Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

THỰC TRẠNG ĐÓI NGHÈO VÀ CÔNG CUỘC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO CỦA VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN 2015, THÁCH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (380.78 KB, 37 trang )

Trường Đại Học Ngoại Thương Hà Nội

Khóa 51 – Thương Mại Quốc Tế

KINH TẾ PHÁT TRIỂN
Chủ đề:
THỰC TRẠNG ĐÓI NGHÈO VÀ CÔNG CUỘC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO CỦA
VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY,
THÁCH THỨC VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

NHÓM 6
MỤC LỤC


Trường Đại Học Ngoại Thương Hà Nội

BẢNG SỐ LIỆU

Khóa 51 – Thương Mại Quốc Tế


Trường Đại Học Ngoại Thương Hà Nội

Khóa 51 – Thương Mại Quốc Tế

Nghèo đói luôn là một vấn đề nóng hổi, thu hút được sự quan tâm của toàn xã hội.
Nghèo đói đi liền với bệnh tật, ô nhiễm môi trường, hạn chế về mặt nhận thức, … Do đó,
một quốc gia muốn xây dựng nền kinh tế phát triển bền vững thì nhiệm vụ hàng đầu là
phải giải quyết được tình trạng nghèo đói đang diễn ra ở quốc gia đó. Để giải quyết tình
trạng nghèo đói đang hàng ngày hàng giờ diễn ra ở khắp các châu lục trên thế giới, nhiều
tổ chức Phi Chính Phủ (World Bank, United Nations, UNESCO, …) và nhiều quốc gia


đã, đang và sẽ có các chương trình, các Nghị quyết hỗ trợ, giúp người nghèo có nhà ở, trợ
cấp bảo hiểm y tế, cho vay vốn làm ăn, … nhằm hướng đến một cuộc sống mới tốt hơn,
không còn nghèo đói, thiếu thốn và bệnh tật.
Thực tế cho thấy, không thể phủ nhận rằng Việt Nam là một nước nghèo. Theo tiêu
chuẩn quốc gia, tỷ lệ nghèo đói của nước ta giảm từ 30,01% năm 1992 xuống 11% năm
2000. Tuy quy mô nghèo đói có giảm qua các năm, nhưng số hộ tái nghèo bình quân hàng
năm vẫn rất lớn (trung bình hàng năm khoảng 50.000 hộ). Vậy làm sao để đẩy lùi được
tình trạng đói nghèo và tái nghèo? Để giải quyết được điều này, trước hết phải hiểu được
bản chất và các nguyên nhân dẫn tới nghèo đói, từ đó mới có thể đưa ra các chính sách,
biện pháp xóa đói giảm nghèo hiệu quả nhất. Với mong muốn làm sáng tỏ câu hỏi này,
nhóm chúng em đã lựa chọn đề tài: “Thực trạng đói nghèo và công cuộc xóa đói giảm
nghèo của việt nam từ năm 1986 đến nay, thách thức và đề xuất giải pháp ”.
Trong khuôn khổ giới hạn về thời gian nghiên cứu, bài tiểu luận không thể tránh
khỏi thiếu xót. Chúng em hy vọng sẽ nhận được những góp ý của Thầy giáo và các bạn đề
bài tiểu luận của nhóm em thêm phong phú và hoàn chỉnh hơn. Chúng em xin trân trọng
cảm ơn!


Trường Đại Học Ngoại Thương Hà Nội

Khóa 51 – Thương Mại Quốc Tế

NỘI DUNG

I. THỰC TRẠNG ĐÓI NGHÈO CỦA VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY
1. TỔNG QUAN VỀ ĐÓI NGHÈO
Quan niệm về nghèo đói thay đổi theo thời gian khác nhau.
- Trước đây, một người được xét vào dạng nghèo đói nếu có mức thu nhập thấp. Xã
hội coi thu nhập là tiêu chí chủ yếu để đánh giá sự nghèo đói của một người. Quan niệm
này giúp ta dễ dàng xác định số người nghèo theo dạng chuẩn nghèo, ngưỡng nghèo.

Nhưng thực tế, việc xác định đói nghèo chỉ dựa vào thu nhập không hoàn toàn chính xác.
Thu nhập không phản ánh hết được các khía cạnh của đói nghèo, nó không cho ta biết
mức độ khốn khổ và cơ cực của những người nghèo. Do đó, quan niệm này còn rất hạn
chế.
- Ngày nay, quan niệm về đói nghèo đã được tiếp cận theo nhiều cách khác nhau,
được hiểu sâu hơn và rộng hơn, cụ thể như sau:
+ Tại hội nghị về chống nghèo đói do Ủy ban kinh tế xã hội khu vực Châu Á –
Thái Bình Dương (ESCAP) tổ chức tại Thái Lan, các quốc gia đã thống nhất cho rằng:
Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thỏa mãn những nhu cầu
cơ bản của con người mà những nhu cầu ấy phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã
hội, phong tục tập quán của từng vùng và những phong tục ấy được xã hội thừa nhận.
Khái niệm nghèo đói này gồm 3 khía cạnh:
• Nhu cầu cơ bản của con người: ăn ở, mặc, y tế, giáo dục, giao tiếp xã hội, văn hóa, đi lại.
• Thay đổi theo thời gian: khi kinh tế phát triển thì nhu cầu của con người cũng thay đổi
theo xu hướng cao hơn.
• Thay đổi theo không gian: không có chuẩn nghèo chung cho tất cả các nước, nó phụ
thuộc vào sự phát triển KT-XH và các yếu tố văn hóa của từng quốc gia, từng vùng.
Chuẩn nghèo là thước đo để phân biệt ai nghèo, ai không nghèo từ đó có chính
sách biện pháp trợ giúp phù hợp và đúng đối tượng.


Trường Đại Học Ngoại Thương Hà Nội

Khóa 51 – Thương Mại Quốc Tế

+ Tại hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội tổ chức tại Copenhagen,
Đan Mạch năm 1995 đã đưa ra một định nghĩa cụ thể hơn về nghèo như sau: "Người
nghèo là tất cả những ai mà thu nhập thấp hơn dưới 1 đô la (USD) mỗi ngày cho mỗi
người, số tiền được coi như đủ mua những sản phẩm thiết yếu để tồn tại".
+ Trong Báo cáo về tình hình phát triển thế giới - Tấn công nghèo đói, năm 2000,

