Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Một số giải pháp chỉ đạo dạy học nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinhtrường tiểu học phong thu đã được công nhận trường chuẩn quốc gia vào năm 2013 sau 5 năm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.41 KB, 4 trang )

Một số giải pháp chỉ đạo dạy học nhằm nâng cao chất lượng học tập của học
sinhTrường Tiểu học Phong Thu đã được công nhận trường chuẩn Quốc gia vào năm 2013 sau 5
năm, phổ cập giáo dục đúng độ tuổi đạt mức độ 2 và mức độ 2 về kiểm định chất lượng giáo dục, Cơ
sở vật chất khang trang, sạch đẹp, đủ phòng học cho học sinh học 2 buổi/ngày, thiết bị dạy học, các
loại sách tham khảo đã được tăng cường, đủ để giáo viên nghiên cứu, áp dụng vào giảng dạy, tất cả
các phòng học đều được trang trí đạt tiêu chuẩn lớp học thân thiện, thư viện hoạt động có hiệu quả,
sẵn sàng phục vụ bạn đọc
I. Sơ lược lý lịch:
- Họ và tên: Nguyễn Ly
Bí danh (nếu có): Không Nam, nữ: Nam
- Ngày, tháng, năm sinh: Ngày 20 tháng 11 năm 1958
- Quê quán: Quảng Phước, Quảng Điền, Thừa Thiên Huế.
- Nơi thường trú: Phong An, Phong Điền, Thừa Thiên Huế.
- Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Phong Thu.
- Chức vụ hiện nay: Hiệu trưởng.
- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Đại học sư phạm sử.
- Những khó khăn, thuận lợi trong việc thực hiện nhiệm vụ: Bước vào năm học 2013-2014, bản thân đã có nhiều
thuân lợi trong công tác quản lý, chỉ đạo dạy học nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Đa số nhiều giáo
viên đều tâm huyết với nghề nghiệp, luôn tận tâm với chất lượng học tập của học sinh trong lớp, thương yêu học
sinh, có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy với những phương pháp và nhiều hình thức dạy học tích cực. Học sinh
rất chăm chỉ trong học tập, phụ huynh đã đầu tư nhiều vào việc học của con em. Bản thân đã có nhiều kinh nghiệm
trong công tác chỉ đạo dạy học nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh, trong năm học đã có kế hoạch cụ
thể về việc chỉ đạo phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi nên đã đạt được kết quả cao về chất lượng học
tập của học sinh. Nhưng bên cạnh đó, còn một số khó khăn như sau.
- Độ bền kiến thức của học sinh chưa được bền vững, các em dễ quên kiến thức cũ.
- Hiệu phó phụ trách chuyên môn đang theo học lớp trung cấp chính trị hành chính tại trường Nguyễn Chí Thanh
nên công tác kiểm tra, giám sát đôi lúc thực hiện chưa thường xuyên.
II. Sơ lược những đặc điểm, tình hình đơn vị: Trường Tiểu học Phong Thu đã được công nhận trường chuẩn
Quốc gia vào năm 2013 sau 5 năm, phổ cập giáo dục đúng độ tuổi đạt mức độ 2 và mức độ 2 về kiểm định chất
lượng giáo dục, Cơ sở vật chất khang trang, sạch đẹp, đủ phòng học cho học sinh học 2 buổi/ngày, thiết bị dạy học,
các loại sách tham khảo đã được tăng cường, đủ để giáo viên nghiên cứu, áp dụng vào giảng dạy, tất cả các phòng


