Tải bản đầy đủ (.docx) (73 trang)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỌAT ĐỘNG QUẢN lý KINH DOANH DỊCH vụ bảo vệ của lực LƯỢNG CẢNH sát QLHC về TTXH TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ hải PHÒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (347.16 KB, 73 trang )

MỤC LỤC


MỞ ĐẦU
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của đất nước, hoạt động
kinh doanh dịch vụ bảo vệ ngày càng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển
kinh tế, xã hội và đối với công tác bảo vệ an ninh, trật tự. Nhất là trong giai đoạn
hiện nay khi Nhà nước thực hiện công cuộc xây dựng đất nước trong điều kiện
của nền kinh tế thị trường, mở rộng quan hệ giao lưu quốc tế. Với tình hình trên,
bọn tội phạm và các đối tượng xấu thường lợi dụng những sơ hở, thiếu sót trong
công tác quản lý kinh tế, xã hội để hoạt động phạm tội. Hoạt động của các loại
đối tượng rất đa dạng, phức tạp. Chính vì vậy, công tác bảo vệ hết sức cần thiết
quan trọng. Trong hoạt động kinh doanh của các thành phần kinh tế hiện nay,
nhiều loại hình bảo vệ ra đời và hoạt động có hiệu quả, song cũng bộc lộ những
vấn đề phức tạp liên quan đến an ninh, trật tự. Các đối tượng thường lợi dụng
các hình thức kinh doanh, lợi dụng phương tiện được trang bị cho lực lượng bảo
vệ để hoạt động vi phạm pháp luật, nhiều vụ việc do chúng gây ra có tính chất
đặc biệt nghiệm trọng. Hải Phòng là một trong những thành phố rất phát triển
loại hình kinh doanh dịch vụ bảo vệ, với 68 công ty được phân bố trên tất cả các
quận huyện. Vì vậy, công tác quản lý kinh doanh dịch vụ bảo vệ nói chung và
quản lý hành chính về an ninh, trật tự đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ
nói riêng luôn đặt ra những yêu cầu đòi hỏi với những cán bộ, chiến sỹ Phòng
Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội – lực lượng nòng cốt trong công
tác trên. Trong 4 tháng thực tập tốt nghiệp tại Đội 4 – Phòng PC64 Công an
thành phố Hải Phòng, được học tập, công tác trong lĩnh vực này,


CHƯƠNG I.
NHẬN THỨC VÀ THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ KINH
DOANH DỊCH VỤ BẢO VỆ
1.1. Nhận thức chung về công tác quản lý kinh doanh dịch vụ bảo vệ


1.1.1.Khái niệm, vị trí, ý nghĩa quản lý về an ninh trật tự đối với kinh
doanh dịch vụ bảo vệ
1.1.1.1.Khái niệm
a.Khái niệm kinh doanh dịch vụ bảo vệ
Trong nền kinh tế quốc dân, có một số ngành nghề được xác định là kinh
doanh có điều kiện về an ninh trật tự. Đây là những ngành nghề hoạt động kinh
doanh theo quy định của pháp luật, nhưng quá trình kinh doanh nảy sinh nhiều
vấn đề phức tạp liên quan đến công tác đảm bảo an ninh trật tự vì vậy trong quá
trình hoạt động, các cá nhân, cơ quan, tổ chức phải chấp hành những quy định
pháp luật về hoạt động kinh doanh vừa phải đảm bảo các yêu cầu về an ninh trật
tự. Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự mỗi thời kỳ, giai
đoạn khác nhau có những đặc điểm khác nhau, từng loại ngành, nghề kinh
doanh có điều kiện về an ninh trật tự được Nhà nước quy định về phạm vi hoạt
động, đối tượng, nôi dung, yêu cầu, điều kiện hoạt động đồng thời quy định
những tiêu chuẩn, điều kiện đảm bảo an ninh trật tự đối với từng ngành, nghề
kinh doanh. Các ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự, Nhà
nước quy định giao cho cơ quan Công an quản lý có sự thay đổi trong từng thời
kỳ. Trước đây các ngành, nghề này được gọi là ngành, nghề kinh doanh đặc biệt,
nhưng với chính sách mở cửa hội nhập, Chính phủ đã ban hành Nghị định
72/2009/NĐ-CP ngày 03/09/2009 quy định điều kiện về an ninh trật tự đối với
ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, đồng thời còn bao gồm nhóm ngành kinh
doanh dịch vụ bảo vệ được quy định trong Nghị định 52/2008/NĐ-CP ngày
22/04/2008.

3


Họat động kinh doanh dịch vụ bảo vệ xuất hiện ở nước ngoài từ rất lâu,
tại Việt Nam phải đến giữa những năm 90 của thế kỷ 20 họat động này mới xuất
hiện dưới hình thức doanh nghiệp tư nhân. Năm 1995 được coi là mốc quan

trọng của loại hình kinh doanh này với việc công ty Dịch vụ Bảo vệ Thăng Long
được cấp phép hoạt động. Mặc dù phát triển rất nhanh nhưng so với nhu cầu
thực tế của xã hội thì dịch vụ bảo vệ vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội.
Đây được xem là mốc quan trọng dẫn đến việc các công ty Dịch vụ ra đời nối
tiếp nhau ra đời.
Lĩnh vực kinh doanh dịch vụ bảo vệ đã giúp nhiều người có việc làm ổn
định, các mục tiêu bảo vệ được đảm bảo an toàn, trong thời gian đầu khi các
doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ họat động một cách tự phát, Nhà nước
ta vẫn chưa có một văn bản pháp lý nào quy định về họat động của loại hình
kinh doanh này. Để tạo điều kiện cho họat động kinh doanh này phát triển đúng
hướng cũng như hỗ trợ cho họat động quản lý của các cơ quan chức năng ngày
15/4/2001 Chính phủ đã ban hành Nghị định 14/2001/NĐ-CP về kinh doanh
dịch vụ bảo vệ.
Tại Nghị định 14/2001/NĐ-CP quy định về lĩnh vực kinh doanh dịch vụ
bảo vệ đó là: “Họat động kinh doanh dịch vụ bảo vệ con người; họat động kinh
doanh dịch vụ bảo vệ tài sản và hàng hóa; sản xuất, sữa chửa các phương tiện,
thiết bị kỹ thuật đặc biệt chuyên dùng cho họat động dịch vụ bảo vệ”. Cùng với
sự phát triển của xã hội nên họat động kinh doanh dịch vụ bảo vệ cũng phát triển
thêm các lĩnh vực khác nhau. Và để đáp ứng với sự chuyển biến không ngừng
của xã hội cũng như đòi hỏi của thực tế cuộc sống nên ngày 22/4/2008 Chính
phủ ban hành Nghị định số 52/2008/ NĐ-CP trong đó quy định về lĩnh vực kinh
doanh dịch vụ bảo vệ: “Dịch vụ bảo vệ con người, bảo vệ tài sản, hàng hóa, bảo
vệ nhà cửa, cơ sở sản xuất, kinh doanh, trụ sở cơ quan, tổ chức; dịch vụ bảo vệ
an ninh trật tự các họat động thể thao, vui chơi, giải trí, lễ hội’. So với quy định
tại Nghị định 14/2001/NĐ-CP thì Nghị định 52/2008/NĐ-CP Chính Phủ đã quy