WB thừa nhận quan điểm truyền thống hiện nay về đói nghèo: Đói nghèo "không chỉ bao
hàm sự khốn cùng về vật chất (được đo lường theo một khái niệm thích hợp về thu nhập
hoặc tiêu dùng) mà còn là sự hưởng thụ thiếu thốn về giáo dục và y tế". Báo cáo đã mở
rộng quan niệm về đói nghèo khi tính đến cả nguy cơ dễ bị tổn thương, dễ gặp rủi ro của
người nghèo. Báo cáo nêu bật "nghèo có nghĩa là không có nhà cửa, quần áo, ốm đau và
không ai chăm sóc, mù chữ và không được đến trường". Báo cáo chỉ ra "người nghèo đặc
biệt dễ bị tổn thương trước những sự biểu hiện bất lợi nằm ngoài khả năng kiểm soát của
họ. Họ thường bị các thể chế của nhà nước và xã hội đối xử tàn tệ, bị gạt ra rìa và không
có tiếng nói quyền lực trong các thể chế đó".
2.ĐO LƯỜNG NGHÈO ĐÓI QUA THƯỚC ĐO CHUẨN NGHÈO VÀ HPI
2.1. Chuẩn nghèo:
Việt Nam sử dụng hai cách tiếp cận rất khác nhau để đo lường tình trạng nghèo và
theo dõi tiến trình giảm nghèo theo thời gian. Cả hai cách tiếp cận đều được xây dựng từ
đầu thập kỷ 1990 và đã được cải tiến theo thời gian. Cách tiếp cận thứ nhất do Bộ Lao
động, Thương binh và Xã hội (Bộ LĐ-TB-XH) xây dựng. Cách tiếp cận thứ hai do do
Tổng cục thống kê và Ngân hàng Thế giới xây dựng (TCTK-NHTG).
Việc sử dụng liên tục hai hệ thống riêng biệt để đo lường và theo dõi nghèo đói tạo
ra những đánh giá rất khác nhau về nghèo đói, đôi khi gây ra phức tạp cho việc đối thoại
giữa cộng đồng tài trợ phát triển và các nhà nghiên cứu trong nước (những người thường
sử dụng cách tiếp cận của TCTK-NHTG) với chính phủ (có xu hướng sử dụng cách tiếp
cận chính thức của Bộ LĐ-TB-XH). Mặc dù các xu hướng diễn biến nghèo đói của hai hệ
thống theo dõi này là tương tự nhau - cả hai hệ thống này đều cho thấy tiến triển vượt bậc
đạt được - song tỷ lệ nghèo đói lại rất khác nhau, điều này phản ánh những khác biệt trong
phương pháp tiếp cận cũng như những khác biệt về mục đích sử dụng. Các khó khăn về


Trường Đại Học Ngoại Thương Hà Nội

Khóa 51 – Thương Mại Quốc Tế


nguồn lực đã làm hạn chế đến phương pháp tiếp cận và các chuẩn nghèo chính thức của
Việt Nam; các chuẩn nghèo này được điều chỉnh năm năm một lần trong quá trình xây
dựng KHPTKTXH và giúp Việt Nam hướng các nguồn lực công khan hiếm cho những
đối tượng có nhu cầu nhất. Ngược lại, các chuẩn nghèo của TCTK-NHTG lại độc lập với
các cân nhắc về ngân sách và được sử dụng chỉ để theo dõi biến động nghèo đói theo thời
gian.
2.1.1. Đánh giá dựa theophương pháp tiếp cận chuẩn nghèo của Tổng cục thống kê
và Ngân hàng Thế giới
Chuẩn nghèo của TCTK-NHTG được xây dựng có sử dụng một phương pháp chuẩn
về Chi phí cho những Nhu cầu Cơ bản trên cơ sở tham chiếu đến rổ hàng lương thực tế
của các hộ nghèo tính theo calo (2.100 kcal/ người/ ngày) cộng với một phần phân bổ của
nhu cầu hàng phi lương thực thiết yếu dựa trên xu hướng tiêu dùng của người nghèo.
Chuẩn nghèo TCTK-NHTG được giữ cố định theo sức mua thực tế từ cuối thập kỷ
1990, và được tính theo mức tiêu dùng bình quân đầu người vốn được đo lường trong
những đợt Khảo sát Mức sống Dân cư của Việt Nam (VHLSS) để xác định được những
biến động nghèo đói qua thời gian tại cấp khu vực, tại nông thôn/thành thị và trên cả
nước. Chuẩn nghèo TCTK-NHTG được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam và trên diễn đàn
quốc tế để theo dõi biến động nghèo đói từ năm 1998
2.1.1.1. Tỷ lệ nghèo về lương thực thực phẩm :Là số tiền cần thiết để mua được một
số lương thực hàng ngày để đảm bảo mức độ dinh dưỡng tối thiểu. Đây là mức chuẩn
nghèo tính theo thu nhập bình quân đầu người/tháng.
Bảng 1: Mức chuẩn nghèo về lương thực của Việt Nam giai đoạn 1994 – 2008
(Đơn vị: đồng/người/tháng)

Năm

Chuẩn nghèo
Thành thị

Nông thôn


1994

102.000

76.000

1999

146.000

112.000


Trường Đại Học Ngoại Thương Hà Nội

Khóa 51 – Thương Mại Quốc Tế

2004

163.000

124.000

2008

370.000

290.000


(Nguồn: World Bank)
Như vậy các mức chuẩn nghèo thay đổi theo thời gian tuỳ thuộc vào tình hình phát
triển kinh tế của quốc gia theo từng giai đoạn.
Bảng 2: Tỷ lệ nghèo về lương thực của Việt Nam giai đoạn 1993 – 2004
(Đơn vị: % dân số)
Tỷ lệ nghèo về lương thực

1993

Cả nước

1998

2002

2004

24,9

13,3

9,9

7,8

Thành thị

7,9

4,6


3,9

3,5

Nông thôn

29,1

15,9

11,9

8,9

(Nguồn: Báo cáo phát triển Việt Nam, Điều tra mức sống hộ gia đình, TCTK, 2004)
Đối với tỷ lệ nghèo lương thực, ta thấy một diện mạo đói nghèo đối lập: tỷ lệ nghèo
lương thực toàn quốcnói chung ở mức thấp. Nguyên nhân: do các chương trình về lương
thực thực phẩm và chính sách bảo đảm an ninh lương thực của chính phủ được thực hiện
tốt. Sản xuất nông nghiệp có những bước phát triển nhanh, tổng khối lượng lương thực
gia tăng dần và có sự tích luỹ theo từng năm cùng với tốc độ gia tăng dân số tự nhiên đã
được hạn chế, khiến lượng lương thực bình quân đầu người tăng đều, kéo theo tỷ lệ nghèo
về lương thực giảm nhanh chóng.
2.1.1.2. Tỷ lệ nghèo chung:Gồm cả nghèo về lương thực thực phẩm và nghèo về phi
lương thực, thực phẩm.
Theo khu vực:
Bảng 3: Tỷ lệ nghèo chung theo khu vực của Việt Nam giai đoạn 1993 – 2011
(Đơn vị: % dân số)
Tỷ lệ nghèo
chung