học đều được trang trí đạt tiêu chuẩn lớp học thân thiện, thư viện hoạt động có hiệu quả, sẵn sàng phục vụ bạn
đọc. Vì vậy trong năm học 2013-2014, trường đã có những thuận lợi và khó khăn sau.
- Nhứng thuận lợi: Trong năm học qua, trường đã đạt được những thành tích nỗi bậc trong chất lượng học tập của
học sinh, chất lượng khảo sát đầu vào lớp 6 đầu năm học 2013-2014 xếp vị thứ 19 toàn tỉnh và vị thứ 1/27 trường
Tiểu học toàn huyện, học sinh khá giỏi trên 65%, học sinh yếu dưới 2%, đặc biệt trong kiểm tra học kỳ I năm học
2013-2014, học sinh khá giỏi trên 60%, yếu dưới 3% và lớp 5 không có học sinh yếu, có 4 em đạt giải học sinh giỏi
cấp huyện.
- Khó khăn: Các phòng học cấp 4 tại cơ sở chính đã xuống cấp, đội ngũ giáo viên theo định biên thừa 2, nhưng
thực tế có một giáo viên đi học TCCT tại trường Nguyễn Chí Thanh, một giáo viên nghỉ hộ sản, không có giáo viên
để dạy thay khi giáo viên ốm đau, dạy bồi dưỡng học sinh giỏi. Đồ dùng dạy học đã bị hư hỏng khá nhiều, nhất là
bộ thiết bị đồng bộ từ lớp 1 đễn lớp 5, phòng máy vi tính không đủ số lượng máy cho học sinh học thực hành.
III. Mục đích yêu cầu của sáng kiến kinh nghiệm: Trong thời kỳ phát triển kinh tế bền vững và hội nhập quốc tế,
giáo dục được xem là nền móng của sự phát triển khoa học kỷ thuật, đem lại sự thịnh vượng cho nền kinh tế quốc
dân, do đó giáo dục đồng nghĩa với sự phát triển của xã hội. Nghị quyết Trung ương khóa VIII đã xác định giáo dục
là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển của cả xã hội. Vì vậy, công tác phát triển
chất lượng giáo dục bền vững đã được Đảng, nhà nước đặc biệt quan tâm, phụ huynh học sinh đã có nhận thức
đúng về việc đầu tư vào việc học của con em nên chất lượng dạy học đã có sự chuyển biến tích cực, đạt hiệu quả
cao về chất lượng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh vẫn còn


thấp, học sinh yếu, lưu ban còn hơi nhiều, số lượng học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp huyện, tỉnh quá ít, nhiều năm
trường không có học sinh giỏi huyện, tỷ lệ học sinh lưu ban 2%.
Muốn thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa quê hương thì phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho
sự phát triển kinh tế, xã hội nhanh, bền vững. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh là nhiệm vụ
quan trọng của cán bộ, giáo viên trong nhà trường, do đó tôi chọn đề tài “ Một số giải pháp trong công tác chỉ đạo
dạy học nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh tiểu học” để nghiên cứu và thực nghiệm tại trường Tiểu
học Phong Thu.
IV. Những giải pháp chính của sáng kiến sáng kiến kinh nghiệm: Hiệu trưởng là người lãnh đạo, quản lý, chỉ
đạo nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường, đồng thời là người giúp giáo viên định hướng những nhiệm vụ
cần thực hiện, quyết định sự thành bại trong từng bài dạy học. Vì vậy, đầu năm học, hiệu trưởng dự kiến việc phân