4


định thêm lĩnh vực họat động của dịch vụ bảo vệ như: bảo vệ nhà cửa, cơ sở sản

xuất kinh doanh nói chung, trụ sở cơ quan, tổ chức, bảo vệ họat động thể thao,
vui chơi, giải trí, lễ hội.
Tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 52/2008/NĐ-CP cũng quy định rõ: “Những
họat động bảo vệ các đối tượng, mục tiêu thuộc danh mục Nhà nước quy định do
lực lượng Công an nhân dân, Quân đội nhân dân có trách nhiệm canh gác, bảo
vệ và những họat động bảo vệ cơ quan doanh nghiệp theo quy định của Nghị
định số 73/2001/NĐ-CP ngày 05/10/2001 về họat động và tổ chức lực lượng bảo
vệ cơ quan, doanh nghiệp không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này”.
Như vậy, đối với lực lượng bảo vệ của các cơ quan, doanh nghiệp và các tổ
chức, đơn vị kinh tế thành lập theo Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã và Luật
Đầu tư nước ngoài được quản lý theo Nghị định 73/2001/NĐ-CP. Những mục
tiêu thuộc danh mục Nhà nước quy định do lực lượng Công an nhân và Quân
đội nhân dân vảo vệ không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định 52/2008/
NĐ-CP.
Trong quá trình họat động kinh doanh dịch vụ bảo vệ có nhiều điều kiện
mà bọn tội phạm thường chú ý lợi dụng để phạm tội nên Nhà nước ta quy định
họat động kinh doanh dịch vụ bảo vệ là nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT
được quy định tại Nghị định 59/2006/ NĐ-CP ngày 12/6/2006 quy định chi tiết
trong Luật thương mại về hành hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh
doanh và kinh doanh có điều kiện.
Theo Đại từ điển Tiếng Việt năm 1999 thì “dịch vụ” là công việc phục vụ
cho đông đảo quần chúng nhân dân; “kinh doanh” là tổ chức buôn bán để thu
lời; còn “bảo vệ” là “giữ gìn, che chở”. Các cá nhân, cơ quan, tổ chức có
nguyện vọng họat động kinh doanh dịch vụ bảo vệ phải được cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh với nội dung đào tạo nhân viên bảo vệ
hoặc bảo vệ con người, bảo vệ tài sản, hàng hóa, bảo vệ nhà cửa, cơ sở sản xuất,

5



kinh doanh, trụ sở cơ quan, doanh nghiệp, bảo vệ an ninh trật tự các lễ hội, thể
thao, vui chơi giải trí theo quy định của pháp luật.
Khoản 2 điều 3 Nghị định 52/2008/NĐ-CP quy định: “Chỉ những doanh
nghiệp được thành lập, đăng ký kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật và
có Giấy xác nhận đủ điều kiện về ANTT để kinh doanh dịch vụ bảo vệ theo quy
định của Nghị định này mới được tiến hành họat động kinh doanh dịch vụ bảo
vệ”.
Như vậy, để được kinh doanh dịch vụ bảo vệ, sau khi được cấp Giấy phép
kinh doanh, cá nhân, cơ quan, tổ chức có nhu cầu kinh doanh phải được cơ quan
Công an có thẩm quyền cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự.
Như vậy dưới góc độ quản lý của ngành Công an: “kinh doanh dịch vụ
bảo vệ là họat động bảo vệ con người, bảo vệ tài sản, hàng hóa, bảo vệ nhà
cửa, cơ sở sản xuất, kinh doanh, trụ sở cơ quan, tổ chức, bảo vệ an ninh, trật tự
các họat động thể thao, vui chơi, giải trí, lễ hội theo đúng hợp đồng theo quy
định của Nhá nước nhằm thu lợi nhuận, nghề này khi họat động kinh doanh
phải được phép cửa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, được cơ quan Công an
cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện về ANTT và chịu sự quản lý về ANTT của cơ
quản Công an.”
b.Khái niệm về công tác quản lý về ANTT đối với các cơ sở kinh doanh
dịch vụ bảo vệ theo chức năng của lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH
Quản lý ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT nói chung và
quản lý kinh doanh dich vụ bảo vệ nói riêng là vấn đề tất yếu đối với Nhà nước
trong công tác đảm bảo an ninh, trât tự, là trách nhiệm chung của các cơ quan
Nhà nước và toàn xã hội, thuộc phạm vi trách nhiệm của nhiều chủ thể khác
nhau. Hoạt động này được xác định là một nội dung quan trọng của quản lý
hành chính Nhà nước về an ninh, trật tự. Trong các chủ thể tiến hành quản lý,
lực lượng Công an nhân dân được Nhà nước giao trách nhiệm giữ vai trò chính
trong quan lý Nhà nước về an ninh, trật tự đối với các ngành nghề này. Dựa trên

6



cơ sở lý luận về khoa học quản lý, quản lý nhà nước về an ninh trật tự và các
quy định về hoạt động kinh doanh có điều kiện cho thấy hoạt động quản lý kinh
doanh dịch vụ bảo vệ là một nội dung của quản lý hành chính Nhà nước về an
ninh, trật tự. Đây là hoạt động của các chủ thể theo sự phân công, phân cấp
trong hệ thống cơ quan quản lý hành chính Nhà nước dựa vào pháp luật của Nhà
nước để nắm tình hình, kiểm soát đối với các cá nhân, cơ quan, tổ chức kinh
doanh, quá trình hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ. Quá trình tổ chức quản lý
phải đảm bảo thực hiện đúng quy định của pháp luật và các quy định, điều kiện
về an ninh trật tự. Hoạt động quản lý không chỉ nhằm tạo điều kiện cho việc
phát triển mở rộng các hoạt động kinh doanh, thực hiện có hiệu quả các chính
sách phát triển kinh tế đất nước mà còn phục vụ yêu cầu quản lý kinh tế, xã hội
của Nhà nước và các yêu cầu phòng, ngừa, đấu tranh chống tội phạm, đảm bảo
an ninh trật tự trong tình hình hiện nay, nhằm hạn chế điều kiện, khả năng các
đối tượng lợi dụng thực hiện tội phạm, vi phạm pháp luật. . Quản lý kinh doanh
dịch vụ bảo vệ có sự tham gia của nhiều chủ thể, trong đó lực lượng Công an
nhân dân mà trực tiếp là Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội giữ vai trò
chủ công, nòng cốt. Hoạt động quản lý được tiến hành dựa trên hệ thống các quy
định pháp luật có liên quan về đảm bảo an ninh trật tự đối với hoạt động kinh
doanh dịch vụ bảo vệ, các quy định về hoạt động nghiệp vụ của lực lượng Công
an nhân dân với 4 đối tượng quản lý gồm: con người, cơ sở kinh doanh, điều
kiện kinh doanh và hoạt động tổ chức kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Hoạt động quản lý kinh doanh dịch vụ bảo vệ là quá trình các chủ thể
phối kết hợp sử dụng các biện pháp để nắm tình hình, thu thập thông tin, tài liệu
về hoạt động kinh doanh, về chủ cơ sở và nhân viên bảo vệ, về tình hình chấp
hành chính sách, pháp luật, các quy định điều kiện về an ninh, trật tự trong hoạt
động kinh doanh. Trên cơ sở đó tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức kinh
doanh phát triển theo đúng các chính sách phát triển kinh tế của đất nước, phục
vụ việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của công dân, tạo điều kiện cho các cá nhân,


