, hay từng cụm. Nên nhớ rằng, chẳng có người đọc nào
giống y chang nhau. Bạn nên trình bày cùng một thông tin đó với các cấp
độ khác nhau của đề tài và các thông tin bổ trợ. Ví dụ như lớp thứ nhất
phải sẵn sàng ngay lập tức cho mọi độc giả mà không đòi hỏi phải có
hành động hay một sự gắng sức nào. Lớp thứ nhất phải có đủ thông tin để
làm thỏa mãn độc giả nào chỉ cần có thế và cũng phải cám dỗ được độc
giả nào muốn nhiều hơn, muốn được kết nối – với lớp tiếp theo hay các
thông tin bổ trợ. Ta có thể nói rằng lớp thứ nhất giống như một sự tóm tắt
ngắn gọn, không phải rắc rối gì, nhưng hãy trình bày bằng cách nào hấp
dẫn nhất. Định lượng được thông tin đưa ra trong lớp đầu tiên là một
trong những thách thức lớn nhất mà người viết cho trực tuyến phải đối
mặt. Lớp thứ hai, phần đọc trọng yếu, có thể hiện ra bằng cách di chuyển
con trỏ hoặc cuối trang. Lớp thứ ba có thể đòi hỏi người đọc phải nhấp
vào một đường dẫn chuyển sang một trang web khác hay mở ra một cửa
sổ khác để khai thác thêm nhiều thông tin hơn – có thể là âm thanh, hình
ảnh hoặc một nguồn tư liệu…
- Phần lớn bạn đọc trực tuyến sẽ không đọc những câu chuyện dài do vậy
nên trình bày câu chuyện trên một trang màn hình. Chúng ta có thể chia
bài viết ra làm đôi.
2. Nội dung của các bài viết
Qua khảo sát các bài về nội dung nhìn chung:
-

Đề tài: Được các phóng viên khai thác tốt, từ chính sự hiểu biết của
mình và phát huy tích cực

- Sự kiện: Được các tác giả nhìn nhận khách quan, từ những sự kiện bản
thể đến sự kiện nhận thức



Ví dụ: Trong bài: Giá cà – phê đạt mức kỷ lục 50 triệu đồng/tấn
+ Sự kiện bản thể: là sự việc gái cà phê trong những ngày đầu tháng 5 tại
các tỉnh Tây Nguyên liên tục tăng.
+ Sự kiện nhận thức: Nay giá cà-phê cao quá, mình sẽ đi vay ngân hàng để
mua phân bón, thuốc trừ sâu về đầu tư chăm sóc vườn cà-phê, khắc phục tình
trạng thiếu phân và sâu rầy làm rụng trái như những năm trước đây. Để với hy
vọng trong niên vụ tới cà-phê sẽ được mùa, được giá.
- Chi tiết: Nhiều bài, tác giả đã khai thác có chọn lọc và đưa vào tác phẩm của
mình những chi tiết “đắt” tạo được niềm tin và làm cho tác phẩm hấp dẫn hơn,
đôi khi còn tạo sức nặng cho cả tác phẩm.
- Chính kiến: Dùng để định hướng dư luận, nó tuỳ thuộc vào chính kiến của
mỗi tác giả, nhưng nhìn chung trên cơ sở quan sát và thống kê: Đại đa số các tác
giả đều chứng kiến trên phương diện khách quan, được phản ảnh qua chính sự
kiện nhận thức.
- Vấn đề: Trong các bài báo đã khảo sát, thấy được dù là vấn đề nào thì các
Nhà báo vẫn nhanh nhẹn, nhạy bén nắm bắt kịp thời chiều hướng của sự vật
hiện tượng. Nắm bắt nhu cầu, yêu cầu nguyện vọng, mong muốn mà c/s đặt
ra.
- Tư tưởng: Nhìn chung đa phần các bài đã thể hiện được tư tưởng cuả tác giả,
có bài thể hiện cụ thể lên án, phê phán, phản ánh, cũng có thể là ca ngợi về một
sự kiện, một nhân vật nào đó…Tuy nhiên cũng có bài tư tưởng thể hiện qua các
sự kiện, các vấn đề mà nhà báo đó thể hiện trong tác phẩm của mình.
- Nhưng việc sử dụng hình ảnh, box và video ở trong trang nhân dân điện tử còn
hạn chế qua 5 ngày thống kê em thấy tổng hình sử dụng hỉnh ảnh là 34, 1 box


×