công, bố trí đội ngũ giáo viên dạy lớp phù hợp với năng lực, sở trường công tác của từng giáo viên, đặc biệt là việc
bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó, sau đó tổ chức họp lãnh đạo mở rộng, tranh thủ sự góp ý, thống nhất trong việc bố trí
giáo viên dạy lớp. Sau khi ổn định việc biên chế giáo viên dạy lớp, để nâng cao chất lượng học tập của học sinh, tôi
đã thực hiện một số giải pháp sau:
1. Giải pháp thứ nhất: Xây dựng, phát triển chất lượng đội ngũ giáo viên: Một trong những điểm yếu của nhà trường
là trình độ đào tạo của một số giáo viên là học phần, được bồi dưỡng nâng chuẩn dưới hình thức tại chức, từ xa “
Vừa học, vừa làm”, lại thiếu tinh tích cực, năng động, sáng tạo trong giảng dạy, nên có phần hạn chế về mặt chuyên
môn, một số giáo viên năng lực sư phạm còn hạn chế, ngại đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học,
chưa chịu khó phát huy tinh thần tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, chắc tay nghề, để
khẳng định mình trong việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh lớp mình phụ trách. Vì vậy, khi phân công
giáo viên dạy lớp, tôi đã chú trọng việc phân công nhiệm vụ phù hợp với trình độ , năng lực chuyên môn, đặc điểm
tâm lý, hoàn cảnh gia đình, bảo đảm tính kế thừa của từng giáo viên. Tổ chức cho giáo viên thường xuyên đọc tài
liệu tham khảo, sách báo, tạp chí có liên quan đến công tác giáo dục tại thư viên để giáo viên tự trau dồi thêm về
kiến thức, kỹ năng sư phạm cho bản thân. Nghiêm túc thực hiện công tác bồi dưỡng giáo viên thông qua hình thức
triển khai chuyên đề, dự giờ thăm lớp, kiểm tra chất lượng giờ dạy, thao giảng, khảo sát chất lượng học tập của học
sinh để chỉ đạo kịp thời việc phụ đạo học sinh yếu, tổ chức các hội thi như thi viết chữ đẹp, thi hồ sơ giáo án đẹp, thi
giáo án điện tử, thi thiết kế một bài dạy trên giấy A4, thi giáo viên dạy giỏi, thi đồ dùng dạy học tự làm nhằm để
khẳng định, nâng cao năng lực về chuyên môn của giáo viên.
2. Giải pháp thứ hai: Đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo: Nhằm để từng bước nâng cao chất lượng học tập của học
sinh, người cán bộ quản lý cần thực hiện:
- Nắm vững các văn bản quy phạm pháp luật, cụ thể hóa vào công việc cụ thể để có hướng quản lý, chỉ đạo cụ thể,
sát với thực tế trong việc nâng cao chất lượng dạy học.
- Nắm vững nguyên tắc giáo dục, phương pháp dạy học, phân phối chương trình của từng khối lớp. Xây dựng kế
hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, từ đó giữ vững kỷ cương nhà
trường, kỷ cương dạy học.
- Thường xuyên tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ được giao đối với từng
giáo viên và học sinh để từ đó điều chỉnh kế hoạch chỉ đạo giáo viên tăng cường phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng
học sinh giỏi nhằm đạt chỉ tiêu kế hoạch đầu năm học.
- Chỉ đạo tổ trưởng, tổ phó ký duyệt giáo án hằng tuần của giáo viên và kiểm tra hồ sơ tổ viên theo định kỳ.
- Tổ trưởng, tổ chức khảo sát chất lượng học tập của học sinh trong tổ mình phụ trách để quản lý chất lượng và chỉ

đạo thực hiện phụ đạo, bồi dưỡng học sinh trong tổ.
3. Giải pháp thứ ba: Giao khoán chỉ tiêu chất lượng.
- Đầu năm học, cán bộ quản lý lập kế hoạch chỉ đạo các tổ khối tổ chức sinh hoạt xây dựng kế hoạch thực hiện
nhiệm vụ năm học trong việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh lớp mình phụ trách theo chỉ tiêu định hướng
chung của nhà trường, học sinh khá giỏi trên 65%, yếu dưới 2% để giáo viên trong khối bàn bạc, thảo luận, phân
chia chất lượng đối với từng lớp, đồng thời thống nhất giải pháp nâng cao chất lượng học tập của học sinh, năm
học sau cao hơn năm học trước. Tổ chuyên môn lập kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ đối với giáo viên
như thao giảng, dự giờ, triển khai chuyên đề và tham gia các hội thi do trường tổ chức.