7


tổ chức hoạt động, phát triển kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật, phục
vụ yêu cầu phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm đảm bảo an ninh, trật tự.
Dưới góc độ ANTT, Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ về thực hiện
quản lý nhà nước đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT,
trong đó lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH là lực lượng nòng cốt trong quản
lý kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT nói chung và kinh
doanh dịch vụ bảo vệ nói riêng, hoạt động này được quy định rõ tại Nghị định
52/2008/NĐ – CP quy định về kinh doanh dịch vụ bảo vệ. Qua sử dụng các biện
pháp hành chính công khai kết hợp với các biện pháp nghiệp vụ bí mật, lực
lượng Cảnh sát QLHC về TTXH quản lý chặt chẽ tất cả những người tham gia
vào họat động kinh doanh có điều kiện này, đảm bảo để họat động này diễn ra
đúng mục đích, không để tội phạm, phần tử xấu lợi dụng để thực hiện tội phạm,
các hành vi vi phạm pháp luật khác, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của cá
nhân, cơ quan, tổ chức tham gia vào họat động kinh doanh trên.
Với bản chất và các dấu hiệu đặc trưng của quản lý hành chính Nhà
nước, có thể nói khái niệm quản lý kinh doanh dịch vụ bảo vệ theo chức năng
của lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH là: “Quá trình lực lượng Cảnh sát
QLHC về TTXH căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước để
xem xét cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện về ANTT cho các doanh nghiệp kinh
doanh dịch vụ bảo vệ, đồng thời áp dụng các biện pháp quản lý con người và
họat động kinh doanh nhằm góp phần quản lý xã hội của Nhà nước, phòng
ngừa, đấu tranh chống tội phạm và các vi phạm về TTXH, bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của công dân”.
Quản lý kinh doanh dịch vụ bảo vệ có sự tham gia của nhiều chủ thể trong
đó lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH giữ vai trò nòng cốt, thực chất hoạt
động này là quá trình các lực lượng nghiệp vụ Công an nhân dân thực hiện chức

năng quản lý Nhà nước về an ninh, trật tự đối với ngành nghề kinh doanh dịch
vụ bảo vệ theo sự phân công, phân cấp. Nội dung của công tác này bao gồm hoạt

8


động của các chủ thể trong điều tra nắm tình hình, thu thập thông tin, tài liệu về
các vấn đề có liên quan đến yêu cầu quản lý, triển khai thực hiện các quy định
pháp luật về việc quản lý đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ; tiếp nhận hồ
sơ, làm thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự; tổ chức
tuyên truyền, hướng dẫn việc chấp hành pháp luật; kiểm tra, phát hiện xử lý vi
phạm trong hoạt động kinh doanh; kiểm soát hoạt động của các cá nhân, tổ chức
kinh doanh trong việc chấp hành các quy định của pháp luật, quy định về an
ninh, trật tự. Mục đích của hoạt động quản lý kinh doanh dịch vụ bảo vệ trước
tiên là nhằm thực hiện chức năng quản lý hành chính Nhà nước về an ninh trật
tự, thông qua hoạt động quản lý này nhằm phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh có
hiệu quả đối với các loại tội phạm, vi phạm pháp luật lợi dụng kinh doanh dịch
vụ bảo vệ. Hoạt động quản lý kinh doanh dịch vụ bảo vệ nhằm tạo một môi
trường thuận lợi về an ninh, trật tự, bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng cho các
tổ chức, cá nhân trong quá trình hoạt động kinh doanh, góp phần phát triển nền
kinh tế quốc dân, góp phần duy trì trật tự kỷ cương xã hội, phục vụ cho việc
triển khai thực hiện các yêu cầu trong lĩnh vực phòng ngừa, đấu tranh chống tội
phạm, các vi phạm pháp luật, đảm bảo an ninh, trật tự.
1.1.1.2.Vị trí, ý nghĩa công tác quản lý về ANTT đối với hoạt động kinh
doanh dịch vụ bảo vệ theo chức năng của lực lượng CSQLHC về TTXH
a.Quản lý về ANTT đối với với hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ là
một nội dung quan trọng của quản lý Nhà nước về an ninh, trật tự góp phần
phát triển kinh tế đất nước, duy trì trật tự, kỷ cương xã hội, đáp ứng các nhu
cầu, nguyện vọng chính đáng của các cá nhân, cơ quan, tổ chức.
Kinh doanh dịch vụ bảo vệ là hoạt động kinh doanh có những nét đặc

thudf riêng, quá trình kinh doanh loại hoạt động này có liên quan nhiều đến công
tác đảm bảo an ninh, trật tự. Vì vậy, khi hoạt động kinh doanh, các cá nhân, tổ
chức ngoài việc chấp hành các quy định chung về hoạt động sản xuất kinh doanh
còn phải chấp hành các quy định, điều kiện riêng về đảm bảo an ninh, trật tự.

9


Nhà nước có các quy định cụ thể về việc quản lý đối với hoạt động sản xuất,
kinh doanh của các cá nhân, tổ chức để phòng chống tội phạm, vi phạm pháp
luật, phục vụ cho yêu cầu đảm bảo an ninh, trật tự.Hoạt động quản lý đối với
kinh doanh dịch vụ bảo vệ là một nội dung quan trọng của quản lý hành chính
Nhà nước góp phần phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế đất nước. Thông quan
hoạt động quản lý tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức, thành phần kinh tế có
thể tự do đầu tư, kinh doanh, mở rộng khả năng kinh doanh, đáp ứng các nhu
cầu đòi hỏi ngày càng cao của đời sống xã hội.
b.Quản lý về ANTT đối với với hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ là
một hoạt động nghiệp vụ của lực lượng Công an nhân dân, góp phần phòng
ngừa, đấu tranh chống tội phạm, vi phạm pháp luật
Quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự nói chung
và kinh doanh dịch vụ nói riêng là những đối tượng điều chỉnh của quản lý hành
chính về an ninh, trật tự được Nhà nước giao cho lực lượng Công an trực tiếp là
lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội tiến hành quản lý. Hoạt
động quản lý về ANTT đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ có tác động ảnh
hưởng, nội dung khác của quản lý hành chính Nhà nước về an ninh, trật tự.
Đồng thời, hoạt động quản lý cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ về an ninh, trật tự
góp phần tích cực trong các lĩnh vực phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, vi
phạm pháp luật, phục vụ yêu cầu đảm bảo an ninh, trật tự. Quản lý ngành nghề
kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự nói chung và quản lý kinh doanh dịch
vụ bảo vệ nói riêng có nhiều vấn đề phức tạp nảy sinh trong hoạt động kinh

doanh liên quan đến an ninh, trật tự. Trong quá trình kinh doanh hoạt động nếu
quản lý không tốt sẽ bị bọn tội phạm. các đối tượng lợi dụng để thực hiện tội
phạm, vi phạm pháp luật. Vì vậy, quản lý về an ninh, trật tự với ngành nghề kinh
doanh dịch vụ bảo vệ các chủ thể có trách nhiệm phát hiện, đấu tranh xóa bỏ các
điều kiện, sơ hở, thiếu sót quản lý, không để các đối tượng, bọn tội phạm lợi
dụng. Thông qua các công tác quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ này