1993

1888

2002

2004

2006

2008

2010

2011


Trường Đại Học Ngoại Thương Hà Nội

Khóa 51 – Thương Mại Quốc Tế

Cả nước

58,1

37,4

28,9


24,1

15,5

14,2

13,5

12,6

Thành thị

25,1

9,2

6,6

8,6

7,7

6,7

6,9

5,1

Nông thôn


66,4

45,5

35,6

21,2

18,0

16,1

17,4

15,9

(Nguồn: Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Ngân hàng Thế giới (2011))
Tỷ lệ nghèo chung của Việt Nam theo chuẩn quốc tế đã giảm mạnh trong hơn một
thập kỷ qua, từ 58% năm 1993 xuống 37,4% vào năm 1998; 28,9% năm 2002 và 24,1%
năm 2004. Đến năm 2011 chỉ còn 12.6 %.
Tỷ lệ nghèo chung tại khu vực nông thôn tuy giảm dần theo từng năm nhưng vẫn
cao hơn tỷ lệ nghèo tại khu vực thành thị, và cao hơn so với tỷ lệ nghèo chung của cả
nước (trừ năm 2004).Năm 2002, tỷ lệ nghèo ở nông thôn cao gấp 5 lần thành thị - khoảng
chênh lệch lớn nhất giữa 2 vùng. Trong khi đó, năm 2006, con số này là 2,33 lần - khoảng
chênh lệch nhỏ nhất giữa 2 vùng.
Báo cáo của Ngân hàng Thế giới cho thấytrong vòng 15 năm từ 1992 đến 2007, tỉ
lệ nghèo đói của Việt Nam đã giảm từ 60% xuống còn dưới 20%. Tỉ lệ thu nhập thực sự
đã tăng lên 7,3%/năm trong vòng 10 năm từ 1997 đến 2007.Tình trạng nghèo đói ở Việt
Nam xảy ra chủ yếu ở khu vực nông thôn và tiến độ xoá đói giảm nghèo cho các dân tộc
thiểu số diễn ra còn rất chậm. Các dân tộc thiểu số chỉ chiếm 13% số dân nhưng chiếm

đến 39% số người nghèo.
Theo vùng:
Bảng 4: Tỷ lệ nghèo chung theo vùng của Việt Nam giai đoạn 1993 – 2011
(Đơn vị: %dân số)

Đồng bằng sông
Hồng
Trung du và miền
núi phía Bắc

1993

1998

2002

2004

2006

2008

2010

2011

62,7

30,7


21,5

12,7

10,0

8,6

8,3

7,1

74,5

64,5

47,9

29,4

27,5

25,1

29,4

26,7


Trường Đại Học Ngoại Thương Hà Nội


Khóa 51 – Thương Mại Quốc Tế

Miền Trung

47,2

42,5

35,7

25,3

22,2

19,2

20,4

18,5

Tây Nguyên

70,0

52,4

51,8

29,2


24,0

21,0

22,2

20,3

Đông Nam Bộ

37,0

7,6

8,2

4,6

3,1

2,5

2,3

1,7

Đồng bằng sông Cửu

47,1


36,9

23,4

15,3

13,0

11,4

12,6

11,6

Long

(Nguồn: Tổng cục thống kê )
Trung du, miền núi phía Bắc và Tây Nguyên vẫn là những vùng có tỷ lệ nghèo đói

cao nhất. Nguyên nhân là do những khu vực này bị hạn chế bởi yếu tố địa lý và khí hậu
khắc nghiệt, xa các trung tâm kinh tế - văn hoá, cản trở quá trình phát triển kinh tế và cơ
hội tiếp cận thị trường của người dân địa phương.
Các khu vực có tỷ lệ nghèo thấp nhất cũng là những khu vực có các vùng kinh tế
trọng điểm, các nguồn lực chủ yếu được đầu tư vào phát triển công nghiệp và các ngành
công nghiệp là mũi nhọn của kinh tế, đó là vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng Châu thổ
Sông Hồng.
2.1.2. Đánh giá dựa theo phương pháp tiếp cận của Chính phủ và Bộ Lao
động,Thương binh vàXã hội
Bộ Lao động Thương binh Xã hội được Chính phủ chỉ định là cơ quan chịu trách

nhiệm chính về các chính sách và chương trình giảm nghèo của Việt Nam. Bộ LĐ-TBXH có nhiệm vụ đề xuất các chuẩn nghèo chính thức cho khu vực nông thôn và thành thị
vào đầu của mỗi Kế hoạch Phát triển Kinh tế Xã hội 5 năm (KH PTKT-XH) và xác định
tỷ lệ nghèo của giai đoạn ban đầu. Thông qua sử dụng các chuẩn nghèo chính thức, Bộ
LĐ-TB-XH chịu trách nhiệm đánh giá những thay đổi về nghèo đói và cập nhật hàng năm
danh sách chính thức về các hộ nghèo, và sử dụng kết hợp phương thức "đi từ dưới lên
trên” gồm các cuộc khảo sát tại địa phương và các cuộc tham vấn tại làng xã để xác định
số người nghèo tại cấp địa phương (cấp xã). Các số liệu xác định về số người nghèo tại
cấp địa phương này sau đó được tổng hợp lại để ước tính tỷ lệ nghèo cho cấp tỉnh và cấp
quốc gia. Tiến độ giảm nghèo được đánh giá dựa trên các mục tiêu giảm nghèo đề ra
trong KH PTKT-XH. Các chuẩn nghèo của Bộ LĐ-TB-XH ban đầu được quy đổi ra thóc,
nhưng từ năm 2005 được tính theo phương pháp tiếp cận dựa vào Chi phí cho những Nhu
cầu Cơ bản (CBN) mà vốn tương tự với cách tiếp cận thứ hai (được nêu dưới đây) của


Trường Đại Học Ngoại Thương Hà Nội

Khóa 51 – Thương Mại Quốc Tế

Tổng cục Thống kê (TCTK). Các chuẩn nghèo chính thức không được điều chỉnh theo
mức lạm phát, nhưng được xác định lại giá trị thực năm năm một lần. Bộ LĐ-TB-XH sử
dụng cách thức tiếp cận này để xác định việc phân bổ ngân sách và đề ra điều kiện áp
dụng cho các chương trình giảm nghèo mục tiêu (ví dụ như Chương trình Mục tiêu Quốc
gia về Giảm Nghèo Bền vững/NTP-SPR, Chương trình 30a).
2.1.2.1. Giai đoạn 1990- 2000:
Bảng 5: Quy định mức chuẩn nghèo chính phủ giai đoạn 1990 - 2000
(Đơn vị: đồng/người/tháng)
Khu vực

Chuẩn nghèo


Nông thôn miền núi, hải đảo

45.000

Nông thôn đồng bằng

70.000

Thành thị

100.000

(Nguồn: Justino and Litchfield, 2002)
Bảng 6: Bảng thống kê tỷ lệ người nghèo giai đoạn 1992 - 1998
(Đơn vị: %)
Tỷ lệ người nghèo
1992 – 1993
Cả nước