- Đối với giáo viên nhiệt tình trong công tác giảng dạy, giờ dạy đạt chất lượng, tỷ lệ học sinh khá giỏi cao, học sinh
yếu dưới 2% sẽ được ưu tiên hưởng những chế độ đãi ngộ hợp lý. Thường xuyên động viên, khuyến khích về tinh
thần để giáo viên yên tâm công tác và có hứng thú trong việc sáng tạo các hoạt động dạy học, khơi dậy, huy động
mọi tiềm năng của giáo viên để động viên, khuyến khích vươn lên.
4. Giải pháp thứ tư: Chỉ đạo đổi mới căn bản, toàn diện phương pháp dạy học.
- Tác động chuyển hóa về nhận thức để giáo viên thấy được sự cần thiết phải đổi mới chương trình dạy học, cơ sở
khoa học của phương pháp dạy học mới và loại bỏ những chướng ngại vật về tâm lý.
- Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học: Đây là một quá trình khó khăn, có nhiều nhiều lợi nhưng cũng có nhiều
thách thức cần phải vượt qua. Do đó, phải tiến hành theo một quy mô khoa học, từng bước đi cụ thể, chắc chắn
mới thay đổi được và đem lại hiệu quả cao về chất lượng dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học cần phải đổi mới
quan niệm về dạy học của người dạy và người học trong việc thực hiện nội dung chương trình sách giáo khoa mới.
Muốn vậy, trước hết là đổi mới nhận thức của cán bộ quản lý, kế cả tổ trưởng, tổ phó chuyên môn phải xác định đổi
mới căn bản, toàn diện phương pháp dạy học là một quá trình lâu dài, cần phải ủng hộ, khuyến khích sự chủ động,
năng động, sáng tạo của từng giáo viên và học sinh.
- Đổi mới hình thức tổ chức dạy học là phối hợp hợp lý dạy học cá nhân hoặc dạy học theo từng nhóm nhỏ, dạy học
cả lớp hay dạy học ngoài trường, dạy học có sử dụng trò chơi học tập phù hợp với đặc điểm tình hình lớp học.
5. Giải pháp thứ năm: Kiểm tra đánh giá kết quả dạy học. Tổ chức nghiêm túc các kỳ kiểm tra định kỳ theo 3 chung
là thi chung đề, cắt phách và chấm chung. Ngoài ra cần tổ chức khảo sát chất lượng học tập của học sinh vào cuối
tháng để nắm bắt thông tin đầy đủ, khách quan và có hệ thống thực trạng chất lượng học tập của học sinh trong
từng kỳ.

- Nội dung kiểm tra, giám sát gồm việc thực hiện nền nếp dạy học, các hoạt động nâng cao chất lượng dạy học,
quan trọng nhất là thường xuyên tăng cường kiểm tra chất lượng giờ dạy học trên lớp.
- Kiểm tra giáo viên gồm kiểm tra toàn diện, kiểm tra đột xuất hoặc kiểm tra theo kế hoạch về việc thực hiện quy chế
chuyên môn, ý thức trách nhiệm, kết quả chất lượng giảng dạy, đánh giá kết quả bài dạy thông qua kết quả tiếp thu
kiến thức của học sinh sau tiết dạy và kiểm tra hồ sơ giáo viên.
- Kiểm tra hoạt động của tổ chuyên môn là kiểm tra công tác quản lý của tổ trưởng, hồ sơ chuyên môn gồm kế
hoạch tuần, tháng, học kỳ, năm học, biên bản kiển tra, phiếu đánh giá tiết dạy, biên bản kiểm tra hồ sơ tổ viên,
chuyên đề bồi dưỡng chuyên môn, thao giảng, dự giờ và việc chỉ đạo phong tráo học tập của học sinh như nền nếp
giữ vở sach, viết chữ đẹp, phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi, công tác đội sao.
- Kiểm tra chất lượng học tập của học sinh: Kiểm tra việc đánh giá bằng điểm số kết hợp nhận xét của giáo viên đối
với các môn Toán, Tiếng Việt, khoa học, Lịch sủ, Địa lý và đánh giá bằng nhận xét của giáo viên đối với các môn
học và các hoạt động giáo dục khác. Ngoài ra, người quản lý cấn phải kiểm tra chất lượng học tập của học sinh qua
cổng thông tin quản lý giáo dục tỉnh, phần mềm quản lý chất lượng giáo dục.
6. Giải pháp thứ sáu. Tổ chức thi đua khen thưởng
Người cán bộ quản lý phải thường xuyên phối kết hợp với Công Đoàn, Chi Đoàn, Liên Đội để tổ chức các phong
trào thi đua như: Thi đua “Dạy tốt, học tốt”; thi đua “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” Phong
trào “Xây dựng sáng tạo lớp học thân thiện, học sinh tích cực” và tổ chức các hoạt động vào ngày 20/11; 22/12;
03/2; 26/3; 30/4 và 01/5 để kích thích tính sáng tạo của giáo viên trong các giờ dạy góp phần nâng cao hiệu quả
chất lượng. Tổ chức thi đua, khen thưởng nhằm tác động vào tâm lý. Động viên khen thưởng giáo viên là để khẳng
định trước tập thể công sức, nghị lực phấn đấu của giáo viên, tạo động lực cho giáo viên giảng dạy đạt kết quả cao
hơn. Hằng năm, những giáo viên đạt thành tích xuất sắc được ghi vào sổ truyền thống của nhà trường
V. Nêu dự đoán, kết quả và ảnh hưởng có sức lan tỏa trong phạm vi toàn huyện mà sáng kiến có thể mang
lại: Sau gần một năm thực nghiệm đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Một số giải pháp trong công tác chỉ đạo dạy học
nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh tiểu học” tại trường Tiểu học Phong Thu, so sánh kết quả chất
lượng học tập của học sinh đầu năm học với chất lượng học kỳ I, bước đầu đạt được kết quả khả quan, số lượng
học sinh khá giỏi toàn trường đạt 62% tăng 20%, học sinh yếu 3,2% giảm 12%, có bốn em đạt giải học sinh giỏi cấp
huyện, 1 em đạt giải ba IOE cấp tỉnh, đặc biệt khối lớp 5 không có học sinh yếu. Chất lượng giảng dạy của giáo viên
và hoạt động của tổ chuyên môn đã đạt kết quả tốt đẹp, hai tổ chuyên môn đều đạt giải nhất trong hội thi hồ sơ tổ
chuyên môn cấp huyện. Vì vậy, tôi nhận thấy khả năng áp dụng ở trường tiểu học Phong Thu là có hiệu quả và một



