Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

một vài biện pháp đẩy mạnh xuất nhập khẩu hàng hoá giữa việt nam và hoa kỳ sau khi hiệp định thuơng mại song phương có hiệu lực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (335.05 KB, 39 trang )

Trường Đại học kinh tế quốc dân - Khoa Thương mại
Mục lục

Lời mở đầu .....................................................................Trang 1
I.
Thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt nam và Hoa Kỳ
trong thời gian qua ..................................................................Trang 6
1.1. Thực trạng Thương mại hai chiều Việt Nam-Hoa kỳ......Trang 3
1.2. Thực trạng hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ.Trang 8
1.3. Thực trạng hàng hoá của Hoa Kỳ nhập khẩu vào Việt Nam .Trang 13
II.
Tiềm năng xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Hoa Kỳ và hàng hoá
hàng hoá cần nhập khẩu từ Hoa Kỳ vào Việt Nam sau khi hiệp định
Thương mại có hiệu lực .....................................................Trang 20
2.1. Tiềm năng xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Hoa Kỳ ....Trang 23
2.2. Hàng hoá cần nhập khẩu từ Hoa Kỳ vào Việt Nam .........Trang 29
III. Các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Hoa
Kỳ.....................................................................................Trang 31
3.1. Các biện pháp mang tính vĩ mô .........................................Trang 38
3.2. Các biện pháp mang tính vi mô .........................................Trang 31
3.3. Các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu đối với các mặt hàng chủ lực
vào thị trường Hoa Kỳ ..............................................................Trang
40
IV.
Các biện pháp quản lý hoạt động nhập khẩu hàng hoá từ Hoa Kỳ
vào Việt Nam ...........................................................................Trang
46
V.
Kết luận .............................................................................Trang 49

Lời Mở ĐầU



Với hơn 30 năm liên tục (từ 1964 đến 1994) bị Hoa K ỳ cấm v ận kinh
tế, Việt Nam đã gặp rất nhiều khó khăn trong công cu ộc xây d ựng v à tái
-1-


Trường Đại học kinh tế quốc dân - Khoa Thương mại
thiết đất nước. Tuy nhiên cùng với nỗ lực của toàn Đảng toàn dân, Việt Nam
đã từng bước vượt qua những khó khăn và hội nhập vào nền kinh t ế khu v ực
và thế giới. Kiên định với chính sách mong muốn là bạn của các n ước trên
thế giới Việt Nam đã tạo ra những cột mốc hội nhập quan trọng, m à cụ thể
là việc Việt Nam tham gia vào Hiệp hội các nước Đông Nam A (ASEAN)
năm 1995, tổ chức hợp tác kinh tế Châu A Thái Binh Dương (APEC)
năm1998, và đặc biệt là việc bình thường hoá quan hệ với Hoa Kỳ vào năm
1994. Ngày 13-7-2001 đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong quan hệ hai
nước Việt Nam-Hoa kỳ thông qua việc ký kết Hiệp định Thu ơng m ại song
phương. Ngày 8-6-2001, tổng thống Hoa Kỳ G.Bush đã chính thức trình
Quốc hội Mỹ xem xét, phê chuẩn Hiệp định, và ngày 10-12-2001 quốc hội
Hoa Kỳ đã chính thức thông qua Hiệp định Thương mại song phương gi ữa
hai nước. Như vậy với việc Hiệp định Thương mại song phương có hiệu lực,
các hàng hoá Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hoa K ỳ sẽ được hưởng
quy chế tối huệ quốc do đó các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội
để thâm nhập vào thị trường mới mẻ này. Tuy nhiên có một thực t ế l à th ị
trường Hoa kỳ còn quá xa lạ và khác biệt đối với các doanh nghi ệp Vi ệt
Nam. Bên cạnh đó sự khác nhau về thể chế chính trị, kinh tế, ngoại giao,
chính sách thương mại cũng như vị thế trên truờng Quốc tế t ạo ra cho Việt
Nam muôn vàn thách thức. Trước tình hình đó buộc Việt Nam phải có
những biện pháp, chính sách hợp lý kịp thời để điều chỉnh cho phù hợp với
yêu cầu Hiệp định đã ký kết, đồng thời khai thác m ột cách có hiệu quả
những tiềm năng, cơ hội mà thị trường Hoa Kỳ mang lại.

Trên cơ sở đó, trong phạm vi đề án môn học em xin trình bày những tiềm
năng và đề xuất một vài biện pháp đẩy mạnh xuất nhập khẩu hàng hoá gi ữa
Việt Nam và Hoa Kỳ sau khi Hiệp định thuơng mại song ph ương có hi ệu
lực. Em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo, Phó giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn
Duy Bột đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành đề án này.

-2-


Trường Đại học kinh tế quốc dân - Khoa Thương mại

I. Thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt nam và Hoa Kỳ

1.1. Đánh giá khái quát thực tr ạng thương mại hai chi ều Việt Nam Hoa Kỳ
Việt Nam và Hoa Kỳ bắt đầu có quan hệ thương mại từ năm 1992 tuy
nhiên mới chỉ ở mức rất khiêm tốn, thương mại hai chi ều chỉ đạt kho ảng 4,5
triệu USD. Sau khi lệnh cấm vận được dỡ bỏ năm 1994, thương m ại hai
chiều giữa Việt Nam và Hoa Kỳ tăng đều theo cả hai chi ều xuất và nh ập
khẩu, đa dạng dần về nhóm hàng và gia tăng về trị giá mỗi nhóm (xem Bảng
1).
Bảng 1: Thương mại hai chiều Việt Nam - Hoa Kỳ (1994-1997)

Đơn vị : triệu USD
Xuất khẩu
Nhập khẩu
Tổng XNK

1994

50,4

172
222

1995

-3-

200
252
450

1996

308
616
935

1997

372
278
666


Trường Đại học kinh tế quốc dân - Khoa Thương mại
Xét về cơ cấu, trong thời kỳ 1994-1997 mặt hàng xuất khẩu ch ủ yếu
của Việt Nam sang Hoa Kỳ là nhóm hàng nông, lâm, thuỷ hải sản. Trong đó,
cà phê chiếm phần lớn với tổng kim ngạch đạt 108 triệu USD năm 1997. Đặc
điểm nổi bật của nhóm hàng này là có sự chênh lệch không đáng kể giữa
mức thuế tối huệ quốc (MFN) và phi tối huệ quốc (non-MFN) và cầu về các

loại hàng này rất cũng rất đa dạng. Hàng công nghiệp nhẹ bắt đầu xâm nhập
và tăng trưởng nhanh mặc dù vẫn chỉ mang tính giới thiệu s ản ph ẩm. Từ
1996 xuất khẩu những mặt hàng như giày dép, nguyên liệu khoáng sản tăng
nhanh. Nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam từ Hoa K ỳ ch ủ yếu l à máy móc,
thiết bị và phân bón. Điều này phù hợp với nhu cầu nhập khẩu của Việt Nam
cũng như đặc điểm cơ cấu xuất khẩu của Hoa Kỳ.

Bảng 2: Thương mại hai chiều Việt Nam - Hoa Kỳ (năm 1998-2000)

Đơn vị: triệu USD
Xuất khẩu
Nhập khẩu
Tổng XNK

1998
519,5
269,5
789

1999
601,9
277,3
879,2

1999/1998
15,8%
2,9%
11,4%

1999

601,9
277,3
879,2

2000
827,4
330,5
1157,9

2000/1999
226,5
53,2
279,7

2000/1999
37,63%
19,18%
131,8%

Năm 2000, xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng m ạnh, t ổng
kim ngạch lên tới 827,4 triệu USD so với mức 601,9 triệu USD năm 1999
đạt mức tăng trưởng 37,63 % (Bảng 2). Đây là một trong những m ức tăng
trưởng cao trên thế giới. Mặc dù mức tăng trưởng này đạt được trên cơ s ở
kim ngạch chưa cao nhưng là một tín hiệu tốt, thể hiện những phản ứng tích
cực từ phía các doanh nghiệp Việt Nam đối với các diễn biến trong quan h ệ
thương mại hai nước. Trong khi đó, cũng cần lưu ý rằng xuất khẩu của Hoa
Kỳ sang Việt Nam cũng tăng khá mạnh trong cùng kỳ 2000 (tăng 19,18% so
với cùng kỳ năm 1999). Dự báo xuất khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ cho
đến hết 2001 sẽ tăng mạnh hơn năm 2000, đạt khoảng 900 triệu đến1 t ỷ
USD.