1997 – 1998

Thay đổi

58,1

37,4

-35,1

Thành thị


24,9

9,2

-63,1

Nông thôn

66,4

45,5

-31,5

Vùng núi phía Bắc

78,6

58,6

-25,4

Đồng bằng sông Hồng

62,8

28,7

-54,3


Bắc Trung bộ

74,5

48,1

-35,4

Duyên hải Trung bộ

49,6

35,2

-29,0

Theo khu vực

Theo vùng


Trường Đại Học Ngoại Thương Hà Nội

Khóa 51 – Thương Mại Quốc Tế

Tây nguyên Trung bộ

70,0


52,4

-25,1

Đông Nam bộ

32,7

7,6

-76,8

Đồng bằng sông Cửu Long

47,1

36,9

-21,7

Người Việt (Kinh)

55,1

31,7

-42,5

Hoa kiều


11,8

8,4

-28,8

Các dân tộc khác

86,4

75,2

-13,0

Văn phòng

23,6

9,9

-58,1

Buôn bán

27,7

13,0

-53,1


Nông nghiệp

69,0

48,2

-30,1

Sản xuất

45,9

28,0

-39,0

Ngành khác/thất nghiệp

44,4

25,5

-42,6

Theo dân tộc

Theo ngành nghề

(Nguồn: Justino and Litchfield, 2002)
Đây là thời kì bước đầu đổi mới nên chính sách nhà nước vẫn đạt hiệu quả kém: sau

khi thống nhất đất nước việc áp dụng chính sách tập thể hóa nông nghiệp, cải tạo công
thương nghiệp và chính sách tiền lương đã đem lại kết quả xấu cho nền kinh tế vốn đã ốm
yếu của Việt Nam, làm suy kiệt toàn bộ nguồn lực của đất nước và hộ gia đình ở nông
thôn cũng như thành thị, lạm phát tăng cao có lúc lên đến 700%/năm. Vì vậy, tỉ lệ nghèo
giai đoạn này vẫn còn rất cao.Tuy nhiên nước ta đã có nhiều chuyển biến tốt trong công
cuộc xóa đói giảm nghèo, giai đoạn 1997 - 1998 so với các năm trước, tỉ lệ nghèo tối
thiểu trên 20% có nơi giảm tận trên 70% như Đông Nam Bộ.
Lao động dư thừa ở nông thôn không được khuyến khích ra thành thị lao động,
không được đào tạo để chuyển sang khu vực công nghiệp, chính sách quản lý bằng hộ
khấu đã dùng biện pháp hành chính đế ngăn cản nông dân di cư, nhập cư vào thành phố.


Trường Đại Học Ngoại Thương Hà Nội

Khóa 51 – Thương Mại Quốc Tế

Dẫn đến tỉ lệ người nghèo khu vực nông thôn, hay các vùng như vùng núi phía bắc, tây
nguyên còn rất cao.
Xét theo thành phần dân tộc, so với các dân tộc khác,các dân tộc thiểu số vẫn
chiếm tỷ lệ nghèo đói cao nhất cả nước.Tốc độ giảm nghèo của các dân tộc này cũng rất
chậm. Điều này được lý giải là do sự chênh lệch về trình độ sản xuất, tri thức và hạn chế
về không gian cư trú của các cộng đồng dân tộc thiểu số với người Kinh và người Hoa.
Họ sống xa các trung tâm văn hoá – kinh tế - chính trị nên rất khó có điều kiện học hỏi
tiếp thu các tri thức kinh nghiệm đồng thời cơ sở hạ tầng và giao thông liên lạc thời điểm
này vẫn là rất khó khăn.
2.1.2.2. Giai đoạn 2001 - 2005
Bảng 7: Quy định mức chuẩn nghèo chính phủ giai đoạn 2001 - 2005
(Đơn vị: đồng/người/tháng)
Khu vực


Chuẩn nghèo
80.000

Nông thôn miền núi, hải đảo
Nông thôn đồng bằng

100.000

Thành thị

150.000
(Nguồn: Quyết định số 143/2001/QĐ-TTg ngày 27/9/2001)
Bảng 8: Bảng thống kê tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2001 - 2005
(Đơn vị: %)
Tỷ lệ hộ nghèo
2002

Khắp Việt nam

2004
28.9

18.1

Thành thị

6.6

8.6


Nông thôn

35.6

21.2

Theo khu vực


Trường Đại Học Ngoại Thương Hà Nội

Khóa 51 – Thương Mại Quốc Tế

Theo vùng
Đồng bằng sông Hồng

21.5

12.7

Vùng núi phía Bắc

47.9

29.4

Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ

35.7


25.3

Tây nguyên Trung bộ

51.8

29.2

8.2

4.6

23.4

15.3

Đông Nam bộ
Đồng bằng sông Cửu Long

(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Chuẩn nghèo 2001 -2005 so với giai đoạn trước đó tăng 1,5 lần, còn về phương
pháp tiếp cận và xác định vẫn dựa trên cơ sở thu nhập của hộ.
Trong 5 năm 2001 – 2005, GDP tăng bình quân 7,5%/năm, GDP bình quân đầu
người đạt khoảng 10 triệu đồng/năm (khoảng 640 USD), vượt mức bình quân của các
nước đang phát triển có thu nhập thấp (500 USD).Cho tới hết năm 2008, GDP bình quân
đầu người của Việt Nam đã vượt ngưỡng 1000 USD/người/năm, đạt tới mức nước có thu
nhập trung bình.
Cũng trong năm này,tỷ lệ hộ nghèo cả nước còn khoảng 13% (tương đương 2,4 triệu
hộ), giảm gần 2% so với năm 2007, 1,7 triệu lao động được tạo việc làm, tỷ lệ thất nghiệp
thành thị giảm còn dưới 5,1%. Tuy nhiên, cả nước vẫn còn khoảng trên 50 huyện có tỷ lệ

hộ nghèo trên 50%, gần 30 huyện trên 60%, 10 huyện trên 70% và 1 huyện có trên 80%
số hộ nghèo.
Theo chuẩn trên, đầu năm 2001, Việt Nam có khoảng 2,8 triệu hộ nghèo, chiếm tỉ
lệ 17,2%. Tuy nhiên, theo nhận xét của một số chuyên gia quốc tế thì chuẩn về hộ nghèo
của nước ta thấp hơn so với tình hình thực tế, chỉ ngang bằng một số nước trong khu vực,
thấp hơn Trung Quốc, Thái Lan…Chính phủ lựa chọn chuẩn nghèo thấp trong giai đoạn
này là nhằm tập trung nguồn lựccho đối tượng nghèo nhất nhằm giải quyết nhu cầu ăn và
mặc; còn về y tế, giáo dụcnhà nước có thể áp dụng chính sách trợ giúp.
Tỉ lệ hộ nghèo khu vực thành thị và vùng Đông Nam bộ đã giảm xuống dưới một
con số. Có sự gia tăng về tỉ lệ hộ nghèo giai đoạn 2002 2004 được lý giải một phần bởi sự
di cư dân từ nông thông sang thành thị ở giai đoạn này.