10


góp phần tuyên truyền, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật,
chấp hành các quy định, điều kiện về kinh doanh. Hơn nữa, công tác quản lý về
an ninh, trật tự đối với hoạt động kinh doanh dich vụ bảo vệ còn có tác dụng
phòng ngừa chung, phòng ngừa nghiệp vụ đối với các loại tội phạm, vi phạm
pháp luật. Kết quả công tác quản lý về an ninh, trật tự của kinh doanh dịch vụ
bảo vệ sẽ cung cấp, hỗ trợ các thông tin, tài liệu có liên quan phục vụ cho yêu
cầu phòng ngừa tội phạm. Đồng thời còn có tác dụng đấu tranh đối với tội phạm,
vi phạm pháp luật bởi trong quá trình kiểm tra, kiểm soát các cá nhân, tổ chức
trong hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ phát hiện và đấu tranh xử lý đối với
các trường hợp vi phạm các quy định, điều kiện kinh doanh, các trường hợp lợi
dụng kinh doanh để phạm tội, vi phạm pháp luật. Với những tác dụng thực tiễn
của quản lý về an ninh, trật tự đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ được
xác định là một trong các nội dung hoạt động nghiệp vụ quan trọng góp phần
phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, vi phạm pháp luật, đảm bảo an ninh, trật
tự.
1.1.2.Đặc điểm họat động quản lý kinh doanh dịch vụ bảo vệ theo chức năng,
nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH
1.1.2.1. Đặc điểm của kinh doanh dịch vụ bảo vệ
Kinh doanh dịch vụ bảo vệ là ngành, nghề kinh doanh được tổ chức hoạt
động trên cơ sở các quy định pháp luật của Nhà nước. Kinh doanh dịch vụ bảo

vệ có những đặc điểm sau:
- Kinh doanh dịch vụ bảo vệ có quan hệ mật thiết đến các hoạt động của
các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, đến nhu cầu, lợi ích chính đáng của công
dân, đến việc thực hiện các chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.
Xã hội càng phát triển nhu cầu được bảo vệ ngày càng cao, hoạt động của
ngành nghề dịch vụ bảo vệ vì thế cũng càng được mở rộng, liên quan trực tiếp
đến nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội như kinh tế, văn hóa xã hội, y tế, lao
động, du lịch, thể thao…Những điều kiện, phương tiện trong kinh doanh cũng

11


đa dạng như: địa điểm, phạm vi hoạt động, quy mô kinh doanh, tính chất, thành
phần chủ kinh doanh, nhân viên bảo vệ, quá trình hoạt động kinh doanh. Những
đặc điểm này tác động đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội và trên nhiều
phương diện khác nhau. Đồng thời những đặc điểm trong hoạt động kinh doanh
là những điều kiện, phương tiện có thể bị các đối tượng xấu lợi dụng phạm tội
hoặc vi phạm pháp luật.
Mặt khác, kinh doanh dich vụ bảo vệ còn liên quan đến hoạt động bình
thường của đời sống xã hội, đến việc thực hiện chính sách của Đảng, pháp luật
của Nhà nước, đến nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều thành phần trong xã hội. Giữa
hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ với các loại ngành, nghề khác trong hệ
thống ngành, nghề kinh tế quốc dân cũng có mối quan hệ mật thiết, tác động,
ảnh hưởng lẫn nhau. Kinh doanh dịch vụ bảo vệ ảnh hưởng đến hoạt động sản
xuất kinh doanh của các cá nhân, cơ quan, doanh nghiệp. Việc phát triển ngành
nghề kinh doanh dịch vụ bảo vệ có phù hợp hay không đều có tác động thúc đẩy
hay cản trở đến sự phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương.
Chính vì vậy, trong quá trình quản lý, các cơ quan chức năng cần phải
linh hoạt, phù hợp với với yêu cầu về pháp luật, nghiệp vụ, hoàn cảnh cụ thể của
từng địa phương. Quá trình quản lý tổ chức quản lý vừa tạo điều kiên cho các cá

nhân, tổ chức, các thành phần kinh tế tham gia phát triển kinh doanh, tạo điều
kiện cho việc thực hiện các chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của
Nhà nước, của địa phương, đồng thời đảm bảo yêu cầu giữ gìn an ninh, trật tự,
bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong hoạt động kinh doanh.
- Cá nhân, tổ chức, các thành phần kinh tế hoạt động kinh doanh bảo vệ
phải tuân thủ các quy định pháp luật của Nhà nước về hoạt động kinh doanh
dịch vụ bảo vệ, đồng thời phải thực hiện các quy định, điều kiện về an ninh, trật
tự, chịu sự quản lý của lực lượng Công an.
Ngành nghề kinh doanh dịch vụ bảo vệ nằm trong hệ thống các ngành,
nghề của nền kinh tế quốc dân trong quá trình hoạt động kinh doanh cần phải

12


tuân thủ các quy định của pháp luật về hoạt động kinh doanh như: Luật doanh
nghiệp; luật lao động; Luật đầu tư; Luật hợp tác xã và các quy định về thành lập,
giải thể doanh nghiệp kinh doanh; đăng ký xin giấy phép kinh doanh. Quá trình
hoạt động kinh doanh, các thành phần tham gia, chủ cơ sở, nhân viên bảo vệ
chịu sự quản lý của cơ quan chủ thể về quá trình kinh doanh, cung cấp dịch vụ.
Đồng thời, đây là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an
ninh, trật tự nên trong quá trình hoạt động chủ thể kinh doanh phải chấp hành
các quy định, điều kiện về an nịnh, trật tự. Ngoài giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh, các cơ sơ kinh doanh dịch vụ bảo vệ phải có giấy xác nhận đủ điều kiện
về an ninh, trật tự của cơ quan Công an cấp. Quá trình kinh doanh các chủ cơ sở,
nhân viên bảo vệ còn chịu sự quản lý, kiểm soát của cơ quan chức năng, trực
tiếp là lực lượng Công an nhân dân theo sự phân công, phân cấp trong việc thực
hiện quy định, điều kiện về an ninh, trật tự. Đây là một trong những đặc điểm
riêng biệt của kinh doanh dịch vụ bảo vệ nói riêng và ngành, nghề kinh doanh có
điều kiện về an ninh, trật tự nói chung. Chính vì vậy, đối với chủ thể kinh doanh
phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định pháp luật về hoạt động kinh doanh,