Nhìn chung năm 2000, thương mại giữa hai nước tăng
trưởng ổn định trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu diễn
biến rất phức tạp. Xét về tổng kim ngạch thương mại song
phương, Việt Nam hiện xếp thứ 70/227 nước có quan hệ buôn
-4-


Trường Đại học kinh tế quốc dân - Khoa Thương mại
bán với Hoa Kỳ, trên nhiều nước như Bulgaria, Ukraina,
Slovenia mặc dù hàng Việt Nam đang phải chịu thu ế su ất
nhập khẩu cao hơn so với các nước này. Tuy nhiên, so với
một vài nước trong khu vực ASEAN như Thái Lan (xuất
khẩu đạt khoảng 16,4 tỷ USD), Philipin (14 tỷ USD) thì xuất
khẩu của ta còn thua kém nhiều. Thậm chí xuất khẩu
của Việt Nam còn kém cả Campuchia (827 triệu USD). Lý do
nổi bật nhất để giải thích cho sự việc này vẫn là thuế
suất nhập khẩu quá cao đối với hàng xuất khẩu của ta khi
nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Cộng với việc hệ thống thương mại
tại Hoa Kỳ khá mới và phức tạp đối với các nhà xu ất khẩu
Việt Nam đã làm cho quá trình thâm nhập thị trường
này không dễ dàng với đa số doanh nghiệp Việt Nam. Điều
này cho thấy tầm quan trọng của việc phê chu ẩn Hiệp
định thương mại song phương và việc nâng cao nhận thức
cũng như năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt
Nam trong thời kỳ rất nhạy cảm này.
1.2. Thực trạng hàng hoá của Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ
Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá củaViệt Nam vào Hoa K ỳ đang được đa
dạng về chủng loại. Chiếm tỷ trọng cao nhất hiện nay là nhóm h àng h ải s ản
chiếm khoảng hơn 30% tổng giá trị hàng xuất khẩu của ta sang Hoa Kỳ (quí
1 năm 2001 đạt kim ngạch xuất khẩu 74,4 triệu so với 46,4 tri ệu cùng k ỳ

năm 2000, bằng 60,3%-Bảng 3). Nhóm hàng tỷ trọng lớn thứ hai l à th ịt v à
chế phẩm chiếm 15%. Nhóm hàng này có xu hướng giảm mạnh trong năm
2000, nhưng tăng dần lên trong quí 1 năm 2001 (tăng thêm 17,2 triệu so với
2,4 triệu USD cùng kỳ năm 2000, tăng 61,6%-Bảng 3).
Bảng 3: Kim ngạch XK một số nhóm hàng của Việt Nam sang Hoa kỳ
(tính đến tháng 4 năm 2001)

Đơn vị: triệu USD
Nhóm hàng

1999

2000

Tổng XK
Cá, hải sản
Caphê, chè
Giày dép
Nhiên liệu
Thịt&chế phẩm
Hoa quả

601,9
108,1
117,7
145,8
83,8
31,5
23,7


827,4
242,9
132,9
124,5
90,7
57,7
51,1

2000/
1999

225,5
134,8
15,2
-21,3
6,9
26,2
26,4

-5-

1-4/2000

1-4/2001

238,2
46,4
60,9
47,1
32,7

2,4
10,0

254,7
74,4
37,9
41,5
32,5
17,2
12,6

2001/

2001/

2000

2000

16,5
28,0
-23,0
-5,6
-0,2
14,8
2,6

6,9%
60,3%
-37,8%

-11,9%
-0,6%
61,6%
20,6%


Trường Đại học kinh tế quốc dân - Khoa Thương mại
Sản phẩm may mặc
Tác phẩm nghệ
thuật,sưu tầm đồ cổ

36,4
0,6

81,0
12,9

44,6
12,3

16,2
0,9

17,8
0,2

1,6
-0,7

9,9%

-77,7%

Các nhóm hàng còn lại chiếm tỷ trọng rất khiêm t ốn, th ường d ưới 1%
và một số ít trên dưới 5% tổng giá trị hàng xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ.
Đặc biệt, một số nhóm hàng có chiều hướng giảm so v ới cùng k ỳ n ăm 2000
như giày dép, cà phê, chè, nhiên liệu .v.v... (Bảng 3).
Điểm đáng lưu ý là năm 2000 một số mặt hàng lần đầu tiên được xuất
khẩu sang Hoa Kỳ như mỡ, dầu động thực vật, đá quý, các sản phẩm xay xát
v.v. mở ra hướng phát triển thị trường mới cho một loạt các ngành sản xuất
của Việt Nam. Tuy nhiên cũng đáng lo ngại khi m ột lo ạt m ặt h àng xu ất
khẩu năm 2000 gần như biến mất khỏi thị trường Hoa Kỳ như sợi dệt gốc
thực vật, tơ nhân tạo, hoá chất hữu cơ, vô cơ, các s ản ph ẩm d ượcv.v. Nguyên
nhân chủ yếu vẫn là do doanh nghiệp Việt Nam không chịu đuợc lỗ do
chênh lệch thuế và thực lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam không
đủ mạnh trên thị trường Hoa Kỳ.
Để nắm được rõ hơn thực trạng hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang Hoa
Kỳ cần đi sâu phân tích một số nhóm hàng điển hình. Những nhóm hàng có
tỷ trọng lớn, tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu cao; một s ố nhóm hàng suy
giảm, và cuối cùng là một số nhóm hàng có tiềm năng m ới có th ể xu ất sang
thị trường Hoa Kỳ.
- Nhóm hàng hải sản
Trong lịch sử, Hoa Kỳ không và chưa phải là thị tr ường truyền th ống c ủa
Việt Nam đối với mặt hàng này. Nhật Bản và E.U từ tr ước đến nayv ẫn l à th ị
trường tiêu thụ chủ yếu đối với mật hàng này. Ngoài yếu tố thuận l ợi l à các
yêu cầu về chất lượng và kiểm dịch của Hoa Kỳ không quá ch ặt ch ẽ v à khó
khăn như của thị trường EU, tuy nhiên cũng còn có khá nhi ều khó kh ăn nh ư
khoảng cách vận chuyển xa, thị hiếu quá đa dạng và đặc biệt, khả năng nuôi
trồng và đánh bắt của Việt Nam còn rất hạn ch ế. Chính vì nh ững lý do trên
nên đến cuối năm 1999, tỷ trọng xuất khẩu mặt hàng này sang thị tr ường
Hoa Kỳ không đáng kể. Tuy nhiên, năm 2000, mức tăng trưởng đã vượt xa

dự kiến, khiến ngay cả phía Hoa Kỳ cũng bày tỏ sự lo ngại đối với thị
trường của họ. Mức tăng trưởng của năm 2000 đặc biệt cao, đạt m ức
124,7%, đưa nhóm hàng này lên vị trí đầu bảng. Điều này cho thấy khi các
doanh nghiệp của Việt Nam cải thiện được năng lực cạnh tranh thì thị
-6-


Trường Đại học kinh tế quốc dân - Khoa Thương mại
trường Hoa Kỳ thực sự là một thị trường tiềm năng đầy hứa hẹn đầy hứa
hẹn.
Trong tổng số 134,7 triệu USD giá trị xuất khẩu t ăng thêm trong n ăm
2000 thì có tới hơn 80 triệu USD thuộc về nhóm động vật giáp xác, tôm,
cua, sò, v.v. Những hàng này thường được xuất sang Hoa Kỳ dưới dạng sống,
tươi, ướp lạnh hoặc hấp, luộc chín. Mức tăng trưởng 130,6% của nhóm n ày
đóng góp hơn 70% vào mức tăng trưởng chung của toàn nhóm hàng hải sản.
Qua sự tăng trưởng mạnh này có thể thấy, trước hết ảnh hưởng quan trọng
của yếu tố giá cả tại thị trường Hoa Kỳ. Theo biểu thuế nhập khẩu của Hoa
Kỳ, một số mặt hàng không có sự chênh lệch giữa hai m ức thuế MFN v à
non-MFN hoặc nếu có thì mức chênh lệch không đáng kể. Cụ thể, đối với
các loại tôm hùm đá, tôm nhỏ cả hai loại thuế suất đều bằng 0. Đối v ới cua,
mức thuế non-MFN là 15% so với MFN là 7,5 %. Ngoài ra, những mặt hàng
này thực tế Việt Nam có khả năng nuôi trồng và tái t ạo ngu ồn đánh b ắt.
Điều này cho thấy thị trường hải sản Hoa Kỳ còn nhiều chỗ trống cho hàng
hoá Việt Nam xâm nhập.
Phân nhóm hàng quan trọng thứ hai là cá khúc và các loại cá tươi,
ướp lạnh hoặc đông. Năm 2000, nhóm này tăng từ 15,6 triệu USD lên 32,6
triệu USD tương ứng mức tăng thêm 108,8%. Việt Nam có th ể đẩy m ạnh
xuất khẩu nhóm hàng này.
Nhận xét: Đối với nhóm hàng hải sản trong năm 2000 và đến quí 1 năm
2001 là tương đối tốt. Các doanh nghiệp của ta đã năng động tìm đối tác,

tìm kẽ hở (chênh lệch thuế ít) đẩy mạnh công tác xuất khẩu. Tuy nhiên
chúng ta cần phải chú trọng hơn nữa công tác nuôi trồng, quy hoạch, đặc
biệt là khâu kiểm tra giám sát chất lượng hàng xuất. Trên phương di ện v ĩ
mô cũng cần chuẩn bị đối phó với các biện pháp kỹ thuật của Hoa K ỳ khi h ọ
thấy hàng xuất khẩu của ta tăng mạnh.
- Nhóm hàng thứ hai là cà phê, chè, gia vị, v.v
Nhóm mặt hàng này tiếp tục duy trì vị trí đứng th ứ hai c ủa mình
bằng việc phục hồi mạnh mẽ trong năm 2000. Tương tự hải sản, nhóm này
không có sự chênh lệch đáng kể giữa thuế MFN và thuế non-MFN (đều
bằng không), hoặc không đáng kể. Ngay sau khi lệnh cấm vận được d ỡ bỏ
vào năm 1994, nhóm hàng cà phê, chè đã xâm nhập thị trường Hoa K ỳ và
đạt mức tăng trưởng cao nhất vào năm 1998. Năm 1999, xuất khẩu của
-7-