Trường Đại Học Ngoại Thương Hà Nội

Khóa 51 – Thương Mại Quốc Tế

2.1.2.3. Giai đoạn 2006 – 2010
Bảng 9: Quy định mức chuẩn nghèo chính phủ giai đoạn 2006 - 2010
(Đơn vị: đồng/người/tháng)
Khu vực

Chuẩn nghèo

Nông thôn

200.000

Thành thị


260.000
(Nguồn: Quyết định số 170/2005/QĐ – TTg)
Bảng 10: Bảng thống kê tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2006 – 2010
(Đơn vị: %)
Tỷ lệ hộ nghèo
2006

Khắp Việt nam

2008

2010

15.5

13.4

14.2

Thành thị

7.7

6.7

6.9

Nông thôn

18.0


16.1

17.4

Đồng bằng sông Hồng

10.0

8.6

8.3

Vùng núi phí bắc

27.5

25.1

29.4

Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ

22.2

19.2

20.4

Tây nguyên Trung bộ


24.0

21.0

22.2

3.1

2.5

2.3

13.0

11.4

12.6

Theo khu vực

Theo vùng

Đông Nam bộ
Đồng bằng sông Cửu Long

(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Hạn chế của chuẩn nghèo ở giai đoạn trước là được đặt ở mức quá thấp, chưa phản
ánh đúng thực trạng nghèo ở Việt Nam, nhiều người vượt qua ngưỡng nghèo nhưng thực



Trường Đại Học Ngoại Thương Hà Nội

Khóa 51 – Thương Mại Quốc Tế

tế cuộc sống còn rất nhiều khó khăn. Vì vậy, theo xu hướng hội nhập khu vực, từ năm
2006 chính phủ đã áp dụng chuẩn nghèo mới. Chuẩn nghèo này tính trên cơ sở bảo đảm
mỗi người có khả năng chi trả để tiêu thụ đủ 2100 kcal/ngày, đồng thời có tính đến nhu
cầu phi lương thực, thực phẩm (mặc, y tế, giáo dục, nhà ở, văn hóa, đi lại, giao tiếp xã
hội). Ước tính nhu cầu phi lương thực, thực phẩm chiếm khoảng 40% tổng giá trị chi tiêu.
Nhìn vào bảng trên ta có thấy, chuẩn nghèo ở nông thôn đã tăng lên
200.000đ/người/tháng và ở thành thị cũng tăng lên từ 260.000đ/người/tháng. Như vậy,
nếu so sánh với giai đoạn 2001 – 2005 thì quy định chuẩn nghèo của giai đoạn 2006 –
2010 đã tăng lên khoảng 100.000đ/người/tháng.
Theo Tổng cục Thống kê ước tính, đến đầu năm 2006, Việt Nam không còn tình
trạng nghèo cùng cực nữa. Toàn quốc còn khoảng 4,6 triệu hộ nghèo (chiếm 26-27% tổng
số hộ trong cả nước), trong đó ở thành thị có 500.000 hộ (chiếm 12% số hộ ở thành thị)
và ở nông thôn có 4,1 triệu hộ (chiếm 31% số hộ).
Việc áp dụng chuẩn nghèo mới phù hợp với thu nhập và mức sống của dân cư nói
chung và của nhóm hộ nghèo nhất nói riêng, đồng thời đã tính đến các yếu tố thu nhập,
chi tiêu thực tế, tốc độ tăng trưởng và lạm phát.
Tăng trưởng kinh tế cao và khá ổn định(GDP 2006-2007: 8,34%, 2008-2010:
6,14%) là tiền đề quan trọng để nhà nước chi ngân sách cho các chương trình xã hội đặc
biệt là xóa đói giảm nghèo. Nhìn tổng thể về tỉ lệ hộ nghèo, đã có sự giảm bớt so với giai
đoạn trước. Tuy không có nhiều biến chuyển quá mạnh nhưng nhìn chung đã không còn
vùng hay khu vực nào có tỉ lệ hộ nghèo rất cao.
Theo quyết định số 07/2006/QD-TTg ngày 10/01/2006 của thủ tướng chính phủ phê
duyệt chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân
tộc và miên núi giai đoạn 2006-2010, nước ta căn bản đã giảm được hộ nghèo 1 cách
đáng kể.

2.1.2.4. Giai đoạn 2011 – 2014
Bảng 11: Quy định mức chuẩn nghèo chính phủ giai đoạn 2011 - 2015
(Đơn vị: đồng/người/tháng)


Trường Đại Học Ngoại Thương Hà Nội

Khu vực

Khóa 51 – Thương Mại Quốc Tế

Chuẩn nghèo
Hộ nghèo

Cận nghèo

Thành thị

500.000

501.000 – 650.000

Nông thôn

400.000

401.000 – 520.000

(Nguồn: Quyết định số 09/2011/QĐ – TTg)
Bảng 12: Bảng thống kê tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2011 – 2012

(Đơn vị: %)
Tỷ lệ hộ nghèo
2011
Khắp Việt nam

2012
12.6

11.1

Thành thị

5.1

4.3

Nông thôn

15.9

14.1

7.1

6.0

Vùng núi phía Bắc

26.7


23.8

Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ

18.5

16.1

Tây nguyên Trung bộ

20.3

17.8

1.7

1.3

11.6

10.1

Theo khu vực

Theo vùng
Đồng bằng sông Hồng

Đông Nam bộ
Đồng bằng sông Cửu Long


(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Theo quyết định trên ta có thể thấy, chuẩn nghèo từ năm 2011 đến năm 2015 thể
hiện một sự biến thiên của các chuẩn nghèo luôn theo xu hướng tăng dần kể từ năm 1990
đến nay.