đồng thời vừa phải thực hiện đúng quy định, điều kiện về việc đảm bảo an nịnh,
trật tự. Mặt khác, các cá nhân, tổ chức tham gia kinh doanh dịch vụ bảo vệ được
phát huy quyền tự do, dân chủ, khai thác, mở rộng phạm vi, quy mô kinh doanh
để tăng thu nhập, thu nhiều lợi nhuận. Các cơ quan chức năng, lực lượng Công
an nhân dân theo sự phân công, phân cấp có trách nhiệm dựa vào quy định pháp
luật của Nhà nước về quản lý sản xuất, kinh doanh và quy định về đảm bảo an
ninh, trật tự để hướng dẫn, theo dõi, kiểm soát các cá nhân, tổ chức kinh doanh
thực hiện đúng các quy định này.
1.1.2.2.Đặc điểm hoạt động quản lý kinh doanh dịch vụ bảo vệ
- Quản lý kinh doanh dịch vụ bảo vệ là một nội dung có dấu hiệu đặc
trưng, bản chất của hoạt động quản lý hành chính Nhà nước về an ninh, trật tự

13


Kinh doanh dịch vụ bảo vệ nằm trong hệ thống các ngành, nghề của nền
kinh tế quốc dân do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành quản lý trên
cơ sở quy định của pháp luật. Đây là một trong các đối tượng của quản lý ngành,
nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự. Vì vậy, quản lý kinh doanh
dịch vụ bảo vệ là một nội dung quan trọng của quản lý hành chính Nhà nước.
Đây là hoạt động quản lý Nhà nước mang tính quyền lực đặc biệt, tính tổ chức
cao thể hiện mệnh lệnh đơn phương của chủ thể quản lý và sự chấp hành vô điều
kiện của đối tượng quản lý. Bởi hệ thống pháp luật của Nhà nước mang tính
quyền lực đặc biệt, bắt buộc các cá nhân, tổ chức kinh doanh và các chủ thể, lực
lượng, cơ quan chức năng quản lý cũng phải thực hiện theo đúng quy định của
pháp luật. Nếu các cá nhân, tổ chức trong kinh doanh và các chủ thể quản lý
không chấp hành đúng quy định pháp luật của Nhà nước thì phải truy cứu trách
nhiệm và bị xử lý theo các quy định của pháp luật một cách nghiêm minh, bình
đẳng.
Quản lý kinh doanh dịch vụ bảo vệ được tiến hành theo quy định của pháp

luật và theo sự phân công, phân cấp, đúng thẩm quyền, theo nguyên tắc tập
trung dân chủ và các nguyên tắc của quản lý hành chính Nhà nước. Đối tượng
quản lý là người hoạt động kinh doanh bao gồm các cá nhân, tổ chức kinh
doanh, chủ thể quản lý là cá nhân, cơ quan có thẩm quyền theo sự phân công,
phân cấp trong hệ thống cơ quan hành chính. Cán bộ quản lý theo phạm vi chức
năng phải sâu sát, có tác phong quần chúng, liên hệ chặt chẽ và lắng nghe ý kiến
của nhân dân, của cá nhân, tổ chức kinh doanh. Biết tổ chức, vận động hướng
dẫn quần chúng chấp hành pháp luật và tham gia vào việc quản lý đối với các cá
nhân, tổ chức kinh doanh. Các chủ thể theo sự phân công cần chống thái độ cửa
quyền, các biểu hiện trong giao tiếp, trong việc thực hiện các nội dung, trình tự,
thủ tục quản lý.
- Quản lý kinh doanh dịch vụ bảo vệ là hoạt động hành chính công khai
nhưng mang tính nghiệp vụ sâu sắc

14


Bản chất của họat động QLHC về ANTT là một họat động mang tính chất
hành chính công khai. Sự công khai trong quản lý đó thể hiện ở sự công khai về
con người, nơi làm việc, công cụ, phương tiện làm việc với quần chúng nhân
dân, đồng thời cũng công khai biểu mẫu, hồ sơ, giấy tờ, điều kiện có liên quan
đến quá trình quản lý, trong đó phải phản ánh đầy đủ thông tin về con người mà
cơ quan Công an đang tiến hành quản. Mặt khác công khai các quy định, trình tự
thủ tục trong quản lý các cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ, các quy định, thủ tục
đã được niêm yết tại trụ sở cơ quan Công an. Công khai tiến hành tuyên truyền
các quy định của pháp luật về quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện về
ANTT nói chung và các quy định về quản lý kinh doanh dịch vụ bảo vệ nói
riêng. Ngoài ra sự công khai này còn được thể hiện qua việc công khai trong tiến
hành kiểm tra, phát hiện, xử lý các vi phạm hành chính về ANTT đối với các cơ
sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ: trong quá trình kiểm tra phải có sự có mặt của đại

diện cơ sở, đại diện chính quyền địa phương, CSKV…Là một trong những nội
dung quan trọng của quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh,
trật tự, vì vậy trong quá trình tiến hành quản lý kinh doanh dịch vụ bảo vệ các
chủ thể phải dựa vào và tuân thủ đúng các quy định pháp luật của Nhà nước liên
quan đến các nội dung quản lý như: Luật Doanh nghiêp; Luật đầu tư; Luật lao
động; Luật xử lý vi phạm hành chính; các văn bản quy phạm pháp luật khác của
Nhà nước quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ bảo vệ, điều kiện về an
ninh, trật tự, biện pháp quản lý.
Mặt khác, quản lý về an ninh, trật tự đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ
bảo vệ là một trong các hoạt động nghiệp vụ của lực lượng Công an nhân dân.
Với các đặc điểm riêng của hoạt động này, Bộ Công an giao cho các lực lượng
nghiệp vụ Công an nhân dân mà trực tiếp là Cảnh sát Quản lý hành chính về trật
tự xã hội tiến hành quản lý theo sự phân công, phân cấp. Quá trình tiến hành
quản lý, các lực lượng theo sự phân công phải chủ động linh hoạt phối hợp sử
dụng các biện pháp nghiệp vụ để điều tra nghiên cứu, nắm tình hình, kiểm tra,

15


kiểm soát các hoạt động của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong kinh doanh. Phát
hiện, đấu tranh kịp thời, có hiệu quả đối với tội phạm, vi phạm pháp luật lợi
dụng hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ. . Hoạt động quản lý kinh doanh dịch
vụ bảo vệ góp phần tuyên truyền giáo dục pháp luật, chấp hành các quy định,
điều kiện về hoạt động kinh doanh. Thông qua hoạt động quản lý với các biện
pháp tiến hành vừa thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về an ninh, trật tự,
vừa đáp ứng các yêu cầu nghiệp vụ phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, đồng
thời phục vụ tốt các quyền lợi chính đáng của cá nhân, tổ chức kinh doanh.
Trong quá trình hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ, nếu chủ cơ sở hoặc
nhân viên bảo vệ cơ sở có hành vi vi phạm cấu thành tội phạm, lực lượng Cảnh
sát QLHC về TTXH cần phối hợp với các lực lượng khác sử dụng các biện pháp

nghiệp vụ để ngăn chặn, xử lý kịp thời. Qua đó phát hiện những nguyên nhân,
điều kiện mà bọn tội phạm, phần tử xấu có thể lợi dụng họat động kinh doanh
dịch vụ bảo vệ để họat động phạm tội, kịp thời cung cấp các thông tin, tài liệu
cần thiết cho các lực lượng, các ngành khác để có biện pháp phòng ngừa, đấu
tranh kịp thời, hiệu quả. Đây chính là thể hiện tính nghiệp vụ sâu sắc của họat
động quản lý kinh doanh dịch vụ bảo vệ.
- Lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH sử dụng biện pháp quản lý hành
chính về TTXH để quản lý kinh doanh dịch vụ bảo vệ
Quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT nói chung và quản
lý kinh doanh dịch vụ bảo vệ nói riêng là một hoạt động mang tính phức tạp. Để
đảm bảo mục đích họat động của loại hình kinh doanh này cũng như để phục vụ
yêu cầu quản lý của mình, lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH phải tiến hành
tổng hợp nhiều biện pháp, trong đó có nhóm các biện pháp QLHC về ANTT.
Lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH có thể sử dụng các biện pháp riêng
của mình để quản lý kinh doanh dịch vụ bảo vệ, sử dụng biện pháp vận động
quần chúng bảo vệ ANTT, phối kết hợp với các cơ quan trong và ngoài ngành
Công anh như Chi cục thuế, ngành Thương Mại, ngành Kế hoạch đầu tư, Ủy ban