Trường Đại học kinh tế quốc dân - Khoa Thương mại
nhóm này giảm gần 50%. Năm 2000 mặt hàng cà phê đã phục hồi và đã
đạt mức tăng trưởng là 12,8%, chiếm vị trí chủ đạo với tỷ trọng 85% tổng
giá trị xuất khẩu. Cà phê xuất khẩu đạt 112,9 triệu USD tăng 12,8% so v ới
mức 100,1 triệu USD năm 1999. Do giá cà phê thế giới giảm mạnh nên s ự
phục hồi trên là rất đáng khích lệ, phản ánh lượng hàng xuất đã t ăng v à
phục hồi trở lại. Cầu và thị phần cà phê Việt Nam t ại th ị tr ường Hoa K ỳ v ẫn
được duy trì. Trở ngại về thuế gần như không có (hầu hết bằng 0). Tuy
nhiên, đến quí 1 năm 2001, mặt hàng cà phê, chè lại giảm m ạnh (từ 60,9
triệu năm 2000 còn 37,9 triệu năm 2001, giảm 37,8%). Điều này cho thấy
việc giá cả cà phê tăng giảm thất thường đã ảnh hưởng trực tiếp đến kim
ngạnh xuất khẩu của Việt Nam.
Phân nhóm chiếm tỷ trọng thứ hai là hạt tiêu. Năm 2000, phân nhóm
này đạt mức 17,4 triệu USD, tăng 11,8% so với năm 1999. Đặc biệt loại tiêu
chưa xay hoặc tán, với mức thuế bằng 0 đã xâm nh ập t ừ r ất s ớm v ào th ị

trường Hoa Kỳ và tiếp tục tăng mạnh.
Các phân nhóm còn lại như chè xanh, chè đen không có dấu hiệu
tăng mạnh. Năm 2000 chỉ tăng từ 300.000 USD lên 1,4 tri ệu USD chi ếm t ỷ
trọng khoảng 1%. Trong đó, chè đen các loại không có chênh lệch thu ế, còn
chè xanh có mức thuế chênh lệch là 13,6%. Quế, hạt hồi, gừng đều t ăng
mạnh nhưng giá trị tuyệt đối còn chưa cao. Giá trị xuất kh ẩu qu ế v à hoa qu ế
đạt khoảng 1,1 triệu USD. Hạt hồi, rau mùi tăng 72% nhưng cũng ch ỉ đạt
98,5 nghìn USD. Mặt hàng gừng năm 2000 giảm mạnh khoảng 64,5 %. Với
những số liệu trên có thể thấy rằng trong năm qua nhóm hàng này tăng
trưởng không đáng kể mặc dù có một vài mặt hàng không có chênh l ệch
thuế giữa thuế non-MFN và MFN hay chênh lệch không đáng kể.
- Nhóm hàng giày dép và phụ kiện giày dép
Hiện nay, cùng với Trung Quốc và Indonesia, Việt Nam là nước xuất
khẩu giày dép và phụ kiện giày dép lớn trong s ố các n ước xu ất kh ẩu có
dùng nguyên liệu của Hoa Kỳ sang thị trường này. Do m ức thuế suất nonMFN và MFN khá lớn (thường là 0 so với 20%) nên các doanh nghiệp s ử
dụng nguồn nguyên liệu ngoài Hoa Kỳ sản xuất tại Việt Nam rất khó thâm
nhập. Một thực tế là các doanh nghiệp xuất khẩu giày dép hi ện nay h ầu h ết
là các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tận dụng sức lao động rẻ của công
nhân Việt Nam để làm hàng gia công xuất khẩu nên kim ngạch xuất khẩu
-8-


Trường Đại học kinh tế quốc dân - Khoa Thương mại
cao nhưng phần lợi nhuận thực của phía Việt Nam lại th ấp so v ới các nhóm
hàng xuất khẩu khác.
Những năm trước đây, nhóm hàng này thường đứng đầu trong số các
mặt hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ bởi các kênh phân phối khép kín s ẵn có
của các hãng nổi tiếng thế giới như Nike và Reebok và m ột s ố công ty khác
có trụ sở tại Hoa Kỳ. Năm 1999 nhóm hàng này đạt giá trị 145,7 triệu USD,
năm 2000 giá trị xuất khẩu giảm 21,3 triệu USD. Đến quí 1 năm 2001 m ặt

hàng này tiếp tục giảm mạnh đang đặt ra cho các doanh nghiệp da giầy Việt
Nam những thách thức vô cùng to lớn.
Vấn đề đặt ra bây giờ là các doanh nghiệp sản xuất giầy Việt Nam v ới
vốn đầu tư trong nước, phải nhanh chóng tiếp cận phương pháp s ản xu ất,
phương pháp tiếp thị mà các doanh nghiệp có vốn đầu tư Hoa Kỳ đang áp
dụng. Ngoài ra cũng phải chú trọng đến thủ tục hải quan, các quy định k ỹ
thuật liên quan.
- Nhóm hàng quần áo, hàng may mặc sẵn
Nhóm hàng quần áo, hàng may mặc sẵn bao gồm các lo ại d ệt kim, đan
hoặc móc hoặc không dệt kim đan hoặc móc là một trong những nhóm hàng
chiến lược tăng đặc biệt mạnh với mức tăng trưởng 28,3% (t ừ 36,4 tri ệu
USD năm 1999 lên mức 46,7 triệu USD n ăm 2000). Trước h ết cần kh ẳng
định đây là nỗ lực rất lớn của ngành may m ặc Việt Nam trong th ời gian qua
bởi mức chênh lệch về thuế quá cao được áp dụng cho hàng may mặcViệt
Nam so với thuế MFN và thuế ưu đãi đặc biệt mà Hoa Kỳ dành cho một một
số nước khác. Tiếp đó là nỗ lực đáng ghi nhận trong việc đa dạng hoá mặt
hàng cũng như chất lượng của hàng may mặc, khác với những n ăm tr ước
đây, hàng may mặc xuất sang Hoa Kỳ chủ yếu từ vải dệt kim, đan hoặc móc.
Trong thời gian tới mặt hàng may mặc vẫn được xem là m ặt hàng ch ủ l ực
không chỉ đối với thị trường Hoa Kỳ mà cả với các thị tr ường th ế gi ới. Cùng
với việc Hiệp định Thương mại song phương giữa hai nước có hiệu lực, hàng
may mặc Việt Nam sẽ được hưởng thuế MFN do đó sẽ nâng cao năng l ực
cạnh tranh đối với mặt hàng này trên thị trường Hoa Kỳ không ch ỉ về ch ất
lượng, mẫu mã mà còn về giá cả, dó đó mức tăng tr ưởng sẽ không ch ỉ d ừng
lại ở con số 28,3% như giai đoạn 1999-2000.

-9-


Trường Đại học kinh tế quốc dân - Khoa Thương mại


Bảng 4: Mức thuếnhập khẩu của Mỹđối với một sốloại hàng dệt may

Đơn vị %
Tên hàng

Thuế suất phi

Quần áo bằng vải bông
áo khoác từ sợi nhân tạo, không dệt kim,
đan móc, loại khác
áo khoác làm từ sợi nhân tạo, có dệt kim
áo sơ mi côtông cho nam
áo khoác từ sợi nhân tạo, không dệt kim,
đan móc, trên 36% len
Bộ quần áo có đan móc, bằng len hoặc lông
động vật
áo khoác đan móc với trên 70% khối lượng
là tơ tằm
áo khoác đan móc với dưới 70% khối lượng
là tơ tằm

MFN

Thuế suất MFN

Mức thuế chênh
lệch

90

90

10
28,8

80
61,2

72
67,5
58,5

29,3
14,9
20,5

42,7
52,6
38

54,5

16

38,5

45

4


41

45

5,9

39,1

Nguồn: Bộ Thương mại
Như vậy với các thông số về mức thuế nhập khẩu mà Mỹ áp dụng đối
với các mặt hàng may mặc, dù phải chịu mức rất cao so v ới MFN nh ưng
nhóm hàng quần áo, hàng may mặc sẵn vẫn đạt kim ng ạch XK cao. Với
việc hiệp định thương mại có hiệu lực, nhóm hàng này sẽ tạo động lực trong
việc thúc đẩy hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ.
- Các nhóm hàng tăng mạnh cần có sựđiều chỉnh
Ngoài những nhóm hàng trên, còn rất nhiều nhóm hàng có s ự tăng
trưởng cao, tuy nhiên trên thực tế lại có những t ồn t ại tiêu c ực trong s ự t ăng
trưởng đó. Điển hình là nhóm hàng thuộc đồ trang trí nghệ thuật, đồ cổ
(tăng từ 578.000 USD năm 1999 lên 12,9 triệu năm 2000, tăng 22,3 l ần).
Tuy nhiên, sự tăng trưởng đột biến lại không đáng m ừng b ởi t ới 12 tri ệu
USD trị giá xuất khẩu thuộc về những cổ vật hơn 100 n ăm tu ổi m à không ai
nắm rõ được bao nhiêu trong số chúng thuộc tài sản quốc gia.
- Những nhóm hàng giảm hoặc có xu hướng giảm
Bên cạnh những nhóm hàng tăng trưởng rất đáng khích lệ, m ột số
nhóm hàng cho thấy xu hướng chững lại, hoặc giảm mạnh. Đó là nhóm hàng
sắt thép, rau, hoa quả chế biến, đường, kẹo, v.v. Mặc dù thị trường biến động
- 10 -