Trường Đại Học Ngoại Thương Hà Nội

Khóa 51 – Thương Mại Quốc Tế

Theo số liệu của Ban chỉ đạo Trung ương về giảm nghèo, tỷ lệ hộ nghèo cả nước
giảm từ 14,2% (năm 2010) xuống còn 12.6% (2011) và 11.1% (2012).
Năm 2012, trên cả nước, tỷ lệ số hộ nghèo cao nhất tập trung ở khu vực miền núi
phía Bắc với trên 23.8%,Tây Nguyên Trung bộ 17.8%. Khu vực Đông Nam Bộ chỉ có
khoảng 1,3% hộ nghèo.
Theo kết quả điều tra rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2013 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, cả nước còn 1.797.889 hộ nghèo (7,8%),. Tổng số hộ cận nghèo
là 1.443.183 hộ (6.32%), giảm 0,25% so với năm 2012. (Nguồn: Chinhphu.vn)
2.2. Chỉ số đói nghèo tổng hợp HPI
Công thức tính HPI – 1(Human Poverty Index-1): áp dụng cho các nước đang phát
triển

Trong đó:




là tỷ lệ không được sống (% những người thọ dưới 40 tuổi)
là tỷ lệ không được đi học (% những người lớn khồn biết chữ)
là tỷ lệ không có dự trữ kinh tế (% những người không được sử dụng nước
sạch và tỷ lệ trẻ em thiếu cân (tính trung bình cộng))

Bảng 13: Chỉ số HPI của Việt Namgiai đoạn 1997-2009
Người

Xếp hạng theo

Chỉ số HPI –

HPI

1

Không



thọ

chữ

quá 40

(từ 15

tuổi

tuổi

(%)

trở

lên)

Không
được
sử
dụng
các
nguồn
nước
sạch

Không
được
dùng
các
dịch vụ
y tế
(%)

Trẻ
em
dưới
5 tuổi
suy
dinh
dưỡn
g (%)

Số dân sống
dưới ngưỡng

nghèo (%)


Trường Đại Học Ngoại Thương Hà Nội

Năm

Xếp

Xếp

hạng

hạng

Khóa 51 – Thương Mại Quốc Tế

Ngưỡng

Giá
trị
(%)

$1/

nghèo

ngày

quốc

gia

1997

121/175

33/78

26,2

12,1

7,0

57

10

45

-

-

1998

122/174

-


26,1

11

6,3

57

10

45

-

51,0

1999

110/174

51/92

28,7

11,6

8,1

57


-

41

-

51,0

2000

108/174

47/85

28,2

11,2

7,1

55

-

41

-

50,9


2001

101/162

45/90

29,1

12,8

6,9

44

-

39

-

50,9

2003

109/175

39/94

19,9


10,7

7,3

23

-

33

17.7

-

2004

112/177

41/95

20,0

10,7

9,7

23

-


33

17.7

50,9

2005

108/177 47/103

21,2

9,4

9,7

27

-

33

-

50,9

2006

109/177 33/102


15,7

9,4

9,7

15

-

28

-

28,9

2007

105/177 36/108

15,2

6,7

9,7

15

-


27

-

28,9

2009

116/182 55/135

12,4

5,8

9,7

8

-

25

-

28,9


Trường Đại Học Ngoại Thương Hà Nội

Khóa 51 – Thương Mại Quốc Tế


(Nguồn: UNDP. Human development Report.1997-2009)
Theo đó ta thấy, từ 1997 đến nay, chỉ số HPI của Việt Nam và vị trí xếp hạng của
Việt Nam trong sốcác nước đang phát triển được tính HPI-1 đã có những thay đổi tích
cực: Năm 1999Việt Nam xếp thứ 51 trong số 92 nước đang phát triển được tính HPI -1;
Năm 2000 Việt Nam xếp thứ 47/85; Năm 2001 Việt Nam xếp thứ 45/90. Trong Báo cáo
Phát triển con người của UNDP năm 2003 (HDR 2003), với giá trị là 19.9%, Việt Nam
đứng thứ 39/94 trong bảng xếp hạng HPI-1.
Trong HDR 2004.với giá trị là 20,0%. Việt Nam đứng thứ 41/95 trong bảng xếp
hạng HPI-1. Trong thành phần chỉ số HPI-1: Tỷ lệ dân không được sử dụng các nguồn
nước sạch ở Việt Nam đã giảm từ 57% năm 1997 xuống còn 44% năm 2001, 23% năm
2003 và 23% năm 2004. Tỷlệtrẻ emdưới5tuổisuy dinhdưỡngcũnggiảm từ45%năm 1997
xuống còn 41% năm 1999, 41% năm 2000, 39% năm 2001, 33% năm 2003, 2004 và
2005.
Trong HDR 2009, với giá trị là 12,4%, Việt Nam đứng thứ 55/135 trongbảng
xếphạngHPI-1. Trong thànhphầnchỉsốHPI-1: tỷlệ dânkhông được sử dụng cácnguồn nước
sạch ở Việt Nam đã giảm từ 57% năm 1997 xuống còn 44% năm 2001,23% năm 2003 và
23% năm 2004, 15% năm 2006 - 2008 và 8%năm 2009.Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh
dưỡng cũng giảmtừ45% năm 1997 xuống còn41% năm 1999, 41% năm 2000. 39% năm
2001, 33% năm 2003, 2004 & 2005, 28% năm 2006. 27% năm 2007 - 2008 và 25 % năm
2009.
II. CÔNG CUỘC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO CỦA VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY
1.CÔNG CUỘC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO
1.1.Các chính sách của Nhà nước
1.1.1. Chính sách tín dụng cho người nghèo:
Đa dạng hoá nguồn vốn và nâng mức vay tín dụng gắn với hướng dẫn cách làm ăn
cho các hộ nghèo phát triển sản xuất; tăng thu nhập.
Đảm bảo huy động đủ nguồn vốn cho số hộ nghèo với số hộ có nguy cơ tái nghèo
vay.



Trường Đại Học Ngoại Thương Hà Nội

Khóa 51 – Thương Mại Quốc Tế

Tạo mọi điều kiện, cơ chế cần thiết đế người nghèo dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn
tín dụng, vay vốn thuận lợi và sử dụng hiệu quả
Khuyến khích phát triển các hình thức tín dụng - tiết kiệm có lợi cho người nghèo,
nhất là hình thức tín dụng tiết kiệm của các tổ chức đoàn thể.
1.1.2. Chính sách y tế, dân số và kế hoạch hoá gia đình (KHHGĐ):
Đảm bảo cho người nghèo tiếp cận thuận lợi các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, dân số
và KHHGĐ
Nâng mức đầu tư, tăng cường cán bộ y tế và tủ thuốc thông thường cho các thôn,
bản .
Nâng cao chất lượng dịch vụ y tế cho các xã nghèo.
Tăng cường y, bác sỹ đến các xã nghèo, vùng nghèo.
Đa dạng hoá các hình thức khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo.
Khuyến khích các tổ chức. cá nhân trong nước và quốc tế khám chữa bệnh nhân đạo
từ thiện và mua bảo hiếm y tế cho người nghèo, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em; có chính
sách ưu đãi cán bộ y tế ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.
Thực hiện các chương trình chống suy dinh dưỡng, chăm sóc bà mẹ và trẻ em.
Vận động làm chuyển biến nhận thức đối với người nghèo, vùng nghèo,đặc biệt đối
với đồng bào dân tộc thiếu số về ý nghĩa của KHHGĐ.
Khuyến khích về vật chất và tinh thần với các gia đình thực hiện tốt.
1.1.3. Chính sách giáo dục dạy nghề:
Xoá tình trạng xã, bản trắng về giáo dục: tiếp tục thực hiện mục tiêu xoá mù chữ,
phổ cập giáo dục tiểu học theo độ tuổi, phấn đấu thực hiện phổ cập trung học cơ sở
Tổ chức dạy nghề cho con em hộ nghèo, nhất là người dân tộc, trẻ em gái, người tàn
tật. - Tăng tỷ lệ đầu tư và ưu tiên cho hệ thống giáo dục cơ sở để bảo đảm hầu hết các xã
nghèo có đủ phòng học bậc tiểu học và trung học cơ sở đối với miền núi, vùng sâu, biên

giới, hải đảo; cần phân bố mạng lưới trường, lớp thuận tiện cho người học.