số trường khác có thể ap dụng với điều kiện như trường Tiểu học Phong Thu nên có thể ảnh hưởng, lan tỏa trên
địa bàn huyện.
VI. Kết luận: Công tác quản lý, chỉ đạo hoạt động chuyên môn để nâng cao chất lượng học tập của học sinh là
nhiệm vụ cơ bản nhất, trọng tâm nhất trong công tác quản lý, chỉ đạo của người hiệu trưởng (Cán bộ quản lý), nó
quyết định chất lượng dạy học của nhà trường. Muốn có được thành công, đạt hiệu quả cao trong quản lý, chỉ đạo
hoạt động dạy học, nâng cao chất lượng học tập của học sinh là phải tiến hành thường xuyên, liên tục và luôn đổi
mới, sáng tạo, với quyết tâm cao của người cán bộ quản lý trong quản lý, chỉ đạo hoạt động dạy học, kết hợp với
quản lý, chỉ đạo các hoạt động khác trong nhà trường để giáo dục học sinh phát triển toàn diện.
Với lương tâm và trách nhiệm của người lãnh đạo đơn vị, bản thân tôi luôn tâm huyết với công tác quản lý, chỉ đạo
và tổ chức các hoạt động chuyên môn, từng bước nâng cao chất lượng học tập của học sinh trong từng năm học.
Vì vậy, công tác quản lý, chỉ đạo, kiểm tra, tổ chức thực hiện hoạt động chuyên môn, đặc biệt là nâng cao chất
lượng học tập của học sinh được tiến hành thường xuyên, có sự hợp tác và phối hợp đồng bộ của phó hiệu trưởng,
tổ trưởng, tổ phó chuyên môn. Tuy nhiên do thời gian có hạn, các giải pháp đưa ra đôi lúc còn hạn chế. Song ít
nhiều nó cũng giúp cho tôi thực hiện tốt công tác quản lý, chỉ đạo hoạt động dạy học ở trường tiểu học Phong Thu
để nâng cao chất lượng học tập của học sinh, hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học.
Rất mong sự đồng cảm và góp ý chân tình của đồng nghiệp để đề tài này có hiệu quả cao hơn. Chân thành cảm
ơn!



×