16


nhân dân để tiến hành các họat động quản lý. Thông qua các biện pháp nắm tình
hình để kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm của các doanh nghiệp, nhân viên
bảo vệ, tiến hành xử lý các vi phạm, phát hiện những sơ hở, thiếu sót trong quá
trình quản lý, đề xuất những biện pháp, cách thức để bịt kín những sơ hở, thiếu
sót đó.
- Cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ được quản lý theo ngành nghề kinh
doanh có điều kiện về ANTT
Kinh doanh dịch vụ bảo về có nhiều điểm khác biệt với kinh doanh các
loại hình dịch vụ khác. Với mục đích và những đặc điểm riêng có của mình, dịch

vụ bảo vệ có nhiều điều kiện, khả năng để bọn tội phạm, phần tử xấu lợi dụng để
thực hiện tội phạm, các hành vi vi phạm pháp luật khác. Chính vì vậy Nhà nước
đã quy định kinh doanh dịch vụ bảo vệ là một ngành thuộc nhóm những ngành
nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT theo quy định tại Nghị định 59/2006/
NĐ-CP của Chính phủ.
Kinh doanh dịch vụ bảo vệ ngoài việc chịu sự quản lý của các cơ quan
chức năng như những ngành nghề khác, còn phải chịu sự quản lý về ANTT của
ngành Công an. Sau khi được cấp Giấy phép kinh doanh, người đại diện của các
cơ sở này còn phải đến cơ quan Công an cấp có thẩm quyền để xin cấp Giấy xác
nhận đủ điều kiện về ANTT. Để loại hình kinh doanh này diễn ra hiệu quả, đúng
mục đích thì mọi nội dung như điều kiện về chủ cơ sở, tuyển chọn nhân viên…
đều phải thực hiện theo đúng yêu cầu quy định tại Nghị định 52/2008/NĐ-CP và
Thông tư 45/2009/ TT- BCA.
Quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT nói chung và quản
lý kinh doanh dịch vụ bảo vệ nói riêng đều nhằm mục đích là phục vụ quản lý xã
hội của Nhà nước, phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và tạo môi trường tự
do kinh doanh cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ.

17


1.1.3.Cơ sở pháp lý của họat động quản lý kinh doanh dịch vụ bảo vệ
Kinh doanh dịch vụ bảo vệ là một trong những ngành nghề kinh doanh có
điều kiện về an ninh, trật tự nhưng có những nét đặc thù riêng. Cũng như các
ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự khác, kinh doanh dịch vụ
bảo vệ chứa nhiều điều kiện mà bọn tội phạm, phần tử xấu có thể lợi dụng để
thực hiện tội phạm, vi phạm pháp luật. Chính vì vậy để bảo đảm lợi ích của các
cá nhân, cơ quan, tổ chức tham gia vào kinh doanh dịch vụ bảo vệ cũng như để
đảm bảo ANTT, năm 2001 Nhà nước đã đưa kinh doanh dịch vụ bảo vệ vào
quản lý thuộc các nhóm ngành nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT theo

Nghị định số 73/2001/ NĐ-CP, thuộc phạm vi quản lý của lực lượng CAND mà
trực tiếp là lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH.
Hiện nay, kinh doanh dịch vụ bảo vệ đang được lực lượng Cảnh sát
QLHC về TTXH quản lý theo Nghị định 52/2008/NĐ -CP của Chính phủ ngày
22/4/2008 và hướng dẫn thực hiện theo Thông tư số 45/2009/ TT-BCA ngày
14/07/2009 thay thế cho Nghị định số 14/2001/NĐ-CP ngày 25/4/2001 và
Thông tư hướng dẫn số 07/2001/TT-BCA(V19) của Chính phủ về kinh doanh
dịch vụ bảo vệ. Nhóm ngành nghề này bao gồm: Hoạt động kinh doanh dịch vụ
bảo vệ con người; hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ tài sản hàng hóa; bảo vệ
nhà cửa, cơ sở sản xuất kinh doanh, trụ sở cơ quan tổ chức; Hoạt động dịch vụ
bảo vệ an ninh trật tự đối với các hoạt động thể thao, vui chơi, giải trí, lễ hội.
Theo quy định của pháp luật, mọi tổ chức, các nhân Việt Nam, tổ chức, cá
nhân người nước ngoài; người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi kinh doanh
tại Viêt Nam đối với ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự
không phân biệt thành phần kinh tế đều phải tuân thủ các quy định tại Nghị định
số 72/2009/NĐ-CP và các quy định của các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Riêng đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ: những đối tượng, mục tiêu
thuộc danh mục nhà nước quy định do lực lượng Quân đội và Công an nhân dân
có trách nhiệm vũ trang canh gác, bảo vệ; những đối tượng mà pháp luật quy

18


định do lực lượng bảo vệ các cơ quan, doanh nghiệp đảm nhiệm thuộc phạm vi
điều chỉnh của Nghị định số 73/2001/NĐ-CP của Chính phủ ngày 05/10/2001 về
hoạt động và tổ chức lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, ngày 27/11/2014, Quốc hội đã thông qua Luật CAND mới,
trong đó khoản 9 Điều 14 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của lực lượng
CAND nêu rõ: lực lượng CAND có nhiệm vụ “thực hiện quản lý về an ninh, trật
tự các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện và dịch vụ bảo vệ theo quy định của

pháp luật”. Đó là những cơ sở pháp lý quan trọng để đảm bảo cho các cơ sở kinh
doanh dịch vụ bảo vệ hoạt động đúng quy định của pháp luật cũng như lực
lượng Công an nhân dân nói chung và lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH tiến
hành quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ.
1.1.4.Tổ chức lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH và quan hệ phối hợp
trong quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ
1.1.4.1.Tổ chức lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH trong quản lý về
ANTT đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ
Các lực lượng trực tiếp tiến hành quản lý kinh doanh dịch vụ bảo vệ bao
gồm lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH ở các cấp, lực lượng Công an phường,
thị trấn, Cảnh sát khu vực, Công an xây dựng phong trào và phụ trách xã về an
ninh, trật tự
Tại Điều 1 Nghị định số 584/2010/QĐ-BCA quy định về chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Cục Cảnh sát QLHC về TTXH nêu
rõ: “Lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH có trách nhiệm giúp Tổng cục trưởng
thống nhất quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH
trong cả nước thực hiện công tác quản lý hành chính theo đúng pháp luật và quy
định của Bộ trưởng Bộ Công an, chỉ đạo các biện pháp công tác, phòng ngừa,
phát hiện, đấu tranh chống tội phạm theo quy định”. Cũng tại Điều 2 của Quyết
định số 584/2010/QĐ-BCA quy định: “Lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH có
trách nhiệm quản lý về ANTT đối với kinh doanh dịch vụ bảo vệ”. Như vậy, lực