Trường Đại Học Ngoại Thương Hà Nội

Khóa 51 – Thương Mại Quốc Tế

Nâng cấp, phát triến các trung tâm, cơ sở dạy nghề phục vụ cho sản xuất nông
nghiệp, nông thôn.
Đa dạng hoá các hình thức dạy và học; nâng cấp cơ sở vật chất các trường nội trú và
mở thêm các trường mới ở những nơi cần thiết cho con em đồng bào dân tộc để tạo nguồn
kết hợp với sự tham gia đóng góp của cộng đồng.
Đảm bảo đội ngũ giáo viên vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.
Thực hiện cấp sách giáo khoa, miễn giảm học phí, các khoản đóng góp đối với con
em các hộ nghèo.
Tạo cơ hội cho tất cả trẻ em nghèo khu vực thành thị được học tập ở hệ thống giáo
dục cơ sở.
1.1.4. Chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn:
Hỗ trợ phát triển sản xuất, tiếp cận cách thức làm ăn và kỹ thuật mới; hỗ trợđời
sống, nâng cao dân trí, xoá bỏ tập tục lạc hậu trên cơ sởđặc điểm từng địa bàn; các địa
phương có kế hoạch cụ thế đầu tư phát triển sản xuất, từng bước nâng cao đời sống vật
chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn.
1.1.5. Chính sách an sinh xã hội:
Xây dựng và từng bước hoàn thiện hệ thống chính sách, mạng lưới an sinh xã hội
nói chung và đối với người nghèo, người bị rủi ro nói riêng, nhất là phụ nữ và trẻ em
nghèo.
Bổ sung một số chính sách cứu trợ đột xuất, trợ cấp rủi ro, thiên tai có thời hạn hoặc
một lần cho các hộ gia đình nghèo.
Thực hiện các chương trình phòng chống thiên tai, đặc biệt quan tâm tới đối tượng
nghèo, hạn chế khả năng bị tái nghèo.

Chuẩn bị sẵn sàng các giải pháp và phương tiện cứu trợ kịp thời, nhanh chóng ứng
phó và hạn chế thiệt hại về người và của khi thiên tai xảy ra.
Trợ giúp người nghèo khắc phục hậu quả thiên tai, trở lại cuộc sống và sản xuất bình
thường.


Trường Đại Học Ngoại Thương Hà Nội

Khóa 51 – Thương Mại Quốc Tế

Tăng cường mở rộng mạng lưới bảo trợ xã hội và an sinh xã hội thông qua các quỹ.
Cải cách cơ chế hình thành và điều phối quỹ cứu trợ đột xuất.
Trợ giúp nhân đạo thường xuyên đối với người nghèo; triển khai hoạt động các quỹ
một cách công khai, minh bạch có hiệu quả ngay tại cộng đồng.
1.1.6. Chính sách hỗ trợ về văn hoá - thông tin cho người nghèo, nâng cao dân trí:
Tiếp tục chương trình phủ sóng phát thanh, truyền hình cho vùng đồng bào dân tộc,
biên giới, hải đảo.
Hỗ trợ cho các xã đặc biệt khó khăn, xã nghèo, cộng đồng và người nghèo một số
sách báo, văn hoá phẩm thiết yếu, phương tiện nghe nhìn, các tài liệu tuyên truyền phù
hợp với từng đối tượng.
Mở rộng việc sử dụng các phương tiện thông tin, văn hoá phẩm nhằm phổ biến kiến
thức mới và nâng cao dân trí cho người nghèo.
Xây dựng đội ngũ cán bộ làm văn hoá ở những xã nghèo, bồi dưỡng, đào tạo các cán
bộ văn hoá xã; trang bị và mở rộng việc sử dụng các phương tiện vật chất kỹ thuật phục
vụ cho hoạt động văn hoá - thông tin địa phương. phổ biến kiến thức mới, nâng cao dân
trí.
1.1.7. Chính sách hướng dẫn cách làm ăn và chuyến giao khoa học - kỹ thuật. phát
triển các ngành nghề cho người nghèo:
Trang bị kiến thức, áp dụng phổ biến các tiến bộ kỹ thuật vào các ngành nông - lâm
- ngư nghiệp.

Xây dựng và phát triển hệ thống khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư phù hợp với
các vùng cộng đồng nghèo.
Xây dựng các mô hình ứng dụng công nghệ mới; các mô hình định canh, định cư, di
dân kinh tế mới; các mô hình hướng dẫn người nghèo cách làm ăn, khuyến nông, khuyến
lâm, khuyến ngư.
Hỗ trợ phát triển các ngành nghề nông thôn, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ phục vụ
sản xuất và đời sống; bảo tồn và phát triển các làng nghề, vùng làng nghề truyền thống.


Trường Đại Học Ngoại Thương Hà Nội

Khóa 51 – Thương Mại Quốc Tế

Đào tạo nghề, chuyển giao công nghệ sau thu hoạch và các ngành nghề phi nông
nghiệp.
1.1.8. Chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo:
Giúp người nghèo có những hiểu biết phổ thông về luật pháp liên quan đến đời sống
hàng ngày.
Giải đáp cho người nghèo những chính sách của Nhà nước, nhất là những chính
sách có liên quan đến quyền lợi và trách nhiệm của họ.
Hướng dẫn người nghèo các thủ tục pháp lý về quan hệ dân sự.
Bồi dưỡng kiến thức về pháp luật và đào tạo nghiệp vụ tư vấn pháp lý cho cán bộ cơ
sở ở các vùng nghèo.
1.1.9. Chính sách hỗ trợ về nhà ở, đất sản xuất cho người nghèo:
Hỗ trợ đất để xây dựng nhà ở đối với những hộ nghèo không có đất làm nhà ở.
Mở rộng phong trào nhà tình thương cho người nghèo.
Từng bước xoá các khu dân cư có điều kiện sống thấp, các khu dân cư có môi
trường bị ô nhiễm độc hại tại các đô thị bằng nguồn đóng góp của cộng đồng, nhà nước
và quốc tế; tạo điều kiện cho người nghèo sản xuất nông nghiệp có nhu cầu về ruộng đất
có đất để sản xuất, đối với các hộ không có đất sản xuất thì có các chính sách hỗ trợ về

vốn, phương tiện sản xuất, dạy nghề công cụ... để chuyển sang các ngành nghề phi nông
nghiệp.
1.2. Các chương trình:
1.2.1. Chương trình 134: Chương trình hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh
hoạt cho hộ đồng hào dân tộc thiếu so nghèo, đời sống khó khăn.
Chương trình được Chính phủ Việt Nam áp dụng từ năm 2004 nhằm mục đích đẩy
nhanh tiến độ xóa nghèo cho các hộ dân tộc thiếu số ở Việt Nam. Chương trình 134 do
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam phê duyệt thực hiện chương trình này có
số hiệu văn bản là 134/2004/QĐ-TTg.
Các mục tiêu chính sách của chương trình 134 gồm:


Trường Đại Học Ngoại Thương Hà Nội

Khóa 51 – Thương Mại Quốc Tế

− Đảm bảo mỗi hộ dân tộc thiểu số có tối thiểu 0,5 ha đất nương, rẫy hoặc 0,25 ha đất ruộng
lúa nước một vụ hoặc 0,15 ha đất ruộng lúa nước hai vụ để sản xuất nông nghiệp.
− Đảm bảo mỗi hộ dân tộc thiểu số ở nông thôn có tối thiểu tối thiểu 200 m 2 đất ở. Riêng hộ
dân tộc Khmer ở đồng bàng sông Cửu Long có chính sách riêng.
Nội dung chương trình:
− Chính quyền trung ương cùng chính quyền địa phương sẽ trợ cấp cho các hộ dân tộc thiểu
số nghèo chưa có nhà ở hoặc nhà ở tạm bợ để họ xây nhà.
− Chính quyền trung ương sẽ trợ cấp bằng 0,5 tấn xi măng cho mỗi hộ dân tộc thiểu số để
xây dựng bể chứa nước mưa hoặc cấp 300.000 đồng để đào giếng hoặc tạo nguồn nước
sinh hoạt đối với các hộ dân tộc thiểu số sống phân tán tại vùng cao, núi đá, khu vực khó
khăn về nguồn nước sinh hoạt. Đối với các thôn, bản có từ 50% số hộ là đồng bào dân tộc
thiểu số trở lên, chính quyền trung ương sẽ trợ cấp 100% kinh phí xây dựng công trình
cấp nước sinh hoạt tập trung. Đối với các thôn, bản có từ 20% đến dưới 50% số hộ đồng
bào dân tộc thiểu số, chính quyền trung ương sẽ trợ cấp 50% kinh phí xây dựng công

trình cấp nước sinh hoạt tập trung.
− Nguồn tài chính thực hiện chương trình này do chính quyền trung ương đảm nhiệm,
Chính quyền địa phương, tùy điều kiện, có thể cấp thêm tài chính cho phần chương trình
thực hiện tại địa phương mình. nhưng tối đa 20% so với phần kinh phí của chính quyền
trung ương chịu tại địa phương. Việc thiết kế và thực hiện các nhiệm vụ chi của chương
trình được phân cấp cho chính quyền tỉnh. thành phố trực thuộc trung ương.
1.2.2. Chương trình 135: Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó
khăn vùng dãn tộc thiểu số và miền núi.
Chương trình 135 do Quyết định của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam phê duyệt
thực hiện chương trình này có số hiệu văn bản là 135/1998/QĐ-TTg. Theo kế hoạch ban
đầu, chương trình sẽ kéo dài 7 năm và chia làm hai giai đoạn; giai đoạn 1 từ năm ngân
sách 1998 đến năm 2000 và giai đoạn 2 từ năm 2001 đến năm 2005. Tuy nhiên, đến năm
2006, Chính phủ Việt Nam quyết định kéo dài chương trình này thêm 5 năm, và gọi giai
đoạn 1997-2006 là giai đoạn I, giai đoạn 2006-2010 là giai đoạn II. Chương trình mục
tiêu quốc gia bao gồm các chính sách và dự án sau đây:
• Các chính sách hỗ trợ cho người nghèo, hộ nghèo, xã nghèo


Trường Đại Học Ngoại Thương Hà Nội

Khóa 51 – Thương Mại Quốc Tế

• Các dự án hỗ trợ trực tiếp xóa đói giảm nghèo
1.2.2.1. Giai đoạn I (1997-2006):
Mục tiêu của Chương trình giai đoạn này là:
− Phát triển sản xuất, nâng cao mức sống cho các hộ dân tộc thiểu số;
− Phát triển cơ sở hạ tầng;
− Phát triển các dịch vụ công cộng địa phương thiết yếu như điện, trường học, trạm y
tế, nước sạch
− Nâng cao đời sống văn hóa.

Có nhiều biện pháp thực hiện chương trình này, bao gồm đầu tư trên diện rộng của
nhà nước, các dự án nhà nước và nhân dân cùng làm (nhà nước và nhân dân cùng chịu
kinh phí, cùng thi công), miễn giảm thuế, cung cấp miễn phí sách giáo khoa, một số báo
chí, v.v... Năm 1999, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt danh sách 1.870 xã đặc biệt khó
khăn và các xã biên giới làm phạm vi của Chương trình 135. Các năm tiếp theo, do có sự
chia tách và thành lập xã mới, nên số xã thuộc phạm vi Chương trình 135 đã vượt con số
trên. Khi giai đoạn I kết thúc, Nhà nước đã chi khoảng 10 nghìntỷđồng, cả nước đã xây
dựng và đưa vào sử dụng hơn 25 nghìn công trình thiết yếu các loại, góp phần thay đổi
đáng kể bộ mặt nông thôn miền núi, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân.
1.2.2.2. Giai đoạn II (2006-2010):
Chính phủ Việt Nam đã xác định có 1.946 xã và 3.149 thôn, buôn, làng, bản, xóm ấp
đặc biệt khó khăn thuộc các xã khu vực II thuộc 45 tỉnh, thành được đưa vào phạm vi
củaChương trình 135. Mục tiêu của chương trình giai đoạn này là:






Tạo chuyển biến nhanh về sản xuất
Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất gắn với thị trường.
Cải thiện nâng cao đời sống vật chất. tinh thần của người dân.
Giảm khoảng cách phát triển giữa các dân tộc và giữa các vùng trong nước.
Đến năm 2010: Trên địa bàn không có hộ đói; giảm hộ nghèo xuống còn dưới 30%.
Trong hai năm 2006-2007, Chương trình 135 đã được huy động được tổng vốn là
3.483 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước cùng với các nguồn huy động khác. Các địa phương
đã đầu tư xây dựng 8.413 công trình hạ tầng phục vụ cho sản xuất và dân sinh.



×