Trường Đại học kinh tế quốc dân - Khoa Thương mại

hàng ngày và chưa có đủ cơ sở để kết luận về sức cạnh tranh của nh ững
nhóm hàng trên tại thị trường Hoa Kỳ, nhưng xu hướng diễn biến tiêu cực
của chúng buộc nhà nước và đặc biệt là các nhà xuất khẩu Việt Nam phải
có sự xem xét hết sức cụ thể về mặt sản xuất cũng như thị trường Hoa Kỳ.
- Các nhóm hàng mới xuất hiện
Theo quy luật của thị trường, song song với những nhóm hàng bị triệt
tiêu cũng xuất hiện những nhóm hàng mới, m ở ra hướng m ới cho ho ạt động
xuất khẩu của Việt Nam. Đó là giấy, các sản phẩm xay xát, bông, đồng h ồ
và linh kiện đồng hồ v.v. Mặc dù kim ngạch các nhóm này chỉ đạt trên d ưới
100.000 USD nhưng đây là tín hiệu rất đáng mừng cho xuất khẩu Việt
Nam.
1.3. Đánh giá thực trạng hàng hoá của Hoa Kỳ nhập khẩu vào Việt Nam
Mặc dù kim ngạch nhập khẩu chỉ đạt khoảng một nửa kim ngạch xuất
khẩu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ nhưng những biến động trong
tăng trưởng của lượng hàng này cũng sẽ có ảnh hưởng nhất định tới nền kinh
tế Việt Nam. Trước hết, cần khẳng định lại l à do hàng hoá Hoa K ỳ nh ập
khẩu vào Việt Nam đã và đang được hưởng thuế MFN nên sau khi Hiệp định
có hiệu lực, một số nhóm hàng sẽ không có thay đổi gì lớn. M ột s ố nhóm
khác tuy có lộ trình cắt giảm thuế, song cũng nằm trong chi ến lược chung
của mỗi ngành và dự kiến trong các cam kết quốc tế khác của Việt Nam.
Trong năm 2000, tổng trị giá hàng của Hoa Kỳ được nhập khẩu v ào Việt
Nam đạt 330,5 triệu USD tăng 19,1 % so với m ức 277,3 tri ệu USD n ăm
1999. Đây là mức tăng trưởng cao hơn mức tăng trưởng trung bình xuất
khẩu của Hoa Kỳ ra thế giới lẫn xuất khẩu t ừ Hoa K ỳ v ào khu v ực ASEAN.
Điều này chứng tỏ Việt Nam là thị trường có tiềm năng và là m ột trong
những thị trường được các nhà xuất khẩu Hoa Kỳ đặc biệt quan tâm. Ngo ài
ra, đi kèm với xuất khẩu hàng hoá là các dịch vụ h ỗ tr ợ xu ất kh ẩu, trong đó,
xuất khẩu dịch vụ luôn là hoạt động xuất khẩu trọng tâm của Hoa Kỳ.
Cũng như các năm trước đây, hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ vào Việt Nam
chủ yếu là các hàng hoá mà Việt Nam không có khả năng sản xuất hoặc

kém thế cạnh tranh và điều đáng mừng là phần l ớn trong s ố chúng ph ục v ụ
được chủ trương và định hướng phát triển kinh tế của ta. Tính đến hết năm
2000, số lượng hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ vào Việt Nam đã r ất đa d ạng bao
gồm khoảng hơn 96 nhóm mặt hàng.
- 11 -


Trường Đại học kinh tế quốc dân - Khoa Thương mại
Nhìn tổng thể, có thể chia làm ba nhóm lớn. Nhóm các m ặt h àng có kim
ngạch trên 20 triệu USD, bao gồm lò và nguyên liệu cho phẩn ứng hạt
nhân, máy và động cơ điện, phân bón, giày dép. Nhóm các m ặt hàng có
kim ngạch từ 1 đến 20 triệu USD bao gồm 34 nhóm hàng như nhựa, bông,
phim ảnh, hoá chất hữu cơ, hoa quả v.v. Nhóm các mặt hàng còn l ại bao
gồm khoảng trên 58 nhóm hàng có kim ngạch dưới 1 triệu USD.
Nhóm hàng chiếm tỷ trọng cao nhất là lò phản ứng hạt nhân và các d ụng
cụ, nhiên liệu liên quan với 23,7 % tổng trị giá% nhập khẩu. Năm 2000
nhóm hàng này tăng khá mạnh 28,4% so với mức 61 triệu USD năm 1999.
Nhóm thứ hai là máy và các dụng cụ điện với tỷ trọng 9,2% tương ứng
30,3 triệu USD. Nhóm hàng này tăng mạnh nhất trong n ăm qua v ới m ức
tăng 50% cải thiện vị trí từ thứ 4 năm 1999 lên thứ 2 năm 2000.
Thứ ba là phân bón với tỷ trọng 8,6%. Nhóm này sụt giảm mạnh kho ảng
16,2 triệu USD so với năm 1999, tụt từ vị trí thứ 2 xuống vị trí thứ 3.
Một số nhóm hàng tăng mạnh bao gồm phụ kiện giày dép (tăng 313,4%);
hoa quả họ cam chanh (tăng 239%); bông (tăng 190%); s ắt thép (t ăng
147%); dược phẩm (tăng 64,3%), v. v Hầu hết các nhóm hàng còn lại đều
tăng hoặc giảm nhưng không đáng kể.
Quy chế đối xử mà Việt Nam dành cho Hoa Kỳ hiện rất thuận l ợi. Từ
năm 1999, hàng từ Hoa Kỳ xuất vào Việt Nam được hưởng thuế tối huệ quốc
và được hưởng các điều kiện cân bằng với hàng hoá xuất khẩu vào Việt
Nam từ các nước khác. Một khi quan hệ thương m ại được khai thông, các

chương trình hỗ trợ và xúc tiến xuất khẩu của Hoa K ỳ hoạt động có hi ệu
quả, kim ngạch nhập khẩu hàng Hoa Kỳ chắc chắn sẽ không dừng ở con s ố
khiêm tốn trên. Vấn đề đặt ra với Việt Nam là làm sao tận d ụng và t ối đa
hoá lợi ích hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ, đặc biệt các nhóm h àng có h àm
lượng khoa học kỹ thuật cao đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước.
- Nhóm hàng lò phản ứng và phụ tùng, máy móc và phụ tùng cơ khí
Ngay từ khi hai nước bắt đầu có hoạt động thương m ại hai chi ều,
nhóm hàng trên đã luôn chiếm vị trí dẫn đầu bởi do nhu cầu của Việt Nam
cũng như lợi thế về kỹ thuật của Hoa Kỳ. Năm 2000, với m ức tăng tr ưởng
28,4% đạt 78,3 triệu USD nhóm hàng này quả thực đã góp phần đáng k ể
vào tăng trưởng xuất khẩu chung của Hoa Kỳ sang Việt Nam.
- 12 -


Trường Đại học kinh tế quốc dân - Khoa Thương mại
Chiếm tỷ trọng cao nhất với mức 28,3% tổng trị giá nhập khẩu của
nhóm này là động cơ hơi nước, tuabin. Năm 2000, phân nhóm này t ăng
74,9% (từ 12,7 triệu USD năm 1999 lên 22,2 triệu USD).
Đứng thứ hai là nhóm máy móc với tỷ trọng 17%. Năm 2000, nhóm
hàng này đạt 13,4 triệu USD (tăng 70,8% so với năm 1999). S ự gia t ăng
mạnh mẽ nhóm hàng này lđược giải thích bởi m ột loạt các công ty c ơ khí
hàng đầu của Hoa Kỳ như Ford, Carterpillar, Chrysler, đã mở nhà máy ho ặc
mở văn phòng đại diện tại các thành phố lớn tại Việt Nam khi hai nước chưa
ký Hiệp định thương mại.
Mười lăm nhóm hàng máy móc sản xuất như động cơ phản lực, máy
in giấy, máy nén khí, nén ga, thiết bị lọc .v.v với kim ngạch trên dưới 1 triệu
USD đều rất cần thiết cho Việt Nam. Còn lại l à máy móc gia d ụng ph ục v ụ
sinh hoạt và gia đình. Tỷ trọng cao của nhóm này trong t ổng kim ng ạch
nhập khẩu là hợp lý nhưng tỷ trọng trong phân nhóm vẫn làm các cơ quan

hữu quan phải lo ngại bởi xu hướng tăng cao của hàng tiêu dùng. Vì v ậy
Nhà nước cần có định hướng cũng như các điều chỉnh để có thể t ận d ụng k ỹ
thuật phục vụ cho các ngành sản xuất của Việt Nam.
- Máy móc thiết bị điện và các bộ phận của chúng
Năm 2000với trị giá xuất khẩu lên tới 30,3 triệu USD, nhóm hàng này
đạt mức tăng trưởng rất cao chiếm khoảng 50%. Nhóm hàng máy móc thi ết
bị điện sẽ là mặt hàng mũi nhọn trong số các mặt hàng xuất khẩu chiến lược
của Hoa Kỳ sang thị trường Việt Nam.
Mạch tích hợp và vi linh kiện điện tử cũng đang chiếm tỷ trọng cao
nhất là 16,2% với trị giá xuất khẩu khoảng 4,9 triệu USD. Tiếp đó l à linh
kiện tivi, đài và rađa, với tỷ trọng 12,6% và trị giá khoảng 3,8 triệu USD.
Dây, cáp điện và các vật truyền dẫn khác bao gồm cả sợi cáp quang
năm 2000 cũng tăng mạnh khoảng 60% so với năm 1999.
Các mặt hàng điện tử tiêu dùng đã xuất hiện tương đối đa dạng,
phong phú như tivi, đài và các phương tiện nghe nhìn khác, máy thu
thanh.v.v Tuy nhiên dễ nhận thấy kim ngạch các nhóm hàng này còn r ất
thấp và sự tràn ngập của hàng điện tử Châu á, đặc biệt từ Nh ật B ản v à H àn
Quốc tại thị trường Việt Nam là nhân tố kìm hãm s ự tăng tr ưởng của nhóm
hàng này.
- Nhóm hàng phim ảnh và các dụng cụ quang học chính xác
- 13 -