19


lượng Cảnh sát QLHC về TTXH có trách nhiệm nghiên cứu, đề xuất chủ trương,
biện pháp và xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến họat
động quản lý kinh doanh dịch vụ bảo vệ.
Đối với địa bàn thành phố Hải Phòng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành
phố Hải Phòng, Giám đốc Công an Thành phố Hải Phòng đã giao cho lực lượng

Cảnh sát QLHC về TTXH tuyên truyền nội dung văn bản đến các cơ sở kinh
doanh dịch vụ bảo vệ cũng như nhân dân trên địa bàn thành phố.
Việc phân công, phân cấp trong quản lý cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ
được chia thành 4 cấp:
- Đối với Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội
mà trực tiếp là cục QLHC về TTXH (C64)
Quản lý ngành, nghề kinh doanh dịch vụ bảo vệ được Nhà nước giao cho
lực lượng Công an nhân dân mà trực tiếp là lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH
chịu trách nhiệm. Quá trình tiến hành căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của mỗi
cấp để phân định thẩm quyền và trách nhiệm của từng cấp trong quản lý.
Đối với công tác quản lý về an ninh trât tự đối với hoạt động kinh doanh
dịch vụ bảo vệ, đây là cơ quan chịu trách nhiệm giúp lãnh đạo Cục QLHC về
TTXH thực hiện công tác chỉ đạo, kiểm tra hướng dẫn Công an địa phương thực
hiện quản lý tốt cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ trên địa bàn các tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương. Tham mưu cho các cơ quan chức năng ban hành biểu
mẫu và trực tiếp ban hành biểu mẫu phục vụ cho công tác quản lý kinh doanh
dịch vụ bảo vệ; đồng thời hướng dẫn sử dụng biểu mẫu, quy định chế độ thông
tin báo cáo, hướng dẫn Công an các cấp tiến hành biện pháp quản lý cơ sở kinh
doanh dịch vụ bảo vệ thuộc phạm vi Cục C64 quản lý; tổ chức và có trách nhiệm
hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ bảo vệ an ninh trật tự cho lực lượng bảo vệ;
phối hợp với Công an địa phương nơi các cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ đóng
trụ sở và họat động kinh doanh để quản lý chặt chẽ.

20


Định kỳ hoặc đột xuất phối hợp với Công an các đơn vị địa phương có cơ
sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ họat động để kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện
các quy định về ANTT. Kịp thời phát hiện sơ sở, thiếu sót trong quá trình quản
lý họat động kinh doanh dịch vụ bảo vệ để kịp thời chấn chỉnh, phát hiện xử lý

vi phạm.
Lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH ở Bộ Công an còn có nhiệm vụ phối
hợp với các lực lượng nghiệp vụ khác có liên quan thực hiện tốt công tác xác
minh, xem xét đảm bảo chính xác, khách quan, đòi hỏi phải nghiên cứu về tiêu
chuẩn lý lịch của những chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ; nắm chắc tình
hình hoạt động của các loại đối tượng thường lợi dụng kinh doanh dịch vụ bảo
vệ dể hoạt động phạm tội, vi phạm pháp luật kịp thời có biện pháp phòng ngừa,
đấu tranh. Trên cơ sở đó, giúp cho việc ra quyết định được chính xác, khách
quan tước bỏ được những điều kiện và khả năng thuận lợi mà bọn tội phạm, các
đối tượng thường nhằm vào để lợi dụng hoạt động vi phạm.
Tổ chức sơ kết, đánh giá, tổng kết việc thực hiện các quy định về kinh
doanh dịch vụ bảo vệ và quản lý cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ; tham mưu
cho Bộ trưởng Bộ Công an đề xuất với Chính phủ ban hành các quy định về
quản lý nhà nước về ANTT đối với kinh doanh dịch vụ bảo vệ.
- Đối với Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH công an tỉnh, thành phố
(PC64)
Lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH ở Công an các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước,
các quy định của Bộ Công an ban hành để tổ chức, chỉ đạo hướng dẫn cho lực
lượng Cảnh sát QLHC về TTXH các cấp trong phạm vi địa phương mình phụ
trách thực hiện tốt các nội dung, biện pháp quản lý hoạt động kinh doanh dịch
vụ bảo vệ. Trách nhiệm của phòng Cảnh sát QLHC về TTXH tổ chức kiểm tra,
xử lý vi phạm theo thẩm quyền ở địa phương về kinh doanh dịch vụ bảo vệ, về
mức phạt theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ, Luật xử lý vi phạm

21


hành chính năm 2013. Chỉ đạo việc thực hiện Nghị định 52/2008/NĐ-CP và
Thông tư 45/2010/TT-BCA.

Tiếp nhận hồ sơ và cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện về ANTT, giải quyết
khiếu nại, tố cáo của tổ chức, cá nhân trong kinh doanh dịch vụ bảo vệ. Phát
hiện và kịp thời rút kinh nghiệm để khắc phục những sai lầm, tồn tại nảy sinh
trong quá trình quản lý.
Tổng hợp tình hình, số liệu kết quả công tác quản lý kinh doanh dịch vụ
bảo vệ ở địa phương mình quản lý báo cáo Tổng cục Cảnh sát QLHC về TTXH
theo quy định. Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh đối với
những hành vi vi phạm xảy ra trong lĩnh vực họat động kinh doanh dịch vụ bảo
vệ. Đồng thời tham mưu cho UBND và Công an cấp trên thực hiện các pháp
quản lý, kế hoạch phòng chống tội phạm và những hành vi lợi dụng dịch vụ bảo
vệ để thực hiện tội phạm và vi phạm pháp lụât khác. Xử lý theo đúng chức năng,
thẩm quyền của mình. Hàng quý tổng hợp tình hình, kết quả công tác quản lý
ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự nói chung và quản lý
hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ nói riêng ở địa phương báo cáo về C64. Đề
xuất các chủ trương, kế hoạch, biện pháp trong việc cải tiến, đổi mới nâng cao
công tác quản lý về an ninh, trật tự đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ.
- Đối với Công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Tổ chức thực hiện công tác quản lý cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ,
kiểm tra, xử lý vi phạm theo thẩm quyền của Công an cấp quận, huyện, thành
phố, thị xã. Kiểm tra, xác minh báo cáo, đề xuất các trường hợp do Công an cấp
trên yêu cầu đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ bảo vệ.
Tổng hợp tình hình, số liệu, kết quả công tác quản lý về ANTT báo cáo
lên Công an cấp trên theo quy định. Xử lý vi phạm theo đúng chức năng, thẩm
quyền. Tiến hành kiểm tra, hướng dẫn CSKV, Công an phường, thị trấn thực
hiện đúng các quy định về quản lý kinh doanh dịch vụ bảo vệ. Chủ động phòng