Trường Đại học kinh tế quốc dân - Khoa Thương mại
Mới chỉ xếp vị trí khiêm tốn trong số các nhóm hàng Hoa K ỳ xu ất
khẩu sang Việt Nam, nhưng phim ảnh và các dụng cụ quang h ọc chính xác
đã cho thấy tiềm năng tăng rất mạnh trong những năm tới.
Dụng cụ chính xác dùng trong phân tích vật lý, y tế, phân tích hoá
học bao gồm cả các máy chiếu xạ, chiếm tỷ trọng tới 60% tổng trị giá xuất
khẩu. Điều này cũng phù hợp với xu hướng phát tri ển m ở r ộng m ột s ố trung

tâm y tế của ta. Trong thời gian tới, khi các cam k ết về dịch vụ y t ế v à các
dịch vụ khác có hiệu lực, việc cần có các tiêu chu ẩn k ỹ thuật s ẽ r ất cần thi ết
để loại bỏ các công nghệ cũ, lạc hậu giúp Việt Nam nhanh chóng tiếp cận
công nghệ hàng đầu của Hoa Kỳ phục vụ cho các hoạt động y tế.
Qua những phân tích ở trên, chúng ta có thể thấy m ột cách t ương đối
rõ nét thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai nước trong thời gian qua.
Tuy nhiên, cũng cần phải khẳng định là, thực tiễn thương m ại song phương
trong những năm qua chưa tương xứng với tiềm năng thực sự của hai nước.
Xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ mới chỉ chiếm khoảng 0,068% tổng
trị giá hàng hoá nhập khẩu vào thị trường Hoa K ỳ. Ng ược l ại xu ất kh ẩu c ủa
Hoa Kỳ vào Việt Nam cũng chỉ chiếm 2,4% tổng trị giá hàng nhập kh ẩu v ào
Việt Nam. Sự chênh lệch giữa tiềm năng và thực tế này chủ yếu do nh ững
nguyên nhân sau đây:
- Thị trường Mỹ còn quá xa lạ với doanh nghiệp Việt Nam v à doanh
nghiệp Việt Nam chưa có cơ hội được tiếp cận do quan hệ chính tr ị gi ữa hai
nước. Đây là nguyên nhân khách quan.
Về mặt chủ quan, hàng hoá của Việt Nam còn manh mún, giá th ành cao,
chất lượng thấp, chưa đa dạng về chủng loại nên chưa thu hút được s ức mua
cũng như đáp ứng thị hiếu của người dân Hoa Kỳ.
- Công nghệ, máy móc của các doanh nghiệp Việt Nam
còn lạc hậu, do đó ảnh hưởng lớn đến chất lượng cũng như
khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam trên thị trường
Hoa Kỳ.
Mặc dù kim ngạch chưa cao, nhưng tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sang Hoa
Kỳ lại thuộc loại cao nhất trong số các thị trường xuất khẩu của Việt Nam.
Với Việt Nam, rõ ràng thị trường Hoa Kỳ ngày càng có m ột v ị trí quan
trọng. Tổng kim ngạch hai chiều hơn 1 tỷ USD trong năm 2000 s ẽ còn t ăng
mạnh trong những năm tới, giúp giải toả bớt sức ép cũng như giúp Việt Nam
- 14 -



Trường Đại học kinh tế quốc dân - Khoa Thương mại
đa dạng hoá thị trường xuất khẩu. Trong khi đó, mặc dù chỉ xếp thứ 70 trong
số 200 đối tác thương mại của mình, nhưng với vị trí chiến l ược trong
ASEAN và khu vực Đông á, Việt Nam luôn là m ột đối tác th ương m ại quan
trọng của các nhà đầu tư, xuất khẩu Hoa Kỳ. Vấn đề đặt ra cho chúng ta l à
trên một nền tảng pháp lý khá rõ ràng và một môi trường đầu t ư h ấp d ẫn,
thuận lợi, chắc chắn Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam-Hoa K ỳ
sẽ tạo cơ hội cho Việt Nam khắc phục những mặt yếu, tối đa hoá lợi ích dân
tộc và trong thời gian ngắn nhất có thể phát huy t ối đa quy mô phát tri ển v à
sức cạnh tranh của các doanh nghiệp cũng như hàng hoá và d ịch v ụ của
Việt Nam.
II. Dự báo tiềm năng xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Hoa Kỳ và hàng hoá cần nhập
khẩu từ Hoa Kỳ vào Việt Nam sau khi Hiệp định thương mại việt nam - hoa kỳ có hiệu
lực

Để có cái nhìn tương đối về tiềm năng xuất nhập khẩu đối với hàng
hoá Việt nam sang Hoa kỳ chúng ta cần có cơ sở để xây dựng dự báo cho
tương lai Ngoại thương của Việt nam trong buôn bán với Hoa K ỳ. C ơ s ở đó
chính là Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam thời k ỳ 20012010 và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược phát tri ển h àng hoá
xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001-2010.
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam thời kỳ 2001-2010:
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lẫn thứ IX đã đưa ra định hướng
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong 10 n ăm đầu c ủa
thế kỷ 21 (2001-2010): “Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa theo định
hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản
trở thành một nước công nghiệp”. Mục tiêu chung của Chiến lược 10 năm
(2001-2010) là đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ
rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân, nâng cao vị thế của
Việt Nam trên trường quốc tế, tạo nền tảng để đến năm 2020 đưa nước ta c ơ

bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Mục tiêu cụ thể
của Chiến lược là:
- Đưa GDP năm 2010 lên ít nhất gấp đôi năm 2000. Nâng
cao rõ rệt hiệu quả và sức cạnh tranh c ủa s ản phẩm , c ủa
doanh nghiệp và của nền kinh tế. Tích lu ỹ nội b ộ nền
kinh tế đạt trên 30% GDP.
- 15 -


Trường Đại học kinh tế quốc dân - Khoa Thương mại
- Nhịp độ tăng xuất khẩu gấp trên hai lần nhịp độ tăng GDP. Tỷ tr ọng
trong GDP của nông nghiệp 16-17%, công nghiệp 40-41%, dịch vụ 42-43%.
- Nhịp độ tăng trưởng giá trị gia tăng công nghiệp (k ể cả xây d ựng) bình
quân trong 10 năm tới đạt khoảng 10-10,5%/năm. Đến năm 2010, công
nghiệp và xây dựng chiếm 40-41% GDP và sử dụng 23-24% lao động.
Để thực hiện mục tiêu tổng quát và cụ thể của Chiến
lược phát triển kinh tế -xã hội của Việt Nam, trong giai
đoạn từ 2001 đến 2010, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX
cũng đã nêu rõ Định hướng phát triển kinh t ế đối ngoại
trong đó có định hướng phát triển hoạt động xu ất nhập
khẩu của Việt Nam mà cụ thể là:
Về xuất khẩu
- Tăng tổng kim ngạch xuất khẩu. Tạo thị trường ổn định
cho một số mặt hàng nông sản thực phẩm và hàng công
nghiệp có khả năng cạnh tranh, tìm kiếm các thị trường
cho mặt hàng xuất khẩu mới, nâng cao chất lượng các
mặt hàng xuất khẩu.
- Phấn đấu đạt tổng kim ngạch xuất khẩu 5 năm tới đạt khoảng 114 tỷ
USD, tăng 16%/năm, trong đó nhóm hàng công nghiệp và tiểu thủ công
nghiệp chiếm 70% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng bình quân h àng n ăm l à

15,9%; nhóm hàng công nghiệp tiêu dùng và tiểu thủ công nghiệp chiếm
43% kim ngạch xuất khẩu công nghiệp, tăng bình quân hàng năm 22%;
nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản chiếm 30% tổng kim ngạch xuất kh ẩu, t ăng
bình quân hàng năm 16,2%.
Về nhập khẩu
- Bảo đảm nhập khẩu những vật tư, thiết bị chủ yếu, có tác động tích cực
đến sản xuất kinh doanh trong nước.
- Phấn đấu đạt tổng kim ngạch nhập khẩu 5 năm khoảng 118 t ỷ USD,
tăng bình quân hàng năm 15%, trong đó, nhóm hàng máy móc, thiết bị và
phụ tùng chiếm 32,6% tổng kim ngạch nhập khẩu; tăng bình quân
17,2%/năm; nhóm hàng nguyên nhiên vật liệu chiếm 63,5% tăng bình quân
13,9%/năm; nhóm hàng tiêu dùng chiếm khoảng 3,9% bằng 5 năm trước.
Chiến lược phát triển xuất - nhập khẩu thời kỳ 2001-2010:

- 16 -


Trường Đại học kinh tế quốc dân - Khoa Thương mại
Để thực hiện Chiến lược, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội nói chung và
định hướng phát triển kinh tế đối ngoại nói riêng của Đại hội Đảng IX, ng ày
27 tháng 10 năm 2000, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 22/2000/CTTTg về Chiến lược phát triển xuất - nhập hàng hóa và dịch v ụ th ời k ỳ 20012010. Chỉ thị khẳng định “Chiến lược phát triển xu ất nhập khẩu h àng hoá v à
dịch vụ thời kỳ 2001-2010, nhất là xuất khẩu phải là chiến lược tăng tốc toàn
diện, phải có những khâu đột phá với bước đi vững ch ắc tiếp tục ch ủ tr ương
dành ưu tiên cao nhất cho xuất khẩu”. Chỉ thị nêu rõ:
- Xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ thời kỳ 2001-2010 phải đạt m ức tăng
trưởng bình quân từ 15%/năm trở lên phấn đấu cân bằng cán cân th ương
mại vào những năm 2009-2010 và xuất siêu vào thời kỳ sau 2010.
- Giảm xuất khẩu hàng chế biến thô; tăng tỷ trọng hàng chế bi ến sâu
bằng công nghệ mới.
- Đẩy mạnh hơn nữa xuất khẩu trực tiếp vào các thị trường có s ức mua

lớn như Hoa Kỳ, Tây Âu.
- Nhập khẩu tăng trưởng bình quân 14%/năm cho cả giai đo ạn 20012010; chú trọng nhập khẩu công nghệ cao; tăng cường tiếp cận các thị
trường cung ứng nguồn như Hoa Kỳ, Tây Âu, Nhật Bản,v.v
Cùng với định hướng chiến lược tổng quát và cụ thể trong thời kỳ 20012010, với việc Quốc hội Hoa Kỳ thông qua Hiệp định Thương m ại song
phương Việt Nam - Hoa Kỳ vào ngày 10 thang 12 năm 2001, v à v ới nh ững
tài liệu thu thập được về phương pháp cũng như những con s ố dự báo v ề
tương lai xuất nhập khẩu hàng hoá Việt Nam sang Hoa K ỳ, em xin được
tổng hợp lại tiềm năng hai bên có thể đạt được sau khi hiệp định có hiệu lực.
Phương pháp dự báo được đưa ra theo hai cách tiếp cận. Cách th ứ nhất l à d ự
báo về thị trường Hoa Kỳ nói chung với ý nghĩa là một trong những thị
trường nhập khẩu mới, đầy tiềm năng đối với hàng hoá của Việt Nam. Cách
thứ hai là dự báo tiềm năng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Hoa K ỳ
theo nhóm mặt hàng.
2.1. Dựbáo tiềm năng xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Hoa Kỳ
2.2.1 Hoa Kỳ - Thị trường xuất khẩu mới đầy tiềm năng đối v ới h àng hoá
của Việt Nam sau khi Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ có hiệu
lự c

- 17 -


Trường Đại học kinh tế quốc dân - Khoa Thương mại
Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ có hiệu lực, qua đó Chính
phủ Hoa Kỳ sẽ phải ngay lập tức và vô điều kiện dành cho hàng hoá c ủa
Việt Nam hưởng Quy chế Tối huệ quốc (tức là được đối xử không kém
thuận lợi hơn sự đối xử mà Hoa Kỳ đã dành cho hàng hoá tương tự của bất
kỳ nước thứ ba nào khác), Quy chế Đối xử Quốc gia và loại bỏ tất cả các hạn
chế, hạn ngạch, yêu cầu giấy phép và kiểm soát nhập khẩu đối với hàng hoá
Việt Nam khi xuất khẩu sang thị Hoa Kỳ. Ngoài ra Hiệp định Thương m ại
Việt Nam - Hoa Kỳ còn quy định rằng: Chính phủ Hoa Kỳ sẽ xem xét khả

năng dành cho Việt Nam Chế độ Ưu đãi Thuế quan Phổ cập. Như vậy là căn
cứ vào thực trạng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang Hoa K ỳ
trong thời gian qua; căn cứ vào định hướng chiến lược phát triển xuất nhập
khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001-2010 trình bày ở trên, đặc biệt, căn cứ
vào chính sách, chế độ, qui chế điều tiết hoạt động xuất nhập khẩu gi ữa hai
nước đã được thoả thuận trong Hiệp định song phương Việt Nam-Hoa Kỳ, có
thể dự đoán rằng, riêng đối với thị trường Hoa Kỳ, kim ngạch hàng hoá Việt
Nam xuất sang thị trường này sẽ tăng 15% hàng năm trong 3 n ăm đầu (sau
khi Hiệp định có hiệu lực) và 18% cho 3 năm tiếp theo và vẫn giữ ở vị trí
tăng lên 15% cho đến hết năm 2010.
2.2.2. Dự báo tiềm năng xuất khẩu theo nhóm mặt hàng
Nhóm mặt hàng hải sản
Hoa Kỳ là nước xuất khẩu hải sản lớn nhất thế giới và cũng là nước
nhập khẩu hải sản lớn thứ 2 thế giới, sau Nhật Bản. H àng năm, Hoa K ỳ ph ải
nhập khẩu trung bình một lượng hải sản giá trị khoảng 2,5 tỷ USD t ừ các
nước châu á và cho đến năm 1996 thì giá trị xuất khẩu của Việt Nam ch ỉ
chiếm khoảng 1,14% giá trị nhập khẩu thuỷ sản của Hoa Kỳ t ừ các n ước
châu á và 0,42% giá trị nhập khẩu thuỷ sản của Hoa K ỳ t ừ các n ước trên th ế
giới. Vì thế, có thể khẳng định rằng đây là thị trường vô cùng rộng l ớn v à
đầy triển vọng đối với ngành nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản Việt Nam.
Mặt hàng nhập khẩu chính của Hoa Kỳ là tôm các loại trong khi đây
cũng là mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam. Dự báo, Việt Nam có th ể
xuất khẩu 600 triệu USD hải sản vào Hoa Kỳ năm 2010, tăng 7 lần so với
năm 1998, 6 lần so với năm 2000 và gần bằng m ức xu ất kh ẩu c ủa Thái Lan
hiện nay.

- 18 -


Trường Đại học kinh tế quốc dân - Khoa Thương mại

Nhóm hàng nông sản
Nhóm hàng này do thị trường Hoa Kỳ có nhu cầu cao và m ức thu ế
nhập khẩu bằng 0 hoặc rất thấp, nên hàng Việt Nam đã v ào g ần đúng v ị trí
so với khả năng của mình, nên trong thời k ỳ 2001-2010 s ẽ ti ếp t ục t ăng v ọt
như mấy năm vừa qua. Ngoài ra, các mặt hàng này còn phụ thuộc nhiều vào
sản lượng, thời tiết và giá ở Việt Nam và trên thế giới. Tuy nhiên, định
hướng xuất khẩu của nhóm các mặt hàng này bình quân có thể tăng
15%/năm và tới năm 2010 dự kiến tăng hơn gấp đôi năm 2000, đạt kim
ngạch xuất khẩu khoảng hơn 350 triệu USD.
- Cà phê: Tổng kim ngạch nhập khẩu của Hoa Kỳ đối với các loại cà phê
năm 1992 là 1.612 tỷ USD; năm 1997 là 3,726 tỷ USD và năm 1998 gi ảm
xuống 3.237 USD. Dự kiến trong 10 năm tới, nhu cầu nh ập kh ẩu c ủa Hoa
Kỳ sẽ tăng khoảng 10%/năm (Báo cáo của Thương vụ Việt Nam tại Hoa
Kỳ).
Trong 10 năm tới (đến 2010) xuất khẩu cà phê c ủa Việt Nam
sang Hoa Kỳ sẽ có những tăng giảm bất thường do th ị
trường cà phê thế giới thường có những biến động. Nếu giá
cả, chất lượng cạnh tranh tốt thì ta có thể tăng được
xuất khẩu vào Hoa Kỳ tương ứng với mức tăng nhu cầu thị
trường, ít nhất với mức tăng bình quân (10-15%/năm), đạt
khoảng 350 triệu USD vào năm 2010. Tuy nhiên, do thị
trường Hoa Kỳ chủ yếu tiêu thụ cà phê ARABICA nên n ếu
chương trình trồng cà phê ở miền Bắc thành công thì
xuất khẩu cà phê Việt Nam cũng sẽ tăng nhiều hơn nhờ
loại cà phê này.
- Hạt tiêu: Hàng năm Hoa Kỳ nhập khẩu số lượng lớn hạt tiêu ch ưa xay
và đã xay (năm 1992 nhập trên 112 triệu USD, năm 1998 nh ập trên 302
triệu USD, tăng 170 lần so với năm 1992 và 17% so với n ăm 1997). M ặt
hàng này Việt Nam thâm nhập vào Hoa Kỳ chậm hơn cà phê, nh ưng t ừ
những năm tới, khả năng tăng xuát khẩu mặt hàng này sẽ cao vì Trung

Quốc, Tây Ban Nha, những nước hiện đang đứng trên Việt Nam về xuất
khẩu mặt hàng này, lại không có nhiều hạt tiêu như Việt Nam.
- Chè các loại: Hàng năm Hoa Kỳ nhập khẩu các loại chè xanh và đen,
trung bình 130 triệu USD/năm (từ 1992-1997), riêng 1998 nhập 170 triệu

- 19 -


Trường Đại học kinh tế quốc dân - Khoa Thương mại
USD. Giai đoạn 2000-2010, Việt Nam có thể tăng đều đặn 20%/năm n ếu
tăng được xuất khẩu trực tiếp và có thể đạt 3 triệu USD v ào n ăm 2010. N ếu
như có sự đầu tư bao tiêu sản phẩm của các công ty Hoa K ỳ, có thể đạt 6
triệu USD.
- Gạo: Nhiều khách hàng Hoa Kỳ mua gạo Việt Nam để xuất khẩu sang
châu Phi theo các chương trình viện trợ của Chính phủ Hoa K ỳ. Trước khi
có NTR, thuế nhập khẩu đối với gạo là 0,055 USD sau khi có NTR l à 0,021
USD/kg. Mức thuế như vậy là thấp và thị trường nhập khẩu gạo c ủa Hoa K ỳ
là rộng mở đối với Việt Nam.
Nhóm mặt hàng khoáng sản
- Dầu mỏ: Hoa Kỳ là nước có kỹ thuật về khai thác cũng như lọc dầu tiên
tiến nhất trên thế giới nhưng cũng là nước nhập khẩu dầu khí lớn nhất thế
giới. Việt Nam bắt đầu xuất khẩu dầu thô vào th ị tr ường Hoa K ỳ t ừ n ăm
1998 và giá trị xuất khẩu năm 1999 là 83,8 triệu USD. Tuy nhiên, m ột đi ều
cần lưu ý là việc chưa có khách hàng truyền thống là các nhà máy lọc dầu
lớn của Hoa Kỳ cũng là một nguyên nhân làm cho trong 6 tháng đầu năm
1999, Việt Nam không bán được một tấn dầu thô nào cho thị trường này.
Năm tập đoàn công nghiệp dầu mỏ hàng đầu thế giới hiện nay là
SHELL và BP (Anh), ESSON và MOBIL (Hoa Kỳ), ELT-EQUITANIE
(Pháp) đều đang có mặt tại Việt Nam và làm ăn rất thành công chứng tỏ sức
mạnh về tiềm năng sản xuất và xuất khẩu dầu thô của Việt Nam r ất l ớn nên

đã thu hút được các công ty hàng đầu thế giới. Chắc chắn rằng, trong m ột
vài năm tới Hoa Kỳ sẽ nằm trong số bạn hàng lớn về dầu thô, b ởi vì, đó l à
một trong số những dự án nghiên cứu của công ty Hoa K ỳ t ại Việt Nam khi
thị trường nội địa không tiêu dùng hết. Dự báo đến năm 2010, xuất khẩu dầu
thô và khí tự nhiên Việt Nam vào Hoa Kỳ đạt 200 triệu USD.
- Khí đốt: Nói chung, xuất khẩu khí đốt của Việt Nam còn nhỏ bé so
với khả năng nhập khẩu khí đốt của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, với khả năng khai
thác khí đốt trong việc phát triển các dự án nhiệt đi ện, Việt Nam r ất có kh ả
năng tăng xuất khẩu mặt hàng khí đốt vào Hoa Kỳ lên tới 100 triệu USD
vào năm 2010.
- Than đá: Là nước xuất khẩu lớn về than đá nhưng Hoa Kỳ cũng nhập
khẩu một lượng lớn than đá do hàng nhập khẩu có thể rẻ hơn hàng nội địa.
Tuy nhiên có một lợi thế là than đá Việt Nam rất phù h ợp hơn cho ng ành
- 20 -


Trường Đại học kinh tế quốc dân - Khoa Thương mại
công nghiệp luyện thép mà ngành luyện thép Hoa Kỳ đang phải giảm sản
xuất do giá thành cao, cộng với các vấn đề về môi tr ường nên xu ất kh ẩu
than của Việt Nam vào Hoa Kỳ sẽ bị hạn chế trong thời gian tới.
Một số nhóm mặt hàng khác
Là nước có nền công nghiệp lớn nhất thế giới và có nhiều loại rau quả với số
lượng lớn, nhưng Hoa Kỳ cũng là nước nhập khẩu rau quả lớn nhất th ế gi ới.
Đề án phát triển rau quả của Việt Nam ở các vùng trong cả n ước nh ằm tho ả
mãn nhu cầu về rau quả trong cả nước, cũng như những cố gắng tăng kim
ngạch xuất khẩu rau quả tươi và chế biến lên 1 tỷ USD năm 2010 s ẽ t ạo ra
khả năng lớn trong việc xuất khẩu mặt hàng này vào thị trường Hoa Kỳ.
- Nhóm thực phẩm chế biến từ thịt và tôm, cá: Hoa Kỳ là một nước
nhập khẩu nhiều các sản phẩm chế biến từ thịt, cá, tôm. Trong nhóm hàng
này, Việt Nam có thế mạnh về xuất khẩu tôm ch ế biến. Nh ững n ăm g ần

đây, thị trường Hoa Kỳ có mức tăng nhập khẩu đối với mặt hàng này từ
khoảng 20-30%/năm, do đó nếu Việt Nam đầu tư để sản xuất với ch ất l ượng
tốt thì có thể đạt được mức tăng 30%/năm và tới năm 2010 có thể đạt 50
triệu USD và có thể vươn lên đứng thứ hai (sau Thái Lan) trong s ố các n ước
xuất khẩu mặt hàng này vào thị trường Hoa Kỳ.
- Hàng gốm sứ: Việt Nam có lợi thế là ngành nghề thủ công truyền
thống, có mẫu, mã đẹp và giá nhân công rẻ. Sau khi Hiệp định Th ương m ại
song phương có hiệu lực thì một số mặt hàng gốm sứ như ch ậu cảnh, voi
gốm, v.v có khả năng tăng kim ngạch xuất khẩu vào Hoa Kỳ tới hàng chục
triệu USD/năm, dự báo sẽ khoảngđạt 300 triệu USD vào năm 2010.
- Cao su và sản phẩm cao su: Đây là nhóm mặt hàng có nhu cầu rất
lớn ở Hoa Kỳ, do các ngành công nghiệp, nhất là công nghiệp ô tô phát triển
mạnh. Trong khi đó, Việt Nam là nước Đông Nam A có thể mạnh về trồng
cao su thiên nhiên. Trong tương lai, nếu Nhà nước có chương trình đầu t ư
hoặc thu hút đầu tư của nước ngoài vào lĩnh vực phát triển công nghiệp s ản
xuất các sản phẩm cao su, thì đến năm 2010, việc xu ất kh ẩu v ào th ị tr ưòng
này dự báo mỗi năm đạt khoảng từ 150-200 triệu USD giá tr ị s ản ph ẩm cao
su các loại, là điều một dự báo có cơ sở.
- Hàng dệt may: Theo thống kê, hàng năm Hoa Kỳ đứng đầu thế giới
về nhập khẩu hàng may mặc. Theo tình hình hiện tại, dự đoán sau khi có
NTR Việt Nam có thể xuất khẩu ngay vào Hoa K ỳ v à kim ng ạch có th ể đạt
- 21 -


Trường Đại học kinh tế quốc dân - Khoa Thương mại
1 tỷ USD ngay từ năm đầu nếu chúng ta chuẩn bị tốt. Nếu giữ được thị
trường này cho hàng dệt may thì khả năng thâm nhập thị tr ường Hoa K ỳ t ừ
nay đến năm 2010 sẽ là một điều thuận lợi cho ngành may m ặc Việt Nam
đạt tới con số 1,5 tỷ USD.
Kết luận: Như đã phân tích ở trên, dự báo về xuất khẩu hàng hoá của Việt

Nam vào Hoa Kỳ trong thời kỳ 2000-2010 được đưa ra trên cơ sở là hàng
hoá Việt Nam được hưởng NTR từ cuối năm 2001 và quan hệ hai n ước s ẽ
được tăng cường hơn sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Các dự đoán trên
còn dựa trên cơ sở sau đây:
- Những năm 2000-2005 là thời kỳ chuyển hướng thị trường và thay đổi
cơ cấu kinh tế, nên sẽ có tăng trưởng đột biến trong tổng giá trị xuất kh ẩu
hàng Việt Nam sang Hoa Kỳ, đặc biệt là các mặt hàng giày, dép, may mặc,
máy móc, điện tử, đồ chơi, nông sản chế biến. Thời kỳ này, ch ủ y ếu đẩy
mạnh xuất khẩu các mặt hàng mà ta đang có ưu thế về thủ công và lao đông
rẻ như: giày, dép, may mặc, thủ công mỹ nghệ truyền thống và b ước đầu
phát triển máy móc và hàng chế biến cao chuẩn bị cho thời kỳ tiếp theo.
- Thời kỳ 2005-2010 xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ s ẽ t ăng ch ậm
nhưng phải tăng gấp đôi trong 5 năm. Hàng nguyên liệu thô và nông sản thô
tăng chậm hơn hay giữ nguyên thị phần. Đến năm 2010 thị phần của Việt
Nam trong nhập khẩu của Hoa Kỳ cố gắng chi ếm 0,96%, đây l à m ột ch ỉ tiêu
tương đối cao. Tuy nhiên, Việt Nam chỉ có thể đạt được quy mô trên khi đẩy
mạnh được quá trình công nghiệp hoá, thu hút đầu tư của các nhà đầu tư
Hoa Kỳ.
- Nhập khẩu của Hoa Kỳ trong thập k ỷ qua đã đạt t ốc độ t ăng tr ưởng
trung bình khoảng 10%/năm và dự kiến trong thập kỷ tới sẽ vẫn đạt được
nhịp độ như thế. Các nền kinh tế khác, kể cả Việt Nam cũng được hưởng
chung thành quả này. Vì vậy chúng ta hy vọng Hoa Kỳ trong thời gian tới
vẫn giữ được mức độ tăng trưởng.
2.2. Dự báo hàng hoá cần nhập khẩu từ Hoa Kỳ vào Việt Nam
Sau khi Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ có hiệu lực, dự báo
chung là nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam từ Hoa Kỳ sẽ tăng liên t ục ở
mức 14%/năm cho cả thời kỳ 2001-2010, cùng với sự tăng trưởng nền kinh
tế. Tuy nhiên, định hướng nhập khẩu của Việt Nam là chỉ chú tr ọng nh ập
khẩu công nghệ cao để đáp ứng yêu cầu của các ngành ch ế biến nông, lâm,
- 22 -