22


ngừa, đấu tranh với tội phạm và những hành vi lợi dụng dịch vụ bảo vệ để trục

lợi trên địa bàn phụ trách.
- Đối với Công an phường, xã, thị trấn, lực lượng Cảnh sát khu vực, Công
an xây dựng phong trào và phụ trách xã về an ninh, trật tự
Lực lượng nghiệp vụ Công an phường, xã, thị trấn trực tiếp lầ Cảnh sát
khu vực, Công an xây dựng phong trào và phụ trách xã về an ninh, trật tự có
nhiệm vụ nắm vững các quy định pháp luật của Nhà nước, các quy định hướng
dẫn của Bộ Công an về quản lý kinh doanh dịch vụ bảo vệ. Trực tiếp nắm tình
hình liên quan đến an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ trên địa
bàn, cung cấp thông tin, phối hợp với các lực lượng khác trong quản lý.
Kiểm tra, xác minh, báo cáo, đề xuất các trường hợp do Công an cấp trên
yêu cầu với các tổ chức, cá nhân làm cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ.
Giải quyết khiếu nại, tố cáo của tổ chức, cá nhân về công tác quản lý cơ
sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ.
Tổng hợp tình hình, số liệu, kết quả công tác quản lý cơ sở kinh doanh
dịch vụ bảo vệ báo cáo lên cơ quan cấp trên theo quy định. Trực tiếp phòng
ngừa, phát hiện, đấu tranh với tội phạm và hành vi vi phạm xảy ra trên địa bàn
quản lý theo đúng chức năng, thẩm quyền.
1.1.4.2.Mối quan hệ phối hợp trong quản lý về an ninh, trật tự đối với
hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ
Quản lý kinh doanh dịch vụ bảo vệ là một trong các nội dung hoạt động
nghiệp vụ của lực lượng Công an nhân dân trong quản lý Nhà nước về an ninh,
trật tự và phòng ngừa đấu tranh chống tội phạm. Quá trình tiến hành hoạt động
này thuộc phạm vi trách nhiệm của chung của các lực lượng nghiệp vụ, trong đó
có lực lượng trực tiếp tiến hành và lực lượng tham gia phối hợp trên cơ sở phân
công , phân cấp. Để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý hoạt động kinh
doanh dịch vụ bảo vệ, giữa các lực lượng nghiệp vụ cần phải xây dựng cơ chế
phối hợp. Quan hệ công tác của lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH được xây

23



dựng trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng lực lượng, tránh sự
chồng chéo, gây cản trở, phiền hà. Quá trình tiến hành có liên quan đến nhiều
ngành, nhiều cấp, nhiều lực lượng, nhiều chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước và liên quan đến các yêu cầu đảm bảo an ninh, trật tự, đến quyền và
trách nhiệm của công dân. Đây còn là trách nhiệm của toàn xã hội trong đó lực
lượng Công an nhân dân mà trực tiếp là lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH
đóng vai trò nòng cốt. Quá trình họat động quản lý kinh doanh dịch vụ bảo vệ
của lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH phải chịu sự song trùng trực thuộc của
chính quyền, cấp ủy Đảng và Công an cấp trên. Mối quan hệ này diễn ra thường
xuyên, liên tục trong quá trình thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ANTT
và đấu tranh phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội. Mối quan hệ trên có thể biểu
hiện trên 3 phương diện sau:
- Thứ nhất, mối quan hệ theo ngành dọc:
Đây là mối quan hệ lãnh đạo, chỉ đạo thể hiện sự quán triệt nguyên tắc
cấp dưới phục tùng cấp trên. Bao gồm mối quan hệ giữa trung ương với địa
phương, quan hệ giữa Bộ Công an với Cục C64 và giữa Cục C64 với Công an
các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương, nhằm thực hiện tốt các mặt công tác
chuyên môn theo quy định về việc quản lý đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ
bảo vệ. Mối quan hệ này chủ yếu tập trung vào một số nội dung chính như:
Hướng dẫn các cơ sở thực hiện đúng các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực họat
động kinh doanh phối hợp kiểm tra, xem xét, đánh giá, kết luận những trường
hợp vi phạm trong họat động kinh doanh, thu thâp, tích lũy tài liệu, bổ sung đầy
đủ vào hồ sơ để phục vụ yêu cầu nghiệp vụ trước mắt và lâu dài, dự báo tình
hình và khả năng lợi dụng họat động của tội phạm, phần tử xấu để có biện pháp
quản lý, phòng ngừa, phát hiện đấu tranh chống tội phạm hiệu quả.
- Thứ hai, mối quan hệ theo ngành ngang:
Là mối quan hệ phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, liên tục giữa các đơn vị
nghiệp vụ thuộc lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH với nhau trong tổ chức xây


24


dựng lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH và trong họat động phòng chống tội
phạm lợi dụng kinh doanh dịch vụ bảo vệ, giữa lực lượng Cảnh sát QLHC về
TTXH với các lực lượng nghiệp vụ khác được tiến hành cụ thể qua một khâu
trung gian hoặc không qua khâu trung gian nào.
Lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH phối hợp với lực lượng Cảnh sát
điều tra tội phạm về kinh tế và chức vụ, Cảnh sát điều tra tội phạm về TTXH;
lực lượng an ninh văn hóa để nắm tình hình, xây dựng và thực hiện kế hoạch
chủ động phối hợp, tham gia cùng các lực lượng để chủ động phòng ngừa, phát
hiện tội phạm và các hành vi vi phạm xảy ra trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ
bảo vệ. Lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH phối hợp với lực lượng Cảnh sát
phòng cháy chữa cháy để tiến hành thẩm tra các điều kiện về phòng cháy, chữa
cháy phục vụ cho việc cấp chứng nhận đủ điều kiện về ANTT và cũng là cơ sở
cho việc giám sát họat động kinh doanh dịch vụ bảo vệ trên lĩnh vực ANTT.
Thường xuyên, kiểm tra, hướng dẫn và tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức
kinh doanh dịch vụ bảo vệ hoạt động có hiệu quả, mở rộng, phát triển kinh
doanh.
- Thứ ba, mối quan hệ với các cơ quan chức năng khác để tiến hành quản
lý kinh doanh dịch vụ bảo vệ:
Lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH cần phối hợp nâng cao hiệu quả
công tác tuyên truyền, vận động nhân dân, các cá nhân, tổ chức tham gia quản lý
hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ. Hướng dẫn, nhắc nhở và chấn chỉnh các
hoạt động vi phạm của các cơ sở kinh doanh, kết hợp với việc áp dụng các biện
pháp xử lý, kiên quyết đối với cá nhân, tổ chức vi phạm trong hoạt động kinh
doanh. Lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH tham mưu cho Ủy ban nhân dân để
Ủy ban nhân dân ban hành những biện pháp, chủ trương đúng đắn, các văn bản
hướng dẫn phù hợp trong quản lý kinh doanh dịch vụ bảo vệ. Phối hợp với Sở
Kế hoạch và Đầu tư để nắm bắt kịp thời những cơ sở đăng ký kinh doanh dịch

vụ bảo vệ để tiến hành cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện về ANTT cho các doanh

25


×