Trường Đại học kinh tế quốc dân - Khoa Thương mại
thuỷ, hải sản đồng thời hạn chế việc nhập khẩu các sản phẩm trong n ước đã
sản xuất được. Ngoài ra, tăng cường nhập khẩu các thiết bị kỹ thuật nhằm
đáp ứng mục tiêu: đổi mới, hiện đại hoá thiết bị, công nghệ và đảm b ảo
nguồn vật tư, nguyên liệu cho các ngành kinh tế chủ chốt, góp ph ần ổn định
thị trường, ổn định nền kinh tế và đời sống xã hội.
Với tầm nhìn chiến lược đó, có thể dự báo một số nhóm m ặt hàng chủ yếu
nhập khẩu từ Hoa Kỳ.
2.2.1. Dự báo một số nhóm mặt hàng nhập khẩu
Hàng máy móc thiết bị, phương tiên vận tải, thi ết b ị y t ế v à các lo ại máy
móc chuyên dụng khác
Đây vẫn là mặt hàng ưu tiên nhập khẩu của Việt Nam, hàng năm
chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch nhập khẩu. Căn cứ vào nhu cầu trong
nước và chủ trương đổi mới công nghệ, có thể thấy kim ngạch nhập khẩu
nhóm hàng này từ Hoa Kỳ sẽ rất cao, đặc biệt là các loại máy ph ục v ụ s ản
xuất, các thiết bị vô tuyến điện, viễn thông trong thời gian t ới. Kim ng ạch
nhập khẩu nhóm máy móc phương tiện vận tải sẽ tăng vọt nếu ta ti ếp t ục ký
các hợp đồng nhập khẩu máy bay với Hoa Kỳ. Ngoài ra, vi ệc t ăng c ường
đầu tư và thực hiện các cam kết đầu tư đã có thể tạo đi ều ki ện h ơn n ữa cho
việc nhập khẩu nhóm mặt hàng này từ Hoa Kỳ.
Hàng tiêu dùng
Hàng tiêu dùng Hoa Kỳ vào Việt Nam thời gian qua chủ yếu là của
các công ty Hoa Kỳ ở Châu á sản xuất, chứ không phải là hàng hoá được
sản xuất trên đát Mỹ. Vì thế, một trong các xu hướng trong nh ững n ăm t ới
sẽ là nhập khẩu hàng tiêu dùng Mỹ từ Mỹ. Bên cạnh đó, Nh à n ước cũng có
chủ trương hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng (dưới 20% tổng kim ngạch
hàng nhập khẩu) nên thời gian tới, xuất khẩu tại chỗ của các công ty Hoa Kỳ
tại Việt Nam sẽ là xu hướng chính trong việc nhập khẩu hàng tiêu dùng của

Hoa Kỳ vào Việt Nam.
Phân bón
Đây là một mặt hàng nhập khẩu quan trọng đối với một nền kinh tế
nông nghiệp như nước ta, khi mà hầu hết toàn bộ lượng phân đạm tiêu thụ
trong nước (92%) phải nhập khẩu. Trong những năm tới, nh ập kh ẩu phân
bón vẫn là nguồn cung cấp chính. Các doanh nghiệp Việt Nam đã tìm được

- 23 -


Trường Đại học kinh tế quốc dân - Khoa Thương mại
nguồn cung cấp khá ốn định từ thị trường Hoa Kỳ, vì thế mặt hàng này sẽ
giữ vững và tăng mạnh kim ngạch nhập khẩu trong thời gian tới.
Bông sợi
Hoa Kỳ là nước có sản lượng bông lớn nhất thế giới, chi ếm khoảng
23% tổng sản lượng thế giới. Hoa Kỳ cũng là nước xuất khẩu bông l ớn nh ất
thế giới, còn Việt Nam thì nhu cầu bông ngày càng tăng do s ự t ăng tr ưởng
mạnh của nganh dệt may. Vì vậy, trong thời gian t ới, Hoa K ỳ l à m ột th ị
trường cung cấp bông đầy triển vọng đối với Việt Nam. Trong những năm tới
khi hưởng NTR và GSP của Hoa Kỳ, hàng dệt may Việt Nam vào thị tr ường
Hoa Kỳ thoả mãn các điều kiện về xuất xứ nguyên liệu do Luật pháp Hoa
Kỳ quy định, chắc chắn sẽ thúc đẩy nguồn hàng bông sợi nhập từ Hoa Kỳ.
2.2.2. Kết luận
Cùng với thực trạng và triển vọng hoạt động nhập khẩu giữa hai nước như
đã phân tích ở trên, nhập khẩu của Việt Nam từ Hoa Kỳ sẽ tăng nhanh
chóng, dự đoán trong thời gian tới có thể đạt 400-600 triệu USD m ỗi n ăm
trong các năm trước mắt. Với việc Việt Nam được hưởng NTR và
EXIMBANK khai thông tài trợ cho các công ty Hoa K ỳ kinh doanh v ới Việt
Nam ... thì nhập khẩu của Việt Nam từ Hoa Kỳ chắc ch ắn s ẽ chi ếm ph ần
lớn hơn nhiều trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam, c ụ th ể l ấy

mốc năm 2000 (khi mà nhập khẩu của Việt Nam từ Hoa K ỳ ch ỉ chi ếm 2,4%
tổng trị giá kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam) cứ tăng đầu bình quân là
14% một năm thì rõ ràng Hoa Kỳ sẽ là thị trường nhập kh ẩu đầy ti ềm n ăng
của Việt Nam.
III. các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá việt nam sang Hoa Kỳ

3.1. Nhóm giải pháp mang tính vĩ mô
3.1.1. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam nhằm tạo ra s ự
phù hợp với những quy định của luật pháp Hoa Kỳ và Hi ệp định
Thương mại Việt Nam -Hoa Kỳ
Hiệp định Thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ có rất nhiều quy định đặc thù và
cùng với tính hiệu lực pháp lý, Hiệp định sẽ tạo nên rất nhiều đi ểm khác
biệt so với những quy định của luật pháp trong nước. Đó là, những khác biệt
nằm trong các quy định của Hiệp định về chính sách thu ế, v ề các kho ản l ệ
phí liên quan đến xuất nhập khẩu, về cạnh tranh, về thương mại nhà nước,
về giải quyết tranh chấp, v.v. Bên cạnh đó, thị trường Hoa Kỳ là thị tr ường
- 24 -


Trường Đại học kinh tế quốc dân - Khoa Thương mại
đòi hỏi phải có sự tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về chất lượng hàng
hoá, xuất xứ, về giá cả và về thị hiếu khách hàng. Để thực hiện những qui
định trong hiệp định cũng như khai thác thuận lợi sau khi Hiệp định Thương
mại có hiệu lực nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng Việt Nam sang Hoa K ỳ,
trước mắt, cần tập trung hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam. Để l àm
được điều này, cần thực hiện ngay các công việc sau đây:
-Tiếp tục rà soát lại hệ thống pháp luật điều ch ỉnh hoạt động thương m ại
nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng của Việt Nam nhằm lo ại b ỏ
những văn bản (luật hoặc dưới luật) đã lỗi thời, bất cập và không mang l ại
hiệu quả.

Đây là công việc phức tạp, t ốn kém, đòi h ỏi ph ải có s ự đầu t ư c ủa Nh à
nước về kinh phí cũng như về nguồn nhân l ực. Cùng v ới vi ệc đầu t ư, vi ệc
phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ ngành hữu quan cũng là công vi ệc đặc bi ệt
quan trọng. Hiện nay, Bộ Tư Pháp được giao nhi ệm v ụ ch ủ trì, ph ối h ợp v ới
các cơ quan hữu quan để rà soát, đối chiếu, so sánh các cam kết trong Hiệp
định Thương mại Việt Mỹ với các văn bản hiện hành. Tuy nhiên, công vi ệc
này không phải chỉ làm trong một vài tháng mà phải làm trong một vài năm,
trước mắt là làm ngay trong 2 năm đầu, k ể từ khi Hi ệp định Th ương m ại
Việt Nam - Hoa Kỳ có hiệu lực. Làm được điều này cũng chính là đẩy
nhanh tiến trình Việt Nam gia nhập WTO.
- Sửa đổi Luật Thương mại Việt Nam năm 1997 cho phù hợp với tình
hình mới, hoàn thiện Quy chế thương nhân và bổ sung các quy định về
chính sách quản lý xuất khẩu rõ ràng, phù hợp với định hướng chi ến lược
phát triển xuất khẩu của Đảng, cũng như phù hợp với Hiệp định Th ương m ại
song phương Việt Nam - Hoa Kỳ.
- Khẩn trương soạn thảo và ban hành luật cạnh tranh và chống độc quyền
nhằm tạo sự cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp Việt Nam, k ể cả
doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp tư nhân, doanh nghi ệp có v ốn đầu
tư trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhằm tăng khả
năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong vi ệc xu ất kh ẩu h àng
hoá ra nước ngoài nói chung và thị trường Hoa Kỳ nói riêng
- Ban hành mới và sửa đổi các luật thuế xuất khẩu, phù hợp với lịch trình
cắt giảm thuế đối với hàng hoá theo quy định của Hiệp định Th ương m ại
Việt Nam -Hoa Kỳ.
- 25 -


×